You are on page 1of 31

1.

Khái niệm vận đơn đường biển


Vận đơn đường biển (Bill of Lading, Ocean Bill of Lading) là chứng từ
chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở hay đại diện của người chuyên
chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá được xếp lên tàu hay sau
khi nhận hàng để chở.
Người cấp vận đơn là người chuyên chở, chủ tàu, người thuê lại tàu để kinh
doanh và khai thác tàu, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở.
Thời điểm cấp vận đơn là sau khi hàng hoá được xếp lên tàu (Shipping on
board) hay sau khi nhận hàng để xếp lên tàu (Received for Shipment).
Chữ ký trên vận đơn: Khi cấp vận đơn, người chuyên chở, chủ tàu hay người
đại diện của họ phải kí vào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý.
Hình thức vận đơn truyền thống: Vận đơn thường được phát hành theo các
bản gốc (Original) và các bản sao (Copy). Một bộ vận đơn bao gồm từ một
đến ba vận đơn gốc giống nhau và số lượng bản sao phụ thuộc vào mục đích
sử dụng của người gửi hàng. Muốn nhận được hàng, người nhận hàng phải
xuất trình vận đơn gốc.
2. Chức năng vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển có 3 chức năng quan trọng sau:
Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã
được kí kết.
Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở.
Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn
3. Phân loại vận đơn đường biển
Dựa vào đặc đIểm của hành trình, tình trạng hàng hoá, ghi chú nhận xét ghi
trên vận đơn…. có thể phận loại như sau:
• Căn cứ vào khả năng lưu thông: Vận đơn đích danh (Straight B/L), vận
đơn vô danh (Bearer B/L) và vận đơn theo lệnh (To order B/L)
• Căn cứ vào việc ghi chú trên vận đơn: Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và
vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
• Căn cứ vào việc xếp hàng: Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)
và vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment).
• Căn cứ vào qui trình vận tải: Vận đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn chở
suốt (Through B/L) và vận đơn chuyển tải liên hợp (Combined Transport
B/L)
• Căn cứ vào việc đơn giản hoá chứng từ: Vận đơn đường biển (Ocean B/L)
và Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill)
4. Nội dung vận đơn đường biển
Vận đơn thông thường bao gồm hai mặt:
Mặt thứ nhất bao gồm các cột, các mục để trống để người gửi hàng và người
chuyên chở điền các chi tiết liên quan tới: thông tin về người gửi hàng,
người nhận hàng, địa chỉ thông báo, tàu và hành trình tàu, chi tiết về hàng
hoá, tên vận đơn, số lượng vận đơn, nơi và ngày cấp vận đơn, chữ lý của
người cấp vận đơn v.v…
Mặt thứ hai bao gồm: các định nghĩa, khái niệm; qui định về trách nhiệm
của người chuyên chở; cước phí; những qui định liên quan tới việc xếp, dỡ,
bảo quản hàng hoá; qui định về tổn thất chung v.v…. Mặt này được in sẵn ở
mỗi tờ vận đơn.
5. Nguồn luật điều chỉnh vận đơn đường biển
a) Các Công ước quốc tế
Mặc dù mỗi hãng tàu đều phát hành mẫu vận đơn của riêng mình, song về
mặt pháp lý, tất cả các vận đơn đường biển được phát hành liên quan tới vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển đều do các Công ước quốc tế về vận đơn
đường biển và vận tải biển. Cho đến nay các Công ước này bao gồm:
• Công ước quốc tế để thống nhất một số qui tắc về vận đơn đường biển, ký
kết tại Brussel năm 1924 (The international Convention for Reunification of
Certain Rules Relating to Bill of Lading), gọi tắt là Công ước Brussel 1924.
Công ước này còn có tên gọi là Qui tắc Hague, đã có hiệu lực từ năm 1931
và cho tới nay đã có gần 90 nước tham gia.
• Nghị định thư sửa đổi năm 1968, sửa đổi Công ước Brussel 1924, có hiệu
lực từ ngày 23/6/1977, cùng với Quy tắc Hague tạo thành Quy tắc Hague-
Visby.
• Nghị định thư SDR năm 1979 sửa đổi Công ước Brussel.
• Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hoá bằng đường biển,
ký kết tại Hamburg năm 1978 (The UN Convention on the Carriage of
Goods by Sea), gọi tắt là Công ước Hamburg hay Quy tắc Hamburg. Công
ước này đã có hiệu lực từ ngày 1/1/1992, sau khi có đủ 20 nước phê chuẩn
và gia nhập.

b) Bộ luật Hàng hải Việt Nam.


Tại Việt Nam, nguồn luật điều chỉnh vận đơn đường biển là Luật Hàng hải
Việt Nam được ban hành vào ngày 30 tháng 06 năm 1990 và có hiệu lực vào
ngày 01 tháng 01 năm 1991. Về cơ bản, Luật Hàng hải giống Qui tắc Hague-
Visby
6. Nhược điểm của vận đơn đường biển
Tốc độ gửi vận đơn gốc chậm hơn hàng hóa : Ngày nay, do sự tiến bộ về
khoa học kỹ thuật trong ngành vận tải biển, đặc biệt là sự phát triển mạnh
mẽ của vận tải container nên tốc độ chuyên chở hàng hoá trong thương mại
quốc tế rất nhanh chóng. Trong rất nhiều trường hợp, hành trình của vận đơn
theo đường hàng không hay đường bưu điện chậm hơn rất nhiều so với hành
trình trên biển của hàng hóa. Do đó, người nhận hàng không có vận đơn để
nhận hàng, đồng thời phải mất thêm chi phi lưu kho, lưu bãi. Trong một số
trường hợp người nhận hàng muốn nhanh chóng lấy hàng do tính thời vụ của
hàng hoá thì họ phải đến ngân hàng xin bảo lãnh để được nhận hàng. Để có
thế được bảo lãnh, người nhận hàng phải đặt cọc hay vay ngân hàng tiền, do
vậy, họ lại phải chịu thêm chi phí vay tiền bảo lãnh. Như vậy, đôi khi, vận
đơn lại cản trở, làm chậm lại sự phát triển của thương mại quốc tế.
Sử dụng vận đơn đường biển rất tốn kém. Thứ nhất, chi phí in ấn và phát
hành vận đơn không nhỏ bởi vận đơn được in thành nhiều bản gốc và bản
sao, và mỗi lần gửi hàng là một lần phát hành vận đơn. Thứ hai, do vận đơn
có tính tiêu chuẩn không cao, mỗi hãng tàu đều phát hành một loại vận đơn
khác nhau, do vậy, sử dụng vận đơn lại phải mất thêm chi phí lưu trữ. Theo
số liệu của WTO, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1996 đạt
10.380 tỉ đô la Mỹ, trong đó chi phí cho vận đơn là gần 7 %.
Sử dụng vận đơn phải sử dụng bản gốc, do đó không áp dụng được những
thành tựu của công nghệ tin học, trong khi đó vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển lại chiếm hơn 80% số lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế.
Do vậy, vận đơn đường biển cùng một loạt các chứng từ khác trong thương
mại quốc tế trở thành trở ngại và tốn kém trong xu thế nên thương mại quốc
tế không cần chứng từ.
7. Sử dụng vận đơn truyền thống trong thanh toán quốc tế
Trong thương mại truyền thống, như chúng ta đã biết thông thường người
gửi hàng sẽ nhận được bản vận đơn bằng giấy do người chuyên chở phát
hành sau khi hàng hoá được xếp lên tàu hoặc hàng hoá đã được nhận để chở.
Để thu tiền theo phương thức thư tín dụng (L/C), người gửi hàng sẽ ký hậu
vận đơn cho ngân hàng ở nước của người xuất khẩu (ngân hàng thông báo,
ngân hàng xuất trình…). Ngân hàng này thông thường là do ngân hàng phát
hành tín dụng thư (ngân hàng của người nhập khẩu) chỉ định. Sau khi kiểm
tra vận đơn, ngân hàng ở nước người xuất khẩu sẽ ký hậu cho ngân hàng
phát hành đồng thời với việc nhận tiền hàng, và ngân hàng phát hành cuối
cùng sẽ chuyển vận đơn cho người mua. Vì vận đơn là một chứng từ có thể
chuyển nhượng được nên ngân hàng có thể giữ chứng từ này như một sự bảo
đảm cho các khoản tín dụng cấp cho nhà nhập khẩu. Khi hàng hoá tới cảng
đến, người mua xuất trình vận đơn gốc cho người chuyên chở để nhận hàng.
Mục tiêu của việc thay thế hệ thống vận hành vận đơn vốn từ lâu đã đi vào
quy củ này là phải giữ được những chức năng truyền thống của vận đơn mà
thay thế hình thức tồn tại trên giấy tờ của nó. Một số chức năng của vận đơn
truyền thống có thể dễ dàng được thay thế bởi vận đơn điện tử vì đó chỉ đơn
giản là sự thay đổi hình thức trao đổi thông tin từ giấy tờ sang dữ liệu điện
tử. Tuy nhiên, để thực hiện được chức năng là chứng từ sở hữu hàng hoá,
vận đơn điện tử phải được xây dựng trên một cơ sở kỹ thuật khả thi và đáng
tin cậy.
3.2.2.1. Khái niệm Vận đơn điện tử
3.2.2.1. Khái niệm
Vận đơn đường biển điện tử là một thông điệp điện tử có nội dung và cấu
trúc theo những tiêu chuẩn thống nhất được chuyển từ nơi này sang nơi khác
thông qua hệ thống điện tử viễn thông mà không có sự can thiệp của phương
thức lưu chuyển cơ học để thay thế cho vận đơn giấy trong hoạt động vận
tải.
Trên thế giới đã từng có 3 loại vận đơn đường biển điện tử:
SEADOCS- Seaborne trade Documentation System- hệ thống chứng từ
thương mại hàng hải; vận đơn đường biển điện tử theo qui tắc của CMI
(Comité Maritime International: Uỷ ban hàng hải quốc tế); và vận đơn
Bolero.
Tuy nhiên hiện nay hầu hết các vận đơn đường biển điện tử được sử dụng là
vận đơn Bolero do hai loại vận đơn trên có một số nhược điểm vẫn chưa
được khắc phục. Vận đơn Bolero ban đầu hình thành là để sử dụng giữa các
nước Châu Âu với nhau, song hiện tại đã được Bắc Mĩ và Nhật Bản.
3.2.2.2. Đặc điểm của vận đơn đường biển điện tử
Chứng từ vận tải điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng và người
chuyên chở trong phương thức thuê tàu chợ truyền thống là vận đơn đường
biển. Khi thực hiện phương thức thuê tàu chợ trong thương mại điện tử thì
người gửi hàng được cấp một vận đơn đường biển điện tử thông qua mạng.
Vận đơn đường biển điện tử có giá trị pháp lý và chức năng như vận đơn
truyền thống. Tuy nhiên, vận đơn đường biển điện tử có một số điểm khác
biệt về hình thức, nội dung và nguồn luật điều chỉnh so với vận đơn truyền
thống như sau:

So sánh vận đơn truyền thống và vận đơn đường biển điện tử
Vận đơn truyền thống
(VĐTT) Vận đơn đường biển điện tử
(VĐ ĐT)

Hình thức VĐTT thường được các công ty vận tải in sẵn theo mẫu riêng
gồm hai mặt. Một bộ vận đơn thông thường bao gồm 3 bản vận đơn gốc và
các bản copy VĐ ĐT là một thông điệp điện tử, do vậy nó không có khái
niệm mặt trước, mặt sau. VĐ ĐT chỉ có một bản chứ không phát hành 3 bản
gốc như VĐTT
Nội dung Mặt thứ nhất của VĐTT ghi các thông tin về người gửi hàng,
người chuyên chở, tàu chuyên chở và hàng hóa được chuyên chở.
Mặt thứ hai in các điều khoản chung qui định quyền và nghĩa vụ của các bên
liên quan VĐ ĐT có đầy đủ nội dung của một vận đơn đường biển mặc dù
nó không chia thành mặt trước, mặt sau. Những qui định chung về quyền và
nghĩa vụ của các bên được qui định riêng tại mục “Điều khoản và điều kiện”
tách rời bản ghi nội dung của VĐ ĐT
Ngoài ra, VĐ ĐT còn có một số yếu tố khác như mật khẩu, mã khoá v.v…
nhằm đảm bảo an toàn và tính bảo mật của VĐ ĐT

Nguồn luật điều chỉnh Hiện nay tồn tại 3 nguồn luật điều chỉnh VĐTT:
1. Công ước Brussel 1924 và 2 nghị định thư sửa đổi vào năm 11968 và vào
năm 1979
2. Công ước Hamburg 1978
3. Quy tắc Hage-Visby
4. Luật điều chỉnh hoạt động chuyên chở hàng hoá của các nước. Tuỳ thuộc
vào loại VĐ ĐT mà có nguồn luật điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế có 3
nguồn luật điều chỉnh:
5. Incoterms 2000
6. Qui tắc CMI
7. Qui tắc về vận đơn Belero
8. Luật điều chỉnh hoạt động chuyên chở hàng hoá của các nước.

+ Nội dung của Vận đơn Bolero (B.B/L): có nội dung cơ bản giống như vận
đơn truyền thống do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng. B.B/L có
thể bị ghi chú sạch hay không sạch (clean or unclean), hàng đã xếp lên tàu
hay nhận để xếp phù hợp với tập quán hàng hải quốc tế. B.B/L có thể bao
gồm các điều khoản và điều kiện chung của người chuyên chở.
+ Điểm khác biệt so với vận đơn truyền thống là B.B/L không có phần ghi
tên người chuyên chở, người gửi hàng, những người được chuyển nhượng
khác, đồng thời người chuyên chở không trực tiếp ký vào B.B/L mà ký bằng
chữ ký kỹ thuật số vào bức thông điệp trong đó có chứa B.B/L khi người
chuyên chở gửi đến trung tâm xử lý B.B/L.
Một số ưu điểm của Vận đơn điện tử
+ Tiết kiệm thời gian : Phương thức lưu chuyển vận đơn truyền thống
thường kéo dài nhiều ngày thậm chí là nhiều tuần, tuỳ thuộc vào khoảng
cách địa lý giữa các bên và tốc độ kiểm tra chứng từ của các ngân hàng.
Trong nhiều trường hợp khi quãng đường chuyên chở hàng hoá không dài
cộng thêm việc tốc độ chuyên chở ngày càng nhanh chóng, hàng hoá đến
cảng trước khi vận đơn được chuyển cho người nhận hàng, do đó người
nhận hàng không có vận đơn để nhận hàng từ người chuyên chở. Với vận
đơn đường biển điện tử, việc lưu chuyển chỉ mất vài giờ, do vậy, người nhận
hàng luôn được đảm bảo vận đơn đến trước hàng hoá. Trong thời đại ngày
nay, việc tiết kiệm thời gian là vô cùng quan trọng, nhất là đối với các mặt
hàng mang tính mùa vụ nên việc sử dụng vận đơn đường biển điện tử có ý
nghĩa rất quan trọng.
+ Tiết kiệm chi phí: Vận đơn đường biển điện tử là các bản ghi điện tử do
đó, việc tạo lập, sử dụng, lưu chuyển hay xuất trình đều được tiến hành
thông qua hệ thống điện tử viễn thông. Điều này đã giúp người sử dụng vận
đơn cũng như những người liên quan khác tiết kiệm được chi phí in ấn, phát
hành và lưu trữ vận đơn.
+ Bảo mật: Khi tạo lập vận đơn đường biển điện tử, người lập sẽ được cấp
mă khoá kép mà chỉ có người chủ sở hữu vận đơn, người chuyên chở và các
cơ quan trung gian trong việc lưu chuyển vận đơn đường biển điện tử là nắm
được mã khoá cũng như nội dung của vận đơn, do vậy đảm bảo được tính
bảo mật của vận đơn. Trong khi đó, những thông tin của vận đơn truyền
thống dễ bị lộ hơn nữa khi bị thất lạc, điều này không bao giờ có thể xảy ra
đối với vận đơn đường biển điện tử.
+ Phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật: Cuộc cách mạng
khoa học công nghệ đang bùng nổ trên khắp thế giới đặc biệt là cuộc cách
mạng về công nghệ thông tin với các phương tiện điện tử như Internet, Fax,
trao đổi dữ liệu điện tử EDI. đã và đang tác động và làm thay đổi cuộc sống
của con người theo hướng ngày càng nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt.
Trong khi đó nếu sử dụng vận đơn truyền thống sẽ không ứng dụng được
những thành tựu của công nghệ tin học. Do vậy, vận đơn đường biển điện tử
ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với xu thế phát
triển khách quan của thời đại.
3.2.2.3.. Nguồn luật điều chỉnh vận đơn đường biển điện tử
i. Incoterms2000
ICC đã tiên liệu sự phát triển của EDI và đưa ra các qui tắc diễn giải mới.
Điều 8A và 8B Incoterms 2000 đề cập tới giá trị hiệu lực của thông tin điện
tử: “ở nơi nào người mua và người bán thoả thuận liên lạc bằng điện tử thì
có thể dùng thoả thuận trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange
agreement) có giá trị tương đương thay cho chứng từ thông thường.
Vì thế các bên cần phải thoả thuận sẽ sử dụng các thông điệp điện tử thay
thế các chứng từ vận tải thông thường trong đó bao gồm cả vận đơn truyền
thống.
ii. Qui tắc của CMI đối với vận đơn đường biển điện tử
Điểm đáng chú ý của qui tắc này là áp dụng đối với vận đơn phải được kiểm
tra. Những qui tắc này đã được tổ chức CMI soạn thảo tại Paris vào tháng 6/
1990. Và các qui tắc của CMI không mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các
bên phải thoả thuận các qui tắc này và trên cơ sở đó thống nhất với hợp đồng
chuyên chở. Điều 1 nêu rõ: “ Qui tắc này áp dụng bất kỳ lúc nào các bên
chấp nhận.” Nếu các bên quyết định chuyển từ vận đơn CMI sang vận đơn
giấy tờ thì mã khoá riêng sẽ mất hiệu lực.
Điểm mấu chốt của qui tắc CMI chính là sự ra đời của vận đơn đường biển
điện tử. Các qui tắc này không nhằm mục đích điều chỉnh về EDI nói chung
và vận đơn nói riêng trên cơ sở toàn diện. Do đó, các qui tắc này không
nhằm để thay thế luật thực chất áp dụng cho vận đơn.
iii. Quy tắc Bolero. Tuỳ thuộc vào loại vận đơn đường biển điện tử mà có
nguồn luật điều chỉnh như khi sử dụng vận đơn Bolero thì sẽ phải theo các
qui tắc do Bolero International Limited đưa ra (Bolero rulebook - chủ yếu
cũng dựa trên qui tắc của CMI).
3.2.2. Quy trình sử dụng Vận đơn điện tử
Thông thường, quy trình xử dụng hệ thống điện tử để thuê tàu được tiến
hành như sau:
i. Đăng ký khách hàng (Customer Registry)
Trước khi tiến hành đăng ký thuê khoang tàu thì người gửi hàng phải đăng
ký mã tài khoản khách hàng (Customer ID) với hãng tàu. Sau khi vào trang
web của một hãng tàu mà người gửi hàng muốn thuê lưu cước, chọn nút “
Registry”. Sau đó, trên trang chủ sẽ hiện ra trang đăng ký khách hàng.
Người gửi hàng điền các thông tin cá nhân vào mẫu đăng ký và gửi nó bằng
cách nhấn chuột vào nút “OK”. Sau khi kiểm tra lại các thông tin đã điền,
nhấn chuột vào nút “Submit” để hoàn thành việc đăng ký. Sau 48 tiếng, hãng
tầu sẽ thông báo kết quả đăng ký cùng với hướng dẫn tải (download) chứng
chỉ kỹ thuật số (digital certificate).
ii. Đăng ký thuê lưu cước tàu trực tuyến (Online booking)
Sau khi nhập mã tài khoản khách hàng (Customer ID), nhấn chuột vào nút
Bookings. Sau đó, người gửi hàng tiến hành tạo một tờ khai thuê lưu cước
mới thông qua nút “Create Booking”.
- Trang “Create Booking” bao gồm 4 mục:
+ Booking homepage
+ Booking Details (Thông tin trên tờ lưu cước)
+ Cargo Details (Chi tiết về hàng hoá)
+ Finish (Hoàn thành việc đăng ký)
- Người gửi hàng sử dụng các mục: Booking Details, Cargo Details và
Finish để hoàn thành việc gửi giấy thuê lưu cước.
Ngoài những chi tiết cần điền giống như giấy lưu cước trong phương thức
thuê tàu chợ truyền thống, thì những chi tiết trong phương thức này còn bao
gồm:
+ Địa chỉ e-mail của các bên
+ Những số tham chiếu (Reference Numbers) do hãng tàu áp cho từng người
gửi hàng và từng lần gửi hàng.
+ Mã con tàu
- Sau khi điền đầy đủ thông tin ở hai mục Booking Details và Cargo Details,
người gửi hàng nhấn chuột vào nút “Finish” để hoàn thành. Sau khi kiểm tra
lại các thông tin đã điền, nhấn chuột vào nút “Send” để gửi giấy thuê lưu
cước.
iii. Hãng tàu sẽ trả lời yêu cầu thuê lưu cước trong vòng 48 giờ làm việc,
cùng các chi tiết hướng dẫn việc vận chuyển hàng ra cảng.
iv. Người gửi hàng theo đúng hướng dẫn của hãng tàu, vận chuyển hàng ra
cảng và giao cho người chuyên chở.
v. Người chuyên chở nhận hàng, kiểm tra. Sau đó gửi bức thông điệp tới hệ
thống Bolero để yêu cầu tạo lập vận đơn đường biển điện tử. Người gửi
hàng sẽ nhận được vận đơn điện tử thông qua hệ thống Bolero.
3.2.3. Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng thương mại điện tử trong
vận tải, giao nhận
+ Chữ ký trong vận đơn đường biển điện tử
Vận đơn đường biển điện tử được ký bởi đại diện của người chuyên chở tại
cảng xếp hàng. Khi đó xác nhận được số lượng và tình trạng của hàng hoá
xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu cũng có tư cách pháp lý để kí
vận đơn. Một vận đơn đôi khi cũng được ký hậu cho bên thứ ba trong quá
trình chuyên chở. Vì vậy khi sử dụng vận đơn điện tử, tất yếu chúng ta phải
sử dụng chữ kí điện tử.
Khi sử dụng vận đơn điện tử, người gửi hàng sẽ có mã khoá kép để đảm bảo
tính bảo mật. Khi đó, người gửi hàng sử dụng mã khoá riêng (Private key)
của mình để mã hoá bức thông điệp. Chiếc chìa khoá này là duy nhất và chỉ
có người gửi hàng mới biết; sau đó người gửi hàng sẽ dùng chiếc chìa khoá
chung (Public key) của người chuyên chở để mã hoá lại bức thông điệp. Bức
thông điệp này sẽ được gửi đến người chuyên chở. Người chuyên chở chỉ có
thể giải mã bức thông điệp với chiếc chìa khoá riêng của mình. Điều này sẽ
xác nhận rằng người chuyên chở sẽ nhận được bức thông điệp gốc từ người
gửi hàng. Chiếc chìa khoá chung được đăng ký tại một bên thứ ba có uy tín
(tổ chức Bolero). Tổ chức này sẽ xác nhận các thông tin về bản thân người
muốn đăng ký chữ ký điện tử. Điều này khuyến khích người sẽ nhận bức
thông điệp được mã hoá tiếp cận với chìa khoá chung. Một ưu điểm nữa của
hệ thống mã hoá kép là hệ thống này cho phép bức thông điệp này được truy
cứu lại nguồn gốc mà đối với chữ ký được qui ước thì người nhận sẽ khó có
thể xác nhận được chữ ký được ký bằng tay hay không.
Muốn đọc được chữ kí điện tử của người ký theo phương pháp này, người
đọc phải tìm đúng phần mã khoá công khai của người gửi, ngoài cách “gặp
gỡ và trao đổi trực tiếp mã khoá công khai cho nhau”, “nhờ môt bên trung
gian chuyển khoá công khai”, thì cách chủ yếu là “sử dụng các trung tâm
phân phối mã khóa kép (key distribution center)” như các trung tâm cung
cấp chữ kí điện tử: Humin, SignOnline, Interlink Electronics … Tại các
trung tâm này có lưu giữ các cuốn danh bạ công khai chủ yếu- giống như
một cuốn danh bạ điện thoại, trong đó có ghi rõ tên doanh nghiệp, tên người
ký, quốc gia, thành phố đăng ký chữ ký, thời hạn hiệu lực của chữ ký và mã
khoá công khai tương ứng của chữ ký đó. Khi cần sử dụng, người dùng có
thể tải xuống phần khoá công khai cần thiết đó từ mạng Internet về máy tính
của mình và sử dụng. Ngược lại, họ cũng có thể đăng ký và gửi phần mã
khoá công khai của mình vào trung tâm này cho một hoặc nhiều người sử
dụng khác nhau có thể đọc được chữ ký của mình.
+ Một số đạo luật riêng về chữ kí điện tử của các nước:
- Khung pháp lý về CKĐT 13/12/1999 của EU;
- Luật giao dịch điện tử 2000 (Electronic Communications Act 2000) có
hiệu lực ngày 25/7/2000 của Anh;
- Luật chữ kí điện tử thương mại quốc gia và thương mại toàn cầu
(Electronic Signatures in Global and National Commerce, gọi tắt là E-sign
Act) ngày 30/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/10/2000
- Luật giao dịch điện tử thống nhất (UETA) của Hoa Kỳ;
- Luật CKĐT (Electronic Signature Bill) 7/1997 có hiệu lực vào năm 2000
của Đức;
- Luật bảo vệ thông tin cá nhận và tài liệu điện tử 1999 của Canada;
- Luật giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act 1998) của Singapore;
Sắc lệnh giao dịch TMĐT (E-transaction Ordiance) có hiệu lực từ 7/1/2000
của Hồng Kông;
- Luật giao dịch điện tử 1999 của Australia; và một số nước khác như Thái
Lan, Nhật Bản cũng đã thông qua các đạo luật về thương mại điện tử.
- Việt Nam đã có dự thảo Luật giao dịch điện tử, Nghị định về chữ ký điện
tử và dịch vụ chứng thực điện tử.
+ Các quy tắc về vận đơn điện tử của Uỷ ban hàng hải quốc tế (CMI)
Cơ sở pháp lý đầu tiên điều chỉnh vận đơn điện tử là do Uỷ ban hàng hải
quốc tế (International Maritime Committee - CMI) đưa ra năm 1990. “Các
quy tắc về vận đơn điện tử” (“ Rules for Electronic Bills of Lading”) của
CMI là một tập hợp các điều khoản mà các bên có thể tự nguyện coi là một
phần không tách rời của hợp đồng mua bán (incorperate into a sales
contract) trên cơ sở sự thoả thuận của các bên.
Quy tắc 1 nêu ra phạm vi áp dụng của các quy tắc này: “Các quy tắc này
được áp dụng trên cơ sở sự thoả thuận của các bên”.
Trong trường hợp hai bên quyết định chuyển vận đơn CMI thành vận đơn
giấy thì khoá bí mật (Private Key) của bản vận đơn đó sẽ trở nên vô hiệu.
Tình huống này xảy ra trong một số trường hợp, ví dụ như người cầm vận
đơn mới (new holder) không có các phương tiện điện tử cần thiết để nhận
một vận đơn điện tử. Các quy tắc của CMI đã lường trước được điều này và
đưa ra một biện pháp giải quyết linh hoạt là chuyển vận đơn điện tử thành
vận đơn giấy.

1.1. Đặc trưng chính của các quy tắc này


Mục đích chính của các quy tắc của CMI là việc tạo lập vận đơn điện tử. Do
đó, các quy tắc này không điều chỉnh việc xử lý các thông điệp dữ liệu nói
chung, và vận đơn nói riêng. Điều này được chứng minh bởi việc những
người soạn thảo ra các quy tắc này không định dùng chúng để thay thế các
nguồn luật vẫn điều chỉnh vận đơn, Trong đại đa số các trường hợp trong
thực tiễn hàng hải hiện nay, Quy tắc Hague hoặc Hague – Visby vẫn là
nguồn luật chủ yếu điều chỉnh vận đơn.
Quy tắc 6 quy định: “Hợp đồng chuyên chở sẽ chịu sự điều chỉnh của bất kỳ
công ước quốc tế hoặc nguồn luật quốc gia nào mà nếu một vận đơn trên
giấy được phát hành thì vận đơn đó bắt buộc phải chịu sự điều chỉnh của
công ước quốc tế hay luật quốc gia đó”.
1.2. Tạo lập vận đơn điện tử theo các quy tắc của CMI
Người gửi hàng giao hàng hoá cho người chuyên chở. Khi đó theo quy tắc
số 4 người chuyên chở sẽ thông báo về việc nhận hàng cho người gửi hàng.
Việc này được thực hiện bằng một thông điệp được gửi tới địa chỉ điện tử
(electronic adress) của người gửi hàng. Thông điệp nhận hàng (“receipt
message”) phải đáp ứng một số các yêu cầu được nêu trong quy tắc 4 (b). Cụ
thể về mặt nội dung thông điệp này phải thể hiện những thông tin giống như
vận đơn truyền thống, bao gồm:
• tên người gửi hàng;
• mô tả hàng hoá;
• ngày và địa điểm nhận hàng;
• dẫn chiếu đến các điều kiện chuyên chở của người chuyên chở ; và
• khoá bí mật ( Private Key).

Điều 4(d) quy định thông điệp xác nhận nhận hàng “sẽ có hiệu lực như thể
thông điệp nhận hàng này được thể hiện trên vận đơn giấy”. Điều này cũng
có nghĩa thông điệp xác nhận nhận hàng này tương đương với một vận đơn
giấy. Sau khi nhận được thông điệp xác nhận nhận hàng, người gửi hàng
phải xác nhận việc nhận được thông điệp cho người chuyên chở. Trong
thương mại truyền thống, người cầm vận đơn có quyền sở hữu hàng hoá và
có quyền ký hậu vận đơn cho một bên thứ ba để chuyển nhượng quyền sở
hữu đối với hàng hoá. Các quy tắc của CMI sử dụng công cụ là “khoá bí
mật” (“Private Key”) để thực hiện việc ký hậu và chuyển quyền sở hữu đối
với vận đơn điện tử.
Khoá bí mật được định nghĩa trong Quy tắc 2 là “ bất cứ hình thức điện tử
thích hợp nào… mà các bên thoả thuận để đảm bảo sự chân thực và nguyên
vẹn của một cuộc truyền tin”. Cách quy định như vậy tạo điều kiện cho việc
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đang và sẽ diễn ra trong lĩnh vực mã hoá và
giải mã các dữ liệu điện tử. Người nắm giữ khoá bí mật do đó có thể ra lệnh
giao hàng, chuyển quyền kiểm soát hàng hóa cho một bên thứ ba bất kỳ và
chỉ định hoặc thay thế người nhận hàng được chỉ định. Người nắm giữ khoá
bí mật như vậy là có đầy đủ các quyền mà người nắm giữ vận đơn giấy có
được.
Khi người nắm giữ khoá bí mật đồng thời là người thực tế nắm giữ vận đơn
muốn chuyển quyền sở hữu vận đơn cho một người khác, anh ta sẽ phải
thông báo cho người chuyên chở ý định của anh ta. Khoá bí mật (mỗi người
nắm giữ vận đơn có một khoá bí mật riêng) sẽ được sử dụng để xác nhận
tính chân thực của dữ liệu. Tuy nhiên vẫn cần có những biện pháp an ninh
để đảm bảo tính bí mật của việc truyền tin. Sau đó, người chuyên chở phải
xác nhận đã nhận được thông điệp của người nắm giữ khoá bí mật và chuyển
xác nhận nhận hàng (vận đơn) cho người chủ mới của hàng hoá. Khoá bí
mật lúc đó sẽ bị thu lại để chờ sự chấp thuận của người chủ mới của hàng
hóa về việc chuyển quyền sở hữu. Khi người nắm giữ vận đơn mới đã chấp
thuận việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá, người chuyên chở sẽ cấp cho
người này một khoá bí mật mới va khoá bí mật trước đó sẽ bị huỷ bỏ. Người
chuyên chở trực tiếp thực hiện chức năng cơ quan đăng ký sở hữu và điều
này sẽ làm phát sinh một số vấn đề sẽ được đề cập dưới đây.
Việc giao hàng sẽ được thực hiện nếu người nhận hàng chứng minh được tư
cách của mình với người chuyên chở. Do đó, không cần thiết phải xuất trình
vận đơn gốc để nhận được hàng.
Để ngăn ngừa các trở ngại về mặt pháp lý có thể phát sinh do luật của các
quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về việc chứng từ phải được
lập dưới dạng văn bản viết (“in writing”), CMI đã đưa ra Quy tắc số 11. Quy
tắc này nói rằng các bên thoả thuận rằng bất kỳ một đạo luật quốc gia hay
tập quán nào yêu cầu hợp đồng chuyên chở phải có bằng chứng dưới dạng
văn bản sẽ được đáp ứng bằng các dữ liệu điện tử được truyền tải và xác
nhận (transmitted and confirmed data). Ngoài ra, các bên thoả thuận sẽ
không dùng luận điểm là hợp đồng không được lập bằng văn bản trong
trường hợp xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, quy tắc này chưa xoá bỏ được
hoàn toàn những hoài nghi về khả các trở ngại pháp lý đối với vận đơn điện
tử.
1.3. Những vấn đề cần lưu ý
Liệu cơ chế khoá bí mật có thể thay thế được vận đơn có thể chuyển nhượng
truyền thống hay không? Bằng việc chấp nhận thông điệp xác nhận gửi hàng
người mua nhận được các quyền được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, điều này
được thực hiện trên giả thiết là thông điệp xác nhận việc nhận hàng là chân
thực. Nếu người nhận nhận được một thông điệp giả mạo, rắc rối thực sự
nảy sinh. Những vấn đề này không thể khắc phục được chỉ bằng một tuyên
bố rằng khoá bí mật và thông điệp xác nhận việc nhận hàng tương đương với
một vận đơn bằng giấy.
Các rắc rối cũng có thể nảy sinh từ việc người chuyên chở phải đóng vai trò
của cơ quan đăng ký sở hữu. Đây là trách nhiệm quá nặng nề đối với người
chuyên chở. Người chuyên chở phải đảm bảo bí mật cho mỗi giao dịch
chuyển nhượng quyền sở hữu. Tuy nhiên không có điều khoản nào trong bản
quy tắc quy định rõ giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở nếu không
đảm bảo được việc đó. Do đó người chuyên chở có lẽ sẽ không tham gia vào
các giao dịch mà giới hạn trách nhiệm của mình không được quy định rõ
ràng.
Quy tắc không quy định rõ thời gian và địa điểm vận đơn được ký kết.
Trong trường hợp này các bên lại phải dựa vào Tư pháp quốc tế (Private
International Law) để xác định thời gian, địa điểm hình thành hợp đồng.
Các ngân hàng cũng không mấy tin tưởng vào độ an toàn của hệ thống khoá
bí mật. Giao dịch càng phức tạp, càng có nhiều bên tham gia thì an ninh của
hệ thống càng khó đảm bảo.
Các quy tắc của CMI cũng không đưa ra cơ chế chứng thực vận đơn điện tử.
Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh quy định về khoá bí mật, CMI phải có các
quy định về hệ thống mã số công cộng (public key system) để chứng thực
vận đơn.
(“The Impact of EDI on Bills of Lading – A Global Pespective on the
Dynamics Involved” by Erik Muthow).
Yêu cầu về “văn bản” (“writing” or “document”)
Yêu cầu về việc các chứng từ phải được lập bằng văn bản là yêu cầu phổ
biến của hầu hết các luật quốc gia. Ví dụ, ở Úc, Đạo luật chuyên chở hàng
hoá bằng đường biển năm 1991 (Cwlth) định nghĩa thuật ngữ ‘hợp đồng
chuyên chở’ là “hợp đồng được thể hiện bằng một vận đơn hoặc bất ký
chứng từ sở hữu nào khác…”. Và chứng từ được liệt kê gồm:
a. bất kỳ giấy tờ hoặc chất liệu nào có chữ viết trên đó.
b. Bất kỳ giấy tờ hoặc chất liệu nào có các ký hiệu, cac hình ảnh…có ý
nghĩa mà một người có đủ năng lực có thể hiểu được chúng; và
c. Bất kỳ đồ vật hoặc chất liệu nào phát ra hình ảnh hoặc chữ viết mà có thể
tái tạo lại được nhờ vào hoặc không cần nhờ vào sự trợ giúp của bất kỳ đồ
vật hay thiết bị nào khác.
Mặc dù theo quy định trên thì rõ ràng chứng từ không chỉ được hiểu là
chứng từ dưới hình thức giấy tờ nhưng riêng đối với vận đơn đường biển,
trên thực tế, các toà án Úc cũng chỉ chấp nhận các vận đơn lập trên giấy vì
vận đơn theo luật bắt buộc phải có chữ ký.
Tại Anh đã có án lệ mà cơ sở dự liệu trên máy tính được chấp thuận là văn
bản (document). Tuy nhiên điều này có lẽ vẫn chưa thoả mãn các yêu cầu
đối với “văn bản viết” (“writing”). Luật diễn giải (Interpretation Act) năm
1978 của Anh định nghĩa “writing” bao gồm “đánh máy, in, in thạch bản,
chụp ảnh và các cách thức thể hiện và mô phỏng các từ ngữ dưới dạng có thể
nhìn thấy được”. Do đó, nếu một văn bản phải đáp ứng yêu cầu được thể
hiện dưới dạng viết, một thông điệp dự liệu sẽ không phải là một văn bản.
Tuy nhiên, do việc liên lạc bằng các phương tiện điện tử ngày càng trở nên
phổ biến thì thuật ngữ “văn bản” cũng phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn.
Theo Luật mẫu, hiệu lực pháp lý của các dữ liệu điện tử hoàn toàn tương
đương với văn bản viết. Điều 6 của Luật mẫu quy định trường hợp pháp luật
(luật quốc gia) đòi hỏi thông tin phải thể hiện bằng văn bản viết thì một
thông điệp dữ liệu được coi là thoả mãn đòi hỏi ấy nếu thông tin hàm chứa
trong đó là có thể truy cập được để sử dụng cho mục đích tham chiếu sau
này trừ một số trường hợp cụ thể được liệt kê.
Chữ ký và các phương pháp chứng thực khác:
Phương pháp chứng thực phổ biến nhất mà luật pháp quốc gia và quốc tế
thường yêu cầu đó là chữ ký bằng tay. Chữ ký có vai trò quan trọng không
chỉ bởi nó chứng thực các bên của hợp đồng mà còn là bằng chứng thể hiện
ý chí của các bên sẵn sàng chịu các trách nhiệm pháp lý. Việc chứng thực
một thông điệp điện tử bằng chữ ký là để cho người nhận thông điệp đó
cũng như các bên thứ ba biết nguồn gốc của thông điệp cũng như ý chí của
bên đưa ra thông điệp đó.
Công ước Hamburg quy định việc ký có thể được thực hiện “ bằng tay, bằng
fax, đục lỗ, đóng dấu, bằng các biểu tượng hoặc bằng bất kỳ phương tiện
máy móc hoặc điện tử nào, nếu không mâu thuẫn với luật quốc gia nơi vận
đơn được phát hành”.
Tuy nhiên đối với hầu hết các toà án, thuật ngữ “chữ ký” vẫn chỉ được giới
hạn ở chữ ký bằng tay. Theo quy định của Luật mẫu, các giải pháp kỹ thuật
thích hợp sẽ có hiệu lực pháp lý như chữ ký truyền thống và các bên có toàn
quyền thoả thuận giải pháp kỹ thuật cụ thể. Điều 7 của Luật mẫu quy định:
“Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có chữ ký của một người nào đó,
thì một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu: (a) có sử dụng
một phương pháp nào đó để xác minh được người ấy và chứng tỏ được sự
chấp thuận của người ấy với thông tin hàm chứa trong thông điệp dự liệu đó;
và (b) phương pháp ấy là đủ tin cậy với nghĩa là thích hợp cho mục đích mà
theo đó thông điệp dữ liệu ấy đã được tạo ra và truyền đi, tính đến tất cả các
tình huống, bao gồm cả các thoả thuận bất kỳ có liên quan”.
Theo điều khoản này, Luật mẫu không quy định một phương pháp kỹ thuật
cụ thể đối với chữ ký, bất kỳ công nghệ chữ ký điện tử nào cũng có thể được
ứng dụng trong tương lai mà không cần phải sửa đổi luật.
Chứng từ sở hữu và khả năng chuyển nhượng
Chứng từ sở hữu là chức năng quan trọng nhất của vận đơn. Một câu hỏi liên
quan đến chứng từ sở hữu và khả năng chuyển nhượng trong bối cảnh vận
đơn điện tử đang từng bước thay thế vận đơn truyền thống là liệu khả năng
chuyển nhượng vận đơn và theo đó là chuyển quyền sở hữu hàng hoá có thể
thực hiện được bằng vận đơn điện tử hay không.
Nhóm công tác của UNCITRAL về EDI chưa kết thúc cuộc nghiên cứu về
vấn đề này. Theo kế hoạch, UNCITRAL sẽ phải tổ chức thêm các cuộc hội
thảo về khả năng chuyển nhượng vận đơn và chuyển quyền sở hữu đối với
hàng hoá của vận đơn đường biển. Nghiên cứu này sẽ xem xét các gợi ý và
kiến nghị của nhiều quốc gia cũng như tổ chức quốc tế. Một gợi ý thú vị thu
hút được sự chú ý của nhóm công tác là gợi ý của các chuyên gia Mỹ: “Cần
phải lưu ý một điểm là cái được chuyển nhượng không phải là tờ giấy hay
một thông điệp điện tử (đó chỉ là phương tiện), mà là các quyền và/ hoặc
quyền sở hữu đối với đối tượng của giao dịch”
Kết quả của vấn đề cuối cùng và cũng là vấn đề quan trọng nhất để vận đơn
điện tử có thể đảm đương được các chức năng của vận đơn truyền thống do
đó vẫn đang ở phía trước và sẽ được đưa vào bản cuối cùng của Luật mẫu.
(Electronic Bills of Lading and Functional Equivalance của John Livermore
and Krailerk Euarjai/elj.warwich.ac.uk/jilt/ecomm/98_2liv/)
HỆ THỐNG BOLERO.NET
Khái quát quá trình ra đời và phát triển của các chứng từ vận tải điện tử
Vài nét về sự ra đời, phát triển, mục tiêu và các bộ phận chủ yếu của hệ
thống Bolero
Bolero là viết tắt của “ Bill of Lading Electronic Registry Organization”. Dự
án Bolero được sự ủng hộ của Uỷ ban Châu Âu và được thực hiện trên cơ sở
sự hợp tác giữa Society for Worldwide Interbank Finance Transaction
(SWIFT) và Thorough Transport Mutual Insurance Association Ltd. (TT
club). Ý tưởng của các bên khi tiến hành dự án này là nếu một tổ chức
chuyên thực hiện việc thanh toán các giao dịch thương mại quốc tế và một tổ
chức có chức năng giảm thiểu rủi ro cho các nhà chuyên chở trong các giao
dịch này mà hợp tác với nhau để xây dựng và vận hành một hệ thống điện tử
thì hệ thống đó dễ được thị trường chấp nhận hơn là một hệ thống do những
người chẳng có chút liên quan nào đến thương mại quốc tế tạo lập nên.
Hệ thống Bolero được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 27 tháng 9 năm
1999. Bolero bao gồm hai công ty riêng biệt, do đối tượng khác nhau sở hữu
nhưng có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau trong việc duy trì hoạt
động của cả hệ thống. Bolero Association Limited (BAL) do các thành viên
của nó sở hữu. BAL được thành lập năm 1995 và bao gồm tất cả các thành
viên của Bolero.net cũng như các tổ chức ngành nghề (cross-industry
bodies) ủng hộ mục tiêu tạo ra một nền thương mại điện tử thay thế cho nền
thương mại dựa trên giấy tờ từ trước tới nay. Bolero International Limited là
một công ty liên doanh giữa SWIFT và TT Club và là người cung cấp các
dịch vụ của hệ thống Bolero.net.
(The Bills of Lading Electronic Registry Organization – The Bolero Project
của Simon Taylor/ www.elbornes.com)
Các mục tiêu chính mà dự án Bolero theo đuổi bao gồm:
1. Đảm bảo các dịch vụ do Bolero cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của
các thành viên; và các dịch vụ thương mại khác có liên quan được phát triển
đồng bộ với các dịch vụ trên;
2. Hoạt động như một diễn đàn liên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan
đến thực tiễn thương mại điện tử trong thương mại quốc tế, tập trung vào các
vấn đề liên quan đến các chứng từ có khả năng chuyển nhượng và các chứng
từ điện tử tương đương;
3. Tạo lập và phổ biến các chuẩn mực trong thương mại điện tử;
4. Thiết lập một khuôn khổ pháp lý đảm bảo rằng các yêu cầu đối với các
chứng từ vận tải truyền thống có thể được đáp ứng bằng các chứng từ điện
tử tương ứng mà không làm thay đổi sự cân bằng về rủi ro đã được thiết lập
giữa các bên;
5. Làm đầu mối liên lạc với các cơ quan quản lý quốc gia và quốc tế để đảm
bảo rằng các nhu cầu của doanh nghiệp được cân nhắc đến một cách đầy đủ
trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật phục vụ cho sự
phát triển của thương mại.
The Companies Act 1985 to 1989/www.bolero.net
Cấu trúc kỹ thuật của hệ thống Bolero (Slides)
1. Core Messaging Platform: Đây là một hệ thống dùng để gửi các thông
điệp điện tử (trong đó có vận đơn Bolero) giữa các thành viên của Bolero
với nhau, với Bolero International và Bolero Association. Hệ thống này còn
cung cấp các thông báo về việc tiếp nhận các thông điệp và theo dõi các
thông điệp sau khi chúng được gửi đi. Đồng thời Core Messaging Platform
cũng gửi các thông tin sang cho một bộ phận khác của Bolero là Hệ thống
đăng ký sở hữu (The Title Registry). Tuỳ theo nhu cầu của người gửi, các
thông điệp còn có thể bao gồm các tài liệu gửi kèm (attachments). Cách các
thông điệp được gửi và nhận trong hệ thống cũng như cách mà các thông
điệp này được bảo mật sẽ được trình bày chi tiết trong phần ...
2. Hệ thống đăng ký sở hữu (The Title Registry): Đây là một cơ sở dữ liệu
được xây dựng trên cơ sở các chỉ dẫn đặc biệt của người sử dụng. Nội dung
của cơ sở dữ liệu này quyết định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên có
liên quan đến một vận đơn Bolero. Các thông tin liên quan đến một vận đơn
cụ thể có thể thay đổi nhiều lần sau khi vận đơn được phát hành. Mục đích
chính của hệ thống này là để tạo cho vận đơn điện tử chức năng là chứng từ
sở hữu hàng hoá được mô tả trên vận đơn, chức năng quan trọng nhất của
vận đơn truyền thống.
3. Cơ sở dữ liệu về người sử dụng (User Database) : Đây là hệ thống lưu giữ
các thông tin về các thành viên của hệ thống Bolero. Hệ thống này được sử
dụng để nhận diện các thành viên hợp lệ, giới hạn sự tiếp cận với hệ thống
Bolero, và quyết định tính chân thực của các thông điệp do các thành viên
gửi đến cũng như liên lạc với các thành viên, gửi hoá đơn đòi tiền dịch vụ và
các mục đích tương tự. Mặc dù thường được nhắc đến như một cơ sở dữ liệu
thống nhất, hệ thống này thực chất là một tập hợp các thông tin có liên quan
chặt chẽ được quản lý và sử dụng một phần bởi Bolero Association và một
phần bởi Bolero International.
4. User Support Resources: Hệ thống này bao gồm (1) một giao diện kết nối
với Core Messaging Platform cho phép người sử dụng giám sát các thông
điệp của mình, (2) một giao diện kết nối với cơ sở dữ liệu của người sử dụng
cho phép nhân viên quản trị của người sử dụng (User’s administrator) quản
lý tài khoản (account) mà Bolero cấp cho từng thành viên, (3) một tập hợp
các thông tin chung được đưa trên mạng Internet về tất cả các thành viên của
hệ thống Bolero, mục trợ giúp hướng dẫn cách sử dụng hệ thống Bolero, các
bản tin, cảnh báo và các thông tin tương tự và một bàn trợ giúp giải đáp các
thắc mắc của các thành viên trực tiếp qua điện thoại hoặc e-mail. Trong
tương lai Bolero có thể sẽ bổ sung nhiều hình thức hỗ trợ các thành viên hơn
nữa vào hệ thống này. Hệ thống User Support Resouces trực tuyến được thể
hiện dưới hình thức một trang web. Nội dung của các thông điệp được gửi
tới Core Messaging Platform và Hệ thống đăng ký sở hữu sẽ được đảm bảo
không có sự thay đổi khi được đưa vào hệ thống User Support Resources
5. Hệ thống của người sử dụng (User Systems): là các phương tiện kỹ thuật
cho phép các thành viên sử dụng hệ thống Bolero, bao gồm một kênh liên
lạc (communications link) tới một mạng lưới kết nối với Core Messaging
Flatform, phần cứng của máy tính để có thể kết nối với kênh liên lạc trên và
phần mềm để tạo, gửi, nhận các thông điệp qua Core Messaging Flatform và
hiển thị User Support Resources.
Bốn thành phần đầu tiên là các dịch vụ chủ yếu mà Bolero sẽ cung cấp cho
các thành viên. Thành phần thứ năm sẽ được cung cấp bởi một bên thứ ba
(các công ty hoặc các cơ quan nhà nước chuyên cung cấp các dịch vụ này)
và phải phù hợp với mô tả của Bolero để đảm bảo có thể tương thích với
Core Messaging Platform.
3. Cơ sở pháp lý của hệ thống Bolero
Để cả hệ thống Bolero có thể hoạt động trôi chảy cần có các thoả thuận giữa
(i) những người sử dụng hệ thống với Bolero và (ii) những người sử dụng hệ
thống với nhau. Vấn đề này được giải quyết thông qua việc ban hành Bolero
Rulebook.
Tất cả các thành viên khi gia nhập hệ thống Bolero sẽ bị ràng buộc bởi
Bolero Rulebook. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Bolero Association và
Bolero International không đảm bảo cũng như không chịu trách nhiệm về
bất kỳ nghĩa vụ nào mà một thành viên phải có với bên kia theo các quy định
của Bolero Rulebook hoặc các nguồn luật khác.
Về bản chất, Bolero Rulebook quy định cách thức các công ty sử dụng hệ
thống Bolero để phát hành vận đơn điện tử. Bolero Rulebook chịu sự điều
chỉnh của luật Anh, và các toà án Anh sẽ có thẩm quyền các giải quyết tranh
chấp phát sinh có liên quan đến các quy tắc này.
Nội dung của Bolero Rulebook khá đầy đủ, chi tiết, bao gồm ba phần chính
là:
Phần 1: Các định nghĩa và giải thích
Phần 2: Các điều khoản chung
Phần 3: Hệ thống đăng ký sở hữu
Một bộ phận không thể tách rời của Rulebook là Phụ lục quy định cụ thể về
các thủ tục vận hành (operational procedures) của hệ thống. Mặc dù bản quy
tắc này bao quát nhiều nội dung, điều khoản cốt lõi của nó là các thành viên
của hệ thống Bolero chấp nhận các thông điệp điện tử được gửi qua hệ thống
Bolero như thể chúng được thể hiện trên giấy và thừa nhận hiệu lực của chữ
ký điện tử trong hệ thống Bolero.
4. Cơ chế kết nạp thành viên của Bolero
Một trong những ưu điểm của hệ thống Bolero là mỗi đối tượng tham gia hệ
thống đều có thể yên tâm rằng các đối tác làm ăn trong cùng hệ thống là
những người mà Bolero đã có những hiểu biết nhất định và đều chịu sự điều
chỉnh của Bolero Rulebook. Do đó một người sử dụng có thể tin tưởng rằng
các thông điệp mà mình nhận được là chân thực. Hệ thống Bolero giảm
thiểu khả năng các công ty gặp phải các đối tác “ảo”. Thêm vào đó, do tất cả
người sử dụng đều tuân thủ một khuôn khổ pháp lý chung nên hệ thống
Bolero còn giảm thiểu sự không chắc chắn về việc luật nào sẽ được áp dụng
đối với thương mại điện tử và rủi ro về việc các đạo luật vẫn điều chỉnh hoạt
động thương mại không áp dụng đựơc cho các giao dịch điện tử. Để đảm
bảo các thành viên tham gia hệ thống đều được xác định một cách rõ ràng và
đều chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý bởi các quy tắc của Bolero, hệ thống
Bolero áp dụng một hệ thống kiểm soát chặt chẽ ngay ở khâu kết nạp thành
viên. Quy trình kết nạp thành viên phải đủ tin cậy để đặt nền móng cho việc
nhận diện thành viên và chứng thực các dòng thông điệp sau này.
Gia nhập là quá trình thông qua đó một thành viên mới gia nhập cộng đồng
Bolero và có thể sử dụng hệ thống Bolero. Hệ thống Bolero bao gồm cả các
thành phần pháp lý và kỹ thuật đan xen vào nhau do đó việc gia nhập hệ
thống Bolero liên quan đến cả khía cạnh pháp lý và khía cạnh kỹ thuật. Do
tính chất này các đối tượng muốn gia nhập Bolero nên tìm cho mình một cố
vấn pháp luật và một kỹ thuật viên để hỗ trợ cho quá trình gia nhập Gia nhập
chỉ là một phần của quá trình bắt đầu sử dụng hệ thống Bolero. Ngoài việc
đăng nhập, một thành viên mới phải mua sắm và thử nghiệm hệ thống của
chính mình, thiết lập một kết nối kỹ thuật số với Bolero, đào tạo nhân viên,
xây dựng quy chế sử dụng và kiểm soát nội bộ, và các hoạt động kỹ thuật
khác cần thiết cho việc áp dụng bất kỳ một quy trình kinh doanh mới nào.
Quy trình đăng nhập hệ thống Bolero gồm 3 bước chính sau đây:
• Hình thành hợp đồng: Để trở thành thành viên của hệ thống Bolero, một
thành viên phải ký kết ba hợp đồng sau đây: (1) Hợp đồng dịch vụ BAL
(BAL Service Contract) để trở thành thành viên của Hiệp hội Bolero (Bolero
Association), (2) hợp đồng với từng thành viên khác của hệ thống cam kết
tuân thủ Bolero RuleBook và (3) Hợp đồng tiến hành dịch vụ (Operational
Service Contract) ký kết với Bolero International để sử dụng các dịch vụ của
hệ thống Bolero.
• Cung cấp thông tin và các tài liệu chứng minh (Providing information and
supporting documentation): Để có thể cung cấp các dịch vụ một cách hiệu
quả nhất, Bolero International và Bolero Association đều cần có những
thông tin nhất định về người sử dụng như tên công ty, địa chỉ…Một số thông
tin về một thành viên còn cần phải có sự xác nhận tin cậy về tính chính xác
để các thành viên khác có thể nhận biết được thành viên đó và tin cậy vào
tính chân thực của các thông điệp mà thành viên đó gửi đi. Người xác nhận
các thông tin đó (hiện tại là Bolero International) do đó phải có đầy đủ
chứng cứ để khẳng định tính chính xác của thông tin. Đối tượng đăng nhập
phải cung cấp các tài liệu cần thiết để hỗ trợ cho việc xác nhận của Bolero
International.
• Thiết lập tài khoản kỹ thuật (Technical account set-up): Khi người sử dụng
tiềm năng đã ký và cung cấp các thông tin cần thiết để xác nhận tính chính
xác của các thông tin, Bolero International sẽ mở một tài khoản cho người
sử dụng mới, phát hành các chứng nhận (Certificates) sẽ được sử dụng để
nhận diện các chữ ký điện tử, và nhập thông tin của người sử dụng này vào
cơ sở dữ liệu của người sử dụng (User Database).
Bước này chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở người sử dụng đã có sự chuẩn
bị đầy đủ về mặt kỹ thuật. Những công việc liên quan đến kỹ thuật cần phải
hoàn thành là:
• Thiết lập hệ thống của người sử dụng: Người sử dụng phải cài đặt và vận
hành một hệ thống nội bộ để tiếp cận và sử dụng hệ thống Bolero. Bolero
International không cung cấp hệ thống này nhưng người sử dụng có thể mua
của các nhà cung cấp được liệt kê tại địa chỉ
www.boleroassociation.org/dow_soft.htm.
• Chọn mã nhận diện của người sử dụng (RID): Mã này dùng để nhận diện
người sử dụng với tư cách một công ty trong hệ thống Bolero. Người sử
dụng có thể chọn chính tên thương mại của công ty mình, miễn là tên này
không quá giống với RID của một người sử dụng khác.
• Cung cấp mã khoá công cộng (public key): mã khoá công cộng này sẽ
được điền vào chứng nhận mà Bolero cấp cho mỗi người sử dụng. Để cung
cấp được mã khoá công cộng, hệ thống của người sử dụng phải tạo ra nó
cùng với mã khoá bí mật (private key) tương ứng.

CƠ CHẾ TRAO ĐỔI VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG


BOLERO
1. Dòng dịch chuyển của các thông điệp (messages)
Hầu hết các giao dịch mà người sử dụng thực hiện trong hệ thống Bolero
đều được tiến hành thông qua the Core Massaging Platform. Để gửi một
thông điệp hay một văn bản tới một thành viên khác của hệ thống, đăng ký
một vận đơn Bolero hay thay đổi các quyền liên quan đến một vận đơn
Bolero với Hệ thống đăng ký sở hữu, các thành viên của Bolero sẽ phải gửi
các thông điệp đến the Core Messaging Platform.
Các thành phần chính của một thông điệp Bolero bao gồm:
• Tiêu đề của thông điệp (Message headers): là những dòng văn bản đầu tiên
ở đầu thông điệp thể hiện các thông tin như ai gửi, gửi cho ai, đã được
truyền qua những đâu trước khi tới nơi nhận, gợi ý cách thức xử lý thông
điệp (ví dụ như ghi chú về loại nội dung thông điệp chứa đựng) và các mục
đích tương tự.
• Tiêu đề của từng phần thông điệp (Message part headers): Phần thân của
một thông điệp được chia ra làm nhiều phần phù hợp với quy định của
Multipurpose Internet Mail Extentions (MIME). Tiêu đề của từng phần nêu
loại nội dung của phần đó và mã dùng để truyền tải phần đó qua email.
• Tiêu đề Bolero (Bolero Header): Mỗi một thông điệp gửi qua Bolero đều
có một tiêu đề Bolero. Tiêu đề này thể hiện loại và chức năng của thông điệp
trong hệ thống Bolero, dùng để phân loại và xử lý các thông điệp trong hệ
thống. Tiêu đề Bolero mang tính đặc thù và chỉ áp dụng cho hệ thống
Bolero.
• Các văn bản (Document parts): Sau tiêu đề Bolero, thông điệp có thể có
một hoặc nhiều phần khác, mỗi phần lại có thể gồm một văn bản được giới
thiệu bằng tiêu đề của từng phần thông điệp. Phần văn bản này đôi khi còn
được gọi là “tài liệu gửi kèm” (“attachments”). Phần văn bản là bộ phận
không bắt buộc nhưng là bộ phận thường gặp trong tất cả các thông điệp gửi
qua hệ thống Bolero. Hình thức của các phần văn bản không mang tính đặc
thù của Bolero mà phù hợp với các tiêu chuẩn MIME.
• Chỉ dẫn kết thúc thông điệp: Là dòng văn bản chỉ gồm có một dấu chấm
thể hiện thông điệp đã kết thúc theo đúng chuẩn mực về thư điện tử (chủ yếu
là RFC 822 của the Internet Engineering Task Force).
Các phần như tiêu đề của thông điệp, tiêu đề của từng phần thông điệp, và
tiêu đề Bolero là các thành phần kỹ thuật được sử dụng để truyền và lưu các
thông điệp. Tiêu đề của thông điệp sẽ không được ký hay mã hoá mặc dù nội
dung thông điệp (bao gồm cả tiêu đề Bolero) phải được ký và có thể được
mã hoá.
Các thông điệp trong Core Messaging Platform thực hiện rất nhiều chức
năng. Mỗi chức năng này lại tương ứng với một tiêu đề Bolero khác nhau.
Các hình thức đa dạng của tiêu đề Bolero có một ý nghĩa rất quan trọng đối
với người sử dụng. Mỗi thông điệp với tiêu đề khác nhau sẽ kéo theo các
hoạt động khác nhau của hệ thống, thông thường là sẽ làm nảy sinh một
thông điệp khác với một tiêu đề Bolero tương ứng. Sơ đồ sau đây tóm tắt
dòng dịch chuyển của các thông điệp trong đó một thông điệp này sẽ làm
nảy sinh một thông điệp khác.
Bảng sau tóm tắt các tiêu đề Bolero với số thứ tự tương tự như sơ đồ trên:
Loại thông điệp Gửi từ Gửi đến Thể hiện
1. SMsg (thông điệp gửi đi) Người gửi thông điệp ban đầu Core Messaging
Platform Bất cứ nội dung nào mà thông điệp chứa đựng.
2. BAck (xác nhận của Bolero)
Bnak (Bác bỏ của Bolero) Core Messaging Platform
Core Messaging Platform Người gửi thông điệp ban đầu
Người gửi thông điệp ban đầu Core Messaging Platform đã nhận được thông
điệp gửi đi, thông điệp đã được ký và đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật.
Hệ thống Bolero đã nhận được thông điệp nhưng thông điệp đó không đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật.
(thông điệp này không sẽ không được chuyển tiếp đến người nhận.
3. FMsg (thông điệp chuyển tiếp) Core Messaging Platform Người nhận dự
tính của thông điệp gửi đi Tất cả những nội dung mà SMsg chứa đựng,
nhưng mang chữ ký của Bolero (thay vì chữ ký của người gửi thông điệp
ban đầu và có một tiêu đề Bolero khác. Tiêu đề Bolero của FMsg có ghi RID
của người gửi thông điệp ban đầu.
4. Uack (xác nhận của người nhận) Người nhận FMsg Core Messaging
Platform SMsg (như được chuyển tiếp dưới hình thức FMsg) mà người nhận
nhận được có chữ ký có thể xác nhận được và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
5. Dnot (thông báo đã gửi)

hoặc
Fnot ( thông báo gửi không thành công) Core Messaging Platform

Core Messaging Platform Người gửi thông điệp ban đầu

Người gửi thông điệp ban đầu Thông điệp gửi đi (như đã được Bolero
chuyển tiếp dưới hình thức một thông điệp FMsg) đã được gửi thành công
đến người nhận như đã nêu trong xác nhận của người nhận
Không có xác nhận về việc nhận thông điệp gửi đi (như đã được chuyển tiếp
dưới hình thức một thông điệp FMsg) trong thời gian quy định (cần chú
thích)
6. SBRf (từ chối đề nghị giao dịch) Người nhận thông điệp FMsg Core
Messaging Platform Người nhận quyết định không chấp nhận đề nghị giao
dịch trong thông điệp FMsg mà người nhận đã nhận được và xác nhận
7. FBRf (chuyển tiếp từ chối đề nghị giao dịch) Core Messaging Platform
Người gửi thông điệp ban đầu Người nhận quyết định không chấp nhận đề
nghị giao dịch trong thông điệp FMsg như đã nêu trong thông điệp SBRf gửi
cho Core Messaging Platform

Nguồn: Appendix to Bolero Rulebook-Operating Procedures /


www.bolero.net
2. Nhận diện thành viên và chứng nhận các thông điệp
Gửi một thông điệp hay thực hiện một hoạt động quan trọng nào khác thông
qua hệ thống Bolero đòi hỏi người gửi phải ghi rõ mã nhận diện (“RID”) của
mình. RID là tên gọi của người sử dụng (công ty gửi thông điệp) và tuỳ theo
sự lựa chọn của người sử dụng còn có thể thể hiện các phòng ban và cá nhân
trong nội bộ công ty. Khi nhận được một thông điệp, hệ thống Bolero sẽ
kiểm tra RID của người gửi và kiểm tra chữ ký tương ứng với RID đó và với
chứng nhận khoá công cộng có liên quan (Public Key Certificate). Quá trình
này nhằm ngăn chặn việc thành viên này giả mạo là thành viên khác mà
không bị phát giác. Nó cũng đồng thời đảm bảo với mọi thành viên của hệ
thống rằng chỉ có những thành viên đã gia nhập và chịu sự điều chỉnh của
Bolero Rulebook có thể gửi và nhận các thông điệp thông qua Core
Messaging Platform. Vì vậy, người sử dụng nhất thiết phải cung cấp một
RID có hiệu lực và ký các thông điệp thì mới có thể tiến hành giao dịch qua
Bolero được.
2.1. Nhận diện các thành viên trong hệ thống Bolero
Một mã nhận diện (RID) bao gồm hai phần chính và một phần mở rộng tùy
chọn. Hai phần chính bao gồm mã nhận diện gốc (Root Indentifier), phần bắt
buộc phải có trong mỗi RID và mã nhận diện chi tiết (không bắt buộc nhưng
thường được sử dụng để thể hiện chi nhánh, phòng, ban và cá nhân trong nội
bộ một thành viên để phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của thành viên
đó).
Ví dụ một người sử dụng có RID:
XYZcompany.CanadaDivision.Purchasing.SJ0131 IJones
Trong đó:
XYZcompany là phần mã nhận diện gốc.
CanadaDivision.Purchasing.SJ0131là phần mã nhận diện chi tiết
IJones: là phần mở rộng tuỳ chọn
Mã nhận diện gốc chính là tên của một thành viên trong hệ thống Bolero.
Tất cả các thành viên đều là các công ty chứ không phải các nhân viên hay
người đại diện cho công ty. Một công ty thành viên của Bolero có thể có một
số mã nhận diện gốc nhưng một mã nhận diện gốc thì chỉ thể hiện một thành
viên mà thôi. Bolero sẽ ấn định cho mỗi thành viên một mã nhận diện trong
quá trình đăng nhập. Việc sửa đổi RID sau đó hiếm khi xảy ra trừ phi công
ty thành viên có sự thay đổi lớn về tổ chức như chia tách hay sát nhập…
Mã nhận diện gốc thường là rất ngắn gọn và không nêu được đầy đủ, rõ ràng
tên công ty thành viên cho mục đích giao dịch hay pháp lý. Mã nhận diện
gốc thường không giống như tên pháp lý chính thức của công ty dù có thể
lấy một phần tên đó. Thêm vào đó, người sử dụng có thể tuỳ ý lựa chọn mã
nhận diện gốc nên mã nhận diện gốc có thể hoàn toàn không liên quan gì
đến tên thương mại thực sự của thành viên Bolero. Chứng nhận do Bolero
cấp chỉ nhận diện người đăng ký theo mã nhận diện gốc và một hay một số
mã nhận diện chi tiết tuỳ ý người đăng ký chứ không phải theo tên chính
thức hay tên pháp lý. Để có được thông tin về tên pháp lý chính xác, người
sử dụng phải tham khảo bản đăng ký RID của đối tác.
Bên cạnh mã nhận diện gốc, người sử dụng cũng có thể thêm vào phần nhận
diện chi tiết để xác định phòng ban, hoặc cá nhân giao dịch. Mã nhận diện
gốc và bất kỳ phần nhận diện chi tiết nào khác tạo thành mã nhận diện
(“RID”). Ngoài ra sau phần RID người sử dụng còn có thể thêm một phần
mở rộng với nội dung tuỳ ý. Cả phần mã nhận diện chi tiết và phần mở rộng
đều do người sử dụng tuỳ chọn sao cho thuận lợi cho việc giao dịch và
không có giá trị pháp lý đối với mối quan hệ giữa các thành viên. Người
chịu trách nhiệm duy nhất về các thông điệp là công ty thành viên cho dù
sau phần mã nhận diện gốc có phần mã nhận diện chi tiết và phần mở rộng.
Việc sử dụng RID là cách rất thuận tiện để nhận diện người gửi một thông
điệp hay văn bản nhưng để đảm bảo tính chân thực của thông điệp và văn
bản đó thì vẫn không thể thiếu được chữ ký.
2.2. Chữ ký trong hệ thống Bolero
Trong hệ thống Bolero chữ ký điện tử được ứng dụng như sau:
Mỗi thông điệp phải được ký bằng mã khoá bí mật đã được chứng nhận cho
từng thành viên Bolero khi đăng nhập. Nếu không được ký, hệ thống Bolero
sẽ loại bỏ thông điệp đó.
Chữ ký điện tử trên mỗi thông điệp của người sử dụng được xác nhận bằng
cách dẫn chiếu đến một giấy chứng nhận được lưu trong cơ sở dữ liệu của hệ
thống Bolero. Thông điệp sau đó được gửi chuyển tiếp và được ký bởi
Bolero International. Hệ thống của người sử dụng sẽ xác nhận chữ ký của
Bolero International, và coi đây là một sự xác nhận rằng Bolero International
đã kiểm tra chữ ký trên thông điệp ban đầu. Tất cả các thông điệp và các chỉ
dẫn đăng ký sở hữu gửi đều được gửi kèm trong các thông điệp đã được ký
và xác nhận. Tính chân thực của mỗi thông điệp, văn bản hay chỉ dẫn đăng
ký sở hữu trong hệ thống đăng ký sở hữu do đó có thể chứng minh được và
rất đáng tin cậy.
HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ SỞ HỮU CỦA BOLERO (BOLERO TITLE
REGISTRY)
Hệ thống đăng ký sở hữu của Bolero là cơ sở dữ liệu điện tử trung tâm lưu
giữ các thông tin về các vận đơn Bolero. Hệ thống này cho phép vận đơn
Bolero có khả năng thay thế được vận đơn trên giấy truyền thống, do đó đẩy
nhanh dược tốc độ của các giao dịch.
1. Tính chất của vận đơn Bolero
Như chúng ta đã biết, vận đơn là một chứng từ do người chuyên chở phát
hành với các chức năng (1) biên lai nhận hàng để chở, (2) bằng chứng của
hợp đồng chuyên chở và (3) chứng từ sở hữu hàng hoá, cho phép người nắm
giữ hợp pháp chứng từ có thể nhận hàng từ người chuyên chở. Thông
thường vận đơn sẽ được người chuyên chở cấp cho người gửi hàng và người
cuối cùng nắm giữ vận đơn là người mua hàng sau khi vận đơn có thể đã
được chuyển qua rất nhiều đối tượng khác ví dụ như các ngân hàng. Những
người sở hữu vận đơn sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vận
đơn.
Vận đơn Bolero vẫn bảo đảm những chức năng của vận đơn truyền thống
nhưng thay thế hình thức thể hiện trên giấy tờ bằng các bản ghi điện tử
(electronic records). Một vận đơn Bolero bao gồm các bản ghi sau đây:
Văn bản vận đơn (“BBL Text”): là một văn bản chứa phần nội dung chính
của vận đơn. Văn bản này có chữ ký điện tử của người chuyên chở và mã
nhận diện văn bản (document ID) và phải đảm bảo các yêu cầu đối với văn
bản của Bolero. Văn bản vận đơn sẽ được gửi tới hệ thống Bolero thông qua
Core Messaging Platform và sẽ được lưu với mã nhận diện văn bản và loại
văn bản là “705”. Nội dung của văn bản vận đơn Bolero tương tự như một
vận đơn truyền thống. Văn bản vận đơn có thể là “sạch” hoặc “bảo lưu”, có
thể thể hiện là hàng đã bốc hoặc được nhận để xếp… Ngoài ra, người
chuyên chở cũng có thể dẫn chiếu đến các điều kiện chuyên chở.
Bản đăng ký sở hữu (Title Registry Record): Hệ thống đăng ký sở hữu sẽ
duy trì một bảng cơ sở dữ liệu (database table) cho mỗi vận đơn Bolero.
Bảng cơ sở dữ liệu này được gọi là “Bản đăng ký sở hữu. Bảng này sẽ liệt kê
RID của các thành viên có vai trò nhất định liên quan đến vận đơn cũng như
một số các dữ liệu khác. Các thành viên có thể thay đổi thông tin trên Bản
đăng ký sở hữu (tương đương với việc ghi nhận các giao dịch liên quan đến
vận đơn) bằng cách gửi các chỉ thị đến Hệ thống đăng ký sở hữu thông qua
Core Messaging Platform.
Như vậy hiểu một cách đơn giản, vận đơn Bolero bao gồm (1) BBL Text,
một văn bản với những nội dung tương tự như vận đơn truyền thống và (2)
một bản ghi cơ sở dữ liệu có tên là Bản ghi đăng ký sở hữu trong đó ghi
nhận các giao dịch có liên quan có liên quan đến BBL Text. Thông qua các
giao dịch này mà các thành viên của Bolero sẽ phát sinh các quyền và nghĩa
vụ liên quan đến vận đơn Bolero theo quy định của Bolero Rulebook.
2. Các bên liên quan đến vận đơn Bolero
Các bên liên quan đến một vận đơn Bolero sẽ được ghi lại trên các trường
dữ liệu (data fields) của Bản đăng ký sở hữu (Title Registry Record). Thông
qua hoạt động của Hệ thống đăng ký sở hữu mà vận đơn Bolero thực hiện
được các chức năng truyền thống của vận đơn. Trong các trường dữ liệu của
một Bản đăng ký sở hữu, hệ thống sở hữu lưu giữ các thông tin về trạng thái
của vận đơn Bolero đó và các quyền và nghĩa vụ của các thành viên có liên
quan đến vận đơn đó. Sơ đồ sau mô tả một cách đơn giản cấu trúc của một
Bản đăng ký sở hữu:
Sơ đồ 5: Mô hình giản lược một Bản đăng ký sở hữu (Nguồn: Appendix to
Bolero Rulebook-Operating Procedures/www.bolero.net)
Mỗi bên liên quan đến một vận đơn Bolero sẽ được thể hiện trên một trường
dữ liệu bằng mã nhận diện (RID) của thành viên đó, bao gồm cả các phần
mã nhận diện chi tiết (specific identifiers) nhưng không bao gồm phần mở
rộng của của mã nhận diện. Mặc dù một mã nhận diện được ghi trong Bản
đăng ký sở hữu, bất cứ ai có tài khoản phụ (sub- account) cùng sử dụng một
mã nhận diện gốc (Root Indentifier) đều có thể gửi các chỉ dẫn đến Hệ thống
đăng ký sở hữu để thay đổi Bản đăng ký sở hữu của vận đơn trừ phi bị giới
hạn bởi hệ thống của chính người sử dụng đó.
2.1. Người chuyên chở (Originator/Carrier):
Người chuyên chở là người chuyên chở theo hợp đồng. Đây chính là người
phát hành vận đơn Bolero theo thoả thuận với người gửi hàng. Vai trò của
Người chuyên chở trong Hệ thống đăng ký sở hữu được thể hiện như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Về lý thuyết, bất kỳ thành viên nào cũng có thể
được ghi tên trong trường dữ liệu Người chuyên chở. Tuy nhiên trên thực tế
chỉ một số thành viên của Bolero có khả năng hoạt động như những người
chuyên chở.
Số lượng Chỉ có một thành viên được ghi nhận với vai trò là người chuyên
chở của một vận đơn Bolero.
Tính bắt buộc Tất cả các vận đơn Bolero đều phải có một người chuyên chở
Được chỉ định bởi Người chuyên chở tự chỉ định chính mình khi phát hành
vận đơn.
Tính cố định Khi một vận đơn Bolero được phát hành, không một người sử
dụng nào có thể chỉ định một người chuyên chở mới hay thay đổi mã nhận
diện của người chuyên chở ghi trên Bản đăng ký sở hữu.
Quyền hạn Người chuyên chở có thể:
1. Phát hành một vận đơn Bolero cũng có nghĩa là có quyền chỉ định người
gửi hàng, người nắm giữ ban đầu (initial Holder, bên theo lệnh ban đầu
(initial To Order Party), người nhận hàng và các bên khác có liên quan.
2. Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị sửa đổi vận đơn, và nếu chấp thuận thì
tiến hành quá trình sửa đổi.

2.2. Bên xuất trình (Surrender Party):


Là một người do người chuyên chở chỉ định để hoàn thành việc thực hiện
nghĩa vụ của người chuyên chở khi vận đơn Bolero được xuất trình (là người
mà vận đơn phải được xuất trình cho người đó để nhận hàng). Vai trò của
bên xuất trình. Vai trò của bên xuất trình có thể được tóm tắt như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có
thể được chỉ định là bên xuất trình (RID của thành viên đó được ghi trong
trường “Bên xuất trình”
Số lượng Mỗi vận đơn Bolero chỉ có thể có một bên xuất trình được chỉ
định.
Tính bắt buộc Việc chỉ định bên xuất trình là tuỳ thuộc vào người chuyên
chở. Nếu người chuyên chở không chỉ định bên xuất trình, người chuyên
chở sẽ tự nhận vận đơn Bolero được xuất trình.
Được chỉ định bởi Chỉ có người chuyên chở của một vận đơn Bolero mới có
thể chỉ định bên xuất trình của vận đơn đó.
Tính cố định Một khi đã được chỉ định, Hệ thống đăng ký sở hữu không thể
thay đổi bên xuất trình, tuy nhiên bên xuất trình có thể được thay đổi thông
qua việc người chuyên chở sửa đổi vận đơn
Quyền hạn Bên xuất trình không thể thực hiện bất cứ chức năng nào thông
qua Hệ thống đăng ký sở hữu, tuy nhiên bên xuất trình vẫn được thông báo
các thông tin liên quan đến vận đơn nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện
nghĩa vụ giao hàng khi vận đơn được xuất trình.

2.3. Người gửi hàng (Shipper)


Là người ký hợp đồng với người chuyên chở để chuyên chở hàng hoá.
Thông thường, người gửi hàng là người bán hay người xuất khẩu. Vai trò
của người gửi hàng trong hệ thống đăng ký sở hữu được thể hiện như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có
thể được chỉ định là người gửi hàng (RID của thành viên đó được ghi trong
trường “Người gửi hàng”).
Số lượng Mỗi vận đơn Bolero chỉ có thể có một người gửi hàng.
Tính bắt buộc Mỗi vận đơn Bolero được phát hành đều có một người gửi
hàng được chỉ định.
Được chỉ định bởi Người chuyên chở phát hành vận đơn chỉ định người gửi
hàng theo như thoả thuận với người gửi hàng.
Tính cố định Một khi đã được chỉ định, không thể thay đổi người gửi hàng
thông qua hệ thống đăng ký sở hữu, tuy nhiên người gửi hàng có thể được
thay đổi thông qua việc người chuyên chở sửa đổi vận đơn.
Quyền hạn Người gửi hàng không thể thực hiện bất cứ chức năng nào thông
qua Hệ thống đăng ký sở hữu nếu chỉ có vai trò là người gửi hàng. Các
quyền của người chuyên chở phát sinh từ các vai trò khác bên cạnh vai trò
người gửi hàng. Với một số vai trò khác, người gửi hàng có thể:
1. Chỉ định người cầm vận đơn hoặc người cầm cố vận đơn làm tài sản thế
chấp (Pledgee Holder), nếu người gửi hàng đồng thời là người cầm vận đơn.
2. Chỉ định người nhận hàng hoặc bên theo lệnh kế tiếp hoặc ký hậu bỏ
trống (vô danh) vận đơn, nếu người gửi hàng đồng thời là người cầm vận
đơn theo lệnh (Holder-To-Order) hoặc người cầm vận đơn vô danh (Bearer
Holder).
3. Xuất trình vận đơn nếu người gửi hàng đồng thời là người cầm vận đơn
theo lệnh hoặc vừa là người cầm vận đơn vừa là người nhận hàng (Trường
hợp người gửi hàng đồng thời là người gửi hàng rất hiếm gặp trên thực tế).
4. Yêu cầu sửa đổi vận đơn Bolero hoặc đưa ra chỉ thị về việc chuyển vận
đơn thành vận đơn trên giấy nếu người gửi hàng đồng thời là người cầm vận
đơn.
Người gửi hàng nếu không còn là người cầm vận đơn sẽ không thực hiện
được bất kỳ chức năng nào liên quan đến vận đơn đó nữa.

2.4. Người nhận hàng (Consignee)


Là người mua hoặc người nhập khẩu hàng hoá, là người sẽ nhận hàng hoá
được chuyên chở theo một vận đơn Bolero không thể chuyển nhượng. Khi
một người nhận hàng được chỉ định cho một vận đơn Bolero có thể chuyển
nhượng, vận đơn đó sẽ trở thành một vận đơn không thể chuyển nhượng.
Vai trò của người nhận hàng trong hệ thống đăng ký sở hữu được thể hiện
như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có
thể được chỉ định là người nhận hàng (RID của thành viên đó được ghi trong
trường “Người nhận hàng”.
Số lượng Chỉ có một RID duy nhất được chỉ định là người nhận hàng của
một vận đơn.
Tính bắt buộc Việc chỉ định người nhận hàng là không bắt buộc
Được chỉ định bởi Trong quá trình phát hành vận đơn, người chuyên chở có
thể chỉ định người nhận hàng của vận đơn, nếu người c
huyên chở không chỉ định bên theo lệnh của vận đơn.
Sau khi bên theo lệnh của vận đơn được chỉ định, bên theo lệnh hoặc người
cầm vận đơn vô danh có thể chỉ định người nhận hàng.
Tính cố định Một khi đã được chỉ định, không thể thay đổi người nhận hàng
thông qua hệ thống đăng ký sở hữu, tuy nhiên người nhận hàng có thể được
thay đổi thông qua việc người chuyên chở sửa đổi vận đơn.
Quyền hạn Người nhận hàng đồng thời là người cầm vận đơn có thể:
1. Yêu cầu sửa đổi vận đơn Bolero.
2. Xuất trình vận đơn cho người chuyên chở hoặc bên xuất trình được chỉ
định.
3. Đưa ra chỉ thị về việc chuyển vận đơn thành vận đơn giấy.
Người nhận hàng nếu không đồng thời là người cầm vận đơn sẽ không thể
thực hiện bất cứ hoạt động nào thông qua hệ thống đăng ký sở hữu.

5. Bên theo lệnh (To Order Party)


Là người được ký hậu (endorsee) một vận đơn Bolero có thể chuyển
nhượng. Vai trò của bên theo lệnh trong hệ thống đăng ký sở hữu như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có
thể được chỉ định là bên theo lệnh (RID của thành viên đó được ghi trong
trường “ Bên theo lệnh”).
Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một RID có thể được chỉ định là bên theo
lệnh của một vận đơn Bolero.
Tính bắt buộc Việc chỉ định bên theo lệnh là không bắt buộc.
Được chỉ định bởi Khi phát hành vận đơn, người chuyên chở có thể chỉ định
bên theo lệnh ban đầu (initial To Order Party) (theo các chỉ dẫn của người
gửi hàng).
Người cầm vận đơn vô danh (Bearer Holder) cũng có thể chỉ định bên theo
lệnh bằng một chỉ thị huỷ bỏ trạng thái ký hậu bỏ trống của vận đơn và điền
RID của một thành viên vào trường “Bên theo lệnh”.
Sau khi được chỉ định, một bên theo lệnh cũng có thể chỉ định một bên theo
lệnh tiếp theo thông qua một thủ tục tương tự như thủ tục ký hậu đối với vận
đơn truyền thống (sẽ được mô tả cụ thể ở mục… dưới đây).
Tính cố định Khi một bên theo lệnh được chỉ định, bên này có bị thay thế
theo thủ tục được mô tả trong mục … dưới đây.
Quyền hạn Một người sử dụng vừa là bên theo lệnh hiện tại đồng thời là
người cầm vận đơn (ví dụ: Holder – To – Order) của một vận đơn Bolero có
thể:
1. Chỉ định bên theo lệnh tiếp theo của vận đơn.
2. Chỉ định một người nhận hàng và do đó chuyển vận đơn sang trạng thái
không thể chuyển nhượng.
3. Ký hậu để trống vận đơn (do đó khiến cho bản thân bên theo lệnh trở
thành người cầm vận đơn vô danh) và sau đó chỉ định một người cầm vận
đơn mới, người sẽ trở thành người cầm vận đơn vô danh kế tiếp.
4. Dùng vận đơn làm vật thế chấp bằng cách chỉ định một người cầm vận
đơn làm tài sản thế chấp (Pledgee Holder).
5. Xuất trình vận đơn cho người chuyên chở hoặc bên xuất trình được chỉ
định để nhận hàng.
6. Đưa ra chỉ thị chuyển từ vận đơn Bolero thành vận đơn trên giấy.
Bên theo lệnh không thể thực hiện bất cứ chức năng nào thông qua Hệ thống
đăng ký sở hữu nếu bên theo lệnh không đồng thời là người cầm vận đơn.

6. Người cầm vận đơn vô danh (Bearer Holder)


Người cầm vận đơn vô danh trong hệ thống Bolero cũng tương tự như người
nắm giữ một vận đơn vô danh truyền thống, loại vận đơn có thể được
chuyển nhượng một cách đơn giản bằng cách trao tay. Một người cầm vận
đơn vô danh mới được chỉ định thông qua thủ tục ký hậu bỏ trống vận đơn
và sau đó tuỳ chọn chỉ định một người cầm vận đơn như mô tả trong mục…
sau đây. Do đó, người nắm giữ vận đơn vô danh có thể được hiểu đơn giản
là người cầm vận đơn Bolero được ký hậu bỏ trống.
Vai trò của người cầm vận đơn vô danh được thể hiện như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có
thể được chỉ định là người cầm vận đơn vô danh (RID của thành viên đó
được ghi trong trường “Người cầm vận đơn vô danh”).
Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là
người cầm vận đơn (bao gồm cả người cầm vận đơn vô danh) của một vận
đơn Bolero.
Tính bắt buộc Người cầm vận đơn vô danh chỉ tồn tại nếu vận đơn Bolero
được ký hậu để trống. Việc ký hậu để trống là tuỳ chọn.
Được chỉ định bởi Người chuyên chở trong quá trình phát hành vận đơn
hoặc người cầm vận đơn theo lệnh hiện thời (current Holder – To – Order)
đều có thể ký hậu bỏ trống vận đơn.
Những người cầm vận đơn tiếp theo sẽ được chỉ định như mô tả trong
mục…. Như đã đề cập ở trên, khi một vận đơn Bolero được ký hậu để trống,
việc chỉ định một người cầm vận đơn tương đương với việc chỉ định một
người cầm vận đơn vô danh.s
Tính cố định Người cầm vận đơn vô danh hiện tại có thể chỉ định người kế
tiếp bằng cách chỉ định một người sử dụng khác là người cầm giữ vận đơn
và giữ nguyên trạng thái ký hậu bỏ trống của vận đơn. Người cầm vận đơn
vô danh cũng có thể tự huỷ bỏ vai trò của mình bằng cách thay đổi trạng thái
ký hậu bỏ trống của vận đơn và chỉ định một bên theo lệnh hoặc người gửi
hàng.
Quyền hạn Người cầm vận đơn vô danh có thể:
1. Chỉ định một người cầm vận đơn mới (bằng cách chỉ định một người cầm
vận đơn mới của một vận đơn được ký hậu bỏ trống). Tuy nhiên, người cầm
vận đơn không thể ký hậu bỏ trống vận đơn vì vận đơn đã ở trạng thái ký
hậu bỏ trống.
2. Chỉ định một bên theo lệnh và do đó huỷ bỏ trạng thái ký hậu bỏ trống
của vận đơn và đưa vận đơn về trạng thái có thể chuyển nhượng.
3. Chỉ định một người gửi hàng, và do đó chuyển vận đơn sang trạng thái
không thể chuyển nhượng.
4. Dùng vận đơn làm vật thế chấp bằng cách chỉ định một người cầm vận
đơn làm tài sản thế chấp (Pledgee Holder).
5. Yêu cầu sửa đổi vận đơn.
6. Đưa ra chỉ thị chuyển vận đơn Bolero thành vận đơn giấy.

7. Người nhận thế chấp (Pledgee)


Là một tổ chức tài chính (hoặc tổ chức khác) có lợi ích liên quan đến một
vận đơn Bolero trên cơ sở cung cấp tài chính hoặc đảm bảo thanh toán cho
lô hàng được chuyên chở. Vai trò của người nhận thế chấp trong hệ thống
đăng ký sở hữu được thể hiện như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Hiện tại, bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng
đều có thể được chỉ định là người nhận thế chấp (RID của thành viên đó
được ghi trong trường “Người nhận thế chấp”)
Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là
người nhận thế chấp của một vận đơn Bolero.
Tính bắt buộc Việc chỉ định người nhận thế chấp là tuỳ chọn.
Được chỉ định bởi Người cầm vận đơn theo lệnh hoặc người cầm vận đơn vô
danh có thể chỉ định một người nhận thế chấp. Một người nhận thế chấp
cũng có thể chỉ định một người khác làm người nhận thế chấp kế tiếp.
Khi một người nhận thế chấp được chỉ định, người nhận thế chấp sẽ tự động
được chỉ định là người cầm vận đơn Bolero bị thế chấp (pledged Bolero Bill
of Lading). Miễn là người nhận thế chấp vẫn giữ vai trò nhận thế chấp, anh
ta sẽ vẫn là người cầm vận đơn. Người nhận thế chấp đồng thời là người
cầm vận đơn được gọi là “người cầm vận đơn làm tài sản thế chấp”
(“Pledgee Holder”).
Tính cố định Người nhận thế chấp có thể chỉ định một người nhận thế chấp
kế tiếp, hoặc một người cầm vận đơn mới, trong trường hợp này RID của
người nhận thế chấp trong trường “người nhận thế chấp” sẽ bị xoá đi.
Quyền hạn Người nhận thế chấp vận đơn đồng thời là người cầm vận đơn có
thể:
1. Giải chấp bằng cách chỉ định người cầm vận đơn theo lệnh hoặc cầm vận
đơn vô danh có trước khi vận đơn bị thế chấp làm người cầm vận đơn.
2. Thực hiện việc nhận thế chấp bằng cách chỉ định chính mình hoặc một
người sử dụng khác là người cầm vận đơn, với hệ quả tiếp theo xảy ra là
RID của người nhận thế chấp bị xoá khỏi trường “người nhận thế chấp”.
Nếu vận đơn không ở trạng thái ký hậu bỏ trống, người nhận thế chấp đồng
thời chỉ định chính mình hoặc một người sử dụng khác trở thành bên theo
lệnh.
3. Đưa ra chỉ thị chuyển từ vận đơn Bolero sang vận đơn trên giấy.
4. Chỉ định người nhận thế chấp kế tiếp.
Như đã đề cập trên đây, việc người nhận thế chấp không phải là người cầm
vận đơn chỉ xảy ra trên lý thuyết. Hệ thống đăng ký sở hữu tự động chỉ định
người nhận thế chấp là người cầm vận đơn và không cho phép người nhận
thế chấp chỉ định một người cầm vận đơn khác mà vẫn giữ nguyên vai trò là
người thế chấp.

8. Người cầm vận đơn (Holder)


Là người có quyền nắm giữ vận đơn nếu vận đơn Bolero được chuyển thành
vận đơn giấy. Người cần vận đơn có vai trò như sau:
Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có
thể được chỉ định là người cầm vận đơn (RID của thành viên đó được ghi
trong trường “Người cầm vận đơn ”).
Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là
người cầm vận đơn của một vận đơn Bolero.
Tính bắt buộc Mỗi vận đơn Bolero ở mọi thời điểm kể từ khi được tạo ra cho
đến khi được xuất trình đều phải có người cầm vận đơn. Người cầm vận đơn
không thể xoá RID của anh ta trong trường “người cầm vận đơn”.
Được chỉ định bởi Người cầm vận đơn hiện tại có thể chỉ định một thành
viên khac của hệ thống là người cầm vận đơn tiếp theo.
Tính cố định Người cầm vận đơn có thể thay đổi miễn là vận đơn còn hiệu
lực (từ khi vận đơn được tạo ra cho dến khi nó được xuất trình hoặc chuyển
thành vận đơn trên giấy).
Quyền hạn Người cầm vận đơn có thể:
1. Chỉ định một người cầm vận đơn.
2. Chỉ định một người cầm vận đơn làm tài sản thế chấp.
3. Đưa ra chỉ thị về việc chuyển vận đơn Bolero sang vận đơn giấy.
4. Yêu cầu sửa đổi vận đơn Bolero.
2.9. Sự kết hợp các vai trò
Trong nhiều trường hợp, một người sử dụng cùng lúc phải đóng vai trò của
người cầm vận đơn va một vai trò khác để có thể thực hiện được các quyền
thông qua hệ thống đăng ký sở hữu. Một số vai trò kép như vậy được gọi
bằng các tên riêng và được liệt kê trong bảng dưới đây. Thông thường, thuật
ngữ dùng để chỉ một vai trò kép là do kết hợp tên gọi của hai vai trò (người
cầm vận đơn và một vai trò khác).
Thuật ngữ Người sử dụng đảm nhận cùng lúc các vai trò của
Consignee Holder Người nhận hàng và người cầm vận đơn
Holder–to–order Bên theo lệnh và người cầm vận đơn
Pledgee Holder Người nhận thế chấp và người cầm vận đơn
Shipper Holder Người gửi hàng và người cầm vận đơn

You might also like