You are on page 1of 4

Bài tập hóa học GV: Đinh Xuân Quang– Lương Văn Tụy

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
§Ò sè 1-§¹i häc - cao ®¼ng - n¨m 2002-Khèi A
C©u 1: Cho l¸ s¾t kim lo¹i vµo:
a) Dung dÞch H2SO4 lo·ng.
b) Dung dÞch H2SO4 lo·ng cã chøa mét lîng nhá CuSO4.
Nªu hiÖn tîng x¶y ra, gi¶i thÝch vµ viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n
øng trong mçi trêng hîp.
C©u 2: Hçn hîp A gåm BaO, FeO, Al2O3. Hoµ tan A trong lîng d níc,
®îc dung dÞch D vµ phÇn kh«ng tan B. Sôc khÝ CO2 d vµo D,
ph¶n øng t¹o kÕt tña. Cho khÝ CO d qua B nung nãng ®îc chÊt
r¾n E. Cho E t¸c dông víi dung dÞch NaOH d, ThÊy tan mét phÇn
cßn l¹i chÊt r¾n G. Hoµ tan hÕt G trong lîng d dung dÞch H2SO4
lo·ng råi cho dung dÞch thu ®îc t¸c dông víi dung dÞch KMnO4.
ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra ( biÕt trong m«i trêng axit,
MnO4- bÞ khö thµnh Mn2+ ).
C©u 3: Kali pemenganat t¸c dông víi axit clohi®ric®Æc thu ®îc
mét chÊt khÝ mµu vµng lôc. DÉn khÝ thu ®îc vµo dung dÞch KOH
ë nhiÖt ®é thêng vµ vµo dung dÞch KOH ®· ®îc nung nãng tíi
100o C. ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng x¶y ra.
Câu 4: Cho hỗn hợp FeS2, FeCO3 tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu
được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO2, CO2. Thêm dung dịch BaCl2 vào
dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịch NaOH dư. Viết phương trình
phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra.
Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau :
a) Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch HCl đến dư vào dung dịch
Na2CO3 vào dung dịch HCl.
b) Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng.
Câu 6:. Một hỗn hợp A gồm Al2O3, MgO, Fe3O4 , CuO. Cho khí CO dư qua A nung
nóng được chất rắn B. Hoà tan B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất
rắn D. Cho dung dịch C vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng tạo khí NO). Viết các
phương trình phản ứng xảy ra.
CÂU 7: A, B, C là các hợp chất vô cơ của một kim loại kiềm, khi đốt nóng ở nhiệt
độ cao cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với B tạo thành C. Nung nóng B ở
nhiệt độ cao được C, nước và khí D (chứa cacbon). Khi cho D tác dụng với A thì
được B hoặc C. Xác định A, B, C, D và viết phương trình phản ứng xảy ra trong
các thí nghiệm trên.
Câu 8: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được kết tủa A và dung dịch B. Cho nhôm dư vào dung dịch B thu được khí E
và dung dịch D. Lấy dung dịch D cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết
tủa F. Xác định các chất A, B, E, D, F. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 9: Cho 3 miếng nhôm kim loại vào 3 cốc đựng dung dịch HNO3 có nồng độ
khác nhau.

1
Bài tập hóa học GV: Đinh Xuân Quang– Lương Văn Tụy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
- Ở cốc 1 có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí.
- Ở cốc 2 thấy bay ra một khí không màu, không mùi, không cháy, hơi nhẹ hơn
không khí.
- Ở cốc 3 không thấy khi thoát ra nhưng nếu lấy dung dịch sau khi nhôm tan hết
cho tác dụng với NaOH dư thấy thoát ra khí mùi khai.
Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
Câu 10: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi :
1. Cho kim loại bari vào từng dung dịch sau : AlCl3, FeCl3, (NH4)2SO4. (Có nêu
hiện tượng).
2. Cho bột Fe vào từng dung dịch AlCl3, FeCl3, CuCl2.
3 Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na2O, CaCl2 và NaHCO3 có số mol mỗi chất
bằng nhau vào nước. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X. Dung
dịch X chứa chất gì? Viết các phương trình phản ứng.
CÂU 11: Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi dẫn CO2 dư từ từ qua dung dịch nước vôi
trong, sau đó cho tiếp nước vôi trong vào dung dịch vừa thu được cho đến dư. Giải
thích bằng các phương trình phản ứng hoá học.
Câu 12: a) Giải thích tại sao nhôm kim loại bền trong không khí và bền trong nước nhưng dễ
bị phá huỷ trong môi trường axit (ví dụ HCl) và môi trường kiềm (ví dụ NaOH ). Viết các
phương trình phản ứng minh hoạ.
b) Giữa nhôm và sắt thì kim loại nào hoạt động hoá học mạnh hơn ? Cho ví dụ.
Câu 13:
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất gang từ quặng
hematit.
b) Nếu thay quặng hematit bằng quặng manhetit, pirit thì có thay đổi gì về phản
ứng hoá học trong quá trình sản xuất gang ?
Câu 14:
1. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS, FeCO3 trong HNO3 đặc, nóng thu được dung
dịch A, hỗn hợp khí NO2, CO2. Cho dung dịch A tác dụng với BaCl 2 dư được kết
tủa trắng và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH được kết tủa nâu đỏ.
Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn.
2. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn X, khí
Y. Hoà tan chất rắn X vào nước dư, thu được dung dịch X và kết tủa C. Sục khí Y
(dư) vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa. Hoà tan C trong KOH dư thấy tan
một phần. viết các phương trình phản ứng.
CÂU 15:
Cho một lượng Al2S3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng. Phản
ứng tạo thành dung dịch A1 và làm giải phóng ra khí A2 không màu, bị hoá nâu
trong không khí. Chia A1 thành hai phần. Thêm dung dịch BaCl2 vào phần I, thấy
tạo ra kết tủa trắng A3 thực tế không tan trong axit dư. Thêm lượng dư dung dịch
NaOH vào phần II, đồng thời khuấy đều hỗn hợp, thu được dung dịch A4.
1. Hãy chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì ?
2.Viết các phương trình phản ứng mô tả các quá trình hoá học vừa nêu trên.
Câu 16:

2
Bài tập hóa học GV: Đinh Xuân Quang– Lương Văn Tụy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
1. Viết phương trình phản ứng của dung dịch HNO3 loãng với từng chất sau :
Na2O, BaO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Mg(OH)2.
2. Viết phản ứng của Ba(HCO3)2 với từng dung dịch sau : Ba(OH)2, HNO3, K2SO4
KHSO4.
3. Viết các phương trình điện phân khi xảy ra điện phân lần lượt các chất trong các
bình điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp : dung dịch CuSO4, dung dịch KCl,
dung dịch NaNO3, MgCl2 nóng chảy.
Câu 17:
1. Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn của Ba(HCO3)2
với các dung dịch sau : HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4, KHSO4.
2. Vì sao dung dịch NaHCO3 trong H2O có tính kiềm và khi đun nóng dung dịch
này thì tính kiềm lại mạnh hơn ? Viết phương trình phản ứng minh họa.
3. Viết phản ứng nhiệt phân các tinh thể muối sau (ở to cao) : Fe(NO3)3, AgNO3,
NaNO3, Cu(NO3)2.
4. Hợp chất FexOy khá phổ bến trong tự nhiên. Hoà tan FexOy bằng dung dịch
H2SO4 loãng, dư ta thu được dung dịch A.
- Dung dịch A làm mất màu nước Br2, dung dịch KMnO4.
- Dung dịch A hoà tan được Fe, Cu.
- Dung dịch A tác dụng được với dung dịch AgNO3.
a) Biện luận xác định công thức của FexOy.
b) Viết phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm trên.
CÂU 18:
Tiến hành thí nghiệm sau : Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung
dịch A và một khí không màu, không mùi, hơi nhẹ hpn không khí. Cho dung dịch
NaOH từ từ cho đến dư vào dung dịch A, thu được dung dịch B. Đun nóng nhẹ
dung dịch B có khí mùi khai thoát ra. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch B được
dung dịch C và kết tủa E. Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Câu 19:
1. Cho bari kim loại vào 5 ống nghiệm đựng các dung dịch riêng rẽ sau : NaCl,
NH4Cl, FeCl3, AlCl3, (NH4)2CO3. Nhận xét hiện tượng và viết các phương trình
phản ứng xảy ra.
3. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được chất rắn A, khí D.
Hoà tan chất rắn A trong nước dư, thu được dung dịch B và kết tủa C. Sục khí D
dư vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Hoà tan C trong NaOH dư thấy tan một
phần viết các phương trình phản ứng.
Câu 20:
Trong mỗi chén sứ A, B, C đựng một muối nitrat. Nung các chén ở nhiệt độ cao
trong không khí tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó làm nguội chén thấy:
Trong chén A không còn lại dấu vết gì. Cho dung dịch HCl vào chén B, thoát ra
khí không màu hoá nâu trong không khí.Trong chén C còn lại màu nâu đỏ.
Hãy cho biết các muối nitrat trong mỗi chén.

3
Bài tập hóa học GV: Đinh Xuân Quang– Lương Văn Tụy
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Câu 21: Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn của những phản ứng xảy
ra khi trộn lẫn từng cặp dung dịch các muối sau đây : BaCl2, K2CO3, Mg(NO3)2,
Na2SO4.
Câu 22:
1. Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A.
Cho bột sắt vừa đủ vào dung dịch A khi phản ứng kết thúc được dung dịch B.
- Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KOH dư được dung dịch D, kết tủa E.
- Nung E trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn F.
- Thổi CO qua ống sứ nung nóng chứa F cho đến khi thu được chất rắn G và khí
X.
- Sục khí X vào dung dịch Ba(OH)2 thi thu được kết tủa Y và dung dịch C.
- Lọc bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch lại tạo ra kết tủa Y.
Hãy xác định các chất có trong A, B, C, E, F, G, X, Y. Viết các phương trình phản
ứng minh hoạ.
Câu 22: Hoà tan một hỗn hợp Na2O, BaO, Al2O3 trong dung dịch NaOH dư được
dung dịch B. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B thấy có kết tủa . Viết các
phương trình phản ứng có thể xảy ra.
Câu 23: Đốt cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí A. Cho A
tác dụng với Fe2O3 nung nóng được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho B tác dụng với
dung dịch Ca(OH)2 được kết tủa Khí và dung dịch D; đun sôi D lại được kết tủa K.
Cho C tan trong dung dịch HCl , thu được khí và dung dịch NaOH dư được kết tủa
hỗn hợp hiđroxit F. Nung F trong không khí được một oxit duy nhất. Viết các
phương trình phản ứng.
Câu 24: a) Cho biết một số quặng sắt quan trọng trong tự nhiên.
b) Ở vùng gần vỉa quặng pirit sắt, đất thường bị chua và chứa nhiều sắt, chủ yếu
do quá trình oxi hóa chậm bởi oxi không khí (các nguyên tố bị oxi hóa đến số oxi
hóa cao nhất). Để khắc phục người ta bón vôi tôi hoặc ủ vôi vào đất trước khi canh
tác. Hãy nêu các quá trình hoá học xảy ra và viết các phương trình phản ứng minh
họa.
2. Do nhiều nguồn ô nhiễm khí quyển thường chứa SO2, NO và CO2; có một phần
SO2 và NO bị oxi hoá. Do đó nước mưa có pH thấp hơn nhiều so với nước nguyên
chất. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu 25: Hoà tan hỗn hợp Al và FexOy vào dung dịch HNO3 dư đun nóng được
dung dịch A và khí duy nhất thoát ra không màu, hoá nâu trong không khí. Cho A
tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi
phản ứng hoàn toàn trường hợp được chất rắn B. Dẫn khí CO đi qua B nung nóng
thu được hỗn hợp rắn B1 gồm 4 chất. Hoà tan B1 bằng dung dịch HCl dư. Viết
phương trình phản ứng xảy ra.

You might also like