You are on page 1of 2

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 3

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Bài tập 3
Ngày phát: 20/09/2007; Ngày nộp: 27/09/2007

Câu 1: (40đ)
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?:
a. Từ mô hình tăng trưởng của Solow, trong cả hai trường hợp: (1) Tăng trưởng dân
số dương và không có tiến bộ công nghệ; hay (2) Tăng trưởng dân số dương và
tiến bộ công nghệ dương (tiến bộ công nghệ tăng cường hiệu quả lao động), thì tại
trạng thái dừng, tốc dộ tăng của thu nhập trên mỗi lao động đều bằng không.
b. Theo mô hình tăng trưởng Solow, tích lũy vốn không thể tạo ra sự tăng lên liên
tục của mức sống, chỉ có tiến bộ công nghệ mới có thể thực hiện được vai trò này.
c. Từ hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = AKαL1-α, α chính là wK (tỷ phần thu nhập
của vốn trên toàn bộ thu nhập) và (1-α) chính là wL (tỷ phần thu nhập của lao
động trên toàn bộ thu nhập) tương ứng trong phương trình hạch toán tăng trưởng.
d. Giả sử Việt Nam và Thái Lan cùng trên một hàm sản xuất y=f(k), mức sản lượng
trên mỗi lao động của Việt Nam sẽ cao hơn của Thái Lan nếu tỷ lệ tiết kiệm của
Việt Nam cao hơn của Thái Lan.
e. Tỷ lệ tiết kiệm hoàn toàn không có ảnh hưởng đến mức sống.
f. Theo lý thuyết , tăng tỷ lệ tiết kiệm sẽ kéo theo tăng tiêu dùng đầu người trong dài
hạn. Hay có thể nói tỷ lệ tiết kiệm càng cao thì mức tiêu dùng trên mỗi đầu người
ở trạng thái dừng càng cao.
g. Trong mô hình tăng trưởng Solow, tốc độ tăng dân số không ảnh hưởng đến mức
thu nhập bình quân đầu người (hay mức sản lượng trên mỗi lao động) ở trạng thái
dừng.
h. Mô hình Solow dựa trên giả định sinh lợi của vốn có đặc tính giảm dần trong khi
nhiều mô hình tăng trưởng nội sinh dựa trên giả định vốn có sinh lợi không đổi.

Câu 2: (10đ)
Hãy liệt kê và giải thích thật ngắn gọn năm (05) lợi ích và năm (05) chi phí có thể có của
tăng trưởng kinh tế?

Câu 3: (5đ)
Quốc gia A có hàm sản xuất Y = F(K, L) = K0,5L0,5
a. Tính mức sản lượng khi K = 49, và L = 81.
b. Nếu cả vốn và lao động đều được tăng gấp đôi, sản lượng sẽ thay đổi như thế
nào?
c. Hàm sản xuất này có đặc trưng sinh lợi không đổi theo quy mô không? Giải
thích?
d. Viết lại hàm sản xuất này dưới dạng quan hệ giữa sản lượng trên mỗi lao động và
vốn trên mỗi lao động?
Deleted: 9/19/2007

Châu Văn Thành 1 9/22/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 3
Niên khoá 2007-2008

e. Nếu K/L = 4 thì Y/L là bao nhiêu? Nếu K/L = 8 thì Y/L sẽ là bao nhiêu? Nhận xét
về đặc tính của hàm sản xuất này?

Câu 4: (45đ)
Một nền kinh tế đóng được mô tả như sau:
Hàm sản xuất: Y = K0,5(EL)0,5
Với K là trữ lượng vốn, L là số lượng lao động, E là tình trạng công nghệ. EL là
số lao động hiệu quả của nền kinh tế này.
Tỷ lệ khấu hao là δ
Tốc độ cải thiện công nghệ là gE
Tăng trưởng dân số và lực lượng lao động là gL
Tỷ lệ tiết kiệm là s (ghi chú: s = S/Y)

a. Hàm sản xuất này có đặc trưng sinh lợi không đổi theo quy mô không? Giải
thích?
b. Giả sử trữ lượng vốn được tăng lên gấp 4 lần và giữ nguyên lao động hiệu quả,
sản lượng sẽ thay đổi như thế nào? Bạn kết luận điều gì về sinh lợi của vốn?
c. Viết lại hàm sản xuất để có được sản lượng trên mỗi lao động hiệu quả ở vế bên
trái của phương trình. Bây giờ hãy xác định lượng đầu tư trên mỗi lao động hiệu
quả?
d. Mức đầu tư theo yêu cầu hay đầu tư cần thiết là gì và lập công thức tính?
e. Lập công thức tính mức vốn trên mỗi lao động hiệu quả ở trạng thái dừng và mức
sản lượng trên mỗi lao động hiệu quả ở trạng thái dừng?
f. Tốc độ tăng trưởng ở trạng thái dừng của vốn trên mỗi lao động hiệu quả và sản
lượng trên mỗi lao động hiệu quả là bao nhiêu?

Bây giờ hãy xem xét 2 quốc gia khác nhau có cùng các đặc tính bên trên, nhưng khác
nhau như sau:
Nước A có gL = 3% và gE = 0
Nước B có gL = 0 và gE = 2%
g. Tốc độ tăng của sản lượng ở trạng thái dừng ở nước A? Tốc độ tăng của sản
lượng trên mỗi lao động ở trạng thái dừng của nước A?
h. Tốc độ tăng của sản lượng ở trạng thái dừng ở nước B? Tốc độ tăng của sản lượng
trên mỗi lao động ở trạng thái dừng của nước B?
i. Nếu A và B ban đầu có cùng mức sản lượng trên mỗi lao động , nước nào sẽ tiến
tới mức sống cao hơn trong dài hạn? (Giả sử tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn mức “Quy
tắc Vàng”)

Deleted: 9/19/2007

Châu Văn Thành 2 9/22/2007

You might also like