You are on page 1of 3

CÔNG THỨC BIỂU THỊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI NGUYÊN VÀ Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG

HOÀNG HƯNG
PTS, Trường ĐHKHXH và NV

Chúng ta đều biết:


- Năm 1950 dân số thế giới chỉ có 2,5 tỉ người.
- Theo dự đoán của Liên Hiệp Quốc, năm 2050 sẽ là 11,2 tỉ người…
- Dân số tăng kéo theo khối lượng tài nguyên sử dụng tăng lên không
ngừng.
- 50 năm qua:
+ Đồ gỗ tăng 3 lần
+Giấy tăng 6 lần
+ Ngũ cốc tăng 3 lần
+Nước tăng 3 lần
+Than đá, dầu mỏ tăng 4 lần
+Hải sản tăng 5 lần
- Dân số tăng nhanh, tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
+ Năm 1993 quỹ đất toàn nhân loại là 13.041 triệu ha (bình quân thế giới 2.432
ha/người –trong đó châu Á 0,81 ha/người, Châu Aâu 0,91 ha/ người –Việt Nam
0,44ha/người, Singapore 0,3 ha/người).
+Trong vòng 40 năm qua toàn thế giới có 15 triệu ha đất bị thoái hoá, 6-7 triệu
ha không còn khả năng sản xuất.
+Riêng khu vực Châu Á –Thái Bình Dương đã có 860 triệu ha đất nông nghiệp
đã hoàn toàn bị hoang mạc hoá do phá rừng và sử dụng kỹ thuật canh tác không
hợp lý.
+ Đầu năm 1900 lượng nước sử dụng cho nông nghiệp là 500 tỉ m³
+ Đến năm 2000 dự đoán sẽ là 3.300 tỉ m³.
+ Nước cho công nghiệp cũng từ 50 tỉ m³ (năm 1900) sẽ tăng lên 1.300 tỉ m³
vào năm 2000.
+ Nước cho sinh hoạt từ 20 tỉ m³ (năm 1900) sẽ tăng lên 400 tỉ m³ vào năm
2000.
Dân số tăng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm.
- Rác sinh hoạt hàng ngày các nước đang phát triển thải bỏ 824 triệu tấn, dự
kiến đến năm 2000 sẽ là 2 tỉ tấn.
- Các loại chất thải khác riêng Mỹ đã thải 10 tỉ tấn/năm.
- Chất thải độc hại –chỉ riêng quân đội Mỹ cũng đã thải 1 tấn/1 phút.
- Lượng khí thải do sinh hoạt hàng năm loài người đã thải vào không trung
là 10 tỉ tấn C02 .
Rõ ràng con người từ khi xuất hiện trên trái đất:
- Đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Làm chất lượng môi trường sống suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nơi
bị phá huỷ hoàn toàn.
Chúng ta có thể dùng công thức sau đây để mô tả mối quan hệ giữa tài nguyên
và ô nhiễm môi trường như sau:
(1) Rt = Ro ekt

Hoặc

(2) Rt = Ro : Ro kt

Ở đây: Rt : tài nguyên của loài người tại thời điểm t cần nghiên cứu –tính từ khi
loài người xuất hiện.
Ro: tài nguyên khi mới xuất hiện loài người.
e: cơ số lg tự nhiên (e= 2,7183).
t: thời gian loài người đã sử dụng tài nguyên.
Khi t=0 có nghĩa là lúc mới xuất hiện loài người, lúc này (1) hoặc (2) sẽ có Rt =
Ro đó là tính đúng đắn của công thức.
k: hệ số tiết kiệm tài nguyên

k= PxF/ g (3)

Ở đây:
P: dân số trên hành tinh. Trong những điều kiện khác nhau nếu dân số càng
đông thì tài nguyên còn lại của loài người càng ít (Theo (1) và (2).
F: Mức độ ô nhiễm môi trường do con người sản sinh ra:
+ Khi mức độ ô nhiễm càng lớn thì F>1,0
+ Khi môi trường trong lành thì F =1,0
Như vậy: F ³ 1,0
g: khả năng khai thác khoa học và tái tạo tài nguyên của con người .
g £ 1,0.
g = 1,0 khi con người biết khai thác tài nguyên một cách có khoa học và biết
cách tái tạo tài nguyên.
g < 1,0 khi con người không biết cách tái tạo tài nguyên và khai thác tài nguyên
không khoa học, không hợp lý.
Từ công thức (1), (2) và (3) cho ta thấy rằng:
- Nếu không có một chính sách đúng đắn về dân số,
- Không biết gìn giữ cho môi trường được trong lành,
- Không biết khai thác một cách hợp lý và khoa học tài nguyên.
- Không biết tái tạo lại những tài nguyên đã khai thác, thì dù tài nguyên trên
trái đất này có nhiều đến bao nhiêu cũng sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt…
Trái đất hình thành cách đây 4700 triệu năm, nhưng con người xuất hiện trên
trái đất cách đây vẻn vẹn chỉ có 600 nghìn năm. Tuy vô cùng muộn, nhưng từ
khi xuất hiện loài người, cũng chính bàn tay con người đã tàn phá không biết
bao nhiêu tài nguyên khoáng sản, làm thoái hoá đất đai, làm ô nhiễm mặt đất…
nơi bao đời nay đã từng nuôi dưỡng con người.
Liệu rồi đây còn có khả năng chịu đựng gánh nặng của các xã hội loài
người đến bao lâu nữa? Mặt đất này còn lành lặn, còn trong sạch đến bao lâu
nữa để tiếp tục nuôi dưỡng loài người trong những chặng đường tiếp theo?
FORMULA DISPLAYS THE RELATIONSHIP OF RESOURCES AND
ENVIRONMENTAL POLLUTION

HOANG HUNG

Natural resources are not endless. Once the human kind started their survival
on the earth, they have continouusly exploited those resources for their lives.
Therefore, those resources become dramatically depleted.
The rate of natural resources depletion depends on population growth and the
utilization ways. It also depends on the renewable capacity of natural resources
and the pollution level that has resulted from people’s use. The author
introduces a formula to generalize the relationship among factors that affect
natural resources being used by human beings.

You might also like