You are on page 1of 5

Bài tập hóa vô cơ GV: Đinh Xuân Quang–Lương Văn Tụy

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
BÀI TOÁN TÌM THÀNH PHẦN HỖN HỢP
C©u 1
Cho 18,5 g hçn hîp Z gåm Fe, Fe3O4 t¸c dông víi 200 ml dung dÞch HNO3
lo·ng ®un nãng vµ khuÊy ®Òu. Sau khi ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn thu
®îc 2,24 l khÝ NO duy nhÊt (®ktc), dung dÞch Z1 vµ cßn l¹i 1,46 g kim
lo¹i.
1. ViÕt ph¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra.
2. TÝnh nång ®é m/l cña dung dÞch HNO3.
3. TÝnh khèi lîng muèi trong dung dÞch Z1.
Câu 2
Hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành ba phần bằng nhau :
− Phần I tác dụng với nước (dư) thu được 0,896 lít H2.
− Phần II tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1 M (dư), thu được 1,568 lít H2 và dung dịch Y
− Phần III tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2.
( Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
1. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
2. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần thêm vào dung dịch Y để :
a) Thu được lượng kết tủa nhiều nhất.
b) Thu được 1,56 gam kết tủa.
Câu 3
FeCO3 + HNO3 → muối X + CO2 + NO2 + H2O (1)
FeS2 + HNO3 → muối X + H2SO4 + NO2 + H2O (2)
Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. A tác dụng với dung dịch axit HNO3 63 % (khối lượng
riêng 1,44 g/ml) theo các phản ứng (1), (2) thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỷ khối
của B đối với oxi bằng 1,425. Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng
540 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được
7,568 gam chất rắn (BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. X là muối gì ? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2).
2. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
3. Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng (Bỏ qua sự bay hơi của các chất).
Câu 4
Hỗn hợp A gồm Mg và Fe. Cho 5,1 gam hỗn hợp A vào 250 ml dung dịch CuSO 4. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc, thu được 6,9 gam chất rắn B và dung dịch C chứa hai muối. Thêm
dung dịch NaOH dư vào dung dịch C. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng
không đổi được 4,5 gam chất rắn D. Tính :
1. Thành phần phần trăm theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A.
2. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4
3. Thể tích SO2 ( đktc) khi hoà tan 6,9 gam chất rắn B trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư.
CÂU 5
Hoà tan hết 5,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng một lượng vừa đủ 250 ml dung dịch HCl
thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được 22,85 gam muối khan.
1.Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
2.Cho 500 ml dung dịch NaOH 2 M vào dung dịch A thu được dung dịch B và kết tủa C.
a) Khối lượng kết tủa C.
1
Bài tập hóa vô cơ GV: Đinh Xuân Quang–Lương Văn Tụy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
b) Tính thể tích dung dịch HCl 1 M cần cho thêm cào dung dịch B để thu được lượng kết
tủa nhiều nhất.
CÂU 6
Nung nóng một mẫu đá vôi X có lẫn tạp chất là MgCO3, Fe2O3 và Al2O3 được chất rắn A có
khối lượng bằng 59,30 % khối lượng X. Cho toàn bộ A vào nước (lấy rất dư), khuấy kỹ, thấy
phần không tan B có khối lượng bằng 13,49 % khối lượng A. Nung nóng B trong dòng khí
CO dư được chất rắn D có khối lượng bằng 85 % khối lượng B.
Tính % khối lượng của CaCO3 trong X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
CÂU 7
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm NaI và NaBr vào nước thu được dung dịch A. Cho vào dung
dịch Axit một lượng Brom vừa đủ, thu được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của
hỗn hợp muối ban đầu là a gam. Hoà tan X vào nước được dung dịch B. Sục khí Clo vừa đủ
vào dung dịch B, thu được muối Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng củ muối X là 2a gam.
Xác định % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp muối ban đầu (coi Cl 2, Br2, I2
không phản ứng với nước).
CÂU 8
Một hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Lấy 0,4 gam X cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì
thu được 56 ml khí H2 (đktc). Khử 1 gam hỗn hợp X bằng H2 thì thu được 0,2115 gan H2O.
a) Tính thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp X.
b) Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5 M phải dùng để hoà tan hết 1 gam hỗn hợp X trên.
Cho biết phản ứng chỉ cho khí NO duy nhất.
CÂU 9.
Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra
khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thì thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt
khác, hoà tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít khí hiđro (ở đktc).
1. Tính % các oxit trong hỗn hợp A.
2. Tính % khối lượng các chất trong B, biết rằng trong B số mol sắt từ oxit bằng 1/3 tổng số
mol của sắt (II) oxit và sắt (III) oxit.
CÂU 10
Một hỗn hợp A gồm Al2O3, CuO, FeO.
- Nung nóng 20,3 gam hỗn hợp A rồi cho một luồng khí CO (dư) đi qua đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 17,1 gam chất rắn và hỗn hợp khí B.
- 20,3 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch HCl tạo ra dung dịch D. Cho
dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch D thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn.
1. Tính khối lượng mỗi chất trong 20,3 gam hỗn hợp A và tính m (g).
2. Sục toàn bộ hỗn hợp khí B vào V lít dung dịch Ca(OH)2 1 M thu được 10 gam kết tủa.
Tính thể tích V lít.
CÂU 11.
Cho A hỗn hợp bột X gồm Ba, Mg, Al vào nước dư thấy thoát ra 1,344 lít hiđro ở đktc.
Cũng cho a gam hỗn hợp bột X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 10,416 lít hiđro ở
đktc. Cũng lấy A gam hỗn hợp bột X hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl vừa đủ thu
được dung dịch B và 13,776 lít hiđro ở đktc.

2
Bài tập hóa vô cơ GV: Đinh Xuân Quang–Lương Văn Tụy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
1. Tính A và thành phần % về khối lượng các kim loại trong X.
2. Thêm 15 gam dung dịch H2SO4 9,8 % vào dung dịch B. Sau đó thêm tiếp 315 gam dung
dịch NaOH 20 % vào dung dịch vừa thu được. Sau khi hết thúc phản ứng , lọc lấy kết tủa
đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
CÂU 12.
Hỗn hợp A gồm 3 kim loại vụn nguyên chất Cu, Mg và Al có khối lượng 1g.
- Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó lọc lấy phần không tan riêng ra, rửa sạch
đem nung đỏ trong không khí cho đến khi phản ứng hoàn toàn, sản phẩm thu được có khối
lượng 0,8 g.
- Cho thêm để NaOH dư vào phần nước lọc, lấy kết tủa riêng ra, rửa sạch đem nung ở nhiệt độ
cao đến khối lượng không đổi, sản phẩm thu được có khối lượng 0,4 g.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tính thành phần % về khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp A.
CÂU 13.
Hoà tan hết 1,68 g hỗn hợp gồm (Ag, Cu) trong 29,4 g dung dịch A ( H 2SO4 đặc nóng) ta
thu được khí SO2 và dung dịch B. Cho khí này hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu
được 2,604 g chất kết tủa.
a) Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp kim loại ban đầu.
b) Tính nồng độ % H2SO4 trong dung dịch A biết lượng H2SO4 đã phản ứng với hỗn hợp chỉ
bằng 10 % lượng ban đầu.
c) Nếu pha loãng 1/2 dung dịch A bằng nước cất ta thu được 2,4 lít dung dịch C. Tính pH
dung dịch C (coi H2SO4 điện li hoàn toàn).
CÂU 14.
Khử 9,6 g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao người ta thu được Fe và
2,88 g nước.
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
2. Xác định thành phần % của hai oxit trong hỗn hợp.
3. Tính thể tích H2 (đktc) cần dùng để khử hết lượng oxit trên.
CÂU 15.
Khi cho 8,70 g hợp kim E gồm Al, Fe, Cu phản ứng với để H2SO4 loãng, dư thì thu được
dung dịch A ; 4,928 lít H2 (đo ở 27,3oC, 1 at) và còn lại 3,20 g chất rắn không tan.
1. Tính % khối lượng của mỗi kim loại co trong E.
2. Tính nồng độ mol/l cua các chất có trong dung dịch A. Biết rằng dung dịch H 2SO4 đã dùng
ở trên có nồng độ 1 M và đã được lấy dư 10 % so với lượng cần thiết để phản ứng (coi thể
tích của dung dịch không thay đổi trong các thí nghiệm).
Biết các phản ứng đêu xảy ra hoàn toàn.
CÂU 16.
Hoà tan hoàn toàn 20,1 g hỗn hợp A gồm Al2O3, Al, Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 thu
được dung dịch C và 6,72 lít khí NO duy nhất (đktc) . Cho dung dịch NaOH 2 M vào dung
dịch C cho đến khi lượng kết tủa không đổi nữa thì cần dùng hết 900 ml. Lọc, rửa rồi nung kết
tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12 g một chất rắn.
Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A và nồng độ dung dịch HNO3 ban đầu.
CÂU 17.

3
Bài tập hóa vô cơ GV: Đinh Xuân Quang–Lương Văn Tụy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Cho hỗn hợp B gồm CuO, Al2O3. Na2O. Hoà tan B vào H2O thu được 400 ml dung dịch D
chỉ chứa một chất tan duy nhấtcó nồng độ 0,5 M và một chất rắn G. Lọc tách chất rắn G.
Thổi khí CO2 (dư) vào dung dịch D thu được kết tủa. Cho luồng khí H2 nóng dư đi qua G thu
được chất rắn F. Hoà tan F vào dung dịch HNO3 dư thì thu được 0,448 lít hỗn hợp khí gồm
NO2 và NO (ở đktc), có tỉ khối so với oxi bằng 1,0625.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tính thể tích của CO2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng.
3. Tính % khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp B.
CÂU 18.
Hoà tan hoàn toàn 1,36 g hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 500 ml dung dịch H2SO4 0,2 M (lấy
dư), thu được 0,672 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho vào dung dịch Y lưọng đủ dung
dịch KMnO4, thu được 580 ml dung dịch Z.
1. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong 1,36 g hỗn hợp X.
2. Tính nồng độ mol/l của H2SO4 trong dung dịch Z (cho biết trong môi trường axit, MnO4-
bị khử thành Mn2+).
CÂU 19.
Hoà tan hết 27,80 g hỗn hợp gồm Al, Cu, Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HNO 3 9 M đun
nóng thu được 40,32 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư
vào B. Lọc lấy kết tủa, đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn D.
Dẫn khí D nung nóng thu được 28,80 g chất rắn E.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính tỏng số g muối có trong dung dịch 2. Tính
thành phần % khối lượng của mỗi kim loại trong A.
3. Tính thể tích dung dịch HNO3 9 M đã dùng.
CÂU 20. Có hỗn hợp A gồm ba kim loại : Fe, Al và Mg ở dạng bột mịn đã được trộn đều.
Chia 3,64 g hỗn hợp A thành hai phần bằng nhau. Hoà tan hết phần thứ nhất bằng dung dịch
HCl thu được 1,568 lít khí H2. Cho phần thứ hai vào 50 ml dung dịch NaOH 0,5 M (lấy dư)
thu được dung dịch B và chất rắn C. Tách riêng chất rắn C rồi cho phản ứng hoàn toàn với
dung dịch HNO3 đung nóng sthu được dung dịch D và 2,016 lít một chất khí duy nhất NO2.
1. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
2. Tính khối lượng muối nitrat tạo thành trong dung dịch D.
3. Tính thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần thiết để :
a) Đủ hoà tan hoàn toàn phần thứ nhất của dung dịch A.
b) Khi cho vào dung dịch B thì thu được lượng kết tủa lớn nhất.
(Các thể tích khí đo ở đktc)
Câu 21.
Cho hơi nước qua than nung đỏ thu được 22,4 lít hỗn hợp khí A gồm CO, H2 và CO2. Cho A
khử với 40,14 g PbO dư nung nóng thu được hỗn hợp khí B và hỗn hợp chất rắn C. Hoà tan
C trong dung dịch HNO3 2 M thu được 1,344 lít khí NO và dung dịch D. Khí B được hấp thụ
hết bởi nước vôi trong tạo được 1,4 g kết tủa E, lọc tách kết tủa và đun nóng nước lọc lại tạo
ra m gam kết tủa E. Cho dung dịch D tác dụng với lượng dư K 2SO4 và Na2SO4 tạo ra kết tủa
trắng G. (Biết các khí được đo ở đktc và các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
1. Tính % theo thể tích các khí trong A.
2. Tính thể tích dung dịch HNO3 2 M tối thiểu để hoà tan hoàn toàn C.
3. Tính khối lượng m.

4
Bài tập hóa vô cơ GV: Đinh Xuân Quang–Lương Văn Tụy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
4. Tính khối lượng chất kết tủa G.
Câu 22
Hỗn hợp X ở dạng bột có Al, Fe, Cu Cho 2,55 gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu
được 1,68 lít H2 (đktc), dung dịch B và chất rắn C. Cho C phản ứng với dung dịch HCl dư
sinh ra 0,224 lít khí H2 (đktc) dung dịch E và chất rắn F.
1. Viết các phương trình phản ứng và tính %m các chất trong X.
2. Hoà tan chất rắn F trong H2SO4 đặc nóng sinh ra chất khí làm mất màu vừa hết 200 ml
dung dịch brôm. Tính CM của dung dịch brom.
3. Cho 1 gam X phản ứng với HNO 3 loãng nóng lấy dư thì thu được khí NO duy nhất. Tính
VNO ở 27OC và 740 mmHg.
Biết các phản ứng đạt hiệu suất 100%

You might also like