You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

I/ Lý thuyết
1/ Hãy nêu các phương pháp điều chế amin. Lấy các phản ứng cụ thể để minh hoạ.
2/ So sánh tính bazơ của các chất trong các dãy sau và giải thích:
n–C4H9NH2; (C2H5)2NH; C2H5NHCH3; CH3CONHCH2CH3
3/ So sánh tính bazơ của các chất trong các dãy sau và giải thích:
C6H5NH2; C2H5NHCH3; C2H5NHC6H5; CH3NH2.
4/ So sánh tính bazơ của các chất trong các dãy sau và giải thích:
C6H5NH2; p–ClC6H4NH2; p–O2NC6H4NH2; p–H2NC6H4NH2.
5/ Vẽ 2 cấu dạng ghế của metyl–α–D–iđopyranozơ có công thức Fischer dưới đây. Cấu
dạng nào có năng lượng thấp hơn? Vì sao?
H OCH3
HO H
O
H OH
HO H
H
CH2OH

6/ β–D–iđopyranozơ, trong dung dịch axit loãng tạo ra một cách nhanh chóng một glicozit
trung gian. Trong phản ứng này, nhóm –OH ở C1 và C6 đã phản ứng với nhau (hình dưới).
Vẽ cấu dạng ghế thích hợp của β–D–iđopyranozơ và dạng glicozit trung gian được tạo
thành ở trên.
Tại sao phản ứng tương tự của α hay β–D–glucopyranozơ lại kém hơn nhiều.
HO H H
HO H HO H
O H O
H OH O H OH
H2O
HO H HO H
H H
CH2OH CH2
7/ Viết công thức Haworth và công thức cấu dạng cho các đisaccarit sau:
a/ 6–(β–D–glucopyranozitđo)–β–D–glucopyranozơ
b/ 4–(β–D–galactopyranozitđo)–α–D–glucopyranozơ
8/ Để thiết lập cấu trúc toàn phần của một đisaccarit phải biết:
a/ Dạng monosaccarit hợp phần
b/ Dạng vòng cho mỗi monosaccarit trong đisaccarit (furanozơ hay pyranozơ)
c/ Vị trí monosaccarit này so với monosaccarit kia
d/ Cấu hình anome (α hay β) của liên kết đó.
Hãy lấy ví dụ để minh hoạ cho những điều kiện trên.
9/ Saccarozơ còn có tên là 2–(α–D–glucopyranozitđo)–β–fructofuranozit.
a/ Hãy biểu diễn công thức theo Haworth và cấu dạng của saccarozơ.
b/ Khi thuỷ phân Saccarozơ thu được những sản phẩm gì?
Website: http://ngocbinh.webdayhoc.net 1 Email: bi.hpu2@gmail.com
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

c/ Lấy các sản phẩm thuỷ phân ở trên cho tác dụng với phenylhiđrazin dư sẽ thu
được những sản phẩm gì? Viết phương trình phản ứng.
10/ Sự thoái phân peptit theo Edman là phương pháp phân tích cho aminoaxit có liên kết
cuối mà không phá huỷ mạch peptit còn lại. Peptit đầu được xử lý với phenylisothioxianat
C6H5–N=C=S, tiếp theo cho phản ứng với axit để tạo phenylthiohiđantoin và một peptit với
phần còn lại ít hơn một aminoaxit. Hãy viết các giai đoạn cụ thể của phương pháp này.
11/ Trình bày có chế trùng hợp stiren khi dùng xúc tác khác nhau là:
a/ Benzoylperoxit b/ AlCl3 + HCl c/ KNH2
12/ Hãy giải thích tại sao khi polime hóa propen theo cơ chế cation lại cho polime có sự
sắp xếp đầu – đuôi là chủ yếu mà không phải là đâu – đầu hoặc đuôi – đuôi.
13/ Trình bày có chế của phản ứng trùng hợp gốc. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản
ứng và khối lượng phân tử của polime.
14/ Một nilon được điều chế từ xiclohexanon bằng cách xử lí với hiđroxylamin, sau đó cho
vào axit mạnh. Monome được polime hoá ở nhiệt độ trên 250OC và đặc biệt có một ít
nước. Viết các phản ứng xảy ra.
15/ Về mặt lý thuyết, có thể có bao nhiêu đồng phân polibutađien, bao gồm cả đồng phân
cấu tạo và đồng phân cấu hình.
16/ Stiren được polime hóa nhanh chóng khi đun nóng với sự có mặt của peroxit. Viết cơ
chế cho giai đoạn phát triển mạch.
Giải thích tại sao phenylaxetilen không bị polime hóa trong điều kiện tương tự.
17/ Hãy nêu nguyên tắc chuyển từ công thức Fischer dạng mạch hở thành dạng vòng
Tollens, dạng vòng Haworth của các anđohexozơ. Áp dụng cho D–Glucozơ.
18/ Hãy nêu nguyên tắc chuyển từ công thức Fischer dạng mạch hở thành dạng vòng
Tollens, dạng vòng Haworth của các anđohexozơ. Áp dụng cho D–Galactozơ.
19/ Hãy nêu nguyên tắc chuyển từ công thức Fischer dạng mạch hở thành dạng vòng
Tollens, dạng vòng Haworth của các anđohexozơ. Áp dụng cho D–Talozơ.
20/ Hãy nêu nguyên tắc chuyển từ công thức Fischer dạng mạch hở thành dạng vòng
Tollens, dạng vòng Haworth của các anđohexozơ. Áp dụng cho D–Mannozơ.
21/ Viết các cấu dạng ghế của D–golopyranozơ. Trong số các cấu dạng đó thì cấu dạng nào
có thể tạo được 1,6–glicozit nội phân tử? Tại sao?
22/ Viết công thức Haworth và công thức cấu dạng cho các đisaccarit sau:
a/ 4–(β–D–allopyranozitđo)–β–L–antropyranozơ
b/ 6–(α–D–galactopyranozitđo)–β–D–fructofuranozơ
II/ Tổng hợp:
1/ Lập sơ đồ tổng hợp anilin, axit sunfanilic và m–phenylenđiamin từ benzen
2/ Lập sơ đồ điều chế các chất sau:
a/ 3–Metyl–2–aminobutan từ anken có cùng mạch cacbon
b/ Butylamin từ axit butyric
3/ Từ benzen hoặc toluen, hãy lập sơ đồ điều chế các chất sau qua giai đoạn tạo muối
điazoni:
a/ m–floclobenzen b/ 1,3,5–Tribrombenzen

Website: http://ngocbinh.webdayhoc.net 2 Email: bi.hpu2@gmail.com


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

4/ Từ benzen, hãy lập sơ đồ tổng hợp 2,4,5–trinitroanilin bằng 2 phương pháp


5/ Từ piriđin và các đồng phân picolin, hãy điều chế:
a/ 3–xianopiriđin (bằng 2 phương pháp)
b/ 2– xianopiriđin.
6/ Khi cho etylaxeto axetat, fomanđehit và hiđroxylamin đun nóng với nhau trong không
khí, người ta thu được một piriđin thế với hiệu suất cao. Đó là hợp chất nào? Vai trò của
hiđroxylamin?
7/ Hãy tổng hợp 2–metoxifuran từ metyl–α–furoat và các tác nhân cần thiết khác.
8/ Từ piriđin và các chất béo bất kì, hãy lập sơ đồ tổng hợp các chất sau:
a/ 2–piriđon b/ 2–(2–aminoetyl)piriđin
9/ Từ fufuran và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy lập sơ đồ điều chế:
a/ Etyl–5–brom–2–furoat b/ 1,2,5–tribrompentan
10/ Indol và nhiều dẫn xuất của nó được điều chế từ phenylhiđrazon. Đó là những phương
pháp tổng hợp theo Fischer.
Viết phương trình phản ứng điều chế iodol từ phenylhiđrazon của axit pyruvic
(CH3COCOOH).
11/ a/ Piriđin có bị ankyl hóa theo Fridell–Crafs hay không? Tại sao?
b/ Từ piriđin, hãy điều chế 2–n–butylpiperiđin.
12/ Lập sơ đồ tổng hợp L–(+)–alanin từ L–(–)–serin:
COOH COOH
H2N H H2N H
CH2OH CH3
L-(-)-serin L-(+)-alanin
13/ Để tổng hợp aminoaxit, trước hết có thể cho glyxin tác dụng với anhiđrit axetic thu
được 5–oxazolon hay azlacton (C4H5O2N). Sản phẩm ngưng tụ này phản ứng với anđehit
trong môi trường bazơ cho một dẫn xuất dễ bị thuỷ phân hóa, hiđro hóa và thuỷ phân thu
được một aminoaxit RCH2CH(NH2)COOH từ anđehit là RCHO (Sự thuỷ phân chỉ đơn
thuần là cộng nước, sau đó axit axetic được tạo ra).
Theo cách trên, hãy viết các phản ứng để tạo thành phenylalanin.
14/ Lập sơ đồ điều chế:
a/ Valin từ isobutanol
b/ Alanin từ etilen
c/ Axit–3–aminopropanoic từ axetilen
15/ Tìm các phương pháp tổng hợp các polime sau:
[ CH2 CH ] [ CH2 CH ] [ CH2 CH2 S ]
n n n
OH CH3
16/ Lập sơ đồ điều chế các chất sau:
a/ benzylamin từ benzylclorua, từ axit phenylaxetic
b/ p–cloanilin từ clobenzen
17/ Từ benzen hoặc toluen, hãy lập sơ đồ điều chế các chất sau qua giai đoạn tạo muối
điazoni:
Website: http://ngocbinh.webdayhoc.net 3 Email: bi.hpu2@gmail.com
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

a/ axit isophtalic b/ m–toluiđin


18/ Từ piriđin và các đồng phân picolin, hãy điều chế:
a/ 3–aminopiriđin (bằng 2 phương pháp)
b/ 2– xianopiriđin.

III/ Sơ đồ phản ứng: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:


HNO2 PCl 5 KCN [H] CHCl 3
CH3 CH NH2 A B C D E
KOH
CH3
KCN Na CHCl 3 [H]
CH3 CH CH 2Br A ancol B C D
KOH
CH3
CH3COCl HNO3 HNO3 thuû ph©n
C6H5NH2 A B C D
H2SO4 H2SO4
COOH
NH2
ClCH2COOH o CO2
HCl A Ht O B C C8H7ON (D)
2
CH2Cl

KCN A H3oO C PCl 5 D


OCH3 t
H2/Ni
OCH3
PO
B + D E 2 5 F Pd G
to
CH2OH
O 1/ CH I HCl lo· ng NH OH
3 A B 2 C
2/ KOH

CH2OH
O CH OH (CH3)2SO4
3
E F
HCl khan NaOH

NH3 A HCl A PCl 5 A (CH3CO)2O A


CH3 CH CHO HCN A 1 2 3 4 5
lo· ng
CH3
NH
CH2 CH CH2 COOH HBr B12 3 B2 HCl B3 ®un nãng B4

Website: http://ngocbinh.webdayhoc.net 4 Email: bi.hpu2@gmail.com


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

NH3
CH2 CH2 HOCl C1 KCN C2 HBr C3 C4thuû ph©n C5

HNO2 PCl 5 KCN [H] HCl


CH3 CH NH 2 A B C4 D E
CH 3

CH3 CH CH COOH HBr D1 KCN D2 4[H] D3

H2 NaCN 4[H] HNO2


CH3 CH2 CHO A HBr B C D E
IV/ Xác định công thức:
1/ Hợp chất có thành phần C5H13N tan trong axit, khi tác dụng với CH3I, sau đó với AgOH
tạo thành hợp chất C8H21ON. Chất này bị nhiệt phân tạo thành trimetylamin và 2–metyl–
but–1–en. Xác định công thức cấu tạo của chất đầu và viết các phương trình phản ứng
minh hoạ.
2/ Amin có công thức phân tử C6H15N, khi tác dụng với HNO2 sẽ tách ra nitơ và ancol
C6H14O. Thuỷ phân sản phẩm ozonit của anken tạo thành do loại nước của ancol trên thu
được axetanđehit và etylmetylxeton. Xác định công thức cấu tạo của amin trên và viết các
phương trình phản ứng minh hoạ.
3/ Hợp chất có công thức phân tử C8H11N, tác dụng với HNO2 tạo thành ancol C8H10O. Oxi
hóa ancol này trong điều kiện thích hợp thu được axit terephtalic. Xác định công thức cấu
tạo của chất đầu và viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
4/ Pirol bị khử bằng Zn trong CH3COOH thành pirolin có công thức phân tử C4H7N
a/ Viết 2 công thức cấu tạo có thể có của pirolin.
b/ Chọn đồng phân đúng thoả mãn điều kiện sau:
– Khi ozon phân sẽ thu được C4H7O4N (X).
– X có thể được tổng hợp từ 2 mol axit monocloaxetic và 1 mol NH3.
5/ Chất đường A có công thức phân tử C6H12O6. Từ A tiến hành tổng hợp theo phương
pháp Kiliani–Fischer thu được 2 heptozơ cơ công thức phân tử C7H14O7 là (B) và (C). D–
glucozơ cũng tiến hành như trên và cũng thu được 2 heptozơ cơ công thức phân tử
C7H14O7 là (E) và (F). (B) và (E) bị oxi hóa với HNO3 cho cùng 1 axit không quang hoạt,
có công thức C7H12O9. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, E, F.
6/ Trong mật mía có một chất đường là (+)–rafinozơ có công thức phân tử là C18H32O16.
Khi thuỷ phân nó bằng axit thu được các sản phẩm là D–fructozơ, D–galactozơ và
D–glucozơ.
Khi thuỷ phân bằng men α–galactoziđa cho α– galactozơ và saccarozơ.
Khi thuỷ phân bằng men invecta (men thuỷ phân saccarozơ) cho β–D–fructozơ và
đisaccarit melebiozơ.
Khi metyl hóa rồi thuỷ phân cho các sản phẩm là:
1,3,4,6–tetra–O–metyl–D–fructozơ;
2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–galactozơ và
Website: http://ngocbinh.webdayhoc.net 5 Email: bi.hpu2@gmail.com
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

2,3,4–tri–O–metyl–D–glucozơ.
Từ các dữ kiện trên, hãy lập luận để suy ra cấu tạo của rafinozơ.
7/ Trong mật ong có một chất đường không có tính khử là melexitozơ có công thức phân tử
là C18H32O16.
Khi thuỷ phân hoàn toàn cho D–fructozơ và D–glucozơ.
Khi thuỷ phân không hoàn toàn cho α–D–glucozơ và đisaccarit turanozơ.
Khi thuỷ phân bằng men khác cho saccarozơ
Khi metyl hóa rồi thuỷ phân cho các sản phẩm là:
1,4,6–tri–O–metyl–D–fructozơ và 2 phân tử 2,3,4,6–tetra–O–metyl–D–glucozơ
Từ các dữ kiện trên, hãy lập luận để suy ra cấu tạo của melexitozơ.
8/ Hai đồng phân A và B có công thức phân tử C9H11O2N, chúng đều tan được trong axit
và kiềm. Khi A và B tác dụng với NaNO2 trong HCl thu được 2 chất tương ứng A/ và B/
đều có công thức C9H10O3, trong đó chỉ có B/ có tính quang hoạt. Khi đun nóng A/ và B/
đều thu được một chất có công thức phân tử C9H8O2. Khi oxi hóa tiếp chất này thì thu
được axit terephtalic và CO2. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B và viết công thức
Fischer của cặp đối quang.
9/ Từ các chất protein thực vật, người ta tách ra được một chất Y có công thức phân tử
C5H10O3N2. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng Y có chứa 1 nhóm amino.
Khi đun nóng Y với dung dịch kiềm thấy giải phóng NH3 và tạo thành muối của
axitaminođicacboxylic có công thức phân tử C3H5(NH2)(COOH)2.
Khi tiến hành phản ứng thoái phân Hoffman dẫn xuất axetyl của Y rồi thuỷ phân sẽ
tạo ra axit α,γ–điaminobutyric.
Từ các dữ kiện trên, hay suy ra công thức cấu tạo của Y và viết phương trình phản
ứng minh hoạ.
10/ Xác định công thức cấu tạo của chất có công thức phân tử C3H7O2N và các dữ kiện
sau:
Có tính chất lưỡng tính.
Khi phản ứng với HNO2 tách ra nitơ.
Khi tác dụng với etanol tạo thành hợp chất C5H11O2N.
Khi đun nóng nó tạo thành hợp chất C6H10O2N2.
11/ Xác định công thức cấu tạo của chất có công thức phân tử C5H11O2N và các dữ kiện
sau:
Có tính chất lưỡng tính.
Tác dụng với etanol tạo thành hợp chất có công thức phân tử C7H15O2N.
Khi đung nóng sẽ tách ra NH3 và chuyển thành hợp chất mà khi oxi hóa nó sẽ tạo
thành axeton và axit oxalic.
12/ Khi nghiên cứu cấu tạo của caosu thiên nhiên, người ta tiến hành ozonphân. Sự ozon
phân sẽ cho những sản phẩm chính nào? Biết rằng nó có thành phần phân tử là (C5H8)n
hay:[–CH2–C(CH3)=CH–CH2–]n
Kết quả phân tích Rơnghen cho thấy caosu thiên nhiên có cấu hình cis. Hãy vẽ một
đoạn mạch phân tử caosu đó.

Website: http://ngocbinh.webdayhoc.net 6 Email: bi.hpu2@gmail.com


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ 3

13/ Phương trình Carothers: Cách thiết lập, ý nghĩa. Điểm tạo gel là gì? Khi nào thì phản
ứng trùng ngưng cân bằng không tạo được điểm gel?
14/ Người ta tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa glixerin với axit ađipic có mặt của axit
axetic với tỷ lệ mol tương ứng là 3:2:1.
a. Tính độ trùng ngưng trung bình của polime thu được nếu độ chuyển hóa là 50%.
b. Phản ứng có tạo gel hay không? Tại sao?
15/ Người ta tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa glixerin với axit ađipic có mặt của axit
axetic với tỷ lệ mol tương ứng là 3:2:3.
a. Tính độ trùng ngưng trung bình của polime thu được nếu độ chuyển hóa là 90%.
b. Phản ứng có tạo gel hay không? tại sao?

Website: http://ngocbinh.webdayhoc.net 7 Email: bi.hpu2@gmail.com

You might also like