You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


Khoa: Điện – Điện tử

Báo cáo môn học

CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG

GCHD: TS. Hồ Văn Nhật Chương


HVTH: Hoàng Hữu Duy 0955250006
NGÀNH: TB, MẠNG VÀ NHÀ MÁY ĐIỆN

TP.HCM 05/2010
MỤC LỤC
Chất lượng điện năng

Chất lượng điện năng


I. Các khái niệm cơ bản
Điện năng được tạo ra từ sự biến đổi của các dạng năng lượng khác nhau như:
thế năng, động năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng…Sự chuyển đổi này được
thực hiện thông qua các nhà máy phát điện. Trước khi truyền năng lượng điện đến
các hộ tiêu thụ thông qua hệ thống truyền tải phức tạp mà điểm bắt đầu là nhà máy
điện, điện năng đã bị thay đổi đặc tính cho phù hợp. Đó là sự thay đổi các thông số
cơ bản như điện áp, dòng điện, tần số.
Đảm bảo chất lượng điện năng là phải đảm bảo ổn định về điện áp, tần số và
dạng sóng. Chỉ cần một trong ba yếu tố trên không đảm bảo, chất lượng điện năng
sẽ không đảm bảo.
Về nguyên tắc, hệ thống máy phát luôn đảm bảo các đặc tính kỹ thuật về điện
áp, công suất, dạng sóng hình sin. Tuy nhiên, chất lượng điện năng lại bị ảnh
hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác. Ảnh hưởng nhiều nhất là do sự phát triển liên
tục các thiết bị điện mà đặc tính làm việc của nó gây biến dạng sóng điện áp, sụt
áp…trên hệ thống điện. Một trong những nguyên nhân khác là do sự xâm nhập
của các dạng bức xạ từ thiên nhiên, vũ trụ, hoặc các thiết bị khác đến hệ thống
điện. Tất cả đều làm suy giảm chất lượng điện năng.
1. Sóng hài
Một sóng điều hòa bất kỳ có thể phân tích thành 2 thành phần: thành phần cơ
bản và thành phần điều hòa bậc cao. Thành phần thứ hai có tần số cao gấp nhiều
lần tần số cơ bản và được gọi là hài. Sóng hài xuất hiện trên lưới điện do sự vận
hành của các thiết bị phi tuyến tính, đóng ngắt, chuyển đổi…Tác hại cơ bản nhất
của sóng hài là làm méo dạng sóng điện áp và dòng điện, làm giảm hệ số công
suất của hệ thống, gây nhiễu loạn cho các thiết bị…Sóng hài có tần số cao làm
tăng điện trở hiệu dụng dẫn đến việc phát nóng vượt trội trên thiết bị, kết quả làm
giảm tuổi thọ. Đối với các hệ thống bù, dòng điện qua nó sẽ tăng cao do tổng trở
nghịch biến với tần số và sẽ gây quá tải nặng nề cho tụ khi mà mức độ ô nhiễm
sóng hài lớn.
2. Nhiễu điện từ
Phạm vi hoạt động của hệ thống điện rất rộng lớn. Thiết bị sử dụng điện kết nối
với nó cũng rất đa dạng. Một số trong đó thuộc nhóm hoạt động ở tần số cao như:
máy phát sóng, thiết bị điện tử công suất, thiết bị số…Một lượng lớn sóng cao tần
của các thiết bị này sẽ theo đường nguồn và tác động vào hệ thống điện. Song
song đó, môi trường xung quanh dây dẫn luôn có từ trường và điện trường. Dây
dẫn dễ dàng bị nhiễm với biên độ lớn do dây truyền tải rất dài. Từ hai nguyên nhân
trên cho thấy, sóng điện áp và dòng điện có thể bị biến dạng do bị nhiễu điện từ.
Các sóng nhiễu này có thể tác động gây can nhiễu cho các thiết bị sử dụng điện

-1-
Chất lượng điện năng

khác đặc biệt các thiết bị có độ nhạy cao tần cao. Kết quả là làm cho thiết bị hoạt
động sai hoặc không đạt yêu cầu.
3. Sụt áp
Sụt áp là hiện tượng thường xảy ra trong hệ thống điện. Hậu quả của nó tác
động đến thiết bị điện thường không lớn. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tiện này
là do sự đóng cắt các thiết bị điện chưa được hợp lý trong quá trình vận hành. Yếu
tố thiên nhiên cũng góp phần tăng khả năng gây ra sụt áp như: thiên tai, lũ lụt…Nó
tác động gây ra các sự cố về điện. Nếu thiết bị bảo vệ hoạt động tốt, quá áp có thể
chì xảy ra trong thời gian ngắn và ngược lại.
4. Quá áp
Quá điện áp là hiện tượng tăng cao điện áp nguy hiểm đối với cách điện của
thiết bị. Có hai nguyên nhân chính gây ra quá điện áp trong hệ thống điện: bản
thân hệ thống điện và do môi trường. Sự thay đổi đột ngột các chế độ làm việc của
hệ thống điện như đóng ngắt đường dây, máy cắt, cầu dao…gây ra quá áp do vận
hành. Đây cũng được xem là nhiễu vận hành. Sóng cao áp sẽ hình thành và truyền
trên đường dây đến các tải tiêu thụ. Hậu quả của quá điện áp do nguyên nhân này
thường gây phá hủy thiết bị vì thời gian tồn tại ngắn. Đối với các trường hợp đóng
tụ gây quá áp, cộng hưởng đường dây thì thời gian duy trì quá áp dài hơn. Quá áp
do môi trường chủ yếu do yếu tố sét. Sét đánh trực tiếp vào đường dây hoặc cảm
ứng trên đường dây. Thời gian tồn tại của điện áp cao dạng này rất ngắn. Tuy
nhiên hậu quả thì không nhỏ và có thể phá hủy thiết bị trong diện rộng. Đối với tác
hại do quá áp, người ta sử dụng các van để xả điện áp cao.
5. Ngắt điện và chập chờn
Ngắt điện là trạng thái tải bị cách ly hoàn toàn với nguồn phát. Có hai dạng
ngắt điện : thoáng qua và lâu dài. Ngắt điện thoáng qua chiếm tỷ lệ cao. Nguyên
nhân là do quá trình chuyển mạch nguồn, các sự cố thoáng qua. Ngắt điện lâu dài
xảy ra cho các sự cố lớn hoặc để bảo trì hệ thống. Hậu quả của việc ngắt điện đối
với thiết bị rất ít nhưng hậu quả kinh tế thì khá nghiêm trọng.
Hiện tượng chập chờn trong hệ thống điện do các thiết bị hoạt động không
hoàn hảo. Các thiết bị có công suất lớn đang hạot động trên lưới dưới chế độ ngắn
hạn lặp lại. Biểu hiện của sự chập chờn là điện áp lúc tăng, lúc giảm. Điều này gây
ra nhiễu loạn đối với các thiết bị cần sự ổn định về điện áp.
II. Thiết bị chuyển điện năng thành động năng
Thiết bị này có một đặc điểm riêng là sử dụng động cơ điện. Loại động cơ này
cũng khá phong phú như: động cơ không đồng bộ, động cơ điện một chiều, động
cơ vạn năng. Ở các hộ tiêu thụ điện, thiết bị phổ biến như: động cơ bơn nước, quạt
bàn, quạt trần, máy sấy, máy giặt, máy lạnh…
Nguồn điện sử dụng cũng rất đa dạng và phong phú. Ở các phân xưởng sản
xuất, thông thường các loại động cơ sử dụng điện áp 3 pha hoặc 2 pha. Trong khi

-2-
Chất lượng điện năng

đó, trong lĩnh vực dân dụng, điện áp sử dụng cho thiết bị thường là 1 pha. Thiết bị
sử dụng điện 3 pha thường có hiệu suất cao hơn thiết bị một pha. Đặc tính làm
việc của nó ít bị ảnh hưởng đến nguồn điện do bản thân thiết bị 3 pha thường thiết
kế cân bằng về tải. Thiết bị 1 pha lại có sự thay đổi về cấu trúc để có thể hoạt động
được với điện áp 1 pha. Do đó, thường hiệu suất làm việc không cao và thường
sinh ra sóng hài ảnh hưởng đến nguồn điện và các thiết bị sử dụng điện khác.
Đặc tính chung của thiết bị chuyển đổi điện năng thành cơ năng là có dòng
khởi động lớn và moment khởi động lớn. Động cơ không đồng bộ có dòng khởi
động từ 5 đến 7 lần dòng làm việc định mức của nó. Điều này thường gây quá tải
cho đường dây truyền tải cho thiết bị. Hệ quả của vấn đề này là sự sụt giảm điện
áp tức thời trong thời gian thiết bị khởi động. Thiết bị bị ảnh hưởng đầu tiên đối
với tác động của sụt áp trong quá trình khởi động, trong lúc hoạt động quá tải của
động cơ là đèn. Trong thời gian này, các lọai đèn phóng điện thường bị chớp. Các
thiết bị điện tử sử dụng kỹ thuật số thường cũng bị ảnh hưởng như khởi động lại,
treo khi không sử dụng nguồn auto. Các động cơ không đồng bộ có công suất lớn,
trong quá trình khởi động, người ta sẽ sử dụng các giải pháp khác nhau để hạn chế
dòng khởi động như sao tam giác, cuộn kháng, biến áp tự ngẫu. Quá trình sụt áp sẽ
được hạn chế bằng cách sử dụng tụ bù. Song song đó, tiết diện dây dẫn và công
suất nguồn phát cũng được tăng lên cho phù hợp.
Đối với loại động cơ vạn năng, do cần đặc tính khởi động lớn, nó được thiết kế
có sử dụng chổi than. Trong quá trình hoạt động, sự tiếp xúc của chổi than và cổ
góp phát sinh ra tia lửa điện. Với tốc độ chuyển mạch lớn và dòng qua chổi than
không nhỏ, tại đây, phát sinh ra sóng điện từ. Sóng điện từ này không chỉ lan
truyền theo đường nguồn mà còn lan truyền qua không khí. Do đó, khi thiết bị này
hoạt động, nó gây nhiễu đối với các thiết bị vô tuyến. Mặc khác, do dòng qua thiết
bi khộng được liên tục, dạng sóng sin của dòng điện thường bị méo dạng so với
dạng sóng sin chuẩn.
Đối với động cơ sử dụng điện một chiều, về bản chất, điện xoay chiều qua các
thiết bị chỉnh lưu mà chủ yếu là Diode để chuyển thành điện một chiều. Thiết bị
bán dẫn thường bị giới hạn ở ngưỡng đóng/ngắt. Do đó, trong quá trình chỉnh lưu,
dòng điện thường không liên tục khi chuyển từ nữa chu kỳ âm sang nửa chu kỳ
dương và ngược lại. Điều này tạo ra một nhiễu có chu kỳ trong sóng hình sin. Một
khía cạch khác là lọai động cơ này thường sử dụng chổi than. Do đó, nó cũng gây
ra sự nhiễu sóng điện từ cho các thiết bị khác. Loại không sử dụng chổi than mà sử
dụng thiết bị chuyển mạch điện tử cũng gây ra nhiễu điện từ do bản thân nó phải
tạo ra các xung điều khiển. Vận tốc của động cơ thường cao nên tần số xung cũng
rất cao. Năng lượng cung cấp cho động cơ phải lớn nên cần dòng điện cao cấp cho
động cơ. Điều này tạo ra tần số xung năng lượng xung đều lớn. Kết quả nhiễu cao
tần càng tăng lên cho lưới, biến dạng sóng sin, phát song điện từ ra bên ngoài và
dẫn đến nhiễu loạn các thiết bị khác mà đặc biệt ở các thiết bị vô tuyến viễn thông.

-3-
Chất lượng điện năng

Điều khiển động cơ cũng có nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, biến tần
được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, biến tần hoạt động theo nguyên tắc chuyển
mạch nhanh của các van điện tử. Tốc độ chuyển mạch của nó phụ thuộc vào tần số
ngõ ra mong muốn và cầu trúc của bộ chuyển mạch. Tùy theo mục đích sử dụng
khác nhau mà có thể sử dụng biến tần trực tiếp hoặc biến tần gián tiếp. Tuy nhiên
cả hai loại đều tạo ra một sự méo dạng sóng sin do sự đóng ngắt dòng điện và sự
dóng ngắt này không sử dụng tiếp điểm nên khả năng phát ra nhiễu điện từ cho các
thiết bị vô tuyến xung quanh rất thấp. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của nó,
nó vẫn cần phải có xung tần số cao để điều khiển. Do đó, xung này sẽ xâm nhập
vào đường nguồn và gây nhiễu các thiết bị khác. Thông thường, để hạn chế những
tác hại của biến tần, người ta sẽ mắc thêm cuộn cảm nối tiếp vào thiết bị để có thể
san lắp sự không liên tục của dòng điện và giảm sự méo dạng của dòng điện. Đối
với thành phần cao tần, một mạch lọc có tổng trở cao tần lớn được thêm vào để
ngăn không cho sóng cao tần xâm nhập ngược vào đường nguồn.
III. Thiết bị điện tử
Ngày nay, thiết bị điện tử chiếm tỷ lệ sử dụng khá cao. Do tính phổ biến của nó
mà ngành điện lực cũng như các nhà sản xuất phải tìm cách giải quyết các ảnh
hưởng của nó lên mạng điện và các thiết bị xung quanh. Thiết bị điện tử là các
thiết bị có sử dụng các linh kiện bán dẫn. Nguồn điện cấp cho các thiết bị này là
điện xoay chiều. Tuy nhiên, do sử dụng linh kiện bán dẫn, hầu hết các thiết bị này
đều sử dụng các mạch chỉnh lưu để chuyển thành điện một chiều. Loại thiết bị này
được sử dụng chủ yếu cho việc điều khiển tự động, hỗ trợ con người và giải trí.
Đánh giá tác động của thiết bị điện tử đến chất lượng điện năng có thể phân tích ở
mặt sóng hài.
Sóng điện áp hoặc dòng điện có dạng hình sin. Tuy nhiên, trong quá trình
truyền tải từ nguồn đến nơi tiêu thụ thường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác
động. Kết quả là dạng sóng không còn hình sin. Quá trình phân tích dạng sóng này
cho thấy, ngoài sóng hình sin ban dau, còn gọi là sóng cơ bản, nó còn có các
thành phần sóng sin khác có biên độ và tần số khác sóng cơ bản. Những thành
phần này được gọi là sóng hài.
1. Máy thu thanh
Về nguyên tắc hoạt động, máy thu thanh nhận sóng điện từ của máy phát thông
qua Antena. Tín hiệu này có tần số cao và cường độ rất nhỏ. Nó được chọn lọc,
khuếch đại, đổi tần và tách sóng để tạo thành tín hiệu âm tần. Tín hiệu âm tần
được khuếch đại đến mức có thể kích thích dao động ở loa và phát ra âm thanh.
Máy thu thanh hoạt động trong vùng tần số cao và trải dài cho đến miền tần số
âm tần. Do đó nó dễ dàng bị nhiễu đối với các tín hiệu điện từ phía bên ngoài nằm
trong vùng hoạt động của nó. Ví dụ, sét tạo ra một sóng điện từ với cường độ lớn,
nó dễ dàng xâm nhập vào máy thu thanh thông qua quá trình cảm ứng của các linh
kiện, đường dây mặc dù có sự chọn lọc tầng số. Đối với đường nguồn, nêu hệ

-4-
Chất lượng điện năng

thống điện tồn tại nhiều sóng hài bậc cao, những sóng này cũng xâm nhập vào hệ
thống máy thu thanh và gây ra nhiễu ở tín hiệu âm thanh phát ra ở loa.
Tuy nhiên, thiết bị này cũng có ảnh hưởng ngược lại đối với hệ thống điện và
gây ra sụt giảm chất lượng điện năng. Đó là các dao động cao tần có trong máy thu
thanh. Hiện nay, để nâng cao khả năng chọn lọc, hầu hết các máy thu thanh đều sử
dụng phương pháp thu đổi tầng. Điều này yêu cầu phải cần có một mạch dao động
nội. Mạch dao động nội này hoạt động ở tần số cao. Chính dao động này tạo ra
sóng hài phát ngược vào lưới. Song song đó, nó còn tạo ra sóng điện từ phát ra
môi trường xung quanh và gây nhiễu các thiết bị vô tuyến khác.
Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật, các máy thu thanh hiện nay còn
được kỹ thuật số hóa với việc điều khiển bằng nút nhấn, điều khiển từ xa. Trong
quá trình thực hiện các chức năng điều khiển đó, bản thân nó phải tạo ra một hoặc
nhiều xung điều khiển. Để đáp ứng nhanh các tác vụ điều khiển, xung điều khiển
phải hoạt động ở tần số cao. Do đó, nó cũng tạo điều kiện cho việc gây nhiễu sóng
điện từ đường nguồn và không gian xung quanh nó.
Sự cải tiến công nghệ đã cho ra đời nhiều linh kiện điện tử với công suất lớn,
thiết bị âm thanh nói chung và máy thu thanh nói riêng hiện nay đã áp dụng công
nghệ này. Sự phát ra âm thanh với công suất lớn đã yêu cầu phải cần nhiều điện
hơn. Tuy nhiên, tín hiệu âm thanh không phải có cường độ không đổi mà tăng
giảm liên tục. Do đó, dòng điện cũng tăng giảm liên tục. Nếu công suất của nguồn
không đáp ứng đủ như cầu điện năng, sự dao động điện áp không theo chu kỳ sẽ
xảy ra.
Để có thể giảm được nhiễu loạn phát sinh trong quá trình hoạt động của máy
thu thanh thông thường, người ta sẽ bao phủ toàn bộ phần cao tần của máy thu
thanh bằng kim loại. Điều này sẽ ngăn không cho sóng điện từ phát ra môi trường
xung quanh. Một mạch lọc cao tần LC, RC được đặt nối tiếp với nguồn điện dùng
để chặn sóng cao tần lan truyền vao lưới. Song song đó, các nhiễu loạn bậc cao
cũng không thể xâm nhập vào thiết bị.
Đối với việc dao động điện áp, thông thường một tụ điện có dung lượng lớn
được mắc song song với mạch điện. Tụ điện này có vai trò tích điện khi điện áp dư
thừa và bù thêm điện khi nhu cầu điện tăng lên.
2. Máy thu hình
Về bản chất, máy thu hình là thiết bị nhận và xử lý thông tin từ máy phát thông
qua sóng điện từ. Máy thu hình hiện nay khá đa dạng và phong phú. Sự áp dụng
các công nghệ hiện đại đã làm cho máy thu hình có nhiều chức năng hơn. Tuy
nhiên, cơ chế nhận và xử lý tín hiệu sóng điện từ thì ít có thay đổi. Tín hiệu điện từ
được máy thu hình nhận thông qua Antena. Bộ phận turner có tác dụng chọn lựa
đài phát trước khi tín hiệu vào mạch khuếch đại. Sau đó, tín hiệu được đưa vào
mạch tách sóng. Tại đây, tín hiệu hình và ân thanh được tách ra khỏi tín hiệu

-5-
Chất lượng điện năng

chung. Tín hiệu hình được đưa vào mạch điều chế trước khi xuất ra màn hình. Tín
hiệu âm thanh được đưa vào mạch khuếch đại âm tần và xuất ra loa.
Phần lớn các ảnh hưởng của máy thu hình đối với chất lượng điện là nhiễu cao
tần. Nguyên tắc cơ bản của nó vẫn giống như máy thu thanh. Tuy nhiên, cần phải
chú ý rằng, phần điều chế và tạo hình của máy thu hình tiêu tốn rất nhiều năng
lượng. Đối với màn hình CRT, năng lượng để bức phá electron là rất lớn và cần
điện thế cao. Do đó, nó cần phải có mạch tăng áp. Cơ chế làm việc mạch tăng áp
là sử dụng máy biến áp tăng áp với tần số dao động khá cao. Bộ phận lái electron
sử dụng từ trường và điện trường. Do đó, xung quanh màn hình CRT nói chung
đều có từ trường và điện trường lớn. Từ trường và điện trường này có cường độ
thay đổi theo tín hiệu hình. Do đó, nó dễ dàng xâm nhập vào các thiết bị vô tuyến
khác nhất là thiết bị hoạt động ở tần số thấp và trung. Đối với các màn hình LCD,
điện năng tiêu thụ giảm đáng kể do không cần năng lượng để bức electron. Tuy
nhiên, cần phải có xung đóng ngắt liên tục để làm tắt sáng từng điểm ảnh. Công
nghệ càng phát triển, yêu cầu tốc độ quét phải nhanh, do đó, tần số xung ngày
càng cao và cang gây ra nhiễu điện từ.
Tần số hoạt động của máy thu hình nói chung cao hơn máy thu thanh. Do đó,
để tránh cao tần xâm nhập hoặc truyền vào lưới thông qua đường nguồn, người ta
sử dụng cuộn kháng cao tần để chặn.
IV. Thiết bị chiếu sáng
Đây là loại thiết bị phổ biến trong cuộc sống. Điện năng được chuyển hóa
thành quang năng. Quá trình này có được thông qua hai cách phổ biến là đốt nóng
và phóng điện. Hình thức đố nóng dây tóc để tạo ra ánh sáng đã có trong thời kỳ
đầu tiên. Tuy nhiên, cách làm này lại tạo ra sự tiêu tán quá nhiều năng lượng vô
ích. Đó chính là nhiệt năng. Phát sáng sử dụng sự phóng điện giữa các điện cực đã
hạn chế tối đa sự phát nhiệt và giảm tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, đối với đèn dây
tóc, hoạt động của nó không hề ảnh hưởng đến chất lượng điện như: tạo ra sóng
hài, nhiễu cao tần, ngắt quảng điện áp…Trong khi đó, sự phóng điện lại tạo ra
nhiều vấn đề cần phải được giải quyết đối với chất lượng điện.
1. Đèn Neon
Đèn Neon hoạt động trên nguyên lý phóng điện và bức xạ ánh sáng. Khi
electron va chạm với lới huỳnh quang, một phần động năng của electron được
truyền cho lớp huỳnh quang này. Nguyên tử của nó bị kích thích và phát ra ánh
sáng. Để có sự phóng điện trong đèn Neon, hai bản cực của nó trước hết phải được
đốt nóng. Để thực hiện được điều này, starter đã được sử dụng. Cuộn dây nối tiếp
với đèn Neon dùng để tăng cường điện áp tại thời điểm bắt đầu phóng điện và
giảm áp khi đã có sự phóng điện.
Dựa vào nguyên tắc hoạt động của đền Neon cho thấy, quá trình khởi động của
nó có thể kéo dài, sự đóng mở liên tục của starter đã làm phát ra sóng điện từ, gây
nhiễu lưới điện và thiết bị vô tuyến. Cuộn dây của đèn mang tính cảm với cảm

-6-
Chất lượng điện năng

kháng cao. Điều này làm tăng việc sử dụng công suất phản kháng và làm giảm hệ
số công suất của thiết bị. Nếu nhiều đèn Neon được sử dụng, hệ số công suất của
hệ thống giảm và làm giảm khả năng truyền tải công suất tác dụng đến các hộ tiêu
thụ.
Sự phóng điện giữa 2 bản cực không phải lúc nào cũng liên tục và đều đặn với
cùng một mức điện áp. Do đó, dòng điện đi qua bóng đèn Neon có lúc mạnh lúc
yếu. Điều này làm tăng khả năng phát sinh những răng cưa trên sóng dòng điện và
ảnh hưởng đến chất lượng điện trên lưới.
2. Đèn Compact
Nguyên tắc haọt động của đèn compact không khác biệt so với đèn neon. Tuy
nhiên, loại đèn này có ưu điểm là gọn và tiết kiệm điện hơn. Nguyên nhân là do
toàn bộ quá trình khởi động và hoạt động của nó được điều khiển bởi một mạch
điện tử. Mạch điện tử sẽ thực hiện việc chuyển mạch ở các tần số khác nhau sau
cho duy trì được sự phóng điện liên tục. Chính quá trình chuyển mạch này mà
dòng điện đi vào đền compact sẽ bị nhiễu sóng hài bậc cao.
So với đèn Neon, loại đèn này tạo nhiễu cao hơn. Để hạn chế đến mức chấp
nhận được, người ta đã sử dụng tụ điện để loại bỏ nó. Sau khi được chỉnh lưu
thành điện 1 chiều, tụ điện được mắc thêm vào để có tác dụng ổn định điện áp,
đồng thời loại bỏ thành phần cao tần có trong mạch.
V. Thiết bị đóng cắt và chuyển mạch
Bản thân thiết bị đóng cắt chỉ có thể gây nhiễu các thiết bị vô tuyến ở gần nó
và gây nhiễu lưới điện trong quá trình đóng hoặc ngắt. Nguyên nhân là do sự duy
trì hồ quang điện giữa 2 tiếp điểm. Tuy nhiên vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đó
là sự tiếp xúc không hoàn hảo giữa hai tiếp điểm. Điều này nảy sinh hồ quang liên
tục giữa hai tiếp điểm. Dòng điện đi qua tiếp điểm sẽ tăng và giảm theo mức độ
tiếp xúc và phóng điện. Kết quả dòng điện không còn hình sin. Mặt khác, quá trình
này cũng gây ra nhiễu điện từ cho các thiết bị vô tuyến khác. Để giải quyết triệt để
vấn đề này, cần phải vệ sinh, bảo trì thường xuyên các tiếp điểm để đảm bảo sự
tiếp xúc hoàn hảo giữa các tiếp điểm.
Thiết bị đóng cắt thường được dùng để bảo vệ hoặc đóng cắt các thiết bị khác.
Quá trình đóng ngắt của nó về cơ bản chỉ gây ra một số tác hại như trên. Tuy
nhiên, nếu nó được sử dụng với các tải có tính chất khác nhau thì ảnh hưởng đến
chất lượng điện sẽ khác nhau. Nếu sử dụng với thiết bị mang tính trở cao và công
suất lớn, dòng điện tăng vọt lên rất cao và kết quả là sự méo dạng sóng sin với
biên độ lớn. Còn nếu sử dụng với các thiết bị mang tính dung, quá trình đóng điện
có nhiều nguy hiểm do sự nạp tụ sẽ có dòng qua nó là rất lớn. Tác dụng này có thể
gây ra sụt áp tức thời tại thời điểm chuyển mạch. Bản thân của tụ điện có tích trử
năng lượng. Nếu quá trình đóng điện diễn ra vào thời điểm này, quá điện áp có thể
xảy ra. Tải cảm cũng là tải phổ biến trong mạng điện hạ áp. Sự đóng căt này ít gây

-7-
Chất lượng điện năng

ra dòng điện lớn. Tuy nhiên nó lại tạo ra một một điện áp tức thời lớn. Vấn đề này
có thể tạo ra quá điện áp trong hệ thống điện và biến dạng sóng sin điện áp.
Các thiết bị sử dụng nguồn xung thường có tính dung và có hồ quang lớn khi
đóng điện. Điều này có thể thấy ở: TV, đầu đĩa, Máy vi tính, Màn hình CRT…
Ngược lại, hồ quang điện sẽ ít hơn đối với thiết bị mang tính cảm như: đèn Neon,
quạt, máy biến áp, ổn áp…Tuy nhiên, khi bắt đầu hoạt động, ảnh hưởng của nó có
thể dể dàng thấy được như làm nháy đèn, nhiễu máy thu thanh, máy thu hình…
Hồ quang điện phát sinh trong quá trình ngắt điện cũng là vấn đề cần phải xem
xét. Thông thường, tải trở và tải dung ít có khả năng duy trì hồ quang. Trong khi
đó, tải cảm làm cho vấn đề hồ quang càng trở nên nghiêm trọng hơn. Sự trả năng
lượng về nguồn của nó khi ngắt mạch tạo ra một dònng điện lớn hơn dòng ban dầu
và làm tang cường hồ quang giữa hai tiếp điểm. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất
cần phải hạn chế. Thông thường, đối với các tải cảm, người ta sẽ mắc thêm một
một điện trở, hoặc tụ điện, hoặc một van phóng điện song song với tải cảm. Điều
này tạo ta một mạch vòng để xả năng lượng từ trường. Và tác hại của hồ quang
trong quá trình ngắt mạch đối với chất lượng điện thì cũng giống như trong quá
trình đóng mạch. Tuy nhiên, quá trình này làm tăng điện áp tức thời trên lưới.
VI. Máy biến áp
Trong quá trình sử dụng điện, máy biến áp là một thiết bị quan trọng. Sự quan
trọng này thể hiện ở việc nó tạo ra một mức điện áp mà ở đó, các thiết bị, linh kiện
có thể hoạt động bình thường và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người.
Tuy nhiên, không phải máy biến áp nào cũng có các đặc tính giống nhau. Tùy mục
đích sử dụng khác nhau mà người ta sẽ chế tạo ra các loại máy biến áp khác nhau:
đo lường, cách ly, tự ngẫu…Cấu tạo cơ bản của máy biến thế thường là 2 hay
nhiều cuộn dây đồng cách điện được quấn trên cùng 1 lõi sắt hay sắt từ ferit. Máy
biến áp 1 pha sẽ có 1 cuộn sơ cấp và 1 cuộn thứ cấp. đối với máy biến áp 3 pha,
phía sơ cấp sẽ có 3 cuộn dây và tương ứng thứ cấp cũng có 3 cuộn dây. Các cuộn
dây này cùng đặt chung trên một lõi ở từng pha. Loại máy này có thể sẽ có 3 trụ
hoặc 5 trụ. Đặc tính của mỗi loại máy biến áp chỉ có thể phù hợp cho một loại thiết
bị đặc trưng và không thể dùng cho thiết bị khác được. Máy biến áp đo lường
được thiết kế lảm việc ở vùng tuyến tính của đường cong từ hóa. Trong khi đó, các
máy biến áp công suất lại làm việc ở vùng gần bão hòa. Các thiết bị ổn định điện
áp bằng máy biến áp được thiết kế ở vùng bão hòa từ.
1. Máy biến áp điện lực
Máy biến áp 3 pha có thể là sự kết hợp của 3 máy biến áp một pha riêng lẽ
hoặc là một máy biến áp 3 pha. Cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể nối sao hoặc tam
giác. Kiểu nối tam giác cho cả thứ cấp và sơ cấp có nhiều thuận lợi cho trường hợp
sử dụng kết hợp 3 máy biến áp 1 pha. Điều này thể hiện, khi một máy biến áp bị
hỏng, tổ 2 máy biến áp vẫn có thễ cung cấp điện áp 3 pha cho tải tiêu thụ. Do đó,
hạn chế được việc cắt điện khi có sự cố hoặc tiến hành sửa chữa, bảo trì.

-8-
Chất lượng điện năng

Đối với máy biến áp điện lực 3 pha, điện áp đặt vào máy biến áp là điện áp
hình sin. Máy biến áp sẽ sản sinh ra sức điện động cảm ứng để chống lại điện áp
này. Do đó sức điện động cũng phải là hình sin. Các mạch từ thường được thiết kế
để làm việc ở đoạn đã bắt đầu cong của đường cong từ hóa, nên đặc tuyến U/I sẽ
không tuyến tính. Do đó, để có được sức điện động hình sin thì dòng sẽ không sin,
còn nếu dòng hình sin thì sức điện động sẽ không sin. Trong khi đó dòng tải lại là
hình sin, từ thông sinh ra có dạng không sin và xuất hiện họa tần với bậc 3 là chủ
yếu. Trong máy biến áp, từ thông bậc 3 của 3 pha sẽ đồng pha với nhau, nên
không thể khép mạch trong mạch từ được. Vì thế nó phải tìm 1 đường khép mạch
theo kiểu khác. Đó là khép mạch qua thùng máy và kết quả là thùng máy bị phát
nóng. Đồng thời, từ thông không sin đó có thể gây ra sức điện động nhọn đầu tại
các cuộn dây không tải. Nghĩa là cũng có sức điện động họa tần 3. Trong mạch
đấu tam giác, 3 sức điện động họa tần 3 này lại đồng pha với nhau, nên sẽ cộng lại
với nhau, gây ra dòng ngắn mạch chạy quẩn trong mạch tam giác. Dòng điện này
cũng là dòng điện bậc 3, nên gây ra từ trường bậc 3 có hướng đối kháng lại từ
trường bậc 3 sinh ra nó, nghĩa là triệt tiêu lẫn nhau. Kết quả là từ trường chung sẽ
gần với hình sin hơn. Sức điện động ra không bị nhọn đầu, vỏ thùng máy không bị
nóng...Trong khi sức điện động bậc 1 lại lệch pha 120 độ, nên 3 pha cộng lại sẽ
bằng không.
2. Máy biến áp hàn
Máy biến áp hàn được thiết kế với mục tiêu duy trì một dòng điện cố định
trong khi điện áp sụt giảm rất lớn ở phía sơ cấp khi hoạt động. Dòng điện hàn có
cường độ lớn để có thể tạo ra được nhiệt năng đủ để nóng chảy vật liệu hàn. Vì
vậy, khi hoạt động, dòng điện ở phía thứ cấp của nó rất lớn và có thể gây sụt áp
lớn trên đường dây truyền tải. Khác với máy biến áp điện lực, máy biến áp hàn
hoạt động ở chế độ ngắn hạn lặp lại. Vì vậy, nó có khả năng gây sụt áp có chu kỳ
trên lưới điện.
Nhiều ứng dụng của điện tử công suất đã được sử dụng cho máy hàn điện để tự
động điều chỉnh dòng hàn, điện áp hàn, chế độ hàn…Việc ứng dụng này sẽ giúp
cho việc vận hành dễ dàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với lưới điện, nó lại
nảy sinh ra các họa tần, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điện.

-9-

You might also like