You are on page 1of 13

Dạng toán điện phân

Lý thuyết :
- Qúa trình điện phân diễn ra ở ca tốt : Qúa trình khử các ion dương kim loại và H2O

• Điện phân nóng chảy : Thứ tự khử tăng dần từ trái qua phải theo chiều tăng dần tính oxi
hóa của ion kim loại

• Điện phân dung dịch : Các ion kim loại từ : Li+ → Al3+ không bị điện phân (nước sẽ bị
phân ).
- Qúa trình điện phân ở anot (cự dương ) : Thứ tự giảm dần như sau : I- > Br- > I- > H2O (F-
không bị điện phân )
Một vài ví dụ về điện phân :
VD1 : Điện phân dd NaCl :
NaCl → Na+ + Cl-

Catot (-) Anot (+)


+
Na không bị điện phân 2Cl- - 2e → Cl2
2H2O + e → H2 + 2OH-

→ Phương trình : 2Cl- + 2H2O → Cl2 + H2 + 2OH-


2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2
Tương tự với các phương trình điên phân các chất : NaCl , CaCl , MgCl2 , BaCl2 , AlCl3
→ Không thể điều chế kim loại từ : Na → Al bằng phương pháp điên phân dung dịch .
VD2 : Điện phân dung dịch : Cu(NO3)2 :
Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3-

Catot(-) Anot (+)

NO3- không bị điện phân .


Cu2+ + 2e → Cu 2H2O - 4e → 4H+ + O2
→ Phương trình : Cu2+ + H2O → Cu + 2H+ + ½ O2
Cu(NO3)2 + H2O → Cu + 2HNO3 + ½ O2
→ Tương tự với trường hợp điện phân các muối của kim loại yếu từ Zn → Hg với các gốc axit
NO3- , SO42- .
FeSO4 + H2O → Fe + H2SO4 + ½ O2
VD3 : Điện phân dung dịch Na2CO3 :
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

Catot (-) Anot (+)


+
Na không bị điện phân CO32- không bị điện phân
H2O + 2e → H2 + OH- H2O – e → H+ + O2

→ Phương trình : 2H2O → H2 + OH- + H+ + O2


H2O → H2 + O2
→ Tương tự điện phân các dung dich NaNO3 , Ca(NO3)2 , K2SO4 … (Muối của kim loại từ Na +
→ Al3+ với các gốc axit có chứa Oxi ) cũng điện phân tạo ra O2 + H2
Công thức Faraday : Số mol e trao đổi ở mỗi điện cực :
n = It/96500
I là cường độ dòng điện , t là thời gian tính bằng s

Hoặc : n = It/96500.ne
n e : hóa trị của kim loại
Câu 1:Điện phân 100ml dung dịch chứa AgNO3 0.1M và Cu(NO3)2 0.1M với cường độ dòng điện I là
1.93A.Tính thời gian điện phân (với hiệu xuất là 100%).
1)để kết tủa hết Ag (t1)
2)để kết tủa hết Ag và Cu (t2)
a)t1 = 500s, t2 = 1000s b) t1 = 1000s, t2 = 1500s
c)t1 = 500s, t2 = 1200s d) t1 = 500s, t2 = 1500s

n AgNO3 = 0,01 mol ; n Cu(NO3)2 = 0,01 mol


Để điện phân hết AgNO3 :
n 1= It/96500.1 → 0,01 = 1,93.t1 / 96500 → t1 = 500 s

Để điện phân hết 0,01 mol Cu(NO3)2 :


n 2 = It2/96500.2 → 0,01 = 1,93.t2/96500.2 → t2 = 1000 s
→ Tổng thời gian để điện phân hết cả hỗn hợp trên là : t = t1 + t2 = 500 + 1000 = 1500 s
→ Chọn đáp án d .

Câu 2:Điện phân 100ml dung dịch CuSO4 0.2M với cường độ I = 9.65 A.Tính khối lượng Cu bám bên
catot khi thời gian điện phân t1 = 200s và t2 = 500s(với hiệu suất là 100%).
a) 0.32g ; 0.64g b) 0.64g ; 1.28g
c) 0.64g ; 1.32g d) 0.32g ; 1.28g
n CuSO4 = 0,2.0,1 = 0,02 mol
Trước tiên ta cần tính thời gian để điện phân hết 0,02 mol CuSO4 là :
n = It/96500.2 → 0,02 = 9,65.t / 96500.2 → t = 400 s
Phương trình điện phân :
CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + ½ O2

Khi điện phân trong thời gian t1 = 200 s :


n = It/96500.2 = 9,65.200/96500.2 = 0,01 mol → Khối lượng Cu = 0,01.64 = 0,64 gam

Khi điện phân trong 500 s : Vì để điện phân hết 0,02 mol CuSO4 hết 400s , nên 100s còn lại sẽ điện phân
H2O theo phương trình : H2O → H2 + ½ O2
Khối lượng kim loại Cu thu được : 0,02.64 = 1,28 gam
→ Chọn đáp án b .

Câu 3:Điện phân 100ml dung dịch CuSO4 0.1M cho đến khi vừa bắt đầu sủi bọt bên catot thì ngừng điện
phân. Tính pH dung dịch ngay khi ấy với hiệu suất là 100%.Thể tích dung dịch được xem như không đổi.
Lấy lg2 = 0.30.
a) pH = 0.1 b) pH = 0.7 c) pH = 2.0 d) pH = 1.3

Đến khi vừa bắt đầu sủi bọt khí bên catot thì Cu2+ vừa hết .
Điện phân dung dịch : CuSO4 :
CuSO4 → Cu2+ + SO42-

Catot(-) Anot (+)

SO42- không bị điện phân .


Cu2+ + 2e → Cu 2H2O - 4e → 4H+ + O2
0,02  0,01 0,02 -0,02
→ Số mol e cho ở anot = số mol e cho ở catot → n H+ = 0,01 mol
→ [H+] = 0,02/0,1 = 0,2 → pH = -lg0,2 = 0,7 → Chọn đáp án B

Câu 4:Điện phân 100ml dung dịch chứa NaCl với điện cực trơ ,có màng ngăn, cường độ dòng điện I là
1.93A. Tính thời gian điện phân để được dung dịch pH = 12, thể tích dung dịch được xim như không thay
đổi,hiêu suất điện phân là 100%.
a) 100s b) 50s c) 150s d) 200s

Vì dung dịch có PH = 12 → Môi trường kiềm .


p H = 12 → [H+] = 10-12 → [OH-] = 0,01 → Số mol OH- = 0,001 mol
NaCl → Na+ + Cl-

Catot (-) Anot (+)


Na+ không bị điện phân Cl- + 2e → Cl2
2H2O + 2e → H2 + 2OH-
0,001<----------0,001
→ Số mol e trao đổi là : n = 0,001 mol
→ Áp dụng công thức Faraday : n = It/96500 → 0,001 = 1,93.t / 96500
→ t = 50 s

Câu 5:Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 0,2M và AgNO3 0.1M với cường độ dòng điện I = 3.86A.Tính
thời gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám bên catot là 1.72g.Cho Cu =64. Ag = 108.
a) 250s b) 1000s c) 500s d) 750s

Số gam kim loại Ag tối đa được tạo thành : 0,01.108 = 1,08 gam
Số gam Cu tối đa tạo thành : 0,02.64 = 1,28 gam
Vì 1,08 < 1,72 < 1,08 + 1,28 → Điện phân hết AgNO3 , Và còn dư một phần CuSO4
→ Khối lượng Cu được tạo thành : 1,72 – 1,08 = 0,64 gam → n Cu = 0,01 mol
Áp dụng công thức Faraday :
Cho Ag : 0,01 = 3,86.t1 / 96500.1 → t1 = 250s
Cho Cu : 0,01 = 3,86.t2 / 96500.2 → t2 = 500 s
→ Tổng thời gian : 250 + 500 = 750 s
→ Chọn d .

Câu 6:Điện phân 100ml dung dịch CuCl2 0.08M. Cho dung dịch thu được sau khi điện phân tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư thì thu được 0.861g kết tủa. Tính khối lượng Cu bám bên catot và thể tích thu được
bên anot. Cho Cu = 64.
a) 0.16g Cu ; 0.056 l Cl2 b) 0.64g Cu ; 0.112 l Cl2
c) 0.32g Cu ; 0.112 l Cl2 d) 0.64g Cu ; 0.224 l Cl2

n CuCl2 = 0,008 mol


CuCl2 → Cu + Cl2 (1)
0,005 ----0,005 0,005 mol
Dung dịch sau phản ứng có phản ứng với AgNO3 tạo ra kết tủa → CuCl2 dư
CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl ↓
0,003 ---------------------------------------0,006
→ CuCl2 tham gia phản ứng (1) = 0,008 – 0,003 = 0,005 mol
→ Khối lượng Cu = 0,005.64 = 0,32 gam , thể tích khí Cl2 thu được : 0,005.22,4 = 0,112 lít
→ Chọn đáp án C .

Câu 7:Điên phân 100ml dung dịch CuSO4 0.1M với cường độ I = 9,65A.Tính thể tích khí thu được bên
catot và bên anot lúc t1 = 200s và t2 = 300s.
a) catot: 0 ; 112ml và anot: 112 ; 168ml
c) catot: 0 ; 112ml và anot: 56 ; 112ml
b) catot: 112 ; 168ml và anot: 56 ; 84ml
d) catot: 56 ; 112ml và anot: 28 ; 56ml
Điện phân dung dịch : CuSO4 :
CuSO4 → Cu2+ + SO42-

Catot(-) Anot (+)

SO42- không bị điện phân .


Cu2+ + 2e → Cu 2H2O - 4e → 4H+ + O2
Thời gian để điện phân hết : 0,01 mol CuSO4 :
0,01 = 9,65.t / 96500.2 → t = 200 s
Xét ở thời điểm t1 = 200 s → n CuSO4 điện phân hết = 0,01 mol
Phương trình điện phân CuSO4 :
CuSO4 + H2O → Cu + H2SO4 + ½ O2
0,01 0,01 0,005 mol
→ Thể tích khí thu được ở anot : 0,005.22,4 = 0,112 l = 112 ml
Không có khí thoát ra ở catot .
Xét ở thời điểm t2 = 300s , điện phân CuSO4 hết 200s , còn điện phân H2O hết 100s
Điện phân dung dịch : CuSO4 :
CuSO4 → Cu2+ + SO42-

Catot(-) Anot (+)

SO42- không bị điện phân .


Cu2+ + 2e → Cu 2H2O - 4e → 4H+ + O2
0,01--- 0,02 0,03 ------0,0075
H2O + 2e → H2 + OH-
0,01 0,005
Trong 300 s số mol e trao đổi tại hai điện cực là :
n = It/96500 = 300.9,65/96500 = 0,03 mol
Trong khi đó tại catot Cu2+ nhận 0,01.2 = 0,02 mol e → H2O sẽ nhận 0,03 – 0,02 = 0,01 mol e còn
lại
→ Khí thoát ra tại catot : H2 , V = 0,005.22,4 = 0,112 lít
Khí thoát ra tại anot O2 : V = 0,0075.22,4 = 0,168 lít
→ Chọn đáp án A .

Câu 8:Điện phân 100ml dung dịch AgNO3 0.2M. Tính cường độ I biết rằng phải điện phân trong thời
gian 1000s thì bắt đầu sủi bọt bên catot và tính pH của dung dịch ngay khi ấy. Thể tích dung dịch được
xem như không thay đổi trong quá trình điện phân. Lấy lg2 = 0.30.
a) I = 1.93A,pH = 0,7 b) I = 2.86A,pH = 2.0
c) I = 1.93A,pH = 1.3 d) I = 2.86A,pH = 1.7
+ -
AgNO3 → Ag + NO3

Catot(-) Anot (+)

NO3- không bị điện phân .


Ag+ + 1e → Ag 2H2O - 4e → 4H+ + O2
0,02-0,02-----------------------------0,02--0,02
Khi bắt đầu sủi bọt khí ở bên catot có nghĩa là Ag+ vừa hết
n Ag+ = n AgNO3 = 0,2.0,1 = 0,02 mol ,
Theo công thức faraday : n = It/965000 → 0,02 = I.1000/96500 → I = 1,93 A
Theo sơ đồ điện phân : n H+ = 0,02 mol → [H+] = 0,02/0,1 = 0,2 → pH = -lg0,2 = 0,7
→ Chọn đáp án A .
Câu 9:Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 0.1M và MgSO4 cho đến khi bắt đầu sủi bọt bên catot thì
ngừng điện phân. Tinh khối lượng kim loại bám bên catot và thể tích(đktc) thoát ra bên anot.Cho Cu = 64,
Mg = 24.
a) 1.28g; 2.24 lít b) 0.64; 1.12lít
c) 1.28g; 1.12 lít d) 0.64; 2.24 lít

n CuSO4 = 0,02 mol


Vì ion Mg2+ không bị điện phân nên khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí có nghĩa là Cu2+ vừa bị điện phân
hết .
CuSO4 → Cu2+ + SO42-
Catot(-) Anot (+)

SO42- không bị điện phân .


Cu2+ + 2e → Cu 2H2O - 4e → 4H+ + O2
0,02--- 0,04 -- 0,02 0,04 ----------0,01

Khối lượng kim loại thu được ở catot là : 0,02.64 = 1,28 gam , thể tích khí thoát ra ở anot : 0,01.22,4 =
2,24 lít .
→ Chọn đáp án A

Câu 11 : Điện phân 100 ml hỗn hợp dung dịch gồm FeCl3 1M , FeCl2 2M , CuCl2 1M và HCl 2M với
điện cực trơ có màng ngăn xốp cường độ dòng điện là 5A trong 2 giờ 40 phút 50 giây ở catot thu được
A.5,6 g Fe B.2,8 g Fe C.6,4 g Cu D.4,6 g Cu

Theo : n Fe3+ = 0,1 mol ; n Fe2+ = 0,2 mol ; n Cu2+ = 0,1 mol ; n HCl = 0,2 mol
Sắp xếp tính oxi hóa của các ion theo chiều tăng dần : Fe2+ < H+ < Cu2+ < Fe3+
→ Thứ tự bị điện phân :
Fe3+ + 1e → Fe2+ (1)
0,1----0,1---0,1
Cu2+ + 2e → Cu (2)
0,1----0,2---0,1
H+ + 1e → Ho (3)
0,2---0,2
Fe2+ + 2e → Fe (4)

Theo công thức Faraday số mol e trao đổi ở hai điện cực :
n = It/96500 = 5.9650/96500 = 0,5 mol
Vì số mol e trao đổi chỉ là 0,5 mol → Không có phản ứng (4) , kim loại thu được chỉ ở phản ứng (2) →
Khối lượng kim loại thu được ở catot là : 0,1.64 = 6,4 gam
→ Chọn đáp án C.
Câu 12 : Điện phân hoàn toàn dung dịch hỗn hợp gồm a mol Cu(NO3)2 và b mol NaCl với điện cực trơ ,
màng ngăn xốp . Để dung dịch thu được sau khi điện phân có khả năng phản ứng với Al2O3 thì
A. b = 2a B.b > 2a C.b < 2a D.b < 2a hoặc b > 2a
2+
Cu(NO3)2 → Cu + 2NO3-
a a
NaCl → Na+ + Cl-
b b

Catot(-) Anot (+)


+ -
Na không bị điện phân NO3 không bị điện phân .
Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- - 2e → Cl2
→ Phương trình : Cu2+ + 2Cl- → Cu + Cl2 (1)
a b
Nếu dư Cu sau (1) : a > b/2 ( 2a > b ) thì tại Anot có phản ứng : Cu2+ + 2H2O→ Cu + 4H+ + O2
2+

→ Dung dịch thu được có axit nên có phản ứng với Al2O3
Nếu dư Cl- sau (1) : a < b/2 ( b < 2a) → Thì tại catot có phản ứng : 2H2O + 2Cl- → 2OH- + H2 + Cl2
→ Dung dịch thu được có môi trường bazo → Có phản ứng với Al2O3 :
NaOH + Al2O3 → NaAlO2 + H2O
→ Chọn đáp án D .
Câu 13 :Điện phân 500 ml dung dịch A : FeSO4 và KCl với điện cực trơ , giữa các điện cực có màng
ngăn xốp ngăn cách . Sauk hi điện phân xong ở anot thu được 4,48 lít khí B đktc . Ở ca tốt thu được khí C
và bình điện phân thu được dung dịch D . Dung dịch D hòa tan tối đa 15,3 gam Al2O3 .
1.Tính nồng độ mol/l các chất trong A
2.Tính thể tích khí C thoát ra ở catot
3.Sau khi điện phân khối lượng dung dịch A giảm đi bao nhiêu gam ?

FeSO4 → Fe2+ + SO42-


a a
KCl → K+ + Cl-
b b

Catot(-) Anot (+)


-
Na+ không bị điện phân NO3 không bị điện phân .
Fe2+ + 2e → Fe 2Cl- - 2e → Cl2
→ Phương trình : Fe2+ + 2Cl- → Fe + Cl2
a b
Vì dung dịch thu được có phản ứng với Al2O3 lưỡng tính → Có thể môi trường kiềm (Cl- dư ) , Có thể
môi trường axit (Cu2+ dư )
Nếu dư Cl- :
Fe2+ + 2Cl- → Fe + Cl2↑ (1)
Bđ a b
→ Cl- dư = b – 2a mol
a---------------------a
2Cl- + H2O → OH- + Cl2↑ + H2↑(2)
Bđ b – 2a --------- b – 2a b/2-a b-2a
Theo giả thiết : Số mol khí thu được ở anot : Cl2 : a + (b/2-a) = b/2 = 0,2 mol → b = 0,4
2OH- + Al2O3 → 2AlO2- + H2O
0,3---0,15
→ b – 2a = 0,3 mol
→ a = 0,05 mol
Nồng độ mol của FeSO4 = 0,05/0,5 = 0,1M
Nồng độ mol của KCl = 0,4/0,5 = 0,8M
Khí thoát ra ở catot : theo (2) → Số mol H2 = b -2a = 0,4 – 0,1 = 0,3 mol → V H2 = 6,72 lít
Khối lượng dung dịch giảm = Fe + H2 + Cl2 = 0,05.56 + 0,3.2 + 0,2.35,5 = 10,5 g

Nếu Fe2+ dư : Khí thoát ra ở anot là Cl2 và O2


Fe2+ + 2Cl- → Fe + Cl2↑
a b → Fe2+ dư = a – b/2 mol
b-----------b/2
Fe2+ + H2O → Fe + 1/2O2↑ + 2H+ (3)
a-b/2------------------------- a/2-b/4 2a – b
Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O
0,15---0,9
→ 2a – b = 0,9
Tổng Khí Cl2 và O2 : (a/2 – b/4) + b/2 = 0,2 → a + b = 0,4 → giải hệ có nghiệm âm → loại

Câu 14 : Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và CuSO4 0,5M bằng điện cực trơ . Khi ở
catot có 3,2 gam Cu thì thể tích khí thoát ra ở Anot là
A.0,56 lít B.0,84 lít C.0,672 lít D.0,448 lít

CuSO4 → Cu2+ + SO42-


0,1 0,1
HCl → H+ + Cl-
0,02 0,02

Catot(-) Anot (+)


SO42- không bị điện phân .
Cu2+ + 2e → Cu 2Cl- - 2e → Cl2
0,1--0,05 0,02-0,01
2H2O – 4e → 4H+ + O2
0,08 --------0,02 mol

Khi ở catot thoát ra 3,2 gam Cu tức là 0,05 mol → Số mol Cu2+ nhận 0,1 mol , mà Cl- cho tối đa 0,02
mol → 0,08 mol còn lại là H2O cho
→ Từ sơ đồ điện phân khí thoát ra tại anot là : Cl2 0,01mol ; O2 0,02 mol
→ Tổng thể tích : 0,03.22,4 = 0,672 lít
→ Chọn đáp án C .

ĐẠI HỌC KHỐI B – 2009 .


Câu 15: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl 2 0,1M và NaCl
0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây.
Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 4,05 B. 2,70 C. 1,35 D. 5,40

Số mol e trao đổi khi điện phân : n = 0,2 mol


n CuCl2 = 0,1.0,5 = 0,05 mol ; n NaCl = 0,5.0,5 = 0,25 mol
→n Cu2+ = 0,05 mol , n Cl- = 0,25 + 0,05 = 0,3 mol → Vậy Cl - dư , Cu2+ hết , nên tại catot sẽ có
phản ứng điện phân nước .(sao cho đủ số mol e nhận ở catot là 0,2)
Tại catot : Tại anot :
2+
Cu + 2e → Cu 2Cl- + 2e → Cl2
0,05---0,1 0,2--0,2
2H2O + 2e → H2 + 2OH-
0,1----(0,2 - 0,1)-0,1
Dung dịch sau khi điện phân có 0,1 mol OH- có khả năng phản ứng với Al theo phương trình :
Al + OH- + H2O → AlO2- + 3/2 H2
0,1-0,1
mAlmax = 0,1.27= 2,7 (g)
Đáp án B

Câu 16 : Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được
m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24
lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 54,0 B. 75,6 C. 67,5 D. 108,0

Tại catot(-) :Al3+ + 3e → Al Tại anot (+) : O-2 – 2e → ½ O2


Khí oxi sinh ra ở anot đốt cháy dần C : C + O2 → CO2
CO2 + C → 2CO
Co – 4e → C+4 và Co – 2e → C+2
Phương trình điện phân :
2Al2O3 + 3C → 4Al + 3CO2 (1)
0,8---0,6
Al2O3 + C → 2Al + 3CO (2)
1,2<---1,8
2Al2O3 → 4Al + 3O2 (3)
0,8<---0,6
2,24 lít khí X + Ca(OH)2 → 2 gam ↓ CaCO3 → Số mol CO2 trong đó là 0,02 mol
→ Số mol CO2 có trong 67,2 lít là 0,6
Xét 67,2 lít khí X : CO : x mol ; CO2 : 0,6 mol , O2 : y mol
Ta có : x + 0,6 + y = 3 mol ; M = (28.x + 44.0,6 + 32.y )/3 = 16.2
Giải hệ ta có : x = 1,8 ; y = 0,6
→ Thay vào các phương trình → Tổng số mol Al = 0,8 + 1,2 + 0,8 = 2,8 mol
→ m Al = 75,6 gam .
Đáp án B

You might also like