You are on page 1of 29

Những câu chuyện hay của Lm.

Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Mục lục
Đạo Công giáo đẹp quá và xấu quá....................................................................................2
Truyền giáo và tự lực mưu sinh.........................................................................................4
Đừng gọi ai là cha................................................................................................................6
Bỏ đạo này theo đạo kia có phải là phản bội không?.......................................................9
Không thấy Chúa mà tin có Chúa là mơ hồ....................................................................11
Mầu nhiệm là tung hỏa mù để chạy trốn.........................................................................13
Đạo Tại Tâm.......................................................................................................................15
Xưng tội với Linh mục là chuyện buồn cười...................................................................18
Công Giáo và Tin Lành.....................................................................................................21
Thiên Chúa Là Một Đấng “Tham – Sân – Si”................................................................24
Luật độc thân.....................................................................................................................27

Trang 1
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Đạo Công giáo đẹp quá và xấu quá

Một ông bạn đến thăm. Bạn mới toanh. Mình chỉ mới biết chứ chưa quen và chưa dám
thân. Vừa ngồi xuống ghế, ông vô đề cái rụp:

- Anh là linh mục. Tôi là mácxít. Nhưng chúng mình cứ chân thành nói chuyện với nhau.
Không ai ngại ai. Đừng ai sợ ai.
- Đồng ý. Tôi chỉ ước mong có bấy nhiêu thôi.
- Tôi công nhận đạo của anh có chân lý, vì nó tồn tại hai mươi thế kỷ. Tôi cố tìm hiểu đạo
của anh, nhưng tìm hoài không ra. Tôi đọc Victor Hugo, tôi thấy đạo của anh rất mâu
thuẫn. Đọc cuốn “Những Kẻ Khốn Cùng”, tôi thấy đạo của anh đẹp quá. Đọc cuốn “Nhà
Thờ Đức Bà Paris”, thì lại thấy đạo của anh bẩn quá. Vậy thì đạo của anh là gì?
- Đọc Victor Hugo, anh chỉ thấy chúng tôi, chỉ thấy Giáo Hội, chứ chưa thấy ĐẠO. Chúng
tôi không phải là ĐẠO. Đức Giêsu mới là ĐẠO. Chúng tôi hay Giáo Hội của chúng tôi,
chỉ là những người tội lỗi đang lẽo đẽo theo sau Đức Giêsu, để tìm ơn cứu độ. Giữa Đức
Giêsu và chúng tôi còn một khoảng cách xa vời vợi.
- Làm thế nào để hiểu biết Đức Giêsu?
- Phải đọc Thánh Kinh.
- Thánh Kinh bán ở đâu?
- Có đâu mà bán.
- Tại sao vậy?
- Anh hiểu rõ hơn chúng tôi. Nhưng hy vọng chánh sách sẽ mở rộng từ từ…

Mình và ông mácxít ngồi tâm sự rỉ rả với nhau từ tám giờ tối, đến mười giờ đêm. Tin
tưởng và chân thành dìu cả hai người đi vào mọi ngóc ngách lịch sử của cả đạo lẫn đời.

Mình không ngại kể lại cho ông bạn sơ giao nghe những trang sử đen tối nhất của Giáo
Hội. Thời Trung Cổ Giáo Hội đã phạm những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của mình.
Đó là chia rẽ Kitô giáo; tòa án tôn giáo; cuộc chiến dai dẳng giữa Công giáo và Hồi giáo;
đời sống luân lý sa đọa ngay tại Vatican.

Mình kể chuyện Giáo Hội yếu đuối, mà lòng không e ngại. Dường như mình cảm thấy
rằng khiêm tốn nhìn nhận lỗi lầm của Giáo Hội cũng là chứng tá của Tin Mừng. Thánh
Phalô đã không giấu giếm cái quá khứ tội lỗi của mình. Ngài thấy mình yếu đuối bao
nhiêu thì càng thấy ơn Chúa hùng mạnh bấy nhiêu. Thánh Phêrô trên đường truyền giáo,
chắc chắn không quên kể lại chuyện mình chối Chúa ba lần. Kể chuyện mình chối Chúa,
mà cả người kể lẫn người nghe đều cảm thấy lòng mình thương Chúa nhiều hơn.

Hôm nay ông bạn mácxít được nghe chuyện xấu xa của Giáo Hội nhiều hơn ông đã từng
biết. Ông không ghét, ông không khinh Giáo Hội. Dường như ông thông cảm với Giáo
Hội, y như ông thông cảm với thân phận yếu đuối chung của loài người và của chính ông.
Dường như ông cũng bắt đầu thấy rằng dưới gầm trời chẳng có ai là thánh. Ai khoe mình
là Thánh, thì chỉ là khoác lác, chỉ là cuồng si, chỉ là không tưởng…

Trang 2
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Mình cảm thấy rằng khi hai người đối thoại với nhau mà không thành kiến, không hận thù,
thì họ sẽ thấy những khuyết điểm của nhau chỉ là đáng tiếc, chứ không đáng khinh dể. Bây
giờ ông bạn mácxít của mình không còn thắc mắc tại sao “đạo của anh bẩn quá”. Ông chỉ
còn muốn biết Đức Giêsu là thế nào. Mình kể cho ông nghe ba câu chuyện của ba người.

Người thứ nhất là ông Philip.

Sau khi được Đức Giêsu mời gọi làm đệ tử, Philip vội vàng đi khoe với ông bạn
Nathanael: “Đấng mà Môsê và ngôn sứ nói tới, thì chúng tôi đã gặp rồi, đó là Đức Giêsu
con ông Giuse, người làng Nagiarét”. Nói tới Nagiarét một làng nổi tiếng quê mùa,
Nathanael cả cười và phê một câu chắc nịch: “Chẳng có điều gì tốt mà lại xuất phát từ
Nagiarét”. Philip đành chịu thua, nhưng khuyên bạn: “Anh hãy đến mà xem”. Nathanael
đến gặp Đức Giêsu và đã tin Người là Đấng Cứu Thế.

Mình khuyên ông bạn mácxít của mình: “Anh hãy nuôi ước muốn tìm hiểu Đức Giêsu.
Ngài sẽ trực tiếp giúp anh”.

Người thứ hai là đại danh hào Lep Tolstoi.

Tolstoi say mê kinh “Phước Thật Tám Mối”. Đó là bài giảng quan trọng nhất của Đức
Chúa Giêsu. Đó là chân dung hoàn hảo nhất của một Kitô hữu chân chính. Tolstoi đã giới
thiệu kinh này cho Thánh Gandhi của Ấn Độ. Thánh Gandhi đã phát biểu ý kiến của mình
về kinh “Phước Thật Tám Mối” như sau:

“Sau khi đọc kinh phước thật tám mối, tôi rất yên tâm tiếp tục cuộc đấu tranh bất bạo động
của mình để giành độc lập cho quê hương Ấn Độ”.

Người thứ ba là đại danh hào Dostoievsky.

Dostoievsky bất mãn với Giáo Hội thời Trung Cổ. Trong cuốn “Anh Em Nhà Karamasov”
ông đã dựng nên một vở tuồng cực ngắn mô phỏng một vị hồng y ngồi ghế chánh án xử
một tín đồ về tội không tin theo giáo huấn của Giáo Hội. Người tín đồ ấy bị đưa lên giàn
hỏa thiêu. Phần kết của vở tuồng, Dostoievsky cho đức hồng y chánh án đối chất với Đức
Giêsu đang bị giam ở tầng hầm của tòa giám mục, “Xin Ngài nhớ là trước khi về trời,
Ngài đã trao mọi quyền hành trên trời và dưới đất cho chúng tôi rồi mà. Tại sao bây giờ
Ngài lại đến xía vào việc của chúng tôi…”.

Dostoievsky bất mãn với cái xấu của Giáo Hội, một tập thể yếu đuối đang đi tìm ơn cứu
độ nơi Đức Giêsu. Nhưng ông lại tuyệt đối tin tưởng vào Đức Giêsu. Ông tuyên tín như
sau: “Đức Giêsu là Chân-Thiện-Mỹ tuyệt đối. Nếu có ai bảo rằng Đức Giêsu không có
chân lý thì tôi, Dostoievsky, vẫn đứng về phía của Người”.

Mình hứa sẽ tìm cho ông bạn mácxít của mình một cuốn sách Thánh Kinh. Đọc Thánh
Kinh để biết Đức Giêsu. Đọc Thánh Kinh còn giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về các tác
phẩm văn chương của Châu Âu. Mình đan cử một ví dụ:
Trang 3
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

V.Gheorghiu tác giả của cuốn “Giờ Thứ Hai Mươi Lăm” kể chuyện: một người đàn bà
nghèo tên là Aritiba có một người chồng mà dư luận cho là có dòng máu Do-Thái. Đó là
thời điểm đang bùng vỡ phong trào bài Do Thái. Người đàn bà này sợ quá, nhưng không
dám hỏi chồng. Bà cứ nom nóp lo sợ, cứ âm thầm thắc mắc. Cho tới buổi tối hôm ấy,
chồng của bà hấp hối. Bà đứng khóc thút thít bên giường người chồng sắp ra đi. Khi ông
vừa ngáp một cái rồi tắt thở, thì bà vội kéo quần ông xệ xuống một cái rồi kéo trở lại ngay.
Bà hốt hoảng lấy tay làm dấu Thánh giá…

Mình hỏi ông bạn:

- Anh có biết tại sao bà kéo quần của chồng xệ xuống, rồi vội kéo lên ngay không? Anh có
hiểu tại sao bà ta hốt hoảng và làm dấu Thánh giá không?
- Tôi chưa kịp hiểu. Anh hỏi tôi mới để ý.
- Bà kéo quần chồng xệ xuống mới phát giác ra rằng quả thật chồng bà là người Do Thái.
Theo luật, thì mọi người Do Thái phải cắt bỏ da bọc quy đầu. bà đã thấy, bà sợ quá. Khi sợ
quá người bên đạo chúng tôi thường làm dấu Thánh giá như một phản xạ. Nếu anh đọc
Thánh Kinh, anh sẽ tìm hiểu ngay chi tiết có vẻ hơi bí mật này.
- Có lý. Anh kiếm cho tôi một cuốn Thánh Kinh nha.

Truyền giáo và tự lực mưu sinh

Một người không hề quen biết hỏi mình một câu:

- Anh làm nghề gì?


- Tôi làm linh mục
- Có nghề thì phải có sản xuất. Vậy nghề linh mục sản xuất cái gì? Các anh chỉ ăn bám
giáo dân. Ăn thì trắng, mặc thì trơn. Giáo dân tát đìa, thì con cá lóc to nhất đem biếu ông
cha. Đốn chuối, thì nải chuối lớn nhất đem tặng cha cố.

Chúng tôi không sản xuất lương thực và thực phẩm, nhưng chúng tôi giáo dục và đào tạo
giáo dân để giáo dân sống “tốt đạo đẹp đời”. Thầy cô giáo không cày sâu cuốc bẫm, không
sản xuất lương thực, nhưng chỉ giáo dục và đào tạo công dân. Thầy cô không ăn bám học
trò. Nhưng thầy cô làm ơn cho học trò và học trò nuôi thầy cô để đền ơn đáp nghĩa. Đó là
lẽ công bằng, công bằng giao hoán. Còn chuyện giáo dân tặng linh mục con cá to nhất, nải
chuối lớn nhất, thì cũng chỉ là quy luật của tâm lý xã hội thôi: thương thì cho; thương
nhiều thì cho nhiều; thương ít thì cho ít; không thương thì kít cũng chẳng cho.

- Kít là gì?
- Kít là vật thể thấp lắm. Kỹ sư nông nghiệp thì biết rành từ này.
- ?...

Một linh mục đàn anh, nổi tiếng là kinh bang tế thế ngồi đối diện với mình. Mình lắng
nghe như thầy học trò giảng bài. “Thầy” hút thuốc, “trò” xin một điếu. Tình anh em thành
Trang 4
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

tình bạn bè, thân thương và cởi mở. Chuyện lan man từ thời sự đến mục vụ, từ chuyện
quốc tế đến chuyện quốc nội.

Mình khoe thành tích truyền giáo. Ông bạn cao niên hỏi:

- Anh xây được bao nhiêu nhà thờ?


- Chưa xây được một cái nhà thờ nào hết. Nhưng chòi thờ thì chừng bảy cái. Vừa là nhà
thờ, vừa là trường học. Đúng nghĩa là nhà đa dụng.
- Anh có nghề gì để tự lực mưu sinh không? Thánh Phaolô vừa dệt vải lều, vừa giảng Lời.
Ngài không muốn trở nên gánh nặng cho giáo dân. Anh có thể làm nghề hớt tóc, sửa
Rađiô, hoặc làm y tá, để khỏi ăn bám giáo dân.
- ?...

Mình làm thinh không trả lời. Mình ghi khắc trong lòng để suy nghĩ. Suy nghĩ ra rồi,
nhưng chẳng muốn nói ra. Sợ mất lòng lung tung. Mình chỉ nói với mình mà thôi!

Mình suy nghĩ rất nhiều về vấn đề tự lực mưu sinh của Thánh Phaolô. Ngài dệt lều chung
với gia đình Pơrítkila và Aquila ở Côrintô và Êphêsô. Ngài thề chỉ sống bằng hai bàn tay
lao động, nhất quyết không nhận sự giúp đỡ của giáo dân.

* Ngài tuyên bố với các niên trưởng của giáo đoàn Êphêsô rằng: “Chính anh em biết rõ:
những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, thì đôi bàn tay này đã tự cung
cấp”. Lý do tại sao, thì ngài trả lời: “Vì Chúa dạy: cho thì tốt hơn nhận” (Cv 20,33-35).
* Với giáo dân Thêsalôlica thì ngài tuyên bố: “Chúng tôi đã làm việc vất vả ngày đêm, để
khỏi trở nên gánh nặng cho anh em” (1Tx 2,9). Trong Thư 2Tx ngài nhắc lại ý tưởng đó
một lần nữa, rồi thêm một lý do khác, đó là để nêu gương lao động cho tín hữu bắt chước
(2Tx 3,8-9).

Mình tự nghĩ nếu Thánh Phaolô cứ quần quật ngày đêm để tự lực mưu sinh như thế, thì
còn giờ nào để rao giảng. Ấy là chưa kể những cuộc hành trình truyền giáo đòi hỏi ngài
phải di chuyển liên tục. Cuộc hành trình truyền giáo thứ nhất dài hơn ngàn cây số. Ngài
phải đến, phải dừng chân và rao giảng tại tám giáo điểm, trong vòng chỉ vỏn vẹn có bốn
năm! Cuộc hành trình truyền giáo thứ hai chỉ vỏn vẹn có ba năm mà ngài phải vượt qua
hơn hai ngàn cây số, đến với mười sáu giáo điểm! Nếu tranh thủ tối đa thì cũng chỉ kiếm
được mỗi ngày chừng mươi gram bột mì. Như vậy mà là tự túc sao?
* Nếu Thánh Phaolô tự lực mưu sinh, thì chỉ đúng trong thời gian ngài ở Êphêsô mà thôi.
Ngài đã nhận sự giúp đỡ rất dồi dào, phát xuất từ nguồn tài trợ của giáo đoàn Philíp. Chính
ngài đã tâm sự với tín hữu Philíp: “Tôi rất đầy đủ, kể từ lúc nhận được những gì anh em
gởi đến cho tôi, qua tay anh Êpaprôđiô” (Pl 4,18). Nhận sự giúp đỡ, khen ngợi, cám ơn,
đồng thời còn đề cao, cao vun vút: “Anh em biết trong thời gian tôi bắt đầu rao giảng Tin
Mừng, khi rời khỏi Makêđônia, thì không một Hội Thánh nào đóng góp vào khoản chi thu
của tôi, chỉ trừ có anh em đó thôi, hỡi người thành Philíp” (Pl 4,15).
* Thánh Phaolô thề không bao giờ nhận sự giúp dỡ vật chất từ phía Êphêsô, Côrintô,
Thêsalônica, nhưng lại nhận và chỉ nhận từ phía Philíp. Trong Thư 2Cr ngài trình bày ý
hướng ấy bằng một lối văn hằn học và chua chát: “Tôi đã bóc lột các Hội Thánh khác, ăn
Trang 5
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

lương của họ, để phục vụ anh em. Hồi ở giữa anh em, những khi lâm cảnh túng thiếu, tôi
đã chẳng phiền lụy ai, bởi vì các anh em từ Makêđônia đến đã cung cấp đầy đủ những gì
tôi cần” (2Cr 11,8-10).
* Sau hai năm tù ở Xêdarê, Thánh Phaolô bị dẫn độ sang Rôma. Đến đảo Manta thì tàu bị
chìm. Tài sản của ngài lúc đó chỉ còn là cái xàrông. Sau ba tháng lưu lại ở đảo, rồi tiếp tục
hành trình Rôma. Tới Rôma ngài mướn một căn phố và ở đó hai năm. Chắc chắn tất cả
bấy nhiêu chi tiêu ở đảo Manta và ở Rôma không do hai bàn tay lao động làm nên. Rõ
ràng là Thánh Phaolô đã nhờ sự viện trợ mà rao giảng. Nhờ rất nhiều. Nhưng tại sao ngài
cứ khăng khăng tuyên bố rằng mình vất vả ngày đêm (1Cr 4,11-12) để tự lực mưu sinh, vì
chẳng muốn làm phiền giáo dân (1Tx 2,9; 2Tx 3,8-9), vì chỉ muốn thi hành lời Chúa “cho
thì tốt hơn nhận” (Cv 20,35). Tại sao Thánh Phaolô lại tự mâu thuẫn giữa “ngôn” và
“hành”? Đó là chuyện riêng tư của cá nhân ngài. Và ngài đã bật mí điều đó trong (1Cr 9,1-
15).
* 1Cr 9, 1-15 cho mình thấy Thánh Phaolô có một nỗi đau ray rứt.
* Có ai đó đã hạch sách ngài và cho rằng ngài chẳng phải là Tông đồ, nên chẳng được
hưởng quyền miễn lao động tự túc.
* Ngài còn bị hạch sách vì trong đoàn truyền giáo của ngài có sự hiện diện của phụ nữ.
Mình đoán mò: người phụ nữ ấy là bà Lyđia, linh hồn của giáo đoàn Philíp, một người có
ảnh hưởng đối với mọi người, được mọi người nể vì, kể cả Thánh Phaolô (Cv 16,15).
* Lòng tự trọng cộng với lòng tự ái bùng nổ. Thánh Phaolô xác nhận rằng Chúa truyền cho
người rao giảng Tin Mừng thì phải sống nhờ Tin Mừng. Nhưng trong hoàn cảnh riêng tư
và cá biệt ngài vẫn thề rằng thà chết còn hơn là nhận sự giúp đỡ của giáo dân (1Cr 9,15).
* Như vậy thì rõ ràng rồi. Mình không cần kiếm việc để tự lực mưu sinh trên đường truyền
giáo. Trong lãnh vực này Thánh Phaolô không phải là mẫu mực để mình rập khuôn. Mình
đã có khuôn rồi. Khuôn của Thầy Giêsu:

- Người rao giảng Tin Mừng, phải sống nhờ Tin Mừng (1Cr 9,14).
- Người làm thợ, thì đáng được trả công (Lc 10,7).
- Chúa làm thợ mộc, nhưng ba năm truyền đạo Ngài chẳng còn giờ để mà cưa, mà đục, mà
bào.
- Chính các Tông đồ cũng bỏ nghề chài lưới, để theo Thầy (Lc 5,11) mà chẳng bao giờ
phải thiếu thốn (Lc 22,35).

Nghĩ thế, mình yên tâm vô cùng. Đàn anh, bạn bè và ai đó không ưa mình cứ trách mình là
ăn bám, thì mình cứ làm thinh, tủm tỉm cười trong bụng.

Đừng gọi ai là cha

Một ông linh mục và một ông mục sự gặp nhau. Hai ông cùng hì hục loan báo Tin Mừng
trên một cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát. Hai ông thương nhau lắm, nhưng thỉnh
thoảng cũng cắn nhau đau. Hai ông chia sẻ Lời Chúa, nhưng lâu lâu lại lấy Lời Chúa ra mà
nhéo nhau. Bên này lấy Lời Chúa ra để đánh, thì bên kia lấy Lời Chúa ra để đỡ. Đánh - đỡ
chan chát.

Trang 6
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Ông mục sư trẻ thông minh với vầng trán cao, nhưng lại hiếu thắng với khuôn mặt tam
giác lộn ngược. Ông tung chưởng trước.

- Tại sao bên Công giáo ông lại bắt giáo dân gọi linh mục là cha?
- Tôi bắt giáo dân gọi tôi là cha hồi nào?
- Già như ông thì gọi là cha, thì còn tạm được. Có những linh mục mới ra trường, mặt non
choẹt, mà cũng để ông già gọi mình là cha, mà không mắc cỡ. Cứ tỉnh bơ…khiến tôi phải
mắc cỡ giùm.
-Bố tôi lớn hơn thầy giáo của tôi những hai chục tuổi. Vậy mà bố tôi cứ gọi ông thầy là
“Thầy” một cách rất tự nhiên. “Mời thầy vào nhà tôi uống nước”; “Khi nào rảnh, mời thầy
ghé nhà tôi chơi”; “Cháu mỗ nhà tôi nghịch lắm, xin thầy cứ thẳng tay sửa trị nó”. Nghe
cách xưng hô ấy của bố tôi, thầy giáo dạy tôi vẫn tỉnh bơ, không mắc cỡ. mà tôi cũng
chẳng mắc cỡ giùm. Xã hội chấp nhận như thế.
- Xã hội chấp nhận, nhưng Chúa không chấp nhận thì sao?
- Chúa không chấp nhận hồi nào?
- Ông quên Lời Chúa rồi. Chúa dạy rằng: “Đừng gọi ai dưới đất này là cha, vì chỉ có một
Cha ở trên trời mà thôi. Tất cả mọi người chỉ là anh em”.
- Chúa cũng dạy rằng: “Đừng gọi ai là thầy, vì chỉ có Đức Kitô là Thầy”. Vậy tại sao bên
Tin Lành của ông lại gọi ông là thầy?
- Tín đồ Tin Lành gọi tôi là thầy hồi nào?
- Không gọi là thầy, nhưng lại gọi là mục sư. Sư chẳng là thầy, thì là cái gì?
- Thế thì cả Công giáo và Tin Lành đều sai. Huề.
- Cả hai bên đều không sai.
- Lời Chúa nói rõ như vậy mà không sai sao được.
- Lời Chúa là vậy. Nhưng ý của Ngài thì không phải như vậy…(ông linh mục im lặng một
phút rồi nói tiếp). Tôi xin hỏi ông: “Chúa dạy ta đừng gọi ai là cha…”, vậy thì Chúa gọi
Joseph là “anh” hay là “cha”; Chúa gọi bố của Joseph là “ông nội” hay là “anh”. Cũng vậy
phải chăng Ngài gọi Maria, bà nội, bà ngoại, thím, cô, dì…đều là “chị” hết? Khi đến
nguyện đường, phải chăng Ngài gọi các rắpbi là “anh” tuốt luốt?
- Thế mới kẹt đấy. Tôi chịu thua ông. Ông thắng tôi 1-0. Người già khôn thật. Ông thắng
tôi vì ông già hơn tôi, chứ không phải Công giáo thắng Tin Lành đâu nha.
- Thôi, đừng đùa dai nữa. Chúng mình là anh em, nên không có chuyện “thắng - thua”, mà
chỉ có chuyện đúng hay sai thôi. Chúng ta nghiêm chỉnh tìm hiểu Lời Chúa, Ý Chúa và
Tâm của Chúa.

1. Lời Chúa dạy ta “Đừng gọi ai dưới đất là cha”; “Đừng gọi ai dưới đất là thầy”; “Tất cả
chỉ là anh em” rõ ràng là cách nói cường điệu, không nên áp dụng theo nghĩa đen. Nếu
trong thực tế, chúng ta gọi tổng thống, chủ tịch nhà nước, ông cố, ông sơ, giáo sư, thằng cu
tí…là “anh” tuốt luốt như nhau, thì thế giới này sẽ loạn xà ngầu. Và…chẳng ai theo đạo
Chúa đâu.

2. Ý Chúa muốn chống lại tánh tự cao tự đại của các ông kinh sư và Pharisêu thời ấy. cái
tính “cha chú” mới là đối tượng chống đối của Chúa, chứ không phải là cái từ cha và chú.
Chúa cũng rất dị ứng với cái tính tự cao tự đại, cho mình là người nắm được chân lý.
Không có mạc khải trọn vẹn trong Môsê và trong các đệ tử của ông ấy. Chỉ có mạc khải
Trang 7
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

trọn vẹn trong Đức Kitô mà thôi. Bằng chứng cụ thể là Chúa đã nói “không” với Môsê
nhiều lần.

a) Môsê cho phép ly dị. Chúa thì dạy rằng: “Điều gì Thiên Chúa nối kết thì con người
không được tháo gỡ”. Còn tại sao Môsê cho phép ly dị, thì Chúa bảo rằng: “Vì sự cứng
lòng của các ngươi, mà Môsê đã viết ra điều ấy”.

b) Môsê bảo phải kiêng đồ uế. Ông đã viết 43 câu trong sách Lêvi chương 11. Chúa hủy
bỏ hết chương 11 ấy bằng một câu gọn lỏn: “Mọi đồ ăn đều thanh sạch hết” (Mc 7,19).

c) Môsê không cho trị bịnh ngày Sabát. Chúa phá luật này bằng một câu có vẻ châm biếm
“Luật các ông cho phép dắt con lừa đi uống nước vào ngày Sabát. Nếu con lừa sa xuông
hố vào ngày Sabát cũng được kéo nó lên. Vậy tại sao lại không được cứu người trong ngày
Sabát”. Ý Chúa muốn nói rằng Luật coi con lừa hơn con người.

d) Môsê ra lệnh ném đá người ngoại tình. Chúa phản đối bằng một lời thách thức: “Ai
trong các ông vô tội, thì ném đá trước đi”. Lời ấy thách thức các ông Kinh sư và Pharisêu.
Nhưng cũng là thách thức cả Môsê nữa. Dứt dây động rừng là vậy.

Như vậy Môsê, các sứ ngôn chưa phải là thầy. Các ông kinh sư và Pharisêu càng không
phải là thầy dạy chân lý. Cái đầu tương đối thì không thể dạy chân lý tuyệt đối được. Vậy
mà các ông kinh sư cứ tưởng giáo huấn của mình là chân lý rồi. Chúa chống lại cái ý thức
ấy.

3. Cái Tâm của Chúa là ghét cay đắng cái tính kiêu ngạo và đường lối mục vụ khắt khe
của các ông kinh sư và Pharisêu. Ngài còn ghét hơn nữa cái tính giả hình của bọn họ. Ngài
đã nặng lời với họ. Ngài đã dùng tới tám câu “khốn cho các ông, hỡi những người giả
hình” để tố cáo họ. Lời nói nặng nhất của Ngài là: “Các ông đọc kinh cho dài, để nuốt
trỏng tài sản của các bà góa”.

Tại sao Chúa nặng lời như thế? Đó là cái tâm của Ngài. Chính cái Tâm ấy đã khiến Ngài
cường điệu mà bảo rằng đừng gọi ai là “Cha” , đừng gọi ai là “Thầy”.

Trong thực tế dưới trần đời ta vẫn có người để gọi là cha, vẫn có người để gọi là thầy.
Nhưng tuyệt đối không hống hách, không có tinh thần cha - chú.

Cái Tâm ấy của Chúa cũng nhắn nhủ ta rằng giáo huấn của Môsê và các sứ ngôn chưa có
mạc khải trọn vẹn đâu. Chỉ có mạc khải trọn vẹn nơi Người Con - Đấng từ trời mà đến.
Môsê và các sứ ngôn chẳng là gì so với Đức Giêsu. Gioan Tẩy giả là sứ ngôn cao trọng
nhất của Cựu Ước đã khẳng định điều đó: “Thầy đến sau tôi, nhưng cao trọng hơn tôi. Tôi
không đáng xách dép cho Thầy”. Gioan nói như thế, thì Môsê và các ngôn sứ cũng phải
nói như vậy. Bản thân các vị ấy không đáng xách dép cho Đức Giêsu, thì giáo huấn của
các ngài cũng y như vậy.

Tiếc thay các ông Pharisêu và Kinh sư lại tưởng rằng giáo huấn của Môsê và các sứ ngôn
Trang 8
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

đã có mạc khải trọn vẹn rồi. Buồn hơn nữa các ông ấy tưởng rằng mình đã nắm được mạc
khải trọn vẹn và giáo huấn họ chuyển đạt đến các tín đồ Do Thái là chân lý tuyệt đối. Thầy
kiểu đó, thì quả thật không phải là thầy.

Đừng gọi ai dưới trần gian này là “Cha” là “Thầy” chỉ là vậy.

À, xin lỗi mục sư, tôi nói hơi nhiều đấy.

- Không sao. Chúng ta hiểu Chúa nhiều hơn và chúng ta thương nhau nhiều hơn. Ông có
lý hơn tôi, vì ông già hơn tôi. Nhưng tôi vẫn không gọi là “Cha” đâu nha.
- Tôi cũng chẳng thích được gọi là “Cha” đâu. Nhột thấy mồ. Nhưng “Là cha” hay
“Không là cha” chỉ là chuyện nhỏ. “Làm cha” hay “Không làm Cha” mới là vấn đề.
- Thế ông còn gọi tôi là mục sư nữa không?
- Ông cứ là mục sư, nhưng đừng là “Sư hổ mang”.

Ông linh mục và ông mục sư giã từ nhau. Không bắt tay như thường lệ, nhưng ôm nhau
tha thiết như hai anh em ruột. Vẫn là “Cha”, nhưng không “Cha - chú” . vẫn là mục sư,
nhưng không là “Sư hổ mang”. Đẹp vô cùng!

Bỏ đạo này theo đạo kia có phải là phản bội không?

Anh Hai Cay vừa hớt tóc cho cha xứ, vừa kể chuyện về đời mình.

- Tôi có một người bạn theo đạo công giáo. Hai đứa chúng tôi thương nhau lắm. Vì hoàn
cảnh khó khăn, nó phải lên Bình Dương kiếm sống. Nó viết thư cho tôi và dặn tôi mỗi
ngày phải nhớ và đọc cho nó một Kinh Lạy Cha. Vì thương nó, nên tôi đi dự các khóa
Giáo Lý Dự Tòng của cha. Thế là tôi hiểu đạo của cha và thuộc Kinh Lạy Cha. Cứ mỗi
buổi sáng, khi gà vừa gáy, tôi ra sân đứng trước bàn thờ Ông Thiên, chắp tay đọc Kinh
Lạy Cha. Tôi vái trời chúc lành cho thằng bạn của tôi. Làm riết rồi tôi mê đạo này luôn.
Tôi hướng dẫn vợ con tôi theo đạo Chúa. Còn tôi thì kẹt, không theo đạo này được.
- Tại sao lại kẹt?
- Cha tôi theo đạo Hòa Hảo. Tôi cũng theo đạo của cha tôi. Nếu bỏ đạo Hòa Hảo, thì là bất
hiếu với cha, là phản bội đạo của cha. Chắc là tôi phải theo cả hai đạo, thì mới yên tâm
được.
- Theo đạo là một chuyện lớn. Bỏ đạo này theo đạo kia cũng là một chuyện lớn. Trước khi
quyết định, anh nên suy nghĩ nhiều và cầu nguyện thật nhiều. cụ thể là mỗi buổi sáng anh
đứng trước bàn thờ Ông Thiên đọc Kinh Lạy Cha, xin Chúa chúc lành cho bạn của anh, thì
bây giờ anh thêm một ý nguyện nữa là: xin cho ý Chúa thể hiện nơi chính cuộc đời của
anh. Trong khi chờ anh cầu nguyện và suy nghĩ, tôi kể chuyện dòng dài cho anh nghe
chơi.

1.Suốt đời cha anh chỉ có một cái xuồng be mười và chỉ có một cặp chèo. Chèo xuồng đi
thăm ông nội. Chèo xuồng đi đám cúng cơm. Chèo xuồng đi hỏi vợ cho con. Chèo xuồng
đi chà gạo…Thôi thì trăm thứ chuyện, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, tất cả đều làm với
Trang 9
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

cái xuồng ấy và với cặp chèo ấy. Bây giờ cha anh chết rồi anh thừa kế cái xuồng be mười
ấy. Anh lại tiếp tục chèo. Chèo lõm chõm, chèo luồn lách từ rạch này qua rạch kia.
Thương quá là thương!

Bỗng thằng con của anh góp ý: “Xuồng chèo bây giờ lạc hậu lắm rồi ba ơi. Mình mua
xuồng composite gắn máy đuôi tôm, chạy bảnh hơn nhiều”.

Bây giờ tôi hỏi anh Hai nhá.

- Nếu anh bán xuồng chèo, để mua xuồng máy, thì cha anh ở chín suối có buồn giận anh
không?
- Thấy con cái mình làm ăn khấm khá, thì ổng mừng chứ buồn giận gì?
- Thấy anh bán xuồng chèo của ông già, thì xóm giềng có lên án anh là thằng con bất hiếu
không?
- Hổng dám đâu. “Con hơn Cha là nhà có phước”. Ai cũng nói vậy đó.
- Người ta thường bảo rằng: Đạo nào cũng tốt, nên theo đạo nào cũng được. Cần chi mà
phải đứng núi này trông núi nọ. Để anh yên tâm, tôi kể thêm một chuyện nữa.

2.Anh xách vali đi Sàigòn. Tới ngã ba, lẽ ra anh phải lên xe buýt đi về hướng Bắc, thì anh
lại lên xe lam đi về hướng Nam. Đi được một tiếng đồng hồ, anh mới giật mình: “Chúa ơi!
Tôi đi lộn đường rồi”. Ông bạn ngồi kế bên góp ý với anh: “Không sao. Đường nào cũng
tốt. Cứ tiếp tục đi với tôi. Đường nào cũng dẫn ta tới một mục tiêu nào đó”. Anh nghĩ gì
về ý kiến của người bạn đó?...

Ở trên đời này có rất nhiều tôn giáo vừa cao siêu vừa tốt đẹp. Nhưng không phải vì thế mà
ta cứ vô bừa đạo nào cũng được. Đạo là đường. Đường nào cũng dẫn ta tới một mục tiêu.
Nhưng ta phải chọn. Nếu ta muốn đi Sàigòn thì phải quẹo tay phải để đi về hướng Bắc.
Nếu ta muốn đi Cà Mau thì phải quẹo tay trái đi về hướng Nam. Các tôn giáo cũng vậy.
Đạo Phật giúp ta diệt khổ để đi vào cõi phúc. Đạo Khổng giúp ta xây dựng một xã hội có
tôn ti trật tự. Đạo Kitô đưa ta về với nguồn cội là Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Ái…Đạo
nào cũng tốt. Nhưng vẫn phải chọn lựa. Đường nào cũng đưa ta tới một mục tiêu. Nhưng
vẫn phải tự hỏi mình sẽ đi về đâu, để chọn một trong các con đường ấy.

3.Có một người theo đạo Phật. Đạo Phật cao quá, đẹp quá. Tìm hiểu và sống đến chết vẫn
chưa hưởng hết được cái đẹp của Đạo. Bỗng một ngày nọ, người ấy gia nhập đạo Công
Giáo. Mừng quá! Bạn cũ bạn mới đua nhau chất vấn.

- Chị bỏ đạo Phật, theo đạo Công Giáo, chị có thấy lương tâm bứt rứt gì không?
- Thưởng thức rừng hoa này, rồi sang rừng hoa khác để thưởng thức nữa, thì tại sao lại
phải bứt rứt. Chỉ có niềm vui này cộng với niềm vui kia mà thôi.
- Khi chị trở lại đạo Công Giáo, thì mặc nhiên là chị đã bỏ đời sống cũ, để mặc lấy đời
sống mới.
- Tôi không hề trở lại đạo Công Giáo, có đi sai thì mới trở lại. Tôi theo đạo Phật, đạo Phật
quá tốt. Như vậy tôi đi đúng đường. Nay tôi thấy đạo của Chúa hợp với ý nguyện của tôi
hơn, thì tôi đi tới. Tôi đi tới, chứ tôi không trở lại. Tôi cám ơn Đức Phật đã dìu dắt tôi tới
Trang 10
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

ngưỡng cửa nhà Chúa. Tôi cám ơn Chúa vì Ngài đã đưa tay ra dắt tôi vào nhà của Ngài.

Anh Hai ơi! Tôi tặng anh ba câu chuyện trên để anh suy nghĩ và cầu nguyện. Tôi cũng cầu
nguyện với anh để “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.

Không thấy Chúa mà tin có Chúa là mơ hồ

Mình mở lớp giáo lý dành cho người chỉ tầm đạo chứ chưa muốn theo đạo. Bài đầu tiên là
“Có Thiên Chúa và Thiên Chúa là cha của chúng ta”. Tay thì vẽ tranh. Miệng thì thuyết
minh. Tay và miệng như hai dòng nước cứ cuồn cuộn chảy. Thính giả cứ trợn mắt mà
dòm, cứ vểnh tai mà nghe. Quá đã! Bỗng có một ông xồn xồn giơ tay chặn họng mình.
- Không thấy Chúa mà tin có Chúa là mơ hồ.
- Rất đúng, nhưng chưa phải là duy nhất đúng.
- Tại sao?
- Xét về một mặt nào đó, thì câu nói của anh là tuyệt vời. Nhưng xét về mặt khác, thì câu
nói ấy chả đúng tí nào.
- Xin linh mục nói rõ hơn.
- Câu nói của anh là tuyệt vời, vì chúng ta đang sống trong một thế giới đầy sự gian dối.
Ông cha chúng ta đã phải thốt lên rằng: “Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo”. Quả
vậy gian dối tràn lan từ vua chúa quan quyền cho đến hàng lê thứ.
* Người làm chính trị nói dối để củng cố địa vị. Tào Tháo là mẫu người tiêu biểu vào hạng
nhất.
* Nhà quân sự có thể dùng người đẹp để chuyển trái bom giết người đến cho đối phương.
* Người làm thương mại chú tâm tạo mẫu mã hấp dẫn để thu hút khách hàng hơn là tăng
giá trị của phẩm chất. Đó cũng là một cách gian dối.
* Vợ chồng yêu nhau là thế: “Ta với mình tuy hai mà một”, vậy mà cũng giấu giếm nhau.
Chồng có vợ bé mà cứ thề độc: “Tôi mà có vợ bé thì bà Thủy bắt tôi, xe hủ lô cán tôi…”
Vợ xúc lúa một bồ đem bán lấy tiền để ghi số đề. Chồng thắc mắc: “Tại sao bồ lúa nhà
mình mau vơi thế?”, thì vợ trả lời tỉnh queo: “Biết đâu à”.
* Báo chí là tiếng nói đáng tin cậy như thế, vậy mà vẫn bị bia miệng chế giễu: “Nhà báo
nói láo ăn tiền”.
Sống trong một xã hội đầy gian dối như thế thì ai cả tin là bị lừa ngay. Bởi vậy, khi chưa
thấy, thì cứ để đấy, đừng vội tin. Lập trường ấy là khôn ngoan tuyệt vời.

Nhưng xét về mặt khác, thì câu nói của anh chả đúng tí nào.

- Không dám đâu. Linh mục phải phân tích cụ thể, thì tôi mới chịu.
- Đồng ý. Tôi sẽ nói chuyện khoa học, rồi tôi sẽ dẫn chứng bằng đời sống thực tế.
·* Khoa học khẳng định rằng: “Vật chất không thể tự hữu”. Nếu vậy thì vật chất hiện hữu
phải xuất phát từ một siêu vật chất. Siêu vật chất ấy ở ngoài tầm tay của khoa học . Khoa
học chỉ làm việc với những gì có thể “Cân - đo – đong - đếm” ấy khoa học đã xác nhận là
nó không thể tự hữu. Vậy nếu ta bảo cái siêu vật chất ấy là Chúa thì chẳng có gì là mơ hồ.
Khoa học không thể phủ nhận ý kiến ấy, vì nó ở ngoài tầm tay của khoa học.
·* Chuyện đời thường cho phép ta tin khi ta không thấy.
Trang 11
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

1. Anh ngồi ở đây. Tôi thấy. Tôi tin có anh. Nhưng tôi không thấy cha của anh. Dù vậy tôi
vẫn có quyền khẳng định rằng anh có cha. Không những thế, tôi còn biết rõ cha anh là đàn
ông, mà không cần dựa trên bất cứ tài liệu nào.

Trong phòng lớp này có bàn, ghế, bảng, đèn điện, quạt điện. Ai làm ra những thứ này, thì
ta không thấy. Nhưng chẳng ai trong chúng ta dám bảo rằng: “Chẳng có ai làm ra chúng”.
Nếu có ai đòi thấy tác giả đã rồi mới dám tin, bàn ghế do thợ mộc đóng, đèn điện và quạt
điện do thợ nào đó lắp ráp, thì e rằng người ấy không bình thường.

Câu nói lỡ miệng của mình làm cho bầu khí lớp học trở nên căng thẳng, mình vội lái sang
chuyện tiếu lâm:

“Khi chưa có siêu âm, cô y tá hộ sản phải dòm cái “ấy” của đứa bé sơ sinh, rồi mới chạy ra
hành lang báo tin cho thân nhân của đứa bé đang nôn nóng chờ đợi: “con trai…con gái”.
Dòm và thấy trong trường hợp này là rất khoa học, rất chính xác.

“ Nhưng nếu ông thanh tra giáo dục hỏi thầy cô đứng lớp rằng: tỉ lệ trai gái trong lớp này
chênh lệch bao nhiêu, thì thầy cô đừng dòm, đừng thấy cái “ấy” của các em, để trả lời cho
ông thanh tra một cách khoa học và chính xác. Thầy cô cứ căn cứ trên Giấy Khai Sinh mà
trả lời. Chính anh công an xã khi làm Giấy Khai Sinh, đến mục giới tính, anh cũng chỉ tin
cha mẹ của bé, chứ không cần dòm và thấy”.

Có rất nhiều trường hợp, không cần thấy mà vẫn tin được. Ông Newton, một nhà toán học
vĩ đại đã nói lên điều đó: “Tôi không cần tin có Chúa nữa, vì tôi thấy Ngài quá rõ. Tôi thấy
Ngài trong một bông hoa. Tôi thấy Ngài trong một cánh bướm”.

2. Theo sự suy đoán của tôi, thì 99% kiến thức ta đang có chồng chất trong đầu là do tin
chứ không phải do thấy.
* Tất cả quý vị đang ngồi ở đây đều chưa bao giờ ra tới Hà Nội. Nhưng chúng ta vẫn tin
có Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam yêu dấu. Ta tin lời dạy của thầy cô môn Sử - Địa.
mà chính thầy cô của chúng ta cũng chưa bao giờ thấy Hà Nội.
* Tám mươi sáu triệu dân Việt Nam hiện đang sống, chưa một ai thấy ông Trần Hưng Đạo
chiến thắng trên sông Bạch Đằng, chưa ai thấy vua Quang Trung vẻ vang với trận Đống
Đa, nhưng tất cả đều tin và đều hãnh diện về Lịch Sử của dân tộc mình. Nếu đòi phải thấy
mới tin, thì môn Lịch Sử và Địa Lý của thế giới và của các dân tộc sẽ bị xóa sổ trước nhất.
Các trường học từ Mẫu giáo Mầm non cho tới các Đại học, Cao đẳng sẽ bị đóng cửa dần
dần cho đến hết.
* Nếu chỉ thấy rồi mới tin, thì tình nghĩa gia đình cũng phôi pha và tự hủy diệt. Cha mẹ kể
chuyện về đời ông cố ông sơ, con cái vặn vẹo: “Cha mẹ đã thấy ông sơ chưa?...Con không
thấy, con không tin”.
* Trên đời có biết bao ông bà tiến sĩ, kiến thức cồng kềnh. Nhưng kiến thức ấy do thấy hay
do tin? Khỏi trả lời.

Trang 12
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Mầu nhiệm là tung hỏa mù để chạy trốn

Anh sinh viên Công giáo bị bạn bè tấn công tới tấp.

1.Tại sao Đức Maria sinh con mà vẫn còn Đồng Trinh?

2.Tại sao ngôi Cha, ngôi Con và ngôi Thánh Thần đều là Chúa như nhau, mà cuối
cùng chỉ có một Chúa?

3.Ổ bánh mì vẫn rành rành ra đó, mà lại bảo là Mình Thánh của Chúa.

Câu hỏi nào cũng hóc búa quá, anh sinh viên Công giáo chỉ biết trả lời nhỏ nhẹ:

- Đó là mầu nhiệm.

- Mầu nhiệm là gì?

- Mầu nhiệm là chân lý vượt quá khả năng hiểu biết của lý trí loài người.

- Không biết thì giơ tay đầu hàng cho rồi, lại còn đổ thừa cho mầu nhiệm. Như vậy
mầu nhiệm chỉ là chiến thuật tung hỏa mù để chạy trốn.

- Khi tôi nói “đó là mầu nhiệm”, tức là tôi đã giơ tay đầu hàng rồi đấy. Tôi đầu hàng.
Anh đầu hàng. Mọi người đầu hàng. Lý trí loài người đầu hàng, đó là lẽ thường của
số phận loài người.

- Như vậy là anh đánh giá thấp lý trí của loài người.

- Thì nó thấp thật chứ đâu phải là tôi bảo nó thấp đâu.

- Minh chứng coi.

- Đồng ý. Đây nhé.

1. Ông A.Einstein, một bộ óc được đánh giá là thông minh nhất của thế kỷ hai mươi,
đã thú nhận rằng: “Khoa học thế kỷ XX đã giải đáp được rất nhiều bí mật của vũ trụ.
Nhưng những giải đáp này so với những cái bí mật còn lại thì chỉ là một giọt nước so
với đại dương. Một giọt nước so với đại dương. Ôi khả năng của lý trí loài người”.

2. Alexis Carrel, giải Nobel 1912, nhìn ngắm những kỳ diệu của vũ trụ cực tiểu là
thân xác nhỏ bé của con người, ông đã thảng thốt kêu lên “Ôi, con người là một ẩn
số”. Đó là tựa đề của cuốn sách thời danh của ông, L’homme, cet Inconnu.

Alexis Carrel, là một bác sĩ vô thần, đã theo đạo Công giáo, vì ông chứng kiến một
Trang 13
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

hiện tượng khỏi bệnh mà khoa học không thể giải thích được. Ông phụ trách một toa
xe chở bệnh nhân từ Paris về Lộ Đức. Trong số bệnh nhân này có một cô gái chân
cao chân thấp, phải đi vẹo vọ. Thế mà sau khi cầu nguyện, hai chân cô lại dài ngắn
bằng nhau, đi lại bình thường. Alexis Carrel, ngẩn ngơ. Lý trí của ông đầu hàng đức
tin. Ông theo đạo và viết một tác phẩm lấy tựa đề là “Cầu nguyện” (La Prière).

3. Lecomte du NoÜy là một nhà sinh vật học nổi tiếng. Ông đã theo đạo. Hỏi tại sao
thì ông trả lời: “Vì trong đạo có nhiều mầu nhiệm mà tôi không hiểu được. Nếu tôi
hiểu được, thì những mầu nhiệm ấy chỉ là những triết thuyết, những định luật khoa
học, không đáng để tôi thờ…”.

4. Louis Pasteur vừa là cha đẻ của vi trùng học vừa là tín đồ khiêm tốn trước các
mầu nhiệm của đạo. Có một giai thoại của ông như sau.

Một ông lão già, mặc áo bành-tô ngồi xù xù một đống trên xe lửa. Ông ngồi lần chuỗi
một mình giống như ông hai lúa, lạc lõng giữa thành phố.

Thấy thế, một anh chàng sinh viên đến gạ chuyện.

Chào bác. Thời buổi này mà bác lần chuỗi thì lỗi thời lắm rồi. Bây giờ là thời buổi
khoa học.

- Ủa, tại sao cháu nói vậy?

- Cháu đọc sách báo nhiều lắm.

- Thế hả? Vậy thì cháu cho bác mượn sách ấy đi.

- Xin bác cho cháu địa chỉ, cháu sẽ gởi sách tặng bác.

Louis Pasteur rút trong túi ra một tấm danh thiếp, rồi trao cho chàng sinh viên. Anh
chàng đọc nhanh: “Louis Pasteur, Hàn lâm viện nước Pháp”. Đọc xong tấm danh
thiếp, anh chàng sinh viên mắc cỡ chuồn lẹ…

Có lẽ sau đó Louis Pasteur khẳng định như sau: “Khoa học tinh thông đưa con người
tới gần Chúa. Khoa học nửa vời đẩy con người xa khỏi Thiên Chúa”.

5. Newton, cha đẻ của toán học hiện đại, một nhà thiên văn, một triết gia. Ông tự chia
cuộc đời thành hai giai đoạn. từ 42 tuổi trở về trước: ông nghiên cứu về khoa học. Từ
42 tuổi trở về sau: ông nghiên cứu về tôn giáo. Ông say mê nghiên cứu quên cả
chuyện lấy vợ. Mẹ hối lấy vợ, ông trả lời: “Con không có thời giờ để lấy vợ”. Nhìn
ngắm vũ trụ của các vì sao, nhìn ngắm vẻ đẹp của trái đất, ông bị hớp hồn và thốt
lên: “Tôi không cần tin có Chúa nữa. Tôi đưa tay ra chỗ nào, thì tôi cũng thấy Chúa ở
đó. Tôi thấy Ngài trong một bông hoa, trong một cánh bướm…”.

Trang 14
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

6. Ngay trong lãnh vực khoa học thực nghiệm còn có biết bao nhiêu bí mật khoa học
chỉ thấy hiện tượng mà không cắt nghĩa được. Hiện tượng cá hồi đi đẻ là một trong
những bí mật ấy.

Cá hồi từ cửa sông, lội ngược hàng vài ngàn cây số, phải nhảy thác để về tới nguồn,
nơi “chôn nhau cắt rún” của nó. Nó phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nó
đẻ trứng. Trứng nở con. Cá con xuôi dòng về cửa sông. Hai năm sau nó lại mở cuộc
hành trình đầy gian khổ và nguy hiểm để về nguồn, để đẻ…Tại sao thế? Các nhà
khoa học vẫn làm thinh, suy nghĩ mà không trả lời được. Đó là mầu nhiệm của khoa
học. Khoa học thực nghiệm mà còn có bí mật giống như mầu nhiệm, thì còn lạ chi,
khi thấy trong tôn giáo có rất nhiều mầu nhiệm. Chỉ biết tin nhận. Còn hiểu biết thì
đành để đấy. Đó là số phận của lý trí loài người. Loài người bị giới hạn trong vòng
nhỏ hẹp giữa vũ trụ bí mật bao la. Khiêm tốn chấp nhận. Đừng bất mãn với số phận
của mình.

Đạo Tại Tâm

Cha xứ đi thăm mục vụ, ghé nhà một ông Công giáo. Một người đàn ông xồn xồn vai
u bắp thịt, mặt vuông chữ điền, đi đứng vững vàng như xe hủ lô. Ông xồn xồn vồn vã
đón tiếp. Cha xứ mở lời:

- Cậu đi đâu mà lâu quá không gặp?

- Con chẳng đi đâu cả. Cứ đi làm rồi về nhà. Xong công tác ngoại vụ, thì ôm ngay
công tác nội vụ, tiếp tay bà xã.

- Biết lo cho bà xã như cậu thì cậu quả là người chồng lý tưởng. Bà xã của cậu quả là
một người đàn bà có phúc hơn mọi người nữ, trừ Đức Mẹ mà thôi.

- Vậy cha đề cử con là tín đồ gương mẫu của giáo xứ đi.

- Cậu mới là người chồng lý tưởng của đàn bà, nhưng chưa là người con tuyệt vời
của Chúa?

- Tại sao vậy cha?

- Tôi chả thấy cậu đi lễ, kể cả Chúa Nhật.

- Đạo tại tâm mà cha. Con tin Chúa. Con thờ Chúa. Mà Chúa thì ở khắp mọi nơi.

- Cậu nói rất đúng: “Đạo tại tâm” nhưng chưa đúng hết.

- Ủa, tại sao rồi lại chưa đúng.

Trang 15
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

- Đạo tại tâm nhưng cái tâm mới chỉ là cái cốt yếu, chứ chưa phải là tất cả. Tâm là cái
ruột, nhưng ruột phải được bảo trì bởi cái vỏ. Cái vỏ rồi sẽ nứt đi, nhưng nứt vỏ sớm
quá thì ruột tiêu ma.

- Cha triết lý quá, con nghe không kịp.

- Rồi, ngồi xuống đi. Cho tôi một tách cà phê và một điếu Jet đã, tôi sẽ triết lý kiểu
hai lúa cho mà nghe.

- Jet và cà phê là nghề của con. Có ngay.

Hai cha con ngồi rỉ rả: chíp chíp cà phê nóng, phì phà điếu thuốc Jet. Hai vị đắng và
cay quyện lấy nhau, xoắn lấy nhau. Thời gian như ngưng đọng, không gian như thu
hẹp lại…châm hết một ấm nước trà đặc, cha xứ bắt đầu phun châu, nhả ngọc.

- Đạo của cậu là “Đạo tại tâm”. Đạo của cậu chỉ là cái tâm trần trụi. Cái tâm thì đẹp
quá, mà vì trần trụi, nên mắc cỡ quá.

- Con chưa hiểu.

- Thì bây giờ hiểu. Đạo tại tâm có nghĩa rằng cái tâm là chánh. Nhưng cái chánh thì
phải có cái phụ. Nhiều khi cái phụ lại rất cần thiết để gìn giữ cái chánh. Tôi đan cử
một số ví dụ.

Ví dụ một: Bà xã cậu đi chợ mua một chục hột vịt về để làm món omơlét. Trong
trường hợp này thì lòng đỏ và lòng trắng là chánh, là cái tâm, còn vỏ trứng là cái
phụ. Vỏ là cái phụ. Nhưng phải giữ cái vỏ mãi cho tới khi bà xã cậu đập trứng lấy
tròng đỏ và tròng trắng để chiên. Cái vỏ lúc ấy hết nhiệm vụ, từ hữu ích trở thành vô
dụng; từ thái độ giữ gìn cẩn trọng, thành coi thường và không thương tiếc. Bỏ vô sọt
rác.

Ví dụ hai: Nếu cậu mua một chục hột gà về để làm giống, thì mầm sống là cái chánh,
là cái tâm. Vỏ là cái phụ. Nhưng cái phụ này không những cần thiết, mà còn là khẩn
thiết, đến mức độ trở thành điều kiện “ắt có và đủ” để đạt mục đích là có một chục
gà con ra chào đời. Khi con gà con thò đầu ra và chui ra khỏi cái vỏ, thì cái vỏ hết
nhiệm vụ, trở thành vô dụng một cách đáng ghét. Gà mẹ phải kẹp cái vỏ bỏ ra ngoài
ổ để cứu lấy đôi chân đỏ son, non nớt của bầy nhí dễ thương.

Ví dụ ba: Cậu đi siêu thị mua một hộp bánh Bích Quy. Bánh là ruột, là cái tâm.
Nhưng vẫn phải có cái vỏ. Vỏ là phụ gồm bọc nylông, bọc thuốc chống ẩm và cái hộp
thiếc lòe loẹt. Những cái vỏ này vẫn phải đồng hành với cái ruột suốt thời gian chờ
bạn đến chơi. Ăn bánh xong. Thưởng thức cái tâm xong, thì mới vứt cái phụ, cái vỏ
đi. Không cần thương tiếc.

Ví dụ bốn: Cậu lấy vợ, cậu yêu vợ. Yêu vợ là chánh, là cái tâm của tình nghĩa vợ
Trang 16
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

chồng. Nhưng chỉ có thế thôi sao? Yêu vợ mà chỉ có cái tâm, nghĩa là không ve vuốt,
không hôn hít, không “chắp cánh liền cành”. Như vậy là chỉ có cái chánh mà không
có cái phụ; chỉ có cái ruột mà không có cái vỏ. Cậu cứ thử yêu vợ kiểu “Đạo tại tâm”
đi, rồi cậu sẽ thấy nó sẽ đi về đâu? Từ chết đến chết.

Cha ngụy biện quá à! Đạo của Chúa là Thánh mà cha cứ lấy chuyện đời để so sánh.
Chúa đã dạy rằng: “Từ nay người ta không thờ Thiên Chúa ở Giêrusalem, cũng
không thờ ở Garidim, mà chỉ thờ Chúa trong tinh thần và chân lý”.

- Tôi thấy Đức Giêsu vẫn về thủ đô mừng Lễ Vượt Qua. Và trong Bữa Vượt Qua cuối
cùng Người đã biến hóa bánh mì và rượu nho thành Thân Thể và Máu Người. Người
bảo môn đệ ăn và uống, lại còn năn nỉ: “Anh em hãy làm việc này để nhớ Thầy”. Như
vậy ta phải cử hành Thánh lễ và rước lễ để nhớ Chúa. Nhớ trong tâm mà thôi thì
Chúa không hài lòng đâu.

- Thế tại sao Chúa lại bảo chỉ thờ Chúa trong tinh thần và chân lý?

- Anh phải hỏi Chúa tại sao lại hỏi tôi. Nhưng đây là ý kiến của tôi. Chúa nói vậy là
muốn xóa bỏ cái tranh chấp giữa người Do Thái và người Samari. Do Thái thì cho
rằng đền thờ ở Giêrusalem là chính thống; đền thờ ở Garidim là xé rào. Còn người
Samari thì cho rằng thờ Giavê ở Garidim cũng là chính thống. Chúa không đồng ý
sự tranh chấp như thế, vì cả hai đều thiếu cái tâm đối với Giavê, cả hai đều đầu cơ
Giavê cho mình. Vả lại thời Cựu Ước đang nhường chỗ cho Tân Ước. Hiến tế bằng
máu chiên bò chẳng còn ý nghĩa gì nữa, khi máu hiến tế của “Chiên Thiên Chúa”
đang lừng lững bước tới.

- Như vậy cha biểu con phải đi Lễ Chúa Nhật chứ gì?

- Chứ sao! Cậu vừa ở nhà để tin và thờ Chúa trong tinh thần, vừa đi lễ để nhớ Chúa,
để hóa thân thành một với Chúa. Ngài có nhắc to tiếng với cậu đấy: “Ai không ăn
Thịt Tôi và không uống Máu Tôi, thì không có sự sống đời đời”. Đạo có ruột mà cũng
có vỏ, có cái chánh mà cũng có cái phụ. Cái ruột là cái niềm tin trong tinh thần của
cậu. cái vỏ là nghi thức, là kinh sách, là sự có mặt để hiệp thông. Nó là cái vỏ, là cái
phụ. Nhưng cần thiết và hữu ích lắm đấy. Bánh Bích Quy mà không có bao bì thì có
nguy cơ mốc meo đấy. Trứng gà mà không có vỏ thì eo ôi đấy. Yêu vợ mà không biểu
lộ tình cảm thì coi chừng mất vợ đấy…

Cha xứ, vợ chồng ông xồn xồn cùng cười hô hố. Họ bắt tay giã từ. Hai bàn tay xiết
nhau, xoắn nhau như không muốn xa nhau.

- Đi Lễ Chúa Nhật nhá.

- Dạ.

Trang 17
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Xưng tội với Linh mục là chuyện buồn cười

Một người đàn ông đồ sộ vỗ vai vào một ông linh mục, vừa hỏi vừa cười hóm hỉnh:

-Chỗ anh em với nhau, tôi hỏi thiệt tình, anh đừng giận tôi nha.
-Chuyện gì mà vô đề long trọng giữ vậy?
-Tôi nghe người ta nói: đạo của anh bắt tín đồ có tội phải đi xưng tội với cha cố và cha cố
tha tuốt luốt. Cái đó có không?
-Có. Thì đã sao nào?
-Thì đạo của anh buồn cười quá à.
-Những gì làm anh buồn cười, thì kể cho tôi nghe coi.
-Nhiều lắm. Thứ nhất: linh mục các anh là người như người ta; cũng biết ăn gian nói dối;
cũng biết ngoại tình…thì tại sao lại dám ngồi tòa tha tội cho người gian dối, gian dâm?
-Ông chánh án ngồi tòa: tha bổng, kêu án tử hình, kêu án tù chung thân…,thì ông chánh án
là người hay thiên thần?
-Ông chánh án cũng là người nên cũng có thể phạm tội, nhưng ông ngồi tòa với tư cách là
đại diện công lý, đại diện cho dân.
-Thì linh mục chúng tôi có tha tội cho tín đồ với tư cách của cá nhân mình đâu. Chúng tôi
tha tội nhân danh Chúa và do yêu cầu của Chúa. Đức Giêsu trước khi về trời đã nói với
các Tông đồ rằng: “Điều gì chúng con tha dưới đất, thì trên trời cũng tha”.
-Tội phạm tới Chúa thì xưng với Chúa và xin Chúa tha, hà cớ gì Chúa lại trao quyền ấy
cho các anh?
-Để tôi kể cho anh một câu chuyện:

Có một người mẹ đang mổ cá, tay dơ quá. Thằng cu tí của bà đang chạy chơi trên sân sũng
nước vì trời mới mưa, bỗng té ạch một cái. Bà không muốn bỏ rổ cá đang dang dở, vì con
mèo cồ đang ngồi liếm mép. Bà kêu cô chị của thằng cu tí: “Hai! Con đi tắm cho em!”. Cô
chị cũng chẳng sạch sẽ gì, mới quét chuồng heo xong, thoang thoảng mùi cháo thiu, vội
vàng dìu cu tí đi tắm. Cu tí sạch boong, thay quần áo mới, tóc rẽ ngôi láng coóng, thơm
thơm mùi nước hoa của mẹ, nhảy tưng tưng, cười toe toét, thương chị quá chừng.

Vậy đó. Bây giờ tôi hỏi anh: Ở trên đời này, có thằng cu tí nào thắc mắc với cô chị nó
rằng: “Chị lấy quyền gì mà tắm cho tôi? Chị có sạch sẽ gì đâu mà dám tắm cho tôi, chải
đầu cho tôi, thay đồ cho tôi, lại còn lấy dầu thơm của mẹ mà xức cho tôi nữa. Bày đặt!”.
Xin lỗi anh. Nếu trên đời này có thằng cu tí nào nói như thế, thì nó chính là anh đấy.

-Anh trả lời hay. Cho anh mười điểm.


-Còn thắc mắc gì nữa nào?
-Thắc mắc thứ hai: Có tội thì phải phạt. Còn các anh thì tội gì cũng tha tuốt luốt. Như vậy
là các anh vẽ đường cho hươu chạy, lại xúi người ta cứ phạm tội tối đa.
-Linh mục chúng tôi là chị của thằng cu tí. Cô chị chỉ mong muốn một điều là thằng em
hết dơ. Dĩ nhiên là thằng cu tí chẳng muốn té. Nhưng có thể là nó sẽ còn té nữa. Nếu nó té
nữa, thì cô chị lại tắm cho nó, an ủi và khuyên nhủ nó. Như vậy đâu phải là cô chị vẽ
đường cho hươu chạy. Nói cho vui vậy thôi, chứ vấn đề tha tội trong đạo không đơn giản
Trang 18
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

như thế. Theo giáo lý, thì muốn được tha tội, thì phải có điều kiện. Điều kiện một là phải
thành tâm sám hối, mà thành tâm sám hối, thì bao hàm việc quyết tâm chừa tội. Điều kiện
hai là phải đền tội xứng đáng. Nếu ăn trộm, phá hoại thì phải bồi thường. Bồi thường tiền
của. Bồi thường danh dự,…vân vân…xét về mặt tâm lý, người Công giáo xưng tội xong
cảm thấy tâm hồn sung sướng, giàu nghị lực để tránh tội, chứ không có ý đồ phạm tội lại,
phạm tội thêm. Đó chính là tâm tư của thằng cu tí sau khi được chị nó tắm cho. Chị tắm và
em được tắm nảy ra một tình cảm rất thân thương. Thằng cu tí thấy mình sạch quá, đẹp
quá thơm quá và chẳng muốn ở dơ chút nào.
-Cho anh thêm mười điểm nữa. Không ngờ mà đạo của anh vừa có tình vừa có lý. Và …
bây giờ là thắc mắc thư ba. Nếu tôi là tín đồ Công giáo, tôi chỉ dám xưng ba cái tội lặt vặt
thôi, còn tội quan trọng…,thì tôi hổng dám đâu.
-Ví dụ tội gì nào?
-Ví dụ tôi xưng tội ăn cắp xe của bố anh, mà em của anh là trưởng ban công an xã , thì thế
nào anh cũng móc điện thoại di động gọi cho em của anh ngay. Ví dụ tôi xưng tội tó tí với
em dâu của anh, thì thế nào anh cũng bật mí cho thằng em trai của anh liền. Đúng không
nào?
-Chà. Kẹt dữ ạ.
-Vậy là anh thua rồi phải không?
-Có thể thua thôi, chứ chưa thua đâu. Nếu tôi vì quá thương bố mất xe, vì quá thương
thằng em làm công an đang bí lối và thương thằng em trai bị vợ cắm sừng, thì tôi có thể
làm bật mí tội của anh. Trong trường hợp này, theo Giáo Luật, thì tôi phạm một tội rất
nặng. Tội này có tên là “Lỗi ấn tòa xá giải”. Sau khi phạm trọng tội này, tôi không thể đi
xưng tội với bất cứ một linh mục nào. Tôi phải xin ơn tha tội nơi Tòa Thánh.
-Đã có một linh mục lỗi ấn tòa xá giải rồi?
-Ai và ở đâu?
-Một tín đồ ở miền Tây theo cách mạng, rải truyền đơn chống Pháp, đi xưng tội. Thế là
ông cha báo cò Tây đến bắt, đầy ra Côn Đảo.
-Rải truyền đơn chống Pháp thì tại sao lại bảo là tội, tại sao lại đi xưng làm chi? Người
làm cách mạng không lẩm cẩm như vậy đâu. Về vấn đề “lỗi ấn tòa” tôi khẳng định với anh
rằng: linh mục là người, thì có thể phạm lỗi ấy. Nhưng trên thực tế, thì tôi chưa thấy xảy ra
điều đó, dù bên Tây hay bên Đông, dù thời xưa hay thời nay. Ngược lại có nhiều linh mục
vì bảo vệ ấn tòa mà lâm nạn. Tôi kể cho anh nghe hai chuyện thôi:

Chuyện một. Sau thế chiến thứ hai ở bên Ý xảy ra một chuyện rất thương tâm. Một linh
mục chánh xứ đang làm việc tại bàn giấy. Vào lúc 20 giờ 30 có người gõ cửa. Mở cửa ra
thì gặp người khách lạ xin xưng tội. Hắn quỳ mọp xưng tội rất vội vã, rồi vội vàng rút lui
như người bị rượt đuổi.

Hắn vừa đi khỏi thì cảnh sát tới.

-Thưa linh mục, vừa có một vụ cướp của, giết người xảy ra ở nhà ga. Theo kinh nghiệm
chuyên nghiệp của chúng tôi, thì hắn còn lẩn quẩn đâu đây. Vậy xin linh mục giúp chúng
tôi chu toàn nhiệm vụ.
-Tôi không biết.
-Ủa, sao lại có khẩu súng lục trong sọt rác này?
Trang 19
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

-Tôi không biết.


-Nếu là súng của linh mục, thì xin vui lòng cho chúng tôi coi giấy chủ quyền. Nếu không
phải của linh mục, thì xin vui lòng cho biết ai là chủ của nó. Khẩu súng này mới xài tức
thời, vì nòng của nó có mùi khen khét.
-Tôi không biết.
-Chúng tôi sẽ khởi tố linh mục về tội sở hữu vũ khí bất hợp pháp. Linh mục còn phải trả
lời trước tòa: tại sao súng mới nhả đạn lại nằm trong sọt rác, dưới gầm bàn của linh mục,
ngay sau thời gian có vụ nổ súng tại nhà ga.

Quả thật, linh mục chánh xứ ấy phải đứng trước vành móng ngựa. Quan tòa và công tố
viên đặt ra rất nhiều câu hỏi. Nhưng câu hỏi nào cũng được trả lời y như nhau: “Tôi không
biết” – Cuối cùng tòa buộc hai tội: cướp của-giết người và khinh dễ tòa án. Rồi tuyên án tù
chung thân.

Một linh mục đi tù chung thân vì tội giết người cướp của. Buồn quá! Nhục quá! Mà cũng
oan khiên quá! Nhưng linh mục ấy đã cúi đầu chấp nhận chỉ vì lương tâm không cho phép
bật mí bất cứ điều gì mình biết trong tòa xá giải.

Mười ba năm sau, tên trộm ấy ra tự thú. Linh mục đi tù oan được trả cả tự do lẫn danh dự.
Chua quá! Nhưng cũng vinh dự quá!

Chuyện hai. Chuyện này xảy ra trong một gia đình bất hạnh. Ông chồng thì đam mê cờ
bạc, rượu chè, trai gái. Bà vợ thì cắn răng chịu đựng. Chịu đựng mãi thành hiện tượng dồn
nén. Dồn nén mãi thì phải bùng vỡ. Hôm ấy ông chồng đi chơi mãi tới quá nửa đêm mới
về. Ông gọi cửa. Bà mở cửa. Ông vừa đưa đầu vào, thì một lưỡi dao phập xuống…

Cơn điên qua rồi, bà vợ khóc lóc thảm thiết. Bà đến nhà thờ xưng tội với cha xứ, rồi đi thú
tội với công an xã. Công an xã mời linh mục chính xứ tới để bổ túc hồ sơ.

-Bà Nguyễn Thị M. khai rằng bà đã đi xưng tội, kể lể hết mọi hành vi tội ác. Vậy yêu cầu
linh mục cho chúng tôi biết bà M. đã khai gì với linh mục?
-Tôi không biết.
-Đương sự đã khai với linh mục thì linh mục có nhiệm vụ phải khai với chính quyền, vì
đây là vụ án quan trọng.
-Tôi không được nói, vì theo Giáo Luật, tôi không được làm lộ những gì người ta xưng
trong tòa.
-Như vậy là ông coi thường chánh quyền. Nếu ông ngoan cố, tôi sẽ còng tay ông.

Ông trưởng ban công an xã đập bàn, giận giữ. Ông chủ tịch mặt trận phải vội vàng chạy
qua góp ý.

-Luật của đạo Thiên Chúa như vậy đó. Các anh cứ ghi nhận những gì bà M. đã khai – Bà
M. đã tự thú, thì bà con giấu giếm làm chi. Lời khai của bà là đủ rồi.
-Thôi, cụ đi về đi.

Trang 20
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Anh công an hạ giọng, gấp hồ sơ, đứng dậy, đi tìm điếu cày…

Ông cha xứ 90 tuổi ra về, lòng buồn man mác. Anh công an rít một điếu thuốc lào, lòng
nhẹ lâng lâng.
-Tôi giải đáp như thế là hết rồi, hết ý rồi đấy. Anh vừa lòng chưa?
-Mới vừa lòng 90 phần trăm thôi.
-90 hay 100 đã là “bên tám lạng bên nửa cân”. Tơi mừng lắm rồi. Chào anh.

Công Giáo và Tin Lành

Mình leo lên xe. Băng hai còn trống. Mình ngồi cô đơn. Xe sắp sửa lăn bánh, thì một
chàng thanh niên phóng lên. Dòm mình một cái rồi nhẹ nhàng ghé mông vào đầu băng, cố
tình để một khoảng cách giữa hai người.

Vài phút sau anh chàng lại dòm mình một cái, dòm ngay trân cái cổ côn trắng của mình,
rồi hỏi nhỏ nhẹ:

- Bên Công giáo còn giữ luật độc thân không nhỉ?

- Còn chứ, vì Thánh Phalô nói rằng: "Người có vợ, có chồng, thì lo cho vợ cho chồng;
người không vợ không chồng thì lo cho Chúa".

- Đúng thế thật --Mục sư bên Tin Lành chúng tôi có gia đình, nên bê trễ việc nhà Chúa
nhiều lắm.

- Cậu ở bên Tin Lành hả?

- Dạ.

- Tin lành và Công giáo là chị em của nhau. Hiểu nhau thì thương nhau như chị em gái,
không hiểu nhau thì cãi nhau như chị em dâu; đôi khi nổi cơn điên, thì đánh nhau vỡ đầu
như anh em rể.

- Linh mục nói chuyện vui quá, ví von đúng quá. Cho con kêu linh mục là cha nha.

- Chúng mình là thế nào với nhau thì cũng được. Đừng là anh em rể thì êm thôi.

- Theo cha nghĩ thì Công giáo và Tin lành khác nhau thế nào?

- Công giáo và Tin lành là hai chị em. Nhưng dù là chị em nhưng cũng có một cái khác
nhau. Đó là cái mụt ruồi. Chỉ tiếc một điều là cái mụt ruồi hơi lớn, mọc ngay ở chớp mũi.
Thế là hai chị em cứ coi nhau như người dưng nước lã, cãi vã nhau y như không phải là
ruột thịt. Thậm chí có lần đâm chém nhau y như Pôn Pốt diệt chủng. Lịch sử gọi cái đêm
đẫm máu là: Đêm lể Thánh Batôlômêô".
Trang 21
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

- Thiệt sao? Con chưa biết chuyện ấy. Nhưng cãi nhau thì bọn trẻ tụi con mần hoài.

- Cãi nhau về chuyện gì?

- Tụi con cãi nhau về nhiều vấn đề lắm. Công giáo thì tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh. Tin
lành thì tin Đức Mẹ chỉ đồng trinh khi sanh Đấng Cứu Thế. Sau đó thì Bà ăn ở với ông
Giôsép và sanh thêm bốn trai và một số con gái nữa.

- Muốn tranh cãi thì phải dựa vào Kinh Thánh.

- Thì Máccô nói ở chương sáu câu ba rằng: "Ông ta không phải là bác thợ mộc sao?
Không phải con của bà Maria và là anh của các ông Giacôbê, Giôsê, Giuđa và Simon đó
sao?

- Bộ con là Tin lành mà cũng phát âm tên các thánh giống như công giáo hả?

- Con phát âm giống Công giáo để cha dể hiểu.

- Đồng ý với con rằng bốn ông Giacôbê, Giôsê, Giuđa, và Simon là anh em của Chúa,
nhưng là anh em ruột hay là anh em bà con? Chính Máccô 15,40 cho biết rằng Giacôbê và
Giôsê là con của bà Maria. Bà Maria này theo trình thuật của Gioan chương mười chín,
câu hai mươi năm thì là chị của Đức Mẹ. Gioan kể: "Đứng gần Thập giá Đức Giêsu, có
thân mẫu Người, chị của thân mẫu là bà Maria vợ của ông Clôpát và bà Maria Mácđala.
Như vậy thì rõ ràng là dưới chân Thập giá của Chúa có ba bà Maria: Maria mẹ của Chúa,
Maria Mácđala và bà Maria vợ của ông Clôpát, cũng là mẹ của Giacôbê và Giôsê. Như
vậy thì ít nhất là hai ông Giacôbê và Giôsê trong Máccô chương sáu câu ba là anh em bạn
dì của Chúa, chứ không phải là em ruột.

- Con đồng ý với cha rằng Máccô 6,3 chưa đủ bằng chứng để kết luận Đức Maria không
trọn đời đồng trinh. Nhưng Máccô 15,40 cũng chưa đủ bằng chứng để khẳng định rằng
Đức Maria trọn đời đồng trinh. Đây là vần đề còn có thể tranh luận.

- Thì cứ việc tranh luận. Nhưng phải yêu thương nhau, yêu thương mới là môn đệ của
Thầy Giêsu. Nếu Công giáo và Tin lành cứ yêu thương nhau, cứ loan báo Đức Giêsu, thì
Tin Mừng Cứu Độ chẳng mấy chốc sẽ làm cho cả thúng bột dậy men.

Bây giờ chúng ta trở lại vấn đề Đức Maria có trọn đời đồng trinh hay không. Chúng ta
cùng tranh luận trong tình yêu thương. Đây là ý kiến của tôi:

Máccô 6,3 nói đến bốn người em trai của Chúa. Nhưng chẳng biết đó là em ruột hay em bà
con.

Máccô 15,40 cho biết hai trong bốn người em là em bạn dì chứ không phải là em ruột.
Nhưng vẫn chưa khẳng định là Đức Maria chỉ có một người con duy nhất là Đức Giêsu.
Trang 22
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Do đó ta phải dựa trên hai tài liệu nữa.

Luca 2,41-50 kể chuyện Đức Giêsu 12 tuổi cùng đi dự lễ Vượt Qua với cha và mẹ. Chỉ
đọc thoáng một cái, tôi thấy ngay gia đình này chỉ có một người con trai duy nhất là Giêsu.
Nếu Maria có nhiều con nữa với Giuse thì ta cứ nhẩm:

Giêsu 12 tuổi

Giacôbê 10 tuổi

Giôsê 8 tuổi

Giuđa 6 tuổi

Simon 4 tuổi

Một em gái 2 tuổi

Một em gái nữa mới tượng hình.

Một người đàn bà có một bầy con như thế, thì không thể bỏ nhà đi lễ xa tới mức độ phải đi
tới bốn ngày, dự lễ tám ngày rồi về bốn ngày nữa, vị chi là mười sáu ngày. Mà luật thì
không buộc đàn bà đi lễ như thế.

Gioan 19,26-27 kể: "Khi thấy Mẹ và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu
nói với Mẹ: "Thưa Mẹ đây là con của Mẹ". Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là Mẹ của
anh!". Kể từ ngày đó người môn đệ rước bà về nhà mình".

Xét về mặt tâm lý xã hội và luật lệ gia đình, thì trình thuật này cho ta kết luận rằng Đức
Giêsu không có người em nào hết, nên mới trối Mẹ cho đệ tử chăm sóc, phụng dưỡng.
Nếu Chúa có em mà đem Mẹ trao cho đệ tử, thì các em nó chống đối tới số luôn.

Nguyện vọng sống trọn đời đồng trinh còn được minh chứng bởi trình luật của Luca
chương một câu hai mươi bốn. Khi sứ thần Gabriel báo tin Maria sẽ thụ thai Đấng Cứu
Thế, thì Maria không vui mừng đón nhận theo lẽ thông thường. Người đàn bà Do Thái nào
cũng muốn sanh con. Sanh nhiều con. Và người đàn bà Do Thái nào cũng mơ ước xa xôi
làm Mẹ Đấng Cứu Thế, vì Mẹ Đấng Cứu Thế là người đàn bà vĩ đại nhất của lịch sử. Vậy
Maria tỏ vẻ ngỡ ngàng thưa với sứ thần rằng: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không
biết đến chuyện vợ chồng". Nguyện vọng sống đồng trinh của Maria thật rõ ràng và thật
cương quyết như thế, không lẽ Maria lại đổi ý sanh thêm một bầy con cho Giuse gồm bốn
trai va nhiều gái.

Đó là niềm tin của người Công giáo. Nếu anh em Tin lành chưa tin được, thì cứ tìm hiểu
nhau trong tinh thần cởi mở và yêu thương. Nhưng điều quan trọng vẫn là cả hai bên đều
có một niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người và cả hai bên cùng nhau tha
Trang 23
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

thiết loan báo Tin Mừng Cứu Độ.

Hai chị em có quyền nghĩ khác nhau. Nghĩ khác nhau nhưng vẫn yêu nhau như chị em. Cứ
thế và cứ mãi mãi như thế. Chúa Thánh Thần sẽ đến sửa chữa những gì còn sai sót. Ngài là
Đấng "sửa lại mọi sự, trong ngoài chúng tôi".

Tới Bắc Mỹ Thuận "bên Tin lành" và "bên Công giáo" bắt tay giã từ nhau. Bốn mằt nhìn
nhau trìu mến.

Thiên Chúa Là Một Đấng “Tham – Sân – Si”

Một ông Cao Đài đang dán mắt vào cuốn Thánh Kinh dày cộm, bỗng cười hô hố:

- Bà ơi! Châm cho tôi ấm nước trà. Có khách quý tới nè.

- Khách quý nào vậy?

- Ông linh mục bên nhà thờ.

- Chào linh mục. Linh mục đến thăm là Chúa đến thăm. Nhà tôi thiệt có phước.

- Hổng dám. Ông bà Tư mạnh giỏi cả chứ?

- Trời Phật độ. Vợ chồng chúng tôi mạnh hoài à – Bà Tư đon đả, cười duyên, ngoe
ngoảy đi vô nhà trong.

Ông Tư Cao Đài gấp cuốn Thánh Kinh, nhìn trân ông linh mục, muốn ngỏ lời, nhưng
lại “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Ông linh mục đon đả mở màn.

- Ông Tư nghiên cứu Thánh Kinh dữ quá ta. Ông Tư thấy thế nào?

- Nói chung thì hay quá. Nhưng …tôi thấy Chúa của ông “Tham-sân-si” quá à.

- Ví dụ!

- Chúng tôi là người phàm, vậy mà khi thấy “con hơn cha” thì biểu là “nhà có
phước”. Thế mà Chúa của ông thì không được như thế. Thấy Evà ăn trái cấm để
bằng Chúa, Chúa không mừng, lại còn phạt te tua. Te tua từ đời cha đến đời con. Te
tua cho đến hôm nay và cho đến tận thế luôn.

- Ông Tư có ý nghĩ hay đấy. Tôi chưa bao giờ khám phá ra tư tường này…Chúa của
tôi còn “Tham-sân-si”gì nữa nào?

- Còn nhiều lắm:


Trang 24
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

+ Ađam và Evà trốn trong bụi rậm, Chúa không biết. Chúa phải đi tìm và gọi ơi ới:
“Ađam đâu? Ađam đâu?”.

+ Chúa không biết lòng của Apraham ra sao, nên bảo ông sát tế đứa con duy nhất là
Isaác. Đến khi ông Apraham giơ con dao lên sắp đâm phập xuống, Chúa mới biết và
tin tưởng vào lòng trung thành của ông: “Thôi dừng tay lại đi. Bây giờ Ta biết lòng
ngươi rồi". Như thế là không toàn tri.

+ Thấy Dân Do Thái cứng đầu quá, Chúa nổi giận và muốn tiêu diệt họ trên sa mạc.
May quá, nhờ ông Môsê khuyên bảo và “quạt mát” cho, Chúa mới nguôi ngoai và
thôi bừng bừng sát khí. Môsê còn hiền lành hơn cả Giavê!

+ Chúa chỉ yêu một Dân Do Thái. Ngài sẵn sàng giết hết các con đầu lòng của Ai Cập
để Dân Do Thái được hồi hương. Chúa sẵn sàng dìm binh tướng Ai Cập chết ngộp
trong Biển Đỏ xác trôi lều bều…để người Do Thái được thong thả đi trên lòng biển
ráo chân. Rồi sau đó lại có ý đồ đuổi hết các dân tộc từ bờ Địa Trung Hải cho tới
sông Hổ Giang để làm cái nôi cho con của mình là Dân Do Thái. Để tôi đọc câu này
cho linh mục nghe nhá: “Gốc nho ấy Chúa bứng từ Ai Cập. Đuổi chư dân đi lấy chỗ
mà trồng. Cành lá vươn dài tới phía Đại Dương. Chồi mọc xa tới tận miền Sông Cả”.

- (Vỗ tay) Hoan hô ông Tư, ông Tư thuộc Thánh Kinh hơn cả tôi nữa. Tôi xin nghi
nhận mọi ý kiến của ông Tư để suy gẫm. Tôi sẵn sàng góp ý với ông Tư, nhưng phải
nói chuyện lâu đấy.

- Càng lâu càng tốt. Ăn cơm tối với chúng tôi luôn.

- Khỏi cần cơm làm chi. Một điếu thuốc, một tách cà phê là đủ rồi.

- Bà ơi, cho tôi và ông cha nhà thờ một gói thuốc Jet và hai tách cà phê. Rồi bà ra đây
mà nghe tụi tui bàn chuyện Thánh Kinh.

Cà phê đắng lắng xuống. Khói thuốc cay bay lên. Ông linh mục lim dim cặp mắt.
Ông Tư Cao Đài ngong ngóng chờ. Bà Tư Cao Đài làm duyên làm dáng.

Ông linh mục bắt đầu nhỏ nhẹ:

- Một điều đáng buồn là loài người từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim đều không nghĩ
tốt về Thượng Đế.

+ Chuyện cổ Hy Lạp và La Mã coi thần Jupiter như một ông Trời ích kỷ và độc ác.
Thần Prêmêtê ăn trộm lửa trời đem cho loài người, để loài người được ngủ ấm và
được ăn chín. Thế mà ông Trời Jupiter đã nỡ tâm phạt Prêmêtê bị quạ mổ bụng, moi
ruột đời đời kiếp kiếp.

Trang 25
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

+ Văn chương bình dân Việt Nam ta gọi ông Trời là “Con Tạo đa đoan”. Đa đoan
chẳng phải là bận rộn công việc, mà là điều hành vũ trụ một cách tùy tiện, không
tình không lý. Con Tạo bắt cặp vợ chồng này phải vô sinh để họ buồn hiu hắt. Ông
lại bắt cặp vợ chồng kia đẻ sòn sòn năm thằng con trai, tức ngũ quỷ, để thiên hạ cười
chơi…

+ Văn chương còn gọi ông Trời là “Trẻ Tạo đành hanh quá ngán. Chết đuối người
trên cạn mà chơi?”. Ông Trời đày đọa kiếp người, để mà chơi thôi. Trời ơi là Trời!

+ Thi hào Nguyễn Du giận ông Trời quá đến mức độ phải thốt lên rằng:

“Lạ gì bỉ sắc, tư phong


Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Ông Trời ngự trên chín tầng trời mây thăm thẳm, mà còn ghen tương với tài sắc của
cô Kiều ư. Ông
Nguyễn Du ơi! Ông ơi là ông!

Các tác giả Cựu Ước không đi ra ngoài quỹ đạo suy tư ấy. Họ là người phàm, họ
nhìn Thiên Chúa theo cặp kính màu của họ. Họ được Chúa mạc khải chân lý, nhưng
cách trình bày của họ vẫn còn “tham-sân-si” như mọi người.

Mạc khải chính mà Chúa muốn cho loài người biết, đó là có một Thiên Chúa Duy
Nhất và có một Lịch sử Cứu Độ cho mọi dân tộc, nhưng khởi đầu từ Dân Do Thái.
Nhưng cách trình bày của sứ ngôn thì không thể như Chúa muốn được.

Ta lấy một ví dụ: Để đưa Dân Do Thái trở về thờ một Chúa duy nhất, thì Êlia đã sử
dụng phương pháp “tham-sân-si” của ông. Đó là ông ra lệnh giết hơn bốn trăm sãi
thần Baal trên núi Cácmen. Mục đích thì đã đạt được nhưng phương tiện để đạt
được mục đích ấy thì ghê quá, “sân” quá. Loài người thời nào cũng thế. Ôi, nhân
tình thế thái.

Điều tôi muốn tâm sự với ông Tư, đó là chỉ một mình Đức Giêsu mới cho ta một mạc
khải trọn vẹn về Đấng Thượng Đế mà Người gọi là Cha. Những giáo huấn của Môsê
và của các sứ ngôn chỉ là con đường dẫn đến Đức Giêsu. Chỉ có một mình Đức Giêsu
cho ta thấy chân dung chân thật của Thiên Chúa, vì chỉ có một mình Người mới là
người Con từ Chúa Cha mà đến. Chỉ có con mới nói hết lời hết ý về Cha của mình.

Cũng chính vì thế tôi đề nghị với ông bà Tư là ta nên đọc về Đức Giêsu trước, tức là
đọc Phúc Âm. Hiểu Đức Giêsu rồi, yêu Đức Giêsu rồi, mới đọc Cựu Ước và mới thấy
cái nào là cái “Tham-sân-si” của loài người và cái nào là toàn tri, toàn ái của Đấng
Giavê.

Tôi kể cho ông bà Tư một câu chuyện để minh họa lý luận trên. Có một cặp vợ chồng
rất cần cù và tiết kiệm. Con trai thì không ăn nhậu. Con gái thì không se sua. Họ có
Trang 26
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

vựa củi và than. Vậy mà trong bếp chỉ chụm miểng vụn của củi. Nhà lá thì sập sệ và
trống hoang. Tôi hỏi một ông láng giềng:

- Tại sao nhà ông Hai cần cù, tiết kiệm như thế mà không giàu là thế nào?

- Cần cù lắm. Tiết kiệm lắm. Nhưng...không giàu, vì phải có số giàu mới giàu cha ạ.

Có lý nhưng không có sức thuyết phục. Tôi hỏi đứa con Út của ông Hai.

- Tại sao cha con thì cần cù, tiết kiệm, tụi con thì không ăn chơi, không se sua, mà sao
vẫn nghèo thế?

- Cha con có nhiều vàng lắm. Cha con đem chôn ngoài nhị tì, sợ bị đánh tư sản mại
bản.

Đúng thế thật, sau Đại hội VI của Đảng năm 1986, ông Hai phá nhà lá, xây nhà lầu…
Thế mới biết chỉ có người con mới nói đúng và nói hết về cha của mình. Chỉ có mạc
khải trọn vẹn trong Đức Giêsu mà thôi.

Luật độc thân

Một ông linh mục tuổi tứ tuần, đang lang thang dạo phố, thì có người vỗ vai từ phía sau.
Quay lại thì thấy anh công an phường nhà. Tay bắt mặt mừng, kéo nhau vào quán cà phê
gần nhất.

Hai ly cà phê đá. Ba điếu thuốc Jet. Chuyện con cà con kê: từ chuyện an ninh trong
phường, đến chuyện sinh hoạt nhà thờ. Hết chuyện rồi, thì im lặng nhả khói. Bỗng …anh
công an cúi mình về phía trước, hỏi nho nhỏ:
- Bộ anh không có vợ thật hả?

- Bộ anh không tin linh mục sống độc thân hả?

- Tôi không tin. Anh giấu vợ ở đâu đó. Tôi thấy anh đi thành phố hoài à.

- Anh đã đi Sài Gòn bao giờ chưa?

- Lâu lâu mới đi một lần?

- Anh đi Sài Gòn để thăm vợ bé phải không?

- Tôi đi công tác chứ bộ. Anh đừng nói bậy. Bà xã tôi mà nghe được, thì từ chết đến bị
thương.
- Tôi cũng đi công tác. Anh đừng nghĩ bậy. Giáo dân trong họ đạo tôi mà nghe được, thì
anh sẽ từ chết đến chết, chứ không bị thương đâu nhá.
Trang 27
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

- Thiệt tình mà nói, tôi vẫn cứ thắc mắc:

• Một: Linh mục các anh có sống độc thân thật không?
• Hai: Sống độc thân là không có vợ, nhưng có chơi bời không
• Ba: Làm đàn ông mà không “biết” đàn bà, thì có bị stress không?
• Bốn: Giáo Hội các anh bắt linh mục phải sống độc thân thì có vô nhân đạo không?
• Năm: Hàng năm linh mục các anh đi cấm phòng. Phải chăng là ông giám mục
thưởng các anh: mỗi linh mục một phòng và một người đàn bà. Tha hồ hú hí…

Ông linh mục được hưởng một trận cười quá đã. Cười cho đã, rồi ông rỉ rả tâm sự.

Nếu anh thiệt tình thắc mắc, thì tôi cũng xin chân thành giải đáp.

• Một: Trước khi lãnh tác vụ linh mục, chúng tôi phải tuyên hứa sống độc thân.
Chúng tôi đã có một thời gian rất dài để suy nghĩ, để luyện tập, để thấy mình có thể
sống độc thân. Thời gian dài ấy của riêng tôi là: tám năm học ở Tiểu Chủng Viện;
bảy năm học ở Đại Chủng Viện và hai năm đi thực tế. Tôi lãnh tác vụ linh mục ở
tuổi 28, không phải là chuyện “nhắm mắt đưa chân”, mà là việc làm có tính toán
trước.

Dĩ nhiên luật linh mục sống độc thân là luật của Giáo Hội Công Giáo Rôma – Linh mục
Chính Thống Giáo và Anh Giáo đều có thể lấy vợ. Luật này là luật của “hôm nay “. Thời
Giáo Hội sơ khai không có luật này. Còn “ngày mai”, thì luật này có thể tồn tại hoặc có
thể được bãi bỏ. Hãy để “ngày mai” trả lời.

• Hai: Anh thấy chúng tôi không có bà xã, nhưng vẫn nghi ngờ chúng tôi có thể chơi
bời nhăng nhít. Thì dĩ nhiên anh có quyền nghi ngờ. Nói thiệt với anh là nếu tôi có
nhăng nhít, thì anh biết liền, vì họ đạo tôi có 5.000 tín đồ, tức là gần 10.000 con mắt
theo dõi. Tôi có thể qua mắt anh, nhưng tôi không thể qua mắt 5.000 tín đồ của tôi
được…

- Cho tôi ngắt lời anh, vừa rồi anh nói họ đạo anh có 5.000 tín đồ, 5.000 người nhân với
hai thì là 10.000 con mắt chứ. Tại sao anh lại nói là gần 10.000 con mắt. Anh có ý đồ gì
không?
- Thì tại họ đạo tôi có một số người khiếm thị.
- Trời! Anh cân nhắc kỹ quá làm chi vậy?
- Rồi. Tôi tiếp tục giải đáp.

• Ba: Sex là một yêu cầu thúc bách đến độ có người cho rằng loài người và loài vật
đều không thể cưỡng lại được. Chính vì thế, dù Đại Hồng Thủy, dù chiến tranh khốc
liệt trai gái vẫn yêu nhau, vẫn phối hợp để loài người sinh tồn. Có ai đó kể rằng:
trong một hầm trú ẩn có một anh và một cô du kích, với hai nòng súng cùng lăm
lăm hướng về chiếc máy bay cán gáo. Đạn ở dưới bắn lên. Đạn ở trên nhả xuống.
Mùi thuốc súng khét lẹt. Sự sống và sự chết chỉ cách nhau bằng một sợi tơ nhện.

Trang 28
Những câu chuyện hay của Lm.Piô Ngô Phúc Hậu Sưu tầm và tổng hợp

Thế mà chính ngày hôm ấy, trong chính căn hầm ấy, anh du kích được làm cha, cô
du kích trở thành người mẹ.

Anh có kinh nghiệm về điều đó, nên phỏng đoán rằng người độc thân bị dồn nén bởi sex.
Từ đó anh có thể kết luận rằng người độc thân như chúng tôi mà không được xả xu-páp thì
sẽ bị stress và sẽ không bình thường. Anh có lý vì lý luận của anh có cơ sở khoa học.
Nhưng xin anh coi người làm xiếc. Họ đi trên dây cáp ở độ cao chóng mặt. Anh cứ tưởng
họ sắp té xuống, nhưng họ không té, vì họ có cây sào giữ thăng bằng và họ đã luyện tập
lâu dài. Và họ có năng khiếu cộng với lòng tự tin.
Làm trò xiếc là rất khó, nhưng không khó quá. Sống độc thân cũng vậy: rất khó, nhưng
không khó quá đâu. Anh tin tôi đi.

• Bốn: Nếu bảo Giáo Hội là vô nhân đạo, khi bắt các linh muc phải sống độc thân, thì
cũng phải bảo rằng ông bầu xiếc là vô nhân đạo, khi bắt đàn em mình phải đi trên
dây cáp, phải đúc đầu vào mõm sư tử…Ông bầu xiếc đã tuyển chọn, đã huấn luyện
đàn em như thế nào, thì Giáo Hội cũng tuyển chọn và đào tạo ứng viên linh mục
như thế. Và dĩ nhiên số người làm trò xiếc không nhiều vì nghề làm xiếc không dễ.
Số người làm linh mục cũng vậy: không nhiều, vì sống độc thân không dễ.

Người làm trò xiếc chỉ cần năng khiếu và kỹ năng, còn linh mục ngoài năng khiếu và kỹ
năng, còn có ơn phù trợ của Đấng thiêng liêng nữa. Anh không tin có Đấng thiêng liêng,
nhưng chúng tôi tin và đó là sức mạnh tinh thần của chúng tôi. Ngoài ra, về mặt tâm lý,
khi người ta say mê một cái gì, thì có thể quên cái kia. Anh mê nhậu với bạn, quên về với
vợ. Anh mê coi đá bóng, quên cả giấc ngủ cần thiết. Chúng tôi cũng phải chọn một cái say
mê nào đó để quên sex. Quên được đấy.

• Năm: Hằng năm linh mục chúng tôi đi cấm phòng. Cấm phòng theo nghĩa đen là chỉ
ở trong phòng để cầu nguyện, để tự kiểm công tác trong năm, để phác họa một
chương trình hoạt động cho năm tới. thực tế, thì chẳng ai vô phòng riêng – ăn cơm
trong nhà ăn tập thể. Đọc kinh chung trong nhà thờ. Kiểm điểm và trao đổi ý kiến
trong hội trường.

Nếu anh, hoặc ai đó hiểu rằng chúng tôi cấm phòng là vô phòng, đóng cửa lại, hú hí với
đàn bà con gái, thì tôi không thèm giải đáp…
- Buồn hả?
- Ừ. Nhưng tôi không buồn cho tôi. Tôi chỉ buồn cho ai đó lãnh đạo tôi, mà chả hiểu tôi là
gì. Y như cô giáo lớp mầm non mà không học sư phạm, cứ tưởng học trò của mình là bầy
vịt con, ăn giun, ăn dế. Y như một ông tài xế ngồi ôm vô-lăng mà chả biết lái xe, cứ ngồi
mân mê hộp số, sang số, rồ ga, rồi kêu”trời ơi là trời”.
- ?! Thôi chúng mình tạm giã từ nhau. Sau này còn nhiều chuyện để bàn.
Hai người xiết tay nhau. Hai người cùng cười. Một người cười đắc thắng. Một người cười
trừ. Một người nhìn về quá khứ. Một người hướng về tương lai. Nhưng cả hai người vẫn
giữ lại một cái gì đó cho nhau. Đó là tình người.

Trang 29

You might also like