You are on page 1of 2

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 6

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Bài tập 6
Ngày phát: 18/10/2007; Ngày nộp: 01/11/2007

Mô hình IS-LM và AD trong nền kinh tế đóng

Câu 1: (20đ)
Sử dụng mô hình IS-LM, giải thích điều gì xảy ra với lãi suất, thu nhập, tiêu dùng, và đầu
tư khi có những thay đổi sau đây:
a. Ngân hàng nhà nước cắt giảm cung tiền.
b. Chính phủ tăng thuế và chi tiêu những khoản bằng nhau.

Câu 2: (10đ)
Giả sử một nền kinh tế đang rơi vào trạng thái nóng, tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng,
chính phủ muốn tăng đầu tư nhưng lại không muốn gia tăng tổng cầu. Sử dụng mô hình
IS-LM, hãy chỉ ra kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách thu chi ngân sách nhằm đạt
được mục tiêu này?

Mô hình IS*-LM* và AD trong nền kinh tế mở

Câu 3: (30đ)
Dùng mô hình Mundell-Fleming để biểu diễn điều gì xảy ra cho tổng thu nhập, tỷ giá hối
đoái và cán cân thương mại trong cả hai trường hợp: (1) Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định;
và (2) Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi, trước mỗi thay đổi sau đây:
a. Kinh tế cất cánh và đang trên đà phát triển mạnh khiến niềm tin về tương lai của
người tiêu dùng khả quan hơn và do vậy họ đã tiêu dùng nhiều hơn và tiết kiệm ít
hơn.
b. Hội nhập và thuế quan được cắt giảm cùng với thu nhập ngày càng cải thiện,
nhiều gia đình muốn mua xe hơi ngoại nhập hơn là xe sản xuất và lắp ráp trong
nước.
c. Việc các ngân hàng đẩy mạnh phát triển hệ thống máy rút tiền tự động và chính
sách trả lương qua tài khoản của chính phủ đã làm giảm cầu tiền.

Câu 4: (20đ)
a. Chính sách của các nước lớn có thể ảnh hưởng đến các biến số thế giới trong đó
có lãi suất thế giới (r*). Dưới góc độ của kinh tế vĩ mô, điều gì có thể làm cho lãi
suất thực thế giới thay đổi?
b. Sử dụng mô hình IS*-LM*, so sánh tác động của một sự sụt giảm lãi suất thế giới
đến tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại đối với một nền kinh tế
nhỏ-mở và vốn di chuyển tự do trong cả hai cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và thả
nổi?
Deleted: 10/17/2007

Châu Văn Thành 1 10/19/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 6
Niên khoá 2007-2008

Câu 5: (20đ)
a. Mặc dù Việt Nam đang có xu hướng linh hoạt hơn trong quản lý tỷ giá, tuy nhiên,
xu hướng vẫn gần với cơ chế cố định nhiều hơn. Giả sử nền kinh tế Việt Nam và
thế giới tự do hoá dòng vốn di chuyển và chính phủ đang theo đuổi mục tiêu tăng
trưởng. Trước mắt cần phải thoát ra khỏi tình trạng suy thoái, chính phủ Việt Nam
nên sử dụng chính sách tiền tệ hay thu chi ngân sách để đạt được mục tiêu này?
Giải thích?
b. Từ câu trả lời bên trên, bạn có nhận xét gì về 3 điều không tương thích, hay 3 điều
không thể xảy ra đồng thời: (1) Chính sách tiền tệ độc lập; (2) Cơ chế tỷ giá hối
đoái cố định; và (3) Vốn di chuyển tự do.

Các mô hình AS trong ngắn hạn


(Không yêu cầu làm các câu này, chỉ khuyến khích suy nghĩ cách thức trả lời và có
thể trao đổi thêm với ban giảng viên. Tuy nhiên, các câu này có thể xuất hiện trong
bài thi cuối khoá)

Câu 6:
Trình bày tóm tắt bốn lý thuyết về tổng cung trong ngắn hạn? Mỗi một lý thuyết dựa vào
tính không hoàn hảo gì của thị trường? Cả bốn lý thuyết này có điểm gì chung?

Câu 7:
Giả sử ta có mối quan hệ của đường cong Phillips trong một nền kinh tế được biểu diễn
bởi phương trình sau:
π = π -1 – 0,5(u - 0,06)
a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là bao nhiêu?
b. Phác hoạ đồ thị thể hiện mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và
thất nghiệp?
c. Xác định mức thất nghiệp cần thiết để giảm lạm phát bớt 5 điểm phần trăm là bao
nhiêu?
d. Hiện lạm phát đang ở mức 10 phần trăm. Ngân hàng nhà nước muốn cắt lạm phát
còn 5 phần trăm. Hãy đưa ra 2 tình huống nhằm đạt được mục tiêu này?

Deleted: 10/17/2007

Châu Văn Thành 2 10/19/2007

You might also like