You are on page 1of 2

Liti(Z=3)

1.Lịch sử của Liti


Liti được phát hiện bởi Johann Arfvedson vào năm 1817. Ông tìm thấy nguyên tố mới trong
khoáng chất spodumen và lepidolit trong quặng petalit, LiAl(Si2O5)2, ông đã tiến hành phân tích
trên đảo Utô ở Thụy Điển. Năm 1818, Christian Gmelin là người đầu tiên quan sát thấy các muối
liti cso màu đỏ tươi trong lửa. Cả hai người đều cố gắng nhưng đều thất bại trong việc cô lập
nguyên tố từ muối của nó.
Liti không được cô lập cho đến khi William Thomas Brande và Sir Humphrey Davy sử dụng
phương pháp điện phân trên oxit liti. Việc sản xuất thương mại cảu kim loại liti đạt được vào năm
1923 bởi công ty Đức Metallgesellschaft AG bằng cách điện phân liti clorua và kali clorua nóng
chảy.
Nó được đặt tên là liti vì nó được phát hiện ra từ các khoáng vật trong khi các kim loại kiềm
khác được phát hiện ra từ các cơ quan của thực vật
2.Tính chất cơ bản : Tính chất vật lí và hóa học của Liti nói chung là giống với các
kim loại kiềm khác.
a) Tổng quát
- Liti là kim loại kiềm,nhóm IA, chu kì 2, nguyên tố khối s
- Khối lượng riêng :535 kg/m3, độ cứng : 0,6
- Bề ngoài có màu bạc hoặc xám.

Liti nổi trong paraffin


- Khối lượng nguyên tử:6,94 g/mol
- Bán kính nguyên tử : 155 pm
- Bán kính công hóa trị : 134 pm
- Bán kính van de van : 182 pm
- Cấu hình electron : [He]2s1
- Năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai(eV) : 5,39 và 75,6
- Cấu trúc tinh thể : Lập phương tâm khối.
- Độ âm điện : 0,98(theo thang Paulinh).
- Các đồng vị chính : 6Li (7,5%) và 7Li (92,5%)
b) Tính chất vật lí
- Trạng thái rắn, không có từ tính.
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (oC) : 180 và 1317
- Nhẹ, nổi trên dầu hỏa.
- Liti mềm, có thể cắt bằng dao, là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại kiềm.
- Tính mềm của liti và kim loại kiềm nói chung là do liên kết kim loại yếu trong mạng lưới
tinh thể của kim loại
- Độ dẫn điện cao
- Kim loại tự do và hợp chất dễ bay hơi của liti và kim loại kiềm khi đưa vào ngọn lửa có
màu đặc trưng, liti cho màu đỏ tía.
- Liti dễ tan trong các kim loại kiềm khác và tan trong thủy ngân tạo nên hỗn hống liti Li(Hg)
- Liti tan được trong amoniac lỏng tạo dung dịch loãng có màu xanh và dẫn điện. Dung dịch
với nồng độ cao hơn có màu đỏ đồng và có ánh kim.
- Dung dịch Liti và các kim loại kiềm khác trong amoniac lỏng là những chất khử rất tốt
thường dùng trong hóa học vô cơ và hữu cơ.
c) Tính chất hóa học
- Liti hoạt động mạnh về mặt hóa học. Trong các phản ứng nó thể hiện tính khử mạnh.
- Liti kết hợp với hidro ở 600-700oC tạo ra hidrua LiH :
2Li + H2  2LiH
- Ở điều kiện thường và trong không khí khô liti bị phủ 1 lớp gồm Li2O và Li3N. Trong
không khí ẩm lớp oxit của liti kết hợp với hơi nước tạo thành hidroxit rồi hidroxit tác dụng với
CO2 trong không khí tạo ra muối cacbonat Li2CO3. Vì vậy cần bảo quản trong bình kín hoặc
ngâm trong dầu hỏa.
- Khi bị đốt nóng trong không khí, khác với các kim loại kiềm khác liti chỉ tạo ra Li2O và
một ít Li2O2 :
4Li + O2 2Li2O
Vì Li có kích thước bé nên không thể làm bền những anion lớn hơn như anion O2-.
+

- Liti bốc cháy trong không khí clo khi có mặt hơi ẩm ở nhiệt độ thường. Với brom lỏng liti
chỉ tương tác trên bề mặt. Còn với iot thì chỉ tương tác mạnh khi đun nóng.
- Phản ứng nổ cũng xảy ra khi nghiền liti với bột lưu huỳnh.
- Liti tác dụng mãnh liệt với nước giải phóng H2 :
2Li + 2 H2O  2 LiOH + H2
- Khi đun nóng quá nhiệt độ nóng chảy của kim loại trong amoniac liti tạo thành amidua :
2Li + 2NH3  2LiNH2 + H2
- Liti có thể thay thế hidro trong các axit vô cơ và hữu cơ tạo ra các muối liti : liti clorua, liti
axetat….
- Liti có thể tạo nên hợp chất cộng hóa trị như liti metyl (LiCH3)…

You might also like