You are on page 1of 16

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ

2007-08

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Bài thi cuối kỳ


Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian đọc đề)

Mã số học viên:_________________________________________________________

1. Bạn có 10 phút để đọc đề bài, và có thể tham chiếu tài liệu ghi chép từ 04 tờ
A4 được phát bởi phòng đào tạo.

2. Có tất cả 3 nội dung A, B, C trong phần chính thức phải hoàn thành. Hãy phân
bổ và tận dụng thời gian một cách hợp lý và hiệu quả.

3. Phần A và B trả lời trực tiếp trong đề bài. Phần C trả lời trong sổ làm bài được
phát.

4. Trong đề bài có thêm phần điểm thưởng, bạn có thể tham gia hay không tham gia
vào nội dung này.

5. Nhớ ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu lên sổ làm bài và đề thi.

6. Nộp lại cả đề thi và sổ làm bài sau khi hoàn thành bài làm của mình.

Chúc may mắn!

Châu Văn Thành 1


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

Phần chính thức (100 điểm)


A. Câu hỏi chọn Đúng/Sai và Giải thích ngắn gọn: (20 điểm)
1. Nội tệ mất giá sẽ có xu hướng làm giảm tổng cầu và vì vậy sẽ làm giảm mức GDP
cân bằng của nền kinh tế.

Đúng/Sai?

Giải thích:

2. GDP không bao gồm giá trị của đầu tư I vì thực ra đầu tư I là một phần của trữ
lượng vốn K mà nó được sử dụng chủ yếu trong tương lai.

Đúng/Sai?

Giải thích:

3. Giá trái phiếu (Bond) có quan hệ nghịch biến với lãi suất.

Đúng/Sai?

Giải thích:

Châu Văn Thành 2


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

4. Kết quả hồi quy OLS (Hồi quy theo Phương pháp bình phương bé nhất thông
thường) của dC (thay đổi tiêu dùng) theo d(Y-T) (thay đổi của thu nhập khả dụng)
sẽ cung cấp thông tin về khuynh hướng tiêu dùng biên MPC.

Đúng/Sai?

Giải thích:

5. Ngân hàng trung ương kiểm soát hoàn toàn lạm phát.

Đúng/Sai?

Giải thích:

6. Lạm phát là tốt vì khi lạm phát xảy ra thì lương tăng.

Đúng/Sai?

Giải thích:

7. Đường Phillips thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ
tăng trưởng GDP thực của nền kinh tế.

Đúng/Sai?

Châu Văn Thành 3


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

Giải thích:

8. Ba điều không tương thích trong phối hợp chính sách hay ba điều không thể xảy
ra đồng thời trong một quốc gia đó là: (1) Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi; (2)
Chính sách tiền tệ độc lập; và (3) Vốn di chuyển tự do.

Đúng/Sai?

Giải thích:

9. “Bẫy tiền” hay “ Bẫy thanh khoản” (Liquidity trap) là hiện tượng người dân có xu
hướng giữ quá nhiều tiền và sức mua của lượng tiền này bị giảm do lạm phát tăng.

Đúng/Sai?

Giải thích:

10. Hiện tượng “Sự lấn át” hay “Sự hất ra” (Crowding out) xảy ra trong nền kinh tế
đóng và trong nền kinh tế mở là tương tự như nhau, đó là kết quả của gia tăng chi
tiêu của chính phủ làm giảm đầu tư khu vực tư nhân.

Đúng/Sai?

Giải thích:

Châu Văn Thành 4


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

B. Trắc nghiệm: (50 điểm)


Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn (chỉ một) vào hoặc a, b, c, d . Để
chứng minh cho việc lựa chọn của bạn là đúng, hãy sử dụng các dòng ngay bên dưới
câu hỏi giải thích ngắn gọn lý do (lý do đó có thể là một công thức, hay một đồ thị,
một khái niệm, một kết quả tính toán, một sơ đồ tác động hay một sự kết hợp)

1. Một công ty sản xuất vỏ xe hơi bán bốn chiếc vỏ xe cho một nhà sản xuất xe hơi
với giá 500 đô la. Một công ty khác bán một chiếc máy nghe đĩa compact cho nhà
sản xuất xe hơi với giá 500 đô la. Nhà sản xuất xe hơi lắp ráp các món này vào
một chiếc xe hơi mới và bán được 15000 đô la. Biết rằng các sản phẩm này được
tạo ra ngay trong năm . Giá trị của tất cả các giao dịch này nên được tính vào
GDP là:
a. 15000 đô la.
b. 15000 đô la trừ lợi nhuận của nhà sản xuất xe hơi từ chiếc xe hơi này.
c. 16000 đô la.
d. 16000 đô la trừ lợi nhuận của cả 3 công ty từ các giao dịch họ thực hiện
bên trên.

Giải thích:

2. Nếu xe hơi được sản xuất bằng vốn (K) và lao động (L) theo một hàm sản xuất có
sinh lợi không đổi theo quy mô, thì:
a. Tăng gấp đôi lượng lao động sử dụng sẽ làm tăng gấp đôi lượng xe hơi sản
xuất.
b. Tăng gấp đôi lượng vốn sử dụng sẽ làm tăng gấp đôi lượng xe hơi sản
xuất.
c. Tăng gấp đôi lượng lao động và vốn sử dụng sẽ làm tăng gấp đôi lượng xe
hơi sản xuất.
d. Tăng gấp đôi lượng lao động và vốn sử dụng sẽ làm tăng gấp bốn lần
lượng xe hơi sản xuất.

Châu Văn Thành 5


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

Giải thích:

3. Giả sử nền kinh tế ngày càng có dấu hiệu phát triển khả quan, niềm tin về tương
lai tăng lên và người dân quyết định gia tăng chi tiêu tiêu dùng (ứng với mọi mức
thu nhập). Trong mô hình cổ điển dài hạn (nền kinh tế đóng, sản lượng Y ở mức
tiềm năng), điều này sẽ:
a. Làm tăng lãi suất thực và giảm chi tiêu đầu tư.
b. Làm giảm lãi suất thực và tăng chi tiêu đầu tư.
c. Làm giảm lãi suất thực và giảm chi tiêu đầu tư.
d. Làm tăng lãi suất thực và tăng chi tiêu đầu tư.

Giải thích:

4. Theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Robert Solow, nếu tỷ lệ tiết kiệm tăng
(s=S/Y)
a. Mức sống của nền kinh tế sẽ tiếp tục gia tăng mãi mãi.
b. Tỷ lệ vốn trên mỗi lao động sẽ tăng lên mãi mãi.
c. Mức sống của nền kinh tế sẽ tăng trưởng đến khi đạt được một tỷ lệ vốn
trên mỗi lao động cao hơn ở trạng thái dừng mới.
d. Tỷ lệ vốn trên lao động cuối cùng sẽ giảm.

Giải thích:

Châu Văn Thành 6


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

5. Trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Robert Solow, nếu biết mức tăng
trưởng dân số là 3%, tỷ lệ khấu hao là 12%, tốc độ tăng trưởng của tiến bộ công
nghệ là 2%, tốc độ tăng trưởng của sản lượng Y (hay GDP) ở trạng thái dừng là
a. 0%
b. 3%
c. 5%
d. 7%

Giải thích:

6. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng 10% (nội tệ mất giá), mức giá trong nước
tăng 6%, mức giá nước ngoài tăng 4%, tỷ giá hối đoái thực sẽ tăng:
a. 0%
b. 4%
c. 8%
d. 10%

Giải thích:

7. Giải thích cho độ dốc của đường IS (nhớ lại bộ 3 bao gồm toạ độ (r, I), toạ độ 45
độ, và toạ độ (Y, r)) như sau: khi lãi suất tăng:
a. lượng đầu tư tăng, và điều này làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu xuống
dưới, làm giảm thu nhập (hay sản lượng).
b. lượng đầu tư tăng, và điều này làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên
trên, làm tăng thu nhập (hay sản lượng).
c. lượng đầu tư giảm, và điều này làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên
trên, làm tăng thu nhập (hay sản lượng).
d. lượng đầu tư giảm, và điều này làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu
xuống dưới, làm giảm thu nhập (hay sản lượng).

Giải thích:

Châu Văn Thành 7


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

8. Trong một nền kinh tế đóng, nếu gọi r = lãi suất thực, Y = GDP thực, P = mức
giá, G = chi tiêu của chính phủ, T = thuế, M = mức cung tiền. Giao điểm của
đường IS và LM xác định các giá trị:
a. Y, r, và P, ứng với G, T, và M cho trước.
b. Y, r, và M, ứng với G, T, và P cho trước.
c. Y và P, ứng với r, G, T, và M cho trước.
d. Y và r ứng với G, T, M, và P cho trước.

Giải thích:

9. Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên MPC = 0,75, khi thuế giảm 100, đường IS (ứng
với mọi mức lãi suất) sẽ dịch chuyển sang phải một lượng là:
a. 100
b. 200
c. 300
d. 400

Giải thích:

10. Ứng với mọi mức thu nhập và lãi suất cho trước, cầu tiền gia tăng sẽ:
a. Làm tăng lãi suất và làm dịch chuyển đường LM và đường tổng cầu AD
sang phải.
b. Làm tăng lãi suất và làm dịch chuyển đường LM và đường tổng cầu AD
sang trái.

Châu Văn Thành 8


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

c. Làm giảm lãi suất và làm dịch chuyển đường LM và đường tổng cầu AD
sang phải.
d. Làm giảm lãi suất và làm dịch chuyển đường LM và đường tổng cầu AD
sang trái.

Giải thích:

11. Trong mô hình IS-LM (nền kinh tế đóng), khi chính phủ tăng thuế (T) và tăng chi
tiêu (G) các khoản bằng nhau, kết quả sẽ là:
a. Thu nhập, lãi suất, tiêu dùng, và đầu tư không đổi.
b. Thu nhập và lãi suất tăng, tiêu dùng và đầu tư giảm.
c. Thu nhập và lãi suất giảm, tiêu dùng và đầu tư tăng.
d. Thu nhập, lãi suất, tiêu dùng, và đầu tư cùng tăng.

Giải thích:

12. Trong một nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển tự do, cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi
và mức giá cố định, nếu ngân hàng trung ương tăng cung tiền:
a. Lãi suất giảm và mức đầu tư tăng lên.
b. Tỷ giá hối đoái tăng (nội tệ mất giá), và xuất khẩu ròng tăng.
c. Lãi suất giảm và mức đầu tư không tăng.
d. Tỷ giá hối đoái giảm (nội tệ lên giá), và xuất khẩu ròng giảm.

Giải thích:

Châu Văn Thành 9


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

13. Biết khối tiền M được tính bởi công thức M = mm* MB. Khi ngân hàng nhà nước
(hay ngân hàng trung ương) mua chứng khoán chính phủ trên thị trường mở, kết
quả sẽ là:
a. giảm số nhân tiền (mm).
b. giảm tỷ lệ tiền trong lưu thông so với tiền gửi (C/D).
c. giảm cơ sở tiền (hay tiền mạnh MB).
d. tăng cơ sở tiền (hay tiền mạnh MB).

Giải thích:

14. Nhớ lại phương trình số lượng M.V = P.Y. Nếu cung tiền M tăng 12%, tốc độ lưu
chuyển của tiền V giảm 4%, và mức giá P tăng 5% thì sự thay đổi của GDP thực
sẽ là:
a. 3%
b. 4%
c. 9%
d. 11%

Giải thích:

15. Trong một nền kinh tế mở nhỏ trong dài hạn (nhớ lại S – I(r*) = NX(ε)), nếu
chính phủ thực hiện chính sách làm giảm nhập khẩu (như thuế nhập khẩu hay hạn
ngạch chẳng hạn), kết quả cuối cùng sẽ là:
a. xuất khẩu không đổi.
b. xuất khẩu giảm nhưng không nhiều bằng nhập khẩu giảm.
c. xuất khẩu giảm đúng bằng với nhập khẩu giảm.
d. xuất khẩu giảm nhiều hơn nhập khẩu giảm.

Giải thích:

Châu Văn Thành 10


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

16. Căn cứ vào mô hình Mundell-Fleming, xét nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển tự
do:
a. dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, một chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm
tăng thu nhập (hay sản lượng); và dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, một
chính sách thu chi ngân sách mở rộng sẽ làm tăng thu nhập trong khi chính
sách tiền tệ mở rộng thì không.
b. dưới cả hai cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định, một chính sách tiền
tệ mở rộng làm tăng thu nhập, nhưng một chính sách thu chi ngân sách mở
rộng thì không có hiệu quả.
c. dưới cả hai cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định, một chính sách thu
chi ngân sách mở rộng làm tăng thu nhập, nhưng một chính sách tiền tệ
mở rộng thì không có hiệu quả.
d. dưới cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, một chính sách thu chi ngân sách mở
rộng làm tăng thu nhập; và dưới cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, một chính
sách tiền tệ mở rộng làm tăng thu nhập trong khi chính sách thu chi ngân
sách mở rộng lại không có hiệu quả.

Giải thích:

17. Để đơn giản ta có thể xét trong một nền kinh tế đóng, đường tổng cầu dốc xuống
về phía bên phải vì: ứng với một mức cung tiền M cho trước, một mức giá P cao
hơn sẽ:
a. Làm giảm cung tiền thực, điều này làm tăng lãi suất và làm giảm chi tiêu.
b. Làm tăng cung tiền thực, điều này làm giảm lãi suất và làm tăng chi tiêu.
c. Làm giảm cung tiền thực, điều này làm giảm lãi suất và làm tăng chi tiêu.
d. Làm tăng cung tiền thực, điều này làm tăng lãi suất và làm giảm chi tiêu.
.
Giải thích:

Châu Văn Thành 11


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

18. “Tỷ lệ hy sinh” (The “sacrifice ratio”) đo lường chi phí cắt giảm lạm phát (phần
trăm GDP một năm cần thiết để giảm một điểm phần trăm lạm phát):
a. không bao giờ phụ thuộc vào độ dốc của đường Phillips ngắn hạn.
b. có thể thấp nếu chính sách cắt giảm lạm phát đáng tin cậy.
c. dường như cao nếu người dân có kỳ vọng hợp lý (rational expectations).
d. sẽ thấp nếu tiền lương và giá cả có tính kết dính trong thời gian dài.

Hai câu sau đây cùng giả thiết này:


Một số các nền kinh tế lớn toàn thế giới cùng thực hiện một chính sách cắt giảm đáng kể
thuế và không thay đổi chi tiêu chính phủ. Chính sách này làm tăng lãi suất thực của thế
giới. Điều này sẽ tác động như thế nào đến Agriland, một nền kinh tế nhỏ mở cửa ứng
với các trường hợp trong từng trường hợp cụ thể sau đây (Giả sử Agriland không có thay
đổi gì trong chính sách tài khoá của chính nước này):

19. Trong ngắn hạn, giả sử Agriland đang theo cơ chế tỷ giá thả nổi:
a. tỷ giá e không đổi, NX không đổi, và sản lượng Y thấp hơn.
b. tỷ giá e cao hơn, NX cao hơn, và sản lượng Y cao hơn.
c. tỷ giá e thấp hơn, NX thấp hơn, và sản lượng Y không đổi.
d. Không có thay đổi gì trong e, NX, hay Y.

Giải thích:

20. Trong ngắn hạn, giả sử Agriland đang theo cơ chế tỷ giá cố định:
a. tỷ giá e không đổi, NX không đổi, và sản lượng Y thấp hơn.
b. tỷ giá e không đổi, NX cao hơn, và sản lượng Y cao hơn.
c. tỷ giá e không đổi, NX thấp hơn, và sản lượng Y không đổi.
d. Không có thay đổi gì trong e, NX, hay Y.

Giải thích:

Châu Văn Thành 12


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

C. Bài toán phân tích: (30 điểm)


Giả sử bạn đang chịu trách nhiệm soạn một nội dung đào tạo kiến thức Kinh tế Vĩ mô cho
các đại biểu quốc hội. Sau khi kết thúc khoá học, bạn muốn tổng hợp kiến thức cơ bản
của phần học bằng việc chuẩn bị một bài tập tổng hợp có nội dung được trình bày dưới
đây. Để giúp các học viên của mình có được cách giải thích đầy đủ và ngắn gọn từ một
vấn đề phức tạp, hãy tìm lời giải cho từng câu hỏi nhỏ sau đây và trình bày cách thức làm
thế nào bạn có kết quả như vậy:

Bài tập tổng hợp của bạn có nội dung như sau (lưu ý: các câu 1, 2, và 3 độc lập với
nhau):

1. Đồng tiền nước Economy được ký hiệu là ω. Giả sử nước Economy đang ở trạng
thái cân bằng ban đầu với lượng tiền trong lưu thông (C) là 300ω, lượng tiền gửi
(D) là 1200ω, và lượng tiền dự trữ theo yêu cầu (R) là 120ω. Trạng thái cân bằng
có nghĩa là tỷ lệ tiền trong lưu thông so với lượng tiền gửi (C/D) và tỷ lệ dự trữ so
với lượng tiền gửi (R/D) đang ở mức không đổi theo mong muốn của dân chúng.
a. Ở trạng thái cân bằng trên, mức cung tiền M hiện là bao nhiêu? Cơ sở tiền
MB là bao nhiêu? Số nhân tiền mm là bao nhiêu?

b. Giả sử ngân hàng nhà nước nước Economy bán trái phiếu chính phủ trị giá
50ω trên thị trường mở nhằm hạn chế áp lực lạm phát. Điều gì xảy ra cho
cơ sở tiền MB? Giải thích? Điều gì xảy ra cho cung tiền M? Giải thích
khái quát cách thức hay cơ chế thông qua đó cung tiền được thu hẹp như
thế nào?

2. Giả sử Economy là một nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển tự do, ban đầu đang ở
trạng thái cân bằng dài hạn. Bây giờ các nước ngoài lớn quyết định hạ lãi suất
nhằm cứu vãn tình trạng đang đi xuống của nền kinh tế của họ. Điều này ảnh
hưởng như thế nào đến nền kinh tế nước Economy trong dài hạn, cụ thể là đối
với: lãi suất thực r, chi tiêu đầu tư I, xuất khẩu ròng NX, và tỷ giá hối đoái thực ε?
Biểu diễn bằng đồ thị và giải thích? (Nhớ lại: S – I(r*) = NX(ε))

3. Một lần nữa hãy xem lại nước Economy, một nền kinh tế mở nhỏ, vốn di chuyển
tự do, ban đầu đang ở trạng thái cân bằng khi các nước lớn bên ngoài quyết định
cắt giảm lãi suất. Nếu mức giá của nước Economy là cố định trong ngắn hạn, điều
này ảnh hưởng như thế nào đến lãi suất thực r, chi tiêu đầu tư I, xuất khẩu ròng
NX, tỷ giá hối đoái danh nghĩa e, mức chi tiêu cân bằng Y, và cung tiền trong
nước M trong ngắn hạn, nếu:
a. Nước Economy theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi?
b. Nước Economy theo cơ chế tỷ giá hối đoái cố định?

Châu Văn Thành 13


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

Trong mỗi trường hợp, đường tổng cầu AD thay đổi như thế nào? Giải thích sự
khác biệt trong các kết quả bằng cách sử dụng cả đồ thị và bằng lời để minh hoạ
cho các lập luận bạn đưa ra?

Phần điểm thưởng (30 điểm)


Câu 1: (10 điểm)
Giả sử ta có mối quan hệ của đường cong Phillips trong một nền kinh tế được biểu diễn
bởi phương trình sau:
π = π -1 – 0,5(u - 0,05)
a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là bao nhiêu?

b. Xác định mức thất nghiệp theo chu kỳ cần thiết để giảm lạm phát bớt 5 điểm phần
trăm là bao nhiêu?

c. Hiện lạm phát đang ở mức 10 phần trăm. Ngân hàng nhà nước muốn cắt lạm phát
còn 5 phần trăm. Hãy đưa ra 2 tình huống nhằm đạt được mục tiêu này?

Câu 2: (10 điểm)


Sau đây là trích đoạn nội dung của bài viết trên Thanh Niên Online của tác giả Ngọc
Minh, ngày 30/10/2007 tựa đề “Hai sức ép gia tăng lạm phát”:

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng 10 tháng, đã tăng 8,11%. Dự
đoán cả năm có thể lên 9,3 - 9,5%, thậm chí có thể vượt quá 9,5%, cao nhất trong
hàng chục năm qua.

Có nhiều yếu tố làm cho giá tiêu dùng năm nay tăng cao hơn cùng kỳ. Các yếu tố
này có thể quy về hai loại theo nguyên nhân của lạm phát....

...Giá nhập khẩu bình quân 9 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước của nhiều
loại hàng hóa tăng cao, như sắt thép (tăng 21,8%, trong đó phôi thép tăng
27,7%), phân bón (tăng 9,7%), chất dẻo (tăng 10,9%), bông (tăng 3,6%), sợi
(tăng 9,4%), giấy (tăng 6,4%), lúa mì (tăng 45%)… Tỷ giá VND so với euro hiện
đã lên đến 23.222, so với bảng Anh 33.098, so với yen Nhật 141,36, so với hầu
hết các đồng tiền của các nước trong khu vực như baht Thái, rupi Indonesia, pêsô
Philippines, won Hàn Quốc, nhân dân tệ của Trung Quốc, Đài tệ… đều tăng cao.
Hiện tại giá thép, giá sữa, giá xăng dầu… thế giới vẫn tiếp tục tăng mạnh. Công
tác quản lý giá cả ở trong nước còn yếu kém, nên có tình trạng "té nước theo
mưa".

...Để tăng dự trữ ngoại hối và tránh cho đồng nội tệ không lên giá nhằm khuyến
khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước chỉ trong 6 tháng đầu

Châu Văn Thành 14


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

năm đã dồn dập đưa ra hàng trăm nghìn tỉ đồng từ lưu thông về, nhưng hoặc là
chậm (chủ yếu từ tháng 6), hoặc là chưa đủ liều lượng, trong khi các ngân hàng
thương mại lại giảm lãi suất huy động, nên việc thu hút tiền từ lưu thông về rất
chậm, không đạt như ý muốn. Việc giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng vừa để
tăng cung, vừa để giảm giá đầu vào, nhưng hiệu quả không đạt như ý muốn. Nhu
cầu đầu tư để thực hiện các công trình vào cuối năm và hoàn thành mục tiêu tăng
trưởng kinh tế cả năm; nhu cầu tập kết hàng hóa phục vụ tiêu dùng thường tăng
cao vào Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán…

Trong khi đó lượng ngoại tệ vào nước ta tăng tốc mạnh từ các nguồn. Nguồn FDI
tính đến 22.10 đã có 11 tỉ USD vốn đăng ký, khả năng cả năm sẽ vượt 13 tỉ USD
và thực hiện có thể đạt khoảng 4,5-5 tỉ USD. Nguồn ODA cả năm thực hiện có thể
vượt 2 tỉ USD. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp theo dự đoán từ nay đến cuối năm các
quỹ đầu tư sẽ giải ngân đưa vào vài ba tỉ USD nữa; nếu có nhiều đơn vị nữa niêm
yết, nếu các đại gia IPO, nếu thị trường bất động sản nóng sốt, thì có khả năng
lượng vốn của nguồn này còn nhiều hơn nữa. Nguồn ngoại tệ thu được từ khách
quốc tế đến Việt Nam cả năm có thể lên đến gần 3,5 tỉ USD.

Do đồng USD mất giá mạnh trên thị trường thế giới, cộng với các chính sách
khuyến khích của Nhà nước, đặc biệt là sự thông thoáng hơn trong chính sách
nhà cửa sẽ có tác động mạnh đến việc tăng tốc nguồn kiều hối. Khi nguồn ngoại
tệ vào nước ta tăng mạnh, để tránh cho tình trạng "thừa" ngoại tệ trên thị trường,
Ngân hàng Nhà nước sẽ phải đẩy mạnh mua vào ngoại tệ, tạo sức ép tăng tiền
trong lưu thông, làm gia tăng lạm phát.

Câu hỏi:

a. Đọc thật cẩn thận nội dung, xếp loại các yếu tố tác động đến lạm phát của Việt
Nam (ví dụ “Cầu kéo”, “Chi phí đẩy”)?
b. Sử dụng đồ thị của mô hình phù hợp thể hiện các tác động này theo cách nhận
định của anh chị?

Câu 3: (10 điểm)

Các đoạn văn sau đây được trích từ VieTimes (Thứ Năm, 14/06/2007, do tác giả H.Vân
dịch từ FT) có tựa đề : “Các nước châu Á và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính”:

...

Quy mô dự trữ ngoại tệ cho thấy một sự thực hiển nhiên là: các quốc gia này đã
từ chối áp dụng tỷ giá ngoại hối dao động tự do mà nhiều chuyên gia kinh tế đề
xuất. Thay vào đó, họ ghìm tỉ giá trao đổi ngoại tệ xuống thấp. Điều này dẫn đến
thặng dư tài khoản vãng lai [4]. Để duy trì mức thặng dư này cần phải có nguồn
dự trữ lớn hơn các khoản đầu tư trong nước. Biện pháp mà các quốc gia này
thường áp dụng là chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) những tác động
của việc dự trữ ngoại tệ lên cung tiền nội tệ, nhằm ngăn chặn sự phát triển thông

Châu Văn Thành 15


Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài thi cuối kỳ
2007-08

thường của tiền tệ và tín dụng cũng như tình trạng kinh tế tăng trưởng nóng, lạm
phát và sự mất khả năng cạnh tranh với bên ngoài.

...

.... Chính sách này sẽ dẫn đến hậu quả là quỹ dự trữ ngoại tệ đến một lúc nào đó
không thể tăng thêm, từ đó khiến cho lượng cung tiền tăng quá nhanh, xuất hiện
bong bóng giá cả tài sản trong nước, kinh tế tăng trưởng quá nóng, lạm phát và
thất bại trong cạnh tranh với bên ngoài. Chính phủ cố gắng đối phó với các vấn
đề trên bằng cách dìm tỷ giá hối đoái danh nghĩa xuống. Chính sách duy trì tỷ lệ
lãi suất thấp dưới mức cân bằng làm méo mó nền kinh tế. Việc tích lũy ngoại tệ và
chứng từ có giá nước ngoài với lợi tức thấp làm lãng phí nguồn lực quốc gia và
có thể gây tổn thất vốn lớn. Chính sách này đang làm cho các nền kinh tế châu Á
phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu bên ngoài. Nó đồng thời cũng chọc giận Mỹ
khiến nước này gia tăng các biện pháp bảo hộ chủ nghĩa, và buộc cơ quan quản
lý tiền tệ Mỹ đối phó bằng bằng cách thi hành một chính sách tiền tệ dễ dãi
[6]nhằm để bù đắp cho sự rò rỉ nhu cầu trong nước do thâm hụt lớn tài khoản
vãng lai.

Câu hỏi:
a. Giải thích cơ chế của chính sách “Vô hiệu hoá” trong tình huống này ở các nước
châu Á đang được thực hiện như thế nào?
b. Sử dụng mô hình phù hợp nhằm kiểm chứng lại kết quả dự báo về ảnh hưởng của
cung tiền tăng mạnh như là hệ quả của chính sách được thực hiện nhằm ổn định tỷ
giá sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế các nước này?

Châu Văn Thành 16

You might also like