You are on page 1of 12

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8

Niên khoá 2007-2008

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


Học kỳ Thu, 2007

KINH TẾ VĨ MÔ

Bài tập 8
Ngày phát: 08/11/2007; Ngày nộp: 13/11/2007

Có tất cả 3 bài đọc trong bài tập này. Hãy đọc cẩn thận và trả lời thật ngắn gọn các câu
hỏi sau mỗi bài đọc sau đây:

Bài 1:
10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á – nỗi lo
vẫn còn đó
Thứ sáu, 29/6/2007, 07:42 GMT+7

(VieTimes) ... “Châu Á sẽ cần phải chuẩn bị chu đáo cho tương lai, họ cần phải dựa
vào sức mạnh tăng trưởng của chính mình hơn là dựa vào sức mạnh tăng trưởng
của nước ngoài”. Đó là nhận định của Timothy Geithner, chủ tịch Ngân hàng Dự
trữ Liên bang New York...
Prachai Leophairatana, người sáng lập của một “đế chế” trong ngành công nghiệp hóa
dầu Thái Lan đã phát triển rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực lọc dầu, làm thép, xi-măng và
nhựa, trước đây đã từng được xếp là một trong những người giàu nhất châu Á.

Tuy nhiên, kể từ khi Thái Lan tiến hành phá giá đồng tiền nước này một thập kỷ trước
(vào ngày mùng hai tháng bảy năm 1997) – thời điểm bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài
chính trầm trọng tác động lên gần như cả châu Á rộng lớn - thì công ty của Prachai đã
không còn khả năng tiếp tục thanh toán khoản nợ gần 3 tỷ đô la. Phần lớn số tiền của
khoản nợ này được tính theo đồng đô la.

Giờ đây, công ty của Prachai đã hồi phục được phần nào sau cơn khủng hoảng, tuy
nhiên anh chỉ còn quản lý công ty sản xuất xi măng – một phần nhỏ trong “đế chế”
trước đây của anh. Và trong 10 năm qua, anh chưa hề xây dựng thêm một nhà máy nào.

Tình cảnh của Prachai là một minh chứng cụ thể rất có sức thuyết phục về những gì mà
nền kinh tế châu Á đã phải trải qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 10 năm về trước.
Đây là một lời cảnh báo cho toàn thế giới, và trên con đường tiến tới sự toàn cầu hóa về
kinh tế thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, cuộc khủng hoảng này được xem như một “con
đường vòng” gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng nhất. Một thập kỷ qua, các nước Đông
Nam Á đã tự mình đứng dậy được. Nhưng xem ra khu vực này sẽ không thể đạt được
tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc như đã từng đạt được vào giữa những năm 1990.

Một bản báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á về năm nước chịu ảnh hưởng trầm
trọng nhất của cuộc khủng hoảng này (bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn
Quốc và Philippines), đã chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người ở năm nước này đã

Châu Văn Thành 1 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

được khôi phục, ít nhất là tới mức như trước năm 1997. Cán cân thương mại, dự trữ
ngoại tệ, hệ thống quản trị doanh nghiệp (corporate governance), chiều sâu của thị
trường tài chính, sự điều tiết của chính phủ cũng như nhiều chỉ số khác phản ánh sự lành
mạnh của khu vực kinh tế đều rất khả quan.

Tuy nhiên, ở cả năm quốc gia trên thì ý thức về sự mất mát vẫn còn tồn tại dai dẳng.
Điều này được thể hiện trong những suy nghĩ chẳng hạn như các nhà đầu tư nước ngoài
không còn ưu ái cho khu vực này như trước hay suy nghĩ cho rằng thời kì đẹp nhất đã
thuộc về quá khứ, chứ không thuộc về tương lai”. Trong giai đoạn 2000-2006, tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm của các nền kinh tế thấp hơn 2,5% so với giai đoạn
1990-1996.

"Những mất mát mà chúng ta phải gánh chịu theo cách đó thực sự là vĩnh viễn”, đó là
nhận định của ông Rajat Nag, giám đốc điều hành của Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Ông cho rằng sự tăng trưởng chậm lại là kết quả của sự đầu tư thận trọng hơn từ phía
các chính phủ cũng như các doanh nghiệp tương tự.

Ở nơi này hay nơi kia trên toàn vùng cũng vẫn còn những người vẫn phải chịu hậu quả
của cuộc khủng hoảng. Năm 1995, Sirivat Voravetvuthikun đã vay 8 triệu đô la để xây
dựng hai tòa tháp ở ngoại ô Bangkok. Tuy nhiên, anh đã bị phá sản do cuộc khủng
hoảng, và sau đó anh bắt đầu kinh doanh bánh sandwich trên đường phố Bangkok. Đầu
năm 1999, anh đã từng dự đoán rằng công ty của anh được niêm yết trên sàn chứng
khoán trong hai năm tiếp theo. Đến hôm nay, giấc mơ về các cổ phiếu được niêm yết
của anh vẫn được anh dự đoán sẽ thành hiện thực trong hai năm nữa. Tuy nhiên, thực tế
là đến thời điểm này, anh mới mở được hai cửa hàng cà phê, hai ki ốt và khoảng 30 cửa
hàng nhỏ vỉa hè. Nguyên nhân cho việc làm ăn nhỏ lẻ như vậy chính là vì anh sợ phải
vay tiền.

Sirivat tâm sự rằng “tôi sợ phải thất bại lần nữa. Năm nay tôi đã 58 tuổi và tôi muốn đây
là chuyện làm ăn lâu dài cho các con tôi”.

Sự bất ổn định chính trị và những khoản nợ ngân hàng xấu kéo dài cũng là nguyên nhân
kìm hãm tốc độ tăng trưởng ở một số quốc gia. Cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan hồi
năm ngoái và bạo lực chính trị liên tiếp ở miền Nam nước này đã có ảnh hưởng không
tốt tới tình hình đầu tư ở đây. Indonesia thì vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau sự sụp đổ
của chính quyền Suharto và những vụ đánh bom ở đảo Bali hồi năm 2002.

Bộ trưởng Tài chính Thái Lan là ông Chalongphob Sussangkarn đã trả lời trong một
cuộc phỏng vấn rằng Thái Lan đã giải quyết những vấn đề liên quan đến các khoản nợ
ngân hàng của nước này và khẳng định rằng nền kinh tế Thái Lan sẽ sáng sủa hơn sau
cuộc bầu cử dự tính diễn ra vào cuối năm nay.

Theo ông, khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính nữa là rất thấp. Tuy nhiên,
ông cũng khuyến cáo rằng những nước có thu nhập trung bình như Thái Lan sẽ phải đối
mặt với nhiều thách thức gây ra do dòng vốn ồ ạt đổ vào từ các thị trường vốn trên toàn
cầu. Ông cho rằng, về lâu dài, tốc độ tăng trưởng hai con số của thời gian giữa thập kỷ

Châu Văn Thành 2 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

90 là không bền vững đối với Thái Lan cũng như bất cứ quốc gia nào. Ông dự đoán rằng
ngay cả nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ phải tăng trưởng chậm lại do hàng xuất khẩu
của nước này đã trở nên bão hòa trên thị trường thế giới.

Khẳng định điều này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm quốc gia này thời gian gần đây
(từ 4% đến 7%) xem ra có thể duy trì tốt hơn so với nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Tuy nhiên, năm quốc gia này vẫn không thể so sánh được với ba “ngôi sao mới nổi” của
châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 9% đến
11%. Với sự ổn định kinh tế và chính trị ở mức cao, ba quốc gia này đang là nơi thu hút
nguồn vốn đầu tư nước ngoài một thời đã từng tràn ngập ở các nước Đông Nam Á khác.

Việt Nam giờ đây đã vượt qua Thái Lan về sức tiêu thụ xi măng hàng năm – một chỉ số
đánh giá đầu tư. Trung Quốc là nhà sản xuất thép dẫn đầu thế giới. Ấn Độ đã trở thành
người khổng lồ về phát triển phần mềm máy tính và các hoạt động gia công khác, và
quốc gia này cũng đạt tới tốc độ phát triển hai chữ số ở cả trong khu vực sản xuất.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đang là tiêu điểm bình luận trong thời gian này về
việc liệu các quốc gia châu Á – các quốc gia mà hành động một phần dựa trên những lời
khuyên của Quỹ tiền tệ quốc tế - có hơi quá đà trong việc mở cửa thị trường tài chính
cho các nhà đầu tư quốc tế. Các quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng, tập đoàn đa quốc gia
và cả những công ty trong nước, tất cả đều bán đồng tiền nội địa để mua đồng đô la một
cách vội vã nhằm mục đích kiếm lợi nhuận hoặc thanh toán các khoản nợ bằng đồng đô
la từ năm 1997.

Kết quả của việc mua ngoại tệ là sự mất giá của đồng nội tệ, điều này khiến cho các
công ty khác lâm vào tình cảnh khó khăn trong việc chi trả những khoản nợ bằng đồng
đô la, như trường hợp tập đoàn của Prachai đã nhắc tới ở trên. Nhiều nơi ở khu vực châu
Á vẫn chưa xoay sở nối, và nhìn chung họ đều đổ lỗi cho các nhà đầu tư phương Tây và
Mỹ.

Prachai nói “Các thương gia tài chính New York đã đến để tấn công Thái Lan, họ hành
động như những tên khủng bố”.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích kinh tế đã cho rằng các quỹ đầu tư mạo hiểm và ngân
hàng không có nhiều trách nhiệm đối với tình trạng khó khăn của nhiều nước châu Á.
Họ cho rằng những người có trách nhiệm trong việc này chính là người đã bán đi một
lượng lớn các đồng tiền của các nước châu Á. Đó là những công ty nội địa cũng như
nước ngoài như công ty máy tính Dell, hay các quỹ tương hỗ như T. Rowe Price New
Asia Fund.

Malaysia khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tốt hơn so với nhiều quốc gia khác
trong khu vực bởi họ đã áp đặt các hạn chế đối với dòng lưu chuyển một lượng lớn tiền
tệ ra khỏi biên giới quốc gia. Thành công này của Malaysia khiến người ta phải xem xét
lại lý thuyết chính thống của kinh tế quốc tế, đó là lý thuyết về việc các quốc gia nên mở
cửa thị trường càng nhiều càng tốt vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, điều này không có

Châu Văn Thành 3 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

nghĩa là xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư cũng bị đảo ngược.

Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đều hạn chế đối với luồng ra và vào của đầu tư nước
ngoài ngắn hạn trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra rất lâu. Và kết quả là cả ba nước đều
hồi phục khá tốt, mặc dầu kinh tế Trung Quốc cũng có một giai đoạn ảm đạm do xuất
khẩu trì trệ.

Cả ba nước giờ đây đều đang nới lỏng những hạn chế đối với các dòng tiền tệ, tuy nhiên
vói một tốc độ rất chậm chạp. Điều này đôi khi cũng khiến những nhà đàm phán tài
chính và thương mại đến từ Mỹ hay châu Âu phải nản lòng.

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, ông Kamal Nath, đã viết trong một
thông điệp gửi qua e-mail rằng “chúng tôi tập trung vào xây dựng những hàng rào
phòng vệ để có thể có khả năng kiểm soát tình hình trong trường hợp một cuộc khủng
hoảng nữa xảy ra”.

Đất nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những luồng vốn ập tới bất ngờ trong những
tháng gần đây, một lần nữa, là Thái Lan. Đối mặt với những dòng vốn đầu tư ồ ạt vào
trái phiếu và cổ phiếu hồi tháng mười hai năm ngoái, điều đã đe dọa đến sự nâng giá của
đồng tiền và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước này, chính phủ Thái Lan đã
đề ra những quy định bắt buộc mà từ đó có thể đánh thuế một cách hiệu quả hơn những
khoản đầu tư nước ngoài ngắn hạn.

Nhưng khi thị trường chứng khoán Thái Lan bất ngờ sụt giảm 15% chỉ trong một ngày,
chính phủ nước này đã ngay lập tức dỡ bỏ rào cản đối với đầu tư vào cổ phiếu.

Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan cũng đã có một loạt những điều chỉnh trong vài tháng
vừa qua. Động thái này đã có tác dụng cản trở những nhà đầu tư nước ngoài trong việc
đầu tư một lượng lớn tiền vào chứng khoán thu nhập cố định (fixed-income securities).

Bên cạnh những khó khăn về mặt tài chính như đã kể đến ở trên, một điều đáng lo ngại
nữa cho năm quốc gia này là mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các nước này vào Trung
Quốc đã tăng lên nhưng họ vẫn phải phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Nhiều quốc gia
châu Á từng có thói quen xuất khẩu hàng điện tử và một số mặt hàng khác trực tiếp sang
Mỹ. Giờ đây, họ đang có xu hướng chuyển các linh kiện sang Trung Quốc để lắp ráp,
sau đó mới xuất nguyên kiện sang Mỹ.

“Châu Á sẽ cần phải chuẩn bị chu đáo cho tương lai, họ cần phải dựa vào sức mạnh tăng
trưởng của chính mình hơn là dựa vào sức mạnh tăng trưởng của nước ngoài”. Đó là
nhận định của Timothy Geithner, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.

Hải Yến (Dịch từ IHT)

Châu Văn Thành 4 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

Câu hỏi bài 1:


1. Mười năm sau cuộc khủng hoảng, điều mà người ta tiếp tục lo sợ là gì?
2. Bài học gì bạn có thể rút ra từ bài đọc này cho Việt Nam?

Bài 2:
Các nước châu Á và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính
Thứ năm, 14/6/2007, 21:28 GMT+7

(VieTimes) - Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính châu
Á (1997 - 1998). Có hai bài học hoàn toàn trái ngược nhau được rút ra từ cuộc
khủng hoảng kinh hoàng này: một bài học mà phần lớn các nhà kinh tế học
phương Tây đều nghĩ là châu Á nên học, và bài học kia chính là những gì mà thực
tế châu Á đang áp dụng.
Các chuyên gia kinh tế phương Tây cho rằng, những nền kinh tế đang nổi nên áp dụng
chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt [1], đồng thời xây dựng một thị trường tài chính hiện
đại, được kiểm soát chặt chẽ và có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các nước châu Á lại
quyết định lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cạnh tranh, mô hình tăng trưởng hướng tới
xuất khẩu và thực hiện dự trữ ngoại tệ với quy mô lớn. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu
các quốc gia châu Á có nên thay đổi quyết định của mình không. Câu trả lời, theo nhiều
chuyên gia kinh tế hiện nay, là “có”.

10 năm trước, năm 1997, khi xuất hiện sức ép đẩy đồng bạt (baht) của Thái Lan đi
xuống, không ai có thể ngờ được diễn biến tiếp theo vào đầu tháng 7 năm đó, đồng bạt
Thái mất giá. Một sự kiện tưởng chừng như rất nhỏ này lại nhanh chóng bùng lên thành
một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng, được hình dung như một cơn sóng thần
nhiệt đới hung hăng nhận chìm hầu hết các nền kinh tế khu vực Đông Á, "chôn vùi"
toàn bộ Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Tiền tệ mất giá, hệ
thống tài chính suy sụp, chính phủ các nước chao đảo bên bờ vực phá sản, các nền kinh
tế gần như tê liệt. Nhân viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tất tả ngược xuôi giữa các
khu vực chịu khủng hoảng. Cuối cùng, cơn bão kinh tế này lan tràn khắp toàn cầu, tấn
công sang Nga năm 1998 và Brazil đầu năm 1999.

Cũng giống như khi bùng phát, hậu quả của cơn khủng hoảng vượt xa khả năng dự đoán
của mọi người. Xét về mức độ tàn phá và giới hạn địa lý, cuộc khủng hoảng tài chính
năm 1997-1998 được xem là cuộc khủng hoảng cuối cùng trong hàng chuỗi các cơn
khủng hoảng càn quét các nền kinh tế mới trong những năm 80, 90 của thế kỷ XX
(không kể đến hai cuộc khủng hoảng kinh tế của Argentina và Thổ Nhĩ Kì).

Ngày hôm nay, vẫn không gì có thể cưỡng nổi tham vọng của các nhà đầu tư nước ngoài
đang ồ ạt đổ tiền vào những nền kinh tế mới nổi hòng kiếm lời; điều này có thể thấy qua
sức mạnh của những thị trường tài chính, mức chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền
thấp và quy mô của các dòng vốn cá nhân. Chẳng hạn như trong năm 2006, dòng vốn
đầu tư cá nhân ròng (net private capital) đổ vào các nước có nền kinh tế đang lên là 256
tỷ đô la Mỹ. Trong hoàn cảnh này, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) gần như đã không còn

Châu Văn Thành 5 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

phát huy tác dụng.

Vậy thì có thể giải thích như thế nào về tình trạng ổn định mới hiện nay? Ông Nouriel
Roubini thuộc Học viện Kinh doanh Stern của Trường đại học New York, nói: các nước
châu Á không hề tiếp thu cái mà các nhà kinh tế phương Tây cho rằng họ nên nghiệm ra
từ cuộc khủng hoảng tài chính. Đây hoàn toàn không có nghĩa là phủ nhận những cải
thiện đáng kể mang tính cơ cấu mà các nền kinh tế châu Á đã làm được, đặc biệt ở
phương diện điều tiết và tư bản hóa hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, điều đáng đề cập ở đây lại nằm ở một phương diện khác, đó là những nước
này đang mắc phải một sự sai lầm lớn khi các nhà hoạch định chính sách lại tổng kết
rằng, sai lầm lớn nhất mà họ mắc phải trong cuộc khủng hoảng này không phải nằm ở
sự chi phối tỷ giá hối đoái, mà là việc định giá nó quá cao. Đây cũng là nguyên do khiến
Mỹ tức giận và tìm cách khống chế các chuyên viên của IMF, biến họ trở thành những
con rối vô dụng khi những người này được phân công đến giúp các nền kinh tế châu Á.

Giờ đây, các nền kinh tế mới nổi Đông Á hầu như đã trở thành những nước chủ nợ. Hơn
nữa, phần lớn các tài sản nước ngoài tích lũy được đều tập trung trong tay các quan chức
chính phủ. Tính đến tháng 2 năm nay, dự trữ ngoại tệ của các nước Đông Á và Nam Á
đã lên tới 3.280 tỷ USD, tăng 2.490 tỷ USD so với năm 1999. Chỉ riêng Trung Quốc, dự
trữ ngoại hối của nước này đã đạt 1.160 tỷ USD, tăng 1.010 tỷ USD so với năm 1999.
Mặc dù sau khủng hoảng, dự trữ ngoại hối quốc gia [2] quy mô lớn được coi là biện
pháp tự bảo hiểm cho nền kinh tế đất nước(cho dù giá của nó khá đắt), tuy nhiên mức độ
dự trữ như hiện nay có vẻ như đã đi quá xa. Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại tệ và nợ nước ngoài
ngắn hạn [3] của các nước này đang là 4:1 hay 5:1.

Quy mô dự trữ ngoại tệ cho thấy một sự thực hiển nhiên là: các quốc gia này đã từ chối
áp dụng tỷ giá ngoại hối dao động tự do mà nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất. Thay vào
đó, họ ghìm tỉ giá trao đổi ngoại tệ xuống thấp. Điều này dẫn đến thặng dư tài khoản
vãng lai [4]. Để duy trì mức thặng dư này cần phải có nguồn dự trữ lớn hơn các khoản
đầu tư trong nước. Biện pháp mà các quốc gia này thường áp dụng là chính sách vô hiệu
hóa (sterilization policy) những tác động của việc dự trữ ngoại tệ lên cung tiền nội tệ,
nhằm ngăn chặn sự phát triển thông thường của tiền tệ và tín dụng cũng như tình trạng
kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát và sự mất khả năng cạnh tranh với bên ngoài.

Nếu một khu vực trọng yếu nào đó của nền kinh tế thế giới xuất hiện thặng dư tài khoản
vãng lai trên quy mô lớn, thì đổi lại, ở một khu vực khác sẽ xảy ra tình trạng thâm hụt
tài chính với kim ngạch tương đương. Lý luận này càng trở nên có tính thuyết phục cao
hơn vào thời điểm giá dầu thế giới đột ngột tăng mạnh. Bởi giá dầu lên cao sẽ khiến cho
các nguồn thu nhập chuyển dịch sang các quốc gia xuất khẩu dầu, và những bài học
kinh tế đau thương trong quá khứ đã khiến họ có đủ khôn ngoan và kinh nghiệm để hiểu
được là không nên tiêu dùng quá nhanh nguồn thu gia tăng từ bên ngoài này.

Trong một thế giới tiền tệ đầy biến động như hiện nay, những nước có thể dùng đồng
nội tệ của mình vay tiền trực tiếp là những nước dễ có nợ ròng nước ngoài nhất. Nguyên
nhân rất đơn giản: chỉ những quốc gia này mới có thể mượn tiền với số lượng lớn, mà

Châu Văn Thành 6 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

không gây nên tình trạng mất kiểm soát nghiêm trọng tỉ giá hối đoái trong nội bộ hệ
thống tài chính. Do vậy, cũng chẳng có gì là bất ngờ khi Mỹ trở thành nước có mức
thâm hụt ngân sách cao nhất thế giới. Chỉ Mỹ mới có đủ khả năng trở thành con nợ lớn
nhất thế giới mà vẫn không ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống tài chính trong
nước.

Vậy thì, cái mà một số nhà kinh tế học gọi là “Bretton Woods Two” (tỷ giá hối đoái cố
định [5] được neo vào đồng đô la Mỹ) liệu có thể hóa giải được tình trạng tài chính bất
ổn, cũng như làm chỗ dựa vững chắc cho mô hình tăng trưởng theo hướng xuất khẩu
của các nền kinh tế đang lên này không?

Roubini phủ nhận luận thuyết trên. Chính sách này sẽ dẫn đến hậu quả là quỹ dự trữ
ngoại tệ đến một lúc nào đó không thể tăng thêm, từ đó khiến cho lượng cung tiền tăng
quá nhanh, xuất hiện bong bóng giá cả tài sản trong nước, kinh tế tăng trưởng quá nóng,
lạm phát và thất bại trong cạnh tranh với bên ngoài. Chính phủ cố gắng đối phó với các
vấn đề trên bằng cách dìm tỷ giá hối đoái danh nghĩa xuống. Chính sách duy trì tỷ lệ lãi
suất thấp dưới mức cân bằng làm méo mó nền kinh tế. Việc tích lũy ngoại tệ và chứng
từ có giá nước ngoài với lợi tức thấp làm lãng phí nguồn lực quốc gia và có thể gây tổn
thất vốn lớn. Chính sách này đang làm cho các nền kinh tế châu Á phụ thuộc quá nhiều
vào nhu cầu bên ngoài. Nó đồng thời cũng chọc giận Mỹ khiến nước này gia tăng các
biện pháp bảo hộ chủ nghĩa, và buộc cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ đối phó bằng bằng cách
thi hành một chính sách tiền tệ dễ dãi [6]nhằm để bù đắp cho sự rò rỉ nhu cầu trong
nước do thâm hụt lớn tài khoản vãng lai.

Hệ thống chính sách của châu Á thời kỳ sau khủng hoảng có vẻ bền lâu hơn nhiều người
tưởng. Tâm điểm gây chú ý ở đây là Trung Quốc. Tuy không phải là quốc gia chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, nhưng Trung Quốc chính là một
trong những nước tiếp thu bài học từ khủng hoảng theo cái cách mà các nước châu Á kia
đang áp dụng. Kết quả là Trung Quốc – được ví như con mãnh thú khổng lồ, trong 4
tháng đầu năm tăng trưởng dự trữ ngoại tệ đạt 50 tỷ đô la Mỹ/tháng; trong khi IMF dự
báo, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc có thể lên đến 10% tổng giá trị sản
phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Theo nhiều nhà quan sát thì thực tế, xu hướng gây
kinh ngạc này không hề lý tưởng và cũng không nên duy trì. Những bài học từ các cuộc
khủng hoảng vẫn còn chờ phía trước…

H.Vân (Theo FT)

[1] Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình trong quan hệ với các
đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ
có thể khác nhau, song về cơ bản, có ba hình thức sau: chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định
những biến động của tỷ giá hối đoái; hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó
nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền (các) nước khác
không đổi; hoặc là một chế độ nằm giữa hai hình thức trên là chế độ “thả nổi” tỷ giá có sự điều tiết của
nhà nước.

Châu Văn Thành 7 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

[2] Dự trữ ngoại hối nhà nước (Foreign currency reserves), thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ
ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay
lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các
ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá
trị đồng tiền quốc gia. Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức: tiền mặt, số dư của tài khoản tiền gửi
bằng ngoại tệ ở nước ngoài, hối phiếu, trái phiếu, giấy tờ ghi nợ khác của chính phủ nước ngoài, ngân
hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, vàng và các loại khác. (Theo wikipedia).

[3] Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài (the ratio of reserves to short-term foreign
currency debt): là tiêu chí thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại tệ hoặc
rút tiền ra nước ngoài. (Theo wikipedia).

[4] Tài khoản vãng lai (current account): còn gọi là cán cân vãng lai, trong cán cân thanh toán của một
quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú
ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài
nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch
dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi
bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai (current account surpluses) xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
(Theo wikipedia).

[5] Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái
trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng
tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm,
thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định
gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá
hối đoái thả nổi. Trong bài, chỉ tỷ giá hối đoái cố định neo vào đồng đô la Mỹ (a fixed exchange rate
system anchored on the US dollar)

[6] Chính sách tiền tệ dễ dãi (Easy monetary policy): để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, ngân hàng Trung
ương của một nước hạ thấp lãi suất tiền gửi ngắn hạn, kích thích các nhà đầu tư đổ tiền vào các dự án thay
vì gửi tiền vào nhà băng để nhận những khoản lãi ít ỏi. Ngược lại với nó là chính sách tiền tệ thắt chặt
(Tight monetary policy).

Câu hỏi bài 2:


3. Mô hình phổ biến mà các nước châu Á đã chọn sau cuộc khủng hoảng tài
chính 1997 là gì?
4. Vì sao dòng tiền vẫn tiếp tục chảy vào khu vực này?
5. Chính sách “Vô hiệu hoá” mà các nước khu vực này đang áp dụng diễn ra
theo cơ chế như thế nào và nhằm mục đích gì?
6. Hệ quả có thể có của chính sách “Vô hiệu hoá” cùng với thực tế diễn ra theo
xu thế có thể dẫn đến một kết cục được dự báo như thế nào?
7. Bài học gì có thể rút ra cho Việt Nam?

Châu Văn Thành 8 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

Bài 3:
Trung Quốc – trường hợp đặc biệt của “Căn bệnh Hà Lan”
Thứ tư, 27/6/2007, 16:13 GMT+7

(VieTimes) - ... Những điều bất hợp lý trên xảy ra ở Trung Quốc – quốc gia đang cố
gắng vươn tới một “xã hội hài hòa” trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng
năm luôn trên 10% - là một dạng đặc biệt của cái gọi là “Căn bệnh Hà Lan”[1]. Đây
là một thuật ngữ để chỉ việc tăng xuất khẩu một mặt hàng quá ngưỡng, khiến cho tỷ
giá bị đẩy lên cao, dẫn đến xuất khẩu trở nên đắt hơn và tác động tiêu cực tới sức
cạnh tranh và đầu tư ở các lĩnh vực khác...

Nhìn bề ngoài, nền kinh tế Trung Quốc đang rất khởi sắc. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng
hai con số - yếu tố cám dỗ nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới – lại chỉ là một trong số
những “nguy cơ” tiềm ẩn của một nền kinh tế đang mắc phải hội chứng đặc biệt của “căn
bệnh Hà Lan” và có nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Trung Quốc đang chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho thế vận hội Olympic 2008. Rõ ràng, mục tiêu
thực tế của quốc gia này là những tòa nhà chọc trời, những đập ngăn nước khổng lồ,
những chiếc tàu điện siêu tốc và lượng dự trữ ngoại tệ dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, Trung
Quốc dường như đang ít quan tâm hơn đến những vấn đề khác của quốc gia mình, mà
trên thực tế đó lại là những vấn đề rất cấp thiết, như sự xuống cấp trầm trọng của môi
trường, các sự mất cân bằng về thu nhập và giới tính.

Tỷ lệ thu nhập và tỷ lệ tăng trưởng việc làm tăng cao trong những thập kỷ qua ở Trung
Quốc đã khiến cho 300 triệu người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo vẫn
đang kéo dài dai dẳng đối với 200 triệu người ở các vùng nông thôn. Khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn Trung Quốc đang ngày càng bị nới rộng.

Nếu tính mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập theo Chỉ số Gini (mức bằng 0 tương
ứng với “hoàn toàn bình đẳng”, mức bằng 1 tương ứng với “hoàn toàn không bình đẳng”)
thì Trung Quốc hiện nay đang tiến rất nhanh đến mức 0,6, mức cao nhất trên thế giới. So
với thời điểm Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách nền kinh tế theo định hướng thị trường
gần hai thập niên về trước (thời điểm đó chỉ số này là 0,2) thì quả là tình trạng phân phối
thu nhập ở Trung Quốc đã có quá nhiều sự thay đổi. Phần lớn sự bất bình đẳng trong thu
nhập này có nguyên nhân nằm ở đặc điểm địa lý của từng vùng. Những thành phố ven
biển thường đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, còn những vùng nông thôn xa
xôi thì vẫn ì ạch ở phía sau.

Cuộc sống của 50% dân số Trung Quốc – những nông dân không có bảo hiểm y tế hay
lương hưu, những người không được sở hữu ruộng đất của mình và vẫn phải nộp những
khoản thuế trực tiếp hay gián tiếp – vẫn rất khó khăn. Thực tế, những người nông dân

Châu Văn Thành 9 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

Trung Quốc trồng trọt chăn nuôi trên ruộng đất theo những hợp đồng dài hạn. Những nhà
quản lý có quyền bán đất theo những quy định trong hợp đồng này. Những cơ quan quản
lý địa phương này có thể dùng lợi nhuận thu được để tiếp tục đầu tư vào những khu vực
có tỷ suất lợi nhuận cao, mặc cho những nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế của Bắc Kinh.

Những điều bất hợp lý trên xảy ra ở Trung Quốc – quốc gia đang cố gắng vươn tới một “
xã hội hài hòa” trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn trên 10% - là
một dạng đặc biệt của cái gọi là “Căn bệnh Hà Lan”[1]. Đây là một thuật ngữ để chỉ việc
tăng xuất khẩu một mặt hàng quá ngưỡng, khiến cho tỷ giá bị đẩy lên cao, dẫn đến xuất
khẩu trở nên đắt hơn và tác động tiêu cực tới sức cạnh tranh và đầu tư ở các lĩnh vực
khác.

Một sự định giá đồng tiền cao hơn chính là một sự chuyển hướng từ hàng hóa xuất khẩu
đòi hỏi nhiều lao động, khu vực đã trở nên kém cạnh tranh so với thế giới, sang những
hàng hóa cần nhiều chất xám hơn. Điều này có thể mang tới những áp lực về lạm phát.

Dòng ngoại tệ ồ ạt đổ vào Trung Quốc đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra quyết
định của các cơ quan quyền lực. “Phiên bản Trung Quốc” của căn bệnh này bắt nguồn từ
lượng thặng dư xuất khẩu ngày càng tăng do kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa đòi hỏi
sức lao động tăng, đây là kết quả của việc tỷ giá hối đoái được định giá quá thấp. Đồng
thời, nguyên nhân của căn bệnh này cũng nằm ở những dòng vốn đầu tư nước ngoài ở
quy mô lớn.

Thặng dư xuất khẩu của Trung Quốc kể từ những năm 1980 đã lên tới 386 tỷ USD và
tổng lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đổ vào Trung Quốc là 994 tỷ USD. Với
lượng dự trữ ngoại tệ trên một nghìn tỷ USD, chính phủ Trung Quốc cảm thấy khó khăn
trong việc hạ nhiệt nền kinh tế. Hiện tại, các khoản đầu tư đã tương đương với 40% GDP.
Những điều này làm giảm mức độ hiệu quả của nền kinh tế, chẳng hạn như làm giảm tỷ
suất lợi nhuận.

Kim ngạch xuất khẩu khổng lồ về hàng hóa đòi hỏi nhiều sức lao động cộng với nguồn
vốn đầu tư dồi dào từ nước ngoài, đấy là yếu tố không chỉ ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
mà còn tới quy trình ra quyết định của chính phủ. Với đầy đủ nguồn lực tài chính, những
khuyến khích cải cách hay những áp lực đối với việc kiểm soát việc cho vay và việc ra
quyết định một cách lý trí đều bị giảm đi rất nhiều. Các nhà đầu tư nước ngoài thì luôn
nóng lòng muốn duy trì chỗ đứng vững chắc mang tính cạnh tranh của mình trên một thị
trường luôn hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận cao. Trong khi đó, các định chế tài chính trong
nước thì còn chưa đủ hoàn thiện để phản ứng lại tình trạng này. Một khi sản xuất kinh
doanh vẫn phát đạt thì không ai cảm thấy mình có trách nhiệm “thổi còi”.

Lượng ngoại tệ đổ vào dồn dập liên tục trong khi tỷ giá hối đoái vẫn được định giá quá
thấp và cố định một cách tương đối cùng với những định chế tài chính yếu kém không chỉ
khiến cho chính quyền trung ương mất khả năng kiềm chế sự bùng nổ đầu tư đang liên
tục diễn ra mà bên cạnh đó, tình trạng này còn khuyến khích những hành động tìm kiếm
đặc lợi, tham nhũng và bất ổn ở nông thôn.

Châu Văn Thành 10 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

Động lực cho cải cách rất khó có thể diễn ra bởi những nhân vật quan trọng nhất thì lại
thấy có ít lý do để tự phá bỏ tình trạng trì trệ nhưng vô cùng dễ chịu này. Ngược lại, sự
tích lũy ngoại tệ ngày càng tăng lại càng khiến cho hoạt động đầu tư kém hiệu quả được
khuyến khích phát triển.

Nhiều quốc gia khác cũng đã từng phải đối mặt với tình trạng này. Trước thời kỳ khám
phá ra trữ lượng dầu mỏ khổng lồ vào những năm 1990, Nigeria đã từng là một quốc gia
được quản lý hết sức hợp lý với sự cân đối trong tăng trưởng giữa các hoạt động nông
nghiệp và phi nông nghiệp. Giờ đây, quốc gia đã từng là nhà xuất khẩu ngũ cốc này đang
thiếu quan tâm tới nông nghiệp tới mức phải nhập khẩu hầu hết nhu cầu lương thực. Tổ
chức Minh bạch Quốc tế (The Transparency International) đã xếp Nigeria đứng đầu trong
danh sách các quốc gia đang phát triển có mức độ tham nhũng cao nhất.

Lịch sử Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto cũng đã chứng kiến những trải nghiệm
tương tự. Lãnh thổ Indonesia gồm hai phần, phần thứ nhất là đảo Java với số dân rất
đông, có khả năng xuất khẩu hàng hóa đỏi hỏi nhiều lao động. Phần còn lại là những
hoàn đảo nhiều dầu mỏ. Bất cứ khi nào giá dầu trên thế giới thấp thì sự quản lý ở quốc
gia này được xem như tương đối tốt, nhiều sự cải cách được tiến hành, bao gồm cả sự
duy trì tỷ giá hối đoái thực thế dành nhiều ưu đãi cho những ngành hàng xuất khẩu. Mặt
khác, khi nào giá dầu thế giới tăng cao thì cải cách bị đình trệ, tham nhũng bùng nổ đi
kèm với những khoản tín dụng trực tiếp, những khoản đầu tư không mang ý nghĩa kinh tế

Bên cạnh đó, khoản dự trữ ngoại tệ lớn khiến cho việc thay đổi chính sách trở nên khó
khăn bởi khi dự trữ lớn thì sẽ không có những áp lực cấp thiết, và cũng không nhiều
người muốn động chạm tới những cổ đông có quyền lực to lớn về mặt chính trị.

Giải pháp cho vấn đề này xem ra rất rõ ràng. Đó chính là cải cách tài chính, trong đó bao
gồm những công việc như tạo ra một hệ thống ngân hàng cạnh tranh hơn, hình thành thị
trường trái phiếu, thiết lập một tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, trao quyền sở hữu về ruộng
đất một cách rõ ràng hơn cho nông dân, điều chỉnh tỷ lệ trao đổi (chỉ số giá biểu thị tỷ lệ
giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu của một nước) có lợi hơn cho khu vực nông thôn và
cuối cùng là sẵn sàng chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn (6 % đến 7%), phù hợp
với các quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình.

Hải Yến (Dịch từ Yale Global)

[1] Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trên tờ The Economist vào năm 1977 để mô tả sự suy thoái của
nền công nghiệp sản xuất của Hà Lan ở thập niên 1960, khi nước này phát hiện các mỏ khí đốt lớn. Một khi
một nước bỗng thu được nhiều tiền từ một nguồn tài nguyên thiên nhiên nào đó như dầu mỏ, vàng, khí đốt,
kim cương... giá trị đồng tiền nước này tăng lên. Chẳng mấy chốc, hàng hóa do nước này sản xuất không
thể cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế vì chi phí cao, hàng nhập lại rẻ; người dân có tiền rủng rỉnh, chỉ
mua hàng nhập – thế là nền sản xuất nội địa đi vào chỗ suy thoái.

Câu hỏi bài 3:


8. Hội chứng “Căn bệnh Hà Lan” ở Trung Quốc được mô tả và dự báo là gì?

Châu Văn Thành 11 11/7/2007


Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Bài tập 8
Niên khoá 2007-2008

9. Dòng ngoại tệ đi vào quá mạnh, dự trữ tăng cao nhanh chóng đi kèm với cơ
chế tỷ giá được định giá quá thấp có thể dẫn đến các hệ lụy gì?
10. Bài học gì có thể rút ra cho Việt Nam?

Châu Văn Thành 12 11/7/2007

You might also like