You are on page 1of 6

THU NHẬN ENZYM CELLULASE TỪ TRICHODERMA SP.

Đinh Thị Kim1, Nguyễn Thị Kim Tuyến1, Hồ Thiên Hoàng1


1.Phòng thí nghiệm Hóa sinh-Sinh học phân tử , Đại học Công Nghiệp TP.HCM
1.Giới thiệu

Những năm gần đây, nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Dưới áp
lực trên, nguồn năng lượng tái tạo đang được các quốc gia quan tâm Việc sử dụng
cellulase của Trichoderma viride để chuyển hóa nguyên liệu giàu cellulose thành
ethanol đang được nghiên cứu và áp dụng. Việt Nam có nguồn sinh khối tự nhiên
dồi dào. Thêm vào đó, nước ta là một nước nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm nông
nghiệp phong phú và đa dạng. Trước tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thu nhận enzym cellulase từ Trichoderma sp.”
Enzym Cellulase là một phức hệ enzym có tác dụng thuỷ phân cellulose
thông qua việc thuỷ phân liên kết 1,4-β-glucosid trong cellulose tạo ra sản phẩm
glucose cung cấp cho công nghiệp lên men. Nguồn thu enzym cellulase lớn nhất
hiện nay là vi sinh vật. Trong đó, vi nấm Trichoderma là nguồn thu enzym cellulase
quan trọng vì enzym có hoạt tính khá cao trong thời gian nuôi cấy ngắn.
Chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính sinh enzym cellulase ở Trichoderma
được phân lập lại từ chế phẩm Trichoderma trên các môi trường nuôi cấy: môi
trường bán rắn cơ bản (môi trường cám gạo), môi trường cám gạo bổ sung cỏ năng
đóng vai trò là chất cảm ứng sinh enzyme cellulase ở Trichoderma, môi trường bã
đậu nành thay thế cho cám gạo có bổ sung cỏ năng.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
2.1.Vi sinh vật và điều kiện nuôi cấy:
Trichoderma được phân lập và giữ giống ở 40C trên môi trường PGA. Vi
nấm được nuôi cấy trên môi trường bán rắn ở erlen 250ml chứa 50g môi trường bao
gồm cám gạo, bã đậu nành, cỏ năng.
Dung dịch Iod loãng, thuốc thử DNS, CMC, đệm acetate.
2.2. Phương pháp xác định hoạt tính enzym:
Để xác định hoạt tính enzym cellulose, chúng tôi sử dụng CMC (Carbonxyl
Methyl Cellulose) làm cơ chất. Hệ enzym cellulose sẽ tác dụng lên CMC, phóng
thích phân tử glucose, dựa vào lượng glucose xác định hoạt tính enzym cellulose
2.3. Thiết kế thí nghiệm
¾ Quy trình thực hiện:
Phân lập vi sinh vật hiếu khí

Định tính khả năng sinh enzym cellulase của Trichoderma

Lập đường chuẩn mật độ bào tử Trichoderma bằng phương pháp đo quang tại
bước sóng 610nm

Dựa vào đường chuẩn, bổ sung bào tử Trichoderma vào môi trường nuôi cấy
106 bào tử/g môi trường

Xác định hoạt tính chung của enzym cellulase bằng phương pháp xác định
hàm lượng đường khử (phương pháp Miler)
¾ Các khảo sát khả năng sinh enzym cellulase được bố trí theo 3 nghiệm thức:
Môi trường cám gạo (môi trường bán rắn cơ bản) không bổ sung chất cảm
ứng
Môi trường cám gạo bổ sung cỏ năng nồng độ từ 1% đến 6%
Môi trường bã đậu nành bổ sung cỏ năng nồng độ từ 1% đến 4%
¾ Mỗi nghiệm thức được cấy Trichoderma và nuôi ở nhiệt độ phòng sau 48 giờ
đến 60 giờ, Tiến hành khảo sát hoạt tính chung enzym cellulase theo thời gian nuôi
cấy
3. Kết quả và biện luận:
3.1. Kết quả:
¾ Kết quả định tính khả năng sinh enzym cellulase ở Trichoderma:
Chúng tôi tiến hành nuôi cấy Trichoderma trên môi trường Agar + CMC 1%,
Sau 5 ngày nuôi cấy, đo được đường kính vòng phân giải là 22mm. Điều này chứng
tỏ chủng Trichoderma khảo sát có sinh enzym cellulase.
¾ Kết quả khảo sát hoạt tính chung celulase trên môi trường cám gạo:
Nồng độ cỏ năng (%) 0 1 2 3 4 5 6
Hoạt tính chung cellulase (đơn 37,351 40,327 52,976 54,216 57,688 39,831 42,808
vị hoạt tính/g canh trường)

80
Hoạt tính chung enzym
cellulase (đvht/g canh 60 52.97654.21657.688
trường) 37.35140.327 39.83142.808
40

20

0
0 1 2 3 4 5 6
Lượng cỏ năng bổ sung vào môi trường nuôi cấy (%)

Biểu đồ 1: Kết quả khảo sát hoạt tính chung cellulase trên môi trường cám gạo
¾ Kết quả khảo sát hoạt tính chung celulase trên môi trường bã đậu nành:
Nồng độ cỏ năng (%) 1 2 3 4
Hoạt tính chung cellulase (đơn vị 52,480 78,026 61,409 68,849
hoạt tính/g canh trường)
Hoạt tính chung enzym

100
cellulase (đvht/g canh

78.026
80 68.849
61.409
52.48
trường)

60
40
20
0
1 2 3 4
Lượng cỏ nămg bổ sung vào môi trường nuôi cấy (%)
Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát hoạt tính chung cellulase trên môi trường bã đậu
nành
3.2. Nhận xét:
Trong môi trường cám gạo, hoạt tính chung enzym cellulase của chủng
Trichoderma khảo sát cao nhất ở nồng độ 4% cỏ năng với 57,688 đvht/g canh
trường (gấp 1,54 lần so với môi trường không có chất cảm ứng).
Trong môi trường bã đậu nành, hoạt tính chung enzym cellulase của chủng
Trichoderma khảo sát tăng so với môi trường cám gạo. Hoạt tính chung enzym
cellulase cao nhất trong môi trường bã đậu nành bổ sung 2% cỏ năng
IV. Kết luận:
Trong môi trường nuôi cấy không có chất cảm ứng, chủng nấm mốc
Trichoderma khảo sát vẫn có khả năng sinh tổng hợp enzym cellulase. Nếu bổ sung
vào môi trường chất cảm ứng là cellulose ở nồng độ thích hợp, Trichoderma có khả
năng sinh tổng hợp enzym cellulase có hoạt tính cao hơn. Điều này phù hợp với các
nghiên cứu của các tác giả trước đây về Trichoderma sinh enzym cellulase tăng
trong môi trường có chất cảm ứng ở nồng độ thích hợp.
Chúng tôi chọn ra được môi trường bã đậu nành bổ sung 2% cỏ năng nuôi
cấy Trichoderma thu enzym cellulase có hoạt tính cao hơn và thời gian nuôi cấy
ngắn hơn các môi trường còn lại trong khảo sát này với 78,026 đvht/g canh trường
tại 60 giờ nuôi cấy.
Abstract
The present study is concerned with the optimization of the cultural
conditions of locally isolated mould cultures for the production of cellulose
enzymes by both surface culture and submerged culture methods in conical flasks
and stirred fomenter. The cultures of Trichoderma sp however were best producer
of cellulases. The agricultural by products such as wheat bran, bagasse, rice straw,
wheat straw, waste soybeen and grass etc. were evaluated as substrate by both
mould culture for the production of enzymes. Of all the substrates tested, however,
waste soybeen and grass was found to be an ideal substrate providing all the
nutrients for the synthesis of cellulases. High cellulsse activity (78,026U/g
substrate) activities were detected in the culture include waste soybeen and grass
2%.
Acknowledgements
This work was supported from Deparment of Biochemistry , HCM University of
Natural sciences. We thank Dinh Minh Hiep for provide us with Trichoderma sp
Tài liệu tham khảo:
1. Allen, A. L., and C. D. Roche. (1989), Effects of strain and fermentation
conditions on production of cellulase by Trichoderma reesei.
Biotechnol.Bioeng. 33:650–656.
2. Bailey,M. J., and K.M. H. Nevalainen. 1981. Induction, isolation and testing
of stable Trichoderma reesei mutants with improved production of
solubilizing cellulase. Enzyme Microb. Technol. 3:153–157
3. Penttila, M., P. Lehtovaara, H. Nevalainen, R. Bhikhabhai, and J.
Knowles.1986. Homology between cellulase genes of Trichoderma reesei:
complete nucleotide sequence of the endoglucanase I gene. Gene 45:253–
263.
4. Phạm Thị Ánh Hồng (2001) Kỹ thuật sinh hoá, NXB. Đại Học Quốc Gia Tp.
Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Đức Lượng, Phan Thị Huyền, Nguyễn Ánh Tuyết - Thí nghiệm
Công nghệ sinh học tập
6. Nguyễn Đức Lượng, Cao Tường, Nguyễn Ánh Tuyết, Lê Thị Thủy Tiên, Tạ
Thu Hằng, Huỳnh Ngọc Anh, Nguyễn Thúy Hương, Phan Thị Huyền - Công
nghệ enzym, NXB. Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
7. Trần Linh Thước - Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mỹ phẩm, NXB. Giáo Dục, 2003.
8. Lê Thị Hồng Nga – Nghiên cứu sự tổng hợp cảm ứng pectinase và
cellulase của một số chủng nấm mốc¸ Luận văn thạc sĩ sinh học, ĐH Khoa
Học Tự Nhiên Tp. HCM, 2005.
9. Võ Thị Thu Trâm - Khảo sát hoạt tính enzym cellulose tách chiết từ hệ sợi
nấm bào ngư (Pleurotus Sp) nuôi cấy trên môi trường bã khoai mì, Khóa
luận cử nhân sinh học, ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp. HCM, 2004.
Tài liệu internet:
10. http://baigiang.bachkim.vn/presentation/show/pr_id/40540
11. http://bdu.edu.vn/webbdu/DiễnđànSinhViên/tabid/54/forumid/23/Scope/thre
ads/Default.aspx
12. http://www.fao.org/docrep/w7241e/w7241e08.htm#3.2.3.1development of
process for high titer cellulase production
13. http://www.h2vn.com/community/index.php?topic=5416.msg37045
14. www.sigmaaldrich.com/img/assets/22940/Plant_L...
15. http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=1839
16. http://www.sinhhocvietnam.com/
17. http://www.thuvienhoasen.org/anchay-21-daunanh.htm
18. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu_t%C6%B0%C6%A1
ng
19. http://wapedia.mobi/vi/Danh_ph%C3%A1p_khoa_h%E1%BB%8Dc
20. http://wapedia.mobi/vi/Eleocharis_acicularis
21. http://wapedia.mobi/vi/H%C3%ACnh:Eleocharis_dulcis_Blanco1.15.jpg
22. http://xttm.agroviet.gov.vn/images/Nong nghiep/Tieu/QNtrongtieu1small.jpg
23. www.enzymeindia.com/enzymes/hemicellulase.asp

You might also like