You are on page 1of 11

10/22/2008

PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN


- By Peter J. Frederick -

CENTEA biên dịch

Nhiều nghiên cứu cho rằng sau 20 phút giảng viên giới thiệu bài học, khả năng ghi
nhớ bài của sinh viên bắt ñầu giảm ñi rất nhiều. Sau khoảng 15 ñến 20 phút thuyết giảng,
ñể thay ñổi sinh khí của lớp học giảng viên nên cho sinh viên thời gian, hoặc là cho sinh
viên làm việc theo cặp hoặc là theo nhóm nhỏ, ñể thảo luận, ñể áp dụng bài học, hoặc ñơn
giản là ñể trình bày lại bằng cách diễn ñạt riêng của sinh viên về ñề tài hoặc khái niệm
quan trọng của buổi thuyết giảng.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 1/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

Khác với phương pháp thuyết giảng, hướng dẫn bằng cách thảo luận là kiểu thứ hai
thường ñược sử dụng nhất trong lớp học; ñây cũng là kỹ năng dạy học mà những giảng
viên thường cho là họ làm kém nhất và cần nhiều sự hỗ trợ nhất. Hoặc một lớp học nhỏ
những sinh viên ngồi chung quanh một chiếc bàn ñể tìm hiểu về bài học hoặc một lớp học
lớn những sinh viên ngồi theo dãy bàn ñể có thể trao ñổi ý kiến; thảo luận trong lớp học
thật sự là phương pháp dạy học thử thách nhất ñặt ra cho giảng viên ở trường cao ñẳng
và ñại học.
Một số vấn ñề sau ñây khiến cho giảng viên sợ hướng dẫn theo cách thảo luận: ñặt
câu hỏi mở ñể gợi ý cho sinh viên trả lời ñể sinh viên không ngồi im lặng và ñặt những câu
hỏi nối tiếp nhau ñể duy trì buổi thảo luận tốt; giải quyết sự lạc ñề của sinh viên hoặc sự
tranh cãi của một sinh viên ñặc biệt nào ñó có tính hiếu chiến; ñối xử kín ñáo và thận trọng
với những sinh viên rụt rè, trầm lặng và hay e thẹn cũng như những sinh viên nổi trội; phản
ứng với những phát biểu không thích hợp; chịu ñựng sự im lặng không phát biểu của sinh
viên; lo ngại khi phải nói với sinh viên “Tôi không biết”; kết thúc buổi thảo luận thế nào ñể
sinh viên rời khỏi lớp với cảm giác hiểu rõ những ñiều mà sinh viên ñã học.
Quan trọng hơn tất cả, giảng viên sợ tổ chức những buổi thảo luận bởi vì hai áp lực
và nỗi lo sợ có liên quan với nhau sau ñây: sự ñòi hỏi giảng viên phải hiểu biết sâu rộng
bao trùm về tài liệu giảng dạy và giảng viên cũng lo sợ ñánh mất quyền năng ñiều khiển.
Tuy nhiên, tôi cho rằng những người ñi sau sẽ có năng lực ñể củng cố và làm việc tinh tế
hơn những người ñi trước. Tất nhiên các giảng viên thường dễ sa vào thuyết giảng.
Những buổi thảo luận hiệu quả liên quan tới kiến thức của giảng viên phải phù hợp
với những vấn ñề sẽ hướng dẫn và với khả năng hướng dẫn sinh viên (và cả bản thân
giảng viên) qua sự tương tác giữa các cá nhân trong lớp, ñặc biệt là trong những lớp tồn
tại nhiều nền văn hóa khác nhau. Chúng ta có thể làm giảm bớt những mối e ngại trên
bằng cách kiểm tra một số phương pháp thực tế nhằm nâng cao kỹ năng của giảng viên,
ñiều ñó sẽ giúp cho giảng viên tự tin trong vai trò hướng dẫn thảo luận trong lớp học. Sau
khi khảo sát vắn tắt một số giá trị và hạn chế của thảo luận và một số mô hình thảo luận
khác, tôi sẽ ñề xuất một số yếu tố và những chiến lược hoặc phương pháp ñể tiến hành
những buổi thảo luận hiệu quả.

NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA THẢO LUẬN


Giá trị cơ bản của thảo luận là thông qua thảo luận, sinh viên có thể phát triển ý thức
làm chủ và trách nhiệm trong học tập. Những năm gần ñây mọi nghiên cứu trong giáo dục
ñại học ñã nhấn mạnh tầm quan trọng trong vai trò tham gia thảo luận của sinh viên nhằm
nâng cao sự hiểu biết và nhận thức. Việc học tập ñược thuận lợi là do những chiến lược
giảng dạy mà bao gồm thái ñộ học tập tích cực, không khí làm việc hợp tác và cởi mở,
nhiều quan niệm khác nhau ñược bộc bạch thoải mái và nhận sự phản hồi ý kiến liên tục
và tức thì. Trong thảo luận sinh viên không thể ngồi và ñợi chờ câu trả lời của giảng viên
mà sinh viên phải nỗ lực khám phá ra câu trả lời của chính họ. Sinh viên cần luyện tập
cách bày tỏ ý kiến và lòng tin về mọi thứ, từ những khái niệm ñặc trưng cho ñến những
vấn ñề cơ bản thuộc về con người và triết học. Thảo luận giúp cho sinh viên có những
phản hồi theo khả năng của mình ñể nói rõ sinh viên hiểu những ý tưởng khó tới mức ñộ

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 2/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

nào. “Tôi biết những gì tôi tin tưởng là thế nào hoặc tôi biết cho ñến khi tôi nghe tôi trình
bày nó?”
Thảo luận giúp sinh viên có sự ñánh giá ñúng ñối với sự phức tạp thuộc về trí tuệ.
Trong quá trình tương tác qua lại sinh viên sẽ nhận ra rằng ñối với những vấn ñề mang
tính hàn lâm nhất sẽ không có những câu trả lời ñơn giản và rằng có những người khác
nhau ñược quyền bất ñồng về một sự thật nào ñó. Sinh viên học và nhận ñược những
kinh nghiệm và những quan ñiểm khác nhau dẫn tới việc những sinh viên khác nhau giải
thích những “vấn ñề mở” theo nhiều cách khác nhau. ðiều này ñặc biệt quan trọng trong
những lớp học có nhiều ñộ tuổi khác nhau và ñến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Hơn
nữa, sinh viên có thể phát triển kỹ năng nghe cũng như kỹ năng trình bày trong những
buổi thảo luận tốt, ñặc biệt khi sinh viên ñối diện với những quan ñiểm và những giá trị văn
hóa khác nhau trong chính họ.
Sinh viên phát triển kỹ năng nhận thức qua sự tham gia vào những buổi thảo luận.
Sinh viên học cách ñọc và bình luận một tác phẩm, tìm luận ñề và những ý chính, học ñể
biết cấu trúc của một bài văn và làm cách nào cho lý lẽ của bài văn mạnh thêm lên. Sinh
viên học cách phát biểu có hệ thống một vấn ñề thế nào và biết ñánh giá những vấn ñề
quan trọng là gì. Sinh viên thu thập kinh nghiệm trực tiếp trong khi ñánh giá dữ kiện và
tranh luận và khi phân tích sự việc ñể giải quyết một vấn ñề trí tuệ. Tóm lại, sinh viên ñược
rèn luyện những kỹ năng tư duy – bình luận. ðối với giảng viên, những buổi thảo luận giúp
giảng viên biết ñược sinh viên hiểu một vấn ñề hay một khái niệm ñặc biệt ở mức ñộ nào.
Hơn nữa, thảo luận có giá trị mang tính tình cảm. Qua rèn luyện và thường xuyên
củng cố tích cực những kỹ năng nói trên trong khi tương tác với các sinh viên khác, sinh
viên có sự tự tin hơn trong khi lĩnh hội những tài liệu thuộc về khái niệm, những kỹ năng tư
duy và khả năng trình bày. ðiều này nâng cao tính tự trọng và có tác dụng tích cực thúc
ñẩy học tập. Trong thảo luận, sinh viên không những hiểu biết tốt hơn về chính bản thân
mà còn hiểu hơn về giảng viên và bạn bè, những người ñang thực hiện cùng vấn ñề với
sinh viên. ðiều này cũng khiến sinh viên tăng thêm ñộng cơ ñể học tập chăm chỉ và tham
gia thường xuyên hơn. Ví dụ sinh viên sẽ phát biểu ý tưởng như: “Tôi cảm thấy thoải mái
hơn với GS. Jones bởi vì cô ấy ñã nói về bản thân khi cô ấy còn là một sinh viên và ñã cố
gắng học khái niệm này” hoặc “ Thầy giáo ñã tán dương tôi về việc tôi giải thích tốt ñoạn
văn ñó, vì thế tôi nghĩ tôi sẽ bắt ñầu bài ñọc của ngày thứ tư ngay bây giờ”. Do vậy, thảo
luận có tiềm lực rất lớn ñể thúc ñẩy và trao quyền cho sinh viên.
Tất nhiên, bên cạnh những giá trị lý tưởng của một buổi thảo luận thì có những hạn
chế. Như bất kỳ chiến lược dạy và học nào, thảo luận nên ñược sử dụng như một phương
pháp trong nhiều phương pháp – sự lựa chọn này tùy vào những mục tiêu. Thảo luận
không thích hợp ñể có cái nhìn tổng quan cơ cấu của khóa học, không thích hợp ñể giới
thiệu tài liệu xa lạ và giải thích những khái niệm khó, và không thích hợp ñể phê bình văn
chương. Thảo luận không thể tạo cảm hứng ñể nhận một bài học mới và khó, hoặc một ñề
tài nghiên cứu.
Thảo luận có thể bị thực hiện một cách kém cỏi và dẫn tới việc không ñảm bảo cho
học tập tốt. Dĩ nhiên, thảo luận không thực hiện tốt khi sinh viên không ñược chuẩn bị
hoặc khi giảng viên ñể sinh viên ñi lạc ñường mà không có phương hướng hoặc không có
sự củng cố những gì ñã học. Thảo luận ñạt hiệu quả tùy thuộc vào giảng viên có vạch rõ

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 3/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

những mục tiêu và hoạch ñịnh rõ những chiến lược thích hợp ñể thực hiện thành công
những mục tiêu và chiến lược ấy, cũng như tùy thuộc vào cách giảng viên ñương ñầu với
những thách thức về ñộng lực học của nhóm. Trong những nhóm thảo luận những sinh
viên khác nhau thích nghi với những phong cách xã hội khác nhau, ña dạng từ tính nết
trầm lặng và rụt rè tránh né ở người này ñến tính cạnh tranh dữ dội và sự nổi trội ở người
khác. Một số khác là những sinh viên ủng hộ hăng hái và nhiệt tình. Nhiều loại tính nết
khác nhau này ñòi hỏi những kỹ năng ở giảng viên ñể có thể thực hiện dễ dàng quá trình
học tập mang tính tương tác ñạt hiệu quả.
Một tập hợp những thách thức tương tự ñối với việc thực hiện những giá trị của sự
trao ñổi những ý tưởng, tập trung vào hai mẫu cơ bản trong một buổi thảo luận: (1) lấy
giảng viên làm trung tâm và (2) lấy sinh viên làm trung tâm. Trong những buổi thảo luận
lấy giảng viên làm trung tâm thì mọi sự tập trung chú ý về phía giảng viên (80% trong một
xem xét của 12 nghiên cứu), giảng viên là người phát biểu hầu hết thời gian. Hình thức tệ
nhất này nếu ñược gọi là “thảo luận” thì thật sự chỉ là lời biện minh cho thuyết giảng mà
thôi. Trong sự ña dạng của cách thức hỏi –và- trả lời của kiểu thảo luận này, giảng viên
yêu cầu sinh viên ñặt câu hỏi và giảng viên gần như thuyết trình cho câu trả lời, trong lúc
ñó sinh viên ghi chép. Hình như trong một vài thảo luận lấy sinh viên làm trung tâm vẫn có
những hạn chế riêng. ðối với những buổi thảo luận ấy thường xuyên lấy sinh viên làm
trung tâm, ñặc biệt là khi không ñược hoạch ñịnh tốt, sinh viên ñi lạc ñề và những suy nghĩ
bị rối tung gây cho sinh viên cảm giác rằng thời gian của sinh viên bị lãng phí khi họ rời
khỏi lớp. Những buổi thảo luận lạc ñề như thế thường bắt ñầu với những giảng viên bước
vào lớp, ñưa ra một bài ñọc ñã ñược ấn ñịnh cho ngày hôm ñó, và hỏi sinh viên: “Các bạn
thích bài này như thế nào?” Những công việc thường phải làm nên sinh viên nhanh chóng
tìm ra ñược ý thích của giảng viên về bài học ñó.

Việc thuyết trình trong lớp cũng làm hạn chế thảo luận, ñặc biệt là khi giảng viên bỏ
qua các câu hỏi của sinh viên mà không giải thích hay mất kiên nhẫn với những câu trả lời
của sinh viên. Thông thường giảng viên lập lại những câu trả lời của sinh viên bằng cách
khác, ñiều mà có thể làm xúc phạm sinh viên và khiến sinh viên khác không muốn xung
phong trả lời. Phương pháp này ñược gọi là “phương pháp Socrate” Socrate là một giảng
viên ñặc biệt, người ñã thành thật giúp ñỡ những người khác trong việc khám phá chính
họ ñồng thời ông cũng là một người giàu khả năng nghị lực về trí tuệ; ông luôn thuyết phục
người khác nghe theo những ñịnh nghĩa của chính ông. Ông ta ñã bị thất bại bởi vì ñiều
ñó; khi chúng ta dạy theo cách này thì chúng ta ñã liều lĩnh giết ñi ñộng cơ học tập của
sinh viên.
Những buổi thảo luận lấy giảng viên làm trung tâm rất có giá trị trong lớp ñông và
phương pháp ñó tạo những áp lực nhằm chuẩn bị cho sinh viên ñạt ñược trình ñộ cao hơn
– và trong ñó không ít thì nhiều có những câu trả lời “ñúng”. Trong lớp ñông, sinh viên ngồi
xếp theo dãy, một cuộc thảo luận nhỏ giữa buổi thuyết giảng có thể là một cách hiệu quả
ñể củng cố việc học tập của sinh viên. Nhiều nghiên cứu cho rằng sau 20 phút giảng viên
giới thiệu bài học, khả năng ghi nhớ bài của sinh viên bắt ñầu giảm ñi rất nhiều. Sau
khoảng 15 ñến 20 phút thuyết giảng, ñể thay ñổi sinh khí của lớp học giảng viên nên cho
sinh viên thời gian, hoặc là cho sinh viên làm việc theo cặp hoặc là theo nhóm nhỏ, ñể
thảo luận, ñể áp dụng bài học, hoặc ñơn giản là ñể trình bày lại bằng cách diễn ñạt riêng

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 4/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

của sinh viên về ñề tài hoặc khái niệm quan trọng của buổi thuyết giảng. Lắng nghe sinh
viên trình bày tốt như thế nào mang lại cho giảng viên sự phản hồi tức thì về mức ñộ giảng
viên giải thích bài học thế nào. Những bài tập nhanh, thiết thực ngay giữa hoặc cuối buổi
học, ví dụ “những tờ giấy phản hồi trong một phút”, sẽ giúp giảng viên biết cách nào là tốt
nhất ñể tiếp tục phần bài học còn lại. Những bài tập này cũng tiếp cho sinh viên sinh lực
học trở lại.
Có 2 kiểu cơ bản ñối với những buổi thảo luận lấy sinh viên làm trung tâm ñạt hiệu
quả là: (1) thảo luận giải quyết vấn ñề ñang tiến triển và (2) thảo luận không giới hạn.
Trước tiên, một vấn ñề ñược ñịnh nghĩa, kế ñến là ñi vào từng phần của vấn ñề, sau ñó là
phân tích và giải thích vấn ñề. Ví dụ: “Những mục tiêu và những thách thức của Jefferson
là gì khi tiến hành những luận cứ của Bản Tuyên ngôn ñộc lập và ông ta giải quyết những
ñiều ấy thế nào?”, “Phân biệt chủng tộc là gì, xuất phát từ ñâu, và những cách gì ñể loại
trừ sự phân biệt ñó?” “Bạn nghĩ tại sao cuộc thử nghiệm ñó thất bại?” “Những bước kế tiếp
có thể làm sáng tỏ bằng chứng này là gì?” “Gilligan ñặt luận cứ thế nào ñể chỉ ra sự phát
triển ñạo ñức của người phụ nữ ñang ở một tiếng nói khác?”. ðối với mỗi ví dụ trên ñây
nhiều sinh viên sẽ tham gia tích cực vào quá trình chẩn ñoán, phân tích, và nghiên cứu tìm
ra mô hình cho một chủ ñề và tìm kiếm những giải pháp tốt. Còn có những phương pháp
và những khía cạnh khác nữa, sinh viên cần nhau trong khi phân tích và giải quyết vấn ñề.
Kiểu thảo luận lấy sinh viên làm trung tâm thứ hai là kiểu thảo luận không giới hạn.
Một vấn ñề chưa ñược giải quyết sẽ ñược nêu ra và khảo sát trong một phương pháp tốt
nhất, kết quả làm sáng tỏ những vấn ñề có liên quan, thường thường những vấn ñề dễ
dẫn ñến tranh luận liên quan ñến nhiều khía cạnh khác nhau và sự ñánh giá của cá nhân
về các giá trị. Ví dụ: “Bạn sẽ ký tên vào Bản Tuyên ngôn ñộc lập không?” “Tại sao có hoặc
tại sao không?” “Phát minh khoa học này ñã có lợi hay có hại cho con người?” “Khi quyết
ñịnh bạn sẽ làm như thế nào trong trường hợp của Baby M, suy nghĩ của bạn giống với
suy nghĩ của Gilligan hay Kohlberg?, và ñiều gì khiến bạn suy nghĩ như thế? “Dù là chúng
ta sống trong một xã hội ña văn hóa thì tất cả chúng ta vẫn chia sẻ những lý tưởng chính
trị và những tiêu chuẩn chung gì?” Những câu hỏi như trên sẽ liên quan ñến tất cả sinh
viên trong các buổi thảo luận, buộc sinh viên suy nghĩ theo lập trường và nguyên tắc riêng
của họ ñối với những vấn ñề quan trọng và buộc sinh viên học cách lắng nghe và ñánh giá
những ý tưởng khác nhau của mọi người.
Tất cả giảng viên ñã tiến hành thảo luận hoặc là quá buông lỏng, mang lại kết quả
học tập ít ỏi, hoặc là kiểm soát quá chặt chẽ, tập trung vào ý tưởng của giảng viên là
chính. Nhưng tất cả các giảng viên cũng ñã cảm thấy rằng có lẽ là quá hiếm có những
buổi thảo luận hoàn toàn thuyết phục mà trong ñó hầu hết sinh viên ñều tham gia, trao ñổi
tích cực, và nhiều sinh viên có ñược sự hiểu biết sâu sắc cả về xúc cảm lẫn trí tuệ. Thêm
nữa, những phát kiến là do những ý kiến ñóng góp của nhiều thành viên trong lớp. ðể có
những buổi thảo luận như thế, giảng viên gần như là một người tạo ñiều kiện thuận lợi ẩn
mình, lặng lẽ hướng dẫn việc học tập và trao ñổi của sinh viên.
Chúng ta có thể tăng khả năng ñể có nhiều hơn nữa những buổi thảo luận theo kiểu
này bằng cách nhận biết rõ các yếu tố của một buổi thảo luận hiệu quả. Trong phần dưới
ñây tôi sẽ ñề ra 10 yếu tố và ñề xuất những chiến lược thảo luận khác nhau.

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 5/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

NHỮNG YẾU TỐ CỦA MỘT BUỔI THẢO LUẬN HIỆU QUẢ


“Những nội dung ” chất lượng
Yếu tố trước tiên và có lẽ quan trọng nhất ñể ñảm bảo một buổi thảo luận hiệu quả là
lựa chọn chủ ñề hoặc nội dung chất lượng ñể thảo luận. Những nội dung hoặc vấn ñề tốt
sẽ kết nối và làm cho những kinh nghiệm cuộc sống của sinh viên có giá trị, ñặc biệt phát
triển tính nhất quán, tính tự quản, lòng tự trọng cũng như những mối quan hệ và những
khát khao về nghề nghiệp của sinh viên. Bất cứ bài khóa hoặc chủ ñề gì ñi nữa, giảng viên
cũng nên tự hỏi nó có hữu ích hay không, ví dụ hỏi: “Vấn ñề này liên quan thế nào với sự
hiểu biết của tôi về những ñiều sinh viên của tôi ñã làm và ñiều gì quan trọng với sinh viên
của tôi ngay bây giờ?” Những nội dung chất lượng làm nền cho những buổi thảo luận về
những vấn ñề ña văn hóa một cách sôi nổi và nhiều cảm xúc. Như Elic Wiesel ñã nói:
“trong khi chỉ thị các trường ñại học giáo dục sinh viên không ñược “căm ghét” nhau thì
không có phương pháp nào tốt hơn cách “học cùng nhau” và ñặc biệt là học những “nội
dung hay”.
Sự chuẩn bị
Giống như hầu hết mọi ñiều, một buổi thảo luận hiệu quả phụ thuộc trước tiên vào kế
hoạch ñã vạch trước. ðiều này mang ý nghĩa quyết ñịnh chọn lựa phương án nào trong
nhiều phương án thảo luận thích hợp nhất ñể ñáp ứng những mục tiêu ñặc biệt, cách
giảng dạy và những mặt mạnh của giảng viên ñối với một nhóm sinh viên cụ thể về một
chủ ñề hoặc một nội dung cụ thể ở một thời ñiểm cụ thể trong khóa học. Ví dụ: ñối với lớp
học Hai – Tư – Sáu, vào tối thứ Ba giảng viên quyết ñịnh sử dụng phương án nào vào thứ
Sáu ñể thứ Tư giảng viên bảo sinh viên cần ñọc gì, tìm tài liệu gì, và chuẩn bị thế nào cho
buổi thảo luận vào thứ Sáu. Những câu dặn dò sinh viên như: “Khi các bạn vào lớp cho
buổi học kế tiếp ñiều trước tiên tôi sẽ hỏi các bạn là hãy nhận ra 3 phần chính của Bản
Tuyên ngôn và Jefferson sử dụng mỗi phần như thế nào ñể ñưa ra luận cứ của ông ta”
“Trước thứ Sáu các bạn hãy quyết ñịnh các bạn nghĩ rằng cuộc khởi nghĩa của Nat Turner
có chính ñáng không? Tại sao có hoặc tại sao không? “Hãy suy nghĩ ñến tính công bằng
khi các bạn ñọc chương của Plato vào thứ Sáu này” “Các bạn hãy chuẩn bị kể một câu
chuyện từ trong cuộc sống của riêng các bạn mà có liên quan ñến những vấn ñề trong tiểu
thuyết này”. Tất nhiên, không vấn ñề nào trong số những vấn ñề thảo luận vào thứ Sáu sẽ
tiến hành tốt nếu sinh viên không ñọc tài liệu trước; lập kế hoạch tốt sẽ giúp sinh viên thực
hiện tốt.
Mục ñích rõ ràng
Bất cứ nội dung hay hoặc chủ ñề tốt, ñiều ñó giúp nhận rõ vấn ñề và ñể làm rõ mục
ñích. Hiểu rõ vấn ñề hoặc làm rõ mục ñích là hiểu ý nghĩa của một ñoạn văn, một trang,
một chương của bài học; nhận biết rõ nhiều phần của một luận cứ; thăm dò các ý kiến ñối
với một vần ñề; khảo sát các giá trị, niềm tin, cảm nghĩ của nhóm về một số vấn ñề; hoặc
là tranh luận cả hai khía cạnh của một vấn ñề. Bất kể mục ñích và trọng tâm là gì, sinh
viên biết cái gì khi bắt ñầu lớp học và sinh viên thỉnh thoảng ñược nhắc nhở về mục ñích
và trọng tâm ấy trong suốt buổi thảo luận. Thật hữu ích khi viết lên bảng các mục tiêu cần
tập trung cho một bài thảo luận vào lúc bắt ñầu buổi học và ñưa ra một phát thảo vắn tắt 3
ñến 4 ý của những vấn ñề chính ñể khảo sát. Vì thế, nếu buổi thảo luận bắt ñầu ñi lạc ñề,

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 6/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

giảng viên chỉ cần chỉ lên bảng ñể nhóm thảo luận tập trung trở lại mục tiêu chính và trình
tự cần thực hiện của ngày hôm ñó.
Tiêu ñiểm chung
Thảo luận sẽ tốt hơn khi mọi người có một tiêu ñiểm chung; sinh viên nên mang sách
theo vào lớp học. Nếu không phải là một bài ñọc, tiêu ñiểm chung có thể là một dấu hiệu
sinh ñộng nào ñấy ñể tiến hành thảo luận: một vài lời trích dẫn có tác ñộng mạnh; một loạt
những trang trình chiếu; một câu chuyện kể; một bài phát biểu hoặc một bản nhạc; hoặc
một bản ñen với những thuật ngữ, những ý kiến hoặc những bảng biểu hoặc bản ñen có
chia 2 cột dành cho một tình trạng căng thẳng lưỡng phân giữa 2 ý kiến hoặc 2 thế ñối lập.
Tiềm ẩn phía sau yếu tố cơ bản của tiêu ñiểm chung là nhiều người khác nhau ñã tụ họp
lại ñể học hỏi lẫn nhau trong khi giải mã hoặc khảo sát những ñiều liên quan dính líu nhau
chỉ trong một bài khóa chung. ðiều này hợp nhất cả nhóm thảo luận thành một cộng ñồng
với những giải thích khác nhau biểu lộ tầm quan trọng của tính ña dạng.
Hình ảnh biểu diễn do chính sinh viên sáng tạo ra có tác ñộng mạnh hơn. Chúng ta
ñều biết rằng ñối với thế hệ sinh viên của thời ñại truyền hình thì các hình ảnh nhìn thấy
ñược quan trọng như thế nào ñối với các ý tưởng và các khái niệm trừu tượng. Chúng ta
cũng cần tìm cách ñể sinh viên có thể thấy rõ chủ ñề của buổi thảo luận. Khi sinh viên
“thấy” những ý tưởng ñược nêu lên bảng, sinh viên có thể bàn bạc về những ý tưởng ñó
dễ dàng hơn. Giảng viên nên yêu cầu sinh viên phác họa logo hoặc hình ảnh biểu diễn ñể
mà tóm tắt những ñiều cốt lõi của bài. Khi sinh viên thảo luận với những hình ảnh khẩu
hiệu hoặc hình ảnh ñược vẽ lên bảng, buổi thảo luận luôn ñược tập trung và cụ thể hơn.
ði vào nội dung
Tiềm ẩn trong yếu tố cuối cùng này của một buổi thảo luận hiệu quả là tầm quan
trọng của việc ñi cụ thể vào nội dung và bài ñọc – ñể ñạt hiệu quả giảng viên làm mẫu cho
sinh viên cách ñể ñọc những ñoạn văn ở mức ñộ cao. Một lý do khiến cho thảo luận không
tốt là giảng viên không dạy sinh viên cách ñọc. Khi chia lớp ñông thành nhiều nhóm nhỏ ñể
giải thích một ñoạn văn hoặc một nội dung cụ thể, giảng viên nên yêu cầu sinh viên tìm ra
2 hoặc 3 vấn ñề quan trọng với những trích dẫn minh họa thích hợp. Khi tập hợp lớp trở lại
giảng viên nên ñi vòng quanh bàn và yêu cầu mỗi sinh viên ñọc một câu hoặc một ñoạn
văn quan trọng và dừng lại khi cần thiết ñể hỏi, ví dụ: “Ở ñây Morrison ñang nói gì?”,
“Bằng lời riêng của bạn hãy nói lại quan ñiểm của Bellah” hoặc chỉ hỏi vắn tắt như: “Bạn
trả lời thế nào? Bạn bình luận thế nào? Bạn ñồng ý không? Dạy sinh viên kỹ năng ñọc tài
liệu ở mức ñộ cao nhằm xây dựng kỹ năng xa hơn nữa cho những cuộc thảo luận sinh
ñộng về những vấn ñề trọng yếu.
Những can thiệp tức thời
Duy trì một buổi thảo luận thường ñòi hỏi phải có những can thiệp ñúng lúc ñể làm rõ
những gì cần ñược học trong suốt buổi thảo luận. Thỉnh thoảng, giảng viên cắt ngang ñể
hỏi sinh viên, ví dụ: “ðược rồi, chúng ta xem chúng ta ñi tới ñâu của vấn ñề rồi?” “Hãy
quay lại mục tiêu của chúng ta, từ ñầu ñến lúc này chúng ta ñã nói những gì rồi?” “Bạn nào
muốn tóm tắt 3 ñiểm chính ñã ñược bàn từ ñầu ñến bây giờ?” Sử dụng bảng viết trợ giúp
cũng như yêu cầu những sinh viên ñược chỉ ñịnh theo dõi và ghi lại bài hãy lưu giữ sổ
sách ñã ghi những ñiểm chính ñã ñược nói ñến trong suốt buổi thảo luận. Tất nhiên giảng

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 7/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

viên nên yêu cầu nhiều sinh viên khác nhau nhưng tôi ñặc biệt thích yêu cầu một sinh viên
nổi trội ñặc biệt ñể ghi chú – ñó là cách làm giảm bớt sự tham gia của sinh viên ấy.
Tóm tắt những ñiểm chính của bài thảo luận vào cuối buổi học cũng rất quan trọng.
Sinh viên sẽ cảm thấy thích hơn với một buổi học có giá trị và thậm chí nếu buổi thảo luận
bị lạc hướng, với sự trợ giúp ghi chú của sinh viên, giảng viên tổng hợp những ñiều sinh
viên ñã ñược học sẽ là phương tiện ñể ñưa lớp quay lại bài học. Ví dụ giảng viên có thể
nói: “Chúng ta ñã thấy giá trị tự truyện của Malcolm X là ở 4 cách sau ñây.” hoặc “Mặc dù
chúng ta không ñồng ý với bất cứ ai trong số 6 người là Malcolm X cho là cốt yếu nhưng
chúng ta hiểu rằng sự khác nhau của chúng ta phụ thuộc vào quan niệm chủng tộc và phụ
thuộc vào cảm giác của chúng ta thế nào về tính nóng nảy của người da ñen”.
Phân chia giai ñoạn
Yếu tố thứ bảy của một buổi thảo luận hiệu quả là giảng viên lên kế hoạch và tiến
hành tiết học như thế nào. Hoặc bắt ñầu bằng một bài khóa và minh họa hoặc bắt ñầu với
một vấn ñề, thảo luận thường chuyển từ cụ thể ñến trừu tượng, từ “cái gì” ñến “tại sao”, từ
mô tả ñến phân tích, và cuối cùng là ñến ñánh giá. Sinh viên thường thích cụ thể hơn là
hình thức và trừu tượng và sinh viên cần ñược nhắc nhở bản chất cơ bản của bài ñọc ñã
ñược chỉ ñịnh cho ngày hôm ñó, rất quan trọng ñể bắt ñầu thảo luận với sự tập hợp có
chọn lọc nội dung của bài ñã ñược chỉ ñịnh. Khi cả nhóm ñều hiểu hết về vấn ñề, thảo luận
có thể chuyển qua phân tích và ñánh giá. Ví dụ: “Bây giờ chúng ta ñã hiểu Marx, những sự
kiện lịch sử ñã chứng minh ông ấy ñúng hay sai thế nào?” hoặc có thể ñặt câu hỏi mở
rộng hơn “Các bạn nghĩ gì về luận lý của Marx?”
Giai ñoạn thảo luận chuyển từ những câu hỏi theo thứ tự từ thấp như: “ðiều gì ñang
xảy ra ở ñây?” ñến câu hỏi theo thứ tự cao hơn như: “Tại sao ñiều ñó ñã xảy ra?” và “Bạn
nghĩ gì về ñiều ñó?” Theo kinh nghiệm của tôi ñể chia thời gian của lớp trong những khóa
học mở ñầu là sử dụng 50% thời gian cho việc mô tả và 50% thời gian cho việc phân tích
và ñánh giá. Trong một tiết học 50 phút ñiển hình, giảng viên nên lên kế hoạch 20 phút cho
mỗi công việc, ñể dành 10 phút cho phần nói ngoài bài và phần kết thúc. Tất nhiên, giảng
viên có thể làm khác tùy theo chủ ñề, nội dung bài, và trình ñộ của lớp. Với những sinh
viên có trình ñộ cao giảng viên có thể dành nhiều thời gian cho việc phân tích và ñánh giá.
Sự linh ñộng bố trí thời gian khác với khuôn mẫu cơ bản là rất quan trọng. Có thể có
những trường hợp ñặc biệt là với chủ ñề nhạy cảm, tốt hơn là giảng viên nên bắt ñầu với
sự phản ứng tức thời theo tình cảm của sinh viên và sau ñó hãy kiểm tra vấn ñề theo cách
có tư duy và khách quan. Theo cách này, những vấn ñề ñời sống riêng tư của sinh viên có
thể ñược gắn liền với những vấn ñề của nội dung bài. Hãy tin tưởng vào trực giác của
mình khi quyết ñịnh hoặc là bắt ñầu với những phản ứng xúc cảm hoặc là sự mô tả khách
quan.
Những thay ñổi về sự hoạt ñộng và giọng nói
Những buổi thảo luận hiệu quả sẽ luôn luôn có nhiều sự thay ñổi về sự hoạt ñộng và
giọng nói trong suốt buổi thảo luận. ðôi khi, nhiều sinh viên sẽ bị cuốn hút theo tâm trạng
vui thích hay tuyệt vọng của giảng viên. Những thay ñổi về sự hoạt ñộng thường là bằng
hình thức ngôn ngữ nhưng cũng có thể thay ñổi bằng sự di chuyển thân thể, như ngồi
nhiều hướng ñối diện nhau của bàn hoặc của phòng trong 1 buổi thảo luận. “Tất cả ‘những
người hiếu chiến’ thích sự can thiệp và ngồi ở hướng này của phòng và ‘những người ưa

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 8/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

chuộng hòa bình’ thì ngồi ở hướng kia của phòng”. “Những ai ủng hộ chương trình của
Booker T. Washington ñứng về một phía và những ai thích Du Bois thì ñứng về phía khác”.
“Những người nhận thấy nhân vật A trong tác phẩm B có tội thì ñứng bên ñây và những
người cho A là vô tội thì ñứng ở kia”. Những buổi thảo luận phát triển tốt khi vấn ñề thảo
luận ñược ñặt vào việc phân tích nội dung bài hoặc vấn ñề trước và khi khuôn mẫu ñã
ñược thiết kế sẵn sàng nhưng thực hiện vẫn có sự chệch ñi thậm chí là có sự lưỡng phân
và tồn tại nhiều quan ñiểm.
Người ta ñã nói rằng trong những buổi thảo luận cơ cấu lưỡng phân, giảng viên nên
chú ý ñến nhiều học sinh, thường là những học sinh thông minh sẽ từ chối những sự lựa
chọn trái ngược có tính ép buộc nhưng sẽ tranh luận tính hợp lý của một luận ñiểm phức
tạp hơn. Tất nhiên sinh viên ñó sẽ ñúng. Tuy nhiên cần làm rõ ràng về phương diện sư
phạm ñể bắt ñầu thúc ñẩy chỉ hai lựa chọn và ñể ñạt ñược một nền tảng trung bình (hoặc
phát triển thảo luận) tạo ra những tình huống phức tạp.
Liệu rằng việc tham gia vào hai, ba hay nhiều nhóm thì sinh viên sẽ di chuyển sang
các nhóm khác nhau theo sự lựa chọn dựa vào niềm tin của họ. Nếu câu hỏi ñược ñặt ra
là một sự lựa chọn ñúng và những sự lựa chọn là hấp dẫn như nhau thì có nên có một sự
phân phối hợp lý cho sinh viên ở mỗi vị trí. Sau ñó câu hỏi khá ñơn giản là: “Tại sao bạn
chọn vị trí này?”. ðặt hai hoặc ba ngữ cảnh từ phương diện này rồi sau ñó là ở những
phương diện khác và cho cuộc thảo luận bắt ñầu từ ñó. Thường thì ñúc kết lại các lý lẽ là
quan trọng mặc dù có thể bị mất thời gian khi có quá nhiều hoạt ñộng mà lớp có thể làm
tốt hơn mà không ñược kể ñến, hy vọng rằng phải bảo ñảm có diễn ra các cuộc thảo luận
bên ngoài lớp và sinh viên hăm hở tham gia vào những giờ học kế tiếp.
Chúng ta cũng cần phải cẩn thận không ñẩy quá nhiều cuộc thảo luận của chúng ta
vào tranh cãi. Phong cách học tập của một vài sinh viên, thường là nữ, phát triển không
phải trong không khí cạnh tranh mà trong không khí hợp tác. Các sinh viên nên ñược
khuyến khích ñể xây dựng các ý kiến của những người khác cũng như bình phẩm về
chúng ñể củng cố và xác ñịnh ý kiến của từng cá nhân cũng như không ñồng ý về ý kiến
ñó. ðể ñảm bảo sự thay ñổi của các hoạt ñộng bằng các giọng ñiệu khác nhau, sinh viên
cần tránh hiểu lầm cũng như quan tâm ñến việc chỉ có một câu trả lời ñúng mà giảng viên
ñang chờ ñợi. Do ñó, tôi thích bắt ñầu cuộc thảo luận với những hướng dẫn sau: “Lý lẽ
của Emerson trong bài luận này là rất khó; Tôi không chắc rằng tôi hoàn toàn hiểu nó.
Chúng ta cần sự giúp ñỡ của mỗi người trong việc tìm ra những gì mà anh ta ñã nói. Một
vài người dũng cảm có thể bắt ñầu với một phần tình huống ñặt ra ñể cho biết những gì
mà bạn nghĩ là nó ñang diễn ra ở ñây và sau ñó một vài người khác sẽ tiếp tục xây dựng
nó?” Hoặc, một cách lần lượt, “Hãy cho từ ba ñến bốn câu trả lời khác nhau hoặc những
lời giải thích trước tiên, sau ñó cố gắng sắp xếp chúng theo thứ tự những ñiều ñang ñược
nói ở ñây.” Những chỉ dẫn giống như là sự giúp ñỡ cho sinh viên, ñặc biệt là những người
theo thuyết nhị nguyên Perry, hiểu rõ sự phức tạp của sự thật cũng như mời gọi việc hợp
tác và sẵn sàng chấp nhận sự liều lĩnh vừa phải.
ðược nhắc tới trong lớp
ðối với sinh viên, cảm giác an toàn khi tham gia thảo luận là quan trọng ñể nghĩ ra
các phương cách mà mỗi người có cơ hội ñể trình bày trong lớp. Nếu sinh viên phát biểu
khi bắt ñầu lớp học (hoặc giữa giờ) thì gần như sau ñó họ cũng tham gia. ðộng não về

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 9/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

một hình tượng một cách liên tưởng là một cách ñể nhiều người phát biểu trong thời gian
ngắn. Giảng viên nên mời sinh viên nói ra “các từ, chủ ñề hay cảm giác” mà họ liên tưởng
tới một khái niệm chính, ñề tài, bài luận hoặc vấn ñề trong ngày và ghi lên bảng với nhiều
câu trả lời khác nhau mà không ñánh giá gì cả. Trong một lớp học nhỏ hơn, giảng viên nên
ñi vòng quanh bảng và có ñược mỗi lời ñề xuất của sinh viên “một bức tranh, cảnh hoặc
một thời khắc cụ thể sẽ là sức mạnh cho họ trong bài ñọc của ngày hôm nay.” Sau ñó, lại
ghi lên bảng với một bức tranh cụ thể phong phú theo kiểu cắt dán như một bức phông mô
tả thực cho cuộc thảo luận sau ñó sẽ diễn ra.
Chiến lược này có giá trị khi ñặt sinh viên vào trong thực tế 100% trong lớp học và
yêu cầu họ cảm nhận về kết quả. Ứng dụng của cách thức này là giúp tổ chức học tập lấy
sinh viên làm trung tâm và sinh viên ñược giới thiệu trong lớp. ðộng não hoặc suy ngẫm
nhanh có thể là một hoạt ñộng nếu làm ñều ñặn. Mặt khác yêu cầu sinh viên viết trong vài
phút khi bắt ñầu lớp học hoặc chia cặp hoặc chia thành các nhóm nhỏ ñể chuẩn bị cho các
cuộc thảo luận. Thậm chí những bài trắc nghiệm nhỏ có thể ñược sử dụng như một nghi
thức ñặc biệt là nếu bày trò chơi và không có hình phạt. Liệu rằng phương pháp này có
dành thời gian và không gian cho sinh viên chuẩn bị cho việc thảo luận ở lớp. Phương
pháp này nhằm giúp sinh viên cảm thấy ñược nhớ tới và an toàn như một ñiều kiện tiên
quyết cho cuộc thảo luận sôi nổi trong học tập.
Không khí lớp học và ñánh giá
ðiều quan trọng cho một cuộc thảo luận hiệu quả là thiết lập một lớp học mở và
thuận lợi dựa trên sự thật, sự ủng hộ, sự chấp nhận và sự tôn trọng lẫn nhau. Khi sinh
viên cảm thấy sự tham gia của họ là có giá trị từ những sinh viên khác cũng như từ giảng
viên thì họ bắt ñầu phát triển lòng tự tin và sau ñó sẵn sàng chấp nhận liều lĩnh trong học
tập.
Nhưng làm cách nào ñể ñánh giá? Gần 30 năm dạy học theo kiểu thảo luận và có
kinh nghiệm ñánh giá ñiểm số của sinh viên ñã giúp tôi viết về nhiều cách thức khác nhau
ñể xác ñịnh ñiểm số của sinh viên. Trong ñó bao gồm cả ñịnh nghĩa về một cuộc thảo luận
tốt (tính ñến cả cách nói và cách nghe), lời khuyên cho việc tham gia và làm cách nào
ñánh giá sự tham gia trong thảo luận và ñiều quan trọng là tôi ñặt mình vào vị trí của sinh
viên ñể biết ñược sự tham gia của mỗi người cũng như việc học tập của họ. Tôi nhận ra
rằng sinh viên lo lắng trong việc phát biểu trong nhóm và mời họ tham gia vào những cơ
hội rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm như khi họ viết và ñạt ñược những kỹ năng một
cách ñịnh lượng.
Và khi ñến lúc tôi xác ñịnh một cách chính xác làm cách nào ñể ñánh giá ñiểm số
của sinh viên, không chính xác như nó vốn có, câu nói sau ñây là cách thức mới nhất của
tôi: “Tôi biết ñiểm thảo luận của bạn là quan trọng ñối với bạn. Bạn nên làm hết khả năng
ñể bạn không quá lo lắng về ñiểm số mà hãy chú ý ñến sự thích thú trong học tập bằng
cách thảo luận, bằng cách tham gia mà giả ñịnh như không có sự hiện diện của các ñiểm
số. Về phần tôi, tôi không có nhiệm vụ tính ñiểm mỗi ngày. Hơn nữa, tôi thường xuyên có
một lý lẽ tốt nhất về sự ñóng góp của bạn khi bạn tham gia (cả trong vai trò trình bày lẫn
lắng nghe) trong các cuộc thảo luận. Mỗi giờ, tôi sẽ cho bạn các phản hồi về sự tham gia
của bạn nhưng làm ơn hãy cảm thấy thoải mái ñể ñặt câu hỏi với tôi hoặc nói chuyện với

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 10/11


centea.info@gmail.com
10/22/2008

tôi về quá trình làm việc của nhóm vào bất cứ lúc nào. Giọng nói của bạn chính xác; suy
nghĩ và cảm giác của bạn rất có giá trị; hãy nghe chúng!”.
ðiều này gần như có hiệu quả và ñặc biệt sinh viên thích thú với các phản hồi; và
các mẫu phản hồi thường ở hai dạng. Một là những lời bình luận dẫn giải xác ñịnh trước
lớp hoặc cá nhân. Hai là một lời nhận xét ngắn ñược viết sau mỗi 3 hay 4 tuần, ñưa cho
mỗi sinh viên về sự tham gia thảo luận của họ cùng với những lời ñề nghị cho những việc
kế tiếp mà họ nên làm. Những lời khuyên bao gồm những câu như sau: “Lời bình luận của
bạn thật là hữu ích trong cuộc thảo luận về Người phụ nữ Lakota nhưng chúng ta cần
nghe bạn nói rõ hơn về những suy nghĩ của bạn về Momaday.” “Tôi rất thích lời bình luận
và những câu hỏi của bạn về Silko, vào ngày hôm sau bạn có thể trình bày sự quan tâm
sâu sắc hơn về sự duy linh. Bạn có thể trình bày nó ở trước lớp ñược không?” Hoặc ñối
với một sinh viên trội hơn, “Tôi ñánh giá cao việc bạn luôn luôn chuẩn bị tốt phần tham gia
của mình ở lớp và tôi mong bạn giúp tôi ñặt ra nhiều câu hỏi hơn ñể mà có thêm nhiều
người trong lớp tham gia và nói về suy nghĩ của họ.”
Trong khi dạy ở trường ðại học Massachusetts ở Amherst, James Baldwin ñã quan
sát rằng “người trẻ tuổi không sẵn sàng muốn bạn trả lời câu hỏi của họ, họ muốn bạn
lắng nghe nó trước, sau ñó họ cố gắng giải quyết nó… Nếu bạn lắng nghe, câu trả lời sẽ là
sự thật.” Tóm lại, thảo luận – thực tại, học tập – diễn ra tốt khi sinh viên cảm thấy ñược
lắng nghe và sau ñó ñược trao quyền. Tất cả những yếu tố trên sẽ ñưa ñến một cuộc thảo
luận hiệu quả.

Tài liệu tham khảo


Bonwell, C.c., & Eison, J.a. (1991). Active learning: Creating excitement in the
classroom. (ASHE-ERIC Higher Education Report No. 1). Washington, DC: The George
Washington University, School of Education and Human Development.
Frederic, P.J (1981). The dreded discussion: Ten wayss to start. Improving College
and University Teaching, 29, 109-14
Frederick, P.J (1991). The medicine wheel: Emotions and connections in the
classroom, To Improve the Academy, 10, 197-214.
Myers, C., & Jones, T.B. (1993). Promoting active learning: Strategies for the college
classroom. San Fransisco: Jossey-Bass.
Welty, W. (1989). Discussion method teaching. Change: The Magazine of Higher
Leaning, 29(4), 41-49.

Người dịch: Trung Nguyên – www.giaovien.net

www.giaovien.net --//-- www.center4teachers.com Trang 11/11


centea.info@gmail.com

You might also like