You are on page 1of 113

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ _ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ


TOÁN THÀNH PHẨM _ TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


Th.s NGUYỄN TRI NHƯ QUỲNH PHAN THỊ KIM NGÂN
Lớp: ĐH1KT2

Tháng 05/2004
LỜI CÁM ƠN
X™W
Được sự phân công của các thầy cô khoa KT_ QTKD trường Đại học An Giang,
sau gần 03 tháng thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “ Phân tích
công tác hạch toán kế toán thành phẩm _ tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang “.
Để hoàn thiện được nhiệm vụ của mình, ngoài sự nổ lực học hỏi của bản thân
còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, cô chú và các anh chị trong Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Tri Như Quỳnh, người đã trực tiếp
hướng dẫn, luôn động viên và khích lệ em trong suốt thời gian thực tập.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang cùng toàn thể các
cô chú, anh chị trong công ty. Đặc biệt là cô Võ Thị Thanh Xuân _ Kế toán trưởng, cô
Nguyễn Thị Thu Hảo _ Kế toán tổng hợp, cô Nguyễn Kim Hoa, cô Linh, cô Hồng, anh
Tùng....., đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho em chi tiết, giúp em hoàn thiện đề tài này.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh
nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ công
nhân viên trong Công ty để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin gửi đến quý thầy cô, cô chú, anh chị trong Công ty những lời
cám ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.

SVTH
Phan Thị Kim Ngân
An Giang 05/2004
MỤC LỤC BẢNG

[œ\

Bảng 01: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh _ Năm 2003...43

Bảng 02: Bảng kê biên bản sản xuất............................................................54

Bảng 03: Bảng chi tiết các tài khoản............................................................62

Bảng 04: Bảng cân đối tài khoản..................................................................64

Bảng 05: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh _ Quý 4/2003 96
MỤC LỤC
[œ\
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................Trang 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
3. Phương pháp nhiên cứu....................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 2
PHẦN NỘI DUNG:.................................................................................................. 3
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THÀNH
PHẨM, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ............3

A. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM _ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ..... 3

1. Những vấn đề chung về thành phẩm _ tiêu thụ và kết quả kinh doanh.....3
1.1. Khái niệm thành phẩm, bán thành phẩm ................................................ 3
1.2. Khái niệm tiêu thụ................................................................................... 3
1.3. Khái niệm xác định kết quả kinh doanh.................................................. 4
1.4. Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán thành phẩm _ tiêu
thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh ........................................ 4
2. Tổ chức công tác kế toán thành phẩm ......................................................... 5
2.1 Đánh giá thành phẩm .............................................................................. 5
2.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm ................................................................. 7
3 . Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm......................................... 10
3.1. Kế toán doanh thu ................................................................................ 10
3.2 Một số phương thức tiêu thụ ..................................................................14
3.3 Hạch toán các khoản giảm doanh thu bán hàng.................................... 17
3.4 Qui trình hạch toán doanh thu & doanh thu thuần................................ 22
4 Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh............................. 22
4.1 Kế toán giá vốn hàng bán...................................................................... 22
4.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp .................. 26
4.3 Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh ................................. 29
B. HÌNH THỨC KẾ TOÁN .................................................................................. 31
Chương II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
AN GIANG................................................................................ 33

1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 33


2 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất ........................... 34
2.1. Tổ chức quản lý của công ty ................................................................ 34
2.2. Tổ chức quản lý của cơ sở sản xuất chế biến....................................... 37
3 Tổ chức bộ máy kế toán .............................................................................. 38
3.1 Quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác........................... 39
3.2 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ........................................................ 40
3.3 Hình thức kế toán .................................................................................. 40
4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh .................................................. 42
4.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................. 42
4.2 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty.. 45
Chương III: CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM _ TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XUẤT
NHẬP KHẨU AN GIANG ................................................................. 47

1. Kế toán thành phẩm ..................................................................................... 47


1.1 Tính chất thành phẩm............................................................................ 47
1.2 Cách tính giá thành phẩm...................................................................... 48
1.3 Quy trình hạch toán và ghi sổ kế toán theo hình thức “nhật ký chung” 48
2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh ..................................... 66
2.1 Các chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh ............................................................................................. 66
2.2 Kế toán tiêu thụ .................................................................................... 70
2.3 Kế toán chi phí ...................................................................................... 87
2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh .................................................... 93
Chương IV: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................97
1. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ và công tác hạch toán kế toán thành
phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh theo hình thức kế toán
nhật ký chung ................................................................................................ 97
1.1 Những ưu điểm...................................................................................... 97
1.2 Những tồn tại......................................................................................... 98
2. Một số giải pháp nhằm cải thiện công tác hạch toán và ghi sổ kế toán. 100
2.1 Về việc sử dụng tài khoản .................................................................. 100
2.2 Về công tác hạch toán ......................................................................... 100
2.3 Về trình tự phản ánh ghi vào sổ kế toán.............................................. 102
2.4 Về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ............................................. 103
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty ................................................................................................... 104
KẾT LUẬN.......................................................................................................................106
Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
rước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, mức dộ cạnh

T tranh về hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt hơn. Nhất là khi Việt Nam tiến tới
gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), điều này sẽ mang lại cho các doanh
nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội vô cùng quý báo và đồng thời cũng tạo ra nhiều thử thách
lớn. Do đó, mỗi doanh nghiệp không những phải tự lực vươn lên trong quá trình sản xuất
kinh doanh mà còn phải biết phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả kinh
tế cao nhất.

Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ với
mục đích cuối cùng là đem lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp còn phải biết nắm bắt
những thông tin, số liệu cần thiết, chính xác từ bộ phận kế toán để kịp thời đáp ứng các yêu
cầu của nhà quản lý, có thể công khai tài chính thu hút nhà đầu tư, tham gia vào các thị
trường tài chính.

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất
nhập khẩu, phải thể hiện được vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một doanh nghiệp nhà nước với qui mô lớn, có uy tín
cao hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ và đầu tư của
tỉnh An Giang, Công ty ANGIMEX đã từng bước khẳng định mình trên thương trường
xuất khẩu, đảm bảo vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước vững mạnh trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu thì việc đẩy mạnh công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ cũng
như xác định đúng kết quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa rất thiết thực. Điều đó không
những sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những phương thức tiêu thụ thành phẩm hữu hiệu,
bảo toàn vốn, đẩy nhanh vòng quay vốn, đem đến cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao
nhất mà còn giúp cho nhà nước điều tiết hợp lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 1


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Với nhận thức trên và qua thời gian thực tập tại công ty, em quyết định đi sâu
nghiên cứu đề tài sau :

“ Phân tích công tác hạch toán kế toán thành phẩm _ tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu An Giang “.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán thành phẩm_ tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh ( kết quả tiêu thụ ) theo hình thức kế toán nhật ký chung tại công
ty. Trên cơ sở đó đề ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kế toán này để công ty có
thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, quá trình tiêu thụ
thành phẩm và phản ánh chính xác, kịp thời kết quả tiêu thụ giúp công ty nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài là phương pháp thống kê và
phân tích số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, các số
liệu trong các báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính, sổ sách kế toán tại doanh nghiệp và
các số liệu có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của phòng kế toán để từ đó
rút ra những nhận xét và kết luận.

4. Phạm vi nghiên cứu:


_ Đề tài nghiên cứu về công tác hạch toán kế toán thành phẩm tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu An Giang với kỳ kế toán là quý IV năm 2003.
_ Chỉ thu thập các số liệu liên quan đến kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định
kết quả kinh doanh.

Do thời gian thực tập, cơ hội tiếp xúc với thực tế và kiến thức có hạn nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng
góp của quý thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong công ty để đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 2


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN THÀNH PHẨM _ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH

A / KẾ TOÁN THÀNH PHẨM _ TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH:

1. Những vấn đề chung về thành phẩm _ tiêu thụ và kết quả kinh doanh:

1.1 Khái niệm về thành phẩm, bán thành phẩm:


Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến, đã được kiểm
nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật quy định, có thể nhập kho hay giao
ngay cho khách hàng. Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà sản phẩm có thể chia
thành nhiều loại với những phẩm cấp khác nhau gọi là chính phẩm, phụ phẩm, hay sản
phẩm loại I, II…
Bán thành phẩm là những sản phẩm mới hoàn thành một công đoạn chế biến nhất
định nào đó (trừ công đoạn chế biến cuối cùng) trong quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định được nhập kho để chờ tiếp tục
chế biến hoặc được chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc một bộ phận nhỏ có thể được
bán ra bên ngoài.

1.2 Khái niệm về tiêu thụ:


Tiêu thụ xét theo góc độ kinh tế là việc chuyển quyền sở hữu về các sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp ra, đồng thời được khách hàng thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Hoạt động tiêu thụ có thể tiến hành theo nhiều phương thức: bán trực tiếp tại kho
của doanh nghiệp, chuyển hàng theo hợp đồng, bán hàng thông qua các đại lý,…Về

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 3


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

nguyên tắc kế toán sẽ ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ vào sổ sách kế toán khi nào doanh
nghiệp không còn quyền sở hữu về sản phẩm nhưng bù lại được quyền sở hữu về tiền do
khách hàng thanh toán hoặc được quyền đòi tiền.

1.3 Xác định kết quả kinh doanh:


Kết quả kinh doanh hàng hoá là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi
phí. Kết quả kinh doanh là mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào
qui mô, chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh chi phí đã bỏ ra và thu nhập đạt được
trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả là lãi,
ngược lại kết quả kinh doanh là lỗ. Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến
hành vào cuối kỳ hạch toán là tháng, quý hay năm tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh
doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Kết quả Doanh thu Chi phí bán hàng &
Giá vốn
kinh = bán hàng - - Chi phí quản lý doanh
hàng bán
doanh thuần nghiệp

1.4 Ý nghĩa và nhiệm vụ của công tác hạch toán thành phẩm _ tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh:

1.4.1 Ý nghĩa:
Đặc trưng lớn nhất của sản xuất hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra để bán
nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch hoạt động của nhà sản xuất. Do đó
quá trình tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội.
Quá trình tiêu thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người bán với người mua đã
diễn ra và quyền sở hữu về hàng hóa đã thay đổi, nó là giai đoạn cuối của quá trình sản
xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Việc tiêu thụ và xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối
cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Chính vì lẽ đó mà kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong công tác quản lý và tiêu thụ hàng hoá. Thông qua các thông tin từ kế toán mà
người điều hành doanh nghiệp có thể biết được mức độ hoàn thành tiêu thụ, xác định một
cách chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 4


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

động tốt trong kỳ kinh doanh tiếp theo, phát hiện kịp thời sai sót của từng khâu, từ đó có
biện pháp cụ thể phù hợp hơn để kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao, đồng thời cung
cấp thông tin cho các bên quan tâm, thu hút đầu tư vào doanh nghiệp, giữ vững uy tín của
doanh nghiệp trong mối quan hệ với bên ngoài.

1.4.2 Nhiệm vụ:


Đối với nghiệp vụ này, kế toán có nhiệm vụ tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và
trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, đảm bảo yêu cầu quản lý và nâng cao hiệu quả công
tác kế toán. Kiểm tra chặt chẽ các chứng từ nhằm xác định đúng đắn và kịp thời doanh thu
tiêu thụ hàng hoá và quá trình thanh toán tiền của khách hàng. Phản ánh, giám sát và cung
cấp tài liệu về quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá giúp cho việc đánh giá chất
lượng toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trên cơ sở đó có những biện pháp kiến
nghị nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Tổ chức công tác kế toán thành phẩm:

2.1 Đánh giá thành phẩm:


Đánh giá thành phẩm là phương pháp kế toán dùng thước đo bằng tiền để thể hiện
giá trị của thành phẩm nhằm ghi sổ kế toán và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan
đến thành phẩm. Thành phẩm có thể được đánh giá theo 2 loại: giá kế hoạch và giá thực tế.

2.1.1 Giá hạch toán :


Giá hạch toán do phòng kế toán qui định , có thể là giá kế hoạch hoặc giá thực tế
nhập kho kỳ trước ...Do chỉ là giá qui ước để sử dụng thống nhất trong kỳ hạch toán nên
giá hạch toán không phản ánh chính xác chi phí thực tế sản xuất ra thành phẩm. Vì vậy giá
hạch toán chỉ sử dụng trong kế toán chi tiết thành phẩm ( phiếu nhập kho , phiếu xuất kho ,
sổ chi tiết thành phẩm ), còn trong kế toán tổng hợp ( tài khoản kế toán, báo cáo tài chính ..) thành
phẩm phải được phản ánh theo giá thực tế .
Cuối tháng khi tính được giá thực tế thành phẩm nhập kho . Kế toán phải xác định
hệ số giá thành để tính ra giá thực tế thành phẩm xuất kho .
Giá thực tế TP xuất kho = Giá hạch toán x hệ số giá TP
Trong đó:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 5


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trị giá thực tế TP tồn ÐK + Trị giá thực tế TP nhập trong kỳ


Hệ số giá TP =
Trị giá hạch toán TP tồn ÐK + Trị giá hạch toán TP nhập trong kỳ
VD: Doanh nghiệp sản xuất K có tình hình về thành phẩm A như sau:
_ Số dư ngày 1/3/2002 của TK 155: 17,426,000 (giá hạch toán: 16,200,000 ; số
lượng 5,000 SPA).
_ Nhập kho từ sản xuất: 8,000 SPA với giá thành sản xuất thực tế 3,350 đ/sp.

16,200,000
Đơn giá hạch toán = 5,000 = 3,240 đ/sp

Hệ số giá thành phẩm = 17,426,000 + 8,000 x 3,350 = 1.05


16,200,000 + 8,000 x 3,240

Giá thực tế TP xuất kho = 3,240 x 1.05 = 3,402 đ/sp

2.1.2 Giá thực tế :

2.1.2.1 Giá thực tế nhập kho :


_ Là giá được tính theo giá thực tế thành phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm : chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung .
_ Thành phẩm do thuê ngoài gia công hoàn thành khi nhập kho được tính theo giá
thực tế gia công bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phí thuê gia công và các chi
phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công như : phí vận chuyển, bốc dỡ, hao
hụt trong quá trình thuê gia công .

2.1.2.2 Giá thực tế xuất kho :


Giá thực tế thành phẩm xuất kho có thể xác định theo một trong các phương pháp sau :
Phương pháp bình quân gia quyền :

Ðơn giá TP Giá thực tế TP tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế TP nhập kho trong kỳ
=
xuất kho Số lượng TP tồn kho đầu kỳ + Số lượng TP nhập kho trong kỳ

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 6


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Giá TP xuất kho trong kỳ = Số lượng TP xuất kho x đơn giá TP xuất kho
VD: Doanh nghiệp sản xuất M có tài liệu về kế toán thành phẩm như sau:
_ Số dư ngày 1/3/2002 của TK 155: 3,900,000 ( Số lượng: 75 sản phẩm ).
_ Trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 150 sản phẩm, giá thành đơn vị thực
tế: 53,500 đ/sp.
Đơn giá BQ 3,900,000 + 150 x 53,500
= 75 + 150 = 53,000 đ/sp
TP xuất kho
Phương pháp nhập trước _ xuất trước ( FIFO )
Phương pháp nhập sau _ xuất trước ( FIFO )
Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp “ Bình quân gia quyền “ để tính giá
thành phẩm thực tế xuất kho nên đề tài chỉ trình bày phương pháp này mà không trình bày
3 phương pháp còn lại.
2.2 Kế toán tổng hợp thành phẩm:

2.2.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên:

2.2.1.1 Tài khoản sử dụng:


Tài khoản 155-“thành phẩm” : phản ánh giá trị thành phẩm hiện có và tình hình
biến động của các loại thành phẩm trong doanh nghiệp .
Bên Nợ :
- Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho
- Trị giá thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê
Bên Có :
- Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho
- Trị giá thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê
Số dư bên Nợ : Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho
Tài khoản 157- “hàng gửi đi bán“ : phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hóa, lao
vụ dịch vụ hoàn thành đã gửi đi cho khách hàng theo hợp đồng mua bán đã ký kết và gửi
nhờ đại lý bán .
Bên Nợ :
- Giá trị hàng hóa thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gửi .

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 7


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

- Giá trị lao vụ, dịch vụ đã thực hiện đối với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận
thanh toán .
Bên Có :
- Giá trị hàng hóa, thành phẩm, lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán
hoặc thanh toán .
- Giá trị hàng hóa, thành phẩm, lao vụ gửi đi bị khách hàng trả lại .
Số dư bên Nợ : Giá trị hàng hóa, thành phẩm hiện đang gửi bán .

2.2.1.2 Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu :


Trong tháng, khi nhận được chứng từ nhập kho thành phẩm do các phân xưởng sản
xuất của doanh nghiệp sản xuất hay thuê ngoài gia công hoàn thành, kế toán sẽ phân loại
chứng từ theo từng loại, nhóm, thứ và ghi sổ chi tiết theo giá hạch toán.

Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai
thường xuyên
TK 154 TK 155 TK 632

Nhập kho TP do Xuất kho TP bán


sản xuất trực tiếp
TK 157 TK 157

Nhập kho TP gửi bán Xuất kho TP gửi


bị khách hàng trả lại đi bán
TK 3381
TK 1381
Kiểm kê TP phát hiện Kiểm kê TP phát hiện
thừa chờ xử lý thiếu chờ xử lý
TK 412
TK 412
Giá trị TP được đánh Giá trị TP bị đánh
giá tăng giá giảm

TK 128, 222

Xuất kho TP đem


góp vốn liên doanh

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 8


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

2.2.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ


2.2.2.1. Tài khoản sử dụng:
Theo phương pháp này, giá trị thành phẩm xuất kho trong kỳ chỉ có thể xác định
vào thời điểm cuối kỳ trên cơ sở đã kiểm kê thực tế về mặt hiện vật thành phẩm tồn kho
vào cuối kỳ và thành phẩm đã gởi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ.
Xác định giá trị thành phẩm xuất bán trong kỳ:

Giá trị TP Giá trị Giá trị TP gửi Giá trị TP Giá trị Giá trị TP gửi
xuất bán = TP tồn + bán chưa tiêu + nhập kho - TP tồn - bán chưa tiêu
trong kỳ đầu kỳ thụ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thụ cuối kỳ
Giá trị TP tồn kho cuối kỳ = Số lượng TP tồn kho cuối kỳ x giá trị đơn vị TP
Trong đó : giá trị đơn vị thành phẩm tồn kho được xác định theo một trong các
phương pháp :
_ Bình quân gia quyền
_ Nhập trước _ xuất trước
_ Nhập sau _ xuất trước
Khi sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì các TK 155, TK 157 chỉ sử dụng
phản ánh giá trị thành phẩm , hàng gửi bán hiện có đầu kỳ và cuối kỳ .
2.2.2.2 Phương pháp phản ánh:

Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp


kiểm kê định kỳ

TK 155,156,157 TK 632 TK 155,156, 157

Giá trị TP, hàng hóa, Giá trị TP, hàng hóa,
gửi bán tồn đầu kỳ gửi bán tồn cuối kỳ
TK 631 TK 911

Giá thành sản phẩm Giá trị TP tiêu thụ


sản xuất ra trong kỳ trong kỳ

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 9


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

3 . Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm:

3.1. Kế toán doanh thu:


Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

3.1.1 Một số khái niệm về doanh thu:


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá,
tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán
(nếu có). Số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn (GTGT), hoá đơn bán hàng, hoặc trên các
chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng hoặc giá thoả thuận giữa người mua và người bán.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể thu tiền hoặc chưa thu tiền ngay
(Do các thoả thuận về thanh toán hàng bán) sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng
hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng & được khách hàng chấp nhận thanh toán.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần:


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần (hay còn gọi là Doanh thu thuần) có
thể thấp hơn doanh thu bán hàng do các nguyên nhân: doanh nghiệp giảm giá hàng đã bán
cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (Do không đảm bảo điều kiện về qui cách,
phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế), và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
hoặc thuế xuất khẩu được tính trên doanh thu bán hàng thực tế mà doanh nghiệp đã thực
hiện trong một kỳ kế toán.

Doanh thu tiêu thụ nội bộ:


Doanh thu tiêu thụ nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp
dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty.

3.1.2 Nguyên tắc chung xác định doanh thu:


Doanh thu phải được ghi nhận theo nguyên tắc doanh thu & chi phí liên quan đến
cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo
năm tài chính.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 10


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Chỉ hạch toán doanh thu bán hàng và doanh thu nội bộ các khoản doanh thu của
khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ hạch toán.
Không hạch toán vào tài khoản doanh thu những khoản doanh thu bán hàng chưa
chắc chắn có khả năng được thực hiện.
Hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản
chất & giá trị thì việc trao đổi đó không được xem là một giao dịch tạo ra doanh thu và
không ghi nhận là doanh thu.
Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại
doanh thu. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, từng loại
sản phẩm, hàng hoá,…nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh
doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh & lập báo cáo kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch
toán riêng biệt.
Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Toàn bộ
doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào tài khoản 911-Xác định
kết quả kinh doanh. Các tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.

3.1.3 Các tài khoản sử dụng hạch toán doanh thu:

Tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”:
Tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay
sẽ thu tiền.
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ của doanh nghịêp được thực hiện theo
nguyên tắc sau:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa thuế
GTGT.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ là
tổng giá thanh toán.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 11


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

- Những doanh nghiệp nhận gia công hàng hoá, vật tư thì chỉ phản ánh vào doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá
trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.
- Đối với các cơ sở là đại lý nhận bán hộ & bán theo giá qui định thì doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần hoa hồng bán hàng mà cơ sở được hưởng.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi
nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài
chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm.
- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng & đã thu tiền bán
hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng thì giá trị số hàng này
không được xem là tiêu thụ và không được ghi vào tài khoản 511 mà phải hạch toán vào
bên có tài khoản 131-“Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi
thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào tài khoản 511 về trị giá hàng đã giao, đã
thu tiền hàng trước.
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm
thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác
định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản.
- Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá thì doanh thu trợ cấp, trợ giá
là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511- “Doanh thu bán hàng & cung
cấp dịch vụ”:
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu
bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách
hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán;
- Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911-“Xác định kết quả kinh
doanh”.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 12


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2:
• TK 5111-Doanh thu bán hàng hoá: dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá,
vật tư, lương thực,…
• TK 5112-Doanh thu bán các thành phẩm: dùng cho các ngành sản xuất vật chất
như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp,…
• TK 5113-Doanh thu cung cấp dịch vụ: dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ
như: giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ kế toán-kiểm toán,…
• TK 5114-Doanh thu trợ cấp, trợ giá: dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ
trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.

Tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”:


Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ được thực hiện như qui định đối với doanh thu
bán hàng (Tài khoản 511).
Tài khoản này chỉ sử dụng cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong
công ty hay một tổng công ty, nhằm phản ánh số doanh thu tiêu thụ nội bộ trong một kỳ kế toán.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này số doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn nhau.
Không hạch toán vào tài khoản này các khoản doanh thu bán hàng cho các đơn vị
không trực thuộc công ty, tổng công ty.
Doanh thu tiêu thụ nội bộ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh nội bộ của các
đơn vị thành viên.
Kết quả kinh doanh của công ty, tổng công ty bao gồm kết quả phần tiêu thụ nội bộ
& tiêu thụ ra bên ngoài. Tổng công ty, công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà
nước theo các luật thuế qui định trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ ra
bên ngoài & tiêu thụ nội bộ

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 13


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”:
Bên Nợ:
- Trị giá hàng bán bị trả lại; khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối
lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế
toán.
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ nội
bộ.
- Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ thuần vào TK 911-“Xác định kết quả
kinh doanh”.
Bên Có:
- Tổng số doanh thu nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 512 có 3 tài khoản cấp 2:
• TK 5121-Doanh thu bán hàng hoá: dùng cho các doanh nghiệp thương mại.
• TK 5122-Doanh thu bán các thành phẩm: dùng cho các doanh nghiệp sản xuất.
• TK 5123-Doanh thu cung cấp dịch vụ: dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.

3.2 Một số phương thức tiêu thụ:

3.2.1 Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng:
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho ( hay trực tiếp tại các
phân xưởng không qua kho ) của doanh nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được
chính thức coi là tiêu thụ và người bán không có quyền sở hữu số hàng hoá này.

Sơ đồ 3 : Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng trực tiếp

TK 155 TK 632

t kho tiêu thụ trực tiếp

TK 154

Giá thành SP thực tế


hoàn thành

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 14


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

TK 511 TK 111,112, 131


TK 333

Các loại thuế tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ


phải nộp hàng hoá
TK 521,531,532 TK 333 (3331)

Kết chuyển các khoản


CK, GVHB… Thuế GTGT
phải nộp

3.2.2 Phương thức tiêu thụ qua các đại lý ( ký gởi hàng ):
Là phương thức mà bên giao ( chủ hàng ) xuất hàng giao cho các đại lý hoặc các
đơn vị nhận bán hàng ký gửi bán hộ. Số hàng ký gửi này vẫn thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp ( chủ hàng ) cho đến khi được tiêu thụ. Khi bán được hàng ký gứi, doanh
nghiệp sẽ trả cho đại lý hoặc bên nhận ký gửi một khoản hoa hồng tính theo tỷ lệ phần
trăm trên giá ký gửi của số hàng ký gửi thực tế đã bán được. Khoản hoa hồng này sẽ được
doanh nghiệp hạch toán vào chi phí bán hàng.
Đối với doanh nghiệp gửi hàng:

Sơ đồ 4 : Hạch toán ở doanh nghiệp gửi hàng


_ Phản ánh xuất kho hàng hóa gửi bán và hàng gửi bán được tiêu thụ:

TK 155 TK 157 TK 632

Xuất kho gửi bán Hàng gửi bán được


tiêu thụ

_ Phản ánh doanh thu bán hàng:


TK 111,112,131
TK 511

Doanh thu bán hàng chưa có thuế

TK 3331 TK 641
Thuế GTGT Hoa hồng
phải nộp cho đại lý

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 15


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Đối với doanh nghiệp nhận đại lý:


Sơ đồ 5 : Hạch toán ở doanh nghiệp nhận đại lý:

TK 511 TK 3388 TK 111, 112, 131

Số tiền hoa hồng Tổng ST phải thanh toán cho


được hưởng chủ hàng ( có thuế GTGT)
TK 111, 112 TK 003
Khi nhận hàng ký Khi bán được hàng
Số tiền trả lại gửi (Giá thanh toán) hoặc gửi trả lại
cho chủ hàng

3.2.3 Phương thức bán hàng trả góp:


Là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay
tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải
chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo là bằng nhau,
trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Khoản trả lãi này chỉ
được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính (TK 515).
Sơ đồ 6 : Hạch toán bán hàng trả góp:
_ Xuất hàng giao cho người mua:

TK 155 TK 632

Xuất kho giao cho người mua


theo giá thực tế xuất kho

_ Phản ánh doanh thu và tiền lãi trả góp:


• Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

TK 511 TK 111, 112, 131

Giá bán trả tiền


ngay chưa có thuế
TK 3331 TK 515 K 3387

Số thuế GTGT Tiền lãi trả


phải nộp góp từng kỳ
TK 3387

Chênh lệch giữa ST bán


trả ngay và trả góp
SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 16
Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

• Đối với hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp:
Phản ánh doanh thu (TK 511), doanh thu chưa thực hiện (TK 3387) và
doanh thu hoạt động tài chính (TK515) bao gồm cả thuế GTGT.
Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp:

TK 3331 TK 511

Số thuế GTGT phải nộp

3.2.4 Các trường hợp được coi là tiêu thụ khác


Trao đổi hàng
Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa
Dùng để biếu tặng, phục vụ lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.3 Hạch toán các khoản giảm doanh thu bán hàng:
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại:
Chiết khấu thương mại:
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh
toán cho người mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả
thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết
mua hàng, bán hàng.
Kế toán chiết khấu thương mại sử dụng tài khoản 521-“Chiết khấu thương mại”.

Một số qui định khi hạch toán vào tài khoản 521:
Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được
hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại doanh nghiệp đã
qui định.
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng
chiết khấu thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hoá đơn GTGT
hoặc hoá đơn bán hàng lần cuối cùng.
Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương
mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 17


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

thì phải chi tiền chiết khấu cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong trường hợp
này được hạch toán vào tài khoản 521.
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương
mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì
khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào tài khoản 521. Doanh thu bán
hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng &
từng loại hàng bán.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521-“Chiết khấu thương mại”:
Bên Nợ:
- Số chiết khấu thương mại đã chấp thuận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có:
- Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511-“Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch
toán.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.

Sô ñoà 1: Sô ñoà haïch toaùn Chieát khaáu thöông maïi


TK 111,112,131 TK 521 TK 511,512

Chieét khaéu K.chuyeín chieét khaéu


thþü ng ma÷i thþü ng ma÷ i

Giảm giá hàng bán:


Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một
cách đặc biệt trên giá đã thoả thuận trong hoá đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất,
không đúng qui cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng.
Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá
ngoài hoá đơn, tức là sau khi đã phát hành hoá đơn bán hàng, không phản ánh vào tài

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 18


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

khoản này số giảm giá (cho phép) đã được ghi trên hoá đơn & đã được trừ vào tổng giá trị
hàng bán ghi trên hoá đơn.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 532-“Giảm giá hàng bán”:
Bên Nợ:
- Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.
Bên Có:
- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang tài khoản doanh thu bán
hàng hoặc tài khoản doanh thu nội bộ.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.

Sô ñoà 2: Sô ñoà haïch toaùn Giaûm giaù haøng baùn


TK 111,112,131 TK 532 TK 511,512

Gia˚m gia˙cho K.chuyeín gia˚m gia˙


kha˙ch ha˘ng

Hàng bán bị trả lại:

Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ,
nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế
như hàng kém phẩm chất, sai qui cách, chủng loại.
Doanh thu hàng Số lượng hàng Đơn giá bán đã ghi
= x
bị trả lại bị trả lại trên hoá đơn
Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng,
số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc
bảng sao hợp đồng (nếu trả lại một phần hàng). Và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho
của doanh nghiệp số hàng nói trên.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 19


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 531-“Hàng bán bị trả lại”:
Bên Nợ:
- Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ
vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán ra.
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào bên nợ tài khoản 511-“Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc tài khoản 512-“Doanh thu nội bộ”
để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.

Sô ñoà 3: Sô ñoà haïch toaùn Haøng baùn bò traû laïi


TK 111,112,131 TK 531 TK 511,512

Han̆g baṅ bú K.chuyeín doanh thu


tra˚ la÷i ha˘ng ba˙n bú tra˚ la÷i

TK 3331

Thueé GTGT

Thuế khấu trừ giảm doanh thu bán hàng:


Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT):
Khái niệm:
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Phương pháp tính thuế GTGT:
Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo 1 trong 2 phương pháp: khấu trừ
thuế hoặc tính trực tiếp trên GTGT.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT được áp dụng trong phạm vi rất hạn hẹp. Đó là:
• Cá nhân sản xuất, kinh doanh và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại
Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chưa thực hiện đầy đủ các điều

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 20


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế; các hộ gia đình & cá nhân kinh doanh có mức doanh thu và mức thu nhập thấp.
• Các cơ sở kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý.

Phương pháp khấu trừ thuế:

Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT


= -
phải nộp đầu ra đầu vào

Trong đó:

Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hoá, Thuế suất thuế
= x
đầu ra dịch vụ bán ra GTGT (%)

Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT
Thuế GTGT
= mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá
đầu vào
nhập khẩu
Thuế xuất khẩu:
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu: tất cả sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mua bán, trao
đổi với nước ngoài khi xuất khẩu ra khỏi biên giới nước Việt Nam.
Đối tượng nộp thuế xuất khẩu: tất cả các đơn vị kinh tế trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ
thác xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu phải nộp cho Hải quan tính trên cơ sở trị giá bán tại cửa khẩu ghi
trong hợp đồng của lô hàng xuất (thường là giá FOB) & thuế suất thuế xuất khẩu của mặt
hàng xuất khẩu, được quy đổi về tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành. Tuy nhiên,
cũng có khi Hải quan không tính theo giá trị bán tại cửa khẩu ghi trong hợp đồng mà có
điều chỉnh do tham khảo biểu giá tối thiểu khi tính thuế xuất (nhập) khẩu.
Tài khoản sử dụng: tài khoản 3333-‘Thuế xuất, nhập khẩu”.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3333 tương tự như tài khoản 3331-
“thuế GTGT”.
Hiện nay Công ty đang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và thuế
xuất khẩu nên em chỉ trình bày 2 phương pháp tính thuế này.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 21


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

3.4 Qui trình hạch toán doanh thu và doanh thu thuần:

Sô ñoà 4: Sô ñoà haïch toaùn Doanh thu vaø Doanh thu thuaàn
TK 111,112,131
TK 3332,3333 TK 511,512 311

Thueé TTÙ B & Thueé XK Ghi nhaìn doanh


phai̊ noìp thu baṅ ha˘ng

TK 532 TK 3331
K.chuyeín gia˚m gia˙
Thueé GTGT
ha˘ng ba˙n
phai̊ noìp
TK 521
K.chuyeín chieét khaéu
thþü ng ma÷ i
TK 531
K.chuyeín doanh thu
ha˘ng ba˙n bú tra˚la÷
i
TK 3331
Thueé GTGT theo phþü ng phaṗ
trþ÷
c tieép
TK 911
K.chuyeín doanh thu thuaèn

4. Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh:

4.1 Kế toán giá vốn hàng bán:


Khái niệm:
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm (Hoặc gồm cả chi phí
mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại),
hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các
khoản khác được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Các phương pháp tính giá vốn hàng bán xuất kho:
• Phương pháp bình quân gia quyền.
• Phương pháp nhập trước - xuất trước. (FIFO)

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 22


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

• Phương pháp nhập sau - xuất trước. (LIFO)


• Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh.

Tài khoản sử dụng:


Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 632-“Giá vốn hàng bán”.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632-“Giá vốn hàng bán”:

Theo phương pháp kê khai thường xuyên:


Bên Nợ:
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình
thường & chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính
vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình
thường không được tính vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây
dựng, tự chế hoàn thành.
- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải
lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.
Bên Có:
- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài
chính (31/12) (khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ
hơn khoản đã lập dự phòng năm trước).
- Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
sang tài khoản 911-“Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ:


Bên Nợ:
- Trị giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ.
- Trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ đầu kỳ.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 23


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

- Tổng giá thành thực tế thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
- Các khoản khác cho phép tính vào giá vốn.
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên nợ tài khoản
155.
- Kết chuyển trị giá vốn hàng gửi bán chưa xác định tiêu thụ cuối kỳ vào bên
nợ tài khoản 157.
- Kết chuyển giá vốn thành phẩm đã xác định tiêu thụ trong kỳ sang tài khoản
911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.

Qui trình hạch toán giá vốn hàng bán:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 24


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Sô ñoà 5: Sô ñoà haïch toaùn GVHB theo phöông phaùp keâ khai thöôøn g xuyeân

TK 154,155,156 TK 632 TK 155,156,157


Gia˙ voén cu˚a tha˘nh phaím , ha˘ng
Gia˙tha˘nh thþ÷ c teé
hoa,̇ dú ch vu÷xuaét baṅ sa˚n phaím tieêu thu÷
TK 627,154 bú tra˚ la÷
i
TK 911
Khoa˚n chi phõ SX coé ù ú nh phaên
boíè va˘o gia˙ than̆h san̊ phaím ù þü ÷
c K.chuyeín gia˙voén
ghi nhaìn vaŏ gia˙ voén ha˘ng ba˙n ha˘ng ba˙n trong ky˘

TK 133
Thueé GTGT khoên g ù þü ÷ c khaéu
trþ˘ tõ nh va˘o gia˙voén trong ky˘
TK 157
Sa˚n phaím , ha˘ng hoa,̇ dú ch vu÷
gþi̊ ù i baṅ nay ù aýxa˙c ù ú nh
tieêu thu÷
TK 112,331

Mua ha˘ng hoa˙ xuaét


ba˙n thaıng
TK 133
Thueé GTGT
ù aèu va˘o
TK
152,153,155,156
Ca˙c khoan̊ hao hu÷ t, maét maṫ
HTK sau khi trþ˘ khoa˚n boèi
thþü ˘ng co˘n la÷
i tõ nh va˘o gia˙voén
ha˘ng ba˙n

TK 159
Soé cheênh leìch dþ÷pho˘ng gia˚m
gia˙HTK phai̊ laìp naòm nay lü ṅ
hü n naòm trþü ċ
Hoan̆ nhaìp soé C.leìch DPGG HTK phai̊
laìp naòm nay nho˚˘ hü n naòm trþü ˙c

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 25


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Sô ñoà 6: Sô ñoà haïch toaùn GVHB theo phöông phaùp kieåm keâ ñònh kyø
TK 155,157 TK 632 TK 155,156,157
Trú gia˙ san̊ phaím ù aèu ky˘ chþa
Trú gia˙ sa˚n phaím
baṅ ù þü ÷
c chuyeín sang
cuoéi ky˘chþa baṅ
TK 631 ù þü ÷
c
TK 911
Keét chuyeín gia˙tha˘nh sa˚n phaím
mua va˘o (SX trong ky˘) K.chuyeín gia˙ voén
han̆g baṅ trong ky˘

TK 133
Thueé GTGT khoêng ù þü ÷ c khaéu
trþ˘tõ nh vaŏ gia˙ voén trong ky˘

4.2 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:

4.2.1 Chi phí bán hàng:


Khái niệm:
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
Ý nghĩa công tác hạch toán chi phí bán hàng:
Công tác kế toán chi phí bán hàng là một khâu hạch toán quan trọng giúp hình
thành một tổng thể thông tin hoàn chỉnh phục vụ cho các nhà quản lý, nó xác định các
khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá, là cơ sở để lập dự toán chi
phí, kế hoạch quỹ lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động định mức, giúp xác định kết quả
kinh doanh trong kỳ chính xác. Bên cạnh đó từ những thông tin kế toán có được nhà quản
lý sẽ quyết định cắt giảm bớt những khoản chi phí nào không cần thiết để nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài khoản sử dụng: tài khoản 641-“Chi phí bán hàng”.


Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 26


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có).
- Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 để xác định
kết quả kinh doanh hoặc vào bên Nợ tài khoản 1422-“Chi phí chờ kết
chuyển”.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí tương ứng với các tài
khoản cấp 2:
• TK 6411-Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương nhân viên
bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hoá, vận chuyển
hàng hoá đi tiêu thụ và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
• TK 6412-Chi phí vật liêu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo
quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ; phụ tùng
thay thế dùng cho việc sữa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của bộ phận bán hàng.
• TK 6413-Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như
các dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay,…
• TK 6414-Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản sản phẩm,
hàng hoá, bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện
vận chuyển.
• TK 6415-Chi phí bảo hành sản phẩm.
• TK 6417-Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí thuê ngoài sữa chữa tài
sản cố định; tiền thuê kho bãi; tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng hoá đi tiêu
thụ; hoa hồng trả cho các đại lý và các đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu.
• TK 6418-Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí khác phát sinh ngoài
chi phí kể trên để phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí giới thiệu
sản phẩm, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng,…
Qui trình hạch toán:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 27


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Sô ñoà 7: Sô ñoà haïch toaùn Chi phí baùn haøng

TK 334,338,
214,152,... TK 641 TK 911

Taìp hü ÷p chi phõ Keét chuyeín ù eíxaċ ù ú nh


baṅ ha˘ng keét qua˚ kinh doanh

TK 1422
Keét chuyeín
CPBH chü ˘ ù eíxaċ ù ú nh
phaên boí keét qua˚
kinh doanh

4.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý
kinh doanh, quản lý hành chính & quản lý điều hành chung của toàn bộ doanh nghiệp, là
những chi phí gián tiếp mà không thể xếp vào quá trình sản xuất hoặc quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

Ý nghĩa công tác hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Công tác kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đóng một vai trò rất quan trọng
trong công tác quản lý cũng như trong tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp, nó giúp
xác định các khoản chi phí phục vụ cho vịêc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp; phản
ánh, giám đốc kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh; kiểm tra tính hợp lý,
hợp lệ của từng khoản chi phí từ đó đảm bảo xác định chính xác thu nhập, khắc phục tình
trạng “lãi giả, lỗ thật”, góp phần ngăn ngừa hiện tượng tham ô, lãng phí trong kinh doanh,
giúp hạ thấp chi phí và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tài khoản sử dụng: tài khoản 642-“Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642-“Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 28


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Bên Có:
- Các khoản được phép ghi giảm chi phí quản lý (nếu có).
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang bên Nợ tài khoản 911 để xác
định kết quả kinh doanh hoặc bên Nợ tài khoản 1422-“Chi phí chờ kết chuyển”.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 có các tài khoản cấp 2 như sau:
• TK 6421-Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp.
• TK 6422-Chi phí vật liệu quản lý
• TK 6423-Chi phí đồ dùng văn phòng
• TK 6424-Chi phí khấu hao TSCĐ.
• TK 6425-Thuế, phí, lệ phí
• TK 6426-Chi phí dự phòng
• TK 6427-Chi phí dịch vụ mua ngoài
• TK 6428-Chi phí khác bằng tiền
Qui trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

Sô ñoà 8: Sô ñoà haïch toaùn Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp

TK 334,338,
214,152,... TK 642 TK 911

Taìp hü p÷ chi phõ Keét chuyeín ù eíxa˙c ù ú nh


QLDN keét qua˚ kinh doanh

TK 1422
Keét chuyeín
Chi phõ QLDN ù eíxa˙c ù ú nh
chü ˘ phaên boí keét qua˚
kinh doanh

4.3 Xác định kết quả kinh doanh:


Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 911-“Xác định kết quả
kinh doanh”
Tài khoản 911 được mở chi tiết cho từng hoạt động (hoạt động sản xuất chế biến,
hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường,…).

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 29


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trong từng loại hoạt động có thể mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành kinh
doanh, từng loại hình dịch vụ.
Lưu ý rằng, các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản 911
phải là doanh thu thuần hoặc thu nhập thuần.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911-“Xác định kết quả kinh doanh”:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí hoạt động tài chính, hoạt động khác.
- Lãi trước thuế về hoạt động trong kỳ.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
- Doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.
- Lỗ về các hoạt động trong kỳ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
Qui trình hạch toán:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 30


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Sô ñoà 9: Sô ñoà haïch toaùn Xaùc ñònh keát quaû kinh doanh
TK 632 TK 911 TK 511

K.chuyeín gia˙voén K.chuyeín doanh


ha˘ng ba˙n thu thuaèn

TK 641

K.chuyeín chi phõ


ba˙n ha˘ng

TK 642

K.chuyeín chi phõ


QLDN

TK 421 TK 421

Laýi Loë

B / HÌNH THỨC KẾ TOÁN:


Hình thức kế toán là việc quy định mở những loại sổ sách kế toán nào đó để phản
ánh các đối tượng kế toán, kết cấu của từng loại sổ, trình tự _ phương pháp ghi sổ và mối
quan hệ giữa các loại sổ.
Theo chế độ kế toán hiện hành, có 4 hình thức kế toán được sử dụng như sau :
_ Hình thức kế toán Nhật ký chung .
_ Hình thức kế toán Nhật ký _ sổ Cái.
_ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
_ Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
Do Công ty đang áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung “ nên phần này chỉ
trình bày chi tiết hình thức kế toán Nhật ký chung mà không trình bày các hình thức còn lại
Hình thức kế toán Nhật ký chung :

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản :

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 31


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

_ Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký
( trọng tâm là sổ Nhật ký chung ) .
_ Ghi và định khoản theo trình tự thời gian phát sinh.
_ Lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Các loại sổ kế toán chủ yếu :


_ Sổ Nhật ký chung
_ Sổ Cái
_ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung :


Sơ đồ 16: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

Chứng từ gốc

Sổ Nhật ký Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế


đặc biệt toán chi tiết

Sổ Cái Bảng tổng


hợp chi tiết

Bảng cân đối


tài khoản

Báo cáo tài chính


Û Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ, đối chiếu

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 32


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Chương II:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
AN GIANG

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xuất nhập khẩu An Giang:

Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang hay An Giang Import Export Company viết
tắt là ANGIMEX được thành lập vào ngày 23/7/1976 do chủ tịch tỉnh Trần Tấn Thời ký
theo quyết định số 73/QÐ -76 và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 1976 .
Ngay ngày đầu được thành lập công ty có tên gọi là " Công Ty Ngoại Thương Tỉnh
An Giang ", trải qua nhiều năm và sự biến động của nền kinh tế đất nước cùng với tính
chất hoạt động của mình, Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang cũng có những tên gọi khác
nhau như: 31/12/1979 Công Ty Ngoại Thương Tỉnh An Giang đổi thành " Liên Hiệp Công
Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang " theo quyết định số 422/QÐ/UB của Uỷ Ban nhân dân tỉnh
và đến năm 1989 do yêu cầu tổ chức lại ngành ngoại thương nên công ty đổi tên thành "
Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang ".
Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang có trụ sở chính đặt tại số 01 Ngô Gia Tự_
Thành phố Long Xuyên _ An Giang. Trạm giao dịch tại số 137 đường Bình Trọng _ Quận
5 _ TP HCM. Với hệ thống 8 cửa hàng đặt tại các thành phố, thị xã, huyện và 5 nhà máy
xay xát được bố trí tại các vùng trọng điểm sản xuất lúa, nông sản của tỉnh .
Số vốn ban đầu của công ty chỉ có 5000 triệu đồng ( tương đương 10 lượng vàng )
với số lượng nhân viên là 40 người, qui mô và phạm vi hoạt động còn rất nhỏ.
Qua một thờt gian dài hoạt động và phát triển đến nay ANGIMEX đã thể hiện được là
một trong những doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của tỉnh An Giang, chuyên lĩnh vực chế
biến lương thực, nông sản xuất khẩu và các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thương mại,
ngày càng tạo được uy tín trên thương trường Quốc tế và khu vực ... Ðặc biệt năm 1998,
Công ty được bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp đã tạo cho
ANGIMEX có được những thuận lợi và thời cơ trong việc duy trì và mở rộng thị trường
cung ứng - tiêu thụ trong và ngoài nước, song song với việc tăng cường phát triển đối tác
đầu tư, mở rộng các hoạt động liên doanh - liên kết với các công ty nước ngoài như hiện
nay đã có: Công Ty Liên Doanh ANGIMEX - KITOKU (Nhật Bản ). Tổng vốn chủ sở hữu

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 33


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

của công ty tăng đều qua các năm, đầu năm 2003 là 44.757.696.954đ với số lượng công
nhân viên bình quân là 300 người, tập trung chủ yếu ở các xí nghiệp sản xuất chế biến .
Hàng năm ANGIMEX sản xuất chế biến hơn 200.000 tấn gạo và các loại nông sản
như đậu các loại bắp mè ... đã thể hiện năng lực sản xuất và khả năng quản lý, điều hành
kinh doanh với qui mô lớn, là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của
tỉnh An Giang.
Hiện nay, ANGIMEX có các hoạt động chủ yếu sau:
Thu mua và sản xuất chế biến lương thực, tiêu thụ sản phẩm trong nước và kinh
doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
Nhận làm đại lý và mua bán các mặt hàng tiêu dùng như : lương thực - thực
phẩm chế biến , các vật dụng sinh hoạt gia đình , thiết bị điện , xe gắn máy và hầu hết các
sản phẩm công nghiệp , công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ...
Ký hợp đồng bao tiêu với nông dân về việc trồng lúa có chất lượng cao .
Hợp tác liên doanh - liên kết với các công ty nước ngoài có uy tín nhằm đa
dạng hoá sản phẩm và mở rộng thị trường .
Mở rộng các hoạt động dịch vụ khác như sản xuất bao bì, dịch vụ vận chuyển.

2. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất:


2.1 Tổ chức quản lý của công ty:

2.1.1 Sơ đồ tổ chức của công ty:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 34


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

BAN GIÁM ĐỐC

P. Tổ chức P. Kế hoạch P. Đầu tư P. Kế toán Chi nhánh Chi nhánh

SVTH : Phan Thị Kim Ngân


hành chính kinh doanh phát triển tài vụ TP. HCM Cần Thơ

CÁC XÍ NGHIỆP CÁC CỬA HÀNG

NM. CBLT Xí nghiệp Xí nghiệp Xí nghiệp Xí nghiệp CHTM CHTM CHTM CH. HD CH. HD CH TB CH CP CH CĐ
Châu Đốc CBLT I CBLT II CBLT III CBLT IV SỐ 1 SỐ 2 SỐ 4 CĐ LX

Px. Px. Px. Px. Px. Px. Px. Px. Px. Px. Px.
Long Chợ Hòa Đồng An Châu Chợ Hòa Tân Thoại Cống
Xuyên Mới An Lợi Hòa Phú Vàm Lạc Châu Sơn Vọng

Trang 35
Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh
Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:


Ban giám đốc :
Giám đốc : là người lãnh đạo điều hành công việc và chịu trách nhiệm cao nhất
về mọi hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch của công ty .
Phó giám đốc : là người trợ giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
về các mặt công tác được Giám đốc uỷ nhiệm.

Phòng tổ chức - hành chánh :


Soạn thảo triển khai qui chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động cuả công
ty, quản lý nhân sự cho toàn công ty và là nơi phụ trách quản lý con dấu của đơn vị, tổ
chức chặt chẽ công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu đúng chế độ qui định .

Phòng kế hoạch - kinh doanh :


Quản lý tiêu thụ, giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động về giá lúa
gạo, kịp thời đề xuất các biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải quyết khi có biến động .

Phòng đầu tư - phát triển :


Ðề ra các biện pháp cụ thể theo dõi các hoạt động trong lĩnh vực máy móc thiết
bị, đưa ra các kiến nghị về kỹ thuật công nghệ như: các phương án khắc phục, sữa chữa,
thường xuyên theo dõi và điều chỉnh công nghệ sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng
nguồn nguyên liệu ....

Phòng kế toán - tài vụ :


Tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán kế toán, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty: lập báo cáo quyết toán do bộ tài chính đề ra, theo dõi thu hồi công
nợ kịp thời, đầy đủ, chính xác, không để thất thoát tài sản của công ty...

Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh : có nhiệm vụ giao dịch, đàm phán các
hợp đồng xuất nhập khẩu, giao nhận và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa .

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 36


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Chi nhánh Cần Thơ : là trung tâm thông tin về thị trường ngoài tỉnh giúp công
ty chủ động tìm khách hàng . Ngoài ra còn có chức năng sản xuất chế biến, bảo quản và
cung ứng gạo cho xuất khẩu theo kế hoạch của công ty .

Nhà máy Châu Ðốc và các xí nghiệp : có chức năng thu mua lúa gạo nguyên
liệu, sản xuất chế biến, bảo quản, tiêu thụ và cung ứng gạo cho xuất khẩu .

Cửa hàng thương mại số 1 , 2 và 4 : chuyên bán các mặt hàng tiêu dùng . Các
cửa hàng này là các đơn vị hạch toán độc lập với công ty .

Cửa hàng Honda Long xuyên - Châu Ðốc : là các cửa hàng chuyên mua bán
các loại xe gắn máy .

Tổ đại lý : do phòng Kế hoạch - Kinh doanh trực tiếp quản lý, chuyên nhận, ký
kết hợp đồng làm đại lý hoặc mua lại các mặt hàng, sản phẩm của các công ty liên doanh,
thông qua các cửa hàng như : cửa hàng tịnh biên, cửa hàng Châu phú, cửa hàng Châu Ðốc .

2.2 Tổ chức quản lý của cơ sở sản xuất chế biến:


Các xí nghiệp, nhà máy sản xuất chế biến chủ yếu là các mặt hàng gạo, nên hoạt
động chủ yếu của các cơ sở này là thu mua, xay xát, lau bóng gạo để đáp ứng nguồn hàng,
cung cấp cho quá trình tiêu thụ của công ty . Do đó mặt dù qui mô của các cơ sở này có
khác nhau nhưng về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động cũng tương tự nhau .
Để minh hoạ, ta xem sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp chế biến lương thực 1 sau:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 37


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC I

Giám đốc xí nghiệp

Quản đốc PX Quản đốc PX Kế toán Quản đốc PX


Long Xuyên Chợ Mới Xí nghiệp Hòa An

Thủ Kế toán Thủ Thủ Kế toán Thủ Thủ Kế toán Thủ


kho PX quỹ kho PX quỹ kho PX quỹ

Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ
thu Kỹ Sản thu Kỹ Sản thu Kỹ Sản
mua, thuật xuất mua, thuật xuất mua, thuật xuất
KCS KCS KCS

3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN CCDC


TIỀN MẶT NGÂN HÀNG VÀ CHI PHÍ VÀ CỬA HÀNG

KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN THỦ


CÔNG NỢ HÀNG HÓA VÀ TỔ ĐẠI LÝ TIÊU THỤ QUỸ

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 38


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Tổng số cán bộ công nhân viên phòng kế toán _ tài vụ của công ty hiện nay gồm 10
người, tương ứng với 10 bộ phận kế toán trên. Mỗi bộ phận kế toán sẽ đảm nhiệm theo
những chức năng riêng của mình.

3.1 Quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban khác:

3.1.1 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với phòng tổ chức _ hành chánh :
_ Phòng tổ chức - hành chánh điều động phương tiện vận chuyển, cung cấp các văn
bản qui định liên quan đến công tác tài chánh kế toán cho phòng kế toán.
_ Phòng kế toán phản ánh nắm bắt các chi phí vận chuyển, loại phương tiện vận
chuyển ... Tính toán tham mưu mức lương thưởng cho cán bộ công nhân viên, đề nghị về
khen thưởng, giúp phòng tổ chức - hành chánh xây dựng các kế hoạch lương thưởng đào tạo.

3.1.2 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với phòng kế hoạch _ kinh doanh :
_ Phòng kế toán cung cấp các thông tin, số liệu về khả năng vốn, về số lượng, giá
cả sản phẩm hàng hóa nhập - xuất - tồn kho, để phòng kế hoạch kinh doanh lập kế hoạch
thu mua, sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, đề xuất phương án thu mua có hiệu quả, tiết giảm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm .
_ Phòng kế hoạch - kinh doanh gửi các chứng từ phát sinh trong quá trình thu mua,
tiêu thụ về phòng kế toán, cùng với phòng kế toán soạn thảo các hợp đồng mua bán, ký kết
hợp đồng và khả năng thực hiện, khảo sát tình hình tài chính của đơn vị.
_ Khi xuất hàng phòng kế toán đăng ký mua bảo hiểm hàng hóa với phòng kế
hoạch - kinh doanh .

3.1.3 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với phòng đầu tư _ phát triển :
_ Phòng đầu tư - phát triển theo dõi máy móc thiết bị về phương diện kỹ thuật.
Phòng kế toán theo dõi về mặt giá trị , số lượng trên sổ sách thông qua các chi phí phát
sinh thực tế và dựa trên kế hoạch, kiến nghị về tình hình máy móc thiết bị thực tế để phòng
đầu tư - phát triển giải quyết.
_ Phòng kế toán tham gia xác định khối lượng , giá trị, ghi chép mọi chi phí phát
sinh trong thời gian thi công.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 39


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

3.1.4 Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các cửa hàng , xí nghiệp :
Các cửa hàng , xí nghiệp cung cấp số liệu , các chứng từ , báo cáo ... chuyển về
công ty cho phòng kế toán phản ánh , ghi chép và tổng hợp số liệu . Do đó phải yêu cầu
chính xác kịp thời , vì vậy mối quan hệ giữa phòng kế toán với các cửa hàng xí nghiệp là
mối quan hệ nghiệp vụ .

3.2. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán :


_ Do công ty có qui mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều cơ sở sản xuất kinh
doanh và địa bàn hoạt động của các đơn vị này lại xa trung tâm chỉ huy nên hình thức tổ
chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng là mô hình tổ chức kế toán phân tán .
_ Ba cửa hàng thương mại số 1,2,4 trực thuộc công ty nhưng có tổ chức hạch toán
độc lập. Ðịnh kỳ, hàng tháng, quý các cửa hàng này gửi báo cáo quyết toán về cho công ty
và công ty chỉ tiếp nhận thông tin qua chế độ báo cáo kế toán do đơn vị qui định .
_ Các đơn vị cơ sở khác của công ty đều có bộ phận kế toán tại cơ sở nhưng chưa
đủ điều kiện tiêu chuẩn tách thành tổ chức hạch toán kế toán riêng. Vì thế những lần phát
sinh nghiệp vụ hay định kỳ, các cơ sở là những đơn vị hạch toán báo sổ đều gửi chứng từ,
các báo cáo tổng hợp về cho công ty.

3.3 Hình thức kế toán :

3.3.1 Hệ thống tài khoản kế toán :


Công ty với qui mô lớn có nhiều hoạt động, nhiều đối tượng liên quan cần theo dõi.
Ngoài 3 cửa hàng hạch toán độc lập, phòng kế toán công ty còn phải theo dõi, phản ánh cụ
thể theo dõi hoạt động của các đơn vị cơ sở thuộc công ty. Do đó ngoài việc tuân thủ các
yêu cầu qui định của hệ thống tài khoản thống nhất của nhà nước, công ty còn có hệ thống
tài khoản chi tiết được xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức sản
xuất của công ty .
Ðối tượng kế toán của công ty phản ánh theo từng cửa hàng, xí nghiệp, từng hoạt
động mua bán trao đổi, vì thế :
_ Số lượng tài khoản và tiểu khoản được xây dựng căn cứ vào tính chất của đối
tượng kế toán trong các ngành kinh tế.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 40


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

_ Tên gọi của tài khoản và tiểu khoản căn cứ vào nội dung kinh tế của đối tượng kế
toán phản ánh trong tài khoản hoặc tiểu khoản đó.
_ Việc qui định số hiệu tài khoản được dùng là phương pháp số thứ tự. Tức là các
tài khoản sau khi sắp xếp vào các loại khác nhau, sẽ được ghi số hiệu theo một trình tự liên
tục. Do đó những tài khoản mới được bổ sung sẽ nhận số hiệu tiếp theo không kể tài khoản
đó thuộc loại nào.
_ Việc phân loại tài khoản theo phương pháp này tạo thuận lợi cho bộ phận kế toán
kịp thời và dễ dàng phản ánh khi công ty phát sinh thêm đối tượng kế toán, do công ty có
xu hướng phát triển thêm nhiều cơ sở hoạt động và đối tượng sản phẩm hàng hóa cần theo
dõi chi tiết .

3.3.2 Chế độ chứng từ kế toán :


Hệ thống chứng từ công ty đang sử dụng bao gồm : phiếu thu (3 liên ), phiếu chi
(2liên ) , hóa đơn giá trị gia tăng (3 liên ), phiếu xuất- nhập kho (3 liên), biên bản sản xuất,
biên bản đấu trộn, hợp đồng mua bán ( 4 liên ), biên bản thanh lý, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm
thu (4 liên), hợp đồng xây dựng, bảng thanh toán lương thưởng, bảng thanh toán bảo hiểm
xã hội ...
Ngoài việc tính lương thưởng do phòng tổ chức - hành chánh lập nhưng bảng thanh
toán lương, bảo hiểm xã hội đều được chuyển qua phòng kế toán để phản ánh, phân bổ chi
phí và chi lương .
Các chứng từ được luân chuyển qua nhiều bộ phận nhưng nhìn chung tất cả các
chứng từ đều được lập do bộ phận kế toán và tập trung lưu trữ, bảo quản ở phòng kế toán công ty.

3.3.3 Chế độ sổ sách kế toán :


Căn cứ vào qui mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý. Công ty tổ
chức hạch toán hệ thống sổ kế toán theo hình thức " Nhật ký chung " .
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào sổ Nhật ký chung, mà thông thường là ghi vào các sổ Nhật ký đặc biệt ( Nhật ký sản
xuất, Nhật ký mua hàng, Nhật ký mua hàng, Nhật ký tiền mặt ( thu hoặc chi tiền ), ...... ).
Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký đặc biệt để ghi vào sổ
Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, Nhật ký

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 41


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

đặc biệt thì các nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan (Sổ
chi tiết từng mặt hàng, Sổ chi tiết chi phí, Sổ chi tiết công nợ,...)
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu các số liệu đều khớp đúng giữa sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết ( Bảng chi tiết các tài khoản ) sẽ tiến hành lập các Báo cáo tài chính.
Xem sơ đồ 16 trang 33

4 . Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:

4.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 42


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

ĐVT: 1000 đồng


Tỷ lệ % sv
Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 DTT
Giá trị % 2002 2003
TỔNG DOANH THU 759,454,449 1,129,344,057 369,889,608 48.70 100.00 100.02
+ Doanh thu hàng xuất khẩu 479,551,002 890,531,209 410,980,207 85.70 63.15 78.87
Các khoản giảm trừ: 32,039 277,520 245,481 766.19 0.00 0.02
+ Chiết khấu thương mại - - - - - -
+ Giảm giá hàng bán 32,039 277,520 245,481 766.19 0.00 0.02
+ Hàng bán bị trả lại - - - - - -
+ Thuế TTĐB, xuất khẩu phải nộp - - - - - -
1. Doanh thu thuần 759,422,410 1,129,066,537 369,644,127 48.67 100.00 100.00
2. Giá vốn hàng bán 705,147,773 1,058,422,301 353,274,528 50.10 92.85 93.74
3. Lợi nhuận gộp 54,274,637 70,644,236 16,369,599 30.16 7.15 6.26
4. Lợi nhuận từ HĐTC (409,443) (2,587,648) (2,178,205) 531.99 (0.05) (0.23)
- Thu nhập HĐTC 5,573,556 6,793,434 1,219,878 21.89 0.73 0.60
- Chi phí HĐTC 5,982,999 9,381,082 3,398,083 56.80 0.79 0.83
Trong đó: Lãi vay phải trả - 8,059,209 - - - 0.71
5. Chi phí bán hàng 39,067,562 52,943,563 13,876,001 35.52 5.14 4.69
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7,150,766 7,702,389 551,623 7.71 0.94 0.68
7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 7.646.866 7.410.636 (236,230) (3.09) 1.01 0.66
8. Lợi nhuận bất thường 118,690 (384,520) (503,210) (423.97) 0.02 (0.03)
- Thu nhập bất thường 153,442 722,775 569,333 371.04 0.02 0.06
- Chi phí bất thường 34,752 1,107,295 1,072,543 3086.28 0.00 0.10
9. Tổng lợi nhuận trước thuế 7,765,556 7,026,116 (739,440) (9.52) 1.02 0.62
10. Thuế TNDN phải nộp 2,484,978 2,201,824 (283,154) (11.39) 0.33 0.20
11. Lợi nhuận sau thuế 5,280,578 4,824,292 (456,286) (8.64) 0.70 0.43
Û Qua bảng phân tích trên cho ta thấy:
Tổng doanh thu năm 2003 tăng nhiều hơn so với năm 2002 là 369,889,608,000 đồng tương
đương tăng 48.7%. Trong đó doanh thu do hàng xuất khẩu mang lại tăng đáng kể
410,980,207,000 đồng tức tăng 85.7%. Điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm, nhất
là xuất khẩu của công ty rất khả quan. Năm 2003, thị trường xuất khẩu được mở rộng, nổi
bật nhất là số lượng xuất khẩu sang thị trường Châu Á chiếm tỷ lệ rất cao, 98.42% xuất
khẩu gạo trực tiếp của Công ty tương đương với 265,830 tấn ( cụ thể qua các thị trường
như: Malaysia, Indonesia, Philippines...).

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 43


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Các khoản giảm trừ tăng 245,481,000 đồng hay tăng 766.19% ( chủ yếu là giảm giá
hàng bán ). Do năm 2003, số lượng khách hàng mới tăng trên 50% ( trong đó số khách
hàng trực tiếp xuất khẩu gạo của Công ty là 16% ) và sản lượng bán ra đối với những
khách hàng mới này lớn hơn nhiều so với năm 2002 ( Nếu năm 2002, khách hàng mua số
lượng lớn nhất là 9,650 tấn thì trong năm 2003, số lượng mua dao động từ 10,000 đến
57,000 tấn). Vì vậy, giảm giá hàng bán là một trong những chiến lược kinh doanh để Công
ty thu hút khách hàng lớn, từng bước tiếp cận thị trường xuất khẩu.
So với năm 2002 thì năm 2003 giá vốn hàng bán tăng 353,274,528,000 đồng tương
đương tăng 50.1%. Đồng thời tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2003 cũng tăng nhưng không
đáng kể ( 93.74 - 92.85=0.89%) là do thực hiện tốt trong công tác thu mua và chế biến nên
đã giảm bớt phần nào chi phí trong giá thành sản phẩm.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 đều tăng là do Công ty
có chính sách khuyến khích tăng lương thưởng cho các cán bộ quản lý và nhân viên bán
hàng trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả quản lý bán hàng. Tuy nhiên,
so với tỷ trọng doanh thu thuần thì cả hai khoản chi phí này đều giảm, chứng tỏ công ty đã
thực hiện thành công việc tiết kiệm chi phí để giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh
của Công ty ( Giảm chi phí QLDN 15,780 đồng/ tấn, giảm 46.92% so với kế hoạch ).
Thu nhập từ HĐTC bị lỗ, do sự biến động của tỷ giá và quyết định của nhà nước đối với số
ngoại tệ thu được từ bán hàng xuất khẩu. Mặt khác, lợi nhuận bất thường cũng giảm nên
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2003 giảm 3.09% tương đương giảm
236,230,000 đồng. Vì vậy, tổng lợi nhuận sau thuế giảm 456,286,000 đồng, giảm 8.64%.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:


Lãi ròng
ROE = Vốn CSH
Năm 2002:
5,280,578,000
ROE = 44,757,696,954 = 0.12
Năm 2003:
4,824,292,000
ROE = 44,377,326,836 = 0.11

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 44


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Û Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 được đánh giá là thành
công thông qua các chỉ tiêu đạt được ở mức cao: doanh thu, sản lượng kinh doanh, kim
ngạch xuất khẩu, vượt chỉ tiêu kế hoạch mà UBND tỉnh đề ra. Đồng thời, Công ty còn góp
phần đáng kể trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ (đặc biệt là thị trường xuất khẩu), ổn
định giá lúa, tham gia cung cấp phân bón cho nông dân trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh hiệu
quả của sự liên kết “4 nhà” trong việc nâng cao giá trị hàng nông sản, gắn liền sản xuất với
thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, giá vốn hàng bán qua 2 năm đều chiếm một tỷ lệ khá lớn ( trên 90%)
trong doanh thu thuần. Mặt khác, sản lượng gạo xuất khẩu sang IRAQ giảm mạnh ( năm
2002 xuất khẩu 20,000 tấn, năm 2003 chỉ xuất khẩu 5,000 tấn ) và giá xuất khẩu năm 2003
lại không cao nên lợi nhuận đạt được không tương xứng với mức độ tăng trưởng doanh
thu. Thêm vào đó, Công ty vẫn chưa có phản ứng nhanh theo đòi hỏi của thị trường, công
tác kiểm tra, tổ chức thực hiện hợp đồng chưa đáp ứng yêu cầu.
Vì vậy, bên cạnh việc đề ra kế hoạch thực hiện tiết kiệm chi phí để giảm giá thành
sản phẩm, kết hợp với kiểm soát, quản lý chất lượng, Công ty cần tăng cường công tác xúc
tiến thương mại để mở rộng thị trường, nâng cao uy tín hơn nữa để tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường tiêu thụ.

4.2 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty:

4.2.1 Những thuận lợi cơ bản:


_ Nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất xuất khẩu của Công ty là rất lớn và
thường xuyên ổn định. Đây là điều kiện cơ bản để mở rộng và phát triển ngành nghề chế
biến gạo xuất khẩu.
_ Được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh cũng như các Ngân hàng thương mại
tạo tiền đề để Công ty có thể chủ động trong kế hoạch thu mua sản xuất và tiêu thụ.
_ Tận dụng được ưu thế về cơ sở vật chất kỹ thuật đã được đầu tư trong nhiều năm
qua, cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, lực lượng lao động có kinh
nghiệm trong ngành chế biến xuất khẩu gạo.
_ Uy tín của Công ty ngày càng cao đối với khách hàng trong và ngoài nước, giá cả
và chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng với nhu cầu của khách hàng.
_ Công tác thu thập, cập nhật thông tin ngày càng được nâng cao, tạo cơ sở cho
công tác dự báo chính xác hơn, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 45


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

4.2.2 Những khó khăn:


_ Chính sách “tự do hóa thương mại” đã làm cho xu hướng cạnh tranh trên thị
trường xuất khẩu ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
_ Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã làm cho diện tích trồng lúa
giảm xuống dẫn đến sự cạnh tranh đáng kể công tác thu mua.
_ Đa phần, khách hàng nước ngoài của Công ty là những nước trong khu vực. Công
ty chưa thâm nhập được vào các thị trường lớn như: Tây Âu, Úc, Bắc Mỹ…,nếu có chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ.
4.2.3 Phương hướng phát triển :
_ Mở rộng giao dịch trên thương trường quốc tế, duy trì và phát triển thị trường
truyền thống Châu Á, Châu phi, hướng ra các thị trường đầy tiềm năng: thị trường xuất
khẩu Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản...
_ Xây dựng và mở rộng hệ thống kho trạm, cơ sở chế biến tại các vùng trọng điểm
nhằm tiết giảm chi phí lưu thông, khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có, góp phần vào
công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh.
_ Cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng
hoá mẫu mã bao bì đáp ứng nhu cầu khách hàng, phù hợp với xu hướng nâng cao giá trị
của gạo Việt Nam.
_ Sử dụng nguồn vốn một cách tối ưu nhất, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng cường
phát triển hoạt động liên doanh - liên kết, kêu gọi đầu tư nhằm hạn chế vốn vay.
_ Phân bổ nguồn lực xúc tiến nhanh các dự án đầu tư trọng điểm của Công ty như:
Xây dựng chợ lúa nếp tại Phú Tân _ An Giang.
Thành lập HTX Sơn Hòa, Thoại Sơn.
Xây dựng siêu thị của Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn _ An Giang.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Cổ phần hóa Cty trong
năm 2005.
_ Chú trọng công tác đào tạo và khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy khả
năng sáng tạo, nâng cao trình độ của CB_CNV đáp ứng yêu cầu quản lý, kinh doanh trong
quá trình hội nhập.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 46


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Chương III:
CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM _ TIÊU
THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG

1 Kế toán thành phẩm:


Công ty xuất nhập khẩu An Giang tổ chức hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên. Do đó thành phẩm tại công ty cũng được hạch toán theo
phương pháp này.
Kế toán chi tiết thành phẩm được Công ty lựa chọn là phương pháp thẻ song song.
Công việc kế toán được thực hiện ở cả kho và phòng kế toán như sau :
_ Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép việc nhập - xuất - tồn kho theo số
lượng. Mỗi thẻ kho dùng cho một loại thành phẩm, hàng hóa, theo từng lô hàng. Ðịnh kỳ,
căn cứ vào các chứng từ nhập - xuất kho để ghi vào thẻ kho, lập bảng kê nhập - xuất kho,
tính ra số tồn kho của thành phẩm, hàng hóa. Thủ kho gửi các chứng từ và bảng kê nhập
xuất - tồn về phòng kế toán Công ty.
_ Tại phòng kế toán Công ty: Kế toán thành phẩm sử dụng thẻ kho để ghi chép cả
số lượng lẫn giá trị của thành phẩm, hàng hóa nhập - xuất tồn. Thẻ kho của kế toán được
mở tương ứng với thẻ kho cho từng loại thành phẩm, hàng hóa cho từng đơn vị xí nghiệp.
Ðịnh kỳ, kế toán nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, khi nhận chứng từ
kế toán phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, ghi số tiền vào chứng từ, phân loại
chứng từ, sau đó căn cứ vào các bảng kê, ghi số lượng nhập - xuất lẫn giá trị vào thẻ kho
của mình và tính ra số lượng và giá trị hàng tồn kho.

1.1 Tính chất thành phẩm:


Nguyên liệu và thành phẩm sản xuất của công ty chủ yếu là gạo với nhiều loại
và phẩm cấp:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 47


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Gạo 5% ( gạo có 5% tấm ), 10%, 15%, 25%, 35%.


Gạo nguyên liệu
Gạo nếp
Phụ phẩm chủ yếu là:
Tấm loại 1, loại 2, loại 3
Cám
Do đó, trong quá trình thu mua, sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ dễ bị hao hụt,
hư hỏng và thường xuyên phát sinh thêm chi phí gia công, chế biến, chuyển đổi thành phẩm ...

1.2 Cách tính giá thành phẩm:


Khi nhập kho: trị giá thành phẩm được tính theo giá thực tế thành phẩm hoàn
thành trong kỳ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và
chi phí sản xuất chung .
Khi xuất kho tiêu thụ hay tái sản xuất: trị giá thành phẩm xuất kho được tính theo
giá bình quân gia quyền dựa trên giá thành thực tế .
Công thức :

Trị giá thực tế TP + Trị giá TP nhập


Trị giá TP tồn đầu kỳ kho trong kỳ Số lượng TP
thực tế xuất kho = Số lượng TP Số lượng TP * xuất kho
+
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

1.3 Quy trình hạch toán kế toán thành phẩm và ghi sổ kế toán theo hình thức
“nhật ký chung”:

1.3.1 Chứng từ và sổ kế toán sử dụng:


Chứng từ:
_ Phiếu xuất kho
_ Biên bản sản xuất
_ Phiếu nhập kho
_ Thẻ kho
_ Biên bản đấu trộn

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 48


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

_ Biên bản kiểm kê hàng hóa, thành phẩm.


Sổ kế toán:
_ Bảng kê biên bản sản xuất
_ Nhật ký sản xuất
_ Sổ chi tiết tài khoản
_ Sổ cái
_ Bảng chi tiết các tài khoản.

1.3.2 Các tài khoản sử dụng:


Tài khoản 154 _ Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang
_ Tài khoản 154A: Chi phí SXKD dỡ dang (Gạo)
_ Tài khoản 154B: Chi phí SXKD dỡ dang (Bao bì)
_ Tài khoản 154C: Chi phí SXKD dỡ dang (XDCB)
Tài khoản 155 _ Thành phẩm
_ Tài khoản 155A: Thành phẩm từ gạo
_ Tài khoản 155L: Thành phẩm từ lúa
_ Tài khoản 155B: Thành phẩm bao bì
Ngoài ra còn một số tài khoản liên quan khác như: TK 156 _ Hàng hóa; TK
152A _ Phụ phẩm; TK 632 _ Giá vốn hàng bán......

1.3.3 Quy trình hạch toán:


Trình tự thực hiện nghiệp vụ Nhập _ Xuất thành phẩm, hàng hóa tại cơ
sở sản xuất:
Sau khi nhận được kế hoạch của công ty gửi xuống, Giám đốc xí nghiệp lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện việc thu mua, sản xuất sản phẩm, hàng hóa tại đơn vị mình
quản lý. Trình tự thực hiện từ khâu thu mua đến khâu sản xuất, nhập kho thành phẩm được
thực hiện như sau :
_ Khi thu mua hàng hóa, bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm xem nên nhập
thẳng vào kho hay phải qua quá trình xử lý gạo như: xay xát, lau bóng gạo. Hoặc khi kiểm
kê hàng hóa, thành phẩm theo định kỳ, nếu phát hiện những lô gạo bị xuống màu do ẩm
móc thì tiến hành xuất kho cho xay xát lau bóng lại để đảm bảo chất lượng hàng hóa thành
phẩm trong kho .

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 49


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

_ Trong quá trình đưa nguyên liệu vào sản xuất, thủ kho thường xuyên cập nhật số
lượng nguyên liệu đưa vào. Sau một chu trình sản xuất, thủ kho tiến hành lập phiếu giao
nguyên liệu sản xuất cho tổ vận hành. Trên phiếu giao nguyên liệu sản xuất phải ghi đầy
đủ các chỉ tiêu sau :
Ngày tháng giao nguyên liệu
Loại nguyên liệu đưa vào sản xuất
Số lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất
Tên và chữ ký của bên giao ( thủ kho ) và bên nhận ( tổ vận hành )
_ Căn cứ vào phiếu giao nguyên liệu sản xuất, kế toán phân xưởng lập
phiếu xuất kho thành 3 liên: 1 liên để lưu kho, 1 liên thủ kho làm căn cứ để ghi vào thẻ
kho và sau đó ( định kỳ ) chuyển về công ty cho kế toán hàng hóa, thành phẩm, 1 liên dùng
để luân chuyển nội bộ xí nghiệp .
_ Trong suốt quá trình sản xuất, tổ vận hành thường xuyên kiểm tra số lượng và
chất lượng thành phẩm tạo thành. Kết thúc quá trình sản xuất tổ vận hành tiến hành lập
phiếu giao sản phẩm sản xuất lại cho thủ kho , trong đó ghi chép đầy đủ nội dung sau :
Ngày giao sản phẩm
Số của lô sản phẩm sản xuất
Số lượng sản phẩm sản xuất được ( liệt kê cụ thể số lượng từng loại thành
phẩm và phụ phẩm thu được ).
_ Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên liệu và phiếu giao sản phẩm, kế toán phân
xưởng và thủ kho tiến hành lập biên bản sản xuất, đồng thời cho nhập kho thành phẩm và
lập phiếu nhập kho cho lô hàng sản xuất , sau đó thủ kho ghi vào thẻ kho .
_ Ðịnh kỳ 2 hoặc 3 lần trong một tháng hoặc sau 1 tháng ( tùy vào khối lượng
công việc ) các chứng từ liên quan được chuyển về công ty cho kế toán hàng hóa thành
phẩm để tiến hành nhập dữ liệu, tính ra trị giá thành phẩm xuất _ nhập kho, ghi vào bảng
kê biên bản sản xuất ( Bảng kê được theo dõi riêng theo từng Xí nghiệp ) và tổng hợp,
định khoản ghi vào sổ nhật ký sản xuất ( Nhật ký tính giá thành ) nhằm theo dõi số lượng
thành phẩm nhập lại kho sau khi xuất kho để sản xuất.
_ Trong quá trình kiểm tra, kiểm kê thấy nguyên liệu có độ ẩm cao ( trên 16,5% ),
gạo bị ẩm vàng, độ gãy của nguyên liệu lớn dẫn đến lố tấm ... Hoặc do gạo chưa đạt được
chất lượng theo hợp đồng đã ký, thủ kho tiến hành làm thủ tục xuất nguyên liệu, thành

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 50


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

phẩm cho đấu trộn với các loại gạo, tấm khác để được gạo có chất lượng theo yêu cầu bảo
quản và tiêu thụ. Thủ tục tiến hành tương tự như gạo nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên trong
trường hợp này kế toán phân xưởng lập biên bản đấu trộn với tỉ lệ gạo, tấm đấu trộn đã
được xây dựng mẫu trước.
_ Trong quá trình sản xuất hay đấu trộn, nếu có hao hụt số lượng bao nhiêu thì đề
nghị duyệt bỏ lượng hao hụt với biên bản kèm theo. Nếu được Quản đốc, Giám đốc và
phòng kế toán ký duyệt thì phần chi phí của số lượng gạo hao hụt này được tính thẳng vào
chi phí của lô hàng đó.
_ Trường hợp kiểm kê hàng hóa theo định kỳ cũng tương tự, tức là ngoài việc lập
biên bản kiểm kê ra , nếu trong quá trình kiểm kê thấy hàng hóa , thành phẩm có hao hụt
về số lượng trong định mức thì thủ kho tiến hành lập giấy đề nghị ký duyệt hao hụt ... nên
chi phí của lượng hàng hao hụt không tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp mà tính thẳng
vào chi phí của lô hàng bị hao hụt.
Sơ đồ: Quy trình hạch toán kế toán thành phẩm

Biên Bản Sản Xuất Thẻ Kho

Phiếu Xuất Kho Phiếu Nhập Kho

Biên Bản Đấu Trộn Bảng Kê Biên Bản


Sản Xuất

Nhật Ký Sản Xuất

Sổ Cái TK 155

Một số nghiệp vụ kế toán minh họa:


Trong tháng 10/2003, Xí nghiệp I gửi về cho phòng kế toán các chứng từ sau:
1/ Bộ chứng từ BBT37 ( Biên bản đấu trộn 37 ) ngày 21/10/2003 xuất đấu trộn gạo
5% với gạo 10% là:
Loại Số lượng (kg)
Gạo 5% 25,750
Gạo 10% 184,847

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 51


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Thu hồi gạo 10% 210,000


Lượng hao hụt trong quá trình sản xuất 597
2/ Phiếu xuất kho số 53 ngày 28/10/2003 xuất gạo 5% với số lượng là 175,185 kg
để sản xuất thu hồi lại gạo 5%.
Biên bản sản xuất lô hàng trên thu được:
Loại Số lượng (kg)
Gạo 5% 169,193
Tấm 1 2,809
Tấm 2 644
Cám 1,238
Lượng hao hụt trong quá trình sản xuất 1,301
3/ Phiếu xuất kho số 74 ngày 30/10/2003 xuất gạo 5% với số lượng là 108,100 kg
để sản xuất thu hồi lại gạo 5%.
Biên bản sản xuất lô hàng trên thu được:
Loại Số lượng (kg)
Gạo 5% 96,600
Tấm 1 8,950
Tấm 2 1,000
Cám 938
Lượng hao hụt trong quá trình sản xuất 612
4/ Phiếu xuất kho số 64 ngày 31/10/2003 xuất gạo nguyên liệu với số lượng là
1,011,050 kg để sản xuất thu hồi gạo 10%.
Biên bản sản xuất lô hàng trên thu được:
Loại Số lượng (kg)
Gạo 10% 46,450
Gạo 25% 753,500
Tấm 1 28,700
Tấm 2 20,850
Cám 149,450
Lượng hao hụt trong quá trình sản xuất 12,100
5/ Bộ chứng từ BBT30 ngày 31/10/2003 xuất đấu trộn gạo 5% với tấm 1 là:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 52


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Loại Số lượng (kg)


Gạo 5% 900
Tấm 1 300
Thu hồi gạo 5% 1,200
6/ Bộ chứng từ BBT31 ngày 31/10/2003 xuất đấu trộn gạo 5% với gạo 15% và tấm 1 là:
Loại Số lượng (kg)
Gạo 5% 5,125
Gạo 15% 1,500
Tấm 1 4,925
Thu hồi gạo 15% 11,550
7/ Bộ chứng từ BB66 ( Biên bản xã bả đấu tịnh 66 ) ngày 31/10/2003 xuất đấu tịnh
gạo 5% với số lượng 367,000 kg và gạo10% với số lượng 155,200 kg.
Biên bản đấu tịnh thu được:
Loại Số lượng (kg)
Gạo5% 421,900
Tấm 1 52,200
Tấm 2 11,000
Cám 32,950
Lượng hao hụt trong quá trình sản xuất 4,150
Quá trình ghi sổ kế toán được tiến hành như sau:

Sau khi nhận được các chứng từ như trên, kế toán thành phẩm, hàng hóa ghi vào
Bảng kê biên bản sản xuất số lượng nguyên liệu sản xuất, thành phẩm, phụ phẩm thu
hồi.Bảng kê biên bản sản xuất được công ty theo dõi riêng đối với từng Xí nghiệp :

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 53


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

BẢNG KÊ BIÊN BẢN SẢN XUẤT XÍ N


Tháng 10/2003
Số Ngày Số Loại NL Số lượng THÀNH PH
PXK PXK BBSX LG SL G5% G10% G15% G20% G25%
BBT37 21/10 CM GAO5 25,750
BBT37 21/10 CM GAO10 184,847 210,000
53 28/10 53 GAO5 175,185 169,193
74 30/10 74 GAO5 108,100 96,600
64 31/10 76 GAONL 1,011,050 46,450 753,500
BBT30 31/10 CH GAO5 900
BBT30 31/10 CH TAM1 300 1,200
BBT31 31/10 GAO5 5,125
BBT31 31/10 GAO15 1,500
BBT31 31/10 TAM1 4,925 11,550
-------- -------- -------- -------- -------- -------- -------- -------- -------- --------
BB66 31/10 78 GAO5 367,000
BB66 31/10 78 GAO10 155,200 421,900
CỘNG 10,158,454 921,614 550,504 2,764,479 - 4,885,583

XUẤT SX NHẬP SX
LG Tổng SL Tổng TG ĐG xuất kho Có TK LG Tổng SL Tổng TG
GAO5 686,257 1,681,329,650 2,450 155 GAO 5% 921,614 2,357,015,700
GAO5 - - - 1561A GAO 10% 550,504 1,376,260,000
GAO10 696,957 1,651,788,090 2,370 155 GAO 15% 2,764,479 6,911,197,500
GAO15 2,104,868 5,020,110,180 2,385 155 GAO 20% - -
GAO20 - - - 1561A GAO 25% 4,885,583 12,153,818,580
GAO25 3,023,822 6,954,790,600 2,300 155 GAO 35% - -
GAO35 750 8,625,000 11,500 1561A TẤM 1 379,573 227,743,800
GAONL 2,640,593 6,390,235,060 2,420 1561A TẤM 2 94,458 47,229,000
GAONL - - - 155 TẤM 3 - -
TAM1 - - - 1561A CÁM 471,415 141,424,500
TAM1 1,005,207 1,507,810,500 1,500 152A
TAM2 - - - 152A
10,158,454 23,214,689,080 10,067,626 23,214,689,080

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 54


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Giá trị của lô Gạo xuất kho để sản xuất được kế toán thành phẩm, hàng hóa
tính ra dựa trên phương pháp “Bình quân gia quyền”.
VD: Đối với Gạo 5%, đơn giá thực tế xuất kho ( 2,450 đ/kg ) được tính như sau:

Trị giá thực tế gạo 5% + Trị giá gạo 5% nhập


ĐG gạo 5% tồn đầu kỳ kho trong kỳ Số lượng gạo 5%
thực tế xuất kho = Số lượng gạo 5% Số lượng gạo 5% * xuất kho
+
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Giá trị của phụ phẩm thu hồi được kế toán ấn định theo thời giá thực tế có thể
tiêu thụ trên thị trường:

Loại phụ phẩm Đơn giá (đ/kg) Số lượng (kg) Trị giá (đ)
Tấm 1 1,800 379,573 683,231,400
Tấm 2 1,600 94,458 151,132,800
Tấm 3 1,300 - -
Cám 1,100 471,415 518,556,500
Tổng - 945,446 1,352,920,700

Sau đó kế toán tính chi phí cho từng loại gạo nguyên liệu cho thành phẩm thu
hồi bằng cách:
_ Tổng chi phí gạo thành phẩm thu hồi:

∑Chi phí gạo NL ∑Trị giá gạo NL ∑Trị giá phụ phẩm
cho TP thu hồi = xuất kho - thu hồi
= 23,214,689,080 - 1,352,920,700
= 21,861,768,380
_ Giá bình quân thành phẩm thu hồi:

∑Chi phí gạo NL cho TP thu hồi


Giá BQ =
∑ Số lượng TP nhập kho

21,861,768,380
=
9,122,180
= 2,397 đ/kg
_ Dựa vào giá BQ, số lượng các loại gạo thành phẩm tồn kho và tình hình tiêu
thụ mỗi loại gạo trên thị trường tại thời điểm này; kế toán thành phẩm sẽ dự đoán khả

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 55


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

năng tiêu thụ của mỗi loại gạo để định ra Đơn giá nhập kho ước tính cho mỗi loại gạo
thành phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.
Đối với mỗi loại phụ phẩm thu hồi, kế toán cũng định ra giá nhập kho
ước tính và tiến hành phân bổ chi phí gạo NL cho phụ phẩm thu hồi nhưng phải đảm bảo
sao cho Tổng chi phí gạo NL cho thành phẩm và phụ phẩm thu hồi phải bằng đúng với
Tổng trị giá gạo NL xuất kho.
Cuối tháng, kế toán tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính ra giá trị của
mỗi loại gạo và phụ phẩm xuất _ nhập kho, định khoản, ghi vào sổ Nhật ký sản xuất. Đồng
thời, mở thêm sổ chi tiết TK, sổ chi tiết mặt hàng có liên quan để theo dõi:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 56


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ SẢN XUẤT


Tháng 10/2003

CHUNG TU TK
TEN TEN
DIEN GIAI SO LUONG SO TIEN GHI
HANG KHO
SO NGAY NO

BKSXCD 31/10/03 XUAT D/B GAO5 CD 80,757 401,816,800 154


------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- -----
BKSX1 31/10/03 XUAT D/B GAO5 XN1 686,257 1,681,329,650 154
BKSX1 31/10/03 XUAT D/B GAO10 XN1 696,957 1,651,788,090 154
BKSX1 31/10/03 XUAT D/B GAO15 XN1 2,104,868 5,020,110,180 154
BKSX1 31/10/03 XUAT D/B GAO25 XN1 3,023,822 6,954,790,600 154
BKSX1 31/10/03 XUAT D/B GAO35 XN1 750 8,625,000 154
BKSX1 31/10/03 XUAT D/B GAONL XN1 2,640,593 6,390,235,060 154
BKSX1 31/10/03 XUAT D/B TAM1 XN1 1,005,207 1,507,810,500 154
PBBX 31/10/03 PHAN BO PHI BOC XEP GAO DUA VAO SX GNL XN1 15,192,000 154
------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- -----
TONG CONG : 60,912,190,872

NHAT KY SAN XUAT TAP TRUNG THANG 10/2003


TK NO TK CO SO TIEN
154 60,912,190,872
152A 5,364,590,500
155 39,100,672,246
1561A 16,402,306,182
1562 44,621,944

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 57


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

CHUNG TU TEN TEN TK


DIEN GIAI SO LUONG SO TIEN
HANG KHO GHI NO
SO NGAY

BKSXCD 31/10/03 NHAP D/B GAO5 CD 73,250 158,475,000 15


------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------
BKSX1 31/10/03 NHAP D/B GAO5 XN1 921,614 2,357,015,700 15
PBBX 31/10/03 PHAN BO PHI BOC XEP GAO DUA VAO SX GAO5 XN1 ------- 15,192,000 15
CONG GAO5 XN1 921,614 2,372,207,700
BKSX1 31/10/03 NHAP D/B GAO10 XN1 550,504 1,376,260,000 15
BKSX1 31/10/03 NHAP D/B GAO15 XN1 2,764,479 6,911,197,500 15
BKSX1 31/10/03 NHAP D/B GAO25 XN1 4,885,583 12,153,818,580 15
PBCP 31/10/03 CHI PHI SX THANG 10 GAO25 XN1 ------- 892,512,619 15
CONG GAO25 XN1 4,885,583 13,046,331,199
BKSX1 31/10/03 NHAP D/B TAM1 XN1 379,573 227,743,800 152A
BKSX1 31/10/03 NHAP D/B TAM2 XN1 94,458 47,229,000 152A
PBBX 31/10/03 NHAP D/B CAM XN1 471,415 141,424,500 152A
------- ------- ------- ------- ------- ------- ------- ------
TONG CONG : 62,925,207,898

NHAT KY SAN XUAT TAP TRUNG THANG 10/2003


TK NO TK CO SO TIEN
154 62,925,207,898
152A 923,298,700
155 62,001,909,198

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 58


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Để đáp ứng yêu cầu mẫu chất lượng theo lệnh xuất hàng xuất khẩu cho các công ty
nước ngoài. Trong quá trình xả bã đấu tịnh của xí nghiệp, nếu có hao hụt về lượng thì xí
nghiệp lập biên bản hao hụt đấu tịnh, chuyển cho thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng ký
duyệt. Đồng thời, kế toán hàng hóa, thành phẩm cũng theo dõi phần hao hụt này trên sổ
Nhật ký sản xuất nhưng phần hao hụt này không phản ánh phần giá giá trị hao hụt.
Đến cuối năm, căn cứ vào Nhật ký sản xuất, Nhật ký bán hàng, Nhật ký
chung, kế toán thành phẩm ghi vào sổ Cái TK 155 :

SỔ CÁI
Tên tài khoản: THÀNH PHẨM Số hiệu: 155A
Quý 4 năm 2003

Ngày Chứng từ Trang TK Số tiền


ghi DIỄN GIẢI NK đối
sổ Số Ngày chung ứng Nợ Có
Số mang sang: 15,178,186,519
Tháng 1/03
------ ------ ------ --------------- ------ ------ ----------- -----------
Tháng 10/03
BTTT NKBH Xuất bán xuất khẩu 632A 39,133,357,191
BTTT NKBH Xuất bán nội địa 632B 1,278,511,600
BTTT NKSX Nhập sản xuất 154 62,001,909,198
BTTT NKSX Xuất sản xuất 154 39,100,672,246
CỘNG: PS 62,001,909,198 79,512,541,037
CD 62,001,909,198 79,512,541,037
CK 42,225,736,681
Tháng 11/03
BTTT NKBH Xuất bán xuất khẩu 632A 16,996,700,171
BTTT NKBH Xuất bán nội địa 632B 613,426,957
BTTT NKSX Nhập sản xuất 154 43,025,545,693
BTTT NKSX Xuất sản xuất 154 35,460,319,519
CỘNG: PS 43,025,545,693 53,070,446,647
CD 105,027,454,891 132,582,987,684
CK 32,180,835,727
Tháng 12/03
BTTT NKBH Xuất bán xuất khẩu 632A 26,992,730,211

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 59


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

BTTT NKBH Xuất bán nội địa 632B 4,863,353,946


BTTT NKSX Nhập sản xuất 154 33,184,348,099
BTTT NKSX Xuất sản xuất 154 18,549,704,199
CỘNG: PS 33,184,348,099 50,405,788,356
CD 138,211,802,990 182,988,776,040
CK 14,959,395,470

Sơ đồ: Hạch toán kế toán thành phẩm quý 4 năm 2003

TK 154 TK 152A TK 632 (632A,...)


SD: 1,203,939,142 SD: 1,201,281,480 3,097,766,402
16,105,286,750 Xuất bán phụ phẩm
Nhập kho phụ phẩm

13,506,572,500
TK 621 Xuất đấu trộn

130,775,613,157
16,105,286,750 16,604,338,902
K/c CP NVLTT
CK: 702,229,328
TK 622

8,406,685,178 TK 155 (155A,...)


K/c CP NCTT
SD: 34,977,631,069
TK 627 116,512,157,520
Xuất bán thành phẩm
140,935,793,487
3,029,018,503
Nhập kho thành phẩm
K/c CP SXC
43,856,753,264
Xuất tái chế hoặc đấu trộn

140,935,793,487 160,368,910,784
CK: 15,544,513,772

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 60


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Û Để kiểm tra tính chính xác của số liệu ghi trên sổ Cái, kế toán thành phẩm sẽ đối
chiếu sổ Cái với Bảng chi tiết các tài khoản do kế toán tổng hợp lập.

BẢNG CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN


Tháng 10 năm 2003

SỐ
SỐ ĐẦU KỲ SỐ PHÁT SINH TRONG THÁNG SỐ
HIỆU TÊN TÀI KHOẢN, TIỂU KHOẢN
TK NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ

111A Tiền Việt nam (Cty) 526,511,163 - 79,797,494,354 79,677,211,479 1,822,808


--------- -------------------------------------- ------------ ------------ ------------ ------------ -------

131 Phải thu của khách hàng (VNĐ) 543,105,386 - 6,619,822,129 8,517,563,626 127,650
131NT Phải thu của khách hàng (ngoại tệ) 23,626,545,792 - 52,151,794,452 92,659,492,288 782,147
--------- -------------------------------------- ------------ ------------ ------------ ------------ -------

152A Phụ phẩm 1,256,281,480 - 923,298,700 7,825,378,548 100,177


152B Bao bì nguyên liệu chưa in 520,985,707 - 542,909,080 540,079,400 5,676
--------- -------------------------------------- ------------ ------------ ------------ ------------ -------

155A Thành phẩm từ gạo 15,178,186,519 - 62,001,909,198 79,512,541,037 921,750


155L Thành phẩm từ lúa - - - - -
155B Thành phẩm bao bì 63,566,867 - 578,019,021 596,768,000 5,866
1562A Chi phí thu mua hàng hóa - - 48,953,927 53,021,899 1,859
1562B Chi phí thu mua (VP Cty) - - - - -
--------- -------------------------------------- ------------ ------------ ------------ ------------ -------

5111A Doanh thu bán hàng XK - - 1,776,197,140 1,776,197,140 25,684


5111B Doanh thu bán hàng nông sản nội địa - - - - 1,246
5111C Doanh thu bán hàng phụ phẩm - - 4,274,473,086 4,274,473,086 83,465
5111D Doanh thu bán hàng NK - - 48,082,771 48,082,771 58
--------- -------------------------------------- ------------ ------------ ------------ ------------ -------

5112A Doanh thu bán thành phẩm XK - - 49,908,963,529 49,908,963,529 748,409


5112B Doanh thu bán thành phẩm nội địa - - 1,704,954,320 1,704,954,320 35,718
515 Doanh thu hoạt động tài chính - - 258,509,386 258,509,386 277
632A Giá vốn hàng XK - - 49,472,948,746 49,472,948,746 745,790
632B Giá vốn hàng NS tiêu thụ nội địa - - 1,280,341,600 1,280,341,600 27,507
632C Giá vốn phụ phẩm - - 2,461,507,048 2,461,507,048 59,664
632D Giá vốn hàng NK (NTệ) - - 47,660,397 47,660,397 58
632E Giá vốn hàng NK (ĐVN) - - 155,200,000 155,200,000 317
--------- -------------------------------------- ------------ ------------ ------------ ------------ -------

635 Chi phí tài chính - - 58,791,537,703 58,791,537,703 884,440


--------- -------------------------------------- ----------- ----------- ----------- ----------- -------

TỔNG CỘNG 67,056,422,806 59,821,179,212 1,896,481,737,622 1,877,293,176,776 17,593,9

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 61


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Û Từ sổ Cái, Bảng chi tiết các tài khoản, Phiếu kế toán.... kế toán tổng hợp lập
Bảng cân đối tài khoản làm cơ sở để lập Bảng cân đối kế toán vào cuối năm.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 62


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN


Tháng 10 năm 2003

SỐ
SỐ ĐẦU KỲ SỐ PHÁT SINH TRONG THÁNG SỐ P
HIỆU TÊN TÀI KHOẢN, TIỂU KHOẢN
TK NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ

111 Tiền mặt


1111 Tiền Việt nam 3,677,841,526 - 106,694,354,464 109,446,169,456 2,656,002
1112 Ngoại tệ 2,385,824 - 15,644,000 1,242,820 125
1113 Vàng bạc, đá quý - - - - -
------- ----------------------------------- -------------- -------------- -------------- -------------- -----------

131 Phải thu của khách hàng 296,559,333,876 - 66,086,375,297 107,352,355,718 975,712
------- ----------------------------------- -------------- -------------- -------------- -------------- -----------

152 Nguyên liệu, vật liệu 1,777,267,187 - 1,471,547,780 8,371,331,948 105,914


------- ----------------------------------- -------------- -------------- -------------- -------------- -----------

155 Thành phẩm 15,241,753,386 - 62,584,259,755 80,113,640,573 929,229


156 Hàng hóa
1561 Giá mua hàng hóa 8,039,730,552 - 49,208,313,293 40,872,793,005 977,235
1562 Chi phí thu mua hàng hóa - - 48,953,927 53,021,899 1,859
------- ----------------------------------- -------------- -------------- -------------- -------------- -----------

511 Doanh thu bán hàng


5111 Doanh thu bán hàng hóa - - 20,850,127,408 20,850,127,408 225,488
5112 Doanh thu bán thành phẩm - - 51,613,917,849 51,613,917,849 784,128
5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ - - - - -
------- ----------------------------------- -------------- -------------- -------------- -------------- -----------

532 Giảm giá hàng bán - - - - 277


------- ----------------------------------- -------------- -------------- -------------- -------------- -----------

632 Giá vốn hàng bán - - 67,434,517,883 67,434,517,883 945,089


635 Chi phí tài chính - - 953,115,641 953,115,641 7,642
641 Chi phí bán hàng
6411 Chi phí nhân viên - - 69,135,713 69,135,713 690
6412 Chi phí vật liệu bao bì - - 912,399,950 912,399,950 13,257
6413 Chi phí dụng cụ đồ dùng - - 3,328,741 3,328,741 6
6414 Chi phí khấu hao TSCĐ - - 12,804,698 12,804,698 120
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài - - 2,570,021,757 2,570,021,757 35,343
6418 Chi phí bằng tiền khác - - 27,334,966 27,334,966 263
642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421 Chi phí nhân viên quản lý - - 161,285,488 161,285,488 1,591
6422 Chi phí vật liệu quản lý - - 8,186,536 8,186,536 72
6423 Chi phí đồ dùng văn phòng - - 9,020,363 9,020,363 85
6424 Chi phí khấu hao TSCĐ - - 86,075,231 86,075,231 580

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 63


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

6425 Thuế, phí & lệ phí - - 38,757,175 38,757,175 1,408


6426 Chi phí dự phòng - - - - -
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài - - 61,947,577 61,947,577 762
6428 Chi phí bằng tiền khác - - 209,150,519 209,150,519 1,889
711 Thu nhập khác - - 238,394,110 238,394,110 683
811 Chi phí khác - - 225,273,240 225,273,240 479
911 Xác định kết quả kinh doanh - - 72,778,838,998 72,965,467,958 1,013,216
TỔNG CỘNG 140,715,162,660 140,715,162,660 1,462,437,824,448 1,462,437,824,448 20,420,999,24

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 64


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến nhập xuất thành phẩm, hàng
hóa ở các Xí nghiệp chuyển về như: Phiếu xuất kho, Biên bản sản xuất, Biên bản đấu trộn,
Phiếu nhập kho, Biên bản đề nghị duyệt hao hụt....Kế toán thành phẩm sẽ tính giá trị của
từng lô hàng xuất nhập, ghi vào Bảng kê BBSX và theo dõi từng loại hàng trên thẻ kho (
dùng để đối chiếu với thủ kho ). Đồng thời kế toán xử lý bằng máy vi tính để lập Nhật ký
sản xuất theo từng tháng, quý. Sau đó, kế toán thành phẩm sẽ tiến hành lên sổ Cái, sổ chi
tiết để kế toán tổng hợp đối chiếu với Bảng chi tiết các tài khoản và lên Bảng cân đối số
phát sinh. Cứ như vậy, đối với tháng 11, tháng 12, công tác hạch toán và ghi sổ kế toán
thành phẩm cũng tương tự như tháng 10.

2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:


Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ và là đối tượng
nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra
của mặt hàng gạo xuất khẩu là 0%, của gạo tiêu thụ nội địa là 5%.
Công ty áp dụng phương pháp tỷ giá hạch toán để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt
Nam khi hạch toán kế toán hàng xuất khẩu tiêu thụ. Tỷ giá hạch toán là lấy tỷ giá thực tế
của ngày cuối tháng trước ( tháng kế tiếp của tháng này ) làm tỷ giá hạch toán trong suốt
tháng này. Thông thường, Công ty chọn ngoại tệ sử dụng ít chịu ảnh hưởng của tình hình
thế giới, chủ yếu là USD.

2.1 Các chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh:
2.1.1 Các chứng từ sử dụng:

a. Hợp đồng mua bán gạo:


Là một trong các loại hợp đồng kinh tế nên khi ký kết hợp đồng cần phải tuân theo
các qui định của pháp luật về nội dung, điều khoản, tư cách của chủ thể và nguyên tắc khi
ký kết hợp đồng.
Hợp đồng mua bán gạo được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản ( bên mua và bên bán ).
Tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên chọn giá để giao dịch mua bán.
Thông thường công ty bán hàng thoe giá FCA, FOB, CIF và áp dụng Incoterm 1990. Các

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 65


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

doanh nghiệp bán thường giao hàng tại các cảng như: cảng TPHCM, cảng Cần Thơ, cảng
Mỹ Thới.

Sơ đồ: Quy trình ký kết và thanh lý hợp đồng


Thương lượng không thành

Nhu cầu mua bán Thương lượng ký HĐ

Ký HĐ Phụ kiện
Thanh lý HĐ, Người bán ( nếu có)
phụ kiện Giao hàng chuẩn bị hàng

Thủ tục xuất hàng được thực hiện sau khi hàng hóa, thành phẩm được giao xong
xuống phương tiện vận chuyển. Căn cứ vào số lượng hàng xuất, bộ phận kế toán tiến hành
lập biên bản giao nhận hàng hóa, lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
b. Biên bản giao nhận hàng: Thể hiện các nội dung sau:
_ Ngày tháng giao nhận hàng.
_ Loại hàng hóa giao nhận kèm theo số lượng và bao bì.
_ Số phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
_ Họ tên, chữ ký của hai bên giao nhận.
c. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ :
Do bên xuất hàng lập căn cứ theo lệnh điều động xuất hàng. Gồm 3 liên :
_ 1 liên để lưu nơi lập phiếu.
_ 1 liên giao cho người vận chuyển làm chứng từ đi đường và giao hàng tại cảng.
_ 1 liên để kế toán xí nghiệp làm chứng từ hạch toán, sau đó chuyển chứng từ và
thanh toán với phòng kế toán Công ty.
d. Hóa đơn giá trị gia tăng :
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký và lệnh xuất bán của phòng kế hoạch, kế toán
lập hóa đơn GTGT theo mẫu 01_GTKT_3LL do chi cục thuế quản lý và phát hành khi
hàng đã chuyển xuống tàu xong.
Mọi hình thức bán hàng của Công ty đều phải lập hóa đơn GTGT ( kể cả khi bán
lẻ). Kế toán phải ghi đầy đủ nội dung trên hóa đơn như: Tên đơn vị mua bán, mã số thuế
bên mua và bên bán, tên mặt hàng, số lượng, đơn giá, số tiền chưa có thuế, thuế GTGT và
tổng số tiền người mua phải thanh toán.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 66


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên. Sau đó, chuyển cho kế toán trưởng và thủ
trưởng đơn vị ký duyệt .
_ Liên 1 lưu nơi lập phiếu.
_ Liên 2 giao cho khách hàng ( người nộp tiền ).
_ Liên 3 dùng để thanh toán và ghi sổ kế toán trong Công ty.
e. Phiếu thu :
Nội dung phiếu thu là khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc các đơn vị cơ sở nộp
tiền hàng tiêu thụ ở đơn vị. Kế toán lập phiếu thu gồm 3 liên, ghi đầy đủ nội dung và ký
vào phiếu. Sau đó chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, thủ
quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào phiếu thu trước khi ký tên .
_ Liên 1 lưu.
_ Liên 2 giao cho người nộp tiền.
_ Liên 3 thủ quỹ ghi sổ quỹ, đến cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ
gốc chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán. Sau đó kế toán tập hợp phiếu thu trình thủ trưởng
đơn vị, kế toán trưởng ký duyệt và lưu vào tập hồ sơ chứng từ.
f. Giấy báo có:
Kế toán ngân hàng nhận được khi có tiền chuyển vào tài khoản ngân hàng của
Công ty, trong đó có tiền hàng của các khách hàng chuyển trả cho công ty.
g. Ủy nhiệm chi:
Được lập thành 4 liên, mỗi liên có một màu khác nhau và nó không quy định đối
tượng sử dụng phải màu nào. Ủy nhiệm chi phải đánh đầy đủ các nội dung trên giấy ủy
nhiệm chi ( đánh một lần ), phải được sự ký duyệt của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
h. Ngoài ra còn có các chứng từ khác liên quan đến kế toán tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh như: phiếu chi, giấy báo nợ, hóa đơn ( tiền điện, tiền nước,
điện thoại ) ...
2.1.2 Sổ kế toán liên quan:
Sổ kế toán:
- Nhật ký bán hàng
- Sổ cái ( TK 511, 632, 641,642,... )
- Sổ chi tiết ( TK 131,331,...)
- Sổ Nhật ký thu ( chi ) tiền
- Phiếu kế toán

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 67


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trình tự hạch toán của kế toán tiêu thụ:


Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kinh tế phát sinh liên quan, kế toán tiêu thụ
tiến hành nhập vào Nhật ký bán hàng, đến cuối tháng lên sổ Cái TK 632, 511 ... trong
nhật ký bán hàng được kế toán thể hiện cả cho giá vốn hàng bán và doanh thu tiêu thụ.
Cuối tháng, kế toán lập các bút toán tập trung gửi cho kế toán tổng hợp.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nếu khách hàng chưa thanh toán tiền
hàng thì đồng thời với việc phản ánh của kế toán tiêu thụ, kế toán công nợ sẽ theo dõi trên
sổ chi tiết TK 131 cho từng đơn vị khách hàng. Nếu tiền hàng đã được thanh toán thì kế
toán tiền mặt hoặc kế toán ngân hàng tiến hành phản ánh trên sổ nhật ký thu tiền của mình.
Đối với các bút toán liên quan đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp, sau khi được kế toán các bộ phận liên quan phản ánh thì chuyển các chứng từ đó
cho kế toán chi phí cùng phản ánh vào các sổ chi tiết các chi phí ( 641,642, 635,..).
Trong kỳ, nếu có những nghiệp vụ phát sinh hay nghiệp vụ điều chỉnh mà không có
các chứng từ theo qui định của nhà nước thì kế toán tiến hành lập và phản ánh nghiệp vụ
đó vào phiếu kế toán, đến cuối tháng toàn bộ phiếu kế toán đó tập trung lại cho kế toán
tổng hợp cùng các bút toán tập trung của các bộ phận kế toán khác gửi đến. Những nghiệp
vụ không mở sổ theo dõi chi tiết sẽ được lập trên phiếu kế toán như: lương phải trả cho
cán bộ công nhân viên, trích BHXH, BHYT, KPCÐ, khấu hao TSCÐ, điều chỉnh chênh
lệch tỷ giá, kết chuyển công nợ,....Kế toán tổng hợp tập trung thành một tập, đồng thời
nhập bút toán đó vào nhật ký chung.
Kế toán tổng hợp căn cứ vào các bút toán tập trung tiến hành lên bảng chữ T và sổ
Cái, lập bảng cân đối phát sinh và các báo cáo tài chính.
2.1.3 Các tài khoản có liên quan:
Tài khoản 511_ Doanh thu bán hàng
_ TK 5111A: Doanh thu bán hàng xuất khẩu
_ TK 5111B: Doanh thu bán hàng nông sản nội địa
_ TK 5111C: Doanh thu bán hàng phụ phẩm
_ TK 5112A: Doanh thu bán thành phẩm xuất khẩu
_ TK 5112B: Doanh thu bán thành phẩm nội địa
Tài khoản 515_ Doanh thu hoạt động tài chính
Tài khoản 532_ Giảm giá hàng bán
Tài khoản 632_ Giá vốn hàng bán

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 68


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

_ TK 632A: Giá vốn hàng xuất khẩu


_ TK 632B: Giá vốn hàng nông sản tiêu thụ nội địa
_ TK 632C: Giá vốn phụ phẩm
_ TK 632L: Giá vốn hàng bán ( Lúa)
Tài khoản 635_ Chi phí hoạt động tài chính
Tài khoản 641_ Chi phí bán hàng
_ TK 6411: Chi phí nhân viên
_ TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
_ TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
_ TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
_ TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
_ TK 6418: Chi phí khác bằng tiền
Tài khoản 642 _ Chi phí quản lý doanh nghiệp
_ TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
_ TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
_ TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
_ TK 6424: Chi phí KH TSCÐ
_ TK 6425: Thuế , phí ,lệ phí
_ TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
_ TK 6428: Chi phí khác bằng tiền
Tài khoản 711_ Thu nhập khác
Tài khoản 811_ Chi phí khác
Tài khoản 911_ Xác định kết quả kinh doanh
Các tài khoản khác liên quan : 111, 112, 131, 333, 421...

2.2 Kế toán tiêu thụ:

2.2.1 Kế toán bán hàng trong nước:

Kế toán nghiệp vụ bán lẻ:


Bán lẻ hàng hóa là việc bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Thông qua bán lẻ,
hàng hóa kết thúc quá trình lưu thông, giá trị sử dụng hàng hóa đã được thực hiện.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 69


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Tại các xí nghiệp việc tiêu thụ thành phẩm ( Gạo các loại ), phụ phẩm ( Tấm, Cám
), hàng hóa với số lượng nhỏ thì được công ty xem là bán lẻ. Với hình thức này, người mua
sẽ thanh toán tiền hàng ngay sau khi nhận hàng. Những khách hàng này thường là những
người mua bán nhỏ, họ đến mua hàng sau đó bán lại cho người tiêu dùng.
Trình tự thực hiện :
_ Sau khi lấy mẫu, xem hàng và bàn bạc thống nhất giá với khách hàng xong, ban
lãnh đạo ( Giám đốc Xí nghiệp ) ra lệnh xuất hàng, thủ kho hàng chỉ thị đội trưởng xếp dỡ
cho công nhân thay đổi bao bì hàng xuất ( nếu có ) đồng thời tiến hành cân đong số lượng
hàng xuất xuống phương tiện vận chuyển cho đến khi đủ số lượng theo yêu cầu khách hàng.
_ Hàng hóa sau khi đưa lên phương tiện vận chuyển đầy đủ, khách hàng liên hệ với
thủ kho để nhận phiếu xuất hàng và đến phòng kế toán của xí nghiệp để làm thủ tục thanh
toán tiền hàng. Tại đây, kế toán xí nghiệp tiến hành lập hóa đơn GTGT và phiếu thu tiền
để người mua hàng đến thủ quỹ thanh toán tiền hàng. Cuối ngày, kế toán và thủ quỹ dối
chiếu sổ sách với nhau và đến cuối tháng kế toán lập các Bảng kê bán phụ phẩm,
Bảng kê nộp tiền,... chuyển về công ty cùng với các chứng từ liên quan để được thanh
quyết toán tiền.
_ Tại phòng kế toán, kế toán tiêu thụ căn cứ vào các bàng kê và các chứng từ liên
quan mà các xí nghiệp gửi về để nhập vào Nhật ký bán hàng theo từng tháng. Lúc này,
kế toán vẫn hạch toán qua tài khoản 131. Và chỉ tiêu nợ phải thu của khách hàng này sẽ
được kế toán công nợ theo dõi chi tiết cho từng khách hàng trên sổ chi tiết TK 131, mà ở
đây là mở sổ phải thu cho các xí nghiệp thuộc Công ty.

Kế toán nghiệp vụ bán buôn:


Bán buôn là bán cho các đoàn thể, tổ chức kinh tế, các nhân để họ tiếp tục bán lại
hoặc dùng để sản xuất. Bán buôn thường có khối lượng hàng hóa rất lớn và giá cả thấp hơn
so với giá bán lẻ.
Do giá trị khối lượng hàng hóa tiêu thụ khá lớn và quá trình tiêu thụ này diễn ra
trong thời gian tương đối dài nên giữa Công ty và khách hàng phải thỏa ước với nhau trước
rồi mới ký hợp đồng. Thông qua các bảng hợp đồng này để đảm bảo về quyền lợi, trách
nhiệm vật chất giữa các bên khi có xãy ra tranh chấp, vi phạm hợp đồng.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 70


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trình tự thực hiện :


_ Trước khi ký kết hợp đồng, ban lãnh đạo Công ty căn cứ vào tình hình tồn kho
thực tế và khả năng cung ứng tại các đơn vị cơ sở rồi mới quyết định có ký hợp đồng hay
không. Sau khi hợp đồng được ký kết xong, Công ty sẽ phân công cho từng Xí nghiệp tiến
hành sản xuất hay mua bên ngoài để chuẩn bị hàng hóa giao cho khách hàng theo đúng hợp
đồng đã ký kết.
_ Sau khi nhận được các chỉ tiêu được giao từ công ty, các Xí nghiệp bắt đầu chuẩn
bị hàng và lên lịch xuất hàng.
_ Ðịa điểm giao hàng là giao tại kho Xí nghiệp hoặc tại kho người mua hoặc tại
cảng đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng.
• Nếu giao hàng tại kho của Xí nghiệp: Sau khi hàng hóa được đưa lên phương
tiện vận chuyển và kiểm tra đầy đủ , bộ phận giao hàng lập biên bản giao nhận hàng có
xác nhận của bên mua , đồng thời Công ty xuất hóa đơn GTGT giao cho khách hàng để
hoàn thành thủ tục giao hàng.
• Nếu giao hàng tại cảng:
Sau khi huy động và kiểm tra phương tiện, các Xí nghiệp cung ứng tiến
hành cho xuống hàng, đăng ký bảo hiểm cho phương tiện để tránh rủi ro trong khi vận
chuyển. Thủ kho ghi phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để làm chứng từ đi đường,
cùng với giấy giới thiệu, giấy cập mạn, lệnh điều động, phiếu giám sát ( nếu có ) hướng
dẫn phương tiện đến đúng nơi qui định.
Khi hàng đã chuyển giao cho chủ phương tiện xong hoặc hàng đã lọt
lòng tàu thì bộ phận giao hàng tiến hành lấy vận đơn của chủ phương tiện, đồng thời bên
bán ( Công ty ) xuất hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng có xác nhận của bên mua
để hoàn thành thủ tục giao hàng.
_ Sau khi hoàn thành thủ tục giao hàng, toàn bộ chứng từ được chuyển về phòng kế
toán Công ty. Kế toán tiêu thụ phản ánh vào sổ nhật ký bán hàng và kế toán công nợ cũng
theo dõi chi tiết cho đối tượng khách hàng đó trên sổ chi tiết TK 131.
_ Cuối cùng, căn cứ vào các phương thức thanh toán đã ký trên hợp đồng, kế toán
ngân hàng hoặc kế toán tiền mặt tiến hành theo dõi tiền hàng do khách hàng thanh toán.
• Khi khách hàng giao tiền mặt : Kế toán tiền mặt lập phiếu thu để thủ
quỹ tiến hành thu tiền.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 71


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

• Việc thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng : Công ty thường sử dụng
các loại Séc, Ủy nhiệm chi để thu nợ khách hàng. Khi nhận được giấy báo Có của ngân
hàng về việc khách hàng trả tiền, kế toán ngân hàng và kế toán công nợ tiến hành theo dõi
trên sổ sách của mình.

2.2.2 Kế toán bán hàng xuất khẩu:

Xuất khẩu trực tiếp:


Tương tự như bán buôn, sau khi ký hợp đồng giữa Công ty ( bên bán ) và Công
ty,thương nhân nước ngoài (bên mua ). Công ty phân công các Xí nghiệp để tiến hành làm
hàng và chuẩn bị giao hàng.
Công ty thường ký hợp đồng xuất khẩu gạo theo điều kiện thương mại quốc tế như:
Giao cho người chuyên chở _ Free carrier ( FCA ).
Giao qua lan can tàu _ Free on board ( FOB ).
Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí _ Cost, insurance and freight ( CIF ).
Tùy vào điều kiện đã ký kết trong hợp đồng mà hai bên sẽ thỏa thuận giá cả, chi
phí, trách nhiệm, rủi ro.
Các phương thức thanh toán mà Công ty thường sử dụng như:
Thư tín dụng _ Letter of credit ( L/C ): Ðây là phương thức thanh toán tốt nhất
hiện nay vì nó đảm bảo an toàn cho các bên. Công ty chỉ áp dụng phương thức này đối với
những khách hàng mới quen ( chiếm khoản 20% ).
Chuyển tiền bằng điện _ Telegraphic transfer ( T/T ) : Theo phương thức này
thì việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua. Công ty chỉ
dùng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ lâu dài và tín nhiệm
lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn lắm ( chiếm khoản 70% ).
D/P : Công ty rất ít sử dụng phương pháp này ( chỉ chiếm khoản 10% ).
Trình tự thực hiện :
_ Ðịa điểm giao hàng chủ yếu là ở tại cảng, quá trình điều động hàng hóa đến nơi
qui định cũng chia thành nhiều đợt. Vì vậy, khi hàng được xuất kho, thủ kho ghi
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để bộ phận vận chuyển hàng làm chứng từ đi đường.
_ Khi hàng đến cảng, Công ty tiến hành làm các thủ tục cần thiết như: xin chứng từ
xuất trình theo yêu cầu của Hải quan nước nhập khẩu ( tờ khai hải quan, quota, giấy chứng

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 72


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

nhận xuất xứ, hoá đơn lãnh sự ... ), thuê tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục Hải quan ...cho
hàng xuống phương tiện cùng với sự kiểm tra, theo dõi của nhân viên kiểm nghiệm của
công ty giám định ( Vina Control, SGS,... ).
_ Sau khi cho hàng xuống phương tiện đầy đủ, kế toán lập hóa đơn GTGT và biên
bản giao nhận hàng ( nếu có )... Đồng thời bộ phận giao hàng nhận biên lai thuyền phó và
dùng biên lai này đến hãng tàu, đổi lấy vận đơn đường biển và hoàn thành thủ tục xuất
hàng. Tùy vào các điều khoản, điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng mà bộ chứng từ gồm có:
Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
Hóa đơn lãnh sự
Hóa đơn GTGT
Phiếu giao nhận hàng hóa
Phiếu đóng gói ( Packing list _ P/L )
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin _ C/O )
Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa ( Certificate of Quality )
Giấy chứng nhận số lượng ( Certificate of Quantity ), trọng lượng hàng hóa
( Certificate of Weight )
Vận đơn đường biển ( Marine Bill of Lading/ Ocean Bill of Lading ).
_ Căn cứ vào các chứng từ nhận được, kế toán tiêu thụ phản ánh nghiệp vụ vào sổ
Nhật ký bán hàng, đồng thời kế toán công nợ và kế toán ngân hàng cũng phản ánh, theo
dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng như sau:
Kế toán ngân hàng lập bộ chứng từ thanh toán ( gồm bộ chứng từ hàng hóa
và hối phiếu ) để gửi đến ngân hàng thông báo, ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ
đến ngân hàng mở L/C ( nếu phương thức thanh toán bằng L/C ). Sau khi nhận được bộ
chứng từ này, ngân hàng mở L/C chuyển tiền cho ngân hàng thông báo. Và khi nhận được
giấy báo Có của ngân hàng thông báo, kế toán ngân hàng tiến hành nhập vào sổ Nhật ký
ghi Nợ TK 112, đồng thời kế toán công nợ cũng theo dõi chi tiết nợ phải thu của khách
hàng này về khoản tiền đã trả.
Trường hợp thanh toán bằng L/C mà hàng gửi lên tàu vượt quá số lượng quy định
trong L/C. Lúc này, Công ty sẽ lập phụ kiện hợp đồng cho bên mua trước khi gửi hàng.
Sau đó, lập 2 bộ chứng từ như sau:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 73


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

bộ 1: hoàn toàn phù hợp với L/C đã mở và sẽ được thanh toán theo
phương thức L/C.
bộ 2: lập cho lượng hàng hóa dư và sẽ được thanh toán bằng phương thức
khác như : T/T ...

Xuất khẩu ủy thác:


Trình tự thực hiện :
Sau khi thương lượng xong, Công ty ANGIMEX và công ty nhận ủy thác xuất khẩu
tiến hành ký kết hợp đồng ủy thác. Sau đó, Công ty cung cấp hàng mẫu, tài liệu về hàng
hóa cho bên nhận uỷ thác để họ thực hiện công việc chào hàng, ký hợp đồng xuất khẩu với
đối tác nước ngoài và làm toàn bộ công việc của một đơn vị xuất khẩu trực tiếp.
Công ty phải cung cấp hạn ngạch xuất khẩu để bên nhận ủy thác làm thủ tục hải
quan và phải chịu chi phí ủy thác xuất khẩu.
Về thủ tục và trình tự xuất hàng cũng tương tự như xuất khẩu trực tiếp. Tức là, thủ
kho cũng phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để làm chứng từ đi đường, vận
chuyển hàng hóa đến cảng hay đến đúng nơi qui định để xuất hàng ... Về phía công ty, khi
giao hàng xong, kế toán cũng lập hóa đơn GTGT để xác định hàng hóa đã tiêu thụ và đòi
tiền bên nhận uỷ thác. Tuy nhiên, những phần còn lại như: làm thủ tục Hải quan , xin các
giấy chứng nhận cần thiết ... là do bên nhận uỷ thác thực hiện. Sau khi giao hàng xong,
Công ty chỉ theo dõi thanh toán đối với bên nhận uỷ thác.
Khi nhận được thông báo của đơn vị nhận ủy thác về số hàng đã hoàn thành xuất
khẩu, kế toán tiêu thụ nhập vào sổ Nhật ký bán hàng và kế toán công nợ cũng phản ánh vào
sổ chi tiết khoản phải thu đó cùng với chi phí ủy thác xuất khẩu theo tỷ giá hạch toán.
Khi nhận được tiền và thanh toán tiền hoa hồng cho bên nhận ủy thác, kế toán công
nợ sẽ ghi giảm khoản phải thu của bên nhận ủy thác. Nếu có chênh lệch tỷ giá lúc đó so với
tỷ giá hạch toán thì kế toán công nợ điều chỉnh chênh lệch tỷ giá trên Phiếu kế toán và
phản ánh vào sổ chi tiết 131NT.
Kế toán ngân hàng phản ánh số tiền gửi ngân hàng tăng từ khoản tiền hàng phải thu
theo tỷ giá hạch toán. Đến cuối tháng, phần chênh lệch tỷ giá sẽ được điều chỉnh bằng bút
toán điều chỉnh trên Phiếu kế toán và hạch toán vào sổ liên quan.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 74


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

2.2.3 Một số nghiệp vụ minh hoạ:

Đối với nghiệp vụ bán lẻ:

Bán lẻ thành phẩm, hàng hóa:


VD: Bảng kê nộp tiền tháng 10/2003 của Xí nghiệp 1 thể hiện các loại gạo bán lẻ trong kỳ:

Ngày Hóa đơn Tên hàng Số lượng Đơn giá Tiền chưa thuế Thuế GTGT Tiền thanh toán
16/10/03 0006645 Gạo 15% 1,559 2,862.64 4,462,856 223,143 4,685,999
16/10/03 0006645 Gạo 25% 1,019 2,778 2,831,241 141,562 2,972,803
16/10/03 0006645 Gạo 5% 1,935 2,975 5,756,625 287,831 6,023,671
CỘNG 4,513 - 13,050,722 652,536 13,682,473

Giá vốn hàng bán ra của sản phẩm gạo được tính theo phương pháp bình quân gia
quyền dựa trên giá thành thực tế:

Trị giá thực tế + Trị giá nhập


Giá vốn hàng tồn đầu kỳ kho trong kỳ Số lượng hàng
bán ra = Số lượng Số lượng * bán ra trong kỳ
+
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Ngoài ra, chi phí thu mua trong kỳ còn được phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm
tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho:

Chi phí thu mua Chi phí thu mua + Chi phí thu mua
phân bổ cho giá tồn đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng hàng
vốn hàng bán ra = Số lượng + Số lượng * bán ra trong kỳ
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Căn cứ vào bảng kê nộp tiền của Xí nghiệp 1, kế toán xác định giá vốn của từng
loại gạo vào cuối tháng, đồng thời nhập vào nhật ký bán hàng. Kế toán phản ánh doanh thu
với từng bút toán cho từng bảng kê nộp tiền theo từng Xí nghiệp:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 75


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ BÁN HÀNG


Tháng 10 năm 2003
Chứng từ Tên Tên Số lượng Số tiền Thuế TK TK
Diễn giải hàng kho (Kg) (VNĐ) GTGT ghi Nợ ghi Có
Số Ngày
1LX2 16/10/03 Bán lẻ Gạo 15 XN1 1,559 4,053,400 632B 155
1LX2 16/10/03 Bán lẻ Gạo 25 XN1 1,019 2,547,500 632B 155
1LX2 16/10/03 Bán lẻ Gạo 5 XN1 1,935 5,418,000 632B 155
Trị giá bán VNĐ 4,513 13,050,722 131 5112B
Thuế 652,536 131 3331A
GTGT(3331) ------- ------- ----- ------
----- ------- ------------------ ------ ----- -------

Đồng thời với việc phản ánh thành phẩm, hàng hóa tiêu thụ trên Nhật ký bán hàng
của kế toán tiêu thụ, kế toán công nợ cũng theo dõi chi tiết công nợ của các Xí nghiệp về
thành phẩm, hàng hóa Công ty bán ra trong kỳ này mà Công ty phải thu về quỹ.

SỔ CHI TIẾT TK131 XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC 1

Chứng từ TK đối PHÁT SINH SỐ DƯ


Diễn giải
ứng
Số Ngày NỢ CÓ NỢ CÓ

1LX2 16/10/03 BAN LE 5112B 4,462,856 - 1,536,947,560 -


1LX2 16/10/03 BAN LE 5112B 2,831,241 - 1,539,778,798 -
1LX2 16/10/03 BAN LE 5112B 6,409,161 - 1,532,484,703 -
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
TỔNG

Bán lẻ phụ phẩm:


VD : Bảng kê phụ phẩm tháng 10/2003 của Xí nghiệp 1 gửi về cho công ty như sau:

Ngày Hóa đơn Tên hàng Số lượng Đơn giá Tiền chưa thuế Thuế GTGT Tiền thanh toán
04/10/03 0006640 Tấm 1 800 2,285.71 1,828,571 91,429 1,920,000
04/10/03 0006640 Tấm 2 3,000 2,095.24 6,285,714 314,286 6,600,000
04/10/03 0006640 Cám 8,997 1,952.38 17,565,571 878,279 18,443,850
CỘNG 12,797 - 25,679,856 1,283,994 26,963,850

Căn cứ vào bảng kê bán phụ phẩm của Xí nghiệp 1 gửi về, kế toán tiêu thụ cũng
tính ra giá vốn ( tương tự như thành phẩm ) và nhập vào sổ Nhật ký bán hàng:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 76


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ BÁN HÀNG


Tháng 10 năm 2003
Chứng từ Tên Tên Số Số tiền Thuế TK TK
Diễn giải hàng kho lượng (VNĐ) GTGT ghi ghi
Số Ngày (Kg) Nợ Có
1CM2 4/10/03 Bán lẻ Cám XN1 8,997 7,197,510 632C 155
1CM2 4/10/03 Bán lẻ Tấm 1 XN1 800 1,360,000 632C 155
1CM2 4/10/03 Bán lẻ Tấm 2 XN1 3,000 3,000000 632C 155
Trị giá bán VNĐ 12,797 25,679,856 131 5111C
Thuế 1,283,994 131 3331A
----- ------- GTGT(3331) -------- ----- ------ ------- --------- ----- ------
------------------

Tương tự như bán thành phẩm, kế toán công nợ cũng theo dõi chi tiết từng Xí
nghiệp trên số chi tiết TK131:

SỔ CHI TIẾT TK131 XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC 1

Chứng từ TK đối PHÁT SINH SỐ DƯ


Diễn giải
ứng
Số Ngày NỢ CÓ NỢ CÓ

1CM2 4/10/03 BAN LE 5111C 17,565,571 - 383,050,351 -


1CM2 4/10/03 BAN LE 5111C 3,112,565 - 359,199,066 -
1CM2 4/10/03 BAN LE 5111C 6,285,714 - 365,484,780 -
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
TỔNG

Û Đối với các Xí nghiệp khác cũng căn cứ vào các bảng kê bán lẻ phụ phẩm, thành
phẩm mà kế toán tiêu thụ cũng hạch toán tương tự như vậy trong các tháng tiếp theo.

Đối với nghiệp vụ bán buôn:


VD : Căn cứ vào hóa đơn số 061036 ngày 24/10/2003, Công ty xuất bán cho Công ty
lương thực Kiên Giang:

Loại gạo Số lượng (Tấn)


Gạo 10% 125
Gạo 15% 250

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 77


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Gạo 5% 125
Gạo nếp 6
Tổng cộng 506

Trị giá lô hàng xuất bán: 1,577,756,250 đ ( trong đó thuế GTGT là 5% )


Công ty thuê phương tiện vận chuyển của Công ty TNHH Hồng Hải, lượng hao hụt
trong quá trình vận chuyển là 506 kg.

Kế toán tiêu thụ phản ánh vào Nhật ký bán hàng như sau:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 78


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ BÁN HÀNG


Tháng 10 năm 2003

Chứng từ Tên Tên Số Số tiền


Diễn giải
hàng kho lượng (VNĐ
Số Ngày (Tấn)
061030 20/10/03 Cty LT Kiên Giang, HD 143 14/10/03 Gạo 10 XN1 125 364,625
061030 20/10/03 Cty LT Kiên Giang, HD 143 14/10/03 Gạo 15 XN3 250 650,000
061030 20/10/03 Cty LT Kiên Giang, HD 143 14/10/03 Gạo 5 XN1 125 350,000
061030 20/10/03 Cty LT Kiên Giang, HD 143 14/10/03 GNep XN1 6 18,000
TRI GIA BAN VND 506 1,502,625
THUE GTGT (3331) 75,13
061036 24/10/03 Cty TNHH Hồng Hải PT 5527:125, HD 143 Cty LT_KG Gạo 10 XN1 0.125 364
061036 24/10/03 Cty TNHH Hồng Hải PT 8687:250, HD 143 Cty LT_KG Gạo 15 XN3 0.25 650
061036 24/10/03 Cty TNHH Hồng Hải PT 1654:125, HD 143 Cty LT_KG Gạo 5 XN1 0.125 350
061036 24/10/03 Cty TNHH Hồng Hải PT 10485:6, HD 143 Cty LT_KG GNep XN1 0.006 18
TRI GIA BAN VND 0.506 1,498
THUE GTGT (3331)
------- ------- ---------------------------------------------- ------- ----- ----- -------

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 79


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Kế toán công nợ cùng phản ánh:


SỔ CHI TIẾT TK131 CTY LƯƠNG THỰC KIÊN GIANG
Chứng từ TK đối PHÁT SINH SỐ DƯ
Diễn giải
Số Ngày ứng
NỢ CÓ NỢ CÓ
061030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 387,500,000 - 427,007,514 -
061030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 725,000,000 - 757,054,544 -
061030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 370,625,000 - 427,510,401 -
061030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 94,631,250 - 127,905,630 -
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
TỔNG

SỔ CHI TIẾT TK1388 CTY TNHH HỒNG HẢI


Chứng từ TK đối PHÁT SINH SỐ DƯ
Diễn giải
Số Ngày ứng
NỢ CÓ NỢ CÓ
061036 24/10/03 PT 8687:250, HD 143 Cty LT_ KG 5112B 724,905 - 27,077,544 -
061036 24/10/03 PT 1654:125, HD 143 Cty LT_ KG 5112B 480,000 - 27,557,544 -
061036 24/10/03 PT 10485:6, HD 143 Cty LT_ KG 5112B 22,857 - 27,580,401 -
061036 24/10/03 PT 5527: 125, HD 143 Cty LT_ KG 5112B 345,238 - 27,925,639 -
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
TỔNG

Đối với nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu:

Xuất khẩu trực tiếp:


VD : Căn cứ vào hóa đơn số 013052 ngày 05/10/2003 xuất 192 tấn gạo 15% cho
công ty Seng Long theo hợp đồng 157 ngày 25/09/2003.

Kế toán tiêu thụ phản ánh vào Nhật ký bán hàng :

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 80


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ BÁN HÀNG


Tháng 10 năm 2003

Chứng từ Tên Tên Số Số t


Diễn giải
hàng kho lượng (VN
Số Ngày (Tấn)
013052 05/10/03 Seng long, HD 157/CNTP NG 25/9/03 Giá 182USD/T x 15,517 Gạo 15 XN4 192 499,20
TRI GIA BAN VND 192 542,22
TRI GIA BAN USD 3
------- ------- ---------------------------------------------- ------- ----- ----- -----

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 81


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Kế toán công nợ cùng phản ánh:


SỔ CHI TIẾT TK131NT CTY SENG LONG
Chứng từ TK đối NỢ CÓ
Diễn giải
Số Ngày ứng
USD VND USD VND
SENG LONG, HD 157/CNTP NG
013052 5/10/03 25/9/03 GIA 182 USD/T X 15,517 5112A 34,944.00 542,226,048 - -
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
CỘNG
SỐ DƯ

Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kế toán công nợ và kế toán ngân hàng
cùng phản ánh vào số kế toán:

SỔ CHI TIẾT TK131NT CTY SENG LONG


Chứng từ TK đối NỢ CÓ
Diễn giải
Số Ngày ứng
USD VND USD VND
B-CÓ 28/10/03 SENG LONG 157 1122 - - 34,944.00 543,379,200
PKT44 31/10/03 CLTG GIỮA BH VÀ TT HĐ 157 515 - 1,153,152 - -
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
CỘNG
SỐ DƯ

SỔ NHẬT KÝ GHI NỢ TK 112


Chứng từ TK đối SỐ TIỀN
Diễn giải
ứng
Số Ngày USD VND
SENG LONG Thanh toán tiền hàng,
B-CÓ 28/10/03 HD 157, 25/9/03 131NT 34,944.00 543,379,200
----- -------- ------- ----- ------- -----
CỘNG
SỐ DƯ

Xuất khẩu ủy thác:


VD : Căn cứ vào hóa đơn số 064755 ngày 10/11/2003, Công ty ủy thác xuất khẩu
cho Công ty AGM _ KITOKU theo HĐUT 2/UT ngày 21/10/2003.
Khi nhận được thông báo số hàng đã hoàn thành xuất khẩu, kế toán tiêu thụ phản
ánh vào Nhật ký bán hàng tương tự như đối với xuất khẩu trực tiếp:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 82


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ BÁN HÀNG


Tháng 12 năm 2003

Chứng từ Tên
Diễn giải
hàng
Số Ngày
064755 10/11/03 Cty LD AGM _ KITOKU HDUT 02/UT NG 21/10/03 Giá 185 USD/T x 15,453 Gạo 10
064755 10/11/03 Cty LD AGM _ KITOKU HDUT 02/UT NG 21/10/03 Giá 180 USD/T x 15,453 Gạo 15
TRI GIA BAN VND
TRI GIA BAN USD
------- ------- ---------------------------------------------- -------

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 83


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Kế toán công nợ theo dõi chi tiết công nợ cho Công ty AGM _ KITOKU, đồng thời
thực hiện phản ánh bút toán về phí ủy thác xuất khẩu phải trả cho bên nhận ủy thác.

SỔ CHI TIẾT TK131NT CTY AGM _ KITOKU


Chứng từ TK đối NỢ CÓ
Diễn giải
Số Ngày ứng
USD VND USD VND
064755 10/11/03 HDUT 02 GIA 185USD/T X 15,453 5112A 277,500 4,288,207,500 - -
064755 10/11/03 HDUT 02 GIA 180USD/T X 15,453 5112A 270,000 4,172,310,000 - -
09 CP LAM HANG HDUT 02 6417TS - - 50,857.37 785,898,924
09 CP LAM HANG HDUT 02 6417HH - - 4,500.00 69,538,500
09 CP LAM HANG HDUT 02 6425NH - - 72.74 1,124,000
09 CP LAM HANG HDUT 02 1333 - - 5,543.01 85,656,142
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
CỘNG
SỐ DƯ

Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ngân hàng phản ánh nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào sổ sách tương tự như xuất khẩu trực tiếp. Đồng thời lúc này, kế toán
công nợ phản ánh giảm khoản phải thu của Công ty AGM _ KITOKU và điều chỉnh chênh
lệch tỷ giá vào phiếu kế toán.

SỔ CHI TIẾT TK131NT CTY AGM _ KITOKU


Chứng từ TK đối NỢ CÓ
Diễn giải
Số Ngày ứng
USD VND USD VND
B-CÓ31 15/11/03 TT HDUT 02 Ngày 21/02/03 1122 - - 300,000 4,635,000,000
B-CÓ25 17/11/03 TT HDUT 02 Ngày 21/02/03 (Đợt 2) 1122 - - 186,526.88 2,881,840,296
PKT36 31/11/03 CLTG Giữa TT và XB HD 02 635 - - - 1,459,638
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
CỘNG
SỐ DƯ

Û Lưu ý: Nếu trong quá trình bán hàng, có phát sinh thêm các chi phí khác có liên
quan như: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bao bì, chi phí bảo hiểm... thì ngoài việc phản ánh
giá vốn hàng bán và doanh thu, kế toán còn có phản ánh thêm các chi phí này để phân bổ
chi phí cho các loại gạo theo từng Xí nghiệp ở cuối Nhật ký bán hàng.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 84


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ BÁN HÀNG


Tháng 10 năm 2003
Chứng từ Tên Tên Số Số tiền Thuế TK TK
Diễn giải hàng kho lượng (VNĐ) GTGT ghi ghi
Số Ngày (Kg) Nợ Có

----- ------- ---------------- -------- ------ ------ ------- ------- ----- ------
PBBX 31/10/03 Phân bổ phí NEP XN1 0 4,116,000 632A 1562
PBBX 31/10/03 bốc xếp gạo NEP XN2 0 1,483,000 632A 1562
PBBX 31/10/03 NEP XN3 0 2,081,955 632A 1562
PBBX 31/10/03
xuất bán TAM1 CD 0 719,000 632C 1562

Cuối tháng, kế toán tiêu thụ sẽ lập bút toán tập trung và lên sổ Cái các tài khoản
511.., 632... để gửi cho kế toán tổng hợp lên bảng chữ T, đối chiếu với Bảng chi tiết các
TK, lên Bảng cân....

BÚT TOÁN TẬP TRUNG


NHẬT KÝ BÁN HÀNG
THÁNG 10 NĂM 2003

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN SỐ TIỀN


TÊN TÀI KHOẢN
NỢ CÓ NỢ CÓ
632A 49,472,948,746
632B 1,280,341,600
632C 2,461,507,048
152A 2,460,788,048
155 40,411,868,791
1561A 10,333,740,600
1562 8,399,955
131 6,254,177,173
131NT 51,685,160,669
1388 24,221,750
5111A 1,776,197,140
5111C 4,274,473,086
5112A 49,908,963,529
5112B 1,704,954,320
3331A 298,971,517
3331B
TỔNG CỘNG 111,178,356,986 111,178,356,986

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 85


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

SỔ CÁI
Tên tài khoản: DOANH THU BÁN THÀNH PHẨM XUẤT KHẨU Số hiệu: 5112A
Quý 4 năm 2003

Ngày Chứng từ Trang TK Số tiền


ghi DIỄN GIẢI NKC đối
sổ Số Ngày ứng Nợ Có
Tháng 10/03
BTTT NKBH Doanh thu bán hàng 131NT 49,908,963,529
BTTT NKBH Doanh thu bán hàng 1121
PKT K/C doanh thu 911 49,908,963,529
CỘNG: PS 49,908,963,529 49,908,963,529
CD 748,409,626,724 748,409,626,724
CK _ _
Tháng 11/03
BTTT NKBH Doanh thu bán hàng 131NT 36,679,700,604
BTTT NKBH Doanh thu bán hàng 1121
PKT K/C doanh thu 911 36,679,700,604
CỘNG: PS 36,679,700,604 36,679,700,604
CD 785,089,327,328 785,089,327,328
CK _ _
Tháng 12/03
BTTT NKBH Doanh thu bán hàng 131NT 31,284,676,398
BTTT NKBH Doanh thu bán hàng 1121
PKT K/C doanh thu 911 31,284,676,398
CỘNG: PS 31,284,676,398 31,284,676,398
CD 816,374,003,726 816,374,003,726
CK _ _

2.3 Kế toán chi phí:


Tiền lương và các khoản trích theo lương của Ban giám đốc, nhân viên các phòng
ban và nhân viên bán hàng được kế toán hạch toán vào TK 6421 và TK 6411. Căn cứ vào
bảng tính lương, trích BHXH, BHYT, KPCÐ theo qui định của phòng tổ chức thực hiện,
kế toán tổng hợp lập bút toán trên PKT và phản ánh vào sổ nhật ký chung.
KPCÐ = 2% * lương thực tế
BHXH = 15% * lương cơ bản ( căn cứ cấp bậc , thang lương )
BHYT = 2% * lương cơ bản

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 86


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Công cụ dụng cụ được kế toán công cụ lao động theo dõi trên sổ chi tiết. Cuối tháng kế
toán lập PKT để phân bổ chi phí trong kỳ, đồng thời phản ánh vào sổ nhật ký chung .
Kế toán TSCÐ theo dõi tài sản và tính khấu hao phải trích trên sổ chi tiết theo dõi
TSCÐ, đồng thời lập PKT để trích khấu hao mỗi tháng và phản ánh vào nhật ký chung. Kế
toán tính khấu hao TSCÐ theo phương pháp tuyến tính cố định:

Mức KH Nguyên giá


TSCÐ hàng tháng =
12 x Thời gian sử dụng

2.3.1 Kế toán chi phí bán hàng:


Chí phí bán hàng của công ty được theo dõi rất chi tiết, cụ thể cho từng nghiệp vụ
phát sinh theo từng tháng, bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi
phí dụng cụ đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài,... Hàng tháng, các đơn vị trực thuộc tập
hợp chi phí bán hàng thành một bảng tổng hợp và có đầy đủ các chứng từ để kế toán liên
quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh và kiểm tra đối chiếu số liệu trên sổ sách kế
toán.
Cuối tháng, kế toán chi phí lấy số liệu chi phí ở các bộ phận kế toán khác lập bảng
tổng hợp chi phí chung cho văn phòng Công ty. Sau khi đối chiếu với các bộ phận kế toán
khác thấy số liệu khớp đúng, kế toán chi phí lập bút toán tập trung ( cách lập tương tự như
kế toán tiêu thụ ) và lên sổ Cái các tài khoản 6411,6412,....,6418 gửi cho kế toán tổng hợp
lập sơ đồ chữ T, Bảng cân...
Vì 3 cửa hàng thương mại ( số 1, 2 và số 4 ) hạch toán độc lập nên số liệu trên
Bảng tập hợp chi phí bán hàng và sổ Cái TK 641.. không có tính vào chi phí bán hàng phát
sinh ở 3 cửa hàng này. Tuy nhiên, khi lên Bảng cân đối tài khoản, kế toán tổng hợp sẽ cộng
thêm chi phí bán hàng của 3 cửa hàng này.

Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 10/2003 :


Căn cứ vào các chứng từ:
Số18 ngày 14/10/2003, phải trả lương cho CBCNV ở cửa hàng Châu Phú với số
tiền 2,400,000 đ.
Số 56432 ngày 2/10/2003, xuất bao bì dự phòng theo gạo 10% cho Công ty với
giá trị là 80,000 đ.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 87


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Ủy nhiệm chi ngày 13/10/2003, thanh toán cước phí vận chuyển cho Công ty Việt
Thịnh với số tiền 31,142,000 đ.
.................................................................................................
Kế toán chi phí lên bảng tập hợp chi phí như sau:

BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ BÁN HÀNG


Tháng 10 năm 2003
Chứng từ Đơn vị TK TK Số tiền
Diễn giải ghi
TT ghi Nợ (VNĐ)
Số Ngày Có
18 14/10/03 CP Lương phải trả cho CBCNV 6411A 3341 2,400,000
21 CP BHXH phải nộp 6411B 3383 273,420
20 CP Trích KPCĐ 6411C 3382 48,000
22 CP BHYT phải nộp 6411D 3384 36,456
19 CP K/C Tiền ăn giữa ca 6411E 3342 870,000
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí nhân viên bán hàng 51,803,738
56432 02/10/03 CTY Xuất bao dự phòng theo gạo 6412 1532 80,000
44229 19/10/03 CTY Xuất bao giao cho Vĩnh Phát 6412 155B 32,674,000
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí vật liệu, bao bì 912,399,950
47 02/10/03 CTY Xuất hủy bỏ CCLD theo đề nghị 6413B 242B 3,328,741
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí dụng cụ, đồ dùng 3,328,741
01 02/10/03 TB KH TSCĐ 6414A 2141 970,909
01 DLY KH TSCĐ khác 6414D 2141 209,045
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí KH TSCĐ 10,175,090
UNC131 13/10/03 CTY TT cước VC _ Cty Việt Thịnh 6417VC 1121 31,142,000
UNC135 27/10/03 CTY TT cước VC 40 cont _ Vinatrans 6417VC 1121 109,123,000
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí dịch vụ mua ngoài 2,569,823,433
PC420 31/10/03 XE1 Chi bồi dưỡng ngoài giờ cho NV 6418B 1111E 3,505,000
PC445 10/10/03 XE2 Chi công tác phí 6418C 1111F 322,000
PC352 02/10/03 XE1 Chi in CARD 6418K 1111E 300,000
PC351 02/10/03 XE2 Chi phí tiếp khách 6418T 1111E 864,000
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí khác bằng tiền 23,442,331
TỔNG CỘNG CPBH 3,570,973,283

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 88


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

SỔ CÁI
Tên tài khoản: CHI PHÍ NHÂN VIÊN BÁN HÀNG Số hiệu: 6411
Quý 4 năm 2003

Ngày Chứng từ Trang TK Số tiền


ghi sổ DIỄN GIẢI NKC đối
Số Ngày ứng Nợ Có
Tháng 10/03
BTTT K/C lương phải trả 3341 20,534,753
BTTT K/C tiền ăn giữa ca 3342 16,100,253
BTTT K/C KPCĐ 3382 3,543,376
BTTT K/C BHXH 3383 10,500,356
K/C BHYT 3384 1,125,000
PKT K/C 911 51,803,738
CỘNG: PS 51,803,738 51,803,738
CD 522,812,782 522,812,782
CK _ _
Tháng 11/03
BTTT K/C lương phải trả 3341 21,746,530
……….

PKT K/C 911 58,503,344


CỘNG: PS 58,503,344 58,503,344
CD 581,316,126 581,316,126
CK _ _
Tháng 12/03
BTTT K/C lương phải trả 3341 21,604,647
……….

PKT K/C 911 58,604,647


CỘNG: PS 58,604,647 58,604,647
CD 529,613,691 529,613,691
CK _ _

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 89


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

2.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:


Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí liên quan đến toàn bộ hoạt động quản
lý chung của doanh nghiệp như: chí phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ dùng văn
phòng, chi phí khấu hao TSCĐ văn phòng.....Khoản chi phí này cũng được kế toán Công ty
theo dõi rất cụ thể và chi tiết.
Tất cả chi phí quản lý doanh nghiệp bên cạnh sự phản ánh của các bộ phận kế toán
liên quan thì cuối mỗi tháng, các khoản thuộc chi phí này được kế toán chi phí phản ánh
tập trung trên bảng tập hợp chi phí tương tự như theo dõi chi phí bán hàng.

Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 10/2003 :


Căn cứ vào các chứng từ:
Số18 ngày 08/10/2003, phải trả lương cho CBCNV ở văn phòng Công ty với số
tiền 122,162,000 đ.
Phiếu chi số 2531ngày 31/10/2003, chi tiền mua hóa đơn cho phòng kế toán với
số tiền là 1,120,500 đ.
................................................

BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP


Tháng 10 năm 2003

Chứng từ Đơn vị TK TK Số tiền


Diễn giải
TT ghi Nợ ghi Có (VNĐ)
Số Ngày
18 08/10/03 CTY Lương phải trả cho CBCNV 6421A 3341 122,162,000
21 CTY BHXH phải nộp 6421B 3383 6,998,160
20 CTY Trích KPCĐ 6421C 3382 2,439,240
22 CTY BHYT phải nộp 6421D 3384 933,088
19 CTY K/C Tiền ăn giữa ca 6421E 3342 16,240,000
Chi phí nhân viên quản lý 148,772,488
PC2531 31/10/03 KT Mua hóa đơn 6422D 1111A 1,120,500
PC2527 31/10/03 DT Photo tài liệu 6422K 1111A 140,000
PC2415 15/10/03 DT Văn PP 6422V 1111A 265,000

----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----


Chi phí vật liệu quản lý 7,741,036
PC2456 21/10/03 KH Mực photo 6423A 1111A 281,818

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 90


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

47 CTY Xuất hủy bỏ CCLD theo đề nghị 6423B 242A 4,630,000


----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
01 CTY KH PTVC 6424C 2141 23,855,448
01 CTY KH DC quản lý 6424D 2141 8,602,045
01 CTY KH TSCĐ khác 6424E 2141 2,875,753
Chi phí KH TSCĐ 86,075,231
B_No46 28/10/03 CTY TTP chuyển tiền 6425NH 1121 90,909
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Thuế, phí và lệ phí 28,167,271
PC2537 31/10/03 KH Chi trả tiền điện thoại 6427D 1111A 272,727
PC856 30/10/03 TP Chi gởi hồ sơ đi Malaysia 6427K 1111B 246,575
PC2337 01/10/03 TC Chi tiền nước 6427N 1111A 135,770
PC810 09/10/03 TP Chi tiền điện 6427S 1111B 2,725,530
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí dịch vụ mua ngoài 60,929,186
PC2373 07/10/03 KH Mua kim tự điển 6428A 1111A 2954545
----- ------- ----- ------------------- ----- ----- -----
Chi phí khác bằng tiền 115,406,928
TỔNG CỘNG CPQLDN 456,112,503

SỔ CÁI
Tên tài khoản: CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Số hiệu: 6421
Quý 4 năm 2003

Ngày Chứng từ Trang TK Số tiền


ghi sổ DIỄN GIẢI NKC đối
Số Ngày ứng Nợ Có
Tháng 10/03
BTTT K/C lương phải trả 3341 122,162,000
BTTT K/C tiền ăn giữa ca 3342 6,998,160
BTTT K/C KPCĐ 3382 2,439,240
BTTT K/C BHXH 3383 933,088
K/C BHYT 3384 16,240,000
PKT K/C 911 148,772,488
CỘNG: PS 148,772,488 148,772,488
CD 619,781,532 619,781,532
CK _ _

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 91


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Tháng 11/03
BTTT K/C lương phải trả 3341 123,650,000

……….
PKT K/C 911 148,987,504
CỘNG: PS 148,987,504 148,987,504
CD 768,769,036 768,769,036
CK _ _
Tháng 12/03
BTTT K/C lương phải trả 3341 124,560,000
……….

PKT K/C 911 149,288,540


CỘNG: PS 149,288,540 149,288,540
CD 620,297,584 620,297,584
CK _ _

2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh:


Cuối tháng, kế toán tổng hợp thực hiện các bút toán kết chuyển các tài khoản liên
quan trên phiếu kế toán ( PKT ) và sau đó căn cứ vào các PKT để lập sổ cái xác định kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Hoạt động của công ty không những xuất khẩu và tiêu thụ nội địa những sản phẩm
hàng hóa do công ty mua ngoài, sản xuất tại các xí nghiệp chế biến, công ty còn có các cửa
hàng kinh doanh các mặt hàng khác như: mỹ phẩm, các đồ dùng sinh hoạt gia đình, thiết bị
điện, điện tử gia dụng, xe gắn máy, xăng dầu, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ...
Tuy tính chất hoạt động phong phú nhưng kế toán công ty không theo dõi kết quả hoạt
động chi tiết cho từng hoạt động mà chỉ theo dõi chung cho tất cả các hoạt động trên vào
TK 911.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 92


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

SỔ CÁI
Tên tài khoản: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Số hiệu: 911
Quý 4 năm 2003

Ngày Chứng từ Trang TK Số tiền


ghi DIỄN GIẢI đối
NKC
sổ Ctừ Số ứng Nợ Có
Tháng 10/03
PKT 60 K/C doanh thu bán hàng 5111A 1,776,197,140
5111C 4,274,473,086
5111D 48,082,771
5111E 208,497,330
5111G 68,799,820
5111H 2,022,289,488
5111J 199,787,586
5111K 204,806,975
5111M 3,183,738,780
5112A 49,908,963,529
5112B 1,704,954,320
5122F 4,331,536
5121A 163,636
PKT 66 K/C thu nhập HĐTC 515 258,509,386
PKT 66 K/C thu nhập khác 711 238,394,110
PKT 63 K/C giá vốn hàng bán 632A 49,472,948,746
632B 1,280,341,600
632C 2,461,507,048
632D 47,660,379
632E 155,200,000
632F 4,331,536
632G 65,659,878
632H 1,912,447,916
632J 189,722,975
632K 197,961,000
632M 3,003,756,625
PKT 62 K/C chi phí bán hàng 6411 51,803,738
6412 912,399,950
6413 3,328,741
6414 10,175,090

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 93


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

6417 2,569,823,433
6418 23,442,331
PKT 64 K/C chi phí QLDN 6421 148,772,488
6422 7,741,036
6423 9,020,363
6424 86,075,231
6425 28,167,271
6427 60,929,186
6428 115,406,928
PKT 65 K/C chi phí HĐTC 635 913,258,641
PKT 65 K/C chi phí khác 811 225,273,240
CỘNG: PS 63,957,155,370 64,101,989,493
CD 950,857,266,708 951,002,100,831
CK 144,834,123

Tháng 11/03
.. .. .. ..

CỘNG: PS 46,041,227,396 46,206,411,397


CD 996,898,494,104 997,208,512,228
CK 165,184,001
Tháng 12/03
.. .. .. ..

CỘNG: PS 56,386,532,665 58,540,040,031


CD 1,055,748,552,259 1,055,748,552,259
CK 2,153,507,366
K/C lãi quý 4 năm 2003 4212 2,463,525,490

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 94


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Sơ đồ 15: Hạch toán Xác định kết quả kinh doanh Quý 4/200

TK 632 (632A,632B,...) TK 911 TK 511 (5111A , 5112A,...)

K/c GVHB K/c DT thuần


154,256,042,091 163,005,469,666
TK 641 (6411,6412,...) TK 512 (5121A , 5121B,...)

K/c CPBH K/c DT nội bộ


7,169,118,699 235,241,871
TK 642 (6421,6422,...) TK 515

K/c CP QLDN K/c DT HĐTC


1,667,947,288 5,328,602,119
TK 635 TK 711

K/c CP HĐTC K/c Thu nhập khác


2,438,861,097 279,127,265
TK 811

K/c CP khác
852,946,256

TK 421

K/c Lãi
2,463,525,490

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 95


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Tổng hợp các sổ cái đối chiếu với các sổ kế toán liên quan, Bảng chi tiết các tài
khoản, kế toán tổng hợp sẽ lập bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOAN
Quý 4 năm 2003

Chỉ tiêu VPCông ty CHTM1 CHTM2 CHT

Tổng doanh thu 163,240,711,537 26,398,569,076 215,378,303 682,7


+ Doanh thu hàng xuất khẩu 120,893,176,315 10,907,127,135
Các khoản giảm trừ: - - -
+ Chiết khấu thương mại - - -
+ Giảm giá hàng bán - - -
+ Hàng bán bị trả lại - - -
+ Thuế TTĐB, xuất khẩu phải nộp - - -
1. Doanh thu thuần 163,240,711,537 26,398,569,076 215,378,303 682,7
2. Giá vốn hàng bán 154,256,042,091 25,663,098,879 195,286,495 652,8
3. Lợi nhuận gộp 8,984,669,446 735,470,197 20,091,808 29,8
4. Doanh thu từ HĐTC 5,328,602,119 - 563,765
5.Chi phí HĐTC 2,438,861,097 265,755,500 -
- Lãi vay phải trả 2,010,460,958 265,755,500 -
6. Chi phí bán hàng 7,169,118,699 51,960,520 12,788,933 15,1
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,667,947,288 253,137,510 9,973,165 5,5
8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3,037,344,481 164,616,667 (2,106,525) 9,2
9. Thu nhập khác 279,127,265 - -
10. Chi phí khác 852,946,256 - -
11. Tổng lợi nhuận trước thuế 2,463,525,490 164,616,667 (2,106,525) 9,2
12. Thuế TNDN phải nộp 788,328,157 52,677,334 (674,088) 2,9
- Miễn giảm thuế 28,825,816 - -
- Thuế TNDN còn phải nộp 759,502,341 - -
13. Lợi nhuận sau thuế 1,704,023,149 111,939,333 (1,432,437) 6,3

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 96


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

CHƯƠNG IV:

ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ

1. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ và công tác hạch toán kế toán thành phẩm,
tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh theo hình thức kế toán nhật ký chung

1.1 Những ưu điểm:


1.1.1 Về tình hình tiêu thụ :
_ Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, với các đối tác kinh doanh
nên số lượng khách hàng ngày càng tăng và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng và
thuận lợi hơn. Công ty ngày càng có nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo với nhiều doanh
nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng
nhanh, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước là " hướng ra xuất khẩu ". Năm
2003, số lượng gạo tiêu thụ đạt 318,070 tấn ( trong đó sản lượng gạo xuất khẩu là 303,000
tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 55.23 triệu USD ).
_ Thị trường kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, chủ yếu là thị trường
Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippine, Hongkong, Thailan. Ngoài ra công ty còn xuất
khẩu gạo ra các thị trường Mỹ, Nga, ... Và gần đây là thị trường Campuchia đang được
công ty chú trọng và mở rộng. Trong đó thị trường có tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu lớn như
Malaysia chiếm khoản 41,94%, Indonesia chiếm khoản 35,07%.
_ Công ty có mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là
các ngân hàng có giao dịch bằng ngoại tệ như Vietcombank An Giang, Vietcombank TP
HCM, Banguede credit lyonair, Deuschs bank, Eximbank ... tạo điều kiện thuận lợi trong
việc thanh toán tiền hàng của Công ty.

1.1.2 Về công tác hạch toán kế toán :


Chứng từ kế toán:
_ Chế độ chứng từ kế toán được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh, theo đúng quy
định và hướng dẫn của Bộ tài chính. Quá trình luân chuyển chứng từ từ xí nghiệp về công

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 97


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

ty đều được kiểm tra chặt chẽ. Chứng từ được lưu trữ an toàn và mang tính pháp lý cao, rất
thuận tiện cho việc kiểm tra.
_ Sử dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chung” là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh thương mại của công ty. Việc bố trí và phân chia trách nhiệm cụ thể cho các kế
toán viên phù hợp với trình độ và khả năng.
Sổ kế toán:
Sổ được in bằng máy từng tờ rời và đóng lại nên đảm bảo tính rõ ràng, không tẩy xóa.
Trong quá trình theo dõi sổ sách và các nghiệp vụ phát sinh, kế toán còn có lập các
bảng kê, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ chi tiết... Ðiều này làm cho việc kiểm tra, đối chiếu và
theo dõi các chi phí phát sinh, doanh thu bán hàng, kết quả sản xuất kinh doanh của công
ty được dễ dàng, nhanh chóng.
Hệ thống tài khoản và hạch toán kế toán:
Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nên Công ty xuất nhập khẩu An
Giang luôn có nhiều hoạt động kinh doanh, khối lượng công việc và nghiệp vụ nhiều. Vì
vậy công tác hạch toán kế toán đòi hỏi phải có sự quản lý và cập nhật thông tin , số liệu kịp
thời, nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, với sự trang bị của hệ thống máy vi tính, ứng
dụng tin học vào công tác kế toán đã giúp cho việc tiếp cận thông tin kế toán được nhanh
chóng, việc cập nhật số liệu được dễ dàng ... đồng thời kết hợp với lực lượng cán bộ công
nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, am hiểu về các chuẩn mực kế
toán, chương trình kế toán trên máy nên có nhiều thuận lợi trong việc phát huy năng lực và
khả năng chuyên môn của mình.

1.2 Những tồn tại :


1.2.1 Về tình hình tiêu thụ :
_ Trong các loại gạo được tiêu thụ, gạo 25% luôn chiếm tỉ trọng xuất khẩu cao
nhất. Ðiều này cho thấy công ty chưa đẩy mạnh xuất khẩu gạo có chất lượng cao ( gạo
Jasmine, gạo 5% ) mà điều này là cần thiết, vì nó góp phần cho việc mở rông thị trường,
nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm gạo của công ty.
_ Doanh thu do hàng xuất khẩu của công ty mang lại tương đối cao, nhưng nhìn
chung thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Công ty cần
phải hướng đến các tiềm năng khác như: Châu Âu , Bắc Mỹ , Nhật Bản ...

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 98


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

1.2.2 Về công tác hạch toán kế toán :


_ Các tài khoản thể hiện giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng được kế toán theo
dõi chi tiết cho từng hoạt động từng cửa hàng. Tuy nhiên khi xác định kết quả kinh doanh
thì vẫn chưa đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng của hàng ( ngoại trừ 3
cửa hàng thương mại hạch toán độc lập ) để nhà quản lý có thể đưa ra các chiến lược kinh
doanh thích hợp với từng đơn vị.
_ Trong khi số liệu trên bảng cân đối số phát sinh đều là số tổng hợp ( có tính vào 3
cửa hàng thương mại ) nhưng số liệu trên sổ cái ( các tài khoản 641..,642..,911, .... ) đều
chưa cộng thêm 3 Cửa hàng thương mại. Điều này, gây bất tiện trong quá trình kiểm tra và
đối chiếu.
_ Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là xuất khẩu ủy thác, công ty
chỉ theo dõi trên cơ sở của hợp đồng ký kết mà không phản ánh vào sổ sách kế toán. Ðiều
này tạo ra sự không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, điều hành phân phối hàng hóa. Vì
khi ký kết hợp đồng thì hàng hóa có thể được xem là gửi đi bán. Lúc này, Công ty có thể
ghi Nợ TK 157 / Có TK 155,156...và khi hàng hóa đã được giao xong cho khách hàng thì
kế toán ghi Nợ TK 632 / Có TK 157.…Vì vậy, bên cạnh việc theo dõi về mặt hợp đồng, kế
toán công ty cần phản ánh vào sổ sách kế toán liên quan để phản ánh đúng thực trạng tình
hình tài sản của công ty.
_ Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là xuất nhập khẩu, nên việc sử dụng
ngoại tệ để thanh toán tiền hàng là điều tất yếu. Khi hạch toán vào sổ kế toán thì theo
nguyên tắc phải phản ánh giá trị bằng tiền Việt Nam và công ty đã sử dụng tỷ giá thực tế
để ghi nhận doanh thu ( 5xx, 7xx ), chi phí ( 6xx, 8xx ), các khoản phải thu ( 13x ), phải trả
( 3xx); tỷ giá hạch toán để phản ánh đối với vốn bằng tiền ( 1xx ). Nhưng khi khách hàng
thanh toán tiền nợ thì Công ty không hạch toán khoản chênh lệch này vào TK 413 mà lại
hạch toán vào TK 635 ( Tỷ giá hạch toán > Tỷ giá thực tế ) hoặc TK 515 ( Tỷ giá hạch toán
< Tỷ giá thực tế ). Mặt khác, có khi Công ty không đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ ở kỳ
này mà chuyển sang kỳ sau mới đánh giá. Điều này sẽ ảnh hưởng đến bản chất và tính vận
động của các tài khoản vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả, nó không thể hiện hết giá trị
thực sự của Tài sản, Nguồn vốn.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 99


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

2. Một số biện pháp để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và
xác định kết quả kinh doanh :

2.1 Về việc sử dụng tài khoản :


_ Công ty đã mở tài khoản chi tiết cho từng hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ nội địa,
từng cửa hàng. Tuy nhiên, để cho các nhà lãnh đạo đánh giá rõ ràng hơn, có được những
thông tin kịp thời, chính xác để đề ra kế hoạch điều tiết kinh doanh, xác định được hiệu quả
cho từng loại hoạt động kinh doanh, từng cửa hàng. Công ty nên mở thêm chi tiết cho tài
khoản 911 đối với từng hoạt động, cửa hàng này.
_ Xuất phát từ yêu cầu trên nên sẽ phát sinh thêm vấn đề là cần phải phân bổ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho các hoạt động, cửa hàng này sao cho hợp
lý và khoa học. Vì vậy việc tính và phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp có thể tiến hành như sau:
Ðối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh ở hoạt động
nào, cửa hàng nào thì tính vào cho hoạt động và cửa hàng đó. Còn những chi phí phát sinh
không xác định rõ thì tiến hành phân bổ theo tiêu thức doanh thu thuần, tức là :

Chi phí phân bổ cho Tổng chi hí cần phân bổ Doanh thu thuần của hoạt
= *
hoạt động, cửa hàng Tổng doanh thu thuần động, cửa hàng cần phân bổ

2.2 Về việc định khoản và phản ánh vào sổ kế toán :


Để theo dõi sả n lượ ng và tình hình tiêu thụ của thành phẩm, hàng hóa một cách chặt chẽ
hơn. Ðối với nghiệp vụ phát sinh do uỷ thác xuất khẩu, từ khi hợp đồng uỷ thác được ký
kết xong, tuy thành phẩm hàng hoá vẫn còn trong kho của công ty nhưng hàng lúc này có
th ể được xem như đã được gửi đi bán mà người nhận hàng gửi bán là bên nhận uỷ thác
xuất khẩu. Vì vậy, kế toán nên phản ánh nghiệp vụ này vào sổ nhật ký chung thay vì không
theo dõi, phản ánh trên sổ kế toán. Khi công ty có thông báo của đơn vị nhận uỷ thác về số
hàng đã hoàn thành xuất khẩu thì lúc này kế toán tiêu thụ bắt đầu phản ánh vào sổ nhật ký
bán hàng, theo dõi giá vốn và doanh thu của thành phẩm hàng hóa tiêu thụ, đồng thời với
việc theo dõi công nợ.
Giả sử, ta lấy ví dụ hạch toán nghiệp vụ ủy thác xuất khẩu ở trên. Kế toán nên phản
ánh vào sổ nhật ký chung như sau:

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 100


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2003

Chứng từ Tên Số TK TK Số tiền


Diễn giải lượng ghi
Số Ngày hàng ghi Có USD VND
(Tấn) Nợ
UT2 21/10/03 Ủy thác xuất khẩu Gạo 10 1,500 157 155
cho Cty LD AGM _
KITOKU Gạo 15 1,500 157 155
3,000 547,500 8,460,517,500
------- ------- --------------------- ------- ----- ------ ------ ------ ------
TỔNG CỘNG

Khi Công ty nhận được thông báo số hàng đã hoàn thành xuất khẩu, kế toán tiêu
thụ xác định giá vốn và doanh thu vào sổ nhật ký bán hàng ( như ở phần trên đã trình bày ).
Kế toán công nợ và kế toán ngân hàng cũng phản ánh như trên không thay đổi.
Mặc dù kế toán công nợ có theo dõi số tiền phải thu của các Xí nghiệp, khách hàng.
Nhưng kế toán công nợ nên phản ánh tách riêng số thuế GTGT đầu ra để có thể thấy rõ
doanh thu, thuế là bao nhiêu, có thể thêm một dòng để phản ánh.
Giả sử, ta lấy ví dụ của nghiệp vụ bán buôn ở trên, ta phản ánh như sau:

SỔ CHI TIẾT TK131 CTY LƯƠNG THỰC KIÊN GIANG


TK đối
Chứng từ Diễn giải ứng PHÁT SINH SỐ DƯ
Số Ngày NỢ CÓ NỢ CÓ
61030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 387,500,000 - 427,007,514 -
61030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 725,000,000 - 757,054,544 -
61030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 370,625,000 - 427,510,401 -
61030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 5112B 19,500,000 - 127,905,630 -
61030 20/10/03 HD 143, ngày 14/10/03 3331A 75,131,250
----- -------- ------- ----- ------- ----- -------- -----
TỔNG

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 101


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

2.3 Về việc sử dụng tỷ giá để qui đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam :
_ Theo qui định của nhà nước các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ phải thực hiện việc ghi sổ kế toán và lập
báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt nam.
_ Công ty xuất nhập khẩu An Giang áp dụng phương pháp tỷ giá hạch toán để qui
đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam và phản ánh vào sổ kế toán nên cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau đây nhằm phản ánh chính xác, khoa học, thể hiện đúng bản chất và quá
trình vận động của từng loại Tài sản, Nguồn vốn. Tức là :
Trong kỳ :
Ðối với các tài khoản phản ánh vốn bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả thì được
sử dụng tỷ giá hạch toán để qui đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam và ghi sổ kế toán.
Ðối với các tài khoản phản ánh vật tư, hàng hoá, TSCÐ, doanh thu, chi phí khi
có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá thực tế
để qui đổi và ghi sổ kế toán.
Chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế được phản ánh vào tài khoản
413_ Chênh lệch tỷ giá .
Cuối kỳ hạch toán: kế toán tiến hành đánh giá lại số dư ngoại tệ ở các tài khoản vốn
bằng tiền, nợ phải thu, nợ phải trả được qui đổi theo tỷ giá hạch toán trong kỳ sang tỷ giá
thực tế vào thời điểm cuối kỳ, chênh lệch khi điều chỉnh hạch toán vào tài khoản 413.
Giả sử, ta lấy ví dụ của nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp ở phần trên để minh họa. Tỷ
giá thực tế lúc phản ánh doanh thu là 15,517 VND/USD và tỷ giá hạch toán trong kỳ là
15,550 VND/USD thì kế toán sẽ phản ánh như sau:

NHẬT KÝ BÁN HÀNG


Tháng 10 năm 2003

Chứng từ Tên Tên Số Số tiền TK TK


Diễn giải lượng
hàng kho (VNĐ) ghi Nợ ghi Có
Số Ngày (Tấn)
Seng long, HD 157/CNTP NG
013052 05/10/03 25/9/03 Giá 182USD/T x 15,517 Gạo 15 XN4 192 499,200,000 632A 155
TRI GIA BAN VND 192 542,226,048 131NT 5112A
CHENH LECH TY GIA 1,153,152 131NT 413
TRI GIA BAN USD 34,944
------- ------- ------------------------------------ ------- ----- ----- -------- ------ ------

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 102


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Kế toán công nợ và kế toán ngân hàng phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ
kế toán cũng không khác. Tuy nhiên, cuối kỳ các tài khoản có số dư là ngoại tệ phải tiến
hành điều chỉnh từ tỷ giá hạch toán sang tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối kỳ.
Tỷ giá hạch toán > Tỷ giá thực tế:

TK131NT, 112 TK 413

Số tiền chênh lệch


(lỗ TGHĐ)

Tỷ giá hạch toán < Tỷ giá thực tế:

TK 413 TK131NT, 112

Số tiền chênh lệch


(lãi TGHĐ)

Số chênh lệch tỷ giá được phản ánh trên TK 413 chỉ được xử lý ghi tăng hoặc giảm
vốn kinh doanh hoặc hạch toán vào lãi, lỗ khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền:
Sơ đồ: Kết chuyển chênh lệch tỷ giá

TK 515 TK 413 TK 635

K/c lãi TGHĐ K/c lỗ TGHĐ

2.4 Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:


Vì giá gạo thường xuyên biến động trên thị trường, Công ty nên lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do sản phẩm, hàng hóa tồn
kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng trị giá thuần túy của hàng tồn kho, nhằm
đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của Công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ
hạch toán.
Số lượng HTK bị giảm
Mức dự phòng Chênh lệch giảm giá
= giá tại thời điểm lập x
giảm giá HTK HTK
BCTC

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 103


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trong đó:
Chênh lệch Giá thị trường của HTK
= Giá trị ghi sổ của HTK x
giảm giá HTK tại thời điểm lập BCTC

Sơ đồ: Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

TK 632 TK 159 TK 632

Hoàn nhập Trích bổ sung


chênh lệch dự phòng chênh lệch dự phòng

3. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty :

3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm :


Với sản lượng gạo xuất khẩu hiện nay của công ty qua các năm ngày càng tăng.
Tuy nhiên sản phẩm gạo 25% chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng xuất khẩu. Vì
vậy bên cạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu của công ty cần phải chú ý đến chất lượng
sản phẩm gạo tiêu thụ ra nước ngoài, nhằm để cũng cố, ổn định thị trường hiện tại và ngày
càng vương tới các thị trường tìm năng, khó tính như: Châu âu, Bắc Mỹ....
Ngoài việc thực hiện tốt các công việc của mình, các bộ phận cũng phải làm việc
nhịp nhàng và phối hợp với nhau. Ðiều này sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
Bên cạnh đó công tác hoàn thiện máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ ...
cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm. Vì thế công ty cũng phải chú trọng đến vấn đề này, thường xuyên mở các lớp
hướng dẫn, đào tạo nhân viên vận hành, áp dụng máy móc thiết bị hiện đại đã được công ty
đưa vào hoạt động.

3.2 Mở rộng thị trường :


_ Thị trường chủ yếu của công ty hiện tại là ở khu vực Châu Á _ Thái Bình Dương
như: Thailan, Singapore, Philippines, Hongkong ... đó là những nước mà công ty có nhiều
bạn hàng, thường xuyên quan hệ hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: tiêu thụ, cung ứng đầu

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 104


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

vào, liên doanh _ liên kết ... Vì vậy đối với những khách hàng thường xuyên này công ty
có thể sử dụng những phương thức mua bán, thanh toán tiền hàng thông thoáng hơn khi
hai bên đã có sự tin cậy, nâng cao chất lượng hàng hóa sản phẩm, khẳng định uy tín của
mình bằng những lần giao hàng nhanh chóng, đúng thời gian, số lượng, chất lượng. Ngoài
ra, công ty cần chú trọng trong việc tạo ra sản phẩm gạo ( giống lúa ) có những ưu thế vượt
trội, những loại gạo đặc sản nhằm có thể cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu của các thị trường
khó tính khi mức sống xã hội ngày một nâng cao.
_ Ðồng thời trên cơ sở mối quan hệ với các đối tác kinh doanh này, công ty có thể
thông qua sự giới thiệu của họ để tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường bằng việc
cho họ được hưởng những chính sách hậu mãi, cũng như quyền lợi đặc biệt như: được
hượng hoa hồng theo tỷ lệ với doanh thu, giảm giá khi mua hàng, tìm kiếm thị trường đầu
vào - đầu ra cho họ ... dựa trên nguyên tắc là hai bên hợp tác kinh doanh cùng có lợi .
_ Ngoài các đối tác đã trãi qua thời gian làm ăn lâu dài, công ty cần phải quan tâm
hơn nữa trong việc mở rộng kinh doanh ra các thị trường tiềm năng, tạo mối quan hệ để
khách hàng không thường xuyên trở thành khách hàng thường xuyên của công ty, thông
qua các biện pháp như: công ty chủ động trong việc tìm hiểu đối tác, đàm phán thương
lượng, thực hiện ký kết hợp đồng thương mại trực tiếp với các thương nhân nước ngoài,
tăng cường các cán bộ chuyên trách có trình độ, năng lực về Marketing, am hiểu về nghiệp
vụ ngoại thương, thường xuyên đưa nhân viên ra nước ngoài công tác, tìm hiểu thị trường
đối tác, tham gia hội chợ triển lãm, quãng cáo sản phẩm của công ty. Ngoài ra, công ty có
thể gửi đơn chào hàng đến các thương nhân trong và ngoài nước thông qua các phương
tiện kỹ thuật hiện đại ( Email, trang Web....).

KEÁT LUAÄN
SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 105
Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, tiêu thụ hàng hóa là một trong
những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Quá trình tiêu thụ diễn ra như thế
nào sẽ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thế đó. Nhất là trong
môi trường cạnh tranh hiện nay, tiêu thụ hàng hóa đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu
thì việc tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ hàng hóa đòi hỏi càng phải hoàn thiện hơn.
Để đạt được điều đó, đương nhiên mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công
tác kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa của mình.
Trãi qua hơn 28 năm xây dựng và không ngừng phát triển, Công ty xuất nhập khẩu
An Giang ngày càng khẳng định hình ảnh và uy tín của mình trên thương trường. Hàng
năm, sản lượng hàng xuất khẩu của Công ty luôn vượt trên 300.000 tấn, đóng góp cho
ngân sách của tỉnh nhà hơn 2 tỷ đồng. Yếu tố dẫn đến sự thành công này là do năng lực
quản lý của ban lãnh đạo Công ty nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác kết hợp với
trình độ chuyên môn vững vàng và sự năng động, sáng tạo của tập thể CB_ CNV đã đưa
Công ty nhanh chóng hòa nhập vào môi trường kinh doanh hiện đại.
Một trong những đóng góp lớn nhất phải nhắc đến là nhờ vào bộ máy kế toán thực
sự là một công cụ đắc lực, cung cấp thông tin kịp thời và hữu hiệu. Đặc biệt, trong công tác
tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ được phòng kế toán tổ chức rất tốt từ khâu lập chứng
từ cho đến khâu lưu trữ chứng từ. Bên cạnh những mặt đạt được, phòng kế toán phải không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa để nhanh chóng cập nhật thông tin, kịp thời
hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thích ứng với những thay đổi của chính sách nhà
nước và nhất là sự thay đổi của Công ty khi tiến hành “ Cổ phần hóa ” vào năm tới.
Trong quá trình làm luận văn, em đã có cơ hội tìm hiểu thực tế công tác kế toán
thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An
Giang. Đây là một cơ hội vô cùng quý báu giúp em vận dụng lý thuyết đã học kết hợp với
quá trình nghiên cứu, học hỏi từ thầy cô, cô chú và các anh chị trong Công ty, em đã hiểu
được vấn đề lý luận này. Em mong rằng những kiến nghị của mình sẽ được Ban lãnh đạo

công ty cùng các cô chú phòng kế toán lưu tâm như một đóng góp nhỏ vào việc phát triển
và hoàn thiện hệ thống kế toán Công ty.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 106


Phân tích công tác kế toán TP _ TT và XĐKQKD GVHD : Nguyễn Tri Như Quỳnh

Do thời gian thực tập còn hạn chế nên em không có điều kiện tìm hiểu hết. Ngoài
ra, với trình độ chuyên môn có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô, cô chú, anh chị trong Công ty và
các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH : Phan Thị Kim Ngân Trang 107

You might also like