You are on page 1of 2

Về cấu trúc SKKN

Cấu trúc của một SKKN thông thường bao gồm 3 phần chính:
Phần I. Đặt vấn đề:
- Nêu rõ bối cảnh dẫn tới sự cần thiết phải tiến hành đúc kết SKKN, cơ sở của vấn đề nghiên cứu
(SKKN giáo dục nhằm giải quyết vấn đề gì?; được xuất phát từ yêu cầu thực tế giáo dục nào?;
Vấn đề được giải quyết có phải là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục và đào tạo hay không?).
- Tổng quan những thông tin liên quan tới những vấn đề mà sáng kiến kinh nghiệm sẽ đề cập tới.
- Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện thực tế của ngành và của địa
phương...
Phần II. Nội dung:
- Nêu và đánh giá thực trạng của vấn đề.
- Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp chính (các hoạt động thực hiện SKKN gd) như: thu
thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, hội thảo, thực hiện một số tiết dạy để rút
kinh nghiệm...
- Những kết quả đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của SKKN.... Những
kết quả đạt được phải được kiểm chứng bằng những công cụ bảo đảm tính khoa học.
- Phương pháp thực hiện SKKN giáo dục để đạt được những kết quả nói trên.
- Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN.
Phần III. Kết luận:
- Kết quả của việc ứng dụng SKKN.
- Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, triển khai SKKN.
- Những kiến nghị, đề xuất.
2. Đánh giá, xếp bậc SKKN:
Tổng điểm: 100 điểm, chi tiết như sau:
2.1.Về nội dung: Đạt tối đa 90 điểm
2.1.1. Tính mới (tính sáng tạo): (20 điểm )
a. Yêu cầu: Đó là những vấn đề trước đó chưa có người nào đề cập tới hoặc có đề cập nhưng
chưa đầy đủ; những cải tiến, những đề xuất mới đảm bảo tính khoa học hoặc ứng dụng sáng tạo
và có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mới; có luận điểm giáo dục mới hay phát
hiện mới về tính hợp lý, hiệu quả của một giải pháp trong quá trình dạy học và quản lý giáo dục.
b. Các thang điểm chính:
- SKKN đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên: Cho 20 điểm
- SKKN có tính mới nhưng chỉ ở mức độ vừa phải: Cho từ 10 đến 15 điểm
- Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng SKKN cụ thể
mà cho điểm.
2.1.2. Tính khoa học: (20 điểm ):
a. Yêu cầu: SKKN phải được trình bày, lý giải một cách rõ ràng, mạch lạc, hệ thống. Vấn đề
nghiên cứu phải phù hợp với những thành tựu khoa học giáo dục tiên tiến trong nước và thế giới,
với các nguyên lý khoa học chuyên ngành; phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và của ngành.
b. Các thang điểm chính:
- SKKN đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên: Cho 20 điểm
- SKKN có tính khoa học nhưng phần lý giải chưa đầy đủ, sức thuyết phục chưa cao: Cho từ 10
đến 15 điểm
- Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng SKKN cụ thể
mà cho điểm.
2.1.3. Tính hiệu quả: (25 điểm )
a. Yêu cầu: SKKN nếu được áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất về thời gian và
sức lực trong công tác dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa
học, phát triển tư duy hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh.
b. Các thang điểm chính:
- SKKN đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên: Cho 20 điểm
- SKKN có hiệu quả nhưng chỉ ở mức độ vừa phải: Cho từ 10 đến 15 điểm
- Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng SKKN cụ thể
mà cho điểm.
2.1.4. Tính ứng dụng thực tiễn: (25 điểm )
a. Yêu cầu: Có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ hiểu và có thể ứng dụng một cách dễ dàng và
đại trà trong toàn ngành giáo dục, được các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khác vận dụng
vào công việc của mình đạt kết quả cao.
b. Các thang điểm chính:
- SKKN đạt đầy đủ những yêu cầu nêu trên: Cho 20 điểm
- SKKN có tính mới nhưng chỉ áp dụng trong phạm vi vừa phải: Cho từ 10 đến 15 điểm
- Các mức điểm còn lại do hội đồng xét SKKN các cấp căn cứ vào chất lượng từng SKKN cụ thể
mà cho điểm.
2.2. Về hình thức: Đạt tối đa 10 điểm, 5 điểm cho mỗi mục.
a. Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu ở mục 1.2, ngôn ngữ diễn đạt chính xác, khoa học; các
kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ, rõ ràng, súc tích; ghi rõ nguồn tài liệu được sưu
tầm, trích dẫn (nếu có).
b. SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, kiểu chữ Times New Roman,
cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly
17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được đánh ở góc dưới bên phải mỗi
trang; trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa đề tài phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên đơn
vị; tên trường; tên đề tài; thuộc môn (nhóm môn; lĩnh vực); tên tác giả (nhóm tác giả); tổ bộ môn;
năm thực hiện; số điện thoại cơ quan hoặc cá nhân.

You might also like