You are on page 1of 34

Thực Hành PLC

Mục Lục:

Bài 1: Mạch khởi động sao-tam giác động cơ không đồng bộ 3 pha.
Bài 2: Mạch khởi động, đảo chiều quay động cơ 3 pha không đồng bộ.
Bài 3: Mạch điều khiển đèn giao thông.
Bài 4: Mạch điều khiển ổn định tốc độ động cơ DC.
Bài 5: Mạch điều khiển hoạt động của thang máy.

-1-
Thực Hành PLC

BÀI 1: Mạch khởi động sao-tam giác động cơ không đồng bộ 3 pha:

1. Nguyên lý hoạt động:

Trong việc khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha không đồng bộ, để hạn chế dòng
điện khởi động ( thường lớn hơn nhiều lần dòng điện định mức) ta có thể chọn cách khởi động Y-
Δ. Sơ đồ nguyên lý được mô tả như trên.Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được cho loại
động cơ Rotor dây quấn và động cơ làm việc bình thường ở cách nối Δ.
Nguyên lý hoạt động:
- Khi khởi động, động cơ động cơ được đâu Y, do đó điện áp khởi động ( điện áp pha) giảm
3 lần so với điện áp định mức.
- Sau khi hoàn thành quá khởi động động cơ được chuyển sang đấu nối Δ.
Mô tả hoạt động của mạch:
- Cầu dao CD cấp điện chính cho hệ thống, để khởi động ta ấn START, cuộn hút K sẽ có điện
và hút các tiếp điểm K tương ứng. Đồng thởi cuộn hút KY cũng có điện, tiếp điểm KY đóng
và động cơ khởi động Y.
- Sau thời gian khởi động đã được cài đặt bởi relay thời gian Rth, Rth sẽ tác động đóng/ ngắt
các tiếp điểm Rth tương ứng. KY mất điện và KD có điện. Động cơ chuyển sang làm việc ở
chế độ đấu nối tam giác.
Ngoài ra trên mạch còn có bảo vệ quá tải cho động cơ bằng relay nhiệt RN, khi động cơ
quá tải, dòng điện tăng, nhiệt độ tăng, relay nhiệt sẽ tác động ngắt động cơ ra khỏi nguồn để bảo
vệ động cơ.

2. Lập trình điều khiển bằng PLC:


-2-
Thực Hành PLC
Kết nối PLC được quy định như sau:
- STOP: I0.0
- START: I0.1
- K: Q0.0
- Rth: T37
- KY: Q0.1
- KD: Q0.2

Chương trình Ladder:

BÀI 2: Mạch đảo chiều động cơ

1.Nguyên lý làm việc

-3-
Thực Hành PLC
Nguyên lý làm việc của mạch đảo chiều động cơ 3 pha không đồng bộ được mô tả như hình trên.
- Khi muốn đảo chiều động cơ 3 pha không đồng bộ ta chỉ cần đổi 2 trong 3 pha.
- Động cơ trên có thể được khởi động theo chiều thuận hay nghịch.
- Việc chọn chiều quay thuận sẽ vô hiệu hóa chiều quay nnghịch và ngược lại.
- MT,MN là 2 nút ấn điều khiển chiều quay thuận và nghịch của động cơ. 2 nút ấn này được
nối liên động cơ khí như hình vẽ.
- KT,KN là các Contactor đóng ngắt các tiếp điểm điều khiển chiều quay của động cơ .

2.Lập trình điều khiển bằng PLC:


Quy định các tiếp điểm kết nối với PLC:
- STOP: I0.0
- MT: I0.1
- MN: I0.2
- KT: Q0.0
- KN: Q0.1
Chương trình lad:

BÀI 3:Điều khiển đèn giao thông

-4-
Thực Hành PLC

1. Mô tả hoạt động
Hệ thống đèn giao thông bố trí tại ngã tư như hình bên.
Hệ thống đèn giao thông thực tế có thể làm việc nhiều chế độ khác nhau như: chế độ tự động,
chế độ điều khiển bằng tay,hoạt độn giờ cao điểm và thấp điểm,…
Trong chương trình này chỉ trình bày hoạt động của hệ thống ở chế độ điều khiển tự động và và
điều khiển bằng tay.

Hoạt động:
Hoạt động ở chế độ tự động được mô tả như giản đồ xung sau

Ghi chú: ĐÈN ĐỎ A tương ứng với đèn đỏ ở tuyến A, tương tự cho các đèn khác…

Thời gian đèn đỏ: 12s


Thời gian đèn vàng: 2s
-5-
Thực Hành PLC
Thời gian đèn xanh: 10s

2.Lập trình bằng PLC


Quy định kết nối PLC:
- ĐÈN ĐỎ A : Q0.4
- ĐÈN VÀNG A : Q0.2
- ĐÈN XANH A : Q0.0
- ĐÈN ĐỎ B : Q0.5
- ĐÈN VÀNG B : Q0.1
- ĐÈN XANH B : Q0.3
Chương trình bằng ngôn ngữ lad:

-6-
Thực Hành PLC

-7-
Thực Hành PLC

-8-
Thực Hành PLC

-9-
Thực Hành PLC

- 10 -
Thực Hành PLC

BÀI 4: điều khiển và ổn định tốc độ động cơ DC

1. Nguyên lý.
Trong báo cáo này, động cơ DC được kết nối với PLC theo sơ đồ khối sau

Tốc độ đặt và tốc độ phản hồi là 2 ngõ vào chính của PLC, dựa vào sai số giữa tốc độ đặt và tốc
độ đo được PLC đóng vai trò là bộ điều khiển sẽ tính toán các thông số cần thiết cho bộ Motor
drive để điều khiển động cơ.
Ở đây tin hiệu đặt và tín hiệu phản hồi giả thiết ở dạng Analog. Tín hiệu ra cũng ở dạng Analog.
Khâu xử lý tín hiệu ngõ ra từ PLC là phần điều khiển công suất động cơ, tùy tín hiệu ra từ PLC
mà bộ phận này sẽ điều chỉnh tốc độ động cơ cho phù hợp với yêu cầu.

2. Chương trình PLC


- Sử dụng bộ PID của PLC để ổn định tốc độ:
- Tốc độ cài đặt được đặt trong chương trình

- 11 -
Thực Hành PLC

- 12 -
Thực Hành PLC

- 13 -
Thực Hành PLC

- 14 -
Thực Hành PLC
Chương trình ngắt:

- 15 -
Thực Hành PLC

BÀI 5: Chương trình điều khiển thang máy

1.Mô tả hoạt động


Giả sử có một tòa nhà cao 8 tầng (kể cả tầng trệt và được đánh số thứ tự là 0  7) cần
lắp đặt thanh máy. Cabin của thang máy luôn được đặt ở tầng 0.
Bộ điều khiển sẽ nhận tín hiệu điều khiển từ 2 nguồn tín hiệu:

- 16 -
Thực Hành PLC
- Bảng điều khiển gồm các số 0  7 (tưng ứng với các tầng của tòa nha) dùng để chon
tầng cần đến và một nút nhấn OPEN dùng để mở cửa cabin trong trường hợp cabin
đang đóng lại.
- Hai nút nhấn UP và DOWN (được đặt ở các mỗi tầng) dùng để yêu cầu đi thang máy
tại tầng đó.
Mô hình:

Mô hình điều khiển thang máy

- 17 -
Thực Hành PLC

Bảng điều khiển ở bên trong thang máy

Nút yêu cầu mở cửa ở các tầng


Cách thức hoạt động của thang máy:
- thang máy đang ở tầng 0: Nếu có bất kỳ tầng nào có nhu cầu đi thang may (chẳng hạn
như ở tầng 3 số đang có nhu cầu đi lên tầng số 6) thì động cơ sẽ quay theo chiều thuận
để đưa cabin đi đến tầng số 3 và mở cửa ra cho người đi vao rồi chạy lên tầng số 6.
Đến tầng 6 cabin dừng lại mở cửa cho người đi ra rồi chạy tiếp lên tầng 7 (tầng cuối
cùng). Đến tầng 7 động cơ đảo chiều (quay theo chiều ngược lại) cho cabin di chuyển
đi xuống.
- thang máy đang ở một tầng bất kỳ (không phải ở tầng 7) ví dụ: là đang ở tầng 3 và
đang di chuyển lên thì thang máy sẽ hoạt động như sau:
+ Nếu có một yêu cầu đi lên tầng 7 từ tầng 5 thì cabin sẽ chạy đến tầng 5 rồi dừng lại
cho người vào rồi chạy đến tầng 7 dừng lại cho người ra và di chuyển xuống tầng 0.
+ Nếu ở tầng 5 có yêu đi xuống tầng 2 thì khi cabin đến tâng 5 vân tiếp tục đi đến
tầng 7 động cơ đảo chiều quay, cabin di chuyển xuống. Đến tầng 5 cabin dừng lại mở
cửa cho người vào rồi di chuyển tiếp xuống tầng 2 cho người ra rồi tiếp tục chạy đến
tầng 0.
+ Nếu có một yêu cầu đi lên tầng 7 (hoặc 3, 4, 5, 6) từ tầng 2 thì cabin sẽ vẫn di
chuyển đi lên, đến tầng 7 động cơ đảo chiều quay cabin di chuyển xuống tầng 0. Đến
tầng 0 động cơ lại đảo chiều quay cho cabin đi lên, đến tầng 2 cabin dưng lại co người
vào và tiếp tục chạy lên đến tầng 7.
Ở đây có ngỏ vào I0.0, I0.1, I0.2 (của PLC S7-200) sẽ được mã hóa thành các số nhị
phân tương ứng 0  7. Còn các ngõ vào I0.3, I0.4, I0.5 cũng sẽ được mã hóa thành
các số nhị phân tương ứng với vị trí của các tầng và kết hợp với ngõ vào I0.6 để chỉ rõ
là yêu cầu đi lên hay đi xuống của cabin (nếu I0.6=0: đi lên và I0.6=1 là đi xuống).
2. Giải thích sơ bộ chương trình:
Khi không có yêu cầu đi thang máy từ bất kỳ tầng nào thì cabin sẽ luôn được đặt ở
tầng trệt (tầng 0).
Giả sử, ở tâng 0 có yêu cầu đi lên tầng 3 thì người ở tầng 0 sẽ nhấn nút UP (tương
ứng với I0.5, I0.4, I0.3, I0.6 là ON) lúc đó ô nhớ Tang_0_up sẽ được nạp giá trị là 255
lúc đó ta có:
- Network 7:
+ vì cabin đang ở tầng 0 nên M0.2 sẽ ON và đóng các tiếp điểm thường hở của nó lại.
Mặt khác do ô nhớ Tang_0_up = 255 nên M0.5 ON. Sau đó ô nhớ Tang_0_up sẽ được
nạp lại giá trị là 0 để sẵn sàn cho yêu cầu tiếp theo.
+ Goi chương trình con “GLOBALLY” để kiểm tra tất cả các ô nhớ xem có tầng nào
đã được yêu cầu không.
• Vào chương trình con GLOBALLY:
Do đã có một yêu cầu từ tầng 0 nên M0.0 ON và đóng/mở các tiếp điểm của nó. Sau
đó trở lại chương trình chinh.
- Network 9:
Các tiếp điểm M0.0, M0.2, M0.1 là ON còn M0.4, M0.3, M0.5 là OFF.
- 18 -
Thực Hành PLC
- Network 12:
Do tiếp điểm M0.5 ON nên ngõ ra mo_cua ON cho phep động cơ quây theo chiều
thuận để mở cửa ra. Khi cửa đã mở đến giới han quy đinh thì cảm biến giới hạn cửa
mở tác động làm cho Gioi_han_ngoai OFF, ngõ ra Mo_cua OFF, động cơ ngừng chay
và bộ định thời chờ T37 bắt đâu hoạt động, người từ ngoài bước vào cabin và chọn
tầng muốn đến chẳng hạn như là tầng số 3. khi người trong cabin nhấn số 3 (tương
ứng I0.1, I0.0 ON và I0.2 vẫn ON) thì ô nhớ Tang_3 = 3. Sau 10s tiếp điểm của T37
đóng lại và ngõ ra Dong_cua ON làm co động cơ đảo chiều và đóng của cabin lại. Khi
cửa đã đóng lại thì cảm biên cửa đã đóng sẽ tác động làm cho tiếp điểm thường đóng
Gioi_han_trong OFF, ngõ ra Dong_cua OFF, động cơ dừng lại. Đồng thời, tiếp điểm
thường mở Gioi_han_trong sẽ ON làm cho M0.4 ON và M0.1, M0.5, M0.6, M0.7 là
OFF.
- Trở lại Network 9 ta có:
Các tiêp điểm M0.4, M0.1, M0.2 ON ngõ ra Di_len ON làm cho động cơ quay theo
chiều thuận kéo cabin đi lên. Giả sử bây giời ở tầng 5 có người nhấn nút UP (tức là có
nhu cầu đi lên) thì ô nhớ Tang_5_up = 5.
- Network 13:
Tiếp điểm Di_len ON và gọi chương trình con “ELEGU”. Trong chương trình con
ELEGU ngõ ra M0.1 sẽ ON khi cabin đã đi đến tầng 3 (tức là Tang_3 = 3 và #Cabin =
3).
Trở lại chương trình chính ở Network 9 ta có tiếp điểm M0.1 OFF và làm cho ngõ ra
Di_len OFF, động cơ dừng lại, mở cửa cabin cho người đi ra rồi đóng cửa cabin lại
tiếp tục đi lên. Đến tầng 5 do đã có yêu cầu nên cabin sẽ dừng lại, mở cửa cho người
đi vào rồi đóng lại tiếp tục đi đến tầng 7 (tầng cuối cùng). Đến tầng 7 (tức là Cabin =
7) M0.3 ON, M0.2 OFF động cơ đảo chiều quay cho cabin đi xuống.

3.Lập trình bằng PLC:

- 19 -
Thực Hành PLC

- 20 -
Thực Hành PLC

- 21 -
Thực Hành PLC

- 22 -
Thực Hành PLC

- 23 -
Thực Hành PLC

- 24 -
Thực Hành PLC

- 25 -
Thực Hành PLC

- 26 -
Thực Hành PLC

- 27 -
Thực Hành PLC

Chương trình con “GLOBALLY” kiểm tra các nút nhấn lên xuống ở các tầng khi
thang máy đang chuyển động lên hay xuống.

- 28 -
Thực Hành PLC

Chương trình con "ELEGU" kiểm tra xem có yêu cầu nào khi thang máy đang đi lên
hay không:

- 29 -
Thực Hành PLC

- 30 -
Thực Hành PLC

Chương trình con "ELEGD" kiểm tra xem có yêu cầu nào khi thang máy đang đi
xuống hay không:

- 31 -
Thực Hành PLC

- 32 -
Thực Hành PLC

- 33 -
Thực Hành PLC

- 34 -

You might also like