You are on page 1of 127

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

Ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX, thông tin di động được coi như là
một thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực thông tin viễn thông với đặc điểm các thiết bị
đầu cuối có thể truy cập dịch vụ ngay khi đang di động trong phạm vi vùng phủ sóng.
Thành công của con người trong lĩnh vực thông tin di động không chỉ dừng lại trong
việc mở rộng vùng phủ sóng phục vụ thuê bao ở khắp nơi trên toàn thế giới, các nhà
cung dịch vụ, các tổ chức nghiên cứu phát triển công nghệ di động đang nỗ lực hướng
tới một hệ thống thông tin di động hoàn hảo, các dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ
cao. 3G - Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 là cái đích trước mắt mà thế giới đang
hướng tới.

Từ thập niên 1990, Liên minh Viễn thông Quốc tế đã bắt tay vào việc phát triển
một nền tảng chung cho các hệ thống viễn thông di động. Kết quả là một sản phẩm
được gọi là Thông tin di động toàn cầu 2000 (IMT-2000). IMT-2000 không chỉ là một
bộ dịch vụ, nó đáp ứng ước mơ liên lạc từ bất cứ nơi đâu và vào bất cứ lúc nào. Để
được như vậy, IMT-2000 tạo điều kiện tích hợp các mạng mặt đất và/hoặc vệ tinh.
Hơn thế nữa, IMT-2000 cũng đề cập đến Internet không dây, hội tụ các mạng cố định
và di động, quản lý di động (chuyển vùng), các tính năng đa phương tiện di động, hoạt
động xuyên mạng và liên mạng..

Các hệ thống thông tin di động thế hệ 2 được xây dựng theo tiêu chuẩn GSM,
IS-95, PDC, IS-38 phát triển rất nhanh vào những năm 1990. Trong hơn một tỷ thuê
bao điện thoại di động trên thế giới, khoảng 863,6 triệu thuê bao sử dụng công nghệ
GSM, 120 triệu dùng CDMA và 290 triệu còn lại dùng FDMA hoặc TDMA. Khi
chúng ta tiến tới 3G, các hệ thống GSM và CDMA sẽ tiếp tục phát triển trong khi
TDMA và FDMA sẽ chìm dần vào quên lãng. Con đường GSM sẽ tới là CDMA băng
thông rộng (WCDMA) trong khi CDMA sẽ là cdma2000.

Tại Việt Nam, thị trường di động trong những năm gần đây cũng đang phát
triển với tốc độ tương đối nhanh. Cùng với hai nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất
là Vinaphone và Mobifone, Công Ty Viễn thông Quân đội (Vietel), S-fone và mới
nhất là Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội và Viễn Thông Điện Lực tham gia vào thị

1
LỜI MỞ ĐẦU

trường di động chắc hẳn sẽ tạo ra một sự cạnh tranh lớn giữa các nhà cung cấp dịch
vụ, đem lại một sự lựa chọn phong phú cho người sử dụng. Vì vậy, các nhà cung cấp
dịch vụ di động Việt Nam không chỉ sử dụng các biện pháp cạnh tranh về giá cả mà
còn phải nỗ lực tăng cường số lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ để chiếm
lĩnh thị phần trong nước . Điều đó có nghĩa rằng hướng tới 3G không phải là một
tương lai xa ở Việt Nam. Trong số các nhà cung cấp dịch vụ di động ở Việt Nam,
ngoài hai nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất là Vinaphone và Mobifone, còn có
Vietel đang áp dụng công nghệ GSM và cung cấp dịch vụ di động cho phần lớn thuê
bao di động ở Việt Nam. Vì vậy khi tiến lên 3G, chắc chắn hướng áp dụng công nghệ
truy nhập vô tuyến WCDMA để xây dựng hệ thống thông tin di động thế hệ 3 phải
được xem xét nghiên cứu.

Bai giang này không nghiên cứu cụ thể lộ trình phát triển từ mạng thông tin di
động thế hệ 2 GSM tiến lên UMTS như thế nào, mà nghiên cứu những khía cạnh kỹ
thuật của công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA (chế độ FDD) trong hệ thống
UMTS. Bai giang gồm có 4 chương:

Chương 1. Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu:
Chương này trình bày xu hướng phát triển lên 3G cầu, các tổ chức chuẩn hoá và
quá trình chuẩn hóa các hệ thống thông tin di động toàn cầu.

Chương 2. Nghiên cứu tổng quan công nghệ truy nhập WCDMA trong hệ
thống UMTS: Chương này nghiên cứu từ những vấn đề lý thuyết liên quan đến
công nghệ WCDMA đến những đặc trưng của công nghệ WCDMA, của hệ thống
UMTS.

Chương 3. Điều khiển công suất và điều khiển chuyển giao trong quản lý tài
nguyên vô tuyến WCDMA: Chương này đề cập các thuật toán quản lý tài nguyên
vô tuyến trong hệ thống WCDMA, trong đó trình bày cụ thể về điều khiển công
suất và điều khiển chuyển giao, 2 thuật toán quan trọng và đặc trưng nhất trong hệ
thống WCDMA.

Chương 4. Quy hoạch mạng vô tuyến: Chương này trình bày về một bài toán
quan trọng khi thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin di động thế hệ 3 sử dụng
công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA với những đặc trưng riêng.

2
LỜI MỞ ĐẦU

Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2009

3
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

Chương 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG


THÔNG TIN ĐỘNG TOÀN CẦU

1.1 Xu hướng phát triển hệ thống thông tin di động trên thế giới.
Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất sử dụng công nghệ đa truy nhập theo
tần số (FDMA) là hệ thống tế bào tương tự dung lượng thấp và chỉ có dịch vụ thoại,
tồn tại là các hệ thống NMT (Bắc Âu), TACS (Anh), AMPS (Mỹ). Đến những năm
1980 đã trở nên quá tải khi nhu cầu về số người sử dụng ngày càng tăng lên. Lúc này,
các nhà phát triển công nghệ di động trên thế giới nhận định cần phải xây dựng một hệ
thống tế bào thế hệ 2 mà hoàn toàn sử dụng công nghệ số. Đó phải là các hệ thống xử
lý tín hiệu số cung cấp được dung lượng lớn, chất lượng thoại được cải thiện, có thể
đáp ứng các dịch truyền số liệu tốc độ thấp. Các hệ thống 2G là GSM (Global System
for Mobile Communication - Châu Âu), hệ thống D-AMPS (Mỹ) sử dụng công nghệ
đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA, và IS-95 ở Mỹ và Hàn Quốc sử dụng
công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA băng hẹp. Mặc dù hệ thống thông
tin di động 2G được coi là những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn gặp phải các hạn chế sau:
Tốc độ thấp (GSM là 10kbps) và tài nguyên hạn hẹp. Vì thế cần thiết phải chuyển đổi
lên mạng thông tin di động thế hệ tiếp theo để cải thiện dịch vụ truyền số liệu, nâng
cao tốc độ bit và tài nguyên được chia sẻ…

Mạng thông tin di động 2G đã rất thành công trong việc cung cấp dịch vụ tới
người sử dụng trên toàn thế giới, nhưng số lượng người sử dụng tăng nhanh hơn nhiều
so với dự kiến ban đầu. Có thể đưa ra các thống kê về sự tăng trưởng của thị trường di
động phân đoạn theo công nghệ như hình 1-1.

Căn cứ các số liệu thống kê trên ta thấy GSM là một chuẩn vô tuyến di động 2G
số lượng thuê bao lớn nhất trên toàn thế giới. Nhưng tốc độ dữ liệu bị hạn chế và số
lượng người dùng tăng lên đặc biệt là người sử dụng đa phương tiện có nguy cơ không
đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

4
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

Hình 1- Thống kê sự tăng trưởng thị trường di động phân loại theo công nghệ
Mặt khác, khi các hệ thống thông tin di động ngày càng phát triển, không chỉ số
lượng người sử dụng điện thoại di động tăng lên, mở rộng thị trường, mà người sử
dụng còn đòi hỏi các dịch vụ tiên tiến hơn không chỉ là các dịch vụ cuộc gọi thoại và
dịch vụ số liệu tốc độ thấp hiện có trong mạng 2G. Nhu cầu của thị trường có thể phân
loại thành các lĩnh vực sau:

 Dịch vụ dữ liệu máy tính(Computer Data):


 Số liệu máy tính (Computer Data)
 E-mail
 Truyền hình ảnh thời gian thực (Real time image transfer)
 Đa phương tiện (Multimedia)
 Tính toán di động (Computing)
 Dịch vụ viễn thông (Telecommunication)
 Di động (Mobility)
 Hội nghị truyền hình (Video conferencing)
 Điện thoại hình (Video Telephony)
 Các dịch vụ số liệu băng rộng (Wide band data services)
 Dich vụ nội dung âm thanh hình ảnh (Audio - video content)
 Hình ảnh theo yêu cầu (Video on demand)
 Các dịch vụ tương tác hình ảnh (Interactive video services)
 Báo điện tử (Electronic newspaper)
 Mua bán từ xa (Teleshopping)
 Các dịch vụ internet giá trị gia tăng (Value added internet
services

5
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

 Dịch vụ phát thanh và truyền hình (TV& Radio contributions)


Những lý do trên thúc đẩy các tổ chức nghiên cứu phát triển hệ thống thông tin
di động trên thế giới tiến hành nghiên cứu và đã áp dụng trong thực tế chuẩn mới cho
hệ thống thông tin di động: Thông tin di động 2,5G và 3G

1.2 Các tổ chức chuẩn hoá 2.5 G và 3G trên thế giới


1.2.1 Giới thiệu chung về các tổ chức chuẩn hoá.
Trong mọi lĩnh vực, muốn áp dụng bất cứ công nghệ nào trên phạm vi toàn thế
giới đều phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho công nghệ đó để bắt buộc các nhà cung
cấp dịch vụ, nhà sản xuất thiết bị hay các nhà khai thác phải tuân thủ nghiêm ngặt bộ
tiêu chuẩn của công nghệ đó. Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn cho một công nghệ thường
do tổ chức hay cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu đưa ra dự thảo đề xuất và nghiên
cứu đánh giá. Lĩnh vực thông tin di động cũng không nằm ngoài nguyên tắc chung
này.
Một vấn đề cần quan tâm trong lĩnh vực di động là trên thế giới hiện nay đang
tồn tại nhiều công nghệ di động khác nhau đang cùng tồn tại phát triển và cạnh tranh
nhau để chiếm lĩnh thị phần. Nhu cầu thống nhất các công nghệ này thành một hệ
thống thông tin di động đã xuất hiện từ lâu, nhưng gặp phải nhiều khó khăntrở ngại.
Trên thức tế các công nghệ di động khác nhau vẫn song song tồn tại và phát triển.
Điều này đồng nghĩa với việc trên thế giới có nhiều tổ chức và cơ quan chuẩn hoá
khác nhau.
Hiện nay trên thế giới, tham gia vào việc chuẩn hoá cho hệ thống thông tin di
động 2,5G và 3G có các tổ chức sau:
• ITU-T (T-Telecommunications) Cụ thể là nhóm SSG (Special Study Group)
• ITU-R (R- Radio): Cụ thể là nhóm Working Group 8F –WG8F.
• 3GPP: 3rd Global Partnership Project
• 3GPP2: 3rd Global Partnership Project 2
• IETF: Internet Engineering Task Force
• Các tổ chức phát triển tiêu chuẩn khu vực (SDO-Standard Development
Oganization)
Ngoài ra còn có các tổ chức khác trong đó có sự tham gia của các nhà khai thác
để thích ứng và làm hài hoà sản phẩm trên cơ sở các tiêu chuẩn chung. Các nhà khai
thác tham gia nhằm xây dựng và phát triển hệ thống thông tin di động một cách hợp
lý, phù hợp với thực tế khai thác. Các tổ chức đó là:
• OHG – Operator’s Harmonisation Group

6
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

• 3G.IP: cụ thể là Working Group 8G- WG8G


• MWIF- Mobile Wireless Internet Forum

Các tổ chức trên tuy hoạt động theo hướng khác nhau, dựa trên nền tảng các công
nghệ khác nhau nhưng có cấu trúc và nguyên tắc hoạt động tương tự nhau. Tất cả các
tổ chức này đều hướng tới mục tiêu chung là xây dựng mạng thông tin di động 3G.
Đồng thời các tổ chức này đều có mối quan hệ hợp tác để giải quyết các vấn đề kết nối
liên mạng và chuyển vùng toàn cầu. Hai tổ chức OHG và MWIF đưa ra các chuẩn để
phát triển khả năng roaming và ghép nối giữa các mạng lõi 2G: GSM-MAP và
ANS41. Mạng lõi ANSI-41 được sử dụng bởi các hệ thống giao diện vô tuyến AMPS,
IS-136 và IS-95. Mạng lõi GSM-MAP được sử dụng bởi các hệ thống giao diện vô
tuyến GSM. Cả 2 mạng lõi này đều sẽ phát triển lên 3G và luôn được liên kết hoạt
động với nhau. Sự xuất hiện của 3 tổ chức OHG , 3G.IP và MWIP cho thấy nỗ lực để
xây dựng một mạng lõi chung IP mặc dù điều đó chỉ trở thành hiện thực khi hệ thống
3,5G và 4G được xây dựng.
Công việc chuẩn hoá và xây dựng tiêu chuẩn cho ANSI-41 được thực hiện bởi
Uỷ ban TR.45.2 của TIA và quá trình phát triển mạng này lên 3G đang được thức
hiện trong các nhóm xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của 3GPP2. Mạng lõi dựa trên
ANSI-41 sẽ được sử dụng bởi các mạng truy nhập vô tuyến dựa trên cdma2000. Công
việc xây dựng tiêu chuẩn GSM đang được tiến hành bởi các uỷ ban SMG của ETSI và
được làm cho phù hợp với yêu cầu của Mỹ trong T1P1.5. Mối quan hệ này vẫn giữ
nguyên đối với cả việc chuẩn hoá 3G. Phát triển GSM lên 3G được thực hiện bởi
3GPP và được làm hài hoà với các yêu cầu của Mỹ trong T1P1. Mạng lõi dựa trên
GSM-MAP sẽ được sử dụng bởi mạng truy nhập vô tuyến dựa trên UTRA.
Như vậy 2 tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng tiêu chuẩn cho
hệ thống thông tin di động 3G là 3GPP và 3GPP2. Hai tổ chức này có nhiệm vụ hình
thành và phát triển các kỹ thuật ở các lĩnh vực riêng nhằm thoả mãn các tiêu chuẩn kỹ
thuật của hệ thống thông tin di động 3G thống nhất. Phần tiếp theo sẽ đề cập tới 2 tổ
chức này.
1.2.2 3GPP
Năm 1998, các cơ quan phát triển tiêu chuẩn SDO khu vực đã đồng ý thành lập
một tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hoá UMTS, được đặt tên là 3GPP ( 3rd
Generation Partnership Project). Các thành viên sáng lập nên 3GPP bao gồm :
• ETSI- European Telecommunication Standard Institute- của Châu Âu
• ARIB- Association of Radio Industry Board- của Nhật Bản
• TTA- Telecommunication Technology Association- của Hàn Quốc

7
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

• T1 của Bắc Mỹ
• TTC- Telecommunication Technology Committee- của Nhật Bản
• CWTS- China Wireless Telecommunication Standard group - của Trung Quốc.

Ngoài ra còn có các đối tác về tư vấn thị trường là:

• 3G.IP của Mỹ
• GSA của Anh
• GSM Association của Ireland
• IPv6 Forum của Anh
• UMTS Forum của Mỹ
• 3G American của Mỹ
3GPP còn có một số quan sát viên là các tổ chức phát triển tiêu chuẩn khu vực có
đủ tiềm năng để trở thành thành viên chính thức trong tương lai. Các quan sát viên
hiện tại là:
• TIA – Telecommunications Industries Association -của Mỹ
• TSACC-Telecommunications Standards AdvisoryCouncil of Canada- của Canada
• ACIF- Australian Communication Industry Forum - của Úc

Các thành viên của 3GPP đã thống nhất rằng, công nghệ truy nhập vô tuyến là
hoàn toàn mới và dựa trên WCDMA, các thành phần của mạng sẽ được phát triền trên
nền tảng của các mạng thông tin di động thế hệ 2 đã có với nguyên tắc tận dụng cao
nhất có thể. Vì mạng lõi dựa trên mô hình GSM đã chứng tỏ được hiệu quả trong sử
dụng thực tế, các đầu cuối 3G cũng sẽ mang một card tháo lắp được để mang thông tin
liên quan đến thuê bao và các chức năng cụ thể của nhà cung cấp dịch vụ theo cách
giống như GSM sử dụng SIM.
3GPP được chia thành các nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật (TSG – Technical
Specification Group) chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực nhất định như sau:

• TSG-SA: về dịch vụ và kiến trúc


• TSG-CN: về tiêu chuẩn hoá mạng lõi
• TSG-T: về thiết bị đầu cuối
• TSG-GERAN: về mạng truy nhập cho GSM và 2,5G
• TSG-RAN: về mạng truy nhập cho 3G
Các nhóm kỹ thuật trên được quản lý bởi một nhóm phối hợp hoạt động dự án
PCG (Project Co-ordination Group). Cấu trúc chức năng được trình bày trong hình 1-
2

8
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

CÊU TRóC B£N TRONG 3g pp

Nhãm phèi hî p dù ¸n

TSG TSG
TSG TSG
TSG C¸ c khÝa c¹ nh M¹ ng truy
M¹ ng truy C¸c thiÕt bÞ
M¹ ng lâi hÖ thèng vµ nhËp v« tuyÕn
nhËp v« tuyÕn ®Çu cuèi
dÞch vô GSM/EDGE

C¸ c ®Æc t Ýnh k ü t h uËt

Hình 1- Cấu trúc chức năng của PCG và TSG trong 3GPP

Bảng 1- Các tham số cơ bản của UTRA FDD và TDD, ARIB WCDMA FDD và TDD
ETSI UTRA ARIB WCDMA [ Nhat ban ]
FDD TDD FDD TDD
Ph¬ng ph¸p
WCDMA TD-CDMA WCDMA TD-CDMA
®a truy nhËp
3,84 3,84
Tèc ®é chip
3,84 3,84 (1,024/7,68/15, (1,024/7,68/15,
Mcps
36) 36)
Kho¶ng c¸ch 5(1,25/10/20)M 5 (1,25/10/20)
5MHz 5MHz
sãng mang Hz MHz
§é dµi khung 10ms 10ms 10ms 10ms
Sè lÇn ®iÒu
khiÓn c«ng
15 15 15 15
suÊt trong mét
khe thêi gian
Kho¶ng thêi
Kh«ng tån
gian mét khe 625µ s Kh«ng tån t¹i 625µ s
t¹i
thêi gian
§iÒu chÕ sè
QPSK QPSK QPSK/BPSK QPSK/BPSK
liÖu (DL/UL)
§iÒu chÕ tr¶i
QPSK QPSK QPSK/QPSK QPSK/QPSK
phæ (DL/UL*)
HÖ sè tr¶i phæ 4-512 1,2,4,8,16 2-512 2-512
hµm cos hµm cos hµm cos
hµm cos n©ng
D¹ng xung n©ng n©ng r= n©ng
r= 0,22
r= 0,22 0,22 r= 0,22
*DL/UL - ®êng xuèng/®êng lªn

9
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

Các tiêu chuẩn dành cho 3G mà 3GPP xây dựng được phát triển dựa trên giao
diện vô tuyến GSM-MAP và UTRA WCDMA. Khái niệm UTRA bao gồm cả các chế
độ hoạt động FDD và TDD để hỗ trợ một cách hiệu quả các nhu cầu dịch vụ UMTS
khác nhau về các dịch vụ đối xứng và không đối xứng. Trong quá trình đánh giá
UTRA trong ETSI SMG2, việc khảo sát được tập trung vào chế độ FDD. Khái niệm
TD-CDMA được chấp thuận dùng cho chế độ TDD chứa đựng hài hoà các tham số
giữa FDD và TDD. Các tham số của UTRA được trình bày trong bảng 1-1.
Đề xuất WCDMA của ARIB bao gồm cả 2 chế độ hoạt động, FDD và TDD.
Chế độ FDD của đề xuất này khá giống với chế độ FDD của ETSI UTRA. Tuy nhiên,
chế độ TDD được thiết kế gần giống với chế độ FDD, nhưng chấp nhận một số đặc
trưng riêng biệt như công nghệ điều khiển công suất vòng mở và phân tập phát. Sau
quyết định vào tháng 1 năm 1998 của ETSI SMG, hệ thống truy nhập được đổi tên là
TD-CDMA thay cho tên WCDMA trước đây, bởi vì một số nét đặc trưng của TDMA
đã được kết hợp vào để tận dụng những ưu điểm về công nghệ của TD-CDMA.
1.2.3 3GPP2
3GPP2 được thành lập vào cuối năm 1998, với 5 thành viên chính thức là tổ
chức phát triển sau tiêu chuẩn sau:
• ARIB- Association of Radio Industry Board- của Nhật Bản
• CWTS- China Wireless Telecommunication Standard - của Trung Quốc
• TIA- Telecommunication Industry Association – Của Bắc Mỹ
• TTA- Telecommunication Technology Association- Của Hàn Quốc
• TTC- Telecommunication Technology Council- của Nhật Bản
Ngoài ra tổ chức này còn có một số các đối tác tư vấn thị trường như:
• CDG- The CDMA Development Group
• MWIF- Mobile Wireless Internet Forum
• IPv6 Forum

Có thể nhận thấy rằng thành phần tham gia 2 cơ quan chuẩn hoá 3GPP và
3GPP2 về cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở điểm 3GPP có sự tham gia của ETSI. Vì
vậy dễ dàng suy ra về cơ bản, cấu trúc tổ chức, nguyên lý hoạt động của 2 cơ quan này
gần giống nhau. Sự khác nhau chủ yếu của 2 cơ quan này nằm ở con đường để phát
triển lên hệ thống 3G.
Về cấu trúc chức năng, trước hết 3GPP2 có một ban chỉ đạo dự án- PSC
(Project Steering Commitee). PSC sẽ quản lý toàn bộ công tác tiêu chuẩn hoá theo các
nhóm kỹ thuật –TSG. 3GPP2 hiện nay có 4 nhóm TSG, bao gồm:

10
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

• TSG-A: nghiên cứu về các hệ thống giao diện mạng truy nhập
• TSG-C: về CDMA2000
• TSG-S: về các khía cạnh dịch vụ và hệ thống
• TSG-X: về hoạt động liên kết các hệ thống.
Ta có thể thấy công việc chính của công việc chính của 3GPP2 chính là xây dựng
tiêu chuẩn hoá CDMA2000. CDMA2000 cung cấp một con đường phát triển lên 3G
bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn TIA/EIA-95B hiện có, bao gồm:

• TIA/EIA-95B: các tiêu chuẩn trạm di động và giao diện vô tuyến.


• IS-707: tiêu chuẩn cho các dịch vụ số liệu(dạng gói, không đồng bộ và fax)
• IS-127: tiêu chuẩn cho bộ mã hoá thoại tốc độ 8,5Kbps EVRC
• IS-733: tiêu chuẩn cho bộ mã hoá thoại tốc độ 13kbps
• IS-637: tiêu chuẩn cho dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS)
• IS-638: quản lý các tham số và việc kích hoạt qua không gian (hỗ trợ việc cấu hình
và kích hoạt dịch vụ của các trạm di động qua giao diện vô tuyến).
• IS-97 và IS-98: các tiêu chuẩn dành cho các hoạt động ở mức tối thiểu
• Cấu trúc kênh TIA/EIA-95 cơ bản.
• Các tiêu chuẩn mở rộng cho các cấu trúc kênh TIA/EIA-95B cơ bản bổ trợ, lớp
ghép kênh và báo hiệu để hỗ trợ các kênh phát quảng bá (Kênh hoa tiêu , kênh tìm
gọi, kênh đồng bộ)
• IS-634A: không chịu sự thay đổi quan trọng nào khi dùng cho CDMA2000; cấu
trúc phân lớp của CDMA2000 dần dần tích hợp với cấu trúc thành phần của IS-
634A.
• TIA/EIA-41D: không cần thay đổi nhiều khi sử dụng cho CDMA2000; cấu trúc
phân tầng của CDMA2000 tạo ra khả năng dễ tích hợp với các dịch vụ giá trị gia
tăng.
Các tiêu chuẩn của 3GPP2 được phát triển theo các pha sau đây:
• Pha 0: toàn bộ các tiêu chuẩn đã được các SDO hoàn thiện
• Pha 1: chủ yếu là các chỉ tiêu kỹ thuật cho Release 1 để kế thừa toàn bộ phần 2G
IS-95A và IS-95B. Hoàn thiện vào năm 2000.
• Pha 2: bắt đầu từ giữa năm 2001 nhằm hỗ trợ khả năng IP Multimedia, phiên bản
đầu tiên hoàn thiện trong năm 2002, các phiên bản sau trong năm 2003.
• Pha 3: thêm các chức năng theo hướng mạng lõi IP. Hiện nay giai đoạn này được
khởi động.
• Ngoài ra, hiện nay CDMA2000 1xEV của 3GPP2 đã được ITU chính thức chấp
thuận 3G.

11
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

1.2.4 Mối quan hệ giữa 3GPP và 3GPP2 và ITU


3GPP và 3GPP2 hợp tác lần đầu nhằm giải quyết vấn đề kết nối liên mạng, chuyển
vùng toàn cầu, tập trung vào 3 khía cạnh chính:

• Truy nhập vô tuyến


• Thiết bị đầu cuối
• Mạng lõi
Hoạt động hợp tác này chủ yếu thông qua OGH và các nhóm ad hoc có sự
tham gia của cả 2 bên 3GPP và 3GPP2. Hiện nay, IETF là một trong các nhân tố mới
để cùng với 3GPP và giải quyết hướng mạng lõi chung toàn IP. Mới đây, sau khi
nghiên cứu HSDPA (3GPP) và 1xEV-DO (3GPP2), cả hai tổ chức này đang tiếp tục
nỗ lực theo hướng mạng lõi IP chung qua các cuộc họp năm 2002.
ITU chịu trách nhiệm phối hợp sự hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn hoá, cụ
thể là 2 đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp:

• ITU-T SSG- Special Study Group


• ITU-R WP8F- Working Party 8F.
Trong đó, ITU-T SSG có 3 nhóm làm việc với 7 vấn đề, giải quyết 90% công tác
chuẩn hoá về mạng (Network Aspects), tập trung vào các mảng:

• Giao diện NNI


• Quản lý di động
• Yêu cầu giao thức
• Phát triển giao thức
Ngược lại, ITU-R WP8F có trách nhiệm giải quyết 90% công tác chuẩn hoá về giao
diện vô tuyến tập trung vào các nhiệm vụ :

• Các chỉ tiêu toàn diện của một hệ thống IMT-2000


• Tiếp tục chuẩn hoá toàn cầu bằng cách kết hợp với các cơ quan tiêu chuẩn SDO và
các Project (3GPP và 3GPP2)
• Xác định mục tiêu sau IMT-2000:3,5G và 4G
• Tâp trung vào phần mạng mặt đất (tăng tốc độ dữ liệu, mạng theo hướng IP)
• Phối hợp với ITU-R WP8P về vệ tinh, với ITU-T và ITU-D về các vấn đề liên
quan.
Vai trò của từng thành phần trong mối quan hệ giữa các tổ chức này có thể rút
gọn như sau:

12
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

• 3GPP và 3GPP2: đảm bảo phát triển công nghệ và các chỉ tiêu giao diện vô tuyến
cho toàn cầu;
• Các tổ chức tiêu chuẩn khu vực –SDO: làm thích ứng các tiêu chuẩn chung cho
từng khu vực. Kết quả là sự xuất hiện của các tiêu chuẩn IMT-2000 trên cơ sở chỉ
tiêu kỹ thuật của 3GPP và 3GPP2.
• ITU-T và ITU-R: đảm bảo khả năng tương thích và roaming toàn cầu với các chỉ
tiêu. Cụ thể rõ việc phân công và trách nhiệm qua ITU-R.M 1457 và ITU-T Q.REF.
Hiện nay, cả 3GPP, 3GPP2, ITU và IETF tiếp tục phối hợp chặt chẽ để giải quyết
mạng lõi chung IP theo các công nghệ 3,5G và 4G.
1.3 Tình hình chuẩn hoá 2,5G và 3G
1.3.1 Mở đầu
Hiện nay, các bộ tiêu chuẩn công nghệ 2,5G về cơ bản đã được hoàn thiện, cụ thể
như sau:

• 3GPP đã hoàn thiện chỉ tiêu kỹ thuật GPRS, từ đó các tổ chức chuẩn hoá khu vực
đã có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật GPRS. Một số các nước thuộc nhóm công nghệ này
như Châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản đã biên soạn hoặc chấp nhận nguyên vẹn
chuẩn cho phù hợp với điều kiện công nghệ của mình.
• 3GPP2 đã hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật CDMA2000 1xEV-DO. Các tổ chức
chuẩn hóa khu vực của các nước có công nghệ IS-95A hoặc IS-95B hầu hết đã có
tiêu chuẩn áp dụng nguyên vẹn công nghệ 2,5G.
Với công nghệ 3G, tình hình chuẩn hoá phức tạp hơn với 3 mảng chính sau:

• Công nghệ truy nhập vô tuyến


• Mạng lõi
• Giao diện với các hệ thống khác.
1.3.2 Chuẩn hoá công nghệ truy nhập vô tuyến
Trên thế giới hiện đang tồn tại nhiều công nghệ thông tin di động 2G khác nhau
với số vốn đầu tư tương đối lớn. Việc xây dựng một hệ thống thông tin di động tiên
tiến hơn luôn đòi hỏi phải chú ý tới vấn đề lợi nhuận kinh tế, có nghĩa là các hệ thống
thông tin di động mới phải tương thích ngược với các hệ thống 2G hiện có, để tận
dụng sự đầu tư về cơ sở hạ tầng của các hệ thống cũ. Như vậy, mục tiêu phát triển đến
một tiêu chuẩn duy nhất cho IMT-2000 là không thể đạt được. Trên thực tế, ITU đã
chấp nhận sư tồn tại song song của 5 họ công nghệ khác nhau:
• IMT-MC (IMT-Multi Carrier): CDMA2000

13
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

• IMT-DS (IMT- Direct Sequence): WCDMA –FDD


• IMT-TC: WCDMA-TDD
• IMT-SC: TDMA một sóng mang, còn gọi là UWC-136 và EDGE
• IMT-FT: DECT
Các họ công nghệ này có nền tảng công nghệ khác nhau và được các cơ quan tổ
chức tiêu chuẩn hoá khác nhau thực hiện các việc xây dựng chuẩn được trình bày
trong hình 1-3
DIRECT TIME SINGLE MUL TI- FREQUENCY
SEQUENCE CODE CARRIER CARRIER TIME

UTRA TDD
UTRA FDD caù
c toá
c ñoächip UWC 136 cdma 2000 DECT
cao vaøthaáp

3GPP UWCC 3GPP2 ETSI

Hình 1- Các họ công nghệ được ITU-R chấp nhận


Trong năm 2002, ITU-R đã chấp thuận 7 loại công nghệ cụ thể, mà thực chất
thuộc 5 họ công nghệ trên:
• CDMA đa sóng mang (cdma2000)
• CDMA1x-EV
• CDMA TDD (UTRA)
• CDMA TDD (TD-SCDMA)
• W-CDMA (UTRA - FDD)
• UWC-136 (FDD)
• FDMA/TDMA: DECT.
Các công nghệ trên bao gồm:
- Hai tiêu chuẩn TDMA: SC-TDMA (UWC-136) và MC-TDMA (DECT)
- Ba tiêu chuẩn CDMA : MC-CDMA (cdma2000 ), DS-CDMA (WCDMA) và
CDMA-TDD (bao gồm TD-SCDMA và UTRA-TDD).
Ta xét các tiêu chuẩn TDD với các đặc điểm sau:
- TDD có thể sử dụng các nguồn tài nguyên tần số khác nhau và không cần cặp tần số.
- TDD phù hợp với truyền dẫn bất đối xứng về tốc độ giữa đường lên và đường
xuống, đặc biệt với các dịch vụ dữ liệu dạng IP
- TDD hoạt động ở cùng tần số cho đường lên và đường xuống, phù hợp cho việc sử
dụng các kỹ thuật mới như anten thông minh

14
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

- Chi phí thiết bị hệ thống TDD thấp hơn, có thể thấp hơn từ 20 đến 50% so với các
hệ thống FDD.
Tuy nhiên, hạn chế chính của hệ thống TDD là tốc độ di chuyển và diện tích phủ
sóng. Các hệ thống TDD chỉ thích hợp với việc triển khai cho các dịch vụ đa phương
tiện trong các khu vực mật độ cao và có yêu cầu cao về dung lượng thoại, dữ liệu và
các dịch vụ đa phương tiện trong các khu vực tập trung thuê bao lớn. TD-SCDMA là
công nghệ do Trung Quốc đề xuất, còn UTRA-TDD được xem là phần bổ sung cho
UTRA-FDD tại những vùng có dung lượng rất cao. Hơn nữa các công nghệ này chưa
có sản phẩm thương mại. Trên thực tế chỉ có 2 tiêu chuẩn quan trọng nhất đã có sản
phẩm thương mại và có khả năng được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới là
WCDMA (FDD) và cdma2000. WCDMA được phát triển trên cơ sở tương thích với
giao thức của mạng lõi GSM (GSM MAP), một hệ thống chiếm tới 65% thị trường thế
giới. Còn cdma2000 nhằm tương thích với mạng lõi IS-41, hiện chiếm 15% thị
trường. Quá trình phát triển lên 3G cũng sẽ tập trung vào 2 hướng chính này, có thể
được tóm tắt trong hình 1-4.
TACS
GSM (900)
GPRS WCDMA

NMT GSM (1800)


(900)

GSM (1900)

GPRS
IS-136
(1900)

IS-95
(J-STD-008) EDGE
(1900)

IS-136
TDMA (800)
AMPS cdma2000 cdma2000
IS-95 1x Mx
CDMA (800)

SMR iDEN (800)

1G 2G 2.5G 3G

Hình 1- Quá trình phát triển lên 3G của 2 nhánh công nghệ chính
1.3.3 Phân tích hai nhánh công nghệ chính tiến lên 3G
1.3.3.1 Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA

15
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

WCDMA là một tiêu chuẩn thông tin di động 3G của IMT-2000 được phát
triển chủ yếu ở Châu Âu với mục đích cho phép các mạng cung cấp khả năng chuyển
vùng toàn cầu và để hỗ trợ nhiều dịch vụ thoại, dịch vụ đa phương tiện. Các mạng
WCDMA được xây dựng dựa trên cơ sở mạng GSM, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có
của các nhà khai thác mạng GSM. Quá trình phát triển từ GSM lên CDMA qua các
giai đoạn trung gian, có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
GSM GPRS EDGE WCDMA

1999 2000 2002

Hình 1- Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh sử dụng công nghệ WCDMA
1.3.3.1.1 GPRS
GPRS là một hệ thống vô tuyến thuộc giai đoạn trung gian, nhưng vẫn là hệ
thống 3G nếu xét về mạng lõi. GPRS cung cấp các kết nối số liệu chuyển mạch gói
với tốc độ truyền lên tới 171,2Kbps (tốc độ số liệu đỉnh) và hỗ trợ giao thức Internet
TCP/IP và X25, nhờ vậy tăng cường đáng kể các dịch vụ số liệu của GSM.
Công việc tích hợp GPRS vào mạng GSM đang tồn tại là một quá trình đơn
giản. Một phần các khe trên giao diện vô tuyến dành cho GPRS, cho phép ghép kênh
số liệu gói được lập lịch trình trước đối với một số trạm di động. Phân hệ trạm gốc chỉ
cần nâng cấp một phần nhỏ liên quan đến khối điều khiển gói (PCU- Packet Control
Unit) để cung cấp khả năng định tuyến gói giữa các đầu cuối di động các nút cổng
(gateway). Một nâng cấp nhỏ về phần mềm cũng cần thiết để hỗ trợ các hệ thống mã
hoá kênh khác nhau.
Mạng lõi GSM được tạo thành từ các kết nối chuyển mạch kênh được mở rộng
bằng cách thêm vào các nút chuyển mạch số liệu và gateway mới, được gọi là GGSN
(Gateway GPRS Support Node) và SGSN (Serving GPRS Support Node). GPRS là
một giải pháp đã được chuẩn hoá hoàn toàn với các giao diện mở rộng và có thể
chuyển thẳng lên 3G về cấu trúc mạng lõi.
1.3.3.1.2 EDGE
EDGE (Enhanced Data rates for Global Evolution) là một kỹ thuật truyền dẫn
3G đã được chấp nhận và có thể triển khai trong phổ tần hiện có của các nhà khai thác
TDMA và GSM. EDGE tái sử dụng băng tần sóng mang và cấu trúc khe thời gian của
GSM, và được thiết kế nhằm tăng tốc độ số liệu của người sử dụng trong mạng GPRS
hoặc HSCSD bằng cách sử dụng các hệ thống cao cấp và công nghệ tiên tiến khác. Vì

16
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

vậy, cơ sở hạ tầng và thiết bị đầu cuối hoàn toàn phù hợp với EDGE hoàn toàn tương
thích với GSM và GRPS.
1.3.3.1.3 WCDMA hay UMTS/FDD
WCDMA (Wideband Code Division Multiple Access) là một công nghệ truy
nhập vô tuyến được phát triển mạnh ở Châu Âu. Hệ thống này hoạt động ở chế độ
FDD và dựa trên kỹ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS- Direct Sequence Spectrum)
sử dụng tốc độ chip 3,84Mcps bên trong băng tần 5MHz. Băng tần rộng hơn và tốc độ
trải phổ cao làm tăng độ lợi xử lý và một giải pháp thu đa đường tốt hơn, đó là đặc
điểm quyết định để chuẩn bị cho IMT-2000.
WCDMA hỗ trợ trọn vẹn cả dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói
tốc độ cao và đảm bảo sự hoạt động đồng thời các dịch vụ hỗn hợp với chế độ gói
hoạt động ở mức hiệu quả cao nhất. Hơn nữa WCDMA có thể hỗ trợ các tốc độ số
liệu khác nhau, dựa trên thủ tục điều chỉnh tốc độ.
Chuẩn WCDMA hiện thời sử dụng phương pháp điều chế QPSK, một phương
pháp điều chế tốt hơn 8-PSK, cung cấp tốc độ số liệu đỉnh là 2Mbps với chất lượng
truyền tốt trong vùng phủ rộng.
WCDMA là công nghệ truyền dẫn vô tuyến mới với mạng truy nhập vô tuyến
mới, được gọi là UTRAN, bao gồm các phần tử mạng mới như RNC (Radio Network
Controller) và NodeB (tên gọi trạm gốc mới trong UMTS)
Tuy nhiên mạng lõi GPRS/EDGE có thể được sử dụng lại và các thiết bị đầu cuối
hoạt động ở nhiều chế độ có khả năng hỗ trợ GSM/GPRS/EDGE và cả WCDMA.
1.3.3.2 Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ cdma2000.
Hệ thống cdma2000 gồm một số nhánh hoặc giai đoạn phát triển khác nhau để hỗ
trợ các dịch vụ phụ được tăng cường. Nói chung cdma2000 là một cách tiếp cận đa
sóng mang cho các sóng có độ rộng n lần 1,25MHz hoạt động ở chế độ FDD. Nhưng
công việc chuẩn hoá tập trung vào giải pháp một sóng mang đơn 1,25MHz (1x) với
tốc độ chip gần giống IS-95. cdma2000 được phát triển từ các mạng IS-95 của hệ
thống thông tin di động 2G, có thể mô tả quá trình phát triển trong hình vẽ sau:
IS-95A IS-95B Cdma2000 1x Cdma2000 Mx

1999 2000 2002

Hình 1- Quá trình phát triển lên 3G theo nhánh cdma2000.


1.3.3.2.1 IS-95B.

17
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

IS-95B, hay cdmaOne được coi là công nghệ thông tin di động 2,5G thuộc
nhánh phát triển cdma2000, là một tiêu chuẩn khá linh hoạt cho phép cung cấp dịch
vụ số liệu tốc độ lên đến 115Kbps
1.3.3.2.2 cdma2000 1xRTT
Giai đoạn đầu của cdma2000 được gọi là 1xRTT hay chỉ là 1xEV-DO, được
thiết kế nhằm cải thiện dung lượng thoại cua IS-95B và để hỗ trợ khả năng truyền số
liệu ở tốc độ đỉnh lên tới 307,2Kbps. Tuy nhiên, các thiết bị đầu cuối thương mại của
1x mới chỉ cho phép tốc độ số liệu đỉnh lên tới 153,6kbps. Những cải thiện so với IS-
95 đạt được nhờ đưa vào một số công nghệ tiên tiến như điều chế QPSK và mã hoá
Turbo cho các dịch vụ số liệu cùng với khả năng điều khiển công suất nhanh ở đường
xuống và phân tập phát.
1.3.3.2.3 cdma2000 1xEV-DO
1xEV-DO, được hình thành từ công nghệ HDR (High Data Rate) của
Qualcomm, được chấp nhận với tên này như là một tiêu chuẩn thông tin di động 3G
vào tháng 8 năm 2001 và báo hiệu cho sự phát triển của giải pháp đơn sóng mang đối
với truyền số liệu gói riêng biệt.
Nguyên lý cơ bản của hệ thống này là chia các dịch vụ thoại và dịch vụ số liệu
tốc độ cao vào các sóng mang khác nhau. 1xEV-DO có thể được xem như một mạng
số liệu “xếp chồng”, yêu cầu một sóng mang riêng. Để tiến hành các cuộc gọi vừa có
thoại, vừa có số liệu trên cấu trúc “xếp chồng” này cần có các thiết bị hoạt động ở 2
chế độ 1x và 1xEV-DO.
1. 3.3.2.4 cdma2000 1xEV-DV
Trong công nghệ 1xEV-DO có sự dư thừa về tài nguyên do sự phân biệt cố
định tài nguyên dành cho thoại và tài nguyên dành cho số liệu. Do đó, CDG, nhóm
phát triển CDMA, khởi đầu pha thứ ba của cdma2000 đưa các dịch vụ thoại và số liệu
quay về chỉ dùng một sóng mang 1,25MHz và tiếp tục duy trì sự tương thích ngược
với 1xRTT. Tốc độ số liệu cực đại của người sử dụng lên tới 3,1Mbps tương ứng với
kích thước gói dữ liệu 3940 bit trong khoảng thời gian 1,25ms.
Mặc dù kỹ thuật truyền dẫn cơ bản được định hình, vẫn có nhiều đề xuất công
nghệ cho các thành phần chưa được quyết định kể cả tiêu chuẩn cho đường xuống của
1xEV-DV.
1.3.3.2.5 cdma2000 3x(MC- CDMA )
cdma2000 3x, hay 3xRTT, đề cập đến sự lựa chọn đa sóng mang ban đầu
trong cấu hình vô tuyến cdma2000 và được gọi là MC-CDMA (Multi carrier) thuộc

18
Chương 1- Xu hướng phát triển của hệ thống thông tin di động toàn cầu

IMT-MC trong IMT-2000. Công nghệ này liên quan đến việc sử dụng 3 sóng mang 1x
để tăng tốc độ số liệu và được thiết kế cho dải tần 5MHz (gồm 3 kênh 1,25Mhz). Sự
lựa chọn đa sóng mang này chỉ áp dụng được trong truyền dẫn đường xuống. Đường
lên trải phổ trực tiếp, giống như WCDMA với tốc độ chip hơi thấp hơn một chút
3,6864Mcps (3 lần 1,2288Mcps).

1.3.4 Tổng kết


Như vậy, trên thế giới hiện đang tồn tại các công nghệ khác để xây dựng hệ
thống thông tin di động 3G. Các nước khi lựa chọn các công nghệ 3G có thể căn cứ
theo ITU-R M.1457 để xác định các chỉ tiêu chủ yếu của họ công nghệ truy nhập vô
tuyến và xây dựng tiêu chuẩn trên cơ sở tập hợp biên soạn hoặc áp dụng nguyên vẹn
theo các tiêu chuẩn của SDO sao cho phù hợp với điều kiện của mình.

19
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

Chương 2. TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ WCDMA


TRONG HỆ THỐNG UMTS.

2.1 Nguyên lý CDMA


2.1.1 Nguyên lý trải phổ CDMA
Các hệ thống số được thiết kế để tận dụng dung lượng một cách tối đa. Theo
nguyên lý dung lượng kênh truyền của Shannon được mô tả trong (2.1), rõ ràng dung
lượng kênh truyền có thể được tăng lên bằng cách tăng băng tần kênh truyền.
C = B. log2(1+S/N) (2.1)
Trong đó B là băng thông (Hz), C là dung lượng kênh (bit/s), S là công suất tín
hiệu và N là công suất tạp âm.
Vì vậy, Đối với một tỉ số S/N cụ thể (SNR), dung lượng tăng lên nếu băng
thông sử dụng để truyền tăng. CDMA là công nghệ thực hiện trải tín hiệu gốc thành
tín hiệu băng rộng trước khi truyền đi. CDMA thường được gọi là Kỹ thuật đa truy
nhập trải phổ (SSMA).Tỷ số độ rộng băng tần truyền thực với độ rộng băng tần của
thông tin cần truyền được gọi là độ lợi xử lý (GP ) hoặc là hệ số trải phổ.
GP = Bt / Bi hoặc GP = B/R (2.2)
Trong đó Bt :là độ rộng băng tần truyền thực tế
Bi : độ rộng băng tần của tín hiệu mang tin
B : là độ rộng băng tần RF
R : là tốc độ thông tin
Mối quan hệ giữa tỷ số S/N và tỷ số Eb/I0, trong đó Eb là năng lượng trên một
bit, và I0 là mật độ phổ năng lượng tạp âm, thể hiện trong công thức sau :
S E × R Eb 1
= b = × (2.3)
N I0 × B I0 Gp

Vì thế, với một yêu cầu Eb/I0 xác định, độ lợi xử lý càng cao, thì tỷ số S/N yêu
cầu càng thấp. Trong hệ thống CDMA đầu tiên, IS-95, băng thông truyền dẫn là
1.25MHz. Trong hệ thống WCDMA, băng thông truyền khoảng 5MHz.
Trong CDMA, mỗi người sử dụng được gán một chuỗi mã duy nhất (mã trải
phổ) để trải tín hiệu thông tin thành một tín hiệu băng rộng trước khi truyền đi. Bên
thu biết được chuỗi mã của người sử dụng đó và giải mã để khôi phục tín hiệu gốc.

20
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

2.1.2 Kỹ thuật trải phổ và giải trải phổ


Trải phổ và giải trải phổ là hoạt động cơ bản nhất trong các hệ thống DS-
CDMA. Dữ liệu người sử dụng ngụ ý là chuỗi bit được điều chế BPSK có tốc độ là
R. Hoạt động trải phổ chính là nhân mỗi bit dữ liệu người sử dụng với một chuỗi n bit
mã, được gọi là các chip. Ở đây, ta lấy n=8 thì hệ số trải phổ là 8, nghĩa là thực hiện
điều chế trải phổ BPSK. Kết quả tốc độ dữ liệu là 8xR và có dạng xuất hiện ngẫu
nhiên (giả nhiễu) như là mã trải phổ. Việc tăng tốc độ dữ liệu lên 8 lần đáp ứng việc
mở rộng (với hệ số là 8) phổ của tín hiệu dữ liệu người sử dụng được trải ra. Tín hiệu
băng rộng này sẽ được truyền qua các kênh vô tuyến đến đầu cuối thu.

Hình 2- Quá trình trải phổ và giải trải phổ


Trong quá trình giải trải phổ, các chuỗi chip/dữ liệu người sử dụng trải phổ được
nhân từng bit với cùng các chip mã 8 đã được sử dụng trong quá trình trải phổ. Như
trên hình vẽ tín hiệu người sử dụng ban đầu được khôi phục hoàn toàn.
2.1.3. Kỹ thuật đa truy nhập CDMA
Một mạng thông tin di động là một hệ thống nhiều người sử dụng, trong đó một
số lượng lớn người sử dụng chia sẻ nguồn tài nguyên vật lý chung để truyền và nhận
thông tin. Dung lượng đa truy nhập là một trong các yếu tố cơ bản của hệ thống. Kỹ
thuật trải phổ tín hiệu cần truyền đem lại khả năng thực hiện đa truy nhập cho các hệ
thống CDMA. Trong lịch sử thông tin di động đã tồn tại các công nghệ đa truy nhập
khác nhau : TDMA, FDMA và CDMA. Sự khác nhau giữa chúng được chỉ ra trong
hình 2-2.

21
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

Hình 2- Các công nghệ đa truy nhập


Trong hệ thống đa truy nhập theo tần số FDMA, các tín hiệu cho các người sử
dụng khác nhau được truyền trong các kênh khác nhau với các tần số điều chế khác
nhau. Trong hệ thống đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA, các tín hiệu của
người sử dụng khác nhau được truyền đi trong các khe thời gian khác nhau. Với các
công nghệ khác nhau, số người sử dụng lớn nhất có thể chia sẻ đồng thời các kênh vật
lý là cố định. Tuy nhiên trong hệ thống CDMA, các tín hiệu cho người sử dụng khác
nhau được truyền đi trong cùng một băng tần tại cùng một thời điểm. Mỗi tín hiệu
người sử dụng đóng vai trò như là nhiễu đối với tín hiệu của người sử dụng khác, do
đó dung lượng của hệ thống CDMA gần như là mức nhiễu, và không có con số lớn
nhất cố định, nên dung lượng của hệ thống CDMA được gọi là dung lượng mềm.
Hình 2-3 chỉ ra một ví dụ làm thế nào 3 người sử dụng có thể truy nhập đồng
thời trong một hệ thống CDMA.

Hình 2- Nguyên lý của đa truy nhập trải phổ


Tại bên thu, người sử dụng 2 sẽ giải trải phổ tín hiệu thông tin của nó trở lại tín
hiệu băng hẹp, chứ không phải tín hiệu của bất cứ người nào khác. Bởi vì sự tương
quan chéo giữa mã của người sử dụng mong muốn và các mã của người sử dụng khác
là rất nhỏ : việc tách sóng kết hợp sẽ chỉ cấp năng lượng cho tín hiệu mong muốn và
một phần nhỏ cho tín hiệu của người sử dụng khác và băng tần thông tin.

22
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

Độ lợi xử lý và đặc điểm băng rộng của quá trình xử lý đem lại nhiều lợi ích
cho các hệ thống CDMA, như hiệu suất phổ cao và dung lượng mềm. Tuy nhiên, tất
cả những lợi ích đó yêu cầu việc sử dụng kỹ thuật điều khiển công suất nghiêm ngặt
và chuyển giao mềm, để tránh cho tín hiệu của người sử dụng này che thông tin của
người sử dụng khác.
2.2. Một số đặc trưng của lớp vật lý trong hệ thống WCDMA.
2.2.1. Các mã trải phổ .
Trong hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp DSSS, các bit dữ liệu được mã hoá với
một chuỗi bit giả ngẫu nhiên (PN). Mạng vô tuyến UMTS mạng sử dụng một tốc độ
chip cố định là 3.84Mcps đem lại một băng thông sóng mang xấp xỉ 5MHz. Dữ liệu
được gửi qua giao diện vô tuyến WCDMA được mã hoá 2 lần trước khi được điều chế
và truyền đi. Quá trình này được mô tả trong hình vẽ sau:

Hình 2- Quá trình trải phổ và trộn


Như vậy trong quá trình trên có hai loại mã được sử dụng là mã trộn và mã định
kênh.
• Mã định kênh: là các mã hệ số trải phổ biến đổi trực giao OVSF giữ tính trực
giao giữa các kênh có các tốc độ và hệ số trải phổ khác nhau. Các mã lựa chọn được
xác định bởi hệ số trải phổ. Cần phải chú ý rằng: Một mã có thể được sử dụng trong
cell khi và chỉ khi không có mã nào khác trên đường dẫn từ một mã cụ thể đến gốc
của cây mã hoặc là trên một cây con phía dưới mã đó được sử dụng trong cùng một
cell. Có thể nói tất cả các mã được chọn lựa sử dụng hoàn toàn theo quy luật trực giao.
• Mã trộn. Mã trộn được sử dụng trên đường xuống là tập hợp chuỗi mã Gold.
Các điều kiện ban đầu dựa vào số mã trộn n. Chức năng của nó dùng để phân biệt các
trạm gốc khác nhau. Thông qua mô phỏng, n được xác định là tỉ số giữa tự tương quan
và tương quan chéo khi thay đổi số chip bị cắt bớt do thay đổi tỉ số S/N. Kết quả được
chỉ ra trong bảng 2-1.

23
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

Bảng 2- Quan hệ giữa S/N và số chip bị cắt bớt

Có hai loại mã trộn trên đường lên , chúng dùng để duy trì sự phân biệt giữa các
máy di động khác nhau. Cả hai loại đều là mã phức. Mã thứ nhất là mã hoá Kasami rất
rộng. Loại thứ hai là mã trộn dài đường lên thường được sử dụng trong cell không
phát hiện thấy nhiều người sử dụngtrong một trạm gốc. Đó là chuỗi mã Gold có chiều
dài là 241-1.
2.2.2. Phương thức song công.
Hai phương thức song công được sử dụng trong kiến trúc WCDMA: Song công
phân chia theo thời gian (TDD) và song công phân chia theo tần số (FDD). Phương
pháp FDD cần hai băng tần cho đường lên và đường xuống. Phương thức TDD chỉ
cần một băng tần. Thông thường phổ tần số được bán cho các nhà khai thác theo các
dải có thể bằng 2x10MHz, hoặc 2x15MHz cho mỗi bộ điều khiển. Mặc dù có một số
đặc điểm khác nhau nhưng cả hai phương thức đều có tổng hiệu suất gần giống nhau.
Chế độ TDD không cho phép giữa máy di động và trạm gốc có trễ truyền lớn, bởi vì
sẽ gây ra đụng độ giữa các khe thời gian thu và phát. Vì vậy mà chế độ IDD phù hợp
với các môi trường có trễ truyền thấp, cho nên chế độ TDD vận hành ở các pico cell.
Một ưu điểm của TDD là tốc độ dữ liệu đường lên và đường xuống có thể rất khác
nhau, vì vậy mà phù hợp cho các ứng dụng có đặc tính bất đối xứng giữa đường lên và
đường xuống , chẳng hạn như Web browsing. Trong quá trình hoạch định mạng, các
ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp này có thể bù trừ. Đồ án này chỉ tập
trung nghiên cứu chế độ FDD.
Hình dưới đây chỉ ra sơ đồ phân bố phổ tần số của hệ thống UMTS Châu Âu.
1900 1920 1980 2010 2025 2110 2170 MHz

Ñôn Ñôn
baê
ng baê
ng

Songbaê
ng

Ñöôø
ngleâ
n Ñöôø
ngxuoá
ng

Hình 2- Phân bố phổ tần cho UMTS châu Âu.

24
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

2.2.3. Dung lượng mạng.


Kết quả của việc sử dụng công nghệ đa truy nhập trải phổ CDMA là dung
lượng của các hệ thống UMTS không bị giới hạn cứng, có nghĩa là một người sử dụng
có thể bổ sung mà không gây ra nghẽn bởi số lượng phần cứng hạn chế. Hệ thống
GSM có số lượng các liên kết và các kênh cố định chỉ cho phép mật độ lưu lượng lớn
nhất đã được tính toán và hoạch định trước nhờ sử dụng các mô hình thống kê. Trong
hệ thống UMTS bất cứ người sử dụng mới nào sẽ gây ra một lượng nhiễu bổ sung cho
những người sử dụng đang có mặt trong hệ thống, ảnh hưởng đến tải của hệ thống.
Nếu có đủ số mã thì mức tăng nhiễu do tăng tải là cơ cấu giới hạn dung lượng chính
trong mạng. Việc các cell bị co hẹp lại do tải cao và việc tăng dung lượng của các cell
mà các cell lân cận nó có mức nhiễu thấp là các hiệu ứng thể hiện đặc điểm dung
lượng xác định nhiễu trong các mạng CDMA. Chính vì thế mà trong các mạng
CDMA có đặc điểm “dung lượng mềm”. Đặc biệt, khi quan tâm đến chuyển giao mềm
thì các cơ cấu này làm cho việc hoạch định mạng trở nên phức tạp.
2.2. 4. Phân tập đa đường- Bộ thu RAKE.
Truyền sóng vô tuyến trong kênh di động mặt đất được đặc trưng bởi các sự phản
xạ, sự suy hao khác nhau của năng lượng tín hiệu. Các hiện tượng này gây ra do các
vật cản tự nhiên như toà nhà, các quả đồi…dẫn đến hiệu ứng truyền sóng đa đường.

Hình 2- Truyền sóng đa đường

Hiệu ứng đa đường thường gây ra nhiều khó khăn cho các hệ thống truyền dẫn
vô tuyến. Một trong những ưu điểm của các hệ thống DSSS là tín hiệu thu qua các
nhánh đa đường với trễ truyền khác nhau và cường độ tín hiệu khác nhau lại có thể cải
thiện hiệu suất của hệ thống. Để kết hợp các thành phần từ các nhánh đa đường một
cách nhất quán, cần thiết phải tách đúng các thành phần đó. Trong các hệ thống
WCDMA, bộ thu RAKE được sử dụng để thực hiện chức năng này. Một bộ thu
RAKE bao gồm nhiều bộ thu được gọi là “finger”. Bộ thu RAKE sử dụng các bộ cân
bằng và các bộ xoay pha để chia năng lượng của các thành phần tín hiệu khác nhau có

25
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

pha và biên độ thay đổi theo kênh trong sơ đồ chòm sao. Sau khi điều chỉnh trễ thời
gian và cường độ tín hiệu, các thành phần khác nhau đó được kết hợp thành một tín
hiệu với chất lượng cao hơn. Quá trình này được gọi là quá trình kết hợp theo tỉ số lớn
nhất (MRC), và chỉ có các tín hiệu với độ trễ tương đối cao hơn độ rộng thời gian của
một chip mới được kết hợp. Quá trình kết hợp theo tỉ số lớn nhất sử dụng tốc độ chip
là 3.84Mcps tương ứng với 0.26µs hoặc là chênh lệch về độ dài đường dẫn là 78m.
Phương pháp này giảm đáng kể hiệu ứng phadinh bởi vì khi các kênh có đặc điểm
khác nhau được kết hợp thì ảnh hưởng của phadinh nhanh được tính bình quân. Độ lợi
thu được từ việc kết hợp nhất quán các thành phần đa đường tương tự với độ lợi của
chuyển giao mềm có được bằng cách kết hợp hai hay nhiều tín hiệu trong quá trình
chuyển giao.
2.2.5. Các kênh giao diện vô tuyến UTRA FDD.
Giao diện vô tuyến UTRA FDD có các kênh logic, chúng được ánh xạ vào các
kênh chuyển vận, các kênh chuyển vận lại ánh xạ vào kênh vật lý. Hình vẽ sau chỉ ra
sơ đồ các kênh và sự ánh xạ của chúng vào các kênh khác.

Hình 2- Sơ đồ ánh xạ giữa các kênh khác nhau.

Phụ lục B sẽ chỉ ra chi tiết các kênh UTRA khác nhau.
2.2.6. Trạng thái cell.
Nhìn dưới góc độ UTRA, UE có thể ở chế độ “rỗi” hoặc ở chế độ “kết nối”. Trong
chế độ “rỗi”, máy di động được bật và bắt được kênh điều khiển của một cell nào đó,
nhưng phần UTRAN của mạng không có thông tin nào về UE. UE chỉ có thể được
đánh địa chỉ bởi một thông điệp (chẳng hạn như thông báo tìm gọi) được phát quảng
bá đến tất cả người sử dụng trong một cell. Trạng thái chế độ “rỗi” cũng được gọi là

26
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

“trạng thái nghỉ trong cell”. UE có thể chuyển sang chế độ “kết nối” bằng cách yêu
cầu thiết lập một kết nối RRC. Hình vẽ sau đây chỉ ra các trạng thái và sự chuyển tiếp
các trạng thái cho một UE bao gồm cả các chế độ GSM/GPRS.
Cheáñoä Cheáñoäkeá
t noá
i UTRA
“Roã
i” RRC

Nghæôûtrong cell
Cell DCH Cell PCH

UTRAN
Nghæôûtrong cell Cell FACH URA PCH

Cheáñoäkeá
t noá
i GSM
GSM/GPRS

Cheáñoäkeá
t noá
i GPRS

Hình 2- Các chế độ của UE và các trạng thái điều khiển tài nguyên vô tuyến

Nhìn chung việc ấn định các kênh khác nhau cho một người sử dụng và việc
điểu khiển tài nguyên vô tuyến được thực hiện bởi giao thức Quản lý tài nguyên vô
tuyến. Trong chế độ “kết nối” của UTRA, có 4 trạng thái RRC mà UE có thể chuyển
đổi giữa chúng: Cell DCH, Cell FACH, Cell PCH và URA PCH.
Trong trạng thái Cell DCH, UE được cấp phát một kênh vật lý riêng trên đường lên và
đường xuống.
Trong 3 trạng thái khác UE không được cấp phát kênh riêng. Trong trạng thái
Cell FACH, UE giám sát một kênh đường xuống và được cấp phát một kênh FACH
trên đường lên. Trong trạng thái này, UE thực hiện việc chọn lựa lại cell. Bằng cách
gửi thông điệp cập nhật cell, RNC biết được vị trí của UE ở mức cell.
Trong trạng thái Cell PCH và URA PCH, UE chọn lựa kênh tìm gọi (PCH) và
sử dụng việc tiếp nhận không liên tục (DRX) để giám sát kênh PCH đã chọn lựa
thông qua một kênh liên kết PICH. Trên đường lên không có hoạt động nào liên quan
đến trạng thái này. Sự khác nhau giữa 2 trạng thái này như sau: Trong trạng thái Cell
PCH vị trí của UE được nhận biết ở mức cell tuỳ theo việc thực hiện cập nhật cell cuối
cùng. Trong trạng thái URA PCH, vị trí của UE được nhận biết ở mức vùng đăng ký
UTRAN (URA) tuỳ theo việc thực hiện cập nhật URA cuối cùng trong trạng thái Cell
FACH.

27
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

2.2.7. Cấu trúc Cell.


Trong suốt quá trình thiết kế của hệ thống UMTS cần phải chú ý nhiều hơn đến
sự phân tập của môi trường người sử dụng. Các môi trường nông thôn ngoài trời, đô
thị ngoài trời, hay đô thị trong nhà được hỗ trợ bên cạnh các mô hình di động khác
nhau gồm người sử dụng tĩnh, người đi bộ đến người sử dụng trong môi trường xe cộ
đang chuyển động với vận tốc rất cao. Để yêu cầu một vùng phủ sóng rộng khắp và
khả năng roaming toàn cầu, UMTS đã phát triển cấu trúc lớp các miền phân cấp với
khả năng phủ sóng khác nhau. Lớp cao nhất bao gồm các vệ tinh bao phủ toàn bộ trái
đất; Lớp thấp hơn hình thành nên mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UTRAN. Mỗi lớp
được xây dựng từ các cell, các lớp càng thấp các vùng địa lý bao phủ bởi các cell càng
nhỏ. Vì vậy các cell nhỏ được xây dựng để hỗ trợ mật độ người sử dụng cao hơn. Các
cell macro đề nghị cho vùng phủ mặt đất rộng kết hợp với các micro cell để tăng dung
lượng cho các vùng mật độ dân số cao. Các cell pico được dùng cho các vùng được
coi như là các “điểm nóng” yêu cầu dung lượng cao trong các vùng hẹp (ví dụ như sân
bay…). Những điều này tuân theo 2 nguyên lý thiết kế đã biết trong việc triển khai các
mạng tế bào: các cell nhỏ hơn có thể được sử dụng để tăng dung lượng trên một vùng
địa lý, các cell lớn hơn có thể mở rộng vùng phủ sóng.
Do các nhu cầu và các đặc tính của một môi trường văn phòng trong nhà khác
với yêu cầu của người sử dụng đang đi với tốc độ cao tại vùng nông thôn, diễn đàn
UMTS đã phát triển 6 môi trường hoạt động. Đối với mỗi mô hình mật độ người sử
dụng có thể trên một km2 và các loại cell được dự đoán cho các mô hình có tính di
động thấp, trung bình, cao.

Hình 2- Cấu

28
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

trúc cell UMTS.


2.3. Kiến trúc mạng
2.3.1 Kiến trúc hệ thống UMTS
Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 UMTS tận dụng kiến trúc đã có trong hầu
hểt các hệ thống thông tin di động thế hệ 2, và thậm chí cả thế hệ thứ nhất. Điều này
được chỉ ra trong các đặc tả kỹ thuật 3GPP
Hệ thống UMTS bao gồm một số các phần tử mạng logic, mỗi phần tử có một
có một chức năng xác định. Theo tiêu chuẩn, các phần tử mạng được định nghĩa tại
mức logic, nhưng có thể lại liên quan đến việc thực thi ở mức vật lý. Đặc biệt là khi có
một số các giao diện mở (đối với một giao diện được coi là “mở”, thì yêu cầu giao
diện đó phải được định nghĩa một cách chi tiết về các thiết bị tại các điểm đầu cuối mà
có thể cung cấp bởi 2 nhà sản xuất khác nhau). Các phần tử mạng có thể được nhóm
lại nếu có các chức năng giống nhau, hay dựa vào các mạng con chứa chúng.
Theo chức năng thì các phần tử mạng được nhóm thành các nhóm:
+ Mạng truy nhập vô tuyến RAN (Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS là
UTRAN). Mạng này thiết lập tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến.
+ Mạng lõi (CN): Thực hiện chức năng chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi và kết
nối dữ liệu đến các mạng ngoài.
+ Thiết bị người sử dụng (UE) giao tiếp với người sử dụng và giao diện vô tuyến.
Kiến trúc hệ thống ở mức cao được chỉ ra trong hình 2-10
Uu
Iu

UE UTRAN CN

Hình 2- Kiến trúc hệ thống UMTS ở mức cao

Theo các đặc tả chỉ ra trong quan điểm chuẩn hóa, cả UE và UTRAN đều bao
gồm các giao thức hoàn toàn mới, việc thiết kế chúng dựa trên nhu cầu của công nghệ
vô tuyến WCDMA mới. Ngược lại, việc định nghĩa mạng lõi (CN) được kế thừa từ
GSM. Điều này đem lại cho hệ thống có công nghệ truy nhập vô tuyến mới một nền
tảng mang tính toàn cầu là công nghệ mạng lõi đã có sẵn, như vậy sẽ thúc đẩy sự
quảng bá của nó, mang lại ưu thế cạnh tranh chẳng hạn như khả năng roaming toàn
cầu.

29
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

Hệ thống UMTS có thể chia thành các mạng con có thể hoạt động độc lập hoặc
hoạt động liên kết các mạng con khác và nó phân biệt với nhau bởi số nhận dạng duy
nhất. Mạng con như vậy gọi là mạng di động mặt đất UMTS (PLMN), các thành phần
của PLMN được chỉ ra trong hình 2-11.
Iu
Uu
Nót B MSC/ PLMN, PSTN,
GMSC
RNC VLR ISDN
USIM
Nót B
HLR
Cu Iub Iur

Nót B
ME
RNC
SGSN GGSN Internet
Nót B
UE UTRAN CN M¹ ng ngoµi

Hình 2- Các thành phần của mạng trong PLMN

Thiết bị người sử dụng (UE) bao gồm 2 phần:


• Thiết bị di động (ME) là đầu cuối vô tuyến sử dụng để giao tiếp vô tuyến qua giao
diện Uu.
• Modul nhận dạng thuê bao UMTS (USIM) là một thẻ thông minh đảm nhận việc
xác nhận thuê bao, thực hiện thuật toán nhận thực, và lưu giữ khoá mã mật, khoá
nhận thực và một số các thông tin về thuê bao cần thiết tại đầu cuối.
UTRAN cũng bao gồm 2 phần tử:
• Nút B: chuyển đổi dữ liệu truyền giữa giao diện Iub và Uu. Nó cũng tham gia vào
quản lý tài nguyên vô tuyến.
• Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) sở hữu và điều khiển nguồn tài nguyên vô
tuyến trong vùng của nó (gồm các Nút B nối với nó). RNC là điểm truy cập dịch
vụ cho tất cả các dịch vụ mà UTRAN cung cấp cho mạng lõi.
Các phần tử chính của mạng lõi GSM:
• HLR (Bộ đăng ký thường trú) là một cơ sở dữ liệu trong hệ thống thường trú của
người sử dụng, lưu trữ các bản gốc các thông tin hiện trạng dịch vụ người sử dụng,
hiện trạng về dịch vụ bao gồm: thông tin về dịch vụ được phép sử dụng, các vùng
roaming bị cấm, thông tin các dịch vụ bổ sung như: trạng thái các cuộc gọi đi, số
các cuộc gọi đi… Nó được tạo ra khi người sử dụng mới đăng ký thuê bao với hệ
thống, và được lưu khi thuê bao còn thời hạn. Với mục đích định tuyến các giao
dịch tới UE (các cuộc gọi và các dịch vụ nhắn tin ngắn), HLR còn lưu trữ các
thông tin vị trí của UE trong phạm vi MSC/VLR hoặc SGSN.

30
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

• MSC/VLR (Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động/Bộ đăng ký tạm trú) là một
bộ chuyển mạch(MSC) và cơ sở dữ liệu(VLR) phục vụ cho UE ở vị trí tạm thời
của nó cho các dịch vụ chuyển mạch kênh. Chức năng MSC được sử dụng để
chuyển mạch các giao dịch sử dụng chuyển mạch kênh, chức năng VLR là lưu trữ
bản sao về hiện trạng dịch vụ người sử dụng là khách và thông tin chính xác về vị
trí của thuê bao khách trong toàn hệ thống. Phần của hệ thống được truy nhập
thông qua MSC/VLR thường là chuyển mạch kênh.
• GMSC – (MSC cổng): là một bộ chuyển mạch tại vị trí mà mạng di động mặt đất
công cộng UMTS kết nối với mạng ngoài. Tất các kết nối chuyển mạch kênh đến
và đi đều phải qua GMSC.
• SGSN (Nút hỗ trợ GPRS phục vụ) có chức năng tương tự như MSC/VLR nhưng
thường được sử dụng cho các dịch vụ chuyển mạch gói.
• GGSN (Node cổng hỗ trợ GPRS) có chức năng gần giống GMSC nhưng phục vụ
các dịch vụ chuyển mạch gói.
Mạng ngoài có thể chia thành 2 nhóm:
• Các mạng chuyển mạch kênh: Các mạng này cung cấp các kết nối chuyển mạch
kênh, giống như dịch vụ điện thoại đang tồn tại Ví dụ như ISDN và PSTN.
• Các mạng chuyển mạch gói: Các mạng này cung cấp các kết nối cho các dịch vụ
dữ liệu gói, chẳng hạn như mạng Internet.
Các giao diện mở cơ bản của UMTS:
• Giao diện Cu: Đây là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME. Giao diện này
tuân theo tiêu chuẩn cho các thẻ thông minh.
• Giao diện Uu: Đây là giao diện vô tuyến WCDMA. Uu là giao diện nhờ đó UE
truy cập được với phần cố định của hệ thống, và vì thế có thể là phần giao diện mở
quan trọng nhất trong UMTS.
• Giao diện Iu: Giao diện này kết nối UTRAN tới mạng lõi. Tương tự như các giao
diện tương thích trong GSM, là giao diện A (đối với chuyển mạch kênh), và Gb (đối
với chuyển mạch gói), giao diện Iu đem lại cho các bộ điều khiển UMTS khả năng
xây dựng được UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác nhau.
• Giao diện Iur: Giao diện mở Iur hỗ trợ chuyển giao mềm giữa các RNC từ các nhà
sản xuất khác nhau, và vì thế bổ sung cho giao diện mở Iu.
• Giao diện Iub: Iub kết nối một Nút B và một RNC. UMTS là một hệ thống điện
thoại di động mang tính thương mại đầu tiên mà giao diện giữa bộ điều khiển và
trạm gốc được chuẩn hoá như là một giao diện mở hoàn thiện. Giống như các giao

31
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

diện mở khác, Iub thúc đẩy hơn nữa tính cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong lĩnh
vực này.

2.3.2. Kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến UTRAN.


Kiến trúc UTRAN được mô tả như hình 2-12.

Iu CS
Uu MSC/
Nuù
tB
RNC VLR
USIM
Nuù
tB RNS
Cu Iub Iur
Nuù
tB
ME
RNC
SGSN
Nuù
tB RNS Iu PS
UE CN
UTRAN

Hình 2- Kiến trúc UTRAN.

UTRAN bao gồm một hay nhiều phân hệ mạng vô tuyến (RNS). Một RNS là
một mạng con trong UTRAN và bao gồm một Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC)
và một hay nhiều Nút B. Các RNC có thể được kết nối với nhau thông qua một giao
diện Iur. Các RNC và Nút B được kết nối với nhau qua giao diện Iub.
Các yêu cầu chính để thiết kế kiến trúc, giao thức và chức năng UTRAN:
• Tính hỗ trợ của UTRAN và các chức năng liên quan: Yêu cầu tác động tới thiết kế
của UTRAN là các yêu cầu hỗ trợ chuyển giao mềm (một thiết bị đầu cuối kết nối
tới mạng thông qua 2 hay nhiều cell đang hoạt động) và các thuật toán quản lý
nguồn tài nguyên vô tuyến đặc biệt của WCDMA.
• Làm tăng sự tương đồng trong việc điều khiển dữ liệu chuyển mạch gói và chuyển
mạch kênh, với một ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến duy nhất và với việc sử
dụng cùng một giao diện cho các kết nối từ UTRA đến miền chuyển mạch gói và
chuyển mạch kênh của mạng lõi.
• Làm tăng tính tương đồng với GSM.
• Sử dụng phương thức vận chuyển ATM như là cơ cấu chuyển vận chính trong
UTRA.
• Sử dụng kiểu chuyển vận trên cơ sở IP như là cơ cấu chuyển vận thay thế trong
UTRAN kể từ Release 5 trở đi.

32
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

a. Bộ điều khiển mạng vô tuyến


Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) là phần tử mạng chịu trách nhiệm điểu
khiển nguồn tài nguyên vô tuyến của UTRAN. Nó giao tiếp với mạng lõi (thường là
với một MSC và một SGSN) và cũng là phần tử cuối cùng của giao thức điểu khiển
nguồn tài nguyên vô tuyến mà xác định các thông điệp và thủ tục giữa máy di động và
UTRAN. Về mặt logic, nó tương ứng với BSC trong GSM.
*Vai trò logic của RNC.
RNC điều khiển một Nút B (như là vạch giới hạn cho giao diện Iub tới Nút B)
được coi như là bộ RNC đang điều khiển (CRNC) của Nút. Bộ điều khiển CRNC chịu
trách nhiệm điều khiển tải và điều khiển nghẽn cho cell của nó, và điều khiển thu nhận
và phân bố mã cho liên kết vô tuyến được thiết lập trong các cell.
Trong trường hợp một kết nối UTRAN, máy di động sử dụng nguồn tài nguyên
từ nhiều phân hệ mạng vô tuyến RNS, thì các RNS bao gồm 2 chức năng logic riêng
biệt (về phương diện kết nối máy di động - UTRAN này).
• RNC phục vụ (SRNC): RNC cho mỗi máy di động là một RNC mà xác định biên
giới cả liên kết Iu cho sự vận chuyển dữ liệu người sử dụng và báo hiệu RANAP
tương thích qua mạng lõi (kết nối này được gọi là kết nối RANAP). SRNC cũng xác
định biên giới của Báo hiệu điều khiển nguồn tài nguyên vô tuyến, nó là giao thức
báo hiệu giữa UE và UTRAN. Nó thực hiện xử lý ở lớp 2 cho các dữ liệu chuyển
qua giao diện vô tuyến. Hoạt động Quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến cơ bản, như
là ánh xạ các thông số mang thông tin truy nhập vô tuyến thành các thông số kênh
chuyển vận giao diện vô tuyến, quyết định chuyển giao , và điều khiển công suất
vòng bên ngoài. Các hoạt động này được thực thi trong SNRC. SRNC cũng có thể là
CRNC của một số Nút B sử dụng bởi máy di động cho kết nối với UTRAN. Một UE
kết nối với UTRAN thì chỉ có duy nhất một SRNC.
• Bộ RNC trôi ( DRNC): DRNC có thể là bất cứ RNC nào ngoài SRNC, nó điều
khiển các cell sử dụng bởi máy di động. Nếu cần thiết, DRNC có thể thực hiện kết
hợp hay chia nhỏ phân tập macro. DRNC không thực hiện xử lý dữ liệu người sử
dụng ở lớp 2, nhưng định tuyến một cách trong suốt dữ liệu giữa giao diện Iub và
Iur, ngoại trừ khi UE đang sử dụng một kênh chuyển vận dùng chung. Một UE có
thể không có, có một hoặc có nhiều DRNC.
Chú ý rằng một RNC ở mức vật lý bao gồm toàn bộ các chức năng CRNC,
SRNC và DRNC.
b. Nút B (Trạm gốc)
Chức năng chính của Nút B là để thực hiện xử lý ở lớp 1 giao diện vô tuyến
(ghép xen và mã hoá kênh, thích ứng tốc độ, trải phổ .v.v.). Nó cũng thực hiện một

33
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

số hoạt động Quản lý tài nguyên vô tuyến như là điều khiển công suất vòng bên trong.
Về mặt logic nó tương thích với Trạm gốc GSM.

2.4 Các dịch vụ và ứng dụng UMTS.


2.4.1. Giới thiệu.
Đặc điểm mới nổi bật của UMTS là tốc độ bit người sử dụng cao hơn: có thể
đạt được tốc độ của kết nối chuyển mạch kênh 384kbps, kết nối chuyển mạch gói lên
tới 2Mbps. Tốc độ bit dữ liệu cao hơn cung cấp các dịch vụ mới như điện thoại hình,
và tải dữ liệu nhanh hơn.
So với GSM và các mạng di động đang tồn tại, UMTS cung cấp các đặc tính
mới và quan trọng, đó là nó cho phép thoả thuận các đặc tính của một bộ mang vô
tuyến. Các thuộc tính định nghĩa đặc trưng của chuyển vận bao gồm: thông lượng, trễ
truyền, và tỷ số lỗi dữ liệu. Là một hệ thống hoàn hảo, UMTS phải hỗ trợ rất nhiều
các dịch vụ có các yêu cầu chất lượng dịch vụ (QoS) khác nhau. Hiện tại, ta cũng
không dự đoán được hết các đặc điểm và cách sử dụng của rất nhiều các dịch vụ đó và
cũng khó có thể tối ưu các dịch vụ UMTS thành chỉ một tập hợp các ứng dụng. Cho
nên các bộ mang UMTS phải có đặc điểm chung, để hỗ trợ các ứng dụng đang tồn tại
đồng thời thuận tiện cho việc cho việc phát triển các ứng dụng mới. Ngày nay khi mà
hầu hết các dịch vụ viễn thông đều là các ứng dụng Internet hoặc N-ISDN, thì rõ ràng
các ứng dụng và các dịch vụ này chủ yếu là gọi các thủ tục điều khiển các bộ mang.
Phần này không nghiên cứu sâu về các bộ mang, mà sẽ đề cập đến các lớp dịch vụ của
UMTS.
2.4.2. Các lớp QoS UMTS.
Các ứng dụng và dịch vụ UMTS được chia thành các nhóm khác nhau. Giống
như các giao thức chuyển mạch gói mới, UMTS cố gắng đáp ứng các yêu cầu QoS từ
các ứng dụng hoặc người sử dụng. Trong UMTS, có 4 lớp lưu lượng được xác định:
- Lớp hội thoại (conversational).
- Lớp luồng (streaming).
- Lớp tương tác (interactive).
- Các lớp nền (background).
Các yếu tố phân biệt giữa các lớp là sự nhạy cảm với trễ của lưu lượng các lớp.
Lớp hội thoại dành cho lưu lượng nhạy cảm với trễ nhất, trong khi lưu lượng lớp nền
ít nhạy cảm với trễ nhất.
2.4.2.1 Lớp hội thoại.

34
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

Ứng dụng được biết đến nhiều nhất của lớp này là dịch vụ thoại trên bộ mang
chuyển mạch kênh. Kết hợp với Internet và multimedia có các ứng dụng mới như:
thoại qua giao thức Internet ( Voice Over IP), và điện thoại hình (Video Telephony).
Các dịch vụ này được thực hiện là các cuộc hội thoại thời gian thực có đặc điểm sau:
trễ giữa các đầu cuối thấp (được xác định bằng các thử nghiệm phù hợp với khả năng
cảm nhận âm thanh và hình ảnh của con người, nhỏ hơn 400ms), lưu lượng là đối
xứng hoặc gần như đối xứng.

• Dịch vụ thoại đa tốc độ thích nghi (AMR).


UMTS sử dụng bộ mã hoá và giải mã thoại theo công nghệ đa tốc độ thích nghi
AMR. Bộ mã hoá thoại AMR có các đặc điểm sau:
- Là một bộ mã hoá/giải mã thoại tích hợp đơn với 8 tốc độ nguồn: 12.2 (GSM-E
-
- FR), 10.2, 7.95, 7.40(IS-641), 5.90, 5.15 và 4.75 kbps.
- Bộ mã hoá AMR hoạt động với khung thoại 20ms tương ứng với 160 mẫu với tần
số lấy mẫu là 8000 mẫu/s. Sơ đồ mã hoá cho chế độ mã hoá đa tốc độ được gọi là
Bộ mã hoá dự đoán tuyến tính được kích thích bởi mã đại số (ACELP).
- Tốc độ bit AMR có thể điều khiển bởi mạng truy nhập vô tuyến tuỳ thuộc vào tải
trên giao diện vô tuyến và chất lượng của kết nối thoại. Khi tải mạng ở mức cao ,
đặc biệt là trong giờ bận, có thể sử dụng tốc độ bit AMR thấp hơn để yêu cầu dung
lượng cao hơn trong khi chất lượng thoại giảm đi rất ít. Cũng tương tự , khi MS
chạy ra ngoài vùng phủ sóng của cell và đang sử dụng sử dụng công suất phát lớn
nhất của nó, thì sử dụng tốc độ bit AMR thấp hơn để mở rộng vùng phủ của cell.
Với bộ mã hoá thoại AMR có thể đạt được sự điều hoà giữa dung lượng vùng phủ
của mạng và chất lượng của thoại tuỳ theo các yêu cầu của nhà điều hành.

• Điện thoại hình.


Dịch vụ này có yêu cầu trễ tương tự như dịch vụ thoại. Nhưng do đặc điểm của
nén video, yêu cầu BER nghiêm ngặt hơn thoại. UMTS đã chỉ ra các đặc tính trong
ITU-T Rec. H.324M sử dụng cho điện thoại hình trong các kết nối chuyển mạch kênh
và giao thức khởi tạo phiên (SIP) để hỗ trợ các ứng dụng đa phương tiện IP bao gồm
dịch vụ điện thoại hình.
2.4.2.2 Lớp luồng.
Luồng đa phương tiện là một kỹ thuật chuyển dữ liệu nhờ đó dữ liệu được được
xử lý như là một luồng liên tục và đều đặn. Nhờ có công nghệ streaming, người sử

35
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

dụng có thể truy cập nhanh để tải nhanh chóng các file đa phương tiện các trình duyệt
có thể bắt đầu hiển thị dữ liệu trước khi toàn bộ file được truyền hết.
Các ứng dụng streaming thường rất không đối xứng, cho nên phải chịu nhiều
trễ hơn là các dịch vụ hội thoại đối xứng. Điều này có nghĩa là chúng phải chịu nhiều
jitter hơn trong truyền dẫn.
Các ứng dụng được chia thành 2 phạm vi mục đích khác nhau: Quảng bá web,
luồng hình ảnh theo yêu cầu. Các nhà cung cấp dịch vụ quảng web thường hướng
mục tiêu đến đông đảo khách hàng mà được kết nối với một máy chủ phương tiện
truyền được tối ưu hóa hiệu suất thông qua Internet. Các dịch vụ luồng video theo yêu
cầu thường sử dụng cho các công ty lớn mong muốn lưu trữ các video clip hoặc các
bàigiảng vào một máy chủ được kết nối với một mạng intranet nội bộ băng thông cao
hơn.
2.4.2.3 Lớp tương tác.
Khi người sử dụng đầu cuối online để yêu cầu dữ liệu từ các thiết bị từ xa (máy
chủ), thì lớp tương tác được sử dụng. Lưu lượng tương tác là một mô hình giao tiếp
dữ liệu khác mà được đặc trưng bởi mẫu đáp ứng yêu cầu của người sử dụng đầu
cuối, thời gian trễ round-trip, và tính trong suốt khi vận chuyển (với tốc độ lỗi bit
thấp). Một ứng dụng quan trọng của lớp này là Computer game sử dụng công nghệ
J2ME.
2.4.2.4 Lớp nền.
Lưu lượng dữ liệu của các ứng dụng như là Email, dịch vụ nhắn tin ngắn SMS,
dịch vụ nhắn tin đa phương tiện MMS (MMS là một sự mở rộng hoàn hảo của SMS)
tải về cơ sở dữ liệu, nhận các bản ghi đo đạc có thể sử dụng lớp nền vì các ứng dụng
này không đòi hỏi các hành động tức thì. Lưu lượng nền có các đặc điểm sau: điểm
đích không mong chờ dữ liệu trong một thời gian nhất định, cho nên ít nhiều không
nhạy cảm với thời gian phân phát dữ liệu; nội dung các gói không nhất thiết phải
chuyển một cách hoàn toàn trong suốt; dữ liệu bên thu không có lỗi.
Ngoài ra, trong WCDMA còn có các dịch vụ và ứng dụng dựa vào vị trí: Dịch
vụ định vị dựa vào vùng phủ sóng của cell; sự khác nhau về thời gian đã quan sát; các
dịch vụ có hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
2.4.3. Khả năng hỗ trợ dịch vụ của các lớp đầu cuối.
Trong WCDMA, các thiết bị đầu cuối phải thông báo trên kết nối đã thiết lập
cho mạng một tập hợp các thông số cho biết tính tương thích của phần truy nhập vô
tuyến với các thiết bị đầu cuối đặc biệt. Khả năng có thể là tốc độ dữ liệu người sử

36
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

dụng lớn nhất mà cấu hình vô tuyến hỗ trợ một cách độc lập trên cả đường lên và
đường xuống. 3GPP đã chỉ ra khả năng truy nhập vô tuyến của thiết bị đầu cuối, một
số tham khảo sau đây đã được 3GPP chuẩn hoá cho Release’99 như sau:
•Lớp 32 kbps : Lớp này cung cấp các dịch vụ thoại cơ bản, bao gồm thoại AMR, và
dữ liệu tốc độ hạn chế lên tới 32 kbps.
•Lớp 64 kbps: Lớp này cung cấp dịch vụ thoại và số liệu bao gồm cả dữ liệu và thoại
AMR đồng thời.
•Lớp 128 kbps: Lớp này có khả năng trên giao diện vô tuyến để cung cấp các dịch vụ
chẳng hạn như điện thoại hình và các dịch vụ dữ liệu khác nhau.
•Lớp 384 kbps: Lớp này là lớp tăng cường cho lớp 128 kbps và có chức năng đa mã
với mục đích hỗ trợ các phương thức dữ liệu gói tiên tiến.
•Lớp 768 kbps: được định nghĩa là một bước trung gian giữa lớp 384 kbps và lớp 2
Mbps.
•Lớp 2 Mbps: Lớp này là tầng cao nhất của lớp chất lượng dữ liệu cao, chỉ được định
nghĩa cho đường xuống.
Các lớp được xác định theo quy luật các lớp cao hơn có tất cả các khả năng của
lớp thấp hơn. Trong WCDMA Release 5 đưa ra khả năng Truy cập dữ liệu gói đường
xuống tốc độ cao HSDPA, khả năng tốc độ của thiết bị đầu cuối có thể lên tới
10Mbps.
2.4. Tổng kết về công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA trong hệ thống UMTS
WCDMA là công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng sử dụng cho
phần giao diện vô tuyến cho hệ thống thông tin di động thế hệ 3 UMTS. Các thông số
nổi bật đặc trưng cho WCDMA như sau:

• WCDMA là hệ thống đa truy nhập phân chia theo mã trải phổ dãy trực tiếp băng
rộng DS-CDMA, nghĩa là các bit thông tin được trải ra trong một băng tần rộng bằng
cách nhân dữ liệu người dùng với các bit giả ngẫu nhiên (gọi là chip), các bit này xuất
phát từ các mã trải phổ CDMA. Để hỗ trợ tốc độ bit cao (lên tới 2Mbps), cần sử dụng
các kết nối đa mã và hệ số trải phổ khác nhau.
• WCDMA có tốc độ chip là 3.84 Mcps dẫn đến băng thông của sóng mang xấp xỉ
5MHz, nên được gọi là hệ thống băng rộng. Còn các hệ thống DS-CDMA với băng
tần khoảng 1 MHz như IS-95, thường được gọi là hệ thống CDMA băng hẹp. Băng
thông rộng của sóng mang WCDMA hỗ trợ các tốc độ dữ liệu cao của người dùng và
đem lại những lợi ích hiệu suất xác định, như là tăng khả năng phân tập đa đường. Các
nhà vận hành mạng có thể sử dụng nhiều sóng mang 5MHz để tăng dung lượng, có
thể bằng cách sử dụng các lớp tế bào phân cấp. Khoảng cách giữa các sóng mang thực

37
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

tế có thể được chọn là lưới 200KHz trong khoảng 4.4 – 5Mhz tuỳ thuộc vào nhiễu
giữa c
• ác sóng mang.
• WCDMA hỗ trợ tốt các tốc độ dữ liệu người dùng khác nhau hay nói cách khác là
hỗ trợ tốt đặc tính băng thông theo yêu cầu (BoD). Mỗi người sử dụng được cấp các
khung có độ rộng 10ms, trong khi tốc độ người sử dụng được giữ không đổi. Tuy
nhiên dung lượng người sử dụng có thể thay đổi giữa các khung. Việc cấp phát nhanh
dung lượng vô tuyến thông thường sẽ được điều khiển bởi mạng để đạt được thông
lượng tối ưu cho các dịch vụ dữ liệu gói.
• WCDMA hỗ trợ mô hình hoạt động cơ bản: Chế độ song công phân chia theo tần
số FDD và song công phân chia theo thời gian TDD (Time Division Duplex). Trong
chế độ FDD, các tần số sóng mang 5MHz khác nhau sẽ được sử dụng cho đường lên
và đường xuống, trong khi ở chế đố TDD, chỉ có 1 sóng mang 5MHz được sử dụng
bằng cách chia sẻ miền thời gian cho các đường lên và đường xuống.
• WCDMA hỗ trợ hoạt động của các trạm gốc dị bộ, khác với hệ thống đồng bộ IS-
95, nên không cần chuẩn thời gian toàn cầu ,như là GPS, Việc triển khai các trạm gốc
micro và trạm gốc indoor sẽ dễ dàng hơn khi nhận tín hiệu mà không cần GPS.
• WCDMA áp dụng kỹ thuật tách sóng kết hợp trên cả đường lên và đường xuống
dựa vào việc sử dụng kênh hoa tiêu. Mặc dù được sử dụng trên đường xuống IS-95,
nhưng việc sử dụng tách sóng kết hợp trên đường lên trong hệ thống WCDMA là mới,
có khả năng tăng tổng thể dung lượng và vùng phủ sóng của đường lên.
• Giao diện vô tuyến WCDMA được xây dựng một cách khéo léo theo cách của các
bộ thu CDMA tiên tiến, như là khả năng tách sóng nhiều người dùng và các anten
thích ứng thông minh, có thể được triển khai bởi các nhà điều khiển mạng như là một
hệ thống được chọn lựa để tăng dung lượng và vùng phủ sóng. Trong hầu hết các hệ
thống thế hệ 2, không có các điều khoản cho các khái niệm bộ thu này, có nghĩa là
chúng không có khả năng ứng dụng hoặc không thể áp dụng một cách bắt buộc với
việc tăng hiệu suất một cách hạn chế.
WCDMA được thiết kế để giao tiếp với GSM. Vì thế, sự chuyển giao giữa GSM
và WCDMA được hỗ trợ để cải tiến vùng phủ sóng của GSM bằng cách sử dụng
WCDMA.
Bảng 2- Tóm tắt các thông số chính của WCDMA
Phương thức đa truy nhập DS-CDMA
Phương thức song công FDD/TDD
Việc đồng bộ trạm gốc Hoạt động không đồng bộ
Tốc độ chip 3,84Mcps
Chiều dài khung 10ms

38
Chương 2- Tổng quan công nghệ WCDMA trong hệ thống UMTS

Ghép các dịch vụ Nhiều dịch vụ với yêu cầu chất lượng khác nhau
được ghép xen trên một kết nối
Khái niệm đa tốc độ Hỗ trợ tốc độ trải phổ khác nhau và đa mã
Tách sóng Tách sóng kết hợp sử dụng đại diện kênh pilot
hoặc kênh pilot chung
Tách sóng nhiều người sử dụng, Được hỗ trợ bởi các chuẩn, tuỳ chọn trong quá
các Anten thông minh trình thực thi
Sự khác nhau giữa WCDMA và cdma2000 (hay còn gọi là cdmaOne băng
rộng) có thể chỉ ra trong một số các đặc điểm được trình bày trong bảng 2-3.
Bảng 2- Các điểm khác nhau cơ bản của W-CDMA và cdma2000

Thông số cdma2000 ETSI W-CDMA


Phương thức truy nhập UL: DS-CDMA UL&RL: DS-CDMA
DL:Multicarrier/DS-CDMA
Tốc độ chip (Mcps) Bội số của 1.2288 Bội số của 1.024
Tốc độ điều khiển công 800Hz (Tốc độ cao hơn đang 1600Hz
suất được nghiên cứu)
Cấu trúc kênh đường Các kênh Fund/Supp được Các kênh được ghép theo
xuống ghép theo mã thời gian.
Kênh pilot chung duy trì + kênh Kênh pilot được ghép theo
pilot phụ thời gian
Cấu trúc kênh đường lên Kênh mã đơn với các mã Walsh Các kênh đa mã
để hỗ trợ các dịch vụ dữ biến đổi
liệu tốc độ cao HSD.
Trải phổ đường lên Sự kết hợp của mã dài và mã Các mã ngắn dựa vào các
ngắn tương tự như CDMA 2G chuỗi mã trực giao lớp. Mã
dài trên cơ sở các mã Gold.
Kênh Pilot đường lên Kênh pilot được ghép theo mã Kênh pilot được ghép theo
thời gian
Sự đồng bộ trạm gốc Đồng bộ (cần có GPS) Không đồng bộ
* Chú ý: UL: Uplink- Đường lên, DL: Downlink- Đường xuống

39
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Chương 3. ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT VÀ CHUYỂN


GIAO TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÔ TUYẾN.

3.1 Giới thiệu chung quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thốngWCDMA.
3.1.1 Mục đích chung của quản lý tài nguyên vô tuyến
Việc quản lý tài nguyên vô tuyến (RRM) trong mạng di động 3G có nhiệm vụ cải
thiện việc sử dụng nguồn tài nguyên vô tuyến. Các mục đích của công việc quản lý tài
nguyên vô tuyến RRM có thể tóm tắt như sau :

• Đảm bảo QoS cho các dịch vụ khác nhau.

• Duy trì vùng phủ sóng đã được hoạch định.

• Tối ưu dung lượng hệ thống.


Trong các mạng 3G, việc phân bố tài nguyên và định cỡ quá tải của mạng
không còn khả thi nữa do các nhu cầu không dự đoán trước và các yêu cầu khác nhau
của các dịch vụ khác nhau. Vì thế, quản lý tài nguyên bao gồm 2 phần : Đặt cấu hình
và đặt lại cấu hình tài nguyên vô tuyến.

• Việc đặt cấu hình tài nguyên vô tuyến có nhiệm vụ phân phát nguồn tài
nguyên một cách hợp lý cho các yêu cầu mới đang đưa đến hệ thống để cho mạng
không bị quá tải và duy trì tính ổn định. Tuy nhiên, nghẽn có thể xuất hiện trong
mạng 3G vì sự di chuyển của người sử dụng.

• Việc đặt lại cấu hình có nhiệm vụ cấp phát lại nguồn tài nguyên trong phạm
vi của mạng khi hiện tượng nghẽn bắt đầu xuất hiện. Chức năng này có nhiệm vụ
đưa hệ thống bị quá tải trở về lưu lượng tải mục tiêu một cách nhanh chóng và có
thể điều khiển được.
3.1.2. Các chức năng của quản lý tài nguyên vô tuyến RRM.
Quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến có thể chia thành các chức năng : Điều khiển
công suất, chuyển giao, điều khiển thu nhận, điều khiển tải và lập lịch cho gói tin.
Hình 3-1 chỉ ra các vị trí điển hình của các chức năng RRM trong phạm vi của
một mạng WCDMA.

40
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Hình 3- Các vị trí điển hình của các chức năng RRM trong mạng WCDMA
a. Điều khiển công suất.
Điều khiển công suất là một công việc quan trọng trong tất cả các hệ thống di
động vì vần để tuổi thọ của pin và các lý do an toàn, nhưng trong các hệ thống
CDMA, điều khiển công suất là cần thiết bởi vì đặc điểm giới hạn nhiễu của CDMA.
Trong các hệ thống GSM, chỉ áp dụng điều khiển công suất chậm (tần số xấp xỉ
2Hz). Trong IS-95, điều khiển công suất nhanh với tần số 800Khz được hỗ trợ ở
đường lên, nhưng trên đường xuống, một vòng điều khiển công suất tương đối chậm
(xấp xỉ 50Hz) điều khiển công suất truyền. Trong WCDMA, điều khiển công suất
nhanh với tần số 1,5KHz được sử dụng trên cả đường lên và đường xuống. Điều khiển
công suất nhanh khép kín là một vấn đề quan trọng của hệ thống WCDMA.
b. Điều khiển chuyển giao.
Chuyển giao là một phần quan trọng của hệ thống thông ti di động tế bào. Sự di
chuyển gây ra sự biến đổi chất lượng liên kết và các mức nhiễu trong các hệ thống tế
bào, yêu cầu khi một người sử dụng cụ thể thay đổi trạm gốc phục vụ nó. Sự thay đổi
này được gọi là chuyển giao.
c. Điều khiển thu nạp.
Nếu tải giao diện vô tuyến được cho phép tăng lên một cách liên tục, vùng phủ
sóng của cell bị giảm đi dưới giá trị đã hoạch định (gọi là “cell breathing”), và QoS
của các kết nối đang tồn tại không thể đảm bảo. Nguyên nhân của hiệu ứng “cell
breathing” là vì đặc điểm giới hạn nhiễu của các hệ thống CDMA. Vì thế, trước khi
thu nhận một kết nối mới, điều khiển thu nạp cần kiểm tra xem việc nhận kết nối mới
sẽ không ảnh hưởng đến vùng phủ sóng hoặc QoS của các kết nối đang hoạt động.
Điều khiển thu nạp chấp nhận hay từ chối yêu cầu thiết lập một bộ mang truy nhập vô

41
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

tuyến trong mạng truy nhập vô tuyến. Chức năng điều khiển thu nạp được đặt trong bộ
điều khiển mạng vô tuyến RNC, nơi mà lưu giữ thông tin vể tải của một số cell.
Thuật toán điều khiển thu nạp tính toán việc tải tăng lên mà do sự thiết lập thêm
vật mang sẽ gây ra trong mạng truy nhập vô tuyến. Việc tính toán tải được áp dụng
cho cả đường lên và đường xuống. Bộ mang yêu cầu có thể được chấp nhận chỉ khi
điều khiển thu nạp trong cả 2 chiều chấp nhận, nếu không thì nó bị từ chối bởi vì
nhiễu quá mức có thể tăng thêm trong mạng.
Nhìn chung các chiến lược điều khiển thu nạp có thể chia thành hai loại: chiến
lược điểu khiển thu nạp dựa vào công suất băng rộng và chiến lược điều khiển thu nạp
dựa vào thông lượng.
Người sử dụng mới không được chấp nhận nếu mức nhiễu tổng thể mới tạo ra
cao hơn giá trị mức ngưỡng Ithreshold:

+ Từ chối : Itotal-old + ∆I > Ithreshold (3.1)

+ Chấp nhận : Itotal-old + ∆ I < Ithreshold


Giá trị ngưỡng giống với độ tăng nhiễu đường lên lớn nhất và có thể được thiết
lập bởi việc quy hoạch mạng vô tuyến.

Hình 3- Đường cong tải


Trong chiến lược điều khiển thu nạp dựa vào thông lượng, người sử dụng mới
không được thu nhận truy nhập vào mạng vô tuyến nếu toàn bộ tải mới gây ra cao hơn
giá trị ngưỡng:

+Từ chối : ηtotal-old + ∆ I > η threshold

+Chấp nhận : η total-old +∆ I<η threshold (3.2)

42
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Chú ý rằng việc điều khiển thu nạp được áp dụng một cách tách biệt trên cả
đường lên và đường xuống, và ở mỗi hướng có thể sử dụng các chiến lược điều khiển
thu nạp khác nhau.
d. Điều khiển tải (điểu khiển nghẽn).
Một công cụ quan trọng của chức năng quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến là
đảm bảo cho hệ thống không bị quá tải và duy trì tính ổn định. Nếu hệ thống được quy
hoạch một cách hợp lý, và công việc điều khiển thu nạp hoạt động tốt, các tình huống
quá tải sẽ bị loại trừ. Tuy nhiên, trong mạng di động, sự quá tải ở một nơi nào đó là
không thể tránh khỏi vì các tài nguyên vô tuyến được ấn định trước trong mạng. Khi
quá tải được xử lý bởi điều khiển tải, hay còn gọi là điều khiển nghẽn, hoạt động điều
khiển này sẽ trả lại cho hệ thống tải mục tiêu, được vạch ra trong quá trình quy hoạch
mạng một cách nhanh chóng và có khả năng điều khiển được. Các hoạt động điều
khiển tải để làm giảm hay cân bằng tải được liệt kê như sau:

• Từ chối các lệnh công suất tới trên đường xuống nhận từ MS.
• Giảm chỉ tiêu Eb/I0 đường lên sử dụng bởi điều khiển công suất nhanh đường lên.
• Thay đổi kích cỡ của miền chuyển giao mềm để phục vụ nhiều người sử dụng hơn.
• Chuyển giao tới sóng mang WCDMA khác (mạng UMTS khác hay mạng GSM).
• Giảm thông lượng của lưu lượng dữ liệu gói (các dữ liệu phi thời gian thực).
• Ngắt các cuộc gọi trên một đường điều khiển.
Hai hoạt động đầu tiên là các hoạt động nhanh được thực hiện bên trong BS. Các
hoạt động này có thể diễn ra trong một khe thời gian, nghĩa là với một tần số 1,5KHz,
cung cấp một quyền ưu tiên cho các dịch vụ khác nhau. Hoạt động thứ 3 thay đổi kích
cỡ của miền chuyển giao mềm có một lợi ích đặc biệt đối với mạng giới hạn đường
xuống.
Các phương pháp điều khiển tải khác thì chậm hơn. Chuyển giao bên trong băng
tần và chuyển giao bên trong hệ thống có thể khắc phục được hiện tượng quá tải bằng
cách cân bằng tải. Hoạt động cuối cùng là ngắt các người sử dụng dịch vụ thời gian
thực (như là thoại hay dữ liệu chuyển mạch kênh) để giảm tải. Hoạt động này chỉ
được sử dụng chỉ khi tải của toàn bộ mạng vẫn rất lớn thậm chí sau khi các hoạt động
điều khiển tải khác vừa có tác dụng để giảm quá tải. Giao diện vô tuyến WCDMA và
yêu cầu tăng của lưu lượng phi thời gian thực trong mạng 3G đem lại nhiều sự lựa
chọn các hoạt động khả thi để điều khiển tình huống quá tải, và vì thế nhu cầu cắt
những người sử dụng dịch vụ thời gian thực để giảm quá tải rất hiếm xảy ra.

43
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

3.2 Điều khiển công suất


3.2.1 Giới thiệu chung
Mục tiêu của việc sử dụng điều khiển công suất là khác nhau trên đường lên và
đường xuống. Các mục tiêu của điều khiển công suất có thể tóm tắt như sau :
• Khắc phục hiệu ứng gần-xa trên đường lên.
• Tối ưu dung lượng hệ thống bằng việc điều khiển nhiễu.
• Làm tăng tối đa tuổi thọ pin của đầu cuối di động.
Hình 3-3 chỉ ra hiệu ứng gần-xa trên đường lên. Tín hiệu từ các MS khác nhau
được truyền đi trong cùng băng tần một cách đồng thời trong các hệ thống WCDMA.
Không có điều khiển công suất, tín hiệu đến từ MS gần với BS nhất có thể chặn các
tín hiệu từ các MS khác cách xa BS hơn. Trong tình huống xấu nhất, một MS có công
suất quá lớn có thể chặn toàn bộ một cell. Giải pháp là phải áp dụng điều khiển công
suất để đảm bảo rằng các tín hiệu đến từ các đầu cuối khác nhau có cùng công suất
hay có cùng tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SIR) khi chúng đến BS.

Hình 3- Hiệu ứng gần-xa (điều khiển công suất trên đường lên)
Trên đường xuống, không có hiệu ứng gần-xa do mô hình một-tới-nhiều. Điều
khiển công suất có nhiệm vụ bù nhiễu bên trong cell gây ra bởi các trạm di động, đặc
biệt là nhiễu gần biên giới của của các cell này (được chỉ ra trong hình 3-4). Hơn thế
nữa, điều khiển công suất trên đường xuống có nhiệm vụ làm giảm thiểu toàn bộ
nhiễu bằng cách giữ QoS tại mức giá trị mục tiêu.

Hình 3- Bù nhiễu bên trong cell (điều khiển công suất ở đường xuống)

44
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Trong hình 3-4, MS2 phải chịu nhiều nhiễu bên trong cell hơn MS1. Vì thế để
đáp ứng mục tiêu chất lượng giống nhau, cần nhiều năng lượng cấp phát cho cho các
kênh đường xuống giữa BS và MS2.
Có 3 kiểu điều khiển công suất trong các hệ thống WCDMA : Điều khiển công
suất vòng mở, điều khiển công suất vòng kín, và điều khiển công suất vòng bên ngoài.
a) Điều khiển công suất vòng mở (Open-loop power control)
Điều khiển công suất vòng mở được sử dụng trong UMTS FDD cho việc thiết
lập năng lượng ban đầu cho MS. Trạm di động sẽ tính toán suy hao đường truyền giữa
các trạm gốc và trạm di động bằng cách đo cường độ tín hiệu nhận sử dụng mạch điều
khiển độ tăng ích tự động (AGC). Tuỳ theo sự tính toán suy hao đường truyền này,
trạm di động có thể quyết định công suất phát đường lên của nó. Điều khiển công suất
vòng mở có ảnh hưởng trong hệ thống TDD bởi vì đường lên và đường xuống là
tương hỗ, nhưng không ảnh hưởng nhiều trong các hệ thống FDD bởi vì các kênh
đường lên và đường xuống hoạt động trên các băng tần khác nhau và hiện tượng
Phadinh Rayleigh trên đường lên và đường xuống độc lập nhau. Vậy điều khiển công
suất vòng mở chỉ có thể bù một cách đại khái suy hao do khoảng cách. Đó là lý do tại
sao điều khiển công suất vòng mở chỉ được sử dụng như là việc thiết lập năng lượng
ban đầu trong hệ thống FDD.
b) Điều khiển công suất vòng kín.
Điều khiển công suất vòng khép kín, được gọi là điều khiển công suất nhanh
trong các hệ thống WCDMA, có nhiệm vụ điều khiển công suất phát của MS (đường
lên), hay là công suất của trạm gốc (đường xuống) để chống lại phadinh của các kênh
vô tuyến và đạt được chỉ tiêu tỷ số tín hiệu trên nhiễu SIR được thiết lập bởi vòng bên
ngoài. Chẳng hạn như trên đường lên, trạm gốc so sánh SIR nhận được từ MS với SIR
mục tiêu trong mỗi khe thời gian (0,666ms). Nếu SIR nhận được lớn hơn mục tiêu, BS
sẽ truyền một lệnh TPC “0” đến MS thông qua kênh điều khiển riêng đường xuống.
Nếu SIR nhận được thấp hơn mục tiêu, BS sẽ truyền một lệnh TPC “1” đến MS. Bởi
vì tần số của điều khiển công suất vòng kín rất nhanh nên có thể bù được phadinh
nhanh và cả phadinh chậm.
c) Điều khiển công suất vòng bên ngoài
Điều khiển công suất vòng bên ngoài cần thiết để giữ chất lượng truyền thông tại
các mức yêu cầu bằng cách thiết lập mục tiêu cho điều khiển công suất vòng kín
nhanh. Mục đích của nó là cung cấp chất lượng yêu cầu. Tần số của điều khiển công
suất vòng bên ngoài thường là 10-100Hz.
Điều khiển công suất vòng bên ngoài so sánh chất lượng nhận được với chất
lượng yêu cầu. Thông thường, chất lượng được định nghĩa là tỷ lỗi bit mục tiêu xác

45
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

định (BER) hay Tỷ số lỗi khung (FER). Mối quan hệ giữa SIR mục tiêu và mục tiêu
chất lượng tuỳ thuộc vào tốc độ di động và hiện trạng đa đường. Nếu chất lượng nhận
tốt hơn, có nghĩa là mục tiêu SIR đủ cao để đảm bảo QoS yêu cầu. Để giảm thiểu
khoảng trống, mục tiêu SIR sẽ phải giảm. Tuy nhiên, nếu chất lượng nhận xấu hơn
chất lượng yêu cầu, mục tiêu SIR phải tăng lên để đảm bảo QoS yêu cầu.
3.2.2 Điều khiển công suất nhanh
3.2.2.1 Độ lợi của điều khiển công suất nhanh
Điều khiển công suất nhanh trong WCDMA đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống.
Chẳng hạn đối với dịch vụ mô phỏng có tốc độ 8kbps với BLER=1% và ghép xen
10ms. Sự mô phỏng được tạo ra trong trường hợp có hoặc không có điều khiển công
suất nhanh với bước công suất là 1dB. Điều khiển công suất chậm có nghĩa là công
suất trung bình được giữ tại mức mong muốn và điều khiển công suất chậm hoàn toàn
có thể bù cho ảnh hưởng của suy hao đường truyền và suy hao do các vật chắn, trong
khi đó điều khiển công suất nhanh có thể bù được cho phadinh nhanh. Phân tập thu
hai nhánh được sử dụng trong Nút B. ITU Vehicular A là một kênh 5 nhánh trong
WCDMA, và ITU Pedestrian A là một kênh 2 nhánh trong đó nhánh thứ hai rất yếu.
Tỷ số Eb/N0 , và công suất truyền trung bình yêu cầu trong trường hợp không có và có
điều khiển công suất nhanh được trình bày trong bảng 3.1 và bảng 3.2
Bảng 3- Giá trị Eb/N0 yêu cầu trong trường hợp có và không có điều khiển công suất nhanh
Điều khiển Điều khiển công suất Độ lợi của điều khiển
công suất chậm nhanh tần số 1.5KHz công suất nhanh
ITU PedestrianA 3km/h 11.3dB 5.5dB 5.8dB
ITU Vehicular A 3km/h 8.5dB 6.7dB 1.8dB
ITU VehicularA 50km/h 7.3dB 6.8dB 0.5dB

Bảng 3- Công suất phát tương đối yêu cầu trong trường hợp có và không có điều khiển công
suất nhanh
Điều khiển Điều khiển công suất Độ lợi của điều khiển
công suất chậm nhanh tần số 1.5KHz công suất nhanh
ITU PedestrianA 3km/h 11.3dB 7.7dB 3.6dB
ITU Vehicular A 3km/h 8.5dB 7.5dB 1.0dB
ITU VehicularA 50km/h 7.6dB 6.8dB 0.8dB
Trong 2 bảng trên ta thấy rõ độ lợi mà điều khiển công suất nhanh đem lại như sau:

• Độ lợi của các UE tốc độ thấp lớn hơn các UE tốc độ cao.
• Độ lợi theo tỷ số Eb/I0 yêu cầu lớn hơn độ lợi công suất truyền dẫn.

Trong 2 bảng, độ lợi âm tại tốc độ 50km/h có nghĩa là điều khiển công suất chậm
lý tưởng sẽ đem lại hiệu suất tốt hơn so với điều khiển công suất nhanh thức tế. Độ

46
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

lợi âm do việc tính toán SIR không chính xác, các lỗi báo hiệu điều khiển công suất,
và trễ trong vòng điều khiển công suất.
Độ lợi từ điều khiển công suất nhanh trong bảng 3-6 có thể được sử dụng để tính
toán độ dự trữ phadinh nhanh yêu cầu trong quỹ đường truyền. Độ dữ trữ phadinh
nhanh cần thiết cho công suất phát của UE để duy trì điều khiển công suất nhanh vòng
kín thích hợp. Kích thước cell lớn nhất có thể đạt được khi UE đang phát với đủ lượng
công suất không đổi nghĩa là không có độ lợi của điểu khiển công suất nhanh. Giá trị
thông thường cho độ dự trữ phadinh nhanh cho các tốc độ di động thấp từ 2 đến 5dB.
3.2.2.2 Phân tập và điều khiển công suất.

Hình 3- Công suất phát và thu trong 2 nhánh (công suất khoảng hở trung bình 0dB,- 10dB)
Kênh phadinh Rayleigh tại 3km/h
Tầm quan trọng của phân tập sẽ được phân tích cùng với điều khiển công suất
nhanh. Với các UE tốc độ thấp, điều khiển công suất nhanh có thể bù đựơc phadinh
của kênh và giữ cho mức công suất thu không đổi. Các nguyên nhân chính của các lỗi
trong công suất thu là do việc tính toán SIR không chính xác, các lỗi báo hiệu và trễ
trong vòng điều khiển công suất. Việc bù phadinh gây ra suy giảm công suất truyền
dẫn. Công suất thu và công suất phát là hàm của thời gian, hình 3-5, 3-6 tại tốc độ của
UE là 3km/h. Trong hình 3-5 là trường hợp có ít phân tập, hình 3-6 mô phỏng trường
hợp phân tập nhiều. Sự biến đổi công suất phát trong trường hợp hình 3-5 cao hơn
trong trường hợp 3-6 do sự khác nhau về số lượng phân tập. Các trường hợp phân tập
như: phân tập đa đường, phân tập anten thu, phân tập anten phát hay phân tập vĩ mô.
Với sự phân tập ít hơn thì sự biến động lớn hơn trong công suất phát, nhưng công
suất phát trung bình cũng cao hơn. Mức tăng công suất là được định nghĩa là tỷ số
giữa công suất truyền dẫn trung bình trên kênh phadinh và trên kênh không có

47
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

phadinh khi mức công suất thu giống nhau trên cả 2 kênh có phadinh và không có
phadinh. Mức tăng công suất được mô tả trong hình 3-7

Hình 3- Công suất phát và thu trên 3 nhánh (công suất khoảng hở như nhau)
Kênh phadinh Rayleigh tại tốc độ 3km.

Hình 3- Công suất tăng trong kênh phadinh với điều khiển công suất nhanh

Kết quả ở mức liên kết cho sự tăng công suất đường lên thể hiện trong bảng 3.3.
Sự mô phỏng được thực hiện tại các mức UE khác nhau trên kênh ITU pedestrian 2
đường với công suất thành phần đa đường từ 0 đến -12.5dB. Trong sự mô phỏng này
công suất phát và công suất thu được tập hợp trong từng khe. Với điều khiển công
suất lý tưởng, mức tăng công suất là 2,3dB. Điều đó chứng tỏ điều khiển công suất
nhanh hoạt động có hiệu quả trong việc bù năng lượng cho phadinh. Với các UE tốc
độ cao (>100km/h), mức tăng công suất rất nhỏ do điều khiển công suất nhanh không
thể bù được phadinh.

48
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Mức tăng công suất rất quan trọng đối với hiệu suất của các hệ thống
WCDMA. Trên đường xuống, dung lượng giao diện vô tuyến được xác định trực tiếp
bởi công suất phát yêu cầu, do công suất đó xác định nhiễu truyền. Vì thế, để làm tăng
tối đa dung lượng đường xuống, công suất phát cần cho một liên kết phải được giảm
nhỏ. Trên đường xuống, mức công suất thu trong UE không ảnh hưởng đến dung
lượng. Trên đường lên, công suất phát xác định tổng nhiễu đến các cell lân cận, và
công suất thu xác định tổng nhiễu đến các UE khác trong cùng một cell. Chẳng hạn
như chỉ có một cell WCDMA trong một vùng, dung lượng đường lên của cell này sẽ
được tăng tối đa bằng cách giảm tối thiểu công suất thu yêu cầu, và mức tăng công
suất sẽ không ảnh hưởng đến dung lượng đường lên.
Bảng 3- Các mức tăng công suất được minh hoạ của kênh ITU
Pedestrian A đa đường với phân tập anten.
Tốc độ UE Mức tăng công suất trung bình
3km/h 2,1dB
10km/h 2,0dB
20km/h 1,6dB
50km/h 0,8dB
140km/h 0,2dB
3.2.2.3 Điều khiển công suất trong chuyển giao mềm.
Điều khiển công suất trong chuyển giao mềm có hai vấn đề chính khác nhau
trong các trường hợp liên kết đơn: vấn đề trôi công suất trong Nút B trên đường xuống
, và phát hiện tin cậy các lệnh điều khiển công suất đường lên trong UE.
a. Sự trôi công suất đường xuống.
Sự trôi công suất là trường hợp xảy ra khi thực hiện chuyển giao mềm mà UE gửi
một lệnh đơn để điều khiển công suất phát đường xuống đến tất cả các Nút B trong tập
hợp “tích cực”. Các Nút B sẽ phát hiện các lệnh này một cách độc lập, bởi vì các lệnh
này sẽ không được kết hợp trong các bộ điều khiển mạng RNC do sẽ gây ra nhiều trễ
và báo hiệu trong mạng. Chính vì các lỗi báo hiệu trên giao diện vô tuyến, các Nút B
sẽ phát hiện các lệnh điều khiển công suất theo các cách khác nhau. Có thể một Nút B
sẽ làm giảm công suất phát của nó tới UE, một Nút B khác có thể lại tăng mức công
suất phát tới UE. Sự khác nhau đó dẫn đến tình huống công suất đường xuống bắt đầu
trôi theo hướng khác nhau. Hiện tượng đó gọi là trôi công suất.
Hiện tượng trôi công suất là không mong muốn, bởi vì nó làm giảm hiệu suất
chuyển giao đường xuống. Vấn đề này có thể được điều khiển bởi RNC. Phương pháp
đơn giản nhất là thiết lập giới hạn tương đối nghiêm ngặt cho khoảng biến động công
suất đường xuống. Giới hạn này cho công suất phát cụ thể của các UE. Rõ ràng
khoảng biến động điều khiển công suất cho phép càng nhỏ thì độ trôi công suất lớn

49
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

nhất càng nhỏ. Mặt khác khoảng biến đổi điểu khiển công suất thường cải thiện hiệu
suất điều khiển công suất.
Nuù
t B1
1. Phaù
t hieä
n leänh coâng suaá
t ñöôøng xuoá
ng
2. Ñieà
u chæ nh ñoäc laä
p coâng suaát ñöôø
ng
xuoáng so vôù
i caùc Nuù t B khaùc
Troâ
i coâ
ng =>Coâ ng suaát truyeàn coùtheåtroâ
i töø
ng
suaát 1 phaàn
tB

öøN
t
aùt
ph
aát
g su
ân
Co
Leä nh ñieàu khieå
n coâ
ng suaá
t
ñôn töøUE ñeá n caûhai Nuù
tB
Co
ng
â
sua
átp
ha RNC
t tö
ù Nuù
t B2
øN Ñieàu khieå
n

tB
2 troâ
i coâ
ng suaá
t

Hình 3- Trôi công suất đường xuống trong chuyển giao mềm
Nuù
t B1
1. Tính toaù n Eb/No cuû a tín hieä
u ñöôøng leâ
n
ñoäc laäp vôù
i caùc Nuùt B khaù c
Kieå
mtra ñoä 2. Göû i leä
nh ñieàu khieån coâng suaá
t ñeán UE
aát =>Hai Nuù t B khaùc nhau coùtheågöû i caù
c leä
nh
tin caä
y su
âng ñieà
u khieå n coâng suaát khaùc nhau tôùi UE
co
ån 1
hie eân
ieàu k øng l
ô
h ñ ñö
L eän
UE coùtheågiaûm coâ ng suaát phaù
t
neá
u coùít nhaá
t moä t leä
nh ñieàu
khieå
n coâng suaá
t tin caäy ñeán noù
Le
nh
ä
ñi e
àu RNC
UE ñö khie
ôøng å nc Nuù
t B2
l eâ
n oâng s
2 ua
t
á

Hình 3- Kiểm tra độ tin cậy của điều khiển công suất đường lên tại UE trong chuyển giao
mềm
Một cách khác để giảm sự trôi công suất. RNC có thể nhận thông tin từ các Nút
B về các mức công suất phát của kết nối chuyển giao mềm. Các mức này được tính
trung bình trên một số các lệnh điều khiển công suất, ví dụ như trong 500ms, hay trên
750 lệnh điều khiển công suất. Dựa vào các thông số đo đạc này, RNC có thể gửi các

50
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

giá trị tham khảo về công suất phát đường xuống tới các Nút B. Các Nút B đang thực
hiện chuyển giao mềm sử dụng các giá trị tham khảo này cho việc điều khiển công
suất đường xuống cho các kết nối để giảm hiện tượng trôi công suất. Như vậy cần một
sự hiệu chỉnh nhỏ mang tính định kỳ để hướng tới công suất tham khảo. Kích cỡ hiệu
chỉnh này tỷ lệ thuận với độ chênh lệch giữa công suất phát thực tế và công suất phát
tham khảo. Phương pháp này sẽ giảm bớt hiện tượng trôi công suất. Sự trôi công suất
chỉ xảy ra nếu có điều khiển công suất nhanh trên đường xuống. Trong IS-95 chỉ có
điều khiển công suất chậm trên đường xuống nên không cần phương pháp điều khiển
sự trôi công suất đường xuống.
b.Độ tin cậy của các lệnh điều khiển công suất đường lên.
Tất cả các Nút B trong tập hợp “tích cực” gửi một lệnh điều khiển công suất
độc lập đến các UE để điều khiển công suất phát đường lên. Chỉ cần một trong các
Nút B trong tập hợp tích cực nhận đúng tín hiệu đường lên là đủ. Vì thế UE có thể
giảm công suất phát nếu một trong các Nút B gửi các lệnh công suất xuống. Có thể áp
dụng sự kết hợp theo tỷ số lớn nhất các bit dữ liệu trong chuyển giao mềm tại UE do
dữ liệu giống nhau được gửi từ tất cả các Nút B thực hiện chuyển giao mềm, nhưng sự
kết hợp này không áp dụng cho các bit điều khiển công suất vì nó chứa thông tin khác
nhau đối với mỗi Nút B trong tập hợp “tích cực”. Vì thế độ tin cậy của các bit điều
khiển công suất không tốt bằng các bit dữ liệu, và tại UE, một ngưỡng được sử dụng
để kiểm tra độ tin cậy của các lệnh điều khiển công suất. Các lệnh không đáng tin cậy
phải được huỷ bỏ vì chúng đã bị hỏng do nhiễu.
c. Cải thiện chất lượng báo hiệu điều khiển công suất .
Chất lượng báo hiệu điều khiển công suất có thể được cải thiện bằng cách thiết
lập một công suất cao hơn cho các kênh điều khiển vật lý riêng (DPCCH) so với mức
công suất của kênh dữ liệu vật lý riêng (DPDCH) trên đường xuống nếu như UE đang
trong trạng thái chuyển giao mềm. Độ chênh lệch công suất giữa hai kênh này có thể
khác cho các cho các loại kênh DPCCH khác nhau như: các bit điều khiển công suất,
các bit pilot và TFCI.
Độ giảm công suất phát UE thông thường có thể đạt được tới 0,5dB với sự
chênh lệch công suất này. Độ giảm này có thể đạt được do chất lượng của báo hiệu
điều khiển công suất được cải thiện.
3.2.3 Điều khiển công suất vòng ngoài.
Điều khiển công suất vòng ngoài cần để giữ chất lượng thông tin ở các mức
yêu cầu bằng việc thiết lập mục tiêu cho việc điều khiển công suất nhanh. Mục đích
của điều khiển công suất vòng ngoài là cung cấp chất lượng đạt yêu cầu. Chất lượng

51
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

quá cao sẽ tốn rất nhiều dung lượng. Điều khiển công suất vòng ngoài cần thiết trên cả
đường lên và đường xuống. Vòng ngoài đường lên được đặt trong RNC còn vòng bên
ngoài đường xuống đặt trong UE. Trong IS-95, điều khiển công suất vòng ngoài chỉ
sử dụng trên đường lên vì không có điều khiển công suất nhanh trên đường xuống.
Chất lượng đường lên nhận được sau khi kết hợp phân tập vĩ mô trong RNC và
SIR mục tiêu được gửi đến các Nút B. Tần số của điều khiển công suất nhanh là
1,5KHz và tần số điều khiển công suất vòng ngoài thường từ 10-100Hz.

3.2.3.1. Độ lợi của điều khiển công suất vòng ngoài.

SIR mục tiêu cần phải được điều chỉnh khi tốc độ của UE hoặc môi trường
truyền sóng đa đường thay đổi. SIR mục tiêu chính là Eb/N0. Kết quả mô phỏng với
các dịch vụ thoại đa tốc độ thích nghi AMR và BLER=1% được chỉ ra trong bảng 3-4
sử dụng điều khiển công suất vòng ngoài.
Bảng 3- Kết quả mô phỏng dịch vụ AMR , BLER= 1%, sử dụng điều khiển công suất
vòng ngoài

Hiện trạng đa đường Tốc độ UE Mục tiêu Eb/N0 trung bình


Không phadinh - 5.3dB
ITU Pedestrian A 3 km/h 5.9dB
ITU Pedestrian A 20 km/h 6.8dB
ITU Pedestrian A 50 km/h 6.8dB
ITU Pedestrian A 120 km/h 7.1dB
Công suất bằng nhau trên 3 đường 3 km/h 6.0dB
Công suất bằng nhau trên 3 đường 20 km/h 6.4dB
Công suất bằng nhau trên 3 đường 50 km/h 6.4dB
Công suất bằng nhau trên 3 đường 120 km/h 6.9dB
Có 3 loại đa đường được sử dụng: kênh không có phadinh tương ứng với phần
tử LOS khoẻ, kênh phadinh ITU pedestrian A, và kênh phadinh 3 đường với công suất
trung bình bình đẳng của các phần tử đa đường. Giả sử không có phân tập anten ở
đây.
Mục tiêu Eb/N0 trung bình thấp nhất cần trong các kênh không phadinh và mục
tiêu cao nhất đối với kênh ITU Pedestrian A với các UE tốc độ cao. Kết quả này cho
thấy rằng mức công suất thay đổi công suất thu càng cao, thì mục tiêu Eb/N0 cần thiết
để đạt được cùng chất lượng cũng cao hơn. Nếu ta chọn mục tiêu Eb/N0 cố định là
5.3dB theo kênh tĩnh, và tốc độ lỗi khung của kết nối sẽ quá cao trong các kênh
phadinh và chất lượng thoại sẽ giảm đi. Nếu chọn mục tiêu Eb/N0 cố định 7.1dB, thì
chất lượng đủ tốt nhưng công suất cao không cần thiết sẽ được sẽ được sử dụng trong
hầu hết các trường hợp. Chúng ta có thể kết luận rõ ràng cần điều chỉnh mục tiêu của
điều khiển công suất vòng kín nhanh theo điều khiển công suất vòng ngoài.
3.2.3.2 Tính toán chất lượng thu.

52
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Một số phương pháp để đo chất lượng thu sẽ được giới thiệu trong phần này.
Một phương pháp đơn giản và đáng tin cậy là sử dụng kết quả của việc phát hiện lỗi-
kiểm tra độ dư thừa tuần hoàn CRC để phát hiện có lỗi hay không. Ưu điểm của
CRC : đó là một bộ phát hiện lỗi khung rất tin cậy và đơn giản. Phương pháp dựa vào
CRC rất phù hợp với các dịch vụ cho phép xuất hiện lỗi, ít nhất là một lỗi trong vài
giây, như là các dịch vụ dữ liệu gói phi thời gian thực trong đó tốc độ lỗi block có thể
lên tới 10-20% trước khi truyền lại và các dịch vụ thoại với BLER=1% cung cấp chất
lượng đạt yêu cầu. Với các bộ mã/giải mã thoại đa tốc độ thích nghi (AMR) khoảng
chèn là 20ms và BLER=1% ,tương ứng với một lỗi trong 2 giây.
Chất lượng thu có thể được tính toán dựa vào thông tin về độ tin cậy của khung
mềm. Những thông tin đó có thể là:
• Tốc độ lỗi bit (BER) được tính toán trước bộ mã hoá kênh, được gọi là BER thô và
BER kênh vật lý.
• Thông tin mềm từ bộ giải mã Viterbi với các mã xoắn.
• Thông tin mềm từ bộ giải mã Turbo, ví dụ như BER hay BLER sau sự lặp lại giải
mã trung gian.
• Eb/N0 thu được.
Các thông tin mềm cần thiết đối với các dịch vụ chất lượng cao. BER thô được
sử dụng như là thông tin mềm qua giao diện Iub. Sự tính toán chất lượng được minh
hoạ trong hình 3-10

Hình 3- Tính toán chất lượng trong vòng ngoài tại RNC

3.2.3.3 Thuật toán điều khiển công suất vòng ngoài.


Một trong các thuật toán điều khiển công suất vòng ngoài là dựa vào kết quả kiểm
tra dữ liệu CRC và có thể được đặc trưng bởi các mã giả. Thuật toán này như sau:

53
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

IF CRC check OK
Step_down = BLER_target * Step_size;
Eb/N0_target(n+1) = Eb/N0_target(n) –Step_down;
ELSE
Step_up =Step_size –BLER_target * Step_size;
Eb/N0_target(n+1) = Eb/N0_target(n) + Step_up;
END
Trong đó: Eb/N0_target(n): Eb/N0 mục tiêu trong khung n,
BLER_target là BLER mục tiêu cho cuộc gọi,
Step_size là một thông số kích cỡ bậc, thường bằng 0.3-0.5dB.
Nếu BLER của kết nối là một hàm giảm đều của Eb/N0 mục tiêu, thì thuật toán này
sẽ cho kết quả là BLER bằng với BLER mục tiêu nếu cuộc gọi đủ dài. Thông số kích
cỡ bậc xác định tốc độ hội tụ của thuật toán đến mục tiêu mong muốn và cũng xác
định tổng phí gây ra bởi thuật toán. Theo nguyên tắc, kích cỡ bậc càng cao sự hội tụ
càng nhanh và tổng phí càng cao. Hình 3-11 đưa ra một ví dụ mô tả hoạt động của
thuật toán với BLER mục tiêu là 1% và kích cỡ bậc là 0.5dB.

Hình 3- Eb/N0 mục tiêu trong kênh ITU Pedestrian A, bộ mã hoá/giải mã thoại AMR, BLER
mục tiêu 1%, bậc 0,5dB, tốc độ 3km/h.
3.2.3.4 Các dịch vụ chất lượng cao
Dịch vụ chất lượng cao với BLER rất thấp (<10-3) được yêu cầu hỗ trợ bởi các
mạng thế hệ 3. Lỗi trong các dịch vụ này thường không đáng kể. Nếu BLER yêu cầu
= 10-3 và độ rộng chèn là 40ms, một lỗi xuất hiện trong 40s(=40/10 -3 ms). Nếu chất
lượng thu được tính toán dựa trên các lỗi phát hiện được bởi các bit CRC, sự điều
chỉnh Eb/N0 mục tiêu rất chậm và sự hội tụ của Eb/N0 mục tiêu đến giá trị tối ưu rất lâu.
Vì thế, đối với các dịch vụ chất lượng cao, thông tin độ tin cậy khung mềm đem lại
nhiều ưu điểm. Thông tin mềm có thể nhận được từ mọi khung dù là chúng không có
lỗi.

54
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

3.2.3.5 .Giới hạn biến động điều khiển công suất .


Tại sườn của vùng hội tụ, UE có thể đạt tới công suất phát lớn nhất của nó.
Trong trường hợp BLER thu được có thể cao hơn mong muốn, nếu chúng ta áp dụng
trực tiếp thuật toán vòng ngoài đã nêu, thì SIR mục tiêu ở đường lên sẽ tăng. Việc
tăng SIR mục tiêu không cải thiện chất lượng đường lên nếu như Nút B đã chỉ gửi các
lệnh tăng công suất ( power-up) tới UE. Trong trường hợp hợp đó Eb/N0 mục tiêu có
thể cao quá mức cần thiết. Khi UE trở về gần với Nút B hơn, chất lượng của kết nối
đường lên cao quá mức cần thiết trước khi vòng ngoài hạ thấp Eb/N0 mục tiêu trở về
giá trị tối ưu. Trong ví dụ này, các dịch vụ thoại đa tốc độ thích nghi (AMR) có chèn
20ms được minh hoạ sử dụng thuật toán điều khiển công suất vòng ngoài đã nêu.
Trong đó sử dụng BLER mục tiêu là 1% và kích cỡ bậc là 0.5dB.Với độ biến động
công suất lớn nhất, một lỗi phải xuất hiện trong 2 giây để cung cấp BLER là 1% với
khoảng ghép chèn là 20ms. Công suất phát lớn nhất của UE là 125mW, tức là 21dBm.
Vấn đề tương tự có thể xuất hiện nếu UE đạt tới công suất phát nhỏ nhất. Trong
trường hợp đó, Eb/N0 mục tiêu sẽ trở thành thấp quá mức cần thiết. Các vấn đề giống
nhau có thể xuất hiện trên đường xuống nếu công suất của kết nối đường xuống đang
sử dụng là giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất.
Các vấn đề ở vòng ngoài từ sự biến động điều khiển công suất có thể tránh được
bằng cách thiết lập một giới hạn nghiêm ngặt cho Eb/N0 mục tiêu hoặc bởi các thuật
toán điều khiển công suất vòng ngoài thông minh. Những thuật toán đó sẽ tăng Eb/N0
mục tiêu nếu việc tăng BLER đó không cải thiện chất lượng.
3.2.3.6 Đa dịch vụ.
Một trong các yêu cầu cơ bản của UMTS là có thể ghép một số các dịch vụ trên
một kết nối vật lý đơn. Khi tất cả các dịch vụ có cùng một hoạt động điều khiển công
suất chung, thì sẽ có duy nhất mục tiêu chung cho điều khiển công suất nhanh. Thông
số này phải được chọn theo dịch vụ có yêu cầu mục tiêu cao nhất. Như vậy nếu việc
kết hợp được các tốc độ khác nhau áp dụng trên lớp 1 để cung cấp các chất lượng khác
nhau, thì không có sự khác nhau lớn giữa các mục tiêu yêu cầu. Mô hình đa dịch vụ
được chỉ ra trong hình 3-12

55
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Nuù
tB RNC
UE

Iub

Döõlieä
u
Thoaïi Tính toaùn chaá
t
löôïng cuû
a moãi
Moä
t keá
t noá
i vaä
t lyù Döõlieä
u dòch vuï
Video
Thieát laä
p muïc
Ñieàu khieån coâng suaát Döõlieä
u tieâ
u tuyøtheo
keânh chung cho taá t caû Web browsing dòch vuïyeâ u caà
u
caù
c dòch vuïtreân moä t SIR muïc muïc tieâu cao
keá
t noái Ñieàu khieån coâ
ng tieâ
u nhaát
suaát nhanh

Hình 3- Điều khiển công suất vòng ngoài đường lên cho nhiều dịch vụ trên một kết nối vật

3.2.3.7. Điều khiển công suất vòng ngoài đường xuống.
Điều khiển công suất vòng ngoài đường xuống hoạt động tại UE. Mạng có thể
điều khiển một cách hiệu quả ngay cả khi nó không điều khiển thuật toán vòng ngoài
đường xuống.
• Trước hết, mạng thiết lập mục tiêu chất lượng cho mỗi kết nối đường xuống, mục
tiêu đó có thể đước hiệu chỉnh trong khi kết nối.
• Thứ hai, Nút B không cần phải tăng công suất đường xuống của kết nối đó ngay
cả khi UE gửi kệnh tăng công suất (power-up). Mạng có thể điều khiển chất lượng của
các kết nối đường xuống khác nhau rất nhanh bằng cách không tuân theo các lệnh
điều khiển công suất từ UE.
Phương pháp này có thể được sử dụng có thể được sử dụng chẳng hạn như trong
trường hợp quá tải đường xuống để giảm công suất đường xuống của các kết nối có
mức ưu tiên thấp, như là các dịch vụ kiểu nền. Việc giảm công suất đường xuống có
thể diễn ra tại tần số của đường lên công suất nhanh là 1.5KHz.

3.3 Chuyển giao


3.3.1 Khái quát về chuyển giao trong các hệ thống thông tin di động.
Các mạng di động cho phép người sử dụng có thể truy nhập các dịch vụ trong
khi di chuyển nên có thuật ngữ “tự do” cho các thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên tính “tự
do” này gây ra một sự không xác định đối với các hệ thống di động. Sự di động của
các người sử dụng đầu cuối gây ra một sự biến đổi động cả trong chất lượng liên kết

56
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

và mức nhiễu, người sử dụng đôi khi còn yêu cầu thay đổi trạm gốc phục vụ. Quá
trình này được gọi là chuyển giao .
Chuyển giao là một phần cần thiết cho việc xử lý sự di động của người sử dụng
đầu cuối. Nó đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ vô tuyến khi người sử dụng di
động di chuyển từ qua ranh giới các ô tế bào.
Trong các hệ thống tế bào thế hệ thứ nhất như AMPS, việc chuyển giao tương
đối đơn giản. Sang hệ thống thông tin di động thế hệ 2 như GSM và PACS thì có
nhiều cách đặc biệt hơn bao gồm các thuật toán chuyển giao được kết hợp chặt chẽ
trong các hệ thống này và trễ chuyển giao tiếp tục được giảm đi. Khi đưa ra công nghệ
CDMA, một ý tưởng khác được đề nghị để cải thiện quá trình chuyển giao được gọi là
chuyển giao mềm.
3.3.1.1 Các kiểu chuyển giao trong các hệ thống WCDMA 3G.
Có 4 kiểu chuyển giao trong các mạng di động WCDMA. Đó là:
• Chuyển giao bên trong hệ thống (Intra-system HO): Chuyển giao bên trong hệ
thống xuất hiện trong phạm vi một hệ thống. Nó có thể chia nhỏ thành chuyển giao
bên trong tần số (Intra-frequency HO) và chuyển giao giữa các tần số (Inter-
frequency HO). Chuyển giao trong tấn số xuất hiện giữa các cell thuộc cùng một
sóng mang WCDMA, còn chuyển giao giữa các tần số xuất hiện giữa các cell hoạt
động trên các sóng mang WCDMA khác nhau.
• Chuyển giao giữa các hệ thống (Inter-system HO): Kiểu chuyển giao này xuất
hiện giữa các cell thuộc về 2 công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau (RAT) hay
Các chế độ truy nhập vô tuyến khác nhau (RAM). Trường hợp phổ biến nhất cho
kiểu đầu tiên dùng để chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSM/EDGE.
Chuyển giao giữa 2 hệ thống CDMA cũng thuộc kiểu này. Một ví dụ của chuyển
giao Inter-RAM là giữa các chế độ UTRA FDD và UTRA TDD.
• Chuyển giao cứng (HHO- Hard Handover): HHO là một loại thủ tục chuyển giao
trong đó tất cả các liên kết vô tuyến cũ của một máy di động được giải phóng trước
khi các liên kết vô tuyến mới được thiết lập. Đối với các dịch vụ thời gian thực, thì
điều đó có nghĩa là có một sự gián đoạn ngắn xảy ra, còn đối với các dịch vụ phi
thời gian thực thì HHO không ảnh hưởng gì. Chuyển giao cứng diễn ra như là
chuyển giao trong cùng tần số và chuyển giao ngoài tần số.
• Chuyển giao mềm (SHO) và chuyển giao mềm hơn(Softer HO): Trong suốt quá
trình chuyển giao mềm, một máy di động đồng thời giao tiếp với cả 2 hoặc nhiều
cell ( đối với cả 2 loại chuyển giao mềm) thuộc về các trạm gốc khác nhau của cùng
một bộ điều khiển mạng vô tuyến (intra-RNC) hoặc các bộ điều khiển mạng vô

57
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

tuyến khác nhau (inter-RNC). Trên đường xuống (DL), máy di động nhận các tín
hiệu để kết hợp với tỷ số lớn nhất. Trên đường lên (UL), kênh mã di động được tách
sóng bởi cả 2 BS (đối với cả 2 kiểu SHO), và được định tuyến dến bộ điều khiển vô
tuyến cho sự kết hợp lựa chọn. Hai vòng điều khiển công suất tích cực đều tham gia
vào chuyển giao mềm: mỗi vòng cho một BS. Trong trường hợp chuyển giao mềm
hơn, một máy di động được điều khiển bởi ít nhất 2 sector trong cùng một BS, RNC
không quan tâm và chỉ có một vòng điều khiển công suất hoạt động. Chuyển giao
mềm và chuyển giao mềm hơn chỉ có thể xảy ra trong một tần số sóng mang, do đó
chúng là các quá trình chuyển giao trong cùng tần số.
Hình 3-13 chỉ ra các kiểu chuyển giao khác nhau.

Hình 3- Các kiểu chuyển giao khác nhau

3.3.1.2 Các mục đích của chuyển giao.


Chuyển giao có thể được khởi tạo từ 3 cách khác khác nhau: máy di động khởi
xướng, mạng khởi xướng và máy di động hỗ trợ.
• Máy di động khởi xướng: Máy di động tiến hành đo chất lượng, chọn ra các BS
và bộ chuyển mạch tốt nhất, với sự hỗ trợ của mạng. Kiểu chuyển giao này nhìn
chung tạo ra một chất lượng liên kết nghèo nàn được đo bởi máy di động.
• Mạng khởi xướng: BS tiến hành đo đạc và báo cáo với bộ điều khiển mạng RNC,
RNC sẽ đưa ra quyết định liệu có thực hiện chuyển giao hay không. Chuyển giao do
mạng khởi xướng được thực hiện cho các mục đích khác ngoài việc điều khiển liên
kết vô tuyến, chẳng hạn như điều khiển phân bố lưu lượng giữa các cell. Một ví dụ
của trường hơp này là chuyển giao với lý do lưu lượng (TRHO) được điều khiển bởi
BS. TRHO là một thuật toán thay đổi ngưỡng chuyển giao cho một hay nhiều sự rời đi

58
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

sang cell liền kề từ một cell cụ thể tuỳ thuộc vào tải của cell đó. Nếu tải của cell này
vượt quá mức cho trước, và tải ở cell lân cận ở dưới một mức cho trước khác, thì cell
nguồn sẽ thu hẹp lại vùng phủ sóng của nó, chuyển lưu lượng đến cell lân cận. Vì thế,
tốc độ nghẽn (block) tổng thể bị giảm đi, tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên các cell.
• Hỗ trợ máy di động: Trong phương pháp này cả mạng và máy di động đều tiến
hành đo đạc. Máy di động báo cáo kết quả đo đạc từ các BS gần nó và mạng sẽ quyết
định có thực hiện chuyển giao hay không.
Các mục đích của chuyển giao có thể tóm tắt như sau:
• Đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ vô tuyến khi người sử dụng di động di
chuyển qua ranh giới của các tế bào.
• Giữ cho QoS đảm bảo mức yêu cầu.
• Làm giảm nhỏ mức nhiễu trong toàn bộ hệ thống bằng cách giữ cho máy di động
được kết nối với BS tốt nhất.
• Roaming giữa các mạng khác nhau
• Cân bằng tải.
Sự khởi xướng cho một quá trình chuyển giao có thể bắt nguồn từ chất lượng
dịch vụ của liên kết (UL hoặc DL), sự thay đổi của dịch vụ, sự thay đổi tốc độ, các lý
do lưu lượng hoặc sự can thiệt để vận hành và bảo dưỡng.
3.3.1.3 Các thủ tục và phép đo đạc chuyển giao.
Thủ tục chuyển giao có thể chia thành 3 pha : Đo đạc, quyết định, và thực thi
chuyển giao (minh hoạ trong hình 3-14).
Ño ñaïc caù c thoâ
ng tin caàn thieá
t cho
vieäc quyeát ñinh chuyeån giao.
(ví duï: Ec/Io cuûa keânh CPICH cuû a
caùc cell phuïc vuïvaøcell laâ
n caän, caù
c Pha ño ñaïc
thoâng tin ñònh thôø
i giöõ
a caùc cell )

No
Caù
c tieâ
u chuaå
n cuû
a
chuyeå
n giao coùñaù
p öù
ng
khoâng Pha quyeá
t ñònh

Yes

+Hoaø
n thaø
nh quaùtrình chuyeån giao
+Caä
p nhaä
t caù
c thoâ
ng soálieâ
n quan
Pha thöïc thi

Hình 3- Các thủ tục chuyển giao

59
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Trong pha đo đạc chuyển giao, các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định
chuyển giao được đo đạc. Các thông số cần đo thực hiện bởi máy thường là tỷ số E c/I02
(Ec: là năng lượng kênh hoa tiêu trên một chip, và I0 : là mật độ phổ công suất nhiễu
tổng thể) của kênh hoa tiêu chung (CPICH) của cell đang phục vụ máy di động đó và
của các cell lân cận. Đối với các kiểu chuyển giao xác định, cần đo các thông số khác.
Trong mạng không đồng bộ UTRA FDD (WCDMA ), các thông số định thời liên
quan giữa các cell cần được đo để điều chỉnh việc định thời truyền dẫn trong chuyển
giao mềm để thực hiện việc kết hợp thống nhất trong bộ thu Rake. Mặt khác, sự
truyền dẫn giữa các BS khác nhau sẽ khó để kết hợp, đặc biệt là hoạt động điều khiển
công suất trong chuyển giao mềm sẽ phải chịu ảnh hưởng của trễ bổ sung.
Trong pha quyết định chuyển giao, kết quả đo được so sánh với các ngưỡng đã
xác định và sau đó sẽ quyết định có bắt đầu chuyển giao hay không. Các thuật toán
khác nhau có điều kiện khởi tạo chuyển giao khác nhau.
Trong pha thực thi, quá trình chuyển giao được hoàn thành và các thông số liên
quan được thay đổi tuỳ theo các kiểu chuyển giao khác nhau. Chẳng hạn như, trong
pha thực thi của chuyển giao mềm, máy di động sẽ thực hiện hoặc rời bỏ trạng thái
chuyển giao mềm, một BS mới sẽ được bổ sung hoặc giải phóng, tập hợp các BS đang
hoạt động sẽ được cập nhật và công suất của mỗi kênh liên quan đến chuyển giao
mềm được điều chỉnh.
3.3.2 Chuyển giao trong cùng tần số.
3.3.2.1 Chuyển giao mềm
Chuyển giao mềm chỉ có trong công nghệ CDMA. So với chuyển giao cứng thông
thường, chuyển giao mềm có một số ưu điểm. Tuy nhiên, nó cũng có một số các hạn
chế về sự phức tạp và việc tiêu thụ tài nguyên tăng lên. Việc quy hoạch chuyển giao
mềm ban đầu là một trong các phần cơ bản của của việc hoạch định và tối ưu mạng vô
tuyến. Trong phần này sẽ trình bày nguyên lý của chuyển giao mềm.
a. Nguyên lý chuyển giao mềm.
Chuyển giao mềm khác với quá trình chuyển giao cứng truyền thống. Đối với
chuyển giao cứng, một quyết định xác định là có thực hiện chuyển giao hay không và
máy di động chỉ giao tiếp với một BS tại một thời điểm. Đối với chuyển giao mềm,
một quyết định có điều kiện được tạo ra là có thực hiện chuyên giao hay không. Tuỳ
thuộc vào sự thay đổi cường độ tín hiệu kênh hoa tiêu từ hai hay nhiều trạm gốc có
liên quan, một quyết định cứng cuối cùng sẽ được tạo ra để giao tiếp với duy nhất 1
BS. Điều này thường diễn ra sau khi tín hiệu đến từ một BS chắc chắn sẽ mạnh hơn

60
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

các tín hiệu đến từ BS khác. Trong thời kỳ chuyển tiếp của chuyển giao mềm, MS
giao tiếp đồng thời với các BS trong tập hợp tích cực (Tập hợp tích cực là danh sách
các cell hiện đang có kết nối với MS).
Hình 3-15 chỉ ra sự khác nhau cơ bản của chuyển giao cứng và chuyển giao mềm.

Hình 3- Sự so sánh giữa chuyển giao cứng và chuyển giao mềm.

Giả sử rằng có một đầu cuối di động trong một chiếc ô tô đang chuyển động từ
cell này sang cell khác, BS1 là trạm gốc phục vụ đầu tiên của MS. Trong khi di
chuyển, MS sẽ liên tục đo cường độ của tín hiệu hoa tiêu nhận được từ các BS gần nó.
Với chuyển giao cứng được chỉ ra trong hình 3-15(a), việc khởi xướng chuyển giao
được thực hiện như sau:
If (pilot_E0/I0)2 – (pilot_Ec/I0)1> D and BS1 is serving BS
Handover to BS2;
Else
Do not handover;
End.
Trong đó: (pilot_Ec/I0)1 và (pilot_Ec/I0)2 là Ec/I0 của kênh hoa tiêu nhận từ BS1 và
BS2, D là hệ số dự trữ trễ.
Lý do đưa ra độ dự trữ trễ trong thuật toán chuyển giao cứng là để tránh “hiệu
ứng ping-pong”, hiệu ứng này xảy ra khi một máy di động di chuyển qua lại biên giới
một cell, chuyển giao cứng sẽ xuất hiện. Ngoài sự di động của MS, ảnh hưởng
phadinh của các kênh vô tuyến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiệu ứng “ping-
pong”. Bằngviệc đưa ra độ dự trữ trễ, hiệu ứng “ping-pong” có thể được giảm nhẹ bởi

61
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

vì máy di động sẽ không thực hiện chuyển giao ngay tức thì đến các BS tốt hơn. Độ
dữ trữ càng lớn, hiệu ứng “ping-pong” càng ít ảnh hưởng. Tuy nhiên khi độ dữ trữ lớn
thì độ trễ càng nhiều. Hơn thế nữa, máy di động còn gây ra nhiễu bổ sung tới các cell
lân cận do liên kết có chất lượng kém khi bị trễ. Vì thế, với chuyển giao cứng, giá trị
của độ dữ trữ trễ khá là quan trọng. Khi chuyển giao xuất hiện, liên kết lưu lượng đầu
tiên với BS1 sẽ bị ngắt trước khi thiết lập liên kết mới với BS2 , cho nên chuyển giao
cứng là quá trình “cắt trước khi thực hiện”.
Trường hợp chuyển giao mềm được chỉ ra trong hình 3-15(b), trước khi (pilot_
Ec/I0)2 vượt quá (pilot_ Ec/I0)1 , miễn là điều kiện khới xướng chuyển giao mềm được
đáp ứng, MS vẫn chuyển sang trạng thái chuyển giao mềm và một liên kết mới được
thiết lập. Trước khi BS1 bị cắt (điều kiện ngắt chuyển giao được đáp ứng), thì MS sẽ
giao tiếp đồng thời với cả BS1 và BS2. Vì thế, khác với chuyển giao cứng, chuyển giao
mềm là quá trình “thực hiện trước khi cắt”. Một số các thuật toán được đề nghị để hỗ
trợ chuyển giao mềm và các điều kiện của nó được sử dụng trong các thuật toán khác
nhau.
Quá trình chuyển giao mềm khác nhau trên các hướng truyền dẫn khác nhau.
Hình 3-16 minh hoạ điều này. Trên đường lên, MS phát tín hiệu vào không trung nhờ
anten đa hướng của nó. Hai BS trong tập hợp tích cực có thể đồng thời nhận tín hiệu
nhờ hệ số sử dụng lại tần số các hệ thống CDMA. Sau đó, các tín hiệu được chuyển
đến bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC cho sự kết hợp có chọn lựa. Khung tốt hơn
được chọn và những khung khác thì bị loại bỏ. Vì thế trên đường lên không cần có
kênh mở rộng hỗ trợ chuyển giao mềm.
Trên đường xuống, các tín hiệu tương tự cũng được phát ra nhờ các BS và MS
có thể kết hợp các tín hiệu từ các BS khác nhau khi nó phát hiện thấy các tín hiệu đó
là các thành phần đa đường bổ sung. Thường thì sử dụng chiến lược kết hợp có tỉ số
lớn nhất, việc này sẽ tăng thêm lợi ích được gọi là phân tập vĩ mô.Tuy nhiên, để hỗ trợ
chuyển giao mềm trên đường xuống, cần thiết ít nhất một kênh đường xuống mở rộng
(đối với cả 2 loại chuyển giao mềm). Kênh đường xuống mở rộng tác động tới người
sử dụng khác như là nhiễu bố sung trên giao diện vô tuyến. Vì thế để hỗ trợ chuyển
giao mềm trên đường xuống cần nhiều tài nguyên hơn. Kết quả là, trên đường xuống,
hiệu suất của chuyển giao mềm phụ thuộc sự điều chỉnh giữa hệ số tăng ích phân tập
vĩ mô và sự tiêu tốn tài nguyên tăng thêm.

62
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Hình 3- Nguyên lý của chuyển giao mềm


b. Các thuật toán của chuyển giao mềm
Hiệu suất của chuyển giao mềm thường liên quan đến thuật toán. Hình 3-17 đưa
ra thuật toán chuyển giao mềm của IS-95A (còn gọi là thuật toán cdmaOne đơn giản).

Hình 3- Thuật toán chuyển giao mềm IS-95A


(1) Ec/I0 pilot vượt quá T_ADD, MS gửi thông điệp đo cường độ pilot (PSMM) và
truyền tín hiệu pilot đến tập hợp ứng cử.
(2) BS gửi một thông điệp điểu khiển chuyển giao (HDM).
(3) MS chuyển tín hiệu pilot đến tập hợp tích cực và gửi thông điệp hoàn thành
chuyển giao (HCM- Handover Completion Message).
(4) Ec/I0 pilot xuống dưới mức T_DROP, MS bắt đầu bộ định thời ngắt chuyển
giao.
(5) Bộ định thời ngắt chuyển giao kết thúc hoạt động. MS gửi một PSMM.
(6) BS gửi một HDM.
(7) MS gửi một tín hiệu pilot từ tập hợp tích cực đến tập hợp lân cận và gửi HCM.

Tập hợp tích cực là một danh sách các cell hiện đang có kết nối với MS; tập hợp
ứng cử là danh sách các cell hiện không được sử dụng trong kết nối chuyển giao mềm,

63
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

nhưng giá trị Ec/I0 pilot của chúng đủ để bổ sung vào tập hợp tích cực; Tập hợp lân
cận (tập hợp giám sát) là danh sách các cell mà MS liên tục kiểm đo, nhưng giá trị E c-
/I0 pilot của chúng không đủ để bổ sung vào tập hợp tích cực.
Trong IS-95A, ngưỡng chuyển giao là một giá trị cố định của E c/I0 pilot nhận
được. Nó có thể dễ dàng thực hiện, nhưng khó khăn trong việc xử lý sự thay đổi tải
động. Dựa vào thuật toán của IS-95A, một vài thuật toán cdmaOne có hiệu chỉnh được
đề xuất cho IS-95B và cdma2000 với sự biến đổi động chứ không phải ngưỡng cố
định.
Trong hệ thống WCDMA, sử dụng thuật toán phức tạp hơn nhiều, được minh
hoạ trong hình 3-18.

Hình 3- Thuật toán chuyển giao mềm trong WCDMA


Trong đó:
Reporting_range là ngưỡng cho chuyển giao mềm.
Hysteresis_event1A là độ trễ bổ sung
Hysteresis_event1B là độ trễ loại bỏ
Hysteresis_event1C là độ trễ thay thế
Reporting_range – Hysteresis_event1A được gọi là Window_add
Reporting_range + Hysteresis_event1B được gọi là Window_drop
∆T : là khoảng thời gian khởi xướng.
pilot_Ec/I0 :chất lượng được lọc và được đo Ec/I0 của CPICH;
Best_pilot_Ec/I0 là cell được đo và có cường độ mạnh nhất trong tập hợp tích cực;
Best_candidate_pilot_Ec/I0 là cell được đo có cường độ mạnh nhất trong tập hợp
giám sát.

64
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Worst_candidate_pilot_Ec/I0 là cell được đo có cường độ yếu nhất trong tập hợp tích
cực.
Tập hợp tích cực “Active Set” : Là tập hợp các cell có kết nối chuyển giao mềm với
UE.
Tâp hợp lân cận/ tập hợp giám sát (Neighbour set/Monitored set): Là danh sách các
cell mà UE liên tiếp đo, nhưng pilot_Ec/I0 không đủ mạnh để bổ sung vào tập hợp
tích cực.

Thuật toán chuyển giao mềm có thể được mô tả tóm tắt như sau:
• Nếu pilot_Ec/I0 > Best_pilot_Ec/I0 - (Reporting_range + Hysteresis_event1A) xét
trong một khoảng thời gian ∆T và tập hợp tích cực chưa đầy, thì cell được bổ sung
vào tập hợp tích cực. Hoạt động này được gọi là Sự kiện 1A hay Bổ sung liên kết
vô tuyến.
• Nếu pilot_Ec/I0 < Best_pilot_Ec/I0 - (Reporting_range - Hysteresis_event1B) xét trong
khoảng thời gian ∆T, thì cell bị loại bỏ khỏi tập hợp tích cực. Hoạt động này được
gọi là Sự kiện 1B hay Sự loại bỏ liên kết vô tuyến.
• Nếu tập hợp tích cực đã đầy và Best_candidate_pilot_Ec/I0 >
Worst_Old_pilot_Ec/I0 + Hysteresis_event1C xét trong một khoảng thời gian ∆T, thì cell
yếu nhất trong tập hợp tích cực được thay thế bởi một cell ứng cử khoẻ nhất trong
tập hợp ứng cử. Hoạt động này gọi là Sự kiện 1C hoặc là Sự kết hợp bổ sung và
loại bỏ liên kết vô tuyến. Trong hình 3-18, giả sử kích cỡ lớn nhất là 2.
Trong thuật toán chuyển giao mềm của WCDMA, sử dụng ngưỡng tương đối
chứ không phải ngưỡng tuyệt đối. So với IS-95A, lợi ích lớn nhất của thuật toán trong
WCDMA này sự tham số hoá dễ dàng mà không cần điều chỉnh các thông số cho các
vùng nhiễu thấp và cao do các ngưỡng tương đối.
c. Các đặc điểm của chuyển giao mềm.
So với phương thức chuyển giao cứng truyền thống, chuyển giao mềm có những
ưu điểm rõ ràng, như loại trừ hiệu ứng “ping-pong” và tạo ra sự liên tục trong truyền
dẫn (không có ngắt quãng trong chuyển giao mềm). Không có hiệu ứng ”ping-pong”
có nghĩa là tải trong báo hiệu mạng thấp hơn và trong chuyển giao mềm, thì không có
suy hao dữ liệu do truyền dẫn bị ngắt như trong chuyển giao cứng.
Ngoài điều khiển di động, còn có một lý do khác để thực hiện chuyển giao mềm
trong WCDMA; cùng với điều khiển công suất, chuyển giao mềm cũng được sử dụng
như là một cơ cấu giảm nhiễu. Hình 3-19 chỉ ra 2 mô hình. Trong hình (a), chỉ sử
dụng điều khiển công suất, trong hình (b) sử dụng cả điều khiển công suất và chuyển
giao mềm.

65
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Hình 3- Sự suy giảm nhiễu do có chuyển giao mềm trong UL

Giả sử rằng MS di chuyển từ BS1 đến BS2. Tại vị trí hiện tại tín hiệu pilot nhận
được từ BS2 đã mạnh hơn từ BS1. Điều này có nghĩa là BS2 “tốt hơn” BS1.
Trong hình (a) vòng điều khiển công suất tăng năng lượng phát đến MS để đảm
bảo QoS trên đường lên khi MS di chuyển ra xa khỏi BS phục vụ của nó, BS 1. Trong
hình (b), MS đang trong trạng thái chuyển giao mềm: cả BS1 và BS2 đều đồng thời
lắng nghe MS. Sau đó tín hiệu nhận được chuyển đến RNC để kết hợp. Trên đường
lên, sự kết hợp chọn lựa được sử dụng trong chuyển giao mềm. Khung khỏe hơn được
chọn lựa và khung yếu hơn bị loại bỏ. Bởi vì BS2 “tốt hơn” BS1, để đáp ứng QoS mục
tiêu, công suất phát được yêu cầu từ MS thấp hơn công suất cần thiết trong mô hình
(a). Vì thế, nhiễu được tạo ra bởi MS này trên đường lên thất hơn khi có chuyển giao
mềm vì chuyển giao mềm luôn giữ cho MS được kết nối với BS tốt nhất. Trên đường
xuống, tình huống phức tạp hơn. Mặc dù việc kết hợp theo hệ số lớn nhất đem lại độ
lợi phân tập macro, vẫn yêu cầu các kênh đường xuống mở rộng để hỗ trợ chuyển giao
mềm.
3.3.2.2 Đo đạc chuyển giao.
Trong WCDMA, UE liên tục quét các cell khác có cùng tần số khi sử dụng kênh
riêng trong trạng thái cell_DCH. UE thường sử dụng bộ lọc để tìm ra kênh đồng bộ sơ
cấp (P-SCH) của các cell lân cận. Tất cả các cell phát cùng mã đồng bộ mà UE đang
tìm kiếm. UE nhận dạng các cell bằng kênh đồng bộ thứ cấp (S-SCH) và kênh pilot
(CPICH). Sau thủ tục đồng bộ, UE có thể tiến hành đo pilot_Ec/I0 và nhận dạng cell.

66
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Bởi vì các Nút B WCDMA có thể không đồng bộ, UE cũng giải mã số khung hệ
thống (SFN) từ các cell lân cận. SFN cho biết việc định thời Nút B với độ phân giải
khung là 10ms. SFN được phát trên kênh quảng bá, BCH, tiến hành trên kênh vật lý
điều khiển chung sơ cấp, P-CCPCH.
Thủ tục đo đạc chuyển giao trong cùng tần số được trình bày trong hình 3.23.
Chú ý:
+ Số các đỉnh xung mà UE có thể thu được bằng bộ lọc kết hợp của nó càng nhiều,
việc nhận dạng cell WCDMA diễn ra càng lâu. Thời gian nhận dạng cell phụ thuộc
các yếu tố sau:
• Số các nhánh đa đường..
• Số các cell trong phạm vi UE thu bắt được sóng.
• Số các cell đã tìm thấy.
• Kích cỡ của danh sách các cell lân cận.
+ UE cần phải có khả năng báo cáo việc đo đạc:
• Trong vòng 200ms đối với một cell được nhận dạng.
• Trong vòng 800ms đối với một cell mới trong danh sách cell lân cận.
• Trong vòng 30ms với một cell mới ngoài danh sách các cell lân cận.
(1) UE ñoàng boätaá
t caûcaùc cell trong phaïm vi
phaù
t hieä
n ñöôïc söûduïng P-SCH, S-SCH
CPICH vaønhaä n daïng chuùng

(2) UE giaû
i maõSoákhung heäthoáng (SFN) töø
keâ
nh BCH cuû a caù
c cell laâ
n caä
n.

(3) Neá u söïkhôû


i taïo baù
o ñöôïc ñaù
p öù
ng(ví duï
ïnhö Window_add), UE baù o caù
o vieä
c ño
ñaïc chuyeå
n giao vôù i RNC

(3) RNC göû


i leä
nh caä
p nhaä
t taä
p hôïp tích cöïc
ñeá
n UE

Hình 3- Thủ tục đo đạc chuyển giao trong cùng tần số.
Pha (1) Nhận dạng cell
Thời gian nhận dạng cell trong pha (1) hình 3-20 chủ yếu phụ thuộc vào số các
cell và các thành phần đa đường mà UE có thể thu được. UE cần kiểm tra mọi đỉnh
xung trong bộ lọc kết hợp của nó. Số đỉnh càng ít, việc nhận dạng cell càng nhanh.

67
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Chiều dài của danh sách cell lân cận chỉ có ảnh hưởng ít đến hiệu suất đo đạc chuyển
giao.
Yêu cầu hiệu suất đo đạc chuyển giao 3GPP đối với UE như sau: với CPICH Ec/I0
>-20dB, và SCH Ec/I0 > -20dB UE có khả năng báo cáo đo đạc trong vòng 200ms từ
một cell đã được nhận dạng và trong vòng 800ms từ một cell mới nằm trong tập hợp
giám sát. Hình 3-21 đưa ra mô hình UE kết nối với với cell 1 và nó cần nhận dạng cell
2 đang gần đạt tới giá trị Window-add . Kết quả Ec/I0 thu được như sau:
a) Nếu cấp 10% cho kênh CPICH và cho SCH thì Ec/Ior= -10dB.
b) Giả sử Window_add =3dB trong đó UE cần nhận dạng các cell khi nó thấp hơn
cell khoẻ nhất 3dB. Trường hợp này có Ior/Ioc1=-3dB.
c) Giả sử nhiễu từ các cell khác cao hơn công suất tín hiệu từ máy chủ tốt nhất là
3dB, thì Ioc2/Ioc1
Ec Ec Ec Ec
= = = - 8.5dB = - 18.5 dB
I0 I or + I oc 1 + I oc 2 I or (1 + 10 0.3 + 10 0.6 ) I or
(3.1)
Trong mô hình này Ec/I0 = -18.5dB tốt hơn -20dB đưa ra trong các yêu cầu về hiệu
suất.
Cell môùi ñöôïc
Maù
y chuûtoát nhaá
t nhaä
n daïng (cell2)
(cell 1)
Bieâ
n giôù
i cell

10% cho
CPICH vaøSCH

Ioc1 Ior
Giaûthieát
+I or/Ioc1 = - 3dB

+I oc2/Ioc1 = 3dB
I oc2
Keá t quaû:
E c /I0 = -18.5dB

Hình 3- Mô hình đo đạc chuyển giao trong cùng tần số.

Pha (2): Giải mã số hiệu khung (SFN).


Trong pha (2) của hình 3-20, UE giải mã số hiệu khung hệ thống từ BCH nó
được phát trên kênh P-CCPCH. Nếu ta cấp phát 5% của Nút B cho P-CCPCH, kết quả
Ec/I0 = -21.5dB. Yêu cầu hiệu suất cho giải mã BCH với BLER=1% là -2.2dB.
Trước khi Ec/I0 pilot được được dùng trong thuật toán cập nhật tập hợp tích cực
tại UE, một số công việc lọc đã được áp dụng để kết quả đáng tin cậy hơn. Việc lọc

68
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

kết quả đo được lọc trong cả lớp 1 và lớp 3. Lọc tại lớp 3 có thể được điều khiển bởi
mạng. Việc lọc kết quả đo chuyển giao WCDMA được trình bày trong hình 3-22.
Báo cáo đo đạc chuyển giao từ UE đến RNC phải được xây dựng một cách
định kỳ, giống như trong GSM hoặc khởi xướng sự kiện. Việc báo cáo khởi xướng
các sự kiện cung cấp các chỉ tiêu giống như báo cáo định kỳ nhưng có tải báo hiệu
thấp hơn.

Hình 3- Sơ đồ lọc và báo cáo đo đạc chuyển giao mềm.


3.3.2.3 Lợi ích liên kết chuyển giao mềm.
Mục đích đầu tiên của chuyển giao mềm là để đem lại một sự chuyển giao không
bị ngắt quãng và làm cho hệ thống hoạt động tốt. Điều đó chỉ có thể đạt được nhờ 3
lợi ích của cơ cấu chuyển giao mềm như sau:

• Độ lợi phân tập vĩ mô: độ lợi ích phân tâp nhở phadinh chậm và sự sụt đột ngột
của cường độ tín hiệu do các nguyên nhân chẳng hạn như sự di chuyển của UE vòng
quanh một góc.
• Độ lợi phân tập vi mô: Độ lợi phân tập nhờ phadinh nhanh.
• Việc chia sẻ tải đường xuống: Một UE khi chuyển giao mềm thu công suất từ
nhiều Nút B, điều đó cho thấy công suất phát lớn nhất đến UE trong khi chuyển giao
mềm X-way được nhân với hệ số X, nghĩa là vùng phủ được mở rộng.
Ba lợi ích này của chuyển giao mềm có thể cải thiện vùng phủ và dung lượng
mạng WCDMA. Tiếp theo sẽ đề cập đến kết quả của các lợi ích chuyển giao mềm
phân tập vi mô thu được từ bằng các công cụ mô phỏng ở mức liên kết. Những lợi ích
được trình bày liên quan đến trường hợp chuyển giao cứng lý tưởng, trong đó UE có
thể được kết nối tới Nút B với tỷ số Ec/I0 pilot cao nhất.
Một ví dụ mô phỏng kết quả truyền thoại tốc độ 8kbps trong kênh ITU
Pedestrian A, chuyển động vận tốc 3km/h, giả sử UE đang chuyển giao mềm với 2
Nút B. Suy hao đường truyền tương đối của UE đến Nút B#1 so với Nút B#2 là: 0, -3,
-6,-10dB. Độ lợi cao nhất thu được suy hao đường truyền tới 2 Nút B giống nhau, tức
là độ chênh lệch tương đối là 0dB. Hình 3-23 chỉ ra độ lợi chuyển giao mềm của công
suất phát đường lên với phân tập 2 nhánh anten thu Nút B. Hình 3-24 chỉ ra độ lợi

69
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

tương ứng của công suất phát đường xuống mà không có phân tập anten phát hay thu.
Và độ lợi liên quan đến trường hợp liên kết đơn trong đó UE chỉ được kết nối với Nút
B tốt nhất. Do kênh ITU Pedestrian A ít phân tập đa đường, và vì thế độ lợi chuyển
giao mềm phân tập vi mô tương đối cao. Nếu phân tập đa đường càng nhiều thì độ lợi
có xu hướng giảm đi.
Trong hình 3-23, độ giảm lớn nhất của công suất phát UE do chuyển giao mềm thu
được là 1.8dB nếu suy hao đường truyền ở cả 2 Nút B giống nhau. Nếu sự khác nhau
về suy hao đường truyền đến 2 Nút B rất lớn, thì về mặt lý thuyết không bao giờ nên
tăng công suất phát UE khi không có năng lượng bổ sung nhưng lại có nhiều Nút B cố
dò tìm tín hiệu. Thực tế, nếu độ chênh lệch suy hao đường truyền rất lớn thì chuyển
giao mềm có thể làm tăng công suất phát UE. Việc tăng này gây ra do các lỗi báo hiệu
của các lệnh điều khiển công suất đường lên được phát trên liên kết đường xuống.
Nhưng thường thì Nút B sẽ không nằm trong “tập hợp tích cực” của UE nếu suy hao
đường truyền đến Nút B nào đó lớn hơn 3-6dB so với suy hao đường truyền tới Nút B
khoẻ nhất trong “tập hợp tích cực” của UE.
Trên đường xuống, độ lợi chuyển giao mềm lớn nhất là 2.3dB (hình 3-24), lớn
hơn nhiều so với trên đường lên (hình 3-23). Nguyên nhân là do không có phân tập
anten trên đường xuống và vì thế mà đường xuống không cần nhiều độ lợi chuyển
giao mềm phân tập vi mô.

Hình 3- Độ lợi chuyển giao mềm của công suất phát đường lên(giá trị dương = độ lợi, giá
trị âm = suy hao)
Trên đường xuống, chuyển giao mềm gây ra tăng công suất phát đường xuống
yêu cầu nếu như độ chênh lệch suy hao đường truyền lớn hơn nhiều 4-5dB (đối với ví
dụ này). Trong trường hợp đó, UE không nhận được độ lợi nào của tín hiệu phát từ
Nút B với suy hao lớn nhất. Vì thế công suất phát từ Nút B đó đến UE sẽ chỉ biến
thành nhiễu trong mạng.

70
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Hình 3- Độ lợi chuyển giao mềm trong công suất phát đường xuống (Giá trị dương =độ lợi,
âm =suy hao)
Kết quả mô phỏng đó cũng cung cấp các giá trị Window_add và Window_drop.
Các giá trị điển hình của các thông số này như trong bảng 3-5.
Bảng 3- Các giá trị của cửa sổ.

Window_add Window_drop

1 - 3dB 2 - 5dB

3.3.2.4 Tổng phí của chuyển giao mềm


Tổng phí của chuyển giao mềm được sử dụng để đánh giá chất lượng của hoạt
động chuyển giao mềm trong một mạng. Tổng phí chuyển giao mềm β được xác định
như sau:
N
β = ∑nPn −1 (3.2)
n =1

Trong đó, N là kích cỡ tập hợp tích cực và Pn là xác suất trung bình của UE đang
thực hiện chuyển giao mềm n_đường (n_way). Chuyển giao mềm one_way là trường
hợp, UE kết nối tới một Nút B, two_way có nghĩa là UE được kết nối tới 2 Nút B…
được chỉ ra trong hình 3-25. Đối với một kết nối giữa UE và Nút B yêu cầu tài nguyên
băng cơ bản logic, việc dự trữ dung lượng phát trên giao diện Iub, một nguồn tài
nguyên RNC, nên tổng phí của chuyển giao mềm cũng có thể như là việc đo tài
nguyên truyền dẫn/phần cứng cần bổ sung để thực thi chuyển giao mềm. Việc hoạch
định mạng vô tuyến có nhiệm vụ thiết lập các thông số chuyển giao thích hợp và quy
hoạch các site để tổng phí của chuyển giao mềm trong khoảng 20-40% đối với lưới
cell chuẩn sáu cạnh với 3 sector site. Nếu tổng phí chuyển giao mềm vượt quá giới
hạn cho phép thì sẽ dẫn đến giảm dung lượng đường xuống. Trên đường xuống, mỗi
kết nối chuyển giao mềm đều làm tăng nhiễu cho mạng. Khi mức tăng nhiễu vượt quá

71
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

mức độ lợi phân tập, chuyển giao mềm không đem lại bất cứ lợi ích nào cho hiệu suất
của hệ thống.
Tổng phí chuyển giao mềm có thể được điều chỉnh bằng việc chọn hợp lý các
thông số Window_add, Window_drop, và kích cỡ “tập hợp tích cực”. Tuy nhiên cũng
có một số các yếu tố ảnh hưởng đến tổng phí chuyển giao mềm mà không thể kiểm
soát được bằng việc thiết lập các thông số chuyển giao mềm, như:
• Cấu hình mạng: Các site được đặt liên quan đến nhau như thế nào, số sector
trên một site…
• Các mô hình bức xạ của anten Nút B.
• Các đặc điểm suy hao đường truyền và phadinh che khuất.
• Số các Nút B trung bình mà UE có thể đồng bộ được.

Hình 3- Tổng phí chuyển giao mềm

Một ví dụ về tổng phí chuyển giao mềm được đưa ra trong hình 3-26 cho mạng
các cell chuẩn 6 cạnh với 3 sector site. Kết quả nhận được bằng việc mô phỏng động
ở mức mạng. Đây là kết quả của một cell có bán kính 666m và 2000m, và mỗi sector
sử dụng anten 650 chuẩn. Suy hao đường truyền được xác định theo mô hình
Okumura-Hata, giả sử thành phần phadinh che khuất phân bố từng đoạn với độ lệch
chuẩn là 8dB. Công suất phát của kênh CPICH cố định bằng 10% và 20% công suất
phát Nút B lớn nhất tương ứng cho các cell nhỏ và cell lớn. Công suất của kênh SCH
là -3.0dB so với P-CPICH. Kích cỡ của tập hợp tích cực là 3.
Có thể nhận thấy rằng tổng phí chuyển giao mềm tăng gần như tuyến tính khi
Window_add và Window_drop tăng lên. Với việc thiết lập cùng các thông số cho
chuyển giao mềm, thì tổng phí trong mô hình cell nhỏ thường lớn hơn các cell lớn.
Bởi vì các UE trong mạng các cell lớn có thể đồng bộ với một số các Nút B, còn các

72
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

UE trong mạng các cell nhỏ lại có thể đồng bộ với nhiều các Nút B hơn. Giả sử mục
đích thiết kế là có tổng phí chuyển giao mềm là 20-40% thì có kết quả như hình 3-26.
Kết quả này cho thấy thiết lập các thông số thích hợp là Window_add = 1-3dB trong
các cell nhỏ và các giá trị lớn hơn không đáng kể trong các cell lớn. Tuy nhiên có thể
thấy cấu hình hợp lý cho mạng chỉ có thể là các cell với 3 sector site. Đối với việc
thiết lập các thông số chuyển giao mềm giống nhau, tổng phí chuyển giao mềm tăng
khi chuyển từ 3 sector site thành 6 sector site. Tổng phí chuyển giao mềm có thể tăng
gần 30% khi so sánh trường hợp cấu hình 3 sector site so với cấu hình 6 sector site.
Điều này dẫn tới sự chọn lựa các giá trị Window_add/Window_drop thấp hơn khi tăng
số sector.
1.9

1.8
m
n giao meà

1.7

1.6
ng phí chuyeå

1.5

1.4
Toå

1.3

1.2

1.1
1 1.5 2.0 2.5 3 3.5 4 4.5 5
Window-add [dB]

Baù
n kính cell: 2000m
Baù
n kính cell: 666m

Hình 3- Tổng phí chuyển giao mềm và thông số Window_add cho lưới cell 6 cạnh 3 sector
site, với hai bán kính khác nhau.
3.3.2.5 Độ lợi dung lượng mạng của chuyển giao mềm.
Độ lợi dung lượng mạng có thể của chuyển giao mềm chủ yếu phụ thuộc và tổng
phí chuyển giao mềm (tức là tỷ lệ tương đối của các UE thực hiện chuyển giao mềm),
độ lợi liên kết chuyển giao mềm, và thuật toán điều khiển công suất được áp dụng. Có
2 thuật toán điều khiển công suất đường xuống cho các UE trong chuyển giao mềm:
(1) Điều khiển công suất thường (điều khiển công suất nhanh)
(2) Sơ đồ truyền dẫn phân tập chọn lựa site (SSDT).
SSDT dựa vào thông tin phản hồi từ UE, nên chỉ có một trong các Nút B trong
“tập hợp tích cực” truyền dữ liệu, còn các Nút B khác chỉ phát các thông tin điểu
khiển lớp vật lý. Vì thế SSDT tương đương với phân tập phát chọn lựa, còn điều khiển
công suất nhanh các UE trong chuyển giao mềm có thể tương đương với phân tập phát

73
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

tăng ích. Độ lợi có thể của SSDT đạt được nhờ việc giảm nhiễu trên đường xuống, và
bù cho suy hao của độ lợi phân tập trên đường xuống cho dữ liệu người sử dụng. Về
mặt lý thuyết, rõ ràng rằng độ lợi của SSDT lớn hơn với tốc dữ liệu cao mà tại đó
tổng phí của các thông tin điều khiển không đáng kể.
Độ lợi về dung lượng của chuyển giao mềm kết hợp SSDT có độ lớn bằng với
độ lợi trong trường hợp kết hợp chuyển giao mềm và điều khiển công suất thông
thường. Thường không đạt được độ lợi lớn từ SSDT, và trong một vài trường hợp độ
lợi chuyển thành suy hao. Nguyên nhân được giải thích như sau: Một UE đang chuyển
giao mềm, gửi thông tin phản hồi một cách định kỳ đến các Nút B trong “tập hợp tích
cực”, các lệnh này yêu cầu các Nút B cần phát dữ liệu. Hoạt động này gây ra sự biến
động công suất lớn tại các Nút B khác nhau bởi vì việc truyền dẫn tới các UE được tắt,
bật tương đối nhanh khi được điều khiển bởi các UE trong chuyển giao mềm. Sự
truyền dẫn của Nút B biến đổi tới UE trong chuyển giao mềm không nằm trong sự
điều khiển mạng, hoàn toàn do UE điều khiển. Vì thế, mặc dù mô hình SSDT làm
giảm tổng công suất phát trung bình của Nút B, nhưng sự thay đổi tổng công suất phát
cũng tăng lên. Việc tăng lên này dẫn tới khoảng hở điều khiển công suất yêu cầu lớn
hơn, có nghĩa là sẽ giảm độ lợi của SSDT. Các khía cạnh khác cần chú ý về mặt chỉ
tiêu kỹ thuật là ảnh hưởng của vận tốc UE, tốc độ UE càng cao phản hồi của UE càng
khó đồng bộ với trạng thái kênh thực tế. Tại một số vận tốc, các vấn đề về tiếng vọng
xuất hiện cho nên UE thường phải yêu cầu Nút B “sai” phát thông qua báo hiệu phản
hồi tới mạng. Sự ảnh hưởng này có thể rất lớn khi tốc độ phadinh bằng tốc độ phản
hồi.
3.3.3 Chuyển giao giữa các hệ thống WCDMA và GSM.
Các chuẩn WCDMA và GSM hỗ trợ chuyển giao cả hai đường giữa WCDMA và
GSM. Sự chuyển giao này có thể sử dụng cho mục đích phủ sóng và cân bằng tải. Tại
pha ban đầu khi triển khai WCDMA, chuyển giao tới hệ thống GSM có thể sử dụng
để giảm tải trong các tế bào GSM. Mô hình này được chỉ ra trong hình 3-27. Khi lưu
lượng trong mạng WCDMA tăng, thì rất cần chuyển giao cho mục đích tải trên cả
đường lên và đường xuống. Chuyển giao giữa các hệ thống được khởi xướng tại
RNC/BSC và từ góc độ hệ thống thu, thì chuyển giao giữa các hệ thống tương tự như
chuyển giao giữa các RNC hay chuyển giao giữa các BSC. Thuật toán và việc khởi
xướng này không được chuẩn hoá.

74
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

GSM GSM GSM GSM GSM GSM

Chuyeån giao WCDMA->GSM


ñeåmôûroä
ng phuûsoù
ng
WCDMA WCDMA WCDMA

Chuyeån giao GSM ->WCDMA


ñeåmôûroä
ng dung löôïng

Hình 3- Chuyển giao giữa các hệ thống GSM và WCDMA.

Thủ tục chuyển giao như 3-28. Việc đo đạc chuyển giao giữa các hệ thống
không hoạt động thường xuyên nhưng sẽ được khởi động khi có nhu cầu thực hiện
chuyển giao giữa các hệ thống. Việc khởi xướng chuyển giao là một thuật toán do
RNC thực hiện và có thể dựa vào chất lượng (BLER) hay công suất phát yêu cầu. Khi
khởi xướng đo đạc, đầu tiên UE sẽ đo công suất tín hiệu của các tần số GSM trong
danh sách lân cận. Khi kết quả đo đạc đó được gửi tới RNC, nó ra lệnh cho UE giải
mã nhận dạng trạm gốc (BSIC) của cell ứng cử GSM tốt nhất. Khi RNC nhận được
BSIC, một lệnh chuyển giao được gửi tới UE. Việc đo đạc có thể hoàn thành trong 2s.
(1) RNC ra leä
nh cho UE baé t ñaà
u ño ñaïc
chuyeå
n giao giöõ
a caù
c heäthoáng ôûcheáñoäneù
n

(2) UE ño coâ
ng suaá
t tín hieä
u baêng taà
n GSM
trong danh saùch cell laâ
n caä
n

(3) RNC ra leä


nh cho UE giaû
i maõBSIC cuû
a
cell öù
ng cöûGSM toát nhaá
t

(4) RNC göû


i leä
nh chuyeå
n giao ñeá
n UE

Hình 3- Thủ tục chuyển giao giữa các hệ thống.

• Chế độ nén.
WCDMA sử dụng việc thu phát liên tục và không thể tiến hành đo đạc với bộ
nhận đơn nếu như không có những khoảng gián đoạn tạo ra bởi các tín hiệu WCDMA.
Vì thế, chế độ nén cần thiết cho việc đo đạc trong chuyển giao giữa các tần số và
chuyển giao giữa các hệ thống. Trong suốt khoảng gián đoạn của chế độ nén, điều
khiển công suất nhanh không thể sử dụng và một phần độ lợi ghép chèn bị mất. Vì
vậy, trong suốt khung nén cần Ec/N0 cao hơn dẫn tới dung lượng bị giảm.

75
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Chế độ nén cũng ảnh hưởng đến vùng phủ sóng đường lên của các dịch vụ thời
gian thực, trong đó tốc độ bit không thể giảm trong suốt chế độ nén. Vì thế mà thủ tục
chuyển giao giữa các hệ thống phải được bắt đầu đủ sớm tại biên giới các cell để tránh
sự suy giảm chất lượng tại chế độ nén.
Chuyển giao từ GSM sang WCDMA được bắt đầu tại BSC của GSM. Không
cần sử dụng chế độ nén để tiến hành đo đạc WCDMA từ GSM vì GSM sử dụng chế
độ thu phát không liên tục.
Thời gian ngắt dịch vụ trong chuyển giao giữa các hệ thống lớn nhất là 40ms.
Thời gian ngắt là khoảng thời gian giữa block chuyển vận thu cuối cùng trên tần số cũ
và thời gian UE bắt đầu phát trên kênh đường lên mới. Tổng khoảng hở dịch vụ lớn
hơn thời gian ngắt vì UE cần nhận được kênh riêng hoạt động trong mạng GSM.
Khoảng hở dịch vụ thường dưới 80ms tương tự như chuyển giao trong GSM. Khoảng
hở đó không làm giảm chất lượng dịch vụ.
3.3.4 Chuyển giao giữa các tần số trong WCDMA.
Hầu hết các bộ vận hành UMTS đều có 2 hoặc 3 tần số FDD có hiệu lực. Việc vận
hành có thể bắt đầu sử dụng một tần số và tần số thứ hai, thứ ba. Sau đó cần để tăng
dung lượng, một vài tần số có thể sử dụng được chỉ ra trong hình 3-29. Một vài tần số
được sử dụng trong cùng một site sẽ tăng dung lượng của site đó hoặc các lớp micro
và macro được sử dụng các tần số khác nhau. Chuyển giao giữa các tần số sóng mang
WCDMA cần sử dụng phương pháp này.
Trong chuyển giao này, chế độ nén cũng được sử dụng trong việc đo đạc chuyển
giao giống như trong chuyển giao giữa các hệ thống. Thủ tục chuyển giao giữa các tần
số được chỉ ra trong hình 3-30. UE cũng sử dụng thủ tục đồng bộ WCDMA giống như
chuyển giao trong tần số để nhận dạng cell có tần số mục tiêu. Thời gian nhận dạng
cell chủ yếu phù thuộc vào số các cell và số các thành phần đa đường mà UE có thể
thu được giống như trong chuyển giao cùng tần số. Yêu cầu thời gian nhận dạng cell
là 5s với Ec/I0 của CPICH > -20dB.
f1 f1 f1 f1
f2 f2
Caùc site dung löôïng cao
vôù
i 2 taàn soáf1 vaøf2

Lôù
p macro vôù
i taà
n soáf1

f1 f1 f1 f1
f2 f2 f2 f2 f2 f2 f2 f2

Lôù
p micro vôù
i taà
n soáf2

Hình 3- Nhu cầu chuyển giao giữa các tần số sóng mang WCDMA

76
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

(1) RNC ra leä


nh cho UE baét ñaà
u ño ñaïc Khôûi taïo ño ñaïc laøthuaä
t
chuyeå
n giao giöõ
a caù
c taà
n soáôûcheáñoäneù
n toaù
n chi coùôûRNC

Soádænh xung UE nhaä n ñöôïc töøboäloïc


keá
t hôïp caø
ng nhieà
u thì vieä
c nhaä n daïng
(2) UE tìm caù
c ñæ
nh xung P-SCH
cell WCDMA dieã n ra caøng laâu.

(3)UE nhaä
n daïng cell vôù
i S-SCH, CPICH vaø
baùo caù
o ño ñaïc vôùi RNC

(4) RNC göû


i leä
nh chuyeå
n giao ñeá
n UE

Hình 3- Thủ tục chuyển giao giữa các tần số.

3.3.5 Tổng kết chuyển giao.


Các kiểu chuyển giao được tổng kết trong bảng 3-6. Chuyển giao điển hình
nhất của WCDMA là chuyển giao cùng tần số được điều khiển bởi các thông số trong
hình 3-31. Báo cáo chuyển giao cùng tần số thường khởi xướng cho sự kiện, và RNC
ra lệnh thực hiện chuyển giao dựa vào các báo cáo đo đạc. Trong trường hợp chuyển
giao trong cùng tần số UE được kết nối với Nút B tốt nhất để tránh hiệu ứng gần xa,
và RNC luôn phải hoạt động để lựa chọn các cell mục tiêu.
Bảng 3- Tổng kết chuyển giao
Kiểu chuyển giao Đo đạc chuyển giao Báo cáo đo đạc Mục đích
chuyển giao từ UE chuyển giao
đến RNC
Chuyển giao trong Đo trong toàn bộ thời Báo cáo khởi xướng sự - Sự di động
tần số WCDMA gian sử dụng bộ lọc kết kiện thông thường
hợp
Chuyển giao giữa Việc đo chỉ bắt đầu khi Báo cáo định kỳ trong -
các hệ thống cần thiết, sử dụng chế độ suốt chế độ nén Phủ sóng
WCDMA -GSM nén -
Tải
-
Dịch vụ
Chuyển giao giữa Việc đo chỉ bắt đầu khi Báo cáo định kỳ trong - Phủ sóng
các tần số cần, sử dụng chế độ nén suốt chế độ nén - Tải
WCDMA

77
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

Việc đo đạc chuyển giao giữa các hệ thống và giữa các tần số thường chỉ bắt đầu
khi cần thực hiện chuyển giao. Chuyển giao giữa các tần số cần để cân bằng tải giữa
các sóng mang WCDMA và các lớp cell, và để mở rộng vùng phủ sóng nếu tần số
khác không bao phủ hết. Chuyển giao tới hệ thống GSM để mở rộng vùng phủ sóng
WCDMA, để cân bằng tải giữa các hệ thống và định hướng các dịch vụ đến các hệ
thống phù hợp nhất.
UE di chuyeå
n

cell 1-f1 cell 2-f1 cell3-f1 cell4-f1


Chuyeån giao giöõ
a cell 5-f2 cell6-f2
caù
c taà
n soádo taû
i Chuyeån giao giöõ
a caù
c taà
n
soádo vuø
ng phuûsoù
ng
Chuyeån giao
cuø
ng taà
n soá

Hình 3- Một ví dụ về mô hình chuyển giao

Một ví dụ của mô hình chuyển giao được trình bày trong hình 3-31. Đầu tiên UE
kết nối tới cell 1 với tần số f1. Khi nó di chuyển thì chuyển giao cùng tần số f1 đến
cell được thực hiện. Tuy nhiên tại cell 2, tải quá cao, RNC ra lệnh cho chuyển giao
giữa các tần số với mục đích tải đến cell 5 với tần số f2. UE chuyển sang tần số f2 và
tiếp tục chuyển giao đến cell 6. Khi nó ra khỏi vùng phủ với tần số f2, thì chuyển giao
giữa các tần số được thực hiện đến cell 4 với tần số f1.
3.4 Tổng kết.
Quản lý tài nguyên vô tuyến là bài toán quan trọng khi thiết kế bất kỳ hệ thống
thông tin di động, đặc biệt là trong hệ thống tế bào sử dụng công nghệ đa truy nhập
phân chia theo mã CDMA. Chương này đã trình bày các chức năng cơ bản của quản
lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống WCDMA và những điểm khác biệt trong thuật
toán quản lý tài nguyên vô tuyến so với các hệ thống khác. Trong đó, điều khiển công
suất và điều khiển chuyển giao có những điểm khác biệt quan trọng so với các hệ
thống thông tin di động trước đó.
Đối với điều khiển công suất, rõ ràng các thuật toán điều khiển công suất cũng
phức tạp hơn tinh vi hơn để khắc phục hiệu ứng gần-xa. Trong 3 loại điều khiển công
suất, điều khiển công suất vòng mở cần thiết trong suốt quá trình thiết lập kết nối, điều
khiển công suất vòng kín (điều khiển công suất nhanh) giúp khắc phục hiệu ứng
phadinh nhanh trên kênh giao diện vô tuyến. Trong WCDMA, điều khiển công suất
nhanh được thực hiện trên cả đường lên và đường xuống tại tần số 1.5KHz trong khi
hệ thống IS-95 chỉ thực hiện điều khiển công suất nhanh trên đường lên tại tần số
800Hz, còn ở GSM chỉ tồn tại điều khiển công suất chậm. Phương thức thứ 3 của điều

78
Chương 3- Điều khiển công suất và chuyển giao trong quản lý tài nguyên vô tuyến

khiển công suất là điều khiển công suất vòng ngoài giúp thiết lập các giá trị mục tiêu
của điều khiển công suất nhanh. Các vấn đề cụ thể cũng như lợi ích của điều khiển
công suất cũng được phân tích trong chương này.
Một đặc trưng khác biệt nhất của WCDMA so với các hệ thống khác là thuật toán
điều khiển chuyển giao. Chuyển giao diễn ra khi người sử dụng máy di động di
chuyển từ cell này đến cell khác trong mạng thông tin di động tế bào. Nhưng chuyển
giao cũng có thể được sử dụng để cân bằng tải trong mạng thông tin, và chuyển giao
mềm có thể tăng cường dung lượng và vùng phủ của mạng. Chuyển giao cứng vẫn tồn
tại trong hệ thống WCDMA, là chuyển giao mà kết nối cũ bị cắt trước khi kết nối mới
được thiết lập. Chuyển giao cứng được sử dụng để thay đổi tần số của hệ thống khi
trong hệ thống sử dụng đa sóng mang; hoặc là trong trường hợp không hỗ trợ phân tập
macro; hoặc trường hợp chuyển đổi giữa hai chế độ FDD và TDD.
Chuyển giao giữa các hệ thống cần thiết cho sự tương thích giữa UMTS và các
kiến trúc hệ thống khác (chẳng hạn như GSM). Đặc trưng của loại này là cần đo đạc
trước khi thực hiện sử dụng chế độ khe thời gian do thực tế việc đo đạc diễn ra tại các
tần số khác nhau. Từ góc độ kỹ thuật, kiểu chuyển giao này thuộc chuyển giao cứng.
Chương này cũng thảo luận khá chi tiết về chuyển giao mềm và mềm hơn xuất
hiện khi máy di động ở trong vùng phủ sóng chồng lấn của 2 cell. Trường hợp chuyển
giao mềm hơn các cell thuộc cùng một trạm gốc, hai tín hiệu đồng thời được kết hợp
ở Nút B sử dụng bộ xử lý RAKE. Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, hai tín hiệu
thu từ các trạm gốc khác nhau được định tuyến đến RNC để được so sánh hết khung
này đến khung khác. Độ lợi chuyển giao mềm là độ lợi được cung cấp bởi sự kết hợp
nhiều tín hiệu (được gọi là độ lợi phân tập macro). Khi độ dự trữ chuyển giao mềm
thích hợp được sử dụng độ lợi chuyển giao mềm sẽ tăng cường đáng kể hiệu năng của
hệ thống .

79
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Chương 4. QUY HOẠCH MẠNG VÔ TUYẾN WCDMA

4.1 Giới thiệu chung

Việc quy hoạch mạng cho cdmaOne chỉ tập trung cho các dịch vụ đơn lẻ. Việc
cân bằng dung lượng và vùng phủ không được thể hiện rõ. Quá trình quy hoạch mạng
vô tuyến WCDMA đa dịch vụ là một quá trình hoàn thiện kết hợp dung lượng với chất
lượng và vùng phủ. Trong quá trình định nghĩa quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA
giải thích các yêu cầu lưu lượng, QoS và các yêu cầu của các vùng phủ với mật độ
site. Hơn nữa, ảnh hưởng của điều khiển công suất nhanh (xét trong trường hợp MS di
chuyển chậm) tới các việc định cỡ và quy hoạch mạng được phân tích.

Quá trình quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA bao gồm: định cỡ mạng, hoạch
định dung lượng và vùng phủ chi tiết, và tối ưu mạng. Quá trình được chỉ ra trong
hình vẽ 4-1. Quá trình quy hoạch mạng cũng có các pha và có các đầu vào và đầu ra
tương ứng. Sự khởi xướng cho quá trình quy hoạch mạng có thể là các sự kiện sau:

• Các chỉ tiêu kỹ thuật dưới mức mục tiêu được thiết lập.
• Sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh.
• Phát triển các dịch vụ mới.
• Sự thay đổi về quyền ưu tiên các dịch vụ.
• Sự thay đổi trong quyền ưu tiên của khách hàng.
Sự thay đổi chiến lược kinh doanh liên quan đến sự thay đổi phản ánh việc thiết
lập thông số đầu vào. Trong trường hợp vấn để chỉ tiêu liên quan đến sự thay đổi các
thông số RRM, sự thay đổi phần cứng…

Trong pha quy hoạch ban đầu (định cỡ mạng) cung cấp một sự đánh giá ban đầu
nhanh nhất về kích cỡ của mạng và dung lượng của các thành phần. Pha này bao gồm
quy hoạch cho cả mạng truy nhập và mạng lõi. Trong pha quy hoạch chi tiết, mật độ
site đã định cỡ được xử lý trên bản đồ số để giới hạn về mặt vật lý các thông số của
mạng. Việc phân tích WCDMA là một quá trình lặp lại, các yêu cầu về dung lượng
được quan tâm như là các MS riêng rẽ trong sự mô phỏng WCDMA. Trong pha hoạch
định chi tiết, thực hiện sự phân tích kết hợp để kiểm tra nếu yêu cầu thiết lập thực tế
được đáp ứng. Trong pha quy hoạch, việc tối ưu có nghĩa là có thể được thực hiện
bằng cách điều khiển nhiễu dưới dạng anten phù hợp, cấu hình site, sự chọn lựa vị trí,
hay đặt nghiêng anten. Hơn nữa, các chỉ tiêu của mạng, có thể tiến đến gần hơn các

80
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

mục tiêu yêu cầu bằng cách sử dụng bộ khuếch đại MHA (mast head amplifier) hay
các sơ đồ phân tập.

Ñaà
u vaø
o Ñaà
u ra

-Soátraïm goác vaøcaù


c site.
- Caá u hình traïm goá
c
- Caùc yeâ
u caà
u phuûsoùng Ñònh côõ
- Caùc yeâ
u caà
u veàdung löôïng
- Caùc yeâ
u caà
u veàchaát löôïng
- K ieå
u vuø
ng/ kieå
u truyeàn
soùng voâtuyeá
n
- Choïn löïa site
- Hoaïch ñònh vuø
ng - Caáu hình traïm goá c
phuûvaødung - Caùc thoâng soácuïtheåcuû a
löôïng. cell cho caùc thuaät toaùn RRM.
-Phaâ n tích vuøng phuûvaødung
- Hieå
n thòchætieâ
u löôïng.
- Phaân tích QoS
kyõthuaät maïng

Caù
c chætieâ
u kyõthuaä
t cuû
a - Toá
i öu
maïng ño ñöôïc Ñieà
u chæ
nh caù
c thoâ
ng soá
RRM

Hình 4- Quá trình quy hoạch mạng WCDMA


Trong trường hợp, chiến lược kinh doanh thay đổi, việc định cỡ va quy hoạch chi
tiết có thể cung cấp các thông tin có giá trị liên quan đến việc mở rộng mạng. Thông
tin lưu lượng đo có thể được đưa vào các công cụ hoạch định. Các thông tin này có thể
được sử dụng nhiều hơn nữa trong quá trình kiểm tra các khả năng vùng phủ và dung
lượng của mạng đã được quy hoạch.

4.2 Định cỡ mạng.

Định cỡ mạng vô tuyến WCDMA là một quá trình quy hoạch ban đầu nhờ đó
mà cấu hình của mạng và tổng các thiết bị mạng được tính toán, dựa vào các yêu cầu
của nhà vận hành mạng. Các yêu cầu của nhà vận hành mạng liên quan đến các đặc
điểm sau:

Vùng phủ:
- Vùng phủ sóng.
- Thông tin về loại vùng phủ sóng.
- Điều kiện truyền sóng.
Dung lượng:

81
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

- Phổ sẵn có.


- Dự đoán sự tăng trưởng số thuê bao.
- Thông tin mật độ lưu lượng.
Chất lượng dịch vụ (QoS):
- Xác suất vị trí các vùng (khả năng phủ sóng).
- Xác suất nghẽn.
- Thông lượng người sử dụng đầu cuối.
Mục tiêu của pha định cỡ mạng là tính toán mật độ site và cấu hình site yêu cầu
cho các vùng phủ quan tâm. Các hoạt động quy hoạch mạng truy nhập mạng vô tuyến
RAN bao gồm: Tính toán quỹ liên kết vô tuyến (RLB), phân tích vùng phủ, đánh giá
dung lượng và cuối cùng là tính toán cho tổng số các thiết bị phần cứng trạm gốc, các
site và bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC), các thiết bị tại các giao diện khác nhau và
phần tử mạng lõi (như là các vùng chuyển mạch kênh và các vùng chuyển mạch gói ).

Các hoạt động cụ thể của định cỡ mạng WCDMA bao gồm:

4.2.1 Phân tích vùng phủ.

Quá trình phân tích vùng phủ vô tuyến thực hiện khảo sát các địa điểm cần phủ
sóng và kiểu vùng phủ cần cung cấp cho các địa điểm này. Các loại vùng phủ thông
thường như: các vùng thương mại, các vùng dân số có mật độ dân số cao, và các
đường cao tốc chính. Do vậy cần phải có các thông tin về các vùng cần phủ sóng. Các
thông tin có thể dựa trên bản đồ như: mật độ dân cư, vùng đó là thành phố, ngoại ô,
nông thôn, vùng nào là khu thương mại, khu công nghiệp…

Mục đích của quá trình khảo sát này bao gồm:

• Để đảm bảo cung cấp một dung lượng phù hợp cho các vùng này
• Biết được đặc điểm truyền sóng của vùng để xác định môi trường truyền sóng
vì mỗi môi trường sẽ có tác động trực tiếp đến mô hình truyền sóng.
Phụ thuộc vào kiểu môi trường mà có thể có các mức phủ sóng khác nhau. Ví
dụ: đối với các vùng ngoại ô và thành thị thì cung cấp các vùng phủ trong nhà. Tuy
nhiên, đối với các vùng có đường cao tốc thì chỉ cần đến vùng phủ trong xe. Còn các
vùng phủ khác thì chỉ cần cung cấp các vùng phủ ngoài trời. Đối với các hệ thống
GSM khảo sát các nhân tố này đã có thể bắt tay vào thiết kế. Nhưng đối với các hệ
thống WCDMA thì cần phải xem xét thêm kiểu dịch vụ sẽ cung cấp hoặc có sẵn trong
vùng.

82
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Các thông tin về vùng phủ sẽ được dùng để chuẩn bị quy hoạch vùng phủ ban
đầu. Trước khi quy hoạch vùng phủ cần phải quan tâm đầu tiên đến quỹ đường truyền
vô tuyến. Quỹ đường truyền vô tuyến đặc trưng cho từng loại dịch vụ, tức là mỗi loại
dịch vụ yêu cầu một quỹ đường truyền nhất định đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

4.2.1.1 Tính toán quỹ đường truyền vô tuyến.

Cũng giống như các hệ thống thông tin di động tế bào khác, quỹ đường truyền
trong hệ thống WCDMA dùng để tính toán suy hao đường truyền cho phép lớn nhất
để tính toán vùng phủ (tính bán kính cell ) của một trạm gốc và trạm di động. Các
thành phần để tính suy hao cho phép lớn nhất của tín hiệu từ trạm phát đến trạm thu
gọi là quỹ đường truyền (chú ý: đối với đường lên máy phát là MS, máy thu là BS; đối
với đường xuống: máy phát là BS, máy thu là MS). Quỹ đường truyền tổng quát cho
cả đường lên và đường xuống bao gồm các thành phần sau:

(a1). Công suất máy phát trung bình trên một kênh lưu lượng (dBm) : là giá trị trung
bình của công suất phát tổng trên một chu trình truyền dẫn với công suất phát cực đại
lúc bắt đầu phát.

(a2). Công suất máy phát cực đại trên một kênh lưu lượng (dBm): công suất tổng cộng
tại đầu ra của máy phát cho một kênh lưu lượng đơn.

(a3).Công suất máy phát tổng cộng cực đại (dBm): tổng công suất phát cực đại của tất
cả các kênh.

(b). Tổn hao do ghép, giắc cắm và do cáp(máy phát) (dB): suy hao tổng cộng của tất
cả các thành phần của hệ thống truyền dẫn giữa đầu ra của máy phát và đầu vào anten.

(c). Tăng ích anten phát (dBi): tăng ích cực đại của anten phát trong mặt phẳng ngang
(xác định theo dB so với một vật phát xạ đẳng hướng).

(d1). EIRP của máy phát trên một kênh lưu lượng (dBm): tổng công suất đầu ra máy
phát cho một kênh(dBm), các suy hao do hệ thống truyền dẫn (-dB), và tăng ích anten
máy phát (dBi) theo hướng bức xạ cực đại.

(d2). EIRP của máy phát: tổng của công suất máy phát của tất cả các kênh (dBm), các
suy hao do hệ thống truyền dẫn (-dB), và tăng ích anten phát (dBi).

(e). Tăng ích anten thu (dBi): tăng ích tối đa của anten thu trong mặt phẳng ngang; nó
được xác định theo dB so với một vật phát xạ đẳng hướng.

83
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

(f). Tổn hao do bộ chia, đầu nối và do cáp (Máy thu) (dB): bao gồm các tổn hao của
tất cả các thành phần trong hệ thống truyền dẫn giữa đầu ra của anten thu và đầu vào
của máy thu .

(g). Hệ số tạp âm máy thu (dB): hệ số tạp âm của hệ thống thu tại đầu vào máy thu.

(h) (H). Mật độ tạo âm nhiệt, N0(dBm/Hz): công suất tạp âm trên một Hz tại đầu vào
máy thu. Lưu ý rằng (h) là đơn vị logarit còn (H) là theo đơn vị tuyến tính.

(i) (I). Mật độ nhiễu máy thu I0 (dBm/Hz): công suất nhiễu trên một Hz tại đầu vào
máy thu. Nó tương ứng với tỷ số công suất nhiễu trong dải trên độ rộng băng tần. Lưu
ý (i) là theo đơn vị logarit và (I) theo đơn vị tuyến tính. Mật độ nhiễu máy thu I0 đối
với đường xuống là công suất nhiễu trên một Hz tại máy thu MS ở biên giới vùng phủ
sóng, trong một cell phía trong.

(j): Mật độ tạp âm nhiễu hiệu dụng tổng cộng (dBm/Hz): tổng logarit của mật độ tạp
âm máy thu và hệ số tạp âm máy thu cộng số học với mật độ nhiễu máy thu.

(k). Tốc độ thông tin (10log10(Rb)) (dBHz): tốc độ bit của kênh theo (dBHz); việc lựa
chọn Rb phải phù hợp với các giả thiết Eb.

(l). Tỷ số Eb/(N0+I0) yêu cầu (dB): tỷ số giữa năng lượng thu được của một bít thông
tin trên mật độ công suất nhiễu và tạp âm hiệu dụng cần thiết để thoả mãn được các
mục tiêu về chất lượng.

(m). Độ nhạy máy thu (j+k+l) (dBm): mức tín hiệu cần đạt được tại đầu vào máy thu
để có được tỷ số Eb/(N0+I0) yêu cầu.

(n). Độ lợi/ Suy hao chuyển giao (dB): độ lợi/suy hao ( ± ) do việc chuyển giao để
duy trì độ tin cậy cụ thể tại biên giới cell.

(o). Tăng ích (độ lợi) phân tập (dB): tăng ích hiệu dụng đạt được nhờ sử dụng các kỹ
thuật phân tập. Nếu tăng ích phân tập đã được gộp trong E b/(N0+I0), thì nó sẽ không
được đưa thêm ở đây.

(o’). Các tăng ích khác (dB): các tăng ích phụ, ví dụ như đa truy nhập phân tập theo
không gian có thể tạo thêm tăng ích anten.

(p). Độ dự trữ phadinh chuẩn Log (dB): được xác đinh tại biên giới cell đối với các
cell riêng lẻ ứng với độ dự trữ yêu cầu để cung cập xác suất phủ sóng xác định trên
các cell riêng lẻ.

84
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

(q). Suy hao đường truyền tối đa (dB):suy hao tối đa để cho phép để máy thu có thể
thu được tín hiệu từ máy phát tại biên giới cell. Suy hao tối đa=d1–m+(e-f)+o+o’+n-p

(r). Bán kính tối đa, Rmax (km): được tính toán cho mỗi hoàn cảnh triển khai, nó được
xác định bằng bán kính ứng với suy hao tối đa.

Trong WCDMA, có một số các thông số đặc biệt trong quỹ đường truyền mà không
được sử dụng trong hệ thống truy nhập vô tuyến của GSM, đó là:

 Độ dữ trữ nhiễu
Độ dữ trữ nhiễu là một hàm số của tổng cộng tải trong cell. Tải của cell và hệ
số tải tác động nên vùng phủ, nên cần phải có độ dự trữ nhiễu. Nếu cho phép tải trong
hệ thống càng lớn, độ dữ trữ nhiễu cần thiết cho đường lên càng lớn và vùng phủ càng
nhỏ. Giá trị tải tổng cộng có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng phủ cell và vì thế mà ảnh
hưởng gián tiếp đến chất lượng của các dịch vụ. Đối với các trường hợp giới hạn vùng
phủ cần một độ dự trữ nhiễu nhỏ hơn, còn đối với trường hợp giới hạn dung lượng thì
sử dụng độ dữ trữ nhiễu lớn hơn. Trong trường hợp giới hạn vùng phủ, kích cỡ cell bị
giới hạn bởi giá trị suy hao lớn đường truyền lớn nhất cho phép trong quỹ đường
truyền và không sử dụng hết dung lượng giao diện vô tuyến lớn nhất của site trạm
gốc. Thông thường giá trị độ dữ trữ nhiễu trong trường hợp giới hạn vùng phủ là 1.0-
3.0dB, tương ứng với tải 20-50%.

• Độ dự trữ phadinh nhanh (khoảng hở điều khiển công suất).


Một số khoảng hở cần cho công suất phát của trạm di động để duy trì việc điều
khiển công suất hợp lý. Thông số này được áp dụng một cách đặc biệt cho MS đi bộ di
chuyển chậm mà tại đó điều khiển công suất nhanh có thể bù phadinh nhanh một cách
hiệu quả.

Một ảnh hưởng khác của điều khiển công suất nhanh là tăng công suất phát cần
thiết trung bình (mức tăng công suất phát). Trong trường hợp MS di chuyển chậm,
điều khiển công suất có thể theo kịp kênh phadinh và mức tăng công suất trung bình.
Điều này rất cần thiết trong các cell của MS đó để cung cấp chất lượng tốt nhất cho
các kết nối và không gây ra bất cứ một tác hại nào khi công suất phát tăng được bù bởi
kênh phadinh. Tuy nhiên đối với cell lân cận thì lại tăng thêm nhiễu bởi vì phadinh
nhanh trong các kênh là không tương quan. Các giá trị thông thường của độ dự trữ
phadinh nhanh là 2.0 - 5.0dB đối với các MS di chuyển chậm.
• Độ lợi chuyển giao mềm
Chuyển giao mềm hay cứng cung cấp một độ lợi chống lại phadinh chậm bằng
cách giảm độ dự trữ phadinh chuẩn log yêu cầu. Do trên thực tế phadinh chậm một

85
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

phần không tương quan giữa các cell, và bằng cách thực hiện chuyển giao, máy di
động có thể chọn lựa một liên kết thông tin tốt hơn. Hơn nữa, chuyển giao mềm đem
lại một độ lợi phân tập bổ sung chống lại phadinh nhanh bằng cách giảm Eb/N0 tuỳ
theo liên kết vô tuyến đơn do tác dụng của việc kết hợp phân tập macro. Tổng độ lợi
là một hàm số của tốc độ máy di động và phụ thuộc vào thuật toán kết hợp phân tập
được sử dụng trong bộ thu và hiện trạng trễ kênh.
Sau đây sẽ đưa ra các ví dụ về quỹ liên kết cho các dịch vụ UMTS điển hình:
dịch vụ thoại 12.2kbps sử dụng bộ mã hoá, giải mã thoại đa tốc độ thích nghi AMR,
dịch vụ dữ liệu thời gian thực 144 kbps và dịch vụ dữ liệu phi thời gian thực 384kbps
trong môi trường tế bào macro đô thị với mức tăng nhiễu đường lên là 3dB. Độ dữ trữ
nhiễu 3dB được sử dụng cho mức tăng công suất đường lên. Các giả định trong quỹ
đường truyền của các bộ thu và phát được chỉ ra trong bảng 4-1và 4-2.
Bảng 4- Giả định quỹ đường truyền của máy di động
Đầu cuối thoại Đầu cuối dữ liệu
Công suất phát lớn nhất 21dBm 24 dBm
Tăng ích anten 0dBi 2dBi
Suy hao cơ thể 3dB 0dB

Bảng 4- Giả định về quỹ đường truyền của trạm gốc


nhiễu 5dB
Tăng ích của Anten 18 dBi (trạm gốc 3 sector)
Eb/N0 yêu cầu Thoại : 5.0dB
Dữ liệu thời gian thực 144 kbps: 1.5 dB
Dữ liệu phi thời gian thực 384kbps: 1.0 dB
Suy hao cáp 2.0 dB

Quỹ đường truyền trong bảng 4-3 được tính toán cho tốc độ thoại 12.2 kbps đối
với người sử dụng trong xe bao gồm suy hao trong xe là 8.0dB. Trường hợp này
không sử dụng độ dữ trữ phadinh bởi vì tại tốc độ 120kbps điều khiển công suất
nhanh không thể bù phadinh. Giả sử Eb/N0 yêu cầu là 5.0dB. Eb/N0 yêu cầu tuỳ thuộc
vào tốc độ bit, dịch vụ và hiện trạng đa đường, tốc độ di động, các thuật toán bộ thu và
cấu trúc anten trạm gốc. Đối với máy di động tốc độ thấp, Eb/N0 yêu cầu thấp nhưng
lại đòi hòi độ dữ trữ phadinh nhanh.

86
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Bảng 4- Quỹ đường truyền tham khảo cho dịch vụ thoại 12.2 kbps đa tốc độ (120km/h,
người sử dụng ở trong xe ô tô, kênh Verhicular A với chuyển giao mềm)
Dịch vụ thoại 12.2kbps (120 km/h, trong xe hơi)
Trạm phát (máy di động)
Công suất phát lớn nhất của MS [W] 0.125
Công suất phát lớn nhất của MS [dBm] 21.0 a
Độ tăng ích của anten MS [dBi] 0.0 b
Suy hao cơ thể [dB] 3.0 c
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) 18.0 d =a+b-c
[dBm]
Trạm thu (Trạm gốc)
Mật độ tạp âm nhiệt [dBm/Hz] -174.0 e
Dạng nhiễu bộ thu trạm gốc [dB] 5.0 f
Mật độ tạp âm bộ thu [dBm/Hz] -169.0 g=e+f
Công suất tạp âm bộ thu [dBm] -103.2 h=g+10*log(3840000)
Độ dữ trữ nhiễu [dB] 3.0 i
Tạp âm hiệu dụng tổng cộng + nhiễu [dBm] -100.2 j =h+i
Độ lợi xử lý [dB] 25.0 k=10*log (3840/12.2)
Eb/N0 yêu cầu [dB] 5.0 l
Độ nhạy thu [dBm] -120.2 m =l-k+j
Độ tăng ích anten trạm gốc [dBi] 18.0 n
Suy hao cáp bên trong trạm gốc [dB] 2.0 o
Độ dự trữ phadinh nhanh [dB] 0.0 p
Suy hao đường truyền lớn nhất [dB] 154.2 q=d-m+n-o-p
Các thành phần khác
Độ dữ trữ phadinh normal log [dB] 7.3 r
Độ lợi chuyển giao mềm [dB], nhiều cell 3.0 s
Suy hao do ở trong xe [dB] 8.0 t
Suy hao truyền sóng được phép đối với phạm vi 141.9 u = q - r + s-t
của cell [dB]
Bảng 4-4 chỉ ra quỹ đường truyền cho các dịch vụ thời gian thực 144kbps khi
xác suất vị trí ở bên trong nhà là 80% được cung cấp bởi các trạm gốc ngoài trời.

Bảng 4-4 chỉ ra rằng quỹ đường truyền của dịch vụ dữ liệu thời gian thực 144
kbps chỉ khác với dịch vụ thoại 12.2 kbps về độ lợi xử lý, công suất phát máy di động
cao hơn, và Eb/N0 yêu cầu thấp hơn. Hơn nữa, khoảng hở là 4.0dB được dự trữ cho
điều khiển công suất nhanh có thể bù cho phadinh tại tốc độ 3km/h. Giả sử suy hao
thâm nhập toà nhà bình quân là 15dB.

Bảng 4- Quỹ đường truyền của các dịch vụ thời gian thực tốc độ 144kbps (vận tốc di động
2km/h, người sử dụng trong nhà được phục vụ bởi BS ngoài trời, kênh Vehicular A, với
chuyển giao mềm)
Dịch vụ dữ liệu 144kbps
Trạm phát (máy di động)

87
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Công suất phát lớn nhất của MS [W] 0.25


Công suất phát lớn nhất của MS [dBm] 24.0 a
Độ tăng ích của anten MS [dBi] 2.0 B
Suy hao cơ thể [dB] 0.0 C
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) 26.0 d =a+b-c
[dBm]
Trạm thu (Trạm gốc)
Mật độ tạp âm nhiệt [dBm/Hz] -174.0 E
Dạng nhiễu bộ thu trạm gốc [dB] 5.0 F
Mật độ tạp âm bộ thu [dBm/Hz] -169.0 g=e+f
Công suất tạp âm bộ thu [dBm] -103.2 h=g+10*log(3840000)
Độ dữ trữ nhiễu [dB] 3.0 I
Tạp âm hiệu dụng tổng cộng + nhiễu [dBm] -100.2 j =h+i
Độ lợi xử lý [dB] 14.3 k=10*log (3840/144)
Eb/N0 yêu cầu [dB] 1.5 L
Độ nhạy thu [dBm] -113.0 m =l-k+j
Độ tăng ích anten trạm gốc [dBi] 18.0 N
Suy hao cáp bên trong trạm gốc [dB] 2.0 O
Độ dự trữ phadinh nhanh [dB] 4.0 P
Suy hao đường truyền lớn nhất [dB] 151.0 q=d-m+n-o–p
Các thành phần khác
Độ dữ trữ phadinh normal log [dB] 4.2 R
Độ lợi chuyển giao mềm [dB], nhiều cell 2.0 S
Suy hao do ở trong xe , trong nha [dB] 15.0 T
Suy hao truyền sóng được phép đối với phạm vi 133.8 u= q - r + s-t
của cell [dB]

Giá trị q đưa ra suy hao đường truyền lớn nhất giữa anten máy di động và trạm
gốc. Độ dự trữ bổ sung r và t cần để đảm bảo cho vùng phủ indoor với sự có mặt của
vật che khuất. Sự che khuất gây ra bởi các toà nhà, quả đồi …và được mô hình hoá
bởi phadinh chuẩn log. Giá trị u dùng để tính toàn kích cỡ cell.

Bảng 4- Quỹ đường truyền tham khảo của dịch vụ dữ liệu phi thời gian thực 384 kbps
(3km/h, người sử dụng ngoài trời, kênh Vehicular A, không chuyển giao mềm)
Dịch vụ dữ liệu phi thời gian thực 384 kbps
Trạm phát (máy di động)
Công suất phát lớn nhất của MS [W] 0.25
Công suất phát lớn nhất của MS [dBm] 24.0 a
Độ tăng ích của anten MS [dBi] 2.0 b
Suy hao cơ thể [dB] 0.0 c
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) 26.0 d =a+b-c
[dBm]
Trạm thu (Trạm gốc)
Mật độ tạp âm nhiệt [dBm/Hz] -174.0 e
Dạng nhiễu bộ thu trạm gốc [dB] 5.0 f
Mật độ tạp âm bộ thu [dBm/Hz] -169.0 g=e+f

88
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Công suất tạp âm bộ thu [dBm] -103.2 h=g+10*log(3840000)


Độ dữ trữ nhiễu [dB] 3.0 i
Tạp âm hiệu dụng tổng cộng + nhiễu [dBm] -100.2 j =h+i
Độ lợi xử lý [dB] 10.0 k=10*log (3840/384)
Eb/N0 yêu cầu [dB] 1.0 l
Độ nhạy thu [dBm] -109.2 m =l-k+j
Độ tăng ích anten trạm gốc [dBi] 18.0 n
Suy hao cáp bên trong trạm gốc [dB] 2.0 o
Độ dự trữ phadinh nhanh [dB] 4.0 p
Suy hao đường truyền lớn nhất [dB] 147.2 q=d-m+n-o-p
Các thành phần khác
Độ dữ trữ phadinh normal log [dB] 7.3 r
Độ lợi chuyển giao mềm [dB], nhiều cell 0.0 s
Suy hao do ở trong xe [dB] 0.0 t
Suy hao truyền sóng được phép đối với phạm vi 139.9 u = q - r + s-t
của cell [dB]

Bảng 4-5 trình bày quỹ liên kết cho dịch vụ dữ liệu phi thời gian thực 384kbps
trong môi trường outdoor. Độ lợi xử lý thấp hơn trường hợp dữ liệu thời gian thực
144kbps bởi vì tốc độ bit cao hơn, Eb/N0 yêu cầu cũng thấp hơn. Trường hợp này giả
sử không có chuyển giao mềm.

4.2.1.2 Hiệu suất phủ sóng.


Hiệu suất phủ sóng của WCDMA được định nghĩa là diện tích vùng phủ trung
bình trên một đài trạm đối với môi trường truyền sóng tham khảo quy định trước và
mật độ lưu lượng cần hỗ trợ. Hiệu suất này được tính bằng km2/đài trạm.
Từ quỹ đường truyền, bán kính cell R có thể được tính cho mô hình truyền
sóng đã biết, chẳng hạn như mô hình Okumura-Hata, Walfish-Ikegami. Mô hình
truyền sóng mô tả sự truyền sóng tính trung bình trong môi trường đó, nó chuyển đổi
suy hao truyền sóng được phép tính bằng dB trên hàng u thành bán kính cell lớn nhất
tính ra km. Khi bán kính phú sóng của cell được xác định thì có thể tính được diện
tích phủ sóng của cell (phụ thuộc vào cấu hình phân đoạn của anten trạm gốc) theo
công thức : S = K . R2
Với K là hệ số ứng với số đoạn trong cell được cho trong bảng sau:
Bảng 4- Giá trị K theo cấu hình site.
Cấu hình site Vô hướng 2 đoạn 3 đoạn 6 đoạn
K 2.6 1.3 1.95 2.6

89
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Ví dụ : tính theo mô hình Walfish – Ikegami (COST 231) cho cell macro vùng
đô thị với độ cao anten trạm gốc là 40m, độ cao anten MS là 2m và tần số sóng mang
1950 MHz, và các thông số mặc định khác, ta tính được suy hao truyền sóng như sau:
L[dB] =138.17 + 38log10(R). Trong đó R là bán kính phủ sóng của cell
Cách tính toán theo các mô hình truyền sóng được trình bày trong phụ lục C.
Đối với vùng ngoại ô, giả sử hệ số sửa lỗi bổ sung là 8dB có suy hao đường truyền là
L= 130.17+38log10(R).
Quá trình tính toán bán kính cell có thể tóm tắt trong hình vẽ sau:
Caù
c thoâ
ng soá Suy hao ñöôøng truyeà
n lôù
n nhaá
t giöõ
a anten
Haø
ngq
heäthoá
ng maù
y di ñoä
ng vaøanten traïm goác

X aù
c suaá
t vuø
ng Ñoädöïtröõñaûm baû
o cho caù
c dòch vuïtrong
phuûyeâu caà
u tröôø t hay indoor [dB] Haø
ng hôïp bòche khuaá ngr vaøhaø
ngt

K ieåu vuø
ng, M oâhình truyeà
n soù
ng ñeåchuyeå n ñoå
i suy
taà
n soá hao thaø
nh baù
n kính cell R

Hình 4- Tính toán bán kính cell

4.2.2 Phân tích dung lượng.


Dựa vào quỹ đường truyền và sử dụng mô hình truyền sóng phù hợp sẽ tính
được vùng phủ vô tuyến ban đầu (công việc này thường được thực hiện bằng phần
mềm quy hoạch).
Tuy nhiên đây chỉ là một phần quy hoạch ban đầu. Bước tiếp theo là cần làm
cho quy hoạch có hiệu quả để đảm bảo hỗ trợ tải (hay dung lượng) dự kiến. Dự trữ
nhiễu được sử dụng để loại bỏ nhiễu do các người sử dụng khác sẽ tạo ra. Tải càng lớn
thì nhiễu càng lớn và độ dữ trữ nhiễu cũng phải càng lớn để loại bỏ nhiễu đó. Bảng 4-
7 chỉ ra mối quan hệ giữa dự trữ nhiễu được yêu cầu bởi tải đường lên.
Bảng 4- Mối quan hệ giữa dự trữ nhiễu được yêu cầu ứng với tải đường lên.
Tải cell đường lên (%) 0 10 20 50 75 90 95 99
Dự trữ nhiễu (dB) 0 0.46 1 3 6 10 13 20
Từ bảng 4-7 có thể thấy tăng tạp âm tiến đến vô cùng khi tải của ô tiến đến
100%. Tải của cell càng lớn thì tạp âm càng tăng và vùng phủ của cell càng nhỏ.
Không thể đạt được tải cell bằng 100% nhưng hoàn toàn có thể đạt được tải cell
bằng 60%-70%. Phải chuyển đổi từ tải cell tính theo phần trăm sang một tham số đo
sự sử dụng của thuê bao như: tổng số thuê bao đối với một vùng dịch vụ cho trước,

90
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

tổng thông lượng. Điều này cho phép biết được vùng phủ của cell có thể hỗ trợ tải đến
có hiệu quả hay không. Ví dụ: giả sử quy hoạch cell dựa vào quỹ đường truyền ccho
một dịch vụ cụ thể (chẳng hạn như dịch vụ dữ liệu 128kbps) và một dự trữ nhiễu cụ
thể (chẳng hạn 4dB cho tải đường lên bằng 60%). Một cell cho trước có một vùng phủ
cụ thể. Sau đó khảo sát vùng phủ và đánh giá xem tải dự kiến trong vùng phủ sẽ nhỏ
hơn tải được đưa ra trong quy hoạch lần đầu hay không. Nếu không hỗ trợ được tải
trong một số khu vực thì cần phải sửa đổi bản quy hoạch (có thể bằng cách bổ sung
trạm gốc) và quá trình quy hoạch là một quá trình lặp nhiều lần để được giá trị cần
tính.
4.2.2.1 Tính toán hệ số tải
Pha 2 của định cỡ là tính toán tổng số lưu lượng trên một site trạm gốc. Khi hệ
số sử dụng lại tần số của hệ thống WCDMA là 1, hệ thống thường có đặc tính giới
hạn nhiễu và phải tính toán tổng lượng nhiễu và dung lượng các cell được cấp phát
a. Hệ số tải đường lên.
Có 2 cách đo: Tính toán tải dựa vào công suất thu băng rộng, và tính toán dựa
vào tải giao diện vô tuyến.
a1. Tính toán hệ số tải dựa vào công suất thu băng rộng.
Các mức công suất thu băng rộng được đo ở Nút B, hệ số tải được tính toán như
sau:
- Gọi tổng công suất nhiễu băng rộng thu được ở Nút B là Itotal , bao gồm: công suất
nhiễu của người sử dụng trong cùng cell (Iown); công suất nhiễu của người sử dụng từ
các cell khác (Ioth); tạp âm máy thu và tạp âm nền (PN).
Itotal = Iown + Ioth + PN.
- Mức tăng tạp âm (NR) đường lên được định nghĩa là tỷ số giữa công suất thu được
chia cho công suất tạp âm PN .
I total 1
NR(UL) = =
PN 1 − ηUL
PN NR − 1
Với ηUL = 1 − =
I total NR
Trong đó: Itotal được đo ở Nút B ; PN được cho trước.
a2. Tính toán hệ số tải dựa vào thông lượng.
Hiệu suất phổ theo lý thuyết của cell WCDMA có thể được tính toán từ phương
trình tải. Trước hết ta xác định Eb/N0, năng lượng trên một bit người sử dụng chia cho
mật độ phổ tạp âm:
Tín hieä
u cuû
a ngöôø
i söûduïng thöùj
(E b/N0 )j = Ñoälôïi xöûlyùcuû
a ngöôø
i söûduïng j x
Toå
ng coâ
ng suaá
t thu
(4.1)
W j P
(Eb/N0)j = v R ⋅ I − P
j j total j

91
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Trong đó, W là tốc độ chip, Pj là công suất tín hiệu thu từ người sử dụng, vj là
hệ số hoạt động của người sử dụng j, Rj là tốc độ bit của người sử dụng j, và Itotal là
tổng công suất thu băng rộng bao gồm công suất tạp âm nhiệt trong trạm gốc. Suy ra
Pj được tính như sau
1
⋅ I total
Pj = W (4.2)
1+
(E b /N 0 ) j ⋅ R j ⋅ v j

Đặt Pj = Lj ⋅ I total thì hệ số tải Lj của một kết nối như sau:
1
Lj = W (4.3)
1+
(E b /N 0 ) j ⋅ R j ⋅ v j
Nhiễu thu tổng cộng không tính tạp âm nhiệt PN, có thể được tính bằng tổng của
công suất thu từ N người sử dụng trong cùng một cell
N N

Itotal – PN = ∑ Pj = ∑ L j ⋅ I total (4.4)


j =1 j =1

Mức tăng tạp âm được định nghĩa là tỷ số giữa tổng công suất thu băng rộng và
công suất tạp âm:
I total
NR =
PN
Sử dụng phương trình (4.4) ta được
1
I total N 1
NR = =1−
PN ∑L j = 1 −ηUL
j =1
(4.5)

Trong đó hệ số tải ηUL được định nghĩa như sau:


N
ηUL = ∑ L j (4.6)
j =1

Khi ηUL tiến gần tới 1, mức tăng tạp âm tương ứng gần tới giá trị không xác
định và hệ thống đạt được dung lượng tại điểm cực của nó.
Thêm vào đó, trong hệ số tải, nhiễu từ các cell khác phải được quan tâm, tỷ số
nhiễu từ các cell khác và của chính cell đó là i được tính như sau:
i = nhiễu từ các cell khác/ nhiễu của chính cell đó
Hệ số tải có thể viết như sau:
N N
1
ηUL = (1 + i ) ⋅ ∑ L j = (1 + i ) ⋅ ∑
W (4.7)
j =1 j =1
1+
(E b /N 0 ) j ⋅ R j ⋅ v j
Phương trình tải mô tả tổng mức tăng tạp âm vượt quá tạp âm nhiệt do nhiễu.
Mức tăng tạp âm = -10log10(1- ηUL ). Độ dữ trữ nhiễu trên hàng i trong quỹ đường
truyền phải bằng với mức tăng tạp âm lớn nhất đã hoạch định.Tỷ số E b/N0 phụ thuộc
vào điều khiển công suất vòng kín và chuyển giao mềm. Ảnh hưởng của chuyển giao
mềm được tính bởi độ lợi kết hợp phân tập vĩ mô theo kết quả Eb/N0 của liên kết đơn.

92
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Các thông số cho việc tính toán hệ số tải đường lên được chỉ ra trong bảng 4-8.
Bảng 4- Các thông số sử dụng trong tính toán hệ số tải đường lên.
Định nghĩa Giá trị khuyến nghị
N Số người sử dụng trên một cell
Vj Hệ số hoạt động của người sử dụng j tại 0.67 cho thoại, giả sử 50% hoạt động
lớp vật lý thoại và tổng phí DPCCH trong suốt
DTX.
1.0 đối với dữ liệu
Eb/N0 Năng lượng tín hiệu của một bit chia cho Phụ thuộc vào dịch vụ, tốc độ bit, kênh
mật độ phổ tạp âm được yêu cầu để đáp phadinh đa đường, độ phân tập anten
ứng QoS (ví dụ như tỷ số lỗi bit). Tạp âm thu, tốc độ di động…
bao gồm cả tạp âm nhiệt và nhiễu.
W Tốc độ chip WCDMA 3.84 Mcps
Rj Tốc độ bit của người sử dụng j Phụ thuộc vào dịch vụ
i Tỷ số nhiễu từ các cell khác và chính cell Cell macro với các anten đa hướng:
đó được xem xét bởi bộ thu trạm gốc 55%, Macro cell với 3 sector: 65%
b. Hệ số tải đường xuống.
b1. Tính toán tải dựa vào công suất.
Tải của cell có thể được xác định bởi tổng công suất phát đường xuống, Ptotal.
Hệ số tải đường xuống ηDL được xác định bằng tỷ số của tổng công suất phát hiện tại
chia cho công suất phát lớn nhất của Nút B Pmax:

Ptotal
ηDL = (4.8)
Pmax

Chú ý rằng phương pháp tính toán tải này, Ptotal không đưa ra thông tin chính xác
về dung lượng giao diện vô tuyến đường xuống cực đại mà hệ thống có được. Một cell
nhỏ với cùng một Ptotal thì có tải giao diện vô tuyến cao hơn ở cell lớn hơn.

b2. Tính toán tải dựa vào thông lượng.


Hệ số tải đường xuống, ηDL được xác định dựa vào nguyên lý tương tự như
đối với đường lên :
( Eb / N 0 )
[ ]
N
η DL = ∑ v j ⋅ ⋅ (1 − α j ) + i j (4.9)
j =1 W/R j

Trong đó: -10log10(1-ηUL ) bằng mức tăng tạp âm vượt qua tạp âm nhiệt do
nhiễu đa truy nhập. Các thông số sử dụng cho việc tính toán hệ số tải đường xuống
được chỉ ra trong bảng 4.9
Trên đường xuống, tỷ số nhiễu các cell khác và cell phục vụ, i, phụ thuộc vào
vị trí người sử dụng vì thế mà khác nhau đối với mỗi người sử dụng j. Hệ số tải có thể
xấp xỉ bằng giá trị trung bình của cell như sau:

93
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

( Eb / N 0 ) j
[ ]
N
η DL = ∑ v j ⋅ ⋅ (1 − α ) + i (4.10)
j =1 W/R j

Trong mô hình nhiễu đường xuống, ảnh hưởng của chuyển giao mềm có thể
được mô hình hoá theo 2 cách:
1. Tăng số kết nối bởi trong chuyển giao mềm UE liên kết đồng thời với cả 2 Nút B,
và giảm Eb/N0 cần thiết trên một liên kết với độ lợi chuyển giao mềm.
2. Giữ cho số kết nối cố định, nghĩa là bằng số người sử dụng, và sử dụng kết hợp
yêu cầu Eb/N0.
Giả sử độ lợi chuyển giao mềm trên 1 liên kết là 3dB, tỷ số Eb/N0 kết hợp giống
nhau trong cả hai trường hợp có và không có chuyển giao mềm. Ta không cần quan
tâm ảnh hưởng của chuyển giao mềm trong quá trình định cỡ giao diện vô tuyến.

Bảng 4- Các thông số sử dụng trong việc tính toán hệ số tải liên kết đơn.
Định nghĩa Giá trị khuyến nghị
N Số người sử dụng trên một cell
vj Hệ số hoạt động của người sử dụng j tại 0.58 cho thoại, giả sử 50% hoạt động
lớp vật lý thoại và tổng phí DPCCH trong suốt
DTX
1.0 đối với dữ liệu
Eb/N0 Năng lượng tín hiệu của một bit chia Phụ thuộc vào dịch vụ, tốc độ bit, kênh
cho mật độ phổ tạp âm được yêu cầu để phadinh đa đường, độ phân tập anten thu,
đáp ứng QoS cho trước(ví dụ như tỷ số tốc độ di động…
lỗi bit). Tạp âm bao gồm cả tạp âm
nhiệt và nhiễu.
W Tốc độ chip WCDMA 3.84 Mcps
Rj Tốc độ bit của người sử dụng j Phụ thuộc vào dịch vụ
αj Tính trực giao của kênh người sử dụng j Phụ thuộc vào quá trình truyền sóng đa
đường.
1: Kênh một đường hoàn toàn trực giao.
0: Không trực giao
ij Tỷ số công suất các cell khác với công Mỗi người sử dụng có một ij khác phụ
suất cell phục vụ, được thu bởi người sử thuộc vào vị trí của nó trong cell và vật
dụng j che khuất log-normal.
α Hệ số trực giao trung bình trong cell Kênh ITU Vehicular A: ~50%
Kênh ITU Pedestrian A: ~90%
i Tỷ số công suất từ các cell khác và cell Cell macro với các anten đa hướng: 55%,
phục vụ được thu bởi người sử dụng. Macro cell với 3 sector: 65%
Nhiễu cell phục vụ ở đây là băng rộng

94
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Chú ý: cell phục vụ là cell phụ vụ tốt nhất. Nếu một người sử dụng đang thực hiện chuyển
giao mềm, tất cả các trạm gốc khác trong tập hợp tích cực được tính là cell khác.

Đối với việc định cỡ đường xuống, rất quan trọng để tính toán tổng công suất
phát trạm gốc yêu cầu. Việc tính toán này dựa vào công suất phát trung bình đối với
người sử dụng, chứ không phải công suất phát cho biên giới cell được chỉ ra trong quỹ
liên kết. Lý do là công nghệ băng rộng đem lại độ lợi chính trong việc định cỡ bộ
khuếch đại công suất: Trong khi một số người sử dụng tại biên giới cell yêu cầu công
suất cao, còn những người sử dụng khác gần trạm gốc cần trạm gốc phát công suất ít
hơn tại cùng một thời điểm.

Công suất phát yêu cầu nhỏ nhất cho mỗi người sử dụng được xác định bởi suy
hao trung bình giữa bộ phát trạm gốc và bộ thu di động, L , và độ nhạy thu máy di
động, với sự xuất hiện của nhiễu đa truy nhập (trong cell và giữa các cell). Ảnh hưởng
của mức tăng tạp âm do nhiễu được cộng thêm vào công suất nhỏ nhất này và tổng
của chúng là công suất phát yêu cầu đối với một người sử dụng tại vị trí có công suất
bằng công suất trung bình trong cell. Về mặt toán học công suất phát trạm gốc tổng
cộng có thể mô tả bằng phương trình sau:
N
( Eb / N 0 )
N rf ⋅ W ⋅ L ⋅ ∑ v j
BS_TxP= j =1 W/R j (4.11)
1 - η DL
Trong đó Nrf là mật độ phổ tạp âm của bộ thu máy di động đầu cuối. Giá trị của
Nrf có tính toán như sau :
Nrf = k ⋅ T + NF
= -174.0 dBm + N F (giả sử rằng T=290K) (4.12)
Trong đó k là hằng số Boltzman =1.381 ⋅10 −23 J/K, T là nhiệt độ tuyệt đối
Kelvin, và NF là dạng nhiễu bộ thu trạm gốc thường có giá trị từ 5-9dB.

* Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng và vùng phủ.
Trên cả đường lên và đường xuống, tải giao diện vô tuyến ảnh hưởng đến vùng
phủ sóng, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác nhau giữa đường cong tải
đường lên và đường xuống được mô tả như sau. Suy hao đường truyền lớn nhất (vùng
phủ) là một hàm số của tải được chỉ ra trong hình vẽ 4-3 đối với cả đường lên và
đường xuống. Giả sử một site 3sector, và thông lượng của một site trên một sóng
mang. Đường lên được tính toán cho dữ liệu 144kbps, quỹ đường truyền và một số giả
định được chỉ ra trong bảng 4-10.
Trên đường xuống, vùng phủ phụ thuộc nhiều vào tải hơn là trên đường lên, thể
hiện trên hình 4-10. Lý do là trên đường xuống, công suất phát lớn nhất là 10W nhưng

95
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

không quan tâm đến số người sử dụng và được chia sẻ giữa các người sử dụng, trong
khi trên đường lên mỗi người sử dụng lại có một lại có một bộ khuếch đại công suất
của chính nó. Vì thế, thậm chí với tải thấp trên đường xuống, vùng phủ vẫn như là
một hàm số giảm của số người sử dụng.

Rõ ràng rằng với một sự giả sử như trên, vùng phủ bị giới hạn bởi đường lên đối
với tải dưới 700kbps, trong khi dung lượng bị giới hạn bởi đường xuống. Dung lượng
được trình bày ở trên phụ thuộc vào môi trường và được thể hiện thông qua ví dụ. Ta
cần chú ý rằng, trong các mạng thế hệ ba lưu lượng giữa đường lên và đường xuống,
và tải có thể khác nhau trên đường lên và đường xuống.
Bảng 4- Quỹ đường truyền và một số giả định được mô phỏng.
Công suất phát máy di động 21dBm
Độ nhạy máy thu trạm gốc -116 dBm
Công suất phát trạm gốc 10W/40dBm
Độ dự trữ nhiễu 2.0 dB
Độ dự trữ phadinh nhanh 2.0 dB
Tăng ích anten trạm gốc 18.0 dBi
Suy hao cơ thể 0.0 dB
Tăng ích anten di động 2.0dBi
Eb/N0 5.5 dB
Tỷ số nhiễu giữa cell khác và cell phục vụ (i) 0.6
Suy hao cáp 4 dB
Dung lượng lớn nhất đường xuống 820 kbps/cell
Dung lượng lớn nhất đường lên 1730 kbps/cell
Suy hao đường truyền lớn nhất 153.0 dB
Trong hình 4-3 , giả sử công suất trạm gốc là 10W, nếu ta sử dụng công suất là
20W, thì vùng phủ và dung lượng đường xuống cũng thay đổi. Sự khác nhau về vùng
phủ và dung lượng trong 2 trường hợp được chỉ ra trong hình 4-4

Hình 4- Một ví dụ về mối quan hệ giữa vùng phủ và dung lượng trên đường lên và đường
xuống

96
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Nếu ta tăng công suất đường xuống 3dB, có thể tăng suy hao đường truyền lớn
nhất cao hơn 3.0dB mà không quan tâm đến tải. Sự cải thiện dung lượng sẽ nhỏ hơn
cải thiện vùng phủ do đường cong tải. Nếu ta giữ suy hao truyền sóng đường xuống cố
định tại 153dB, đó là suy hao truyền sóng đường lên lớn nhất với độ dự trữ nhiễu là
2dB, thì dung lượng đường xuống có thể tăng lên chỉ 10% (0.4dB) từ 680 kbps lên
750 kbps. Việc tăng công suất phát đường xuống để tang dung lượng đường xuống là
không hiệu quả, bởi vì công suất có sẵn không ảnh hưởng đến dung lượng cực đại.

Hình 4- Ảnh hưởng của công suất phát trạm gốc tới dung lượng và vùng phủ trên đường
xuống
Giả sử rằng ta có công suất phát đường xuống là 20W, việc chia công suất
đường xuống giữa 2 tần số sẽ tăng dung lượng đường xuống từ 750kbps lên tới
2x680Kbps =1360kbps, tức là tăng 80%. Việc chia công suất đường xuống giữa 2 tần
số sóng mang là một phương pháp có hiệu quả để tăng dung lượng đường xuống mà
không cần đầu tư thêm các bộ khuếch đại công suất. Phương pháp chia công suất yêu
cầu việc cấp phát tần số của các trạm điều khiển cho phép sử dụng 2 tấn số sóng mang
trong trạm gốc.
4.2.2.2 Hiệu suất phổ.
Hiệu suất phổ của WCDMA có thể được định nghĩa bởi số các cuộc gọi đồng thời
với một số tốc độ bit xác định, hoặc nhiều tốc độ bít thích hợp hơn trong các hệ thống
thông tin thế hệ 3, bởi thông lượng lớp vật lý tổng cộng được hỗ trợ trong mỗi cell
trên một tần số sóng mang 5MHz. Hiệu suất phổ được tính bằng kbps/cell/sóng mang.
Hiệu suất phổ là hàm số của môi trường vô tuyến, sự di động của người sử dụng và vị
trí, các dịch vụ và chất lượng của dịch vụ, và điều kiện truyền sóng. Sự biến thiên có
thể khá lớn (50-100%). Vì thế hầu hết sự mô phỏng hệ thống đều nỗ lực đề xuất một

97
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

số chỉ thị về hiệu suất phổ trung bình của WCDMA chỉ phản ánh kết quả cho một số
điều kiện của cell xác định trước và tuỳ theo người sử dụng.
Để định cỡ cho lưu lượng cố định, dung lượng có thể được tính toán một cách
chính xác theo phương trình hệ số tải đã trình bày. Quy luật chuyển đổi chung giữa
việc sử dụng một kênh thoại và một kênh dữ liệu có thể dựa trên các hệ số tải riêng rẽ
cho mỗi dịch vụ.

4.2.2.3 Dung lượng mềm.


a. Dung lượng Erlang.
Trong phần định cỡ, số kênh trên một cell đã được tính toán. Dựa vào đó, ta có
thể tính mật độ lưu lượng lớn nhất có thể được hỗ trợ bởi một xác suất nghẽn cho
trước. Mật độ lưu lượng có thể được tính trong bảng Erlang, và được xác định như
sau:
Toá
cñoäcuoä
cgoïi ñeá
n[calls/s]
Maä
tñoälöulöôïng[Erlang] =
Toá
cñoäcuoä
cgoïi ñi [calls/s]

(4.12)
Nếu dung lượng bị nghẽn cứng, tức là bị giới hạn bởi tổng số phần cứng, dung
lượng Erlang có thể thu được từ mô hình Erlang B.Nếu dung lượng lớn nhất bị giới
hạn bởi tổng số nhiễu trên giao diện vô tuyến, thì nó được định nghĩa là dung lượng
mềm, bởi vì khi không có giá trị cố định riêng nào cho dung lượng lớn nhất. Đối với
một hệ thống bị giới hạn dung lượng mềm, dung lượng Erlang không thể được tính
toán từ bảng Erlang B, bởi vì nó sẽ đem lại kết quả không đúng. Tổng số kênh có sẽ
chỉ lớn hơn số kênh trung bình trên một cell, bởi vì các cell lân cận chịu một phần
nhiễu,và vì thế mà một lưu lượng lớn hơn có thể sử dụng với cùng xác suất nghẽn.
Dung lượng mềm có thể được giải thích như sau. Nhiễu gây ra từ các cell lân cận càng
ít, thì số kênh trong cell trung tâm càng nhiều, được chỉ ra trong hình 4-5. Với một số
ít các kênh trên một cell, tức là đối với người sử dụng dữ liệu tốc độ bit cao, tải trung
bình phải khá thấp để đảm bảo xác suất nghẽn thấp. Khi tải trung bình thấp, thường
tồn tại một dung lượng phụ trong các cell lân cận. Dung lượng này có thể được cho
mượn từ các cell liền kề, vì thế mà việc chia sẻ nhiễu sẽ đem lại dung lượng mềm.
Dung lượng mềm quan trọng đối với người sử dụng dữ liệu thời gian thực tốc độ bit
cao, ví dụ như đối với các kết nối hình ảnh. Dung lượng mềm cũng có trong GSM nếu
dung lượng giao diện vô tuyến được giới hạn bởi tổng số nhiễu thay vì số khe thời
gian; giả sử rằng hệ số sử dụng lại tần số của GSM thấp với tải rất nhỏ.

98
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Hình 4- Chia sẻ nhiễu giữa các cell trong WCDMA.


Trong tính toán dung lượng mềm dưới đây giả sử rằng có số thuê bao giống nhau
trong tất cả các cell nhưng các kết nối bắt đầu và kết thúc một cách độc lập. Thêm vào
đó, khoảng thời gian các cuộc gọi đến tuân theo phân bố Poisson.
Phương pháp này có thể sử dụng trong trong định cỡ khi tính toán dung lượng
Erlang. Sẽ có dung lượng mềm bổ sung thêm nếu trong WCDMA nếu số người sử
dụng trong các cell lân cận nhỏ hơn.
Sự khác nhau giữa nghẽn cứng và nghẽn mềm được chỉ ra trong một số ví dụ
trên liên kết đường lên dưới đây. Dung lượng mềm WCDMA được định nghĩa trong
phần này như là phần tăng của dung lượng Erlang khi nghẽn mềm so với mức tăng
dung lượng Erlang khi nghẽn cứng trong trường hợp cùng số kênh lớn nhất tính trung
bình trên một cell.
Dung löôïng Erlang vôù
i ngheõ
n meà
m
Dung löôïng meà
m= -1
Dung löôïng Erlang vôù
i ngheõ
n cöù
ng

Dung lượng mềm đường lên có thể dựa vào tổng nhiễu tại trạm gốc. Lượng
nhiễu tổng cộng này bao gồm nhiễu của cell phục vụ và nhiễu từ các cell khác. Vì thế,
số kênh tổng cộng có thể thu được bằng cách nhân số kênh trên một cell trong trường
hợp tải bằng nhau với 1+i, hệ số này đem lại một dung lượng cell độc lập, khi
Nhieã
u töøcell khaù
c Nhieã
u töøcell khaù
c + Nhieã
u cuû
a cell phuïc vuï
1+i= +1 =
Nhieã
u cuû
a cell phuïc vuï Nhieã
u cuû
a cell phuïc vuï
Dung löôïng cell bòcoâlaä
p
=
Dung löôïng nhieà
u cell

Công thức Erlang B cơ bản được áp dụng với số kênh lớn hơn (vốn nhiễu). Dung
lượng Erlang có được sau đó được chia đều giữa các cell. Thủ tục tính toán dung
lượng mềm được tổng kết như sau:
1. Tính toán số kênh trên một cell, N, trong trường hợp tải bằng nhau, dựa vào hệ số tải
đường lên

99
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

2. Nhân số kênh với 1+i để thu được vốn kênh tổng cộng trong trường hợp nghẽn mềm.
3. Tính toán lưu lượng đề nghị lớn nhất từ công thức Erlang.
4. Chia dung lượng Erlang cho 1+i.
b. Các ví dụ về dung lượng mềm đường lên.
Một số ví dụ đưa ra trong bảng 4-11
Dung lượng thu được, trên cả hai kênh dựa vào phương trình tải và Erlang trên
một cell, được chỉ ra trong bảng 4-11. Hiệu suất trunking được chỉ ra trong bảng 4-11
được định nghĩa như là dung lượng nghẽn cứng chia cho số kênh. Hiệu suất trunking
càng thấp, tải trung bình càng thấp, dung lượng có thể mượn từ các cell lân cận càng
nhiều, và dung lượng mềm có được càng lớn.
Bảng 4- Ví dụ trong tính toán dung lượng mềm
Thông số Giá trị
Tốc độ bit Thoại: 12.2 kbps
Dữ liệu thời gian thực: 16-144kbps
Hoạt động thoại Thoại 67%
Dữ liệu 100%
Eb/N0 Thoại: 4dB
Dữ liệu 16-32 kbps: 3dB
Dữ liệu 64Kbps: 2dB
Dữ liệu 144kbps: 1.5dB
I 0.55
Mức tăng tạp âm 3dB (=50% hệ số tải)
Xác suất nghẽn 2%

Bảng 4- Tính toán dung lượng mềm trên đường lên.


Tốc độ bit Các kênh Dung lượng Hiệu suất Dung lượng Dung lượng
(kbps) trên một cell nghẽn cứng trunking nghẽn mềm mềm
12.2 60.5 50.8 Erl 84% 53.5Erl 5%
16 39.0 30.1 Erl 77% 32.3Erl 7%
32 19.7 12.9 Erl 65% 14.4Erl 12%
64 12.5 7.0 Erl 56% 8.2Erl 17%
144 6.4 2.5 Erl 39% 3.2Erl 28%
Chú ý rằng càng có nhiều dung lượng mềm cho các tốc độ bit cao hơn so với tốc
độ bit thấp. Mối quan hệ này được chỉ ra trong hình 4-6

100
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Hình 4- Dung lượng mềm là một hàm số của tốc độ bit cho các kết nối thời gian thực.
Chú ý rằng tổng số dung lượng mềm cũng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng
và vào quá trình quy hoạch mạng ảnh hưởng tới giá trị i. Dung lượng mềm có thể thu
được chỉ khi thuật toán quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến có thể sử dụng một dung
lượng cao hơn trong một cell nếu các cell lân cận có tải thấp hơn. Điều này có thể đạt
được nếu thuật toán quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến dựa vào nhiễu mà không phải
tốc độ bit hay số các kết nối.
Dung lượng mềm tương tự cũng tồn tại trên đường xuống WCDMA đồng thời
trong cả GSM nếu áp dụng thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến dựa vào nhiễu.

4.3 Quy hoạch vùng phủ và dung lượng chi tiết.

4.3.1 Dự đoán vùng phủ và dung lượng lặp.


Phần này sẽ trình bày việc hoạch định chi tiết vùng phủ và dung lượng. Trong
pha hoạch định chi tiết, cần dữ liệu truyền thực tế từ các vùng hoạch định, cùng với
mật độ người sử dụng được tính toán và lưu lượng người sử dụng. Các thông tin về
các site trạm gốc đang tồn tại cũng cần để tận dụng các sự đầu tư cho các site đã có.
Đầu ra của hoạch định chi tiết vùng phủ và dung lượng là vị trí trạm gốc, cấu hình và
các thông số.

101
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Phaân boángöôø i söûduïng ñeán caù


c vuøng caàn
tính toaù
n (moät caùch ngaãu nhieân hoaëc döïa
vaøo thoâ
ng tin töøcaù
c heäthoáng hieän coù
)

Tính toaù
n caù
c möù
c nhieã
u

Ñuù
ng L oaïi boûmoä t hay moä t soá
Taû
i cell >Taûi döï
ngöôø i söûduïng moä t caù
ch
ñoaùn lôù
n nhaát
ngaãu nhieâ n taïi cell ñoù
.

Sai

Vieä
c laë
p hoaø
n thaø
nh, ñöa ra keá
t quaû
:
- Caùc vuø
ng phuû
- Dung löôïng treâ
n moät cell

Hình 4- Quá trình tính toán vùng phủ và dung lượng lặp

Bởi vì trong WCDMA tất cả người sử dụng đang chia sẻ các nguồn tài nguyên
nhiễu trong giao diện vô tuyến nên không thể phân tích một cách độc lập. Mỗi người
sử dụng đều ảnh hưởng đến các người khác và làm cho công suất phát của chúng thay
đổi. Sự thay đổi bản thân chúng lại gây ra sự thay đổi và cứ như vậy. Vì thế, toàn bộ
quá trình dự đoán phải được thực hiện một cách lặp đi lặp lại cho đến khi công suất
phát ổn định. Tốc độ máy di động, hiện trạng kênh đa đường và các tốc độ bit, các
kiểu dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng hơn so với các hệ thống di động 2G. Hơn
thế nữa, điều khiển công suất nhanh trên cả đường lên và đường xuống, chuyển giao
mềm và mềm hơn, các kênh đường xuống trực giao cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
kỹ thuật của hệ thống. Sự khác nhau giữa dự đoán vùng phủ trong hệ thống WCDMA
và TDMA/FDMA là sự tính toán nhiễu trong WCDMA là chủ yếu trong pha dự đoán.
Trong quá trình hoạch định vùng phủ GSM hiện hành, độ nhạy thu trạm gốc thường
được coi là hằng số và ngưỡng phủ sóng giống nhau cho mỗi trạm gốc. Trong trường
hợp độ nhạy thu của trạm gốc phụ thuộc vào số người sử dụng và tốc độ bit sử dụng
trong tất cả các cell, vì thế nó là các chi tiết riêng của dịch vụ và của cell. Cũng chú ý
rằng trong các mạng 3G, đường xuống có thể có tải cao hơn trên đường lên. Việc tính
toán vùng phủ và dung lượng lặp được thực hiện theo sơ đồ sau hình 4-7.
4.3.2 Công cụ hoạch định.

102
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Trong các hệ thống 2G, việc hoạch định chi tiết tập trung chủ yếu vào hoạch định
vùng phủ. Trong các hệ thống 3G, việc hoạch định nhiễu chi tiết và phân tích dung
lượng cần thiết hơn tối ưu vùng phủ. Các công cụ cần thiết hỗ trợ các nhà quy hoạch
để tối ưu cấu hình trạm gốc, việc chọn lựa anten, các hướng đặt của anten, vị trí các
site, để đáp ứng chất lượng của các dịch vụ và các yêu cầu dung lượng, dịch vụ với
chi phí nhỏ nhất. Để đạt được kết quả tối ưu, công cụ phải có đầy đủ các kiến thức của
thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến để thực hiện vận hành và tạo ra các quyết định,
giống như trong mạng thực tế. Xác suất vùng phủ sóng đường lên và đường xuống
được xác định cho một dịch vụ đặc biệt bằng kiểm tra tính sẵn sàng của dịch vụ trong
mỗi vị trí hoạch định.

Pha hoạch định chi tiết không khác nhiều so với hoạch định mạng 2G. Các site và
sector được đặt vào công cụ. Sự khác nhau chính là tầm quan trọng của lớp lưu lượng.
Các phương pháp phân tích chi tiết được đề xuất sử dụng các trạm gốc rời rạc trong
phân tích của WCDMA. Mật độ trạm gốc trong các cell khác nhau nên dựa vào các
thông tin lưu lượng thực tế. Các điểm quan trọng nên được xác định như là một đầu
vào để phân tích chính xác.

Công cụ hoạch định ở đây là một bộ mô phỏng tĩnh dựa vào điều kiện trung bình
và các thông tin nhanh từ mạng có thể được lấy ra.còn bộ mô phỏng động bao gồm
các mô hình di động và mô hình lưu lượng chúng có thể được phát triển và thử
nghiệm các thuật toán quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến trong môi trượng thực tế, và
kết quả của sự mô phỏng này là đầu vào cho công cụ hoạch định mạng. Ví dụ như
hiệu suất thực tế của thuật toán chuyển giao với các lỗi đo đạc và trễ có thể được kiểm
tra trong công cụ động và kết quả được đưa và công cụ hoạch định mạng. Việc kiểm
tra các thuật toán RRM yêu cầu mô hình chính xác của hiệu suât liên kết WCDMA, và
vì thế một sự giải quyết về mặt thời gian tương ứng với tần số điều khiển công suất là
1.5kHz được sử dụng trong bộ mô phỏng động.

4.3.2.1 Sự lặp lại trên đường lên và đường xuống.


Mục tiêu của sự lặp lại đường lên là phân bố các công suất phát của trạm di động
được mô phỏng để giá trị các mức nhiễu và độ nhạy thu trạm gốc hội tụ. Mức độ nhạy
thu trạm gốc được sửa đúng bởi mức nhiễu đường lên được tính toán (mức tăng tạp
âm) và vì thế là chi tiết riêng của cell. Ảnh hưởng của tải đường lên đối với độ nhạy
thu được tính bởi -10log10(1-ηUL ). Trong sự lặp lại đường lên các công suất phát của
MS được tính toán dựa vào mức độ nhạy thu của máy chủ tốt nhất, dịch vụ, tốc độ và
suy hao liên kết. Các công suất phát được so sánh với công suất phát lớn nhất cho
phép của các MS, và các MS vượt quá giới hạn này sẽ bị đẩy ra ngoài. Nhiễu có thể

103
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

được tính toán lại và các giá trị tải mới và các độ nhạy cho mỗi trạm gốc được ấn
định. Nếu hệ số tải đường lên cao hơn giới hạn thiết lập, các MS di chuyển ngẫu nhiên
từ các cell tải nhiều nhất đến các sóng mang khác (nếu phổ cho phép) hoặc bị đẩy ra.
Mục đích của việc lặp đường xuống là để phân phối một cách chính xác các công
suất phát trạm gốc đến mỗi trạm di động cho tới khi tín hiệu thu tại trạm di động đáp
ứng tỷ số Eb/N0 mục tiêu.
4.3.2.2 Mô hình hoá các chỉ tiêu mức liên kết.
Trong quá trình định cỡ và hoạch định chi tiết cần phải làm đơn giản hoá sự tiêu
tốn liên quan đến các kênh truyền sóng đa đường, bộ phát và bộ thu. Một mô hình
truyền thống là sử dụng tỷ số Eb/N0 thu trung bình đảm bảo chất lượng của các dịch
vụ yêu cầu, bao gồm ảnh hưởng của hiện trạng trễ công suất. Trong các hệ thống sử
dụng điều khiển công suất nhanh, tỷ số Eb/N0 thu trung bình không đủ để đặc trưng
cho ảnh hưởng của các kênh vô tuyến đối với các chỉ tiêu của mạng. Sự phân bố công
suất phát phải được quan tâm khi mô hình hoá các chỉ tiêu mức liên kết trong khi tính
toán ở mức mạng. Một phương pháp hợp lý cho đường lên WCDMA thể hiện rằng do
yêu cầu Eb/N0 trung bình thu được, một mức tăng công suất phát trung bình cần thiết
để tính toán nhiễu. Hơn nữa, khoảng hở điều khiển công suất phải cần thiết trong tính
toán quỹ đường truyền cho phép điều khiển công suất theo được phadinh nhanh tại
biên giới cell.
Các đa liên kết được quan tâm trong bộ mô phỏng khi tính toán độ lợi chuyển
giao mềm trong công suất thu và phát trung bình và khoảng hở điều khiển công suất.
Trong suốt quá trình mô phỏng các công suất phát được tính chính xác bởi hệ số hoạt
động thoại, độ lợi chuyển giao mềm và mức tăng công suất trung bình cho mỗi trạm di
động.
4.4 Minh hoạ.

Ta nghiên cứu quy hoạch một vùng đô thị ở Phần Lan, diện tích 12x12 (km 2).
Yêu cầu xác suất vùng phủ của trạm điều khiển cho các dịch vụ 8kbps, 64kbps,
384kbps đã được thiết lập, tương ứng là 95%, 80%, 50% hay tốt hơn. Pha hoạch định
bắt đầu bằng việc tính toán quỹ đường truyền và chọn lựa vị trí các site. Trong pha kế
tiếp các vùng thống trị cho mỗi cell được tối ưu. Trong ví dụ này, các vùng chính chỉ
liên quan đến các điều kiện truyền sóng. Độ nghiêng, và phương hướng của anten, và
vị trí các site có thể thay đổi để đạt được các vùng chính rõ ràng cho các cell. Tối ưu
vùng thống trị chủ yếu là tối ưu nhiễu, điểu khiển xác suất chuyển giao mềm và vùng
chuyển giao mềm. Các chỉ tiêu về nhiễu và chuyển giao mềm/mềm hơn được coi là
cải thiện dung lượng mạng. Một số giả định dùng trong bộ mô phỏng chỉ ra trong
bảng 4-13.

104
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Bảng 4- Các thông số sử dụng trong bộ mô phỏng


Giới hạn tải đường lên 75%
Công suất phát lớn nhất của trạm gốc 20W (43dBm)
Công suất phát lớn nhất của trạm di động 300 mW (=25 dBm)
Phạm vi thay đổi của điều khiển công suất MS 70dB
Độ tương quan phadinh chậm(normal-log) giữa các BS 50%
Độ lệch chuẩn cho phadinh chậm 6dB
Hiện trạng kênh đa đường ITU Vehicular A
Các tốc độ trạm di động 3km/h và 50km/h
Các dạng tạp âm trạm di động/ trạm gốc 7dB/5dB
Cửa sổ bổ sung chuyển giao mềm -6dB
Công suất kênh hoa tiêu 30dBm
Công suất kết hợp cho các kênh chung khác 30dBm
Hệ số trực giao đường xuống 0.5
Hệ số hoạt động của thoại/dữ liệu 50%/100%
Các anten trạm gốc 650/ 17dBi
Các anten trạm di động thoại /dữ liệu Đa hướng / 1.5dBi

Ta phân tích quá trình triển khai định cỡ mạng vô tuyến cho vùng dân cư như
sau. Trong đồ án này chỉ tiến hành tính toán cho dịch vụ thoại 8kbps, các dịch vụ khác
tính toán tương tự chỉ cần thay đổi thông số.
Bước1: Căn cứ vào vịêc giả đinh thông số trên cùng với các yêu cầu 3GPP, ta lập
quỹ đường truyền cho dịch vụ thoại 8kbps, trong xe hơi, tốc độ 50km/h, ứng với xác
suất phủ sóng của trạm gốc là lớn nhất 95% như trong bảng 4-14.
Lưu ý: với hệ số tải đường lên 75%, ta tính được độ dự trữ nhiễu = mức tăng tạp âm
đường lên NR(UL) = -10log10(1- ηUL ) =10 log10 (1 – 0.75) = 6dB.
Bảng 4- Quỹ đường truyền dịch vụ thoại 8kbps
Dịch vụ thoại 8 kbps (50 km/h, trong xe hơi)
Trạm phát (máy di động)
Công suất phát lớn nhất của MS [W] 0.3
Công suất phát lớn nhất của MS [dBm] 25.0 A
Độ tăng ích của anten MS [dBi] 0.0 B
Suy hao cơ thể [dB] 3.0 C
Công suất bức xạ đẳng hướng(EIRP) [dBm] 22.0 d =a+b-c
Trạm thu (Trạm gốc)
Mật độ tạp âm nhiệt [dBm/Hz] -174.0 E
Dạng nhiễu bộ thu trạm gốc [dB] 5.0 F
Mật độ tạp âm bộ thu [dBm/Hz] -169.0 g=e+f
Công suất tạp âm bộ thu [dBm] -103.2 h=g+10*log(3840000)
Độ dữ trữ nhiễu [dB] 6.0 I
Tạp âm hiệu dụng tổng cộng + nhiễu [dBm] -97.2 j =h+i
Độ lợi xử lý [dB] 26.8 k=10*log (3840/8)
Eb/N0 yêu cầu [dB] 5.0 L
Độ nhạy thu [dBm] -119.0 m =l-k+j

105
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Độ tăng ích anten trạm gốc [dBi] 18.0 N


Suy hao cáp bên trong trạm gốc [dB] 2.0 O
Độ dự trữ phadinh nhanh [dB] 0.0 P
Suy hao đường truyền lớn nhất [dB] 157.0 q=d-m+n-o-p
Các thành phần khác
Độ dữ trữ phadinh normal log [dB] 6.0 r
Độ lợi chuyển giao mềm [dB], nhiều cell 6.0 s
Suy hao do ở trong xe [dB] 8.0 t
Suy hao truyền sóng được phép đối với 149.0 u= q - r + s-t
phạm vi của cell [dB]

Bước 2: Tính theo mô hình Walfish –Ikegami(COST 231) cho cell macro vùng đô
thị với các giả định như sau:
- Tần số sóng mang fc = 1950MHz
- Độ cao anten trạm gốc hb = 40m,
- Độ cao anten MS hm =2m
- Độ cao trung bình của toà nhà hr= 42m
- Độ rộng đường phố W= 20m
- Khoảng cách trung bình giữa các toà nhà b = 45m.
- Góc tạo với đường phố, Φ = 900
- Trạm gốc kiểu 3-sector (K=1.95),
*Tính toán cụ thể:
∆hm = hr – hm = 42 – 2 = 40m
∆hb = hb – hr = 40 – 42 = –2m
L0 = 4 – 0.114( Φ – 55) = 4 – 0.114(90 – 55) = 0
Lbsh = –18log1011 + ∆hb = –18log1011 + (–2) = –20.75dB
Vì hb < hr , ta có :
ka = 54 – 0.8 hb = 54 – 0.8 x 40 = 22
kd = 18
kf = 4 +1.5 (fc/925 –1) = 4 +1.5 (1950/925 –1) = - 5.66
Suy hao trong không gian tự do:
Lf = 32.4 + 20log10R + 20log101950 = 98.2 + 20log10R
Suy hao tán xạ và khúc xạ:
Lrts = -16.9 – 10 log10W + log10 fc+ 20log10 ∆hm + L0
= -16.9 – 10 log1020 + log101950 + 20log1040 + 0
= 35 dB
Suy hao đa màn chắn(multiscreen):
Lms = Lbsh + ka + kd log10R + kf log10 fc – 9log10b
= -20.75 + 22 + 18 log10R + 18 log10 1950 – 9log1045

106
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

= 4.97 + 18 log10R
Suy hao đường truyền cho phép:
L50 = Lf + Lrts + Lms
L50 = 98.2 + 20 log10R + 35 + 4.97 +18 log10R
L50 ≈ 138 + 38 log10R
Theo tính toán trong quỹ đường truyền (hàng u) ta có L =149.0 dB. Suy ra bán
kính phủ sóng của trạm gốc là R ≈ 1.93 Km, diện tích phủ sóng của trạm gốc = Kx R2
=1.95 x 1.932 =7.4 Km2. Số lượng cell site = S/7.4 =12x12/7.4 ≈ 19 site macro 3
sector.
Việc hoạch định bao gồm 19 site macro 3sector, và vùng phủ trung bình của site
là 7.4km2. Trong các vùng đô thị giới hạn đường lên được thiết lập là 75% tương ứng
với mức tăng tạp âm là 6dB. Trong trường hợp tải vượt quá, số MS cần thiết phải bị
đẩy ra một cách ngẫu nhiên (hoặc là bị di chuyển đến một sóng mang khác) từ các cell
quá tải. Hình 4-8 mô tả toàn cảnh của mạng, và bảng 4-15 chỉ ra sự phân bố người sử
dụng trong quá trình mô phỏng.

107
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

Hình 4- Toàn cảnh mạng. Kích thước vùng là 12 x12 km2 và được phủ sóng bởi 19 site, mỗi
site 3sector.

Bước 3: Định cỡ dung lượng. Ta có thể tính toán dung lượng ban đầu của một cell
dựa vào phương trình hệ số tải (hệ số tải đường lên ) theo công thức (4.7). Coi tất cả N
người sử dụng có các thông số như nha ta có
N
1
η UL = (1 + i ) ⋅ ∑ L j = (1 + i ) ⋅ N ⋅
W
j =1
1+
(E b /N 0 ) ⋅ R ⋅ν

Với các thông số: ηUL = 0.75; Eb/N0 = 5dB (= 3.16); W= 3.84 Mcps; R= 8kbps; ν =
0.5; i = 0.65. Ta tính được số người đồng thời sử dụng dịch vụ thoại 8 kbps lớn nhất
trên một cell là N =138 người, trên toàn vùng là 19 x 138 = 2622 người.
Quá trình mô phỏng bằng cách thử nghiệm một số người sử dụng với 3 dịch vụ
8kbps, 64kbps, 384kbps, được tiến hành và các kết quả đo đạc như sau:
Bảng 4- Sự phân bố người sử dụng
Các dịch vụ quy ra tốc độ (kbps) Số người sử dụng trên một dịch vụ

108
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

8 kbps 1735
64 kbps 250
384 kbps 15

Ba trường hợp tốc độ di động được mô phỏng là : 3km/h, 50m/h, và trường hợp
không di chuyển. Trong trường hợp không di chuyển, một nửa người sử dụng là người
đi bộ (3km/h) và nửa còn lại có tốc độ là 50km/h.
Bảng 4- Thông lượng cell, tải và tổng phí chuyển giao mềm.
Tải cơ bản: tốc độ di động là 3km/h, số người sử dụng được
phục vụ:1805
Thông Thông lượng Tổng phí
Cell ID lượng UL DL (kbps) Tải UL SHO
cell 1 728 720 0.5 0.34
cell 2 208.7 216 0.26 0.5
cell 3 231.2 192 0.24 0.35
cell 4 721.6 760 0.43 0.17
cell 5 1508.8 1132.52 0.75 0.22
cell 6 762.67 800 0.53 0.3
Trung bình 519.2 508.85 0.37 0.39

Tải cơ bản: tốc độ di động là 50 km/h, số người sử dụng được


phục vụ:1777
Thông Thông lượng Tổng phí
Cell ID lượng UL DL (kbps) Tải UL SHO
cell 1 672 710.67 0.58 0.29
cell 2 208.7 216 0.33 0.5
cell 3 226.67 192 0.29 0.35
cell 4 721.6 760 0.5 0.12
cell 5 1101.6 629.14 0.74 0.29
cell 6 772.68 800 0.6 0.27
Trung bình 531.04 506.62 0.45 0.39

Tải cơ bản: tốc độ di động là 50km/h, và 3km/h số người sử


dụng được phục vụ:1802
Thông lượng Thông lượng Tổng phí
Cell ID UL DL (kbps) Tải UL SHO
cell 1 728 720 0.51 0.34
cell 2 208.7 216 0.29 0.5
cell 3 240 200 0.25 0.33
cell 4 730.55 760 0.44 0.2
cell 5 1162.52 780.92 0.67 0.33

109
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

cell 6 772.68 800 0.55 0.32


Trung bình 525.04 513.63 0.4 0.39

Bảng 4- Ảnh h ưởng tốc độ trạm di động đến thông lượng và xác suất phủ sóng
Tốc độ di động đã thử nghiệm
Tải cơ bản: Tốc độ di
động 3km/h 3 km/h 50 km/h
8 kbps 96.60% 97.70%
64 kbps 84.60% 88.90%
384 kbps 66.90% 71.40%
Tốc độ di động đã thử nghiệm

Tải cơ bản: Tốc độ di 3 km/h 50 km/h


động 50 km/h
8 kbps 95.50% 97.10%
64 kbps 82.40% 87.20%
384 kbps 63.00% 67.20%
Tốc độ di động đã thử nghiệm
Tải cơ bản: Tốc độ di 3 km/h 50 km/h
động 3 and 50 km/h
8 kbps 96.00% 97.50%
64 kbps 83.90% 88.30%
384 kbps 65.70% 70.20%

Trong tất cả 3 trường hợp mô phỏng, thông lượng cell tính bằng kbps và xác
suất phủ sóng cho mỗi dịch vụ đều được quan tâm. Hơn thế nữa, xác suất chuyển giao
mềm và hệ số tải đều được đo đạc. Bảng 4-16 và 4-17 chỉ ra kết quả mô phỏng cho
thông lượng cell và xác suất phủ sóng. Tải đường lên lớn nhất được thiết lập là 75%
theo bảng 4-13. Chú ý rằng trong bảng 4-16 có một số cell tải thấp hơn 75% và tương
ứng với dung lượng cũng thấp hơn giá trị lớn nhất cho phép có thể đạt được. Lý do là
lưu lượng yêu cầu không đủ lớn trong vùng để tải các cell. Tải trong cell 5 là 75%.
Cell5 được đặt trong góc dưới bên phải của hình 4-8 và không có các cell khác gần
cell 5. Vì thế, cell đó có thể tập hợp nhiều hơn lưu lượng hơn các cell khác. Cell 2 và
3 nằm ở giữa vùng và không đủ lưu lượng để tải đủ cho cell.
4.5 Tối ưu mạng.

Tối ưu mạng là một quá trình để cải thiện toàn bộ chất lượng mạng khi đã thử
nghiệm bới các thuê bao di động và đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên mạng được sử
dụng một cách hiệu quả. Quá trình tối ưu bao gồm:

1. Đo đạc hiệu năng (các chỉ tiêu kỹ thuật).


2. Phân tích các kết quả đo đạc.

110
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

3. Điều chỉnh mạng.


Quá trình tối ưu được chỉ ra trong hình 4-9.
Caù
c boächæ thò
Ño ñaïc chæ
tieâ
u chæ
tieâ
u kyõthuaät
kyõthuaä
t chính

Caäp nhaät caù


c
thoâ
ng soá, caá
u
hình site

Ñieà
u chæ
nh maïng
Phaân tích caù
c chæ
tieâ
u kyõthuaät

Hình 4- Quá trình tối ưu mạng.


Giai đoạn đầu của quá trình tối ưu mạng là định nghĩa các chỉ thị hiệu năng
chính bao gồm các các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo ngoài hiện
trường hay bất kỳ thông tin khác có thể sử dụng để xác định chất lượng dịch vụ.

Việc đo đạc có thể được thực hiện bằng cách thử nghiệm UE và từ các phần tử
của mạng. Các công cụ đo được chỉ ra trong hình 4-10. UE cung cấp các số liệu thích
hợp như công suất phát đường lên; tốc độ và xác suất chuyển giao mềm; Eb/N0 của
CPICH; BLER đường xuống… Các phần tử mạng vô tuyến có thể cung cấp các thông
số đo đạc ở mức cell và mức kết nối: BLER đường lên, công suất phát đường xuống.
Thông số đo đạc mức kết nối từ UE và từ mạng rất quan trọng để vận hành mạng và
cung cấp QoS cần thiết cho dịch vụ. Thông số đo đạc ở mức cell quan trọng hơn trong
pha tối ưu dung lượng, gồm: tổng công suất thu và tổng công suất phát

Mục đích của việc phân tích các kết quả đo đạc tức là phân tích chất lượng mạng
là cung cấp cho nhà khai thác một cái nhìn tổng quan về chất lượng và hiệu năng
mạng. Phân tích chất lượng và báo cáo bao gồm việc lập kế hoạch về các trường hợp
đo tại hiện trường và đo bằng hệ thống quản lý mạng. Sau khi đã đặc tả các chỉ tiêu
chất lượng dịch vụ và đã phân tích số liệu thì có thể lập ra báo cáo điều tra. Đối với hệ
thống thông tin di động thế hệ 2, thì chất lượng bao gồm: thống kê các cuộc gọi bị rớt,
phân tích nguyên nhân bị rớt, thống kê chuyển giao và kết quả đo các lần gọi thành

111
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

công. Các hệ thống thông tin di động thế hệ 3 có các dịch vụ rất đa dạng nên cần phải
đưa ra các định nghĩa mới về chất lượng dịch vụ.

Hieå
n thòvaøphaâ
n tích
caù
c thoâ
ng soáño ñaïc

OSS

Scanner

Iub

BTS RNC

Ño ñaïc töøcaù
c
phaà
n töûmaïng
Ño ñaïc ôûmaù
y di
UE ñoäng

Hình 4- Đo đạc hiệu năng của mạng


Ở hệ thống thông tin di động thế hệ 3 thì cần phải tối ưu hoá mạng một cách tự
động. Vì hệ thống này có nhiều dịch vụ hơn các hệ thống thế hệ 2, nên việc tối ưu hoá
bằng nhân công sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tối ưu hoá tự động phải cung cấp câu trả
lời nhanh cho các điểu khiển thay đổi lưu lượng trong mạng.

Với sự trợ giúp của hệ thống quản lý mạng công suất có thể phân tích hiệu năng
quá khứ, hiện tại và dự báo tương lai của mạng. Ngoài ra, có thể phân tích hiệu năng
của các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến RRM và các thông số của chúng bằng
cách sử dụng bộ chỉ thị hiệu năng chính (KPI). KPI là tổng công suất phát trạm gốc,
tổng phí chuyển giao mềm; tốc độ ngắt cuốc gọi; trễ dữ liệu gói... Sau đó tiến hành so
sánh KPI với các giá trị mục tiêu sẽ chỉ ra các vấn đề tồn tại của mạng để có thể tiến
hành điều chỉnh mạng.

Việc điều chỉnh mạng bao gồm: cập nhật các thông số RRM (ví dụ các thông số
chuyển giao; các công suất kênh chung; số liệu gói); thay đổi hướng anten trạm gốc,
có thể điều chỉnh hướng anten trạm gốc bằng bộ điều khiển từ xa trong một số trường
hợp (như khi vùng chồng lấn với cell lân cận quá lớn, nhiễu cell cao và dung lượng hệ
thống thấp).

112
Chương 4 - Quy hoạch mạng vô tuyến WCDMA

4.6 Tổng kết.

Chương này trình bày các khía cạnh cần thiết để tiến hành quy hoạch mạng vô
tuyến WCDMA, trong đó quá trình định cỡ mạng được trình bày tương đối chi tiết
bằng việc phân tích tính toán quỹ đường truyền vô tuyến, để đưa ra được số trạm gốc,
phạm vi phủ sóng của BS hay bán kính của cell. Việc phân tích dung lượng bao gồm
việc tính toán hệ số tải đường lên và đường xuống sẽ cho biết sẽ đảm bảo hỗ trợ tải dự
kiến, hoặc với tải dự kiến cho trước có thể tính được số kênh lưu lượng (số người sử
dụng trên một cell) ứng với các dịch vụ khác nhau. Trong chương này ảnh hưởng của
tải trên giao diện vô tuyến đến vùng phủ sóng trên cả đường lên và đường xuống;
dung lượng mềm, một đặc trưng của hệ thống mà đánh giá tải trên giao diện vô tuyến
dựa vào cũng được phân tích và tính toán. Trong bai giang này, quá trình định co thực
chất chỉ tiến hành định cớ mạng trên giao diện Uu, và được minh họa bằng một ví dụ
quy hoạch mạng vô tuyến cho một vùng dân cư ở Phần Lan.

Trong chương này, các quá trình quy hoạch vùng phủ và dung lượng chi tiết; quá
trình tối ưu mạng vô tuyến WCDMA cũng được phân tích. Đây là 2 quá trình đỏi hỏi
những dữ liệu thực tế khi mạng đã đi vào hoạt động hoặc trong quá trình thử nghiệm,
nhưng là một phần rất quan trọng để làm cho mạng hoạt động có hiệu quả: cung cấp
chất lượng dịch vụ cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, đồng thời tồn tại song
song với các hệ thống thông tin di động thế hế trước. Nhìn chung quá trình quy hoạch
mạng vô tuyến WCDMA tương đối phức tạp đòi hỏi các công cụ hoạch định tương
đối phức tạp.

113
KẾT LUẬN

KẾT LUẬN
Hiện nay thuật ngữ 3G không còn xa lạ trên với những tổ chức cá nhân liên quan
đến lĩnh vực viễn thông và thậm chí cả những người sử dụng dịch vụ viễn thông di
động trên toàn thế giới. Là một trong hai phương án kỹ thuật được coi là có khả năng
triển khai rộng rãi khi phát triển hệ thống thông tin di động lên 3G (WCDMA, và
cdma2000), WCDMA được coi là công nghệ truy nhập vô tuyến có thể đáp ứng
những chỉ tiêu của hệ thống thông tin di động thế hệ 3: là hệ thống truyền thông đa
phương tiện; giao tiếp giữa người-với-người có thể tăng cường bằng các hình ảnh âm
thanh có chất lượng cao, khả năng truy cập thông tin và dịch vụ ở các mạng công
cộng, mạng cá nhân hỗ trợ tốc độ dữ liệu cao và xử lý linh hoạt.

Nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật của công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA
trong hệ thống thông tin di động UMTS là một công việc rất quan trọng trước khi triển
khai hệ thống vào thực tế.:

- Bai giang đã trình bày được khái quát các xu hướng phát triển của hệ thống
thông tin di động trên thế giới, các tổ chức chuẩn hoá 3G, các con đường tiến lên
3G.

- Trình bày các đặc trưng kỹ thuật của công nghệ CDMA băng rộng trong hệ
thống thông tin di động toàn cầu UMTS.

- Phân tích các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến, đặc biệt là hai thuật toán
quan trọng nhất, đặc trưng nhất của WCDMA so với các hệ thống thông tin di
động trước đó. Đây là một bước quan trọng cho công việc quy hoạch mạng truy
nhập vô tuyến WCDMA.

- Trình bày các bước, các khía cạnh quan trọng khi tiến hành quá trình quy
hoạch mạng vô tuyến WCDMA.

Tuy nhiên đây là một đề tài tương đối rộng, đang được triển khai ở một số nước
trên thế giới, ở Việt Nam còn rất mới mẻ và đang được nghiên cứu triển khai sao cho
phù hợp với điều kiện thực tế.

Hướng phát triển của đề tài:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh kỹ thuật của công nghệ WCDMA
và hệ thống thông tin di động thế hệ 3 UMTS.

114
KẾT LUẬN

- Nghiên cứu quy hoạch mạng chi tiết, quy hoạch mạng lõi. Tiến hành hoạch
định để xây dựng hệ thống UMTS có thể cùng vận hành với các hệ thống
thông tin di động khác.

- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ quy hoạch mới như anten thông minh,
các thuật toán phát hiện nhiều người sử dụng tại trạm gốc để tăng cường dung
lượng mạng, và vùng phủ sóng của mạng

- Nghiên cứu các giải pháp triển khai hệ thống 3G sử dụng công nghệ
WCDMA tại Việt Nam.

Hà nội 15 tháng 08 năm 2007

115
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A. CÁC TỪ VIẾT TẮT

1xEV- DO 1x Evolution – Data Optimized Pha 1- Tối ưu dữ liệu


3G Third Generation Thế hệ 3
3GPP Third Generation Global Dự án hội nhập toàn cầu thế hệ 3
Partnership Project
3GPP2 Third Generation Global
Partnership Project 2
A.
ACELP Algebraic Code Excited Linear Bộ mã hoá đoán tuyến tính được kích
Prediction Coder thích bởi mã đại số.
AGC Automatic Gain Control Bộ điều khiển tăng ích tự động
AMR Adaptive Multi-Rate codec Bộ mã hoá và giải mã đa tốc độ thích
nghi
AMPS Advanced Mobile Phone System Hệ thống điện thoại di động tiên tiến
ARIB Association of Radio Industry (Mỹ)
Board Hiệp hội công nghiệp vô tuyến của Nhật
Bản
B.
BER Bit Error Rate Tốc độ lỗi bit.
BLER Block Error Rate Tốc độ lỗi Block
BoD Bandwidth on Demand Băng thông theo yêu cầu
BPSK Binary Phase Shift Keying Khoá dịch pha nhị phân.
BSIC Base station identity code Mã nhận dạng trạm gốc
BTS Base Tranceiver Station Trạm gốc
C.
CDG The CDMA Development Group Nhóm phát triển CDMA
CDMA Code Division Multiple Access Truy nhập phân chia theo mã
CN Core Network Mạng lõi
CRC Cylic Redundancy Check Mã vòng kiểm tra dư thừa
CRNC Controlling RNC Bộ RNC đang phụ trách điều khiển
D.
DL Downlink Đường xuống
DRNC Drift RNC Bộ RNC điều khiển trôi
DSSS Direct Sequence Spread Spectrum Hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp
E.
EDGE Enhanced Data Rates for Evolution Các tốc độ dữ liệu tăng cường cho sự tiến
hoá
EIRP Equivalent Isotropic Radiated Power Công suất bức xạ đẳng hướng tương
đương

116
PHỤ LỤC

ETSI European Telecommunication Viện chuẩn hoá viễn thông Châu Âu


Standard Institute
F.
FDD Frequency Division Duplex Phương thức song công phân chia theo
tần số
FDMA Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo tần số
Access
FER Frame Error Rate Tỷ số lỗi khung
G.
GGSN Gateway GPRS Support Node Nút hỗ trợ cổng GPRS
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói chung.
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu.
GSM Global System for Mobile Hệ thống viễn thông di động toàn cầu
Telecommunication
H.
HCM Handover Completion Message Thông điệp hoàn thành chuyển giao
động toàn cầu
HLR Home Location Registor Bộ đăng ký thường trú
HSDPA High Speed Downlink Packet Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao
Access
HO Handover Chuyển giao
I.
IMT-2000 International Mobile Thông tin di động toàn cầu 2000
Telecommunication 2000
IMT- MC IMT- Multicarrier IMT đa sóng mang.
IMT- DS IMT- Direct Sequence IMT trải phổ chuỗi trực tiếp
IMT- TC IMT- Time Code IMT mã thời gian
IMT-SC IMT – Single Carrier IMT đơn sóng mang.
IP Internet Protocol Giao thức Internet
ITU International Telecommunication Liên hợp viễn thông quốc tế.
Union
Iub Giao diện giữa RNC và nút B
Iur Giao diện giữa 2 RNC.
K.
KPI Key performace Indicator Bộ chỉ thị hiệu năng chính.
L.
LOS Line of sight Tầm nhìn thẳng
M.
ME Mobile Equipment Thiết bị di động
MMS Multimedia Messaging Service Dịch vụ nhắn tin đa phương tiện
MRC Maximum Ratio Cobining Kết hợp theo tỷ số lớn nhất

117
PHỤ LỤC

MSC Mobile Service Switching Centre Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di
động.
N.
O.
OVSF Orthogonal Variable Spreading Hệ số trải phổ biến đổi trực giao.
Factor
P.
PCU Packet Control Unit Đơn vị điều khiển gói
PN Pseudo Noise Giả tạp âm
PSMM Pilot Strength Measurement Thông điệp đo đạc cường độ kênh hoa
Message tiêu
Q.
QPSK Quardrature Phase Phase Shift Khoá dịch pha cầu phương.
Keying
R.
RAM Radio Access Mode Chế độ truy nhập vô tuyến.
RAT Radio Access Technology Công nghệ truy nhập vô tuyến.
RNC Radio Network Controller Bộ điều khiển mạng vô tuyến.
RNS Radio Network subsystem Phân hệ mạng vô tuyến
RRC Radio Resoure Control protocol Giao thức điều khiển tài nguyên vô
tuyến
RRM Radio Resouse Management Thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến.
S.
SFN System Frame Number Số hiệu khung hệ thống.
SGSN Serving GPRS Support Node. Nút hỗ trợ GPRS phục vụ
SHO Soft Handover Chuyển giao mềm.
SIP Session Initiation Protocol Giao thức khởi tạo phiên
SIR Signal to Interference Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
SMS Short Messaging Service Dịch vụ nhắn tin ngắn.
SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp âm
SSDT Site Selection Diversity Phát phân tập lựa chọn site
Transmission
SSMA Spread Spectrum Multiple Access Đa truy nhập trải phổ.
T.
TDD Time Division Duplex Phương thức song công phân chia theo
thời gian
TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo thời gian
TPC Transmission Power Control Điều khiển công suất phát
TRHO Traffic Reason Handover Chuyển giao với lý do lưu lượng
U.
UE User Equipment Thiết bị người sử dụng
UL Uplink Đường xuống

118
PHỤ LỤC

UMTS Universal Mobile Hệ thống viễn thông di động toàn cầu.


Telecommunication System
USIM UMTS Subscriber Identify Module Modul nhận dạng thuê bao UMTS
UTRAN UMTS Terrestrial Radio Access Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
Network UMTS
V.
VLR Visitor Location Registor Bộ đăng ký tạm trú
VoIP Voice Over Internet Protocol Truyền thoại qua giao thức Internet.
W.
WCDMA Wideband Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã băng
Access rộng

PHỤ LỤC B. CÁC KÊNH UTRA


Lớp UTRA có ba loại kênh, chúng được ánh xạ tới nhau : các kênh logic ánh xạ vào các
kênh vận chuyển ; các kênh vận chuyển ánh xạ vào các kênh vật lý.
• Các kênh logic :

119
PHỤ LỤC

BCCH Broadcast Control Channel – Kênh điều khiển quảng bá


PCCH Paging Control Channel – Kênh điều khiển tìm gọi
DCCH Dedicated Control Channel – Kênh điều khiển riêng
CCCH Common Control Channel – Kênh điều khiển chung
DTCH Dedicated Traffic Channel – Kênh lưu lượng riêng
CTCH Common Traffic Channel – Kênh lưu lượng chung

• Các kênh vận chuyển:


Có 2 kiểu kênh vận chuyển – kênh chung và kênh riêng.

DCH: Dedicated Transport Channel – Kênh vận chuyển riêng.


DCH mang thông tin riêng của người sử dụng; dữ liệu người sử dụng và các thông tinh
điều khiển cho các lớp trên của lớp vật lý. Chỉ có DCH hỗ trợ điểu khiển công suất và
chuyển giao mềm.

BCH: Broadcast Channel- Kênh quảng bá.


BCH được phát quảng bá từ Node B, mang các thông tin cho toàn bộ cell và vì thế mà có
mức công suất phát khá cao.

FACH: Forward Access Channel - Kênh truy nhập đường xuống.


FACH mang dữ liệu điều khiển trên đường xuống, nhưng nó cũng được yêu cầu việc gửi
dữ liệu gói. Một hệ thống có thể có nhiều kênh FACH

PCH: Paging Channel- Kênh tìm gọi


Kênh đường xuống này bao gồm các thông tin tìm gọi gửi từ mạng để thông báo cho các
thiết bị đầu cuối biết mạng muốn khởi tạo giao tiếp thông tin.

RACH: Random Access Channel – Kênh truy nhập ngẫu nhiên.


RACH được thiết kế để mang các thông tin điều khiển nhưng cũng có thể gửi một lượng
số liệu nhỏ qua nó.

CPCH: Uplink Common Packet Channel – Kênh gói chung đường lên.
Kênh này tương tự như kênh RACH, nó sử dụng để gửi dữ liệu trên đường lên nhưng
việc truyền dẫn có thể diễn ra lâu hơn trong cấu trúc RACH. Cùng với kênh RACH nó
hình thành nên thành phần đối ngược của kênh FACH.

DSCH: Downlink Shared Channel – Kênh chia sẻ đường xuống.


DSCH mang số liệu người sử dụng hoặc là thông tin điều khiển. Đặc điểm chính của
kênh này là có tốc độ bit biến đổi trên cơ sở khung này đến khung khác. DSCH liên kết

120
PHỤ LỤC

với một hay nhiều kênh riêng đường xuống.

• Kênh vật lý.


PCCPCH Primary Common Control Physical Channel – Kênh vật lý điều khiển
chung sơ cấp
SCCPCH Secondary Common Control Physical Channel – Kênh vật lý điều khiển
chung thứ cấp.
PRACH Physical Random Access Channel – Kênh truy nhập ngẫu nhiên vật lý
DPDCH Dedicated Physical Data Channel – Kênh dữ liệu vật lý riêng
DPCCH Dedicated Physical Control Channel – Kênh điều khiển vật lý riêng
PDSCH Physical Downlink Shared Channel – Kênh vật lý chia sẻ đường xuống
PCPCH Physical Common Packet Channel – Kênh vật lý gói chung.
SCH Synchronisation Channel – Kênh đồng bộ
CPICH Common Pilot Channel – Kênh hoa tiêu chung
AICH Acquisition Indication Channel – Kênh chỉ thị giành quyền
PICH Paging Indication Channel – Kênh chỉ thị tìm gọi
CSICH CPCH Status Indication Channel – Kênh chỉ thị trạng thái CPCH
CD/CAICH Collision Detection/Channel Assignment Indicator Channel – Kênh bộ
chỉ thị ấn định kênh/ phát hiện va chạm

PHỤ LỤC C. CÁC MÔ HÌNH TRUYỀN SÓNG.

1. Mô hình thực nghiệm Hata-Okumura.


Suy hao đường truyền trung bình L50 được tính như sau:
*Vùng đô thị:
L50 = 69.55 + 26.16logfc – 13.82loghb – a(hm) + (44.9 – 6.55loghb)logr (1)
Trong đó fc = tần số (MHz)
L50 = suy hao đường truyền trung bình (dB).
hb = độ cao Anten trạm gốc (dB)
hm = hệ số hiệu chỉnh cho độ cao anten (dB)
r = khoảng cách tính từ trạm gốc.

121
PHỤ LỤC

Mô hình Hata áp dụng cho các thông số trong phạm vi như sau:
150 ≤ fc ≤ 1500MHz.
30 ≤ hb ≤ 200 m
1 ≤ hm ≤ 10m.
1 ≤ r ≤ 20 m.
Trong đó a(hm) được tính như sau:
+ Đối với thành phố cỡ trung bình hoặc nhỏ :
a(hm) = (1.1logfc – 0.7) hm – (1.56logfc – 0.8) (dB)
+ Đối với thành phố lớn:
a(hm) = 8.29(log1.54hm)2 – 1.1 dB, với fc ≤ 200 MHz.
Hoặc
a(hm) = 3.2(log11.75hm)2 – 4.79 dB, với fc ≥ 200 MHz.
*Vùng ngoại ô
L50 = L50(đô thị) – 2 [ log(fc/28)2 -5.4] dB
*Vùng mở rộng (nông thôn):
L50 = L50(đô thị) – 4.78(logfc)2 + 18.33logfc – 40.94 Db
2. Mô hình thực nghiệm Walfisch-Ikegami (hoặc COST 231).
Mô hình này sử dụng để tính toán suy hao đường truyền trong môi trường đô thị cho
hệ thống tế bào. Mô hình này được tính toán trong môi trường đô thị trong phạm vi tần số :
800 ≤ fc ≤ 2000MHz.
r
θ
∆hb
hb
∆hm
hR hm
W b
Cell site Mobile

Mô hình truyền sóng Walfish-Ikegami (COST 231)


Mô hình gồm 3 thành phần: suy hao trong không gian tự do; suy hao nhiễu xạ và tán xạ
từ đỉnh mái nhà đến đường phố ; suy hao đa tầng chắn.
L50 = Lf + Lrts + Lms
Hoặc L50 = Lf khi Lrts + Lms ≤ 0
Trong đó :
Lf = suy hao trong không gian tự do
Lrts = suy hao nhiễu xạ và tán xạ từ mái nhà đến đường phố.
Lms = suy hao đa tầng chắn.
Suy hao trong không gian tự do được xác định như sau:
Lf = 32.4 + 20logr +20logfc dB.
Suy hao do tán xạ và nhiễu xạ từ mái nhà đến đường phố được tính như sau:
Lrts = -16.9 - 10logW +10logfc + 20log ∆hm + L0 dB.

122
PHỤ LỤC

Trong đó : W = bề rộng đường phố (m)


∆hm = hr – hm (m)
L0 = - 9.646 dB , 00 ≤ Φ ≤ 350
L0 = 2.5 + 0.075( Φ - 35) dB , 350 ≤ Φ ≤ 550
L0 = 4 + 0.114 ( Φ - 55) dB , 550 ≤ Φ ≤ 900
Trong đó : Φ = góc tương đối hợp giữa máy do động và đường phố.
Suy hao đa tầng chắn được tính như sau:
Lms = Lbsh + ka +kd logr + kflogfc - 9logb dB.
Trong đó:
b = khoảng cách giữa 2 toà nhà dọc theo đường truyền vô tuyến (m)
Lbsh = - 18log11 + ∆hb, hb ≥ hr
Lbsh = 0, hb <hr
ka = 54, hb > hr ,
ka = 54 - 0.8hb r ≥ 500m, hb ≤ hr
ka = 54 – 1.6 ∆hbr, r < 500m , hb ≤ hr
kd = 18 , hb < hr
15 ∆hb
kd = 18 - , hb ≥ hr
∆hm
 fc 
kf = 4 + 0.7  −1 , đối với vùng thành phố cỡ trung bình và vùng ngoại ô với
 925 
mật độ cây cối mức trung bình
 fc 
kf = 4 + 1.5  −1 , đối với vùng đô thị.
 925 
Chú ý :
- Lbsh và ka làm tăng suy hao đường truyền khi độ cao anten trạm gốc giảm
- Mô hình Walfish-Ikegami áp dụng cho phạm vi các thông số sau:
+ 800 ≤ fc ≤ 2000MHz.
+ 4 ≤ hb ≤ 50 (m)
+ 1 ≤ hm ≤ 3 (m)
+ 0.02 ≤ r ≤ 5(km).
- Các thông số mặc định có thể sử dụng cho mô hình:
b = 20 ÷ 50 (m).
W = b/2.
Φ = 900
Độ cao mái nhà = 3m đối với mái dốc, 0m đối với mái bằng.
hr = 3 x số tầng + Độ cao mái nhà.

3. Các mô hình IMT-2000.


IMT-2000 đưa ra các mô hình truyền sóng để tính toán các công nghệ truyền dẫn vô
tuyến mở rộng cho phạm vi rộng các đặc tính môi trường bao gồm: Các thành phố lớn nhỏ,

123
PHỤ LỤC

ngoại ô, vùng nhiệt đới, nông thôn, vùng hoang mạc. IMT-2000 hoạt động ở các môi trường
thích hợp như: bên trong văn phòng, outdoor-to-indoor và môi trường người đi bộ, môi
trường xe cộ.
Các thông số chính của mô hình truyền sóng là:
• Trễ trải rộng, cấu trúc và biến đổi thống kê của nó.
• Quy luật suy hao đường truyền hình học và suy đường truyền vượt mức.
• Fading che bóng.
• Đặc tính fading đa đường, (Phổ Doppler, Rician và Rayleigh).
• Tần số hoạt động.

3.1 Môi hình bên trong văn phòng.


- Đặc trưng bởi các cell nhỏ, công suất phát thấp. Trạm gốc và người đi bộ ở bên trong toà
nhà. Trễ trải rộng từ 35 – 460 ns
- Suy hao trong môi trường này được tính như sau:
L50 = 37 + 30logr + 18.3 F [ ( F +2 ) / ( F +1) −0.46 ]
Trong r = khoảng cách giữa máy phát và máy thu (m)
F = Số các tầng toà nhà trên đường truyền.

3.2 Môi trường người đi bộ và Outdoor-to-Indoor.


- Đặc trưng của môi trường này là các cell nhỏ, công suất phát thấp; các trạm gốc với độ
cao anten thấp va được đặt ở ngoài trời, người sử dụng đi bộ trên đường phố và bên trong
các toà nhà và nơi cư trú. Tr trải rộng RMS từ 100 – 1800 ns
- Suy hao đường truyền của mô hình này được tính như sau:
L50 = 40logr + 30logfc + 49 dB.
Trong đó : fc = tần số sóng mang (MHz)
r = khoảng cách tới trạm gốc.
3.3 Môi trường xe cộ.
- Môi trường gồm các cell lớn hơn, và công suất phát lớn hơn.Trễ trải rộng từ 0.4 – 12 ms.
- Suy hao đường truyền có thể tính như sau:
L50 = 40 (1 – 4 x 10-2 ∆hb )logr – (18log ∆hb) + 21logfc + 80 dB.
Trong đó:
r = khoảng cách giữa trạm gốc và trạm di động (km)
fc= tần số sóng mang (MHz).
∆hb = độ cao anten trạm gốc so với đỉnh mái nhà (m).

124
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. WCDMA for UMTS- Radio Access for Third Generation Mobile


Communications – Harri Holma and Antti Toskala

2. IS – 95 CDMA and cdma2000 – VIJAY K.GARG.

3. 3G cdma2000 Wireless System Engineering – Samuel C. Yang

4. Thông tin di động thế hệ 3. Tập 1, Tập 2 - Nguyễn Phạm Anh Dũng

5. Bài giảng Viba số - Tài liệu cho các lớp cao học – TS. Phạm Công Hùng

6. Studies on Wideband CDMA System – Zhang Ping, Li Zexian, Yang Xinjie,


Chen Yuhua, Chen Zgiqiang, WANG Yuzhen and Hu Xuehong – Bejjing
University of Posts and Telecommunications

7. Soft Handover Issues in Radio Resource Management for 3G WCDMA


Networks – PH.D Thesis of Yue Chen – Queen Mary, University of London

8.WCDMA for UMTS lectures – Nokia Research Centre, Finland.

9. GSM, cdmaOne and 3G Systems - Raymond Steele, Chin-Chun


Lee and Peter Gould - Copyright © 2001 John Wiley & Sons Ltd

10. www.3GPP.org

11. www.vnpt.com.vn.

12. www.3gnewsroom.com

125
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ

i
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

ii

You might also like