You are on page 1of 2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. KHÁI NIỆM:
1.1 Mục tiêu nghiên cứu: là cái đích nghiên cứu cụ thể mà người nghiên cứu vạch ra để
thực hiện, để định hướng nỗ lực nghiên cứu trong quá trình tìm kiếm. Trong nghiên cứu
khoa học, khái niệm “Mục tiêu nghiên cứu” và “mục đích nghiên cứu” có sự phân biệt về
ý nghĩa:
Phạm trù mục tiêu nhằm trả lời câu hỏi “làm cái gì?”, còn phạm trù mục đích nhằm
trả lời câu hỏi “để nhằm vào cái gì”.
Trong mối liên hệ giữa nhiệm vụ, vấn đề, đối tượng, mục tiêu cần lưu ý: nhiệm vụ,
vấn đề, đối tượng là sự vật tồn tại khách quan trước người nghiên cứu; Còn mục tiêu là sự
lựa chọn mang tính chủ quan của người nghiên cứu.
Người nghiên cứu không chỉ biết vạch mục tiêu mà còn phải xem xét một cách hệ
thống các mục tiêu nghiên cứu. Cách tiếp cận này có những ý nghĩa hết sức quan trọng:
- Xem xét một cách toàn diện mọi khía cạnh, tầng lớp của một tập hợp các mục
tiêu liên kết với nhau bằng quan hệ tương tác trong khuôn khổ một hệ thống .
- Từ đó xác định được quy mô nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu .
- Tạo cơ sở cho việc hình thành tập thể nghiên cứu .
Mục tiêu gồm một mục tiêu gốc và các mục tiêu nhánh. Mỗi mục tiêu nhánh lại
được chia thành các mục tiêu phân nhánh. Quan hệ giữa mục tiêu gốc và mục tiêu phân
nhánh là quan hệ giữa hệ thống và các phân hệ (hệ con). Theo các phân nhánh này một
mục tiêu sẽ bao gồm các “cấp mục tiêu” với các mục tiêu cấp I, mục tiêu cấp II, và mục
tiêu các cấp thấp hơn .
Số lượng các cấp mục tiêu được quyết định bởi một số yếu tố sau:
- Nhu cầu nghiên cứu (mức độ sâu rộng của nghiên cứu)
- Khả năng tổ chức nghiên cứu (mỗi nhánh hoặc phân nhánh phải có người chủ
trì).
Từ việc vạch mục tiêu, người nghiên cứu nhận dạng được những nội dung cụ thể
trong nghiên cứu, các sản phẩm dự kiến và các loại hình nghiên cứu .
Từ phân tích tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu phải trình
bày được các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu phải ngắn gọn, cụ thể và bắt đầu bằng các động từ hành động mạnh như:
xác định, đánh giá, phân tích, so sánh, xây dựng, mô tả, triển khai…Tránh dùng các động
từ định tính như: để hiểu, phỏng đoán, nghiên cứu…
1.2 Tiêu chuẩn viết mục tiêu : SMART hoặc 2Đ + 3T

46
- Specific: Đặc thù
- Measurable: Đo được
- Appropriate: Thích hợp
- Realistic: Thực thi
- Time-Bound: Thời gian
Mục tiêu phải trả lời được 6 câu hỏi (6 WH)
- Làm cái gì? - What plan to do?
- Ai sẽ làm? - Who will do it?
- Làm cho ai? - Whom it will be done to?
- Khi nào làm? - When it will be done?
- Làm ở đâu? - Where it will be done?
- Hy vọng đạt được cái gì? - What you hope to learn?
Ví dụ minh hoạ: Một mục tiêu cụ thể
Vào tháng 2 năm 2007 bệnh viện X tiến hành một cuộc điều tra về tỷ lệ tử vong
do thai sản trong năm 2006 ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ (18 – 49) tỉnh A
Phân tích ví dụ:
- Làm cái gì ? Điều tra
- Ai làm ? Bệnh viện X
- Làm cho ai ? Phụ nữ 18 đến 49 tuổi
- Khi nào làm ? Năm 2007
- Làm ở đâu ? Tại tỉnh A
- Hy vọng đạt được (mục tiêu): Xác định được tỷ lệ tử vong do thai sản trong
năm 2006.

™– ™™™

47

You might also like