You are on page 1of 3

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SIENCE TEACHER’S HELPER ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ

BÀI TẬP HOÁ HỌC THỰC NGHIỆM


Ths. Nguyễn Thị Hương Dung - Trường CĐSP Bắc Ninh
PGS.TS.Trần Trung Ninh -Trường ĐHSP Hà Nội
SUMMARY
Chemistry is theoretical and practical science. Exercises take an important role in
teaching and learning Chemistry. Teachers of Chemistry often set exercises for
students to solve, especially experimental exercises. However, the experimental
exercises demand teacher ability draw experimental equipments; it is
difficult for many teachers.
In this paper, using Science Teacher’s Helper Software in order to easy design
experimental exercises was introduced.
Giới thiệu
Hóa học là một khoa học vừa mang tính chất lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm.
Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học nói chung và bài tập hóa học thực nghiệm nói riêng
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học. Tuy nhiên, trong các tài liệu
tham khảo hay trong sách giáo khoa và sách bài tập các bài tập thực nghiệm thường có rất ít.
Các giáo viên thường phải tự thiết kế các dạng bài tập thực nghiệm, song điều khó khăn cho
họ là đòi hỏi khả năng vẽ các dụng cụ thí nghiệm hóa học.
Trong bài này, việc sử dụng phần mềm Science Teacher ,s Helper để vẽ các sơ đồ
dụng cụ thí nghiệm một cách đơn giản, được giới thiệu. Phần mềm Science Teacher ,s

Helper là một add-on dành cho Microsoft Word, được thiết kế với một mục đích duy nhất -
để giúp tiết kiệm thời gian khi chỉnh sửa Toán học, Hóa học và Vật lý trong các văn bản.
Bạn có thể dễ dàng thêm 1.200 chức năng, đồ thị và biểu đồ của Hóa học, Vật lý và Toán
học vào tài liệu MS.WORD của bạn. Sau đây xin giới thiệu một số ví dụ về bài tập hóa học
thực nghiệm được thiết kế dựa vào phần mềm Science Teacher,s Helper:
Bài 1. Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm thử tính chất của khí sunfuđioxit( sunfurơ hay lưu
huỳnh đioxit ) SO2. Trong bình X đã thu đầy khí sunfuđioxit; trong chậu thủy tinh Y chứa
dung dịch NaOH, nhỏ thêm vài giọt phenophtalein. Hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch không phun vào bình X;
X
B. Dung dịch phun vào đến 2/3 bình X;
C. Dung dịch phun vào tới đầy bình X.
D. Dung dịch phun vào bình X, mất màu hồng. Y

1
Bài 2. Hình vẽ sau mô tả bộ dụng cụ để điều chế và làm khô khí. Nếu X là dung dịch HCl
đặc, Y là bình chứa MnO2 (rắn). Khí thu được bên bình Z là khí gì?
A. HCl. B. Cl2 ẩm
C. Cl2 khô . D. Cl2 lẫn HCl
Đáp án C X

B«ng tÈm
Y kiÒm

dd dd H2SO4
B×nh thu khÝ
NaCl ®Æc Z
Bài 3. Hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm từ muối NH4Cl và
CaO. Để biết NH3 đã thu đầy bình, có thể dùng thuốc thử nào để ở miệng bình thu khí sau
đây?
A. Quỳ tím khô NH4Cl +
B. Quỳ tím ướt CaO

C. Phenolphtalein
D. AgNO3
Dd
NaOH NH3

Bài 4. Cho hình vẽ mô tả thí


dd H2SO4 đặ c
nghiệm sau:
Hãy cho biết đâu là phương
trình hóa học biểu diễn phản
ứng chính xảy ra trong dd Br2
C2H5OH
bình tam giác?

A. SO2 + Br2 + 2H2 → 2HBr + H2SO4 B. C2H2 + Br2 → C2H2Br2

C. C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4 D. C2H4 + Br2 → C2H4Br2


Bài 5. Cho hình vẽ mô tả thiết bị chưng cất thường:
Nhiệt
kế Sinh
hàn

2
Hãy xác định vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất?
A. Đo nhiệt độ của ngọn lửa.
B. Đo nhiệt độ của nước sôi.
C. Đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất.
D. Đo nhiệt độ sôi của hỗn hợp chất trong bình cầu.
Bài 6. Để xác nhận axit CH3COOH là axit hoạt động mạnh hơn axit cacbonic ta có thể tiến
hành thí nghiệm trong dụng cụ dưới đây. Dung dịch các chất (1), (2), (3) trong dụng cụ thí
nghiệm đó là
(1
)
(1) (2) (3)
A Na2CO3 CH3COOH Ca(OH)2
(3
(2 )
B CH3COOH Na2CO3 Ca(OH)2
) C CH3COOH BaCO3 Quỳ tím
D MgCO3 CH3COOH Quỳ tím

Bài 7. Để điều chế khí axetilen trong phòng thí nghiệm, có thể dùng thiết bị như hình vẽ sau:
1
Điền thứ tự các hóa chất trong thí nghiệm
3
điều chế khí axetilen cho phù hợp?
A. (1)-H2O, (2)-CaC2, (3) C2H2.
B. (1)-HCl, (2)-CaC2, (3) C2H2.
2
C. (1)-H2SO4, (2)-CaC2, (3) C2H2.
D. (1)-Ca(OH)2, (2)-CaC2, (3) C2H2. Thiết bị điều chế axetilen
Trên đây là một số ví dụ sử dụng phần mềm Science Teacher ,s Helper để vẽ các sơ đồ
dụng cụ thí nghiệm, thiết kế các bài tập hóa học thực nghiệm. Đây là một chương trình dễ sử
dụng, hỗ trợ rất tốt cho việc xây dựng các bài tập thực nghiệm trong dạy học Hóa học.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Cương, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Hoàng Văn
Côi, Trần Trung Ninh. Thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hoá học- NXB
ĐHSP- 2005.
2. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) và các cộng sự, Sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12,
NXB Giáo dục, 2009.

You might also like