You are on page 1of 108

Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÁC PHẦN MỀM


ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG
1. Tình hình ứng dụng tin học trong nước
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng tin học trong xây dựng đã có bước
phát triển vượt bậc. Các phần mềm hỗ trợ thiết kế xây dựng ngày càng hiện đại và
liên tục được cập nhập. Công tác thiết kế và quản lí xây dựng trong các cơ quan
được tin học hóa mạnh mẽ giúp cho công việc được tiến hành một cách nhanh
chóng, khoa học và tiện lợi.
Trong sự phát triển của ngành xây dựng nói chung, ngành Cầu cũng có những
đóng góp tích cực, đặc biệt là với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Đa số các phần
mềm ứng dụng trong thiết kế cầu đều được viết dựa trên cơ sở phương pháp số mà
trong đó việc phân tích kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM - Finite
Element Method) được sử dụng nhiều nhất và có nhiều ưu việt hơn cả. Phương
pháp FEM giúp cho việc tính toán kết cấu chính xác và nhanh chóng.
2. Giới thiệu các phần mềm ứng dụng trong xây dựng
Các phần mềm hỗ trợ vẽ thiết kế và kiến trúc.
• AUTOCAD : Là phần mềm hỗ trợ vẽ kĩ thuật
• PHOTOSHOP
• 3D-STUDIO Max
Các phần mềm hỗ trợ phân tích kết cấu và công trình cầu
• SAP2000
• RM2000
• MIDAS
• STADD III
Các phần mềm phân tích địa kỹ thuật, nền móng
• FB-FIER
• GEO-SLOPE
• PLAXIS
Các phần mềm ứng dụng quản lí trong xây dựng và lập dự toán
• Microsoft PROJECT
• DTBK
• DT2000
3. Các vấn đề cơ bản của phần mềm Sap2000
3.1. Phương pháp tính kết cấu của Sap2000
• Trong bài toán Cơ học kết cấu, việc giải quyết bài toán đều dựa trên lý
thuyết của cơ học môi trường liên tục. Các nguyên lí chính đều dựa
vào
o Sự cân bằng tĩnh học giữa nội lực và ngoại lực của kết cấu hay
từng bộ phận của kết cấu.
o Sự liên tục về về biến dạng và chuyển vị trong toàn bộ kết cấu.
o Quan hệ ứng suất và biến dạng của vật liệu kết cấu.
Việc phối hợp các nguyên tắc trên sẽ cho những hệ phương trình vi
phân phức tạp rất khó tìm lời giải. Chính vì thế ngưới ta đưa ra mô
hình số.Khi xây dựng mô hình số, thường thì đòi hỏi phải bổ sung một
số giả thiết đơn giản hóa. Các giả thiết này sẽ quyết định đến độ chính

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 1


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
xác của kết quả tính toán. Thường thì kết quả tính toán bằng phương
pháp số đặc biệt là phương pháp Phần tử hữu hạn (PTHH) được chấp
nhận với độ chính xác cho phép.
• Phương pháp PTHH là một trong những phương pháp tổng quát nhất
để xây dựng mô hình số của kết cấu. Phương pháp này chia không
gian liên tục của kết cấu thành một tập hợp các phần tử (chia nhỏ ra)
có tín h chất cơ học và hình học đơn giản hơn so với cả kết cấu. Các
phần tử này liên kết với nhau bằng điểm nút, lúc này các điều kiện
tương thích về chuyển vị hay biến dạng của kết cấu chỉ thỏa mãn tại
nút. Thông thường, ẩn cơ bản của PP PTHH là các chuyển vị của nút.
Dựa vào điều kiện cân bằng của toàn kết cấu ta có được phương trình:
[F] = [K].[U]
Trong đó [F] : Ma trận ngoại lực nút.
[K] : Ma trận độ cứng của kết cấu, được xây dựng từ ma trận
độ cứng của các phần tử.
[U] : Ma trận chuyển vị nút.
Sau khi giải phương trình trên ta tìm được chuyển vị của nút, từ đó
tìm được chuyển vị của một điểm bất kì trong kết cấu thông qua hàm
dạng (hàm biểu diễn chuyển vị của điểm bất kì với điểm nút).
• Ta thấy khi chia càng nhỏ kết cấu tức càng nhiều phần tử thì kết quả
càng chính xác. Như vậy với sự phát triển công nghệ thông tin như
hiện nay, việc giải bài toán kết cấu với độ chính xác cao bằng phương
pháp số là hoàn toàn thuận lợi và có tính ứng dụng cao .
3.2. Khái niệm về cách mô hình hóa bài toán trong Sap2000
(Version 9.03)
• Mô hình là gì? Mô hình là mô tả khái quát một đối tượng nhằm mục
đích nghiên cứu sự làm việc của đối tượng đó. Cùng một đối tượng có
thể có nhiều mô hình khác nhau.
• Mô hình hóa kết cấu là mô tả đối tượng thành một sơ đồ tính nhằm
giải quyết bài toán kết cấu. Kết quả dung để thiết kế hay đánh giá sự
làm việc của đối tượng.
• Trong Sap2000, việc mô hình bài toán được thực hiện thông qua giao
diện đồ họa nên người sử dụng có thể mô hình và sau đó gán các tải
trọng
3.3. Các ví dụ tính toán bằng phần mềm Sap2000 giới thiệu
• Tính toán dầm BTCT đơn giản
• Tính toán cầu dàn thép
• Tính toán cầu dầm BTCT ƯST nhịp giản đơn
• Tính toán cầu liên tục
4. Các vấn đề cơ bản của phần mềm DTBK
DTBK hoàn toàn đáp ứng công việc lập dự toán, quyết toán, giá đấu thầu và
quản lý chi phí các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, thuỷ
lợi, thuỷ điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, thí nghiệm điện, hàng không,... theo
các thông tư hướng dẫn của Ban Vật Giá Chính Phủ, Bộ Xây Dựng, Bộ Tài Chính
và các Bộ chuyên ngành như Bộ Giao Thông, Bộ Công Nghiệp,... đã ban hành.
Với 9 phương pháp tính cơ bản đại diện cho 3 nhóm :
• Nhóm phân tích đơn giá (phân tích đơn giá theo thực tế).

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 2


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Nhóm phân tích khối lượng và bù chênh lệch giá.
• Nhóm phân tích đơn giá tổng hợp (phân tích giá tổng hợp theo thực tế).
Đã bao trùm tất cả các phương pháp tính hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong cả
nước. Người sử dụng có thể lập hồ sơ theo một phương pháp bất kỳ và chuyển đổi
dễ dàng dữ liệu và mẫu của một hồ sơ đã lập từ phương pháp này qua phương pháp
khác bằng cách nhấp chuột lên menu lựa chọn. Nhờ tính năng này mà người dùng
có thể nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư. Đặc biệt người sử dụng có
thể nhập (Import) hoặc xuất (Export) dữ liệu dưới dạng bảng tính Excel rất dễ dàng
và được máy tự động thiết lập các mối quan hệ, công thức tính đồng thời tự động
định dạng form in trên khổ giấy A4. Các cơ sở dữ liệu được liên kết với nhau thành
1 file duy nhất cho phép sao chép, di chuyển và trình duyệt rất dễ dàng, thuận lợi ở
bất cứ nơi nào, kể cả những nơi mà máy tính chưa cài chương trình DTBK.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 3


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
CHƯƠNG 2 : THỰC HÀNH PHẦN MỀM SAP 2000 VERSION
9.03 TRONG THIẾT KẾ CẦU
A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1. Những khái niệm cơ bản
1.1. Sơ đồ kết cấu - sơ đồ tính
1.1.1. Nút (Joint)
a/ Vị trí của nút:
• Điểm liên kết các phần tử .
• Điểm thay đổi về đặc trưng vật liệu.
• Điểm cần xác định chuyển vị & điểm có chuyển vị cưỡng bức.
• Điểm xác định điều kiện biên.
• Tải trọng tập trung (trừ tải trọng tập trung trên Frame).
• Khối lượng tập trung.
b/ Khai báo nút trong SAP:
• Các nút được tạo tự động khi tạo phần tử .
• Số hiệu nút được gán tự động.
• Có thể thêm nút tại vị trí bất kỳ.
• Hệ toạ độ cho nút có thể lấy mặc định theo hệ toạ độ tổng thể hoặc hệ toạ
độ riêng của nút.
• Nút có các loại hệ toạ độ riêng cho: liên kết, bậc tự do, lực tập trung, khối
lượng tập trung…
c/ Bậc tự do của nút:
• Một nút có 6 bậc tự do: U1, U2, U3 (thẳng); R1, R2, R3 (xoay).
• Chiều dương quy ước của các bậc tự do tương ứng với 6 thành phần trong
hệ toạ độ tổng thể.
• Bậc tự do tính toán (DOF = Degree of Freedom): Số bậc tự do tính toán
của mỗi nút có thể hạn chế theo từng loại sơ đồ (Analyze – Option Def).
• Bậc tự do nào không có tải trọng, liên kết hay điều kiện biên thì SAP tự
động bỏ qua bậc tự do đó.
d/ Một số đối tượng khác liên quan đến nút:
• Các lực tập trung có thể khai báo tại nút (Joint Load).
• Khai báo khối lượng tập trung tại nút (Mass).
• Khai báo các mẫu tải trọng tại nút( Joint Pattern).
e/ Các kết quả phân tích nút:
• Các chuyển vị tại nút.
• Các phản lực tại nút.
• Các lực liên kết tại nút (Forces).
1.1.2. Phần tử: có 4 loại phần tử
a/ Phần tử thanh (Frame)
Là một đoạn thẳng biểudiễn trục của các cấu kiện có 2 nút ký hiệu là i và j
Biểu diễn cho các kết cấu dầm, dàn, khung 2D hoặc 3D.
Mỗi thanh có một hệ toạ độ địa phương riêng mô tả các đại lượng của tiết diện,
tải trọng và kết quả nội lực :
Mặc định: trục 1 (đỏ) theo trục thanh từ i đến j, trục 2 (trắng),trục 3 (xanh)
hợp với nhau theo quy tắc bàn tay phải (hay quy tắc vặn đinh ốc). Nếu so
sánh với hệ toạ độ Đêcác thì:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 4


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Trục 1 tương đương với trục X,
ƒ Trục 2 tương đương với trục Y,
ƒ Trục 3 tương đương với trục Z.
Góc toạ độ phần tử: Khi đổi chiều trục 1, nếu xoay trục 2 và 3 một góc
quanh trục 1: Góc là dương nếu chiều xoay từ 2 đến 3 và ngược lại là âm.
• Thanh coi là thẳng đứng nếu góc nghiêng với trục Z không quá 10°.
• Khi vẽ các phần tử nên theo trật tự từ trái sang phải, từ dưới lên trên.
• Thanh có thể có tiết diện không đổi (Primastic) hoặc thay đổi (Non-
Primastic).
• Thanh có thể có các loại liên kết khác nhau tại các nút (Release, Regid)
• Các đặc trưng hình học của phần tử thanh: (do chương trình tự tính nếu dùng
các tiết diện mẫu của SAP)
+ Section modulus : mô men chống uốn
+ Plastic modulus: mô men dẻo
+ Radius of Gyration: bán kính quán tính
• Các loại tải trọng tác dụng lên phần tử thanh:
+ Tải trọng tập trung trên phần tử
+ Tải trọng phân bố (đều hoặc không đều)
+ Trọng lực, tải trọng bản thân
+ Tải trọng nhiệt
+ Tải trọng ứng suất trước
+ Tải trọng động (Response Spectrum & Time history)
+ Tải trọng di động
• Nội lực của phần tử thanh: 6 thành phần: P, V1,V2, T, M22, M33. Với bài
toán phẳng chỉ có 3 thành phần: P,V2, M33.
b/ Phần tử vỏ (shell)
• Có thể có 3 hoặc 4, là mặt phẳng trung bình của các kết cấu loại tấm, vỏ,
bản,… được khai báo qua chiều dày của phần tử.
• Có các loại: (Type)
+ Membrane: phần tử màng chịu kéo (nén), chuyển vị trong mặt
phẳng và xoay quanh trục vuông góc với mặt phẳng phần tử.
+ Plate : phần tử tấm chỉ chịu uốn:( 2 chiều trong mặt phẳng và ngoài
mặt phẳng), chuyển vị theo phương vuông góc với mặt phẳng.
+ Shell: phần tử vỏ không gian có thể chịu cả kéo, nén, uốn.
• Hệ toạ độ riêng của phần tử là: 1 (đỏ), 2 (trắng), 3 (xanh): trục 1 và 2 nằm
trong mặt phẳng, trục 3 luôn vuông góc với bề mặt phần tử.
+ Theo mặc định, trục 3 hướng ra ngoài màn hình hoặc theo phương Z
+ Cũng có thể sử dụng góc phần tử như phần tử thanh.
• Các loại tải trọng tác dụng lên phần tử vỏ:
+ Tải trọng tập trung tại các nút
+ Tải trọng phân bố đều
+ Trọng lực, tải trọng bản thân
+ Tải trọng nhiệt
+ Tải trọng áp lực: có hướng vuông góc với phần tử (Surface Presure),
tải trọng thay đổi theo các điểm nút (Joint Pattern) dùng cho áp lực nước
hoặc tường chắn.
• Nội lực:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 5


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
+ Có thể có kết quả nội lực hoặc ứng suất tại các nút và theo phương chính
+ Có cáclực dọc màng theo các trục F11, F12 và mô men uốn M11,
M12…tại các điểm nút của phần tử.
+ Kết quả ứng suất cho tai các nút cả thớ trên, thớ dưới của phần tử.
c/ Phần tử khối phẳng (Plan Asolid):
- Có thể có từ 3 đến 9 nút, là mặt phẳng trung bình của phần tử, cho các kết cấu
tấm, tường đê chắn…chịu tải trọng đối xứng trục, biến dạng phẳng và ứng suất
phẳng.
d/ Phần tử khối 3D (solid): 9 nút, dùng cho các kết cấu khối chịu tải trọng 3 chiều.

1.1.3. Liên kết: có các loại liên kết sau:


• Liên kết tại giao điểm của các phần tử (nút)
• Liên kết nối đất
• Ràng buộc chuyển vị
a/ Liên kết cứng (Restraints)
• Chuyển vị theo phương các bậc tự do mà nút gán bằng 0, tương ứng
vớicác thành phần phản lực của nút đó.
• Các thành phần gán Restraints có thể có chuyển vị cưỡng bức theo loại
tải trọng Displacement Load( chuyển vị của các bậc tự do có giá trị bằng
chuyển vị cưỡng bức, chuyển vị này cũng gây ra nội lực trong mô hình).
• Liên kết Restraint đảm bảo cho mô hình khác bị biến hình. Nếu kết cấu bị
biến hình, chương trình sẽ thông báo “ Structure to be unstable”.
b/ Liên kết đàn hồi (Spring)
• Cũng có các thành phần chuyển vị:
o Translation U1, U2, U3 = UX, UY, UZ
o Rotation R1, R2, R3 = RX, RY, RZ
• Độ cứng của gối liên kết có giá trị hữu hạn
• Giá trị chuyển vị của liên kết hữu hạn và phụ thuộc vào gối đàn hồi
• Phản lực gối là phản lực đàn hồi
• Loại cũng phải đảm bảo cho kết cấu không bị biến hình
• Gối đàn hồi cũng có thể chịu các chuyển vị cưỡng bức và phản lực đàn
hồi bằng tổng phản lực của 2 chuyển vị
• Không khai báo liên kết nút Restraints trùng với Spring
c/ Ràng buộc chuyển vị:( Constraints)
• Để mô hình làm việc đúng với tính chất thực của nó và không bị biến
hình
• Có các kiểu Constraints :Body, Plan, Diaphragm…
• Giảm số phương trình và khối lượng tính toán.
1.1.4. Tải trọng:
• Tải trọng tĩnh là tải trọng không thay đổi theo thời gian: tải trọng bản
thân, tải trọng tập trung, tải trọng phân bố, áp lực gió…
• Tải trọng động : là tải trọng thay đổi theo thời gian: tải trọng động đất,
gió động, sóng biển, tải trọng xe di động trên cầu.
1.2. Hệ toạ độ:
• Hệ toạ độ tổng thể (Global) có thể là hệ toạ độ Đềcác (kí hiệu X, Y, Z)
hoặc hệ toạ độ cầu, trụ (Z, R, θ).

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 6


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Hệ toạ độ riêng (Local) kí hiệu 1,2,3 cho các loại phần tử (trừ phần tử
Solid theo hệ toạ độ tổng thể).
* Đặc điểm:
o Chỉ có một hệ Global nhưng có thể có nhiều hệ toạ độ con so với hệ toạ độ
tổng thể.
o Mỗi hệ toạ độ con có thể có những thuộc tính riêng như hệ lưới, gọi thư viện
mẫu, đơn vị và có thể hiện theo từng hệ con.
o Hệ toạ độ Global dùng để vào dữ liệu và hiện kết quả cho nút, lực nút, liên
kết, tải trọng tập trung, tải trọng phân bố, phản lực, chuyển vị gối tựa và
chuyển vị nút.
o Hệ toạ độ riêng dùng để vào dữ liệu cho phần tử, tải trọng trên phần tử, hiện
nội lực của phần tử…
1.3. Đơn vị
• Nên chọn đơn vị trước khi thao tác với quá trình thiết lập sơ đồ kết cấu.
• Có thể dùng nhiều hệ đơn vị khác nhau cho dữ liệu khác nhau trong một sơ
đồ kết cấu.
• Các hệ đơn vị sẽ được chương trình tự động quy về một loại.
• Kết quả đưa ra theo một hệ đơn vị chung (hệ khai báo đầu tiên).
1.4. Những bước chính khi thực hiện phân tích kết cấu
1.4.1. Thiết lập sơ đồ kết cấu
• Xây dựng hệ lưới hoặc chọn thư viện mẫu
• Khai báo vật liệu
• Khai báo các đặc trưng hình học (tiết diện, chiều dày…)
• Vẽ phần tử
• Gán tiết diện cho phần tử
• Khai báo liên kết nối đất
• khai báo các trường hợp tải trọng
• Gán tải trọng cho phần tử đối với từng trường hợp tải trọng: tải trọng bản
thân, tải trọng nút, tải trọng tập trung, tải trọng phân bố đều, tải trọng phân
bố không đều…
• Tổ hợp tải trọng
1.4.2. Phân tích kết cấu:
• Chọn kiểu kết cấu: dàn, khung, vỏ…
• Khai báo một số tham số cần thiết (tham số để tính, in, hoặctham số động)
• Thực hiện phân tích (chạy chương trình)
1.4.3. Xem kết quả

2. Giới thiệu về giao diện của SAP2000


2.1. Màn hình chung:
Giao diện đồ hoạ của SAP2000 được dùng để khởi tạo mô hình, phân tích kết
cấu…thiết kế và hiển thị. Bao gồm các thành phần:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 7


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Main Window : bao gồm toàn bộ giao diện đồ hoạ. Cửa sổ này có thể di
chuyển vị trí, phóng to, thu nhỏ hoặc đóng lại bằng các thao thác thông
thường của Windows. Tại mép trên bên trái cửa sổ cho biết tên của chương
trình và loại kết cấu đang làm việc.
• Menu Bar: chứa các menu con mà từ đó có thể truy cập vào mọi chức năng
của chương trình.
• Main Toolbar: bao gồm các chức năng, các thao tác hay dùng, giúp người
dùng có thể truy cập nhanh. Chủ yếu trong thành phần này là các chức năng
hiển thị (view, zoom…). Tất cả các chức năng của thanh công cụ này có thể
truy nhập từ dòng menu.
• Floating Toolbar: gồm các thao tác thông dụng, chủ yếu là các chức năng
dùng để thiết lập mô hình, cho phép truy cập nhanh. Tất cả các chức năng
của thanh công cụ này có thể truy nhập từ dòng menu.
• Display Windows: là một vùng rộng trên màn hình để hiện sơ đồ hình học,
các đặc trưng tiết diện, tải trọng,…cũng như các kết quả sau khi phân tích và
thiết kế. Trong vùng này có thể mở 1 hoặc 4 cửa sổ cùng một lúc. Mỗi cử sổ
có thể chọn điểm nhìn và cách hiển thị kết cấu khác nhau. Ví dụ có thể mở
cả 4 cửa sổ, trong đó cửa sổ thứ nhất hiên thị sơ đồ chưa biến dạng, cửa sổ
thứ 2 hiển thị một trường hợp tải trọng nào đó, cửa sổ thứ 3 hiênt thị một sơ
đồ chuyển vị nào đó của kết cấu khi đã tính toán và cửa sổ thứ 4 hiện các tỉ
lệ ứng suất thiết kế. Cũng có thể mở 3 cửa sổ hiện mặt bằng, một cửa sổ
hiện mặt đứng và cửa sổ còn lại hiện hình chiếu phối cảnh của kết cấu…Tuy
nhiên, tại mỗi thời điểm, chỉ có 1 cửa sổ là đang hoạt động và các tác động
chỉ có hiệu quả trong cửa sổ này. Có thể thay đổi một cửa sổ bất kỳ thành
cửa sổ hoạt động bằng cách nhấn vào một điểm bất kỳ trong cửa sổ đó.
• Status Line: cho biết các thông tin về trạng thái hiện tại. Ở phía phải của
dòng có một hộp nhỏ hiện và thấy đổi hệ đơn vị đang dùng, toạ độ hiện thời
của con trỏ và các điều khiển hoạt động trong trường hợp hiện các biểu đồ
chuyển vị hoặc các dao động.
2.2. Thanh Menu
• Chứa tất cả các hộp thoại và các câu lệnh của SAP2000
• Để vào các lệnh, đi từ menu chính→ menu con→ hộp hoại:
o Check box: chọn một phương án
o List box: chọn một giá trị trong số các giá trị liệt kê
o Hộp giá trị: đưa vào một giá trị cụ thể
• Một số lệnh có thể có trạng thái On – Off liên hoàn
2.2.1. Các thao tác với File
• Open – Save – Save as – Close: các chức năng thông thường như mở, lưu,
đóng file.
• New Modal: bắt đầu một mô hình mới qua việc khai báo hệ lưới gọi như một
thư viện bằng cách sử dụng một trong những kết cấu đã thiết lập sẵn do
chương trình cung cấp. Các kết cấu này có dạng đơn giản và đều nhau về
kích thước. Chúng có thể là giàn, khung phẳng, khung không gian, vỏ trụ, vỏ
cầu…Người sử dụng có thể dùng một hoặc ghép nối nhiều kết cấu mẫu với
nhau tạo thành một kết cấu mới cho mình hoặc dựa trên những mô hình này
biến đổi cho phù hợp với kết cấu thực mong muốn. Khi gọi thư viện mẫu
theo chức năng này thường kết cấu được tạo có kích thước là đều nhau theo

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 8


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
một phương. Tuỳ thuộc loại kết cấu, chương trình sẽ hỏi một số thông tin cần
thiết như số nhịp, số tầng, khoảng cách giữa các nhịp, tầng…
• Import: nhập một tệp dữ liệu từ một chương trình khác (SAP90,
SAP2000V-7, Auto CAD, các tệp cơ sở dữ liệu theo cấu trúc của Access,
Excel…) vào SAP2000.
• Export: xuất ra tệp dữ liệu vào của SAP2000 dưới dạng . S2K (là tệp dữ liệu
vào chuẩn giống như viết trực tiếp bằng file text, người dùng có thể mở ra
xem và sửa chữa để tính toán lại), hoặc dưới dạng .DXF, MDB, XCL,
TEXT…
• Set Default file Parths: khai báo thư mục mặc định khi cất các tệp của
SAP2000.
• Print: Các chức năng in ấn
• + Print Setup for Graphics: cài đặt một số tham số khi in như số dòng trên
một trang, loại máy in, tên của dự án…
• + Print Graphics: in trực tiếp các hình vẽ đang hiện trên màn hình ra máy in
• + Print Table: in các dữ liệu vào, các kết quả đã tính ra máy in dưới dạng
văn bản hoặc các cơ sở dữ liệu khác.
• Custom Report Writer: tổ chức báo cáo trên các cơ sở dữ liệu của
SAP2000 cung cấp: bảng dữ liệu (vào, ra), các lời chú giải, tiêu đề, hình
ảnh…
• Modify/ Show Project Information: xem và thay đổi các thông tin chung
của dự án (mô hình ) đã chạy trên SAP2000 như tên công ty, người tính, tên
khách hàng…
• Modify/ Show Coments and Log: đưa thêm vào các lời chú giải (Text ) vào
các file văn bản đã có của SAP2000.
• Show Input/ Output text file: Xem các tệp cơ sở dữ liệu vào, kết quả ra của
SAP2000 dưới dạng Text.
2.2.2. Các thao tác với Edit
Chức năng này dùng trong quá trình thay đổi mô hình. Hầu hết các thao tác của
Edit tác động tới một hoặc nhiều đối tượng vừa chọn. Các thao tác này nằm trong
menu Edit. Trước khi dùng các thao tác này, phải lựa chọn các đối tượng cần tác
động (nút, phần tử, liên kết…).
Một số chức năng cơ bản:
• Undo, Redo: cho phép huỷ hoặc quay lại các thao tác vừa làm.
• Cut, Copy, Paste, Delete: dùng để cắt, sao chép, dán, xoá một nhóm đối
tượng trong quá trình tạo lập sơ đồ kết cấu.
• Add to Model Form Template: nối một kết cấu trong thư viện của
SAP2000 với một mô hình đã có.
• Interactive DataBase Editing: sửa chữa các dữ liệu đưa vào qua các bảng
dữ liệu. Các dữ liệu mới được cập nhật ngay vào mô hình nếu chấp nhận
(apply) các dữ liệu này. Trong quá trình sửa chữa, SAP2000 cung cấp các
chức năng để sao chép, xoá, sửa thuận tiện và đôi khi hiệu quả hơn biến đổi
trực tiếp trên đồ hoạ.
• Add Grig at Selected Point: thêm các đường lưới tại các điểm đánh dấu đã
lựa chọn, đường lưới này có thể theo một trong 3 trục của hệ toạ độ bất kỳ.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 9


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Replicate: cho phép tạo ra một bản sao của một nhóm đối tượng nào đó(nút,
phần tử ) từ một bản gốc và cho phép chuyển đến vị trí mới bằng phương
pháp tịnh tiến hoặc quay theo các trục. Có 3 kiểu:
o Linear: sao chép một số đối tượng đếnvị trí mới (có số gia theo cả 3
phương) với số lượng tuỳ ý.
o Radial: tạo ra một số bản copy và cho phép xoay quanh một trục nào
đó với một góc bất kỳ
o Mirror: tạo một bản sao đối xứng qua một mặt phẳng nào đó và có
thể dịch chuyển đến một vị trí bất kỳ.
• Extrude: tạo ra các đối tượng dạng khối 3D từ một số dạng phân tích ban
đầu của SAP2000 như Line, Area.
• Move: di chuyển một số thành phần của kết cấu như nút, phần tử… đến vị trí
mới trong mô hình.
• Merge Jiont: hợp các nút lân cận nhau theo một dung sai nào đó do người
dùng khai báo (có thể dùng nối 2 mô hình độc lập nhau thành một mô hình
mới) hoặc sửa chữa các sai sót trong quá trình thiết lập mô hình.
• Divide Frame: tách một phần tử thành nhiều phần tử mới, có thể bằng nhau
hoặc tăng giảm đều. Trong quá trình tách, chương trình tự thêmvào các nút
tại những vị trí cần thiết
• Break: khi trong mô hình có nhiều đường giao nhau, dùng chức năng này sẽ
phân nhỏ các phần tử tại các giao điểm và thêm vào các nút, tên thanh cần
thiết.
• Mesh Curved Frame/ Cable: tạo một cung tròn qua các đầu của phần tử
thanh (từ thanh thẳng thành cong qua một số cách nào đó. phần tử thanh bị
xoá và cung tròn được chia thành nhiều phần tử sau khi tạo).
• Joint Frame: cho phép nối các thanh đã lựa chọn thành một phần tử và bỏ đi
các nút không cần thiết trong quá trình nối.
• Trim/ Extend Frame: chức năng này cũng giống như ở AutoCAD sẽ chặt
bớt các đoạn thẳng từ 2 đầu của thanh.
• Mesh Area: Chia nhỏ các phần tử shell thành một lưới theo hai phương
• Mesh Solid: chia đều các phần tử Solid thành các phần tử nhỏ hơn.
• Disconect: tách các phần tử quanh nút chung thành mỗi phần tử có một nút
độc lập, tự thêm vào tên các nút tương ứng( có thể sử dụng chức năng này để
Realease hoặc Constraint, Restrain).
• Connect : Dùng nối các nút của các phần tử tại cùng một vị trí có tên khác
nhau thành một nút chung,các nút thừa tự loại bỏ (ngược lại của quá trình
Disconect).
• Show Duplicates: chức năng này dùng để hiện (đổi màu) các phần tử trùng
nhau. Sau đó có thể xoá hoặc nhập lại các nút hoặc phần tử giống nhau
(trùng tên).
• Merge Duplicates: ngược lại với Show Duplicates.
• Change Lable: thay đổi lại cách đánh số nút, phần tử theo một tổ hợp mới
gồmcó chữ hoặc số, có thể đánh theo trật tự hướng X,Y, Z tuỳ chọn.
2.2.3. Các thao tác với View
• Set 2D – 3D view: hiển thị 2 chiều là hiện kết cấu trong một mặt phẳng song
song với một trong 3 mặt phẳng X-Y, X-Z hoặc YZ của hệ toạ độ chung, chỉ

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 10


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
thấy được các đối tượng trong mặt phẳng đó. Hiển thị theo không gian 3
chiều có thể thấy toàn bộ kết cấu từ một điểm nhìn đã chọn. Các đối tượng
nhìn thấy không bị hạn chế bởi một mặt phẳng nào. Hướng nhìn khai báo qua
2 góc, một góc trong mặt phẳng ngang góc kia từ phía trên nhìn xuống mặt
phẳng ngang.
• Perspective: nhìn phối cảnh, luôn cho một cảm giác thực và hình ảnh rõ hơn
về chiều thứ 3. Có thể chuyển đổi dễ dàng từ Perspective sang 2D – 3D View
và ngược lại.
• Zoom: thể hiện rõ một vài kết cấu nào đó hoặc hiện toàn bộ kết cấu. Zoom
Out đưa kết cấu rời xa màn hình (thu nhỏ), ngược lại là Zoom In. Chế độ
Zoom có thể đặt số gia và thay đổi nó. Zoom Window chỉ hiện kết cấu nằm
trong cửa sổ chọn. Cửa sổ này khai báo bằng cách đánh đấu 2 góc của cửa sổ
và di chuyển chuột trên miền đánh dấu.
• Pan: cho phép di chuyển kết cấu và trên màn hình chỉ hiện những phần nằm
trong cửa sổ khai báo.
• Set Limits: khai báo một cửa sổ qua các giá trị hai góc cửa sổ gọi là giới hạn
trên và giới hạn dưới. Chỉ những phần kết cấu nằm trong cửa sổ này mới hiển
thị được và các hiệu quả của Pan, Zoom…. chỉ tác động trong cửa sổ này.
• Set Display Option: khai báo các tham số có liên quan đến các loại nút, phần
tử, liên kết….để hiện trên sơ đồ kết cấu như: Label, Element, Axis,
Restraint…
2.2.4. Các thao tác với Define
• Materials: chức năng này cho phép khai báo mới nhiều loại vật liệu khác
nhau hoặc thay đổi, huỷ các nhóm đã có. Đối với mỗi loại vật liệu có thể đặt
một tên và đưa và các tham số E, W, M, α…và một số tham số khác cho quá
trình thiết kế như ứng suất chảy của thép fy, cường độ kéo nén của bê tông.
• Frame/Tendon/Cable Sections: khai báo các loại tiết diện (mặt cắt) của
phần tử thanh.
• Area Sections: tương tự như Frame Sections, chú ý đến:
o Section name: đặt tên
o Type: loại phần tử, có Shell, Membrene, Plate
o Thickness: chiều dày phần tử
o Material: chọn loại vật liệu.
• Link/Support Properties: khai báo tiết diện cho phần tử NL Link - giống
phần tử Frame
• Coordinate System/ Grid: chức năng này có thể:
o Tạo hệ toạ độ mới (hệ toạ độ riêng)
o Thêm, sửa, bớt các dòng lưới theo phương X, Y, Z của một lưới đã
có. Vị trí mới của lưới có thể trong các trạng thái Hide, Glue.
ƒ Hide All Grid Line: không hiển thị các đường lưới
ƒ Glue Joint to Grid: ở trạng thái On, các nút sẽ luôn thay đổi
cùng với sự thay đổi của các dòng lưới (dẫn đến phần tử có thể
thay đổi theo).
• Joint Constraints: khai báo các ràng buộc với nút.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 11


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Joint Patterns: tạo ra các mẫu cho nút (chỉ khai báo tên, không đưa vào giá
trị). Các mẫu này sau này có thể dùng gán cho một nhóm nút nào đó và sử
dụng tên của nhóm để gán tải trọng cho các nút đó.
• Groups: tạo sẵn các tên nhóm. Các nhóm này có thể dùng để gán cho một
nhóm phần tử nào đó và sử dụng tên của nhóm thay cho lựa chọn phần tử
trong quá trình gán tiết diện, tải trọng, …cho các phần tử đó.
• Load Cases: khai báo các trường hợp tải trọng tĩnh, bao gồm:
o Load name: Tên trường hợp tải trọng.
o Type: loại tải trọng: hoạt tải, gió…
o Self Weight Multiplier: hệ số tải trọng bản thân, áp dụng cho toàn bộ
trường hợp, có thể thêm, sửa, xoá các trường hợp.
• Bridge Load: khai báo các tham số để tính cho bài toán cầu như Lane,
Vehicle…
• Functions: khai báo các tải trọng động như Time History và Reasponse
Spectrum
• Analysis Cases: khai báo các trường hợp cần phân tích trong quá trình chạy
SAP2000.
• Combinations: khai báo các tổ hợp tải trọng
o Cho phép thêm, thay đổi, xoá một tổ hợp nào đó
o Khai báo các tham số cố liên quan đến tổ hợp
2.2.5. Các thao tác với Draw
• Set Select Mode: chuyển từ chế độ vẽ phần tử sang chế độ chọn phần tử.
• Set Reshape Element Mode: cho phép thay đổi hình dạng và vị trí của các
phần tử đã có trong kết cấu bằng cách dùng chuột kéo đến vị trí nào đó, kích
thước hoặc hướng phần tử có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Nếu di
chuyển các dòng lưới thì các phần tử trên sẽ di chuyển theo (khi lưới không
khoá và đang ở chế độ Glue Joint to Grid).
• Draw Special Joint: các nút thông thường tự sinh ra tại các đầu hoặc góc
của phần tử. dùng chức năng này để thêm các nút vào những vị trí bất kì tại
những nơi nhấn chuột.
• Draw Frame/Cable/Tendon: tạo ra các phần tử bằng cách đánh dấu vị trí
hai đầu thanh trên màn hình hoặc tại các nút lưới
• Draw Frame/Cable/Tendon: vẽ nhanh các phần tử bằng cách đánh dấu một
điểm bất kỳ trên cạnh lưới.
• Snap: ở trạng thái On, và chế độ truy bắt điểm theo các kiểu khác nhau như
tại nút, đầu các phần tử, các điểm giao nhau…
• New Label: đánh số lại tên của một số nút, phần tử theo ý muốn hoặc thay
đổi tên nút, phần tử với một số thông số sau: thêm tiếp đầu ngữ, thay tên, tên
được dánh với một số gia nào đó…
2.2.6. Các thao tác với Select
Chức năng này khai báo một nhóm đối tượng sẽ cho dùng các thao tác tiếp theo.
SAP2000 dùng khái niệm “ Noun Verb” - chọn trước, trong đó có thể đầu tiên tạo
ra một tập chọn (bằng cách nhấn trực tiếp vào các đối tượng) và sau đó thực hiện
các thao tác trên tập chọn đó. Các thao tác cần thiết thực hiện trên một tập chọn
trước bao gồm các thao tác: gán, sửa đổi dữ liệu, hiển thị, in ấn…

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 12


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Để chọn đối tượng phải đặt chương trình vào chế độ Select bằng cách nhấn một
trong các nút của thanh công cụ di động. cũng có thể chọn một hành động bất kỳ từ
menu Select hoặc Display để đưa chương trình vào chế độ chọn. Có thể chọn đối
tượng theo một trong các cách sau:
• Point: chọn các đối tượng đơn, chỉ chính xác các đối tượng
• Window: chọn đối tượng bằng cách vẽ một cửa sổ quanh đối tượng chọn
• Crosing: chọn đối tượng bằng cách vẽ một đường thẳng đi qua các đối tượng
chọn
• Group: chọn các đối tượng trong cùng một nhóm
• Chọn các đối tượng có cùng loại đặc trưng nào đó: cùng mặt phẳng (XY, XZ,
YZ plane), cùng loại mặt cắt…
) Trong chế độ chọn, nút trái chuột dùng để chọn đối tượng, nút phải
dùng để tra cứu các đặc tính của đối tượng. Mọi thao tác (trừ vẽ)
cóthể thực hiện khi chương trình dang ở chế độ chọn.
2.2.7. Các thao tác với Assign
Chức năng này dùng để gán các đặc trưng vật liệu, mặt cắt ngang, tải trọng
(đã khai báo trước đó) cho một nhóm các đối tượng đã hoặc vừa chọn. Các thao tác
này lấy từ menu Asign hoặc thanh công cụ dưới, bao gồm:
• Trong quá trình lập sơ đồ hình học:
o Joints(nút): gán các liên kết ràng buộc, gối đàn hồi, khối lượng tập trung
quy đổi, hệ toạ độ riêng…
o Frame/Cable (phần tử thanh): gán các đặc trưng mặt cắt, hệ toạ độ riêng,
giải phóng liên kết, vị trí cần đưa ra kết quả, vùng cứng và tải trọng.
o Area, Solid, Link: gán các đặc trưng mặt cắt, hệ toạ độ riêng và tải trọng.
o Gán các giá trị của các mẫu cho các nút trong các trường hợp khai báo tải
trọng nhiệt và tải trọng áp lực.
) Có thể gán các chức năng trên cho từng đối tượng hoặc các đối
tượng trong một nhóm. Nguyên tắc cung là chọn đối tượng sau đó
chọn tên của các đặc trưng
• Trong quá trình gán tải trọng:
o Joint Load: gán tải trọng tập trung, chuyển vị cưỡng bức tại nút
o Frame Load: gán tải trọng cho các phần tử thanh bao gồm:
ƒ Gravity: khai báo hệ số trọng lực
ƒ Points: tải trọng tập trung trên phần tử
ƒ Distributed: tải trọng phân bố trên phần tử (đều hoặc không đều)
ƒ Termerature: gán ccs tải trọng nhiệt
ƒ Pretress: gán tải trọng ứng suất trước cho các phần tử thanh đã
chọn. Trong phần này không mô tả tải trọng mà chỉ khai báo
trường hợp nào chịu tải và hệ số của tải trọng ứng suất trước.
o Area Load: gán tải trọng cho phần tử vỏ:
ƒ Gravity: khai báo hệ số trọng lực
ƒ Uniform: gán tải trọng phân bố cho phần tử
ƒ Serface Pressure: khai báo tải trọng áp lực mặt cho các phần tử
tấm, vỏ…
- Load Case: khai báo trường hợp tải trọng.
- By Element: khai báo giá trị lực tác động vuông góc với bề mặt
phần tử và phân bố trên cả bề mặt phần tử.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 13


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
- By Joint Pattern: khai báo tên mẫu đã có và hệ số
- Option: add, modify, delete.
o Joint Pattern: khai báo dạng của mẫu tải trọng qua các nút (hệ số A, B,
C)
o Solid Load: khai báo tải trọng Solid.
2.2.8. Các thao tác với Analyze
Sau khi đã khởi tạo xong mô hình kết cấu bằng các thao tác trên, có thể phân
tích mô hình để tính toán kết quả chuyển vị, ứng suất, phản lực…
Trước khi phân tích sơ đồ, có thể lựa chọn các kiểu phân tích từ menu Analyze
bao gồm:
• Loại kết cấu phân tích (đưa vào UX, UY, UZ, RX, RY, RZ: các bậc tự do bị
giữ).
• Loại kết cấu: trong phần này có sẵn 4 loại kết cấu:
o Khung không gian
o Khung phẳng (X-Z)
o Dầm lưới (X - Y)
o Giàn không gian
• Degree of freedom: dùng các mã của các bậc tự do để khai báo cho một kiẻu kết
cấu bất kỳ không thuộc 4 kết cấu mẫu ở trên.
• Run : thực hiện tính toán kết cấu. chương trình cất mô hình trong một tệp cơ sở
dữ liệu của SAP2000, sau đó kiểm tra và phân tích mô hình. Trong quá trình
kiểm tra và phân tích, trên cửa sổ chính xuất hiện những thông báo của quá trình
phân tích kỹ thuật. Khi phân tích xong, có thể xem lại các thông báo trong quá
trình chạy chương trình. Nhấn OK để đóng cửa sổ chính sau khi kết thúc quá
trình xem các thông báo này.
2.2.9. Các thao tác với Design
Thiết kế là quá trình kiểm tra các phần tử thép hoặc bê tông theo các tiêu
chuẩn khác nhau. quá trình này chỉ được thực hiện sau khi phân tích kết cấu.
Các phần tử thanh bằng thép có thể có mặt cắt ngang có trọng lượng tối thiểu
được lấy tự động từ một nhóm trong các mặt cắt ngang đã khai báo trong chương
trình. Kết cấu sau khi thiết kế có thể được tính toán và kiểm tra lại.
2.2.10. Các thao tác với Display
• Show Underformed Shape: hiện dạng hình học của kết cấu khi chưa bị biến
dạng.
• Show Loads: hiện sơ đồ tải trọng cho từng trường hợp tải trọng của nút,
phần tử:
o Joint: hiện sơ đồ tải trọng của nút.
o Frame: hiện tải trọng trên phần tử thanh: Force, Moment, Gravity,
Temperature, Gradient…
o Shell: hiện tải trọng trên phần tử vỏ: Gravity, Uniform, Presure,
Temperature…
• Show Pattern: hiện các mẫu tải trọng (trong trường hợp tải trọng áp lực mặt
và nhiệt)
• Show Lanes: hiện các dữ liệu về Lane, độ lệch tâm và các dãy phần tử Lane.
• Show Deform Shape: hiện các biểu đồ chuyển vị của từng trường hợp tải
trọng.
• Show Mode Shape: hiện các dao động.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 14


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Show Element Forces/ Stress: hiện các biểu đồ nội lực và ứng suất của các
phần tử (có thể kèm theo cả giá trị) ứng với từng trường hợp tải trọng.
• Show Influence Lines: hiện các biểu đồ đường ảnh hưởng.
• Show Definite Data Table: hiện các bảng dữ liệu đưa vào (dạng text) gồm
các dữ liệu về dạng hữu hạn, tải trọng, liên kết…
• Show Analysis Results Table: hiện các bảng dữ liệu kết quả phân tích kết
cấu (dạng text).
• Show Design Results Table: hiện các bảng dữ liệu kết quả thiết kế (dạng
text).
• Show All Table Type: hiện tất cả các bản dữ liệu vào ra.
2.2.11. Các thao tác với Option (một số cài đặt ban đầu và lực chọn)
• Preference: cài đặt một số tham số có sẵn cho chương trình:
o Dimensions/ Tolerances: các tham số về kích thước như dung sai của
Snap, Select, Font của các chữ trên hình vẽ…
o Steel Frame Design: các tham số của thép như tiêu chuẩn thiết kế,
các tệp chứa các mặt cắt, tham số cho các trường hợp tính theo phổ và
hàm thời gian.
o Concrete Frame Design: các tham số của bê tông như các tiêu chuẩn
thiết kế, hệ số giảm độ bền…
• Color: cài đặt màu sắc hiển thị cho các nút, phần tử, màu nền…
• Window: lựa chọn số cửa sổ hiển thị và kiểu cửa sổ.
2.3. Giới thiệu về hệ lưới
Lưới là hệ phụ trợ, hỗ trợ trong quá trình tạo lập sơ đồ hình học. Lưới có thể 2 hoặc
3 chiều, được tạo gần giống với sơ đồ kết cấu.
Có 2 loại hệ lưới:
• Theo toạ độ Đềcác: khai báo số khoảng lưới (Nunber of Grid Spaces) và độ
lớn mỗi khoảng theo 3 trục X,Y, Z (Grid Space).
• Theo hệ toạ độ trụ: khai báo số đường tròn đồng tâm, số góc chia, số khoảng
chia theo phương Z và giá trị của 3 tham số trên.
• Các bước thao tác khi tạo lưới:
o Tạo ra một hệ lưới đều: File → New Modal → Chọn loại lưới →
Khai báo

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 15


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

o Chỉnh sửa các bước lưới cho phù hợp: Nhấn Edid Grid hoặc từ Menu
Define → Coordinate System/ Grids → Modifine/Show System.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 16


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
3. Thiết lập sơ đồ và tính toán kết cấu hệ thanh
3.1. Tạo lập kết cấu
3.1.1. Mô hình sơ đồ tính
Trong SAP2000 có một hệ thống thư viện mẫu phong phú để tạo sẵn các kết cấu
hệ thanh, vỏ...
Để tạo kết cấu này, người sử dụng chọn loại sơ đồ kết cấu và sau đó cung cấp các
giá trị cho một tham số cụ thể mà sơ đồ đòi hỏi. Tuỳ theo các dữ liệu này có thể có
các dạng khác kết cấu khác nhau
3.1.2. khai báo vật liệu (Define → Material)
Có 3 loại vật liệu mẫu là bê tông, thép và bất kỳ, mặc định luôn lấy là Steel. Nếu
giá trị không phù hợp thì phải thay đổi. Để thay đổi các giá trị mặc định về dạng đặc
trưng vật liệu của SAP2000: vào Option → Preferences khai báo cho các giá trị sẽ
hiện đối với Steel, Concrete, Aluminum; hoặc Frame/ Cable → Frame Property
Modifier thay đổi cho các nhóm mới khai báo.
3.1.3. khai báo các loại tiết diện: Define → Frame/Cable → Section
khai báo các tiết diện trong SAP2000 có thể dùng một trong các kiểu:
• Lấy các tiết diện có sẵn trong các tệp của SAP2000: Define →
Frame/Cable → Section → Import Wide Flange (đối với thép có thể
theo tiêu chuẩn của Mỹ- AISC, Canada – CISC, Anh …) bằng cách chọn
các tệp *.pro sau đó chọn kiểu thép (thép góc, hình L, T,…)trong trường
hợp này không phải khai báo kích thước tiết diện.
• Chọn một trong số các tiết diện có hình dạng của SAP2000 đã có sẵn như
tiết diện chữ nhật, tròn, T, U, C…(đối với bê tông), trong trường hợp này
chỉ cần khai báo một số kích thước tối thiểu như chiều cao, chiểu rộng…
mà SAP2000 yêu cầu. tuỳ theo kích thước đưa vào mà có các dạng hình
học khác nhau. Để khai báo cho các tiết diện này vào: Define → Frame
Properties → Add Rectagular…
Hộp thoại khai báo tiết diện:

• Ngoài ra, người dùng có thể tự thiết kế một tiết diện bất kì khi chọn
Add SD Section.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 17


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

3.1.4. Vẽ phần tử: Draw → Draw Frame/Cable/Tenden


Để chọn chức năng vẽ, có thể gọi lệnh từ thanh menu hoặc từ biểu tượng trên
thanh công cụ:
• Có thể vẽ phần tử thông thường hoặc vẽ nhanh (Quick Draw)
• Nên thống nhất hướng của các phần tử trong quá trình vẽ (từ dưới lên trên,
từ trái qua phải)
• Tận dụng chức năng biến đổi đối tượng như Coppy, Move, Delete, Device,
Replicate… trong quá trình tạo phần tử.
Để có thể hiện được các sơ đồ hình học của kết cấu đã tạo, dùng các chức
năng:
• 3D View (hiện các hình vẽ không gian)
• 2D XY, XZ…(hiện từng mặt phẳng )
• Nếu có hệ lưới, có thể di chuyển mặt phẳng theo các dòng lưới ↑↓
• Để xem kết cấu theo một số thông số cài đặt dùng View → Set Display
Option

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 18


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

• Để xem các thông số của phần tử hay nút đang hiện hành trên mô hình,
nhấn vào đối tượng và chuột phải:

3.1.5. Gán tiết diện cho phần tử:


• Asign → Frame/Cable/Tendon → Frame Sections
• Chọn phần tử muốn gán dùng các chức năng của Select
• Mở hộp thoại Assign → Frame/Cable/Tendon → Frame Sections

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 19


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Chọn tiết diện cần gán (đã có) trong danh sách bên trái
3.1.6. khai báo liên kết: Assign → Joint → Restraint
• Chọn các nút cần gán liên kết nối đất
• Mở hộp thoại Assign → Joint → Restraint, chọn loại liên kết cần gán.
3.1.7. khai báo các trường hợp tải trọng: Define → Load Case
• Trường hợp tải trọng là các phương án tải khác nhau, độc lập để từ đó só thể
đẽ dàng đưa vào các tổ hợp tải trọng. trường hợp tải có thể chia nhỏ tuỳ ý,
mỗi trường hợp có một hệ số riêng đối với tải trọng bản thân (Self Wieght
Mutiplier), mặc định của SAP2000 là 1 cho DEAD
• Khi tính toán, SAP2000 mặc định sẽ tính và cho kết quả của tất cả các trường
hợp tải trọng đã khai báo. Người sử dụng có thể hạn chế số trường hợp cần
tính khi chọn tham số trong Define → Analyse Case hoặc Analyse → Set
Analyse Case to Run trước khi phân tích kết cấu.
• Chú ý trong các trường hợp tải trọng, chỉ nên khai báo 1 trường hợp là có hệ
số Self Weight khác 0.
Các bước khai báo một trường hợp tải trọng tĩnh (Static Load Case): Menu
Define → Load Case:
o Tên trường hợp tải: Load Case Name
o Kiểu tải trọng (type): Dead (tĩnh tải), Live (hoạt tải), Wind (gió), Snow
(tuyết), Quake (tải trọng tĩnh do động đất)…Nếu có TCVN thì các lựa
chọn này không quan trọng (Defaul Conbination).
o Self Weight: hệ số tính trọng lượng bản thân cho mọi phần tử có mặt
trong kết cấu, nếu = 0 là không tính.
o Delete: xoá một trường hợp tải trọng, sẽ xoá mọi giá trị đã gán cho phần
tử.
3.1.8. Gán tải trọng cho phần tử của từng trường hợp tải trọng
Muốn thực hiện được bước này, các trường hợp tải trọng phải được khai báo
trước trong Define.Để gán tải trọng cho phần tử theo các bước sau:
• Chọn các phần tử cần gán (chú ý đơn vị)
• Chọn các tải trọng cần gán, khi gán cần chú ý:
+ Kiểm tra loại tải trọng
+ kiểm tra hướng tải trọng
+ Kiểm tra lại trạng thái gán tải trọng (theo trục nào của Globle hay Local)
+ Kiểm tra trường hợp của tải trọng đang gán
• Đưa vào giá trị của tải trọng
Tải trọng bản thân: chỉ khai báo hệ số Mutiplier trong Local Case (chú ý phải
khai báo giá trị của trọng lượng bản thân W trong Material)
• Self Weight: là hệ số tính tải trọng bản thân áp dụng cho mọi phần tử trong
kết cấu. Nó tính trọng lượng bản thân theo phương Z và luôn có giá trị dương.
• Gravity: là hệ số tính tải trọng bản thân áp dụng cho mọi phần tử trong kết
cấu đã chọn, có thể có các phương X, Y, Z. Nếu theo phương Z thì có giá trị
âm.
™ Tải trọng tập trung tại nút: Assign → Joint Load → Force

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 20


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

™ Tải trọng tập trung trên phần tử: Assign → Frame Load → Joint

™ Tải trọng phân bố trên phần tử: Assign → Frame Load → Distributed
• Trong SAP2000 mỗi phần tử chỉ được phép gán tối đa 4 tải trọng tập trung
trên phần tử hoặc 4 điểm có giá trị tải trọng khác biệt (đối với tải trọng phân
bố không đều), do vậy trong hộp thoại chỉ có 4 ô để vào các giá trị của các kết
cấu tại các điểm đặt lực (Distance), tính đến đầu thanh và giá trị lực tại từng
điểm (Load).
• Khi vào giá trị cho các kết cấu có 2 cách:
o Nếu chọn Relative Distance from End - I : thì các giá trị này là tỉ lệ
của khoảng cách tính từ điểm đặt lực đến đầu thanh/ chiều dài cả
thanh.
o Nếu chọn Absolute: là giá trị thực của độ dài điểm đặt lực đến đầu
thanh

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 21


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

™ Để xem các tải trọng đã gán: Display → Show Load (chọn Joint, Frame,
Shell…). Có thể xem cho từng trường hợp tải trọng của từng loại, hiểm
thị hình dạng và giá trị. Riêng tải trọng mô men sẽ xuất hiện dưới dạng
ngẫu lực.
3.1.9. Tổ hợp tải trọng.
• Tổ hợp tải trọng là các phương án tải cần tính trong thực tế (đưa ra kết quả)
dựa trên các trường hợp tải trọng đã khai báo. Trong mỗi tổ hợp tải trọng có
thể xắp xếp nhiều trường hợp tải trọng một lúc và mỗi trường hợp tải trọng có
thể có hệ số tổ hợp khác nhau.
• Cách khai báo tổ hợp:
o Chọn tên (Name).
o Chọn phương pháp tổ hợp (Type).
o Đưa vào hệ số tổ hợp cho từng trường hợp tải trọng tham gia trong tổ
hợp này (Define).
• Các đại lượng trong tổ hợp tải trọng (Load Combination):
o Tên tổ hợp (Combo Name)
o Kiểu tổ hợp các giá trị (Type):
¾ Add: tổ hợp theo phương pháp cộng tác dụng
¾ Enve: tính tổ hợp bao nội lực
¾ SRSS: căn của tổng bình phương các trường hợp tải trọng
¾ ABS: trị tuyệt đối của các trường hợp tải trọng
¾ Scale Factor: hệ số tổ hợp của từng trường hợp tải trọng trong một tổ
hợp
3.2. Phân tích và tính toán
3.2.1. Chọn sơ đồ kết cấu: Analyse → Set Analyse Option
• Với các loại kết cấu nằm trong các kết cấu mẫu của SAP2000 thì chỉ cần
nhấn vào đó, SAP2000 tự động biết đó là loại gì và tự động thay đổi các
tham số của Degree of Freedom.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 22


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Với các kết cấu không có trong kết cấu mẫu của SAP2000 thì phải khai báo
các bậc tự do có thể của toàn kết cấu trong các tham số của Degree of
Freedom. Một số loại kết cấu có sẵn:
o Dàn phẳng: chỉ chuyển vị theo Ux và Uz
o Tấm phẳng: Uz, Rx, Ry
o Phẩn tử Asolid: Ux và Uz; Solid: Ux, Uy và Uz.

3.2.2. Thực hiện tính toán: Analyse → Set Analysis Case to Run
Để thực hiện tính toán, vào Analyse → Set Analysis Case to Run để lựa chọn
các trường hợp cần tính có khai báo và hiện trong Action (Run) sau đó nhấn Run
Now. Các loại phân tích:
• Phân tích tĩnh: chỉ chịu tải trọng tĩnh
• Tính dao động riêng: khai báo Mode Shape
• Phân tích P- Delta: bài toán ổn định (chọn P - Delta)
• Phân tích dao động:
o Tải trọng điều hoà (Harmonic steady - state)
o Phân tích phổ phản ứng (Response Spectrum) tải trọng có gia tốc nền
o Phân tích theo hàm thời gian ( Time History) : tuyến tính, phi tuyến
• Phân tích với tải trọng di động: bài toán cầu (Moving Load)
• Các kiểu phân tích được thực hiện một lần có thể in riêng hoặc tổ hợp với
nhau.
* Bài toán dao động riêng (Dynamic Analysis) T: chu kỳ dao động, f: tần số ;
T = 1/f.
Phân tích Eigenvector

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 23


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Gán khối lượng tập trung (xem lại đơn vị khi tính theo phương pháp
Eiggen thì khối lượng m = P/g)
• Khối lượng của các phần tử không phải tính, SAP2000 tự quy đổi
• Khối lượng còn lại tính quy đổi về nút (thường tính khối lượng của cả
tầng rồi chia cho số nút chính tại vị trí có cột, lõi).
• Chỉ tính khối lượng của tĩnh tải và hoạt tải dài hạn.
• Chỉ nhập khối lượng gây lực quán tính → Menu Assign → Masses →
Direction 1, 2 (bỏ phương 3 và không nhập mô men quán tính).
• Để tìm các dạng dao động theo Eigenvector, cần xác định các thông số
sau:
o Số dao động cần tính (Number of Mode): n (→= 10)
o Shift: (Center) = 0
o Cut: giá trị tần số giới hạn (Radius) bằng 0 hoặc bằng fL khi tính gió
động
o Tol: giá trị hội tụ (Tolerance)
Số dạng dao động giới hạn bởi đồng thời 3 điều kiện: n, shift, cut; ⏐f- shift⏐<= cut
3.2.2. Xem kết quả
Kết quả của SAP2000 có thể xem bằng đồ hoạ (các biểu đồ, hình vẽ) hoặc qua
các bảng chứa dữ liệu theo dạng text hoặc cấu trúc dựa trên các cơ sở dữ liệu của
Excel, Ascess. Để xem kết quả thường thao tác một trong số phần sau:
• Chọn 1- 4 cửa sổ hiện: Option Window
• Chọn các đối tượng muốn xem kết quả (thông thường là cả kết cấu).
• Chọn thành phần dữ liệu vào (các khai báo mô hình) hoặc kết quả đã tính
(chuyển vị, nội lực…) muốn hiện
• Các loại tệp tin: dữ liệu đầu vào: *.sdb, *.$2k
kết quả: *.out, *.text, *.xls, *. Mdb
3.2.3. Đồ hoạ (Display)
3.2.3.1. Xem các đại lượng đưa vào
a/ Xem sơ đồ hình học: Display → Underformation Shape
Xem cho từng trường hợp và từng loại tải trọng trên nút hoặc trên phần tử (có
thể hiện cả giá trị).
b/ Xem sơ đồ tải trọng: Display → Show Load Assign
Hiện các sơ đồ tải trọng mục đích kỹ thuật lại các trường hợp tải đã gán. Có thể
hiện:
• Hiện cho từng trường hợp tải trọng (chọn Load name)
• Từng loại tải trọng: (Load Type) Joint, Frame, Area, Solid, Link…
• Hiện hình dạng và giá trị (Value): có thể hiện tải trọng nút cùng tải
trọng trên phần tử
• Hệ toạ độ khi hiện (Coordinate Sys)
c/Xem các đại lượng đã gán cho kết cấu: Display → Show Misc Assign
d/ Phân bố Lane trong bài toán cầu: Display → Show Lane.
3.2.3.2. Hiện các kết quả tính
a/ Hiện các biểu đồ chuyển vị: Display → Show Deformed Shape
• Chọn trường hợp, tổ hợp muốn hiện: Case/ Combo
• Chọn tỷ lệ hiện: Scaling
• Chọn kiểu hiện

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 24


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
o Wire: hiện sơ đồ kết cấu mờ và dạng chuyển vị.
o Cubic: chỉ hiện dạng chuyển vị
b/ Hiện các biểu đồ nội lực: Display → Show Force/Stress
• Chọn trường hợp- tổ hợp (Case/Combo)
• Chon đối tượng hiện:
o + Joint: Reaction – Spring
o + Frame/Cable: 6 thành phần nội lực: Axial – Shear – Moment
o + Shell, Plane
• Scaling: chọn tỷ lệ
• Option: Fill – tô màu; Show Value - hiển thị giá trị.
c/ Hiện các biểu đồ: Display → Virtual Work Diagrame
d/ Hiện các hàm: Spec – Time
e/ Xem các đường ảnh hưởng: Display → Show Influence Lines
f/ In các biểu đồ
• In trực tiếp:
o + Hiện biểu đồ cần in trên màn hình
o + Lựa chọn một số thuộc tính:
ƒ Option → References → Dimeonsion: Line Thickness
ƒ Font Size Option → Color → Device
o + Cài đặt tham số in: File → Print Setup for Graphics: Cỡ giấy, máy
in, khổ giấy…
o + Nhấn File → Graphics
o + Có thể diều chỉnh nét vẽ trong các Graphics qua Option →
References → Line Thickness: nét vẽ khi in ra (hoặc Screen
Thickness: nét vẽ hiện trên màn hình).
• Xuất trực tiếp hình vẽ (toàn bộ) của SAP2000 sang các file ảnh:
o Hiện biểu đồ muốn hiện trên mô hình
o Nhấn Print Screen
o Mở chương trình đồ hoạ (Paint): nhấn Paste. Sau đó có thể cắt, dán
theo ý muốn.
g/ Xem và in kết quả trên file text: xem thêm trong phần “ cấu trúc bảng của
SAP2000"
• Giới thiệu về các thành phần nội lực của phần tử thanh P,V11, V22,
M22, M33, T… Các kết quả thu được sẽ được lưu trong file *.out hoặc
một số file dạng văn bản hoặc database.
• File → Print Output Table: có thể in theo dạng Text, Excel, hoặc đưa
ra file
• Xuất sang các cơ sở dữ liệu khác: exl, mdb có thể tạo ra nhiều tiện ích
cho tính tổ hợp và tính thép sau này
3.3.2. Cấu trúc bảng trong SAP2000
3.3.2.1. Khái niệm chung
• Tất cả các dữ liệu của SAP2000 có thể dùng giao diện đồ hoạ hoặc truy
nhập đến các dữ liệu đặt trong bảng
• Các bảng được tổ chức thành tập hợp bảng, mỗi bảng có tên riêng và
tên của các trường là các cột.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 25


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Các dữ liệu trong bảng có thể là một trong 3 loại (class) dữ liệu để khai
báo sơ đồ kết cấu, dữ liệu của các kết quả phân tích và thiết kế.
• Các dữ liệu bảng có thể xem, sửa đổi, xuất, nhập…từ chương trình này
đến chương trình khác và ngược lại. Có thể hiển thị hay in theo nhiều
dạng khác nhau
3.3.2.2. Các loại dữ liệu bảng: 3 loại.
• Khai báo mô hình: trong đó gồm các bảng chứa dữ liệu của sơ đồ hình
học, liên kết, tải trọng, các trường hợp phân tích, thiết kế…Display→
Show Model Define Tables.
• Các kết quả phân tích gồm: nội lực, ứng suất, chuyển vị (võng), năng
lượng…Dữ liệu này chỉ có sau khi đã chạy và thiết kế. kết quả có thể
hiện, in, xuất (không sửa và nhập được). Khi hiện các dữ liệu có thể
cho hiện tất cả (Show All) hoặc hiện một số dạng mục (Some- Choose:
với Output và Design)
3.3.2.3. Cách dùng dữ liệu bảng:
SAP2000 đưa ra các bảng với 2 mục đích:
a/ Định dạng để hiển thị, in ấn:
• Cho hiện các bảng qua giao diện đồ hoạ người dùng trên màn hình để
xem
• Đưa vào các tệp để lưu trữ hoặc in, có thể thuộc một trong các dạng
sau:
o Các tệp văn bản của Word RTF (Rich Text Format)
o Các tệp của Internet Expoler (HTML)
o Dạng văn bản ASCII (Plain text)
o Các tệp của Microsolf Excel (chỉ hiện trên màn hình)
o Các tệp của Microsolf Acecss (chỉ hiện trên màn hình)
c/ Dùng cho biến đổi:
Các bảng dữ liệu có thể hiện trên mô hình đồ goạ, sau đó biến đổi (thêm,
thay đổi, xoá, copy…) và cũng có thể xuất, nhập các tệp cơ sở dữ liệu bảng theo
một trong các dạng:
• Dạng văn bản ASCII (Plain text)
• Các tệp của Microsolf Excel
• Các tệp của Microsolf Acecss
3.3.2.4. Hiện dữ liệu bảng: Display → Show …
• Trong khi làm việc với giao diên đồ hoạ của SAP2000, có thể cho hiện dữ
liệu dưới dạng bảng. Từ Display menu có thể lựa chọn để hiện các thông tin
của 1 trong 3 loại (class): sơ đồ kết cấu, các kết quả phân tích và thiết kế
hoặc cả 3 loại này.
• Có thể điều chỉnh các quá trình hiện và in
• Chức năng File trong hộp thoại có thể thực hiện:
o Xuất bảng hiện thời hoặc tất cả các bảng ra các cơ sở dữ liệu
(File→Export)
o Hiện bảng hiện thời hoặc tất cảc các bảng trên mô hình (File → Display)
o Cất bảng hiện thời hoặc tất cả các bảng ra các cơ sở dữ liệu (File →Save)
o Đưa thêm các bảng vào tập hợp bảng đã có (File →Add)
o Tạo ra định dạng (Format) cho bảng mới (File →Apply)

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 26


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
o In các bảng theo định dạng Text (File →Print)
o Xoá các bảng (File →Remove)
3.3.2.5. In dữ liệu bảng: File → Print Table
Trước khi in ấn:
• Có thể chọn các bảng muốn in cũng như phần kết cấu muốn hiện dữ liệu
• Có thể in trực tiếp ra máy in đã cài đặt hoặc tạo ra các tệp sau đó mở
bằng các phần mềm khác rồi in
3.4. MỘT SỐ PHẦN NÂNG CAO
3.4.1. Tạo nhóm (Group)
• Nhóm là một chức năng mới của SAP2000, cho phép người sư dụng đưa một
số phần tử có cùng đặc điểm nào đó gộp lại với nhau và đặt một tên. Để khai
báo nhóm có thể dùng 2 cách:
o Khai báo tên của nhóm trong Define sau đó đánh dấu các phần tử của
nhóm đó và gán cho tên nhóm đã có (Assign→Assign to Group)
o Vừa khai báo tên nhóm, vừa gán các phần tử cho nhóm luôn: vào thẳng
Assign → Group
• Nhóm có thể nằm trong nhau (trong G2 có thể có G1 và thêm một số phần tử
khác)
• Dùng nhóm trong nhiều trường hợp rất tiện lợi khi cần chọn hoặc loại bỏ một
số phần tử và thao tác nhanh khi thiết lập sơ đồ kết cấu.
• Sử dụng tên nhóm trong các thao tác lựa chọn để gán
3.4.2. Khai báo thanh có tiết diện thay đổi: Assign → Frame/Cable/Tendon →
Frame Sections → Add Nonprimastic
• Chỉ áp dụng cho phần tử thanh. Để khai báo, vào chức năng Add
Nonprimastic (và phải có ít nhất 2 loại tiết diện đã khai báo).
• Tiết diện thay đổi có thể biến đổi đều hoặc giật bậc.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 27


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
3.4.3. các cách biến đổi đối tượng – Edit
• Lệnh Copy sao chép đối tượng thành một đối tượng mới di chuyển so với đối
tượng cũ theo cả 3 phương (DX, DY, DZ). Các cách thực hiện:
o Chọn nhóm đối tượng mẫu
o Nhấn Edit → Copy
o Nhấn Paste và đưa các giá trị di chuyển trong mục Change Coordinate by
→ OK
• Lệnh Move có tác dụng với nút và phần tử:
o Nếu chọn nút: các phần tử dính với nút đều bị kéo theo đến vị trí mới,
dạng và kỹ thuật của phần tử bị thay đổi.
o Nếu chọn phần tử: lệnh có tác dụng tịnh tiến, kích thước của phần tử
không bị thay đổi.
Có thể chọn nhiều đối tượng trong lệnh cách thực hiện giống như lệnh Copy
• Set Reshape Mode: thay đổi dạng của phần tử qua việc kéo lê các phần tử
đến vị trí mới.
• Replicate: (Linear, Mirror, Radial):
o Đây là lệnh sao chép các đối tượng theo nhiều cách khác nhau, có thể lực
chọn một số thuộc tính (Section, Release, Regid, Load…) trong quá trình
xao chép hoặc sao chép tất cả các thuộc tính của đối tượng gốc.
o Sau khi sao chép có thể giữ lại đối tượng gốc hoặc xoá đi (Delete Origin
Objects).
o Các bước thực hiện với lệnh này:
ƒ Chọn đối tượng gốc
ƒ Đưa vào các khoảng cách di chuyển theo các phương X, Y, Z (với
lệnh Linear), hoặc khai báo trục quay (trục đối xứng) đối với lệnh
Radial và Mirror.
ƒ Khai báo số đối tượng muốn tạo thêm (Number).
o Với chức năng Radial:
ƒ Có thể chọn trục sẵn có làm trục quay hoặc khai báo trục quay mới
qua hai điểm trong không gian (3D - Rotate), đưa vào toạ độ X, Y, Z
của hai điểm này
ƒ Hoặc đưa vào một điểm để xác định trục quay trong mặt phẳng của
hai trục kia (Ví dụ để quay quanh trục X, chọn Rotate axis (X)→
Coordinate Piont on YZ Plane).
ƒ Nên dùng chức năng tạo hệ toạ độ mới (trượt gốc toạ độ) để xác định
trục quay trước khi dùng lệnh cho hiệu quả
o Với Mirror: cũng có thể khai báo trục Miror qua hai điểm bất kì
• Ghép thêm một kết cấu mới vào kết cấu đã có: Edit → Add to Modal from
Temple
3.4.4. Tạo hệ toạ độ con: Define → Set Coordinate System/Gid
Hệ toạ độ con giúp người dùng mềm dẻo trong quá trình thiết lập sơ đồ kết cấu.
• Mỗi hệ toạ độ con có thể có tên, đơn vị, hệ lưới riêng.
• Các tham số chuyển trục (Advance) là tính theo hệ toạ độ tổng thể chứ không
theo hệ toạ độ hiện thời.
• Có thể hiện kết cấu trong từng hệ toạ độ con (đôi khi chỉ một phần của kết
cấu được hiện) và chuyển giữa các hệ (ở ô Globle ấn khai báo đơn vị).

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 28


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Khi thiết lập sơ đồ kết cấu, các giá trị toạ độ là so với hệ toạ độ con đang sử
dụng.
3.4.5. Một số khai báo khác (cùng cứng, hiệu ứng uốn dọc, ứng suất trước, ràng
buộc chuyển vị…)
* Ràng buộc chuyển vị (Constraint).
• Một số thành phần chuyển vị của nút có chuyển vị bằng nhau, có thể khai
báo ràng buộc (ví dụ sàng tuyệt đối cứng của kết cấu nhà cao tầng, các điểm
nối trên mặt cầu…). Khai báo ràng buộc dẫn tới giảm số ẩn số của phương
trình và thời gian tính toán cũng như phản ánh đúng tính chất làm việc của
công trình.
• Có thể gán nhiều nhóm Costraint
• Một nút có thể nằm ở nhiều nhóm Costraint
• Khi tính toán nhà cao tầng có sàn tuyệt đối cứng hoặc bản mặt cầu bê tông,
thường gán Costraint.
* Khai báo Diaphragm cho tấm cùng làm việc theo sơ đồ không gian- mặt sàn
hoặc bản mặt cầu:
• Dưới tiết diện của tải trọng ngang, độ cứng trong mặt phẳng của hệ lớn, biến
dạng nhỏ. Theo mô hình này, 2 chuyển vị thẳng trong mặt phẳng sàn và một
chuyển vị xoay của các nút trong mỗi mặt phẳng là bằng nhau, các thành
phần khác có thể khác nhau. Để kết cấu làm việc đúng và giảm bớt phương
trình tính toán, khai báo các ràng buộc này qua Constraint
• Cách khai báo:
o Chọn các nút trong cùng mặt phẳng: Vào Joint → Constraint → Add
Diaphragm
o Chọn phương pháp tuyến của mặt phẳng (thường là Z).
• Chú ý:
o Mỗi Diaphragm có hệ trục toạ độ riêng là 1,2,3 (trong đó trục 3 luôn
vuông góc với mặt phẳng)
o Chỉ được khai báo 1 Constraint cho mỗi mặt phẳng (không được chọn các
nút trong các mặt phẳng khác nhau hoặc khai báo 2 lần…). Trong trường
hợp này, chọn Null và làm lại.
o Có thể loại bỏ một số nút trong tập chọn bằng Remove.
* Khai báo vùng cứng (Regid Zone - Offset):
Khi các phần tử dầm, cột (hoặc các thanh) giao nhau tại một nút có kích
thước lớn dẫn đến sự chồng lấp kích thước (kể đến nhiều lần). Nếu giá trị nhỏ thì
không đáng kể, nhưng lớn sẽ làm cho kết quả tính không chính xác. Khai báo vùng
cứng sẽ khắc phục được điều này (chiều dài tính toán giảm). Ngoài ra kết quả nội
lực cho tại các mép của dầm (vị trí nguy hiểm) chứ không phải nơi giao nhau giữa
các trục.
* Hiệu ứng uốn dọc trong phần tử thanh P- Delta:
• Đối với thanh có độ mảnh lớn, chịu lực nén và uốn sẽ xuất hiện các hiệu ứng
uốn dọc P – Delta làm tăng độ võng của thanh, gây mất ổn định cục bộ hay
tổng thể (Buckling). SAP2000 cho phép đặt trước một lực nén vào đầu của
phần tử để tạo ra chuyển vị ban đầu (không phải tải trọng ngoài) được khai
báo trong P – Delta.
• Chỉ tính được nội lực do ảnh hưởng của P – Delta chứ không tính được Pth.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 29


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Có thể xác định lực ảnh hưởng P – Delta theo phương pháp trực tiếp (Assign
→ Frame/Cable → P-Delta Force).
• P-Delta chỉ tính cho phần tử thanh khi thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép
(cột), kết cấu thép và dây cáp (Cable)
* Thanh chịu ứng suất trước (Prestress):
• Trong SAP2000, ứng suất trước chỉ ứng dụng trong phần tử thanh và do các
lực căng trước đặt lên một hay nhiều sợi cáp trong phần tử (tải trọng này
luôn nằm trong mặt phẳng 1-2 của phần tử).
• Các dữ liệu khai báo cho tải trọng ứng suất trước:
o Khai báo các vị trí đặt cáp di, dj,dc
o Khai báo lực kéo t
o Khai báo hệ số tính toán
* Tải trọng nhiệt: là do chênh lệch nhiệt độ trong các bộ phận kết cấu, gây ra sự
biến dạng nhiệt trong các phần tử ε = α.Δl (α: hệ số giãn nở vì nhiệt; Δl : độ chênh
lệch nhiệt độ).
3.4.6. tải trọng phổ và tải trọng theo thời gian
Tải trọng động là các tải trọng thay đổi theo thời gian, ví dụ tải trọng gió, sóng
biển, tải trọng động đất, tải trọng của các xe di động trên cầu…Tất cả các tải trọng
này đều có thể biểu diễn dưới dạng phương trình cân bằng động lực học có N
phương trình vi phân bậc hai: M. Ü(t) + C. Ú(t) + K.U(t) = F(t) = Σfjg(t)j
Trong đó: M: ma trận khối lượng
C: ma trận cản
K: ma trận độ cứng
Ü(t), Ú(t), U(t) , F(t) : tương ứng là các véctơ gia tốc, vận tốc, chuyển
vị nút và vectơ tải trọng ngoài thay đổi theo thời gian. Tất cảc các tải trọng thay đổi
theo thời gian đều có thể biểu diễn bởi tổng các vectơ không gian f (độc lập với thời
gian) và hàm thời gian g(t).
* Khái niệm về bài toán động: dao động riêng, dao động cưỡng bức, tải trọng
động
* Để tính cho các bài toán chịu tải trọng động, trong SAP2000 ta trường hợp qua
2 bước:
• Định nghĩa hàm và tải trọng: dạng và các tham số của hàm
• Khai báo cách dùng tải trọng trong kết cấu: các tham số của hàm khi tham
gia vào kết cấu
* Tải trọng phổ
• Định nghĩa hàm phổ, có thể bằng nhiều cách: (R.S. Function Definition)
o Sử dụng một hàm đã có theo mặc định của SAP2000, ví dụ hàm UBC*
o Gọi ra một số hàm phổ đã có từ trước và cất vào file với tên mới:
Function from File (khai báo Function name và Function File).
o khai báo một hàm phổ mới: Add New Function: đưa vào tên và các tham
số hàm (thời gian và gia tốc theo dạng phổ).
• Khai báo cho chương trình đưa hàm phổ vào tính toán: Respone Spectrum
Case
3.4.7. Xuất các kết quả ra file DXF, Excel, MDB
* Xuất từ SAP2000 sang DXF:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 30


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• File → Export → DXF → Open (chú ý nhấn vào file SAPDXF. DXF, nếu
không có trong thư mục chứa SAP2000 thì phải tìm đúng thư mục chứa file
này) sẽ mở một hộp thoại.
• Thay đổi các tham số trong hộp thoại Frame → Frame, Joint → Joints…
(có mặt trong kết cấu).
• Khai báo tên và thư mục chứa tệp DXF sẽ tạo
• Đối với cáchình vẽ 3D, sau khi đã mở AutoCAD, có thể cho hiện theo từng
mặt phẳng hoặc không gian qua việc lực chọn của Vpoint. Để viết chữ, chọn
UCS cho mặt phẳng XY: UCS → X → 90° (đưa khung không gian về
phẳng), hoặc UCS → ZA→ chọn hướng z đi xuống (↓), gốc 0,0.
• Dạng DXF chỉ hiện sơ đồ hình học của kết cấu, các đối tượng chuyển về các
lớp, có thể dùng AutoCAD để biến đổi.
* Chuyển từ SAP2000 sang MDB: Analyse → Option → Access Database file
→ gõ tên file.
* Chuyển từ SAP2000 sang Text, hay cơ sở dữ liệu Excel, Access:
• File → Print Table → Analysis Result (chọn kiểu xuất)
• Enhanced Metal File là một dạng file vector có thể đọc được bằng nhiều
chương trình đồ hoạ hoặc các công cụ văn phòng như World (có đuôi *.emf).
* Nhập từ DFX sang SAP2000:
• File → Import → DXF → Open → khai báo tên muốn nhập
• Hiện hộp thoại: chọn trục Global up (Z); khai báo đơn vị.
• khai báo các lớp Joint → Joints, Frame → Frames…
• Nên tạo ra một file mẫu từ SAP2000 chuyển sang AutoCAD để có cấu trúc
lớp, sau đó vẽ mô hình và nhập lại SAP2000.
3.4.8. liên kết mềm và tính móng trên nền đàn hồi.
3.4.8.1. liên kết đàn hồi:
• Trong SAP2000 chỉ cung cấp liên kết đàn hồi bằng các liên kết lò xo đặt tại
các nút. Dưới tác dụng của lực ngoài, lò xo bị biến dạng và phát sinh các
thành phần phản lực bao gồm F1, F2, F3, M1, M2, M3 lần lượt là các phản
lực thẳng và phản lực xoay.
• Liên kết đàn hồi dùng trong các trường hợp như dầm liên tục có gối tựa đàn
hồi, dầm, tấm trên nền đàn hồi (móng băng, móng bè…). Độ chính xác của
lời giải tỷ lệ thuận với mật độ của lưới lò xo.
• Liên kết đàn hồi – Spring: là liên kết mềm có tác dụng theo 6 thành phần của
6 bậc tự do, tuy nhiên thông dụng là theo phương Z.
• Các thành phần độ cứng của lò xo có đơn vị: lực/đơn vị dài; lực/đơn vị góc
xoay).
• Để khai báo độ cứng đàn hồi, dùng Assign → Joint → Springs.
• Để gán các độ cứng đàn hồi, trước hết phải tính các giá trị độ cứng đàn hồi.
Trong mô hình nền Winkler, đất nền coi như đàn hồi tuyến tính và được đặc
trưng bởi một hệ số nền. Trong trường hợp đơn giản, SAP2000 đề xuất tính
độ cứng của một gối lò xo theo một phương pháp bất kỳ như sau: Ki =
Ks.b.ls = Ks.A (Ks: hệ số nền; b,ls: chiều rộng và chiều dài mà gối phải chịu.
Bảng giá trị hệ số nền một số loại đất thông dụng:
- Đất cát xốp: 4.800 – 16.000 (kN/m3)
- Đất cát chặt vừa: 9.600 – 80.000 (kN/m3)

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 31


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
3
- Đất cát chặt : 64.000 – 128.000 (kN/m ).
3.4.8.2. phương pháp xác định hệ số nền:
Trong cơ học đất- nền móng, có rất nhiều mô hình nền đặc trưng cho các loại
đất nền khác nhau. Mô hình nền do Winkler đề nghị hiện nay đang được sử dụng
rộng rãi bởi sự đơn giản và thích hợp với một số loại đất nền thông dụng. Trong mô
hình này, đất nền được coi như đàn hồi tuyến tính, đặc trưng bởi hệ số nền.
Hệ số nền được xác định bởi công thức sau:
Ks = As + Bs.Zn
Trong đó: As : hằng số phụ thuộc theo chiều sâu móng
Bs: hệ số phụ thuộc độ sâu
Z: độ sâu đang khảo sát
n: hệ số hiệu chỉnh để có giá trị gần với đường cong thực nghiệm
(không có kết quả thí nghiệm thì lấy n = 1).
3.4.8.3. Mô hình tính toán các loại móng mềm
Đối với ác kết cấu móng, thường có 2 phần: kết cấu chịu lực và phần nền. Hệ
chịu lực có thể được mô tả bởi các loại phần tử khác nhau như dầm (móng băng),
tấm (móng bè). Ngoài ra trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng phần tử Plane,
Solid…
* Mô hình của một số kết cấu:
• Móng băng - Dầm: dùng phần tử thanh, gối lò xo đặt tại các điểm nút của
dầm, mật độ tuỳ ý.
• Móng băng giao nhau -Hệ dầm giao nhau: gối có thể đặt tại các giao
điểm của hệ dầm hoặc các điểm bên trong.
• Móng bè - Tấm trên nền đàn hồi: móng dùng phần tử tấm, gối lò xo chỉ
đặt tại các điểm nút của phần tử.
• Cọc chịu lực ngang: chú ý khai báo các bậc tự do cho kết cấu: UX, RY.

4. Thiết kế
4.1. Giới thiệu
SAP2000 có một modul hoàn chỉnh cho thiết kế cả cấu kiện bê tông cốt thép và
kết cấu thép. chương trình sẽ cho phép người dùng lực chọn để khửi tạo, biến đổi,
phân tích và thiết kế cacsd kết cấu trong cùng một giao diện.
Trong chương trình có nhiều thư viện các tiêu chuẩn thiết kế, cho phép thiết kế
tự động và kiểm tra các phần tử thanh bê tông cốt thép. Các tiêu chuẩn có sẵn trong
SAP2000 là : ACI1995 (Mỹ), CSA 1984 (Canada), BSI 1985 (Anh) và CEN 1992
(Eropean).
Việc thiết kế dựa trên một tập hợp các tổ hợp tải trọng do người dùng khai báo.
Tuy nhiên, chương trình tự cung cấp các tổ hợp mặc định cho mỗi tiêu chuẩn thiết
kế.
Trong thiết kế cột, chương trình tính toán cốt dọc, cốt đai yêu cầu. Tuy nhiên,
người dùng có thể khai báo cốt thép dọc, trong trường hợp đó sẽ thông báo giá trị
của “Capacity Ratio” của cột. hệ số này cho biết chỉ số của điều kiện ứng suất liên
quan đến khái niệm của cột.
Mỗi phần tử dầm, chương trình sẽ thiết kế chịu uốn và cắt tại các tiết diện do
người dùng khai báo dọc theo chiều dài dầm.
4.2. Các bước thực hiện khi thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép
4.2.1. Khai báo các hệ số thiết kế liên quan đến vật liệu:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 32


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Vào menu Define → Material: chọn kiểu vật liệu Concrete trong Design
Property Data và đưa vào các tham số:
• fy: cường độ chịu kéo của thép, tính theo giới hạn chảy
• fc: cường độ chịu nén của bê tông, lấy bằng giá trị mac bê tông.
• fsy: cường độ chịu cắt của cốt thép.
• fcs: cường độ chịu cắt của bê tông = fc.
4.2.2. Chọn kiểu phần tử thiết kế (Beam, Column)
• Khai báo tiết diện: Define → Frame/Cable Section → Reiforcement:
(chỉ chọn được ba loại tiết diện chữ nhật, Tròn, chữ T và vật liệu kiểu
CONC cho quá trình thiết kế)
• Chọn loại phần tử thiết kế cho dầm (Beam) hay cột (Column)
*Beam:
• Top = a’ (chiều dày lớp bảo vệ phía trên)
• Bottom = a (chiều dày lớp bảo vệ phía dưới)
• Reinforcement Overrides for Ductile Beams: chiều dài đoạn cốt thép
chồng lên nhau.
* Column:
¾ Rectangular:
• Cover to rebar Center = a (chiều dày lớp bảo vệ tính đến tâm cốt thép)
• Nunber bar in dir 3: số lớp cốt thép tính theo phương 3
• Nunber bar in dir 2: số lớp cốt thép tính theo phương 2
• Bar size: chọn diện tích thanh thép.
Check/Design: chọn một trong 2 kiểu Design hoặc Area of one Bar:
ƒ Reinforcement to be Designde: bài toán thiết kế
ƒ Reinforcement to be Checked: bài toán kiểm tra
¾ Circle:
• Cover to rebar Center = a (chiều dày lớp bảo vệ tính đến tâm cốt thép)
• Nunber bar : số thanhbố trí đều nhau trong tiết diện
• Check/Design: chọn một trong 2 kiểu Design hoặc Area of one Bar:
ƒ Reinforcement to be Designde: bài toán thiết kế
ƒ Reinforcement to be Checked: bài toán kiểm tra
4.2.3. Chọn tổ hợp thiết kế.
• Define → Load combination (dùng cho Concrete Design hoặc Steel
Design)
• Hoặc trong menu Design chọn Select Design Combo
4.3.4. Chọn kiểu thiết kế: vào menu Design chọn Steel hoặc Concrtete
4.3.5. Chọn tiêu chuẩn thiết kế:
Menu Option → Preference → Concrete (BS8110-89): có một số thông số:
• Strength Reduction factors: các hệ số giảm độ bền cho uốn, nén, kéo, cắt…
• Interaction Diagram Parameters: các tham số liên quan đến biểu đồ tương tác
• Respone Spectrum…: thiết kế cho trường hợp nhiều giá trị phổ
4.3.6. thiết kế tiết diện:
• Thực hiện tính toán để tính ra nội lực
• Design → Concrete Frame Design→ Start Design→ Check for Structure
4.4. In và xem kết quả:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 33


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Vào menu Display → Design Result Table: cho kết quả đối vói dầm cho diện
tích cốt thép chịu kéo và chịu nén,đối với cột, hiện toàn bộ diện tích cốt thép (đối
với tổ hợp thiết kế chính hoặc theo mặc định)
• Dầm: Tính dầm chịu mô men uốn chính theo (M33) và cắt chính (V22)
• Cột: Cột tính cho bài toán kéo nén lệch tâm xiên.
Bài toán thiết kế là nhiều bài toán kiểm tra. Menu Option → Preference →
Concrete →Interaction Diagram Parameter: Curve, Point/ Curve: lựa chọn số
đường cong và điểm kiểm tra trên mỗi đường cong.
Để xem các thông tin thiết kế, định vị chuột vào một phần tử nào đó và nhấn
chuột phải, chương trình sẽ mở hộp thoại Concrete Design Information hoặc vào
Design → Concrete Frame Design → Display Design Information, cho bíêt các
thông tin về cốt thép dọc, thép đai trong từng mặt cắt. muốn xem chi tiết hơn, nhấn
vào ô Detail sẽ hiện hộp thoại mới và cho các thông tin sau:
• Frame ID: tên phần tử; Station ID: tên mặt cắt; Section ID: tên tiết diện;
Combo ID: tên tổ hợp dùng cho thiết kế.
• Các giá trị liên quan đến tiết diện và tham số thiết kế của vật liệu: L,B, E, Fy,
fc…
• Các giá trị lực dùng cho thiết kế: PU, M2, M3 và diện tích thép tương ứng
(Rebar area)
* Thay đổi các tham số trong quá trình thiết kế:
• Redefine: chọn lại thông tin thiết kế
• Reset Design Selection: lấy lại tiết diện ban đầu
• Update Analysis Section: lấy các tiết diện thay đổi làm tiết diện tính nội lực.
• Nên sử dụng P- Delta để kiểm tra điều kiện ổn định của cột
4.5. Thiết kế kết cấu thép
• khai báo vật liệu: fy: cường độ giới hạn chảy
• Trình tự thực hiện: giống như kết cấu bê tông
• Kiểu phần tử
ƒ Column: phần tử này song song với phương Z
ƒ Beam:phần tử song song mặt phẳng XY
ƒ Giằng: (Bracded)
• Effective Lengh Factor K: phụ thuộc vào liên kết (phần tử, gối tựa,
phương…), SAP2000 sẽ tự động tính số K.

B. MỘT SỐ VÍ DỤ TÍNH TOÁN TRONG THIẾT KẾ CẦU


1. Bài 1 : Tính toán dầm BTCT nhịp giản đơn
1.1.1. Yêu cầu bài toán
• Tính toán nội lực trong dầm
• Vẽ được đường ảnh hưởng các giá trị trong dầm, tổ hợp các trường hợp
tải trọng, xuất các kết quả nội lực cũng như các đường ảnh hưởng
• Làm thêm một số bài toán để nâng cao kĩ năng. Tuỳ biến được cách mô
hình các bài toán khác nhau; các tải trọng khác nhau và các liên kết khác
nhau trong dầm. Dùng được chức năng design trong Sap 2000 để tính
toán thép theo các tiêu chuẩn.
1.1.2. Mô hình bài toán
1.1.2.1. Tính tóan nội lực

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 34


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Khi khởi động Sap2000 chúng ta sẽ nhìn thấy giao diện như hình sau đây. Chú ý
rằng các thanh toolbar có thể tùy biến theo ý người sử dụng giống như trong
Microsoft Word.

• Để khởi tạo được mô hình bài toán. Ta bấm File Æ New Model… sẽ hiện ra
giao diện như sau . Trên giao diện này ta thấy có các mô hình được tạo sẵn tạo
sự tiện lợi cho người sử dụng.
Ta thấy một số templates có các
chức năng như sau:
ƒ Blank : Không có sẵn bất
kì đối tượng nào.
ƒ Grid only : Chỉ tạo đối
tượng tượng từ các hệ
lưới.
ƒ Beam : Hệ dầm.
ƒ 2D Trusses: Hệ giàn 2D
ƒ 3D Trusses: Hệ giàn 3D
ƒ 2D Frames: Hệ khung 2D
ƒ 3D Frames: Hệ khung 3D
ƒ Wall: Tường mỏng
ƒ ………………………

Ta thấy rằng với yêu cầu bài toán là dầm đơn giản, nhịp 20m, ta chọn Beam, hộp
thoại sau sẽ hiện ra. Chọn các thông số như hình vẽ. Chú ý rằng
ƒ Number of Spans: Số lượng nhịp.
ƒ Span Length: Chiều dài của một nhịp.
ƒ Section properties: Chọn tiết diện của dầm. Ở đây ta sẽ để nguyên như mặc
định và sẽ chọn tiết diện sau khi định nghĩa mặt cắt dầm.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 35


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

• Chọn các loại vật liệu làm dầm. Chọn Define → Materials… Hộp thoại sau sẽ
hiện lên. Trong hộp thoại này, chương trình đã mặc định sẵn cho bạn 5 loại vật
liệu khác nhau. Ở đây, ta quan tâm nhiều hơn đến Bêtông (CONC) và thép
(STEEL).

Nếu như muốn định nghĩa một loại vật liệu khác, bấm Add New Materials,
còn nếu muốn chỉnh sửa tính chất của vật liệu cho phù hợp với yêu cầu bài toán ta
bấm Modify/Show Materials. Lúc này sẽ hiện ra bảng hộp thoại như sau:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 36


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Một số tính chất quan trọng của vật liệu mà ta quan tâm được thể hiện trong bảng:
ƒ Mass per unit Volume : Khối lượng riêng
ƒ Weight per unit Volume : Trọng lượng riêng
ƒ Modulus of Elasticity: Modyl đàn hồi
ƒ Poisson’s Ratio: Hệ số possion.
ƒ Coeff of Thernal Expansion: Hệ số giãn nở nhiệt.
ƒ Shear Modulus: Modyl cắt
Với các giá trị này, có thể thay đổi trong mỗi ô để phù hợp với đặc trưng vật
liệu của bài toán. Ở đây ta để các giá trị mặc định của chương trình. Các
chức năng khác sẽ được quan tâm ở phần nâng cao.
ƒ Nhấn OK để kết thúc.

• Chọn các mặt cắt của dầm ta bấm Define → Frame Sections... Sau khi hộp thoại
Frame Properties hiện ra thị chọn Add Tee trong mục Choose Frame Property
to Add. Các thao tác trên là định nghĩa mặt cắt chữ T của dầm.
Hộp thoại Tee Section giúp ta có thể xây dựng được mặt cắt chữ T với các kích
thước được nhập vào tuỳ theo bài toán.
ƒ Đặt tên cho mặt cắt ở mục Section Name (MAT CAT DAM).
ƒ Nhập vật liêu tương ứng với mặt cắt ở Material: CONC.
ƒ Nhập các thông số như hình vẽ
o Outside stem: 1.5; Chiều cao dầm
o Outside flange: 1.2; Bề rộng cánh dầm
o Flange thickness: 0.15; Chiều dày cánh
o Stem thickness: 0.2; Bề rộng thân dầm

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 37


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

ƒ Các chức năng khác như:


o Section properties: Các đặc trưng hình học của tiết diện ứng với số liệu
được nhập vào
o Set Modifiers: Hiệu chỉnh các số liệu theo một tỉ lệ cho trước.
o Concrete Reinforcement: Xem ???
ƒ Nhấn OK để kết thúc.

• Để định nghĩa các loại tải trọng cho dầm ta bấm Define →Load Cases... Sau khi
hộp thoại Define Loads hiện ra thị, nhập tên (TT), loại tải trọng (DEAD) và hệ
số tải trọng bản thân (Self Weight Multiplier = 1) vào các ô tương ứng như hình
vẽ, bấm Add New Load. Tải trọng mới sẽ được thêm vào.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 38


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chú ý rằng hệ số tải trọng ở đây bằng 1 có nghĩa là với loại tải trọng này. tải
trọng bản thân được tính toán tự động nhờ vào tiết diện của mặt cắt. Nếu như
ta khai báo thêm tải trọng ngoài với loại tải trọng này thì tải trọng tính toán
sẽ bằng cả hai loại tải trọng cộng lại.
ƒ Nhấn OK để kết thúc.

• Gán mặt cắt. Chọn dầm, sau đó bấm Assign → Frame/Cable/Tendon → Frame
section.
• Chọn MATCTATDAM, nhấn OK để gán mặt cắt cho dầm.

• Tiến hành phân tích bài toán Analyze → Set Analysis Options... Hộp thoại sau
hiện ra

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 39


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Bạn có thể nhấn vào khung Plane Frame để bài toán phân tích theo sơ đồ phẳng
nhằm giảm số lượng ẩn không cần thiết. Sau đó nhấn OK.
• Để xem nội lực trong dầm, bấm Display → Show Forces/Stresses →
Frames/Cables… Hộp thoại sau hiện ra:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 40


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

o Case/Combo: Chọn trường hợp


tải trọng gây ra nội lực muốn xem
trong dầm.
o Axial Force: Xem lực dọc.
o Shear 2-2: Xem lực cắt
o Moment 3-3: Xem moment
o Scaling: Tùy chọn để xem biểu
đồ nội lực theo tỷ lệ tùy ý hoặc
mặc định của máy.
o Fill Diagram: Tùy chọn để biểu
đồ được tô đậm.
o Show Values on Diagram: Tùy
chọn để xem giá trị nội lực tại các
mặt cắt của dầm.
o Show deformed Shape: Tùy
chọn để xem biến dạng của dầm
khi chịu tác động của tải trọng.

Sau khi chọn xong, nhấn OK để


xem biểu đồ.

Lần lượt chọn xem biểu đồ


momen và lực cắt trong
dầm, ta được các biểu đồ
như hình vẽ bên.
Chú ý rằng dấu của biểu
đồ momen được quy ước
như Cơ học kết cấu.

• Muốn xem chi tiết hơn các biểu đồ nội lực ở các mặt cắt của dầm, ở màn
hình xem nội lực, ta bấm trực tiếp vào cấu kiện, lúc này sẽ hiện hộp thoại
như hình bên dưới.
o Khi di chuyển vị trí của con chuột, các giá trị nội lực tại các mặt cắt
và độ võng sẽ hiển thị rõ ràng trong các ô tương ứng với tổ hợp hoạt
tải đã chọn.
o Ngoài ra còn có thể xem được vị trí và giá trị của nội lực lớn nhất
bằng cách nhấn vào “Show Max”.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 41


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

1.1.2.2. Tải trọng di động và đường ảnh hưởng


Để tính toán được đường ảnh hưởng của nội lực trong dầm, ta phải khai báo các
trường hợp tải trọng với loại tải trọng là Live (Tải trọng động) và buộc phải khai
báo Analysis Cases Type là Moving Load.

• Khai báo loại tải trọng

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 42


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
o Chọn Option → Lock Model để mở khoá (hoặc bấm nút mở khoá trên
toolbar)
o Định nghĩa thêm các trường hợp tải trọng khác. Chọn Define → Load case,
sau đó lần lượt nhập tên tải trọng TT2, Hoattai. Nhấn Add New Case. Tuy
nhiên chí ý rằng cần phải để Self-weight Multiplier là 0 (vì ta sẽ nhập trực tiếp
tải trọng vào), chọn Type như hình vẽ.
o Kết quả nhập xong như hình vẽ.

• Khai báo làn xe (Mục đích khai báo làn xe là để khai báo đường xe chạy)

o Chọn Define → Bridge Load →


Lanes... Hộp thoại Define Lanes
hiện ra.

o Nhấn vào Add New Lane


Defined from Frames. Hộp thoại
Lane Data hiện ra. Đặt tên cho
làn xe (Lane Name) để như mặc
định.

o Ở đây chỉ có 1 cấu kiện là dầm


nên ta nhập 1 vào ô Frame (như
hình vẽ), nhấn Add để thêm cấu
kiện mà xe chạy qua.

o Nếu như có nhiều cấu kiện thì ta


phải khai báo đầy đủ các cấu
kiện theo thứ tự mà xe đi qua.

Một mẹo nhỏ ở đây là chỉ


cần đặt tên làn xe, sau đó
thoát ra khỏi cửa sổ này,
sử dụng chuột để chọn
các frames mà đường xe
chạy đi qua, sau đó nhấn
Assign→Cables/Frames/
Tendon→Lanes, như vậy
chỉ cần vào Lane Data
kiểm tra theo đúng thứ tự
chưa.

Sau khi khai báo xong, nhấn OK sẽ trở về Define Lanes như ban đầu (xem hình
vẽ). Nhấn OK để thoát
• Khai báo xe (Vehicle): Để khai báo các loại xe, trong đó có thể chọn các loại xe
có sẵn hoặc khai báo một xe mới theo giao diện mà Sap cho sẵn.
Chọn Define → Bridge Load → Vehicles... sẽ hiện ra khung Define Vehicles.
Chọn Add Vehicles sẽ hiện ra khung Standard Vehicle Data.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 43


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chọn loại xe theo tiêu chuẩn AASHTO ở Vehicle Type
ƒ Có thể chọn loại xe mà gần giống với loại xe thiết kế. Sau đó bấm Convert
to General Vehicle để chuyển sang loại xe tổng quát và chỉnh sửa.
Ở đây, ta chọn loại xe P5 để làm ví dụ. Nhấn OK sẽ trở lại với hộp thoại Define
Vehicles

• Khai báo hạng xe (Vehicle Classes):

Hạng xe ở đây được định nghĩa như là


một hay nhiều xe hoạt động trên các làn
xe được phân tích trong một trường hợp
phân tích tải trọng di động (Moving
Load Analysis Case). Cần chú ý rằng
chỉ một loại xe hoạt động riêng lẻ trên
các làn xe khi phân tích và trường hợp
bất lợi nhất sẽ được ghi nhận vào kết
quả đối với hạng xe đó. Trong hạng xe,
các xe có thể được khai báo với các tỉ lệ
khác nhau nhờ vào Scale Factor .

Chọn Define → Bridge Load → Vehicles... sẽ hiện ra khung Vehicle Class Data.
Trong ô Vehicle Name, chọn loại xe (Vehicle) P5 mà mình khai báo. Nhấn OK để
thoát ra ngoài.
• Khai báo trường hợp phân tích tải trọng (Analysis Cases)
Chọn Define → Analysis Cases… sẽ hiện ra hộp thoại Analysis Cases (Hình dưới).
Trong hộp thoại này chọn Hoattai ở ô Case Name, sau đó nhấn Modify/Show
Case… để chính sửa trường hợp này.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 44


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Ở hộp thoại Analysis Case Data, trong ô Analysis Case Type, chọn Moving Load.
Trong mục Loads Applied, chọn hạng xe là VECL1, tỉ lệ là 1, nhấn Add.
Nhấn OK để thoát ra ngoài.

• Chạy chương trình và xem kết quả tương tự như trên.

2. Bài 2 : Tính toán dầm liên tục 2 nhịp


2.1.1. Yêu cầu bài toán
Cho E= 3600 ksi. Hệ số possion 0,2

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 45


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
f’c= 4 ksi
fy = 60 ksi
Hãy xác đinh lượng thép chịu lực và thép đai theo tiêu chuẩn ACI 318-95

2.1.2. Hướng dẫn:

1. Chọn File menu → New Model, hộp thoại New Model xuất hiện.
2. Chọn đơn vị là kip, ft, F
3. Chọn Beam, hiện ra hộp thoại Beam. Sau đó chọn tất cả các giá trị mặc định.
Nhấn OK.
4. Chọn “X” ở góc trái cửa sổ 3-D để đóng lại.
5. Chọn Define → Materials, họpp thoại Define Materials hiện ra. In that form:

• Chọn CONC trong Materials, và chọn Modify/Show Material để hiện ra


hộp thoại Material Property Data form.

• Nhập 0.15 vào ô Weight per Unit Volume.

• Nhấn OK trong cửa sổ Material Property Data and Define Materials forms
to close all forms.

6. Thay đổi đơn vị để nhập đơn vị được dễ dàng. Thay đổi sang Kip, in, F
.
7. Chọn Define menu → Materials, hộp thoại Define Materials xuất hiện.
8. Chọn CONC trong Materials, sau đó chọn Modify/Show Material để xuất
hiện Material Property Data. Sau đó:

ƒ Nhập 3600 vào ô Modulus of Elasticity.


ƒ Nhập 0.2 vào ô Poisson’s Ratio.
ƒ Nhập 4 vào ô Specified Conc Comp Strength, f′c.
ƒ Nhập 60 vào ô Bending Reinf. Yield Stress, fy.
ƒ Nhập 60 vào ô Shear Reinf. Yield Stress, fys.
ƒ Chấp nhận các giá trị mặc định khác
ƒ Nhấn OK trong ô Material Property Data và Define Materials để
thoát ra ngoài.

9. Chọn Define menu → Frame Sections, hộp thoại Frame Properties xuất
hiện. Sau đó:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 46


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Trong ô sổ Add I/Wide Flange, chọn Add Rectangular.
ƒ Chọn nút Add New Property , hộp thoại Rectangular Section xuất
hiện. Sau đó:
o Nhập CONBEAM vào ô Section Nam.
o Chọn CONC trong ô sổ Material.
o Nhập 30 vào ô Depth (t3).
o Nhập 18 vào ô Width (t2).
o Chọn Concrete Reinforcement, hộp thoại Reinforcement
Data xuất hiện. Thực hiện:
• Trong ô Design Type, chọn Beam.
• Trong ô Concrete Cover To Rebar Center, nhập 3.5 vào
ô Top edit.
• Trong ô Concrete Cover To Rebar Center, nhập 2.5 vào
ô Bottom.
• Bấm nút OK trong cửa sổ Reinforcement Data,
Rectangular Section, và Frame Properties để thoát ra
ngoài.

10. Chọn nút Select All.


11. Chọn Assign menu → Frame/Cable/Tendon → Frame Sections , hộp
thoại Frame Properties xuất hiện. Bấm CONBEAM trong ô Properties.
Nhấn OK.

12. Thay đổi đơn vị để nhập đơn vị được dễ dàng. Thay đổi sang Kip, ft, F
13. Chọn Define menu → Load Cases, hộp thoại Define Loads xuất hiện. Thực
hiện các lện sau:

ƒ Nhập LIVE vào ô Load Name.


ƒ Chọn LIVE trong ô sổ Type.
ƒ Nhập 0 vào ô Self Weight Multiplier.
ƒ Chọn nút Add New Load.
ƒ Nhấn OK.

14. Chọn 2 thanh trên màn hình.


15. Chọn Assign menu → Frame/Cable/Tendon Loads → Distributed , hộp
thoại Frame Distributed Loads xuất hiện. Thực hiện các bước sau:

ƒ Xác định loại tải trong trong Load Case Name là DEAD.
ƒ Trong ô Load Type và Direction, chú ý rằng mục Forces được chọn
(do ta khai báo lực) và mục Gravity được chọn (hướng tải trọng là
hướng của gia tốc trọng trường) .
ƒ Trong phần Uniform Load, nhập 2.2 vào ô Load.
ƒ Nhấn OK để thoát.

16. Tiếp tục chon 2 thanh dầm.


17. Chọn Assign menu → Frame/Cable/Tendon Loads → Distributed, hộp
thoại Frame Distributed Loads xuất hiện. Thực hiện các bước sau:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 47


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chọn LIVE từ ô sổ Load Case Name.
ƒ Trong phần Uniform Load, nhập 1.6 vào ô Load.
ƒ Nhấn OK để kết thúc.

18. Chọn Analyze menu → Set Analysis Options, xuất hiện Analysis Options.
Thực hiện các bước sau:

ƒ Chọn nút Plane Frame XZ Plane để thiết lập các bâc tự do trong hệ
phẳng
ƒ Nhấn OK để thoát

19. Chọn Options menu → Preferences → Concrete Frame Design , hộp


thoại Concrete Frame Design Preferences xuất hiện. Thực hiện các bước
sau:

ƒ Chọn ACI 318-99 trong ô sổ Design Code.


ƒ Chọn hê số Strength Reduction (Phi) Factors lần lượt là 0.9, 0.7,
0.75 và 0.85 cho Bending Tension, Compression Tied, Compression
Spiral và Shear.
ƒ Nhấn OK để thoát.

20. Chọn nút Run Analysis , hộp thoại Set Analysis Cases to Run xuất hiện.
Thực hiện các bước sau:

ƒ Chọn MODAL ở danh sách Case Name và bấm nút Run/Do Not
Run Case.
ƒ Chọn trường hợp tải DEAD và đổi thành Run trong list Action.
ƒ Chọn trường hợp tải LIVE và đổi thành Run trong list Action.
ƒ Chọn Run Now để tiến hành phân tích.

21. Khi quá trình phân tích kết thúc, kiểm tra lại cửa sổ SAP Analysis Monitor
(có thể có thông báo lỗi) và nhấn OK để đóng lại.
22. Chọn Design menu → Concrete Frame Design → Select Design Combos
đẻ hiện lên hộp thoại Design Load Combinations Selection form. Thực hiện
các bước sau:

ƒ Xác định lại tổ hợp mặc định của việc thiết kế là DCON1 và DCON2,
có trong Design Combos.
ƒ Chọn DCON1 nhấn nút Show để hiện ra hộp Response Combination
Data Thực hiện các bước sau:
o Chú ý rằng trong Define Combination, DCON1 được định
nghĩa là 1.4DEAD.
o Nhấn Cancel để trở lại hộp thoại Design Load Combinations
Selection .
o Chọn DCON2 nhấn nút Show để hiện ra hộp Response
Combination Data Thực hiện các bước sau:
• Chú ý rằng trong Define Combination, DCON2 được
định nghĩa là 1.4DEAD + 1.7LIVE.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 48


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
• Nhấn Cancel để trở lại hộp thoại Design Load
Combinations Selection vad nhấn OK trên hộp thoại
Design Load Combinations Selection để đóng lại.

24. Nhấn Design menu → Concrete Frame Design → Start Design/Check of


Structure để thiết hành thiết kế.
25. Khi việc thiết kế hoàn tất, diện tích cốt thép dọc được thể hiện trên màn hình.
Đơn vị là kips và feet.
26. Có thể đổi đơn vị ở hộp thoại xổ ở góc màn hình.

27. Chọn Design menu → Concrete Frame Design → Display Design Info để
hiện ra hộp thoại Display Concrete Design Results form. Thực hiện các bước
sau:

ƒ Xác định rằng chức năng Design Output được chọn.


ƒ Chọn Shear Reinforcing từ hộp thoại xổ Design Output.
ƒ Nhấn OK. Lượng cốt thép chịu cắt được thể hiện trên màn hình.

Note: Chú ý rằng giúa trị này chính là giá trị của cốt thép chịu cắt được tính trên
một đơn vị dài của cấu kiện. (Ví dụ: in2/in).

28. Chuột phải vào bên trái dầm đẻ xuất hiện hộp thoại Concrete Beam Design
Information. Thực hiện các bước sau:

ƒ Chú ý rằng lượng cốt thép dọc trên, dọc dưới và cốt thép chịu kéo
được tính toán cho từng mặt cắt đầu ra của dầm.
ƒ Chọn nút Flex. Details để thể hiện flexural design details cho tổ hợp
tải trọng thiết kế và vị trí mặt cắt đầu ra. Hộp thoại Concrete Design
Information ACI 318-99 xuất hiện.
ƒ Khi xem xong các chi tiết thiết kế, nhấn “X” ở góc trên bên phải để
đóng hộp thoại Concrete Design Information ACI 318-99.
ƒ Nhấn OK để đóng Concrete Beam Design Information.

Bài 2

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 49


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Cho kết cấu như hình bên

• Thép có:
ƒ E= 29000ksi
ƒ Hệ số possion 0,3

• Hãy xác định:


ƒ Các phản lực tại gối
ƒ Các chuyển vị theo
phương X tại A và B

Hướng dẫn:

1. Nhấn vào File menu > New Model để hiển thị hộp thoại New Model.
2. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang dạng

3. Kích chọn Beam để hiển thị hộp thoại Beam. Trong hộp thoại
này:

ƒ Gõ 2 in the Number of Spans.


ƒ Gõ 10 in the Span Length.
ƒ Không chọn Restraints.
ƒ Nhấn vào OK .

4. Đóng cửa sổ hiển thị 3-D view.


5. Nhấn vào Set Display Options (hoặc View menu > Set Display
Options ) để hiển thị hộp thoại Display Options for Active Window. Trong
hộp thoại này:

ƒ Chọn Labels box in the Frames/Cables/Tendons.


ƒ Nhấn vào OK .

6. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang hệ .


7. Nhấn vào Define menu > Materials để hiển thị hộp thoại Define Materials.
8. Nhấn vào STEEL in the Materials để tô sáng (chọn), và sau đó nhấn vào
Modify/Show Material để hiển thị hộp thoại Material Property Data.
Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ 29000 vào ô Modulus of Elasticity edit box.


ƒ Gõ 0.3 vào ô Poisson’s Ratio.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 50


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chấp nhận các giá trị mặc định khác.
ƒ Nhấn vào OK on the Material Property Data và Define Materialss
để thoát.

9. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang hệ .


10. Chọn phần tử thanh 1 và 2.
11. Nhấn vào Assign menu > Frame/Cable/Tendon > Frame Sections để hiển
thị hộp thoại Frame Properties.
12. Chọn W24X68 in the Frame Sections và nhấn vào OK .
13. Nhấn vào Show Undeformed Shape để hiển thị kết cấu ở hình dạng
ban đầu.
14. Chọn phần tử thanh 2 bằng cách nhấn chuột vào thanh
15. Nhấn vào Edit menu > Replicate để hiển thị hộp thoại Replicate. Trong hộp
thoại này:

ƒ Nhấn vào Radial Tab.


ƒ Chọn Parallel to Y option in the Rotate About Line.
ƒ Gõ that 0 vào các ô X và Zes in the Intersection of Line with XZ
Plane. Chú ý rằng nó sẽ qoay qoanh trục Y.
ƒ Gõ 1 vào ô Number trong vùng Increment Data.
ƒ Gõ 45 vào ô Angle trong vùng Increment Data.
ƒ Nhấn vào OK .

16. Chọn phần tử thanh 2 bằng cách nhấn chuột vào thanh.
17. Nhấn vào Edit menu > Replicate để hiển thị hộp thoại Replicate. Trong hộp
thoại này:

ƒ Nhấn vào Radial tab.


ƒ Gõ 90 vào ô Angle trong vùng Increment Data.
ƒ Nhấn vào OK .

18. Chọn phần tử thanh 2 bằng cách nhấn chuột vào thanh.
19. Nhấn vào Edit menu > Replicate để hiển thị hộp thoại Replicate. Trong hộp
thoại này:

ƒ Nhấn vào Radial tab.


ƒ Gõ 270 vào ô Angle trong vùng Increment Data area.
ƒ Nhấn vào OK .

20. Chọn phần tử thanh 2 bằng cách nhấn chuột vào thanh.
21. Nhấn vào Edit menu > Replicate để hiển thị hộp thoại Replicate. Trong hộp
thoại này:

ƒ Nhấn vào Radial tab.


ƒ Gõ 330 vào ô Angle trong vùng Increment Data.
ƒ Nhấn vào OK .

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 51


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
22. Chọn phần tử thanh 2 bằng cách nhấn chuột vào thanh.
23. Nhấn phím Delete để xoá phần tử này.
24. Nhấn vào Restore Full View để xem toàn bộ kết cấu.
25. Nhấn vào Set Display Options (hoặc View menu > Set Display
Options ) để hiển thị hộp thoại Display Options for Active Window. Trong
hộp thoại này:

ƒ Chọn Labels box in the Joints.


ƒ Không chọn Labels box trong vùng Frames/Cables/Tendons.
ƒ Nhấn vào OK .

26. Chọn nút 4.


27. Nhấn vào Assign menu > Joint > Local Axes để hiển thị hộp thoại Joint
Local Axis. Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ -45 vào ô Rotation about Y'.


ƒ Nhấn OK .

28. Chọn nút 7.


29. Nhấn vào Assign menu > Joint > Local Axes để hiển thị hộp thoại Joint
Local Axis. Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ -120 vào ô Rotation about Y'.


ƒ Nhấn OK .

30. Chọn nút 1.


31. Nhấn vào Assign menu > Joint > Restraints để hiển thị hộp thoại Joint
Restraints. Trong hộp thoại này:

ƒ Nhấn chọn hoặc chọn cả 6 Check box trong vùng Restraints in


Local Directions.
ƒ Nhấn vào OK .

32. Chọn nút 4 và 5.


33. Nhấn vào Assign menu > Joint > Restraints để hiển thị hộp thoại Joint
Restraints. Trong hộp thoại này:

ƒ Nhấn chọn hoặc trong vùng Restraints in Local Directions,


không chọn 3 check box Rotation chỉ giữ lại 3 Translation box.
ƒ Nhấn vào OK.

34. Chọn nút 7.


35. Nhấn vào Assign menu > Joint > Restraints để hiển thị hộp thoại Joint
Restraints. Trong hộp thoại này:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 52


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Trong vùng Restraints in Local Directions, không chọn Translation 1
và giữ nguyên Translation 2 và Translation 3.
ƒ Nhấn vào OK .

36. Chọn nút 6.


37. Nhấn vào Assign menu > Joint Loads > Forces để hiển thị hộp thoại Joint
Forces. Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ 100 vào ô Force Global X trong vùng Loads.


ƒ Nhấn vào OK .

38. Nhấn vào Show Undeformed Shape để hiển thị kết cấu ở hình dạng
ban đầu.
39. Nhấn vào Set Display Options (hoặc View menu > Set Display
Options ) để hiển thị hộp thoại Display Options for Active Window. Trong
hộp thoại này:

ƒ Không chọn Labels box trong vùng Joints.


ƒ Nhấn vào OK .

40. Nhấn vào Analyze menu > Set Analysis Options để hiển thị hộp thoại
Analysis Options.

ƒ Trong hộp thoại này nhấn vào Plane Frame XZ Plane để


chọn số bậc tự do khi phân tích kết cấu.
ƒ Nhấn vào OK .

41. Nhấn vào Run Analysis để hiển thị hộp thoại Set Analysis Cases to
Run. Trong hộp thoại này:

ƒ Chọn MODAL in the Case Name list và nhấn vào Run/Do Not Run
Case .
ƒ Chọn trường hợp tải để phân tích là DEAD trong Action list.
ƒ Nhấn vào Run Now để tiến hành phân tích..

42. Khi phân tích xong, nhấn OK để kết thúc.


43. Right Click vào nút A và B để xem chuyển vị nút.
44. Nhấn vào Display menu > Show Forces/Stresses > Joints để hiển thị hộp
thoại Joint Reaction Forces. Trong hộp thoại này:

ƒ Kiểm tra Reactions đã được chọn trong vùng Type.


ƒ Nhấn vào OK .

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 53


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
45. Phản lực được thể hiện trên màn hình. Nếu cỡ chữ quá nhỏ, có thể sử dụng
chức năng Zoom hoặc thay đổi cỡ chữ hiển thị.

Chú ý: Để thay đổi cỡ chữ, nhấn vào Options menu > Preferences >
Dimensions/Tolerances . In the Minimum Graphic Font Size, thay đổi cỡ chữ, ví
dụ, thay 5 bằng 6. Nhấn vào OK .

3. Bài 2 : Tính toán dầm BTCT UST


3.1.1. Yêu cầu bài toán
Cho wDL = 2.2 klf (chưa kể trọng lượng bản thân dầm)
wDL = 1.6 klf
E = 4400 ksi.
Hệ số possion = 0,2
f’c= 6 ksi
Thép cường độ cao = 200 kips
Hãy xác biểu đồ mô men uốn trong tổ hợp tải trọng : DL+ LL + PRESTRESS.
So sánh kết quả giữa 2 trường hợp : phần tử được chia thành 4 output segments
và 30 output segments .

3.1.2. Hướng dẫn:

1. Chọn File menu > New Model


2. Chọn hệ đơn vị
3. Chọn Temple Beam để mô tả mô hình dầm. Trong đó thể hiện các thông số:

ƒ Chọn 1 trong ô Number of Spans (1 nhịp).


ƒ Chọn 30 trong ô Span Length (chiều dài nhịp là 30 feet).
ƒ Nhấn OK .

4. Tắt cửa sổ hiển thị hộp thoại 3D.


5. Chọn Define menu > Materials để ra hộp thoại khai báo vật liệu Define
Materials .
6. Chọn CONC trong Materials , sau đó chọn Modify/Show Material để hiển
thị hộp thoại hộp thoại Material Property Data. Trong hộp thoại này:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 54


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Thay giá trị 0.15 vào ô Weight per Unit Volume.
ƒ Nhấn Ok trong hộp thoại Material Property Data và Define
Materialss để đóng lại.

7. Chọn drop-down ở thanh trạng thái để thay đổi đơn vị sang


8. Chọn Define menu > Materials để hiển thị hộp thoại Define Materials.
9. Chọn CONC trong Materials, sau đó chọn Modify/Show Material để hiển
thị hộp thoại Material Property Data. Trong đó:

ƒ Gõ 4400 trong ô Modulus of Elasticity.


ƒ Gõ 0.2 trong ô Poisson’s Ratio.
ƒ Gõ 6 trong ô Specified Conc Comp Strength, f′c.
ƒ Gõ 60 ô Bending Reinf Yield Stress, fy.
ƒ Gõ 60 trong ô Shear Reinf. Yield Stress, fys.
ƒ Chấp nhận các giá trị mặc định khác.
ƒ Chọn OK trong hộp thoại Material Property Data và Define
Materialss để đóng hộp thoại.

10. Chọn Define menu > Frame Sections để hiển thị hộp thoại Frame
Properties. Trong đó:

ƒ Chọn Add I/Wide Flange sau đó chọn trong mục Add Rectangular.
ƒ Chọn Add New Property để hiển thị hộp thoại Rectangular
Section. Trong đó:
o Gõ CONBEAM trong hộp thoại SectitrongName.
o Chọn CONC từ hộp drop-down Material.
o Gõ 30 trong hộp thoại Depth (t3).
o Gõ 18 trong hộp thoại Width (t2).
o Chọn OK trong Rectangular Sectitrongand Frame Propertiess
để đóng tất cả các hộp thoại.

11. Chọn Define menu > Load Cases để hiển thị hộp thoại Define Loads.
Trong đó:
ƒ Gõ LIVE trong hộp thoại Load Name.
ƒ Chọn loại tải trọng LIVE từ hộp drop-down.
ƒ Chọn Add New Load .
ƒ Gõ PRESTRES trong hộp thoại Load Name.
ƒ Chọn loại tải trọng ORTHER từ hộp drop-down.
ƒ Chọn Add New Load .
ƒ Chọn OK .
12. Chọn các phần tử cần gán.
13. Chọn Assign menu > Frame/Cable/Tendon> Frame Sections để hiển thị
hộp thoại Frame Properties. Trong đó:
ƒ Chọn CONBEAM ô Properties .
ƒ Chọn OK .
14. Chọn Draw menu > Frame/Cable/Tendons để hiển thị hộp thoại
Properties of Object. Trong đó,

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 55


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chọn Line Object type dạng Tendon

ƒ Vẽ phần tử tendon trên dầm. Hộp thoại Tendon Data for Line Object 3
sẽ hiển thị sau khi rời chuột.

15. Trong Tendon Data for Line Object 3, chọn Parabolic Calculator để hiển
thị hộp thoại Define Parabolic Tendon Layout for Line Object 3.

Trong đó:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 56


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chọn 1 từ Quick Start drop-down list trong ô phía dưới.
ƒ Chọn Quick Start để xác nhận. Trong hộp thoại Tendon Layout :
o Gõ 8 vào cột Coord 2 ở dòng đầu tiên
o Gõ -12 vào cột Coord 2 ở dòng thứ 2.
o Gõ 3 vào cột Coord 2 ở dòng thứ 3.
o Chọn Refresh để xác nhận.
ƒ Chọn Done để đóng hộp thoại Define Parabolic TendonLayout for
Line Object 3 và hiển thị lại TendonData for Line Object 3.
16. Với hộp thoại Tendon Data for Line Object đã được hiển thị lại, chọn Add
trong hộp thoại TendonLoads để hiển thị hộp thoại TendonLoad.

Trong đó,

ƒ Chọn PRESTRES load case từ Load Case Name drop-down list.


ƒ Gõ 200 trong hộp thoại Force.
ƒ Để ý rằng tất cả các Frictitrongand Anchorage Losses và Or Loss
Parameters đều bằng 0. Nếu cần thiết, gõ 0 trong ô Curvature
Coefficient, Wobble Coefficient, Anchorage Set Slip, Elastic
Shortening Stress, Creep Stress, Shrinkage Stress and Steel
RelaxatitrongStresses.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 57


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chọn OK trong TendonLoad và TendonData for Line Object 3 để
đóng hộp thoại.

17. Chọn drop-down box ở thanh trạng thái để đổi đơn vị sang .
18. Chọn Define menu > Combinations để hiển thị hộp thoại Define
Response Combinations. Trong đó:
ƒ Chọn Add New Combo để hiển thị hộp thoại Response
CombinatitrongData. Trong đó:
o Chấp nhận mặc định Response CombinatitrongName, COMB1
o Chấp nhận mặc định Combination Type, Linear Add.
o Chọn DEAD Case trong ô Case Name drop-down box.
o Chọn 1 trong ô Scale Factor.
o Chọn Add .
o Chọn LIVE Case từ Case Name drop-down box.
o Chọn Add .
o Chọn PRESTRES Case từ Case Name drop-down box.
o Chọn Add .
o Chọn OK trong Response CombinatitrongData and Define
Response Combinationss để đóng hộp thoại.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 58


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

19. Chọn phần tử dầm.


20. Chọn Assign menu > Frame/Cable/TendonLoads > Distributed để hiển
thị hộp thoại Frame Distributed Loads. Trong đó:
ƒ Chọn Load Case Name là DEAD.
ƒ Trong hộp thoại Load type and Directitrongarea, chọn Forces
Gravity
ƒ Trong ô Uniform Load, gõ 2.2.
ƒ Chọn OK .
21. Chọn phần tử dầm.
22. Chọn Assign menu > Frame/Cable/TendonLoads > Distributed để hiển
thị hộp thoại Frame Distributed Loads. Trong đó:

ƒ Chọn LIVE từ Load Case Name drop-down box.


ƒ Trong ô Uniform Load , gõ 1.6.
ƒ Chọn OK .

23. Chọn phần tử dầm


24. Chọn Assign menu > Frame/Cable/Tendon> Output Stations để hiển thị
hộp thoại Assign Output StatitrongSpacing. Trong đó:

ƒ Gõ 4 trong ô Number Stations.


ƒ Chọn OK .

25. Chọn Show Undeformed Shape


26. Chọn Analyze menu > Set Analysis Options để hiển thị hộp thoại
Analysis Options.

ƒ Trong đó chọn Plane Frame XZ Plane để chọn mặt phẳng xét là


XZ.
ƒ Chọn OK .

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 59


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
27. Chọn Run Analysis để hiển thị hộp thoại Set Analysis Cases to Run.
Trong đó:

ƒ Chọn MODAL trong hộp thoại Case Name và chọn Run/Do Not
Run Case .
ƒ Chọn các trường hợp tải trọng để phân tích : DEAD, LIVE,
PRESTRESS
ƒ Chọn Run Now

28. Chọn Display menu > Show Forces/Stresses > Frames/Cables/Tendons


để hiển thị hộp thoại Member Force Diagram for Frames. Trong đó:

ƒ Chọn COMB1 từ Case/Combo Name


ƒ Chọn Moment 3-3 option trong ô Component .
ƒ Không chọn Fill Diagram
ƒ Chọn Show Values trongDiagram
ƒ Chọn OK để hiển thị moment diagram.

Chú ý: Có thể in biểu đồ mô men này để so sánh với trường hợp phần tử được
chia thành 30 output segments. Để in biểu đồ mô men , chọn File menu > Print
Graphics .

30. Chọn Lock/Unlock Model để mô hình lại kết cấu . Chọn OK .


31. Chọn phần tử .
32. Chọn Assign menu > Frame/Cable/Tendon> Output Stations để hiển thị
hộp thoại Assign Output StatitrongSpacing. Trong đó:

ƒ Gõ 30 trong ô Min Number Stations.


ƒ Chọn OK .

33. Chọn Show Undeformed Shape


34. Chọn Run Analysis để hiển thị hộp thoại Set Analysis Cases to Run.
Trong đó, chọn Run Now .
35. Khi phân tích xong, kiểm tra trong hộp thoại SAP Analysis Monitor
window. Sau đó chọn OK để đóng hộp thoại window.
36. Chọn Display menu > Show Forces/Stresses > Frames/Cables/Tendons
để hiển thị hộp thoại Member Force Diagram for Frames. Trong đó:

ƒ Chọn COMB1 trong ô Case/Combo Name drop-down box.


ƒ Chọn Moment 3-3 ô Component .
ƒ Chọn Show Values trongDiagram.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 60


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chọn OK để hiển thị biểu đồ mô men .

4. Bài 4 : Tính dầm trên nền đàn hồi

4.1.1. Yêu cầu bài toán

Bêtông: E = 3120 ksi. Hệ số Pission = 0.2

Yêu cầu: xác định biểu đồ mô men do tổ hợp tải trọng : tĩnh tải, hoạt tải và chuyển
vị xuống dưới

Ghi chú: tĩnh tải chưa bao gồm tải trọng bản thân dầm

4.1.2. Hướng dẫn

Một số chú ý khi tình toán hệ số đàn hồi của lò xo k thông qua hệ số nền của đất
ks

kg k k k kg
l/2 l l l l/2 b

Hệ số đang hồi của lò xo k = l.b.ks

Trong đó l: Khoảng cách giữa 2 gối lò xo - m

b: Bề rộng của dầm - m

ks: Hệ số nền - KN/m3 (tính theo các lí thuyết của Cơ học đất)

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 61


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
1. Nhấn File menu > New Model để xuất hiện hộp thoại New Model.
2. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang dạng .
3. Nhấn vào nút Beam để hiển thị Beam. Trong đó:

ƒ Gõ 1 vào ô Number of Spans.


ƒ Gõ 20 vào ô Span Length.
ƒ Không chọn Restraints
ƒ Nhấn OK.

4. Đóng cửa sổ hiển thị 3D view.


5. Nhấn Define menu > Materials để xuất hiện hộp thoại Define Materials.
6. Kích chọn CONC trong vùng Materials , và sau đó Nhấn Modify/Show
Material để hiển thị Material Property Data. Trong đó:

ƒ Gõ 0.15 vào ô Weight per Unit Volume.


ƒ Nhấn OK trên Material Property Data and Define Materialss để
đóng lại.

7. Nhấn drop-down box trên thanh công cụ để chuyển hệ đơn vị sang dạng
.
8. Nhấn Define menu > Materials để xuất hiện hộp thoại Define Materials.
9. Kích chọn CONC trong vùng Materials, và sau đó Nhấn Modify/Show
Material để hiển thị Material Property Data. Trong đó:

ƒ Gõ 3120 vào ô Modulus of Elasticity.


ƒ Gõ 0.2 vào ô Poisson’s Ratio.
ƒ Chấp nhận các giá trị mặc định khác.
ƒ Nhấn OK trên Material Property Data và Define Materialss để đóng
lại.

10. Nhấn Define menu > Frame Sections để xuất hiện hộp thoại Frame
Properties. Trong đó:

ƒ Nhấn drop-down box chọn Add I/Wide Flange và sau đó nhấn vào
mục Add Rectangular.
ƒ Nhấn Add New Property để hiển thị Rectangular Section. Trong đó:
o Gõ CONBEAM vào ô Section Name.
o Chọn CONC từ hộp Material.
o Gõ 42 vào ô Depth (t3) .
o Gõ 24 vào ô Width (t2) .
o Nhấn OK trên Rectangular Section and Frame để đóng lại.

11. Kích chọn dầm.


12. Nhấn Assign menu > Frame/Cable/Tendon > Frame Sections để xuất hiện
hộp thoại Frame Properties. Trong đó:

ƒ Kích chọn CONBEAM trong ô Properties.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 62


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Nhấn OK.

13. Nhấn drop-down box trên thanh công


cụ để chuyển hệ đơn vị sang dạng
.
14. Kích chọn dầm.
15. Nhấn Edit menu > Divide Frames để
xuất hiện hộp thoại Divide Selected
Frames.
16. Điền giá trị 20 như hiển thị và nhấn
OK
17. Nhấn Define menu > Load Cases để
xuất hiện hộp thoại Define Loads. Trong đó:

ƒ Gõ LIVE vào ô Load Name.


ƒ Chọn LIVE trong Type drop-down box.
ƒ Nhấn Add New Load.
ƒ Nhấn OK.

18. Nhấn Define menu > Combinations để xuất hiện hộp thoại Define Response
Combinations. Trong đó:
ƒ Nhấn Add New Combo để hiển thị Response Combination Data.
Trong đó:
o Chấp nhận mặc định Response Combination Name, COMB1.
o Chấp nhận mặc định Combination Type, Linear Add.
o ChọnDEAD is selected trong ô Case Name drop-down box.
o Gõ 1 vào ô Scale Factor.
o Nhấn Add.
o Chọn LIVE from the Case Name drop-down box.
o Nhấn Add.
o Nhấn OKs trên Response Combination Data and Define
Response Combinationss để thoát ra.

19. Chọn tất cả các thanh dầm


20. Nhấn Assign menu > Frame/Cable/Tendon Loads > Distributed để xuất
hiện hộp thoại Frame Distributed Loads. Trong đó:

ƒ Chọn Load Case Name là DEAD.


ƒ Trong ô Load Type and Direction, chọn Forces avà hướng là Gravity.
ƒ Trong ô Uniform Load , gõ 10.6.
ƒ Nhấn OK.

21. Chọn lại các thanh một lần nữa.


22. Nhấn Assign menu > Frame/Cable/Tendon Loads > Distributed để xuất
hiện hộp thoại Frame Distributed Loads. Trong đó:

ƒ Chọn LIVE từ hộp Load Case Name drop-down box.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 63


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Trong ô Uniform Load gõ 5.4.
ƒ Nhấn OK.

23. Nhấn Show Undeformed Shape


24. Nhấn Set Display Options (hoặc View menu > Set Display Options ) để
hiển thị Display Options. Trong đó:

ƒ Check the Labels box trong ô Joints area.


ƒ Nhấn OK.

25. Chọn nút 16 (cách điểm cuối bên phải 6 feet).


26. Nhấn Assign menu > Joint Loads > Forces để xuất hiện hộp thoại Joint
Forces. Trong đó:

ƒ Chọn Load Case Name là DEAD.


ƒ Gõ -250 vào ô Force Global Z trong vùng Loads.
ƒ Nhấn OK.

27. Chọn lại nút 16 luc nãy.


28. Nhấn Assign menu > Joint Loads > Forces để xuất hiện hộp thoại Joint
Forces. Trong đó:

ƒ Chọn LIVE từ Load Case Name drop-down box.


ƒ Gõ -150 vào ô Force Global Z trong vùng Loads.
ƒ Nhấn OK.

29. Nhấn Show Undeformed để hiển thị hình dạng ban đầu
30. Nhấn Set Display Options trên thanh công cụ ( hoặc View menu > Set
Display Options) để hiển thị Display Options for Active Window. Trong đó:

ƒ Không chọn Labels trong vùng Joints


ƒ Nhấn OK.

31. Nhấn drop-down box trên thanh công cụ để chuyển hệ đơn vị sang dạng
. .
32. Chọn toàn bộ kết cấu “windowing.”
33. Nhấn Assign menu > Joint > Springs để xuất hiện hộp thoại Joint Springs.
Trong đó:

ƒ Gõ 50 vào ô Translation 3.
ƒ Nhấn OK.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 64


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

34. Nhấn Analyze menu > Set Analysis


Options để xuất hiện hộp thoại Analysis
Options. Trong đó:

ƒ Không chọn UX, UY, RX and RZ


chỉ để lại UZ and RY
ƒ Nhấn OK.

35. Chọn Run Analysis để hiển thị Set


Analysis Cases to Run. Trong đó:

ƒ Highlight (chọn) MODAL trong ô


Case Name list và Nhấn Run/Do
Not Run Case.
ƒ Chọn DEAD và LIVE analysis
case is set to Run trong ô Action
ƒ Nhấn Run Now để tiến hành
phân tích.

36. Nhấn Display menu > Show


Forces/Stresses > Frames/Cables/Tendons để
xuất hiện hộp thoại Member Force Diagram for
Frames. Trong đó:

ƒ Chọn COMB1 from the Case/Combo Name drop-down box.


ƒ Chọn the Moment 3-3 option trong ô Component area.
ƒ Không chọn Fill Diagram check box.
ƒ Chọn Show Values on Diagram check box.
ƒ Nhấn OK để hiển thị biểu đồ mô men .

Chú ý: Để thay đổi font chữ, nhấn Options menu > Preferences > Dimensions/
Tolerances để xuất hiện hộp thoại Dimensions/Tolerances Preferences. Gõ
cỡ chữ vào ô Minimum Graphic Font Size và Nhấn OK.

Right click vào bất cứ thanh nào sẽ cho các giá trị cụ thể mô men của thanh
đó.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 65


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

37. Nhấn Show Deformed Shape ( hoặc Display menu > Show
Deformed Shape) để hiển thị sơ đồ chuyển vị. Trong đó:

ƒ Chọn COMB1 từ Case/Combo Name drop-down box.


ƒ Nhấn OK.

38. Right click vào nút để xem chuyển vị cụ thể của từng nút.

5. Bài 5 : Áp lực nước


5.1.1. Yêu cầu bài toán

5.1.2. Hướng dẫn

1. Nhấn vào File menu > New Model để hiển thị hộp thoại New Model.
2. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang dạng .

3. Nhấn vào Wall template để hiển thị hộp thoại Shear Wall. Trong
đó:

ƒ Gõ 30 vào ô Number of Divisions, X .


ƒ Gõ 15 vào ô Number of Divisions, Z .
ƒ Gõ 1 vào ô Division Width, X .
ƒ Gõ 1 vào ô Division Width, Z .
ƒ Nhấn vào OK.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 66


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

4. Đóng cửa sổ hiển thị 3D view.


5. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang dạng .
6. Nhấn vào Define menu > Materials để hiển thị hộp thoại Define Materials.
Chọn vật liệu CONC và nhấn vào Modify/Show Material để hiển thị hộp
thoại Material Property Data. Trong đó:

ƒ Kiểm tra lại môdul đàn hồi là 3600 và hệ số poission là 0.2.


ƒ Nhấn vào OK trong hộp thoại Material Property Data và Define
Materialss để đóng lại.

7. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang dạng ..


8. Chọn tất cả các nút ở hàng cuối cùng.
9. Nhấn vào Assign menu > Joint > Restraints để hiển thị hộp thoại Joint
Restraints. Trong đó

ƒ Nhấn vào nút để xác định các thành phần cần tính(U1, U2, U3,
R1, R2 và R3) trong liên kết nối đất.
ƒ Nhấn vào OK.

10. Nhấn vào Define menu >


Joint Patterns command
để hiển thị hộp thoại
Define Pattern Names.
Trong đó

ƒ Gõ HYDRO vào
vùng Patterns.
ƒ Nhấn vào Add
New Pattern
Name.
ƒ Nhấn vào OK.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 67


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

11. Nhấn vào Select All


12. Nhấn vào Assign menu > Joint Patterns để hiển thị hộp thoại Pattern Data.
Trong đó

ƒ Chọn HYDRO từ Pattern Name drop-down list.

ƒ Gõ -1 vào ô Constant C .
ƒ Gõ 15 vào ô Constant D .
ƒ Nhấn vào OK button.

13. Nhấn vào Select All .


14. Nhấn vào Assign menu > Area Loads > Surface Pressure (All) để hiển thị
hộp thoại Area Surface Pressure Load. Trong đó

ƒ Chọn the By Joint Pattern option.


ƒ Chọn HYDRO từ Pattern drop-down list.
ƒ Gõ 0.0624 vào ô Multiplier .
ƒ Nhấn vào OK .

15. Nhấn Show Undeformed để hiển thị hình dạng ban đầu
16. Nhấn vào Run Analysis button để hiển thị hộp thoại Set Analysis Cases
to Run. Trong đó

ƒ Chọn MODAL trong dãy Case Name và nhấn vào Run/Do Not Run
Case.
ƒ Kiểm tra lại DEAD analysis case is set to Run trong Action list.
ƒ Nhấn vào Run Now để tiến hành phân tích.

17. Kích chuột vào nút giữa trên cùng để xem chuyển vị theo phương Y của
tường.
18. Nhấn vào Lock/Unlock Model nhấn vào resulting OK button to unlock
the model.
19. Chọn tất cả các nút ở biên
20. Nhấn vào Assign menu > Joint > Restraints command để hiển thị hộp thoại
Joint Restraints. Trong đó

ƒ Nhấn vào fixed base fast restraint button để xác định bậc tự (U1,
U2, U3, R1, R2 and R3).
ƒ Nhấn vào OK button.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 68


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

22. Nhấn vào Run Analysis button để hiển thị hộp thoại Set Analysis Cases
to Run. Sau đó, nhấn vào Run Now để tiến hành phân tích.
23. Kích chuột vào nút giữa trên cùng để xem chuyển vị theo phương Y của
tường.

6. Bài 6 : Tải trọng di động trong thiết kế cầu


6.1.1. Yêu cầu bài toán

Vật liệu bê tông: E = 5000ksi, Hệ số possion = 0.2

Mặt cắt: Trụ: A=40 ft2; I = 400 ft3 AS = 30 ft2

Dầm: A=35ft2; I = 500 ft3; AS = 12 ft2

Tải trọng di động: Số làn xe: 2 làn

Kiểm tra với trường hợp bất lợi nhất : tải trọng xe tải HS20-44 + tải trọng làn
HS20-44L trên mỗi làn đồng thời.

Sử dụng phương pháp phân tích chính xác. Nhiệm vụ:

Chọn chế độ output segments cho phân tích dầm là 2. Kiểm tra đường ảnh
hưởng chuyển vị đứng tại A đối với trường hợp tải trọng trên lane 1. Kiểm tra M33
trong dầm với tải trọng lane 1. Đặt output segments phần tử dầm là 10. Xem lại
đường ảnh hưởng chuyển vị và mô men.

Bài này rèn luyện các kỹ năng sau:

ƒ Sử dụng chức năng Divide Frames


ƒ Khai báo Bridge Loads
ƒ Output Stations

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 69


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Hướng dẫn

1. Nh•n vào File menu > New Model •• hi•n th• h•p
tho•i New Model.
2. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang dạng .

1. Kích chọn 2D Frame để hiển thị hộp thoại 2D Frames. Trong hộp
thoại này:

ƒ Chọn Portal từ 2D Frames Type drop-down list.


ƒ Gõ 1 vào ô Number of Stories.
ƒ Gõ 3 vào ô Number of Bays.
ƒ Gõ 70 vào ô Story Height.
ƒ Gõ 100 vào ô Bay Width.
ƒ Không chọn Restraints check box.
ƒ Kích vào OK.

4. Đóng cửa sổ hiển thị 3-D View.


5. Kích vào Set Display Options (hoặc vào View menu > Set Display
Options) để hiển thị hộp thoại Display Options for Active Window. Trong
hộp thoại này:

ƒ Check Labels trong vùng Joint.


ƒ Check Labels trong vùng Frames/Cables/Tendons.
ƒ Kích vào OK.

6. Xoá thanh số 1 và 4.
7. Chọn nút 2, 3, 5 và 8.
8. Kích vào Assign menu > Joint > Restraints để hiển thị hộp thoại Joint
Restraints. Trong hộp thoại này:

ƒ Check Translation 1, 2 và 3 .
ƒ Kích vào OK.

9. Chọn nút 5.
10. Kích vào Edit menu > Move để hiển thị hộp thoại Move. Trong hộp thoại
này:

ƒ Gõ 20 vào ô Delta Z.
ƒ Kiểm tra 0 đã được điền vào ô Delta X và Delta.
ƒ Kích vào OK.

11. Chọn phần tử thanh 5, 6 và 7.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 70


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
12. Kích vào Edit menu > Divide Frames để hiển thị hộp thoại
Divide Chọned Frames.
13. Điền các giá trị vào như hình và kích vào OK.

14. Chọn phần tử thanh 8 đến13


15. Kích vào Assign menu > Frame/Cable/Tendons > Output Stations để hiển
thị hộp thoại Assign Output Station Spacing. Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ 3 vào ô Min Number Stations (ứng với 2 phần tử).


ƒ Kích vào OK.

16. Nhấn Show Undeformed để hiển thị hình dạng ban đầu
17. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang hệ .
18. Kích vào Define menu > Materials để hiển thị hộp thoại Define Materials.
19. Click vào CONC trong vùng Materials để chọn, và sau đó kích vào
Modify/Show Material để hiển thị hộp thoại Material Property Data. Trong
hộp thoại này:

ƒ Gõ 5000 vào ô Modulus of Elasticity.


ƒ Gõ 0.2 vào ô Poisson’s Ratio.
ƒ Kích vào OK trong Material Property Data và Define Materialss để
thoát.

20. Nhấn drop-down box để chuyển hệ đơn vị sang dạng .


21. Kích vào Define menu > Frame Sections để hiển thị hộp thoại Frame
Properties.
22. Trong vùng Choose Property Type to Add, kích vào drop-down box và chọn
Add I/Wide Flange và sau đó kích chọn Add General. Kích vào Add New
Property để hiển thị hộp thoại Property Data. Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ 40 vào ô Cross Sectional (Axial).


ƒ Gõ 400 vào ô Moment of Inertia About 3 Axis.
ƒ Gõ 30 vào ô Shear in 2 Direction.
ƒ Kích vào OK để hiển thị hộp thoại General Section. Trong hộp thoại
này:
o Gõ COLUMN vào ô Section Name.
o Chọn CONC từ Material drop-down box.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 71


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
o Kích vào OK to return to the Frame Properties.

23. Trong vùng Choose Property Type to Add, kích vào drop-down box và chọn
Add General và sau đó kích chọn Add General. Kích vào Add New
Property để hiển thị hộp thoại Property Data. Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ 35 vào ô Cross Sectional (Axial).


ƒ Gõ 500 vào ô Moment of Inertia About 3 Axis.
ƒ Gõ 12 vào ô Shear in 2 Direction.
ƒ Kích vào OK để hiển thị hộp thoại General Section. Trong hộp thoại
này:
o Gõ GIRDER vào ô Section Name.
o Chọn CONC từ Material drop-down box.
o Kích vào OK trong General Section và Frame Propertiess để
thoát.

24. Chọn tất cả các phần tử.


25. Kích vào Assign menu > Frame/Cable/Tendons > Frame Sections để hiển
thị hộp thoại Frame Properties. Trong hộp thoại này:

ƒ Click on GIRDER trong vùng Properties.


ƒ Kích vào OK.

26. Chọn 2 phần tử cột.


27. Kích vào Assign menu > Frame/Cable/Tendons > Frame Sections để hiển
thị hộp thoại Frame Properties. Trong hộp thoại này:

ƒ Kích vào COLUMN trong vùng Properties.


ƒ Kích vào OK.

28. Nhấn Show Undeformed để hiển thị hình dạng ban đầu
29. Kích vào Define menu > Bridge Loads > Lanes để hiển thị hộp thoại
Define Lanes. Trong hộp thoại này:
ƒ Kích vào Add New Lane Defined From Frames để hiển thị hộp
thoại Lane Data. Trong hộp thoại này:
o Chấp nhận giá trị mặc định Lane Name, LANE1.
o Gõ 8 vào ô Frame.
o Gõ -6 vào ô Centerline Offset.
o Kích vào Add.
o Gõ 9 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Gõ 10 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Gõ 11 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Gõ 12 vào ô Frame.
o Kích vào Add.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 72


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
o Gõ 13 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Kích vào OK để quay về Define Bridge Lanes.

30. Trong hộp thoại Define Lanes:


ƒ Kích vào Add New Lane Defined From Frames để hiển thị hộp
thoại Lane Data. Trong hộp thoại này:
o Chấp nhận giá trị mặc định Lane Name, LANE2.
o Gõ 8 vào ô Frame.
o Gõ 6 vào ô Centerline Offset.
o Kích vào Add.
o Gõ 9 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Gõ 10 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Gõ 11 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Gõ 12 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Gõ 13 vào ô Frame.
o Kích vào Add.
o Kích vào OK trong Lane Data và Define Laness để thoát.

31. Kích vào Define menu > Bridge Loads > Vehicles để hiển thị hộp thoại
Define Vehicles. Trong hộp thoại này:
ƒ Trong vùng Choose Vehicle Gõ to Add, kích vào drop-down list và
chọn Add Standard Vehicle. Kích vào Add Vehicle để hiển thị hộp
thoại Standard Vehicle Data. Trong hộp thoại này:
o Trong vùng Data Definition, chọn HSn-44 trong vùng Vehicle
Type drop-down list.
o Gõ 20 vào ô Scale Factor.
o Kích vào OK để qoay về Define Vehicles.
ƒ Kích vào Add Vehicle để hiển thị hộp thoại Standard Vehicle Data.
Trong hộp thoại này:
o Trong vùng Data Definition, chọn HSn-44L vào ô Vehicle
Type drop-down box.
o Gõ 20 vào ô Scale Factor.
o Kích vào OK trong Standard Vehicle Data và Define Vehicless
để thoát.

32. Kích vào Define menu > Bridge Loads > Vehicle Classes để hiển thị hộp
thoại Define Vehicle Classes. Trong hộp thoại này:
ƒ Kích vào Add New Class để hiển thị hộp thoại Vehicle Class Data.
Trong hộp thoại này:
o Chấp nhận mặc định Vehicle Class Name, VECL1
o Chọn HSn-44-1 trong vùng Vehicle Name drop-down list.
o Gõ 1 vào ô Scale Factor.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 73


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
o Kích vào Add.
o Chọn HSn-44L-1 trong ô Vehicle Name drop-down box.
o Kích vào Add.
o Kích vào OKs trong Vehicle Class Data và Define Vehicle
Classess để thoát.

33. Kích vào Define menu > Bridge Loads > Bridge Responses để hiển thị hộp
thoại Bridge Response Requests. Trong hộp thoại này:

ƒ Chọn Exact trong vùng Method of Calculation.


ƒ Kích vào OK.

34. Kích vào Define menu > Analysis Cases để hiển thị hộp thoại Analysis
Cases. Trong hộp thoại này:
ƒ Kích vào Add New Case để hiển thị hộp thoại Analysis Case Data.
Trong hộp thoại này:
o Gõ MOVE1 vào ô Analysis Case Name.
o Chọn Moving Load từ Analysis Case Gõ drop-down box.
o Trong vùng Loads Applied Chọn VECL1 hiển thị trong
Vehicle Class drop-down list và kích vào Add.
o Kích vào OK trong Analysis Case Data và Analysis Casess để
thoát.

Ghi chú: Nút A trong bài này tương ứng với nút 10 trên màn hình

35. Kích vào Set Display Options (hoặc vào View menu > Set Display
Options) để hiển thị hộp thoại Display Options for Active Window. Trong
hộp thoại này:

ƒ Không chọn Labels box trong vùng Nút.


ƒ Không chọn Labels box trong vùng Frames/Cables/Tendons.
ƒ Kích vào OK.

36. Kích vào Analyze menu > Set Analysis Options để hiển thị hộp thoại
Analysis Options. Trong hộp thoại này kích vào Plane Frame XZ Plane

để chọn sơ đồ phân tích kết cấu là sơ đồ phẳng.

ƒ Kích vào OK.


38. Kích vào Run Analysis để hiển thị hộp thoại Set Analysis Cases to Run.
Trong hộp thoại này:

ƒ Highlight (chọn) MODAL trong vùng Case Name list và kích vào
Run/Do Not Run Case.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 74


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ƒ Chọn trường hợp tải phân tích là DEAD và MOVE1 trong vùng
Action.
ƒ Kích vào Run Now để tiến hành phân tích kết cấu.

38. Kích vào Display menu > Show Influence Lines để hiển thị hộp thoại Show
Influence Line. Trong hộp thoại này:

ƒ Trong vùng Plot Influence Line for This Element Type, chọn Joint
option.
ƒ Chọn LANE1 từ Select One or More Lanes.
ƒ Chọn the Plot Along Lane Center Line option trong vùng Plot
Parameters .
ƒ Gõ 10 vào ô Joint Label trong vùng Plot Influence Line for this Object
.
ƒ Trong vùng Joint Result Type, chọn Displacement option.
ƒ Trong vùng Component, chọn U3 option (Chuyển vị thẳng).
ƒ Kích vào OK để hiển thị đường ảnh hưởng.

Chú ý: Đường ảnh hưởng lúc này được vẽ với 3 điểm chia trên thanh. Mỗi điểm
được tính toán phụ thuộc và các thông số đầu ra và được nối với nhau bởi các
đương thẳng.

40. Kích vào Display menu > Show Forces/Stresses >


Frames/Cables/Tendons để hiển thị hộp thoại Member Force Diagram For
Frames. Trong hộp thoại này:

ƒ Chọn MOVE1 từ Case/Combo Name drop-down box.


ƒ Trong vùng Component chọn Moment 3-3 option.
ƒ Không chọn Fill Diagram .
ƒ Chọn Show Values On Diagram .
ƒ Kích vào OK để hiển thị biểu đồ mô men.

Chú ý: Biểu đồ mô men này được vẽ tương ứng với số điểm chia trên output
segments là 2.

41. Kích vào Lock/Unlock Model và kích vào OK để thay đổi thông số dầu
vào.
42. Tất cả các phần tử.
43. Kích vào Assign menu > Frame/Cable/Tendons > Output Stations để hiển
thị hộp thoại Assign Output Station Spacing. Trong hộp thoại này:

ƒ Gõ 11 vào ô Min Number Stations.


ƒ Kích vào OK.

44. Kích vào Show Undeformed Shape to remove the displayed output
station assignments.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 75


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

45. Kích vào Run Analysis để hiển thị hộp thoại Set Analysis Cases to Run.
Trong hộp thoại này:

ƒ Kích vào Run Now để tiến hành phân tích.


47. Kích vào Display menu > Show Influence Lines để hiển thị hộp thoại Show
Influence Line. Trong hộp thoại này, đảm bảo rằng Plot Along Lane Center
Line option đã được chọn và kích vào OK để hiển thị đường ảnh hưởnh.

Note: Đường ảnh hưởng này trơn tru hơn trước.

48. Kích vào Display menu > Show Forces/Stresses >


Frames/Cables/Tendons để hiển thị hộp thoại Member Force Diagram For
Frames. Trong hộp thoại này, kích vào OK để hiển thị biểu đồ mômen.

Note: Biểu đồ mômen này trơn tru hơn biểu đồ trước.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 76


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN DỰ TOÁN BẰNG DTBK V4.21

(Nguồn Hướng dẫn sử dụng DTBK – Tien Minh Software)


I. Sơ lược về cách để khởi tạo, mở và copy các hồ sơ
1.Tạo hồ sơ mới:
Để bắt đầu tạo một hồ sơ mới (hồ sơ chưa tồn tại trên máy) bạn cần thực hiện
quá trình khởi tạo theo các bước sau đây :
• Tạo đường dẫn lưu kết quả: ( -> File/New của Word & Excel )
Bạn kích chuột vào biểu tượng hoặc từ menu <Khởi tạo> bạn chọn mục <Tạo hồ sơ
mới...> và bấm nút trái chuột hoặc Enter. Một khung hội thoại xuất hiện như sau :

Bạn vào tên đường dẫn và bấm Enter hay chọn nút <OK> để tạo, bấm Esc hoặc
chọn nút <Cancel> để bỏ qua.
Ví dụ : Để tạo đường dẫn lưu kết quả khi lập hồ sơ của cầu Kim Giao ta có thể đánh
vào tên đường dẫn như sau C:\DTBK3X\Kim_giao hoặc C:\DTBK3X\Cầu Kim
Giao và bấm Enter để tạo.
Chú ý : Bạn nên đặt tên đường dẫn theo ý nghĩa công trình để dễ nhận biết. Nếu bạn
tạo một đường dẫn trùng tên với đường dẫn đã có trên máy hoặc vào tên đường dẫn
sai thì ngay lập tức sẽ có một thông báo lỗi kèm theo. Khi đó bạn hãy kiểm tra lại
tên đường dẫn rồi vào lại cho đúng !?. Nếu bạn muốn tạo đường dẫn gốc thì nhấn
chuột vào hộp kiểm <ĐD lưu hồ sơ> để chuyển sang chế độ tạo đường dẫn gốc
tương ứng. Khi tạo thư mục gốc xong bạn muốn trở về trạng thái tạo đường dẫn làm
việc bình thường thì nhấn chuột vào hộp kiểm thêm lần nữa.(Chế độ mặc định là tạo
đường dẫn lưu hồ sơ).
Khi tạo xong đường dẫn bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện như sau:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 77


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Bạn hãy lựa phương pháp lập hồ sơ xuất phát bằng cách nhấn chuột vào mục chọn
tương ứng ở bên cạnh.
Tiếp theo bạn có thể yêu cầu máy tự động hoặc không tự động tính đổi đơn vị từ
100đv -->1 đv bằng cách chọn hoặc không chọn mục tự động tính đổi đơn vị. (Chế
độ mặc nhiên là: tự động tính đổi đơn vị từ 100đv --> 1 đv).
Sau đó bạn chọn <OK> để tiếp tục.
• Lập biểu hồ sơ :
Sau khi tạo xong đường dẫn và chọn phương pháp lập hồ sơ xuất phát, máy sẽ mở
màn hình nhập biểu như hình dưới đây (Xem hình). Bạn có thể bấm Tab để lướt
trên màn hình và nạp biểu hồ sơ theo yêu cầu.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 78


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Tại đây bạn có thể vào mã Password để khóa hồ sơ của bạn bằng cách bấm vào nút
<Password> một cửa sổ nhỏ hiện lên, khi đó bạn có thể gõ vào mã cần khóa và bấm
Enter, máy sẽ khóa hồ sơ của bạn.
Mỗi khi bạn muốn vào lại hồ sơ đã được khóa máy sẽ hỏi mã Password, bạn phải gõ
vào đúng mã đã được cài trước đó và bấm Enter thì máy mới mở hồ sơ để bạn tiếp
tục. Nếu vào sai mã, máy sẽ lặp lại để bạn tiếp tục vào lại Password (Tối đa 5 lần).
Qua 5 lần mở khóa không thành công, máy sẽ mở đường dẫn khởi động
C:\DTBK3X\START để bạn tham khảo một ví dụ đã được nạp sẵn trên máy.
Mã khóa (Password) có thể dài đến 20 ký tự kể cả ký tự trống, vì vậy bạn có thể
dùng họ tên hay số điện thoại... của một ai đó dùng cho Password của mình, nhưng
chú ý không nên gõ dấu tiếng việt vì có thể bạn gõ nhầm dấu thì khó có thể mở lại
hồ sơ.
Khi cần xóa hoặc đổi Password bạn phải vào được hồ sơ, sau đó vào phần <Lập
biểu hồ sơ...> và bấm vào nút < Password>, cửa sổ Password hiện lên chờ bạn vào
Password mới. Nếu bạn gõ vào mã khóa mới và bấm Enter thì máy sẽ nạp Password
mới cho bạn. Còn nếu bạn không vào Password mới mà bấm Enter thì máy sẽ xóa
Password của bạn. Khi đó hồ sơ này ai cũng có thể mở được.
• Chọn các đường dẫn tra đơn giá:
Để chọn các đường dẫn tra đơn giá bạn chọn mục <Chọn đường dẫn tra đơn giá>
trên menu <Khởi tạo> và bấm Enter, một khung hội thoại sẽ xuất hiện, bạn có thể
bấm vào các nút tương ứng ở bên phải để chọn lại các đường dẫn tra đơn giá mới.
Tùy thuộc vào loại công trình, nơi xây dựng công trình,... mà đơn giá vật liệu, nhân
công, ca máy có thể khác nhau. Khi đó bạn phải chọn lại đường dẫn tra đơn giá vật
liệu, nhân công, ca máy cho phù hợp. Và nếu bạn lập hồ sơ theo nhóm 2 (Lập theo
phương pháp bù chênh lệch giá) bạn cần chọn lại cả các đuờng dẫn tra đơn giá định
mức theo từng khu vực (địa phương).
Ví dụ : Với khu vực Khánh Hòa ta có thể chọn các đường dẫn tra đơn giá như sau :
1- Đơn giá : C:\DTBK3X\GIA_KV\KHANH_HOA
2- Vật liệu : C:\DTBK3X\GIA_KV\KHANH_HOA\GIAVL.DBF
3- Nhân công : C:\DTBK3X\GIA_KV\KHANH_HOA\NC_NHOM3.DBF
4- Ca máy : C:\DTBK3X\GIA_KV\KHANH_HOA\GIAXM.DBF
Hoặc: C:\DTBK3X\GIA_KV\KHANH_HOA\GIAXM_06.DBF
Xem hình sau :

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 79


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Chú ý :
Nhân công nhóm 1 : áp dụng cho công trình dân dụng...
Nhân công nhóm 2 : áp dụng cho công trình đường bộ, đê đập, kênh mương,...
Nhân công nhóm 3 : áp dụng cho công trình cầu, cống...
Nhân công nhóm 4 : áp dụng cho công trình hầm, các công việc đặc biệt khó khăn...
Sau khi chọn (xác nhận) đường dẫn tra đơn giá thì mọi cơ sở dữ liệu được mở có
thể cập nhật đơn giá đã lựa. Nếu bạn chọn đường dẫn tra đơn giá sai thì có thể cho
kết quả sai và máy sẽ cho thông báo lỗi nếu không tìm thấy đường dẫn tra đơn giá
do bạn đã chọn. Điều này hay gặp phải khi bạn chép hồ sơ từ máy này qua máy
khác không đồng bộ trong cách đặt tên các đường dẫn hoặc do bạn gõ sai tên đường
dẫn tra đơn giá.
2. Mở hồ sơ cũ để tiếp tục làm việc: ( -> File/Open của Word...)
Để vào một hồ sơ đã có trên máy bạn kích chuột vào biểu tượng hoặc chọn mục
<Mở hồ sơ cũ...> trên menu <Khởi tạo> và bấm Enter, một hộp thoại xuất hiện như
sau:

II. Lập dự toán theo Phương pháp Phân tích đơn giá 1
1. Nạp định mức khối lượng và định dạng hồ sơ
Trên menu <Lựa chọn> nếu bạn chọn cách lập hồ sơ xuất phát từ bảng khối lượng
thì từ menu <Nhập số liệu> bạn chọn mục <Nạp định mức, khối lượng, định dạng>
và Enter . Màn hình soạn thảo sẽ xuất hiện, bạn thực hiện theo các bước sau đây để
nạp số liệu vào hồ sơ :

• Nạp tên hạng mục công trình :


Một công trình có thể có nhiều hạng mục, nếu bạn muốn máy phân tích tính toán
theo từng hạng mục để công tác kiểm tra sau này được dễ dàng thì bạn cần khai báo
tên từng hạng mục công trình sau các ký hiệu *\ hoặc +)
Ví dụ : *\1- Nền đường...
*\2- Mặt đường...
*\3- Cống thoát nước...
+) Cống tròn D75...
+) Cống tròn D100...
+) Cống tròn D150...

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 80


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
*\* Tổng cộng :
(Bạn nên khai báo tên hạng mục công trình ngay từ đầu)

• Nạp mã định mức hoặc đơn giá và khối lượng:


+ Bạn bấm phím Ctrl+M để bật menu tra mã định mức hoặc đơn giá vào hồ sơ.
Khi tra bạn dùng các phím mũi tên để điều khiển lên xuống và điều khiển giữa các
ô. Bạn bấm Enter để xác nhận việc cập nhật, bấm Esc để trở về không cập nhật.
Khi menu tra định mức hoạt động bạn có thể bấm Ctrl+F hoặc Ctrl+Tab và gõ vào
mã vùng hoặc chuỗi ký tự đặc trưng để tìm kiếm nhanh định mức.
+ Bạn có thể gõ mã định mức hoặc mã đơn giá vào cột <Số hiệu đm>, nhớ vào cách
dòng và vào đúng qui cách về số hiệu định mức, đơn giá. Khi vào xong bạn bấm
phím Enter và Ctrl+Enter để nạp nội dung cho một định mức hoặc đơn giá ngay trên
dòng mà con trỏ đang đứng.
+ Tương tự như trên bạn có thể gõ mã định mức hoặc mã đơn giá vào cột <Số hiệu
đm>, nhớ vào cách dòng và vào đúng qui cách về số hiệu định mức, đơn giá. Khi
vào xong bạn bấm phím Ctrl+G để nạp nội dung cho toàn bộ định mức hoặc đơn giá
đã được khai báo mã trong hồ sơ hiện hành.
+ Sau khi liệt kê đầy đủ nội dung định mức, đơn giá bạn có thể sửa đổi lại câu chữ
sao cho phù hợp với yêu cầu công việc trong hồ sơ của bạn.
+ Khi dời con trỏ có thể con trỏ không xuống do vùng đệm trống không còn mặc
dù bạn vẫn thấy trống ở bên dưới, để dời được con trỏ xuống bạn hãy bấm phím
Ctrl+I (Không phải Ctrl+L) để chèn thêm các dòng trống khi cần thiết.
+ Sau khi tra mã định mức hoặc đơn giá, bạn có thể nạp khối lượng công tác vào cột
<Khối lượng> tương ứng.

• Gom nhóm tính đơn giá và ẩn chi tiết...: (Chỉ áp dụng cho hồ sơ thầu)

+ Khi lập hồ sơ thầu, đôi lúc bạn phải lập một số đơn giá tổng hợp được cấu thành
từ nhiều đơn giá chi tiết khác. Ví dụ : Để tính đơn giá cho 1m2 lớp mặt đường bê
tông nhựa bạn cần phải kể đến chi phí sản xuất bê tông nhựa tại trạm trộn và chi phí
rải thảm bê tông nhựa tại công trường, nhưng trong bộ định mức các công việc trên
được tách làm 2 phần với mã định mức kèm theo là : EE.1330 và ED.3003 (Xem
hình trên). Để khỏi phải ghép các định mức này trong bảng phân tích đơn giá bạn có
thể khai báo công tác cần tính đơn giá tổng hợp trên các công việc chi tiết rồi gom
các công việc trên thành từng nhóm và ẩn phần chi tiết ngay trong bảng này bằng
cách lựa khối (Dùng Ctrl+Mũi tên xuống) rồi bấm Ctrl+H máy sẽ nạp các ký hiệu

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 81


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
ẩn (h) cho phần chi tiết và kí hiệu tính tổng (S:Sum) cho phần cần tính đơn giá tổng
hợp.(Xem hình trên)
Để xoá bỏ nhóm bạn cũng lựa khối như trên và bấm Ctrl+Spacebar.
Tương tự như ví dụ trên đây bạn có thể vận dụng để tính đơn giá tổng hợp cho các
trường hợp khác ví dụ như tính đơn giá cho 1m dầm, 1 phiến dầm, 1m cầu, 1m
đường,... mà phần chi tiết bạn có thể ẩn đi khi cần thiết.
Chú ý : Khi gom nhóm tính đơn giá tổng hợp bạn vẫn nhìn thấy chúng trên màn
hình soạn thảo song khi in kết quả tất cả các dòng có ký tự "h" trên cột <S/h> sẽ
không được in ra.
Khi bạn gom nhóm chưa đúng thì có thể gom lại bằng cách lựa khối (Dùng
Ctrl+Mũi tên xuống) rồi bấm Ctrl+H máy sẽ nạp lại các ký hiệu ẩn (h) cho phần chi
tiết và kí hiệu tính tổng (S :Sum) cho phần chính.

• Định dạng hồ sơ:


+ Khi nạp xong mã định mức hoặc mã đơn giá vào hồ sơ bạn bấm Esc để thoát khỏi
màn hình soạn thảo, một thông báo xuất hiện như sau :

Bạn chọn chế độ bảo toàn dữ liệu (Mặc nhiên) : Nếu muốn duy trì những thay đổi
trong hồ sơ và chỉ truy cập thêm các định mức đơn giá vừa được bổ sung vào hồ sơ
khi định dạng lại.
Bạn chọn chế độ ưu tiên truy cập dữ liệu từ hệ thống: Nếu muốn truy cập các định
mức, đơn giá theo cơ sở dữ liệu đã được chỉ định trong các đường dẫn tra đơn giá,
định mức của khu vực. Các sửa đổi về định mức,... không còn tác dụng trong hồ sơ.
Thông thường bạn nên chọn chế độ này cho lần định dạng đầu tiên.
Tiếp theo chọn <OK> để định dạng , chọn <Cancel> nếu không định dạng.
Khi hồ sơ đã được định dạng và bạn đã bổ sung, hiệu đính một số hạng mục công
tác nào đó thì bạn phải hết sức thận trọng khi gặp thông báo này. Nếu bạn chọn
<OK> thì mọi chi tiết do bạn bổ sung, hiệu đính sẽ không còn nữa.
+ Tiếp theo là một hộp thoại như sau :

Bạn chọn <OK> nếu muốn định dạng lại bảng giá cước vận chuyển.
Bạn có thể bấm Esc hoặc chọn <Cancel> để bỏ qua.
2. Mở bảng phân tích đơn giá để kiểm tra và hiệu chỉnh

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 82


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Chú ý: Bạn không nạp giá vật liệu, nhân công, ca máy trực tiếp vào bảng
phân tích mà nạp giá vật liệu trên bảng giá vật liệu, giá nhân công ca máy trên bảng
giá nhân công ca máy. Sau đó máy sẽ tự động liên kết giá vào bảng này để phân
tích.
Để kiểm tra nội dung của các định mức do máy phát sinh, bạn chọn mục <Lập bảng
phân tích đơn giá...> trên menu <Nhập số liệu> và bấm Enter, màn hình soạn thảo
xuất hiện. Bạn có thể kiểm tra, hiệu chỉnh và bổ sung thêm nội dung các định mức
khi cần thiết.

• Bổ sung thêm định mức :


Khi cần bổ sung thêm định mức vào bảng phân tích bạn có thể bấm phím Ctrl+M để
mở menu tra định mức bổ sung thêm vào bảng này.
Đôi khi có những định mức mới bạn phải tự xây dựng hoặc vận dụng từ nhiều định
mức có sẵn. Bạn có thể nạp chúng vào bảng này theo cấu trúc như các định mức
khác, máy sẽ nhận diện và phân tích như các định mức có sẵn.
Một số định mức không có trên máy, hoặc do bạn vào sai mã máy sẽ chèn thêm ký
hiệu % vào đầu các số hiệu định mức, bạn hãy kiểm tra kỹ các số hiệu này để hiệu
chỉnh cho phù hợp. Nếu vào sai mã bạn có thể tra lại ngay trong bảng này.
Với một số định mức tạm tính, bạn cần khai báo thêm các dòng chi tiết yêu cầu máy
phân tích đơn giá thì phải xóa ký hiệu % ở số hiệu định mức tương ứng. Nếu bạn
không xóa dấu % máy sẽ hiểu đó là một mã sẽ được nạp đơn giá tạm tính ở bảng chi
tiết, chứ không phải phân tích đơn giá trên bảng này.

• Thay thế cấp phối bằng các thành phần vật liệu rời :

Trong nhiều định mức có chứa các thành phần cấp phối như vữa xây, vữa bê tông,...
Các thành phần cấp phối này thường không xác định được giá ngay từ đầu do chúng
thường được cấu thành từ nhiều loại vật tư khác nhau theo các tỷ lệ khác nhau... Để
đơn giản ta thay thế các cấp phối bởi các thành phần vật liệu rời như xi măng, cát
vàng, đá dăm 1x2, đá dăm 2x4,... mà giá của chúng có thể xác định được dễ dàng
hơn.
Khi đó bạn có thể thay thế bằng một trong hai cách sau :
+ Bấm All+G để thay thế tất cả các dạng cấp phối trong hồ sơ như vữa xây, vữa bê
tông, cấp phối,... bằng các thành phần vật liệu rời tương ứng.
Nhưng theo cách này máy chỉ thay thế các cấp phối có tên đầy đủ như : Vữa xi
măng M50, Vữa BT đá 2x4 M250, Cấp phối đá dăm,...
+ Bấm Ctrl+G để mở menu tra cấp phối thay thế trực tiếp.
Khi cần thay thế các dạng cấp phối bằng các thành phần vật liệu rời, bạn để con trỏ
trên dòng chứa cấp phối cần thay thế và bấm Ctrl+G sau đó chọn cấp phối tương
ứng rồi bấm Enter để xác nhận việc thay thế hoặc bấm Esc bỏ qua.
Theo cách này bạn có thể thay thế được bất kỳ loại cấp phối nào có trên máy, dù tên
của chúng có thể không đầy đủ như : Vữa, Vữa bê tông, Vữa xây,... song bạn phải
cẩn thận vì nếu bạn thay thế không đúng cấp phối trong định mức thì kết quả phân
tích đơn giá sau này sẽ bị sai.

• Kiểm tra định mức trùng mã hiệu :

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 83


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Riêng bảng phân tích không cho phép sử dụng các định mức trùng mã hiệu, lý do là
máy sẽ không hiểu dùng định mức nào vào việc phân tích đơn giá, phân tích khối
lượng,... và như vậy dễ cho kết quả ngoài ý muốn.
Để kiểm tra xem các định mức có bị trùng mã hiệu hay không bạn hãy bấm phím
Ctrl+Tab. Nếu có một thông báo như sau xuất hiện :
Bạn bấm Enter máy sẽ nhảy tới dòng chứa định mức trùng mã gần nhất, bạn hãy
vào thêm ký hiệu để phân biệt chúng.

• Lập tổ để phân tích đơn giá kép :

ở phần trên bạn đã thay thế cấp phối bằng các vật liệu rời để tiện phân tích đơn giá,
song nhiều khi do yêu cầu thực tế, bạn không muốn làm như vậy mà muốn phân
tích theo đơn giá của cấp phối chứa trong định mức.

Khi đó bạn phải phân tích đồng thời đơn giá của từng cấp phối và đơn giá của các
định mức chứa các cấp phối (Đơn giá kép). Để máy liên kết giá cấp phối vừa phân
tích được vào tính đơn giá định mức chứa cấp phối ta phải lập tổ cho chúng như sau
:
Bấm Ctrl+F2 để đánh lại mã liên kết trong bảng phân tích đơn giá.

Bấm Ctrl+R để mở <Bảng phân tích giá vật liệu...> và vào mã liên kết theo mã đã
được đánh trong bảng phân tích đơn giá. (Xem các hình dưới đây)

Các mã số 1,2,3,... ở hình trên được vào tương ứng với các mã số 1,2,3,... dưới đây :

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 84


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Theo cách này bạn có thể lập tổ phân tích đơn giá theo nhiều cấp, song không nên
lạm dụng tính năng này vì nếu bạn lồng nhau bao nhiêu cấp thì phải phân tích đi
phân tích lại bấy nhiêu lần mới đạt được kết quả.

• Định dạng lại bảng giá VL,NC,CM,...:

+ Sau khi kiểm tra và hiệu chỉnh xong bạn bấm Esc để thoát khỏi màn hình soạn
thảo, một thông báo như sau xuất hiện :

Bạn hãy chọn <OK>.

+ Tiếp theo là một thông báo như sau :

Bạn chọn <OK> nếu muốn định dạng lại bảng giá cước vận chuyển.

Bạn bấm Esc hoặc chọn <Cancel> để bỏ qua.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 85


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
3. Lập bảng phân tích giá cước vận chuyển
Bạn chọn mục <NSL tính giá cước vận chuyển> trên menu <Nhập số liệu> và bấm
Enter, màn hình nhập liệu bảng giá cước sẽ được mở và bạn có thể thực hiện theo
các bước cơ bản sau đây :
• Xóa tên các vật tư không cần phân tích giá cước:
Khi phát sinh bảng giá cước, máy sẽ tập hợp tất cả các vật tư được sử dụng trong
công trình vào bảng này. Tuy nhiên có một số vật tư bạn không muốn phân tích giá
cước vận chuyển thì bạn có thể xóa chúng khỏi bảng này.

Ví dụ : Bảo tải, Cây chống, Dây thép buộc, Đinh đĩa, Xút,... bạn có thể không phân
tích giá cuớc do không phải vận chuyển xa hoặc tiền vận chuyển không đáng kể, khi
đó bạn có thể xóa chúng khỏi danh sách.
• Kiểm tra bậc hàng:
Các bậc hàng thường được máy cập nhật tự động, song có một số vật tư đặc biệt
hoặc do bạn nạp tên khác với danh sách vật tư thì máy sẽ không nạp bậc hàng vào
mà bạn phải tự nạp bậc hàng vào cột <Bậc> trong bảng này.
Chú ý : Bậc hàng được phân làm bốn loại như sau :

- Cước hàng bậc 1 : Đất, cát, sỏi, đá xây, gạch các loại.
- Cước hàng bậc 2 : Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại, gỗ cây, than luyện,
thuốc chống mối mọt, kim loại và sắt thép các loại.
- Cước hàng bậc 3 : Nhựa đường, xi măng, vôi các loại, muối các loại, đá đóng bao,
phân bón các loại, thuốc trừ sâu, trừ dịch, hàng nông sản, thực phẩm, giống
cây trồng, máy móc, thiết bị chuyên ngành, ống nước, cột điện.
- Cước hàng bậc 4 : Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động
vật, bùn, hàng dơ bẩn, hàng thuỷ tinh, hàng tinh vi, xăng dầu chứa bằng
phi,...

- Cước hàng bậc 1: Hs=1.00; bậc 2: Hs=1.10; bậc 3: Hs=1.30; bậc 4: Hs=1.40;
- Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện tự đổ (xe ben hoặc xe reo) đuợc
cộng thêm 15% cước cơ bản.
- Thiết bị tự đổ và thiết bị hút xả được cộng thêm 2500 đồng/Tấn hàng.
- Thiết bị nâng hạ được cộng thêm 3000 đồng/Tấn hàng.
- Mọi chi tiết xem thêm QĐ số 89/2000/QĐ-VGCP và QĐ số 26 QĐ/KHĐT.
• Khai báo tuyến và phương tiện vận chuyển vật tư:
Để máy có thể phân tích được giá cước vận chuyển vật tư, bạn phải khai báo cho
máy biết phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, cư ly vận chuyển ứng
với từng loại đường từ vị trí mỏ cấp vật tư đến chân công trình (Theo hướng dẫn
của BGTVT).

Ví dụ : Để vận chuyển "Gỗ chống" bằng ô tô từ Thị xã Tam Kỳ đến công trình, nếu
phải đi qua ba đoạn đường có chiều dài là 2 km, 14 km, 1 km ứng với loại đường là
2, 3, 4 thì bạn có thể khai báo như hình dưới đây.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 86


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Tương tự bạn xem cách khai báo vận chuyển "Cát vàng" bằng đường sông kết hợp
đường bộ và vận chuyển "Xi măng PC30
" bằng đường sắt kết hợp đường bộ. Bạn chú ý đến các cung đoạn vận chuyển được
tách ra bằng dấu "+" trên cột Bậc hàng. Phần cước vận chuyển, hệ số bậc hàng, hệ
số trọng lượng, hệ số bốc dỡ thường do máy tự động nạp, tuy nhiên bạn có thể hiệu
chỉnh lại nếu thấy cần thiết.

Chú ý 1: Các ký hiệu dùng trong cột phân loại đường (Loại) có ý nghĩa như sau:
- Ký hiệu số 1,2,3,4,5,6 biểu thị loại đường tương ứng với cấp đường vận
chuyển hàng hóa bằng đường bộ theo bảng phân loại đường của Bộ Giao Thông
Vận Tải.
- Ký hiệu 1n,2n,3n,4n,5n,6n biểu thị loại đường tương ứng với cấp đường
vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ theo bảng phân loại đường của một số địa
phương (Gọi là đường nội hạt, đường nội tỉnh, đường liên xã, đường liên huyện do
địa phương quản lý)

- Ký hiệu x1 biểu thị loại đường xe lửa thuộc phạm vi 1 Km - 100 Km.
- Ký hiệu x2 biểu thị loại đường xe lửa thuộc phạm vi 101 Km - 700 Km.
- Ký hiệu x3 biểu thị loại đường xe lửa thuộc phạm vi 701 Km - 1300 Km.
- Ký hiệu x4 biểu thị loại đường xe lửa thuộc phạm vi > 1300 Km.
- Ký hiệu dt1 biểu thị cước phí dồn toa trên ga, đường tránh,... < 4 Km.

- Ký hiệu dt2 biểu thị cước phí dồn toa trên ga, đường tránh,... > 4 Km.
- Ký hiệu dmg biểu thị cước phí đầu máy ghìm.
- Ký hiệu dmn biểu thị cước phí đầu máy nóng.
- Ký hiệu S0 biểu thị loại đường sông thuộc phạm vi <30Km.
- Ký hiệu S1 biểu thị loại đường sông thuộc phạm vi 30Km đầu.
- Ký hiệu S2 biểu thị loại đường sông thuộc phạm vi trên 30Km.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 87


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
- Ký hiệu đb biểu thị loại đường vận chuyển bằng xe thô sơ ở đồng bằng.
- Ký hiệu mn biểu thị loại đường vận chuyển bằng xe thô sơ ở miền núi.

- Ký hiệu bs biểu thị cho các cước phí bổ sung khác như: phí đổ ben, cầu phà, vận
chuyển bộ, vác bộ, lưu thông, phí tính tăng thêm trong điều kiện đặc biệt khác,...
- Mỗi loại chi phí khai báo ít nhất trên một dòng, máy sẽ tự động tính toán và
cộng dồn các chi phí vận chuyển sau đó ghi vào cột tiền vận chuyển trên dòng vật
tư tương ứng.
- Bạn có thể chú thích thêm các loại cước phí cho rõ ràng, ví dụ: (Phí đổ ben)
bằng cách ghi trực tiếp dòng chữ (Phí đổ ben)
trên cột Vật liệu mà không làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán.

Chú ý 2: Các ký hiệu dùng trong cột bậc hàng (Bậc) có ý nghĩa như sau:
- Ký hiệu 1,2,3,4 biểu thị bậc hàng. Các ký hiệu này chỉ vào duy nhất trên
hàng chứa tên và đơn vị của vật tư.
- Ký hiệu + hoặc - biểu thị mốc bốc hàng lên các phương tiện vận chuyển
khác nhau (Sử dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương tiện kết hợp như :
Ô tô + Tàu thuyền + Xe thô sơ,... hoặc vận chuyển qua nhiều công đoạn khác
nhau,...).

Chú ý 3: Bạn có thể bấm phím Ctrl+M để mở menu tra mỏ vật tư được nạp sẵn trên
mạng lưới giao thông thuộc khu vực quản lý công trình.
Khi tra bạn để con trỏ trên dòng vật tư cần tra và bấm Ctrl+M một menu xuất hiện
như sau:

Bạn dời con trỏ đến vị trí mỏ tương ứng và bấm Enter, máy sẽ nạp cư ly, loại đường
từ vị trí mỏ đến chân công trình vào bảng phân tích giá cước.

Nếu quên khai báo vị trí công trình trên mạng lưới giao thông sẽ có một thông báo
xuất hiện như sau:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 88


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Bạn hãy bấm Enter, một cửa sổ sẽ hiện lên như sau :

Bạn hãy khai báo tuyến, vị trí công trình và số km đường nhánh, loại đường nhánh
vào công trình.

Xem dòng thứ 2 : Đã khai báo đường tới cầu An Khê thuộc tuyến QL1, ở vị trí
Km926 đi vào thêm 3 km đường loại 5.

Nếu công trình thuộc các địa phương ở xa các quốc lộ chính, bạn cần khai báo thêm
các tuyến đường nội bộ để máy tìm lối đi vào đến chân công trình.

Bạn xem thêm phần khai báo phân loại đường, khai báo vị trí công trình và mỏ vật
tư.

• Tra cước, nạp các hệ số và phân tích giá cước:

Bạn bấm phím Ctrl+R để máy tra các hệ số trọng lượng, hệ số bốc dỡ và giá cước
vận chuyển vào hồ sơ. Khi tra máy sẽ liệt kê lại các hệ số trọng lượng, hệ số bốc dỡ
hay hệ số nâng hạ ben để bạn kiểm tra, thay đổi và bổ sung theo ý muốn.

Kiểm tra xong bạn bấm Esc để trở về.

Khi trở về máy sẽ phân tích toàn bộ giá cước vận chuyển vật tư theo các thông số
bạn đã khai báo.

Chú ý : Nếu bạn cần tính bổ sung thêm các phụ phí vận chuyển khác như cước phí
qua cầu, phà, đường,... vào giá cước, bạn có thể bấm Ctrl+I để chèn thêm dòng
trống và bạn khai báo thêm phụ phí hay công thức tính phụ phí ở cột giá cước.
4. Lập bảng phân tích giá vật liệu đến chân công trình

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 89


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Bạn chọn mục <NSL tính giá vật liệu đến chân công trình> trên menu <Nhập số
liệu> và bấm Enter, màn hình nhập liệu được mở.
Bạn có thể nhập giá vật liệu trực tiếp vào bảng này hoặc bấm nút phải chuột và
chọn mục <Tra giá vật liệu> trên menu <Shortcut> hộp thoại như sau xuất hiện:

Bạn có thể bấm vào nút <File GVL> để chọn lại đường dẫn tra giá vật liệu từ các
bảng giá vật liệu đã được nạp sẵn trong hệ thống, trong thư mục giá vật liệu, hoặc từ
<Bang2> của các hồ sơ mà bạn đã lập trước đây.

Bạn chọn <OK> nếu muốn yêu cầu máy liên kết giá vật liệu từ bảng giá đã chọn
vào hồ sơ, ngược lại chọn <Cancel>.

Đường dẫn tra giá vật liệu mặc định là đường dẫn mà bạn chọn trong mục <Chọn
đường dẫn tra đơn giá> khi khởi tạo hồ sơ.

Chú ý : Nếu bạn đã chọn cách nhập trực tiếp giá vật liệu vào bảng này thì không
nên chọn <OK>, vì nếu chọn <OK> máy sẽ ghi đè lên đơn giá mà bạn đã nhập. Khi
đó bạn phải nhập lại đơn giá vật liệu cho bảng này.
5. Lập bảng phân tích giá nhân công ca máy
• Nạp các hệ số tính đổi giá nhân công, ca máy:
Khi bạn chọn mục <NSL tính giá nhân công, ca máy> trên menu <Nhập số liệu>
một thông báo như sau xuất hiện :

Bạn chọn phương pháp tính giá ca máy tương ứng là <TT Cũ>, nếu đường dẫn tra
giá ca máy được chọn theo các thông tư cũ (...\GIAXM.DBF). Thông thường máy
đã định vị con trỏ theo phương pháp tính tương ứng với dữ liệu trên đường dẫn tra
đơn giá ca máy mà bạn đã chọn trong mục <Chọn đường dẫn tra đơn giá> khi khởi
tạo hồ sơ.

Tiếp theo một thông báo như sau xuất hiện :

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 90


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Bạn có thể vào các hệ số tính đổi lương công nhân, hệ số tính đổi giá ca máy và lựa
chọn cách tính đơn giá theo yêu cầu.

Chú ý 1: Nếu lập hồ sơ dự toán, quyết toán bạn có thể vào hệ số tính đổi giá nhân
công, ca máy là 1.00. Khi đó ở bảng tổng hợp kinh phí xây dựng bạn phải nhân với
hệ số tính đổi giá nhân công và ca máy tương ứng.
Nhưng trong các hồ sơ thầu bạn nên nạp các hệ số tính đổi tuơng ứng ở trên vào
bảng này để phân tích trực tiếp.
Chú ý 2: Hệ số tính đổi phần khấu hao thiết bị để bằng 1.00 khi bạn lập hồ sơ dự
toán (tức là tính theo khấu hao tiêu chuẩn), còn trong hồ sơ thầu hệ số này có thể
=1.00 hoặc #1.00 tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Khi bạn vào hệ số này =0.00 có
nghĩa là bạn không tính đến khấu hao thiết bị mà chỉ tính đến chi phí trả lương công
nhân lái máy và chi phí nhiên liệu.

• Tra giá nhân công ca máy vào hồ sơ:

Bước tiếp theo để tra giá nhân công ca máy vào hồ sơ bạn bấm nút phải chuột và
chọn mục <Tra tự động giá nhân công và ca máy...> trên menu shortcut. Máy sẽ tự

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 91


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
động tra giá nhân công và ca máy từ đường dẫn tra giá nhân công và giá ca máy mà
bạn đã chọn trong mục <Chọn đường dẫn tra đơn giá> khi khởi tạo hồ sơ.

• Nạp giá nhiên liệu để tính bù giá ca máy:


Khi cần thay đổi giá nhiên liệu để tính bù giá bạn làm như sau:
Bấm nút phải chuột, chọn mục <Nạp giá nhiên liệu...> trên menu <Shortcut> và
bấm Enter, một hộp thoại hiện lên như sau:

Bạn sửa lại giá trên cột <Giá nhiên liệu> và <Giá chênh lệch> theo yêu cầu. Bạn có
thể vào thẳng phần chênh lệch hoặc công thức tính giá chênh lệch. Nhưng khi vào
công thức bạn nhớ bao trong cặp dấu ( ) (các phép tính cộng,trừ).
Lưu ý : Không thay đổi tên nhiên liệu trong bảng.

6. Lập bảng phân tích giá NC, CM theo thông tư 06


• Nạp hệ số tính đổi giá nhân công:
Khi bạn chọn mục <NSL tính giá nhân công, ca máy> trên menu <Nhập số liệu>
một thông báo như sau xuất hiện :

Bạn chọn phương pháp tính giá ca máy tương ứng là <TT 06/2005>, nếu đường dẫn
tra giá ca máy được chọn theo thông tư 06/2005/TT-BXD (...\GIAXM_06.DBF).
Thông thường máy đã định vị con trỏ theo phương pháp tính tương ứng với dữ liệu

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 92


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
trên đường dẫn tra đơn giá ca máy mà bạn đã chọn trong mục <Chọn đường dẫn tra
đơn giá> khi khởi tạo hồ sơ.

Tiếp theo một thông báo như sau xuất hiện :

Bạn có thể vào hệ số tính đổi giá nhân công theo yêu cầu:

Chú ý: Bạn có thể vào hệ số tính đổi lương công nhân là 1.00, khi đó ở bảng tổng
hợp kinh phí xây dựng bạn phải nhân thêm hệ số tính đổi lương công nhân trên vào.
Mặt khác bạn cũng có thể vào hệ số tính đổi lương công nhân như trên, khi đó ở
bảng tổng hợp bạn không được nhân thêm hệ số tính đổi lương công nhân nữa.

• Tra giá nhân công, định mức chi phí tính giá ca máy vào hồ sơ:

Bước tiếp theo để tra giá nhân công và định mức chi phí tính giá ca máy vào hồ sơ
bạn bấm nút phải chuột và chọn mục <Tra tự động giá nhân công và ca máy...> trên
menu shortcut. Máy sẽ tự động tra giá nhân công và định mức chi phí tính giá ca
máy từ đường dẫn tra giá nhân công và giá ca máy mà bạn đã chọn trong mục
<Chọn đường dẫn tra đơn giá> khi khởi tạo hồ sơ.

• Nạp giá nhiên liệu, giá nhân công lái máy để tính giá ca máy:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 93


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
Để tính được chi phí nhiên liệu và chi phí trả lương công nhân điều khiển máy, thợ
máy, thuỷ thủ,... (gọi tắt là nhân công lái máy) ta phải nạp giá nhiên liệu, giá nhân
công lái máy theo từng thời điểm vào để tính giá ca máy.
Bạn bấm nút phải chuột, chọn mục <Nhập giá nhiên liệu, NC lái máy...> trên menu
<Shortcut> một hộp thoại hiện lên như sau:

Bạn có thể nhập đơn giá hoặc công thức tính đơn giá nhiên liệu, nhân công lái máy
trên cột <Cách tính đơn giá> theo yêu cầu. Nhưng khi vào công thức bạn nhớ bao
trong cặp dấu ( ) (các phép tính cộng,trừ).
Trên bảng là các công thức tính đổi lương thợ máy từ 290 lên 310, các mức khác có
thể tính tương tự hoặc vào hệ số tính đổi sao cho phù hợp.
Lưu ý : Không thay đổi ký hiệu trong bảng.

• Nạp-hiệu chỉnh số liệu để tính giá ca máy:

Khi đang ở chế độ nhập liệu bạn có thể nhập hoặc hiệu chỉnh các định mức chi phí
khấu hao, sửa chữa, nhiên liệu, thành phần thợ điều khiển máy, chi phí khác, giá
khấu hao làm cơ sở để máy tính toán giá ca máy.
Trong một số trường hợp bạn muốn bỏ một thành phần chi phí nào đó thì chỉ việc
xoá định mức chi phí tương ứng trên cột đó đi là được.
Ví dụ: Khi đấu thầu bạn không muốn tính đến mục chi phí khác thì bạn xoá dữ liệu
trên cột định mức chi phí khác là xong.

Bạn cũng có thể sửa các thành phần định mức chi phí và giá tính khấu hao cho phù
hợp với yêu cầu thực tế, nhất là khi bạn lập hồ sơ đấu thầu.
7. Phát sinh bảng phân tích khối lượng
Bạn chọn mục <Phân tích tổng hợp đơn giá VL, NC, M> hoặc <Phân tích khối
lượng VL, NC, M> trên menu <Nhập số liệu> và bấm Enter, một thông báo như sau
xuất hiện :

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 94


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Bạn chọn <OK> nếu muốn máy phát sinh bảng phân tích mới, còn chọn <Cancel>
nếu muốn giữ nguyên bảng phân tích cũ.
Xem xong bạn bấm Esc để trở về.
8. Tổng hợp khối lượng vật liệu, nhân công, máy
Bạn chọn mục <Tổng hợp khối lượng, chi phí VL, NC, M> trên menu <Nhập số
liệu> và bấm Enter, một thông báo như sau xuất hiện :

Bạn chọn <OK> nếu muốn máy phát sinh bảng tổng hợp khối lượng mới, còn chọn
<Cancel> nếu muốn giữ nguyên bảng tổng hợp khối lượng cũ.
Tiếp theo máy sẽ mở bảng tổng hợp khối lượng cho bạn kiểm tra và hiệu chỉnh.
Kiểm tra xong bạn bấm Esc để trở về.
9. Tổng hợp kinh phí xây dựng
Bạn chọn mục <Tổng hợp kinh phí xây dựng...> trên menu <Nhập số liệu> và bấm
Enter, một thông báo như sau xuất hiện :

Bạn chọn bảng tổng hợp tương ứng, khi màn hình soạn thảo hiện lên bạn có thể lập
các công thức tính và yêu cầu máy tổng hợp kinh phí xây dựng theo mối quan hệ
mà bạn tạo ra. Xem ví dụ trên hình dưới đây:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 95


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Chú ý : Nếu bạn dùng đúng các ký hiệu tương ứng dưới đây:

- Chi phí vật liệu Ký hiệu : VL


- Chi phí nhân công Ký hiệu : NC
- Chi phí máy thi công Ký hiệu : M
- Bù chênh lệch vật liệu Ký hiệu : Cv
- Bù chênh lệch nhân công Ký hiệu : Cn
- Bù chênh lệch máy thi công Ký hiệu : Cm
- Lương thợ máy Ký hiệu : Lcn
- Tiền vận chuyển Ký hiệu : Tvc

Thì máy sẽ tự động liên kết các chi phí tương ứng vào bảng để tổng hợp kinh phí
xây dựng.

Bạn có thể xoá bớt các hạng mục và lập quan hệ tính toán cho một hạng mục đầu
tiên sau đó bấm Ctrl+A, hoặc chọn nút <
kiểm tra tính toán> trên <thanh công cụ> máy sẽ tự động phát sinh công thức cho
các hạng mục còn lại theo cấu trúc của hạng mục đầu tiên và tính toán lại.
Tiếp theo bạn có thể sửa các công thức tính trên từng hạng mục cho phù hợp
với yêu cầu tính toán của hồ sơ. Máy sẽ bảo lưu các công thức bạn đã sửa cho tới
khi nào bạn thay đổi chúng.

Chú ý: Nếu giá nhân công, ca máy bạn tính theo giá cũ thì cần nhân hệ số tính đổi
sang giá mới như sau:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 96


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Các hệ số chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước theo thông tư 04/2005/TT-
BXD như sau:

Chú ý: Khác với các phiên bản trước, phiên bản này cho phép bạn sử dụng các ký
hiệu trong công thức tính tự do hơn, ngoại trừ các biến đã được dùng trong hệ
thống, ký hiệu tiếng việt, ký hiệu đặc biệt,... Nhưng thay vào đó bạn phải nạp ký
hiệu (*) vào cột <TT> trên dòng tương ứng với mục chi phí mà bạn cần máy đưa
sang bảng tổng hợp dự toán để <Tổng hợp kinh phí cho toàn bộ công trình>. (Xem
hình minh hoạ ở trên).

Bạn có thể nạp thêm dấu chấm (.) vào cột <TT> để máy in đậm các dòng chi phí khi
in kết quả ra máy in.
10. Tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình
• Khai báo công thức tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình:

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 97


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Bạn chọn mục <Tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình> trên menu <Nhập số liệu>
và bấm Enter, màn hình soạn thảo sẽ xuất hiện, bạn có thể nạp công thức yêu cầu
máy tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình theo yêu cầu của bạn. (Xem ví dụ trên
hình sau)

Trên hình là một ví dụ ứng dụng cho trường hợp có bốn hạng mục lớn đã được tổng
hợp đến kinh phí xây lắp (Chưa kể các chi phí khác...). Ta vào các ký hiệu A1, A2,
A3, A4 trên cột ký hiệu, và vào công thức tính chi phí xây lắp chính A1+...+A4.
Thông thường máy sẽ tự động kiểm tra và lắp ráp công thức tính toán chi phí xây
lắp chính. Bạn có thể bấm Ctrl+A để kiểm tra điều này.
Tiếp theo là các dòng khai báo về chi phí xây xây lắp phụ và chi phí khác, bạn để ý
trên các dòng này ta vừa khai báo về nội dung, ký hiệu và công thức tính nhưng trên
các dòng tương ứng với các ký hiệu A1, A2,... ta không cần khai báo gì thêm.

• Liên kết chi phí xây lắp để tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình:

Những dự án lớn có tổng số vốn đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ với nhiều hạng mục
công việc có tính chất khác nhau. Bạn nên phân chúng ra từng hạng mục nhỏ hơn có
tính chất chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với từng phòng ban, với từng cá nhân
trong đơn vị. Khi đó mỗi cá nhân có thể lập hồ sơ cho một hoặc một số hạng mục
cụ thể theo nhiệm vụ được giao. Người chủ trì dự án có thể gom toàn bộ các bảng
tổng hợp kinh phí xây lắp của các cá nhân vào 1 bảng tổng hợp duy nhất để <tổng
hợp kinh phí cho toàn bộ công trình> hay <tổng dự toán> bằng cách bấm nút phải

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 98


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
chuột và chọn mục <Liên kết chi phí xây lắp> trên menu <shortcut>, hộp thoại sau
đây xuất hiện:

Bạn lựa các đường dẫn chứa nội dung dự toán của các hạng mục công việc riêng lẻ
tương ứng đã được lập (trên hình là ví dụ dự án cầu Thận Phước) rồi nhấn đúp
chuột hoặc nhấn vào nút thêm đường dẫn, máy sẽ chèn đường dẫn đó vào <Nhóm
các đường dẫn...>. Sau cùng bạn chọn nút <Liên Kết> máy sẽ liên kết toàn bộ các
bảng tổng hợp kinh phí xây lắp lại với nhau để bạn sẵn sàng tổng hợp kinh phí cho
toàn bộ công trình.

• 3. Tra các hệ số, định mức tính chi phí tư vấn khác:

(Trên hình đang tra chi phí thiết kế)

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 99


Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Để tra các hệ số <Chi phí tư vấn khác...> như : Chi phí thiết kế, chi phí thẩm định,...
bạn thực hiện theo các bước sau :
- Đóng biểu tổng hợp này lại.
- Kiểm tra và tính toán lại toàn bộ hồ sơ.
- Mở biểu tổng hợp này trở lại.
- Đặt con trỏ tại mục chi phí tư vấn khác... cần tra hệ số.
- Bấm Ctrl+K hoặc Nút phải chuột và chọn mục <Chi phí tư vấn khác...>
- Chọn loại công trình và cấp công trình (chỉ cần chọn 1 lần).
- Chọn mục chi phí tư vấn tương ứng trên menu.
- Chọn nút <Chèn> trên hộp thoại.
Chú ý 1: Bạn có thể <bật liên kết động từ off -> on> trên menu tra chi phí (xem mục
cuối), khi đó bạn chỉ việc chọn loại và cấp công trình rồi bấm chuột vào nút <Kiểm
tra tính toán> trên thanh <công cụ>, máy sẽ tự động tra các hệ số chi phí tư vấn
khác vào bảng này. (Chế độ mặc nhiên liên kết động tắt =off)
Chú ý 2: Nếu bạn thay đổi đơn giá, khối lượng công tác có ảnh hưởng lớn đến giá
thành thì phải thực hiện tra lại các hệ số chi phí tư vấn khác... vì các hệ số này thay
đổi phụ thuộc vào tổng chi phí xây lắp trước thuế. Bạn nên <bật liên kết động> trở
lại rồi tính toán.
Chú ý 3: Khi chế độ chính sách thay đổi bạn chọn mục <Điều chỉnh số liệu> trên
menu tra chi phí để mở bảng chi phí khác ra và điều chỉnh lại.
11. Kiểm tra và tính toán lại toàn bộ hồ sơ
Bạn chọn mục <Kiểm tra, tính toán lại toàn bộ...> trên menu <Nhập số liệu> tương
ứng và bấm Enter, một thông báo như sau xuất hiện :

Bạn có thể bấm vào nút <OK> để yêu cầu máy kiểm tra và tính toán lại toàn bộ hồ
sơ. Còn nếu không hãy bấm Esc hoặc chọn nút <Cancel> để trở về.

III. Lập dự toán theo Phương pháp Phân tích đơn giá 2
Trên menu <Lựa chọn> nếu bạn chọn cách lập dự toán theo <Phương pháp phân
tích đơn giá 2> thì từ menu <Nhập số liệu> bạn có thể thực hiện theo các bước
tương tự như cách Lập dự toán theo phương pháp phân tích đơn giá 1.

Nhưng cách <Lập bảng phân tích đơn giá...> được thực hiện theo biểu mẫu
riêng, giá phân tích vật liệu, nhân công, máy được ghi trên <Ba cột> khác nhau.

Nếu bạn để ý sẽ thấy giữa phương pháp phân tích đơn giá 1 và 2 chỉ khác nhau
cách phân tích đơn giá mà thôi.
Theo cách 1 giá phân tích được đưa vào cột <Thành tiền> và bạn phải khai báo
các chỉ mục A- Vật liệu, B- Nhân công, C- Máy thi công để máy phân tích. Xem
hình.

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 100
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

Theo cách 2 giá phân tích được tách ra ba cột <G vật liệu>, <G nhân công>, <G
ca máy> riêng và bạn không cần khai báo các chỉ mục trên. Xem hình.

IV. Lập dự toán theo Phương pháp Phân tích đơn giá 3
1. Nạp định mức khối lượng và định dạng hồ sơ
2. Mở bảng phân tích đơn giá để kiểm tra và hiệu chỉnh
3. Lập bảng phân tích giá cước vận chuyển
4. Lập bảng phân tích giá vật liệu đến chân công trình
5. Lập bảng phân tích giá nhân công ca máy
6. Lập bảng phân tích giá NC, CM theo thông tư 06
7. Phát sinh bảng phân tích đơn giá 3
8. Tổng hợp khối lượng vật liệu, nhân công, máy
9. Tổng hợp kinh phí xây dựng
10. Tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình
11. Kiểm tra và tính toán lại toàn bộ hồ sơ

V. Lập dự toán theo Phương pháp bù chênh lệch giá


1. Lập bảng tính tiên lượng
2. Lập bảng dự toán thi công chi tiết
3. Phát sinh bảng phân tích đơn giá

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 101
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
4. Phát sinh bảng phân tích khối lượng
5. Lập bảng phân tích giá cước vận chuyển
6. Lập bảng phân tích giá vật liệu đến chân công trình
7. Lập bảng phân tích giá nhân công ca máy
8. Lập bảng phân tích giá NC, CM theo thông tư 06
9. Tổng hợp khối lượng VL, NC, M và chênh lệch
10. Tổng hợp kinh phí xây dựng
11. Tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình
12. Kiểm tra và tính toán lại toàn bộ hồ sơ

VI. Lập dự toán theo Phương tổng hợp khối lượng vật liệu và áp giá trực tiếp
1. Lập bảng tính tiên lượng
2. Lập bảng dự toán thi công chi tiết
3. Phát sinh bảng phân tích đơn giá
4. Phát sinh bảng phân tích khối lượng
5. Lập bảng phân tích giá cước vận chuyển
6. Lập bảng phân tích giá vật liệu đến chân công trình
7. Lập bảng phân tích giá nhân công ca máy
8. Lập bảng phân tích giá NC, CM theo thông tư 06
9. Tổng hợp khối lượng VL, NC, M và chênh lệch
10. Tổng hợp kinh phí xây dựng
11. Tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình
12. Kiểm tra và tính toán lại toàn bộ hồ sơ

VII. Lập dự toán theo Phương pháp Phân tích khối lượng
1. Nạp định mức khối lượng và định dạng hồ sơ
2. Mở bảng phân tích đơn giá để kiểm tra và hiệu chỉnh
3. Lập bảng phân tích giá cước vận chuyển
4. Lập bảng phân tích giá vật liệu đến chân công trình
5. Lập bảng phân tích giá nhân công ca máy
6. Lập bảng phân tích giá NC, CM theo thông tư 06
7. Phát sinh bảng phân tích đơn giá 3
8. Tổng hợp khối lượng vật liệu, nhân công, máy
9. Tổng hợp kinh phí xây dựng
10. Tổng hợp kinh phí toàn bộ công trình
11. Kiểm tra và tính toán lại toàn bộ hồ sơ

VIII. Ví dụ áp dụng
Ví dụ 1 : Lập phân tích đơn giá và tổng hợp khối lượng nhân công ca máy cho
cac hạng mục sau đây khi thi công mố cầu

TT ĐM Hạng mục ĐV KLg


Đào móng bè trên cạn bằng máy đào.I 1 m3 250
BE.1111
1 Trong phạm vi <=30 m , Đất cấp I
2 KB.2110 Ván khuôn kim loại tường 1 m2 172

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 102
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
cột vuông, chữ nhật, xà dầm, giằng
Gia công cốt thép móng Tấn 16.5
IA.1130
3 Đường kính cốt thép d>18 mm 0
Bê tông móng, mố, trụ cầu trên cạn 1 m3 165
HC.6115
4 Vữa BT-CT đá 1x2 M300
Ván khuôn kim loại tường 1 m2 304
KB.2110
5 cột vuông, chữ nhật, xà dầm, giằng
Gia công cốt thép cột, trụ Tấn 11.152
IA.2231
6 Đ/kính cốt thép d>18 mm,cao<=4m
Bê tông móng, mố, trụ cầu trên cạn 1 m3 111.518
HC.6115
7 Vữa BT-CT đá 1x2 M300

™ Phân tích đơn giá

TT Mã Công Việc ĐV KLg Đơn giá Giá thành


Đào móng bè trên cạn bằng máy đào 1 m3
Trong phạm vi <=30 m , Đất cấp I
C- Máy thi công : 2838.1
BE.1111

1 - Máy đào <= 0.8 m3 Ca 0.003 871710.1 2615.1


- Máy ủi <=110 CV Ca 0.00027 825803.4 223
B- Nhân công : 0 269
- Nhân công bậc 3.0/7 Công 0.0197 13654.3 269
2 Ván khuôn kim loại tường 1 m2 0 0
cột vuông, chữ nhật, xà dầm, giằng 0 0
A- Vật liệu : 0 15750.4
- Thép tấm Kg 0.5181 8650 4481.565
- Thép hình Kg 0.4884 8650 4224.66
KB.2110

- Gỗ chống m3 0.00496 2100000 10416


- Que hàn Kg 0.056 6800 380.8
- Vật liệu khác % 5 0 750
B- Nhân công : 0 5696.8
- Nhân công bậc 4.0/7 Công 0.3828 14881.9 5696.8
C- Máy thi công : 0 1623.5
- Máy hàn 23 KW Ca 0.015 94113.4 1411.7

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 103
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

- Máy khác % 15 0 211.8


Gia công cốt thép móng Tấn 0 0
Đường kính cốt thép d>18 mm 0 0
A- Vật liệu : 0 4299436
- Thép tròn d >18 mm Kg 1020 8650 8823000
- Dây thép Kg 14.28 5700 81396
IA.1130

3 - Que hàn Kg 5.3 6800 36040


B- Nhân công : 0 90602.4
- Nhân công bậc 3.5/7 Công 6.35 14268.1 90602.4
C- Máy thi công : 0 127351.9
- Máy hàn 23 KW Ca 1.27 94113.4 119524
- Máy cắt uốn Ca 0.16 48924.4 7827.9
Bê tông móng, mố, trụ cầu trên cạn 1 m3 0 0
Vữa BT-CT đá 1x2 M300 0 0
A- Vật liệu : 0 996564.5
- Xi măng PC 30 Kg 487.2 900 438480
- Cát vàng m3 0.455 47000 21385
- Đá dăm 1x2 m3 0.817 132000 107844
- Nước m3 0.193 2500 482.5
HC.6115

- Phụ gia siêu dẻo Kg 73.08 5700 416556


4
- Vật liệu khác % 1.2 0 11817
B- Nhân công : 0 7419.4
- Nhân công bậc 3.5/7 Công 0.52 14268.1 7419.4
C- Máy thi công : 0 110603
- Cần cẩu 25 T Ca 0.033 1430686.8 47212.7
- Máy bơm bê tông 50 m3/h Ca 0.033 1785413.4 58918.6
- Máy đầm dùi 1.5 KW Ca 0.085 46133.9 3921.4
- Máy khác % 0.5 0 550.3
5 Gia công cốt thép cột, trụ Tấn
IA.2231

Đ/kính cốt thép d>18 mm,cao<=4m


A- Vật liệu : 4305556
- Thép tròn d >18 mm Kg 1020 8650 8823000

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 104
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

- Dây thép Kg 14.28 5700 81396


- Que hàn Kg 6.2 6800 42160
B- Nhân công : 0 123073.6
- Nhân công bậc 3.7/7 Công 8.48 14513.4 123073.6
C- Máy thi công : 0 148056.9
- Máy hàn 23 KW Ca 1.49 94113.4 140229
- Máy cắt uốn Ca 0.16 48924.4 7827.9

™ Tổng hợp khối lượng,vật liệu, nhân công, ca máy

STT Chi Phí ĐV KLượng Đơn giá Giá thành


A - VÂT LIÊU 532,494,826
- Vật liệu khác % 100 36246.1 3624610.00
1 - Cát vàng m3 125.82 47000 5913540.00
2 - Dây thép Kg 394.87 5700 2250759.00
3 - Gỗ chống m3 2.36 2100000 4956000.00
4 - Nước m3 53.37 2500 133425.00
5 - Phụ gia siêu dẻo Kg 20207.94 5700 115185258.00
6 - Que hàn Kg 183.25 6800 1246100.00
7 - Thép hình Kg 232.48 8650 2010952.00
8 - Thép tròn d >18 mm Kg 28204.84 8650 243971866.00
9 - Thép tấm Kg 246.62 8650 2133263.00
10 - Xi măng PC 30 Kg 134719.57 900 121247613.00
11 - Đá dăm 1x2 m3 225.92 132000 29821440.00
B - NHÂN CÔNG 7,697,958
12 - Nhân công bậc 3.0/7 Công 4.93 13654.3 67315.70
13 - Nhân công bậc 3.5/7 Công 248.56 14268.1 3546478.94
14 - Nhân công bậc 3.7/7 Công 94.57 14513.4 1372532.24
15 - Nhân công bậc 4.0/7 Công 182.21 14881.9 2711631.00
C - XE MAY 35,835,766
- Máy khác % 100 2529.8 252980.00
16 - Cần cẩu 25 T Ca 9.13 1430686.8 13062170.48
17 - Máy bơm bê tông 50 m3/h Ca 9.13 1785413.4 16300824.34
18 - Máy cắt uốn Ca 4.42 48924.4 216245.85

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 105
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta
19 - Máy hàn 23 KW Ca 44.71 94113.4 4207810.11
20 - Máy đào <= 0.8 m3 Ca 0.75 871710.1 653782.58
21 - Máy đầm dùi 1.5 KW Ca 23.5 46133.9 1084146.65
22 - Máy ủi <=110 CV Ca 0.07 825803.4 57806.24

Ví dụ 2 : Lập phân tích đơn giá và tổng hợp khối lượng nhân công ca máy cho
cac hạng mục sau đây khi thi công cọc khoan nhồi trên cạn

TT Mã Hạng mục ĐV KLượng


Khoan vào đất trên cạn, PP phản TH 1m 920
1 DB.1120
Đường kính lỗ khoan 1000 mm
Bơm dung dịch ben tô nít chống sụt 1m3 722.57
2 DC.1110
thành lỗ khoan trên cạn
Cốt thép khoan cọc nhồi trên cạn Tấn 72.257
3 IA.6131
Đường kính cốt thép >18 mm
Bê tông cọc nhồi trên cạn 1 m3 722.57
4 HC.9115
D <= 1000 mm,vữa BT đá 1x2 M300

™ Phân tích đơn giá

STT Mã Công Việc ĐV KLg Đơn giá Giá thành


Khoan vào đất trên cạn, PP phản TH 1m 0 0
Đường kính lỗ khoan 1000 mm 0 0
B- Nhân công : 0 37502.4
DB.1120

- Nhân công bậc 4.0/7 Công 2.31 16234.8 37502.4


1
C- Máy thi công : 0 485415.8
- Búa khoan(TRC-15) Ca 0.028 14771163.2 413592.6
- Cần cẩu 30 T Ca 0.028 1739578.6 48708.2
- Máy khác % 5 0 23115
2 Bơm dung dịch ben tô nít chống sụt 1m3 0 0
thành lỗ khoan trên cạn 0 0
A- Vật liệu : 0 16016.9
DC.1110

- Ben tô nít Kg 39.26 80 3140.8


- Phụ gia CMC Kg 1.91 5700 10887
- Nước ngọt m3 0.67 2500 1675
- Vật liệu khác % 2 0 314.1

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 106
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

B- Nhân công : 0 9416.2


- Nhân công bậc 4.0/7 Công 0.58 16234.8 9416.2
C- Máy thi công : 0 57875.4
- Máy trộn dung dịch Ca 0.05 302049.8 15102.5
- Máy sàng rung Ca 0.05 726466 36323.3
- Máy bơm 200m3/h Ca 0.05 106295.6 5314.8
- Máy khác % 2 0 1134.8
Cốt thép khoan cọc nhồi trên cạn Tấn 0 0
Đường kính cốt thép >18 mm 0 0
A- Vật liệu : 0 4378144
- Thép tròn d >18 mm Kg 1020 8650 8823000
- Dây thép Kg 14.28 5700 81396
- Que hàn Kg 10.5 6800 71400
IA.6131

3 - Vật liệu khác % 1 0 43348


B- Nhân công : 0 175335.8
- Nhân công bậc 4.0/7 Công 10.8 16234.8 175335.8
C- Máy thi công : 0 436019.7
- Máy hàn 23 KW Ca 2.62 95421.1 250003.3
- Máy cắt uốn Ca 0.16 50102.1 8016.3
- Cần cẩu 25 T Ca 0.12 1483334.4 178000.1
4 Bê tông cọc nhồi trên cạn 1 m3 0 0
D <= 1000 mm,vữa BT đá 1x2 M300 0 0
A- Vật liệu : 0 1080317.6
- Xi măng PC 30 Kg 528 900 475200
- Cát vàng m3 0.493 47000 23171
- Đá dăm 1x2 m3 0.886 132000 116952
HC.9115

- Nước m3 0.209 2500 522.5


- Phụ gia siêu dẻo Kg 79.2 5700 451440
- ống đổ d 300 m 0.012 18500 222
- Vật liệu khác % 1.2 0 12810.1
B- Nhân công : 0 17121.7
- Nhân công bậc 3.5/7 Công 1.1 15565.2 17121.7
C- Máy thi công : 0 268668.2
- Cần cẩu 25 T Ca 0.079 1483334.4 117183.4

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 107
Giáo án môn học: Tin ứng dụng trong Thiết kế cầu Version βeta

- Máy bơm bê tông 50 m3/h Ca 0.079 1850845.3 146216.8


- Máy khác % 2 0 5268

™ Tổng hợp khối lượng,vật liệu, nhân công, ca máy

STT Chi Phí ĐV KLượng Đơn giá Giá thành


A - VÂT LIÊU 0 0 1,443,875,224
- Vật liệu khác % 100 126153.5 12615350
1 - Ben tô nít Kg 28368.1 80 2269448
2 - Cát vàng m3 356.23 47000 16742810
3 - Dây thép Kg 1031.83 5700 5881431
4 - Nước m3 151.02 2500 377550
5 - Nước ngọt m3 484.12 2500 1210300
6 - Phụ gia CMC Kg 1380.11 5700 7866627
7 - Phụ gia siêu dẻo Kg 57227.54 5700 326196978
8 - Que hàn Kg 758.7 6800 5159160
9 - Thép tròn d >18 mm Kg 73702.14 8650 637523511
10 - Xi măng PC 30 Kg 381517 900 343365264
11 - Đá dăm 1x2 m3 640.2 132000 84506400
12 - ống đổ d 300 m 8.67 18500 160395
B - NHÂN CÔNG 0 0 66,347,040.4
13 - Nhân công bậc 3.5/7 Công 794.83 15565.2 12371687.9
14 - Nhân công bậc 4.0/7 Công 3324.67 16234.8 53975352.5
C - XE MAY 0 0 714,028,549.8
- Máy khác % 100 258922.7 25892270
15 - Búa khoan(TRC-15) Ca 25.76 14771163 380505164
16 - Cần cẩu 25 T Ca 65.75 1483334 97529236.8
17 - Cần cẩu 30 T Ca 25.76 1739579 44811544.7
18 - Máy bơm 200m3/h Ca 36.13 106295.6 3840460
19 - Máy bơm bê tông 50 m3/h Ca 57.08 1850845 105646249.7
20 - Máy cắt uốn Ca 11.56 50102.1 579180.3
21 - Máy hàn 23 KW Ca 189.31 95421.1 18064168.4
22 - Máy sàng rung Ca 36.13 726466 26247216.6
23 - Máy trộn dung dịch Ca 36.13 302049.8 10913059.3

Bộ môn Cầu Hầm - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng Trang 108

You might also like