You are on page 1of 5

ĐỀ TÀI

ỨNG DỤNG CỦA HÀM SỐ LỒI ĐỂ CHÚNG MINH CÁC BẤT ĐẲNG THỨC
LƯỢNG GIÁC VÀ TÌM CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ TRONG TOÁN SƠ CẤP.

Võ Thị Hoa – Trần Văn Phong – Phan Thành Tính

DÀN Ý ĐẠI CƯƠNG

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Trong nửa cuối thế kỷ trước, nước ta tiến hành 4 cuộc cải cách chính thức. Cuộc cải cách
cách đầu tiên năm 1945, ngay sau khi giành được độc lập, với chương trình Việt ngữ hóa giáo
trình của tất cả bậc học. Cuộc cải cách lần hai (năm 1950) chuyển từ hệ tú tài phân ban cũ sang
hệ phổ thông 9 năm. Sau khi hóa bình lập lại (năm 1956), cuộc cải cách lần 3 chuyển từ hệ phổ
thông 9 năm sang hệ phổ thông 10 năm với chương trình và sách giáo khoa các cấp giống như
Liên Xô cũ. Sau ngày thống nhất đất nước , năm 1980, chúng ta bắt đầu cuộc cải cách lần 4 để
thống nhất chương trình phổ thông 12 năm trên toàn quốc.
Bắt đầu từ thời kì đổi mới đến nay, giáo dục nước ta có những chuyển biến mới theo tinh
thần đổi mới: Đổi mới Sách Giáo Khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Ngày 14 tháng 06
năm 2005, Quốc Hội thông qua Luật Giáo dục với mục tiêu: “đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ nghề nghiệp, trung thành với
lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu của xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.”
Nghị quyết hội nghi lần thứ hai của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam
khóa 8 đã xác định “ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người
và thế hệ có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc
và con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có đủ tư duy sáng
tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỉ luật và sức khỏe”.
Dạy học là con đường cơ bản, đặc trưng của nhà trường, là con đường quan trọng để hình
thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Giáo dục nhà trường là giáo dục ưu việt nhất, đã
góp phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Qua đó cho ta thấy được vai trò hết sức quan trọng của người
giáo viên.
Trong nhà trường, để có được đội ngũ học sinh giỏi người giáo viên cần phải nổ lực, đặc
biệt là đối với học sinh trung học phổ thông, muốn là một học sinh giỏi toán với những kiến
thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa là chưa đủ mà cần phải biết vận dụng những
kiến thức khác để giải toán trung học phổ thông, đặc biệt là trong việc vận dụng những kiến
thức mới vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, một lĩnh vực mà ít được giáo viên trung học phổ
thông quan tâm nghiên cứu vì không bồi dưỡng học sinh giỏi. Chúng ta đã biết nhiệm vụ của
người giáo viên là đào tạo ra những con người toàn diện có khả năng giải quyết những vấn đề
cũng như những bài toán hiệu quả và tối ưu nhất. Do đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn

-1-
“Ứng dụng của hàm số lồi để chứng minh các bất đẳng thức lượng giác và tìm cực trị của
hàm số trong toán sơ cấp” làm đề tài nghiên cứu của nhóm. Nhằm góp một phần bé nhỏ của
mìmh vào công tác ôn thi học sinh giỏi toán trung học phổ thông. Muốn vậy người giáo viên
cần cho học sinh biết được một số kiến thức về hàm số lồi và ứng dụng để chứng minh các bất
đẳng thức lượng giác và tìm cực trị của hàm số trong toán sơ cấp. Sở dĩ chúng ta có thể làm
được các điều kể trên vì hàm lồi có những tính chất đặc biệt sau đây:
+ Đối với hàm lồi, ta có một bất đẳng thức quan trọng – bất đẳng thức Jen-xen. Có thể nói
rằng việc sử dụng bất đẳng thức Jen-xen là một trong những phương pháp thông dụng và hiệu
quả để chứng minh nhiều lớp bất đẳng thức khác nhau.
+ Tính chất đặc trưng quan trọng của hàm lồi: “ cực tiểu địa phương cũng là cực tiểu toàn
cục”, cho ta một phương pháp hữu hiệu để giải nhiều lớp các bài toán cực trị liên quan đến
hàm lồi.
+ Bài toán tìm giá trị lớn nhất của hàm lồi hai biến f(x,y) xét trên một đa giác lồi có tính chất
quan trọng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lí thuyết hàm lồi để giải các bài toán bất đẳng thức lượng giác và tìm cực trị
hàm số trong toán sơ cấp.
Ngoài ra còn nghiên cứu và hệ thống hóa các lí luận về tư duy, các thao tác tư duy. Trên cơ
sở nghiên cứu lí luận về các vấn đề trên nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy lôgic
thông qua việc ứng dụng hàm lồi để giải các bài toán bất đẳng thức lượng giác và tìm cực trị
hàm số
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lí thuyết hàm lồi
- Ứng dụng của hàm lồi để giải các bài toán bất đẳng thức lượng giác và cực trị hàm số
trong toán sơ cấp của học sinh
- Phân loại và tổng quát hóa các bài toán
- Thực nghiệm sư phạm
4. Giả thuyết khoa học:
Khi vận dụng hàm lồi để chứng minh các bất đẳng thức lượng giác và tìm cực trị của hàm
số trong toán sơ cấp sẽ giúp hoc sinh giải các bài toán một cách đơn giản hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Về lí luận: Ngiên cứu các sách có liên quan đến vấn đề tư duy, các thao tác tư duy ( chủ
yếu là các bài toán về “ Ứng dụng hàm lồi chứng minh bất đẳng thức lượng giác và tìm cực trị
hàm số trong toán sơ cấp. ”), tài liệu tham khảo chủ yếu: Giải tích lồi và các bài toán sơ cấp,
10.000 bài toán sơ cấp, các bài toán cực trị của hàm số.
- Về thưc tiễn: Học sinh giỏi Trung Học Phổ Thông.
6. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh giỏi Trung Học Phổ Thông
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
8. Cấu trúc đề tài:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận
- Khái niệm về tư duy, các thao tác tư duy.

-2-
CHƯƠNG 2 : ứng dụng hàm lồi để chứng minh các bất đẳng thức lượng giác và tìm cực trị
của hàm số trong toán sơ cấp.
- Các biện pháp rèn luyện tư duy.
CHƯƠNG 3:Qúa trình thực nghiệm và các kết quả thu được
KẾT LUẬN:...
CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tập hợp lồi
1.1.1 Các định nghĩa và ví dụ
- Định nghĩa 1
- Định nghĩa 2
- Định nghĩa 3
1.1.2 Các mệnh đề
- Mệnh đề 1
- Mệnh đề 2
- Mệnh đề 3
- Mệnh đề 4
1.1.3 Các định lí
1.2 Bao lồi và bao lồi đóng
1.2.1 Các định nghĩa và ví dụ
- Định nghĩa 1
- Định nghĩa 2
1.2.2 Các định lí
- Định lí 1
+ Hệ quả
- Định lí 2
1.2.3 Các mệnh đề
1.3 Hàm lồi
1.3.1 Các định nghĩa và ví dụ
- Định nghĩa 1
- Định nghĩa 2
- Định nghĩa 3
- Định nghĩa 4
- Định nghĩa 5
- Định nghĩa 6
1.3.2 Các định lí và mệnh đề
- Định lí 1
- Định lí 2(bất đẳng thức Jen - xen)
+ Mệnh đề
- Định lí 3
+ Hệ quả 1
- Định lí 4
+ Hệ quả 1
+ Hệ quả 2
- Định lí 5
1.4 Các phép toán về hàm lồi

-3-
1.4.1 Định lí 1
1.4.2 Định lí 2
1.4.3 Định nghĩa 1
1.4.4 Định nghĩa 2
1.4.5 Định lí 3
1.4.6 Định nghĩa 3
1.4.7 Mệnh đề
1.4.8 Định nghĩa 4
1.5 Tính liên tục của hàm lồi
1.5.1 Định lí 1
1.5.2 Định nghĩa 1
1.5.3 Định lí 2
+ Hệ quả
1.5.4 Định nghĩa 2
1.5.5 Mệnh đề
1.5.6 Định lí 3
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG HÀM LỒI CHỨNG MINH CÁC BẤT ĐẲNG THỨC LƯỢNG
GIÁC VÀ TÌM CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ TRONG TOÁN SƠ CẤP.
2.1 Ứng dụng hàm lồi để chứng minh các bất đẳng thức lượng giác
2.1.1 Chứng minh các bất đẳng thức lượng giác trong tam giác
- Giới thiệu và giải khoảng 20 bài tập
2.1.2 Chứng minh các bất đẳng thức lượng giác thông thường
- Giới thiệu và giải khoảng 10 bài tập
2.2 Ứng dụng hàm lồi để tìm cực trị của hàm số
2.2.1 Các bài toán cực trị của hàm một biến
- Giới thiệu và giải khoảng 20 bài tập
2.2.2 Các bài toán cực trị của hàm nhiều biến
- Giới thiệu và giải khoảng 10 bài tập
CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ ĐỀ TÀI

-4-
-5-

You might also like