You are on page 1of 6

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 2

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Gợi ý lời giải bài tập 2


Ngày phát: 13/09/2007; Ngày nộp: 20/09/2007

Câu 1: (40đ)
Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Giải thích?:
a. Sản lượng được sản xuất ra của một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố đầu
vào là vốn và lao động.
Sai.
Các yếu tố sản xuất (quan trọng như vốn và lao dộng) và công nghệ sản xuất xác định sản
lượng mà một nền kinh tế có thể sản xuất. Tăng yếu tố sản xuất và/hay cải thiện công
nghệ sẽ làm tăng sản lượng của một nền kinh tế.

b. Trong dài hạn, đối với một nền kinh tế đóng, tiêu dùng, đầu tư, lãi suất sẽ cùng tăng khi
chính phủ giảm thuế.
Sai.
Kết quả phân tích từ mô hình cổ điển cho thấy giảm thuế sẽ làm giảm S, giảm I, tăng r, và
tăng C.

c. Thanh toán chuyển nhượng (trợ cấp thất nghiệp, hưu trí...) là một khoản chi của chính
phủ và được tính trong khoản chi tiêu G.
Sai.
Thanh toán chuyển nhượng (Tr) là khoản chi không yêu cầu đối ứng hàng hoá và dịch vụ
từ đối tượng nhận. Trong khi chi tiêu G là khoản chi mua hàng hoá và dịch vụ của chính
phủ. Do vậy Tr và G là hoàn toàn khác nhau.

d. Cầu đầu tư phụ thuộc đồng biến với lãi suất thực vì lãi suất thực cũng chính là sinh lợi
của vốn.
Sai.
Cầu đầu tư là một hàm nghịch biến với lãi suất thực r.

e. Một doanh nghiệp cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận sẽ quyết định sử dụng thêm vốn và
thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm biên của vốn bằng với giá thuê vốn thực và sản
phẩm biên của lao động bằng với tiền công thực.
Đúng.
Đây là kết quả của chứng minh:
MPK = R/P
MPL = W/P

Châu Văn Thành 1 10/1/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 2
Niên khoá 2007-2008

f. Nếu hàm sản xuất có sinh lợi không đổi theo qui mô thì tổng sản lượng hay tổng thu nhập
(Y) của nền kinh tế sẽ được phân chia theo tỷ lệ: Y = MPK.L + MPL.K và lợi nhuận kinh
tế thực bằng không.
Sai.
Viết chính xác phải là Y = MPK.K + MPL.L
Chứng minh từ Định lý Euler.

g. Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập luôn bằng tỷ lệ đầu tư trên mỗi lao động.
Sai.
S/Y hoàn toàn khác với I/L.
Một chứng minh khác về mối quan hệ này là:
S Y S I
. = =
Y L L L

h. Tỷ lệ vốn trên mỗi lao động càng cao có thể duy trì tăng trưởng của sản lượng trên mỗi
lao động mãi mãi.
Sai.
Vốn trên mỗi lao động tăng chỉ đưa nền kinh tế đạt đến một trạng thái dừng mới ứng với
mức sản lượng trên mỗi đầu người cao hơn và có tính tạm thời. Tại trạng thái dừng, tốc
độ tăng của sản lượng trên mỗi lao động, gy = 0.

i. Sản lượng bình quân đầu người trong một quốc gia thực chất nhỏ hơn sản lượng bình
quân trên mỗi công nhân.
Đúng.
Lực lượng lao động nhỏ hơn dân số của một quốc gia.

j. Trong mô hình Solow, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến trữ lượng vốn càng cao. Như vậy,
nếu vốn không bị khấu hao thì tăng trưởng có thể kéo dài mãi mãi.
Sai.
Tỷ lệ tiết kiệm càng cao sẽ làm tăng vốn trên mỗi lao động, ngay cả khi không có khấu
hao cũng không thể kéo dài tăng trưởng mãi mãi vì vốn trên mỗi lao động tăng chỉ đưa
nền kinh tế đạt đến một trạng thái dừng mới ứng với mức sản lượng trên mỗi đầu người
cao hơn và có tính tạm thời.

Mô hình Cổ điển và nền kinh tế trong dài hạn


Câu 2: (12đ)
Xét một nền kinh tế đóng trong dài hạn, chính phủ tăng thuế lên thêm 1.000 tỷ. Biết khuynh
hướng tiêu dùng biên là 0,75. Chuyện gì sẽ xảy ra với:
a. Tiết kiệm của khu vực chính phủ Sg?
b. Tiết kiệm của khu vực tư nhân Sp?
c. Tiết kiệm quốc dân S?
d. Đầu tư I? Bạn suy ra điều gì đối với lãi suất thực r?

Nhớ lại bài đọc ta thấy: Đối với một nền kinh tế trong dài hạn, tăng T sẽ kéo theo tăng S, giảm r
và do vậy I tăng.

Châu Văn Thành 2 10/1/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 2
Niên khoá 2007-2008

Việc chính phủ quyết định tăng thuế thêm 1.000 tỷ tác động như thế nào đến Sg, Sp, S, I và r sẽ
được phân tích lần lượt dựa vào các triển khai sau:

Trong một nền kinh tế đóng, cân bằng diễn ra, ta có:
S = Sg + Sp = I
Sg = T – G
Sp = [Y – T] – C(Y-T)
Hay S = Y – C(Y-T) – G

a. Tiết kiệm của khu vực chính phủ Sg?


Giải:
Do G không đổi, T tăng thêm 1.000 tỷ sẽ làm Sg tăng thêm 1.000 tỷ.

b. Tiết kiệm của khu vực tư nhân Sp?


Giải:
Thuế tăng 1.000 tỷ làm thu nhập khả dụng (Y-T) giảm 1.000 tỷ (trong dài hạn, Y cân
bằng ở mức sản lượng toàn dụng hay mức tiềm năng).

Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC là 0,75 nên thuế tăng 1.000 tỷ làm thu nhập khả dụng
giảm 1.000 tỷ. Tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng (Y-T) nên tiêu dùng C giảm
750 tỷ.

Vậy Sp sẽ thay đổi một lượng là: -1.000 – 0,75.(-1.000) = -250 tỷ (giảm)

c. Tiết kiệm quốc dân S?


Giải:
Từ câu a và b, suy ra tiết kiệm quốc dân S tăng thêm 750 tỷ từ việc tăng thuế thêm 1.000
tỷ.

Một suy luận khác, ta có: S = Y – C(Y-T) – G, Y và G không đổi, tăng thuế thêm 1.000
tỷ làm C giảm 750 tỷ. Điều đó cũng có nghĩa là S tăng thêm 750 tỷ.

d. Đầu tư I? Bạn suy ra điều gì đối với lãi suất thực r?


Giải:
Trong một nền kinh tế đóng, ta có:
Y = C(Y-T) + I(r) + G
Suy ra, I(r) = Y – C(Y-T) – G = S

Bằng cách lập luận tương tự như câu c, ta thấy I sẽ tăng thêm 750 tỷ từ kết quả của tăng
thuế thêm 1.000 tỷ.

Đầu tư I là một hàm theo r (nghịch biến), do vậy cơ chế diễn ra để I tăng sẽ là sự giảm
xuống của r.

Câu 3: (12đ)

Châu Văn Thành 3 10/1/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 2
Niên khoá 2007-2008

Giả sử chính phủ tăng thuế T và tăng chi tiêu G với những khoản bằng nhau. Người ta gọi đây là
những thay đổi trên cơ sở ngân sách cân bằng. Chuyện gì xảy ra đối với đầu tư và lãi suất thực?
Khuynh hướng tiêu dùng biên MPC ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của bạn?

Giải:

Như đã phân tích trong một nền kinh tế đóng trong dài hạn, sản lượng Y được xác định dựa vào
hàm sản xuất và cân bằng ở mức tiềm năng hay mức toàn dụng, tiết kiệm quốc dân S thì bằng
tổng của tiết kiệm khu vực tư nhân và tiết kiệm của khu vực chính phủ, và được viết lại như sau:

Tiết kiệm quốc dân = [Tiết kiệm tư nhân] + [Tiết kiệm chính phủ] = Tổng đầu tư
S = [Y – T – C(Y-T)] + [T – G] = I

Và chúng ta cũng biết thay đổi tiêu dùng C thì bằng khuynh hướng tiêu dùng biên MPC nhân với
thay đổi thu nhập khả dụng (Y-T).

Hay:
∆S = [-∆T – (MPC*(-∆T ))] + [∆T – ∆G] = (MPC – 1).∆T = ∆I

0<MPC<1, nên (MPC – 1)<0

Biểu thức trên cho thấy tăng thuế một khoản bằng với tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm tiết
kiệm quốc dân và do vậy làm giảm đầu tư (nguồn cung vốn vay giảm, dịch chuyển đường tiết
kiệm S sang trái, lãi suất thực r tăng).

Mức giảm này tuỳ thuộc vào MPC. Giá trị MPC càng gần 1, tiết kiệm (đầu tư) càng ít giảm.

Câu 4: (36đ)
Giả sử có 2 quốc gia X và Z đều là nền kinh tế đóng, có cùng hàm sản xuất, nhưng khác về
nguồn lực sản xuất K và L:

Hàm sản xuất Y = A.Kα.L1-α = 40.K0,5.L0,5


Nước Trữ lượng vốn K Lao động L
X 400 100
Z 100 400

a. Tìm mức thu nhập hay sản lượng ở mỗi quốc gia?
Giải:
X: Y = 40*(400)^0.5*(100)^0.5 = 40*20*10 = 8.000
Z: Y = 40*(100)^0.5*(400)^0.5 = 40*10*20 = 8.000

b. Tiền công thực (W/P) và mức thuê vốn thực (R/P) từng quốc gia là bao nhiêu?
Giải:
Theo chứng minh của bài học, ta có:
W/P = MPL = (1-α).Y/L
R/P = MPK = α.Y/K

Châu Văn Thành 4 10/1/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 2
Niên khoá 2007-2008

X Z
W/P = MPL = (1-α).Y/L (1 – 0,5)*8.000/100 = 40 (1 – 0,5)*8.000/400 = 10
R/P = MPK = α.Y/K 0,5*8.000/400 = 10 0,5*8.000/100 = 40

c. Tổng thu nhập thực của K và L ở mỗi quốc gia là bao nhiêu? Định lý Euler có đúng trong
trường hợp này không? Giải thích?
Giải:
Có 2 cách tính:

Cách 1: Với α =0,5 suy ra (1-α) = 0,5 ở cả 2 nước, thì ½ thu nhập sẽ được chia
cho K và cho L là 8.000:2 = 4.000.

Vì ta có:
MPL*L = (1-α).Y
MPK*K = α.Y

Cách 2:
X Z
MPL*L 40*100 = 4.000 10*400 = 4.000
MPK*K 10*400 = 4.000 40*100 = 4.000
(MPL*L) + (MPK*K) 8000 = Y, Lợi nhuận kinh tế bằng 0
Định lý Euler đúng
Đây là dạng hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo qui mô, do vậy:
F(K, L) = (MPL*L) + (MPK*K)
Hay,
Lợi nhuận kinh tế thực = Y – [(MPL*L) + (MPK*K)] = 0

d. Nếu A tăng từ 40 lên thành 80, hãy tính lại giá trị của MPK và MPL? Nhận xét?
Giải:
A tăng từ 40 thành 80 (gấp đôi), ta tính được Y = 16.000

Giá trị của MPK và MPL ở cả 2 nước X và Z cũng tăng lên gấp đôi, được tính lại
như sau:
X Z
W/P = MPL = (1-α).Y/L (1 – 0,5)*16.000/100 = 80 (1 – 0,5)*16.000/400 = 20
R/P = MPK = α.Y/K 0,5*16.000/400 = 20 0,5*16.000/100 = 80
Nhận xét:
MPK = αAKα-1L1-α = α.(Y/K)
MPL = (1-α)AKαL-α = (1-α).(Y/L)
Tăng A thì tăng MPL và MPK

Trở lại với câu a), xét ở quốc gia Z, giả sử:
C = 600 + 0,75(Y-T)
I = 2000 – 100r

Châu Văn Thành 5 10/1/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 2
Niên khoá 2007-2008

T = 500
G = 500

e. Tìm giá trị cân bằng của C, r, và I?


Giải:
C: C = 600 + 0,75(8.000 – 500) = 6.225
r: Y=C+I+G
8.000 = 6.225 + (2000 – 100r) + 500
r = 7,25%
I: I = 2000 – 100*7,25 = 1.275

f. Tìm tiết kiệm tư nhân Sp, tiết kiệm chính phủ Sg, và tổng tiết kiệm quốc dân S?
Giải:
Sp = Y – T – C = 8.000 – 500 – 6.225 = 1.275
Sg = T – G = 500 – 500 = 0
S = Sp + Sg = 1.275 = I

Trong một nền kinh tế đóng, cân bằng kinh tế diễn ra, ta cũng có tổng đầu tư bằng
tổng tiết kiệm (tiết kiệm khu vực tư nhân và tiết kiệm khu vực chính phủ)

g. Nếu G tăng từ 500 thành 750, tìm giá trị cân bằng mới của C, r, và I?
Giải:
Đây là trạng thái cân bằng dài hạn tại mức sản lượng tiềm năng Y = 8.000. Nên G
tăng sẽ làm thay đổi cấu thành các thành phần khác.

C: C không thay đổi, C = 6.225


I: I = Y – C – G = 8.000 – 6.225 – 750 = 1.025
r: 1.025 = 2000 – 100.r
r = 9,75%

h. Tính lại tiết kiệm tư nhân Sp, tiết kiệm chính phủ Sg, và tổng tiết kiệm quốc dân S?
Giải:
Sp = Y – T – C = 8.000 – 500 – 6.225 = 1275
Sg = T – G = 500 – 750 = -250
S = Y – C – G = 8.000 – 6.225 – 750 = 1.025 = I

i. So sánh tác động của tăng G đối với các biến số tính toán được từ các câu trên?
Giải:
Tăng G đã làm giảm S, tăng r, và giảm I (sự lấn át xảy ra).

Châu Văn Thành 6 10/1/2007

You might also like