You are on page 1of 8

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Gợi ý lời giải bài tập 1


Ngày phát: 04/09/2007; Ngày nộp: 13/09/2007

Câu 1: (30ñ)
Các phát biểu sau ñây là ñúng hay sai? Giải thích?:
a. Doanh số hằng năm của một công ty bán ñến các hộ gia ñình là 20 tỷ. Chi phí tiền
lương là 5 tỷ, các nhập lượng trung gian là 12 tỷ. Ngoài ra, không còn các chi phí
nào khác. ðiều này có nghĩa là công ty này ñã ñóng góp vào GDP một khoảng
ñược gọi là giá trị gia tăng là 8 tỷ.
ðúng.
Giá trị gia tăng = Giá trị hàng hoá cuối cùng - Nhập lượng trung gian
8 tỷ = 20 tỷ - 12 tỷ

b. GDP danh nghĩa ñược tính bằng cách chia GDP thực với mức giá chung (hay chỉ
số khử lạm phát GDP).
Sai.
Chỉ số khử lạm phát GDP bằng GDP danh nghĩa chia GDP thực.

c. GDP ñã bao gồm giá trị khấu hao trong ñó.


ðúng.
Thành phần ñầu tư I trong cấu thành GDP theo phương pháp chi tiêu là ñầu tư gộp
bao gồm ñầu tư ròng cộng khấu hao.

d. Chỉ số giảm phát hay chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator) là một dạng chỉ số
ñược tính toán dựa vào rỗ hàng hoá năm gốc, còn CPI là dạng chỉ số dựa vào rỗ
hàng hoá năm hiện hành.
Sai.
CPI là một dạng chỉ số Laspeyres ñược tính dựa vào rỗ hàng hoá năm gốc. GDP
deflator là một dạng chỉ số Paasche dựa vào rỗ hàng hoá năm hiện hành.

e. Tỷ lệ lạm phát hằng năm bao giờ cũng có kết quả dương.
Sai.
Tỷ lệ lạm phát ñược tính dựa vào công thức %∆P = [(Pt – Pt-1)/ Pt-1]*100.
Do vậy kết quả có thể là âm (giảm phát), hay dương (lạm phát).

f. Xuất khẩu (X) có thể lớn hơn cả tổng sản phẩm trong nước (GDP).
ðúng.
Singapore là một ví dụ. Ta có:
Y=C+I+G+X–M

Châu Văn Thành 1 9/14/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1
Niên khoá 2007-2008

Hay X – Y = M – C – I – G. Một nước có X > Y thì thường cũng có giá trị nhập khẩu
M rất lớn.

g. Thu nhập bình quân ñầu người là một trong những chỉ tiêu chủ yếu dùng ñể ño
lường mức sống.
ðúng (nhưng chưa ñủ).
Ở nhiều quốc gia, trong quá trình phát triển, thu nhập bình quân ñầu người tăng lên
theo thời gian thường ñi kèm với sự cải thiện về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, giảm
nghèo. Trong môn Kinh tế phát triển, chúng ta sẽ tìm hiểu ñầy ñủ hơn về chỉ tiêu này.

h. GDP là giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ ñược sản xuất ra trong một nền kinh
tế.
Sai.
GDP là giá trị (thị trường) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng ñược sản xuất
ra trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất ñịnh (thường là 1 năm).

i. Khi thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NFP) và các khoản chuyển nhượng ròng
từ nước ngoài (NTR) ñúng bằng nhau, thì GDP cũng chính bằng GNDI.
Sai.
Nhớ lại:
GDP = C + I + G + X – M
GNDI = GDP + NFP + NTR
Khi NFP = NTR thì GNDI = GDP + 2NFP = GDP + 2NTR

j. Cân bằng của tài khoản vãng lai (CA) cũng chính là cân bằng của cán cân thanh
toán (BOP).
Sai.
BOP bao gồm 2 giao dịch: (1) Hàng hoá và dịch vụ (CA); và (2) Vốn (KA).
Cân bằng CA chưa hẵn BOP ñã cân bằng.

k. ðịnh luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa GDP thực và tỷ lệ lạm
phát.
Sai.
ðịnh luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và GDP thực.

l. Một cách tối ưu nhất, tốc ñộ tăng trưởng GDP phải bằng với tỷ lệ lạm phát.
Sai.
Chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy hai tỷ lệ này phải ngang nhau. Thông thường
mục tiêu của các chính sách kinh tế là nhằm duy trì tăng trưởng cao, bền vững và kéo
dài, và có thể kiểm soát ñược lạm phát, ổn ñịnh mức giá.

m. Thu nhập khả dụng của hộ gia ñình chính bằng GDP trừ ñi khấu hao.
Sai.
GDP trừ khấu hao chính là NDP (Sản phẩm quốc nội ròng). Hãy nhớ lại thu nhập
khả dụng chính bằng (Y – T) với Y là GDP và T là thuế trong bài học của chúng ta.

Châu Văn Thành 2 9/14/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1
Niên khoá 2007-2008

n. Trữ lượng vốn của một nền kinh tế (K) ñôi lúc còn ñược gọi là ñầu tư I (một
thành phần trong cấu thành GDP).
Sai.
Trữ lượng vốn K (biến ñiểm, hay tích lượng) của một nền kinh tế hoàn toàn khác với
ñầu tư I (biến kỳ, hay lưu lượng) một thành phần trong cấu thành GDP). ðầu tư mới
sau khi khấu trừ khấu hao sẽ góp phần tích luỹ vào thay ñổi trữ lượng vốn K.

o. Khái niệm ñầu tư vốn trong kinh tế vĩ mô cũng chính là ñầu tư tài chính (mua trái
phiếu, cổ phiếu...) vì cuối cùng các khoản tiền này cũng thông qua hệ thống tài
chính trở thành nhà xưởng, máy móc thiết bị.
Sai.
ðầu tư vốn là khoản chi tiêu hàng hoá vốn mà sẽ làm gia tăng sản lượng hàng hoá và
dịch vụ trong tương lai. ðối với nhà kinh tế, ñầu tư thể hiện sự tích lũy nhập lượng
vốn. ðừng nhầm lẫn với ñầu tư cổ phiếu – ñây là ñầu tư tài chính. Dòng tiền ñầu tư
tài chính chưa hẵn ñã tạo ra vốn theo khái niệm của kinh tế học.

Câu 2: (10ñ)
Giả sử thị trường bánh mì ñược mô hình hoá bởi các phương trình sau ñây:
Qd = D(Pb, Y) [Cầu]
Qs = S(Pb, Pf) [Cung]
Qd = Qs [Cân bằng]
Trong ñó, lượng cầu của người tiêu dùng Qd phụ thuộc vào giá bánh mì Pb và thu
nhập Y. Lượng cung bánh mì Qs phụ thuộc vào giá bánh mì Pb và giá bột mì Pf.
a. Biến nội sinh là gì và biến ngoại sinh là gì?
b. Xác ñịnh biến nội sinh và biến ngoại sinh của mô hình này và giải thích vì sao?
c. Phác thảo các ñường cung, cầu trên toạ ñộ (P, Q) và phân biệt sự khác nhau từ các
kết quả tạo ra “Sự di chuyển dọc theo” và “Sự dịch chuyển” của ñường cung và
ñường cầu trong mô hình của bạn.

Gợi ý:
a. Biến số ngoại sinh là những biến số cho trước, bên ngoài, và giải thích mô hình.
Biến số nội sinh là những biến số ñược xác ñịnh dựa vào mô hình.
b. Mô hình bên trên về thị trường bánh mì có 2 biến ngoại sinh (thu nhập Y và giá
bột Pf) và 2 biến nội sinh là giá bánh mì (Pb) và lượng bánh mì ñược trao ñổi (Qd
= Qs = Q)
c. Trên toạ ñộ (P, Q), ñường cầu và ñường cung của thị trường bánh mì ñược biểu
diễn như sau:
Bạn hãy áp dụng kiến thức kinh tế vi mô cơ bản ñể nhớ lại sự dịch chuyển và di
chuyển của các ñường cung và cầu trong mô hình.

Châu Văn Thành 3 9/14/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1
Niên khoá 2007-2008

Giá bánh mì, P Cung

Cầu

Lượng bánh mì, Q

Câu 3: (10ñ)
Phân biệt các vấn ñề sau ñây, một cách tương ñối, vấn ñề nào thuộc kinh tế vĩ mô và vấn
ñề nào thuộc kinh tế vi mô:
a. Mức chi tiêu tiêu dùng tăng cao một thời gian dài ñã kéo sự tăng
trưởng kinh tế mạnh mẽ.
b. Gần ñây do suy thoái của nền kinh tế toàn cầu ñã làm cho ngành công
nghiệp du lịch sụt giảm rõ rệt.
c. Trợ cấp của chính phủ cho các nhà sản xuất thép trong nước.
d. Xuất khẩu tăng trưởng chậm lại do có sự suy thoái của các nước bạn
hàng chủ yếu.
e. Ngân hàng trung ương quyết ñịnh tăng lãi suất nhằm kiềm chế áp lực
lạm phát.
f. Suy thoái của ngành công nghiệp dệt do cạnh tranh và công nghệ thay
ñổi nhanh chóng.
g. Tăng chi tiêu cho hoạt ñộng dịch vụ chăm sóc y tế ở vùng sâu và vùng
dân tộc ít người

Gợi ý:
Vấn ñề thuộc về:
Kinh tế vi mô: b, c, f, g
Kinh tế vĩ mô: a, d, e

Câu 4: (10ñ)
Hãy xem xét một nền kinh tế ñơn giản bao gồm các hộ gia ñình (H), chủ nhà máy xay bột
(M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ M với giá là
10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M với giá 40
ñể làm ra bánh mì. Giả sử M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác.

Châu Văn Thành 4 9/14/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1
Niên khoá 2007-2008

Cả hai B và M ñều nhận dịch vụ lao ñộng và vốn từ H; B ñã thanh toán cho H các khoản
bao gồm: 30 cho thuê lao ñộng và 30 cho dịch vụ vốn. Tương tự M ñã thanh toán cho H
các khoản bao gồm :40 cho chi phí thuê lao ñộng và 10 cho thuê vốn.

Hãy tính GDP của nền kinh tế này theo 3 phương pháp khác nhau. Nhận xét về kết quả
tính toán ñược của bạn?

Gợi ý:
GDP theo phương pháp:
• Chi tiêu: 10 + 100 = 110
• Thu nhập: (40 + 30) + (10 + 30) = 110
• Giá trị gia tăng: (10 + 40) + (100 – 40) = 110

Cả 3 phương pháp ñều cho kết quả như nhau = 110

Sơ ñồ tóm tắt:

Chi mua
bột mì 40
M B

Chi mua Chi mua


bột mì 10 bánh mì 100
Chi thuê lao Chi thuê lao
ñộng 40, vốn 10 ñộng 30, vốn 30
H

Câu 5: (15ñ)
Có một quốc gia tên là “Nước Chuối” trên ñó có một nông trại trồng chuối và một xưởng
sản xuất nước chuối ép. Người dân ở ñất nước này chủ yếu sống bằng nước chuối ép.

Năm 2006, nông trại trồng ñược 10 tấn chuối, và bán toàn bộ số chuối này cho xưởng ép
nước chuối với giá 1 triệu ñồng/tấn. Xưởng sản xuất ra 3 thùng nước chuối ép, và bán cả
3 thùng nước chuối ép này với giá 11 triệu ñồng/thùng (bao gồm 10 triệu/thùng + 1 triệu
tiền thuế gián thu phải nộp cho chính phủ mỗi thùng). Nông trại trả lương tổng cộng là 6
triệu ñồng. Xưởng ép nước chuối trả lương toàn bộ là 10 triệu ñồng, và chi phí khấu hao
là 4 triệu ñồng. Ngoài ra, không còn chi phí nào khác. Cả nông trại và xưởng ép nước
chuối giữ lại 50% lợi nhuận và trả hết phần còn lại cho cổ ñông là tất cả các hộ gia ñình
sinh sống trên ñất nước này. Sau khi nhận tiền lương và cổ tức, các hộ gia ñình trả 10%

Châu Văn Thành 5 9/14/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1
Niên khoá 2007-2008

thuế thu nhập từ tổng thu nhập của họ cho chính phủ. Chính phủ mua 1 thùng nước chuối
ép. Xưởng cũng không phải trả bất kỳ khoản thuế trực thu nào từ số lợi nhuận giữ lại. Giả
sử ñây là một ñất nước không giao dịch với bên ngoài.

a. Hãy tính GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng? GNI bằng bao nhiêu?
Theo phương pháp giá trị gia tăng (VA):
GDP = VA nông trại + VA xưởng ép
= (10*01) + [(03*11) – (10*01)] = 33

Chúng ta có thể kiểm tra theo phương pháp chi tiêu sản phẩm cuối cùng:
GDP = (03*11) = 33

GDP = GNI (do ñây là một nền kinh tế ñóng, NFP = 0)

b. Sản phẩm quốc nội ròng NDP?


NDP = GDP - Khấu hao = 33 – 04 = 29

c. Tổng thu nhập của chính phủ?


Thu nhập của chính phủ = Thuế trực thu + Thuế gián thu
Lợi nhuận của nông trại = (10*01) – (06) = 04
Lợi nhuận của xưởng ép = {(03*11) – [(10*1)-10 – 04 – 03*01] = 06
Tổng lợi nhuận của nông trại và xưởng ép = 04 + 06 = 10
Tổng cổ tức trả cho các hộ gia ñình = 50% của 10 = 05
Tổng thu nhập của hộ gia ñình = Cổ tức + Lương = 05 + 06 + 10 = 21
Thuế thu nhập các hộ gia ñình phải trả = 10% của 21 = 2,1 = Thuế trực thu
Thuế gián thu ñánh vào mua bán các thùng chuối ép = 03*01 = 03
Vậy: Tổng thu của chính phủ = 2,1 + 03 = 5,1

d. Ngân sách của chính phủ?


Ngân sách chính phủ = Thu – Chi = 5,1 – (01*11) = 5,9 (Thâm hụt)

e. Thu nhập khả dụng của hộ gia ñình?


Thu nhập khả dụng của hộ gia ñình
= Cổ tức + Lương - Thuế = 21 – 2,1 = 18,9

Giả sử trong năm 2007, sản lượng như cũ, giá của chuối và nước ép chuối ñều tăng 10%
f. Nền kinh tế thực của nước này có thay ñổi không? Giải thích?
Nền kinh tế thực của nước này phụ thuộc vào số lượng thùng nước chuối ép và lượng
chuối sản xuất ra của nông trại. Nếu chỉ có giá cả tăng, sản phẩm thực như cũ thì
nền kinh tế thực sẽ không thay ñổi.

g. GDP danh nghĩa năm 2007? Tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu?


GDP danh nghĩa 2007 = GDP thực * Mức giá
= (03*11)*1,10 = 36,3

Tỷ lệ lạm phát 2007 so 2006 là 10%

Châu Văn Thành 6 9/14/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1
Niên khoá 2007-2008

h. GDP thực năm 2007 theo giá 2006?


GDP thực 2007 = GDP danh nghĩa 2007 chia cho mức giá chung
= 36,3 : 1,10 = 33

Câu 6: (15ñ)
Một nền kinh tế với tên gọi là Economy. Trong năm 2007, các kết quả hoạt ñộng kinh tế
vĩ mô ñược tóm tắt như sau:
Thu nhập ròng của lao ñộng từ nước ngoài = 6000 (thuộc NFP)
Thu nhập ròng từ ñầu tư với nước ngoài = - 5000 (thuộc NFP)
Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước = 50000 (X)
Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài = 60000 (M)
Các khoản chuyển nhượng ròng từ nước ngoài = 3000 (NTR)
Tổng chi tiêu tiêu dùng của khu vực tư nhân và chính phủ = 90000 (C+G)
Tổng ñầu tư trong nước = 45000 (I)

Hãy tính:
a. Tổng sản phẩm quốc nội GDP, tổng thu nhập quốc dân GNI, và tổng thu nhập khả
dụng quốc dân GNDI. So sánh và nhận xét về 3 chỉ tiêu này.
b. Cán cân vãng lai CA và cán cân thương mại TB (hay NX). So sánh với GDP?
c. Tổng tiết kiệm quốc nội và tổng tiết kiệm quốc dân
d. Chênh lệch giữa tổng tiết kiệm quốc nội và tổng ñầu tư trong nước. Nhận xét gì
về sự chênh lệch này?
e. Giả sử không có các khoản sai sót, và các giao dịch khác là không ñáng kể, nếu
dòng vốn ñi ra là 15000, và dự trữ của ngân hàng nhà nước (NHNN) không ñổi,
thì dòng vốn vào là bao nhiêu? Kết quả tính toán sẽ thay ñổi thế nào nếu dự trữ
tăng 2000 do NHNN muốn giữ sự ổn ñịnh của tỷ giá?

(Chú ý: Các giá trị của các con số trong bài toán này tính theo ngoại tệ, USD chẳng
hạn)

Gợi ý:
GDP = C + G + I + NX = 90000 + 45000 + (50000 – 60000) = 125000
GNI = GDP + NFP = 125000 + (6000 – 5000) = 126000
GNDI = GDP + NFP + NTR = 125000 + (6000 – 5000) + 3000 = 129000
GNDI > GNI > GDP

CA = NX + NFP + NTR = (50000 – 60000) + (6000 – 5000) + 3000 = - 6000


(thâm hụt 4,8% so GDP)
TB = NX = X – M = (50000 – 60000) = - 10000 (thâm hụt 8% so GDP)

S quốc nội =
GDP = Y = C + I + G + X – M
Và Y = C + S + T
Suy ra, (S – I) + (T – G) = (X – M)
Hay I = S + (T – G) + (M – X) = S’

Châu Văn Thành 7 9/14/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 1
Niên khoá 2007-2008

Vậy S quốc nội = S + (T – G) = I – (M – X) = 45000 – (60000 - 50000) =


35000

S quốc dân =
GNI = C + I + G + X – M + NFP
Và GNI = C + S + T
Suy ra, (S – I) + (T – G) = (X – M) + NFP
Hay I = S + (T – G) + (M – X) - NFP
Vậy S quốc dân = S + (T – G) = I – (M – X) + NFP = 45000 – (60000 -
50000) + (6000 – 5000) = 36000 (một lần nữa chúng ta thấy rằng sự khác
nhau giữa khái niệm quốc dân và quôc nội ở khoản thu nhập yếu tố ròng
NFP)

Chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước (hay quốc nội) và ñầu tư trong nước =
45000 – 35000 = - 10000 (ñúng bằng NX!)

BOP = CA + CF = 0
Với CA = - 6000
Do thay ñổi NFA = 0
Nên hiệu giữa dòng vào và dòng ra trong CF (hay KA) phải bằng + 6000:
Dòng vào = 6000 + dòng ra = 6000 + 15000 = 21000

Nếu Dự trữ ngoại tệ của nước này tăng 2000, thì dòng vốn vào sẽ là:
Dòng vào = 6000 + dòng ra + thay ñổi dự trữ
= 6000 + 15000 + 2000 = 23000

Câu 7: (10ñ)

”Có ý kiến cho rằng, giá tiêu dùng tăng cao chỉ là nhất thời. Xin thưa rằng, tốc ñộ tăng
giá tiêu dùng năm 2004 lên ñến 9,5%, năm 2005 lên ñến 8,4%, năm 2006 tuy thấp hơn,
nhưng cũng ở mức 6,6% (nếu tính bình quân so với năm trước theo thông lệ quốc tế thì
tăng 6,9%), 7 tháng năm 2007 ñã tăng 6,19%, và chắc chắn cả năm sẽ tăng không dưới
8,4%”.

(Nghịch lý giữa tốc ñộ tăng giá và lãi suất , Ngọc Minh, Thanh Nien Online 09/08/2007)

Nếu lấy 2003 là năm cơ sở, hãy xác ñịnh chỉ số giá CPI qua các năm.

Gợi ý:
2003 (cơ sở) 2004 2005 2006 2007
%∆P = %∆CPI 9,5 8,4 6,6 8,4
P = CPI 1 1,095 1,187 1,265 1,372
100 109,5 118,7 126,5 137,2

Châu Văn Thành 8 9/14/2007

You might also like