You are on page 1of 8

I. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ XƯỞNG.

Nhà xưởng có thể xây dựng từ gỗ, thép, nhưng hiện nay chủ yếu làm theo kiểu nhà
thép mang do có các tính ưu việt hơn cả với những đặc điểm sau:
1. Tính bền vững.
Nhà thép giúp quá trình sản xuất liên tục, không bị ngưng trệ hay ảnh hưởng bởi
các yếu tố khí hậu như mưa, bão, tuyết, hay động đất…
Cấu tạo bằng Kết cấu thép giúp chống lại các rủi ro hỏa hạn có thể xảy ra, nhà
xưởng gỗ không có ưu điểm này.
Chống sự thấm nước và côn trùng tấn công: Khác với các cấu trúc nhà gỗ, thép là
chất liệu bền, chống lại sự thấm nước hay côn trùng và những yếu tố gây ra hư hại cho
nhà xưởng. Mặt khác, thép là chất liệu cực bền, không dễ bị oằn, uốn cong bởi yếu tố
nhiệt độ, giữ cho cấu trúc nhà xưởng luôn bền vững theo thời gian.
2. Thân thiện với môi trường.
Để xây lắp một nhà xưởng gỗ cần rất nhiều thân cây với bản chất gỗ tốt. Điều này
gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật cũng như con người. Do
vậy, thép là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ môi trường tự nhiên.
3. Thời gian xây lắp nhanh, chi phí tiết kiệm, bảo hành lâu dài.
Tùy theo quy mô, nhà xưởng có thể được hoàn thành trong vòng vài tháng, quá
trình tháo gỡ, di dời chỉ trong vài tuần.
Nhà thép được các nhà xây dựng bảo trì trong thời gian dài, các kết cấu được sơn
lại bảo đảm độ bền cho hoạt động tối ưu của nhà thép.
Chi phí xây lắp nhà thép có thể cao hơn nhà gỗ, nhưng độ bền, thời gian sử dụng
và các đặc tính ưu việt trên là nền tảng để nhà thép là lựa chọn tối ưu cho các công ty,
tập đoàn hiện nay.
II. NHÀ THÉP TIỀN CHẾ.
Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và
lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm
hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai
đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu
thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá
ngắn.
Những công trình kiến trúc thường sử dụng loại nhà này gồm: nhà xưởng, nhà kho,
nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà cao tầng,...
1. Những thông số cơ bản để xác định mô tả một nhà thép tiền chế.
Chiều rộng nhà: Chiều rộng của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Không hạn chế về
chiều rộng nhà. Chiều rộng nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
Chiều dài nhà : Chiều dài của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Không hạn chế về chiều
dài nhà. Chiều dài nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường.
Chiều cao nhà : Chiều cao của nhà tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều cao nhà được tính
từ chân cột đến diềm mái (giao giữa tôn mái và tôn tường).
Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa ở trên mái. Thông
thường, độ dốc mái được lấy i = 15%
Bước cột: Bước cột là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc nhà. Bước cột
được xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.
Tải trọng: Tải trọng tính toán tác động lên công trình bao gồm các loại tải trọng
sau: trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn,
Tải trọng sử dụng...
2. Thành phần cấu tạo chính.
Khung chính(cột, kèo thép)
Thành phần kết cấu thứ yếu khác: xà gồ, dầm...
Tấm thép tạo hình
Tôn lợp mái
3. Tính kinh tế của nhà thép tiền chế.
Việc tiết kiệm vật liệu tại các vùng ít chịu lực của các cấu kiện khung chính đã
giúp Nhà thép tiền chế kinh tế hơn so với nhà thép thường đặc biệt là các nhà thấp
tầng với độ rộng dưới 60m và chiều cao mép mái dưới 30m. Hơn nữa, hệ thống Nhà
thép tiền chế chỉ sử dụng các mối liên kết đã được thiết kế sẵn và các nguyên vật liệu
đã được xác định trước để thiết kế và sản xuất các kết cấu nhà. Vì vậy, nó làm giảm
đáng kể thời gian thiết kế, sản xuất và lắp dựng.
4. So sánh nhà thép tiền chế với loại nhà khác.
- Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng.
- Tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống).
- Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết.
- Tận dụng tối đa không gian nhà xưởng.
- Tính đồng bộ cao.
- Dễ mở rộng quy mô.
- Bớt tốn kém thời gian, tiền bạc.
Đặc biệt nhà thép tiền chế cách nước tốt bằng cách sử dụng hệ thống mái mối đứng,
các thành phần thoát nước và diềm mái. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho
phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn
thiết kế kiên trúc đẹp.
Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là loại nhà lý tưởng để sử dụng làm
nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị…
III. KHÁI QUÁT VỀ VẬT LIỆU THÉP.
1. Kết cấu thép.
1.1. Định nghĩa: là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu
tạo bởi thép.Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt
là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (Nhà thép tiền chế) bởi những đặc
tính hữu ích của thép.
1.2. Ưu và nhược điểm của kết cấu thép.
• Ưu điểm:
 Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao.
 Trọng lượng nhẹ.
 Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp.
 Tính công nghiệp hóa cao.
 Tính kín, không thấm nước.
• Nhược điểm:
 Có thể bị xâm thực bởi tác động của môi trường, nhiệt độ… Do vậy,
những công trình xây dựng có sử dụng kết cấu thép thường được bao
phủ bởi lớp sơn bảo vệ, chống gỉ thép.
 Chịu lửa kém.
 Giá thành khá cao so với một số vật liệu thô khác như gỗ, sắt…
2. Vật liệu thép.
Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến
2,06% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng,
hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều
nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng
trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ cứng, độ đàn hồi,
tính dể uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng
và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn. Pha trộn với cacbon
cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít
hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%.
Ngày nay, thép hiện đại được chế tạo bằng nhiều các nhóm hợp kim khác nhau,
tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố cho vào mà cho ta các sản phẩm phù
hợp với công dụng riêng rẽ của chúng. Thép cacbon bao gồm hai nguyên tố chính là
sắt và cacbon, chiếm 90% tỷ trọng các sản phẩm thép làm ra. Thép hợp kim thấp có
độ bền cao được bổ sung thêm một vài nguyên tố khác (luôn <2%), tiêu biểu 1,5%
mangan, đồng thời cũng làm giá thành thép tăng thêm. Thép hợp kim thấp được pha
trộn với các nguyên tố khác, thông thường molypden, mangan, crom, hoặc niken,
trong khoảng tổng cộng không quá 10% trên tổng trọng lượng. Các loại thép không gỉ
và thép không gỉ chuyên dùng có ít nhất 10% crom, trong nhiều trường hợp có kết hợp
với niken, nhằm mục đích chống lại sự ăn mòn. Một vài loại thép không gỉ có đặc tính
không từ tính.
3. Phân loại về thép kết cấu.
Thép kết cấu là loại thép dùng cho ngành chế tạo máy, xây dựng có chất lượng tốt
(khử tạp chất đến : S ≤ 0,04%, P ≤0,035%), chủng loại đa dạng nhưng khối lượng sử
dụng trong công nghiệp không nhiều. Khả năng làm việc của chúng sẽ được phát huy
tối đa sau nhiệt luyện. Thép này thường được hợp kim hoá bằng các nguyên tố : Cr,
Mn, Si, Ni, Ti, Mo (W),…với lượng nhỏ (thường từ 1-2%; cá biệt, có thép từ 6-7%)
để nâng cao độ thấm tôi (cải thiện khả năng nhiệt luyện) và hoá bền ferrite.
Thép kết cấu được chia thành các nhóm sau:
- Thép thấm cácbon : Là loại thép có thành phần cácbon thấp (≤ 0,25% C), ở trạng
thái cung cấp có độ dẻo, độ dai cao nhưng độ bền thấp. Để cải thiện độ bền và nâng
cao độ cứng bề mặt, có thể áp dụng công nghệ thấm cácbon, tôi và ram thấp.
- Thép hoá tốt : Là thép có thành phần cácbon vào khoảng 0,3 – 0,5%, cơ tính ở
trạng thái cung cấp tương đối cao. Sau nhiệt luyện hoá tốt(tôi và ram cao), chúng sẽ có
cơ tính tổng hợp cao nhất. Để nâng cao khả năng chống mài mòn bề mặt của thép này,
sau nhiệt luyện hoá tốt phải tôi bề mặt và ram thấp.
- Thép đàn hồi : Là thép có hàm lượng cácbon tương đối cao (0,5 – 0,7%), chuyên
dùng để chế tạo các chi tiết đàn hồi : nhíp, lò xo,…Để có giới hạn đàn hồi cao nhất thì
phải qua tôi và ram trung bình.
a) Thép thấm cácbon
Thép thấm cácbon là loại thép có hàm lượng cácbon thấp (0,1 – 0,25%), dùng để
chế tạo các chi tiết yêu cầu lõi dẻo, dai, chịu được va đập còn bề mặt có độ cứng cao
để chịu mài mòn.
• Thành phần hoá học.
- Cácbon : hàm lượng cácbon thường nằm trong giới hạn 0,1 – 0,25% để lõi chi
tiết có độ dẻo và dai cao. Với các chi tiết lớn, để nâng cao độ bền lõi, hàm lượng
cácbon có thể đến 0,3%.
- Các nguyên tố hợp kim: Hợp kim hoá cho thép thấm cácbon nhằm hai mục đích :
tăng độ thấm tôi và thúc đẩy quá trình thấm cácbon vào thép. Các nguyên tố tạo cácbít
thường được dùng cho mục đích này. Ngoài ra, vì quá trình thấm xảy ra ở nhiệt độ cao
và trong thời gian dài nên các nguyên tố hợp kim phải không làm hạt lớn. Các nguyên
tố thường dùng là : Cr, Mn,V, Mo, Ti (Dùng kèm với Mn giữ nhỏ hạt vì Mn có xu
hướng làm thô hạt),… Các thép thấm thường có Ni với hàm lượng 2 – 4% vì Ni có tác
dụng tăng độ thấm tôi, giữ hạt nhỏ và làm tăng mạnh độ dai va đập.
Trong thép thấm cácbon không nên có Si, Co và các nguyên tố này đẩy C ra khỏi
thép, ngăn cản quá trình thấm.
• Nhiệt luyện.
- Mác thép C10, C20 thường dùng phương pháp thấm (T < 900 oC) kết hợp tôi
nước 2 lần.
- Mác thép 15Cr, 20Cr dùng phương pháp thấm (900 – 920oC) kết hợp tôi dầu.
- Mác thép 20CrNi, 12CrNi3A, 12CrNi4A dùng phương pháp thấm kết hơp với
tôi (hoặc tôi kết hợp với ram cao).
- Mác thép 18Cr2Ni4MoA, 18CrMnTi, 25CrMnTi,... dùng phương pháp thấm
kết hợp tôi dầu.
Bảng sau cho thông tin về một số mác thép thấm cácbon theo TCVN:

b) Thép hoá tốt


Thép hoá tốt là loại thép có hàm lượng cácbon nằm trong khoảng từ 0,3 – 0,5 %, là
loại thép chuyên dùng để chế tạo các chi tiết chịu tải tĩnh và va đập cao, yêu cầu độ
bền và đặc biệt là độ dai va đập cao (cơ tính tổng hợp cao). Nhiệt luyện hoá tốt (tôi và
ram cao) sẽ đạt được các yêu cầu trên. Tổ chức thu được trong thép này sau nhiệt
luyện hoá tốt là tổ chức Xoocbit ram, tổ chức cho giá trị độ dai va đập cao nhất.
• Thành phần hoá học.
- Cácbon : Hàm lượng cácbon nằm trong khoảng 0,3 – 0,5% để thép có sự kết hợp
hài hoà giữ độ bền và dẻo dai.
- Các nguyên tố hợp kim : Thường dùng các nguyên tố Cr, Mn, Si, Ni với hàm
lượng khoảng 1% mỗi nguyên tố với mục đích làm tăng độ thấm tôi. Ngoài ra, các
nguyên tố Mo (<0,3%) và Ti (<0,1%) cũng được dùng để giữ hạt nhỏ và chống giòn
ram (hay gặp trong thép Ni). Cũng có thể dùng B với lượng rất nhỏ (< 0,005%) để
tăng độ thấm tôi.
• Nhiệt luyện.
- Nhiệt luyện sơ bộ: ủ (thường hóa) để dễ gia công. Riêng thép Cr và Ni cao là
thép Mactenxit nên thay ủ bằng tôi và ram cao.
- Nhiệt luyện kết thúc: tôi và ram cao để thu đượcXoótbit ram có độ dai va đập
cao.
Bảng sau trình bày kí hiệu, thành phần hoá học theo TCVN:

c) Thép đàn hồi (lò xo)


Đây là loại thép có thành phần cácbon nằm trong khoảng 0,5 – 0,7%, sau tôi và
ram trung bình có giới hạn đàn hồi cao. Thép này chuyên dùng để chế tạo các chi tiết
đàn hồi : lò xo, nhíp,…nên được gọi là thép đàn hồi.
• Thành phần hoá học.
- Cácbon : Các phần tử đàn hồi không cho phép có biến dạng dẻo cũng như bị phá
huỷ giòn khi làm việc nên thành phần các bon của thép đàn hồi không được quá thấp
cũng như không được quá cao. Khoảng thành phần cácbon hợp lý của loại thép này là
0,5 – 0,7%(thường gặp 0,55 – 0,65%).
- Nguyên tố hợp kim: Các nguyên tố Mn, Si cho vào thép đàn hồi với mục đích
nâng cao tính đàn hồi. Các nguyên tố khác như Cr, Ni, V được cho vào với mục đích
ổn định tính đàn hồi của thép.
• Nhiệt luyện.
- Nhiệt luyện để có giới hạn đàn hồi cao: tôi kết hợp ram trung bình
- Với các mác có chứa Si, khi nung phải chú ý bảo vệ chống thoát C.
- Với các mác có Mn, không được để thời gian nung quá dài vì hạt thép dể bị
thô.
Bảng sau trình bày kí hiệu, thành phần hóa học theo TCVN:

You might also like