You are on page 1of 34

Mục lục:

I. Khái quát về bệnh ung thư.....................................................................................3


I.1. Định nghĩa ung thư.............................................................................................3
I.2 Nguyên nhân gây bệnh ung thư............................................................................3
I.3 Dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh........................................................................3
II. Cơ chế gây bệnh ung thư......................................................................................4
II.1. Nguồn gốc của ung thư......................................................................................4
II.2. Bệnh học phân tử...............................................................................................4
II.3. Hình thái học.....................................................................................................7
II.4. Đặc điểm di truyền.............................................................................................8
II.5. Môi trường và chế độ ăn uống..........................................................................9
III.Các phương pháp điều trị.....................................................................................9
III.1. Phẫu thuật.........................................................................................................9
III.2. Hóa trị liệu........................................................................................................10
III.3. Hóa trị liệu là điều ...........................................................................................10
III.4. Miễn dịch trị liệu..............................................................................................11
III.5. Xạ trị liệu..........................................................................................................11
III.6. Ức chế nội tiết tố..............................................................................................11
III.7. Kiểm soát triệu chứng......................................................................................11
III.8. Các thử nghiệm điều trị....................................................................................11
IV.Nguy cơ gây bệnh ung thư...................................................................................12
IV.1. Khuynh hướng gen học ...................................................................................12
IV.2. Phơi nhiễm với hormone estrogen (ở phụ nữ) .................................................12
IV. 3. Bức xạ ion hóa................................................................................................13
IV. 4. Bức xạ tia cực tím...........................................................................................13
IV. 5. Khói thuốc lá...................................................................................................13
IV. 6. Rượu................................................................................................................14
1
IV. 7. Ăn uống không lành mạnh .............................................................................14
IV. 8. Những gốc tự do..............................................................................................14
IV.9. Thực phẩm gây bệnh ung thư...........................................................................14
IV.10. Ảnh hưởng của môi trường tại Việt Nam đến bệnh ung thư...........................14
V.Dinh dưỡng cho người bị ung thư trong quá trình điều trị.....................................17
V.1. Cơ chế quá trình suy kiệt ở bệnh nhân ung thư..................................................17
V.2. Những khó khăn của bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị.......................19
V.3. Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư...............................................26
VI. Biện pháp dinh dưỡng cho một số bệnh ung thư.................................................31
VI.1. Ung thư thực quản............................................................................................31
VI.2. Ung thư dạ dày.................................................................................................31
VI.3. Ung thư gan......................................................................................................32
VI.4. Ung thư phổi....................................................................................................33
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................34

2
I. Khái quát về bệnh ung thư
I.1. Định nghĩa ung thư

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô
tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển
trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).

I.2 Nguyên nhân gây bệnh ung thư

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các
gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác.
Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và
tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc
lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di
căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là
về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung
thư hắc tố da, trong khi một khối u "lành tính" trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn
phế hoặc tử vong.

Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm
và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh
thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu
thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu.

Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây
là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu
hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát
hiện và điều trị sớm.

Nhiều dạng ung thư có liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh
khỏi. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất.

I.3 Dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh

Ban đầu, hầu hết bệnh nhân ung thư không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng.
Khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt thường là khi bệnh đã tiến triển trầm trọng.Thông
thường,ung thư có thời gian ủ bệnh (tức là thời gian từ khi một tế bào bị đột biến thành
tế bào ung thư đến khi các triệu chứng của bệnh được bộc lộ) khá dài,khoảng 10 năm
hoặc hơn nữa tùy thể loại ung thư.Do đó cách phòng và điều trị ung thư hiệu quả nhất
được khuyến cáo là nên đi khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần. Do ung thư là tập
hợp của nhiều dạng bệnh ung thư khác nhau nên triệu chứng của ung thư rất đa dạng
và khác nhau ở tùy thể bệnh ung thư. Đại khái, triệu chứng của ung thư được phân làm
ba nhóm chính:

• Triệu chứng tại chỗ: các khối u bất thường hay phù nề, chảy máu
(hemorrhage), đau và/hoặc loét (ulcer). Chèn ép vào mô xung quanh có thể gây
ra các triệu chứng như vàng da.
3
• Triệu chứng của di căn (lan tràn): hạch bạch huyết lớn lên, ho, ho ra máu,
gan to, đau xương, gãy xương ở những xương bị tổn thương và các triệu chứng
thần kinh. Đau có thể gặp ở ung thư giai đoạn tiến triển, nhưng thông thường đó
không phải là triệu chứng đầu tiên.
• Triệu chứng toàn thân: sụt cân, chán ăn và suy mòn, tiết nhiều mồ hôi (đổ mồ
hôi trộm), thiếu máu và các hội chứng cận u đặc hiệu, đó là tình trạng đặc biệt
được gây ra bởi ung thư đang hoạt động, chẳng hạn như huyết khối
(thrombosis) hay thay đổi nội tiết tố.

Mỗi vấn đề nêu trên đều có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau (được xem
như là chẩn đoán phân biệt). Ung thư có thể là một bệnh lý thường gặp hay hiếm gặp
gây ra các triệu chứng này.

II. Cơ chế gây bệnh ung thư


II.1. Nguồn gốc của ung thư

Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện
nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh IIật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa
tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt
chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột
biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thư.

Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành
các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không lan
tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác, và chúng hiếm khi
đe dọa đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác
tính có thể xâm lấn vào các cơ quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở nên
đe dọa đến tính mạng.

II.2. Bệnh học phân tử

4
Các ung thư được gây ra bởi một loạt các đột biến. Mỗi đột biến sẽ thay đổi đặc
tính của khối u theo cách nào đó

Sinh ung thư (carcinogenesis) là quá trình rối loạn tốc độ phân chia tế bào do
tổn thương của DNA. Do đó ung thư là một bệnh lý về gene. Thông thường, một tế
bào bình thường để chuyển dạng sang tế bào ung thư phải trải qua một vài đột biến ở
một số gene nhất định. Quá tình này liên quan đến cả hệ thống gene tiền ung thư
(proto-oncogene) và gene áp chế ung thư (tumor suppressor gene). Gene tiền ung thư
mã hoá cho nhóm protein tham gia vào quá trình hình thành những chất truyền tin
(messenger) trong quá trình dẫn truyền tín hiệu tế bào. Các chất truyền tin này sẽ
truyền tín hiệu "tiến hành phân bào" tới chính tế bào đó hay những thế bào khác. Do
vậy, khi bị đột biến, các gene tiền ung thư sẽ biểu hiện quá mức (overexpression) các
tín hiệu phân chia tế bào, và làm các tế bào tăng sinh thừa thãi, lúc này trở thành
những gene ung thư (oncogene). Tuy nhiên, vì các gene ung thư thực chất là các gene
cần thiết đối với quá trình phát triển, sửa chữa và hằng định nội môi của cơ thể, do đó
không thể loại bỏ các gene này khỏi hệ gene nhằm làm giảm khả năng ung thư.

Khác với gene ung thư, các gene áp chế ung thư mã hóa cho các chất truyền tin
hóa học nhằm giảm hoặc ngừng quá trình phân chia của tế bào khi phát hiện thấy có
sai hỏng về DNA. Đó là các enzyme đặc biệt có thể phát hiện các đột biến hay tổn
thương DNA và đồng thời khích hoạt quá trình phiên mã của hệ thống enzyme sửa
chữa DNA Điều này nhằm hạn chế tối đa khả năng các sai hỏng này được truyền cho
thế hệ tế bào kế tiếp. Thông thường, các gene áp chế ung thư sẽ được kích hoạt khi có
5
tổn thương DNA xảy ra, nhưng một số đột biến có thể bất hoạt protein áp chế ung thư
hoặc làm mất khả năng truyền thông tin của nó. Điều này làm gián đoạn hoặc dừng cơ
chế sửa chữa DNA, khi đó những tổn thương DNA được tích luỹ lại dần dần hình
thành ung thư.

Nhìn chung, điều kiện cần thiết để hình thành ung thư là phải đột biến ở cả hai
nhóm gene tiền ung thư và gene áp chế ung thư. Chẳng hạn như đột biến giới hạn ở
một gene ung thư sẽ bị ức chế bởi sự kiểm soát phân bào bình thường (giả thuyết
Knudson hay giả thuyết 1-2 cú đánh) và các gene ức chế khối u. Và cũng vậy chỉ một
đột biến gene ức chế khối u cũng không gây ra ung thư, do bởi có nhiều gene "dự
phòng" cùng chức năng. Chỉ khi có đủ gene tiền ung thư bị đột biến thành gene ung
thư và có đủ gene ức chế khối u bị bất hoạt hoặc tổn thương lúc đó các tín hiệu cho tế
bào phát triển vượt quá các tín hiệu điều hòa thì sự phát triển tế bào sẽ nhanh chóng
vựơt khỏi tầm kiểm soát.

Đột biến có thể từ các nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân riêng biệt
đã được liên kết với các loại ung thư đặc hiệu. Hút thuốc lá liên quan đến ung thư
phổi. Phơi nhiễm kéo dài đối với phóng xạ, đặc biệt là phóng xạ tia cực tím từ mặt trời,
dẫn đến u hắc tố và các loại ung thư da khác. Hít các sợi amiăng có liên quan đến u
trung biểu mô. Tổng quát hơn, các chất hóa học đựoc gọi là chất gây đột biến
(mutagen) và các gốc tự do được biết là nguyên nhân gây ra đột biến. Các dạng khác
của đột biến cũng có thể gây ra bởi quá trình viêm mạn tính, vì bạch cầu hạt trung tính
tiết ra các gốc tự do có thể làm tổn thương DNA. Hoán vị nhiễm sắc thể, ví dụ như
nhiễm sắc thể Philadelphia, là một dạng đặc biệt của đột biến liên quan đến sự trao đổi
giữa các nhiễm sắc thể khác nhau.

Nhiều chất gây đột biến cũng là chất gây ung thư, nhưng một số chất gây ung
thư không là chất gây đột biến. Ví dụ của chất gây ung thư nhưng không phải là chất
gây đột biến bao gồm rượu và estrogen. Chúng được cho là thúc đẩy phát triển ung thư
thông qua tác dụng kích thích tốc độ phân bào. Tốc độ phân bào nhanh chóng sẽ để lại
ít khoảng cửa sổ hơn cho các enzyme sửa chữa DNA tổn thương trong quá trình sao
chép DNA, và gia tăng khả năng sai lạc di truyền. Một sai lạc xảy ra trong quá trình
phân bào có thể dẫn đến những tế bào nối tiếp nhận số lượng nhiễm sắc thể sai, dẫn
đến dị bội nhiễm sắc thể và gây ra ung thư.

Các đột biến cũng có thể được di truyền. Thừa hưởng các đột biến nào đó trong
gene BRCA1, một gene ức chế khối u, làm cho phụ nữ dễ phát triển ung thư vú và ung
thư buồng trứng. Đột biến ở gene Rb1 có thể gây ra u nguyên bào võng mạc, và các
đột biến gene APC dẫn đến ung thư đại tràng.

Một số loại virus có thể gây ra đột biến. Chúng đóng vai trò trong khoảng 15%
các trường hợp ung thư. Virus khối u, chẳng hạn như retrovirus, herpesvirus và
papillomavirus, thường mang một gene ung thư hoặc một gene kìm hãm quá trình ức
chế khối u trong bộ gene của chúng.

Khó có thể biết nguyên nhân đầu tiên gây ra ung thư. Tuy nhiên kỹ thuật sinh
học phân tử có thể giúp xác lập đặc tính của đột biến hay sai lạc nhiễm sắc thể trong

6
khối u, và cũng đã có tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực tiên lượng dựa vào hình thái
đột biến ở một số bệnh ung thư. Ví dụ như hơn phân nửa số ung thư có tổn thương
gene p53, đây là gene ức chế khối u đồng thời cũng được biết như là "người bảo vệ bộ
gene". Đột biến này liên quan đến tiên lượng xấu, vì tế bào của các khối u đó không đi
vào quá trình apoptosis (cái chết được lập trình). Đột biến của telomerase đã loại bỏ
các hàng rào hỗ trợ khác, làm tăng số lần tế bào có thể phân chia. Những đột biến khác
giúp cho khối u tăng sinh mạch máu để cung cấp nhiều hơn chất dinh dưỡng, hay giúp
cho việc di căn đến những nơi khác của cơ thể.

Các tính chất đặc trưng của tế bào ác tính:

• tránh được apoptosis (chết theo chương trình)


• khả năng phát triển vô hạn (bất tử)
• tự cung cấp các yếu tố phát triển
• không nhạy cảm đói với các yếu tố chống tăng sinh
• tốc độ phân bào gia tăng
• thay đổi khả năng biệt hóa tế bào
• không có khả năng ức chế tiếp xúc
• khả năng xâm lấn mô xung quanh
• khả năng di căn đến nơi xa
• khả năng tăng sinh mạch máu

Một tế bào thoái triển thành tế bào khối u thường không có tất cả đặc điểm này
cùng một lúc, tuy nhiên hậu duệ của chúng sẽ được chọn lọc để có các đặc tính đó.
Quá trình này đựoc gọi là phát triển theo dòng (clonal evolution). Bước đầu tiên trong
quá trình phát triển của một tế bào u thường là một biến đổi nhỏ trong DNA, thông
thường là đột biến điểm, nó tạo ra bất ổn về di truyền trong tế bào. Sự bất ổn này có
thể dẫn đến việc tế bào mất toàn bộ nhiễm sắc thể hay một vài nhiễm sắc thể tăng thêm
số lượng. Cũng vậy quá trình methyl hóa DNA của tế bào thay đổi dẫn đến không
kiểm soát được việc kích hoạt hay bất hoạt các gene. Tế bào có tốc độ phân chia cao,
như biểu mô, tỏ ra có nguy cơ cao trở thành ung thư hơn tế bào phân chia ít hơn, như
tế bào thần kinh.

II.3. Hình thái học

Hình: Hình thái tổ chức của mô từ dạng bình thường đến khi phát triển thành khối u

Mô ung thư có hình ảnh đặc biệt dưới kính hiển vi. Các đặc điểm nổi bật có thể
thấy là một số lớn các tế bào phân chia, thay đổi hình dạng và kích thước nhân, thay
7
đổi hình dạng và kích thước tế bào, mất các đặc điểm chuyên biệt của tế bào, mất cấu
trúc mô bình thường, và ranh giới của khối u không rõ. Phương pháp hoá mô miễn
dịch và các phương pháp phân tử khác có thể xác định chất đánh dấu đặc hiệu trên tế
bào khối u, giúp cho chẩn đoán và tiên lượng.

Sinh thiết và khám nghiệm vi thể có thể phân biệt được giữa ác tính và tăng sản.
Tăng sản là trường hợp tăng sinh mô do tốc độ phân bào quá mức, làm gia tăng số
lượng tế bào nhưng chúng vẫn giữ trật tự sắp xếp bình thường trong mô. Quá trình này
được xem là có thể hồi phục được. Tăng sản có thể là một đáp ứng bình thường của
mô đối với tác nhân kích thích, chẳng hạn như cục chai ở da.

Loạn sản là một dạng bất thường của tăng sinh tế bào quá mức đặc trưng bởi
mất đi sắp đặt bình thường của mô và cấu trúc tế bào. Thường thì những tế bào như
vậy sẽ quay trở lại đặc tính bình thường của chúng, nhưng đôi khi chúng dần dần trở
nên ác tính.

Mức độ nặng nhất của loạn sản được xem như là "ung thư tại chỗ" (carcinoma
in situ, trong tiếng Latinh, thuật ngữ "in situ" có nghĩa là "tại chỗ"). Ung thư biểu mô
tại chỗ được xem là sự phát triển không kiểm soát của tế bào vẫn còn nằm tại vị trí
nguyên thuỷ và chưa có biểu hiện xâm nhập đến nơi khác. Tuy vậy, ung thư biểu mô
tại chỗ có thể phát triển thành ác tính xâm lấn và thường được phẫu thuật cắt bỏ nếu có
thể.

II.4. Đặc điểm di truyền

Hầu hết các dạng ung thư là tự phát đơn lẻ, và không có cơ sở di truyền. Tuy
nhiên một số hội chứng của ung thư đã được biết có mang yếu tố di truyền. Ví dụ như:

• Một số đột biến ở gene BRCA1 và BRCA2 liên quan đến tăng nguy cơ ung thư
vú và ung thư buồng trứng
• Các khối u của các cơ quan nội tiết trong bệnh đa u tuyến nội tiết (multiple
endocrine neoplasia - MEN thể 1, 2a, 2b)
• Hội chứng Li-Fraumeni (sarcoma xương, ung thư vú, sarcoma mô mềm, u não)
do đột biến của p53
• Hội chứng Turcot (u não và polyp đại tràng)
• Bệnh polyp tuyến gia đình là một đột biến di truyền trong gene APC dẫn đến
phát triển sớm ung thư đại tràng
• U nguyên bào võng mạc trẻ em là ung thư di truyền

8
II.5. Môi trường và chế độ ăn uống

Hình: Tỷ lệ phát hiện ung thư phổi và hút thuốc có quan hệ chặt chẽ với nhau (NIH)

Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, phát hiện chắc chắn nhất là sự phối hợp chặt chẽ
giữa hút thuốc lá và ung thư ở các vị trí khác nhau. Hàng trăm nghiên cứu dịch tễ học
đã khẳng định mối liên kết này. Dữ liệu ủng hộ thêm nữa là tỷ lệ tử vong do ung thư
phổi ở Mỹ phản ảnh mức độ hút thuốc lá, trong đó sự gia tăng hút thuốc lá dẫn đến gia
tăng ung thư phổi, và gần đây hơn khi hút thuốc lá giảm đi kèm với tỷ lệ tử vong do
ung thư phổi giảm ở nam giới. Đến phân nửa số ung thư tất cả các loại có sự đóng góp
của hút thuốc lá, chế độ ăn uống và ô nhiễm môi trường.

III. Các phương pháp điều trị

Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch
trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào
vị trí và độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh
nhân. Một số điều trị ung thư thực nghiệm cũng đang được phát triển.

Loại bỏ hoàn toàn khối u mà không làm tổn thương phần còn lại của cơ thể là
mục tiêu điều trị. Đôi khi công việc này được thực hiện bằng phẫu thuật, nhưng khả
năng xâm lấn ung thư đến các mô lân cận hay lan đến nơi xa ở mức độ vi thể thường
hạn chế hiệu quả diều trị. Hiệu quả của hóa trị thì hạn chế bởi độc tính đối với các mô
lành khác. Xạ trị cũng gây thương tổn đến mô lành.

Bởi vì ung thư được xem như là tập hợp các bệnh lý, nên dường như chẳng bao
giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ so với khả năng có một phác đồ điều trị duy
nhất cho tất cả các bệnh lý nhiễm trùng.

III.1. Phẫu thuật

Nếu khối u còn khu trú, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn. Ví
dụ có phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú ở ung thư vú, cắt bỏ tuyến tiền liệt ở ung thư tuyến
tiền liệt. Mục đích của phẫu thuật là có thể cắt bỏ chỉ khối u đơn thuần hoặc toàn bộ cơ
quan. Khi một tế bào ung thư phát triển thành một khối u khá lớn, việc chỉ cắt bỏ khối
9
u đơn thuần dẫn đến tăng nguy cơ tái phát. Bờ của mô lành cũng thường được cắt bỏ
để đảm bảo toàn bộ mô ung thư được loại bỏ.

Bên cạnh việc cắt bỏ khối u nguyên phát, phẫu thuật cần thiết cho phân loại giai
đoạn, ví dụ như xác định độ lan tràn của bệnh, xem thử đã có di căn đến các hạch bạch
huyết vùng hay chưa. Phân loại giai đoạn cho biết tiên lượng và nhu cầu điều trị bổ
sung.

Đôi khi, phẫu thuật cần thiết cho kiểm soát triệu chứng, như chèn ép tủy sống
hay tắc ruột. Đây được gọi là điều trị tạm thời.

III.2. Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là điều trị ung thư bằng thuốc ("thuốc chống ung thư") có khả năng
tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng can thiệp vào phân bào theo các cách khác nhau, ví dụ
như sự sao chép DNA hay quá trình phân chia các nhiễm sắc thể mới được tạo thành.
Hầu hết các dạng hóa trị đều nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng và không
đặc hiệu cho tế bào ung thư. Vì vậy, hóa trị có khả năng làm tổn thương các mô lành,
đặc biệt là các mô có tần suất thay thế nhanh chóng (ví dụ như niêm mạc ruột). Những
tế bào này thường tự sửa chữa sau khi hóa trị.

Vì một số thuốc hoạt động tốt khi phối hợp với nhau hơn là dùng đơn độc, nên
hai hay nhiều thuốc thường được kết hợp cùng lúc với nhau. Đó được gọi là "hóa trị
phối hợp"; hầu hết các phác đồ hóa trị ở dạng phối hợp. Ví dụ như tác dụng hỗ trợ
thuốc ung thư của mật gấu ngựa

Một kỹ thuật mới liên quan đến việc lấy mẫu mô của bệnh nhân trước khi hóa
trị. Những mẫu mô này được kiểm tra để đảm bảo chúng không chứa tế bào ung thư.
Mẫu mô này được phát triển nhờ vào kỹ thuật phát triển mô (tissue engineering) sau
đó chúng được cấy vào lại trong cơ thể để thay thế cho mô đã bị tổn thương hay hủy
hoại bằng cách nào đó bởi quá trình hóa trị liều cao. Một dạng khác của phương pháp
này là dùng mẫu mô dị gen (allogenic) (lấy từ người cho khác) thay cho mô của chính
bệnh nhân4.

Độc tính hóa trị: nôn, tiêu chảy, suy giảm tế bào máu, nhiễm trùng

III.3. Miễn dịch trị liệu

Miễn dịch trị liệu ung thư là sử dụng cơ chế miễn nhiễm chống lại khối u.
Chúng được dùng trong các dạng ung thư khác nhau, như ung thư vú
(trastuzumab/Herceptin®) và leukemia (gemtuzumab ozogamicin/Mylotarg®). Các chất
đó là kháng thể đơn dòng nhằm chống lại các protein đặc trưng cho các tế bào ung thư,
hay các cytokine điều hoà đáp ứng của hệ miễn dịch.

III.4. Xạ trị liệu

Xạ trị liệu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là sử dụng một dạng năng lượng
(gọi là phóng xạ ion hoá) để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn
10
thương hay hủy hoại các tế bào được điều trị ("mô đích") bằng cách làm tổn thương
vật chất di truyền của chúng, khiến chúng không thể phát triển và phân chia. Mặc dù
xạ trị làm tổn thương cả tế bào ung thư và tế bào lành, hầu hết các tế bào lành có thể
hồi phục và hoạt động bình thường. Mục tiêu của xạ trị là làm tổn thương càng nhiều
tế bào ung thư trong khi giới hạn tổn thương đối với mô lành lân cận.

Xạ trị có thể được dùng để điều trị hầu hết các loại u đặc, gồm ung thư não, vú,
cổ tử cung, thanh quản, tụy, tiền liệt tuyến, da, cột sống, dạ dày, tử cung hay các
sarcoma mô mềm. Xạ trị cũng có thể được dùng trong leukemia và lymphoma (ung
thư của tế bào tạo máu và hệ thống bạch huyết). Liều xạ trị cho mỗi vị trí tùy thuộc
vào một số yếu tố như loại ung thư và có hay không khả năng mô hay cơ quan xung
quanh bị tổn thương bởi xạ trị.

Độc tính: chán ăn, tiêu chảy, nôn ói, viêm niêm mạc miệng.

III.5. Ức chế nội tiết tố

Sự phát triển của hầu hết các mô, bao gồm ung thư, có thể được gia tăng hay bị
ức chế bằng cách cung cấp hay ngăn chặn các loại hormone nào đó. Điều này cho phép
một phương pháp bổ sung trong điều trị nhiều loại ung thư. Các ví dụ thông thường
của khối u nhạy cảm với hormone là một số loại ung thư vú, tiền liệt tuyến, và tuyến
giáp. Việc loại bỏ hay ức chế estrogen (đối với ung thư vú), testosterone (ung thư tiền
liệt tuyến), hay TSH (ung thư tuyến giáp) là phương pháp điều trị bổ sung quan trọng.

III.6. Kiểm soát triệu chứng

Mặc dù kiểm soát triệu chứng không là cách điều trị trực tiếp lên ung thư, nó
vẫn được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sống của bệnh nhân, và giữ
vai trò quan trọng trong quyết định áp dụng các điều trị khác trên bệnh nhân. Mặc dù
mọi thầy thuốc thực hành đều có thể điều trị kiểm soát đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
xuất huyết và các vấn đề thường gặp khác ở bệnh nhân ung thư, chuyên khoa săn sóc
tạm thời (palliative care) đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu kiểm soát triệu chứng ở
nhóm bệnh nhân này.

Thuốc giảm đau (thường là các opioid như morphine) và thuốc chống nôn rất
thường được sử dụng ở bệnh nhân có các triệu chứng liên hệ đến ung thư.

III.7. Các thử nghiệm điều trị

Thử nghiệm điều trị, cũng còn gọi là nghiên cứu điều trị, dùng để kiểm tra các
phương pháp điều trị mới trên bệnh nhân ung thư. Mục đích của nghiên cứu này là đi
tìm ra các phương pháp tốt hơn để điều trị ung thư và giúp đỡ bệnh nhân ung thư. Các
thử nghiệm lâm sàng khảo sát nhiều loại điều trị như thuốc mới, phương pháp phẫu
thuật hay xạ trị mới, phối hợp trị liệu mới, hoặc phương pháp điều trị mới như gene
liệu pháp.

Thử nghiệm lâm sàng là một trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên
cứu ung thư cẩn thận và lâu dài. Việc tìm kiếm phương pháp điều trị mới bắt đầu trong
11
phòng thí nghiệm, ở đó các nhà khoa học lần đầu triển khai và kiểm tra các ý tưởng
mới. Nếu một hướng nghiên cứu có triển vọng, bước kế tiếp có thể là thử nghiệm điều
trị trên động vật để xem nó ảnh hưởng thế nào đến ung thư trên cơ thể sống đồng thời
xem thử độc tính của nó thế nào. Dĩ nhiên, các phương pháp điều trị có kết quả tốt
trong phòng thí nghiệm hay trên động vật chưa hẳn đã là tốt trên người. Nghiên cứu
được thực hiện trên bệnh nhân ung thư để xác định xem các phương pháp điểu trị hứa
hẹn này có an toàn và hiệu quả hay không.

Các bệnh nhân tham gia có thể đựợc giúp đỡ về mặt cá nhân nhờ vào điều trị
mà họ nhận được. Họ nhận được sự săn sóc cập nhật nhất từ các chuyên gia ung thư,
và họ nhận được hoặc một phương pháp điều trị mới đang được thử nghiệm hoặc một
phương pháp điểu trị tiêu chuẩn tốt nhất đang có cho bệnh lý ung thư của họ. Lẽ dĩ
nhiên không có sự đảm bảo nào về các phương pháp điều trị mới hay chuẩn này mang
lại kết quả tốt. Các phương pháp điều trị mới cũng có những nguy cơ không được xác
định, nhưng nếu một phương pháp điều trị mới chứng minh được hiệu quả hay hiệu
quả hơn phương pháp chuẩn, các bệnh nhân nghiên cứu có thể nằm trong số những
người đầu tiên hưởng được lợi ích này.

IV. Nguy cơ gây bệnh ung thư:

Uống rượu, hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh, phơi nắng quá nhiều...,
những điều mà thường ngày bạn gặp, cũng là những nguyên nhân có nguy cơ gây bệnh
ung thư.

IV. 1. Khuynh hướng gen học (hay yếu tố bẩm sinh của mỗi người): Một số
thể ung thư như ung thư đại tràng, ung thư vú thường gặp ở nhiều người trong gia
đình. Đó là khuynh hướng gen dễ bị ung thư, chứ bản thân ung thư không phải là bệnh
di truyền.

Những yếu tố không phải gen học (như môi trường) cần hiện diện mới có thể
gây kích thích hoặc cản trở sự phát triển bệnh. Nếu trong gia đình có người bị ung thư
thì không nhất thiết người thân cũng sẽ bị bệnh vì còn phụ thuộc vào yếu tố môi
trường. Tuy nhiên, khi gia đình có tiền sử bị ung thư thì các thành viên cũng có nguy
cơ cao.

IV. 2. Phơi nhiễm với hormone estrogen (ở phụ nữ): Nếu phụ nữ bị phơi
nhiễm quá nhiều với estrogen (có nhiều hormone này trong máu) sẽ có nguy cơ bị một
số ung thư ở cơ quan sinh sản (như ung thư vú, tử cung), vì estrogen kích thích sự phát
triển các tế bào mô này.

Mức độ phơi nhiễm với estrogen của phụ nữ gồm nhiều yếu tố chi phối như
tuổi có kinh lần đầu, thai nghén và tuổi khi có thai, tuổi mãn kinh, cân nặng, hoạt động
thể chất và cách ăn uống.

12
Ví dụ một phụ nữ có kinh lần đầu sớm và mãn kinh muộn sẽ bị phơi nhiễm với
estrogen nhiều hơn phụ nữ có kinh lần đầu muộn hơn và mãn kinh sớm hơn (trong
điều kiện thói quen ăn uống và những yếu tố khác như nhau).

Phụ nữ có thể làm giảm nồng độ estrogen để giảm nguy cơ bị ung thư bằng
cách có con trước 35 tuổi, thường xuyên vận động, không uống rượu và ăn ít mỡ.
Cũng nên tránh những thức ăn còn tồn đọng estrogen như các sản phẩm làm từ sữa.

Thực phẩm chế biến từ đậu tương có thể giúp bảo vệ phụ nữ chống lại chất
estrogen có trong những thuốc trừ sâu thường dùng và các chất ô nhiễm do công
nghiệp.

IV. 3. Bức xạ ion hóa: Phơi nhiễm nhiều với bức xạ ion hóa như tia X và bức
xạ hạt nhân có thể gây tổn thương DNA và dẫn đến ung thư. Nguy cơ DNA bị tổn
thương phụ thuộc vào sự phơi nhiễm nhiều hay ít trong cả cuộc đời.

Do đó chúng ta nên hạn chế sự tiếp xúc với tia X bằng cách chỉ nên chụp X-
quang khi rất cần thiết. Đôi khi do lợi ích của việc chụp X-quang vú cao hơn những
nguy cơ do phương pháp này gây ra (nhất là đối với các phụ nữ có nguy cơ cao bị ung
thư vú) thì bác sĩ vẫn chỉ định cho chụp X-quang.

IV. 4. Bức xạ tia cực tím: Là bức xạ từ mặt trời đi tới trái đất. Loại bức xạ có
hại nhất là loại có tần số cao, tức những tia cực tím B có khả năng làm tổn thương
DNA. Những tia này là nguyên nhân của đến 90% các trường hợp ung thư da.

Vì vậy cần tránh phơi nắng quá nhiều và bôi kem chống nắng có chỉ số cao (SPF cao).
Đặc biệt, cần chống phơi nhiễm nắng cho những vùng dễ phát triển ung thư da nhất
như tai, má và mũi.

IV. 5. Khói thuốc lá: Tỷ lệ các ca tử vong do hút thuốc lá chiếm khoảng 30%
số các ca tử vong do ung thư ở Mỹ. Khói thuốc lá là yếu tố gây ung thư nghiêm trọng
nhất, không chỉ là nguyên nhân gây ung thư phổi mà còn gây ung thư đường hô hấp
trên, thực quản, bàng quang, tụy và có thể cả ung thư dạ dày, gan, thận, đại tràng và
trực tràng.

Hít phải khói thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây tử vong do ung thư phổi cho
nhiều người không nghiện thuốc. Tỷ lệ sống sót do ung thư phổi rất thấp vì loại ung
thư này không dễ phát hiện.

Thường khi nhận thấy thì đã quá muộn và ung thư đã di căn. Cách hiệu quả
nhất để giảm nguy cơ bị ung thư phổi là bỏ hẳn hút thuốc lá và hạn chế hít phải khói
thuốc thụ động.

IV. 6. Rượu: Là nguyên nhân của khoảng 3% số ca tử vong do ung thư. Những
người nghiện rượu nặng có nguy cơ cao bị ung thư miệng, họng, thực quản, dạ dày và
gan. Mặc dù rượu dường như có khả năng làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch nếu
dùng chừng mực nhưng có bằng chứng cho thấy việc uống rượu thường xuyên sẽ là
nguy cơ gây ung thư vú và có lẽ cả ung thư đại - trực tràng.
13
IV. 7. Ăn uống không lành mạnh: Mỡ (bão hòa) của động vật (đặc biệt là mỡ
của loại thịt đỏ) có liên quan đến nhiều thể ung thư khác nhau như ung thư đại tràng,
trực tràng và tuyến tiền liệt. Chế độ ăn ít mỡ, nhiều thức ăn làm từ đậu tương, chất xơ,
rau quả có thể phòng ngừa được ung thư vì chúng có tính chống oxy hóa, ngăn cản
được các yếu tố nguy cơ phát triển thành ung thư.

IV. 8. Những gốc tự do: những thực phẩm chứa nhiều gốc tự do rất nguy hiểm
vì có hoạt tính cao, gây tổn thương cho DNA và dẫn đến ung thư. Có nhiều nguồn tạo
ra các gốc tự do, ví dụ mỡ đa phân tử không bão hòa có xu hướng bị oxy hóa và tạo
thành các gốc tự do.

Sự tạo thành các gốc tự do trong cơ thể xảy ra khi cơ chế điều hòa sinh hóa để
giảm bớt gốc tự do không theo kịp với sự sản xuất những chất này. Do đó cơ thể cần
được bổ sung các chất chống oxy hóa có tác dụng kiềm hãm, ngăn cản sự tạo thành
các gốc tự do.

Vitamin C và A là những chất chống oxy hóa tốt nhất, vì thế chúng ta nên bổ
sung hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều 2 loại vitamin này, như hoa quả có màu
vàng, đỏ và các loại rau.

IV.9. Thực phẩm gây bệnh ung thư:

Có rất nhiều tác nhân tạo thành các yếu tố thuận lợi gây ra ung thư như môi
trường bị ô nhiễm, thuốc lá, rượu, thuốc phiện, một số chất hóa học, các tia vật lý, một
số hormon… nhưng có một yếu tố mà hàng ngày chúng ta thường xuyên phải tiêu thụ
đó là thực phẩm.

Các thực phẩm có thể gây ung thư nếu sử dụng nó thường xuyên hoặc quá
nhiều đó là các loại thịt, nhất là thịt đỏ (thịt đã qua chế biến), mỡ động vật, các thức ăn
hôi thiu.

Thịt đỏ và thịt cá rán có thể gây ra ung thư: Gần đây một giáo sư người Nhật
đã công bố một công trình nghiên cứu của ông, trong đó ông chứng minh rằng ăn các
loại thịt động vật sẽ sinh ra một chất có thể làm tổn thương đến các gen tế bào, do đó
tạo ra k hả năng sinh ung thư do quá trình chuyển hóa Nitrogen của thịt sinh ra chất
Nitrosamin gây Carcinogen mạnh vì vậy người ta ung thưhuyên ăn thịt cần ăn thêm

14
rau quả xanh để có thêm vitamin, đặc biệt là vitamin C nhằm trung hòa các chất sinh
ung thư, đồng thời có thêm chất xơ để tăng cường đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.

Các loại thịt nướng, hun khói tạo ra hàng loạt các chất độc gây ung thư; thịt,
cá chiên, nướng, càng già lửa càng sinh ra nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang chiên
rán đổ thêm dầu mỡ vào làm tăng nhiệt độ bất thình lình. Những amin dị vòng này gây
đột biến tế bào nhiễm độc gen. Vì vậy ăn thịt nên luộc thịt nhỏ lửa là tốt nhất và vừa
chín tới.

Cá muối khô, thịt hộp, cá hộp… có chất Nitrit để bảo quản khi gặp Oxitnito
thì tạo ra Nitrosamin gây ung thư mạnh.

Mỡ là thức ăn có thể gây ung thư, ngoài các tác hại gây béo phì, nguy cơ tăng
huyết áp, bệnh tim mạch… ăn nhiều mỡ động vật còn kích thích sự phát triển của khối
tế bào ung thư do:

- Mỡ động vật là nguyên liệu "chất đốt” đối với ung thư đang phát triển. Có tác
giả cho rằng ít mỡ thì ung thư có khuynh hướng tồn tại ở dạng ngủ.

- Mỡ gây tăng acid mật ở ruột già làm biến đổi tế bào niêm mạc.

- Thừa mỡ động vật làm hệ thống miễn dịch suy giảm.

- Mỡ còn là tiền chất tạo ra các hormon Steroid gây ung thư có tính gia đình
như: ung thư vú, tử cung, đại tràng.

Vì vậy các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng khuyên nên sử dụng dầu thực
vật để thay thế mỡ động vật nhằm giảm bớt các nguy cơ gây ung thư.

IV.10. Ảnh hưởng của môi trường tại Việt Nam đến bệnh ung thư:

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng môi trường ô nhiễm,
chất ô nhiễm khi vượt ngưỡng cho phép chính là những chất độc gây bệnh, trong đó có
bệnh ung thư.

Trên thực tế, những căn bệnh ung thư và những chất độc gây ung thư cho con
người đã được nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, người ta chỉ mới chú trọng một mặt
của vấn đề "độc chất y tế" về mặt lâm sàng, mà quên đi mặt "độc học môi trường".

Thật vậy, những năm gần đây việc lạm dụng các hóa chất trong cuộc sống ngày
càng nhiều, trong đó phải kể đến như: chất bảo quản trong thực phẩm, thuốc bảo vệ
thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc diệt sâu bọ, diệt nấm...).

Người ta luôn phải hít thở không khí độc hại có cả khói thuốc lá, hơi clo, hơi
thủy ngân, bụi kim loại, nước uống nhiễm hóa chất hữu cơ, dầu mỡ, uống rượu bia và
tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất, chế biến thực
phẩm cũng như chất thải từ các ngành công nghiệp tạo ra. Sau đây chúng tôi xin đề
cập những độc chất môi trường gây ung thư phổ biến và thời sự nhất ở nước ta:
15
* Chất độc dioxin:

Là loại cực độc có mặt trong hầu hết môi trường thành phần, nhưng ít hấp thụ
vào nước, tồn tại nhiều và lâu ở đất, trầm tích (có khi đến 30-40 năm), xâm nhiễm qua
đường thực phẩm, vào thực vật, động vật, rau quả và cuối cùng vào con người. Dioxin
có từ hai nguồn: 1- từ chất độc da cam chiến tranh do Mỹ rải xuống khai quang rừng.
2-từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế chứa nhiều nhựa plastic thông qua quá trình
đốt không hoàn toàn.

Theo cố BS Tôn Thất Tùng, dioxin là tác nhân gây ung thư và nhất là ung thư
gan. Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu gần đây của Viện hàn lâm Khoa học Mỹ,
dioxin là nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt của nhóm cựu chiến binh Mỹ
từng phơi nhiễm chất độc da cam ở VN. Ngoài ra, nó đã được chứng minh là nguyên
nhân của hàng loạt bệnh ung thư như: ung thư tổ chức phần mềm, u lympho ác tính,
ung thư đường hô hấp (phổi, phế quản, khí quản, thanh quản), bệnh đa u tủy...

* Các kim loại nặng gây ung thư như sắt, đồng, chì, thủy ngân, cadmium, kẽm,
nhất là arsen...

Từ không khí, từ nước thải đi vào môi trường nước, được cây hút vào tích lũy
trong lá rau, củ, quả, sau đó người, động vật ăn phải, qua nhiều năm tích lũy sẽ gây
ung thư. Chúng tôi cũng đã có kết quả nghiên cứu các độc chất kim loại trong nước
thải tích lũy lên cây lúa và hạt gạo ngoại thành TP.HCM. Arsen cũng là một chất độc
gây ung thư rất mạnh, từ chất thải công nghiệp, từ khoáng, đá phong hóa lẫn vào
không khí, vào nước, nhất là trong nước ngầm.

Người dân dùng nước này, arsen tích lũy dần và gây bệnh ung thư. Hàng loạt
người dân tại nhiều làng ở Bangladesh và Ấn Độ bị ung thư và chết do uống nước
chứa arsen từ nước ngầm trong các giếng khoan UNICEF. Chúng tôi cũng đang
nghiên cứu đề tài này ở ĐBSCL vì vùng này có điều kiện lập địa giống với
Bangladesh và Ấn Độ.

* Độc chất formol:

Là hợp chất hữu cơ rất độc có tên khoa học là formaldehyde rất dễ bay hơi, dễ
tan trong nước và có mùi sốc đặc biệt, được sử dụng trong công nghiệp sản xuất thuốc
nhuộm, keo, nhựa, cao su, thuốc nổ... Formol dễ kết hợp với protein tạo thành các chất
bền, không thối rữa, không ôi thiu nhưng khó tiêu hóa. Dựa vào những tính chất này
mà formol được sử dụng rộng rãi trong y học làm chất diệt khuẩn, bảo quản các vật
phẩm, bảo quản các cơ quan của cơ thể người và giữ xác chết không bị thối rữa. Tuy
nhiên, formol bị lạm dụng làm bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt. Một tính chất rất
nguy hiểm của formol là khả năng tạo nên sự sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, gây
nên các bệnh gây ung thư cho người như: ung thư xoang mũi, ung thư đường hô hấp
(mũi, họng, phổi), ung thư đường tiêu hóa.

* Độc chất hàn the:

16
Hàn the có tên khoa học là natriborat, không màu, dễ tan trong nước, có tính sát
khuẩn và rất độc. Hàn the có tính năng làm thực phẩm dai, giòn nên được lợi dụng
thêm vào để tăng tính ngon cho thực phẩm. Khi hàn the được đưa vào cơ thể thì
khoảng 20% tích tụ vĩnh viễn và gây tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là tác
nhân gây ung thư.

* Độc chất gây ung thư từ thuốc lá:

Nhiễm độc khói thuốc lá không chỉ cho người hút mà nguy hại hơn là nó ô
nhiễm môi trường gây cho người hít phải, nhất là trẻ em. Thành phần khói thuốc lá rất
phức tạp, có tới hơn 4.000 hợp chất, trong đó 200 loại hóa chất có hại cho sức khỏe, và
nguy hiểm hơn nữa là số lượng chất gây ung thư cho người lên 40 chất. Nó là nguyên
nhân của hàng loạt bệnh ung thư như: ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư
miệng, ung thư mũi, ung thư thận và bàng quang, ung thư tuyến tụy, ung thư bộ phận
sinh dục, ung thư hậu môn và đại trực tràng...

* Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) và benzo (a) pyren (BaP):

Đây là các chất độc hại gây ung thư sinh ra từ khí thải của động cơ và các lò đốt
công nghiệp sử dụng nhiên liệu than, củi, xăng... Khi hít phải các chất này thì PAH và
BaP phản ứng kết hợp với ADN gây ra các biến dị làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ung
thư vùng bụng và ung thư thanh quản.

* Ethylene và ethylene oxide:

Đây là các chất khí được hình thành trong suốt quá trình đốt cháy của động cơ.
Từ môi trường không khí, các chất này vào cơ thể, làm rối loạn cấu trúc của đại phân
tử protein và ADN, từ đó tạo nên chất gây ung thư cơ bản.

V. Dinh dưỡng cho người bị ung thư trong quá trình điều trị:

V.1. Cơ chế quá trình suy kiệt ở bệnh nhân ung thư:

Khi có sự thương tổn do tế bào ung thư gây ra, đáp ứng viêm của cơ thể sẽ bị mất
kiểm soát, làm tăng việc sản xuất Proinflammatory Cytokine cùng một số Cytokines
khác trong phản ứng viêm như Interleukin 1 & 6 (IL-1 & IL-6) và TNF (Tumor
Necrosis factor – α) lưu thông trong hệ tuần hoàn. Các chất này gây rối loạn trong
chuyển hóa, khởi động pha đáp ứng protein cấp tính (APPR: Acute Phase Protein
Response). Trong trường hợp APPR kéo dài như trong ung thư sẽ làm tăng năng lượng
tiêu hao lúc nghỉ ngơi của cơ thể (REE: Resting Energy Expenditure), gây nên tình
trạng sụt cân đáng kể. Ngoài ra, các hoạt chất sinh học còn làm giảm sự thèm ăn và
ngon miệng, dẫn đến việc suy giảm lượng thức ăn đưa vào. Đồng thời, các khối u ác
tính của bệnh ung thư cũng sinh ra PIF (yếu tố gây thủy phân protein), kích thích sự
phân giải các khối cơ, dẫn đến sự teo cơ, suy giảm khối nạc của cơ thể. Quá trình này
gây nên sự sụt cân dẫn đến tình trạng suy kiệt trầm trọng ở người bệnh ung thư.

17
Hình: cơ chế dẫn đến sự suy kiệt ở bệnh nhân ung thư

Tăng sản xuất cytokine:


Khi hệ miễn dịch đang chiến đấu chống lại tác nhân gây bệnh, các cytokine
phát tín hiệu cho tế bào miễn dịch như các tế bào T và các đại thực bào tới vị trí nhiễm
trùng. Ngoài ra, các cytokine hoạt hoá các tế bào này, kích thích chúng tạo ra thêm
nhiều cytokine. Bình thường vòng phản ứng ngược này được duy trì trong sự kiểm
soát của cơ thể. Tuy nhiên, ở bệnh nhân ưng thư do sự tăng sinh của tế bào khối u nên
cơ thể không thể kiểm soát được phản ứng này, và quá nhiều tế bào miễn dịch bị hoạt
hoá tại một vị trí duy nhất. Dẫn đến tạo ra những cơn bão cytokine có khả năng gây
thương dách đáng kể đối với các cơ quan và các mô cơ thể.
Quá trình bệnh sinh của tổn thương tổ chức rất phức tạp và không thể quy cho
một tác nhân đơn độc nào. Tổn thương tổ chức xảy ra trong viêm và đây là một quá
trình tiến triển có thể dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Bạch cầu
trung tính lưu hành trong máu tương tác với các tế bào nội mô theo ba giai đoạn: lăn
tròn (rolling), bám dính (adhesion) và di chuyến vào tổ chức (migration)
Các bạch cầu đa nhân trung tính (chính xác hơn là bạch cầu nhân đa dạng-
polymorphonuclear leucocytes) là một trong những tác nhân điều hòa tế bào quan
trọng nhất của tổn thương tổ chức. Chúng tập trung tại tổ chức dưới tác dụng của nội
độc tố và các cytokine gây viêm diều hòa bởi IL-8. IL-8 là một chemokine được xem
như là một chất hóa ứng động (chemoattractant) và hoạt hóa mạnh mẽ của các bạch
cầu đa nhân trung tính. Tổn thương tổ chức xảy ra do sự phóng hạt của các tế bào này
làm giải phóng các enzyme thủy phân protein (protease) bao gồm elastase và
18
metalloproteinase chất nền, một enzyme có tác dụng phá hủy các protein cấu trúc của
tổ chức. Hiện tượng phóng hạt này cũng giải phóng các gốc tự do ôxy hóa (reactive
oxygen species-ROS). Các bạch cầu trung tính hoạt hóa có khả năng sản xuất một
lượng lớn ROS từ NADPH oxidase gắn với màng tế bào (membrane bound NADPH
oxidase). Một cách cụ thể, men này có khả năng xúc tác sự sản xuất các gốc tự do ôxy
hóa là superoxide và gốc hydroxyl. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong tổn
thương tổ chức nhưng chúng cũng tham gia vào quá trình tiêu diệt vi sinh vật thông
qua hệ thống độc tế bào của bạch cầu đa nhân trung tính.

Suy kiệt làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân ung mà hậu
quả kéo theo là sự suy giảm khả năng đáp ứng với điều trị đặc hiệu mà bác sỹ đề ra.
Những đặc tính hóa học mạnh của phương pháp hóa trị sẽ phải được giảm liều khi
chữa trị cho những ca bị suy kiệt. Trường hợp điều trị bằng phẫu thuật, những bệnh
nhân ung thư bị suy kiệt rất dễ bị biến chứng và nhiễm trùng. Nhiều bệnh nhân đã
không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm
trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị và làm giảm thời gian sống của
người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy với những bệnh nhân ung thư đại tràng bị sụt
cân, thời gian sống ngắn đi hơn 20 tuần, trong khi thời gian sống là vô cùng quý báu
đối với các bệnh nhân ung thư do các nguyên nhân sau:

-Quá trình phân giải protein và lipid tăng

- Chi phí năng lượng nghỉ ngơi của bệnh nhân tăng 30-40%

- Cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng kém

- Quá trình tổng hợp protein, lipid giảm

- Bệnh nhân chán ăn và thay đổi khẩu vị

- Các phương pháp điều trị xạ trị và hoá trị gây tổn thương hệ tiêu hoá

- Tâm lý suy sụp, bi quan, mệt mỏi

V.2. Những khó khăn của bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị:

Trước đây, ung thư được coi là một bệnh không chữa được. Ngày nay, với sự
tiến bộ của y học, đã có những phương pháp chữa bệnh ung thư có hiệu quả. Nhiều
bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi như ung thư rau, bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
ở trẻ em, bệnh Hodgkin, một số loại u lympho, ung thư tinh hoàn (loại tế bào mầm),
ung thư buồng trứng v.v….Nhờ điều trị và dinh dưỡng, tăng cường thể lực tốt, nhiều
trường hợp có thể kéo dài thêm cuộc sống năm năm, mười năm, có khi hai chục năm
hoặc hơn.

Để điều trị ung thư có nhiều phương pháp như: phẫu thuật, xạ trị, dùng thuốc…
Dù áp dụng phương pháp nào thì vai trò của dinh dưỡng đối với người bị ung thư rất
quan trọng. Khối ung thư là nguyên nhân chính làm tăng nhu cầu năng lượng hàng
ngày của cơ thể. Nhưng người bệnh lại không thể ăn uống bình thường do mệt mỏi, lo
lắng, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,
19
táo bón, giảm tiêu hoá và hấp thu…Vì vậy, người bệnh thường giảm cân, teo cơ bắp,
thiếu máu và thay đổi chuyển hoá trong cơ thể, 40 – 80% bệnh nhân mắc hội chứng
suy kiệt (Ollenschlager et al, 1991; Kern et al, 1988). Nếu không được khắc phục tình
trạng suy kiệt sẽ gây trở ngại tới hiệu quả điều trị bệnh vì cơ thể sẽ giảm khả năng
miễn dịch, giảm dung nạp thuốc, chậm phục hồi các tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm
trùng do giảm sức đề kháng. 30 – 50% bệnh nhân có nguy cơ tử vong do suy kiệt
(Palomares et al, 1996) và các bệnh cơ hội chứ không phải trực tiếp do căn bệnh ung
thư. Do đó, khi căn bệnh ung thư hoặc phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến việc ăn
uống bình thường của bệnh nhân, cần phải có biện pháp điều chỉnh, hỗ trợ ngay nhằm
giúp bệnh nhân tiếp nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những bất lợi
thường gặp do ung thư và bản thân của quá trình điều trị gây nên có thể kể đến:

- Biếng ăn - Tiêu chảy

- Thay đổi khẩu vị - Bạch cầu giảm trong máu

- Khô miệng - Vấn đề nước uống

- Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng Táo bón

- Buồn nôn - nôn

a. Biếng ăn:

Biếng ăn là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở những bệnh nhân ung
thư hoặc đang được điều trị ung thư. Trầm cảm, nỗi sợ hãi cũng làm cho người bệnh
mất ngon miệng. Đôi khi, những tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn,
nôn, những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng không thích
ăn. Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày. Ở những người khác,
biếng ăn có thể kéo dài lâu hơn. Dù với bất kỳ lý do gì, một số gợi ý sau đây có thể
giúp cải thiện tình trạng trên:

- Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm trên1.4g protein/kg/ngày và trên 28.66
cal/kg/ngày (Davidson et al, 2004; Bauer & Capra 2005)

, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn lớn chính. Cách ăn này giúp người bệnh
có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.

- Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường
đen...).

- Bổ sung nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa,
nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn... (trong trường hợp bệnh
nhân khó ăn được những thức ăn rắn).

- Chuẩn bị và dự trữ thực phẩm hợp khẩu vị nhằm tiện sử dỤng mọi lúc mọi nơi một
cách dễ dàng mỗi khi đói (phômai, bánh quy dòn, nho khô...)

20
- Buổi sáng phải là buổi ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng đạm nhập cho
suốt một ngày.

- Ăn những thực phẩm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với
những thực phẩm nặng mùi, nên sử dụng bếp có quạt hút mùi, nấu ăn ngoài trời, sử
dụng thực phẩm nguội thay cho nóng (vì thức ăn đang nóng, thực phẩm sẽ có mùi rất
mạnh), mở nắp xoong nồi thức ăn cho giảm bớt mùi trước khi mang thức ăn vào phòng
cho bệnh nhân. Sử dụng quạt để xua bớt mùi thức ăn quanh người bệnh.

- Sáng tạo đổi món, đa dạng hóa thức ăn và món tráng miệng.

- Thời gian lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, buổi ăn cần được trình bày thật hấp dẫn.

- Thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ngon miệng hơn. Cần gặp bác sĩ để biết
được loại hình vận động nào phù hợp với chính bản thân mình.

b. Thay đổi khẩu vị:

Điều này có thể xảy ra trong suốt thời gian bệnh và điều trị. Thực phẩm đặc biệt
là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm
giác đắng hoặc có mùi tanh. Ở hầu hết bệnh nhân, những vấn đề về thay đổi khẩu vị sẽ
biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Không có một phương pháp cụ thể nào nhằm ngăn
ngừa vấn đề thay đổi khẩu vị bởi lẽ mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau
do căn bệnh và liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, một số phương pháp sau đây có thể giúp
người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu nêu trên (những phương pháp sau đây
chỉ dành cho những bệnh nhân không có tình trạng đau hoặc bị thương tổn ở răng
miệng hầu họng, nếu có những vấn đề này cần gặp bác sĩ chuyên khoa trước khi áp
dụng...)

- Súc miệng với nước sạch trước khi ăn.

- Thử ăn những loại trái cây có vị chua (cam, quýt, chanh, bưởi...) ngoại trừ trường
hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng.

- Ăn bữa ăn nhỏ nhiều lần trong ngày.

- Sử dụng đồ đựng thực phẩm bằng mủ (nhựa) thay vì kim loại đối với những bệnh
nhân nào dị ứng với vị tanh.

- Tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu (nếu phù hợp)

- Sử dụng thịt gia cầm (thịt gà, vịt bỏ da), cá, trứng, phô mai thay cho thịt đỏ (thịt bò...)

- Tăng chế độ giàu đạm bằng cách sử dụng đạm thực vật như trong chế độ ăn chay.

- Nếu miệng có vị tanh hoặc đắng hãy thử nếm một vài giọt chanh (cam, quýt, bưởi...)
hoặc tinh chất bạc hà.

21
- Thêm gia vị và nước xốt vào thức ăn.

- Chú ý trong quá trình xạ trị ở vùng đầu, cổ nên bổ sung thêm viên kẽm sulfate có thể
giúp khắc phục tình trạng tanh miệng bất thường nhanh chóng.

c. Khô miệng:

Hóa trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ... có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và
dẫn đến khô miệng rất khó chịu. Khi gặp phải điều này, thức ăn đối với bệnh nhân sẽ
trở nên cứng hơn, khó nhai và khó nuốt. Khô miệng góp phần làm tình trạng chán ăn
càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý:

- Nên ăn thức ăn mềm xay nhuyễn, hoặc chế biến nhiều nước như xốt, nước thịt, xà
lách trộn...

- Có thể nhai kẹo hơi cứng hoặc nhai chewgum nhằm tăng tiết nước bọt nhiều hơn.

- Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh.

- Vệ sinh răng miệng (kể cả răng giả) và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày (sau mỗi bữa
ăn và trước lúc đi ngủ).

- Uống từng ngụm nước, hoặc nước canh sau mỗi vài phút để giúp nuốt dễ dàng hơn.
Nhớ đem theo nước uống khi ra khỏi nhà để tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi.

- Thử sử dụng một số thức ăn đồ uống chua (không nên thực hiện điều này nếu bệnh
nhân đang có những vết thương gây đau ở vùng hầu họng) nhằm giúp tăng tiết nước
bọt.

- Tránh các thức ăn đồ uống chứa nhiều đường.

- Tránh súc miệng bằng những dung dịch có chứa cồn.

- Luôn giữ ẩm cho đôi môi bằng vaselin thoa môi.

- Nếu tình trạng khô miệng trở nên trầm trọng, cần gặp bác sĩ chuyên khoa.

d. Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng:

Đau họng, miệng, lợi răng sưng, ấn đau... thường hay gặp ở những bệnh nhân
ung thư đang phải chịu xạ trị, hóa trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Khi
thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng
vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh
răng miệng gây ra.

Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng
của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực
phẩm. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt:
22
- Trái cây mềm (chuối, dưa hấu...)

- Phô mai

- Khoai tây nghiền

- Mỳ sợi, nui, bún, phở

- Sữa, bột ngũ cốc khuấy

- Tránh những thức ăn khô, thô, cứng (rau sống, bánh mỳ nướng, bánh quy giòn...)

- Tránh thức ăn cay, mặn.

- Tránh trái cây và nước quả có vị chua (cam, quýt, bưởi...)

- Nấu thức ăn cho đến khi thật mềm, chín tới.

- Thực phẩm nên cắt nhỏ

- Ăn thực phẩm lạnh hoặc để nguội bằng nhiệt độ phòng

- Chà (đánh) răng (kể cả răng giả). Súc miệng ít nhất 4 lần trong ngày.

e. Buồn nôn - nôn:

- Nên ăn trước khi đói thực sự vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn mạnh hơn.

- Uống ít nước trong khi ăn tránh gây tăng cảm giác đầy bụng, óc ách dễ nôn. Tốt nhất
là uống chậm, nhiều hớp có thể suốt ngày. Sử dụng ống hút rất hữu ích.

- Tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi...

- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng rải đều trong ngày.

- Nên ngồi hoặc nằm tư thế nữa nằm nữa ngồi sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

- Tránh ăn uống những thực phẩm đậm mùi trong phòng kín. Đừng ép mình phải ăn
một thực phẩm đã từng ưa thích nào đó khi đã buồn nôn, vì điều này có thể làm cho
người bệnh ghét thực phẩm đó vĩnh viễn.

- Không gian sống phải thoáng, không khí trong lành.

- Nếu tình trạng buồn nôn xảy ra trong suốt thời gian xạ trị hoặc hóa liệu pháp, bệnh
nhân cần tránh ăn trước khi điều trị khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.

- Mặc áo quần thích hợp, rộng rãi.


23
f. Bạch cầu trong máu giảm:

- Chú ý không nên mua và sử dụng những thực phẩm quá hạn sử dụng.

- Không mua đồ hộp sưng phồng móp méo.

- Thực phẩm xả đông cần phải được nấu, chế biến ngay sau đó.

- Tất cả thức ăn còn dư phải được ướp lạnh bảo quản và cần phải được tiêu thụ trong
vòng 24 tiếng.

- Không sử dụng trái cây, rau quả đã bị cũ, mốc meo hoặc bầm dập.

- Nấu chín tất cả thịt, cá. Tránh ăn trứng sống hoặc cá sống.

- Mua thực phẩm với số lượng đã được tính toán kỹ để tránh dư thưa, hết hạn hoặc
không đảm bảo được vấn đề bảo quản tốt.

- Tránh tiếp xúc nhiều, thường xuyên với cộng đồng người bệnh.

- Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế lây truyền mầm bệnh.

g. Vấn đề nước uống:

- Uống 8 - 12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây có thể là nước chín, nước ép rau, quả,
thịt...) sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước.

- Luôn đem theo nước mỗi khi rời nhà. Điều quan trọng là uống nước ngay cả những
lúc không khát vì khát không phải là một dấu chỉ điểm cho thấy cơ thể cần nước.

- Hạn chế những thức uống chứa cafein như càfê, trà đậm.

- Nên uống nước sau hoặc giữa bữa ăn.

h. Táo bón:

Gọi là táo bón, táo bón khi 1 tuần đại tiện ít hơn 3 lần và phân rắn. Đây là một
vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước
hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi
liệu pháp điều trị. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón:

- Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước (lượng xơ khuyến cáo là 25 - 35g
cho 1 người/ngày).

- Uống từ 8 - 10 ly nước mỗi ngày

- Nước chín, nước ép (rau, quả, thịt) ấm, nước chanh, trà không có cafein sẽ rất hiệu
quả.
24
- Nên đi bộ và vận động thường xuyên.

- Nếu táo bón vẫn tồn tại sau những biện pháp dinh dưỡng, vận động và đi bộ. Có thể
sử dụng thuốc để điều chỉnh.

Do đó tuỳ vào từng lọai ung thư, quá trình điều trị và tình trạng sức khoẻ của bệnh
nhân mà ta xây dựng khẩu phần ăn hợp lý đáp ứng được lượng calo cung cấp hằng
ngày cho bệnh nhân.

Số lượng cho 8
Thành phần người/bữa Calories
dầu đậu nành 1 muỗng cà phê 34
thịt gà nạc xé sợi 450g 501.5
hành tây thái hạt lựu 80g 33.8
khoai tây cắt hạt lựu 200g 257
cà rốt xắt nhỏ 150g 46
cà chua băm nhuyễn 400g 70.5
bông cải xanh thái nhỏ 300g 70
tỏi băm nhuyễn , gia vị
Tổng cộng 1012.8

Bảng : Thành phần và hàm lượng calori trong món ăn.

V.3. Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư:

Hiện nay, vai trò của dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư đã bắt đầu
được coi trọng bên cạnh các phương pháp điều trị đặc hiệu như xạ trị, hóa trị, phẫu
thuật. Việc hiểu biết về cơ chế gây tổn hại đến sức khỏe do tế bào ung thư gây ra và
các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp người bệnh ung thư có thái độ đúng đắn đối với chế
độ dinh dưỡng của mình, để tránh rơi vào tình trạng suy kiệt trầm trọng dẫn đến tử
vong đáng tiếc.

Khi nghiên cứu khả năng tổng hợp và phân giải protein trong tế bào cơ ở chuột
mang tế bào ung thư thì H J Smith và cộng sự (2004) đã thấy rằng đối với chuột bị
suy kiệt khi được điều trị bằng EPA và amino acid cho kết quả tối ưu và EPA được bổ
sung vào có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp protein trong cơ thể và giảm sự phân
giải protein.

25
Hình: Lượng Protein được tổng hợp(□), lượng Protein bị phân huỷ(■ )

• normal : chuột không mang khối u


• cachectic : chuột bị suy kiệt cơ thể
• EPA : chuột bị suy kiệt được điều trị với EPA
• EPA+C : chuột bị suy kiệt được điều trị với EPA+casein
• EPA+C+AA : chuột bị suy kiệt được điều trị với EPA+casein+amino acids
• EPA+C+AA+CHO: chuột bị suy kiệt được điều trị với EPA+casein+amino acids +
carbohydrate

a. Axid eicosapentaenoic (EPA):

Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt với công thức khoa học gồm sự kết hợp của
năng lượng cao - giàu protein - bổ sung EPA (axít eicosapentaenoic) đã được chứng
minh là nâng cao đáng kể hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống khỏe của bệnh
nhân ung thư.

26
Hình : Chênh lệch cân nặng của bệnh nhân trước và sau 3 tháng được bổ sung
EPA trong quá trình điều trị đã cho kết quả các bệnh nhân giảm sụt cân và có khả năng
tăng cân trở lại (Wigmore và cộng sự (1996))

Nghiên cứu cho thấy EPA là một hoạt chất có khả năng làm giảm hoặc đảo
ngược lại quá trình sụt cân do khối u. EPA (Eicosapentaenoic Acid, acid béo omega 3
chuỗi dài nhiều nối đôi) là loại acid mà cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải
được đưa từ ngoài vào. EPA là chất dinh dưỡng cần thiết, tham gia vào vai trò chức
năng của màng, các thụ thể và enzyme trong tế bào. Mỗi ngày, đối với người bình
thường cần khoảng 0,25g EPA. Chiết xuất EPA được lấy từ dầu của các loại cá sống ở
vùng biển sâu như cá sadrine (hay còn gọi là cá mòi). Nghiên cứu cho thấy trong 100g
cá sau khi chế biến: cá hồi Atlantic nuôi : 2.26 gam omega-3 fatty acids, trong đó
EPA: 0.69g; DHA :1.457g; ALA :0.113 g. Đối với cá ngừ thì có 0.272 g omega-3
fatty acids, trong đó EPA chiếm 0.047g, DHA 0.223g; ALA 0.002g
Wigmore và cộng sự (1996), đã nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư sụt 2.9kg/
tháng trước khi dùng EPA điều trị trong vòng 12 tuần thì cho kết quả hàm lượng 2g
EPA/ngày tối ưu, 6g EPA/ngày cho hiệu quả không tốt như 2g/ngày và lượng EPA
nhỏ hơn 2g/ngày thì không cho kết quả khả quan trong quá trình điều trị. Năm 2005,
theo FDA khuyến cáo lượng EPA và DHA bổ sung không vượt quá 3 g/người/ngày.
EPA có tác dụng làm giảm đáp ứng viêm bằng cách giảm việc sản xuất
proinflammatory cytokine và giảm yếu tố gây thủy phân protein vốn là hai quy trình
căn nguyên gây ra sự sụt cân ở người bệnh ung thư. Như vậy, việc đáp ứng đủ yêu cầu
lượng EPA cho cơ thể người bệnh có thể giúp cải thiện sức khỏe sinh dưỡng, hỗ trợ
bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh ung thư.

27
Hình : Cơ chế tác động của EPA

EPA chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ trong điều trị ung thư: Các nghiên
cứu thực tế gần đây cho thấy, nếu chỉ sử dụng EPA đơn thuần mà không có bổ sung
năng lượng và lượng đạm cao là không đủ để chặn đứng suy kiệt do ung thư. Hay nói
cách khác, EPA chỉ mới là điều kiện cần, bổ sung dinh dưỡng với hàm lượng protein
cao và giàu năng lượng mới là điều kiện đủ. Và điều quan trọng hơn là những can
thiệp dinh dưỡng từ sự kết hợp EPA, protein cao và giàu năng lượng phải được thực
hiện từ sớm thì mới đạt được hiệu quả mong muốn trong cải thiện sức khỏe dinh
dưỡng của người bệnh ung thư.

Việc cung cấp đủ cả 3 thành phần EPA, protein cao và giàu năng lượng đồng
thời cho bệnh nhân ung thư là rất khó khăn do đó cần dùng đến các chế phẩm khác
nhau đơn giản trong việc ăn uống, đa dạng giúp bệnh nhân có thể sử dụng.

Ví dụ: sản phẩm sữa ProSure

ProSure là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt với công thức khoa học gồm năng
lượng cao- giàu protein, bổ sung EPA đã được nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới
chứng minh về hiệu quả trên bệnh nhân ung thư.

28
Protein: 16g/240ml
• 47.5 % sodium caseinate toàn phần
• 47.5% sodium caseinate thủy phân một phần
• 5% whey protein
Carbohydrate:
• Tinh bột bắp
• Sucrose : 8g/240ml (ít ngọt hơn các dinh dưỡng thông thường khác hợp với khẩu vị
của người bệnh ung thư)
• Maltosedextrin
• Gum arabic
• polysaccharide đậu nành
FOS: 2.7g/240 ml
Chất béo:
• Dầu cá sardine khử mùi, tinh chế
• MCTs (Medium Chain Triglycerides)
• Dầu canola
• Dầu đậu nành
• Lecithin đậu nành
Năng lượng : 300 kcal/1 ly sữa pha chuẩn; mỗi ngày dùng 2 ly (nhu cầu năng
lượng người bình thường có trọng lượng 50kg dao động từ 1250kcal/ngày-
1750kcal/ngày). Việc sử dụng ProSure thường xuyên đã được nhiều nghiên cứu lâm
sàng chứng minh rằng giúp nâng đỡ cho sức khỏe bệnh nhân, tăng cường sức đề
kháng, giúp bệnh nhân có đủ sức chịu đựng những tác dụng phụ nặng nề do quá trình
điều trị ung thư gây ra.

b. Glutamine:

Glutamine là acid amin tự do có nhiều nhất trong cơ thể, chiếm đến 60% các acid amin
tự do trong tế bào cơ bắp. Sự tổng hợp glutamine do glucocorticoids điều hành. Trong
29
những trường hợp stress, nguồn glutamine tuôn ra từ cơ đóng vai trò vận chuyển
nitrogen đến các vùng nội tạng và hệ miễn dịch. Với chức năng cung cấp nitrogen,
glutamine là chất tiền thân cho tổng hợp purines, pyrimidines, đường amin và
glutathione kháng oxid-hoá nội bào, do đó, nó rất cần cho sự tăng sinh tế bào. Ngày
càng có nhiều bằng chứng cho thấy glutamine là một cơ chất thiết yếu, nguồn năng
lượng cho các hoạt động chuyển hoá và chức năng của nhiều hệ thống cơ quan, kể cả
việc duy trì khối cơ bắp, giữ gìn sự toàn vẹn của ống tiêu hoá, cân bằng kiềm-toan và
nâng cao hoạt tính của hệ miễn dịch.

Đối với người bị ung thư thì bổ sung glutamine nhằm giảm các triệu chứng như tiêu
chảy, viêm niêm mạc miệng; ngứa ran ở ngón tay và ngón chân (đau thần kinh ngoại
vi) ; giúp hồi phụ lại các bắp cơ bị suy kiệt giúp bệnh nhân có thể tăng trọng và giảm
quá trình suy kiệt. Theo khuyến cáo thì liều dùng đối với người lớn (trên 18 tuổi) là
0.3-0.5g/kg/ngày; còn trẻ em hoặc người bị thận, gan không nên dùng glutamine bổ
sung.

Ví dụ: sản phẩm chứa L-glutamine và protein cung cấp cho cơ thể

VI. Biện pháp dinh dưỡng cho một số bệnh ung thư:

VI.1. Ung thư thực quản:


Khối u ác tính ở bộ phận thực quản. Tỷ lệ phát bệnh ở nam nhiều hơn ở nữ 2.07
lần, độ tuổi thường gặp từ 40 – 74 tuổi, dưới 30 tuổi ít gặp. Triệu chứng tự giác bao
gồm khi ăn có cảm giác nghẹn, có cảm giác khi ăn có dị vật mắc trong thực quản, đau
sau xương ức, nôn sau khi ăn, gầy rộc, thiếu máu…
Sự phát triển ung thư thực quản có liên quan chặc chẽ tới nhân tố dinh dưỡng.
Theo điều tra của các nước, thiếu dinh dưỡng và uống rượu quá nhiều là nhân tố gây
nguy cơ chủ yếu dẫn đến ung thư thực quản. Mức độ nguy hiểm của ung thư thực quản
tương quan âm với liều lượng tiêu hao cá, thịt, trứng tươi, các chế phẩm sữa, rau tươi
30
và trái cây. Chuyển hóa sinh hóa ở người bệnh khác thường, tác dụng dị sản trong
chuyển hóa đường và mức tiêu hao năng lượng tăng lên, phân giải protein quá nhiều,
xuất hiện gầy sút, thậm chí nôn ra chất lỏng, hàm lượng retinol (vitamin A), β-
carotene, vitamin B6, vitamin C và các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, molipden,
selen trong máu giảm, lượng vitamin B1, B2 thải ra trong nước tiểu giảm.
Biện pháp dinh dưỡng chủ yếu để phòng ngừa ung thư thực quản của người dân
ở các vùng có tỷ lệ phát bệnh cao là: cơ cấu bữa ăn hợp lý, cung cấp chất dưỡng cân
đối, tăng lên một cách hợp lí lượng cung cấp protein trên cơ sở đảm bảo lượng cung
cấp bình thường về năng lượng, ăn nhiều cá, thịt, trứng tươi, chế phẩm sữa, sữa đậu
nành,chế phẩm đậu và rau tươi, trái cây, rau câu, táo đỏ,…ít ăn thức ăn chua, không ăn
thức ăn mốc, lên men. Với những người có biến chứng tiền ung thư như biểu mô niêm
mạc thực quản tăng sinh không điển hình (tăng sinh dị hình), mỗi ngày nên uống
7.5mg vitamin A đương lượng retinol, vitamin B2 10mg, vitamin C 300mg, canxi
800g, sắt 12mg, kẽm 30 mg. Uống cho đến khi bệnh tình thuyên giảm thì mới chuyển
sang chế độ ăn dự phòng nói trên.
Với các bệnh nhân trị liệu bằng phẩu thuật, lượng nhu cầu về năng lượng mỗi
ngày trước phẫu thuật là cân nặng lý tưởng (kg) x 210 kJ (50 kcal), lượng nhu cầu về
protein là cân nặng lí tưởng (kg) x 2g, đồng thời cần cung cấp thêm vitamin A, B1, B2,
B6, B12, C, canxi và các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, lượng này gấp 2 – 3 lần lượng
cung cấp bình thường, nên phối chế thành thức ăn được bệnh nhân ưa thích, để giúp
ích cho việc khôi phục trạng thái dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tranh thủ phẫu thuật ngay
trong giai đoạn đầu, sau khi phẫu thuật cần tiếp tục căn cứ theo nhu cầu về chất dinh
dưỡng nói trên, ăn các thức ăn lỏng hoặc sền sệt đồng thời phối hợp với truyền qua
tĩnh mạch để bổ sung chất dinh dưỡng rồi mới dần dần chuyển qua ăn các thức ăn
mềm và chế độ ăn cân đối thông thường.
VI.2. Ung thư dạ dày:
Một trong những khối u ác tính thường gặp nhất ở Trung Quốc. Nam phát bệnh
nhiều hơn nữ 2.1 lần, độ tuổi thường sau 35 tuổi, tỷ lệ phát bệnh trên 45 tuổi đi lên
theo đường thẳng. Vị trí gặp nhiều là ở hốc dạ dày môn vị, bờ cong nhỏ của dạ dày và
thân dạ dày. Triệu chứng có đau bụng trên, khó chịu, có cảm giác tức chướng, nhanh
no (khi đói vừa ăn đã thấy no), ăn không ngon miệng, gầy sút, giảm cân, buồn nôn, ói
mửa và đại tiện có huyết ẩn dương tính. Sự phát bệnh ung thư dạ dày có liên quan chặt
chẽ tới nhân tố dinh dưỡng trong ăn uống. Các nghiên cứu về bệnh học dịch tễ cho
thấy ở người có điều kiện kinh tế tốt, chi phí bình quân cho ăn uống cao thì tỷ lệ phát
bệnh ung thư dạ dày thấp. Các nhân tố có nguy cơ ung thư dạ dày là thường xuyên ăn
các thức ăn muối (như thịt muối, cá muối, rau muối, mắm tôm,…), các thức ăn hun
khói, đồ ăn cứng, đồ ăn nóng, đồ ăn nhanh, ăn uống không đúng giờ, uống rượu mạnh,
hút nhiều thuốc lá (nhiều trên 20 điếu/ngày), tinh thần bị kích thích quá mạnh, hoặc
hay sinh sự…Còn nếu thường xuyên ăn rau màu xanh, vàng tươi,…thì là nhân tố mang
tính bảo vệ. Về nguyên nhân gây ung thư dạ dày đến nay vẫn chưa được làm rõ, phần
lớn các nhà khoa học cho là có liên quan đến hợp chất N-nitrozo, hợp chất này chủ yếu
được tổng hợp trong dạ dày, căn cứ vào các kết cấu khác nhau mà chia thành
nitrozamin và notroxylamin loại sau là chất trực tiếp không cần phải chuyển hóa qua
gan, có thể gây ung thư dạ dày ngay trong dạ dày. Khi các sản phẩm phân hủy protein

31
trong dạ dày là amin bậc hai và muối nitrit cùng đồng thời tồn tại, thì dễ hợp thành
nitrozamin và nitroxylamin trong nhóm gốc amin bậc hai nếu cosaxylamino thì chất
hợp thành sẽ là nitroxylamin. Amin bậc hai có nguồn gốc từ sản phẩm phân hủy
protein, thức ăn cứng không tươi, như thịt ngâm muối, cá muối, cá khô,… Thì hàm
lượng amin bậc hai trong đó càng nhiều. Nitrit sẽ được hình thành từ rau không tươi
hoặc rau nấu chín để qua đêm, chất nitrit trong đó sẽ bị vi khuẩn khử. Những bệnh
nhân bị viêm dạ dày mãn do trong dạ dày có các vi khuẩn nitrir hóa nhiều chất nitrat bị
oxy hóa – khử thành nitrit cũng nhiều. Amin bậc hai và nitrit càng nhiều thì
nitroxylamin sản sinh ra càng nhiều.
Có một số chất sẽ ảnh hưởng đến sự hợp thành nitroxylamin. Nếu khi lượng
protein đưa vào tương đối nhiều, thì độ axit bazo trong dạ dày sẽ biến đổi , làm giảm
sự tổng hợp nên nitroxylamin đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể,
giúp ích cho việc phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gia tăng protein niêm dịch
dạ dày, giảm thiểu tác dụng của các chất gây ung thư đối với niêm mạc dạ dày. Vì thế,
sữa bò, sữa đậu nành và chế phẩm từ đậu có tác dụng bảo vệ đối với niêm mạc dạ dày,
vitamin A và β-caroten có khả năng ức chế sự sinh trưởng của tế bào
VI.3. Ung thư gan:
Một trong những khối u ác tính thường gặp nhất ở Trung Quốc. Ung thư gan có
hai loại: là nguyên phát và thứ phát, loại đầu là khối u nguyên phát ở gan, loại sau là
ung thư do các tế bào ung thư nguyên phát ở các vị trí trên cơ thể, qua tuần hoàn máu
vào gan sinh trưởng dẫn đến. Nam phát bệnh nhiều hơn nũ gấp 2,59 lần, phần lớn ở độ
tuổi sau 30 tuổi.
Triệu chứng có chán ăn, bụng chướm buồn nôn, toàn thân mệt mỏi, gầy sút,
thiếu máu tăng tiến đau liên tục hoặc đau từng cơn ở vùng gan, gan sưng, cứng chắc,
bề mặt không nhẵn, tràn dịch màng bụng…kiểm tra miễn dịch học huyết thanh thấy
fetuin A dương tính, kiểm tra sóng siêu âm gan, cắt lớp chất đồng vị phóng xạ, chụp
lớp X quang (CT) và làm sinh thiết mô gan sẽ chẩn đoán được chính xác.
Nguyên nhân của ung thư gan nguyên phát vẫn chưa được làm rõ, được cho là
có liên quan đến nhiễm virut viêm gan B, caftatoxin, nitrozamin và các chất hữu cơ
clorua trong nguồn nước. Trạng thái dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng quan trọng đến
việc phát triển của ung thư gan.
Các biện phát phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
1. Trên cơ sở chế độ ăn cân đối, tăng thêm tỷ lệ protein và giảm bớt tỉ lệ lipit đưa
vào cho thỏa đáng.
2. Ở những vùng phát triển ung thư gan cao, sẽ tiến hành phòng ngừa bằng việc
bổ sung thêm selen, mỗi ngày cùng cấp selen 0,10-0,2mg.
3. Vitamin B2 là loại coenzim quan trọng gan, có thể thúc đẩy hấp thụ của tế bào
gan, duy trì chức năng sinh lý bình thường, khi bị thiếu sẽ dẫn đến ung thư gan.
4. Cung cấp đầy đủ β-caroten, vitamin A, E và C, sẽ có tác dụng bảo vệ gan,
lượng cung cấp mỗi ngày nên tăng gấp 2-3 lần lượng cung cấp bình thường.
5. Với những bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật ngoài việc chú ý tăng cường
cung cấp protein , còn cần tăng thêm các chất dinh dưỡng nói trên.

32
VI.4. Ung thư phổi:
Một trong những loại ung thư ác tính thường gặp ở Trung Quốc, có 2 loại
nguyên phát và thứ phát, ở thành phố nhiều hơn nông thôn, thành phố lớn nhiều hơn
thành phố nhỏ. Nam phát sinh nhiều gấp 2,13 lần so với Nữ, phần nhiều ở độ tuổi sau
35 tuổi.
Triệu chứng: sốt, ho, ho đờm nhím hoặc đờm mủ, ho máu, đau ngực, toàn thân
mệt mỏi, kém ăn, gầy sút
Nguyên nhân:
1. Ô nhiễm môi trường khói thuốc và khí quản là nhân tố gây ung thư nguy hiểm
2. Môi trường không khí trong phòng bị ô nhiễm khói trong quá trình nấu nướng
là nguyên nhân gấy ung thư ở nữ giới
Các biện phát phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
1. Với những người có nguy cơ ung thư phổi cao (ở độ tuổi trên 35) thêm lượng
vitamin A đưa vào mỗi ngày nên cung cấp 1,5mg đương lượng retinol.
2. Bổ sung β- cartoten ngoài việc có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể
ra, bản thân nó vẫn có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng loại bỏ được các
peoxit và epoxit có tác dụng gây ung thư và làm tổn hại đến axit
deoxyribonucleic tế bào vì thế có tác dụng ngừa được ung thư, hơn nữa khi
dùng với liều lượng cao, cũng không có độc tính, có thể thấm qua màng tế bào,
có tác dụng chống oxy hóa trong tế bào, từ đó phòng ngừa được ung thư. Mỗi
ngày cung cấp 10-15mg.
3. Vitamin E và C có tác dụng chống oxy hóa, mỗi ngày nên cung cấp vitamin E
30-60mg, vitamin C 0,6-1,0mg.
4. Nguyên tố vi lượng selen có tác dụng chống các gốc oxy tự do, mỗi ngày nên
cung cấp 0,1- 0,2 mg, nếu có thể cung cấp dưới dạng men selen, đồng thời bổ
sung thêm cả vitamin B1, B2 và axit folic (B9).
5. Bệnh nhân trước và sau khi phẩu thuật , hoặc đang tiếp nhận phóng xạ, trị liệu
bằng hóa chất thì ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng protein ra, đồng thời cần
bổ sung cả các chất dinh dưỡng nói trên.

33
Tài liệu tham khảo
Bauer J & Capra S. Intensive nutrition intervention improves outcomes in patients
with cancer cachexia receiving chemotherapy – a pilot study. Supportive Care Cancer
2005;13:270-274
Bauer J, Capra S, Davies PSW. Estimation of total body water from foot to foot
bioelectrical impedance analysis in patients with cancer cachexia – agreement between
prediction methods and deuterium oxide dilution. Accepted 2005- J Hum Nutr Dietet
H J Smith, N A Greenberg and M J Tisdale. Effect of eicosapentaenoic acid, protein
and amino acids on protein synthesis and degradation in skeletal muscle of
cachectic mice. British Journal of Cancer (2004) 91, 408–412
Jeannine Bachmann1, Knut Ketterer, Christiane Marsch, Kerstin Fechtner,Holger
Krakowski-Roosen, Markus W Büchler, Helmut Friess1 and Marc E Martignoni.
Pancreatic cancerrelated cachexia: influence on metabolism and correlation to weight
loss and pulmonary function. BMC Cancer 2009, 9:255
Kern KA, Norton JA. Cancer cachexia. JPEN 1988;12:286-98.
Ollenschlager, G., Thomas, W., Konkol, K., Diehl, V., & Roth, E. Nutritional
behaviour and quality of life during oncological polychemotherapy: results of a
prospective study on the efficacy of oral nutrition therapy in patients with acute
leukaemia. European Journal of Clinical Investigation, 1991;22: 546-53.
Palomares MR, Sayre JW, Shekar KC, Lillington LM, Chlebowski R. Gender
influence of weight-loss pattern and survival of nonsmall cell lung carcinoma patients.
Tisdale M. J., Beck S. A. Inhibition of tumour-induced lipolysis in vitro and cachexia
and tumour growth in vivo by eicosapentaenoic acid. Biochem. Pharmacol. 1991;
41:103-107
Wigmore SJ, Ross JA, Falconer JS, Plester CE, Tisdale MJ, Carter DC, Fearon KC.
The effect of polyunsaturated fatty acids on the progress of cachexia in patients with
pancreatic cancer.Nutrition 1996; 12(Suppl 1):27-30
http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=george&dbid=97
http://www.umm.edu/altmed/articles/glutamine-000307.htm
http://www.camnangthuoc.vn/news/infoproduct.php?id=58&skeyword=Ti%C3%AAu
%20ch%E1%BA%A3y
http://www.netwellness.org/healthtopics/cancer/glutamine.cfm
http://wikipedia

34

You might also like