You are on page 1of 14

GIAO THÔNG VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

1. Khái niệm:

Ở điều kiện bình thường, không khí chưa bị ô nhiễm gồm các thành phần cơ bản:
78% nitơ, 21% ôxy, 1% argon và một số khí khác như CO2, O3.

Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có chất lạ, hoặc có sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí theo chiều hướng không có lợi cho con người và sinh
vật.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI)


AQI (Air Quality Index): là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các chất gây ô
nhiễm gồm CO, NO2, SO2, O3 và bụi, được sử dụng để dánh giá tình trạng chất lượng
không khí ở khu vực ven đường hoặc khu dân cư trong thành phố.
AQI được tính toán dựa trên kết quả đo đạc liên tục nồng độ các chất ô nhiễm bởi hệ thống
quan trắc tự động chất lượng không khí của thành phố.
AQI xếp hạng chất lượng không khí thành 5 nhóm, theo điểm và màu tương ứng:
* tốt (từ 0 đến 50 điểm, màu xanh lá cây),
* trung bính (từ 51 đến 100 điểm, màu vàng),
* kém (từ 101 đến 200 điểm, màu cam),
* xấu (từ 201 đến 300 điểm, màu đỏ),
* nguy hại (trên 300 điểm, màu tím).
VÍ DỤ:
Xếp hạng chỉ số chất lượng không khí - AQI
của Tp. Hồ Chí Minh
Chất lượng không
Điểm
khí
0 đến 50 Tốt
51 đến 100 Trung bình
101 đến 200 Kém
201 đến 300 Xấu
trên 300 Nguy hại

1. Thực trạng không khí ở Việt Nam:


Hà Nội. Mười năm trước đây, xe đạp và xe xích lô là những phương tiện giao thông chủ
yếu trên các con đường tĩnh lặng đầy cây của thủ đô nước Việt. Giờ đây, có 1,8 triệu xe máy
chen chúc trên các con phố, tạo nên bản hoà âm ồn ào và nhiễu loạn. Theo số liệu từ Cục
Đăng kiểm Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 20 triệu môtô và xe máy và đến năm 2010, sẽ
có khoảng 24 triệu xe. Đến năm 2015, dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng
31 triệu xe.
Kinh tế tăng trưởng, xe máy trở thành phương tiện giao thông phổ biến của người Việt
Nam. Cùng với sự gia tăng của ôtô trên các con đường, những phương tiện này đã trở thành
nguồn gây ô nhiễm lớn nhất ở quốc gia Đông Nam Á này.

Các chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên gấp bội, với
dày đặc các chất Benzene và Sulfur Dioxite. Bụi mịn lơ lửng trong không khí với mật độ
cao gấp nhiều lần cho phép, gấp đôi so với Bangkok và gấp 10 lần so với tiêu chuẩn mà Tổ
chức Y tế Thế giới WHO đưa ra. Tuy đây là tình trạng chung ở nhiều thành phố châu Á
khác song vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người ta
tiếp tục xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Tại buổi họp báo công bố báo cáo trên (Hà Nội, 12/8), Bộ TN-MT cho biết, kết quả quan trắc
tại một số thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... cho thấy, các khí
độc hại gây ô nhiễm phát thải từ các phương tiện giao thông chủ yếu là: CO, NOx’, hơi xăng
dầu, bụi, chì, benzen và bụi PM2,5. Trong đó, xe máy là nguồn phát thải chính khí CO chiếm
85%, xe tải phát thải khí lưu huỳnh và Ni tơ chiếm hơn 70%...

Đáng chú ý, phương tiện giao thông chạy bằng xăng phát thải các khí gây ô nhiễm chiếm
hơn 50% so với các phương tiện giao thông chạy bằng dầu diesel, nhưng các phương tiện
này lại phát thải bụi mịn nhiều nhất
Các chỉ số khác như chì, benzen, tiếng ồn tại nhiều tuyến đường có đặt thiết bị quan trắc trên
địa bàn thành phố cũng đang có dấu hiệu tăng lên so với một năm trước. Trong đó, đáng báo
động là hàm lượng chì tăng lên 2,2 lần, nồng độ benzen tăng 1,4 lần tại cả 8 trạm quan trắc -
đặt rải rác tại các khu vực dân cư. Kết quả quan trắc phản ánh trung thực chất lượng không
khí ở TPHCM.

Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề nổi cộm về môi trường không khí ở các đô thị VN
hiện nay là ô nhiễm bụi. Hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi đặc biệt là
các nút giao thông và các công trường xây dựng. Mức độ ô nhiễm không khí ở các thành
phố thay đổi giữa các giờ trong ngày, giữa các tháng trong năm và giữa các năm tùy thuộc
vào các hoạt động giao thông, công nghiệp và một phần do điều kiện thời tiết khí hậu.
Với tốc độ tăng trưởng xe cơ giới từ 10-20% tại các thành phố lớn như TP.HCM và HN như
hiện nay thì lượng phát thải các khí gây ô nhiễm dự báo đến năm 2010 tăng từ 2-5 lần. Điều
này có tác động rất lớn đến chất lượng không khí môi trường của các thành phố
2. Nguồn phát thải:
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn
nhân tạo.

a. Nguồn tự nhiên:

Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và
những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp,
cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát
thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung
lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan
truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí,
các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại
muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.

b. Nguồn nhân tạo:

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt
cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguyên nhân phát
thải.
chúng ta đề cập đến khía cạnh ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông
Hoạt động giao thông gây ra 70% ô nhiễm không khí

Tuy so với phương tiện giao thông chạy dầu diezel, phương tiện chạy xăng phát thải nhiều
các khí ô nhiễm như CO, Pb. HmCn hơn, nhưng các phương tiện chạy dầu diezel lại là
nguồn phát thải chủ yếu ra môi trường lượng bụi hạt mịn.

Đối với các thành phố có cảng biển, các hoạt động giao thông vận tải của các cảng cũng
thải ra một lượng không khí ô nhiễm đáng kể.

3. Phân loại các nguồn phát thải từ hoạt động giao thông :
Lượng phát thải gây ô nhiễm từ các loại xe cơ giới nói chung và xe máy nói riêng không
hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng xe cũng như lượng nhiên liệu tiêu thụ mà chủ yếu phụ
thuộc vào chất lượng nhiên liệu, công nghệ giảm khí thải được áp dụng trên xe, chế độ bảo
dưỡng, sửa chữa và chế độ vận hành xe trong sử dụng. Thực tế cho thấy trung bình một xe
máy tiêu thụ nhiên liệu chỉ bằng 1/5 xe ô tô con nhưng lại có thể thải ra lượng khí độc hại
gấp nhiều lần nếu như xe máy đó là loại có kết cấu, công nghệ lạc hậu
Các tác nhân gây ô nhiễm giao thông chủ yếu là: Các khí độc hại từ các loại xe có động cơ
thải ra khí đốt nhiên liệu: bụi; tiếng ồn. Trong đó, khí thải do đốt nhiên liệu có mức độ gây ô
nhiễm môi trường lớn nhất. Hàng ngày, chỉ cần một nửa số phương tiện trong tổng số 24
triệu xe đang lưu thông hoạt động cũng đã xả ra môi trường một lượng lớn các khí độc hại,
trong đó có nhiều thành phần gây nên hiệu ứng nhà kính; gây ra các loại bệnh như viêm
nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi...
Về ô nhiễm không khí do bụi, khi các phương tiện lưu thông sẽ cuốn một lượng lớn bụi
đường vào không khí; ngoài ra khi hãm phanh sẽ tạo ra bụi đá, bụi cao su và bụi sợi. Bụi và
các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua da và niêm mạc mắt,
miệng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc di chuyển chủ yếu bằng các loại xe không có
mui kín. Vì vậy, trong quá trình di chuyển con người bị tiếp xúc trực tiếp với khí thải độc từ
động cơ xe chưa được pha loãng nên nồng độ tác động thực tế còn lớn hơn nhiều so với số
liệu đo đạc được.
Về tiếng ồn, đây là dạng ô nhiễm phổ biến ở các đô thị. Trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở
đô thị thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60 - 80% bởi các nguyên
nhân sau do tiếng ồn từ động cơ, do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi
xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường... Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến
toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây
nên bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn,
mệt mỏi.

Bụi và tiếng ồn gây tác


hại rất lớn cho sức khoẻ
của con người.
Một số chất gây ô nhiễm và tác hại đối với sức khoẻ con người.
SO2: khí không màu, có vị axit nồng độ 0.6 mg/m3, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hoà tan trong
lớp màng của mắt, miệng, mũi, cổ họng; gây khó thở, loét niêm mạc.
SO2+ bụi: tăng tác hại của SO2. những hơi khí xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan hô hấp,
gây tổn thương phổi, màng phổi.
NO2: màu nâu, có mùi từ nồng độ 0.2 mg/m3, tính axit, khí gây viêm loét dường hô hấp, hoà
tan vào màng nhờn, gay bệnh đường hô hấp.
NO: không màu, không mùi, ít tan trong nước, tạo với hồng cầu trong máu thành chất không
vận chuyển Oxy, dễ bị Oxi hoá thành NO2 và gây tác hại như NO2.
CO: không mùi, kết hợp với hồng cầu tao chất không vận chuyển Oxy, ảnh hưởn tới hệ thần
kinh trung ương và hệ tuần hoàn máu, đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ.
H2S: khí không màu có mùi trứng thối. từ nồng độ 1.6-5 mg/m3 gây khó thở, loét giác mạc,
đường hô hấp, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ.
Benzen (C6 H6 ): không màu mùi nhẹ đặc trưng, gây ô nhiễm không khí ở dạng hơi Benzen,
thâm nhập qua đường hô hấp gây viêm phổi, tồn tại trong mỡ và khớp, ảnh hưởng tới
chuyển hoá của gan, nhiễm độc hệ thống tạo máu, gây bệnh ung thư do nghè nghiệp.
PAH (polycylin hydrocacbon): nhiều hơn 100 loại khác nhau sinh ra do quá trình cháy
không hoàn toàn thường bị các hạt bụi hấp thụ (trong khói thuốc lá hay trong mồ hóng).
Một số chất này có khả năng gây bệnh ung thư mà tiểu biểu là benzopyren.
Mồ hóng: bụi than mịn cá hấp phụ PAH sẽ mang PAH vào đường hô hấp. mồ hóng sinh ra
từ động cơ ddiezeen bị nghi là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Pb: tồn tại ở dạng bụi, ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất và não, đặc biệt đối với trẻ
nhỏ, tồn tại trong khớp.
Khí ô-zôn (O3): là chất khí gây ô nhiễm không màu, hình thành từ phản ứng hoá học giữa
hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và ô-xýt nitơ (NOx) dưới ánh sáng mặt trời. VOCs và
NOx được sinh ra chủ yếu từ hoạt động của xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe gắn máy.
Khí ô-zôn kích thích mạnh đối với mắt, da, có thể gây chóng mặt, nhức đầu, giảm huyết áp
và khó thở.

4. Tác động của không khí bị ô nhiễm:


4.1 Hệ sinh thái:
Hiện tượng mưa axit làm rụng lá cây, phong hóa đá mất mỹ quan.
Một cánh rừng thông của Czech bị hủy hoại bởi mưa axit
(Ảnh chụp tháng 7/2006, theo PD)

Hình đầu người theo kiểu kiến trúc gotic bị mưa axit làm thoái hóa
Ô nhiễm không khí do giao thông cùng với Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của
loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và
các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Gây hiệu ứng
nhà kính.
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật
trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong
khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn
bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4.2 Tác động trực tiếp lên con người:


Khi lưu thông trên đường, tiếng còi xe, khói bụi, các hóa chất là tác nhân độc hại cho đi
đường. Vì buộc phải đi lại mỗi ngày nên những tác nhân này càng có cơ hội gây bệnh.
Tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người, đặc biệt là đường hô hấp. Báo cáo cho biết, ô nhiễm không khí làm cho sức khỏe
con người bị suy giảm, thúc đẩy quá trình lão hóa, chức năng phổi bị suy giảm các bệnh
viêm phổi, ung thư, tim mạch tăng cao và làm giảm tuổi thọ của con người. Các đối tượng
dễ mắc phải là: người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người thường xuyên phải làm việc
ngoài trời...
Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn quốc hơn 4%, việm
họng 3% và viêm phổi 3%. Nguyên nhân trực tiếp của các bệnh này là do ảnh hưởng của ô
nhiễm không khí phát thải từ các phương tiện giao thông.
Đặc biệt là, những hộ dân sống ở thành phố trên 10 năm có tỷ lệ mắc các bệnh tai, mũi
họng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm, các bệnh về da
và mắt cao hơn những hộ dân sống dưới 3 năm là 72,6% so với 43%.
Những người nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là:

người cao tuổi phụ nữ mang thai trẻ em dưới 14 tuổi

người có bệnh về người làm việc ngoài người tập thể dục, thể
phổi và tim mạch trời thao ngoài trời

do khói công nghiệp, khí thải động cơ xe cộ... nên dễ gây ra hiện tượng khói mù quang hóa
do các loại khí thải, bụi mù được khuếch tán lên không trung nên người ta không nhìn thấy
khói, bụi hoặc nếu có thì cũng với mật độ ít hơn. Nhưng khi khí độc, khí thải ô nhiễm, khói,
bụi mù không thoát lên cao mà tập trung ở dưới mặt đất gây nên .

khi xảy ra hiện tượng khói mù quang hóa, cả một bầu không khí bị bao phủ bởi tổ hợp nhiều
chất độc ô nhiễm khác nhau nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. GS Cự đưa ra
dẫn chứng, ở thành phố London (Anh) trong lịch sử cũng đã từng xảy ra hiện tượng khói mù
quang hóa trầm trọng, hậu quả là có trên 5.000 người chết có liên quan đến hiện tượng này.
Tuy chưa có những nghiên cứu khẳng định cụ thể, nhưng các nhà khoa học đều cho rằng sự
ô nhiễm không khí quá trầm trọng là nguyên nhân gây ra phần lớn các ca tử vong trên
Các cuộc nghiên cứu cho thấy, khói xe có chứa nhiều hóa chất độc hại như:
carbonmonoxide, sulfur dioxide, nitrogen monoxide, nitrogen dioxide... gây ra nhiều loại
bệnh.
Suyễn, viêm phế quản
Theo một nghiên cứu được thực hiện trên 4.000 trẻ em từ sơ sinh đến 1 tuổi ở Stockholm,
Thụy Điển vào năm 2008: 60% trẻ có nguy cơ bệnh suyễn và bệnh viêm phế quản. Những
trẻ em đã có bệnh rồi sẽ bị nặng hơn các triệu chứng đã có.
Tại California, Hoa Kỳ, một cuộc nghiên cứu được thực hiện trong vòng 12 năm ở 1.000 trẻ
em từ lớp 3 đến lớp 5 sống gần khu vực giao thông trọng điểm cho thấy: 14% trẻ em đã bị
bệnh suyễn, 12% viêm phế quản, 43% có cả hai bệnh trên.
Một cuộc nghiên cứu khác được thực hiện trong 2 năm đã tìm thấy hiện tượng máu có
nitrogen dioxide bắt nguồn từ khói xe trong 861 trẻ em tại các thành phố giao thông trọng
điểm như New York, Boston, Bronx, Dallas, Tucson, Seattle.
Viêm tai
Ngay cả ở Việt Nam, khi tình trạng sử dụng còi xe bừa bãi, mức độ chuẩn của tiếng còi
không được giám sát, đã có nhiều trường hợp tai nạn vì tiếng còi hơi quá lớn, nhẹ thì chấn
thương tai. Tại Hoa Kỳ, bệnh viêm tai rất phổ biến ở trẻ em, tốn 3-5 tỉ USD chi phí mỗi
năm.
Theo báo cáo được công bố vào tháng 10.2009 của AAO-HNSF (American Academy of
Otolaryngology-Head and Neck Surgery Foundation), 120.060 trẻ em được cải thiện môi
trường không khí (từ năm 1997-2006) đã giảm bệnh.
Ô nhiễm không khí gây ra sự nhiễm trùng do giảm hệ thống miễn dịch trong phổi, dẫn đến
viêm tai.
Tim mạch

Không khí ô nhiễm do xe cộ làm tăng huyết áp dẫn đến đau tim và đột quỵ. Hít thở không
khí ô nhiễm hơn 2 giờ có thể làm tăng huyết áp tới 9,3%, đồng thời ảnh hưởng đến nhịp tim
và mạch máu.
Viêm khớp
Qua khảo sát, 90.297 phụ nữ Hoa Kỳ, nguy cơ gia tăng bệnh viêm khớp là 31% đối với
những người sống so với đường giao thông trọng điểm 50 mét. Những người sống cách 200
mét thì ít hơn.
Đau ruột thừa
Tại hội nghị khoa học thường niên lần thứ 73 của trường Cao đẳng Gastroenterology ở
Florida, Mỹ, trong 5.000 bệnh nhân ruột thừa tại Calgary (Canada), từ năm 1999-2006 có
15% bệnh nhân sống trong những vùng có nhiều khói xe.
Nguy cơ sinh non
Tại Canada, trong 70.249 em bé có 26% bị nguy cơ sinh non dưới 30 tuần bởi mẹ sống cách
50 mét các khu vực giao thông trọng điểm. Để hạn chế khói xe, các bà mẹ có thai nên đeo
khẩu trang khi lưu thông.
Tăng huyết áp
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Y tế Cộng đồng Harvard ở thành phố
Boston cho thấy không khí ô nhiễm do giao thông có thể gây cao huyết áp đối với người bị
phơi nhiễm lâu ngày. Nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo hằng năm về dịch tễ học và
phòng ngừa bệnh tim mạch tại thành phố San Francisco.

Giáo sư Joel Schwart và các cộng sự đã phân tích số liệu của 939 người bắt đầu từ năm
1995 và đánh giá về sức khoẻ của họ 4 năm/lần. Kết quả đã phát hiện việc tăng phơi nhiễm
với các phân tử ô nhiễm do giao thông sẽ gây tăng huyết áp (có thể tăng tâm thu lên thêm
3,02 mm thuỷ ngân, tâm trương lên thêm 2,30 mm thuỷ ngân). Báo cáo cũng lưu ý rằng kết
quả nghiên cứu này góp phần giải thích mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí do giao thông
với các cơn đau tim và tử vong vì bệnh tim mạch như những nghiên cứu trước đây từng xác
nhận.
5. Phương hướng giải quyết:
Quy hoạch đô thị tổng thể phải chú trọng đến các vấn đề giao thông, các khu dân cư, công
viên cây xanh... Quy hoạch này phải bao gồm cả phát triển các dự án, giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề tắc đường, giảm bớt tai nạn giao thông, và phát triển hệ thống giao thông công
cộng. Phải tăng cường phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, xe điện trên không, xe
điện ngầm,...) và các hình thức giao thông không gây ô nhiễm. Phải xem việc phát triển
phương tiện vận chuyển công cộng như là trọng tâm để giảm nguy cơ tắc nghẽn và ô nhiễm
giao thông tại các đô thị.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng giải quyết vấn đề tắc đường thường xuyên trong các đô thị
lớn và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến phát thải của các
phương tiện giao thông gồm triển khai có hiệu quả tiêu chuẩn Euro 2 về chấp hành các tiêu
chuẩn phát thải cho phương tiện xe cộ đang lưu thông, tiêu chuẩn đối với chất lượng xăng,
dầu; trang bị thiết bị đo khí tự động cho các cảnh sát giao thông trong toàn thành phố tại các
vị trí quan trọng và cảnh sát môi trường.
Thực hiện chương trình kiểm tra và bảo dưỡng, theo đó, các phương tiện xe cộ đã đăng ký
phải được kiểm tra về sự phát thải hàng năm trước khi cấp, đổi giấy phép lái xe. Theo kế
hoạch của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chậm nhất đến năm 2010, xe máy tại các thành phố
lớn sẽ phải kiểm tra khí thải định kỳ; phải thay mới các phương tiện giao thông, không cho
lưu hành những xe quá cũ, không đảm bảo chất lượng phương tiện (đặc biệt tiêu chuẩn xả
khí thải Euro 2
Tổng cục Môi trường cũng khuyến khích việc vệ sinh môi trường giao thông bằng cách
phun nước, quét đường; khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng
năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel và điện.

Tắc đường càng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi


trường.
Trước mắt với xe sản xuất mới, khí thải phải đạt tiêu chuẩn phát thải theo tiêu chuẩn
EURO-2. Kiểm tra khí thải định kỳ cho xe đang lưu hành theo độ tuổi với lộ trình phù hợp
làm sao không xáo trộn đến cuộc sống của đa số người dân mà vẫn kiểm soát được khí thải.
Tổ chức điều hành quản lý giao thông chống ùn tắc; nâng cao ý thức cộng đồng và ý thức
bảo vệ môi trường sống chung của người dân để mọi người tự giác kiểm tra khí thải xe máy
theo quy định. Lắp đặt bộ xử lý khí thải cho xe đang sử dụng; sử dụng các loại thuế phí môi
trường như một công cụ điều tiết lượng xe máy; khuyến khích lọai bỏ xe cũ.
.
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí, thành phố cần sớm thực hiện giải pháp cấp bách là tổ
chức lại hệ thống giao thông theo hướng thân thiện với môi trường, mở rộng và xây dựng
mới các đường giao thông đô thị để giảm áp lực xe cộ và các tuyến đường vành đai nhằm
giảm lưu lượng xe vận chuyển liên tỉnh và quốc gia đi ngang qua khu vực nội thành.

- Giảm phương tiện cá nhân, tăng phương tiện giao thông công cộng.
- Tổ chức kiểm tra, giám định các phương tiện giao thông về khí thải
-Duy trì và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm bụi trong không khí
-Sử dụng xăng có hàm lượng Sulfuro và Benzen thấp.
- Tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng giữ vệ sinh
môi trường xanh- sạch- đẹp

, Nhà nước cần phát triển hệ thống xe buýt và giao thông công cộng như tàu điện trên cao,
tàu điện ngầm, qui hoạch đô thị hợp lý. Trợ cấp, đầu tư cho phát triển giao thông công cộng,
việc có một hệ thống giaothông công cộng hiện đại, thuận tiện chính là điều kiện tốt nhất để
tách con người khỏi PTGT cá nhân và hạn chế được loại hình giao thông này cũng chính là
giải quyết được tình trạng tắc nghẽn trong những giờ cao điểm, kiểm soát được ô nhiễm
không khí do hoạt động giao thông gây ra.

Hơn nữa, bài toán bảo vệ môi trường còn phải lồng vào bài toán phát triển kinh tế, bởi
không thể tách rời hai vấn đề này. Các quốc gia đang phát triển thường có xu hướng hi sinh
môi trường để phát triển kinh tế. Nếu VN đi vào vết xe đổ của nhiều nước khác thì những
thập niên sau chúng ta sẽ phải đổ ra những khoản tiền lớn hơn nhiều để khắc phục hậu quả
môi trường.

Đó là việc loại bỏ xăng pha chì; tăng cường kiểm tra điều kiện môi trường của xe máy; phân
luồng, phân tuyến xe lưu thông. Nên có một số đường hoặc khu vực dành riêng cho xe đạp
và người đi bộ để giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn, đặc biệt là khu vực trường học, bệnh
viện, nơi nghỉ ngơi, giải trí của người già và trẻ em, danh lam thắng cảnh

Các trường học cần đầu tư hệ thống xe riêng để đưa đón học sinh vào những giờ nhất định
và bắt buộc học sinh, sinh viên phải đi xe buýt tới trường.

Vậy trong quy hoạch phát triển giao thông thành phố, chính quyền phải hết sức chú trọng
nhiệm vụ xây dựng mạng lưới giao thông công cộng hiện đại và thuận tiện, đáp ứng tốt nhu
cầu của người dân, để họ có thể có nhiều lựa chọn về hình thức đi lại rồi sau đó mới áp dụng
được biện pháp thu phí đối với PTGT cá nhân.

Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng: Đây là một công cụ cần thiết để nâng
cao hiệu quả của quản lý môi trường. Vì chỉ khi dân tự ý thức được hành động của họ tác
động nghiêm trọng đến môi trường như thế nào thì họ mới có trách nhiệm với những hành
động của mình.

Chính quyền thành phố nên có kế hoạch nâng cao nhận thức cho dân trên các phương tiện
thông tin đại chúng hay lồng ghép vào trong các chương trình giáo dục đào tạo đặc biệt là
đào tạo ở bậc tiểu học, trung học, phổ thông.

Từ đó khuyến khích người tham gia giao thông có ý thức cao hơn về hoạt động đi lại của
mình đối với môi trường xung quanh và từ đó tăng mức sẵn lòng chi trả cho việc đảm bảo
chất lượng môi trường.
Ngoài ra, để có thể thực hiện biện pháp hạn chế PTGT cá nhân bằng hình thức thu phí,
chính quyền thành phố cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành như
phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường trong việc đánh giá các thông số về chất lượng môi
trường, phối hợp với Bộ Tài chính để nghiên cứu, đề xuất mức phí, với Bộ Giao thông Vận
tải để thực hiện quản lý và giám sát, các cơ quan an ninh, các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực môi trường,…

6. Một số hoạt động ở Việt Nam hiện nay nhằm nỗ lực cải thiện chất lượng không khí:
AIT và nhiều tổ chức nước ngoài cũng đang thực hiện những dự án hỗ trợ VN giảm tình
trạng ô nhiễm không khí. Hội thảo "Quản lý chất lượng không khí” lần này được AIT chọn
tổ chức tại TP.HCM cũng là nhằm mục tiêu giúp người dân hiểu biết hơn về tác hại của ô
nhiễm không khí
Ngày 29/10, Cục Y tế GTVT đã có cuộc hội thảo về kết quả điều tra ảnh hưởng của ô nhiễm
không khí tới sức khỏe và thiệt hại kinh tế năm 2007-2008 tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Đây là kết quả bước đầu nằm trong Dự án Nghiên cứu đánh giá tổng thể ảnh hưởng sức
khỏe và thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí đô thị gây ra từ năm 2007-2009.

1. Chương 2. Chương trình kiểm


trình di soát ô nhiễm công
dời các nghiệp
nhà máy
gây ô
nhiễm môi trường vào các khu công
nghiệp tập trung
3. Chương trình quan 4. Hoạt
trắc chất lượng không động
khí truyền
thông về
bảo vệ
môi
trường

Hãy hành động vì chất lượng không khí


Khi đi Nên sử Nên ăn trưa
gần, bạn dụng xe ở gần nơi
nên sử buýt vừa làm việc,
dụng xe đạp hay đi bộ. giảm chi nơi học tập
phí, hạn chế kẹt xe, vừa nhằm hạn chế việc sử
giảm ô nhiễm môi dụng xe gắn máy, ô tô.
trường.
Nên đi Nên bảo Hãy trồng
chung xe trì xe máy và bảo vệ
khi đi làm, của bạn cây xanh.
đi học, vui mỗi năm
chơi, giải trí. một lần nhằm tăng độ
bền xe và giảm khói thải
ra môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://www.dinhduong.com.vn/story/benh-do-o-nhiem-giao-thongNguồn: TNO
http://www.scribd.com/doc/8070048/o-Nhiem-Tu-Giao-Thong-Do-Thi
http://www.docstoc.com/docs/22163501/Ph%C6%B0%C6%A1ng-ti%E1%BB%87n-giao-
th%C3%B4ng-v%C3%A0-%C3%B4-nhi%E1%BB%85m-m%C3%B4i-tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng
http://www.giaothongtuoiteen.com/index.php?
option=com_content&task=view&id=673&Itemid=97
http://www.thiennhien.net/news/139/ARTICLE/1702/2007-03-17.html
http://tintuc.xalo.vn/00-936308912/o_nhiem_khong_khi_lam_tang_huyet_ap.html
http://autonet.com.vn/vn/tintrongnuoc/2270/index.aspx

You might also like