You are on page 1of 2

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 7

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Bài tập 7
Ngày phát: 01/11/2007; Ngày nộp: 08/11/2007

Mô hình AS-AD và các chính sách ổn định hoá


Câu 1: (30đ)
Giả sử chúng ta đang xem xét một nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng dài hạn. Hãy
dùng cả hai đồ thị IS-LM và AS-AD giải thích quá trình điều chỉnh đến trạng thái cân
bằng dài hạn mới, trong đó chỉ rõ điều gì xảy ra với mức giá P, GDP thực Y, và lãi suất r
trong ngắn hạn và trong dài hạn khi có thay đổi chính sách sau đây:

Ngân hàng nhà nước quyết định tăng cung tiền.

Ghi chú: để đơn giản ta có thể xem đây là một nền kinh tế đóng)

Chính sách phía cung – Chính sách phía cầu

Câu 2: (15đ)
a. Chu kỳ kinh tế là gì? Kể tên các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế?
b. Chu kỳ kinh tế có thể xảy ra bởi các cú sốc kinh tế bên ngoài. Hãy liệt kê một số
cú sốc phía cầu, cú sốc phía cung từ bên ngoài có thể tác động đến nền kinh tế
Việt Nam?

Câu 3: (10đ)
Khái niệm “Độ trễ” của chính sách kinh tế vĩ mô có nghĩa là gì? Hãy so sánh và giải thích
độ trễ khác nhau của chính sách tiền tệ và chính sách thu chi ngân sách?

Câu 4: (15đ)
Để góp phần ổn định hoá nền kinh tế và tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, các chính sách phía
cầu như là chính sách tiền tệ, chính sách thu chi ngân sách, chính sách tỷ giá hối đoái,
còn có các chính sách phía cung. Vậy các chính sách phía cung có thể là gì và chúng tác
động đến nền kinh tế như thế nào?

Đánh đổi giữa các mục tiêu chính sách

Câu 5: (30đ)
Chính phủ của các quốc gia thường đặt ra các mục tiêu cho các chính sách kinh tế vĩ mô
như là:
• Tăng trưởng kinh tế bền vững và kéo dài.
• Giá cả ổn định và lạm phát có thể kiểm soát được.

Châu Văn Thành 1 10/31/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 7
Niên khoá 2007-2008

• Mức công ăn việc làm cao và tình trạng thất nghiệp thấp.
• Mức sống trung bình được cải thiện và ngày càng gia tăng.
• Cán cân thanh toán ổn định và cân bằng
• Tình hình ngân sách và tài khoá của chính phủ vững mạnh.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu có sự đánh đổi giữa các mục tiêu? Chính sách kinh tế có
thể tốt hơn cho mục tiêu này và xấu đi mục tiêu khác không?

Theo bạn, một cách cụ thể hơn, liệu có sự đánh đổi giữa các mục tiêu sau đây không và
hãy giải thích ngắn gọn lập luận của mình:
a. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát
b. Lạm phát và thất nghiệp
c. Tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại

Các bài tập khó, khuyến khích suy nghĩ:


(Bạn không cần phải làm và nộp các câu này. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích
bạn suy nghĩ hướng giải quyết để có thể hiểu rõ hơn về kiến thức môn học)

A. Mô hình AS-AD và các chính sách ổn định hoá

Câu 1:
Hãy xem xét việc gia tăng chi tiêu G của chính phủ bằng cách sử dụng đồ thị IS-LM và
AS-AD kết hợp với giải thích ngắn gọn các tình huống sau đây:
(A) Giả sử nền kinh tế đóng và lý thuyết tiền lương cứng nhắc là đúng. Điều gì xảy
ra cho sản lượng Y, lãi suất thực r, và mức giá P:
a. Trong ngắn hạn?
b. Trong dài hạn?
(B) Giả sử nền kinh tế nhỏ và mở, mức giá cố định trong ngắn hạn. Điều gì xảy ra
cho mức sản lượng Y, lãi suất thực r, mức giá P, và tỷ giá hối đoái thực ε:
a. Trong ngắn hạn?
i. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định?
ii. Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi?
b. Trong dài hạn?

B. Tranh luận về các chính sách kinh tế vĩ mô

Câu 2:
Những vấn đề nổi lên trong tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô là gì?

Châu Văn Thành 2 10/31/2007

You might also like