You are on page 1of 9

Bài tập lớp 10 CB"

Họ tên:"................................................................... Lớp: ".............


BÀI TẬP LỚP 10 CB
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Chỉnh sửa lần cuối: 02/08/2010
I.CẦN NHỚ:

STT NỘI DUNG GHI CHÚ

A Các khái niệm cơ bản:


1 Tọa độ:
x = OM
2 Khoảng cách:
d = x2 − x1
3 Khi 2 xe gặp nhau:
x1 = x2
4 Quãng đường: Chuyển động 1 chiều

s = x − x0
5 Vận tốc trung bình:
s s1 + s2
v= =
t t1 + t 2
6 Gia tốc:
v − v0
a=
Δt
B Chuyển động thẳng đều:
7 Phương trình chuyển động: Bắt đầu từ đây, các công thức
đều lấy t0 = 0.
x = vt + x0 Nếu t0 ≠ 0, thay t bằng (t - t0)
Chiều của v là chiều chuyển
động.
Dấu của v phụ thuộc vào
chiều dương đã chọn.

C Chuyển động thẳng biến đổi đều:

1/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

STT NỘI DUNG GHI CHÚ

8 Phương trình chuyển động: Nhanh dần đều: a, v cùng


dấu.
1 2 Chậm dần đều: a, v tránh dấu.
x= at + vt + x0
2
9 Phương trình vận tốc: Thực chất là công thức tính
vận tốc tức thời.
v = at + v0
10 Công thức độc lập với thời gian: Khi không có thời gian thì nhớ
đến công thức này.
v 2 − v02 = 2as
D Sự rơi tự do:
12 Tọa độ rơi tự do: Chọn gốc tọa độ tại vị trí thả,
chiều dương hướng xuống.
1 2
y = gt + v0t
2
13 Quãng đường rơi tự do sau t giây đầu tiên: Cho vật thả rơi không vận tốc
đầu.
1 2
s= gt
2
14 Quãng đường vật rơi trong 1 giây cuối: t: thời gian vật rơi chạm đất.
st-1: quãng đường vật rơi
Δs = h − st −1 trong gian (t - 1).

15 Vận tốc chạm đất: Cho vật thả rơi không vận tốc
đầu.
vcd = 2gh Nếu có vận tốc đầu thì áp
dụng công thức không phụ
thuộc vào thời gian.

16 Thời gian chạm đất:


Thay y = h vào phương trình tọa độ

17 Độ cao cực đại: Chọn gốc tọa độ tại mặt đất,


chiều dương hướng lên.
v02 h: độ cao ném vật.
hmax = +h
2g
E Chuyển động trong hệ quy chiếu quán
tính (chuyển động tương đối)

2/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

STT NỘI DUNG GHI CHÚ

18 Công thức Galilei: Công thức vận tốc tương đối.


  
v13 = v12 + v23
F Chuyển động tròn đều:
19 Liên hệ giữa đơn vị dài và đơn vị góc: Đơn vị dài: m

s = Rα
Đơn vị góc: rad
π rad = 1800
Đơn vị rad của một góc có giá
v = Rω trị bằng độ dài cung tròn có
bán kính R = 1 m bị chắn bởi
góc đó.

20 Gia tốc hướng tâm: Chỉ có trong chuyển động


cong.
v2
aht = = Rω 2
R
21 Lực hướng tâm: Chỉ có trong chuyển động
cong.
v2
Fht = m
R
22 Chu kỳ: 1 vòng mất bao nhiêu giây?

2π R 2π
T= =
v ω
23 Tần số: 1 giây đi bao nhiêu vòng?

1
f =
T

II.BÀI TẬP:
Dạng 1: Viết pt chuyển động thẳng đều

1 Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ là: x =
10t + 15 (m;s)
a. Hãy cho biết chiều chuyển động, tọa độ ban đầu và vận tốc của vật.
b. Xác định tọa độ của vật tại thời điểm t = 24 s và quãng đường vật
đã đi được trong 24 s đó.
ĐS: 255 m; 240 m

3/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

2 Một vật chuyển động từ A đến B trên một đường thẳng với vận tốc 8 m/
s. Biết AB = 48 m. Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng AB. Viết
phương trình tọa độ của xe trong các trường hợp sau:
a. Gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B.
b. Gốc tọa độ tại B, chiều dương từ B đến A.
c. Gốc tọa độ tại B, chiều dương từ A đến B.
d. Gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian trước khi xe
xuất phát được 2 s.
e. Gốc tọa độ tại A, chiều dương từ B đến A, gốc thời gian sau khi xe
xuất phát được 2 s.

3 Một ôtô chuyển động đều từ A đến B cách A 120km với vận tốc 45km/h.
Sau đó 20p, 1 ôtô chuyển động đều với vận tốc 50km/h từ một điểm C trên
đường cách A 20km cũng đi về phía B.
a. Hãy viết phương trình chuyển động của từng ôtô nếu chọn gốc toạ
độ tại A, gốc thời gian lúc xe từ C xuất phát.
b. Hãy viết phương trình chuyển động của từng ôtô đến chọn gốc toạ
độ tại A, gốc thời gian lúc xe từ A xuất phát.
c. Xe nào đến B trước? Lúc đó khoảng cách của 2 xe là bao nhiêu?
ĐS:

Dạng 2: Bài toán gặp nhau trong chuyển động thẳng đều

4 Lúc 7h, có một xe khởi hành từ A, chuyển động thẳng đều về B với vận
tốc 40 km/h. Lúc 7h30 min, một chiếc xe khác từ B chuyển động về hướng
A với vận tốc 50 km/h. Biết khoảng cách AB = 110 km.
a. Xác định vị trí của mỗi xe và khoảng cách giữa chúng lúc 8h và 9h?
b. Hai xe gặp nhau ở đâu? Lúc mấy giờ?
c. Lúc gặp nhau, mỗi xe chạy được bao nhiêu?
ĐS: a. Lúc 8h: Xe 1: 40 km, Xe 2: 85 km; 45 km; Lúc 9h: Xe 1: 80 km, Xe 2:
35 km; 45 km; b. 60 km; 8h30; c. 60 km; 50 km.

5 Hai oto xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km,
chuyển động đều cùng chiều từ A đến B. Vận tốc lần lượt là 60 km/h và 40
km/h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng trục tọa độ.
b. Tìm vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau.
ĐS: 1h; 60 km

6 Hai oto chuyển động thẳng đều hướng vào nhau với các vận tốc lần
lượt là 48 km/h và 64 km/h. Lúc 10h 2 xe cách nhau 168 km.
a. Viết phương trình chuyển động của hai xe. Hỏi hai xe sẽ gặp nhau
lúc mấy giờ? Gặp ở đâu?
b. Xác định thời điểm mà tại đó, khoảng cách giữa hai xe là 56 km.
ĐS: a. 11h30; 72 km; b. 1h và 2h.

4/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

7 Hai vật bắt đầu chuyển động từ 2 điểm A và B cách nhau 60 m trên một
đường thẳng, theo hai hướng ngược nhau để gặp nhau. Vận tốc của vật đi
từ A gấp đôi vận tốc của vật đi từ B. Sau 4s, hai vật gặp nhau.
a. Viết phương trình chuyển động của hai vật. Từ đó tìm vận tốc của
mỗi vật.
b. Tìm biểu thức tính khoảng cách của hai vật. Áp dụng tính khoảng
cách hai vật lúc t = 12s.
ĐS: a. 5 m/s; 10 m/s; b. 120 m.

Dạng 3: Giải bài toán bằng đồ thị

8 Lúc 9h một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 24


km. Biết vận tốc người đi xe đạp và người đi bộ là 10 km/h và 4 km/h.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi người.
b. Khi đuổi kịp người đi bộ, người đi xe đạp đã đi được quãng đường
bao nhiêu?
c. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của mỗi người trên cùng hệ trục tọa độ,
từ đó kiểm tra lại kết quả.
ĐS: 40 km

9 Lúc 6h, 2 xe oto chạy lần lượt từ Hà Nội và Hải Phòng đi về phía nhau
với vận tốc lần lượt là 52 km/h và 48 km/h. Khoảng cách Hà Nội và Hải
Phòng là 100 km (xem như thẳng)
a. Lập phương trình chuyển động của 2 xe, chọn gốc thời gian lúc 8h.
b. Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau và quãng đường mỗi xe đi
được cho đến lúc gặp.
c. Giải bài toán trên bằng đồ thị.
ĐS: 52 km; 1h; 52 km; 48 km.

Dạng 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều

10 Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau một phút
tàu đạt đến vận tốc 36km/h.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu ra đơn vị m/s2
b. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu sẽ đạt đến
vận tốc 54km/h?
c. Tính quãng đường tàu đi được cho đến khi đạt vận tốc 54 km/h.
ĐS: a. 0,17 m/s2; b. 90 s; c. 675 m.

11 Một viên bi lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng xuống với gia tốc 0,4m/
s2
a. Tính vận tốc của bi sau 40s kể từ lúc chuyển động.
b. Sau bao lâu từ lúc thả lăn, viên bi đạt vận tốc 24m/s? Tính quãng
đường bi đi được từ lúc thả đến lúc đó.
ĐS: a. 16 m/s; b. 60 s; 720 m.

5/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

12 Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2km/h thì hãm phanh để vào ga.
Sau 2p thì tàu dừng.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu.
b. Tính quãng đường tàu đi được trong thời gian hãm.
c. Sau khi đón khách, tàu lại tăng tốc với cùng gia tốc như lúc hãm.
Hỏi, tàu phải đi với quãng đường bao nhiêu để đạt vận tốc 54 km/h?
ĐS:

13 Một máy bay bắt đầu vào đường băng với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc
để cất cánh. Vận tốc cần thiết để cất cánh là 200 km/h.
a. Nếu máy bay tăng tốc với gia tốc là 1 m/s2 thì đường băng phải dài
bao nhiêu?
b. Nếu đường băng chỉ dài 300 m thì máy bay phải tăng tốc với gia tốc
ít nhất là bao nhiêu để cất cánh an toàn?
ĐS:

Dạng 5: Viết pt chuyển động, pt vận tốc chuyển động thẳng biến đổi đều

14 Viết phương trình chuyển động và phương trình vận tốc của một xe ôto
chuyển động từ A đến B trong các trường hợp sau:
a. Xe chuyển động từ nghỉ với gia tốc 0,1 m/s2.
b. Tại A, xe có vận tốc 5 m/s và chuyển động nhanh dần đều về phía B
với gia tốc 0,2 m/s2.
c. Tại A, xe có vận tốc 20 m/s và hãm phanh với gia tốc 0,5 m/s.
d. Xe chuyển động từ nghỉ với gia tốc 0,3 m/s2 với chiều dương chọn
từ B đến A.
ĐS:

15 Một xe oto bắt đầu chuyển động với vận tốc 5 m/s từ A đến B với gia tốc
0,2 m/s2.
a. Viết pt chuyển động của xe oto. Từ đó xác định vị trí của xe sau khi
chuyển động được 5 phút.
b. Khi xe ở vị trí C cách A 200 m thì xe đã chuyển động được bao lâu?
ĐS:

16 Một xe máy đang chạy với vận tốc 10m/s, đến chân dốc thì bị tắt máy.
Theo đà, xe chạy lên dốc một đoạn 30m rồi bị tuột xuống. Biết gia tốc lúc
lên có độ lớn bằng gia tốc lúc xuống.
a. Tính thời gian xe máy đi được đến vị trí cao nhất?
b. Viết pt chuyển động, pt vận tốc của xe máy, chọn gốc toạ độ tại
chân dốc.

Dạng 6: Chuyển động gặp nhau

17 Hai người đi xe đạp ngược chiều, khởi hành cùng một lúc ở 2 đầu con
dốc. Người thứ nhất đi lên dốc với vận tốc đầu 18km/h và gia tốc 20cm/s2,
người thứ hai đi xuống dốc không vận tốc đầu với gia tốc 0,2m/s2. Con dốc
dài 130m. Hỏi sau bao lâu 2 người gặp nhau? Khi đó, mỗi người đã đi
được bao nhiêu?

6/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

18 Lúc 8 giờ, một ôtô đi qua điểm A về phía B với vận tốc 10 m/s và
chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó, tại B cách A
560 m, một ôtô thứ hai bắt đầu chuyển động nhanh dần đều về A với gia
tốc 0,4 m/s2. Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau?

19 Cùng một lúc, từ hai điểm A và B cách nhau 50m có hai vật chuyển
động ngược chiều về phía nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển động
đều với vận tốc 5m/s, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động biến đổi đều
không vận tốc đầu với gia tốc a = +2m/s2. Chọn trục Ox, trùng với đường
thẳng AB, gốc O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc
hai vật xuất phát.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
b. Định thời điểm và vị trí lúc hai vật gặp nhau
c. Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có vận tốc bằng nhau.
ĐS: a. x1 = 5t (m;s); x2 = 50 – t2 (m;s)
b. t = 5s; x = 25m
c. 2,5s

20 Một người chạy xe đạp đều từ A đến B với vận tốc 18km/h. Cùng lúc đó
một xe ôtô cũng chạy từ B về A không vận tốc đầu và nhanh dần đều. Sau
5s, ôtô đạt vận tốc 4m/s.
a. Tính gia tốc của ôtô.
b. Viết phương trình chuyển động của xe đạp (1) và xe ôtô (2). Biết
quãng đường AB dài 125m.
c. Khi nào 2 xe gặp nhau?

21 Một người chạy ôtô (1) nhanh dần đều từ A đến B không vận tốc đầu
với gia tốc 0,8m/s2. Cùng lúc đó một xe ôtô (2) cũng xuất phát từ điểm C
nằm giữa A, B, cách A 135m và về phía B, chạy đều với vận tốc 54km/h.
a. Vận tốc của xe (1) tại C?
b. Viết phương trình chuyển động của xe ôtô (1) và xe ôtô (2).
c. Khi nào 2 xe gặp nhau?

Dạng 7: Chuyển động rơi tự do

22 Một hòn đá rơi từ miệng đến đáy giếng mất 2,5s. Tính độ sâu của
giếng. Cho g = 9,8m/s2

23 Một vật rơi tự do từ độ cao 45m. Cho g = 10m/s2.


a. Tính thời gian vật rơi và vận tốc khi vật chạm đất.
b. Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng.

24 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 49 m.


a. Tính thời gian vật rơi cho đến khi chạm đất?
b. Tính vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất?
c. Tính quãng đường vật rơi được trong giây cuối?

25 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h. Vận tốc của vật ngay trước khi
chạm đất là 25 m/s. Cho g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian vật rơi cho đến khi chạm đất.
b. Xác định độ cao thả vật.

7/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

26 Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h. Thời gian vật rơi là 5 s. Cho g =
10 m/s2.
a. Xác định độ cao thả vật.
b. Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.

Dạng 8: Rơi có vận tốc đầu

27 Một vật được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu 2m/s từ
độ cao 7m. bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc
của vật khi chạm đất và thời gian vật rơi chạm đất.

28 Một vật được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 15 m/s từ mặt đất.
Cho g = 10 m/s2.
a. Vật đạt độ cao cực đại là bao nhiêu?
b. Vận tốc chạm đất của vật sẽ là bao nhiêu?
c. Tính thời gian kể từ lúc ném vật cho đến khi vật chạm đất.

Dạng 9: Chuyển động tròn đều

29 Tính vận tốc góc của kim giây, kim phút, kim giờ của đồng hồ.

30 Một đĩa tròn có bán kính 36cm, quay đều mỗi vòng trong 0,6s. Tính vận
tốc dài, vận tốc góc, gia tốc hướng tâm của một điểm A nằm trên đĩa.

31 Một chiếc xe đạp chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 100m.
Xe chạy một vòng hết 2p. Tính vận tốc dài và vận tốc góc của xe.

32 Một ô tô chuyển động đều trên một mặt cầu và đi được 32m trong 4s.
Mặt cầu vồng lên và có bán kính cong là 60m. Hãy tính vận tốc và gia tốc
của ôtô.

33 Một vệ tinh chuyển động vòng quanh trái đất hết một vòng trong 84p.
Vệ tinh bay ở độ cao 300km. Cho biết bán kính trái đất là 6400km. Vận tốc
và gia tốc của vệ tinh là bao nhiêu?

34 Một quạt máy quay với vận tốc 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,82cm.
Tính vận tốc dài và vận tốc góc của một điểm ở đầu cánh.

35 Một ô tổ chuyển động theo một đường tròn bán kính 100m với vận tốc
54km/h. Xác định độ lớn gia tốc hướng tâm của ôtô.

36 Bánh xe đạp có bán kính 0,33m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với
vận tốc 14,4km/h. Tính vận tốc dài và vận tốc góc của một điểm trên vành
bánh đối với người ngồi trên xe.

37 Bánh xe của một xe ôtô có bán kính 30cm, xe chuyển động đều và
bánh xe quay đều 12 vòng/s (không trượt). Tính vận tốc của ôtô.

8/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com
Bài tập lớp 10 CB"

38 Một tàu thuỷ neo cố định tại một điểm trên đường xích đạo. Hãy tính
vận tốc góc và vận tốc dài của tàu đối với trục quay. Biết bán kính trái đất
R = 6400km.

39 Vệ tinh nhân tạo của trái đất ở độ cao h 280km bay với vận tốc 7,9km/s.
Tính vận tốc góc, chu kì, tần số của nó. Coi chuyển động là tròn đều. Bán
kính trái đất bằng R=6400km.

40 Một điểm nằm trên vành ngoài của lốp xe máy cách trục bánh xe 23cm.
xe chuyển động thẳng đều. Hỏi bánh xe quay bao nhiêu vòng thì số chỉ
trên đồng hồ tốc độ của xe sẽ nhảy 3km?

Dạng 10: Công thức cộng vận tốc

41 Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận
tốc 42km/h và 58km/h. Tính độ lớn vận tốc tương đối của đầu máy thứ
nhất so với đầu máy thứ hai và nêu rõ hướng của vận tốc tương đối nói
trên với hướng chuyển động của đầu máy thứ hai trong các trường hợp:
a. Ngược chiều
b. Cùng chiều

42 Một hành khách ngồi trong một ôtô đang chạy với vận tốc 54km/h, nhìn
qua cửa số thấy một đoàn tàu dài 120m chạy song song ngược chiều và
đi qua trước mắt mình hết 5s. Tìm vận tốc của đoàn tàu.

43 Một xe buýt đang chạy với vận tốc 36km/h. Xác định vận tốc của một
cái cây ven đường so với người trên xe nếu:
a. Người trên xe ngồi yên.
b. Người trên xe di chuyển từ đầu đến cuối xe với vận tốc 5km/h
c. Người trên xe di chuyển từ cuối đến đầu xe với vận tốc 5km/h
ĐS: a. -36km/h; b. - 31km/h; c. – 41km/h

44 Một bằng chuyền dài 30m đang chuyển động với vận tốc 3m/s.
a. Một người đứng ở một đầu băng chuyền sẽ đi hết băng chuyền
trong bao lâu?
b. Nếu người đó không chỉ đứng mà còn di chuyển dọc theo băng
chuyền với vận tốc 2m/s nữa thì sẽ đi hết trong bao lâu?
c. Một người khác đứng ở cuối băng chuyền muốn đi ngược lại. Anh ta
đi hết băng chuyền mất 30s. Hỏi vận tốc anh ta đi so với băng
chuyền là bao nhiêu?
ĐS: a. 10s; b. 6s; c. 4m/s

9/9# http://gocriengtrenban.wordpress.com

You might also like