You are on page 1of 7

Author : Thaithienanh

Pages : Vẽ Mạch In Bằng Proteus


Đầu bài mình xin phép trước bởi vì trước giờ mình chưa bao giờ viết bài huớng dẫn,
và vấn đề lớn nữa là mình mù tịt cái khoản “English the mau giao”, cho nên bài viết
này sẽ chắc chắn sẽ phạm phải những sai sót, mong các bạn thông cảm và đóng góp ý
kiến để cho bài viết này dần dà đuợc hoàn thiện hơn, Cảm ơn các bạn nhiều (hình như
mình nghe nhóc cháu nó đọc là “thánh kìu zé ri mớt” thì phải hi hi .

Bây giờ để tiện cho việc thực hành vẽ mạch in , mình sẽ không đề cập đến vấn đề
“schematic” mà sử dụng luôn một example của Proteus là “Pic Doorbell”.
*Bắt đầu : Ở bên ngoài desktop các bạn kích vào icon ISIS (tức trình con hỗ trợ vẽ sơ
đồ nguyên lý của Proteus, đuợc mình khoanh trắng ):

Bây giờ bạn đang ở trong giao diện của trình ISIS, hãy chọn Open và chọn đuờng dẫn
đến bài ví dụ “Pic Doorbell” 
Sơ đồ của “Pic Door Bell” sẽ đuợc mở ra như sau 

Bây giờ chúng ta sẽ nhấp chuột vào biểu tượng của trình vẽ mạch ARES nằm ở góc phải
trên màn hình (đuợc hình khoanh đỏ ở trên). Lưu ý nếu sơ đồ do các bạn tự tạo khi
chuyển qua ARES trình sẽ yêu cầu bạn save sơ đồ lại .

Sau khi chuyển qua giao diện của trình ARES các bạn sẽ thấy xuất hiện khung với tiêu đề
là “Pakage selector” nguyên nhân là do trình không tìm đuợc định dạng chân linh kiện
mà ISIS cung cấp nên buộc chúng ta phải tự tìm lấy theo kiểu Maual.

+ Linh kiện 1 : Sounder (loa) : chúng ta sẽ gõ vào “conn-sil2” (đế cắm 2 chấu) Enter.
+ Linh kiện 2,3 : Resistor (trở) : gõ vào “res40” (chọn kiểu chân điện trở 0,6 W) Enter.
Những dạng chân cắm phổ biến bạn nên thuộc lòng luôn để khi cần ‘cạch cạch’ là qua ^.^
(Việc chọn linh kiện khi vẽ sơ đồ nguyên lý cũng là một điều đáng chú ý, sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đến việc hoàn thành mạch in nhanh hay chậm, khi chọn linh kiện nên chú ý
nhìn xem nó có đuợc hỗ trợ dạng chân cắm chưa, nếu chưa nên tìm linh kiện tương
đương nhưng có hỗ trợ định dạng.)
Sau khi chọn xong dạng chân cho 3 linh kiện trên thì khung “Pakage selector” biến mất,
lúc này các linh kiện đuợc xếp vào ô “component” nhưng lại thiếu mất 2 led và 2 button ?
Đó là do lúc đầu bên sơ đồ nguyên lý các linh kiện đó thứ nhất chưa đuợc bạn đặt tên, thứ
hai là chúng bị check ô “Exclude from PCB layout”. Nhưng tại sao biết vậy mà mình
không nói trước từ đầu để các bạn đỡ mất công nhỉ ? hì lát nữa các bạn sẽ rõ ^.^

Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành vẽ đuờng bao của panel bằng cách chọn vào công cụ “2D
graphic box” trên thanh tool công cụ, tiếp đến chọn “board edge” (có màu vàng)

Sau đó rê chuột ra giữa màn hình, kích giữ trái chuột và vẽ thành một khung (nếu muốn
thay đổi size của khung, kích phải chuột vào vành khung, sau đó muốn “kéo gì thì kéo”.

Hiện tại do trong danh mục của ARES không có định dạng chân cắm cho Button nên
mình sẽ phải tự tạo ra nó bằng cách : chọn vào “2D graphic box”  chọn “topsilk” rồi vẽ
một khung đúng bằng kích thước của button (căn cứ vào độ dài từ điểm tới điểm trên ma
trận thì vừa nhanh vừa chuẩn), sau đó chọn “round through hole…” trên toolbar  chọn
kích cỡ lỗ khoan trong ô “Circus through” là “C70-30” (là kích thuớc via và lỗ khoan) 
ta sẽ gắn 4 via vào topsilk để tạo thành 4 chân. Kích chuột phải vào từng chân và đánh số
thứ tự chân và trong ô number. Nếu muốn đẹp hơn các bạn có thể vẽ thêm cái vòng tròn ở
giữa button bằng mực “top silk” tượng trưng cho cái phím tròn, hoặc muốn bảo đảm tiếp
xúc của button bạn có thể chọn vào “Track mode” trên toolbar & chọn “Bottom copper”
sau đó nối hai đôi cặp chân lại. Các bạn save linh kiện vừa tạo bằng cách kích phãi chuột
rào linh kiện lại và chọn vào biểu tượng hình “con IC có dấu +” (make pakage)
Bạn sẽ đặt tên cho nó là “button” , chọn library sẽ lưu trữ vào, dạng chân cắm xuyên lỗ
(through) hay bề mặt (surface) cuối cùng chỉ việc save vào là xong (bây giờ và mai sau
bạn đã có trong tay pakage của button rồi đó, mừng chưa ^.^). Bên ngoài bạn có thể xoá
bỏ hình vẽ nháp kia đuợc rồi .
Trở lại với vấn đề các linh kiện bị mất ở trên, chúng ta sẽ quay về ISIS và đặt tên cho 2
con led, và 2 cái button + bỏ dấu check trong ô “exclude PCB layout” bằng cách kích
phải chuột vào linh kiện và chọn “edit properties” . Nhớ đặt tên luôn cho nguồn dương
là “VDD” và nguồn âm (đất) là “VSS” luôn bạn nhé, nếu không thì 2 chân nguồn được
“ẩn” của IC trình sẽ bỏ trống vì chẳng biết nối vào đâu .
Xong các bạn chuyển sang ARES, chắc chắn lúc này trình sẽ hỏi bạn có save lại hay
không, bạn OK rồi đi tiếp “sang thế giới bên kia” :D. Lúc này ARES hiện ra cũng với cái
bảng “Pakage selector” cũ rich và những yêu cầu chọn chân cắm “cũ xì” nhưng giờ trông
nó có vẻ dễ thuơng hơn vì bạn đã có trong tay “đồ chơi” với nó rồi ^.^. bạn chỉ cần gõ
vào 2 lần “Button”, 2 lần “Led”, 1 lần “conn-sil2”, 2 lần” res40” là xong, khoẻ re luôn !!

Bây giờ vào việc chính thôi, các bạn kích chọn vào linh kiện trong ô component và kích
ra bên ngoài, lúc này linh kiện sẽ theo con trỏ đi đến vị trí các bạn cần đặt, nếu vừa ý các
bạn kích chuột thêm lần nữa là xong, nếu không thích các bạn có thể kích phải hai lần
vào linh kiện, lập tức nó sẽ tự nhảy trở lại vào ô component. Còn muốn xoay linh kiện
các bạn kích phải một lần lên linh kiện, chọn các kiểu xoay. Để tối ưu hơn trong việc đi
mạch, các bạn nên vừa đặt linh kiện vừa nhìn theo sơ đồ nguyên lý nhé .

O yeah tới bước này gọi là “sướng” đây, bạn hãy kích chọn vào “auto route”, kế đến chọn
vào “edit strategies” để thay đổi nội dung đi mạch, cụ thể ARES có chia ra hai phân vùng
là “power” (đuờng nguồn) và “signal” (đuờng tín hiệu), ta lần lượt hiệu chỉnh các thông
số, đầu tiên là lớp mạch, bài này ta chỉ cần sử dụng một lớp “Bottom” thôi, ở mục
“corner” (góc bo) bạn nên check luôn cả hai cái “Optimize” và “Diagonal” để mạch tự
động bè góc rất đẹp. Click OK !!!
Mạch đã xong, nhanh gọn và đẹp phải không nè hi hi ^.^. Có thể các đuờng mạch hơi
cong cong và rườm rà một tí, các bạn có thể chọn tool “track” để chỉnh lại bằng tay. Còn
muốn “Pro” hơn, chơi luôn “phủ mass chống nhiễu” cho oai với nguời ta, từ “menu tool”
các bạn chọn “power plane”, trong ô “net” các bạn chọn đuờng cần “đổ đồng” thường là
VDD hay VSS, trong ô “layer” các bạn chọn lớp cần phủ đồng, còn ô “boundary” các bạn
chọn độ nét, ô “clearance” là khoảng cách giữa lớp đồng đuợc phủ với chân linh kiện
cũng như đuờng đi mạch . Giờ thì OK thôi chứ biết sao giờ hén 

Ở các phiên bản sau này (cụ thể từ bản mấy thì mình hong để ý) Proteus còn hỗ trợ thêm
chức năng mô phỏng mạch 3D rất thú vị, cách dùng như sau : chọn vào “Menu output”
 “3D visualization”. Một hình ảnh 3D hiện ra trông không đẹp cho lắm tại vì màu sắc
và ánh sáng cân chỉnh không đúng, các bạn có thể chỉnh lại bằng cách chọn “Menu
setting”, sau đó tuỳ chỉnh trong Colour (màu sắc), hay camera (góc quay và ánh sáng)
đến khi thấy đẹp và vừa ý là OK. “3D visualization” này cho phép nguời dùng can thiệp
vào rất sâu bằng cách viết code hoặc import hình ảnh từ trình đồ hoạ vào, chi tiết về vấn
đề này mình đã có đề cập đến trong một bài viết trên dientuvietnam.net nhưng tạm thời
mình không giới thiệu nó ở đây vì nó không quan trọng cho lắm. Còn đây là sự trông đợi
của chúng ta, thành phầm sau cùng cũng đã ra lò, huraaaaaa…..
FiNish !!!
Chúc Các Bạn Thành Công

You might also like