You are on page 1of 20

Chương 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề


Trong muôn ngàn loài hoa, ít loài hoa nào phong phú với nhiều họ, chủng loại,
màu sắc và giàu sức quyến rũ bằng hoa lan. Hoa lan không chỉ mang vẻ đẹp đài
các, sang trọng mà còn ấm áp, gần gũi và chất chứa những giá trị tiềm ẩn, mới lạ,
hấp dẫn. Đặc biệt, lan Hồ Điệp được ưa thích về màu sắc, kiểu dáng trang nhã
nhưng cũng không kém phần kiêu sa và được mệnh danh là “ nữ hoàng “ của các
loài hoa lan. Chính vì vậy, việc trồng lan Hồ Điệp không chỉ dừng lại ở qui mô gia
đình mà đã nhanh chóng được mở rộng và trở thành lãnh vực quan trọng trong
nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nước trên thế giới như Đài
Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ. Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên
liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ Điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở
thành một nước sản xuất hoa lan Hồ Điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thống
kê tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (Nguyễn
Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu hoa lan Hồ Điệp trong nước cũng như xuất
khẩu đòi hỏi có một số lượng lớn cây giống, đồng đều trong khi lan Hồ Điệp lại là
một loài lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân thấp trong điều kiện nhân
vô tính tự nhiên. Do đó việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp nhân giống tối ưu
cho lan Hồ Điệp là hết sức cần thiết.
Trong các phương pháp nhân giống lan Hồ Điệp hiện nay thì nuôi cấy mô
là phương pháp thích hợp để nhân nhanh giống trong một thời gian ngắn, tạo ra
các cây con đồng nhất, sạch bệnh, ổn định về mặt di truyền không phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết. Phương pháp này có thể tạo ra số lượng lớn cây đáp ứng được
yêu cầu của người chơi hoa và sản xuất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Khảo
sát một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro.”

1.2 Mục tiêu và yêu cầu


1.2.1 Mục tiêu
Xác định yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển góp
phần xây dựng quy trình nhân giống vô tính Hồ Điệp in vitro
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi cấy lan Hồ Điệp.
- Theo dõi chiều cao cây, số lá, số chồi, số rễ, tốc độ tạo chồi, tốc độ tạo rễ.
- Xác định nồng độ và hóa chất thích hợp nhân chồi, vươn thân, tạo rễ cho lan Hồ
Điệp nuôi cấy in vitro.

1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về nuôi cấy mô tế bào thực vật
2.1.1 Lịch sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Theo Trần Văn Minh (2005) lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật gắn liền
với các sự kiện như sau:
Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa các giả thuyết về tính toàn thế
của tế bào vào thực nghiệm. Theo ông, tất cả tế bào thực vật có tính toàn năng,
mỗi tế bào đều mang một lượng thông tin di truyền đầy đủ của cơ thể và gặp điều
kiện thuận lợi thì có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Năm 1922, Kotte người Mỹ học trò của Haberlandt và Robbins lặp lại thực
nghiệm của Haberlandt với đỉnh sinh trưởng tách từ đầu rễ một cây hòa thảo.
Trong môi trường lỏng gồm có muối khoáng và glucose, đầu rễ sinh trưởng mạnh,
tạo nên một hệ thống có rễ phụ. Giai đoạn này làm cơ sở cho việc chọn mẫu cấy
và những nghiên cứu về thành phần môi trường ở các giai đoạn sau.
Năm 1934, bắt đầu giai đoạn thứ hai trong lịch sử nuôi cấy mô thực vật, khi
White (Hoa Kỳ) nuôi cấy thành công đầu rễ cây cà chua (Lycopersicum
esculentum) trong thời gian dài bằng muối khoáng, glucose và nước chiết nấm
men. Sau đó, nước chiết nấm men được thay thế bằng 3 loại vitamin nhóm B:
thiamin (B1) pyridoxine (B6) và nicotinic acid. Từ đó, việc nuôi cấy đầu rễ trong
thời gian vô hạn được tiến hành ở nhiều cây khác nhau.
Sau đó ít lâu, Went và Thiman phát hiện ra chất điều hòa sinh trưởng đầu
tiên là IAA (Indol Acetic Acid).
Năm 1939, cùng với Nobercourt, Gautheret đã thành công trong việc duy
trì sự sinh trưởng trong thời gian dài của mô sẹo cà rốt (Daucus carota) trên môi
trường rắn bằng thạch.
Năm 1941, Overbeck (Hoa Kỳ) chứng minh tác dụng kích thích sinh trưởng
của nước dừa trong nuôi cấy phôi họ cà (Datura).
Trong thời gian này, nhiều chất sinh trưởng nhân tạo đã được nghiên cứu
và tổng hợp thành công, như Napthyl Acetic Acid (NAA), 2,4 Dichlorphenoxy
acetic acid (2,4D). Nhiều tác giả nhận thấy cùng với nước dừa, NAA và 2,4 D
giúp tạo mô sẹo, gây phân chia tế bào thành công ở nhiều đối tượng thực vật mà
trước đó rất khó nuôi cấy.
Năm 1957, Skoog và Miler công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
nồng độ các chất auxin/ cytokinin trong môi trường phát sinh cơ quan (rễ hoặc
chồi) của mô sẹo ở thuốc lá. Khi tỷ lệ auxin/ cytokinin như IAA/ kinetin < 1 thì
mô có xu hướng hình thành chồi. Khi tỷ lệ auxin/ cytokinin > 1 mô sẹo có khuynh
hướng phát triển rễ. Tỷ lệ auxin/ cytokinin thích hợp sẽ kích thích phân hóa cả
chồi và rễ, tạo cây hoàn chỉnh.
Từ năm 1954 đến 1959 kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn đã được phát
triển. Muir, Hildebrandt và Riker đã tách các tế bào của mô sẹo thành các tế bào
đơn bằng cách sử dụng máy lắc.

2
Năm 1960, Bergman công bố có thể dùng phương pháp lọc đơn giản để thu
được hầu hết tế bào đơn mà không dính cụm. Cùng với kỹ thuật gieo tế bào của
Bergman, nhiều tác giả đã thành công trong việc tạo cây hoàn chỉnh từ một tế bào,
chứng minh được tính toàn thế của tế bào.
Năm 1960, Cooking (Anh) công bố có thể dùng men để phân hủy vỏ
cellulose của tế bào thực vật, kết quả thu được các tế bào tròn, không vỏ bọc, gọi
là protoplast.
Đầu những năm 1970, Nagata và Takebe (Nhật) thành công trong việc làm
cho các protoplast tách từ mô thuốc lá tái tạo vỏ cellulose, phân chia, tạo nên quần
thể tế bào trong môi trường lỏng.
Từ năm 1980 đến 1992, nhiều thành công mới trong lãnh vực công nghệ
gen thực vật được công bố, hàng loạt các công trình chuyển gen ngoại lai vào
nhiều họ thực vật.
Khả năng nhân giống và phục tráng cây trồng được thể hiện rõ rệt trong
những ứng dụng của nuôi cấy mô thực vật. Morel (1960) đã nhận thấy đỉnh sinh
trưởng của các loài địa lan (Cymbidium) khi đem nuôi cấy sẽ hình thành các
protocorm. Khi chia cắt các protocorm và nuôi cấy tiếp thì thu được các protocorm
mới. Khi nuôi trong các điều kiện nhất định protocorm có thể phát triển thành cây
lan con, tạo ra các dòng vô tính không bị nhiễm virus. Kỹ thuật này đặc biệt có
giá trị đối với các cây như: khoai tây, cây ăn quả và nhiều cây nhân giống vô tính
khác.
Hiện nay, nuôi cấy mô thực vật được ứng dụng mạnh mẽ trong việc nhân
giống, chọn tạo giống, sản xuất các chất thứ cấp có hoạt tính sinh học và nghiên
cứu lý luận di truyền thực vật bậc cao. Nuôi cấy mô thực vật đã được đưa vào các
chương trình chọn giống, nhân giống hiện đại (Nguyễn Văn Uyển, 1993).
2.1.2 Lịch sử nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật bắt đầu từ năm 1975.
Phòng nuôi cấy mô đầu tiên được xây dựng tại Viện Sinh Học, Viện khoa học Việt
Nam do Tiến Sĩ Lê Thị Muội đứng đầu.
Nhận thức được triển vọng to lớn của nuôi cấy mô trong chọn giống và
nhân giống cây trồng nông nghiệp, các cơ sở thuộc Trung tâm nghiên cứu Khoa
học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, một số đơn vị
nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Y
tế, Viện nghiên cứu Hạt Nhân đã xây dựng các phòng nuôi cấy mô thực vật, từng
bước xây dựng tiềm lực khoa học và đào tạo cán bộ nghiên cứu vào ngành này
(Trần Văn Minh, 1999).
Theo Nguyễn Văn Uyển và các tác giả, 1993 nghiên cứu nuôi cấy mô thực
vật ở Việt Nam đã đạt một số thành tựu như sau:
- Nhân giống khoai tây (Solanum tuberosum L..) tại Viện Công Nghệ Sinh
học.
- Nhân giống vô tính cà Phê (họ Rubiaceae) Nguyễn Thị Quyền, Nguyễn
Văn Uyển).
- Nhân giống chuối ( Musa spp)

3
- Nhân giống cây bắt ruồi ( Nepenthes madagascariens ) Đoàn Thị Ái
Thuyền.
- Nhân giống dứa Cayen và Queen Long An.
- Ứng dụng nuôi cấy mô trong nhân giống mía đường (Sacharum
offciarum), nhân giống cây Vani (Vanilla sp) bằng nuôi cấy mô (Vũ Mỹ Liên)
2.1.3 Lợi ích của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô.
- Tạo ra các cây con đồng nhất giống như cây mẹ mang tính trạng tốt.
- Nhân một số lượng cây con thật lớn từ một cá thể ban đầu trong một thời
gian ngắn.
- Tạo ra các cây con sạch bệnh.
- Không chiếm nhiều diện tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện
ngoại cảnh.
- Một giống cây quý có thể được nhân ra số lượng nhiều, nhanh chóng để
đưa vào sản xuất.
- Việc trao đổi giống quốc tế các nguồn gene sạch bệnh nuôi trong ống
nghiệm được thực hiện dễ dàng.
- Thông qua nuôi cấy mô có thể ứng dụng việc chuyển gene cho những
thực vật bậc cao để tạo giống mới theo yêu cầu sản xuất (Bùi Bá Bổng, 1995)
2.2 Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Trong thực vật, ngoài các chất dinh dưỡng như glucid, protid, lipid, cây còn
chứa nhiều chất hoạt tính sinh lý khác như các vitamin, enzym, các chất điều hòa
sinh trưởng. Trong công nghệ nuôi cấy mô thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng
rất quan trọng trong quá trình tạo mô sẹo, tạo chồi, nhân chồi và hình thành cây
hoàn chỉnh. Sau đây là một số đặc tính và cơ chế tác dụng của một số chất như
auxin, cytokinin, giberelin.
2.2.1 Auxin
Auxin là một chất có nhân Idol, có công thức hóa học là C 10H9O2N. Auxin tự
nhiên được tìm thấy nhiều ở thực vật là indol acetic acid ( IAA). IAA có dẫn xuất là
naphtylacetic acid (NAA) và 2,4 – diclophenoxy acetic acid (2,4 D) . NAA được Went
và Thiman phát hiện năm 1937 là một auxin nhân tạo có hoạt tính mạnh hơn auxin
tự nhiên IAA. Trong cây IAA tập trung nhiều trong các mô non(chồi, lá đang phát
triển) trong hạt, trong hạt nảy mầm (Trịnh xuân Vũ và ctv, 1976).
Tác động sinh lý của auxin:
- IAA có vai trò kìm hảm sự phát triển của chồi bên (duy trì hiện tượng uu
thế ngọn).
- IAA chi phối hướng động của cây (hướng quang và hướng địa).
- IAA kích thích quá trình tăng trưởng nhờ tác dụng kéo giãn tế bào. Sự kéo
giản tế bào diễn ra đồng thời trên hai trục (trục ngang và trục dọc). Nhờ vào tác
dụng này mà auxin giúp tăng diện tích lá, tăng đường kính và chiều dài cành,
chiều dài thân, rễ, làm củ, quả phình to ra.
- IAA kích thích sự tặng trưởng của quả, ngăn ngừa hiện tượng rụng lá,
rụng quả, kích thích sự ra rễ.

4
Ứng dụng:
- IAA kích thích sự ra rễ, đặc biệt rễ bất định trên cành giâm, cành chiết và
trên mô nuôi cấy. Trong nuôi cấy mô, auxin (IBA, NAA) có tác dụng tạo rễ tốt.
- Để tăng đậu quả, tăng sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt, người ta
xử lý các auxin như NAA 20 ppm, 2,4- dichlorophenoxy acetic acid (2,4- D) 10
ppm cho một số cây trồng như cà chua, cam, chanh.
- Để kéo dài sự chín và bảo quản quả lâu, dùng dung dịch NAA(10- 20
ppm)
- 2,4D có hiệu quả trong việc tạo mô sẹo ở nhiều loại thực vật.
2.2.2 Cytokinin.
Năm 1955, Skoog và Miller tách ra từ DNA (acid desoxyribo nucleic) của
tinh dịch cá trích (Clupea) một chất kết tinh có hoạt tính đối với mô tế bào cây
thuốc lá và đặt tên là kinetin. Cytokinin là chất điều hòa tăng trưởng có tác dụng
làm tăng sự phân chia tế bào. Cytokinin thường gặp là kinetin, 6- benzyl
aminopurin (BA). Cytokinim được lấy ra từ mô phân sinh rễ cytokinin có hàm
lượng cao nhất ở phôi, quả non, rễ (Trịnh Xuân Vũ và ctv, 1976).
Vai trò sinh học và ứng dụng:
Cytokinin và auxin kích thích sự phân chia tế bào một cách mạnh mẽ. Nếu
auxin/ cytokinin > 1: kích thích ra rễ, auxin/ cytokinin <1 kích thích hình thành
chồi, auxin/ cytokinin = 1 kích thích hình thành mô sẹo (Nguyễn Văn Uyển và cs,
1993).
- Cytokinin kích thích sự phát triển mầm hoa.
- Cytokinin cảm ứng hình thành chồi cây từ mô sẹo nuôi cấy, duy trì sự trẻ
hóa của các cơ quan và loại bỏ ưu thế ngọn cũng như hạn chế sự phát triển của rễ.
- Các cytokinin được sử dụng chủ yếu trong nuôi cấy mô thực vật là TZD
(thiazuron), BA (6- Benzylaminopurine), kinetin (6- Fufuril amino purine) và
cytokinin tự nhiên có trong nước dừa được ứng dụng rộng rãi trong môi trường tạo
chồi in-vitro.
2.2.3 Giberelin
Giberelin được nhà nghiên cứu người Nhật Kurosawa phát hiện đầu tiên
năm 1926. Năm 1939 đã tách chiết được giberelin từ dịch chiết nấm Giberelin
fujikuroi. Giberelin là sản phẩm trích từ nấm Giberelin fujikuroi sống ký sinh ở lúa
gây bệnh lúa von được gọi là Giberelin A. Khi tác dụng dịch chiết rút từ cây lúa
bị bệnh von lên cây khỏe thì làm cho cây này sinh trưởng mạnh. Giberelin được
tìm thấy trong tất cả các loại cây và các loại nấm (Trịnh Xuân Vũ và ctv, 1976)
Vai trò của giberelin:
- Giúp kéo dài lóng, đốt.
- Kích thích nẩy mầm của hạt.
- Tác động lên sự đậu trái.
- Kích thích sự hình thành và phát triển của ngồng hoa.
- Tác dụng lên cơ chế điều hòa sinh tổng hợp acid nucleic và protein trong
cây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tế bào, sự nảy mầm và ra hoa.
Đến nay có gần 50 chất giberelin được tìm thấy (Đỗ Thị Bảo Ngọc, 2002).

5
2.3 Giới thiệu về lan Hồ Điệp
2.3.1 Nguồn gốc
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn,
đẹp, bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong phú, không thua kém giống lan nào khác
từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại lan Hồ Điệp có sọc nằm ngang hoặc
thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ. Giống Phalaenopsis có khoảng 70 loài trong
đó có 44 chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya đến châu Á có hơn 20 loài lan ưa nóng
có ở các nước Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philippine, đông Ấn
Độ, (Nguyễn Công Nghiệp, 2004).
Lan Hồ Điệp được khám phá vào năm 750, đầu tiên được ông Rumphius
xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linne đổi lại là
Epidenndrum amabilis vào năm 1825, Blume một nhà thực vật Hà Lan định danh
một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl ..và tên đó được dùng cho đến ngày nay.
Lan Hồ Điệp sống ở độ cao 200- 400 m (William và kramer, 1983) nên vừa
chịu khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 200- 300C,
trong đó khí hậu lý tưởng cho việc nuôi trồng loại lan này là 220C – 270C
Việt Nam có khoảng 5- 6 giống nguyên chủng, gồm Phalaenopsisi gibbosa
Sweet, phalaenopsis mannii Rchob.f, Phalaenopsis braceana (Hook.f)
christenson, phalaenopsis fuscata Rchob.f, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f.). Hầu
hết có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ, hương thơm độc đáo.
2.3.2 Phân loại
Ngành: Magnoliophyta (thực vật hạt kín)
Lớp: Monocotyledoneae (lớp một lá mầm liliopsida)
Bộ: Orchidaceae
Họ: Orchidaceae
Giống: Phalaenopsis
Loài: Phalaenopsis spp
Tên khoa học: Phalaenopsis wedding promenade
2.3.3 Đặc điểm hình thái
2.3.3.1 Cơ quan sinh dưỡng
Lan Hồ Điệp là cây đơn thân, gồm một trục chính tạo ra bởi một đỉnh sinh
trưởng hoạt động liên tục. Lá to, dày, hai hàng lá mọng nước hình bầu dục xếp đối
diện nhau, tạo thành bẹ ôm lấy thân, mọc sát vào nhau, lá dưới cùng héo rụng thì
mới có lá khác mọc lên từ ngọn. Trong giai đoạn tăng trưởng bình thường, do
không có cơ quan chuyên biệt nên chất dự trữ được chứa trực tiếp trong bộ lá
mọng nước và chuyển dần lên phát hoa khi cây ra hoa, chính vì vậy mà mọi tổn
thương trên bộ lá thường rất dễ gây ra thối nhũng. Thông thường một cây có từ 4-
5 lá hoạt động.
Mỗi trục lá có hai chồi xếp chồng lên nhau, chồi bên trên cho ra một trục
phát hoa sau khi cảm ứng ra hoa, chồi bên dưới cho ra một cây con trong trường
hợp có sự cố về hoạt động của đỉnh sinh trưởng ngọn.
Rễ bất định khí sinh rất nhiều, mọc từ gốc của thân xuyên qua bẹ lá. Sự
phân nhánh của rễ phụ thuộc vào giai đoạn tăng trưởng của cây. Rễ mập với lớp

6
mô xốp đặc trưng cho rễ khí sinh dày, làm nhiệm vụ hút nước trong không khí,
trong lớp xốp này có thể phân lập được nấm và nhiều loại vi khuẩn lam cộng sinh.
Mô rễ chứa diệp lục có thể thực hiện quá trình quang hợp (Nguồn: Hsu, 2006).
Riêng đặc tính phân cành hoa lại tùy thuộc nhiều vào từng loại giống
2.3.3.2 Cơ quan sinh sản
Phát hoa mọc từ chồi bên ở cây trên một năm tuổi, chồi dinh dưỡng, chồi
sinh sản phân bố dọc theo trục phát hoa và được bọc bởi các bẹ lá nhỏ. Sau khoảng
10 tuần hình thành, cành phát hoa hoàn chỉnh mang từ 6- 25 nụ hoa. Cành phát
hoa từ gốc thì cứng nhưng càng lên trên càng mềm, dễ gãy, đồng thời có khả năng
phân nhánh (tùy giống)
Cấu tạo hoa gồm: cánh đài chính, cánh đài bên, cánh tràng, cánh môi và trụ.
Kích thước hoa trên cành tùy thuộc vào giống và chế độ chăm sóc. Hoa nở
luân phiên hết cái này đến cái khác, thời kỳ nở hoa theo loài và nở trong vài tháng.
Phát hoa mọc từ nách lá, dài, chùm hoa nở từng cái, 3 đài to tròn, hai cánh xòe
rộng kín, màu sắc đẹp. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa giống như
con bươm bướm. Hai hàng hoa xếp đều đặn hai bên cành, khẽ đong đưa như đàn
bướm xinh xắn đang bay lượn chập chờn, trụ có hình bán nguyệt với hai khối u
lên, chứa đầy phấn hoa. Số hoa trên cành biểu thị sức sống của cây. Số lượng hoa
càng nhiều thì cây càng sung sức (Nguồn: Hsu, 2006).
2.3.4 Yêu cầu sinh thái.
Là loại lan phân bổ chủ yếu ở vùng nhiệt đới, Hồ Điệp thích nghi với điều
kiện nóng ẩm.
2.3.4.1 Nhiệt độ
Lan Hồ Điệp thích nghi nhiệt độ dao động từ 270 C đến 290 C (Lopez và
Runkle, 2005). Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn lan Hồ Điệp có thể chịu được
nhiệt độ từ 320 C đến 350 C (Lopez và Runkle, 2005). Để bắt đầu phát triển, lan
Hồ Điệp phải có một thời kỳ nhiệt độ vừa phải dưới 260 C trong 3-5 tuần (Texas A
& M Cục trồng trọt, 2007). Sau khi cụm hoa phát triển cho đến nở nụ đầu tiên phụ
thuộc vào nhiệt độ trung bình hàng ngày, từ 140 C đến 260 C Lopez và Runkle,
2005).
Vì vậy, nếu nhiệt độ thấp được tăng lên đến 260 C, các hoa bắt đầu nở sớm
hơn. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao sẽ ức chế sự ra hoa rõ ràng sự phát triển và
nở hoa của lan Hồ Điệp phụ thuộc nhiều vào khoảng nhiệt độ nhất định nhưng nó
cũng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng
2.3.4.2 Ánh sáng
Cường độ ánh sáng vừa phải và thoáng mát là lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát
triển. Tuy nhiên, nếu để trong bóng tối dài, lan Hồ Điệp sẽ bắt đầu mất màu lá
(Wang, 2005). Để có hoa lan Hồ Điệp đẹp, sặc sở, khi trồng thương mại giai đoạn
đầu có thể để trong bóng tối sau đó chuyển chúng ra ánh sáng (Wang, 2005).
Nói chung, lan Hồ Điệp nhạy cảm với cường độ ánh sáng cao. Vì vậy,
trong quá trình sản xuất không nên để lan tiếp xúc với cường độ ánh sáng và nhiệt
độ cao. Bóng mát là điều kiện cần thiết nên trồng lan Hồ Điệp trong nhà có mái
che (TAMU Cục trồng trọt, 2007).

7
2.3.4.3 Ẩm độ
Ẩm độ rất cần thiết trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp (TAMU
Cục trồng trọt, 2007). Lan Hồ Điệp phát triển tốt trong khoảng ẩm độ 50-85%
(Philippines D của A, 1999).
2.3.4.4 Gió
Đối với Hồ Điệp, sự thông gió tối cần thiết. Độ thông gió càng nhiều cây
càng ít bệnh. Tốc độ gió khoảng 10- 15 km/ giờ là tốt nhất (Jabu Reza, 2004).
2.3.4.5 Dinh dưỡng
Hồ Điệp cần được cung cấp dinh dưỡng quanh năm vì bản thân cây Hồ
Điệp không dự trữ được chất dinh dưỡng.
Lan Hồ Điệp vừa chịu được khí hậu nóng ẩm lại vừa chịu được khí hậu mát
nên Việt Nam được xem là địa điểm lý tưởng để nuôi trồng Hồ Điệp. Khi gặp điều
kiện thuận lợi và chăm sóc tốt cây sẽ có hoa quanh năm (Jabu Reza, 2004).
2.4 Giá trị thương mại và tiềm năng phát triển lan Hồ Điệp
Trong những năm gần đây, lan Hồ Điệp trở thành lan trồng chậu phổ biến và
được ưa chuộng nhất. Tổng sản lượng chiếm trên 75% trong các loại lan được
trồng trên thế giới (theo Griesbach, 2002). Tại Hà Lan, Hồ Điệp cũng là loại lan
được trồng trong chậu phổ biến và có giá trị cao nhất trong ngành trồng hoa. Tại
Mỹ, Hồ Điệp là hoa trồng chậu trang trí và quà tặng cao cấp.
Lan Hồ Điệp được trồng mọi nơi trên thế giới, hầu hết là ở Đức, Nhật Bản,
Đài Loan, Thái Lan, Hoa Kỳ..vv. Lợi nhuận đem về từ việc xuất khẩu cây con hay
cây có hoa đều lớn.
2.5 Tình hình sản xuất và sử dụng lan Hồ Điệp ở Việt Nam
Việt Nam có vùng khí hậu thích hợp cho việc sản xuất lan Hồ Điệp, nếu được
đầu tư khai thác hợp lý mang lại lợi nhuận lớn cho người trồng hoa nói riêng và sự
phát triển nông nghiệp nói chung.
Việt Nam có khoảng 5-6 loài Hồ Điệp thuần, bao gồm Phalaenopsis gibbosa
Sweet, Phalaenopsis mannii Rchob f, Phalaenopsis braceana (Hook.f)
Christenson, Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f..
Ở nước ta lan Hồ Điệp không trồng được tại các vùng lạnh như Đà Lạt song
với đặc tính vừa chịu khí hậu mát và nóng ẩm nên điều kiện tự nhiên của Di Linh
được xem là địa điểm lý tưởng để nuôi trồng lan Hồ Điệp. Tại đây toàn bộ lan Hồ
Điệp đều nuôi trồng trong nhà kính bằng nguồn giống cấy mô và được trang bị
lưới che, hệ thống quạt gió... để chủ động điều chỉnh lượng ánh sáng và nhiệt độ
thích hợp trong từng giai đoạn tăng trưởng, phát triển cụ thể của cây, nguồn giống
cần khỏe mạnh, sạch bệnh, đẹp, nhiều theo yêu cầu.

8
2.6 Một số kết quả nghiên cứu về lan Hồ Điệp
2.6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Năm 1949, ông Rotor là người đầu tiên nhân giống lan Hồ Điệp bằng cách
sử dụng cành phát hoa.
Tanaka và cs 1976 đã sử dụng đỉnh rễ của cây lai phalaenopsis tạo
protocorm. Ông là người đầu tiên nghiên cứu tập trung trên việc tối ưu hóa quy
trình tạo chồi dinh dưỡng và nuôi lá ở nhiều yếu tố như protocorm, ánh sáng, nhiệt
độ. Tuy nhiên, hiệu suất vẫn chưa cao đồng thời không ứng dụng được trên nhiều
giống.
Năm 2002, Park So Young và cs, khảo sát tối ưu hóa quá trình tạo
protocorm từ lá, đưa ra quá trình hoàn chỉnh và kiểm chứng trên nhiều giống lan
Hồ Điệp khác nhau.
Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ protocorm chỉ cần sử dụng
các môi trường khoáng có bổ sung nước dừa, khoai tây…mà không sử dụng bất kỳ
chất điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985) và Tanaka (1987) đã
sử dụng môi trường Knudson C cải tiến, còn Haas-von Schmude (1983,1985) sử
dụng môi trường MS trong việc tái sinh cây con từ protocorm. Griesbach (1983)
sử dụng môi trường Murashige và Skoog cho việc tái sinh cây con từ protocorm
trong khi Lin (1986) sử dụng môi trường Knudson C cải tiến có bổ sung BA (1
mg/l) để chuyển protocorm thành cây con.
Hiện đã có hơn 200 công trình quốc tế thực hiện trên lan Hồ Điệp ở rất
nhiều nội dung khác nhau từ sinh lý, sinh hóa, sinh học phân tử.
Phần lớn các công trình nghiên cứu có nguồn gốc từ Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản, vốn là những quốc gia gắn liền với xuất xứ lan Hồ Điệp (Hsu, 2006)
Những hướng nghiên cứu được quan tâm hơn trong thời gian gần đây là
xây dựng các qui trình chuyển gen, thiết kế các hệ thống nhân giống có qui mô
lớn.
Các nghiên cứu về chuyển gen cho phép đưa các tính trạng đặc biệt vào lan
Hồ Điệp như khả năng tổng hợp sRNA kháng virus gây cháy lá, khả năng tổng
hợp chất cay trong mù tạt để kháng bệnh (theo Rimaldi Sjahril, 2006). Có thể
trong tương lai, thế hệ lan Hồ Điệp mang gen kháng acetylene có hoa lâu tàn sẽ
được sản xuất và bán rộng rãi trên thị trường (theo Chai và Senthil, 2002).
Tuy vậy, lan Hồ Điệp cũng như các cây trong họ hoa lan thường khó
chuyển gen hơn các loại cây trồng khác do có đặc điểm: phát triển rất chậm, khó
thao tác trong nuôi cấy mô, chưa có quy trình tái sinh từ các dòng tế bào đã biệt
hóa, ít nhạy cảm với các loại kháng sinh chọn lọc, tiết ra môi trường một lượng
lớn các hợp chất phenol gây độc cho tế bào, cấu trúc đa tế bào của vùng mô phân
sinh làm cây chuyển gen dễ bị khảm.

9
2.6.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về lan Hồ Điệp
Theo Trần Thị Dung, Trịnh Pari và Liêu Hồng Phú (2005) Khi nuôi cấy
phát sinh mô sẹo từ protocorm trên môi trường VW (Vacin &Went) có bổ sung
0,01 mg/ l BA + 200 mg/ l nước dừa + 40 g/ l đường cho khả năng tạo mô sẹo cao
nhất. Đối với việc tạo phôi, môi trường thích hợp nhất là VW có bổ sung 2mg/ l
TDZ sau đó cấy chuyền sang môi trường ½ VW. Môi trường tốt nhất cho việc tái
sinh lan Hồ Điệp từ phôi là môi trường VW + 30 g/ l khoai tây + 1g / l than hoạt
tính.
Bước đầu tìm hiểu về sự nuôi cấy in vitro lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp),
Võ Thị Bạch Mai và Lê Văn Hướng cho rằng dưới tác động của auxin và
cytokinin được bổ sung riêng lẻ hay kết hợp vào môi trường MS cải tiến. Khi có
bổ sung 5 ppm BA và 1ppm 2,4 D, mô cấy được kích thích tạo ra tiền củ. Trong
môi trường MS bổ sung 2 ppm BA, mô cấy sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Khi “nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồng lan
Phalaenopsis “ Nguyễn Quang Thạch và cs (2003), đã sử dụng vật liệu nuôi cấy
mô khởi đầu bằng lá non, mắt ngủ trên phát hoa và đỉnh phát hoa.
Theo Cung Hoàng Phi Phượng và cs (2007) sử dụng hệ thống nuôi cấy
ngập chìm tạm thời sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và không khí cho các mô sẹo
một cách chủ động. Cũng nhờ đó hệ số nhân giống cây cao gấp 5-6 lần so với cách
nhân giống lan Hồ Điệp bằng phương pháp sinh sản vô tính. Trong môi trường
nuôi cấy ngập chìm tạm thời, các mô phát triển nhanh và nhân chồi liên tục. Trung
bình, từ một mô sẹo sau 2-3 tháng có thể cho 20- 25 chồi con. Các chồi này có lá
lớn và ra rễ rất nhanh, chồi phát triển thành cây con chỉ sau 2- 3 tháng. Khi đưa ra
trồng ở môi trường tự nhiên, 100% cây con được nuôi cấy bằng kỹ thuật nói trên
đều sống và phát triển tốt.
Theo Dương Tấn Nhựt và cs (2007) sử dụng vật liệu nuôi cấy khởi đầu là
protocorm có màu xanh, đường kính từ 1- 1.5 mm cấy chuyền 2-3 tháng 1lần, môi
trường MS cơ bản bổ sung 2mg/ l BA, 1mg / l NAA và 20% nước dừa và hệ thống
nuôi cấy bioreactor rất thích hợp để nhân nhanh protocorm của lan Hồ Điệp.
Monosaccharide (đường mía) không thích hợp cho nuôi cấy phôi vô tính
cây lan Hồ Điệp, đặc biệt D- fructose có tác động rất xấu đến mẫu cấy (gây chết
100% mẫu). Các disaccharide thích hợp hơn cho nuôi cấy phát sinh phôi từ mẫu
đoạn mắt ngủ là phương pháp nhanh chóng và luân phiên để nhân giống cây
trồng. Nhờ cấy mô sẹo. Môi trường nuôi cấy bổ sung 20g / l sucrose sẽ cho hiệu
quả phát sinh phôi cao nhất (Dương Tấn Nhựt cà cs, 2007)
Theo Trần Thị Kim Liên (2008) khi nghiên cứu khả năng phát sinh chồi từ
mắt ngủ trên phát hoa lan Hồ Điệp cho thấy: việc nuôi cấy mô từ các chấn thương,
sẽ đạt được nhiều cây con Hồ Điệp hơn so với các khúc mắc bình thường chỉ cho
một cây con duy nhất. Môi trường thích hợp để phát sinh chồi là môi trường MS
có bổ sung 1 mg/ l BA và 2 mg/ l NAA.

10
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Nội dung
- Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến giai đoạn tạo chồi
- Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến giai đoạn vươn thân,tạo rễ
- Theo dõi sinh trưởng cây con nhân giống in vitro trong vườn ươm

3.2 Địa điểm nghiên cứu;


Thí nghiệm được bố trí tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô của Khoa - Khoa học
nông nghiệp – CNSH. Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành Quận 4 TP. Hồ Chí
Minh.

+ Thời gian nghiên cứu:


Từ ngày 1 tháng 6 năm 2010 đến ngày 1 tháng 4 năm 2011
+ Vật liệu thí nghiệm.
Thí nghiệm được tiến hành trên cây lan Hồ Điệp màu hồng sọc đỏ tại
Khoa- Khoa học nông nghiệp – CNSH. Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành
Quận 4 TP. Hồ Chí Minh.

3.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm.


3.3.1 Phòng chuẩn bị
Phòng này chuẩn bị môi trường, khử trùng môi trường nuôi cấy và dụng cụ
nuôi cấy, bảo quản dung dịch mẹ, hóa chất, dụng cụ thủy tinh, có đầy đủ thiết bị:
tủ sấy, nồi hấp vô trùng, tủ lạnh, bếp điện, cân phân tích, ống đong pipet..
3.3.2 Phòng cấy
Có các thiết bị: tủ cấy, đèn UV, bàn, các dụng cụ nuôi cấy đã hấp vô trùng.
3.3.3 Phòng nuôi cây
Gồm hệ thống: giàn kệ, đèn chiếu sáng, nhiệt kế, máy điều hòa nhiệt độ.
Cường độ chiếu sáng 2.500 – 3.000lux, thời gian chiếu sáng 8 giờ/ ngày, nhiệt độ
trung bình 24 + 20C ẩm độ trung bình 80%.
3.3.4 Môi trường cơ bản dùng trong thí nghiệm.
Môi trường cơ bản dùng trong thí nghiệm là môi trường Murashige và
SKoog, 1962 viết tắt MS là một môi trường giàu dinh dưỡng, được sử dụng phổ
biến trong nuôi cấy mô thực vật.

11
Thành phần:

Các nguyên tố đa lượng Nồng độ ( mg/ l)


CaCl2. 2H2O 440
KH2PO4 170
KNO3 1900
NH4NO3 1650
MgSO4. 7H2O 370
Các nguyên tố vi lượng
CuSO4. 5H2O 0,025
KI 0,83
H3BO3 6,2
MnSO4. H2O 1,69
Co Cl2. 6 H2O 0,025
Na2 MO4. 2H2O 0,26
ZnSO4. 7H2O 8,6
Fe – EDTA
Na2- EDTA 37,3
FeSO4. 7H2O 27,8
Vitamin Morel
Glycine 2
Myo- inositol 100
Thiamin 1
Pyridoxin 0,5
Acid nicotinic 0,5
Các chất điều hòa sinh trưởng
BA ( 6 – Benzyladenine)
NAA ( 2 – Naphthaleneacetic acid)
GA3 ( Gibberelin)
IBA ( - Indol Batyrie Acid )
Kinitine
Các chất khác : Đường saccharose, Agar, nước dừa, khoai tây, than hoạt tính
Môi trường cấy PH = 5,8
Môi trường được khử trùng bằng Autoclave ở áp suất 1 atm, nhiệt độ 1210 C
trong 45 phút ( khi nấu trong 1 chai 1/ 2 lít )
Sử dụng ống nghiệm, hộp nhựa 500 ml chứa môi trường để nuôi cấy.

12
3.4. Phương pháp thí nghiệm
3.4.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
(CRD: Complet Randomized Design)
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Chiều dài lá: đo chiều dài lá
- Chiều cao cây: đo từ gốc lên đỉnh đọt của chồi cao nhất
- Số lá: đếm toàn bộ lá
- Số chồi mẫu: đếm toàn bộ số chồi trên mẫu
- Số rễ / cây: đếm toàn bộ số rễ có trên cây không đếm rễ phụ
- Chiều dài rễ: đo chiều dài rễ

3.4.3 Các thí nghiệm nuôi cấy


3.4.3.1 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến giai đoạn tạo chồi
+ Thí nghiệm 1. Xác định nồng độ chất điều hòa tăng trưởng BA tạo
protocorm bằng nuôi cấy các đoạn mang mầm trên phát hoa.
Mô tả thí nghiệm: các đoạn mang mầm ngủ cắt ngắn, lau bằng cồn 70 0. Sau
đó rữa trong dung dịch có chứa vài giọt tween 80, rữa mẫu với nước sạch, khử
trùng trong dung dịch hypoclorit calci 7% trong 10 phút, rữa lại với nước cất vô
trùng từ 3 đến 4 lần. Cấy vào ống nghiệm có môi trường MS, để lên kệ theo dõi.
Sau 10 ngày nuôi cấy lấy các đoạn thân sạch tiến hành thí nghiệm 1
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức 1 đoạn thân. Các nghiệm thức
(T):
Môi trường nền: khoáng MS/l + 7g/ lít agar + vitamin Morel + 0,8g/lít PVP
+ 60g/lít khoai tây +150 ml/lít nước dừa
NT1: Môi trường nền + 2mg/l BA (ĐC)
NT2: Môi trường nền + 3mg/l BA
NT3: Môi trường nền + 4mg/l BA
NT4: Môi trường nền + 5mg/l BA
NT5: Môi trường nền + 6mg/l BA

Sau 60 ngày nuôi cấy, quan sát phát triển chồi mầm.

13
3.4.3.2 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến giai đoạn vươn thân, tạo rễ
+ Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nồng độ đường saccharose lên khả năng
sinh trưởng của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro
Mẫu cấy: Tách các chồi khỏe và đồng nhất về chiều cao 0,5cm
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Một nghiệm thức cấy 7 cụm chồi. Mỗi cụm có 3
chồi. Các nghiệm thức (T):
-Môi trường nền (MTN): khoáng MS/l + 7g/ l agar + vitamin Morel +
0,8g/l PVP + 60g/l khoai tây +150 ml/l nước dừa
NT1: Môi trường nền + 15g/l saccharose (ĐC)
NT2: Môi trường nền + 20g/l saccharose
NT3: Môi trường nền + 25g/l saccharose
NT4: Môi trường nền + 30g/l saccharose

Chỉ tiêu theo dõi:


- Theo dõi kết quả sau 60, 90,120, 150 ngày sau cấy
- Đếm số lá, chiều cao cây, số rễ.
+ Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của các nồng độ nước dừa lên khả năng sinh
trưởng của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro
Mẫu cấy: Tách các chồi khỏe và đồng nhất cao 0,5 cm
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Một nghiệm thức cấy 7 cụm chồi. Mỗi cụm có 3
chồi. Các nghiệm thức (T):
-Môi trường nền (MTN): khoáng MS/l + 7g/ l agar + vitamin Morel +
0,8g/l PVP + 60g/l khoai tây + 30g/l đường
NT1: Môi trường nền + 50 cc/l nước dừa (ĐC)
NT2: Môi trường nền + 100 cc/l nước dừa
NT3: Môi trường nền + 150 cc/l nước dừa
NT4: Môi trường nền + 200 cc/l nước dừa

- Theo dõi kết quả sau 60, 90,120, 150 ngày sau cấy
- Đếm số lá, chiều cao cây, số rễ.

+ Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của các mức độ khoai tây lên khả năng sinh
trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro
Mẫu cấy: Tách các chồi khỏe và đồng nhất cao 0,5 cm
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Một nghiệm thức cấy 7 cụm chồi. Mỗi cụm có 3
chồi. Các nghiệm thức (T):

14
Môi trường nền (MTN): khoáng MS/l + 7g/ l agar + vitamin Morel + 0,8g/l
PVP + 150ml/l nước dừa + 30g/l đường
NT1: Môi trường nền + 50 g/l khoai tây (ĐC)
NT2: Môi trường nền + 60 g/l khoai tây
NT3: Môi trường nền + 70 g/l khoai tây
NT4: Môi trường nền + 80 g/l khoai tây
- Theo dõi kết quả sau 60, 90,120, 150 ngày sau cấy
- Đếm số lá, chiều cao cây, số rễ.

+Thí nghiệm 5. Ảnh hưởng của nồng độ chất chống hóa nâu PVP đến sự
phát triển của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro
Mẫu cấy: Tách các chồi khỏe và đồng nhất cao 1 cm
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Một nghiệm thức cấy 7 cụm chồi. Mỗi cụm có 3
chồi .Các nghiệm thức (T):
Môi trường nền (MTN): khoáng MS/l + 7g/ l agar + vitamin Morel +
150ml/l nước dừa + 30g/l đường + 60 g/ l khoai tây
NT1: Môi trường nền + 40 ml/ l PVP ( ĐC)
NT2: Môi trường nền + 60 ml/ l PVP
NT3: Môi trường nền + 80 ml/ l PVP
NT4: Môi trường nền + 100 ml/ l PVP
- Theo dõi kết quả sau 60, 90,120, 150 ngày sau cấy
- Đếm số lá, chiều cao cây, số rễ.

+Thí nghiệm 6. Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 đến khả năng vươn thân
lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro
Mẫu cấy: Tách các cây khỏe và đồng nhất cao 2 cm
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Một nghiệm thức cấy 7 cây. Các nghiệm thức (T):
Môi trường nền (MTN): MS/l + 7g/ l agar + vitamin Morel + 0,8g/l PVP
+ 150ml/l nước dừa + 30g/l đường + 60 g/ l khoai tây
NT1: Môi trường nền + 2 mg/ l GA3 (ĐC)
NT2: Môi trường nền + 3 mg/ l GA3
NT3: Môi trường nền + 4 mg/ l GA3
NT4: Môi trường nền + 5 mg/ l GA3
- Theo dõi kết quả sau 60, 90,120, 150 ngày sau cấy
- Đếm số lá, chiều cao cây, số rễ.

15
+ Thí nghiệm 7. Ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ BA và NAA đến khả năng
nhân chồi của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro
Mẫu cấy: Tách các chồi khỏe và đồng nhất cao 0,5cm
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Một nghiệm thức cấy 7 cụm chồi. Mỗi cụm có 3
chồi. Các nghiệm thức (T):
Môi trường nền (MTN): MS/l +7g/ l agar + vitamin Morel + 0,8g/l PVP
+ 150ml/l nước dừa + 30g/l đường + 60 g/ l khoai tây
NT1: Môi trường nền + 0,3 mg/ l NAA + 6 mg/ l BA (ĐC)
NT2: Môi trường nền + 0,4 mg/ l NAA + 6 mg/ l BA
NT3: Môi trường nền + 0,5 mg/ l NAA + 6 mg/ l BA
NT4: Môi trường nền + 0,6 mg/ l NAA + 6 mg/ l BA
- Theo dõi kết quả sau 60, 90,120, 150 ngày sau cấy
- Đếm số lá, chiều cao cây, số rễ.
Thí nghiệm 8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của
cây con (a) cây lớn (b) lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in vitro
Mẫu cấy: Tách các chồi khỏe và đồng nhất ( a chồi cao 0,5cm và b chồi
cao 3cm)
Thí nghiệm đơn yếu tố bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại. Cây nhỏ 1 nghiệm thức 7 cụm chồi. Mỗi cụm có 3
chồi. Cây lớn 1 nghiệm thức có 4 cây. Các nghiệm thức (T):
Môi trường nền (MTN): khoáng MS/l + 7g/ l agar + 0,8g/l PVP + vitamin
Morel + 150ml/l nước dừa + 30g/l đường + 60 g/ l khoai tây

NT1: Môi trường nền + 180C ( ĐC)


NT2: Môi trường nền + 200C
NT3: Môi trường nền + 220C
NT4: Môi trường nền + 240C
- Theo dõi kết quả sau 60, 90,120, 150 ngày sau cấy
- Đếm số lá, chiều cao cây, số rễ.

3.4.3. Theo dõi sinh trưởng cây con nhân giống in vitro trong vườn ươm
+ Thí nghiệm 9: Theo dõi sinh trưởng cây con nhân giống in vitro trong
vườn ươm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Một nghiệm thức 1 cây đã lớn có kích thước
bằng nhau. Các nghiệm thức (T):
T1: Xơ dừa + dớn ( 1: 1) (ĐC)
T2: Xơ dừa + than bùn khô (1: 1)
T3: Xơ dừa + dớn + than bùn khô ( 1: 1: 1)
T4: Than bùn khô + dớn (1: 1)
Sau 15 ngày chuyển ra vườn ươm tiến hành theo dõi chỉ tiêu: số lá, chiều cao, rễ

16
3.5 Kết luận : Dựa vào kết quả nghiên cứu trên xây dựng quy trình nhân giống lan
Hồ Điệp in vitro
3.6 Dự kiến kết quả đạt được
- Xác định được môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lan
Hồ Điệp in vitro
- Quy trình nhân giống lan Hồ Điệp in vitro

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Lập đề cương nghiên cứu: tháng 5 năm 2010


Thời gian nghiên cứu: tháng 6 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011
Thời gian bảo vệ đề tài tháng 6 năm 2011

Giảng viên hướng dẫn

TS Từ Bích Thủy

Học viên thực hiện

Hồ Phan Thiết Toàn

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Dung, 2001. Bài giảng môn cây hoa kiểng. Trường ĐH Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh.
2. Phạm Hoàng Hộ, 2006. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ, trang
316- 495.
3. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản, 991 trang.
4. Nguyễn Như Khanh, 2002. Sinh học phát triển thực vật. Nhà xuất bản giáo dục,
183 trang.
5. Dương Công Kiên, 2002. Nuôi cấy mô thực vật. Tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Đại
Học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 199 trang.
6. Võ Thị Bạch Mai, 1996. Nhân giống vô tính một số loài lan Hồ Điệp
(Phalaenopsis sp.) Luận án Tiến sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
7. Trần Văn Minh, 1999. Nuôi cấy mô tế bào thực vật. Trung tâm khoa học tự
nhiên và quốc gia. Viện sinh học nhiệt đới, trang 4- 8.
8. Nguyễn Công Nghiệp, 2004. Trồng hoa lan. Nhà xuất bản trẻ.
9. Nguyễn Đức Thành, 2000. Nuôi cấy mô tế bào thực vật – Nghiên cứu và ứng
dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội., 199 trang.
10. Huỳnh Văn Thới, 2005. Cẩm nang nuôi trồng và kinh doanh phong lan. Nhà
xuất bản trẻ, 200 trang.
11. Nguyễn Văn Uyển và ctv, 1993. Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác chọn
giống cây trồng. Nhà xuất nông nghiệp Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Uyển, 1995. Những phương pháp công nghệ sinh học thực vật.
Tập 2. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
13. Trịnh Xuân Vũ và ctv, 1976. Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản nông
thôn. 287 – 292.

Tài liệu tiếng Anh


14. Ann Tuskes and Paul. 2002. Culture of Phaelaenopsis species. Orchid digest
165- 193.
15. Duchefa, 2000. Biochemicals plant cell and tissue cultre plannt molecuair
blochemicals. 50 – 65.
16. Griesbach RJ, 2002. Development of Phalaenopsis Orchids for the Mas-
Market. Trends in new crops and new uses. Alexandria, VA: ASHS.
17.Hu B- D, 2006. On the possibily of using a chlorophull fluorescence parameter
a indirect indication for the gowth of phalaenopsis seedling. Plant science. In pess
5

18
18. Ichihashi, S. & Hiraiwa, (1996) Effect of solidifer, coconut water, and
carbohyrate source on growth of embryogenic callus in Phalaenopsis and allied
genera. J. Orchid Soc. India, 10 (1-2), 81- 88.
19. Jabu Reza Md. Mahfuzur Rahman, Obaidu Islam, A. K. M. Azad- ud- doula
Prodhan, Syoichi, 2004. Effects of complex Organic extracts on plantlet growth in
the Doritaenopsis orchid. JARQ. 55- 59.
20. Ken Tokuhara MM, 2001. Indution of embryogenic callus and cell suspension
culture from shoot tips excised from Flower stalk buds of Phalaenopsis (Orchidace
).In vitro cell development biology. 457- 461.
21. M.L.Chai CJX, K.K. Senthil. J.Y.Kim, D.H.Kim 2002. Stable transformation
of protocorm- like bodies in Phalaenopsis. Acta horticulturae sinica 732- 734.
22. Michio Tanaka MK, Masanosri Goi, 1998, Optimal contition for shoot
production from Phalaenopsis flower cuttings cultured invitro. Scienntia
Horticulturae, 10.
23. Michio Tanaka YS,1978. Factors affecting the growth of in vitro cultured
lateral buds from Phalaenopsis flower stalks. Scientia Horticulrae, 117- 126.
24. Rinaldi Sjahril DPC, Raham Sher Khan, Saburo Yamamura, Ikuo Nakamura.
Yoshimiki Amemiya, Masahiro Mii, 2006. Transgenic Phalaenopsis plant with
resistance to Eiwinia carotovora produced by introducing wasabi defensin gene
using Agrobacerium method. Plant biotecchnology; 191 -194.
25. So-Young Park HNM, Kee- Yoeup, 2002. Rapid propagation of Phalaenopsis
from floral-stalk leayes derive. In vitro cell development biolology. 168 -172.

Tài liệu internet


26. http: //www. Orchidsasia.com/
27. http: // www. Orchidsasia.org/ culture/ FAOs. Html
28. http:// www. Fao.org/ DOCREP/ 005/AC452E/ac45200. HTM
29. www. Sinhhocvietnam.com
30. http://home- and- garden. Webshots.com/ photo/
2294593760102034018giNhUM
31. http:// davesgarden.com/ guides/ pf/ go/163718/
32. http:// www. Longdinh.com/phonglan/?act=chitiet&ID = 2010
33. http:// www.orchidhub.com/ phalaenopsis.html
34. http:// www.caycanhvietnam.com

19
20

You might also like