You are on page 1of 3

THPT XM-2009-2010

KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÝ – KHỐI 12 BAN CƠ BẢN (Bài số 2)


MÃ ĐỀ: 134
Câu 1: Khi cường độ âm tăng gấp 160 lần thì mức cường độ âm tăng thêm :
A. 160 dB B. 28,02 dB C. 40 dB D. 22,04 dB
Câu 2: Dây AB căng nằm ngang dài 2m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây với tần số
50Hz, thấy được có 5 nút sóng ( A và B là hai nút ). Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 100 m/s B. v = 12,5 cm/s. C. v = 25 cm/s D. v = 50 m/s
Câu 3: Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên
cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là
A. f = 170 Hz. B. f = 200 Hz. C. f = 255 Hz. D. f = 85 Hz.
Câu 4: Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ
kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15Hz và luôn dao động đồng pha . Biết
vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao
động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là:
A. 8 B. 9 C. 11 D. 13
Câu 5: Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó
bước sóng được tính theo công thức
A. λ = v.f B. λ = v / f C. λ = 2 v.f D. λ = 2 v / f
Câu 6: Thực hiện giao thoa sóng cơ với 2 nguồn kết hợp S1 và S2 phát ra hai sóng cùng pha, cùng biên
độ 1cm, bước sóng λ = 20cm thì tại điểm M cách S1 một đoạn 50 cm và cách S2 một đoạn 10 cm sẽ có
biên độ:
A. 2 cm B. 0 cm C. 1,4cm D. 0,7cm
Câu 7: Một sóng cơ học lan truyền trên một môi trường vật chất tại một điểm cách nguồn x(m) có
π 2π
phương trình sóng là u = 4 cos( t − x)(cm) . Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là
3 3
A. 1 m/s B. 2 m/s C. 1,5 m/s D. 0,5 m/s
Câu 8: Một bóng đèn có ghi 220V- 100W. Nối hai đầu bóng đèn với hiệu điện thế xoay chiều
u=220cos100 π t (V) thì:
A. Đèn sáng bình thường.
B. Điện trở của bóng đèn là 110 Ω
C. Công suất tiêu thụ của đèn là 100W.
D. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu bóng đèn là 110 2 (V)
Câu 9: Chọn câu đúng:
A. Sóng ngang là sóng truyền theo phương ngang.
B. Sóng cơ là sự truyền đi các phần tử vật chất trong môi trường vật chất.
C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
D. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng.
Câu 10: Bước sóng là:
A. quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì sóng.
B. khoảng cách giữa hai gợn sóng.
C. khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau.
D. quãng đường mà sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian.
Câu 11: Dòng điện xoay chiều có dạng: i = cos 100π t (A) chạy qua một cuộn dây thuần cảm có cảm
kháng là 100Ω thì điện áp hai đầu cuộn dây có dạng
A. u = 100 cos 100π t (V) B. u = 100 cos (100π t + ) (V)
C. u = 100 cos (100π t + ) (V) D. u = 100 2 cos (100π t - ) (V)
Câu 12: Khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì:
A. Dung kháng của tụ điện tăng.
B. Dòng điện xoay chiều qua tụ bị cản trở ít.
C. Cảm kháng của của cuộn cảm giảm.
D. Dòng điện xoay chiều qua cuộn cảm bị cản trở ít.

Trang 1/2 - Mã đề thi 134


THPT XM-2009-2010
Câu 13: Hãy chọn câu đúng: Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với:
A. Mức cường độ âm. B. Số các hoạ âm. C. Tần số âm. D. Cường độ âm.
Câu 14: Một dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu dao động với tần số f= 100Hz, ta quan sát trên
dây có sóng dừng, khoảng cách 5 bụng sóng liên tiếp trên dây là 8cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 4 m/s B. 1,6 m/s C. 3,2 m/s D. 5m/s
Câu 15: Vận tốc âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất ?
A. Môi trường không khí. B. Môi trường chất rắn.
C. Môi trừơng không khí loãng. D. Môi trường nước nguyên chất.
Câu 16: Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A và B cùng pha, cùng tần số f =
40Hz, cách nhau d cm. Tại điểm M trên mặt nước có AM = 30cm và BM = 23cm, dao động với biên độ
cực tiểu . Giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực tiểu . Tố c độ truyề n só ng trong nướ c là :
A. 140cm/s B. 60cm/s C. 80cm/s D. 105cm/s
Câu 17: Khi có sóng dừng trên 1 dây đàn hồi, khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp bằng:
A. Hai lần bước sóng. B. Một phần tư bước sóng.
C. Một nửa bước sóng. D. Một bước sóng.
Câu 18: Sóng phản xạ:
A. chỉ ngược pha với sóng tới khi đầu phản xạ cố định.
B. luôn luôn ngược pha với sóng tới.
C. khác tần số và cùng bước sóng với sóng tới.
D. cùng tần số và khác bước sóng với sóng tới.
Câu 19: Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị
hiệu dụng?
A. Chu kỳ. B. Điện áp. C. Tần số. D. Công suất.
Câu 20: Một dây đàn hồi AB được căng theo phương ngang, đầu A cố định, đầu B được rung nhờ 1
dụng cụ để tạo sóng dừng trên dây. Biết tần số rung là 100Hz và khoảng cách giữa 5 bụng sóng liên tiếp
là 1m. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A. 40m/s B. 60m/s C. 50m/s D. 80m/s
Câu 21: Hai cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm lần lượt là L1=4H, L2=3H. Điện áp xoay chiều giữa hai
đầu mỗi cuộn cảm hoàn toàn giống nhau . So sánh cường độ hiệu dụng I 1 và I2 qua các cuộn L1 và
L2 nói trên ?
A. I1/I2 =3/4 B. I1/I2=7 C. I1/I2 =4/3 D. I1/I2=2/3
Câu 22: Chọn câu trả lời sai:
A. Tần số sóng là tần số dao động của các phần tử vật chất và bằng tần số của nguồn phát sóng.
B. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.
C. Vận tốc truyền sóng là vận tốc dao động của các phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng.
D. Biên độ sóng tại một điểm trong môi trường truyền sóng là biên độ của các phần tử vật chất tại
điểm đó.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thuần ?
A. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế 1 góc π /4.
B. Dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế 1 góc π /2.
C. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế 1 góc π /4.
D. Dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế 1 góc π /2.
Câu 24: Một sóng cơ học lan truyền với tốc độ 320m/s, bước sóng 3,2m. Chu kì của sóng đó là
A. T = 0,01 s B. T = 0,1 s C. T = 50 s D. T = 100 s
Câu 25: Độ cao của âm phụ thuộc vào:
A. năng lượng sóng âm. B. biên độ sóng âm.
C. chu kì sóng âm . D. tốc độ truyền sóng âm.
Câu 26: Một nguồn âm S có công suất P. Tại điểm cách S 1m âm có cường độ 10-4 W/m2. Cường độ âm
tại điểm cách S 10m là
A. 10-5 W/m2. B. 10-4 W/m2. C. 10-2 W/m2. D. 10-6 W/m2.
Câu 27: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng
cơ học nào sau đây ?

Trang 2/2 - Mã đề thi 134


THPT XM-2009-2010
A. Sóng cơ học có tần số 10Hz. B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.
C. Sóng cơ học có chu kì 2 μs. D. Sóng cơ học có chu k ì 2ms.
Câu 28: Các đặc tính sinh lí của âm gồm:
A. Độ cao, âm sắc, năng lượng. B. Độ cao, âm sắc, cường độ
C. Độ cao, âm sắc, biên độ D. Độ cao, âm sắc, độ to.
Câu 29: Tại điểm O trên mặt nước, người ta gây dao động với chu kỳ 0,5(s). Tốc độ truyền sóng trên
mặt nước là 1,5m/s. Khoảng cách từ ngọn sóng thứ hai đến ngọn sóng thứ sáu kể từ tâm O ra theo
phương bán kính là:
A. 3m B. 2m C. 0,75m D. 4m
Câu 30: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên
đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?
A. Bằng hai lần bước sóng. B. Bằng một bước sóng.
C. Bằng một nửa bước sóng. D. Bằng một phần tư bước sóng.
HẾT

Trang 3/2 - Mã đề thi 134

You might also like