You are on page 1of 52

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện có hơn 32 quốc gia trên thế giới trồng điều. Một trong những cường quốc
về điều có thể kể tới: Việt Nam - Ấn Độ - Brazin, chỉ riêng 3 nước này đã chiếm 70%
tổng sản lượng điều thế giới, kế đến là các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà, Tanzania,
Guinea Bissau, Benin… Từ năm 1996 trở về trước, Ấn Độ luôn đứng đầu thế giới về
diện tích trồng điều và sản lượng điều nhân xuất khẩu. Còn từ năm 1996 cho tới nay,
ngành điều Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, để giữ vị trí quán quân -
số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân.
Điều là cây công nghiệp dài ngày, là một trong những cây xuất khẩu mũi nhọn
của nước ta hiện nay. Các sản phẩm cho ra từ điều như bánh kẹo, các món ăn Snack,
chế biến dầu thực vật … Vỏ hạt điều dùng để làm axit, sản xuất má phanh … Quả điều
chế biến các món ăn, thực phẩm … Gỗ điều làm củi, vật dụng chuyên dùng…Diện tích
trồng điều của cả nước khoảng 450.000 ha với sản lượng hàng năm 400.000 tấn
nguyên liệu và hiện đang đứng đầu trong các nước xuất khẩu nhân điều, đưa lại nguồn
lợi không nhỏ cho cả người trồng lẫn các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Các thị trường tiêu thụ điều lớn có thể kể tới: Bắc Mỹ - tiêu thụ khoảng 50% tổng
số lượng nhân điều thế giới, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, còn lại là
các nước châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%. Ấn Độ xuất khẩu được
khoảng 100 - 125 ngàn tấn nhân điều mỗi năm. Hoa Kỳ, Hà Lan, Các tiểu Vương quốc
Ả rập thống nhất (UAE), Anh và Nhật Bản là những khách hàng chính của Ấn Độ.
Trong khi đó, bạn hàng của Việt Nam là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Úc, Hồng Kông…
Ngành điều thế giới ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế quan trọng trong
ngành công nghiệp chế biến của mình. Nhu cầu người sử dụng sản phẩm nhân điều
ngày càng lớn, là một trong những nguyên nhân làm cho ngành điều phát triển, ổn
định. Tuy nhiên, Ngành điều Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đứng trước
thách thức lớn, do diện tích điều bị giảm đi vì nhiều nguyên nhân giá cả, sản lượng bất
ổn do thời tiết - khí hậu chi phối, nhiều nơi đã chặt điều để trồng cao su và những cây
công nghiệp khác cho gía trị kinh tế cao hơn … Để làm cho ngành điều phát triển bền
vững, cần có hoạch định chính sách chiến lược lâu dài, bao gồm cả đầu tư về khoa
học - kỹ thuật cho khâu trồng – chăm sóc, bảo quản và chế biến. Đồng thời, quan tâm
chính đáng đến lợi ích người trồng điều - chế biến điều và cả ngành điều từ chính sách
quốc gia của mỗi nước.

-1-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

PHẦN I: TỔNG QUAN

-2-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

1. Giới thiệu

1.1Nguồn gốc và đặc điểm chung

Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale, thuộc họ Anacardiaceae,


bộ cam Rutales, tên thương mại tiếng Anh là cashew tree., có nguồn gốc từ Braxin,
vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ và dần dần cây
điều được phân tán đến châu Phi, Châu Á,
Châu Úc, ngày nay cây điều được trãi rộng
trong ranh giới vĩ tuyến 300 Bắc và vĩ tuyến
310 Nam.
Cây điều chịu được những điều kiện
khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Là cây ưa
nhiệt độ cao nhạy cảm với giá lạnh, khí
hậu nhiệt đới với một mùa khô rõ rệt là
điều kiện thích hợp để cây điều phát triển
tốt. Theo FAO trên thế giới hiện nay có 32
nuớc sản xuất điều thương mại thế nhưng cây điều chỉ phát triển tốt ờ những nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới, 10 nước trồng điều nhiều nhất trên thế giới hiện nay là: Ấn
Độ, Việt Nam, Braxin, Nigenia, Tanzania, Indonesia, Guinea Bissau, Cotolvore,
Monzambique và Benin.
Điều trở thành cây trồng chính thức đặc biệt được quan tâm phát triển, giữ một
vị trí quan trọng trên thị trường nông sản của một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ở miền Trung Việt Nam cây điều còn gọi là cây đào lộn hạt. Điều du nhập vào
miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18, nhưng mãi đến 1975 mới chính thức là loại cây trồng
có trong danh mục, khắc phục những rừng đồi bị phá hoại do chiến tranh gây lên. Diện
tích điều từ đó tăng lên theo năm tháng và đến những năm đầu 1990, điều trở thành
loại cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc vừa là loại
cây xóa đói giảm nghèo. Điều Việt Nam cũng được thế giới biết đến từ đó, có mặt trên
khắp các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Hồng Kong, Anh, Hà Lan... Hiện nay,
Việt Nam được coi là số 1 về xuất khẩu hạt điều (cả về số lượng lẫn chất lượng).

1.1.1 Đặc tính thực vật học của điều

Thân: Cây điều là loại cây thân gỗ, cao 8 – 12m, đường kính tán cây 10 – 12m,
nơi đất tốt và khí hậu thích hợp có thể cao tới 20m.
Thân cây phân cành sớm, có thể ngay từ gốc. Số lượng cành sơ cấp và thứ cấp
khá nhiều. Gỗ tương đối mền và nhẹ.

-3-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Rễ: Cây điều có cả rễ cọc và rễ ngang. Rễ cọc ăn sâu tới 5m, rễ ngang ăn rộng
tới 6m. Do bộ rễ phát triển mạnh nên cây điều có thể ra hoa kết quả trong suốt mùa
khô dài 5 – 6 tháng.
Lá: Lá điều là loại lá đơn, mọc so le, thường tập trung ở đầu cành. Lá hình
trứng, đuôi lá nhọn, dài 15 – 20cm, rộng 8 – 12cm, khi già có màu xanh thẫm, nhẵn
bóng. Tán lá điều thường xanh quang năm.
Hoa: Hàng năm cây điều ra hoa vào
khoảng thời gian cuối mùa mưa đến đầu mùa
khô (tháng 11 – 2).
Hoa trổ ở đầu cành thành từng chùm,
gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. Trong một
chùm có tới hàng ngàn hoa, trong đó hoa đực
chiếm tới 90%. Theo Bigger, tỉ lệ giữa hoa
lưỡng tính và hoa đực trung bình là 1: 6 và số
hoa lưỡng tính đậu quả cho tới chín chỉ
khoảng 10%.
Bao hoa có 5 cánh đều nhau, các nhị
đực thẳng đứng trong đó chỉ có 1 – 2 nhị lớn là
hữu thụ còn các nhị khác đều bất thụ. Nhụy cái
là bầu đơn 1 ô. Ở hoa đực, nhụy cái thui đi còn
ở hoa lưỡng tính thì có nhụy lớn. Vòi nhụy
thường cao hơn nhị đực lớn, vì vậy mà sự thụ phấn bị hạn chế.
Hoa điều nở từ sáng sớm tới trưa thì héo dần. Trong một chùm hoa thường chỉ
có 5 – 6 hoa nở trong một ngày. Hoa có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng, gió. Vào những
giờ nóng trong ngày khả năng tự thụ phấn tương đối cao. Hoa điều rất nhạy cảm với
mưa gió, ở thời kỳ hoa nở mà gặp mưa gió lớn thì sự nở hoa và thụ phấn bị ảnh
hưởng rất lớn.
Quả: Sau khi được thụ phấn thì noãn nở
thành hạt (nhân), bầu thì chuyển thành vỏ hạt. Nhân
và vỏ mới chính là quả thật. Còn cuống và đế hoa thì
phát triển thành bộ phận quen gọi là quả, thực ra chỉ
là quả giả.
Khoảng 30 ngày sau thụ phấn thì hạt đạt tới
kích thước cực đại. Từ tuần thứ 5 trở đi, khi hạt
ngừng phát triển độ lớn thì cuống hoa bắt đầu phồng
lên nhanh chóng lớn vượt hạt và tạo thành quả điều
hoàn chỉnh trong khoảng 60 ngày. Nhìn bề ngoài ta

-4-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
có cảm giác quả giả là quả của cây điều có hạt không nằm bên trong mà lộ ra ngoài
nên có tên gọi là đào lộn hột.
Quả điều có hình dạng, kích thước, trọng lượng và màu sắc rất khác nhau tùy
theo giống và điều kiện sinh sống. Về hình dạng có thể là hình trụ, hình quả lê, hình
nón cụt hoặc hình thoi. Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến đỏ tươi có những mảng đốm
xanh trên bề mặt. Chiều dài quả thay đổi từ 3 – 20cm, chiều rộng từ 3 – 12cm. Trọng
lượng từ 30 – 150g, cá biệt tới 500g.
Trong điều kiện tự nhiên, mỗi chùm hoa chỉ có 8 – 26% số hoa lưỡng tính đậu
thành quả tùy cây và điều kiện ngoại cảnh. Trong số quả đã đậu thì số bị rụng non từ
34 – 84%, cuối cùng trên cây chỉ còn lại trung bình 30 – 40% số quả đã đậu. Tỉ lệ rụng
quả phụ thuộc vào đặc điểm giống, thời tiết, dinh dưỡng và sâu bệnh.
Cây điều có đặc điểm là thời gian trổ hoa và đậu quả kéo dài nên trên cùng một
cây có thể có cả hoa và các quả ở các giai đoạn phát triển khác nhau, thời vụ thu
hoạch kéo dài. Một số quả và hạt còn dính nhau khi chín rụng xuống đất vài ngày
không bị hư hại.
Hạt: Hạt điều hình quả thận, khi còn tươi có màu xanh, khi khô chuyển màu nâu
hơi xám. Hạt có chiều dài trung bình 2.5 – 3.5cm, rộng 2cm, dày 1 – 1.5cm, trọng
lượng 5 – 6g.
Về cấu tạo, hạt điều gồm vỏ và nhân. Lớp ngoài của vỏ tương đối dày và xốp,
có chứa một chất dầu, trong tự nhiên là chất bảo vệ hạt chống lại sự phá hại của côn
trùng. Lớp trong củng của vỏ thì mỏng hơn và rất cứng.
Nhân do 2 lá mần tạo thành, được bao bọc
bởi một lớp vỏ lụa màu nâu hơi đỏ. Nhân là bộ phận
ăn được, chứa khoảng 40% lipid và 20% protid (theo
trọng lượng), là bô phận rất giàu chất dinh dưỡng.
trọng lượng của hạt điều thì vỏ chiếm 45 – 50%, dấu
vỏ 18 – 23%, vỏ lụa 2 – 5%, còn lại nhân chiếm 20 –
25%. Một tấn hạt điều trung bình cho 220kg nhân và
80 – 200kg dầu vỏ tùy theo phương pháp trích ly
dầu. Hình: Cấu tạo hạt điều

1.1.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái

Khí hậu: Nói chung khí hậu nhiệt đới với lượng mưa hàng năm đầy đủ và có
mùa khô rõ rệt là điều kiện thích hợp để cây điều phát triển tốt. Độ cao đất trồng phù
hợp từ 0 – 600m so với mặt nước biển, cá biệt có nơi tới 1.000m. Độ cao càng lớn thì
sinh trưởng của cây điều càng chậm và năng suất càng giảm. Độ cao giới hạn mà cây
điều có thể tồn tại được là 1.000m.

-5-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Nhiệt độ trung bình năm thích hợp cho cây điều từ 18 – 38oC, tối thích là 24 –
28oC. Tuy vậy ở miền Nam Mozambique có giống điều chịu được nhiệt độ thấp 7 –
8oC. Từ thực tế này hy vọng có thể tạo ra giống điều chịu được nhiệt độ thấp để trồng
ở độ cao hơn.
Lượng mưa hàng năm thích hợp từ 800 – 1.500mm và có một mùa khô dài 5 – 6
tháng để thuận lợi cho điều ra hoa và quả ít bị bệnh. Lượng mưa lớn và ẩm độ cao cây
sinh trưởng chậm, quả chứa nhiều nước và dễ bị thối. Ngược lại, nếu lượng mưa ít và
thất thường làm cho cây điều ra hoa kết quả cũng thất thường.
Ánh sáng rất cần với cây điều do cây ra hoa ở đầu cành. Ánh sáng cần phân
phối đồng đều xung quanh tán cây. Vì vậy điều cần trồng nơi quang đãng. Trời nhiều
mây, ít ánh sáng làm sự thụ phấn bị giảm sút và sâu bệnh dễ phát sinh.
Gió có vai trò quan trọng trong sự thụ phấn của hoa, do cây điều phần lớn là thụ
phấn chéo. Tuy vậy nếu gió mạnh, nhất là gió khô nóng ảnh hưởng đến thụ phấn, làm
tăng tỷ lệ rụng hoa và quả, đôi khi làm lá non bị cháy.
Đất: Người ta thường coi cây điều như một cây rừng, cây của vùng hoang hóa
do điều thích ứng với nhiều loại đất, kể cả đất cát đồi, đất feralit, đất nhiều sắt. Tuy vậy
cây điều sinh trưởng tốt cần có tầng đất sâu và thoát nước. Đất dù có độ phì cao
nhưng quá cứng, có lớp kết sỏi nông cây vẫn chậm phát triển vì hạn chế bộ rễ, nhất là
trong thời gian khô hạn. Độ pH thích hợp từ 4,5 – 6,5. Nói chung cây điều nhạy cảm
với các điều kiện lý tính hơn là hóa tính của đất. Nếu đất thiếu một số chất dinh dưỡng
nào đó đều có thể khắc phục dễ dàng bằng việc bón phân thích hợp.
Căn cứ các yêu cầu điều kiện sinh thái như trên có thể thấy rằng ở nước ta,
nhất là phía Nam, thích hợp việc trồng điều. Riêng các tỉnh phía Bắc do mùa đông lạnh
và mùa khô ngắn, tuy có trồng được điều như khi ra hoa kết quả thường bị ảnh hưởng
và năng suất thấp. Các vùng từ Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ
có nhiệt độ rất phù hợp, mùa khô rõ rệt và đủ dài để điều ra hoa kết quả thuận lợi, ánh
sáng cũng đầy đủ. Đất đai thích hợp và còn khá nhiều để có thể tạo thành những vùng
trồng điều rộng lớn, nhất là Duyên hải Trung bộ và Đông Nam Bộ. Phần lớn đất đai là
đồi núi trọc, cần được phủ xanh mà cây điều có thể đáp ứng được.

1.1.3 Yêu cầu chất dinh dưỡng

Tuy là cây dễ tính nhưng cũng như các cây ăn quả nhiệt đới khác, để cây điều
phát triển tốt và cho năng suất cao cũng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng,
nhất là ở nơi đất xấu.
Khảo sát biểu hiện do thiếu hụt chất dinh dưỡng tới sự sinh trưởng của cây điều
còn nhỏ, các tác giả Ohler và Coestere (1973) phân chia thành 3 nhóm sau:
• Thiếu hụt nguy hại có thể làm chết cây xếp theo thứ tụ nghiêm trọng là sắt (Fe),
magie (Mg), kali ( K), đạm (N) và molipden (Mo).
• Thiếu hụt gây triệu chứng sớm nhưng không nguy hại, xếp theo thứ tụ nghiêm
trọng là lưu huỳnh (S), canxi (Ca), kẽm (Zn).

-6-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

• Thiếu hụt làm chậm phát triển nhưng không thấy có bất kỳ hậu quả nghiêm
trọng nào là lân (P), Bo (B) và đồng (Cu).
Muốn xác định cụ thể sự thiếu hụt nguyên tố nào cần phải phân tích đất.
Các kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ và Brazil cho thấy cây điều có phản ứng tốt với
việc bón đạm và lân, còn với kali hiệu quả thường không rõ, ngược lại canxi thường có
tác động xấu do điều ưa đất hơi chua.
Theo Mohapatra và Bhat (1973), một cây điều trưởng thành có năng suất cao
hàng năm cần một lượng chất dinh dưỡng gồm: 2,84kgN + 0,752kg P2O5 + 1,265kg
K2O. Trên cơ sở này có thể tính được số phân cần bón.

1.1.4 Các giống điều sử dụng trong sản xuất ở Việt Nam

Nhiều năm trước đây cây điều chủ yếu trồng bằng hạt. Khả năng xảy ra thụ
phấn chéo cao và phát tán rộng nên trong một quần thể điều tính đa dạng rất rõ rệt.
Trong thực tế khó có thể xác định được giống điều đúng nghĩa.
Các cây điều rất khác nhau về hình dáng cây, tán cây, đặc điểm ra hoa và đậu
quả, kích thước và chất lượng của quả và của hạt. Những đặc điểm này cũng khác
nhau giữa các thế hệ.
Trong thực tế, để chọn những giống tốt có giá trị kinh tế cao thường dựa vào
các tiêu chuẩn sau:
• Ra hoa sớm và tập trung.
• Tỷ lệ đậu quả cao.
• Đặc điểm của quả và hạt đạt yêu cầu, đồng đều và ổn định (kích thước,
hình dạng, trọng lượng, phẩm chất).
• Chống chịu khá với sâu bệnh và điều kiện bất lợi.
Các tiêu chuẩn này cần được theo dõi đánh giá qua một số năm liên tục và kiểm
tra lại đời sau. Những cây đạt yêu cầu được sử dụng để nhân giống.
Ở nước ta, cho đến nay Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định
công nhận một số giống điều sử dụng trong sản xuất.
- Giống ES-04: Số quả một chùm từ 5 – 10 quả, quả màu vàng. Kích cỡ hạt
trung bình (173 hạt/kg), tỷ lệ nhân khá cao (27,4%). Ít bị sâu bệnh nguy hiểm như bọ xít
muỗi, thán thư, xì mủ. Năng suất hạt 55 – 65 kg/cây/năm.
- Giống EK-24: Số quả một chùm từ 5 – 8 quả, quả màu vàng. Kích cỡ hạt lớn
(120 hạt/kg), tỷ lệ nhân cao (28,0%). Ít bị sâu bệnh nguy hiểm. Năng suất hạt 35 – 45
kg/cây/năm.
- Giống BĐ-01: Số quả một chùm từ 5 – 10 quả, quả màu vàng. Kích cỡ hạt lớn
(165 hạt/kg), tỷ lệ nhân khá cao (27,0%). Ít bị sâu bệnh nguy hiểm. Năng suất hạt 45 –
55 kg/cây/năm.

-7-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
- Giống KP-11: Số quả một chùm từ 5 – 10 quả, quả màu vàng. Kích cỡ hạt lớn
(150 hạt/kg), tỷ lệ nhân khá cao (27,5%). Ít bị sâu bệnh nguy hiểm. Năng suất hạt 45 –
55 kg/cây/năm.
- Giống KP-12: Số quả một chùm từ 5 – 10 quả, quả màu đỏ. Kích cỡ hạt lớn
(140 hạt/kg), tỷ lệ nhân khá cao (27,0%). Ít bị sâu bệnh nguy hiểm. Năng suất hạt 55 –
65 kg/cây/năm.
Các giống trên đây do viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chọn lọc cá thể
trội từ biến thiên của các quần thể điều trong sản xuất.
Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam bằng phương pháp chọn lọc cá thể tuyển
non có cá giống điều được công nhận khu vực hóa là:
- Giống MH 5/4: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 6 – 10
quả, quả màu vàng. Kích cỡ hạt lớn (125 - 135 hạt/kg), tỷ lệ nhân cao (29 – 32%). Ít bị
sâu bệnh nguy hiểm. Năng suất hạt 3.000 – 4.000 kg/ha.
- Giống LG1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 6 – 10 quả,
quả màu đỏ. Kích cỡ hạt lớn (150 - 155 hạt/kg), tỷ lệ nhân cao (28 – 30%). Khả năng
chống chịu sâu bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000 – 3.000 kg/ha.
- Giống CH1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 8 – 14 quả,
quả màu đỏ. Kích cỡ hạt trung bình (160 - 170 hạt/kg), tỷ lệ nhân cao (27 – 29%). Khả
năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000 – 3.000 kg/ha.
- Giống PN1: Ra hoa sau khi trồng 18 tháng. Số quả một chùm từ 4 – 10 quả,
quả màu vàng. Kích cỡ hạt lớn (145 - 155 hạt/kg), tỷ lệ nhân cao (30 – 33%). Khả năng
chống chịu sâu bệnh trung bình. Năng suất hạt 2.000 – 3.000 kg/ha.

1.2 Tình hình về sản lượng điều ở Việt Nam

Diện tích gieo trồng


Năm 2008, diện tích gieo trồng Điều của Việt Nam là 421.498 ha, giảm 15.502
ha, tương đương giảm 3,55% so với năm 2007. Trong đó diện tích tại miền Nam đạt
420.098 ha, giảm 7%, còn diện tích tại miền Bắc chỉ đạt 1.400 ha giảm 51% so với năm
2007. Tuy giảm đáng kể trong năm 2008 nhưng xét trong vòng 10 năm trở lại đây, diện
tích gieo trồng Điều của Việt Nam vẫn tăng, trung bình khoảng 23.000 ha/năm, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8% năm.
Nguyên nhân của hiện tượng giảm diện tích trồng Điều là do nông dân đang có
xu hướng chặt bỏ cây Điều để trồng rừng, hoặc trồng những cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao hơn như cây cao su, hồ tiêu . . . Theo số liệu điều tra thực địa của Viện
chính sách và chiến lược NN & PTNT (IPSARD) năm 2007, cây Điều đứng sau cao su
và cây rừng nếu xét về tỉ lệ lãi/chi phí thực tế.

-8-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Biểu1: Diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch điều của cả nước theo năm
, 1995-2008 (Ha)
Nguồn: Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) và Tống Cục thống kê
(GSO).
Diện tích thu hoạch
Tín hiệu tích cực nhất cho diện tích sản xuất Điều của Việt Nam năm 2008 là
diện tích thu hoạch Điều tăng 9% so với năm 2007, đạt khoảng 320.000 ha. Nguyên
nhân là do một số diện tích trồng mới và diện tích chuyến đổi giống cao sản từ các năm
trước bắt đầu cho khai thác.
Sản lượng
Năm 2008, Việt Nam thu hoạch khoảng 348.910 tấn Điều nguyên liệu, tăng
47.000 tấn so năm 2007 do tác động cộng hưởng của năng suất tăng khoảng 0,6 tạ/ha
và diện tích thu hoạch tăng 27.000 ha. Như vậy, sản lượng Điều thô của Việt Nam liên
tục tăng từ năm 1999 đến cuối năm 2008 với mức tăng trung bình khoảng 32% năm.

Biếu 2: Sản lượng Điều của cả nước theo năm, 1995-2008 (nghìn tấn)
Nguồn: Cục trồng trọt MARD và GSO.

-9-
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Năng suất
Năng suất Điều bình quân cả nước năm 2008 đạt 10,9 tạ/ha, tăng 6% so với
năm 2007. Đây là mức cao nhất trong lịch sử ngành Điều Việt Nam. Có được thành
quả này là nhờ sự đóng góp đáng kể của việc phát triển giống Điều cao sản tại các
Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp tại các vùng. Mặc dù năng suất Điều
của Việt Nam có tăng nhưng tốc độ tăng khá chậm và không ổn định, nếu như năng
suất năm 2005 đạt 10,74 ha, đến năm 2006 giảm xuống còn 9,87 tạ/ha, năm 2007 lại
tăng lên 10,31 tạ/ha và năm 2008 là 10,9 tạ/ha. Nguyên nhân chính là do Điều là loại
cây trồng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện thời tiết chỉ cần khoảng 2-3 cơn mưa
trái mùa vào đúng lúc Điều trổ bông là vụ Điều sẽ có nguy cơ mất mùa hoàn toàn.

Biếu 3: Năng suất (tạ/ha) và sản lượng (nghìn tấn) Điều của cả nước theo năm, 1995-2008
Nguồn: Cục trồng trọt - MARD và GSO.

Tổ chức thu mua và chế biến


Tính đến cuối năm 2008, Việt Nam có khoảng 203 doanh nghiệp thu mua và chế
biến nhân Điều, trong đó hơn 164 doanh nghiệp là kinh doanh xuất khẩu
Các nhà máy chế biến điều phát triển nhiều nhưng nhỏ lẻ, hơn nữa mất cân đối
giữa năng lực chế biến và nguyên liệu. Đa số doanh nghiệp thu mua Điều đều không tổ
chức đầu tư cho vùng nguyên liệu cũng như chưa ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dài
hạn với các nông hộ trồng Điều. Thay vào đó, các công ty này thường lựa chọn việc
nhập khẩu Điều thô từ nước ngoài, chủ yếu là từ Campuchia, Indonesia và 1 số quốc
gia Tây Phi. Sở dĩ có tình trạng trên là do:
Thứ nhất, khoảng 10-20% lượng điều nguyên liệu của Việt Nam sau khi thu hoạch
không đạt đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường nước ngoài (chưa
bóc vỏ, ẩm mốc hoặc đã bóc vỏ nhưng chưa sấy) . Thậm chí, một số nông hộ trồng

- 10 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

điều và các người thu mua nhỏ lẻ trong nước còn có hành vi gian lận, trộn tạp chất, bã
trái, xịt nước, ngâm ủ hạt điều rồi mới đem bán cho nhà máy.
Thứ hai, nguồn nguyên liệu Điều trong nước trong các năm qua đều không đáp
ứng đủ công suất chế biến của các nhà máy (chỉ chiếm khoảng 45% - 70% công
xưởng do đó các nhà máy này thường xuyên phải nhập khẩu thêm nguồn nguyên liệu
thô khoảng 150.000 - 200.000 tấn/năm (Năm 2008, lượng Điều thô nhập khẩu của Việt
Nam là 220 nghìn tấn. Tăng 10% so với 2007).
Thứ ba, khoảng 90 - 95% lượng Điều chế biến và sơ chế của Việt Nam hiện nay
là để phục vụ xuất khẩu. Và theo quy định về tạm nhập tái xuất, các doanh nghiệp chế
biến-xuất khẩu Điều của Việt Nam sẽ được hoàn thuế nhập khẩu. Như vậy khoản thuế
5 - 7,5% cho Điều thô nhập khẩu mà Nhà nước thu được sẽ chỉ là hình thức. Do đó, khi
cân nhắc giá chào bán của các đối tác trong nước và ngoài nước, các doanh nghiệp
này sẽ không phải băn khoăn về trị giá thuế nhập khẩu Điều này sẽ ảnh hưởng nhất
định tới việc thu mua và tiêu thụ điều trong nước.
Về mặt kỹ thuật, năm 2008, một số doanh nghiệp lớn như Công ty Chế biến hàng
xuất khẩu Long An (LAFOOCO), Công ty Long Tín áp ( Tp.Hồ Chí Minh) đã chú trọng
đến đầu tư nâng cấp các dây chuyền sản xuất, máy cắt Điều tự động, máy bóc vỏ Điều
tự động, thay lò chao nguyên liệu bằng lò hấp (70% sản lượng chế biến được xử lý hạt
bằng phương pháp hấp), tăng tỷ lệ hạt điều trắng từ 40% lên gần 70%, tỷ lệ hạt vàng
từ 5 - 9% giảm còn 1 %. Đồng thời tự động hóa khoảng 60% các công đoạn trong chế
biến Điều xuất khẩu.
Năm 2008 là một năm khó khăn về mặt tài chính của ngành Điều. Cùng chung
tình trạng như các ngành nghề khác, trong năm 2008 những doanh nghiệp thu mua,
kinh doanh Điều của Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, lượng tiền
dành cho thu mua khan hiếm hơn mọi năm do tác động của chính Sách tiền tệ mới
điều chỉnh của Chính phủ. Với chính sách tiền tệ này, doanh nghiệp thu mua chế biến
Điều phải gánh chịu chi phí lãi suất ngân hàng tăng tới 40-50% bên cạnh chi phí sản
xuất đã tăng 40% trước đó.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Về thị trường xuất khẩu, trong năm 2008, hạt Điều Việt Nam được xuất khẩu đi
87 thị trường và vùng lãnh thỗ, giảm 7 thị trường so với năm 2007. Trong đó, Hoa Kỳ là
thị trường lớn nhất, chiếm 27% tổng thị phần xuất khẩu Điều, tiếp đến là Trung Quốc
(18%), và Hà Lan (16,6%).

- 11 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Biểu: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Điều của Việt Nam, 2007 (%).
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Biểu. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Điều của Việt Nam, 2008 (%).
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Top 10 thị trường xuất khẩu Điều của Việt Nam có tăng trưởng kim ngạch lớn
nhất năm 2008 (các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 triệu USD)
10 thị trường xuất khẩu Điều tiềm năng nhất của Việt Nam năm 2008 chiếm hơn 3,48%
tổng lượng nhân Điều xuất khẩu và chiếm 3,17% tổng kim ngạch xuất khẩu Điều,
Trong đó, có tới 5 thị trường là thuộc khu vực Tây và Bắc âu, tăng trưởng trung bình
348% về lượng và 347% về giá trị so với năm 2007.

- 12 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Bảng: Lượng và kim ngạch xuất khấu Điều của Víệt Nam sang 10 thị trường có tăng trưởng kim ngạch
lớn nhất năm 2008
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam
2008 Thay đổi 08/07(%)
Stt Nước Lượng Giá trị Lượng Giá trị
(tấn) (nghìn USD)
1 Ấn Độ 728 1.484 795 1143
2 Thụy Sỹ 371 2.049 778 926
3 Kazacstan 334 1.555 526 770
4 Latvia 622 2.945 436 461
5 Lebanon 801 3.974 402 444
6 Thụy Điển 301 1.853 320 401
7 Bỉ 1.115 5.727 502 292
8 Nauy 953 6.046 207 290
9 Lithuania 222 1.266 280 288
10 Ả Rập Saudi 374 2.048 412 263
… Tổng 10 nước 5.822 28.946 390 371
… Tổng cộng 167.0666 914.341 116 142

1.3 Tình hình về sản lượng điều thế giới

Đã từ lâu điều cung cấp hạt cho con người như là một loại thực phẩm, nhiều nước
coi nhân điều là sản phẩm quen thuộc, điều trờ thành cây công nghiệp quan trọng xếp
thứ hai trong các cây có dầu ăn được trên thị trường thế giới. Nhân điều chứa hàm
lượng đạm cao với đầy đủ các loại axit amin cần thiết không thay thế có thể so sánh
với thịt, trứng, sữa. Nhân điều là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao là thành phần
chính của cây điều trong trao đổi kinh doanh trên thị trường mang lại hiệu quả kinh tế
rất cao, giữ một vai trò quan trọng trong thị trường nông sản. Hàng năm đem về cho
các nước xuất khẩu một lượng ngoại tệ đáng kể.
Với đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết, điều là thực phẩm ăn chay
lí tưởng và là một dược phẩm có giá trị đối với một số bệnh. Là thực phẩm giàu chất
béo 0% cholesterol thích hợp cho người ăn kiêng. Hiện nay các nước phát triển đang
khuyến khích sử dụng nhân điều ngày càng tăng. Các nuớc nhâp khầu và tiêu thụ nhân
điều nhiều nhất trên thế giới là Mỹ chiếm gần 2/3 sản luợng nhân điều thế giới, khối
các nước thuộc Liên Xô cũ liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Dưới đây là những
con số thống kê và dự báo của Hiệp hội các Nhà chế biến lạc và Trái cây thế giới
(PNTA) về ngành hạt điều thế giới.

- Năm 2006, khu vực Tây Phi vẫn là nơi sản xuất điều thô chính (445.000 tấn).
Tuy nhiên, thị phần của châu Phi trong sản xuất điều thô sẽ giảm từ 36% xuống
còn 28% vào năm 2010.

- 13 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
- Năm 1996, Bénin mới xuất được khoảng 10.000 tấn điều, tăng lên tới 66.000 tấn
(16 triệu Euro) vào năm 2005 và năm 2006 là 70.000 tấn. Là loại cây trồng dễ
tính và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau bông, cây điều của Bénin
cung cấp loại hạt nổi tiếng về chất lượng nhờ thu hoạch đúng thời vụ, đặc biệt
không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Ấn Độ là nước nhập khẩu điều thô lớn nhất (580.000 tấn) và cũng là quốc gia
chế biến và xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới (5 triệu thùng). Sản xuất điều thô
tại Ấn Độ (+ 65.000 tấn, đạt tổng sản lượng 475.000 tấn) có thể vượt sản lượng
của khu vực Tây Phi (+ 20.000 tấn, với tổng sản lượng 465.000 tấn). Xuất khẩu
điều nhân từ Ấn Độ đã tăng mỗi năm khoảng 4% giai đoạn 2002-2006, chủ yếu
nhờ xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
- Sản xuất điều thô thế giới có thể tăng 50% trong giai đoạn 2005 - 2010.

Thống kê và dự báo của PNTA (Đơn vị: tấn)

Tên nước Năm 2005 Năm 2010


Ấn Độ 400.000 700.000
Braxin 250.000 350.000
Việt Nam 350.000 600.000
Các nước Châu Á khác 75.000 150.000
Châu Phi 600.000 700.000
Tổng 1.675.000 2.500.000

Hiện có hơn 32 quốc gia trên thế giới trồng Điều. Một trong những cường quốc
về Điều có thể kể tới: Việt Nam - Ấn Độ - Brazin, chỉ riêng 3 nước này đã chiếm 70%
tổng sản lượng Điều thế giới, kế đến là các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà,
Tanzania, Guinea Bissau, Benin…
Nhìn chung, ngành Điều thế giới cũng chịu ảnh hưởng nhiều về tình hình biến
động giá cả, số lượng thành phẩm, thị trường tiêu thụ … có khi thịnh khi suy, nhưng
vẫn đem lại lợi nhuận bình ổn cho nhiều người và quốc gia trồng Điều. Áp dụng khoa
học - kỹ thuật vào trồng và chế biến Điều thành phẩm cũng được nhiều nước trồng
Điều chú trọng hướng tới, nhằm đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, ngoài trồng Điều
hạt, còn trồng Điều ghép, Điều cao sản cho năng suất cao. Ở Ấn Độ, cây điều được
trồng rộng rãi tại các bang Maharashra, Andhra Pradesh, Orissa, Kerala,Tamil Nadu,
Karnataka, Goa và West Bengal. Ngoài những bang trồng điều truyền thống này, cây
điều hiện còn được trồng ở các bang khác của Ấn Độ như Gujarat và Assam - nơi mà
diện tích cây điều có sự đột phá thời gian gần đây. Còn ở Việt Nam, cây Điều được
trồng nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước. Diện tích phấn đấu của Việt Nam đến năm 2010 là
450.000 ha. Thời gian thu hoạch Điều, ở Ấn Độ và Việt Nam kéo dài từ tháng 3 đến
tháng 6. Ở Braxin, mùa vụ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau.

- 14 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Đa phần các nước châu Phi đều xuất Điều thô cho Ấn Độ để chế biến thành
phẩm. Việt Nam - Ấn Độ - Brazin cũng là 3 nước chế biến Điều lớn nhất thế giới. Ngoài
chế biến từ nguồn Điều thô trong nước, 3 nước này còn nhập khẩu Điều thô để chế
biến, đa phần nhập về từ các nước châu Phi.
Các thị trường tiêu thụ điều lớn có thể kể tới: Bắc Mỹ - tiêu thụ khoảng 50% tổng
số lượng nhân Điều thế giới, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) chiếm 29%, còn lại là
các nước châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%. Ấn Độ xuất khẩu được
khoảng 100 - 125 ngàn tấn nhân Điều mỗi năm. Hoa Kỳ, Hà Lan, Các tiểu Vương quốc
Ả rập thống nhất (UAE), Anh và Nhật Bản là những khách hàng chính của Ấn Độ.
Trong khi đó, bạn hàng của Việt Nam là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Úc, Hồng Kông…

Sản lượng và phân bố địa lý sản xuất


Năm 2008, trên thế giới có khoảng 32 quốc gia trồng điều với tổng sản lượng
khoảng 1.575-1.600 nghìn tấn/năm. Những nước trồng Điều chủ yếu tập trung ở vùng
xích đạo, khí hậu nóng và có 2 mùa rõ ít (mùa khô và mùa mưa).

Biểu. Tỉ trọng sản lượng Điều của các nước năm 2008 (%).

Trong đó, Ấn Độ là nước có diện tích Điều lớn nhất, mỗi năm sản xuất khoảng
400-500 nghìn tấn Điều, chiếm 23-25% tổng sản lượng của toàn thế giới. Đứng thứ hai
là Việt Nam với sản lượng 300-350 nghìn tấn/năm, tương đương 20- 22% tổng sản
lượng Điều toàn thế giới. Một số nước khác cũng khá nổi tiếng về sản xuất Điều là
Brazil, Indonesia, Bờ Biển Ngà, Tanzania. . .
Đặc biệt, vài năm gần đây. Châu Phi góp mặt khá nhiều nước trên bản đồ Điều
thế giới, tỉ trọng cung Điều của châu lục này tăng từ 23,15% năm 2005 lên đến mức
28-30% năm 2008. Trong đó, nổi trội nhất là Bờ Biền Ngà, quốc gia có sản lượng Điều
lớn nhất châu Phi với khoảng 200-250 nghìn tấn/năm.

- 15 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Chế biến
Năm 2008, trong số những nước sản xuất Điều. Ấn Độ, Brazil và Việt Nam tiếp
tục là những nước chế biến Điều lớn nhất thế giới. Các nước châu Phi chế biến rất ít,
90% lượng Điều thô của Châu Phi được xuất khẩu. Hiện nay, các quốc gia Châu Phi
đang có nhiều nỗ lục nhằm cải thiện năng lực chế biến của mình. Trong năm 2008, có
nhiều đoàn doanh nghiệp của Bờ Biển Ngà, Guinea, Bissau, Tanzania. . . đã tổ chức
sang thăm Việt Nam và Ấn Độ để học hỏi và tìm cơ hội hợp tác đầu tư chế biến Điều.
Trong số các nước kể trên, Ấn Độ là nước đứng đầu về sản lượng chế biến với
khoảng 950 nghìn tấn/năm. Tuy nhiên, nước này chỉ tự cung cấp được khoảng một
nửa lượng Điều nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Số còn lại, nước này phải nhập
khẩu từ châu Phi (nhiều nhất là Bờ Biển Ngà, Benin, Tanzania) và cả Việt Nam.
Theo tính toán của tổ chức Reo River Foods (Hoa Kỳ) thực hiện vào đầu năm 2008,
nếu sử dụng hạt điều của Việt Nam để chế biến ra 1 tấn nhân Điều theo chất lượng
ISO xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và Tây Âu cần khoảng 4,4- 4,5 tấn hạt trong khi
đó chỉ cần 4,1 tấn hạt có xuất xứ từ Ấn Độ để tạo ra 1 tấn nhân Điều có tiêu chuẩn
tương đương. Như vậy, chất lượng Điều của Việt Nam vẫn bị quốc tế đánh giá thấp
hơn so với hạt Điều Ân Độ, Bờ Biển Ngà, Ghine . . .

Giá điều thế giới


Giá Điều thô thế giới chịu ảnh hưởng bởi tình hình mùa vụ ở những nước sản
xuất lớn và các yếu tố khác như tỉ giá ngoại tệ, thuế, xuất nhập khẩu cho Điều nguyên
liệu...
Đầu năm 2008, giá Điều thô giao dịch trên thị trường thế giới có chút biến động
do chưa vào vụ chính. Ngoài ra, mùa vụ Điều tại Việt Nam, Ấn Độ và lndonesia có
những tin tức xấu khi mưa nhiều và nhiều khả năng mất mùa tại một số địa phương.
Riêng tại Việt Nam, giá Điều thô thấp còn do tình hình tài chính của các doanh nghiệp
khó khăn, ngân hàng thu hẹp hạn mức tín dụng và chậm giải ngân vốn khiến các
doanh nghiệp dù muốn nhưng không có nguồn tiền nào đề thu mua từ dân. Đến giữa
năm, giá Điều có khả quan hơn khi cả Việt Nam và Ấn Độ đều công bố sản lượng tăng
so với năm 2007. Các nước khác như Brazil, Tanzania, Mozambique, Nigieria. . . cũng
được mùa trung bình thu hoạch trên dưới 200 nghìn tấn Điều thô. Trong thời điểm lên
cao nhất năm 2008, giá chào bán tại thị trường Guinea, Bissau, Bờ Biền Ngà và
Nigieria đều cao hơn nhiều mức giá thu mua tại thi trường Việt Nam. Tuy nhiên, đến
cuối năm 2008, giá Điều thô tại các giao dịch đều giảm, một phần do là thời điềm cuối
vụ chính một phần do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

- 16 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Biểu: Gíá điều thô thế giới và Ấn Độ 1991-2006 (USD/tấn).


Nguồn: Tổ chức nông lương thế giới FA O. faostar.fao.com, 2008

Tại thị trường Điều nhân, tình hình cũng tương tự do giá Điều nhân thế giới chịu
ảnh hưởng lớn bởi giá Điều thô và nhu cầu tiêu dùng.

Biếu: Top 10 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu Điều đứng đầu thế giới năm 2008, 2006-2008 (triệu
USD).
Ghi chú: số liệu năm 2008 của Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ là số liệu 11 tháng, của Ấn Độ là số liệu 9 tháng.

- 17 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Biểu: Tỉ trọng thị phần Điều của Việt Nam, Ấn Độ và Brazil tại thị trường Hoa Kỳ, 2006-2008 (%).

Biểu: Top 10 quốc gia có tăng trưởng kim ngạch nhập khấu điều đứng đầu thế giới năm 2008 (tăng
trưởng 08/07:%)
Ghi chú: số liệu năm 2008 của Ấn Độ là số liệu 9 tháng. Chỉ xét các nước có kim ngạch nhập khẩu hơn 1
triệu USD.

- 18 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

1.4 Danh mục một số sản phẩm từ hạt điều ở Việt Nam

Sản phẩm - hạt điều ăn liền

Nhân điều chiên vị mật ong 200gr


Sản phẩm nhân điều chiên vị mật ong, được sản xuất
theo quy trình khép kín đảm bảo tuyệt đối về an toàn vệ
sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nhân điều rất
bổ dưỡng với các axit amin quan trọng cần thiết cho sự
phát triển cơ thể kết hợp hài hòa với vị ngọt thanh của
mật ong tạo cho sản phẩm mùi vị thơm ngon rất đặc
trưng. Bao bì sản phẩm lon nhôm sang trọng, nhiều trọng
lượng khác nhau giúp cho khách hàng có thể lựa chọn
phù hợp với nhu cầu của mình.

Nhân điều chiên vị muối 200gr

Nhân điều chiên vị muối mang nhãn hiệu Nam Long được
sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo tuyệt đối về an
toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nhân điều
thơm ngon, vị béo giòn của nhân điều được kết hợp hài hòa
với vị hơi mặn của muối giúp tăng hương vị thơm ngon của
nhân điều. Sản phẩm được sử dụng 100% nguyên liệu tự
nhiên, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ phụ gia thực phẩm
nào. Kiểu dáng sang trọng với nhiều trọng lượng khác nhau giúp người tiêu dùng có
nhiều sự lựa chọn.

Nhân điều chiên vị mật ong 500gr

Sản phẩm nhân điều chiên vị mật ong, được sản xuất theo
quy trình khép kín đảm bảo tuyệt đối về an toàn vệ sinh
thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nhân điều rất bổ
dưỡng với các axit amin quan trọng cần thiết cho sự phát
triển cơ thể kết hợp hài hòa với vị ngọt thanh của mật ong
tạo cho sản phẩm mùi vị thơm ngon rất đặc trưng. Sản
phẩm được sử dụng 100% nguyên liệu tự nhiên, tuyệt đối
không sử dụng bất kỳ phụ gia thực phẩm nào. Bao bì sản
phẩm lon nhôm sang trọng, nhiều trọng lượng khác nhau
giúp cho khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu
của mình.

- 19 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Sản phẩm - điều thô

WW240 - Nguyên hạt 240


Nhân hạt điều
Loại: WW240
Số lượng hạt / LB: 220-240
Tên gọi: Nhân hạt điều trắng, hạt nguyên
Đặc điểm: Màu trắng hoặc trắng ngà,không có nám
đen hoặc nâu

WW320 - Nguyên hạt 320

Nhân hạt điều


Loại: WW320
Số lượng hạt / LB: 300-320
Tên gọi: Nhân hạt điều trắng, hạt nguyên
Đặc điểm: Màu trắng hoặc trắng ngà,không có nám
đen hoặc nâu

WW450-Hạt trắng 450 hạt

Nhân hạt điều


Loại: WW450
Số lượng hạt / LB: 400-500
Tên gọi: Nhân hạt điều trắng, hạt nguyên
Đặc điểm: Màu trắng hoặc trắng ngà,không có nám
đen hoặc nâu

LBW-Hạt nám mờ

Nhân hạt điều


Loại: LBW
Số lượng hạt / LB: 300-320
Tên gọi: Nhân điều nám lợt, hạt nguyên
Đặc điểm: Nhân hạt điều có vết nám nhẹ, cho
phép bể tối đa 5%

- 20 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

DW-Hạt nám

Nhân hạt điều


Loại: DW
Tên gọi: Nhân hạt điều nám
Đặc điểm: Nhân hạt điều bị sém, bị nhăn, gọt lẹm,
có đốm màu nâu thẫm hoặc đen

WB-Bể góc trắng WS-Bể đôi trắng

SB-Bể góc nám LP-Mảnh vở lớn

SP-Mảnh vở nhỏ SS-Bể đôi nám

- 21 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Sản phẩm - dầu vỏ hạt điều Sản phẩm - bã hạt điều

2. Kỹ thuật trồng điều

2.1 Nhân giống hữu tính _ lựa chọn giống và gieo ươm
Là phương pháp trồng cây từ hạt. Cây được tạo ra từ nhân giống hữu tính mang
cả đặc tính di truyền của cả cây bố và cây mẹ nên thường không đồng nhất. Các hạt
giống dù được lấy từ cùng một cây mẹ nhưng không biết hạt nào được thụ phấn từ cây
bố tốt, hạt nào từ cây bố xấu, do đó các cây con tạo ra chỉ có một số ít đạt tiêu chuẩn
tốt, phần lớn cây còn lại có những đặc tính không tốt. Để khắc phục nhược điểm này
có thể chọn những cây có đặc tính tốt của cây mẹ rồi cho thụ phấn để tạo một dòng
thuần. Những cây dòng thuần này có thể trồng thành vườn để chuyên cung cấp cây
giống cho vườn trồng điều mới.
• Tuyển chọn cây mẹ: Theo dự án nghiên cứu và phát triển cây điều ở Việt Nam
(1989), cây mẹ được tuyển chọn theo những tiêu chí sau:
* Chọn những cây 10 tuổi trở lên, đã có một số năm cho năng suất ồn định
bình quân trên 10 kg hạt / cây/năm.
* Tán lá dày đặc, bình quân 5 nhánh trên một cành chính.
* Có ít nhất 60% số nhánh ra hoa, thời gian ra hoa tập trung trong 30 – 60
ngày.
* Tỷ lệ hoa lưỡng tính chiếm ít nhất 10% trên một chùm hoa.
* Số trái trên chùm bình quân ít nhất là 5 trái/chùm.
* Số hạt trong 1 kg đạt từ 120 - 150 hạt.
* Tỷ lệ nhân chiếm 25 - 30%.
* Sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh phá hoại.

- 22 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Cây giống tốt cần đánh dấu và lập hồ sơ theo dõi, có chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng, bảo vệ để thu hoạch và cung cấp giống.
• Thu hoạch và xử lý hạt giống
Thu hoạch quả trên cây mẹ vào thời điểm chín rộ. Lựa những hạt không bị sâu
bệnh, có hình dạng cân đối và kích cỡ trung bình. Sau đó cho vào dung dịch
muối ăn 10%, loại bỏ các hạt nổi, lấy các hạt chìm (có trọng lượng riêng từ
1.025 – 1.05). Rửa sạch hạt bằng nước lã, rồi phơi 2 – 3 nắng, cất trong chum
vại sành, thùng thiết đậy kín để nơi khô ráo, thoáng mát. Hạt giống điều được
tồn trữ tới 8 tháng vẫn có tỷ lệ nảy mần cao trên 80% sau đó giảm dần và hoàn
toàn mất sức nảy mần sau 14 tháng. Nếu đựng rong bao tải sẽ mau mất sức
nảy mần hoàn toàn sau 11 tháng.
Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước lã 24 – 28 giờ cho hút nước. Sau đó ngâm
tiếp trong dung dịch đồng sulfat 1% trong 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước lã.
Tiếp tục cho hạt vào bao tải ủ trong 48 giờ để hạt nảy mần. Chọn những hạt nảy
mần sớm đem gieo, loại bỏ hạt nảy mần quá chậm hoặc không nảy mần.
• Gieo hạt
Hạt sau khi nảy mần có thể gieo trực tiếp vào các hố đã chuẩn3 bị sẵn trên
vườn. Mỗi hố gieo 2 – 4 hạt, cách nhau 20cm. Sau đó loại bỏ hạt không mọc cây
hoặc mọc yếu, sau 1 năm sẽ tỉa bớt chỉ để lại một cây tốt nhất. Khi gieo đặt mần
hạt hướng lên trên, mặt eo cong của hạt úp xuống dưới. Hạt gieo sâu trong đất
2 – 3 cm. Che bớt ánh nắng trực tiếp và thường xuyên tưới đủ ẩm để cây con
phát triển tốt.
Gieo hạt vào túi bầu: dùng bầu nilong có đường kính 15cm, cao 25cm (hoặc lớn
hơn). Chung quanh túi đục một số lỗ để thoát nước. Đất cho vào bầu gồm 50%
đất mặt tươi xốp, 30% phân chuồng, 20% tro hoặc trấu mục, cứ 10kg đất bầu
cho thêm 30 – 50 gam phân lân. Gieo hạt đã ủ nảy mần vào trong bầu như gieo
trực tiếp. Chăm sóc cho cây phát triển tốt. khoảng 1 tháng sau khi gieo, cây con
cao 15 – 25cm rễ cọc đụn đáy bầu thì đem trống ra vườn.

2.2 Nhân giống vô tính


Nhân giống vô tính có ưu điểm nổi bật là cây con ổn định về mặt di truyền, giữ
được các đặc tính tốt của cây mẹ, cho vườn cây đồng đều. Cây con vô tính ra hoa kết
quả sớm hơn cây trồng từ hạt. Tuy nhiên vẫn còn có biến bị nhưng ít hơn nhiều so với
nhân giống hữu tính.
Phương pháp nhân giống vô tính ở cây điều chủ yếu là chiết và ghép.
• Chiết cành: Nói chung cây mẹ càng trẻ tuổi thì cành chiết ra rễ mau hơn so với
cây già tuổi. Nên chọn cành chiết ở cây khoảng 10 năm tuổi, đã có hao quả ổn
định vài năm.

- 23 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Chọn cành mọc từ năm trước có 10 – 12 tháng tuổi, chưa ra hoa,khỏe mạnh,
thẳng dài 30 – 40cm, đường kính chỗ chiết từ 1,2 – 1,5cm, vỏ đã chuyển màu
nâu nhạt, có 3 – 4 nhánh nhỏ trên cành.

Để cành chiết nhanh ra rễ có thể dùng chất kích thích. Sau khoảng 45 – 60 ngày
sẽ nhìn thấu rễ non qua màng bọc nilong. Chờ thêm 80 -90 ngày kể từ ngày
chiết, thì cắt cành khỏi cây mẹ. Cắt bớt một số lá trên cành chiết tháo bỏ màng
bọc rồi trồng vào túi bầu. Chăm sóc cẩn thận. Sau khoảng 1 tháng rễ cây ổn
định, chồi non bắt đầu phát triển thì đem trồng ra vườn. Tỷ lệ cây sống có thể
đạt trên 85%.
• Ghép cành
Có nhiều cách ghép khác nhau, nhưng đơn giản và có sự thành công cao đó là
phương pháp ghép trên thân gỗ.
- Chuẩn bị gốc ghép: Cây con gieo ươm từ hạt trong túi bầu, túi có kích thước
15cm x 25cm có tỷ lệ phân bón thích hợp, sinh trưởng khỏe mạnh, 60 ngày tuổi trở
lên.
- Chuẩn bị cành ghép: Cành ghép được lấy từ những cây mẹ tốt đã chọn, không bị
sâu bệnh phá hoại, cành có chiều dài từ 8 cm trở lên, có màu nâu nhạt, cắt lá chuẩn
bị trước 1 tuần, khi cắt cành giữ ẩm tốt:
- Thời vụ ghép thích hợp vào tháng 10 -12 và tháng 7-8.
- Thao tác ghép:
* Trên gốc ghép chừa lại 2 cặp lá, cắt ngọn ở vị trí cách cặp lá chừa lại 5 - 10 cm .

* Trên cành ghép phía dưới gốc vạt hai đường có dạng hình nêm dài 4 cm.
* Chẻ gốc ghép ở chính giữa dọc theo thân có nhiều dài tương đương lát vát ở
cành ghép.
* Đặt cành ghép vào làn chẻ ở gốc ghép có ít nhất một bên liền lớp da.
*Dùng dây nilon mỏng quấn chặc từ vết ghép đến đỉnh chồi để cố định và bịt kín
chồi ghép.
- Chăm sóc cây ghép:
* Xếp cây ghép thành luống, che nắng, giữ ẩm và thường xuyên cắt chồi mọc ra
từ gốc ghép.
* Cây nào sống đâm chồi thì bỏ mũ hoặc tháo dây quấn và chuyển ra ngoài ánh
sáng để chăm sóc, chồi ghép ra lá, dày dạn với ánh nắng có thể di chuyển đi trồng.
Sau 3 tháng vết ghép đã liền có thể tháo dây cột để cây phát triển bình thường.

2.3 Thiết lập vườn điều và biện pháp quản lý

2.3.1. Vườn trồng mới


a. Ðất trồng điều: Cần chọn những vùng đất dễ thoát nước, tầng đất sâu, ẩm độ đủ
trong mùa khô, sinh thái thích hợp với cây điều.
b. Mật độ trồng: Nên bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam, nếu đất dốc nên trồng theo
- 24 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
đường đồng mức hoặc làm bậc thang để hạn chế xói mòn. Giai đoạn đầu nên trồng
mật độ 200 cây/ha. Bố trí theo khoảng cách 8 x 6 m hoặc l0 x 5 m. Những năm sau khi
nên tỉa thưa dần còn mật độ 100 cây/ha với khoảng cách 8 x 12 m hoặc 10 x 10 m.
c Hố trồng: Chuẩn bị hố trước khi trồng 15 - 30 ngày, hố đào 50 x 50 x 50 cm, phần đất

mặt trộn 5- 10 kg phân chuồng hoại lấp xuống đáy hố, lấp hố cao hơn mặt đất 10 - 15
cm để tránh đọng nước.
d. Trồng: Ðặt cây vào giữa hố, đất lấp cao hơn mặt bầu của cây 5 cm, cột cây cố định
để giữ cây. Chú ý tránh làm vỡ bầu đất khi tháo bỏ túi nilon; bỏ những chồi mọc dưới
vết ghép và chồi nách. Trồng dậm cây chết sau 7 ngày.
e. Bón phân:
Liều lượng:
Nên thực hiện 2 đợt: Vào đầu mùa mưa đợt 1 (tháng 5 - 6) và đợt 2 cuối mùa mưa
(tháng 9 -10) bón theo hình chiếu của tán lá, trước khi bón cần làm sạch cỏ. Ðể đạt
năng suất khoảng 2 tấn/ha, lượng phân bón có thể áp dụng:

Số lượng phân bón (g/cây/năm)

Thời biểu Tháng 5 - 6 Tháng 9 -10


áp dụng N P2O5 K2O N P2O5 K2O
phân bón

Năm 1 60 20 20 60 20 20

Năm 2 125 30 40 125 30 40

Năm 3 200 40 60 200 40 60

Năm 4 250 50 75 250 50 75

Bón phân phun qua lá: Dùng loại phân Poly – feed 19-19-19, liều lượng 10 g/8 lít, phun
1 tháng/1ần sau khi trồng.
f .Tỉa chồi tạo tán
Thường xuyên tỉa chồi nách từ mặt đất lên đến 60cm. Khi cây điều cao 0,8 – 1m thì
bấm ngọn để 3 - 4 chồi cân đối trên cây. Khi cây phát tán rộng cần loại bỏ những chồi
yếu, chồi gần thân chính.
g. Làm cỏ, chống cháy
Cơ giới: Cày xới cách lán cây 1m vào giữa và cuối mùa mưa.
Hóa chất: Dùng thuốc trừ cỏ tiếp xúc gốc Paraquat như Pesle 267SL hoặc lưu dẫn gốc
Glyphosate như Lyphoxim, Shoot, Helosat… Nếu có nhiều cỏ lá rộng, nên phối hợp
thuốc trừ cỏ lưu dẫn với thuốc gốc 2,4D như Zico để diệt cỏ triệt để hơn. Tránh để

- 25 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
thuốc dính vào phần non xanh của cây.
Trồng xen: Trong thời gian điều chưa khép tán, trồng xen các cây ngắn ngày, có chiều
cao cây thấp và phải cách tán cây điều 1m nhằm kết hợp thu thêm sản phẩm nông
nghiệp và làm cỏ chăm sóc cây điều.

2.3.2. Cải tạo và thâm canh vườn điều giai đoạn kinh doanh
a. Tỉa thưa: Cần dựa vào tiêu chuẩn chọn cây mẹ, tỉa bỏ những cây sản lượng hạt
thấp, hạt không đạt chất lượng, cây sâu bệnh, duy trì mật độ cây phân tán đều trong
vườn 100 - 120 cây/ha.
b. Tỉa cành: Loại bỏ các cành bò sát đất, cành ở phía trong tán, cành khô, cành bị sâu
bệnh.
Thời gian tỉa cành: sau khi thu hoạch đến tháng 9 - 10 dương lịch. Tiến hành thường
xuyên qua các năm, số cành tỉa không quá 15% số cành của cây.
c. Bón phân
* Bón phân gốc
- Lượng phân bón

Tuồi cây Đợt Urea (g) Supper lân KCl (g)


(năm) (g)

4 1 650 650 150

4 2 450 800 250

5–8 Mỗi năm tăng 10 – 15% lượng phân bón so với 4 năm

Trên 8 Điều chỉnh lượng phân tùy tình trang vườn

- Thời gian bón :


Đợt 1 : Giai đoạn sau thu hoạch tháng 5-6 dương lịch.
Đợt 2 : bón vào tháng 9-10 dương lịch.
- Cách bón : Bón theo vành ngoài của tán lá .
*Phân phun qua lá
- Phun dưỡng cành : Phun 3-4 lần vào những đợt ra đọt non trong mùa mưa. Dùng
Poly-feed 19-19-19, pha 20 ml/8 lít., phun ướt đều tán cây vào lúc trời mát.
- Phun tạo trái

- 26 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Tháng Giai đoạn Loại phun

9 – 10 Cây đâm tược mang cành Poly-feed 19-19-19

10 – 11 Tược phát triển MKP + Multi + Rosabor

11 – 12 Bắt đầu trổ hoa Poly-feed 15-15-30 + Rosabor

12 – 1 Cây trổ hao đậu trái non Poly-feed 15-15-30 + Rosabor

1-2 Trái phát triển thành hạt Poly-feed 15-15-30

Cách phun: phun ướt đều toàn bộ tán lá vào lúc trời mát.
Liều lượng: 10 - 15 g/8 lít, phun 300 - 600 lít/ha.
Tùy tình trạng vườn có thể phun cách nhau 15 ngày/1ần. Tùy giai đoạn mà dùng loại
phân (xem bảng)
d. Làm cỏ: dọn sạch cỏ tạo sự thông thoáng vươn điều bằng cơ giới, bằng tay hoặc
dùng thuốc diệt cỏ như đã hướng dẫn ở trên vào các giai đoạn bón phân.
e. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh gây hại để kịp
phòng trừ.

2.4 Sâu bệnh hại điều


2.4.1 Sâu đục thân: Có 2 loại phá ở thân và loại đục cành.
a. Sâu đục thân gốc: Trưởng thành là xén tóc màu nâu đỏ. Ðầu, ngực màu đậm hơn,
dài khoảng 5 - 6 cm, con cái đẻ trứng vào các vết nứt trên thân gần gốc. Sâu non nở ra
có màu trắng vàng nhạt đục vào bên trong thân cây theo nhiều đường ngoằn ngoèo và
ăn vào tận trung tâm làm tắc nghẽn các mạch dẫn nhựa nuôi các cành bên trên nên
dần dần cây bị suy và chết, lỗ đục do ấu trùng của sâu đục thân có nhiều phân và chất
thải giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra. Giai đoạn sâu non dài khoảng 7 - 8 tháng, lúc
lớn nhất có thể dài 6 - 7 cm. Nhộng thường ở phần vỏ gần mặt đất trong các vỏ cứng
màu trắng hình bầu dục dài.
b. Sâu đục thân cành: Xén tóc màu đen, có lốm đốm bông ở mặt lưng, kích thước
khoảng 3 - 3,5 cm, con cái đẻ trứng ở vỏ cây, thường ở các nơi phân cành. Sâu non
nở ra đục vào cành làm tắc mạch dẫn nên dần dần bị khô, sâu thường tiết tơ kết dính
phân và miếng vụn của cây tạo những dây dài.
Phòng trừ: sâu đục thân và đục cành có vòng đời dài sống quanh năm. Do sâu đục
bên trong thân, cành hoặc rễ cây nên rất khó trị, vì vậy cần thăm vườn thường xuyên

- 27 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
để phát hiện sớm khi sâu mới đục ở phần vỏ, phòng trừ bằng các cách:
- Bóc chỗ vỏ có dấu sâu đục hoặc vạt nơi sâu đục thân để bắt sâu non, nhộng và

trứng, cưa bỏ và tiêu huỷ các cành bị đục.


- Sử dụng hóa chất: dùng bình bơm hoặc xi lanh bơm dung dịch thuốc trừ sâu như:
Sago-super 20EC, Dragon 585EC, Diaphos 50ND. . . Hoặc đặt các miếng gòn có tẩm
các loại thuốc trên vào nơi có sâu đục, bịt kín lỗ đục lại bằng đất sét.
- Quét vôi hoặc trộn Sago-super 3G hay Diaphos 10H với bùn loãng (gồm đất sét +
phân trâu bò) theo tỉ lệ 1:4 quét lên thân cây từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô (tháng
12dương lịch) để ngăn chận sự đẻ trứng và ấu trùng xâm nhập.

2.4.2. Côn trùng chích hút: Quan trọng nhất là bọ xít muỗi và bọ trĩ, ngoài ra còn có
rầy mềm (Aphid).
a. Bọ xít muỗi: Con trưởng thành và con non có dạng gần giống nhau. Bọ xít có màu
nâu đỏ, ngực đen. Trưởng thành dài 6 - 8 mm. Xuất hiện quanh năm nhưng mậtsố tăng
cao và gây hại nặng vào cuối mùa mưa đến sau thu hoạch, cao điểm vào tháng 12 – 1
dương lịch.
Con cái đẻ trứng vào chồi non. Thời gian sâu non ngắn khoảng 10 ngày, cả con
non và con trưởng thành chích hút trên lá non, chồi non, cành hoa, trái và quả non. Nơi
bị chích hút có tiết nhựa màu trắng trong, lá non bị chích khô trắng lại, khó rụng, có khi
khô cả chùm hoa, trái non rụng nhiều. Vết chích bị nấm phụ sinh tấn công nên có màu
đen, rất dễ lầm với bệnh thán thư
Bọ xít muỗi thường xuất hiện nhiều vào sáng sớm và chiều mát, nó có thể sống
trên nhiều loại cây như: ổi, xoài, tiêu. Nhưng cũng có nhiều thiên địch có thể diệt bọ xít.
b. Bọ trĩ (Thrip): Con trưởng thành rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu vàng nâu, cánh có
lông tơ. Con cái có thể đẽ từ 30 – 50 trứng rất nhỏ ở mặt dưới lá dọc theo gân chính
của lá non. Trứng nở sau 4 – 6 ngày. Bọ trĩ non màu vàng nhạt, rất khó thấy bằng mắt
thường (chỉ dài 0,2mm), lột xác 2 – 3 lần kéo dài 12 – 18 ngày. Do vậy có rất nhiều thế
hệ liên tiếp nhau gây hại nặng cho điều vào đầu mùa khô. Cao điểm vào tháng 12 – 2
dương lịch lúc trời nắng nóng.
Cả bọ trĩ trưởng thành và con non đều gây hại bằng cách cứa rách lớp biểu bì ở
các bộ phận non và liếm hút nhựa chảy ra, dẫn đến lá đọt kém phát triển và có màu
trắng bạc, hoa và trái non bị khô và rụng, vỏ hạt bị hiện tượng da cám, vỏ trái giả bị
chai sần, nứt chảy nước và thối.
c. Rầy mềm (Aphid): Con non có dạng tròn lớn hơn hạt mè, màu hồng có một lớp phấn
trắng. Rầy bám thành từng mảng dày trên chồi lá, chồi hoa, hoặc chích hút nhựa ở trái
non, sau đó chất thải của rầy bị nấm ký sinh làm đen trái non và rụng.
Phòng trừ: Côn trùng chích hút phá hoại nhiều vào giai đoạn điều ra đọt non và ra
bông-kết trái. Vì vậy từ tháng 11 dương lịch phải thường xuyên thăm vườn để phát
- 28 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
hiện sâu,
- Vệ sinh dọn dẹp cỏ dại, cắt tỉa cành thông thoáng sau thu hoạch và trong mùa mưa
là biện pháp tích cực nhằm chủ động hạn chế mật độ nhóm côn trùng chích hút khi

điều ra bông-kết trái.


- Sâu nhiều có thể diệt bằng các loại thuốc như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC,
Fenbis 25EC, Sago-super 20EC…
Chú ý nên xịt lúc sáng sớm và chiều mát và không nên dùng các loại thuốc nhủ dầu với
nồng độ cao có thể làm hại bông.
2.4.3. Sâu hại lá: Có 3 loại
a. Sâu đục lòn lá: sâu rất nhỏ đục vào biểu bì lá non, tạo thành những vết phồng màu
trắng.
b. Sâu róm đỏ: lúc nhỏ sống thành từng đàn trên một vài lá. Khi lớn phát tán ra. Nhiều
lúc ăn trụi lá cả cây. Sâu hóa nhộng trong những kén tơ vàng ánh. Sâu có thể gây dịch
lớn. Sâu xuất hiện vào đầu mùa khô.
c. Sâu kết lá: sâu non màu nâu đen, sâu nhả tơ kết lá thành tổ. Sâu xuất hiện nhiều
vào đầu mùa khô.
d. Sâu kèn: Có nhiều loại. Sâu thường nhả tơ kết dính thành tổ có dạng khác nhau tùy
loại sâu sống bên trong, di chuyển cả tổ đi ăn phá lá. Sâu xuất hiện nhiều vào giữa
mùa mưa (tháng 7,8) và đầu mùa khô. Sâu có thể gây dịch.
e. Câu cấu: Là những con cánh cứng, có nhiều loại với kích thước 5 - 6 mm đến 15 -
18 mm, có thể có màu xanh lá mạ ánh vàng, màu nâu đen. Sâu thường buông mình rơi
xuống khi bị động. Sâu có thể phá hoại nhiều cây khác nhau như tràm bông vàng, ổi,
xoài…
f. Nhện đỏ, rệp sáp, bọ hung, sâu đo, mối... đôi lúc cũng gây hại cục bộ .
Phòng trừ:
Có thể dùng những loại thuốc đã nêu trên như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC,
Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để phòng trị:
Nhưng cần chú ý về thời điểm phòng trừ

- 29 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

2.4.4. Bọ vòi voi đục chồi (đục nõn)


Có kích thước nhỏ 7-8 mm, màu đen, phần miệng kéo dài như vòi voi. Trưởng
thành đẻ trứng vào các chồi non, sâu chích hút chồi làm cây không phát triển được,

sâu phá nhiều vào giai đoạn ra đọt non.


Nên cắt bỏ, gom đốt các chồi hư. Khi mật độ nhiều có thể dùng các loại thuốc như
Secsaigon 25EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để trị.
2.4.5.Bệnh hại điều
Có thể gặp các bệnh quan trọng như bệnh thán thư (khô đen bông, đen rụng trái
non), bệnh nấm hồng (chết khô cành) và một số bệnh ít quan trọng như nấm bồ hóng,
rong bám lá, thối cổ rễ cây con, đốm lá,
a. Bệnh thán thư:
Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Là bệnh rất phổ biến ở các vùng
trồng điều và thường gây hại nặng trên cây điều trong điều kiện ẩm độ cao và mưa
nhiều hay lúc cây điều đang trổ hoa gặp sương mù dày đặc kèm theo nhiệt độ thấp từ
24-32 0C
- Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ có màu nâu đỏ, sau đó xảy ra hiện
tượng tiết gom (chảy nhựa). Vết bệnh trên chồi non phát triển theo chiều dọc và lan
dần vòng tròn hết cả chồi. Lá non bị bệnh trở nên khô đen, vỡ nát. Hoa bị khô đen, cụp
xuống và rụng. Hạt bị bệnh thường bị thối đen, nhăn lại.
- Phòng trừ: Sau khi thu hoạch phải tiến hành tỉa bỏ những cành vô hiệu, cành sâu
bệnh giúp cây thông thoáng, ánh sáng chiếu xuyên vào tán cây. Phun phòng trị bằng
các loại thuốc:
+ Dipomate 80WP: 25 – 30 gam/8 lít nước
+ Carbenzim 500 FL: 15 – 20ml/8 lít nước
+ Thio-M 500 SC: 15 – 20 ml/8 lít nước
Có thể hỗn hợp với thuốc trừ sâu để phun ngừa luôn bọt xít muỗi và bọ trĩ. Nên phun
vào các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: khi vừa ra lá non (phun từ 1-2 lần)
+ Giai đoạn 2: Khi vừa nhú hoa
+ Giai đoạn 3: Khi vừa đậu trái đến khi trái to bằng hạt đậu phộng.
- 30 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Cần chú ý theo dõi thường xuyên, kiểm tra chính xác tác nhân gây hại trên hoa
điều, để phân biệt là: Bọ xít muỗi, bọ trĩ hay bệnh thán thư để sử dụng đúng thuốc,
đúng thời điểm gây hại, cũng như đúng liều lượng và cách phun thuốc phù hợp.
b. Bệnh nấm hồng:
Tác nhân gây bệnh giống như bệnh nấm hồng cây cao su. Bệnh xuất hiện vào
giữa mùa mưa (tháng 6 - 9), cây nhiễu bệnh từ đọt cành xuống, có các đốm trắng trên
vỏ cành, sau chuyển thành hồng gây chết khô cành.
Phòng trừ:
- Cắt, gom đốt bỏ cành bệnh.
- Dùng Bordeaux bôi vết cắt, phun hay Vanicide 5L với nồng độ 15 ml/8 lít.
- Nơi thường bị bệnh, ngừa bằng thuốc trừ bênh Vanicide 5SL hoặc Saizole 5SC vào
tháng 5 – 7 dương lịch

Tóm lại, để vườn điều đạt được năng suất cao và ổn định. Cần chủ động tiến
hành những kỹ thuật canh tác quan trọng sau đây:
• Nên chọn giống điều ghép cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện đất đai và
khí hậu ở địa phương (tìm hiểu thông qua cán bộ khuyến nông hoặc người trồng
điều cho năng suất cao tại địa phương).
• Giai đoạn khai thác giữ mật độ cây dày vừa phải từ 100 – 120 cây/ha tuỳ theo
đất tốt xấu
• Bón phân đầy đủ và cân đối theo tuổi cây.
• Sau thu hoạch, chú ý vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cành thông thoáng để hạn
chế sâu bệnh hại.
• Thường xuyên kiểm tra vườn điều để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp
phòng trị thích hợp.
• Giai đoạn bắt đầu ra lá non và ra hoa kết trái nên chủ động phun phối hợp giữa
các loại thuốc BVTV với phân bón lá để vừa phòng trừ các loại sâu bệnh chính
đã nêu, vừa tăng cường dinh dưỡng để nuôi bông trái và đồng thời tăng cường
sức đề kháng sâu bênh cho cây điều. Liều lượng các loại thuốc BVTV và phân
bón lá có thể phối hợp được trình bày theo bảng sau:

- 31 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

3. Thu hoạch hạt điều


3.1 Xác định độ chín của hạt và trái
Thu trái phải dựa trên nguyên tắc thu được nguyên liệu (hạt, trái) có chất lượng
cao nhất. Muốn vậy phải phân biệt chín thu hoạch với chín sinh lý. Chín sinh lý chủ yếu
mới hoàn thành giai đoạn phát triển phôi và chức năng bảo vệ chưa được kiện toàn.
Còn chín thu hoạch thường hoàn thành sau giai đoạn chín sinh lý. Khi các biến đổi hóa
sinh trong hạt đã kết thúc, lượng chất khô đã ổn định, lượng nước trong hạt giảm thấp
nhất. Hạt bắt đầu chuyển sang trạng thái ngủ, và vỏ hạt đã đủ cứng, có tính năng bảo
vệ tốt. Do đó thu hoạch vào giai đoạn này đảm bảo chất lượng nguyên liệu nhất.
Nhưng khó khăn là cần xác định được chính xác giai đoạn chín để có quyết định thu

hái mà không cần phải làm các phương pháp phân tích hóa học. Các nhà phân loại
hình thái đã có đóng góp trong lĩnh vực này, sau khi đã phối hợp với các nhà hóa học
tìm mối liên hệ giữa biến đổi chất lượng nguyên liệu với sự thay đổi về hình thái, màu
sắc, kích thước và trọng lượng của hạt và trái trong quá trình phát triển và tới chín
hoàn toàn. Vì thế chín thu hoạch cũng được xác định trực tiếp bằng chín hình thái. Khi
hạt chín hoàn toàn, vỏ có màu xám sáng bóng và trái có màu đỏ, hồng hay vàng tùy
từng giống, mọng nước, da láng bóng và có mùi thơm ngát đặc trưng của trái đào lộn
hột.
3.2 Phương pháp thu hái
Việc thu hái hạt và trái phải thật chín mới đảm bảo chất lượng và giúp cho việc
bảo quản hạt và chế biến hạt dễ dàng.
Tùy theo diện tích thu hái nhiều hay ít hoặc khả năng bảo vệ chống mất mát
(hái, nhặt trộm nguyên liệu) có thể chọn một trong hai phương pháp sau:
a – Thu hái trên cây
Khi diện tích nhỏ hoặc số cây có ít, đặt biệt cần thu hạt của một số giống tốt mọc
xen với nhiều loại khác, thì cách tốt nhất là thu hái trên cây khi hạt chín hoàn toàn. Có
thể dùng tay hay bồng ( một loại sào đầu có móc và rổ chứa hạt) để hái. Phương pháp

- 32 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
thu hoạch này thường tốn công, nhưng không sợ lẫn hạt giống, không sợ mất mát và
thu hoạch cả trái lành lặn.
b – Thu nhặt dưới đất
Là phương pháp thu phổ biến ở các cơ sở trồng đào lộn hột lớn trên thế giới.
Khi trái chín mọng tự động rơi xuống đất. Công nhân hàng ngày tới từng gốc cây đã
được dọn sạch cỏ, nhặt trái từ đất ngắt lấy hạt, còn trái tập trung thành đống cho bộ
phận chế biến trái (nước giải khát, rượu thực phẩm, thức ăn gia súc) lượm về sử dụng
hàng ngày. Trường hợp thiếu nhân lực có thể vài ngày tới gốc cây nhặt hạt một lần
không sợ hạt biến phẩm chất, nhưng trái đã thối rữa, chỉ có thể dược dùng làm phân
bón.

3.3 Bảo quản hạt


3.3.1 Làm sạch và phơi nắng
Sau khi thu hái phải làm sạch phần thịt trái đã dính ở cuống hạt, và có thể rửa
nước cho thật sạch. Sau đó đem phơi hạt ngoài nắng 2-3 ngày cho thật khô (bấm
móng tay vào vỏ hạt không có vết) rồi dùng sàng (rổ sàng 1 cm) loại bỏ những dị vật
lẫn trong hạt. Hạt được sơ bộ phân hạng theo 3 loại kích thước và trọng lượng: lớn,
trung bình và nhỏ, cũng như loại bỏ các hạt xấu, lép sâu bệnh trước khi đóng bao
chuyển vào kho.
3.3.2 Kho bảo quản
Đối với gia đình có lượng hạt ít, chỉ cần phơi khô cho vào bao bố để nơi khô
thoáng mát là được. Còn các cơ sở trồng lớn cần phải có kho bảo quản trước khi
chuyển đến xí nghiệp chế biến hoặc đơn vị thu mua. Riêng trái chín muốn dự trữ để
chế biến dịch chiết, nước giải khát hoặc các loại rượu phải có kho bảo quản lạnh.

Kho bảo quản hạt phải được xây dựng nơi cao ráo, mát mẻ. Móng kho phải
chắc, nền cao, tường dày và có điều kiện thông gió.
Dụng cụ để hạt có thể là bao bố, hòm gỗ, thùng thiếc và kê cao khỏi mặt nền
kho ít nhất 30 – 40cm.
Riêng đối với hạt giống cần có bao bì riêng cho từng loại thậm chí cho từng cây,
tốt nhất đựng trong các thùng có nắp đậy kín. Nếu hạt lưu kho, để tự nhiên chỉ 6 tháng
sau là giảm khả năng nảy mần.
Kho phải quét dọn khô ráo thường xuyên kiểm tra sâu bệnh và được sát trùng
định kỳ.
Thuốc sát trùng thường dùng là Bêkaphốt (Gastoxin) thành phần chính của
Bêkaphốt là photphua nhôm 66% hơi photphua rất độc đối với sâu, mọt và chuột
nhưng cũng rất nhanh bị oxy hóa thành axit metaphotphoric hoặc axit photphoric, nên
thời gian hiệu lực ngắn (9-10 ngày). Thuốc ít độc với người, gia súc và không làm ảnh
hưởng hương vị của hạt. Lượng thuốc 12-20g cho 1m3 hạt, trong khi xử lý thuốc cần bịt
kín kho trong 3 ngày đêm, sau đó được xả hơi thuốc trong 10-12 giờ và chôn bã thuốc.

4. Thành phần giá trị dinh dưỡng và hóa học của hạt điều
- 33 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Nhân điều là thành phần chính của cây điều dùng để


buôn bán trao đổi trên thị trường. Nhân điều có hàm
lượng các chất đạm ,các chất béo và hydrat cacbon
khá cao, có mặt nhiều loại vitamin, khoáng đáp ứng
nhu cầu cơ thể. .

4.1 Hàm lượng các chất khoáng có trong nhân điều

Chất khoáng Nhân đã bóc vỏ lụa Nhân chưa bóc vỏ


lụa
Natri 48 50
Kali 5421 65.5
Calci 248 268
Magie 2536 2650
Sắt 60 64
Đồng 22 25
Kẽm 38 42
Mangan 18 19
Photpho 8400 6900

- 34 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Lưu huỳnh 1600 11600


Clo vết vết

4.2 Các chất đạm


Nhân điều chứa trên 20% các chất đạm thực vật, về số lượng tương đương với
đậu nành và đậu phộng nhưng về chất thì tương đương với thịt, trứng, sữa.
A – Hàm lượng các acid amin (tính theo phần trăm của protein trong nhân điều)

Arginine 10.3
Histidin 1.8
Lysine 3.3
Tyrosine 3.2
Phenylalanine 4.4
Cystin 1
Methinonine 1.3
Threonine 2.8
Valin 4.5

B – Các chất béo


Ở nhân điều các chất béo chiếm khoảng 47% trong số này có trên 80% các chất
béo chưa bão hòa, tỷ lệ các chất béo chưa bão hòa và bão hòa là 4:1 rất có lợi. Các
chất béo chưa bão hòa không những không tạo ra cholesterol mà còn có tác động điều
hoà và giảm lượng cholesterol trong máu giúp tránh các bệnh về tim mạch.
C – Acid béo
Các axit béo chủ yếu hỗ trợ việc điều chỉnh sự cân bằng của các chất béo bão
hòa và cholesterol trong các tế bào EFAs là những nhân tố có tính quyết định trong
việc giữ trạng thái lỏng của màng tế bào . EFAs có ích chủ yếu trong việc hình thành
các màng và chỉnh sửa các mô. Sự thiếu EFAs có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, hen
phế quản rối loạn thận và viêm khớp.
D – Các chất đường
Hydrat cacbon trong nhân điều chiếm một tỉ lệ rất thấp khoảng 20% , trong đó
đường hoà tan chiếm 1% đủ tạo ra mùi,vị dễ chịu hấp dẫn của nhân điều mà không bị
béo phì. Các bệnh nhân tiểu đường và béo phì có thể sử dụng nhân điều an toàn.
E – Thành phần xơ

- 35 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Thành phần xơ có trong nhân điếu cũng là một thành phần có lợi, xơ ở trong
ruột giúp làm giảm cholesterol từ thực phẩm ăn vào, chữa táo bón, nhiều chất xơ trong
khẩu phần ăn bảo vệ cơ thể khởi bệnh ung thư, trục trặc ở thận và viêm ruột thừa.
F – Vitamin
Nhân điều giàu vitamin B đặc biệt là thiamin (B 1) hữu ích đối với việc kích thích
ăn ngon miệng và hệ thống thần kinh. Nhân điều cũng giàu vitamin E giúp chống suy
nhược và thiếu máu.
G – Chất khoáng
Nhân điều là thực phẩm giàu chất khoáng như Caclcium, Selenuin, Magnesium,
kẽm, phospho, đồng và sắt dưới dạng hữu cơ có tác dụng bảo vệ sức khoẻ và thần
kinh cho con người.
H – Năng lượng
Năng lương nhân điều cung cấp so với thực phẩm khác.

Loại thực phẩm Năng lượng/1kg thực phẩm


Nhân điều 6000 calo
Ngũ cốc 3600 calo
Thịt 1800 calo
Trái cây 650 calo

(Nguồn: cơ sở dữ liệu của công ty Nam Long)

Thành phần dinh dưỡng của hạt Điều (trong mỗi 100g)
Thành phần dinh Giá trị/ Sai
ĐVT
dưỡng 100 g số
Thành phần chính
Water g 5.20
Energy kcal 553
Energy kj 2314
Protein g 18.22
Total lipid (fat) g 43.85
Ash g 2.54
Carbohydrate, by
g 30.19
difference
Fiber, total dietary g 3.3
Sugars, total g 5.91
Sucrose g 5.81
Glucose (dextrose) g 0.05
- 36 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Fructose g 0.05
Lactose g 0.00
Maltose g 0.00
Galactose g 0.00
Starch g 23.49
Khoáng chất
Calcium, Ca mg 37
Iron, Fe mg 6.68
Magnesium, Mg mg 292
Phosphorus, P mg 593
Potassium, K mg 660
Sodium, Na mg 12
Zinc, Zn mg 5.78
Copper, Cu mg 2.195
Manganese, Mn mg 1.655
Selenium, Se mcg 19.9
Vitamin
Vitamin C, total ascorbic
mg 0.5
acid
Thiamin mg 0.423
Riboflavin mg 0.058
Niacin mg 1.062
Pantothenic acid mg 0.864
Vitamin B-6 mg 0.417
Folate, total mcg 25
Folic acid mcg 0
Folate, food mcg 25
Folate, DFE mcg_DFE 25
Vitamin B-12 mcg 0.00
Vitamin A, IU IU 0
Vitamin A, RAE mcg_RAE 0
Retinol mcg 0
Vitamin E (alpha-
mg 0.90
tocopherol)
Tocopherol, beta mg 0.03
Tocopherol, gamma mg 5.31
Tocopherol, delta mg 0.36
Vitamin K
mcg 34.1
(phylloquinone)
Chất béo
Fatty acids, total
g 7.783
saturated

- 37 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

04:00 g 0.000
06:00 g 0.000
08:00 g 0.015
10:00 g 0.015
12:00 g 0.015
14:00 g 0.015
15:00 g 0.000
16:00 g 3.916
17:00 g 0.046
18:00 g 3.223
20:00 g 0.266
22:00 g 0.173
24:00 g 0.101
Fatty acids, total
g 23.797
monounsaturated
14:01 g 0.000
15:01 g 0.000
16:1 undifferentiated g 0.136
17:01 g 0.000
18:1 undifferentiated g 23.523
20:01 g 0.138
22:1 undifferentiated g 0.000
Fatty acids, total
g 7.845
polyunsaturated
18:2 undifferentiated g 7.782
18:3 undifferentiated g 0.062
18:04 g 0.000
20:2 n-6 c,c g 0.000
20:3 undifferentiated g 0.000
20:4 undifferentiated g 0.000
20:5 n-3 g 0.000
22:5 n-3 g 0.000
22:6 n-3 g 0.000
Cholesterol mg 0
Amino acids
Tryptophan g 0.287
Threonine g 0.688
Isoleucine g 0.789
Leucine g 1.472
Lysine g 0.928
Methionine g 0.362
Cystine g 0.393

- 38 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

Phenylalanine g 0.951
Tyrosine g 0.508
Valine g 1.094
Arginine g 2.123
Histidine g 0.456
Alanine g 0.837
Aspartic acid g 1.795
Glutamic acid g 4.506
Glycine g 0.937
Proline g 0.812
Serine g 1.079
Khác
Carotene, beta mcg 0
Carotene, alpha mcg 0
Cryptoxanthin, beta mcg 0
Lycopene mcg 0
Lutein + zeaxanthin mcg 22
Ký hiệu:
g = gram
mg = milligram
mcg = microgram
IU = International Units
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng phục vụ tiêu chuẩn USDA, ban hành năm
2006)

- 39 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

PHẦN II
CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN
NHÂN HẠT ĐIỀU
Hạt điều

Làm sạch hạt

Phân cỡ hạt

Hấp

Cắt tách

Sấy

1. Sơ đồ công nghệ chế biến nhânBóc


hạtvỏ lụa
điều

Phân loại hạt

Hun trùng

Sàn - bao gói - hút chân không

Dò kim loại

Đóng thùng -–40ghi


- nhãn

Bảo quản – phân phối


Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

2. Thuyết minh sơ đồ
Mỗi công đoạn sản xuất đều có một tác động nhất định lên bán thành phẩm và
gián tiếp hay trực tiếp tác động đến thành phẩm về mặt chất lượng, trong đó có an toàn

thực phẩm. Do đó, tất cả các công đoạn trong suốt quá trình sản xuất phải được tuân
thủ chính xác, nghiêm ngặt tuyệt đối về mặt kỹ thuật, nhằm đảm bảo độ ổn định, an
toàn và cho ra sản phẩm tốt nhất.
2.1 Tiếp nhận nguyên liệu _hạt điều
Tất cả các lô hàng nguyên liệu khi đến nhà máy đều phải được kiểm tra trước
khi nhập vào. Nguyên liệu sau khi kiểm tra, nếu đạt chất lượng (cảm quan) mới được
chuyển qua bảo quản trong nhà máy. Trường hợp nguyên liệu đạt yêu cầu mới cho
phép đưa vào chế biến hoặc lưu trữ. Việc kiểm tra như vậy, sẽ đảm bảo nguyên liệu
nhập vào chế biến đạt các yêu cầu theo quy định, ngăn ngừa việc sử dụng nguyên liệu
có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.
Tiến hành kiểm tra theo thứ tự nguyên tắc:
- Xem xét hồ sơ liên quan đến lô hàng nguyên liệu, chỉ cho phép nhận
các lô hàng khi đảm bảo đủ các yếu tố về nguồn gốc xuất xứ và độ an toàn cao.
- 41 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
- Kiểm tra cảm quan nguyên liệu về màu sắc – mùi - vị.
- Kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu và số hạt/kg phải đạt từ 180 hạt trở
xuống.
Ở nước ta năm 1998, công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm
Đồng Nai (Donafoods) quy định tiêu chuẩn chất lượng thu mua hạt điều thô như sau:
- Về ẩm độ cảu hạt chín còn tươi vào tháng 2+3 ≤ 18%, tháng 4+5 ≤ 20%.
Không mua những hạt vỏ còn xanh hoặc hạt bị ngâm nước.
- Tỷ lệ hạt đen, teo lép và sâu < 5%, hạt chưa đủ độ chín ≤ 12%.
- Về kích cỡ hạt, căn cứ trọng lượng hạt khi còn tươi chia làm 3 loại:
+ Loại lớn : ≤ 170 hạt/kg
+ Loại trung bình : 170 – 190 hạt/kg
+ Loại nhỏ : >190 – 210 hạt/kg
2.2 Làm sạch hạt và bảo quản
Điều được phơi nắng trên nền xi măng sạch đến khi đạt độ ẩm thích hợp <11%.
Sau đó, đóng vào bao và mang vào bảo quản trong kho theo từng lô riêng biệt, để chờ
đưa vào sản xuất. Tiêu chuẩn chất lượng hat sau khi phơi khô nhập kho phải đạt độ
ẩm ≤ 10% (đo lúc nguội), hạt không hoàn toàn ≤ 3%; không có đất cát, hạt non và hạt
sâu thối.
Điều nguyên liệu được giữ trong điều kiện khô thoáng, nhằm tránh trường hợp
bị hư hỏng, bội nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, nấm mốc). Yêu cầu vệ sinh
chung: sân phơi phải sạch tạp chất (không có rác thải), phương tiện và kho bảo quản
hợp vệ sinh – khô thoáng. Ngoài ra, trong thời gian lưu kho sẽ tiến hành hun trùng, khi
có nghi ngờ côn trùng phát triển trong nguyên liệu.
Độ ẩm hạt còn cao khi bảo quản dễ bị nấm mốc hoặc lên men làm hỏng chất
lượng của nhân, vì trong nhân điều chứa nhiều chất béo nên rất kỵ nước. Biểu hiện
thấy rõ là màu trắng của nhân bị chuyển sang màu vàng theo thời gian bảo quản. chất
lượng nhân điều khi đưa vào chế biến đánh giá theo tỷ lệ màu sắc. Nhân điều vàng giá
xuất khẩu giảm 20 – 30% so với nhân trắng cùng cấp.

2.3 Phân cỡ hạt


Khâu “phân cỡ” có một ý nghĩa nhất định trong việc sàng lọc sơ bộ hạt điều theo
các cỡ A, B, C, D…để sau này tiện cho việc cắt tách và loại bỏ tạp chất như đất, đá,
rác… lẫn trong Điều. Sau khi được phân cỡ, Điều sẽ được chứa vào các bao và để
theo lô.
2.4 Hấp
Hấp nhằm làm cho vỏ điều được mềm, tạo điều kiện cho giữa lớp vỏ xốp và vỏ
lụa tách rời nhau, thuận tiện cho việc tiến hành cắt tách. Chu trình hấp được triển khai
như sau:
- Điều được đưa vào lồng hấp gia nhiệt, thông thường lượng điều mỗi lần hấp
1.600 kg – 2.500 kg, ở áp suất 0,7 kg/cm 3 – 2,0 kg/cm2, thời gian hấp từ 20 đến
50 phút (tuỳ theo nguyên liệu).

- 42 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
- Sau đó hàng được đưa ra băng tải xuống nền làm nguội, sau khi làm nguội sẽ
đưa vào các khay đựng hàng.
2.5 Cắt tách
Yêu cầu công nhân tham gia sản xuất phải đảm bảo yêu cầu hợp vệ sinh, sức
khoẻ; nhà xưởng - dụng cụ sản xuất cũng phải tuyệt đối vệ sinh.
Hạt Điều được cắt vỏ, tách nhân bằng dao chuyên dụng; nhằm nâng cao chất
lượng của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trong quá trình tạo thành sản phẩm. Khâu cắt
tách đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật nhất định của người công nhân. Trong quá trình
này cần lưu ý thao tác chính xác để tránh trường hợp Điều bị bóc vỏ lụa hoặc bị gãy -
vỡ - bị đâm dao; các sản phẩm cần được phân biệt với nhau thông qua lô hàng của
nhà cung ứng (theo ngày tháng và mã số sản phẩm phân cỡ). Hiện nay, đã có máy
tách vỏ hạt điều.
2.6 Sấy
“Sấy” giúp làm chín nhân Điều, tạo điều kiện cho lớp vỏ lụa tách khỏi nhân điều;
diệt vi sinh vật gây bệnh thông qua gia nhiệt, đáp ứng yêu cầu trong quá trình sản xuất.
Nhân Điều được đưa vào sấy trong các lò sấy, với thời gian sấy 11 ± 2 giờ. Sản
phẩm sau khi sấy được cho vào các thùng, chuyển sang khâu bóc vỏ lụa bằng băng
tải.
2.7 Bóc vỏ lụa
Bóc vỏ lụa có thể làm thủ công hoặc cơ giới, yêu cầu là không được làm bể vỡ
và cạo gọt nhân quá mức quy định.
Bóc vỏ lụa bằng cách thủ công tuy năng suất lao động thấp (1 lao động làm 8
giờ lột 7 – 10kg nhân) nhưng hạt ít bị vỡ. Bóc vỏ lụa bằng cơ giới tuy năng suất cao
nhưng số nhân bị vỡ cao hơn lột thủ công, số nhân hoàn toàn sạch vỏ chỉ chiếm 70 –
80%, số còn lại vẫn phải bóc bằng tay.
Sau khi bóc xong, sản phẩm nhân hạt Điều sẽ mang dáng hình tựa vầng trăng
khuyết, với màu trắng đục mỹ miều.

2.8 Phân loại hạt


Việc “phân loại” để đưa các sản phẩm về cùng một cỡ - màu, đồng thời loại bỏ
một phần tạp chất có trong sản phẩm. Công nhân tiến hành phân loại theo màu sắc và
kiểm tra lại theo cỡ hạt theo tiêu chuẩn AFI, hoặc theo mẫu yêu cầu của khách hàng.
2.9 Hun trùng
Khâu “hun trùng” có ý nghĩa: nhằm tăng thời gian bảo quản sản phẩm; tiêu diệt
và ngăn ngừa sự phát triển của côn trùng trong sản phẩm.
Do đó, sản phẩm được xông hơi bằng hoá chất PH3 và tuân thủ tuyệt đối theo
tham chiếu SSOP, có như vậy sản phẩm mới được an toàn tuyệt đối.
2.10 Sàng – bao gói – hút chân không
Để bảo quản sản phẩm được tốt, tăng tính cảm quan.

- 43 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, hạn chế côn trùng xâm nhập thì
đòi hỏi sản phẩm sau khi xông hơi, cần được đóng vào các túi PE và hút chân không.
2.11 Dò kim loại
Là công đoạn loại bỏ các kim loại trong sản phẩm có khả năng gây nguy hiểm
cho người sử dụng.
Các bao sản phẩm theo từng lô được để lên băng chuyền đi qua máy dò kim
loại.
2.12 Đóng thùng – ghi nhãn
Sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, góp phần bảo quản sản phẩm, hạn chế sự
phát triển của vi sinh vật gây bệnh, hạn chế sự xâm nhập của côn trùng và động vật
gây hại.
Thông tin trên các thùng sản phẩm, trước khi chuyển giao vào kho sản phẩm cụ
thể gồm: tên sản phẩm, trọng lượng tịnh (net weight), tổng trọng lượng (gross weight),
tên và địa chỉ của nhà sản xuất, sản phẩm của Việt Nam, mã số sản phẩm.
2.13 Bảo quản – phân phối
Sản phẩm sau khi đóng thùng được bảo quản tại kho thành phẩm trước khi xuất
hàng. Thành phẩm cần được bảo quản trong điều kiện thích hợp nhằm duy trì chất
lượng của sản phẩm, hạn chế sự phát triển vi sinh vật gây bệnh, hạn chế sự xâm nhập
của côn trùng và động vật gây hại.
3. Thiết bị và máy móc

Máy phân loại hạt điều

- 44 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
Máy sàn lọc bụi hạt điều Máy sấy hạt điều

Máy bóc vỏ cứng hạt điều Máy bóc vỏ lụa hạt điều

4. Đánh giá chất lượng sản phẩm


Quy chuẩn kỹ thuật về hạt điều xô và hạt điều lò của tỉnh Bình Phước
 Hạt điều xô: là quả thực của cây điều.
 Hạt điều xô tươi: là sản phẩm sau thu hoạch khi đã bóc quả già điều, cùi, cuống lấy
phần hạt và đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại khoản 2.1.1, phần 2.1 của QCĐP
1:2008/BP.
 Hạt điều xô thành phẩm: là sản phẩm sau thu hoạch khi đã bóc quả già điều, cùi,
cuống lấy phần hạt (điều xô tươi) đem phơi khô và đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại
khoản 2.1.2, phần 2.1 của QCĐP 1:2008/BP.
 Hạt điều lò: là hạt điều xô đã được phân loại theo thứ tự A, B, C, D của cỡ hạt giảm
dần.
 Hạt điều lò tươi: là hạt điều xô tươi đã được phân loại theo thứ tự A, B, C, D của cỡ
hạt giảm dần và đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại khoản 2.2.1, phần 2.2 của QCĐP
1:2008/BP.

 Hạt điều lò thành phẩm: là hạt điều xô tươi đã được phân loại theo thứ tự A, B, C, D
của cỡ hạt giảm dần và phơi khô hoặc điều lò tươi đã phơi khô và đảm bảo tiêu chuẩn
quy định tại khoản 2.2.2, phần 2.2 của QCĐP 1:2008/BP.
1) Hạt điều xô
Hạt điều xô tươi
- Độ ẩm của hạt điều xô tươi không được lớn hơn 17% tính theo khối lượng.
- Hạt điều xô tươi được phép lẫn lộn tạp nhưng không được lớn hơn 5% tính theo
khối lượng.
- Số hạt điều/kg không được lớn hơn 180 hạt.
- Tỷ lệ nổi của hạt điều không được lớn hơn 15% tính theo số hạt.

- 45 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
- Tỷ lệ nhân thành phẩm thu hồi không được nhỏ hơn 30% tính theo khối lượng.
Hạt điều xô thành phẩm
- Độ ẩm của hạt điều xô thành phẩm không được lớn hơn 11% tính theo khối
lượng.
- Hạt điều xô thành phẩm được phép lẫn lộn tạp nhưng không được lớn hơn 1%
tính theo khối lượng.
- Số hạt điều/kg không được lớn hơn 200 hạt.
- Tỷ lệ nổi của hạt điều không được lớn hơn 17% tính theo số hạt.
- Tỷ lệ nhân thành phẩm thu hồi không được nhỏ hơn 31.5% tính theo khối lượng.
2) Hạt điều lò
Hạt điều lò tươi
Tên Độ ẩm Tỷ lệ nổi Hỗn tạp Nhân thu Số
Stt chủng (%) (%) (%) hồi (%) hạt/kg
loại
1 A <17 <10 <4 >33 <140
2 B <16 <13 <5 >30 <150
3 C <15.5 <15 <6 >29 <170
4 D <15 <17 <7 >27 <185

Hạt điều lò thành phẩm


Tên Độ ẩm Tỷ lệ nổi Hỗn tạp Nhân thu Số
Stt chủng (%) (%) (%) hồi (%) hạt/kg
loại
1 A <12 <12 <4 >34 <160
2 B <11 <15 <5 >33 <170
3 C <10.5 <19 <6 >32 <180
4 D <10 <20 <7 >31 <190

Hạt điều xô phải được bảo quản nơi khô ráo , sạch sẽ, tránh nguồn nhiệt.
Kho bảo quản phải kín, khô ráo, sạch sẽ, không có mùi lạ, không có côn trùng
động vật gậm nhấm.
Thời gian bảo quản: 12 tháng kể từ ngày thu mua của hạt điều xô thành phẩm,
hạt điều lò thành phẩm; đối với hạt điều xô tươi và hạt điều lò tươi thì chỉ 7 ngày kể từ
ngày thu mua.

- 46 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

- 47 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. Các tồn tại trong quá trình chế biến _ bảo quản nhân hạt điều

Kiểm soát độ ẩm hạt chưa tốt, độ ẩm hạt cao khi bảo quản dễ bị nấm mốc hoặc
lên men làm hỏng chất lượng nhân.
Hiện nay, ở Việt Nam việc bóc vỏ cứng nhân điều phần lớn là thủ công nên việc
bóc vỏ cứng không triệt để và dễ gây vỡ nhân điều.

2. Những trở ngại của ngành điều Việt Nam


Những trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành điều Việt Nam là tình trạng thiếu
nguyên liệu của các nhà máy chế biến hạt điều. Điển hình như năm 2009, do nhu cầu

- 48 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
nguyên liệu chế biến tăng cao, nên toàn ngành điều đã phải nhập khẩu thêm gần
250.000 tấn điều thô từ các nước như Nigeria, Ghana, Indonesia…
Thực tế cho thấy, các nhà máy chế biến điều trong nước thường phải mua một
lượng lớn nguyên liệu hạt điều thô từ các thương lái với giá tăng khoảng 20% so với
giá của nhà vườn bán ra. Do đó, cả người trồng điều và nhà sản xuất đều phải chịu
thiệt một khoản tiền đáng kể.
Ngoài ra, cây điều Việt Nam còn bị tác động nhiều bởi thời tiết và chịu sự chi
phối về giá cả trên thị trường thế giới.
Một trở ngại khác là tiềm năng của thị trường nội địa vẫn chưa được khai thác
do giá nhân điều trong nước cao gấp đôi giá điều xuất khẩu. Hơn nữa, hiện có đến
97% doanh nghiệp chế biến điều có quy mô vừa và nhỏ, chưa đầu tư nhiều cho thiết bị
và công nghệ, nên giá trị gia tăng cho hạt điều còn bị hạn chế.

3. Những định hướng phát triển ngành điều Việt Nam


Ngành điều phát triển mạnh từ 1990 đến nay, tốc độ phát tăng trưởng nhanh về
số lượng, từ hơn 20 doanh nghiệp chế biến năm 1990 đến nay đã tăng lên hơn 200
doanh nghiệp và cơ sở chế biến với tổng công suất đạt 550.000-600.000 tấn nguyên
liệu/năm. Năm 1990 xuất khẩu 130 triệu USD thì năm 2007 dự kiến xuất khẩu 680 triệu
USD phát triển trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến và tiêu thụ xuất khẩu.
Hiện nay,vùng nguyên liệu đã đạt 450.000 ha với sản lượng hàng năm 400.000 tấn
nguyên liệu, đã có cuộc cách mạng về giống cao sản, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
cho người trồng điều được chú trọng. Trong những năm gần đây, do Nhà nước có
nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam nên chất lượng sản
phẩm của nhân điều Việt Nam tốt hơn so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và Brazin.
Trước kia, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về diện tích, sản lượng sau Ấn Độ nhưng
đến nay, một số địa phương của nước ta có năng suất cây điều đứng đầu thế giới và
sang năm 2007, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới.
Hạt điều Việt Nam hiện có mặt trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Riêng 9 tháng đầu năm
2007 đã xuất khẩu được trên 400 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm trước,
tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu thế giới.

Nhằm nâng cao giá trị gia tăng của xuất khẩu Điều, Hiệp hội Điều Việt Nam đã
xây dựng và triển khai chiến lược giải quyết 5 vấn đề:
- Thứ nhất là hệ thống chính sách của Nhà nước tác động trực tiếp thúc đẩy sự
phát triển của ngành điều, mang tính ổn định, phù hợp với hội nhập kinh tế
WTO.
- Thứ hai là nâng cao chuỗi giá trị của ngành điều, cái bánh lợi nhuận của ngành
điều phải được chia hợp lý cho các đối tượng đó là: Người sản xuất trồng điều,
nhà thu mua chế biến, thị trường tiêu thụ, nhà nước, môi trường sinh thái bền
vững, hội nhập theo hướng bền vững.

- 49 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
- Thứ ba là đầu tư xây dựng chuẩn GAP: vùng nguyên liệu hướng tới canh tác
sạch bền vững.
- Thứ tư là đầu tư chế biến sâu các sản phẩm điều, đó là: nhân điều ăn liền, dầu
vỏ điều, bột ma sát, trái điều,... Tăng cường kinh phí cho xúc tiến hướng dẫn
tiêu dùng trong nước.
- Thứ năm là phải xây dựng được Hiệp hội cây điều Việt Nam thực sự vững
mạnh là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước và các tỉnh trồng điều và là đại
diện của doanh nghiệp để giải quyết khó khăn vướng mắc về đầu tư thiết bị,
công nghệ, tranh chấp thương mại và qui hoạch phát triển ...
Muốn xuất khẩu gia tăng về lượng và cả về giá trị thì yêu cầu đặt ra, đó là: Các
doanh nghiệp chế biến điều phải áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế BRC,
HACCP, GMP, ISO, ISO14000, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương
hiệu doanh nghiệp để trở thành thương hiệu uy tín và thương hiệu mạnh ngành điều
Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu và
đưa thiết bị cơ khí tự động, hiện đại phục vụ cho công nghiệp chế biến nhân điều và
các sản phẩm sau nhân điều, phù hợp với yêu cầu của thị trường; tiếp thu đầu tư
nghiên cứu giống điều cao sản, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng, liên kết
dọc giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất, mục tiêu là tăng trưởng về năng
suất và chất lượng, giảm diện tích trồng điều đến năm 2010, phấn đấu bình quân đạt 2
tấn/ha.
Ấn Độ là “cường quốc” về cây điều, đã từng chiếm vị trí số 1 thế giới về xuất
khẩu hạt điều. Tỷ lệ tiêu thụ điều trong nước của Ấn Độ là 50% và xuất khẩu là 50%.
Cuối năm 2006, Việt Nam đã vượt Ấn Độ để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về
xuất khẩu hạt điều. Mặc dù vậy, số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước
mới chỉ đạt 3-5% tổng sản lượng. Vậy để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong nước cho
83 triệu người Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến điều phải
tập trung vào một số lĩnh vực sau: Chế biến đa dạng các sản phẩm nhân điều ăn liền
cao cấp, các sản phẩm dầu điều cho công nghiệp, các sản phẩm từ gỗ điều; Tăng
cường đầu tư kinh phí, tăng cường việc quảng cáo, xúc tiến hướng dẫn người tiêu
dùng trong nước, phấn đấu đến năm 2010 các sản phẩm tiêu thụ trong nước đạt 10-
20%.

Theo dự báo của Vinacas, năm 2010, ngành điều Việt Nam sẽ đạt tổng sản lượng
là 400.000 tấn, có tổng giá trị 1,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1 tỷ
USD.

- 50 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].KS.Nguyễn Mạnh Chinh – TS.Nguyễn Đăng Nghĩa.Trồng, chăm sóc và phòng trừ
sâu bệnh cây điều.NXBNông Nghiệp.2008
[2] www.vinacas.com.vn
[3] www.namlongcashew.com.vn

- 51 -
Bảo quản và chế biến hạt điều GVHD: ThS Bùi Đức Chí Thiện
[4] http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=16366&CAT_ID=8
[5] http://quadieuvang.binhphuoc.gov.vn/3cms/?cmd=120&cat=1257212279177

- 52 -

You might also like