You are on page 1of 3

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 5

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Bài tập 5
Ngày phát: 04/10/2007; Ngày nộp: 18/10/2007

Nền kinh tế mở trong dài hạn:


Câu 1: (20đ)
Để cứu vãn tình trạng đi xuống của nền kinh tế, một số nước lớn bắt đầu thực hiện chính
sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư (thông qua chính sách ưu đãi thuế chẳng hạn). Hãy
giải thích bằng đồ thị và bằng lời thật ngắn gọn các trường hợp sau:
a. Điều gì xảy ra đối với cầu đầu tư của thế giới? (Biết cầu đầu tư thế giới là một
hàm theo lãi suất thế giới)
b. Điều gì xảy ra cho lãi suất thế giới?
c. Điều gì xảy ra cho đầu tư ở một nền kinh tế mở nhỏ?
d. Điều gì xảy ra cho cán cân thương mại của nền kinh tế mở nhỏ này?
e. Điều gì xảy ra cho tỷ giá hối đoái thực của nền kinh tế mở nhỏ này?

Câu 2: (20đ)
Xét hai quốc gia A và B là những nền kinh tế mở và theo cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi.
Lãi suất danh nghĩa ở nước A là 10% năm, và B là 6% năm. Giả sử lãi suất thực là như
nhau tại hai nước, và thoả cân bằng sức mua.
a. Dùng phương trình Fisher, bạn có suy luận gì về lạm phát dự kiến ở nước A và B?
b. Bạn có thể suy luận điều gì về sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa dự kiến giữa
đồng tiền nước A và đồng tiền nước B?
c. Một nhà kinh doanh tiền tệ đề xuất một kế hoạch làm giàu nhanh chóng như sau:
“Vay của ngân hàng nước B với lãi suất 6% năm, rồi gửi tiền vào ngân hàng nước
A với lãi suất 10% năm, và được 4% lợi nhuận”. Bạn hãy tư vấn cho kế hoạch
kinh doanh của nhà đầu tư này?

Câu 3: (10đ)
Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực (ε), và cán cân thương mại (TB) nếu chính phủ
Việt Nam thực hiện theo đúng cam kết tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khi hội
nhập Asean và WTO?

Câu 4: (30đ)
Đặt các ký hiệu:
e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
ε: Tỷ giá hối đoái thực
P*: Mức giá nước ngoài
P: Mức giá trong nước

Châu Văn Thành 1 10/4/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

a. Hãy điền vào các ô sau theo yêu cầu của từng câu hỏi trong bảng:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Biểu diễn dưới dạng ký hiệu Giải thích ý nghĩa kinh tế
Số đơn vị nội tệ đổi lấy 1 và công thức bằng lời
đơn vị ngoại tệ (DC/1FC)
Công thức tính ε ? ?
Giả sử NX = NX(ε), dùng ? ?
dấu +/- thể hiện quan hệ của
hàm này
Một chính sách phá giá sẽ ? ?
làm cho ε và NX
Biểu hiện quan hệ giữa ε, e, ? ?
P* và P dưới dạng % tương
đối
Nếu quy luật một giá là ? ?
đúng thì e sẽ được xác định
bởi (dựa vào công thức tính
ε)

Hãy thực hành tính toán tỷ giá hối đoái thực cho các trường hợp sau:
Bảng 1: Việt Nam và Trung Quốc
1991 1995
e (CNY/USD) 5,3 8,3
e (VND/USD 9828 11000
e (VND/CNY) ? ?
P* (Trung Quốc) 100 191
P (Việt Nam) 100 210
ε ? ?
ε (chỉ số) ? ?
e cần điều chỉnh ? ?

Bảng 2: Việt Nam và Thế giới (nói chung)


1991 1992 1993 1994 1995
e( VND/USD) 9828 11259 10693 10900 11000
P* (giả sử tăng 3% năm) ? ? ? ? ?
P 1,0 1,28 1,42 1,62 1,86
ε ? ? ? ? ?
ε (chỉ số) ? ? ? ? ?
e cần điều chỉnh ? ? ? ? ?
Ghi chú: Giả sử cả 2 bảng đều sử dụng năm gốc là 1991

b. Xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái thực ε của Việt Nam trong hai bảng này
trong giai đoạn này như thế nào?. Đồng tiền của Việt Nam bị đánh giá cao hay
thấp? Bạn suy luận gì về khả năng cạnh tranh của Việt Nam đối với Trung Quốc
và Thế giới thông qua tỷ giá hối đoái thực ở giai đoạn này?

Châu Văn Thành 2 10/4/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 5
Niên khoá 2007-2008

c. Nếu muốn giữ ε không đổi, hay để duy trì sức cạnh tranh như cũ thì cần phải điều
chỉnh e như thế nào? (Có nghĩa là điều chỉnh e ở từng năm, sao cho ε trở lại giá trị
ở năm gốc)

Mô hình IS-LM
Câu 5: (10đ)
Xét một nền kinh tế đóng. Phương trình tiêu dùng được cho bởi C = 200 + 0,75(Y-T);
đầu tư dự kiến I là 100, chi tiêu tiêu dùng G và thuế T của chính phủ đều là 100
a. Phác hoạ phương trình tổng chi tiêu dự kiến như một hàm số theo thu nhập?
b. Mức thu nhập ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
c. Nếu chi tiêu của chính phủ G tăng lên đến 125 (Thuế không đổi), thu nhập ở trạng
thái cân bằng mới là bao nhiêu? Số nhân bằng bao nhiêu?
d. Mức chi tiêu G của chính phủ cần để đạt được mức sản lượng hay thu nhập là
1600 là bao nhiêu?

Câu 6: (6đ)
Giả sử một nền kinh tế có hàm cầu tiền có dạng:
d
M 
  = 1000 − 250r
 P
trong đó r là lãi suất thực tính bằng %. Cung tiền là 1000. Mức giá P là 2.
a. Lãi suất ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
b. Giả sử mức giá là cố định, điều gì xảy ra cho lãi suất cân bằng nếu cung tiền tăng
từ 1000 lên đến 1500?
c. Nếu ngân hàng nhà nước muốn tăng lãi suất đến 3%, ngân hàng nhà nước nên ấn
định mức cung tiền là bao nhiêu?

Câu 7: (4đ)
Giải thích bằng lời ý nghĩa kinh tế của cân bằng kinh tế vĩ mô được xác định trong mô
hình IS-LM? (Để đơn giản, chúng ta vẫn xem xét trong một nền kinh tế đóng với hai thị
trường hàng hoá và tiền tệ)

Châu Văn Thành 3 10/4/2007

You might also like