You are on page 1of 3

C©u V.

( 2® )
Khö hoµn toµn 4,06 gam mét oxit kim lo¹i b»ng CO ë nhiÖt ®ä cao
thµnh kim lo¹i. DÉn toµn bé khÝ sinh ra vµo b×nh ®ùng dung dÞch
Ca(OH)2 d thÊy t¹o thµnh 7 gam kÕt tña. NÕu lÊy lîng kim lo¹i sinh ra hoµ
tan hÕt vµo dung dÞch HCl d th× thu ®îc 1,176lÝt khÝ H2 (®ktc).
1. X¸c ®Þnh c«ng thøc oxit kim lo¹i.
2. Cho 4,06 gam oxit kim lo¹i trªn t¸c dông hoµn toµn víi 500 ml dung
dÞch H2SO4 ®Æc, nãng (d) ®îc dung dÞch X vµ cã khÝ SO2 bay ra. H·y x¸c
®Þnh nång ®é mol/ lÝt cña muèi dung dÞch X. (Coi thÓ tÝch dung dÞch
kh«ng ®æi trong qu¸ tr×nh ph¶n øng) .
Câu IV.
Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột và oxit FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt
nhôm hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ trộn đều
B rồi chia thành hai phần. Phần một có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dung
dịch HNO3 đun nóng, được dung dịch C và 3,696 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho phần hai
tác dụng với lương dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít khí H 2 (đktc) và
còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Xác định công thức sắt oxit và tính m.

Lấy 69,6 gam một oxit sắt A để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm. Lượng
nhôm oxit thu được đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thu được 21,6 gam nhôm.
1. Xác định công thức cảu A.
2. Viết phương trình phản ứng khi cho A tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch HNO 3
(tạo khí NO).
CÂU V. (2đ)
Một hỗn hợp Fe và kim loại M (có số oxi hoá không đổi), có tỷ lệ :
Số mol Fe : Số mol M = 1 : 4
Nếu hoà tan hết hỗn hợp này trong axit HCl thì thu được 15,68 lít H2. Nếu cho cùng
lượng hỗn hợp kim loại trên tác dụng hết với Cl2 thì phải dùng 16,8 lít Cl2.
a) Tính thể tích khí Cl2 đã phản ứng với kim loại M.
b) Nếu biết khối lượng M trong hỗn hợp là 10,8 gam thì M là kim loại nào ?
Các thể tích khí ở đktc.
CÂU IV. (2đ)
1. Hoà tan 7 gam một kim loại M trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 206,75 gam
dung dịch A.
a) Xác định kim loại M.
b) Tính nồng độ % dung dịch HCl đã dùng.
2. Cho 4,59 gam BaO hoà tan hoàn toàn vào nước được dung dịch A. Cho 3,68 gam hỗn hợp
MgCO3, CaCO3 hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl được khí B. Cho dung dịch A hấp thụ hết
khí B thì tạo thành những chất gì? Viết phương trình phản ứng.
2. Hoà tan hoàn toàn 1,28 g hỗn hợp sắt và oxit sắt bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,224 lít
hiđro ở đktc. Mặt khác nếu lấy 6,4 gam hỗn hợp đó khử hoàn toàn bằng hiđro dư thấy còn lại 5,6
g chất rắn.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức oxit sắt trên.
CÂU IV. (2đ)
Hỗn hợp a gồm hai oxit sắt. Khi khử hoàn toàn 15,68 g hỗn hợp A bằng Co thì thấy khối
lượng hỗn hợp giảm đi 4,48 g.
1. Xác định công thức phân tử của hai oxit sắt, biết số mol của hai oxit trong A là bằng nhau.
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 1 M cần lấy ít nhất đủ để hấp thụ hoàn toàn lượng khí sinh
ra do phản ứng trên.
Câu III.
R là một kim loại hóa trị II. Đem hoà tan a g oxit của kim loại này vào 48 g dung dịch H2SO4
6,125 % (loãng) thành dung dịch A trong đó nồng độ H2SO4 chỉ còn 0,98%.
Biết rằng a gam oxit trên phản ứng hoàn toàn với 2,8 lít CO được kim loại R và khí B. Nếu lấy
0,7 lít khí B cho qua dung dịch nước vôi trong sinh ra 0,625 g kết tủa. (các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thể tích khí đo ở đktc, muối sunfat của kim loại R tan hoàn toàn).
1. Tính a và tìm kim loại R.
2. Cho 0,54 g bột Al vào 20 g dung dịch A. Sau khi phản ứng kết thúc được m gam chất rắn.
Tính m.
CÂU IV. (2đ)
Hoà tan hoàn toàn một ít oxit FexOy bằng H2SO4 đặc nóng ta thu được 2,24 lít SO2 (ở
đktc) ; phần dung dịch đem cô cạn thì được 120 g muối khan.
1. Xác định công thức của sắt oxit.
2. Trộn 10,8 g bột Al với 34,8 g bột Fe xOy ở trên rôi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử
lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử FexOy thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau
phản ứng bằng dung dịch H2SO4 20 % (d = 1,14 g/ml) thì thu được 10,752 lít H2 (ở đktc).
a) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch H2SO4 đã dùng.
CÂU III. (2đ) Có một kim loại M hoá trị II. Hoà tan m1 gam M vào dung dịch H2SO4 loãng vừa
đủ thì thu được 0,672 lít khí (ở 54,6oC và 2atm) và một để X. Chia dung dịch X làm hai phần
bằng nhau.
1. Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung cho đến khối lượng
không đổi thì được 0,8 g chất rắn (hao hụt khi nung là 20 %). Xác định kim loại M và tính
m1 .
2. Phần hai sau khi được làm bay hơi nước thì thu được 6,15 g muối ngậm nước. Tìm công
thức của muối ngậm nước.
CÂU VII. (2đ) Hoà tan vừa đủ một lượng kim loại gồm kim loại M và oxit MO (M có hoá
trị không đổi và MO không phải là oxit lưỡng tính) trong 750 ml HNO 3 0,2 M thu được dung
dịch A và khí NO.. Cho a tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch NaOH 0,5 M thu được kết
tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 2,4 g chất rắn.
1. Tìm M.
2. Tính khối lượng mỗi xuất hiện trong hỗn hợp đầu và tính thể tích khí NO sinh ra ở 27,3oC
và 1 atm.
CÂU IV. (2,5đ)
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và oxit sắt FexOy thu được
hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần
không tan D và o,672 lít khí H2. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được
lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi được 5,1 g chất
rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. sau phản ứng chỉ
thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2. Các thể tích khí đo ở
đktc, hiệu suất các phản ứng bằng 100 %. Tính m.
Câu V. (1,5đ) Nhúng một thanh kim loại M có hoá trị II vào 0,5 lít dung dịch CuSO4 0,2 M.
Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa nhẹ, sấy khô, hấy khối lượng thanh kim loại
tăng lên 0,4 g, nồng đọ CuSO4 còn lại là 0,1 M.
1. Xác định kim loại M.
2. Cho a gam kim loại M vào 1 lít dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,1
M. Sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 15,28 g. Tính a.
Câu V. (2đ)
Hoà tan 16,2 g bột kim loại R hoá trị III vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5 M (d = 1,25 g/ml).
Sau khi kết thúc phản ứng thu được 5,6 lít khí hỗn hợp NO và N2 (đktc). Biết tỉ khối của hỗn
hợp khí này so với hiđro là 14,4.
1. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
2. Xác định kim loại R.
3. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 sau khi kết thúc phản ứng.
CâuV.
Một oxit kim loại có công thức MxOy trong đó M chiếm 72,41 % về khối lượng. Khử hoàn
toàn oxit này bằng CO dư thu được 16,8 gam kim loại M. Hoà tan lượng kim loại M này
bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được muối M(NO3)3 và 0,9 mol khí NO2 . Tìm MxOy và
viết các phương trình phản ứng .
Câu VII.
Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung hoà của 2 kim loại A, B hóa trị 2 . Sau
một thời gian thu được 3,36 lít CO2 còn lại chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư
rồi cho khí sinh ra hấp thu vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15 gam kết tủa, phần dung
dịch đem cô cạn được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. Viết các phương trình phản ứng và tính
m.
Câu IV. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ A (C xHyOz) thu được dưới 35,2 g CO2.
Mặt khác 0,5 mol A tác dụng hết với Na cho 1 g hiđro. Tìm công thức cấu tạo của A. Biết
rằng để trung hoà 0,2 mol A cần đúng 100 ml dung dịch NaOH 2M, hiệu suất các phản ứng
đạt 100 %.
Câu V. Cho 3,5 g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại M ’ (hoá trị II) tan
hoàn toàn vào nước tạo thành dung dịch D và 110,8 ml khí thoát ra đo ở 27,3oC và 1 atm.
Chia dung dịch D làm 2 phần bằng nhau.:
- Phần 1 đem cô cạn thu được 2,03 g chất rắn A.
- Phần 2 cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 0,35M tạo ra kết tủa B.
1. Tìm khối lượng nguyên tử của M và M’. Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban
đầu.
2. Tính khối lượng kết tủa B.
Biết rằng hiệu suất các phản ứng đạt 100 %.

You might also like