You are on page 1of 1

Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội.

Công
tác kế hoạch hóa gia đình được thực hiện từ rất sớm. Số con trung bình của
1 người mẹ năm 1990 là 3,8con, đã giảm xuống còn 2,07 con năm 2006 và
năm 2009 là 2,03 con. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt về mức sinh giữa các
vùng, miền. Khu vực thành thị là 1,80 con trên một phụ nữ, khu vực nông
thôn là 2,15. Kết quả điều tra từ số liệu cho thấy, VN đang trong thời kì “dân
số vàng” ( 2ng chết đi thì 2 người sinh ra….giống trong sách). Đây thực sự
là cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội.
Dân số VN có xu hướng gia tăng nhanh chóng nhưng chất lượng dân
số còn thấp. Năm 2008, dân số VN là , đến năm 2009 thì tăng lên khoảng
85.789.000 người. Trong đó, 2 thành phố lớn đông dân nhất nước là
Tp.HCM đang có 7.123.340 người, tiếp đến là Hà Nội với 6.448.837. Hiên
nay dân số VN đứng thứ 13 trên thế giới. Bình quân nước ta mỗi năm tăng
1,13 triệu người.
Mật độ dân số ở nước ta luôn ở mức cao và do dân số tăng nên mật độ
dân số cũng tăng. Năm 1999 mật độ dân số của Việt Nam tăng từ 231
người/km2 năm 1999 lên 258 người/km2 vào năm 2007 , gấp 1,86 lần mật
độ Trung Quốc (136 người/km2), gấp 6-7 lần mật độ dân số trung bình cùa
Thế Giới (30-40 người/km2). Theo dự báo của tổng cục thống kê, đến năm
2024, nước ta sẽ vượt 100 triệu dân, lúc đó, mật độ dân số sẽ lên 335
người/km2.
Tỷ lệ dân số sống ở thành thị tại VN năm 1990 mới khoảng 19,5%,
năm 2007 đã trên 27%, và năm 2009 tăng lên là 29,6% tổng dân số cả nước,
vẫn thấp so với khu vực. Tỷ lệ tăng dân số sống ở thành thị cao, bình quân
3,4%/năm, trong đó tỉ lệ tăng dân số khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm.

You might also like