You are on page 1of 76

www.ketnoibanbe.

org

BÍ TRUYỀN CÁC PHÉP ĐÁNH


QUYỀN ĐAO THƯƠNG

Võ sư Vạn Lại Thanh


Môn Phái VY ĐÀ (THIẾU LÂM)

Bản dịch của Tương Quân

Nhà Xuất Bản Hương Giang - Việt Nam


Sàigòn 1970

oOo
Khái lược về quyền pháp

Quyền là phương tiện tấn công có sức mạnh nhất, luyện tập
cũng dễ dàng nhất mà hiệu dụng cũng rộng rãi nhất, bất luận là
ở đẳng cấp bộ pháp nào cũng có thể dùng được.

Tùy theo đặc tính, căn bản quyền thuật được phân làm 6 loại là
Bình bộ quyền, Thuận bộ quyền, Hoán bộ quyền, Tam giác
quyền, Khổ não quyền, và Xung quyền, mà pháp diễn quyền xin
thuật như sau :

BÌNH BỘ QUYỀN
Bình bộ quyền là ở bình bộ mà xuất quyền. Xuất tả quyền gọi là
Tả Bình bộ quyền, xuất hữu quyền gọi là Hữu Bình bộ quyền.
Khi xuất tả quyền thì phóng thẳng cánh tay trái ra (hoặc về phía
trước, hoặc về một bên). Quyền xuất ra ngang với vai, đó là thế
tấn công. Cánh tay trái co lại trước bụng, nắm tay trái để ngang
trước ngực, đó là thế phòng vệ. Xuất hữu quyền thì trái lại,
nghĩa là cánh tay phải xuất quyền còn cách tay trái phòng vệ.
Hai chân đứng ngang bằng, vững chãi. Bình bộ quyền có ưu
điểm cả về công lẫn thủ, quả là loại chủ yếu trong quyền thuật.

THUẬN BỘ QUYỀN
Thuận bộ quyền là thuận bước mà xuất quyền, tức là một loại
Bình bộ quyền di động. Thuận bước mà xuất quyền nghĩa là khi
xuất hữu quyền thì chân phải đồng thời bước tới trước, hữu
quyền phóng thẳng tới trước, cánh tay trái co lại trước bụng để
phòng vệ như ở Bình bộ quyền. Còn xuất tả quyền thì làm trái
lại, nghĩa là tay phải thì chân phải, tay trái thì chân trái, như vậy
gọi là thuận bộ.

HOÁN BỘ QUYỀN
Trong hoán bộ quyền hễ xuất hữu quyền thì chân trái ở trước,
xuất tả quyền thì chân phải ở trước, còn động tác xuất quyền thì
cứ một tay xuất quyền, một tay phòng vệ thế cách cũng giống
như đã nói ở trên. Những phép trên đây, nếu chịu khó luyện tập
lâu dài, sẽ khiến sức của cánh tay ngày càng mạnh, quyền xuất
ra ngày càng nhanh, sức phòng vệ ngày càng vững, mà các bộ
phận của thân thề như ngực, bụng, vai, lưng ngày càng được nở
nang dắn chắc
TAM GIÁC QUYỀN
Tam giác quyền là căn cứ vào hình thể diễn quyền giống hình
tam giác mà đặt tên. Có hai cách nắm tay, hoặc khi nắm tay lại,
ngón tay giữa cong chặt và nhô cao, có ngón áp út kềm giúp,
hoặc là các ngón tay nắm thật chặt, từ ngón trỏ tới ngón út, các
mấu xương ngón tay tạo thành các góc để có thể đả thương,
nhất là tại các huyệt đạo của đối phương. Khi diễn tam giác
quyền, người võ sinh không cần câu nệ về bộ pháp, dù ở thế
đứng nào cũng có thể chứng tỏ hiệu lực, cũng vì thế mà các nhà
quyền thuật thích luyện loại này.

KHỔ NÃO QUYỀN


Trong Khổ não quyền, người ta dùng cườm tay làm quyền, cách
luyện tập rất khó khăn công phu, vì thế có tên là Khổ não
quyền. Phương tiện tấn công cũng như phòng vệ là ở những
mấu xương từ khuỷu tay, cườm tay tới mu bàn tay. Tập luyện
cho linh hoạt thì xuất thủ theo ý mình, lực đánh ra mạnh mà lực
phòng vệ cũng vững, ứng dụng rất rộng rãi, lại cũng giống như
Tam giác quyền, nghĩa là không câu nệ bộ pháp.

XUNG QUYỀN
Xung quyền gồm hai loại là Xung thiên quyền và Xung địa
quyền. Xung thiên quyền còn có tên là Phật đỉnh châu. Trong
Xung thiên quyền, một bắp tay dựng thẳng, quyền hướng lên
phía trên, cánh tay kia co lại trước bụng, hoặc xích qua che chở
bên sườn, phía cánh tay dựng đứng để làm nhiệm vụ phòng vệ
chỗ hở. Bộ pháp thì thường dùng bình bộ và và giác bộ chứ ít
dùng đằng bộ hay hoạt bộ. Thế quyền này nhằm đánh vào dưới
cằm đối phương, mà lại có thể chế ngự sự tấn công thình lình
của đối phương. Xung địa quyền thì quyền đánh từ trên xuống
dưới hoặc đánh vào sống đùi đối phương, hoặc đánh đối phương
khi đối phương đã ngã xuống. Bộ pháp áp dụng thì hơi giống
bình bộ, chỉ khác là ở bình bộ thì thân mình hơi thẳng lên, còn
khi xuất Xung địa quyền, thì thân người hơi thấp xuống.

Khái lược về chưởng pháp

Trong quyền thuật, đòn đánh ra mau lẹ nhất, chính xác nhất, có
sức mạnh nhất mà lại biến hóa khó lường nhất. chính là ở chỗ
xuất chưởng. Chưởng đánh ra thì bàn tay chìa thẳng, các ngón
tay khít chặt với nhau, lực tụ lại ở cườm tay, rồi tùy thời mà vận
dụng. Những thế như Trảm, Thoát, Phách, Lạc, chẳng qua chỉ do
vị trí trên dưới tả hữu mà phân biệt ra. Còn những thế như
Thân, Xúc, Thiêu, Đái, Hoán, Liêu, Đáp, cho tới Nại, Thác, Phân
cũng chỉ là nói về vận động của cườm tay trong khoảng chừng
một tấc vuông và trong nháy mắt. Cho nên chưởng pháp biến ảo
khó đoán, thần diệu khó nói thường là sau quyền pháp thì
nghiên cứu tới chưởng pháp. Chưởng pháp gồm các loại Đơn
chưởng, Song chưởng, Hoành chưởng, Thụ chưởng, Thượng chỉ
chưởng, Hạ sáp chưởng và Phụng huyệt chưởng. Xin nói đại khái
như sau :

ĐƠN CHƯỞNG
Đơn chưởng là một tay phóng ra, bàn tay không nắm lại mà các
ngón tay duỗi thẳng khít chặt vào nhau, cạnh bàn tay sẽ dùng
vào các thế Trảm, Kích, Phách. Bất luận các bộ pháp liên tiếp
nhau thế nào, bất luận đang dùng quyền pháp nào, đều có thể
ứng dụng được. Đại để là một tay đánh ra, còn tay kia có thể
vận dụng tự do, hoặc co duỗi, hoặc gạt qua lại, cần nhất ở sức
mạnh và sức nhanh, như vậy là kiêm cả công lẫn thủ. Còn như
Hoành chưởng hay Thủ chưởng, tên gọi tuy có khác, nhưng tính
chất cũng chỉ là một, chẳng qua căn cứ vào hình thức biến hóa
mà đặt các tên khác nhau, chẳng như Hoành chưởng thì để tay
nằm ngang, còn Thụ chưởng thì tay duỗi ra xỉa thẳng tới trước.

SONG CHƯỞNG
Song chưởng là tụ hết lực vào hai tay để tấn công hoặc chống
đỡ. Bộ pháp sử dụng rộng rãi, nhưng nên lấy Trường sơn bộ và
Đằng bộ làm chủ yếu. Khi tấn công thì dùng song chưởng lợi
hơn. Còn như Thượng chỉ chưởng, Hạ sáp chưởng và Phụng
huyệt chưởng, thì cũng đều dùng hai tay một lượt, tính chất
cũng tương tự với Song chưởng, sự quan hệ về bộ pháp cũng
tương đồng, sự khác nhau về tên gọi chẳng qua là căn cứ ở hình
thức mà thôi.

Khái lược về chỉ pháp

Chỉ ngón tay là bộ phận nhỏ của cơ thể, sức rất yếu, dường như
là không đáng để ý trong quyền thuật, nhưng thật ra không phải
vậy tay hay chân cũng đều là khí giới che chở thân thể, mà tay
có ngón, cũng như lưỡi dao có mũi nhọn, mũi dao không nhọn
sắc là dao bỏ đi, cho nên ngón tay mà không luyện tập thì có
khác gì mũi dao cùn, mà cả cánh tay cũng bỏ đi. Hai người tỷ
thí, thắng hay bại, sống hay chết, đâu có phải chỉ ở chân tay,
bởi vì trong quyền thuật, chúng ta há chẳng nghe tới các chỉ
pháp như Song chỉ thám tỏa, hoặc Nhị Long hý châu hay sao ?
Chỉ trong chớp mắt mà móc được mắt đối phương, móc được
hầu đối phương, hoặc móc rách mũi đối phương, đó không phải
là công lực của một hai ngón tay hay sao ? Lại chẳng nghe trong
quyền thuật có những tên như Hải để thủ bảo, Tiểu nhi bính
mệnh, Mãn môn tuyệt bộ hay sao ? Cử động mấy ngón tay mà
làm tổn thương được huyệt đạo hoặc các bộ phận yếu hại trên
thân thể đối phương, đó không phải là nhờ chỉ lực hay sao ? Cho
nên chúng ta có thể nói rằng chỉ lực tuy yếu nhưng ứng dụng rất
rộng rãi, người tập luyện quyền thuật không thể không biết tới
chỉ pháp. Chỉ pháp gồm hai loại là Quỵ chỉ và Lập chỉ.

QUỴ CHỈ
Trong Quỵ chỉ, bốn ngón tay cong lại để lợi dụng đốt xương thứ
nhì của mỗi ngón. Sức mạnh dồn cả vào các ngón tay. Phép này
luyện tập dễ mà ứng dụng cũng dễ, nhưng lại là phép trọng yếu
của chỉ pháp.

LẬP CHỈ
Lập chỉ là các ngón tay đứng thẳng, tuy nhiên thường chỉ dùng
hai ngón, hoặc ngón trỏ và ngón giữa, hoặc ngón giữa và ngón
áp út, cũng có khi dùng tới ba ngón là ngón trỏ, ngón giữa và
ngón áp út. Chỉ lực có vẻ yếu, nhưng tập luyện lâu ngày thì ứng
dựng như thần, công hiệu cũng ngang với Quỵ chỉ.

Khái lược về chửu pháp

Thuật luyện về chửu pháp (phép sử dụng khuỷu tay và bắp tay)
đã từ lâu không thấy nói tới bởi vì người ta không biết rằng ứng
dụng của khuỷu tay và bắp tay rất rộng rãi, có quan hệ tới
chưởng pháp không ít. Bị chưởng của đối phương tấn công,
không dùng chửu thì không thể chống đỡ. Dùø tấn công bằng
thế nào đi nữa, đối phương cũng dùng sức mạnh của tay để uy
hiếp ta, cho nên phải dùng nguyên tắc "chửu khắc chửu" thì mới
ngăn được cái uy, đè được cái khí của đối phương. Chúng ta có
thể đến các phép như Đinh chửu, Bang chửu, Đặng chửu, là
những phép có sức công cực lớn. Cho nên sau khi nói về chỉ
pháp, phải nói qua về chửu pháp để cùng nghiên cứu,
THỤ CHỬU
Trong phép Thụ chửu, bắp tay dựng thẳng, tay hướng lên trên,
bàn tay nắm lại theo thế bán quyền, hoặc nắm chặt hẳn lại, đưa
ra phía trước để ngăn đòn, tay kia để ở kế bên để giúp sức.

LAN CHỬU
Công dụng của phép Lan chửu là ngăn cản, một bắp tay để nằm
ngang, cao hay thấp thì lấy ngực làm chuẩn, tay kia phụ đỡ
cánh tay nằm ngang cho vững.

KHẮC CHỬU
Trong phép này cũng để một cánh tay nằm ngang nhưng tay kia
thì tùy trường hợp mà vận dụng, hoặc giúp cánh tay nằm ngang
trong nhiệm vụ ngăn cản, hoặc có thể tấn công đối phương.

ĐINH CHỬU
Trong phép này, một bắp tay phóng ngang về phía trước, cao
ngang vai, đây là đòn tấn công, còn tay kia che giữ một bên làm
nhiệm vụ phòng vệ.

BANG CHỬU
Phép này tương tự như phép Đinh chửu, khác một điều là tay kia
xuất quyền cùng một lúc để hổ trợ thế xung kích cho cánh tay
đang tấn công.

ĐẶNG CHỬU
Trong phép này, một bắp tay cũng dựng thẳng, tương tự như
phép Thụ chửu, nhưng nhằm đỡ phía dưới.

Còn về bộ pháp trong khi dùng Chửu pháp thì không nhất định,
có thể tùy thời thay đời sao cho thuận lợi, do đó không bàn tới.

Khái lược về kiên pháp

Kiên pháp (phép dùng đòn vai) là một trong các loại quyền pháp
mà nếu không phải là người nghiên cứu sâu xa về quyền thuật
thì không thể luyện được, không phải là người am tường quyền
lý thì không thể dùng được. Kiên pháp là pháp cận kích (đánh
gần). Luyện tập khó không phải ở chỗ cần nhiều công phu, mà ở
chỗ đắc thế và mau lẹ. Sử dựng khó không phải là cần nhiều sức
mạnh, màở chỗ lợi dụng được sự nhanh nhẹn. Đắc thế và nhanh
nhẹn là thế nào ? Đắc thế là thình lình tạo được thế, để khom
người, lao thẳng về phía trước, dùng vai của mình xô cực mạnh
vào ngực hoặc vai của đối phương. Nhanh nhẹn là bước tới dùng
chân chặn chân đối phương, đồng thời dùng vai đánh vào vai
hay ngực đối phương.

Kiên pháp có ba loại là Tiền kiên. Hậu kiên và Trắc kiên. Tiền
kiên là mặt trước của vai, Hậu kiên là mặt sau của vai, Trắc kiên
là phía cạnh ngoài của vai.

TIỀN KIÊN
Trong pháp Tiền kiên, dung một chân chặn giữ chân đối phương
rồi dùng vai mình đánh vào vai đối phương. Hữu kiên tiền là
dùng vai phải của mình mà đánh vào vai phải của đối phương,
trong khi hai tay buông thõng và chân phải bước tới chặn chân
đối phương. Lúc chưa xuất đòn thì hai người còn đứng xa nhau,
nhưng khi xuất đòn thì thân mình sát cận đối phương, dùng sự
nhanh nhẹn và sức mạnh mà tấn công. Nếu đánh bằng vai trái
thì hành động ngược lại, nghĩa là dùng vai trái của mình mà
đánh vào vai trái đối phương.

HẬU KIÊN
Muốn luyện pháp Hậu kiên thì phải rành phép Tiền kiên. Bộ pháp
và cách xuất đòn cũng giống như ở Tiền kiên, chỉ khác là không
để vai mình đánh thẳng vào vai đối phương mà để vai mình đi
quá vai đối phương chút ít, sau đó mới vặn người, xoay mình lại
dùng phía sau vai mình đánh vào phía sau vai đối phương cho
đối phương ngã xấp xuống. Pháp này cũng như phèp Tiền kiên,
đánh được bằng cả vai phải lẫn vai trái.

TRẮC KIÊN
Phép này dùng được thì công hiệu còn hơn cả Tiền kiên và Hậu
kiên. Trong phép này, dùng đầu vai của mình mà đánh vào ngực
hoặc bụng đối phương. Phép này là phép cận chiến, khi thân ta
sát vào người đối phương, sức ta và đối phương ngang nhau, ta
cũng như đối phương cùng không có thế thuận để ra đòn, chân
tay không thuận để vận dụng. Trường hợp này chỉ cần nhanh
nhẹn kịp thời, thế Trắc kiên sẽ có công dụng rất lớn.

Khái lược về thối pháp


HỔ KHIÊU
Đây là phép chuyển thân, dùng cả hai tay và hai chân để di
chuyển vị trí một cách mau lẹ. Dùng phép này, bắt đầu bước
một chân tới trước, chân nào cũng được, thường là chân trái ở
trước. Tiếp đó, lấy đà cúi mình tới trước hai tay chống xuống
đất, hai chân theo đà mà tung theo, ngay đó phải vận lực uốn
mình đứng vững khi hai chân chạm đất. Khi hai chân chạm đất
thì hai tay đã rời khỏi đất, và lại tiếp tục như lúc đầu di chuyển
theo hình cuốn tròn như vậy. Phép hổ khiêu có thể thay đổi chút
ít, chẳng hạn khi uốn mình thì để hai chân chấm đất, chân trước
chân sau, như vậy là sẵn ngay thế lúc đầu, khỏi phải bước thêm
một chân lên trong trường hợp hai chân cùng chạm đất. Bộ pháp
do đó cũng tương tự nhau. Người học quyền thuật không thể
không biết phép này.
Những phép trên đây chưa hẳn là phép tấn kích, mà chính là cơ
sở của phép tấn kích. Luyện tập đầy đủ những phép trên, tinh
thần của quyền thuật sẽ ngày càng hiển hiện, do đó sự vận
dụng quyền thuật sê trở nên vô cùng.

ĐƠN PHI
Đơn phi là một chân đứng còn một chân đá. Ngón chân theo
hướng chéo, nghĩa là đá chân phải thì theo hướng ở giữa phía
trước và phía phải, đá chân trái thì theo hướng ở giữa phía trước
mặt và phía trái. Phép đơn phi cũng chia làm ba loại :

Cao thích : tức đá cao nhắm đá vào đầu, cổ đối phương. Trong
phép này, chân đá thì tay vung theo cho có đà và đá được cao.
Chẳng hạn chân phải đá vùng lên thì tay trái vung theo, ngược
lại chân trái đá lên thì tay phải vung theo. Công dụng của pháp
này là ngăn chặn sự tấn công bằng khí giới của đổi phương,
hoặc tước đoạt khí giới của đối phương.
Bình thích : chân đá chỉ ngang ngực, nhằm đá vào ngực đối
phương, cũng có thể là vào mạng sườn hoặc bụng đối phương,
trong khi không kịp xuất quyền.
Đê thích : tức là đá thấp, nhằm làm bị thương đầu gối hoặc ống
quyển của đối phương. Phép này rất nên chú ý, vì ngọn đá
phóng ra phải dùng sức và cần nhanh nhẹn, lại nữa, công dụng
cũng nhiều, cách vận dụng cũng khác, có thể kể những thế sau
đây :
– Đơn phách thối : trong khi một chân đá ngang thì một tay vỗ
đùi, dùng chân mặt với tay trái, và chân trái với tay mặt, để tạo
cái thế phù trợ.
– Quyển thối : trong khi chân đá ra, bất luận là chân phải hoặc
chân trái, thì chân cong hình móc câu để tạo thế mạnh.
– Song phách thối : cũng tương tự như đơn phách thối, chỉ khác
là Đơn phách thối thì dùng một tay, còn Song phách thối thì
dùng hai tay.
– Khóa mã thối : cũng tương tự với Đơn phách thối, nhưng Đơn
phách thối thì vỗ ở ngoài chân, còn Khóa mã thối thì vỗ ở trong
chân.

SONG PHI
Song phi là đá cả hai chân, chân trước chân sau, thường là chân
trái trước chân phải sau. Đây cũng là phép chống lại sự tấn kích
bằng vũ khí của đối phương. Việc luyện tập phép này không phải
là dễ, nhưng luyện tập lâu ngày tất thấy công hiệu và còn có ích
cho phép khinh thân nữa.

TOÀN PHONG
Toàn phong gồm hai thế ngược nhau. Xoay về bên trái gọi là Tả
toàn phong, xoay về bên phải gọi là Hữu toàn phong. Trong
phép này, cả hai chân đều bay lên, nhưng chân trước chân sau.
Khi đang ở trên không thì xoay mình một vòng rồi chân mới
chạm đất. Khi chân chạm đất thì dùng tay vỗ đùi theo thể Đơn
phách hoặc Song phách. Phép toàn phong này cũng tương tự
như phép Song phi.

XUYÊN THỐI
Phép Xuyên thối là dùng một chân, hoặc chân phải hoặc chân
trái, xỉa thẳng vào chân đối phương. Đối phương không phòng bị
tất phải ngã xuống. Khi dùng phép này, thân người phải thấp
xuống, và nên dùng Đằng bộ thì đắc thế hơn. Chân xỉa ra, trước
co sau thẳng mà bật bàn chân về phía trước, vừa nhanh vừa
mạnh, lại nên dùng tay mà phù trợ để thắng dễ dàng.

BÁN TẢO
Trong pháp Bán tảo, một chân bước tới như ở thế chạy, một
chân thừa thế quét nửa vòng phía trước: Chân quét xong đứng
xuống và chân đứng vừa rồi tiếp tục quét nửa vòng, tạo thành
như hai nhát chổi chéo nhau, như hai lưỡi kéo khép lại. Khi vận
dụng chân, nên dùng tay phù trợ thì thêm công hiệu.
TOÀN TẢO
Trong phép toàn tảo, thân người thấp xuống, dồn lực vào một
đầu bàn chân, chân kia đưa dài ra quét trọn một vòng. Phép này
công hiệu hơn phép Bán tảo rất nhiều, nhưng cũng đòi hỏi nhiều
sự luyện tập.

Luận về Lục Hợp Quyền


Lục Hợp Quyền là của Vy Đà Môn thuộc Thiếu Lâm phái, nên
cũng có tên là Vy Đà quyền, nhưng sở dĩ gọi là Lục Hợp Quyền vì
có Nội tam hợp và Ngoại tam hợp.

Nội tam hợp gồm Tinh, Thần, Khí, Ngoại tam hợp gồm Thủ,
Nhãn, Thân. Nội ngoại có tương hợp thì mới có thể luyện quyền
mà chế thắng đối phương. Lại còn cần có sự hợp nhất của Ngũ
hành và Tứ tiêu mới có thể thành công. Ngũ hành gồm Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ ; Tứ tiêu thì răng gọi là Cốt tiêu, lưỡi gọi là
nội tiêu, lỗ chân lông trên toàn thân gọi là Huyết tiêu, ngón chân
ngón tay gọi là Cân tiêu.

Có người nói rằng, Lục hợp là Nhãn hợp với Tâm, Tâm hợp với
Khí, Khí hợp với Thân, Thân hợp với Thủ, Thủ hợp với Cước,
Cước hợp với Khóa (cái háng). Nhưng như vậy chẳng qua cũng
chỉ là nói về ý nghĩa của Lục hợp mà thôi.

Nay có người nói tới Bát thức của vũ công, tức là nói về Nhĩ,
Mục, Thủ, Túc. Luyện vũ công là phải luyện Bát thức. Bát thức
lại phân làm Thượng tứ thức và Hạ tứ thức, tức là nói về chân và
tay. Thượng tứ thức là Lũ Đả Đằng Phong, Hạ tứ thức là Thích
Đàm Tảo Quải.

Quyền cước Bát thức cũng lại là Bát hình. Bát hình là Miêu
xuyên, Cẩu thiểm, Thố cổn, Ưng phiên, Tùng tử linh, Tế hung
xảo, Diêu tử phiên thân, và Đọa tử cước.

Bát thức của ngành võ công như Bát pháp của ngành văn.
Nhưng đến trình độ nào thì sử dụng được Bát pháp của ngành
văn, cũng như tới trình độ nào thì vận dụng được Bát thức của
ngành võ ? Ấy là phải như bậc văn thánh là Khổng Phu Tử và
bậc võ thánh là Nhạc Vũ Mục vậy.
Lục hợp quyền của môn phái Vy Đà là môn quyền thuật có thề
luyện tập bằng bất cứ bộ phận nào trên thân thể. Môn phái Vy
Đà là có tất cả 24 bí thuật quyền cước, bí thuật thông dụng chỉ
chừng bảy tám, trong đó Lục hợp quyền là căn bản công phu
nhất.

Cuối đời Thanh, người có công phu tinh luyện về môn quyền này
là Thần Thương Lưu Kính Viễn tiên sinh ở Thương châu Hà Bắc.
Môn quyền này còn có Xích cừu liên quyền, là một thể thức Hầu
quyền, khi luyện tập, hai người cùng luyện cùng đấu, một tay
mà phân làm ba tay, phạm vi ứng dụng thật rộng lớn.

Môn phái Vy đà căn cứ theo Tam Tài, Ngũ hành, Thất tinh, Bát
quái, Cửu quan, lại dựa theo Bát phong của trời, Bát biến của
đất, Bát thức của người (Bát thức gồm 2 tay, 2 chân, 2 tai, 2
mắt) mà nghiên cứu. Phép đánh thì có Bát đả, Bát phong, Bát
bế, Bát tiến, Bát thoái, Bát cố, Bát thức và Bát biến, tổng cộng
là 64 phép. Thêm vào đỏ còn có lục bả tổng quyền pháp. Về
môn khí giới thì có Lục hợp đao pháp, song kiếm, đơn câu, là
những phép mà các môn phái khác chưa có. Phép động thủ thì
có Lục tuyện thối, gồm Khổn thối, Liên thối, Chuyển hoàn thối,
Tiệt thối, Xước thối và Liêu âm thối. Những phép này đều là tinh
túy của môn phái Vy đà.

Lục hợp quyền phổ chép lại dưới đây gồm 24 mục, có thể xen
hình vẽ mà tập luyện, ích lợi không phải là ít vậy.

LỤC HỢP QUYỀN PHỔ

BÍ QUYẾT LUYỆN TẬP


Quyền thuật là phương pháp tăng trưởng thể lực, nghị
lực, đởm lực, não lực, lại luyện cả lòng quả cảm tự tin,
chí mạo hiểm tiến thủ. Lợi ích lớn lao là như thế, nhưng
luyện tập quyền thuật điều quan trọng là phải có
phương pháp, bởi vì luyện tập không đúng pháp thì ích
lợi đã chẳng thấy mà còn khó tránh được hại tới thân.
Lại nữa luyện tập quyền thuật là phải chú trọng vào
thực tế, chẳng nên chú trọng vào sự đẹp mắt mà không
giúp gì cho sự thực dụng. Cho nên luyện tập quyền
thuật còn cần quy luật nhất định.

Xin tuần tự trình bày như sau :

THỜl KHẮC
Luyện tập quyền thuật cần có thời gian. Thời gian tốt
nhất trong ngày là từ 6 tới 7 giờ sáng, hoặc từ 6 tới 7
giờ tối. Lúc luyện tập lại không nên ăn no quá, nên tập
trước khi ăn cơm, vì tập sau bữa ăn là không thích hợp.
Khí hậu, thời tiết cũng ảnh hưởng nhiều tới việc lập
luyện. Tập trong lúc trời trong sáng, khí hậu ôn hòa tốt
nhất. Những lúc trời u ám, có sương có mưa, hoặc lúc
thời tiết thay đổi thì nên tránh. Luyện tập về ban đêm
cũng được, nhưng khi tập xong thì phải nghỉ ngơi cho
máu huyết trở lại điều hòa quân bình, hãy đi ngủ. Luyện
tập xong mà không nghỉ ngơi, lại đi ngủ ngay, thì máu
huyết chưa được điều hòa trở lại, thân thể sẽ bị tổn hại.

ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm cũng có quan hệ rất lớn đối với việc luyện tập
quyền thuật. Thường thường, tại các đô thị, võ đường
được thiết lập ngay ở cạnh đường phổ, có khi trong các
hẻm các xóm đông đúc nên địa điểm thường nhỏ hẹp,
không khí thiếu trong sạch, thật không thích hợp chút
nào. Bởi vậy khi luyện tập quyền thuật, ta phải chọn địa
điểm rộng rãi thoáng mát, nếu được ở nơi đồng quê
hoặc cao nguyên thì tốt hơn cả. Ở những nơi này, không
khí dồi dào trong sạch, tai nghe tiếng chim chóc muông
thú, mắt nhìn đá núi rừng xanh, thì người luyện võ tự
nhiên có cái hùng tâm hứng chí, kết quả thật tốt đẹp mà
những võ đường ở đô thị không thể nào so sánh kịp.
HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có nghĩa là trước lúc luyện tập quyền thuật,
phải co duỗi chân tay, vận động gân cốt cho huyết mạch
lưu thông, để chuẩn bị tinh thần hăng hái, tránh sự lười
biếng, đồng thời chuẩn bị sức lực. Nếu không vận động
trước khi luyện tập, thì khi luyện tập sẽ dễ chán nản
mệt mỏi. Vận động trước khi luyện tập cũng là cách tiến
dần từ yếu đến mạnh, từ chậm đến nhanh, trách những
trở ngại về tinh thần cũng như thể chất.

HÔ HẤP
Trong lúc diễn quyền, các quyền thuật gia thường hô
những tiếng uy nghiêm, người ngoài nhìn vào, tưởng là
nhưng tiếng hô đỏ chỉ có công dụng là tạo uy lực thanh
thế, nhưng thật ra đó là một phương pháp hô hấp, giúp
rất nhiều cho việc luyện tập quyền thuật. Phương pháp
hô hấp nên dùng là hít mạnh không khí vào phổi, rồi giữ
lại trông phổi mà thở ra từ từ, hai hàm răng khép nhẹ
môi hé mở ra giống như đang thổi tiêu. Khi thở ra hết
thì lại hít vào, tuy nhiên không nên hít nhiều quá, cũng
như không nên thở ra cho thật hết, vì như vậy rất dễ
mắc chứng thương khí khi phải dùng sức quá nhiều.
Diễn quyền càng lâu hơi thở sẽ càng trở nên gấp rút, hả
miệng ra mà thở gấp chỉ thêm mau mệt, mất sức. Thở
đúng cách sẽ giữ được hơi thở điều hòa trong thời gian
lâu dài. Sau khi luyện tập thì phải hô hấp nhiều lần cho
tới khi hơi thở điều hòa trở lại rồi mới nghỉ ngơi. Không
hô hấp mà nằm nghỉ ngay rất dễ mắc chứng uất khí.

XÁC THỰC
Sự việc gì cũng quý ở chỗ xác thực, luyện tập quyền
thuật cũng vậy, cho nên trước hết chúng ta phải hiểu rõ
quyền lý. Chẳng hạn như với một thủ pháp nào thì phải
vận dụng bộ phận nào và vận dụng ra sao, lại phải tìm
hiểu rõ mục đích cũng như hiệu dụng của thủ pháp đó
để có thêm lòng tin tưởng hăng hái. Hiểu rõ quyền lý thì
khi diễn quyền sẽ dễ dàng, ít bỡ ngỡ, mau thuần thục.
Lúc diễn quyền xong, nhờ sự hiểu biết quyền lý, ta có
thể tự mình biết ngay khuyết điểm để sửa chữa. Nến
không rõ quyền lý, lúc luyện tập tinh thần sẽ phân tán,
sự xác thực không có được, mà chỉ chú trọng tới vẻ hoa
mỹ của thủ pháp, hiệu dụng sẽ biến mất, mà công lao
luyện tập cũng uổng phí.

MỨC ĐỘ
Trong quyền thuật, mức độ thi triển là cốt yếu. Mức độ
thích đáng sẽ khiến thân thể ta thêm tráng kiện, tinh
thần thêm phấn chấn, gia tăng sức đề kháng đối với
mưa nắng bệnh tật. Không biết tiết chế, không biết thế
nào là một mức độ thích đáng, thì sau mỗi lần luyện lập,
thì ta sẽ thấy một hay nhiều bộ phận của thân thể bị
mỏi mệt, hoặc thấy đau đớn khắp thân mình. Cho nên
người mới luyện tập quyền thuật phải tập tự tiết chế.
Nếu không, những khuyết điểm hoặc tai hại sau này xảy
ra, đều là do sự quá độ. Cần nhớ rằng lúc ăn no quá
cũng như khi đói quá, hoặc những lúc tinh thần mỏi
mệt, thì chẳng nên miễn cưỡng luyện tập, vì lợi bất cập
hại.

NẰM NGỒI
Sau khi luyện tập quyền thuật, phải tuyệt đối tránh nằm
hay ngồi. Bởi trong khi ta luyện tập, phải vận động thân
thể, phải tốn hơi tốn sức, huyết mạch trong người chịu
ảnh hưởng, hơi thở đang gấp rút. Nếu ta tức khắc ngồi
hay nằm, sẽ khiến khí huyết bị tổn thương. Phép thể
dục tân tiến bây giờ cũng nhìn nhận điều đó. Sau khi
vận động, trung bình phải có một thời gian khoảng nửa
giờ, khí huyết mới phục hồi tình trạng điều hòa. Cho nên
luyện tập quyền thuật xong, phải đi đi lại lại, hô hấp cho
khoẻ khoắn, rồi muốn nằm ngồi nghỉ ngơi hoặc ăn uống
thì cũng nên chờ cho quá nửa giờ sau.
QUAN NIỆM
Trong việc luyện tập võ thuật, điều cần thiết là cùng lúc
phải có sự hòa hợp chiêu ứng giữa tâm, nhãn, thủ, túc.
Muốn có được sự hòa hợp chiêu ứng đó thì chỉ cốt ở cái
tâm mình. Cho nên trong khi luyện tập, mỗi cử động của
tay chân, ta đều phải tự nhủ trong lòng là ta đang đối
phó với kẻ địch. Dù luyện tập một mình, cũng phải
tưởng tượng là đang giao tranh với kẻ địch, để tâm ta
không mảy may sơ hở mà chăm chú vào từng thủ pháp
bộ pháp, như thế kết quả mới mau chóng. Nếu trước
mắt ta không tưởng tượng ra kẻ địch, trong tâm ta
không nghĩ là đang giao tranh với địch, thì dẫu ta có cố
gắng cũng không thể tập trung tinh thần ý chí, khiến
cho kết quả thâu hoạch chậm chạp.

Thiên Cương Mai Hoa Thung

Luyện tập võ thuật là đều nhờ vào quyền cước, nhưng


nếu không có cơ sở công phu, không có căn bản luyện
tập, thì kết quả thâu hoạch được chỉ có giới hạn.

Luyện quyền là vận động gân cốt, thảo luyện thân pháp,
để phòng thân ngự địch. Nhưng nếu quyền cước đánh
vào thân thể kẻ địch mà kẻ đó không đau, thì quyền
cước của ta coi như thất bại, vì chẳng những đã không
khắc phục được địch, mà còn dễ bị địch chế ngự. Cho
nên trong việc luyện tập quyền thuật, phải đặc biệt chú
trọng tạo căn bản công phu.

Ngày trước tại Thiếu Lâm Tự, những môn như Thiết sa
chưởng, Thiết sa thủ, Mai hoa thung, Sa đại, Mộc nhân,
Thất tinh thung vv... Đều phân loại các đồ đệ mà cho
tập luyện, điều đó không phải là vô ý, chẳng qua là căn
cứ vào căn bản công phu mà tuần tự cho luyện tập.

Ngày nay người ta luyện võ, thường không để ý tới điều


đó. Một phần vì các phương pháp luyện tập của cổ nhân
đã thất truyền nhiều, những phương pháp được chép ra
sách cũng ít còn. Sách võ chân truyền còn lại, môn phái
Vy đà cố công sưu tập mới tìm được bí pháp luyện tập
có liên quan tới Thiết sa chưởng và Thiết sa thủ, nay xin
biên soạn lại, gọi là phép Thiên cương Mai hoa thung.
Đây là bí pháp của Thiếu lâm tự, nhưng ngày xưa không
chịu phổ biết ra ngoài, nay vì tinh thần mới nên mới
chép ra, xin độc giả chẳng nên khinh thị.

Mai hoa thung là phép luyện kình lực vào cặp chân, dậm
chân xuống đất theo các thung hình hoa mai gồm năm
cánh, dài bảy thước, sâu ba thước, đường kính hai tấc.
Lúc đứng thì dùng Mã bộ, hai tay bắt chéo nhau, bắt
đầu đứng theo thế Dũng tuyền huyệt, tập trong 33
ngày, đứng Cước tâm kế đó đứng Cước hậu căn (gót
chân) trong 33 ngày nữa, cuối cùng tập đứng với Cước
tiền chưởng (phần trước của bàn chân) trong 24 ngày,
cộng là 100 ngày. Trong trăm ngày đó thân thể không
được di động. Sau thời hạn trăm ngày thì tập Thoái bộ
(đổi bước), hoàn toàn chỉ dùng phần trước của lòng bàn
chân (Cước tiền chưởng), không dùng lại bộ phận nào
khác của bàn chân... Trong phép hoán bộ, Trung thung
ở giữa, bốn thung khác ở xung quanh, mỗi thung cách
nhau hai thước, bắt đầu hai chân đạp lên đệ nhất và đệ
nhị thung, tiếp đó chân trái đạp lên đệ ngũ thung ở
giữa, chân phải đạp lên đệ tam thung, rồi chân trái trở
về đệ tứ thung. Tiếp đó thì đổi bộ pháp, chân phải hay
trái thì thứ tự cũng như nhau chẳng hạn chân phải đạp
lên đệ ngũ thung ở trung tâm, chân trái đạp lên đệ tam
thung, rồi chân phải đạp lên đệ nhất thung, có điều để ý
là mặt hướng về trung thung ở giữa, không được xoay
lưng lại.

Sau đó nhiều lần thì có thể tập quyền trên các thung,
mới đầu thì tập Tứ bình trùy, cũng tập Cửu cổn thập bát
trật, phải luyện tập như vậy trong hàng chục năm. Tiếp
đó tăng số thung lên 13 thung, cộng với 5 thung trước
là 18 thung rồi lại tăng thêm 18 thung nữa là 36 thung.
Đến đây thì gọi là Thiên cương Mai hoa thung. Các
thung được xếp theo hình hoa mai. Số 36 thung coi như
đã đủ. Nhưng luyện tập tối công phu thì số thung có thể
lên tới 108 thung.

Ngày trước khi đả lôi đài, những người tỷ thí cũng phải
diễn quyền trên các thung như vậy, ai bị đánh hất ra
ngoài tức là bại trận. Trong khi tỷ thí tuyệt đối không
được xoay lưng vào phía giữa, người tỷ thí phải tranh
cho được thung trung ương ở giữa, nhưng không công
phu thì dễ bị đánh bại, vì thung này chỉ chừng hai tấc.
Cho nên người tỷ thí thường phải luyện thế Kim kê độc
lập để chỉ đứng một chân trong thung trung ương mà
thôi.

Di thiểm chuyên pháp

Luyện tập vũ thuật là ở quyền cước cước nhưng nếu


không có căn bản công phu thì kết quả không thu lượm
được bao nhiêu. Chúng ta luyện tập quyền thuật, cơ sở
công phu trước nhất là ở sự vận động thân pháp, điều
khiển gân cốt. Thân pháp bộ pháp có được nhẹ nhàng
linh diệu hay không, quyền cước đánh ra có phù hợp với
tiêu chuẩn hay không, đều là do có phương pháp chuyên
luyện hay không. Cho nên từ đỉnh đầu tới gót chân, mọi
bộ phận của thân thể như cánh tay, cổ tay, đầu gối,
hông, cho tới thân pháp, bộ pháp v.v... đều phải được
chuyên luyện. Nếu không, khi ngộ địch, chẳng những
thân pháp, bộ pháp chậm chạp, dễ bị đánh mà dù có
đánh trúng kẻ địch thì cũng không đủ làm cho kẻ địch
phải đau đớn, cuối cùng thì bị hạ bởi tay kẻ địch. Cho
nên các vũ thuật danh gia đều đặc biệt chú trọng tới
thân pháp và bộ pháp. Hai môn này mà thành công thì
hiệu dụmg không sao kẻ xiết.
Ngày trước, các phương pháp tập luyện của Thiếu Lâm
tự như Bào chuyên, Mộc nhân, Sa đại, Mai hoa thung,
Thiết sa chưởng vv... đều là những cơ sở công phu, có
tác dựng phù trợ cho việc luyện tập quyền thuật.

Thiết sa chưởng, Mai hoa thống Thiết sa thủ đều có được


ghi chép, nay xin ghi lại ở đây phép Bào
chuyên di thiểm, là kỹ thuật bí mật của
Thiếu Lâm tự ngày xưa. Hy vọng được bạn
đọc theo dõi.

Pháp này luyện tập sự vận động các khớp


xương. Các viên gạch được xếp theo hình
trên đây khoảng cách tùy theo Mã bộ của
người luyện tập, nhưng khoảng cách càng
nhỏ thì càng tốt. Mới đầu tập bước theo
hình tam giác, ba tháng sau thì tập theo
hình tứ giác, ba tháng sau nữa thì tập theo
hình lục giác.

Tập theo hình tam giác :

- Đầu tiên hai chân đứng ở vị thế 1, 2

- Chân trái bước tới vị thế 3

- Chân phải bước tới vị thế 2

- Rồi lại tập trở lại theo thứ tự ban đầu

Tập theo hình tứ giác :

- Hai chân đứng ở vị thế 1, 2

- Chân trái bước tới vị thế 4

- Chân phải bước sang vị thế ba (3)


- Rồi cứ theo thứ tự trên mà lập đi lập lại.

Tập theo hình lục giác :

- Hai chân đứng ở vị thế 1, 2

- Chân phải bước tới vị thế 6

- Chân trái bước sang vị thế 5

- Chân phải trước sang vị thế 4

Từ đó về sau thì chuyên luyện theo hình lục giác. Nếu


thành công thì khi ngộ địch sẽ biết mượn sức mà đánh
sức, lại có thể tiến sát vào người kẻ địch. Pháp luyện tập
này cũng sửa đổi được các sai lầm khuyết điểm của thân
pháp và bộ pháp. Tập trong vòng hai năm là có thể
thành công.

LUYỆN CÔNG THẬP ĐÀM

Nói về thời gian và trình độ luyện tập vũ công thì ba


năm coi như tiểu thành, năm năm coi như trung thành,
mười năm thì có thể đạt tới mức đại thành. Nhưng sau
mười năm gian khổ chuyên luyện, cũng chưa thể nói là
việc luyện tập đã kết thúc, bởi vì võ thuật vô biên có bỏ
mấy chục năm chuyên luyện cũng chưa thể thấy đâu là
bờ bến. May ra thì chỉ tinh luyện được một môn, nếu
tham bác luyện tập các môn khác thì dù có tận dụng
tinh lực của cả một đời cũng khó lòng biết hết.

Thiếu Lâm tự ngày xưa, sau khi luyện lập để có được cơ


sở công phu về một môn, thì môn đồ tạm coi là kết
thúc, nhưng sau đó thì mỗi sáng sớm chỉ vận động gân
cốt, đi vài ba đường quyền, để hàm dưỡng công phu đã
có. Đây cũng là cách tiếp tục luyện tập chứ nếu cứ tập
luyện mãi theo lối cũ thì càng tập chỉ càng thêm chậm
chạp, vì lúc đó kình đã nhập cốt, gân cũng cứng ra, sự
khéo léo nhanh nhẹn chẳng những mất dần đi mà có khi
còn tổn thương tới khí huyết nữa.

Ngày nay chúng ta luyện tập quyền thuật, phải biết tới
điều đó. Nếu sau này khi tuổi đã cao mà thấy khí huyết
ngày một suy thì hãy nghĩ rằng mìnhl có thể bị nội
thương. Khí huyết suy mà bệnh tật thường xảy tới, thì
tức là lúc niên thiếu đã luyện tập quá độ.

Nhưng nếu hàng ngày không lo trau giồi thì sở học ngày
càng mất mát, quên dần đi. Cho nên hãy theo phương
pháp của Thiếu Lâm tự trước kia, mỗi ngày dượt vài ba
đường quyền để giữ sự dẻo dai, củng cố sở học. Theo
các bậc tiền bối của Thiếu Lâm tự thì sau ba mươi năm
ôn tập như vậy có ngừng lại cũng không quên, vì thời
gian ôn tập đã đầy đủ.

Hoặc giả có người muốn rõ hơn về vấn đề này, thì sự


giải thích cũng không khó. Người luyện võ cũng như kẻ
rèn dao. Dao chưa thành hình thì phải dùng lửa hồng
mà nung, lấy búa nặng mà rèn. Lúc sắp thành hình thì
chỉ dùng lửa nhỏ, dùng búa nhẹ. Đến khi dao thành thì
nhẹ nhàng mà mài cho sắc. Dao đã sắc thì phải cất đi,
chưa hề nghe nói dao sắc rồi mà cứ mài mãi bao giờ, vì
như thế, chỉ làm cho dao mất sự sắc bén đã có mà thôi.
Cho nên với người đã thành công về một môn võ nghệ,
cái lý cũng tương tự như thế.

Tuy nhiên, khi đã thành còng thì phải chú ý tới sự dưỡng
khí, tư tưởng tình cảm chẳng nên bồng bột phát lộ, tuổi
đã cao nhưng vẫn cung kính khiêm nhường ngay cả với
đàn hậu bối. Đầu óc nuôi dưỡng những ý tưởng tốt lành
thì hiểu được lẽ sinh diệt. Đi đứng nằm ngồi, ý tồn lại ở
cả đan điền. Lúc rảnh rỗi thì nghiên cứu thêm lý thuyết
quyền thuật cho sở học được tinh thâm, tim thầy hay
bạn tốt mà trao đổi học hỏi, như thế công phu ngày
càng thâm hậu, sức tiến có thể vô cùng.

Lão Tử nói rằng kẻ khéo giấu thì coi như là không có gì,
mà người quân tử biết nhiều, dung mạo coi như kẻ ngu.
Lời nói đó quả là quy tắc cho việc luyện võ. Theo được
lời đó mà luyện tập, thì tới khi ngộ địch, chẳng những
trong lòng không hề sợ sệt, mà còn đủ khả năng đánh
bại kẻ địch bằng cả công phu và cả tâm cả ý.

THIẾT SA THỦ

Người ta thường lẫn lộn Thiết sa thủ với Thiết sa


chưởng, nhưng căn cứ vào sự thật thì không giống nhau,
cho nên mới đặt tên Thủ, Chưởng khác nhau.

Luyện phép Thiết sa chưởng, còn phải rửa tay bằng


nước thuốc để khí được lưu hành và bao nhiêu ứ trệ tiêu
tan, còn luyện phép Thiết sa thủ thì chỉ cần theo đúng
cách mà luyện tập lâu ngày thì có thể thành công. Ở đây
chỉ xin nói về phương pháp luyện Thiết sa thủ mà thôi.

Phép này cũng gọi là Sáp sa, nghĩa là dùng bàn tay cắm
vào sắt vụn, chuyên luyện chỉ kình, lúc thành công thì
gọi là Thiết sa thủ. Phương pháp luyện tập cũng có trình
tự... Trước hết đổ đầy đậu xanh vào cối đá, rồi ngồi xồm
theo Mã thức mà cắm bàn tay vào đậu, mỗi ngày tập ba
lần và sáng trưa chiều. Tập như vậy trong vòng một
năm, đậu đã vỡ chừng phân nữa, lúc đó mới thay bằng
đậu vàng, cứng hơn. Rồi tiếp đó trộn đậu vàng với vụn
sắt, những vụn sắt nào có cạnh nhọn sắc thì phải bỏ đi.
Chừng một năm sau đậu vỡ dần đi, thay đậu bằng vụn
sắt, cứ bớt đậu thì thêm vụn sắt, sau cùng thì toàn vụn
sắt. Luyện thêm trong vòng hai năm thì thành công.

Nếu lúc bắt đầu tập bằng vụn sắt ngay thì nếu xương
ngón tay không bị thương tổn, da ngón.tay cũng trầy
trụa. Trường hợp không dùng cối đá thì có thể dùng cái
lu vẫn thường dựng nước, cao chừng hai thước, rộng
chừng tám tấc. Mỗi bàn tay cắm vào 14 lần không nên
dùng sức quá nhiều, chỉ nên dồn lực vào cổ tay.

Trường hợp không dùng đậu thì dùng loại lúa đen. Vùng
Xuyên bắc thường dùng cách này, khi thành còng gọi là
Ngũ độc thần sa chưởng, bởi vì khi luyện tập còn cho
thêm 5 vị thuốc độc. Người vùng Xuyên Tương Luyện
phép này rất đông. Trong vũ lâm Trung Hoa có câu nói :

- Phương nam nhiều Dũng tử, phương bắc nhiều Bát


thức, Xuyên tương nhiều sa thủ, là vậy.

Sa thủ danh gia vùng đất Tương có Diệp Phượng Tường


là tay hùng tài gần đây nhất. Đương thời, một danh gia
võ lâm là Dị quang Tờ tìm tới xin thí võ. Diệp nhận lời,
mời Dị ngồi nói chuyện. Bỗng thấy một con trâu đi
ngang trước nhà. Diệp quay bảo Dị :

- Tôi có thể moi tim con trâu kia, nhưng khi con trâu
chết thì ông phải đền tiền cho người chủ. Chẳng hay ông
có bằng lòng không ?

Dị nghĩ rằng da trâu rất dày, thịt trâu cũng cứng, lại còn
xương sườn của trâu ngăn cản, phóng tay vào moi tim
trâu là chuyện khó tin do đó Dị nhận lời.

Diệp bèn bước tới gần trâu, vận lực vào chưởng, phóng
chưởng vào bụng trâu, chỉ thấy cườm tay xoav một
vòng, tim trâu đã được đem ra, máu phun đầy đất, trâu
không kịp kêu đã ngã ra chết.

Dị thấy chỉ lực như vậy hổ thẹn tài mình non kém, vội
vòng tay mà cáo từ. Tiếng tăm Diệp Phượng Tường từ
đó vang dội khắp nơi.

KHÁI LƯỢC VỀ LỤC HỢP QUYỀN

(bằng hình vẽ)

Đây là phép nắm tay (trùy pháp) thông dụng, tên gọi
Thủy trùy, cũng gọi phương trùy. (hình 2)

Đây là chưởng pháp thông dụng, tên gọi Liễu diệp


chưởng, tay phóng thẳng ra và đánh bằng cạnh tay.
(hình 3)
Câu thức thông dụng (hai tay vươn như lưỡi câu, như cái
móc). (hình 4)

VẬN DỤNG GÂN CỐT TRƯỚC KHI DIỄN QUYỀN

Khom mình về phía trước, một phương pháp làm dãn


gân cốt trước khi tập quyền, hai bàn tay giao nhau và
úp xuống, thân mình từ từ cúi thấp xuống cho tới khi hai
bàn tay chạm đất, nhớ là đầu gối phải thẳng. (hình 5)
Cử động này là do cử động ở hình 4 mà ra, cách thực
hành rất giản dị, chỉ cần hai bàn tay nắm lấy hai gót
chân, cũng phải nhớ là đầu gối lúc nào cũng thẳng.
(hình 6)

Hai tay nắm lại để ngang sườn, một chân bước tới, chân
trước cong, chân sau thẳng, hai tay từ từ đưa lên cao,
giống như đang quay cái tay quay trên miệng giếng.
Quay vài vòng thì đổi chân. Gân cốt toàn thân sẽ được
vận động. (hình 7)
CÁC THỨC CỦA LỤC HỢP QUYỀN

Thức 1 : Cổn thủ hổ tọa

Hai bàn tay đưa ngang mặt, bàn tay phải theo
chưởng pháp, bàn tay trái cong lại như móc câu,
đồng thời chân trái xuất tới trước, chân trái nhẹ
chân phải nặng. (hình 8)

Thức 2 : Thượng bộ đối trùy

Trước hết bước chân trái thêm nửa bước rồi bước chân
phải lên một bưóc, hai chân ngang nhau,
đồng thời hai tay nắm lại khuỳnh trước
bụng, lòng bàn tay xoay ra ngoài. (hình
9)
Thức 3 : Linh cước thông thiên pháo

Hữu quyền (nắm tay phải) hướng ra ngoài mà


vung lên, đồng thời chân trái co lên, mắt nhìn về
phía trái. (hình 10)

Thức 4 : Hoàng quyền liêu âm trùy


Hạ chân trái, tả chưởng giơ ngang, cao hơn đầu vai, hữu
quyền phóng tới trước, lưng và cổ phải thẳng. (hình 11)

Thức 5 : Phùng thủ đảo trùy

Tay trái nắm cổ tay phải, khuỷu tay phải


đưa ngang, thẳng đứng với chân trái, sau
đó bàn tay phải đập vào chân phải, chuyển
thành thức 6. (hình 12)

Thức 6 : Thượng bộ liên hoàn tam trùy

Từ thức trên bước qua phải, chân trái


bước theo, xuất tả quyền, tay phải cong
lại ngang vai, lưng phải thẳng. (hình 13)
Thức 7 : Ô long thám hải

Tả quyền biến thành chưởng, đưa lên


cao, đồng thời bước giả chân phải, xuất
hữu quyền, mình hơi ngả về trước. (hình
14)

Thức 8 : Tài trùy

Tả chưởng vỗ đầu vai trái, hữu quyền thõng xuống,


hướng ra ngoài, đồng thời thu hồi chân
phải. (hình 15)

Thức 9 : Sáp đã

Bước chân phải, phóng tay phải, tả


quyền nách trái. (hình 16)
Thức 10 : Bạch hạc lượng phiên

Bỏ chân trái, thân xoay về trái, tay trái vỗ trong đùi


phải, hai tay đưa tréo lên trên, thân thẳng
lại, hai tay thành chưởng, hai chân ngang
bằng hơi khom. (hình 17)

Thức 11 : Yến tử lược thủy

Hữu chưởng đưa về trước, tay phải hơi cong, tả quyền


đưa vòng sau lưng. (hình 18)

Thức 12 : Tam hoàn sáo nguyệt

Tay phải và chân phải cùng co lại, sức nặng


dồn xuống chân phải, chân trái bước lên, tả
quyền ngửa lên, hữu quyền úp xuống. (hình
19)

Thức 13 : Thượng bộ dịch chưởng


Từ thức 12 xoay mình trở về chính diện, quyền trái vòng
ngang trái, che sườn trái, chân phải đứng thẳng,
tay phải vung lên phía phải, mắt nhìn về phía
trái. (hình 20)

Thức 14 : Hạ đường trùy

Hạ chân trái, vung ngang tả quyền, hữu


quyền từ cao đánh xuống, đầu không được
cúi. (hình 21)

Thức 15 : Phản diện trùy

Xoay người qua phải, hữu quyền gạt qua phải, ở phía
trên đùi phải, mặt ngó về bên phải. (hình 22)

Thức 16 : Tiến bộ liên hoàn tam trùy


Chân trái bước lên, xuất tả quyền, xuất luôn hữu quyền
rồi co tay phải ngang vai, hữu quyền che nách phải,
chân ngang bằng, hơi thấp xuống.
(hình 23)

Thức 17 : Yêu thủ liêu âm cước

Tay phải nắm cổ tay trái xoay ra ngoài, chân trái đá lên,
rồi đặt xuống, đá chân phải lên. (hình 24)

Thức 18 : Tả hữu pháo trùy


Hạ chân phải, tay phải vòng ngang rồi đưa lên,
sức nặng ở chân trái, xuất tả quyền tới trước,
đoạn bước chân phải lên nửa bước, hai quyền
hạ xuống ngang nhau rồi hữu quyền phóng tới,
tiếp đó lấy về ngay như trong hình. (hình 25)

Thức 19 : Suất chưởng xuyên chưởng

Triệt hồi thức trên, bước chân phải, xuất hữu chưởng
như trong hình, rồi bước chân trái lên
theo, ta chưởng xuất theo hữu
chưởng, nhưng tả chưởng ở dưới hữu
chưởng, rồi chân trái lại bước tới nữa.
(hình 26)

Thức 20 : Diêu tử phiên thân

Chân phải bước lên, bàn chân đưa ngang, tay phải hơi
co lại và hướng ra ngoài, cườm tay xoay chuyển, đồng
thời thân mình hơi ngẩng lên, tả
chưởng che sườn trái như trong hình.
(hình 27)

Thức 21 : Hận địa vô hoàn

Mở chân trái, bước chân phải tới trước, đồng thời hai tay
co về trước bụng, tả quyền úp sấp, hữu
quyền lật ngửa theo thế âm dương thủ như
trong hình. (hình 28)

Thức 22 : Quật tử cước

Chân trái xoay lại, đầu gối trái thẳng, sức


nặng ở chân trái, cùng lúc tung chân phải
ra sau, gập mình về trước, song chưởng
vung ngang như trong hình. (hình 29)

Thức 23 : Đả hổ thức

Đặt chân phải xuống, chân phải, chịu sức


nặng, hữu quyền vung một vòng từ dưới lên tới ngang
trán, tả quyền hướng vào trong đặt trên đầu gối trái,
chân trái dẫm hờ. (hình 30)

Thức thứ 24 : Thâu thức

Bước lùi chân phải nửa bước, song quyền xòe thành
song chưởng, từ dưới hướng ra ngoài, như đang đè
xuống, khí tụ đan điền, hai chân ngang bằng, đầu xoay
về trái mà định thần. (hình 31)

XÍCH

CỪU LIÊN QUYỀN

Hai mươi bốn thức của Lục Hợp Quyền, thuộc Vy Đà


Môn, Thiếu Lâm Phái đã được dẫn giải bằng hình vẽ ở
phần trên, nay xin nói về Xích Cừu Liên Quyền, cũng
thuộc Vy Đà Môn. Mỗi động tác trong phép quyền này
đều nhanh nhẹn như loài khỉ vượn, đó là căn cứ theo lý
thuyết Lục hợp Bát pháp. Phép quyền này luyện tập kỹ
càng, rất ích lợi về mặt thực dụng, bởi vì mỗi chiêu mỗi
thủ đều có chỗ độc đáo. Trong quyền thức này, luôn
luôn có hai người giao đấu, dùng phép Nhất thủ phân
tam thủ, biến hóa huyền ảo mà phép đánh cũng tinh
mật lạ kỳ.

Nay xin trình bày bằng hình vẽ cho được cụ thể.

Tài thủ khai thác

Người động thủ đầu tiên, có dấu thập là Giáp, người


không có dấu là Ất. Đây là phép so tay gọi là Tam
Duyên đối thức, nghĩa là ở trên thì đầu mũi đối với đầu
mũi, ở giữa thì tả quyền so với tả quyền, ở dưới thì mũi
chân trái đối với mũi chan- trái, tay phải cũng nắm
thành quyền, co lại để ngang sườn phải. Chân trước
nhẹ, chân sau nặng, tay trên là tĩnh, tay dưới là động,
lấy tâm làm chủ, mắt nhìn thẳng vào
kẻ địch. (hình 32)

Giáp điểm huyệt Nhân trung

Giáp xoay người sang phía đông, chân phải bước lên,
đồng thời chĩa hai ngón tay trỏ và giữa
của bàn tay phải, từ dưới xuyên ngược
lên, điểm vào huyệt Nhân trung ở dưới
mũi Ất. (hình 33)
Ất điểm Kiên tỉnh huyệt

Ất xoay mặt sang phiúa tây, dùng tay trái gạt tay phải
của Giáp, đồng thời vươn tay phải
đánh vào huyệt Kiên tỉnh ở cổ trái (?)
của Giáp như trong hình (hình 34)

Giáp trảm Đồng tử cốt

Giáp cong tay trái gạt tay phải của Ất ra, rồi dùng hữu
chưởng chém mạnh vào xương quai xanh
của Ất. (hình 35)

Ất điểm Ngư tích huyệt


Ất thu tay phải về, vòng vào phía trong móc tay phải
của Giáp ra. Giáp hồi thân, dùng chân phải đá ngược
vào hạ âm huyệt của Ất. Ất tức thì lùi chân trái, dùng
tay trái đánh vào huyệt Ngư tích trên bụng chân của
Giáp, hữu quyền giơ ngang mày,
lưng thẳng. (hình 36)

Ất điểm Quải lữ huyệt

Giáp vội thu chân phải, đặt xuống và


xoay người lại, như vậy là chân trái
ở trước, trong khi Ất chưa kịp đứng vững, Ất vội bước
chân phải lên, vươn tay phải đánh vào huyệt
Quải lữ ở vai Giáp. (hình 37)

Giáp tay điểm Khúc trì, chân đá vào Khí môn


Giáp vội vươn vai tay trái. Giáp đánh vào huyệt Khúc trì
ở khuỷu tay của Ất, đồng thời chnâ trái vung lên đá vào
khí môn ở sườn phải của Ất (Khí môn ở đây là ý nói bộ
phận lớn, không phải là huyệt Khí môn ở
bụng, chỗ gần ngực). (hình 38)

Ất vỗ Khỏa cốt huyệt

Ất dùng tay trái vỗ vào Khỏa cốt huyệt của Giáp, đồng
thời chân phải bước xéo qua trái, như vậy là chân phải ở
trước, tiếp đó Ất dùng tả quyền gạt đòn cùa Giáp, lúc đó
Giáp cũng bước xéo chân phải qua và
hơi nghiêng mình vươn tay trái. (hình
39)

Giáp Ất tấn công nhau (1)


Giáp bước chân phải, đá vào huyệt Tam lý ở chân Ất,
tay phải dánh vào huyệt Tỉnh tuyền ở dưới cằm Ất – Ất
lui chân phải, dùng tay phải nắm lấy cổ tay phải của
Giáp kéo về phía mình, đồng thời vươn tay trái, xỉa ngón
điểm vào huyệt Hữu bộ nha tai ở má
phải của Giáp. (hình 40)

Giáp Ất tấn công nhau (2)

Giáp co tay phải về, dùng bắp tay phải gạt cánh tay trái
của Ất, rồi dùng các ngón tay của bàn tay phải điểm vào
huyệt môn ở sườn trái của Ất – Ất vội hạ
tay trái xuống gạt ra. (hình 41)

Giáp Ất tấn công nhau (3)

Giáp dùng tay trái nắm chặt cổ tay trái của Ất, rồi vươn
tay phải đánh vào bụng Ất – Ất vội dùng bàn tay phải
nắm chặt cổ tay phải của Giáp. (hình
42)

Giáp Ất tấn công nhau (4)

Giáp lật hữu quyền lên đánh vào Lương huyệt ở mũu Ất,
Ất một mặt xiết chặt tay phải, một mặt dùng hữu quyền
đánh trả vào mặt Giáp – Giáp vội dùng tay trái đỡ, như
trong hình. (hình 43)

Giáp Ất tấn công nhau (5)

Giáp lui chân phải – Ất lui chân trái – Hai người dùng
hữu quyền định đánh vào huyệt yêu nhãn ở lưng nhau.
(hình 44)

Thâu thức

Sau cùng Giáp lui chân phải, Ất


cũng lui chân phải, tay phải co
lên, quyền để ngang hông, tay
trái hướng tới trước, theo thế
Phục hổ thính phong – Hai người
chấm dứt cuộc đấu. (hình 45)

KHÁI LƯỢC VỀ LỤC HỢP ĐAO

Trong các loại khí giới, thì đao là thứ khí giới phổ thông
hơn cả, mà cũng lợi hại hơn cả. Đao gồm có các loại Đơn
đao, Song đao và Đại đao. Lại có trường hợp sử dụng
các loại khí giới khác, nhưng vẫn sữ dụng thêm đao,
chẳng hạn như Đao và Tiên (roi), Đao và Thương. (Cũng
có trường hợp Đao và Tiêu, tức phi tiêu, một loại ám
khí).

Đơn đao vốn phân làm 8 loại, nhưng Trường đao và Yêu
đao là được dùng nhiều hơn cả. Đại đao tức là loại đao
có cán dài, như Yển nguyệt đao, Câu liêm đao, Trạo
đao, Khuất đao, My duyên đao, Phượng chủy đao, Bút
đao, Câu lủ đao, Tượng tỵ đao, Đại đóa đao, Lãnh diễm
cứ vv...

Nay xin luận về Đơn đao. Về tên gọi thì tùy theo các
danh gia võ phái nên không đồng nhất. Có Lục hợp đao,
Phách thiểm đơn đao, Phượng phiên đao, Ngũ hổ đoạn
môn đao, Mạt my đao... Phép sử dụng đơn đao sao cho
khẩn mật cũng đòi hỏi sức lực.

Một thanh đơn đao phân làm Ngũ vị, gồm Thiên Địa
Quân Thần Sư, cũng như trong ngành văn có Nhân
Nghĩa Lễ Trí Tín vậy. Lưng đao là Thiên, lưỡi đao là Địa,
giữa chuôi là Quân, bộ phận che chuôi đao là Thần (gọi
là đao bàn), phần cuối chuôi đao là Sư, phía trước mũi
đao 3 tấc gọi là Liệu nhận. Tua chỉ đỏ ở đại đao gọi là
Xuy phong, ở cây thương gọi là Huyết đương, nếu là
màu đen thì gọi là Tố anh.

Thời cổ, đơn đao gồm 5 loại xếp theo thứ tự trên dưới là
Long cấu, Xà thuế, Hồng mao, Tuyết đao và Cẩu nha
tấn. Màu sắc của đao thường do sở thích tùy người. Về
phép xử dụng thì không nhảy nhót nhiều, người ta hay
nhắc tới Ngũ hoa bát môn, cũng gọi là Ngũ hoa đao.
Ngày nay có Đông dương đao thức, cũng liệt vào loại
đơn đao của Trung Hoa, nhưng được người Nhật đặc biệt
phát triển. Nên biết rằng môn kiếm và Nhu đạo của
Nhật cũng là bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng mức cao
thâm huyền bí thì không thể so được với Trung Hoa.
Nhưng phải nói là người Nhật cũng có tinh thần sáng
tạo, mặc dầu môn kiếm của họ chỉ được coi là bắt chước
phép dùng đao phổ thông của Trung Hoa (?).

Những thanh cổ đao của Trung Hoa quả có khả năng


chém sắt chặt đá, mà người ngoài không thể mộng
tưởng theo kịp. Nhưng khí giới bén nhọn hay không,
hoàn toàn không liên can gì tới nội dung đao pháp.
Người Nhật chế được những loại kiếm thật sắc bén,
nhưng nếu chỉ cậy vào khí giới sắc bén mà cho là vô
địch thì thật là đáng buồn cười vậy. (?) Nếu không thì
sao có người chỉ dùng khí giới tầm thường mà cũng hạ
được trường mâu, đại thương.

Về đơn đao pháp, có phép được chép thành sách, có


phép không được ghi chép gì. Trường hợp có sách dạy
về đao pháp, thì trước hết phải đọc cho kỹ để hiểu rõ về
các tên, các thức. Đó là điều cần yếu. Lúc luyện tập,
cũng như quyền thuật, nghĩa là không được cúi đầu,
cong lưng, đao thức đánh ra thu về phải có mức độ,
trước mắt phải tưởng tượng như có kẻ địch đang đấu với
mình.

Bất luận là luyện tập thứ khí giới gì, đều phải lấy phép
phá thương làm chính, bởi vì thương được coi là vua của
các loại khí giới. Khi luyện đao, một tay cầm đao, còn
một tay không. Thường cầm đao tay phải. Sự thật thì
tay cầm đao không khó, khó nhất là tay không cầm đao.
Cho nên khi nhìn xem đao pháp một người tới trình độ
nào, ta chỉ cần nhìn vào tay trái, tức là tay không cầm
đao của người đó, xem có tiến thoái tự nhiên theo đao
pháp hay không. Người ta có câu "Đơn đao thì coi tay
không, song đao thì coi chân". Vì thế mà song đao thì
không nghe tiếng chân dậm, mà đơn đao thì trái lại.
Đơn đao phân làm 6 thức là Triển, Mạt, Câu, Đóa, Khảm
và Phách. Mũi đao lưỡi đao hướng ra ngoài là Triển,
hướng vào trong là Mạt, co lại là Câu, giơ lên quá đầu là
Khảm, hai tay nắm chuôi đao chặt xuống là Phách, đưa
ngang là Đóa. Về song đao, bộ pháp là quan trọng,
đường đao tuy phức tạp nhưng phải theo thứ tự, không
được rối loạn. Luyện đao cốt yếu ở chỗ định thủ, định
thủ là tay phải làm chủ được cây đao. Trọng lượng của
cây đao cũng phải được chú ý.

Nay xin nói riêng về Lục hợp đao bằng hình vẽ.

Thức 1 : Hộ kiên đao

Tay phải cầm đao, lưỡi hướng ra ngoài, đưa ngang qua
vai trái, tay trái cong lại ngang vai, sức nặng ở chân
phải, chân trái bước giả tới trước một chút. Thức này
che được vai. (hình 46)

Thức 2 : Cổn thủ thích trát

Vung ngang đao qua phải rồi hạ xuống,


đồng thời chân trái rút về, hai chân
ngang bằng, đao giấu ở bên phải, tay trái thành chưởng
từ trong xỉa ra ngang ngực. (hình 47)

Thức 3 : Cử hỏa thiêu thiên

Tay trái vỗ vào cổ tay phải, chân phải dậm xuống đất,
tay phải vung lên, lưỡi đao đưa ra phía trước, chân trái
co lên, mắt nhin phía trái, tả chưởng che nách phải.
(hình 48)

Thức 4 : Uất trì lạp tiên

Bước chân trái tới, chém đao


xuống, theo đà đưa đao ra
phía sau, lưỡi đao ở dưới, tả
chưởng che ngực phải. (hình
49)
Thức 5 : Thám trát

Xoay cổ tay đưa ngược lưỡi đao về trước cho tới ngang
vai, lưỡi đao hướng xuống đất, chân phải bước lên, tay
trái nắm lấy cổ tay phải để trợ lực, lưng phải thẳng.
(hình 50)

Thức 6 : Yên hoành ngọc đái

Lui chân phải, nhấc chân trái, tay phải co lại


đưa đao ra phía sau, mũi đao cao hơn đầu,
khi tay phải co lại thì đưa đao một vòng tứ
phải sang trái, cho tới sau vai trái, tả
chưởng giơ lên để ngang mày. (hình 51)
Thức 7 : Câu quải tiến bộ liên hoàn tam đao

Phạt đao từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, đồng


thời hạ chân trái bước tới trước, bước
chân phải sang ngang, lại bước chân trái
tới trước, mỗi lần chuyển bộ là một lần
phạt đao, trong thức này đao phạt xuống
3 lần, sau đó hồi đao, tả chưởng đánh tới
trước như trong hình. (hình 52)

Thức 8 : Dạ xoa thám hải

Bước chân phải lên, hai chân chụm lại,


đao hớt từ dưới lên trên và từ phải sang
trái, người hơi nghiêng về phía trái, mắt
nhìn về trái. (hình 53)
Thức 9 : Phượng hoàng toàn oa

Bước chân trái sang ngang trái, tay trái vỗ đùi phải, đao
từ trên phạt xuống, sau đó hai tay dang ra ngang vai,
lưỡi đao ở dưới. (hình 54)

Thức 10 : Yến tử lược thủy

Thân xoay sang phải, tay trái nắm cổ tay phải trợ lực,
lưỡi đao ngửa lên, hai tay hất đao lên, sau đó
tay trái co lại vòng ra sau, sức nặng ở chân
trái, chân phải bước giả tới trước. (hình 55)
Thức 11 : Thâu bộ liên hoàn tam đao (1)

Bước chân phải, giảm sức nặng chân trái, tay trái nắm
cổ tay phải trợ lực, đưa ngược đao lên rồi
xoay lưỡi đao lại, lưỡ đao hướng tới trước.
(hình 56)

Thức 12: Thâu bộ liên hoàn tam đao (2)

Lại bước chân phải, đao từ trên phạt xuống, tay trái co
lại, tả chưởng ngay mày trái, làm như vậy 3 lần. (hình
57)
Thức 13 : Mạc thân lan yêu trảm

Làm theo thức 12 tới lần thứ ba thì


đao đem về bên hông, bước chân
trái, rồi bước chân phải, đao vung
tới trước, mũi đao hơi cao, tay trái
nắm cổ tay phải trợ lực, thân hơi
ngả về trước, lưng vẫn thẳng. (hình
58)

Thức 14 : Hải để liệu nguyệt

Hạ đao xuống rồi đưa lên, lưỡi đao


ngửa lên sau khi đã xoáy cuốn lưỡi đao
từ dưới lên, chân trái bước lên, chân
phải thấp xuống, tay trái xoay xuống
nắm lấy mu bàn tay phải, sức nặng ở
chân phải. (hình 59)

Thức 15 : Bạch viên hiến đào

Chân trái đứng thẳng chịu sức


nặng, chân phải đá tới trước, hai
tay vẫn giữ nguyên thế, cầm đao
từ trong đâm thẳng tới, lưỡi đao
vẫn ngửa lên. (hình 60)
Thức 16 : Quan Bình hiến ấn

Đặt chân phải xuống, bước chân trái lên,


đồng thời chuyển đao lên phía trên, lưỡi
đao ngang đầu, tay trái vẫn nắm cổ tay
phải. (hình 61)

Thức 17 : Tô Tần bội kiếm

Bước ngang chân phải, hoa đao ngang trên đầu, đem
đao sang vai phải, lưỡi đao ngửa lên, hai tay vẫn nắm
nhau như cũ. (hình 62)
Thức 18 : Đảo đả kim chung

Bước chân trái tới, rồi lại


bước chân phải lên, đồng
thời tay trái buông cổ tay
phải, đao chém từ trên
xuống, vòng ra sau và ngửa
lên, lưỡi đao nằm ngang mặt
đất, chưởng trái đánh về
trước. (hình 63)

Thức 19 : Đảo bạt thùy liễu

Bước chân trái lên, đao cuốn một vòng từ sau ra trước
rồi lại trở về vị thế cũ của thức 18, tay phải cong lại
ngang vai, tả chưởng che vai
phải. (hình 64)
Thức 20 : Bạch hổ khiêu giản

Xoay người sang phải, sức nặng trên chân phải, chân
phải thấp xuống, chân trái bước giả, vung đao qua đầu
thành một vòng tròn rồi đem ra sau, tả
chưởng hạ xuống che nách phải, hai chân
nhảy lên, khi hạ xuống thì giữ nguyên thế,
lưỡi đao thẳng đứng, chuôi đao ở trên.
(hình 65)

Thức 21 : Kim tỏa trụy địa

Sức nặng chuyển sang chân trái, chân phải vòng ra sau,
hai chân khuỵu thấp, tay trái nắm cổ tay
phải trợ lực, vung đao qua đầu rồi quét
ngang dưới thấp từ trái sang phải, lưỡi
đao hướng sang phải. (hình 66)

Thức 22 : Hoàng long toàn oa

Kéo đao về, lưỡi đao ở thấp,


ngang với mặt đất, chân phải
xoay sang phải, chân trái duỗi
thẳng (khi kéo đao về thì lưỡi đao chặt xuống). (hình
67)

Thức 23 : Thanh long nhập hải

Đầu gối phải thẳng lên, đẩy bật thân người về trước và
sang trái, sức nặng chuyển sang chân trái, đao đâm từ
dưới lên và tới trước, trong khi đâm xoay đao cho lưỡi ở
dưới, tay trái nắm cổ tay phải
trợ lực. (hình 68)
Thức 24 : Thâu thức

Hoa đao một vòng từ trái qua phải và từ trước ra


sau, ở lưng tay phải chuyển đao sang trái, đao
nằm thẳng đứng, mũi quay lên theo cánh tay
trái, tay trái xuôi theo mình, tay phải thành
chưởng xuôi theo mình, khí ở đan điền. (hình
69)

Bài đao chấm dứt.

LỤC HỢP THƯƠNG

Thương pháp của Vy Đà Môn thuộc Thiếu Lâm phái là


phương pháp dung hợp thương pháp của sáu danh gia
Dương Cao Sa Mã La Lưu, do đó gọi là Lục Hợp thương
pháp, tuy nhiên thương pháp của Dương gia được coi
làm chính. Thương pháp này truyền cho Dương thị, vợ
của của Lý Toàn đời Tống Ninh Tông, tức là Lê Hoa
Thương. Đó là thương pháp của họ Dương, vô địch thiên
hạ trong suốt 20 năm, trong đó có các thức Lê hoa bãi
đầu, Xuyên thủ xuyên tụ. Sự uyên thâm của thương
pháp này, không phải là người có sở học nông cạn đạt
tới được, cho nên truyền lại đến ngày nay chỉ còn là một
phần vạn mà thôi. Trong 24 thức kim thương của Dương
gia thương pháp, ngày nay Lê hoa kỳ trận, Hắc diêu,
Bạch diêu và Quyển thương là thương pháp chính tông.
Cây thương của Dương gia, cán bằng gỗ, đầu bằng sắt
có 4 cạnh, dài 9 thước, 2 thước là chuôi cầm, trong ngù
thương có một lưỡi câu móc ngược, đó là cách thức
riêng của họ Dương. Những cây thương của họ Dương
gồm các loại như Song câu thương, Đơn câu thương,
Hoàn tử thương, Tố mộc thương, Nha hạng thương, Thái
ninh bút thương, Trùy thương... Cán thương phân làm
Xuân thu tứ quý, Thập nhị thời thần, Nhị thập tứ tiết
khí, Tam tiết bát luận, Thất cầm bát đả... tính ra có tới
hơn 130 loại thương, nhưng thông dụng chỉ chừng bảy
tám loại.

Luyện thương pháp thì theo thứ tự Nhất tiệt, Nhị tiến,
Tam lan, Tứ triền, Ngũ nã, Lục trực. Thương pháp luyện
tới chỗ tinh diệu sẽ có được thân pháp cực mau lẹ uyển
chuyển. Phép xử dụng thương thì lấy trung bình làm
chủ, phép đứng thì dùng Tam duyên đối (như đã nói ở
thức 1, phần Xích cừu liên quyền ở trên). Trong phép sử
dụng thương, thường gặp 3 khuyết điểm lớn sau đây :
thứ nhất là thân pháp không được ngay thẳng, thứ nhì
là lúc đáng đâm lại không đâm, thứ ba là Tam duyên
(mặt, tay, chân) không đối xứng với kẻ địch. Tam duyên
đối được chỉnh có nghĩa là trên thì mũi mình chiếu thẳng
mũi địch, ở giữa thì thương mình chiếu thẳng thương
địch, ở dưới thì mũi chân mình chiếu thẳng mũi chân
địch. Nguyên tắc là thương địch xuất phát thì thương
mình gạt, thương địch bất động thì thương mình đâm,
thương địch tới gấp thì thương mình phóng ra phải
mạnh, thương địch tới mà mình không che không đỡ là
kể như không.

Các nguyên tắc tiếp theo là dùng phép Trung bình


thương, vua của thương pháp. Thương địch tới, dù cao
thấp xa gần đều không hại tới mình, cao thì không chặn,
thấp thì không bắt, điểm đáng đánh trúnh là điểm địch
khó che đỡ. Thương mình trí ở ngang hông thì trước hết
nhắm đâm vào tay hoặc chân của địch, đâm ra thì phải
thật gấp, lui về thì phải sợ chậm, mới lui được mau.

Lê hoa trân thương pháp là do sự tương hợp của Bát


thương, Tiểu diêu tử và Lục côn đầu mà thành. Về các
tên gọi thì phải hiểu rõ, Hắc diêu là tiến bước thì đâm,
lui bước thì cản, bước ngang cuốn thương mà cản. Cuốn
thương là quậy mũi thương từ trong ngoài hoặc từ ngoài
vào trong, khi ta và địch cùng đạm thương tới. Bước tiến
thì phải nhanh như gió, bước lùi thì phải vững như núi.
Vòng tròn khi cuốn thương trung bình chỉ khoảng 6, 7
tấc mới có kết quả.

Thất kình của thương pháp gồm Nã, Lan, Trát, Băng,
Thiêu, Dao, Bãi và Áp. Bát mẫu đại thương thì gồm Nã,
Lan, Để, Tróc, Khấu, Trầm, Bằng, Phong.

Về cách đối phó với thương của địch đâm tới thì sách
chép rằng, thương địch đâm tới, ta cướp thương, hoặc ta
chặn thương. Địch đâm chân ta, ta nghiêng thương.
Địch đâm phía trên, ta giơ thương, địch đâm phía dưới,
ta gạt thương. Thương địch từ dưới đâm lên, ta cuốn
thương mà ngăn lại. Các thức trong thương pháp gồm
Triền thương, Lan thương, Phá thương, Phá lan, Trung
bình, Tử phục sinh, Nhất tiến nhất thối, Nhất thượng
nhất hạ, Thủ pháp, Lỗ pháp, Điên đề, Thoa pháp, Đề
pháp, Khán pháp, Tiếp pháp, Thân pháp, Tọa pháp, Trì
pháp, Lục phong lục bế.

Lê hoa thương thì gồm 21 chữ sau đây : Câu quải Tiễn
Nã, Tỏa Lạp Tiến Phong, Lan Đề Hoắc Thiêu, Phách Đóa
Trát Hoạt Áp, Thôi Hoảng Cách Hạ. Trước thì có Xuyên
Chỉ Xuyên Tụ, sau thì có Lê Hoa Bãi Đầu, có Hư Thật, có
Kỳ Chính, có Hư Hư Thật Thật, có Kỳ Kỳ Chính Chính.
Tiến thì dũng mãnh, lui thì mau lẹ. Thế phải hiểm, bất
động thì vững như núi, động thì mau mạnh như sấm
chớp. Tuy Can tử của Sa gia, trường thương của Mã gia
đều đưọc coi là kỳ diệu, nhưng đều không thể so được
với thương pháp của Dương gia, cây thương dài mà
dùng được cả chỗ ngắn, thần xuất quỷ nhập khó lường.

Luyện thương thì nên chọn cây thương cán làm bằng gỗ
tốt, nặng nhẹ phải vừa, to nhỏ tùy theo tay cầm. Cán
thương thì nhỏ dần từ cuối tới đầu mũi thương mới là
hợp cách. Thương nặng quá lúc sử dụng sẽ chậm chạp,
mà nhẹ quá thì thương pháp không chính xác.

Nay xin dùng hình vẽ để diễn tả 24 thức Kim thương,


mỗi thức gồm 3 đường thương, như vậy là gồm 72
đường thương, do sự biến hóa của 24 thức vậy.

Thức 1 : Dạ xoa thám hải

Đây là thức cầm thương để nhìn và giữ, khi ngộ địch sẽ


tùy cơ ứng dụng, xoay sang thức nào cũng được. (hình

70)

Thức 2 : Tứ di tân phục


Đây là phép Trung bình thương, chủ yếu của Lục hợp
thương, thức đầu tiên cùa 24 thức, biến diệu vô cùng, từ
cổ chí kim, các loại khí giới khác khó lòng đương nổi mũi
nhọn của thức này. (hình 71)

Thức 3 : Chỉ nam châm

Đây là phép Thượng bình thương, nhìn qua gần với phép
Trung bình thương ở trên, nhưng là thế chuẩn bị biến
hóa của Lục hợp thương, lấy ý mà diễn ra thì trong 24
thức có thể phá được một nửa. (hình 72)

Thức 4 : Thập diện mai phục


Đây là phép Hạ bình thương, có vẻ kín đáo chặt chẽ hơn
phép Thượng bình ở trên, khéo léo luyện cho trúng thức
thì biến hóa áp đảo được kẻ địch. (hình 73)

Thức 5 : Thanh long hiến trảo

Đây là phép Cô nhạn xuất quần để xuất thương đâm kẻ


địch, tay trái co lại để ngang vai, không nhấc chân lên.
(hình 74)

Thức 6 : Biên lan

Đây là phép Bả môn phong bế, mục đích là thủ, tay cầm
thương như ôm đàn tỳ bà. Thức này cũng tương tự thức
Kỵ long, chỉ khác là chân trái bước trước, chân phải
bước sau, còn Kỵ long thức thì không bước chân trái.
Trong thức này, sau khi thủ, muốn công thì bật chân
phải lên. (hình 75)

Thức 7 : Thiết phiên can

Đây là thương pháp Hoàng long điểm can, trước thì


ghìm xuống sau thì tiến lên, nhớ là mũi thương không
chạm đất, nếu chạm đất tức là Thiết ngưu canh địa.
(hình 76)

Thức 8 : Khóa kiếm

Đây là thương pháp quần lan, làm vẻ hở hang để dụ


địch tới, giữa chừng mà đánh, địch hư mà ta thật,
nhưng trong khi ta hoa thương dụ địch tiến tới thì địch
thật mà ta hư. (hình 77)
Thức 9 : Phổ địa cẩm

Đây là thương pháp Địa xà, hờm sẵn tay để đợi đâm
mau, địch đánh cao thì khó đánh, mà thấp thì ta phản
ứng dễ dàng. Đầu gối trước hơi cong, đùi nằm theo bước
thương và ở dưới cán thương, chân phải thấp xuống
theo thế Linh miêu tróc thử. (hình 78)

Thức 10 : Triều thiên

Đây là thương pháp thượng cảnh hạ thổ, giống như cầm


cờ sắp quét đất, biến hóa dễ dàng không sợ ngụy kế của
địch. (hình 79)
Thức 11 : Thiết ngưu canh địa

Trong thức này đâm tới hoặc thâu về đều rất mạnh, mũi
thương chạm đất. (hình 80)
Thức 12 : Trích thủy

Đây là phép Đề điên, thuận tay mà đâm xuống, tiến tới


thì dùng thức Kỵ long. Thức này không giống với thức
phá đòn thấp của địch, mà là thức tấn công bách phát
bách trúng. Mũi chân phải chấm đất, thân hình hơi ngã
về trước chút ít. (hình 81)
Thức 13 : Kỵ long

Trong thức này, tiến thì như vạch cỏ tìm rắn, lui thì
dùng thế Biên lan mà tự che chở, Lê hoa cổn tụ giống
như chiếc thoi đưa. (hình 82)
Thức 14 : Bạch viên đà đao

Đây là phép thương pháp trá hồi, có thể trở ngược lại
thành thức Kỵ long bên trên, thuận bước thì ngăn được
thương của địch, hoặc phá thức thương trung bình của
địch ở bên mình. (hình 83)
Thức 15 : Tỳ bà

Đây là thương pháp Bạch ngưu chuyển giác, ở trên thì


gạt được thương địch, ở giữa thì chặn được thương địch,
ở dưới thì quét ngang như thoi đưa, thuận tay thì xoay
sang thế Thanh long hiến trảo. (hình 84)
Thức 16 : Linh miêu tróc thử

Đây là thương pháp Vô trung sinh hữu, bước tới là giả,


bị kìm thương thì có thể vụt lên mà xung đả. (hình 85)
Thức 17 : Thái sơn áp noãn

Đây là thương pháp Ưng tróc thố, thế thương tuy đưa
cao, nhưng thân mình dễ biến hóa, địch dù có dùng thế
mai phục, ta cũng có thể biến thành thức cầm cờ quét
đất. (hình 86)
Thức 18 : Mỹ nhân nhận châm

Phép này phá được thế địa xà, phòng địch giơ thương
đâm tới đầu ta. (hình 87)
Thức 19 : Thương long dao vỹ

Đây là cách lui về tự vệ tự cứu, chuyển động phải thật


nhanh thật mạnh, thế như làm rơi rụng lê hoa. (hình 88)

Thức 20 : Sấm hồng môn

Đây là phép Phao thoa, như kẻ ném con thoi, thân người
theo thương mà tiến, có thể bất chợt ngồi xuống mà
chặn thế công của địch. Sách chép : Lục trực đều khéo
léo nằm ở trong đó, dùng binh khí dài mà lại quý ở chỗ
ngắn, cũng như dùng binh khí ngắn mà lại quý ở chỗ
đánh xa, đó là cái lý tinh diệu trong võ nghệ. Ngắn mà
dùng làm dài là để chế ngự đòn dài của địch, nhưng dài
mà dùng ngắn thì khó khăn, dễ sai lầm, do đó phải tính
toán để chỉ dùng khi địch ở cách mình chừng hơn một
thước. Địch thấy ta dùng binh khí dài, sẽ yên tâm tiến
sát ta, nhưng ta thình lình cầm ngắn lại, kẻ địch sẽ bất
ngờ luống cuống. Cho nên bí quyết dùng binh khí dài,
vạn cổ vẫn là bí quyết khó luận vậy. (hình 89)

Thức 21 : Phục hổ

Đây là thương pháp Lục phong, ngọn thương xiên ngang


mà mạnh như gió, có thể lui về thình lình để chặn địch.
Nếu địch dùng thức Áp noãn thì ta đổi thức Triều thiên
thiết tảo mà phá. (hình 90)
Thức 22 : Thôi sơn tắc hải

Phép này là Hộ tất thương pháp, cán thương che đầu


gối, thương giơ cao thẳng đứng chờ biến thức, ở mặt
dưới thì có thể quét đất, ở khoảng giữa thì có thể hạ mũi
mà đâm, có thể biến sang thức Thiết ngưu canh địa.
(hình 91)
Thức 23 : Diêu tử phác am thuần

Đây cũng là thương pháp Bát thảo tầm xà, như người
vạch cỏ tìm rắn, với đòn cao thì có thể hất thương lên
cuộn thương địch, khoảng giữa thì có thể chặn được
thương địch đâm tới, lại có thể sẵn sàng nhảy lùi thành
thế Côn thủ trung bình. (hình 92)
Thức 24 : Thái công điếu ngư

Đây là phép Ma kỳ, như người cầm cờ, lại cũng như
Khương Tử Nha câu cá, địch dùng thức nào ta cũng
chống được, tiến thoái nhanh nhẹn, cương nhu là do
mình, đợi địch ra đòn mà biến hóa. (hình 93)
* HẾT *

You might also like