You are on page 1of 34

Tröôøng Ñaïi hoïc KHTN

Khoa Moâi tröôøng

ÑAÙNH GIAÙ RUÛI RO MOÂI


TRÖÔØNG
ENVIRONMENTAL RISK
ASSESSMENT
(Baøi 8)
Giaûng vieân : PGS.TS. PHUØNG CHÍ SYÕ
Vieän Kyõ thuaät Nhieät ñôùi vaø Baûo
veä
Moâi tröôøng
Caùc phöông phaùp
ñaùnh giaù
ruûi ro
Caùc phöông phaùp ñaùnh
giaù ruûi ro
- Thoáng keâ vaø xöû lyù soá lieäu
- Ñaùnh giaù phaùt thaûi (Ñaùnh giaù
nhanh)
- Moâ hình hoaù
- Phaân tích chuoãi söï kieän (Event
Tree Analysis)
- Lieàu löôïng vaø ñaùp öùng (Dose
and response)
Lieàu löôïng vaø ñaùp öùng
(Dose and response)
QUAN HỆ LIỀU LƯỢNG -PHẢN ỨNG

Trong độc học sinh thái số liệu định lượng và


được phân hạng là cần thiết. Phản ứng định
lượng được gọi là phản ứng “Tất cả hoặc không
có gì”;nó có thể xẩy ra hoặc không xẩy ra. Phản
ứng phân hạng có thể xác định định lượng và
liên tục. Số liệu về mức độ bị chết và độc dược
là định lượng khi hoạt động của men (enzyme),
nồng độ đạm (protein), trọng lượng cơ thể, tiêu
thụ thực phẩm, và nồng độ chất điện ly là các
thông số định lượng.
LD50
• LD50 là liều lượng của một chất mà nó gây chết
50% trong một quần thể. Giá trị này được sử
dụng để phân loại và so sánh độ độc của các hó
chân.
• Hệ số góc của đường cong liều lượng-phản
ứng, thời gian đến khi chết, dấu hiệu của độc
dược và biểu hiện bệnh lý là quan trọng, thậm
chí nguy kịch hơn LD50 trong việc đánh giá độc
tính. Hệ số góc lớn có thể chỉ ra sự khởi đầu
nhanh của tác động hoặc hấp thụ nhanh hơn.
Giá trị lớn của độ an toàn được dự báo khi một
chất có hệ số góc nhỏ. Xác định độ độc cấp tính
chỉ dựa trên cơ sở giá trị LD50 là nguy hiểm.
Đường cong liều lượng-phản ứng
Đường cong liều lượng-phản ứng
Các thông số không gây chết
• LD50 không tương đương với độc tính. Các hoá
chất có thể gây phá huỷ hệ thống lý sinh, hoá
sinh, miễn dịch, thần kinh hoặc cơ thể.
• Phụ thuộc vào tính đa dạng và mức độ rối loạn
của các chức năng sinh học bình thường, động
vật có thể biểu hiện phản ứng độc,nhưng có một
số tổn thương không phục hồi có thể xẩy ra.
• Ảnh hưởng độc hại không gây chết là độ chết
không mong muốn cần phải xem xét khi đánh
giá rủi ro hoá chất.
Nghiên cứu mãn tính phụ
• Các nghiên cứu mãn tính phụ được thiết
kế để xác định ảnh hưởng có hại của quá
trình phơi nhiễm định kỳ lặp lại trong một
khoảng thời gian từ vài ngày đến 6 tháng.
• Nghiên cứu mãn tính là nghiên cứu được
thực hiện trong phần lớn thời gian sống
của động vật.
Nghiên cứu mãn tính phụ (tt)
• Phơi nhiễm mãn tính phụ có thể diễn tả sự phơi
nhiễm thường xuyên đối với hoá chất nào đó
trong môi trường lao động, gia vị thực phẩm,
hoá chất vệ sinh gia đình, các chất điều trị bệnh
hoặc các chất ô nhiễm môi trường trong một
khoảng thời gian hạn chế. Những nghiên cứu
này cung cấp thông tin về ảnh hưởng tích luỹ,
giai đoạn hình thành để phát sinh độc tính, khả
năng hồi phục sau khi nhiễm độc, mối tương
quan liều lượng-phản ứng.
Nghiên cứu mãn tính phụ (tt)
Tiếp xúc với liều lượng thấp kéo dài (dưới
đây gọi là mức độ ảnh hưởng không quan
sát được) thường không nguy hại tới con
người nếu hoá chất không có khả năng
tích tụ trong cơ thể. Nếu hoá chất có khả
năng tích tụ thì độ độc sẽ phát hiện.
Nghiên cứu mãn tính phụ (tt)
• Điểm cuối quan trọng trong nghiên cứu mãn tính phụ là
không gây chết. Thông số không gây chết có thể xác
định bằng phương pháp đo sinh hoá, thần kinh hay lâm
sàng cũng như bằng những thay đổi trong trọng lượng
cơ thể, tiêu thụ thực phẩm hay nước, kiểm tra điều trị
trong quá khứ. Phản ứng độc học sinh thái quan sát
trong nghiên cứu mãn tính phụ có thể hoàn toàn khác
với nghiên cứu cấp tính. Hình thái động học độc học có
thể khác biệt lớn giữa tiếp xúc mãn tính phụ (liều thấp)
và cấp tính (liều cao).
• Liều lượng nhỏ hàng ngày của hoá chất thường bị giải
độc và đào thải ra khỏi cơ thể mà không gây tác động có
hại.
Mức độ ảnh hưởng không quan sát được
(NOEL – No-observed Effect Level)
• Giả thiết rằng đối với một số thông số tồn
tại mối quan hệ liều lượng-phản ứng. Khi
đó sẽ tồn tại một liều lượng thấp đến mức
không gây ra một tác động bất lợi nào.
Mức độ không gây ảnh hưởng là liều
lượng lớn nhất mà động vật có thể chịu
đựng trong một khoảng thời gian nhưng
không phát hiện một ảnh hưởng bất lợi
nào, trên mức đó sẽ xẩy ra tác động bất
lợi.
Mức độ ảnh hưởng không quan sát được
(NOEL – No-observed Effect Level) (tt)
• Tác động bất lợi bao gồm các ảnh hưởng
bất thường, không mong muốn và nguy
hại tới sự sống của động vật hay con
người, điều này có thể nhận biết thông
qua kết quả có thể đo được như tỷ lệ chết,
tiêu thụ thực phẩm, trọng lượng cơ thể
hay bộ phận, mức độ men hay các biểu
hiện bệnh lý.
Quy trình thử nghiệm độc tính
Thập niên qua, tại Mỹ và Châu Âu đã xây dựng
quy chế thử nghiệm độc tính sinh thái
(WHO/FAO, Food and Drug Administration in
the U.S). Thử nghiệm độc tính bao gồm 4 công
đoạn sau đây :
• Thử độc tính cấp
• Thử độc tính ngắn hạn
• Thử độc tính dài hạn
• Nghiên cứu chuyên đề (sinh sản, nhậy cảm …)
(1). Thử độc tính cấp :
• Nghiên cứu ảnh hưởng sinh ra bởi vật liệu
thử nghiệm khi đánh độc bằng một dãy
các liều lượng tăng dần. Thử độc tính cấp
cần cung cấp đủ thông tin để so sánh độ
độc của các vật liệu liên quan và để lập kế
hoạch nghiên cứu tiếp theo. Thử độc tính
cấp có thể thay đổi trong số các loài và
tạo ra một số thông tin về triệu chứng của
sự nhiễm độc và bệnh lý.
(1). Thử độc tính cấp (tt)
• Số lượng động vật
• Nên sử dụng một loài (chuột, thỏ, heo …). Đôi
khi sử dụng một loài chim (hoặc gà). Một giới
tính cần sử dụng đối với một loài.
• Liều lượng :
• Với liều lượng gây chết 2g/kg, LD50 (Liều chết
trung vị) sẽ được xác định bằng phương pháp
gần đúng. Liều lượng thí nghiệm được lựa chọn
trên cơ sở thử nghiệm tìm khoảng giới hạn liều
lượng (Max, Min). Khoảng giới hạn liều lượng
được lựa chọn sao cho gây chết 10-90% trong
thí nghiệm cuối cùng.
(1). Thử độc tính cấp (tt)
• Phương thức đánh độc
• Vật liệu được đánh độc bằng phương pháp ăn
qua miệng hay hít thở. Vật liệu thử độc tính có
thể chuẩn bị dưới dạng dung dịch trong nước,
dầu thực vật hay dung môi phù hợp khác.
• Quan sát :
• Động vật được quan sát,theo dõi từ 2 đến 4
tuần. Thông số theo dõi là : biểu hiện, bản chất
và thời gian xuất hiện các triệu chứng nhiễm
độc, mức độ gây chết. Kiểm tra tế bào bằng kính
hiển vi nếu cần thiết.
(2). Thử độc tính ngắn hạn
• Thử độc tính ngắn hạn (đôi khi gọi là “thử cấp
tính phụ” ở chuột hay “thử độc tính mãn tính
từng phần” ở chó) là nghiên cứu ảnh hưởng
sinh ra bởi vật liệu thử khi đánh độc bằng các
liều lặp lại trong một khoảng thời gian tới 10%
khoảng thời gian sống của động vật (Khoảng 90
ngày đối với chuột và 1 năm đối với chó). Mục
đích chính của thử độc ngắn hạn là kiểm tra
định tính bản chất ảnh hưởng của độc tính và
đánh giá mối quan hệ liều lượng-phản ứng
(2). Thử độc tính ngắn hạn (tt)
• Số lượng động vật
• Ít nhất 2 loài sẽ được sử dụng, bao gồm động vật gặm
nhấm (thỏ, chuột) và không gặm nhấm (chó, heo). Với
động vật gặm nhấm sẽ dùng 10-20 con mỗi giới tính cho
mỗi liều thử. Với động vật không gặm nhấm, nên sử
dụng ít nhất 2 con đực, 2 con cái cho mỗi liều thử.
• Liều lượng :
• Trong các thí nghiệm thăm dò, một số liều lượng sẽ
được chọn sao cho ít nhất 1 liều không có ảnh hưởng và
các liều còn lại sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định.
• Một nhóm thí nghiệm đối chứng (không đánh độc) sẽ
được sử dụng trong quá trình thí nghiệm.
(2). Thử độc tính ngắn hạn (tt)
• Phương thức đánh độc
• Phương thức đánh độc là trộn vào thức ăn hay uống vào
bụng (dạng viên capsule) hay thấm qua da.
• Quan sát :
• Quan sát 90 ngày đối với chuột và các động vật gặm
nhấm khác; 1-2 năm đối với chó. Phép thử sẽ cung cấp
đủ thông tin về các thông số sinh lý và hình thái sinh
học. Các thông số giám sát là trọng lượng cơ thể, tiêu
thụ thực phẩm và nước, hoạt tính,biểu hiện và tỷ lệ chết;
các triệu chứng, các thông số hoá lâm sàng trong máu,
đo kính hiển vi,thay đổi sinh hoá trong cơ thể và tế bào,
phân bố các chất/sản phẩm trao đổi chất trong cơ thể
(3). Thử độc tính dài hạn
• Nghiên cứu ảnh hưởng sinh ra bởi vật liệu
thử nghiệm khi đánh độc bằng liều lặp lại
trong thời gian dài hơn (khoảng 85%
khoảng thời gian sống của động vật). Đôi
khi thử nghiệm này kéo dài suốt thời gian
sống của động vật. Mục đích chính là tìm
khả năng gây ung thư.
(3). Thử độc tính dài hạn (tt)
• Số lượng động vật
• Chuột là động vật được lựa chọn. Cả 2
giới tính sẽ được sử dụng. Ít nhất là 50
động vật trong mỗi nhóm.
• Liều lượng :
• Tương tự như thử độc tính ngắn hạn.
• Liều lượng chọn phải gắn với trọng lượng
cơ thể và “mức độ không gây độc tính”.
(3). Thử độc tính dài hạn (tt)
• Phương thức đánh độc
• Trộn với thức ăn.
• Quan sát :
• Đối với chuột là 24 tháng tiếp xúc. Động
vật sẽ bị giết chết sau giai đoạn thử
nghiệm. Các thông số lý sinh và hình thái
sinh học sẽ được giám sát. Tương tự như
thử độc tính ngắn hạn.
(4). Nghiên cứu chuyên đề
• (a).Thử sinh sản :
• Có 3 dạng thử sinh sản :
• Thử đột biến
• Thử di truyền 1 thế hệ
• Thử di truyền nhiều thế hệ
(4). Nghiên cứu chuyên đề (tt)
• Thử đột biến: Sử dụng chuột, thỏ để thử. Vật
liệu thử được đánh độc các động vật thử có
chửa. Sau đó giết chuột bạch (sau 18 ngày),
chuột (21 ngày) và thỏ (29 ngày) để kiểm tra.
• Thử di truyền 1 thế hệ : chuột đực và chuột cái
bị đánh độc trước khi thụ tinh (thường là 60
ngày), trong suốt quá trình mang thai và đến khi
sinh ra chuột con.
• Thử di truyền nhiều thế hệ : Kiểm tra khả năng
di truyền các dị tật và tác động tích luỹ của chất
thử nghiệm (Ít nhất 2 thế hệ, 2 loài động vật
máu nóng).
(4). Nghiên cứu chuyên đề (tt)
• (b). Thử độ nhậy cảm
• Phản ứng nhậy cảm được định nghĩa là
những phản ứng đối với thuốc trong đó
các triệu chứng lâm sàng được phát hiện
khi tiếp xúc.
Lượng tiêu thụ hàng ngày được chấp nhận
(Acceptable Daily Intake)
• Yêu cầu về sự an toàn sử dụng thực
phẩm.
• Thông qua phương pháp thử nghiệm đối
với động vật, có thể xác định ADI cho con
người.
• Lượng tiêu thụ thực tế (Actual Intake)
• Lượng tiêu thụ thực tế thực phẩm, chất ô
nhiễm và tồn dư thuốc trừ sâu,
THỬ NGHIỆM ĐỘC HỌC SINH THÁI
• Nghiên cứu cấp tính, ngắn và dài hạn đối với động vật
máu lạnh (cá).
• Đánh độc các động vật thuỷ sinh từ bên ngoài bằng các
chất độc thông qua 4 kỹ thuật : tĩnh, dòng, thay nước,
hồi lưu.
Thử độc tính sinh thái :
- Một dãy các bồn chứa, mỗi bồn được pha nồng độ
chất độc với giá trị khác nhau.
- Một nhóm cá tương tự (kích thước và loài) trong mỗi
bồn (thường là 10 con)
- Quan sát tỷ lệ cá chết trong khoảng thời gian 24, 48,
96 giờ.
- Kết quả được biểu diễn dưới dạng nồng độ chịu đựng
được của 50% số cá.
THỬ NGHIỆM ĐỘC HỌC SINH THÁI (tt)

Đường cong độc học và ngưỡng

Biểu diễn tỷ lệ cá chết so với nồng độ chất


độc và xác định được LC50 (liều gây chết
50%).
Đường cong độc học
Đường cong độc học
XIN CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý
THEO DÕI !

You might also like