You are on page 1of 30

LỜI MỞ ĐẦU

Theo quy định trong điều 14 Quy chế 25 của trường Đại học Ngoại
thương về việc thực tập giữa khóa của sinh viên, em đã liên hệ và được nhận
thực tập tại Phòng Thanh toán quốc tế của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam trong khoảng thời gian từ 29/6/2009 đến 31/7/2009.

Trong quá trình học tập tại nhà trường cũng như trong 5 tuần thực tập
tại Phòng Thanh toán của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam, em nhận thấy việc thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu bằng phương
pháp tín dụng chứng từ (L/C) là rất phổ biến, và được các bên tin tưởng áp
dụng. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng có
uy tín hàng đầu và đã có hơn 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này tại Việt
Nam và nhận được rất nhiều sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Chính vì thế, em
đã chọn đề tài “Hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua”.

Bài báo cáo gồm 3 phần chính:

Chương I : Khái quát về Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Chương II : Tình hình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Chương III : Một số đề xuất nhằm phát triển hoạt động thanh toán bằng tín
dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt tài liệu cũng
như ý kiến đóng góp của cán bộ Phòng Thanh toán quốc tế - Sở Giao dịch
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, sự hướng dẫn tận tình của chị
Nguyễn Thu Phương. Và xin đặc biệt cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của giáo viên
hướng dẫn: ThS. Trần Thu Trang đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo
cáo này.

1
CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

a) Lịch sử hình thành

Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
là đơn vị trực thuộc Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank). Sở Giao dịch Vietcombank được thành lập theo quyết định số
1215/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ngày 28/12/2005 và hoạt động theo Quyết định số
1234/QĐ-NHNT-TCCB-ĐT ngày 30/12/2005. Lúc đó, Sở Giao dịch trực thuộc
Hội Sở chính của Vietcombank.

Tháng 5/2006, Sở Giao dịch Vietcombank tách ra hoạt động như một
đơn vị độc lập so với Hội Sở chính. Đến ngày 05/06/2008 Sở Giao dịch Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam được chuyển đổi thành Sở Giao dịch Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo Quyết định số 431/QĐ-
NHNT-TCCB-ĐT ngày 05/6/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng
cổ phần thương mại Ngoại thương Việt Nam.

Như vậy, Sở Giao dịch là một chi nhánh của Vietcombank và không
có tư cách pháp nhân, được Vietcombank ủy quyền, kinh doanh trên các lĩnh
vực được phép. Từ khi thành lập cho đến nay, Sở Giao dịch Vietcombank luôn
khẳng định được vị thế “anh cả” trong đại gia đình Vietcombank. Không chỉ
hoạt động như một chi nhánh của Vietcombank với thị phần lớn trong nhiều
lĩnh vực tại Hà Nội, Sở Giao dịch còn là nơi tiên phong thực hiện các chủ
trương chính sách của Vietcombank, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai
các sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. Trong
thời gian qua, Sở Giao dịch luôn là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống

2
Vietcombank về quy mô huy động vốn, ngay cả trong những thời điểm̀ công
tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn.

b) Chức năng và nhiệm vụ

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động thuộc Quyết định số 1234/QĐ-
NHNT-TCCB-ĐT ngày 30/12/2005, Sở Giao dịch có những chức năng sau:

- Huy động vốn

- Cho vay

- Vay nợ viện trợ

- Dịch vụ hối đoái và dịch vụ thẻ

- Bảo lãnh

- Dịch vụ thanh toán gồm có thanh toán quốc tế và thanh toán nội địa.

- Xét duyệt cho vay, kiểm tra xử lý

- Chiết khấu và cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

- Các hoạt động khác

Tuy nhiên, Sở Giao dịch không được phép tham gia vào lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán và thị trường tiền tệ liên ngân hàng trừ khi được sự cho
phép của Ngân hàng Ngoại thương trung ương.

2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Theo quyết định số 1235/QĐ-NHNT-TCCB ngày 30/12/2005 của


Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, cơ cấu tổ chức hoạt
động của Sở giao dịch Vietcombank như sơ đồ sau:

3
GIÁM ĐỐC SGD

PHÓ GIÁM ĐỐC


PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH


CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG


PHÒNG
THANH BẢO VAY NỢ THẺ KINH DOANH
TÍN DỤNG
TOÁN LÃNH VIỆN TRỢ NGOẠI HỐI

Nguồn: Phòng Tổ chức Sở Giao dịch Vietcombank

Hiện Giám đốc của Sở Giao dịch là Ông Nguyễn Danh Lương phụ
trách kinh doanh nói chung và Phòng Tổ chức và Phòng Hành chính. Ba Phó
Giám đốc phụ trách 3 mảng kinh doanh khác nhau.

Sở giao dịch có 15 Phòng Giao dịch trên địa bàn Hà Nội và các Phòng
Nghiệp vụ đặt tại trụ sở chính số 2 phố Ngô Quyền, Hà Nội. Khách hàng đến
yêu cầu tại Phòng Giao dịch và tùy chính chất mà các giao dịch đó sẽ được
chuyển lên Phòng Nghiệp vụ tương ứng để giải quyết.

Mỗi Phòng Giao dịch có 10 nhân viên; các Phòng Nghiệp vụ 10-15
người. Riêng Phòng Thanh toán quốc tế có hơn 40 người do 2 phòng : Phòng
Thanh toán xuất khẩu và Phòng Thanh toán nhập khẩu đã sáp nhập lại thành
một. Tổng số nhân viên của Sở giao dịch là 307 người, hầu hết đều có trình độ
từ đại học trở lên.

3. Tình hình kinh doanh của Sở giao dịch trong thời gian qua

a) Tình hình chung

Các mảng kinh doanh chính của Sở giao dịch Vietcombank là huy
động vốn, cho vay, vay nợ viện trợ, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối

4
và dịch vụ thẻ. Tình hình kinh doanh nói chung của Sở Giao dịch được thể
hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank 2006-2008

Đơn vị: tỷ đồng

2006 2007 2008


Chỉ tiêu
Thứ tự
Tăng giảm Tăng giảm
Số tiền Số tiền Số tiền
(%) (%)
1 Tổng doanh thu 2668,32 3051,57 14.36 3686,01 20,8

2 Tổng chi 1894,82 2226,24 17,5 3008,00 48,6


Lợi nhuận
3 773,50 825,33 6,7 678,01 - 17,85
trước thuế
Lợi nhuận
4 572,4 594,28 3,8 488,17 -17,85
sau thuế
Nguồn: Phòng Kế hoạch Sở Giao dịch Vietcombank

Từ bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của Sở Giao dịch liên tục tăng
trong 3 năm gần đây với tốc độ trên hai con số. Mặt khác, tổng chi cũng tăng
mạnh từ 1894,82 tỷ đồng năm 2006 lên 3008,00 tỷ đồng năm 2008, tăng gần
gấp đôi. Điều đó cho thấy Sở giao dịch đang tích cực mở rộng kinh doanh sau
khi đã ổn định tổ chức và hoạt động. Lợi nhuận trước và sau thuế của Sở giao
dịch năm 2007 đều tăng so với năm 2006. Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế
thế giới nên năm 2008, lợi nhuận giảm 17,85% so với năm 2007. Nguyên nhân
chính của sự sụt giảm này là do hầu hết các ngân hàng đều gặp phải rất nhiều
khó khăn trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động vào năm 2008.

b) Tình hình cụ thể

Tình hình các mảng kinh doanh chính của Sở Giao dịch Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam được trình bày cụ thể dưới đây :

5
- Huy động vốn

Bảng 2: Kết quả huy động vốn của Sở giao dịch Vietcombank 2006-2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng giá trị huy động vốn (tỷ đồng) 33088,21 38779,38 43359,22
Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động (%) 24,00 17,20 11,81
Nguồn: Phòng Kế hoạch Sở Giao dịch Vietcombank

Từ đầu năm 2006 đến nay, công tác huy động vốn của Sở Giao dịch
Vietcombank khá tốt. Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế năm 2007 đạt
38779,38 tỷ đồng và năm 2008 con số này lên tới 43359,22 tỷ đồng. Như vậy
trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn đạt trên hai con số,
mặc dù tốc độ có giảm sút do tình hình kinh tế bất lợi.

- Hoạt động cho vay


Bảng 3: Kết quả hoạt động tín dụng của Sở giao dịch 2006-2008
Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tổng dư nợ cho vay (tỷ VNĐ) 2263,57 3403,54 4473,84

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (%) 23,18 44,00 31,45

Dư nợ cho vay theo kì hạn (tỷ VNĐ)

Cho vay ngắn hạn 1637,48 2480,50 3081,13

Cho vay trung và dài hạn 414,10 610,25 764,58

Cho vay đồng tại trợ 311,99 312,79 628,13

6
Dư nợ cho vay theo loại tiền (tỷ VNĐ)

VND 779,03 1149,72 1495,60

USD 1584,54 2253,82 2978,24

Nguồn: Phòng Kế hoạch Sở Giao dịch Vietcombank


Hoạt động cho vay của Sở giao dịch Vietcombank đối với khách hàng
luôn tăng trưởng trong 3 năm qua. Tốc độ tăng dư nợ luôn tăng trưởng trên
20%, đặc biệt năm 2007 đạt 44%. Mặc dù năm 2008 có giảm sút nhưng vẫn ở
mức cao. Trong cơ cấu nợ, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 2/3. Điều đó
cho thấy các khoản nợ đến hạn có thể đảm bảo được tính thanh khoản cho Sở
giao dịch khi cần thiết. Dư nợ cho vay theo USD trong 3 năm qua cao gấp 2
lần dư nợ cho vay theo VNĐ.

- Vay nợ viện trợ


Bảng 4: Kết quả hoạt động vay nợ viện trợ của Sở giao dịch 2006-2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng kim ngạch (tỷ đồng) 0,99 1,18 0,91
Tăng trưởng (%) 12% + 19% -22,9%
Nguồn: Phòng Kế hoạch Sở Giao dịch Vietcombank

Năm 2007, hoạt động mảng vay nợ viện trợ của Sở giao dịch
Vietcombank bao gồm hoạt động nhận viện trợ, thực hiện giải ngân nguồn vốn
viện trợ ODA cũng như các khoản đầu tư FDI từ nước ngoàivà hoạt động cho
vay đối với các thể nhân nước ngoài . Tổng kim ngạch đạt 1,18 tỷ đồng và mức
tăng trưởng là 19% so với năm 2006. Đây là năm mà Sở giao dịch thu xong nợ
cho vay vốn ủy thác đầu tư Ấn Độ và được giao làm ngân hàng dịch vụ cho 25
dự án mới. Tuy nhiên năm 2008, doanh số nhận viện trợ và rút vốn giải ngân
các khoản viện trợ Chính phủ tại Sở giao dịch giảm mạnh do việc rút vốn giải
ngân nguồn viện trợ ODA chậm và hiện các dự án viện trợ không hoàn lại

7
được giao trực tiếp xuống các địa phương nên các nhà tài trợ trực tiếp quản lý
vốn và giải ngân cho địa phương mà không thông qua ngân hàng phục vụ nữa.
Vì thế, kim ngạch vay nợ viện trợ chỉ đạt 0,91 tỷ đồng, giảm 22,9% so với năm
2007.

- Thanh toán quốc tế

Bảng 5: Kết quả thanh toán quốc tế của Sở giao dịch 2006-2008
Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng


(%) (%)

Thanh toán 728,64 26,47 921,74 26,50 1268,85 37,65


xuất khẩu

Thanh toán 3376,84 5,17 3651,96 8,15 3984,67 9,11


nhập khẩu

Nguồn: Phòng Kế hoạch Sở giao dịkch Vietcombank

Hoạt động thanh toán quốc tế phát triển khá trong 3 năm qua. Nhìn vào
bảng ta thấy, doanh số thanh toán nhập khẩu luôn cao hơn doanh số thanh toán
xuất khẩu. Sự chênh lệch này phản ánh tình trạng nhập siêu của nước ta trong
thừoi gian qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh số của bộ phận thanh toán
xuất khẩu cao hơn thanh toán nhập khẩu rất nhiều, luôn ở mức hai con số. Điều
đó cho thấy sự cải thiện trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu so với nhập khẩu.

- Các mảng khác:

Hoạt động bảo lãnh tại Sở giao dịch Vietcombank luôn bảo đảm an
toàn và không phát sinh các khoản nợ quá hạn. Bảo lãnh trong nước chiếm
87,23% doanh số phát hành bảo lãnh tại Sở giao dịch và bảo lãnh nước ngoài

8
chiếm 12,77% và chủ yếu là bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng. Số dư bảo
lãnh của Sở giao dịch ước đạt 1535,82 tỷ VNĐ, hoàn thành 104% kế hoạch.

Dịch vụ hối đoái năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006. Lượng kiều
hối chuyển về với doanh số chi trả kiều hối đạt khoảng 30 triệu USD và tăng
12% với khoảng 30000 giao dịch. Đặc biệt năm 2008, tổng số ngoại tệ bán
phục vụ nhập khẩu xăng dầu là 360,78 triệu USD và tại những thời điểm khó
khăn về nguồn ngoại tệ, Sở giao dịch cũng đã hỗ trợ bán ngoại tệ cho một số
khách hàng của các chi nhánh Vietcombank khác trên cùng địa bàn.

Dịch vụ thẻ của Sở giao dịch trong thời gian qua cũng trên đang đà
phát triển. Số lượng thẻ ATM phát hành và doanh số hoạt động của thẻ ATM
năm 2007 tăng mạnh, tương ứng là 24,47% và 51,58% do có chủ trương chi trả
lương qua tài khoản từ năm 2008. Năm 2008, tình hình kinh doanh thẻ cũng
phát triển khá ổn định.

9
CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH THANH TOÁN BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ


GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

1. Tinh hình thanh toán hàng xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ

a. Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ

Trong nghiệp vụ này Sở giao dịch Vietcombank thực hiện chức năng
là Ngân hàng thông báo toàn bộ nghiệp vụ do phòng thanh toán xuất đảm nhận
được chia thành hai mảng

- Thông báo L/C, thông báo sửa L/C

- Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền

Có thể khái quát nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất qua sơ đồ dưới đây

(2)

(3 ) (1)
Nhà xuất Bộ phận nhận Phụ trách
khẩu chứng từ thanh toán
(6) (3)

(1) (6) (4)

Ngân hàng Trưởng phòng


nước ngoài (5) kiểm soát

* Nhận và thông báo L/C, thông báo sửa L/C

10
(1) L/C sau khi mở được chuyển sang Ngân hàng thông báo, bộ phận chứng từ
làm nhiệm vụ tiếp nhận và kiểm tra xác nhận mã và chữ ký đúng.

Trường hợp L/C chưa có xác nhận mã mẫu hoặc chữ ký, thanh toán
viên phải thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C biết.

Sau khi kiểm tra xác nhận mã mẫu chữ ký đúng, thanh toán viên lập
thông báo theo mẫu điện hoặc mẫu quy định gửi khách hàng.

(2) Sau khi kiểm tra thanh toán viên tiến hành lập hồ sơ và ghi vào sổ thanh
toán, đưa số liệu vào máy vi tính và gửi thông báo cho khách hàng. Ngân hàng
nhận được L/C như thế nào thì báo bằng văn bản y như thế, đảm bảo tính chân
thực bề ngoài của việc xác báo này.

(3) Trường hợp nhận được điện của các Ngân hàng đại lý ghi rõ các chi tiết
đầy đủ gửi sau, hay một câu có nội dung tương tự, trên thông báo gửi khách
hàng phải ghi rõ “Thông báo sơ bộ, chưa có hiệu lực thi hành” khi nhận được
bản L/C hoặc sửa đổi chi tiết, thanh toán viên phải kiểm tra xác nhận mã, mẫu
điện thoại hoặc mẫu chữ ký quy định ở trên.

(4) Trường hợp Sở Giao dịch Vietcombank nhận thông báo sửa đổi L/C khi
nhận được sửa đổi L/C nếu Ngân hàng mở L/C yêu cầu thông báo lại ý kiến
của khách hàng về việc sửa đổi đó, khi nhận được trả lời phải thông báo ngay
cho Ngân hàng mở L/C biết. Sở giao dịch Vietcombank sẽ không thông báo sử
đổi L/C nếu nó không phải Ngân hàng thông báo gốc, đồng thời thông báo
ngay cho Ngân hàng mở L/C về việc không thông báo đó.

Trường hợp Ngân hàng mở yêu cầu Sở giao dịch Vietcombank xác
nhận L/C, tuỳ từng trường hợp Giám đốc chi nhánh xem xét việc xác nhận
hoặc không xác nhận, yêu cầu Ngân hàng mở L/C ký quỹ hoặc không ký quỹ.

(5) Sau khi kiểm tra chứng từ, bộ chứng từ được gửi đi đòi tiền có hai trường
hợp xảy ra:

11
Trường hợp 1: Nếu chứng từ phù hợp với L/C:

L/C có thể cho phép đòi tiền bằng điện hoặc đòi tiền bằng thư. Đòi tiền
bằng thư phải theo mẫu quy định đòi tiền bằng điện phải sử dụng các mẫu điện
thích hợp và nội dung phải ghi đầy đủ như mẫu thư đòi tiền bằng thư. Đối với
L/C cho phép đòi tiền bằng điện tránh thực hiện hai lần.

Trường hợp 2: Chứng từ không phù hợp với L/C

Đối với các chứng từ sai sót không nghiêm trọng có thể sửa đổi được
thì báo ngay cho đơn vị xuất khẩu biết để sửa chữa.

Đối với những chứng từ sai sót mà khách hàng không thể sửa chữa
được trên thư hoặc điện đòi tiền Ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ các điểm
không phù hợp và chỉ trả tiền nếu được chấp nhận.

Nếu quá 7 ngày kể từ ngày điện đòi tiền, 10 ngày kể từ ngày gửi chứng
từ (đòi tiền bằng thư) mà không nhận được báo có, thanh toán viên phải điện
nhắc Ngân hàng trả tiền. Đối với các bộ chứng từ không phù hợp điện yêu cầu
họ về việc chấp nhận trả tiền.

(6) Khi nhận được điện hoặc thư báo có của Ngân hàng nước ngoài, thanh
toán hạch toán tiền hàng:

Hiện nay Vietcombank đang áp dụng ba hình thức thanh toán:

Thanh toán khi nhận được báo có là việc Ngân hàng thanh toán tiền
hàng cho đơn vị xuất khẩu chỉ khi Ngân hàng nước ngoài chấp nhận việc trả
tiền ngay hoặc đã ghi có cho tài khoản Vietcombank. Đây là hình thức được sử
dụng nhiêu nhất hiện nay ở Vietcombank.

Chiết khấu miễn truy đòi là việc Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và
chịu rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài.

Chiết khấu truy đòi là việc Ngân hàng chiết khấu chứng từ, nếu nước
ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì Ngân hàng truy đòi khách hàng.

12
- Số tiền chiết khấu luôn dưới 100% trị giá hoá đơn (tối đa là 98% trị giá
hoá đơn).

Thực chất đây là nghiệp vụ ứng trước tiền hàng hay cho vay thế chấp
L/C chứ chưa phải mua đứt chứng từ. Bởi vì trong trường hợp Ngân hàng chiết
khấu 98% trị giá bộ chứng từ, khi Ngân hàng nước ngoài trả tiền VietcomBank
sẽ trả 2% còn lại và chỉ thu lãi số tiền ứng trước.

Trường hợp chứng từ xuất trình có sai sót không nghiêm trọng so với
điền kiện, điều khoản L/C, khách hàng yêu cầu chiết khấu truy đòi, Giám đốc
chi nhánh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xem xét giải quyết và trị giá chiết
khấu không vượt quá 90% trị giá chứng từ. Đối với các bộ chứng từ chiết khấu
truy đòi, trong vòng 60 ngày kể từ ngày VietcomBank gửi chứng đòi tiền mà
không nhận được thông báo trả tiền của nước ngoài, Ngân hàng được tự động
ghi nợ tài khoản của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không có
tiền thì trong vòng 07 ngày làm việc Ngân hàng sẽ chuyển số tiền đã chiết
khấu sang nợ quá hạn và xử lý như với trường hợp cho vay quá hạn, cam kết
của khách hàng được ghi trên thư yêu cầu thanh toán.

Trường hợp Ngân hàng mở từ chối thanh toán chứng từ, thanh toán
viên phải xác minh lại lý do nước ngoài tự chối thanh toán đồng thời báo cho
Ngân hàng. Mặt khác phải điện phản hồi Ngân hàng nước ngoài nếu lý do từ
chối thanh toán không xác đáng.

b. Kết quả kinh doanh

Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của Sở Giao dịch Vietcombank
được chia làm 4 mảng chính:

- Thông báo L/C

- Xuất trình chứng từ

- Chiết khấu chứng từ

13
- Thanh toán L/C

Tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng L/C được thể hiện ở
bảng sau:

Bảng 6: Kết quả hoạt động thanh toán xuất khẩu của Sở giao dịch Vietcombank
giai đoạn 2006-2008

Đơn vi: trUSD

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số món/ Tăng Số món/ Tăng Số món/ Tăng


doanh số trưởng(%) doanh số trưởng(%) doanh số trưởng(%)

Thông báo
L/C

Số món 2342 -6,23 2126 -9,22 1879 -11.62

Doanh số 212,77 29,54 289,67 36,14 438,88 51,51

Xuất trình
chứng từ

Số món 2963 -5,52 2627 -11,34 2146 -18,31

Doanh số 256,45 14,33 305,99 19,32 397,75 29,99

Chiết khấu
chứng từ

Số món 72 2,86 65 -9,72 47 -27,69

Doanh số 7,53 9,29 7,74 2,79 6,84 -11,63

Thanh toán
L/C

Số món 2599 -6,24 2341 -9,93 1876 -19,86

Doanh số 271,89 13,42 318,34 17,08 425,38 33,62

14
Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Phòng Thanh toán Xuất khẩu Sở Giao dịch Vietcombank

Nhìn vào bảng trên ta thấy có một đặc điểm chung ở cả 4 mục chính
của thanh toán xuất khẩu. Đó là số món có xu hướng giảm sút trong 3 năm trở
lại đây, tuy nhiên doanh số lại tăng lên một cách đều đặn. Điều đó chứng tỏ giá
trị trung bình/món tăng dần theo thời gian.

Một điểm đáng lưu ý nữa là ở mục thông báo L/C, xuất trình chứng từ,
và thanh toán L/C, tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn so với năm 2007 bất chấp
nền kinh tế đang gặp khó khăn. Lý giải cho điều này là do khi nền kinh tế chứa
đựng nhiều rủi ro thì khách hàng cũng như các đối tác chỉ tin cậy vào những
ngân hàng lớn có uy tín cũng như kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thanh
toán. Chính vì thế mà Ngân hàng Ngoại Thương nói chung và Sở giao dịch nói
chung rất được khách hàng tin tưởng.

Tuy nhiên, doanh số ở mảng chiết khấu chứng từ năm 2008 đi ngược
lại xu hướng tăng chung và chỉ đạt mức 6,84 triệu USD tương đương giảm
11,63% so với năm 2007. Nguyên nhân là do một số khách hàng thường xuyên
chiết khấu của phòng xuất chuyển về thanh toán và chiết khấu ở Vietcombank
Thái Bình, một số khác do giảm doanh số xuất khẩu nên giảm giao dịch tại Sở
giao dịch.

Từ bảng trên, ta có thể rút ra: 3 mảng thông báo L/C, xuất trình
chứng từ và thanh toán L/C không chênh lệch nhau nhiều về số món cũng như
về doanh số. Tuy nhiên mảng chiết khấu chứng từ còn khá hạn chế so với 3
mảng còn lại.

2. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ

a. Quy trình thanh toán hàng nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ

Trong nghiệp vụ này Vietcombank thực hiện chức năng là Ngân hàng mở
L/C, đứng ra cam kết trả tiền cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Đây là nghiệp vụ

15
tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cả về thiệt hại tài chính và dễ làm thương tổn đến uy
tín của Ngân hàng. Quy trình nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu được chia
làm hai mảng:

- Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ

- Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ và trả tiền.

Quy trình này được khái quát hoá theo sơ đồ dưới đây:

(1) (2)
Người nhập Bộ phận nhận Thanh toán
khẩu chứng từ viên phụ trách
(4)
(3) (4)
(3)

Ngân
(3) hàng (5)
nước ngoài

* Mở, điều chỉnh L/C và ký quỹ

(1) Doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng Thương mại đã ký kết với

nhà xuất khẩu nước ngoài, lập thư xin mở L/C và xuất trình cho VietcomBank
với đầy đủ các tài liệu: Giấy xin mở L/C; Bản sao hợp đồng Thương mại hoặc
điện, Telex giao dịch mua bán...; Uỷ nhiệm chi thanh toán và thủ tục phí; Hợp
đồng vay ngoại tệ.

(2) Mở L/C: Khi nhận được yêu cầu mở hoặc điều chỉnh L/C của khách hàng
thanh toán viên kiểm tra được nội dung theo mẫu quy định của Vietcombank:
Kiểm tra nguồn vốn (vốn vay, vốn tự có) và khả năng thanh toán của khách
hàng đối với L/C yêu cầu mở để yêu cầu ký quỹ hoặc xem xét điền kiện miễn
giảm ký quỹ theo quy định của Giám đốc chi nhánh. Sau khi kiểm tra nếu hợp
lệ thanh toán viên lập hồ sơ L/C, đưa số liệu vào máy vi tính theo quy định.

16
Việc mở L/C được thực hiện bằng một trong những phương thức: bằng điện;
bằng telex hoặc bằng thư.

Sau đó hạch toán tiền ký quỹ và thu thủ tục phí theo biểu phí dịch vụ hiện
hành của Vietcombank. Mức ký quỹ của khách hàng từ 0% đến 100% giá trị
thanh toán.

Nếu khách hàng yêu cầu điều chỉnh L/C mà phí điều chỉnh do người
hưởng lợi chịu thì trong điện thư của Ngân hàng thông báo phải nêu rõ: Phí
điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán L/C hoặc lập thư đòi phí
sau.

Đối với các yêu cầu huỷ L/C trong thời hạn hiệu lực L/C: Nếu Ngân
hàng thông báo yêu cầu huỷ L/C thì thanh toán viên phải thông báo ngay cho
người mua và đề nghị họ trả lời bằng văn bản. Nếu người mua yêu cầu huỷ
L/C, căn cứ vào thư yêu cầu của khách hàng, Vietcombank điện báo cho Ngân
hàng thông báo biết, trong nội dung điện thông báo phải ghi rõ: trong vòng 07
ngày làm việc nếu không nhận được trả lời thì L/C tự động huỷ.

* Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ, trả tiền.

(3) Kiểm tra chứng từ trước khi giao hàng khách hàng.

Khi nhận được chứng từ trước khi giao cho khách hàng. Việc kiểm tra
này đảm bảo rằng Ngân hàng mở phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện, điều
khoản của L/C đồng thời làm tốt vai trò cố vấn cho khách hàng của mình.
Cũng giống Ngân hàng thông báo Ngân hàng mở chỉ kiểm tra tính chính xác
trên bề mặt chứng từ mà không cần biết đến tính chất thật giả của chứng từ.

(4) Giao chứng từ cho khách hàng.

Đây là bước thực hiện sau khi Vietcombank đã kiểm tra chứng từ với
sự cẩn thận thích đáng.

(5) Trả tiền cho nước ngoài

17
Có hai trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp cho phép đòi tiền bằng điệu:

Khi nhận được điện đòi tiền của Ngân hàng xác nhận chứng từ phù
hợp, thanh toán viên thực hiện việc trả tiền theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền
đồng thời thông báo cho Ngân hàng đòi tiền biết nếu họ yêu cầu mẫu điện , trừ
phí trên số tiền phải trả và hạch toán theo chế độ Kế toán hiện hành.

Khi nhận được điện của Ngân hàng nước ngoài thông báo chứng từ
không phù hợp, thanh toán viên phải thông báo ngày cho khách hàng những
điểm không phù hợp và yêu cầu người mua trả lời bằng văn bản trong vòng 3
ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của VietcomBank. Nếu chấp
nhận thanh toán thì thực hiện việc thanh toán theo quy định, nếu không chấp
nhận thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán một phần thì phải thông báo
ngay cho Ngân hàng đòi tiền biết.

+ Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng chứng từ.

Khi nhận được chứng từ nước ngoài xác nhận chứng từ phù hợp, thanh
toán viên kiểm tra chữ ký được uỷ tiền, kiểm tra nội dung chứng từ. Nếu phù
hợp thì trả tiền và giao chứng từ cho khách hàng. Nếu chứng từ không phù hợp
với các điền kiện, điều khoản của L/C thanh toán viên phải báo ngay cho người
mua những điểm không phù hợp, yêu cầu họ trong vòng 3 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được thông báo Vietcombank phải có ý kiến bằng văn bản về bộ
chứng từ đó.

Đối với các L/C thanh toán có kỳ hạn (L/C trả chậm) sau khi kiểm tra
chứng từ nếu phù hợp phải lập điện, thư chấp nhận hối phiếu hoặc ký hậu hối
phiếu gửi Ngân hàng chuyển chứng từ 30 ngày trước ngày đến hạn của hối
phiếu, phải nhắc khách hàng thanh toán đúng hạn. Nếu đến hạn người mua
không có khả năng thanh toán phải kịp thời báo cáo lãnh đạo phòng để có
hướng xử lý.

18
Trường hợp chứng từ đến sau hàng hoá, nếu người mua yêu cầu
Vietcombank phát hành bảo lãnh nhận hàng để nhập hàng theo L/C, người
mua phải cam kết bằng văn bản trả tiền kể cả khi chứng từ không phù hợp và
thủ tục phí phải theo thủ tục phí hiện hành của VietcomBank .

b. Kết quả kinh doanh

Hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng L/C được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Kết quả hoạt động thanh toán xuất khẩu Sở giao dịch Vietcombank

giai đoạn 2006-2008

Đơn vi: món, trUSD,%

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số món/ Tăng Số món/ Tăng Số món Tăng


doanh số trưởng(%) doanh số trưởng (%) trưởng(%)

Phát hành
L/C

Số món 2243 4,1 2362 5,3 2145 -9,1

Doanh số 2365,7 7,3 2576,53 8,9 2474,51 -3,95

Bảo lãnh
nhận hàng

Số món 946 -17,4 853 -9,83 792 -7,15

Doanh số 1011,14 10,1 1075,43 6,36 1510,16 40,42

Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Phòng Thanh toán Nhập khẩu Sở Giao dịch Vietcombank

Từ bảng trên ta có thể nhận thấy, thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C
chia làm hai mục: Phát hành L/C và Bảo lãnh nhận hàng. Ở mảng Phát hành
L/C, số món và doanh số năm 2007 đều tăng so với năm 2006. Tuy nhiên giảm
vào năm 2008 do tình hình kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp thu hẹp sản
xuất nên nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Vì thế số món và doanh số ở mảng

19
này đều giảm so với năm 2007. Số món năm 2008 giảm 217 món tương ứng
9,1% và doanh số giảm 102,02 triệu USD tương ứng 3,95% so với năm 2007.

Ở mảng bảo lãnh nhận hàng, nhìn chung số món bảo lãnh có xu hướng
giảm, nhưng với tốc độ ngày càng chậm đi trong 3 năm qua. Nhưng có một
điểm đáng lưu ý là tuy số món giảm đều đặn nhưng doanh số bảo lãnh lại tăng,
đặc biệt là vào năm 2008 lên tới 1510,16 triệu USD tăng 40% so với năm
2007. Điều đó cho thấy giá trị bảo lãnh nhận hàng của mỗi món tăng lên. Năm
2008, do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng
nên họ có xu hướng nhờ Ngân hàng lớn có uy tín để bảo lãnh nhận hàng.
Chính điều đó đã làm cho doanh số bảo lãnh năm 2008 lại tăng đột biến như
thế.

Bảng 8: Cơ cấu L/C phát hành tại Sở Giao dịch Vietcombank theo giá trị

Số thứ tự Trị giá L/C Số món Tỷ trọng (%)

1 < 500 triệu USD 1254 55,9

2 500 tr<= …….<1 tỷ USD 705 31,4

3 >= 1 tỷ USD 284 12,7


Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Phòng Thanh toán Nhập khẩu Sở Giao dịch Vietcombank

Từ bảng trên ta thấy tỷ trọng số L/C có giá trị nhỏ dưới 500 triệu USD
là cao nhất, chiếm hơn một nửa số món L/C phát hành bởi Sở giao dịch
Vietcombank. Số lượng L/C có trị giá cao hơn 1 tỷ USD chiếm khá ít, chỉ hơn
12,7%. Điều này là do thực tế nhập khẩu ở nước ta. Các khách hàng phần đông
là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu và khả năng nhập khẩu hàng
hóa có giá trị không cao.

3. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

a) Thành công

20
Sở Giao dịch Vietcombank là đơn vị luôn khẳng định vị thế “anh cả”
trong hệ thống Vietcombank nhờ những thành công đã đạt được trong thời
gian qua.

- Doanh số thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
không ngừng tăng lên qua các năm với mức tăng trung bình là vào khoảng
15%/ năm đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho Sở Giao dịch và qua đó thể hiện
được uy tín của Sở Giao dịch đối với khách hàng ngày càng được nâng cao.

- Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được cải thiện về mặt chất
lượng do cơ sở vật chất của Phòng Thanh toán ngày càng được hiện đại hóa để
bắt kịp với xu thế chung. Hệ thống tin học của Sở Giao dịch ngày càng hoàn
thiện hạn chế tối đa sai sót và rủi ro phát sinh và nâng cao tốc độ thanh toán.
Thông tin khách hàng được bảo mật cao hơn, an toàn hơn.

- Trình độ cán bộ, nhân viên Phòng Thanh toán quốc tế ngày càng được
nâng cao.

Bảng 9: Cơ cấu lao động theo trình độ

Trình độ Số người Tỷ lệ (%)

Sau đại học 46 15

Đại học 244 81,1

Cao đẳng 12 3,9

Tổng 307 100

Nguồn: Phòng Tổ chức Sở Giao dịch Vietcombank

Hầu hết cán bộ nhân viên (hơn 95%) Phòng Thanh toán quốc tế đều có
trình độ đại học và sau đại học, am hiểu về nghiệp vụ, giỏi về Tiếng Anh –
ngôn ngữ chính trong thanh toán quốc tế và nắm bắt sử dụng thành thạo mạng
SWIFT trong thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng. Mặt khác, phong cách

21
giao tiếp văn minh, lịch sự, nhiệt tình, ân cần, chu đáo, tận tình giải đáp những
thắc mắc và tư vấn cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong việc xử lý chứng
từ nhằm giảm thiểu những rủi ro trong thanh toán như giao hàng sai, thiếu
hoặc lừa đảo,….

- Công tác khách hàng luôn được Sở Giao dịch Vietcombank nói chung và
Phòng Thanh toán quốc tế nói riêng chú trọng phát triển. Các khách hàng lớn
và truyền thống sử dụng dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu của Phòng Thanh
toán có thể kể đến là:

+ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

+ Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC

+ Công ty TNHH MTV Dầu khí tp.HCM ( Saigon Petro)

+ Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí

+ Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí

Bên cạnh các khách hàng truyền thống và lâu năm, Sở Giao dịch cũng
đã mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều khách hàng mới, tiềm năng. Mặt
khác, Sở Giao dịch không chỉ mở rộng quan hệ với các đối tác trong nước mà
còn mở rộng với các đối tác nước ngoài qua các hiệp định hợp tác với Ngân
hàng HSBC của Anh và Sumitomo của Nhật. Trong các mối quan hệ đó, Sở
Giao dịch đóng vai trò là ngân hàng thông báo thứ 2, hoặc là ngân hàng xác
nhận đứng ra đảm bảo lợi ích cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, tạo dựng
uy tín làm ăn lâu dài với các đối tác.

- Hoạt động thanh toán quốc tế cũng góp phần thúc đẩy các hoạt động
khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, chuyển tiền phát triển.

b) Tồn tại

Bên cạnh những thành công lớn đó, trong thời gian vừa qua, Sở giao
dịch Vietcombank cũng bộc lộ một số tồn tại cần sớm được giải quyết như sau:

22
- Hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu bằng L/C của Sở Giao
dịch Vietcombank còn chênh lệch nhau quá lớn. Qua phân tích ở phần trên,
chúng ta dễ dàng nhận ra rằng, doanh số thanh toán nhập khẩu lớn hơn rất
nhiều so với doanh số thanh toán xuất khẩu. Điều này một phần do một số
khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu qua Sở Giao dịch Vietcombank nhưng
lại thanh toán xuất khẩu qua chi nhánh khác hoặc ngân hàng khác khiến cho Sở
giao dịch gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn ngoại tệ thanh toán.

- Thủ tục thanh toán còn nhiều rườm rà, mang nặng tính hành chính.
Điều này dẫn đến việc thời gian xử lý các giao dịch còn rất chậm. Đây là một
thực tế đang diễn ra tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Đó là lý do tại sao
các khách hàng tìm đến các ngân hàng liên doanh hay ngân hàng nước ngoài
để giao dịch vì tại các ngân hàng này, thủ tục giao dịch nhanh chóng, tiện lợi,
chính xác.

- Mức phí thiếu cạnh tranh:

Bảng 9: Biểu phí một số dịch vụ của Sở Giao dịch Vietcombank

so với các ngân hàng khác

Thứ tự Dịch vụ Sở Giao dịch Ngân hàng Ngân hàng Việt


Vietcombank Sacombank Nam Tín Nghĩa

1 Phát hành L/C sơ bộ 50USD 10USD 10USD

2 Thông báo thư tín 20-25USD 5-15USD 10-15USD


dụng

3 Thông báo sửa đối 10USD 5USD 5USD


thư tín dụng

Mặc dù mức phí phát hành L/C của Sở giao dịch Vietcombank thấp hơn
so với các ngân hàng Cổ phần Thương mại khác (0,05% giá trị L/C so với mặt

23
bằng chung là 0,075% giá trị L/C) nhưng mức phí các dịch vụ dịch khác liên
quan đến L/C lại cao hơn. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của Sở Giao
dịch.

- Công tác marketing của Sở Giao dịch còn kém hiệu quả. Trong năm
2008, sự kiện công ty xuất nhập khẩu than Coalimex chuyển sang thanh toán ở
chi nhánh khác đã khiến cho doanh thu xuất khẩu của Sở Giao dịch bị sụt giảm
rất lớn. Điều này đòi hỏi Sở giao dịch cần có những chiến lược marketing cụ
thể nhằm tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng đối tượng khách hàng là
các công ty tư nhân.

24
CHƯƠNG III

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN

BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

1. Cơ hội và thách thức

a) Cơ hội

- Nhu cầu thanh toán quốc tề đang tăng nhanh. Việc giao lưu buôn bán hàng
hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đang
ngày càng diễn ra sôi động mạnh mẽ, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006,
cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Ngoài ra, công cuộc Công
nghiệp hóa và Hiện đại hóa mà nước ta đang tiến hành cũng khiến cho nhu cầu
nhập khẩu để xây dựng đất nước ngày càng lớn, trong khi đó năng lực sản xuất
xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày một tăng lên. Như vậy, lĩnh vực thanh
toán quốc tế rất có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

- Ngoài tập quán ngân hàng chuẩn quốc tế, hiện nay bộ tập quán UCP là nguồn
luật áp dụng phổ biến của phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Bộ
tập quán này ngày càng được hoàn chỉnh hơn và liên tục được cập nhật sửa đổi
cho cho phù hợp với thực tiễn tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán ngày
một hoàn thiện, tránh được những rủi ro sai sót gây thiệt hại cho khách hàng.

b) Thách thức

- Cạnh tranh khốc liệt với ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.
Trước đây, chỉ có Ngân hàng Ngoại thương mới được phép hoạt động trong
lĩnh vực thanh toán quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, các ngân hàng Cổ phần
Thương mại đều được phép kinh doanh trong lĩnh vực này. Các ngân hàng Cổ
phần Thương mại tuy mới ra đời và quy mô nhỏ nhưng khá năng động và sáng

25
tạo trong kinh doanh. Mặt khác, từ năm 2009, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn
thị trường dịch vụ, trong đó có ngành Ngân hàng. Chính vì thế trong thời gian
qua đã xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, trong đó phải kể đến
các đại gia trong ngành tài chính ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực thanh toán quốc tế như ngân hàng HSBC, ANZ, Standard Chartered,
Shinhan…Như vậy, Sở Giao dịch Vietcombank đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nội địa và các ngân hàng nước ngoài

- Trong Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ngành Ngân hàng là ngành
phải chịu ảnh hưởng trực tiếp. Các đối tác, hệ thống Ngân hàng đại lý của
Vietcombank trên thế giới hầu hết rơi vào tình trạng khó khăn. Mặt khác, ảnh
hưởng lan tỏa của cuộc khủng hoảng cũng ảnh hưởng rất lớn đến các ngành
kinh tế khác, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước trong 2 quý đầu năm đạt
57,33 tỷ USD, giảm 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu là
27,6 tỷ USD, giảm 10,2% và nhập khẩu là 29,73 tỷ USD, giảm 34,1%. Như
vậy, nhu cầu thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng
cũng vì thế mà giảm sút.

2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán bằng tín
dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Để phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng
từ ngang tầm với vị thế và tiềm năng của Sở Giao dịch Vietcombank, cá nhân
em đề xuất một số kiến nghị như sau :

Thứ nhất: SGD nên tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện đang
gặp phải theo hướng tăng tính chủ động, linh hoạt cho bản thân mình.
Giải pháp :

26
- Xây dựng các tiêu chuẩn, cơ sở và các căn cứ cơ bản đối với Chi nhánh loại 3
thực hiện nghiệp vụ TTQT trực tiếp. Xoá bỏ cơ chế chi nhánh trình và Trụ Sở
chính cấp phép vừa mang tính chủ quan, hành chính, vừa thiếu cơ sở;
- Đàm phán với một số nước ngoài khác về nghiệp vụ xuất khẩu ngoại tệ mặt,
trong đó bổ sung thêm một số loại ngoại tệ khác như Nhân dân tệ, Kíp Lào,
Riel Campuchia.

- Hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc triển khai thanh toán qua biên giới với
Lào và Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề thủ tục, giấy phép.

Thứ năm : Tập trung công tác đào tạo lại cán bộ, hình thành đội ngũ
chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực TTQT :
Giải pháp :
- Đào tạo, trang bị kỹ năng đối ngoại cho cán bộ chủ chốt cũng như đội ngũ
cán bộ làm việc trong lĩnh vực đối ngoại.

- Phối hợp cùng Trung tâm đào tạo mời chuyên gia trong lĩnh vực TTQT và
KDNT tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu.

- Sưu tầm, tập hợp và dịch các tài liệu, ấn phẩm quốc tế về các nghiệp vụ liên
quan, phổ biến tới các cán bộ và các thanh toán viên, đúc rút các tình huống,
các trường hợp, các vụ việc mà một số chi nhánh khác gặp phải để chia sẻ,
cảnh báo các hình thức lừa đảo.

Thứ sáu : phát triển triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với
trình độ công nghệ hiện có
Giải pháp :
- Xây dựng kế hoạch triển khai phát triển nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ mặt và séc
du lịch, kèm theo là quy trình nghiệp vụ, các biện pháp ngăn chặn rủi ro, xử lý
rủi ro khi phát sinh.

27
- Ký thoả thuận hợp tác với một số ngân hàng nước ngoài về dịch vụ thanh
toán séc du lịch, séc thanh toán với các loại ngoại tệ khác nhau ( séc đa tệ),
kèm theo các dịch vụ hỗ trợ khác như đảm bảo rủi ro, tỷ lệ hoa hồng……

- Rà soát lại các sản phẩm ngoại tệ, tìm hiểu việc ứng dụng công cụ phái sinh
trong kinh doanh ngoại tệ, định hướng phát triển các nghiệp vụ về ngoại tệ,
xây dựng cơ chế điều hoà, kinh doanh ngoại tệ toàn hệ thống theo hướng quản
lý theo hạn mức phán quyết, phân quyền và tự chịu trách nhiệm.

28
KẾT LUẬN

Tuy mới tách ra hoạt động độc lập nhưng lại được kế thừa thương hiệu
nổi tiếng và uy tín của Vietcombank cùng với việc cơ cấu tổ chức đã hoàn
thiện và đi vào hoạt động ổn định, Sở giao dịch Vietcombank đã và đang
khẳng định được vị thế của mình. Có thể nói mục tiêu “hiệu quả” gắn liền với
hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch từ lúc thành lập cho tới
nay. Bằng lợi thế sẵn có của mình: vốn, kinh nghiêm, uy tín trong lĩnh vực trên
Sở giao dịch Vietcombank đã trở thành người bạn đường của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ vào quá trình thúc đẩy hoạt động xuất
nhập khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, trước những đổi biến đổi mạnh mẽ, liên tục của môi trường
chính trị, kinh tế, xã hội Sở giao dịch Vietcombank đã và đang phải đối mặt
không ít khó khăn, trở ngại, đó chính là những nhân tố làm giảm “ hiệu quả”
công tác thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là bằng phương thức tín dụng
chứng từ - một phương thức đang được áp dụng phổ biến. Trước tình hình đó
ban lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa uy tín, thế
mạnh và những thành quả đã đạt được. Giải quyết những vướng mắc, tồn tại

29
trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu, củng cố và
nâng cao hơn nữa vị thế của ngân hàng.

Hy vọng rằng những kiến nghị sẽ trở thành đóng góp dù nhỏ bé trong
việc nâng cao hiệu quả công tác thanh toán xuất nhập khẩu bằng tín dụng
chứng từ tại đơn vị.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Thu Trang đã hướng
dẫn em hoàn thành bài báo cáo này.

30

You might also like