You are on page 1of 2

Câu 1.

Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành ba phần bằng nhau :
− Phần I tác dụng với nước (dư) thu được 0,896 lít H2.
− Phần II tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1 M (dư), thu được 1,568 lít H2 và dung dịch Y
− Phần III tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2.
( Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
Câu 2
1. Hoà tan hoàn toàn m gam BaO vào nước được 200 ml dung dịch A. pH = 13. Tính m?
2. Cho 0,27 gam bột Al và 0,51 gam bột Al2O3 tan hêt trong 400 ml dung dịch A được dung
dịch B. Tính CM của các chất trong dung dịch B.
3. Cho B tác dụng với CO2 dư, Na2CO3, NaHSO4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3
Điện phân 500 ml dung dịch A chứa FeSO4 và KCl với cực trơ có màng ngăn. Khi dừng
điện phân thì thu được ở anot 4,48 lít khí B ở đktc, ở catot thu được khí C. Dung dịch trong
bình điện phân là D có thể hoà tan tối đa 15,3 gam Al2O3.
1. Tính CM của dung dịch A.
2. Tính thể tích của khí C ở 273 oC và 1 at.
3. Sau khi điện phân khối lượng dung dịch A giảm đi bao nhiêu gam ?
CÂU 4
Có 200 ml dung dịch hỗn hợp X gồm AgNO3 O,1 M và Cu(NO3)2 05 M. Thêm 2,24 gam
Bột Fe vào dung dịch X khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A và dung dịch
B.
1. Tính số gam chất rắn A.
2. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch B.
3. Hoà tan hoàn toàn chất rắn A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì được V lít khí
nâu đỏ duy nhất thoát ra (đktc). Tính V
CÂU 5
Cho dung dịch A là một hỗn hợp : H2SO4 2.10-4 M và dung dịch HCl 6.10-4 M. Cho đ
B là một hỗn hợp NaOH 3.10-4 và Ca(OH)2 3,5.10-4 M.
a) Tính pH của dung dịch (A) và dung dịch (B).
b) trộn 300 ml dung dịch (A) với 200 ml dung dịch (B) được dung dịch (C). Tính pH
dung dịch (C).
CÂU 6
Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH)2 theo thể tích bằng nhau
được dung dịch C. Trung hoà 100 ml dung dịch C cần dùng hết 35 ml dung dịch H2SO4 2 M
và thu được 9,32 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch A và B. Cần trộn bao
nhiêu ml dung dịch B với 20 ml dung dịch A để hoà tan vừa hết 1,08 gam bột Al.
CÂU 7
Hoà tan hoàn toàn 1,28 g hỗn hợp sắt và oxit sắt bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,224 lít
hiđro ở đktc. Mặt khác nếu lấy 6,4 gam hỗn hợp đó khử hoàn toàn bằng hiđro dư thấy còn lại 5,6
gam chất rắn.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức oxit sắt trên.
CÂU 8
Cho A hỗn hợp bột X gồm Ba, Mg, Al vào nước dư thấy thoát ra 1,344 lít hiđro ở đktc.
Cũng cho a gam hỗn hợp bột X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,416 lít hiđro ở
đktc. Cũng lấy A gam hỗn hợp bột X hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch B và 13,776 lít hiđro ở đktc.
1. Tính A và thành phần % về khối lượng các kim loại trong X.
2. Thêm 15 gam dung dịch H2SO4 9,8 % vào dung dịch B. Sau đó thêm tiếp 315 gam dung
dịch NaOH 20 % vào dung dịch vừa thu được. Sau khi hết thúc phản ứng , lọc lấy kết tủa
đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
Câu 9.
Một loại đá chứa 80 % CaCO3, 10,2 % Al2O3, 9,8 % Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt độ
cao (1100OC) thu được chất rắn có khối lượng bằng 78 % khối lượng đá trước khi nung.
a) Tính hiệu suất phân huỷ CaCO3.
b) Tính % về khối lượng CaO trong chất rắn sau khi nung.
c) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M để hoà tan hoàn toàn 10 g chất rắn sau khi nung.
CÂU 10
Khử 9,6 g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao người ta thu được Fe và
2,88 g nước.
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Xác định thành phần % của hai axit trong hỗn hợp.
3. Tính thể tích H2 (đktc) cần dùng để khử hết lượng oxit trên.

You might also like