You are on page 1of 8

By aeguitar.

org

Khi bạn muốn solo, bạn phải biết những nốt nào mà bạn có thể chơi. Những nốt đó gọi là scale
(gam). Những nốt này phải phù hợp với giai điệu và hợp âm trong bài nhạc chứ không phải tất cả
các nốt trên cần đàn. Khi xem các sách về guitar, phải có thể thấy hàng tá các scale và mode
khác nhau, tỉ dụ như major và natural/melodic/harmonic minor, dorian, lydian, mixolydian,
aeolian hay phrygian mode....

Lý thuyết âm nhạc cổ điển xem ra không phù hợp lắm để miêu tả nhạc blues, nhưng chúng ta đâu
còn lựa chọn. Từ quan điểm đó dẫn đến việc cho rằng blues điên rồ và sai trái do không đi theo
chuẩn mực cổ điển: chơi các hợp âm 7 với các pentatonic scales, sử dụng 5 nốt thay vì 7 nốt như
trong cổ điển, thêm nốt chẳng nằm trong scale nào cả, và những chuỗi hòa âm ngu ngốc.... Tất cả
những cái đó có thể miêu tả blues!!! :eek:

Pentatonic scale

Nói thế thôi chứ các bạn đừng có lo. Chúng ta cần một scale để chơi nhạc blues một cách cơ bản.
Scale đó được gọi là pentatonic (ngũ cung) bởi vì nó chỉ tồn tại 5 nốt (penta=5) khác nhau.
Chúng ta hãy bắt đầu với minor pentatonic scale (gam pentatonic thứ) (cũng có major pentatonic
scale (gam pentatonic trưởng) nhưng chơi minor scale thích hợp hơn với nhạc blues). Chúng ta
bắt đầu với giọng E (mi) vì nó là "giọng của guitar": sử dụng tất cả các dây buông. Sau đây là thế
tay thứ nhất của giọng E, pentatonic scale:

E I---------------------0-3-I
B I-----------------0-3-----I
G I-------------0-2---------I
D I---------0-2-------------I
A I-----0-2-----------------I
E I-0-3---------------------I
(E minor pentatonic scale)

Các nốt trong thế tay trên là E - G - A - B - D: chỉ có 5 nốt, trong phạm vi 2 quãng tám của nốt E.
Chơi toàn dây buông cũng là ở giọng E minor, nhưng chúng không nằm trong tiến trình gam (các
By aeguitar.org

nốt không liên tục như trong scale đã sắp xếp). Nhưng như vậy có nghĩa là bạn có thể solo chỉ
bằng các dây buông và không cần dùng đến tay trái :eek: (xin lỗi các bạn chơi tay trái )

Nốt blues

Bước tiếp theo, sau khi đã thông thạo pentatonic scale, để tạo được âm thanh ra chất blues, chúng
ta thêm một nốt đặc biệt vào pentatonic scale, đó là nốt bậc 5 giảm. Đây là nốt blues cơ bản nhất.
Bên cạnh đó còn có các nốt blues khác như bậc 3 giảm, bậc 7 giảm. Giờ thì với nốt blues đó,
scale chúng ta đã học ở trên sẽ trở nên có màu sắc hơn:

I-------------------------0-3-I
I---------------------0-3-----I
I---------------0-2-3---------I
I-----------0-2---------------I
I-----0-1-2-------------------I
I-0-3-------------------------I
(E minor Blues scale)

Nốt blues là vị trí lý tưởng để bắt đầu bend dây lên nốt mới. Trên thực tế, trong đa số các bài hát,
nốt blues được bend để đạt được thay vì được bấm trực tiếp. Bạn nào có khó khăn về kĩ thuật
bend dây có thể tham khảo kĩ thuật này tại đây. Với thế tay ở trên các bạn có thể dịch lên 12
cung để được thế tay có cao độ cao hơn một quãng tám

I-------------------------------------12-15-I
I-------------------------------12-15-------I
I----------------------12-14-15-------------I
I----------------12-14----------------------I
I-------12-13-14----------------------------I
I-12-15-------------------------------------I

Chơi guitar có một lợi thế lớn: ông bạn chơi keyboard cùng bạn sẽ gặp lúng túng khi nhận được
By aeguitar.org

tín hiệu chuyển giọng từ bạn, hắn sẽ phân vân với các phím trắng và đen trên bàn phím trong khi
bạn đã hoàn thành phần solo của mình một cách êm đẹp. Mẹo duy nhất ở đây là: các khung hình
của scale là giống hệt nhau, chỉ có sự dịch chuyển tịnh tiến lên xuống.

Ví dụ, từ E minor blues scale, bạn có thể suy ra A minor blues scale bằng cách dịch thế tay của E
minor scale lên 2 và 1/2 cung, tức là 5 cung đàn. Như vậy bạn sẽ được khung hình sau của A
minor blues scale:

I-------------------------5-8-I
I---------------------5-8-----I
I---------------5-7-8---------I
I-----------5-7---------------I
I-----5-6-7-------------------I
I-5-8-------------------------I
(A minor Blues scale)

Khi chơi trong các gam blues này với sự hòa âm của blues, bạn sẽ không gặp các nốt "sai", chỉ
có các nốt hay và không hay mà thôi. Sau đây sẽ là các patterns cho pentatonic/blues scale ở các
giọng khác nhau: ( không hiểu sao mà lại không thấy giọng B)
By aeguitar.org
By aeguitar.org

Thêm một bài nữa rất hay về cấu trúc của nhạc blues.
Trước hết, bạn có thể băn khoăn tại sao các nghệ sĩ nhạc blues có thể chưa bao giờ chơi cùng
nhau nhưng một khi lên sân khấu họ có thể chơi rất bài bản như đã tập với nhau hàng năm trời.
Đó có phải là một phép lạ không? Đương nhiên là không. Khi mà bạn biết được cấu trúc của
nhạc blues, bạn cũng có thể làm được điều đó: chơi giai điệu chính của bài nhạc và thêm một vài
đoạn solo nhỏ.

Ở Mĩ ban đầu các bài hát chỉ chơi 1 hợp âm. Về sau do ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây
(phương Tây không đại diện cho một nước nào cả mà đại diện cho cả tây bán cầu), các hợp âm
đã được chuyển đổi trong một bài nhạc nhưng chúng không có cấu trúc nhất định.

Trong quá trình phát triển đó, 12 bar Blues là kết cấu nổi trội nhất trong các loại kết cấu nhạc
blues. 12 bar blues nghĩa là bản nhạc được chia thành 12 phần với một quy luật hòa thanh xác
định. Khi chơi nhạc, chúng ta lặp đi lặp lại cấu trúc các phần đó cho đến khi bản nhạc kết thúc.
Các loại cấu trúc khác là 8 bar blues, 16 bar blues, 24 bar blues... (chúng đều chia hết cho 4
:rolleyes: ) nhưng cấu trúc hay dùng nhất vẫn là 12 bar. Tất cả các cấu trúc đó lại có những cấu
trúc con khác nhau trên phương diện hòa thanh (quá trình thay đổi các hợp âm ) và kết quả là
chúng ta có hàng trăm những cách khác nhau để chơi nhạc blues :eek:

Để chơi một 12 bar blues cơ bản, bạn phải biết ít nhất 3 hợp âm, đó là các hợp âm bậc I -IV- V
của giọng chủ. VD trong giọng E, bạn phải biết các hợp âm E(7)-A7-B7. Ở các giọng thứ, hợp
âm bậc V được chơi ở dạng 7. Điều này có thể gây khó khăn với các bạn đã biết nhạc lý :frown:
By aeguitar.org

vì cái sự hòa thanh này không thể giải thích bằng lý thuyết cổ điển: chơi hợp âm 7 trưởng sẽ
không phù hợp với giọng thứ :biggrin: Nên vậy thì cứ chơi thôi, để ý giải thích làm gì

Sau đây là VD một 12 bar blues ở giọng E:


E7 - E7 - E7 - E7
A7 - A7 - E7 - E7
B7 - A7 - E7 - B7
(đếm thử coi, đúng 12 nhé )
Quá trình hòa thanh này sẽ không thay đổi trong suốt bản nhạc

Tương tự chúng ta có 12 bar ở giọng A:


A7 - A7 - A7 - A7
D7 - D7 - A7 - A7
E7 - D7 - A7 - E7

Nhìn chung kết cấu sẽ là: I I I I IV IV II V IV I V

Một biến thể hay gặp nhất, gọi là quick change (chả biết dịch thế nào nữa :confused: ): chèn bậc
IV vào bar thứ 2, và chúng ta sẽ có cấu trúc sau ở giọng E:
E7 - A7 - E7 - E7
A7 - A7 - E7 - E7
B7 - A7 - E7 - B7

Ở các giọng thứ, cấu trúc là tương tự chỉ thay đổi các hợp âm bậc I IV bằng hợp âm thứ thay vì
hợp âm trưởng như trong giọng trưởng. Như vậy ta có 12 bar blues ở giọng Em:
Em - Am - Em - Em
Am - Am - Em - Em
B7 - Am - Em - B7

Bổ sung thêm một chút


Blues dựa trên Pentatonic + Blues note (b3, b5, b7) nên trước hết cần phải thuộc được scale
Pentatonic.
By aeguitar.org

Mình thấy người ta hay chơi minor pentatonic, chắc vì nghe nó bluesy hơn nên giới hạn lại mục
tiêu là minor pentatonic cho dễ thực hiện.

Một số người có thể thấy việc học thuộc Pentatonic scale và vị trí của nó trên cần đàn hơi bị khó
khăn, trong số đó có mình. Sau khi tìm kiếm thì biết được rằng người ta thường chia cái cần đàn
ra thành nhiều phần nhỏ, gồm mấy ngăn để học cho dễ nhớ. Mỗi phần này được gọi là box.

Tất cả chỉ có 5 boxes là có thể áp dụng vào tất cả các minor pentatonic scale ở mọi vị trí trên cần
đàn.
Ví dụ: Áp dụng 5 boxes cho E minor pentatonic
By aeguitar.org

Dịch từ http://www.12bar.de

You might also like