You are on page 1of 35

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC

Đề tài:Vì sao có sự thay đổi hệ thống giá trị cá nhân?Nhận dạng sự thay đổi
giá trị công việc và cuộc sống của con người trong tổ chức.
GV:Trần Anh Hoa
TÓM TẮT
I.Thế nào là giá trị cá nhân?
II.Thế nào là hệ thống giá trị cá nhân?
III.Vì sao có sự thay đổi giá trị cá nhân?
IV.Nhận dạng sự thay đổi giá trị cá nhân.
V.Kết luận.
NỘI DUNG
I.Thế nào là giá trị cá nhân?

Mỗi cá nhân trong cuộc sống có cách nhìn nhận,nhận thức cũng như đánh
giá sự việc là đúng hay sai,là tốt hay xấu chính những nhận định đó hành
động theo cái gì mình cho là tốt lá đúng,những hành động thái độ đó đã tạo
nên giá trị cá nhân.Vậy giá trị cá nhân là gì?
-Giá trị cá nhân là giá trị chứa đựng các yếu tố phán quyết trong đó bao gồm
các ý kiến của một cá nhân về cái gì đúng hoặc sai,tốt hoặc xấu,được ưa
thích hay không được ưa thích.
-Giá trị cá nhân được hình thành từ những năm đầu đời và bị tác động bởi
cha mẹ,thầy cô giáo,bạn bè,những người khác….Nó là những giá trị tương
đối ổn định và bền vững,được tiếp thu một cách nguyên xi và mang tính
tuyệt đối.
VD:
+Ở phô thông ta học những gì được dạy học những môn trong trường khi
lên đại học qua tác động của cuộc sống,bạn bè ta thấy học giờ đây la học
những gì ta cần cho công việc cho thực tế.
+Lúc bé ta được dạy rằng phải thật thà và dũng cảm.Ta không bao giờ
được dạy rằng thật thà một ít thôi,dũng cảm một ít thôi.

II.Thế nào là hệ thống giá trị cá nhân?

-Hệ thống giá trị cá nhân bao gồm những giá trị đước cá nhân đó phán quyết
và chúng được sắp xếp theo mức độ quan trọng theo nhận thức của người
đó.Nó khá ổn định nhưng có thể thay đổi theo thời gian và những giá trị cũ
được thay thế bởi những giá trị mới.
Người ta thương nói:”con nhà tông không giống lông cũng giống
cánh”,”gần mực thì đen gần đèn thì sáng”…ta có thể thấy quan niệm của
người xưa về nhân cách,giá trị cá nhân của một người.Ta thấy rằng nguồn
gốc giá trị cá nhân gồm có:
+Nền văn hóa.
+Gia đình.
+Thầy cô,bạn bè.
+Xã hội.
II.Vì sao có sự thay đổi giá trị cá nhân?
-Trong quá trình phát triển,sự hoài nghi,thắc mắc về giá trị của con người sẽ
dẫn sự thay đổi giá trị.
-Do những nhân tố cha mẹ,bạn bè,sự thay đổi của xã hội nền văn hóa tác
động đến suy nghĩ nhận thức của bản thân về các sự việc,tình huống dẫn đến
có những phán quyết đúng hoặc sai,tốt hoặc xấu…khác những phán quyết
trước đó.
*Ảnh hưởng của các yếu tố đến giá trị cá nhân:
-Nền văn hóa:
+Văn hóa ảnh hưởng đến chức năng của não:
Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa đưa
ra kết quả nghiên cứu chứng minh con người thuộc các nền văn hóa khác
nhau thì sử dụng chức năng của não cũng khác nhau khi giải quyết cùng một
sự việc. Công trình đã được công bố trên tạp chí Psychological Science
trong tháng 1-2008.
Để chứng minh sự khác biệt này, nhóm nghiên cứu do giáo sư John
Gabrieli lãnh đạo đã yêu cầu 10 người gốc Đông Á và 10 người Mỹ cùng
thực hiện một cuộc kiểm tra nhanh. Nhóm người này sẽ được cho xem một
chuỗi biểu đồ, mỗi biểu đồ gồm một đường thẳng nằm bên trong một hình
vuông, họ phải đánh giá xem vị trí của tổ hợp đường thẳng và hình vuông
trong biểu đồ này có trùng với vị trí trong biểu đồ kia hay không.

Hai nhóm người này được yêu cầu thực hiện theo các bước: bước một,
yêu cầu họ chỉ tập trung vào độ dài của đường thẳng và bỏ qua yếu tố chữ
viết và hình vuông bên ngoài (bối cảnh). Bước hai, nhóm người này được
yêu cầu chú ý đến chữ viết và canh tỉ lệ tương ứng giữa đường thẳng và hình
vuông. Tất cả hoạt động trên não của hai nhóm sẽ được chụp lại bằng kỹ
thuật cắt lớp cộng hưởng từ tính. Các nhà nghiên cứu phát hiện vùng não ở
đỉnh trán của nhóm người Đông Á hoạt động mạnh hơn khi họ tập trung chú
ý đến hình và bỏ qua chữ viết và các yếu tố xung quanh (bối cảnh), còn ở
nhóm người Mỹ thì vùng này hoạt động mạnh hơn khi họ chú ý đến chữ
viết. Giáo sư Arthur Aron thuộc đại học Stony Brook nhận xét: "Phát hiện
cho thấy não của con người đều có sự tập trung cao độ khi giải quyết các
vấn đề khó khăn, tuy nhiên họ lại sử dụng nó theo cách khác nhau, đó là do
nền văn hóa của họ tạo ra".

Những kết quả nghiên cứu tâm lý trước đây đã chứng minh rằng văn hóa
Mỹ coi trọng cá nhân, nhấn mạnh những khách thể độc lập trong bối cảnh;
trong khi xã hội Đông Á thì nhấn mạnh tập thể và sự phụ thuộc của các
khách thể vào trong bối cảnh của chính mình. Do đó nghiên cứu trên càng
cho thấy các nền văn hóa khác nhau này có thể ảnh hưởng đến cách vận
dụng chức năng não của con người.

+Ảnh hưởng của văn hóa tới việc ra quyết định:

.Xác định các giá trị:


Logic văn hoá dựa trên một khả năng đặc biệt của con ngườI là hầu như
ngay lập tức nhận ra dù hoàn toàn vô thức những khuôn mẫu giá trị mà ở
mỗI nền văn hoá lại được coi trọng ở những mức khác nhau. Ví dụ ngườI
Mỹ thì luôn coi trọng tự do hơn lệ thuộc và sự thay đổI môi trường hơn là
chỉ ỏ mãi một chỗ.

Tuy nhiên phần lớn mọi ngườI không thể hiểu được trí não họ đã điều
khiển những hành động mang đặc tính văn hoá của mình như thế nào. Nếu
xét trong bối cảnh văn hoá thì sự bất biến hay nói cách khác là không biết
thích nghi sẽ khiến bạn trở thành đối lập vớI tất cả. Tuy nhiên trong trường
hợp có sự kết hợp trong văn hoá như ở Nhật Bản và Hà Lan, bạn sẽ thấy sự
bất biến có thể được cải thiện nhưng không hề là những đạI diện phản kháng
mà chính là những mục tiêu mang tính chất xã hội, chúng sẽ không dễ gì bị
xoá bỏ trong một sớm một chiều.

Tương tự như thế, những gía trị xác lập vai trò lãnh đạo cũng phải rất phù
hợp về mặt văn hoá. Ở Mỹ, một nhà lãnh đạo chỉ cần sự ủng hộ của ban
giám đốc là đủ khi anh ta muốn làm gì đó. Ngược lạI, một ngườI Nhật thì
luôn phải có sự chấp nhận của ít nhất là từ cấp quản lý ởcấp trung trở lên
mới có thể tiến hành được công việc. Cần phải luôn ghi nhớ rằng dù các giá
trị văn hóa có thể trái ngược nhau hoàn toàn nhưng chúng không bao giờ là
tuỳ tiện. Những giá trị đó chính là sản phẩm của văn hoá, một hệ thống thích
nghi phức tạp mà bộ não đã sử dụng để giúp chúng ta phản ứng lại với
những yêu cầu trong từng môi trường cụ thể. Thế nhưng vì hệ thống này
hoạt động một cách vô thức nên chúng ta cũng không quá cần thiết phảI ra
hẳn môi trường bên ngoài khi muốn xác định những bất đồng về văn hoá
nếu như không muốn gặp những giá trị quá khác biệt.

.Khẩu hiệu: Sẵn sàng. Ngắm. Bắn


Các quyết định sai lầm thường được đưa ra trong những trường hợp mà
chúng ta chưa được đào tạo để đốI phó. Để có thể hoạt động một cách hiệu
quả trong môi trường kinh doanh cụ thể bạn phảI biết được những yếu tố
văn hoá có tính chất quyết định tới việc xác định các giá trị của khách hàng.
Như trường hợp vớI những nơi có những tính chất đặc biệt như bảo tàng
nghệ thuật thì các nhân viên cũng phải thiết kế nơi đó sao cho có thể phù
hợp với ngay cả những khách tham quan bình dân nhất. Nếu các công ty mà
chỉ tập chung vào các giá trị thực tế mà không đánh gía nhu cầu của khách
hàng thì chắc chắn họ sẽ không thể nào thành công.

Văn hoá tạo nên các giá trị, và ngược lại các giá trị đó nhiều khi đã tạo ra
những vấn đề mà chính những nhà quản lý phảI giảI quyết. Các mô hình giảI
quyết vấn đề thường bắt đầu vớI việc xác định vấn đề vốn dựa trên những
giả thiết nhất quán và có cơ sở logic. Đó là lý do tai sao rất nhiều quyết định
dường như là sử dụng hệ thống ”Ready, Fire, Aim”. Tuy nhiên theo quan
điểm hiên nay thì bước đầu tiên không phải là xác định vấn đề mà là xác
định những giả thiết sẽ diễn ra thế nào, đó chình là giai đoạn chuẩn bị cho
quá trình ”Sẵn sàng, nhắm, bắn”bước quan trọng trong nhất để đưa quyết
định của bạn đi đúng hướng.

-Gia đình:
+Ảnh hưởng của việc ly tán gia dình đến tâm lý trẻ em:
Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành
và phát triển nhân cách cho trẻ. Gia đình cũng là yếu tố tạo nên căn nguyên
quan trọng trong các sang chấn tâm lý, các rối nhiễm tâm lý ở trẻ. Trong
thực tế lâm sàng, chúng tôi nhận thấy, một trong những nguyên nhân hàng
đầu ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của trẻ chính là sự li tán trong gia đình.

Bé Quỳnh Thi, 3 tuổi, nhà ở Bình Dương được bà ngoại đưa đi khám bệnh
với các triệu chứng nhu đau đầu, đau bụng, buồn nôn, em chán ăn và thường
xuyên giật mình la hét vào ban đêm... Sau khi em đã được các bác sĩ đa khoa
cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm, điện não... mà không
phát hiện các dấu hiệu dẫn đến tình trạng bệnh cơ thể đặc biệt. Bé được
chuyển sang thăm khám về tâm lý và được các bác sĩ tâm lý kết luận là một
trường hợp rối nhiễu tâm lý, các rối loạn đau dạng cơ thể có căn nguyên
bệnh sinh bởi các yếu tố tâm lý xã hội. Bà của Quỳnh Thi kể, khi bé được 2
tuổi thì ba mẹ của bé chia tay nhau, ba của bé bỏ theo một cô gái bán bia ôm
và từ đó không quay lại thăm vợ, con nữa, vì vậy hai mẹ con Quỳnh Thi
phải sống với ông bà ngoại. Mẹ của bé rất đau khố và buồn chán, chị thường
xuyên tâm sự những suy nghĩ đó với con gái còn quá nhỏ, đôi khi bực tức,
hay cáu gắt chuyện gì thì chị lại lôi bé ra chửi bới và trút mọi sự giận dữ lên
đầu con. Bởi vì vậy, bé bị ảnh hưởng bởi các yếu tố stress từ mẹ, điều đó ẩn
chứa cả trong vô thức và thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng hốt, sợ hãi...
cuối cùng là một tình trạng bệnh lý tâm căn như trên.

Em Thanh Quang, 13 tuổi, đang là một học sinh ngoan ngoãn, học giỏi
của một trường cấp 2 trên địa bàn TP Biên Hoà. Gần đây em thường chơi
bời cùng các bạn bè xấu, tập hút thuốc và đôi khi cãi lời mẹ, em thường tự
đấm vào ngực và có những cử chỉ lời nói láo với hai chị gái của mình, em
thường cho rằng không ai hiểu mình... Mẹ của Thanh Quang hoang mang lo
lắng về hành trạng của con, bởi trước đây Thanh Quang hoàn toàn không
như vậy, em ngoan ngoãn, nghe lời chăm chỉ giúp việc nhà và học giỏi.
Nguyên nhân của những tình trạng này là do Thanh Quang thiếu hụt sự
chăm sóc, uy quyền của người cha, bởi cha em đã mất cách đây hơn một
năm do tai nạn giao thông. Cạnh đó, mẹ em em là người phụ nữ quá hiền
lành, nhu nhược, nhiều khi bà chuyển di tình cảm dành cho chồng vào đứa
con duy nhất. Trong khi đó, Thanh Quang lại là đứa trẻ tuổi dậy thì, cái tuổi
đang luôn muốn khẳng định mình và rất cần những chia sẻ từ cha mẹ, đặc
biệt là sự giáo dục của cha, tuy nhiên em lại thiếu hụt điều đó. Chính vì vậy,
em cứ nghĩ mình đã là người lớn và người lớn thì phải thể hiện bản lĩnh như
một người đàn ông thực thụ bằng các hành vi như hút thuốc, đánh nhau, có
chính kiến riêng của mình...

Em Quốc Thành, 18 tuổi lại đến đến Trung tâm với tâm trạng tuyệt vọng,
chán chường, em mất mọi hứng thú học tập, sinh hoạt... Em đang học bổ túc
và học nghề, tuy nhiên hiện nay đã phải nghỉ học bởi các triệu chứng rối
loạn tâm thần của mình. Các chuyên gia phải yêu cầu em đến trung tâm để
được giúp đỡ bởi em đã rơi vào trạng thái bệnh lý trầm cảm và cần phải
được điều trị bằng các liệu pháp chuyên sâu. Qua khai thác thông tin hồ sơ
tâm lý của em, các chuyên gia nhận thấy có một đặc điểm quan trọng đó là
sự ra đi của người mẹ. Cách đây 5 năm, do mâu thuẫn và không chịu nổi sự
cực khổ của một cuộc sống thiếu thốn, người mẹ đã bỏ nhà ra đi theo một
người đàn ông giàu có. Người cha rất đau khổ và hận bà, kể cả sau này đã có
một gia đình riêng, sự hận thù đó vẫn còn âm ỷ trong ông. Còn với Thành,
khi đã đủ lớn để có thể nhận thức cuộc sống, sự hận thù của người cha đã
chuyển sang em lúc nào không biết. Bên cạnh đó, em thuờng xuyên bị bạn
bè trêu chọc và xuyên tạc. Người mẹ kế thì lại quá khắc nghiệt, luôn tìm mọi
cách để đày đoạ em, dần dần em rơi vào trạng thái tâm lý tự ti, mặc cảm,
chán chường... Khi bắt đầu vào tuổi dậy thì, em đã có nhũng triệu chứng của
trầm cảm, nhưng gần đây em mới dám gọi đến Trung tâm để nhờ giúp đỡ, và
trước đó em đã tự tử hai lần nhưng không thành....

Nguyên nhân

Sự li tán gia đình, dù ở trường hợp nào cũng để lại những sang chấn về
mặt tâm lý rất nặng nề đối với các em, thậm chí, có em rơi vào các trạng thái
rối loạn tâm thần, nhiều em nghiện các chất kích thích, ăn cắp, đánh nhau...
Các nhà tâm lý học cho rằng, gia đình là một hệ thống vững chắc và trẻ em
chỉ là một thành phần trong hệ thống đó. Nếu một thành phần trong hệ thống
đó bị phá vỡ thì thường dẫn đến những tác động ghê gớm đối với cả hệ
thống, mà đa phần là những tác động xấu và đứa trẻ chỉ là sự bộc lộ những
hậu quả xấu của sự phá vỡ đó.

Bên cạnh đó, những gia đình ly tán thường để lại một ý nghĩ xấu của xã
hội gán cho họ, bởi li tán gia đình thường là những trường hợp như li dị, cha
hoặc mẹ bỏ nhà ra đi... mà đặc biệt là đối với xã hội phương Đông. Vì thế trẻ
em thường là những thành viên trong gia đình phải chịu hậu quả từ phá
những dư luận xã hội đó. Và đương nhiên, nhưng dư luận xã hội đó là có ác
ý và do đó các em phải trải qua những khó khăn về tâm lý nhất định và
thường là những sang chấn, những tổn thương về tâm lý.

Giải pháp

Trong quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng thường xuyên chứa
đựng những mâu thuẫn tiềm tàng hoặc mầu thuẫn bộc phát. Đó có thể là
những mâu thuẫn gay gắt hoặc tiềm ẩn trong quan hệ vợ chồng. Nhiều cặp
vợ chồng lại biểu lộ sự bất hoà bằng cách lẩn tránh nó vào công việc để
kiếm tiền, kiếm danh vọng, và coi đó là sự bù trừ cho mâu thuẫn gia đình,
nhiều cặp vợ chồng lại tạo áp lực lên chính con cái của họ do có mâu thuẫn
với đối phương, coi con cái như hình ảnh của đối phương để trút giận.

Một gia đình lý tưởng là rất khó, nhưng không hẳn là ta không tạo đuợc nó
một cách tương đối. Một đứa trẻ khoẻ mạnh cả về tinh thần lẫn thể xác phải
được nuôi dưỡng trong một gia đình có sự tôn trọng, yêu thương và quý mến
nhau. Điều đó là mới vấn đề lớn cần phải có sự điều chỉnh của cả hệ thống
gia đình, nhưng nó lại đặc biệt quan trọng trong sự phát triển nhân cách của
trẻ và chúng ta phải cố gắng thực hiện.

Ngay từ khi còn nhỏ, hãy cố gắng giáo dục cho trẻ có một tính tự lập, nhân
cách vững vàng và ý chí tự tin. Như vậy trẻ có thể tự vượt qua những sang
chấn tâm lý mà trẻ phải trải qua, đặc biệt là trẻ có thể tự lập bản thân khi gia
đình li tán. Mâu thuẫn vợ chồng, gia đình là những mâu thuẫn của người lớn
vói nhau, đôi khi trẻ con lại là nhân tố ở giữa và phải hứng chịu điều đó. Vì
vậy, các bậc cha mẹ hãy tâm niệm một điều, đừng bao giờ lôi con cái vào
những mâu thuân của mình.

Tránh chỉ trích, nói xấu, thậm chí đánh chửi nhau trước mặt con trẻ. Khi li
tán đã trở thành sự thật và gia đình đột nhiên mất một thành viên, cha hoặc
mẹ hãy cố gắng là những người chia sẻ với con cái. Có thể lúc đó bạn cũng
đang rơi vào trạng thái stress nhưng hãy cố gắng tạo niềm tin cho con. Giải
thích một cách tế nhị và tâm lý lý do sự vắng mặt của cha hoặc mẹ. Tránh
những cú sốc đối với trẻ để có thể tạo thành một sang chấn tâm lý.

Những nguyên nhân gia đình dẫn tới hành vi phạm tội ở trẻ em.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra một số những yếu tố từ phía
gia đình là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội ở trẻ như sau:

1. Bố, mẹ có kiến thức hạn chế, nhất là về văn hoá, xã hội, kinh tế, pháp
luật, không đủ hiểu biết để định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội
cho con cái.
Việc bố mẹ thiếu hiểu biết, ứng xử kém văn hoá, từ cách xưng hô (nhiều bậc
cha mẹ gọi nhau là mày- tao…) cho đến những cãi lộn, dùng những từ ngữ
tục tĩu, thiếu văn hoá sẽ làm trẻ nhiễm theo những thói xấu đó. Từ việc thiếu
kiến thức, thiếu hiểu biết về xã hội, về pháp luật sẽ không có phương cách
dạy dỗ trẻ ngoài thời gian trẻ được giáo dục tại nhà trường. Đối với những
gia đình này thì việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục trẻ là hầu như
không có và không hiệu quả. Trẻ không nhận thức được những chuẩn mực,
đạo đức xã hội từ trong gia đình, hơn nữa việc học tập không nhận được sự
trợ giúp từ bố mẹ, những người thân về kiến thức…dẫn đến học kém và
chán học (có thể có cả những yếu tố di truyền), chúng tự đánh giá thấp về
bản thân và chính những người thân trong gia đình. Chúng có thể có sự so
sánh với những bạn cùng lớp, những gia đình xung quan có điều kiện tốt hơn
và dẫn đến thất vọng, chán nản, không có niềm tin từ sự giáo dục của gia
đình và chúng rất dễ bỏ học, bước vào con đường xấu, dẫn đến phạm pháp.
2. Bố, mẹ hoặc người lớn (gia đình nhiều thế hệ) trong gia đình thiếu
gương mẫu, vi phạm pháp luật, thô bạo với trẻ.
Đây là những yếu tố có thể được coi là nguyên nhân chính dẫn đến những
hành vi phạm tội ở trẻ, bởi ngay chính môi trường thân cận, luôn gắn bó với
trẻ lại có những hành vi lệch chuẩn thì trẻ rất dễ bị tập nhiễm. Người lớn cờ
bạc, rượu chè, ăn trộm, ăn cắp những thứ lớn thì trẻ cũng sẽ ăn cắp vặt, lúc
đầu có thể chỉ là đồ chơi của bạn mà mình thích, lâu dẫn sẽ trở thành thói
quen và ăn cắp những thứ có thể bán được để lấy tiền tiêu xài (Theo thống
kê tội phạm học những năm gần đây, cho thấy số thanh thiếu niên có nguồn
gốc từ gia đình buôn bán, làm ăn bất hợp pháp chiếm 50.49%; gia đình có
người phạm tội hình sự chiếm 45.6%. Trẻ em hư có nguồn gốc từ gia đình
không trong sạch, lành mạnh chiếm 86.6%…) . Bên cạnh đó, việc đối xử thô
bạo của cha, mẹ đối với trẻ như đánh đập, chửi mắng sẽ hình thành những
tính cách tiêu cực ở trẻ như tính lỳ lợm, hay trả thù.. và rất dễ tham gia vào
các nhóm có cùng tính cách, thích đánh nhau (tìm cách giải toả những ức
chế mình phải chịu đựng từ sự trừng phạt của cha mẹ sang người khác), phá
phách, ăn trộm, ăn cắp.. và dẫn đến con đường phạm tội.
3. Bố mẹ mâu thuẫn, ly dị, ly thân hoặc bị chết.
Gia đình có bố mẹ mâu thuẫn (hoặc gia đình khuyết thiếu) đều có ảnh hưởng
nhất định đến trẻ. Nếu bố mẹ luôn mâu thuẫn, trẻ sẽ sống trong một gia đình
luôn căng thẳng, thiếu sự hoà thuận, đầm ấm, mọi người không chú ý, quan
tâm đến nhau khiến trẻ chán nản cuộc sống gia đình, dẫn đến chán học và
tham gia vào nhóm bạn xấu, bỏ học…Ở những gia đình đã ly hôn, hay có bố
hoặc mẹ đã chết trẻ thường không được giáo dục một cách hoàn chỉnh, thiếu
sự cân bằng…hình thành những cảm xúc tiêu cực như buồn khổ, tự ti, chán
nản…(44.9% trẻ luôn cảm thấy buồn chán về gia đình, 15.25% cảm nhận về
gia đình luôn chỉ là sự nặng nề, 19.4% cảm thấy trống trải, cô đơn- Như vậy
có tới 79.55% trong số những trẻ có gia đình không hoàn thiện đã không có
được sự thanh thản và thực sự yên ổn ở gia đình) . Chúng sẽ tìm sự cân bằng
ở những người khác, có thể trong họ hàng, láng giềng nhưng cũng có khi ở
những nhóm bạn cùng cảnh ngộ hoặc các tệ nạn như nghiện hút, cờ bạc,
trộm cắp để bù đắp và qưên đi những thiếu hụt đó.
4. Gia đình có kinh tế khó khăn, hay có người ốm đau, con cái phải bỏ học
đi làm thuê, thiếu sự quản lý của gia đình…thường sống trong môi trường tự
do và phức tạp.
Khi ở trong hoàn cảnh này, nhiều trẻ em phải bỏ học để làm thuê, các em
cũng ý thức được việc kiếm tiền giúp đỡ cho gia đình. Tuy nhiên do không
được giáo dục đầy đủ (từ phía gia đình và nhà trường), trẻ lại tiếp xúc với
môi trường lao động vất vả, nhiều thành phần, rất dễ bị lôi kéo vào những
thói hư, tật xấu, hình thành những bản năng kiếm tiền không chính đáng, ban
đầu chúng có thể tự bào chữa cho mình về mục đích kiếm tiền để giúp gia
đình hay để chữa bệnh cho người thân nên chúng không day dứt về những
đồng tiền kiếm được một cách phi pháp. Lâu dần trở thành thói quen mà
chúng không nhận thức ra được, cộng với môi trường tự do, phóng túng từ
những bạn bè xấu chúng trở thành những trẻ phạm tội “chuyên nghiệp”,
bằng mọi cách miễn kiếm được nhiều tiền để thoả mãn nhu cầu cá nhân và
mục đích giúp đỡ gia đình đã không còn là động cơ chính trong việc kiếm
tiền của chúng.
5. Bố mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, bạn bè của con cái để bạn xấu
rủ rê, lôi kéo bỏ học, dẫn đến vi phạm pháp luật.
6. Gia đình giàu có, kiếm được nhiều tiền (bằng nhiều hình thức: chính
đáng hoặc phạm pháp) cho nên con cái tiêu tiền hoang phí, dẫn đến
nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, đua xe…
7. Bố mẹ không kiểm soát được việc xem sách báo, băng hình bạo lực,
đồi truỵ…
8. Không chú ý giáo dục con cái ý thức tham gia lao động nên coi
thường các giá trị của lao động dẫn đến tư tưởng lười nhác, ăn bám…
9. Chỗ ở chật hẹp, thiếu nơi vui chơi, giải trí văn hoá, thể thao…
Năm nguyên nhân còn lại (5,6,7,8,9) đều hình thành từ mặt trái của cuộc
sống đô thị thời kinh tế thị trường hiện nay. Việc cha mẹ mải mê kiếm tiền,
không chú tâm giáo dục con cái, xem việc giáo dục con cái là trách nhiệm
của nhà trường (hiện nay các hình thức cho con học bán trú khá phổ biến do
bố, mẹ đều bận đi làm cả ngày), tối về lại mệt mỏi, gia đình thiếu sự giao
tiếp đầm ấm, cởi mở… dẫn đến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu thốn tình
cảm...trẻ sẽ tìm đến những mối quan hệ khác để bù đắp- đây chính là nguyên
nhân để những nhóm trẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào những hành vi xấu. Hay
những gia đình khá giả, kiếm được nhiều tiền thì một trong những cách thể
hiện sự giàu sang của bố mẹ là nuông chiều con cái, cho tiền, mua sắm cho
con không thiếu thứ gì…để họ cảm thấy hãnh diện vì con mình sướng hơn
con người khác… nhưng họ không hiểu rằng đó chính là sự ích kỷ của chính
bản thân họ, họ làm như thế để thoả mãn nhu cầu được khẳng định mình của
chính họ trong xã hội (là người giàu có, lắm tiền..) mà không biết đấy là
nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn của trẻ. Trong các trường
hợp thanh thiếu niên phạm tội đua xe, dùng ma tuý (nhất là hiện tượng sử
dụng thuốc lắc trong thời gian gần đây), đa phần trong số đó là những “cậu
ấm, cô chiêu”. Đây là một trong những “vấn nạn nhà giàu”, khi mà trong xã
hội luôn tồn tại những nhóm con nhà giàu có (bố mẹ buôn bán hay có chức
quyền) tụ tập nhau lại, khi mà chúng không tìm được niềm vui, sự giải trí
lành mạnh như những bạn cùng trang lứa, chúng không nhận thức được giá
trị của lao động (qua đồng tiền) và đi tìm những thú tiêu khiển trái với
những chuẩn mực, đạo đức xã hội (từ hình thức, phong cách cho tới hành vi,
lối sống đều “khác người”)…trở thành những con người lệch lạc, và rồi khi
gia đình xảy ra biến cố thì chúng sẵn sàng phạm pháp để thoả mãn thú ăn
chơi mà chúng đã quen trước đó. Một nguyên nhân nữa từ mặt trái của xã
hội kinh tế thị trường, đó là sự du nhập ồ ạt các lối sống bên ngoài, trái với
thuần phong mỹ tục của chúng ta. Giới trẻ bị ngợp trước quá nhiều nguồn
thông tin do sự phát triển của Internet cũng như các hình thức truyền thông
khác mang lại, từ đó không xác định, chắt lọc những thông tin bổ ích, trái
lại, học theo những mặt xấu từ sự mở cửa đem lại. Việc cha mẹ không kiểm
soát được con cái khi chúng tiếp cận với phim ảnh bạo lực, đồi truỵ là
nguyên nhân dẫn đến những vụ đánh, giết nhau trong trường học khi trẻ bắt
chước những hình ảnh đó trên phim, hay là nạn hiếp dâm tập thể của những
thiếu niên mới lớn mà hầu như chúng chưa ý thức được hành vi mình làm
(thống kê của Tổng cục cảnh sát nhân dân năm 1996 cho thấy: 45.6% trẻ
phạm tội trộm cắp, 12.3% phạm tội hiếp dâm, 1.8% phạm tội trộm cắp, 1.6%
phạm tội chống người thi hành công vụ…- một con số đáng báo động).
Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ bên trong mỗi gia đình và cá nhân thì
sự tác động do môi trường xã hội mang lại như điều kiện sinh hoạt trong gia
đình khó khăn- nơi ở chật hẹp, không đủ không gian cho mỗi cá nhân (bản
thân bố, mẹ và trẻ cùng ở chung 1 phòng, không có phòng riêng cho trẻ) dẫn
đến tình trạng “không gian phơi bày”: mọi bất đồng, cãi lộn… của bố mẹ
đều bị trẻ thẩm thấu và lĩnh hội, hay như ngay việc quan hệ vợ chồng thiếu
tế nhị cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ.
Một nguyên nhân khác từ phía gia đình ảnh hưởng đến hành vi phạm tội ở
trẻ đó chính là bạo lực gia đình. Bạo lực trong gia đình thể hiện ở việc cha
mẹ đánh chửi nhau (chủ yếu là người chồng đánh đập vợ) hay ở chính việc
bố mẹ đánh đập con cái tàn nhẫn (cá biệt có trường hợp con cái hành hung
lại cha mẹ)… điều này có thể xảy ra hai khả năng, một là những đứa trẻ yếu
đuối sẽ trở nên co mình lại, luôn luôn sợ hãi, không dám giao tiếp…lâu dần
trở thành những trẻ bị rối nhiễu về tâm lý (trầm cảm, phát triển chậm…); thứ
hai là những đứa trẻ sẽ học chính những tính bạo lực từ cha mẹ chúng, một
số đứa muốn có hình ảnh uy quyền của người cha và phóng chiếu bằng
những hành động bắt nạt, đánh lộn nhau, hoặc chúng căm ghét cha mẹ cực
độ và có ý định trả thù bằng cách tham gia vào những nhóm bạn hư hỏng,
chuyên đánh nhau, trộm cắp, trở thành những kẻ lỳ lợm, không sợ sự trừng
phạt của bố mẹ và sẵn sàng phản ứng lại khi không vừa ý (điều này hình nên
từ những giá trị của những nhóm trẻ lang thang, hư hỏng mà chúng giao
tiếp…). Bạo lực trong gia đình không chỉ gây tổn hại đến chính sự phát triển
của trẻ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống, đến trật tự an ninh
xã hội. Việc ngăn chặn bạo lực, bảo vệ sự an toàn và hạnh phúc gia đình
được xem là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt đối với sự an toàn của trẻ
em.

Trên đây là một số trong rất nhiều các nguyên nhân từ phía gia đình dẫn đến
hành vi phạm tội ở trẻ, tuy nhiên đây mới chỉ là sự khái quát từ những công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học, tội phạm
học…Để có thể tìm hiểu và đi đến việc giải quyết, hạn chế tối đa các nguyên
nhân từ phía gia đình đối với thanh thiếu niên phạm pháp thì chúng ta còn
nhiều việc phải làm, ngoài việc tuyên truyền nhận thức cho người dân trong
công tác giáo dục con cái thì việc quản lý của nhà nước, của các cấp cao hơn
cần có những biện pháp triệt để đối với những gia đình, những bậc cha mẹ
thiếu trách nhiệm trong nuôi dạy con cái, đánh đập, chửi mắng trẻ…không
đảm bảo được điều kiện về vật chất và tinh thần cho trẻ. Bên cạnh đó việc
phát triển kinh tế và giữ gìn những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp là
một trong những giải pháp giúp chúng ta đẩy lùi tội phạm nói chung và ở trẻ
em phạm tội nói riêng.

Ngăn chặn hành vi bạo lực trong học sinh: Bắt đầu từ gia đình.

“Người lớn hãy nhìn lại mình”, không chỉ khi con có hành vi sai lệch. Để
sân trường không còn đổ máu, để các em học sinh không ứng xử với nhau
theo kiểu giang hồ, thì gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm đến giáo
dục thế hệ trẻ nhiều hơn nữa, không nên chỉ hô hào theo chiến dịch, mà cần
quan tâm một cách thiết thực, với những hình thức đơn giản, phong phú và
hiệu quả: thông qua các khoá tập huấn kỹ năng sống, câu lạc bộ thanh thiếu
niên, các hoạt động văn hoá - thể thao.v..v lồng ghép kiến thức về pháp luật,
về đạo đức, văn hoá ứng xử phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và
vùng/miền. Và quan trọng hơn, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống người lớn
phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Chỉ có như vậy, chúng ta mới
không rơi vào cảnh “gieo lúa, gặt khoai” trong sự nghiệp trồng người.

Cần nhận thấy rằng, những yếu tố như nhóm bạn, game, phim ảnh bạo lực,
truyện tranh bạo lực...cũng tác động không nhỏ đến hành vi bạo lực của các
em. Nhưng đó lại là một chủ đề riêng, tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh vai trò của gia đình với hành vi bạo lực
của con cái. Từ phương diện xã hội học, chúng ta không thể phủ nhận môi
trường gia đình có vai trò quan trọng - nếu không nói là có tính quyết định -
đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ em. Các nhà xã hội học đã coi gia
đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xã hội hoá,
hình thành nhân cách của trẻ em, và không chỉ đối với trẻ em. Nói cách
khác, bên cạnh chức năng kinh tế thì các chức năng giáo dục, chức năng văn
hoá và và chức năng tình cảm của gia đình kết sức quan trọng đối với việc
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, những công dân tương lai của đất nước. Nếu
trẻ em sống trong một gia đình không hoà thuận, cha mẹ thường hay cãi chửi
nhau, đánh đập nhau thì nhất định trẻ em cũng chịu tác động xấu - mức độ
nhiều hay ít - tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình cụ thể.

*Thầy cô,bạn bè:

+Bạn bè:

Ảnh hưởng của bạn bè cũng rất quan trọng. Con cái chúng ta có thể bắt
chước lối ăn mặc, để tóc dài, cạo nhẵn một bên, hay nhuộm tóc đủ mầu. Từ
quần áo đến dầy dép giống bạn bè để được có bạn bè trong trường lớp,
chúng sẽ đi đến việc bắt chước những hành động và thói quen xấu của các
bạn, như cúp cua bỏ học, hút thuốc lá, sài ma túy... Tìm hiểu bạn bè của con
cái mình là ai bằng cách cho chúng mời bạn bè về nhà chơi nhân dịp sinh
nhật con. Tìm hiểu bạn bè của con qua cha mẹ của chúng. Tìm cách liên lạc
với cha mẹcủa chúng để xem đời sống và cách cư xử của họ đối với con cái
ra sao. Có thể tổ chức những buổi sinh hoạt ngoài trời hay picnic để mời các
phụ huynh và con cái của họ.

"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" Chúng ta cần tập cho con cái những tài
năng tốt như một môn thể thao (bơi lội, tennis, túc cầu..) một nghệ thuật
(kéo vĩ cầm, đàn dương cầm, thổi sáo), kèm thêm toán ở nhà, dạy cho biết
dùng máy điện toán. Khi lên bậc trung học, con em chúng ta sẽ tự nhiên tìm
đến với những đứa trẻ có cùng sở thích như chúng. Chúng cũng sẽ gia nhập
những Hội Toán Học, Hội Khoa Học, Hội Ðiện Toán, những đội banh, và
ban nhạc của nhà trường.

+Thầy cô

Những người thầy chính là những người"lái đò qua sông", dìu dắt các thế
hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy nên, phong cách sư
phạm và rất nhiều những yếu tố khác trong nhà
trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tư
duy, nhân cách của học trò.

Trẻ bị rối nhiễu tâm lý vì sợ thày cô

Cuối tháng 11, Khoa Tâm lý Bệnh viện (BV)


Nhi Đồng 2 TP HCM tiếp nhận một cháu bé học
lớp 2 có triệu chứng thường xuyên bị ngất xỉu.
Cháu bé kể những lần đứng cạnh cô giáo, cháu Được học tập trong môi
đều run lẩy bẩy và bỗng dưng nói lắp. Sau khi trường tốt, thầy cô giáo và
khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị rối loạn tâm gia đình quan tâm dạy dỗ,
lý do việc học căng thẳng và quá sợ cô giáo. chăm sóc chu đáo, các em
sẽ luôn giữ được sự hồn
Chuyên viên trị liệu tâm lý Hoàng Thị Vân, nhiên trong trẻo.
Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 TP HCM, cho biết Khoa Tâm lý đã từng trị
liệu cho nhiều bệnh nhi bị rối nhiễu tâm lý do các em quá sợ thày cô giáo.

Khi các chuyên gia tâm lý hỏi nguyên nhân làm các em sợ thì có em kể,
thường xuyên bị thày cô giáo đánh, nhéo tai... Có trẻ bị thày cô hù dọa sẽ
đưa ra phơi nắng... Có trẻ còn kể cô giáo đã sử dụng một hình phạt rất vô lý
như bạn nào được 9 điểm sẽ bị đánh 1 roi, 8 điểm bị đánh 2 roi. Với trẻ nhỏ,
ngay cả việc ép ăn, uống sữa... cũng làm cho chúng sợ.

Bên cạnh đó, những giáo viên không làm cho trẻ tôn trọng cũng ảnh hưởng
đến tâm lý của trẻ. Một cháu bé đã vừa khóc vừa kể với chuyên viên tâm lý
là khi cháu làm toán khác với cách cô giáo dạy, cô lập tức xé tập làm cháu
cảm thấy rất nhục và giận cô.

Một số trẻ được phát hiện bệnh do nhà trường đề nghị gia đình đi kiểm tra
tâm lý vì có những hành vi gây hấn, chống đối hay đe dọa trẻ khác. Một số
trường hợp khác được phát hiện do gia đình nhận thấy trẻ mất khả năng tập
trung, thiếu tự tin hơn trước. Đối với trẻ nhỏ ở trường mẫu giáo hoặc tiểu
học, các em lo sợ khi đến trường, khóc và đòi ở nhà.

Ngày nào trẻ cũng căng thẳng, lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập.
Khi trong lòng trẻ luôn sẵn một mối lo thì trẻ sẽ khó tiếp thu được bài giảng.
Tình trạng tâm lý này kéo dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
của trẻ, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, tự ti hoặc phát triển theo chiều hướng bướng
bỉnh, khó dạy.
Chuyên viên trị liệu tâm lý Hoàng Thị Vân cho rằng đối với các trẻ mẫu
giáo và các em học sinh, thày cô giáo thường được thần tượng hóa. Các em
luôn nghĩ thày cô là người có quyền năng, hiểu biết do vậy thày cô giáo
chính là người tạo niềm tin, nền tảng kiến thức đầu đời cho các em.

Các thày giáo ở bất cứ bậc học nào không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển
về trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Với những
phương pháp dạy học thích hợp, cùng với sự khích lệ, động viên kịp thời,
giáo viên có thể giúp trẻ vượt qua những trở ngại của mình để có những kết
quả tốt nhất.

Ngược lại, khi giáo viên dùng những biện pháp không tế nhị như đánh đòn,
tát tai, xé tập, hù dọa, bỏ mặc hoặc khi để trẻ thấy sự không công bằng trong
việc dạy học hay ứng xử thì hình tượng thày cô trong các em sẽ sụp đổ, các
em sẽ cảm thấy hoang mang, ấm ức, lo sợ vì mất một chỗ dựa tinh thần dẫn
đến các rối nhiễu tâm lý.

*Xã hội:

+Ảnh hưởng của phim sách báo:

Tại Hoa Kỳ con cái chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Vô Tuyến Truyền
Hình, sách vở, báo chí, phim ảnh, và bạn bè ở trường. Chúng ta cần theo dõi
để biết chúng thích xem chương trình TV nào, chúng đọc loại sách gì và bạn
bè của chúng là ai. Chúng ta phải tập cho chúng biết chọn những chương
trình TV có tính cách giáo dục và lành mạnh. Chúng ta cùng xem với chúng,
và giảng giải cho chúng về những bài học luân lý chứa đựng trong mỗi câu
chuyện. Chúng ta phải chỉ vẽ cho con cái tránh xem những chương trình ma
quái, đầy bạo lực, cướp của giết người, hãm hiếp v..v..

Ðồ chơi và sách báo của chúng cũng phải biểu hiệu những hành động bác
ái của những anh hùng cứu nhân độ thế như superman, superwoman.
Trẻ xem tivi quá nhiều có thể bị ảnh hưởng nhận thức

Trẻ em ngày nay dành quá nhiều thời gian cho tivi. Điều này không có lợi
cho quá trình phát triển của các cháu. Nghiên cứu tiến hành trên gần 2.900
gia đình Mỹ của Bệnh viện Nhi khoa Cincinnati cho thấy 40% trẻ 2 tuổi và
25% trẻ 3 tuổi ngồi trước tivi mỗi ngày ít nhất 3 giờ.

Theo các chuyên gia y tế, điều mấu chốt đối với sự phát triển của trẻ
dưới 2 tuổi là sự giao tiếp và được kích thích. Vô tuyến không thoả mãn đòi
hỏi này. Thay vì tham gia tích cực vào các hoạt động sống, xem vô tuyến
quá nhiều sẽ tạo cho trẻ thói quen ngồi chờ những cái mà người khác đem
tới.

Một điều nguy hiểm nữa là trẻ nhỏ chưa đủ khả năng phân biệt thực và hư.
Đối với các cháu, những điều nhìn thấy trên vô tuyến cũng thực như bất cứ
điều gì xảy ra trong thế giới xung quanh. Điều này có thể ảnh hưởng đến
nhận thức sau này của các cháu.

Môi trường có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ?

Ngày nay, để lựa chọn một con đường vào đời phù hợp cho mình, sinh
viên có rất nhiều cơ hội tiếp cận với nhiều môi trường học tập khác nhau, từ
giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp đến những khóa nghiệp vụ ngắn hạn,
chương trình liên kết đào tạo với quốc tế và chương trình đào tạo theo chuẩn
quốc tế.
….Nhưng giữa mênh mông những điều kiện đó, sinh viên thường bị mất
phương hướng khi đã quyết định chọn một con đường đi cho mình, nhưng
lại bị yếu tố khác tác động làm thay đổi nhận thức, đưa đến một quyết định
khác cho bản thân mình. Nhưng cốt lõi của vấn đề là ở, mọi chương trình
học đều nhắm giúp sinh viên có được một việc làm tốt với mức lương tương
xứng trong tương lai. Vậy chương trình đào tạo nào tại Việt Nam là tốt nhất
để sinh viên có thể đáp ứng được đòi hỏi chính đáng cho tương lai của
mình ?
……….Như chúng ta cũng biết, không có gì là tốt nhất, một chương trình
học có thể phù hợp với người này, nhưng lại thật sự là thử thách với người
khác. Bởi giáo dục luôn mang tính tương tác 2 chiều, một chương trình tốt,
bài giảng hay, người dạy tâm huyết nhưng phần còn lại làm nên thành công
cho chương trình là ở thái độ học tập của sinh viên. Vậy một câu hỏi nữa
được đưa ra, nếu như hai sinh viên có học lực như nhau nhưng lại được tiếp
cận ở 2 môi trường học tập khác nhau thì sẽ như thế nào ? Chắc hẳn ai trong
chúng ta cũng có thể trả lời được câu hỏi đó, môi trường học tốt hơn sẽ tạo
nên những sinh viên có kết quả học tập tốt hơn, bởi vì môi trường chính là
yếu tố trực tiếp tạo nên nhận thức tốt trong học tập của sinh viên, làm cho họ
cảm thấy có hứng thú với việc học và nghiên cứu hơn là những sinh viên chỉ
học vì yếu tố chủ quan của bản thân, họ dễ cảm thấn chán nản và do đó phần
nào cũng ảnh hưởng đến kết quả về sau. Một ví dụ khác, một sinh viên có
học lực trung bình, nhưng được tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến, thì
trong thời gian ngắn, sinh viên đó có thể tiến bộ lên rất nhanh bởi vì chính
môi trường buộc con người phải thay đổi để thích nghi, nếu không muốn bị
tụt hậu hay ngay cả bị đào thải.

III.Nhận dạng sự thay đổi gái trị cá nhân:

THỜI BAO CẤP -Nhân viên thì yên phận,ổn


-Các công ty sản xuất với các chỉ định,không thích vẫn làm và làm
tiêu có sẳn với lượng đầu vào và việc hiệu quả không cao.
đầu ra ấn định trước không cần
chú ý đến nhu cầu không có cạnh
tranh.
-Các công ty không cần phai giữ HIÊN NAY(NỀN KINH TẾ THỊ
chân nhân viên cũng như không có TRƯỜNG)
các chính sách ưu đãi đối với nhân -Ngày nay các công ty luôn phải
viên. theo sát nhu cầu khách hàng có
chính sách hợp lý để sản xuất có tìm kiếm cơ hội của minh ở những
hiệu quả va lợi nhuân cao nhất. công ty khác nhau những môi
-Các công ty luon có những chính trường khác nhau,họ không thích
sách ưu đãi như lương,thưởng…để ổn đinh hay an phận,họ thích lam
giữ chân những nhân tài của mình những công việc ma họ yêu thích.
-Nhân viên hiện nay luôn muốn có
được công việc tốt nhất nên luôn
*Vì sao có sự thay đổi như vậy?
+Các yếu tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp:

. Trong bối cảnh trạnh tranh toàn cầu, văn hóa đã thực sự trở thành
một sức mạnh quan trọng của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và mỗi
quốc gia.

Doanh nghiệp là một pháp nhân hay một tổ chức chủ yếu tham gia vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Một tổ chức kinh
doanh bao giờ cũng được hình thành và điều hành bởi một nhóm các cá
nhân. Khi hợp tác với nhau, các cá nhân này thực hiện các quyền và nghĩa
vụ theo luật. Nhưng các cá nhân này cũng có những trình độ văn hóa khác
nhau và vì thế đã nảy sinh mâu thuẫn hay còn gọi là xung đột về văn hóa.

Ngoài việc làm ăn tìm kiếm lợi nhuận, các thành viên trong doanh
nghiệp thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các
mục tiêu chung tại công sở, thông thường là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một
tuần. Như vậy, đa số các thành viên trong một doanh nghiệp đều ít nhiều có
quan hệ gắn bó với nhau trong công việc trong một thời gian dài. Chính vì
vậy, giữa những thành viên này đã xuất hiện những quy ước về cách ăn mặc,
giao tiếp, học tập, rèn luyện, làm việc… Các quy ước thành văn và không
thành văn này dần dần đã trở thành các chuẩn mực làm việc tại nơi công sở
được gọi là văn hóa doang nghiệp.

Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng, các
hoạt động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanh
nghiệp xây dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh
nghiệp và các khách hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn
hóa xã hội.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả cố gắng sắp xếp và phân tích các yếu
tố nền tảng của văn hóa doanh nghiệp theo cách tiếp cận đơn giản và dễ hiểu
từ góc nhìn trực tiếp của doanh nghiệp.
.Các quy định về văn hóa:

Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp
nào cũng có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác
nhau. Chắc chắn ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng,
nhà máy và không gian làm việc cho mọi nhân viên. DN nào mà chẳng có
điều lệ, các quy định, nội quy… ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các
phòng ban thực thi. Đây là đòi hỏi bắt buộc của xã hội cũng như của luật
pháp đối với hoạt động của DN, để đảm bảo rằng DN kiếm được lợi nhuận
nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nộp thuế, đóng góp bảo vệ môi
trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia…
Đạo đức kinh doanh:

Trong marketing hiện đại, không ít DN như Công ty Sữa Tam lộc của
Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh đạo đức trong kinh doanh với nội dung
chính là chỉ sản xuất ra các sản phẩm an toàn cho con người và môi trường,
không làm điều ác. Nhưng chỉ vì hành vi thiếu đạo đức và văn hóa của một
số người mà cả DN phải phá sản và làm giảm uy tín của nhiều nhóm sản
phẩm khác, gây thiệt hại nhiều tỷ đô la cho quốc gia.

Dù có muốn hay không muốn thì đạo đức kinh doanh là tiêu chí mà hầu hết
các khách hàng hay đối tác liên quan đều quan tâm. Nếu DN vi phạm đạo
đức kinh doanh như Vedan Việt Nam thì rõ ràng là chưa thực hiện trách
nhiệm xã hội rồi tiếp đến là vi phạm luật pháp. Văn hóa DN này cũng vì thế
mà bị cộng đồng đánh giá rất thấp. Có thể chỉ do một vài lãnh đạo và cán bộ
kỹ thuật cố tình vi phạm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận, nhưng rõ ràng đa
số cổ đông và nhân viên thông qua bộ máy quản lý DN phải chịu trách
nhiệm một phần vì các hành vi làm hủy hoại uy tín, niềm tin của khách
hàng. Như vậy, các yếu tố luật pháp, trách nhiệm xã hội và đạo đức đan xen
nhau trong văn hóa DN. Chấp hành tốt pháp luật là tiêu chí quan trọng thể
hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.

Niềm tin:

Nếu không có niềm tin vào sứ mệnh, chiến lược và cam kết của ban lãnh
đạo, thì chắc chẳng có mấy nhân viên muốn đi theo DN để phấn đấu, chấp
nhận thách thức và xây dựng DN. Cũng có nhóm người có xu thế coi làm
việc cho DN đơn thuần là công việc, chỉ cần trả lương cao đầy đủ, còn nếu
hết lương, thì đi làm cho DN khác. Có thể điều này đúng với những người
có tài và làm việc cho những DN lớn trên thế giới. Nhưng với đa số các DN
vừa và nhỏ, DN làm các ngành nghề sáng tạo, nếu ban lãnh đạo và nhân viên
không có niềm tin vào thành công trong tương lai, thì thật khó có sức mạnh
trong hợp tác.

Trong một số DN mới thành lập, đang học tập và sáng tạo ra các sản phẩm
và dịch vụ mới, tác giả đã chứng kiến nhiều hình ảnh thực tế đầy cảm động
và ý nghĩa về sức mạnh của niềm tin. Trong khó khăn vô cùng của lạm phát
và khủng hoảng, DN thiếu lương của hàng trăm công nhân vài tháng liền,
nhưng trên 90% nhân viên vẫn giơ tay biểu hiện quyết tâm cùng với ban
lãnh đạo vượt qua khó khăn, đưa DN đi lên và nếu có thất bại thì họ không
hối tiếc. Các anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới cũng sinh ra trong
những hoàn cảnh tương tự như vậy. Hành động dũng cảm như thời chiến này
trong thời bình có thể khẳng định chắc chắn rằng niềm tin là động lực quan
trong của con người.

Thiếu niềm tin, con người có thể mất phương hướng. DN cũng vậy, không
có niềm tin chung vào sứ mệnh theo đuổi, DN khó có thể tập hợp được lực
lượng. Vậy có phải niềm tin và văn hóa là quan trọng nhất đối với DN và
văn hóa DN là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của DN? Văn hóa DN
là yếu tố quan trọng trong nội hàm khả năng cạnh tranh, nhưng bên cạnh nó
còn có các yếu tố quan trọng không kém phần là: năng lực tài chính, năng
lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực marketing… Tất cả đều
quan trọng và cùng tồn tại trong mối quan hệ tương tác với nhau theo nghệ
thuật quản trị của DN.
Giá trị theo đuổi

Thông thường DN nào cũng có tuyên bố về sứ mệnh và chiến lược. Đọc


các tuyên bố này, có thể hiểu DN theo đuổi các giá trị gì. Có DN nhấn mạnh
chỉ sáng tạo các sản phẩm mới mang lại giá trị cho khách hàng. Có DN phấn
đấu làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Có DN
nhấn mạnh lý do tồn tại và mục tiêu chiến lược lâu dài là cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ bưu chính viễn thông tốt nhất... Mặc dù nhiều DN
chưa đo đếm được tốt nhất là gì và cụm từ tốt nhất bị nhiều nước cấm sử
dụng trong quảng cáo, nhưng điều này thể hiện khát vọng mà DN theo đuổi
cho dù sóng gió thị trường có thể làm hỏng ước mơ của họ. Những giá trị tốt
đẹp mà DN cam kết theo đuổi là tiêu chí quan trọng trong nhóm các yếu tố
nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.

Trong các giá trị DN theo đuổi, nhiều DN và nhân viên đã nhận thức tầm
quan trọng của các giá trị tạm gọi là giá trị gia tăng trong quá trình hợp tác
cùng làm việc như: văn hóa hợp tác, văn hóa chia sẻ thông tin, kiến thức,
kinh nghiệm, quan hệ cộng đồng…

Cũng có nhiều DN chỉ cần làm giàu bằng bất cứ giá nào theo lý lẽ tự nhiên
của kinh doanh. Nhưng điều này chứng tỏ giá trị tiền bạc mà DN theo đuổi
mới chỉ là biểu hiện của sự giàu có về vật chất, chứ chưa phải là sự giàu có
về tinh thần và văn hóa. Lập luận lại, có tiền thì có thể mua được nhiều thứ
có giá trị văn hóa như: văn phòng tráng lệ, đội bóng lớn, đội văn nghệ, các
tác phẩm nghệ thuật… Đúng là các giá trị văn hóa, nhưng nó là của người
khác, DN khác làm nên, chứ không phải là của DN dùng tiền mua về.
Thái độ ứng xử

Thông thường nội quy công ty nào cũng có quy định về thái độ ứng xử
trong nội bộ DN và với tất cả các bên liên quan. Thái độ ứng xử của DNVN
đa số là phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của VN như việc: Luôn vui vẻ
khi tới công sở, nghiêm túc trong công việc, thân thiện trong cuộc sống, lãnh
đạo dân chủ, nhân viên tích cực, không có thù hằn, nói xấu lẫn nhau … Tất
cả các yếu tố này tạo nên không khí làm việc và hợp tác trong DN.

Hành vi giao tiếp

Lời chào hỏi chân thành, cái bắt tay lịch sự, ánh mắt tôn trọng… là các
hành vi giao tiếp quan trọng thể hiện văn hóa của các cá nhân trong DN. DN
thường có một số quy định thành văn và không thành văn về các hành vi
giao tiếp. Các hành vi giao tiếp này có ý nghĩa quan trọng vì nó luôn để lại
ấn tượng quan trọng về lần gặp đầu tiên và nó thể hiện các hành động mang
tính văn hóa của DN. Vì vậy DN cần có quy định thống nhất về các hành vi
giao tiếp trong nội bộ, với khách hàng, bạn hàng và với các cơ quan quản lý
nhà nước. Trong quy chế văn hóa công sở của chính phủ có các hành vi bị
cấm như: Cấm hút thuốc lá trong phòng làm việc, cấm sử dụng đồ uống có
cồn tại công sở trừ các trường hợp ngoại giao, cấm quảng cáo thương mại…
DN cũng là một tổ chức, vì vậy cũng cần có nội quy nêu rõ các hành vi bị
cấm.
Kết luận & đề xuất

Mặc dù còn cần nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về văn
hóa DN, nhưng các yếu tố nội hàm của nền tảng văn hóa doanh nghiệp và
một số ví dụ nêu trên có thể được sử dụng như những cơ sở lý luận cơ bản
cho các DN muốn xây dựng và thực hiện một chiến lược hay kế hoạch cụ
thể để phát triển trình độ văn hóa DN và sử dụng nó như là một sức mạnh
gia tăng kết hợp với các sức mạnh khác về tài chính, nhân lực và công nghệ
nhằm phát triển khả năng cạnh tranh bền vững cho DN.

Đã đến lúc các DNVN nên nghiên cứu và thành lập thêm một bộ phận
quản lý mới trong hệ thống quản trị DN để chuyên quản lý về văn hóa doanh
nghiệp. Có thể thành lập phòng văn hóa doanh nghiệp hay ban văn hóa
doanh nghiệp do trực tiếp một nhân vật cấp cao lãnh đạo và các nhân viên
đôn đốc thực hiện các hoạt động văn hóa hướng tới phát triển các giá trị và
thực hiện mục tiêu chung của DN. Căn cứ theo các yếu tố nội hàm cơ bản
của trình độ văn hóa DN, các DN có thể phát triển thêm các yếu tố khác nếu
thấy cần thiết. Từ đó dùng chính các yếu tố nội hàm này để đánh giá các tiêu
chí văn hóa DN theo các mức độ chưa có hay đã có ở mức độ thấp, trung
bình, hay cao. Trên cơ sở đó áp dụng các giải pháp phù hợp và linh hoạt để
từng bước xây dựng nên một nền văn hóa DN có trình độ cao, mang bản sắc
riêng của DN và đặc trưng chung của văn hóa Việt Nam.

+ Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn:

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc
xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề
tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho
công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở
thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Việt Nam.
Khái quát về văn hóa doanh nghiệp

1.Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây
dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu
vào nền văn hóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả. Nhận thức được
tầm quan trọng của mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với bản sắc văn
hóa dân tộc, người ta đã hình thành khái niệm văn hóa giao thoa, theo đó,
các công ty đa quốc gia luôn biết kết hợp lợi ích của mình với văn hóa doanh
nghiệp của nước chủ nhà.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có
doanh nghiệp nhà nước phải trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh tự chủ.
Doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trường gay gắt nhất
thiết phải tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo
đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương
thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp
chấp nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện
con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh
thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp.

Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ
thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa
trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế
mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản
lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ
thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lượng văn hóa cao. Bởi
thế, có thể coi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn
doanh nghiệp đương đại.

Văn hóa của quốc gia này nếu muốn bén rễ vào một quốc gia khác, một dân
tộc khác mà không ăn khớp với bản sắc văn hóa dân tộc nước đó tất sẽ bị
văn hóa bản địa bài xích, gạt bỏ. Vì thế, văn hóa doanh nghiệp của xí nghiệp
dứt khoát phải coi bản sắc văn hóa dân tộc bản địa là cơ sở để phát triển.
Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy
tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều
lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận.
Cả hai mặt này đều liên quan tới văn hóa dân tộc sở tại, liên quan tới quan
niệm giá trị, đặc trưng hành vi của dân tộc đó. Nếu doanh nghiệp biết xây
dựng văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mà họ đang
sống thì họ sẽ thành công, còn nếu chỉ biết du nhập nguyên xi mô hình văn
hóa doanh nghiệp nước ngoài, không gắn kết với văn hóa bản địa, họ sẽ thất
bại.

2. Mỹ, Nhật là các quốc gia quản lý hiệu quả các doanh nghiệp của mình vì
họ biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý, kích thích được hứng thú lao
động và niềm say mê sáng tạo của công nhân. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào
việc các nhà quản lý doanh nghiệp biết gắn kết văn hóa doanh nghiệp với
văn hóa của nơi sở tại.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mỗi nước phải biết lựa chọn một
hướng đi đúng đắn để phát triển và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp
mình. Điều đó có thể thấy rõ khi chúng ta quan sát mô hình quản lý doanh
nghiệp Nhật Bản. Một mặt, người Nhật tiếp thu cách quản lý doanh nghiệp
và kỹ thuật tiên tiến của Mỹ; mặt khác, các doanh nghiệp Nhật đã chú trọng
thích đáng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, làm cho bản sắc văn
hóa dân tộc hòa quyện trong văn hóa doanh nghiệp.

Ai cũng biết sau thế chiến thứ hai, trong khi tiếp thu ở quy mô lớn hệ thống
lý luận quản lý tiên tiến của Mỹ và châu Âu, Nhật Bản đã biết gạt bỏ chủ
nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do vốn là cơ sở của lý luận quản lý Âu, Mỹ để
giữ lại văn hóa quản lý kiểu gia tộc. Vì sao vậy? Vì chủ nghĩa tự do và chủ
nghĩa cá nhân xung đột với văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Văn hóa
Nhật Bản suy cho cùng hòa đồng gắn bó mật thiết với tinh thần “trung thành
hiếu đễ” của Khổng Tử. Với sự lựa chọn khôn ngoan đó, các doanh nghiệp
Nhật Bản đã làm cho văn hóa doanh nghiệp hòa nhập với bản sắc văn hóa
dân tộc, sáng tạo ra hệ thống quản lý độc đáo kiểu Nhật Bản. Cốt lõi của
quản lý Nhật Bản là chế độ làm việc suốt đời, trật tự công lao hằng năm,
công đoàn nằm trong nội bộ doanh nghiệp. Đây thực sự là ba bí quyết lớn
của quản lý Nhật Bản. Rõ ràng, một trong những nguyên nhân làm cho các
công ty lớn của Nhật phát triển mạnh mẽ chính là họ biết gắn công nghệ, kỹ
thuật, cách thức quản lý doanh nghiệp hiện đại với văn hóa Nhật vốn lấy
trung hiếu làm gốc.

So với châu Âu, văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ cũng có những điểm khác
biệt. Mặc dù đa số người Mỹ là người Anh và người châu Âu di cư, nhưng
khi sang lục địa mới, họ nuôi dưỡng trong mình chí tiến thủ mạnh mẽ, tinh
thần chú trọng thực tế cộng với tinh thần trách nhiệm nghiêm túc. Tất cả
những điều đó đã tạo nên một bản sắc văn hóa mới – bản sắc văn hóa Mỹ.
Người Mỹ cho rằng, ai cũng có quyền lợi hưởng cuộc sống hạnh phúc tự do
bằng sức lao động chính đáng của họ. Bản sắc văn hóa Mỹ làm cho người ta
học được chữ tín trong khế ước và tất cả mọi người đều bình đẳng về cơ hội
phát triển: ai nhanh hơn, thức thời hơn, giỏi cạnh tranh hơn thì người đó
giành thắng lợi. Có thể nói, ý thức suy tôn tự do, chú trọng hiệu quả thực tế,
phóng khoáng, khuyến khích phấn đấu cá nhân đã trở thành nhịp điệu chung
của văn hóa doanh nghiệp nước Mỹ. Đây là những bài học kinh nghiệm hết
sức quý báu cho các nước phát triển trong quá trình tạo dựng văn hóa doanh
nghiệp nhằm phát triển đất nước.

3. Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch
sử khác nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị,
nguyên tắc hành vi và tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét.
Sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây
đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng, nhiều màu sắc. Hơn nữa, 54 dân
tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau, góp phần làm phong phú
thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước hiện nay, một mặt, chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm
quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây
dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc,
với văn hóa từng vùng, miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các
thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau.

Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc là coi trọng tư tưởng nhân bản,
chuộng sự hài hoà, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu tự lực, tự cường… đây
là những ưu thế để xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam
trong thời hiện đại. Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam cũng có những điểm hạn
chế: người Việt Nam phấn đấu cốt để “vinh thân phì gia”, yêu thích trung
dung, yên vui với cảnh nghèo, dễ dàng thoả mãn với những lợi ích trước
mắt, ngại cạnh tranh; tư tưởng “trọng nông khinh thương” ăn sâu vào tâm lý
người Việt đã cản trở không nhỏ đến việc mở rộng kinh tế thị trường, làm
ăn; tập quán sinh hoạt tản mạn của nền kinh tế tiểu nông không ăn nhập với
lối sống hiện đại; thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi
mới, đột phá gây trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp hiện đại…

Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc
phục bởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao, quan
điểm về giá trị cũng có những chuyển biến quan trọng. Cùng với sự thay đổi
nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên của WTO, quản lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải được
tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan
hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con người, giữa cá
nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại…

Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới. Toàn
cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những
bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Không thể để xảy ra tình trạng
quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để
thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến
nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Từ cái nhìn vĩ mô, có thể thấy quá trình xác lập và xây dựng văn hóa doanh
nghiệp không ngừng thay đổi theo sự phát triển của thời đại và của dân tộc.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay có 4 xu hướng chủ yếu phát triển
của văn hóa doanh nghiệp: 1- Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể
hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh
doanh, coi việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu
tiên của phát triển doanh nghiệp; 2- Coi trọng chiến lược phát triển và mục
tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho
toàn thể công nhân viên chức; 3- Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất
và tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra một không gian văn hóa tốt đẹp, bồi
dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực và trí tuệ
cho doanh nghiệp; 4- Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên
chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên trong doanh
ngiệp.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật

Thứ nhất, tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là
do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài cùng nhau hoàn thành,
có tính tập thể.

Thứ hai, tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có công năng điều chỉnh kết
hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì
công nhân viên chức phải phục tùng các quy phạm, quy định của văn hóa mà
doanh nghịêp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và
cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.

Thứ ba, tính độc đáo: Doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, doanh nghiệp
khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp
độc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn
hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh
nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc
đáo của mình.

Thứ tư, tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa
doanh nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn
hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới
thực sự có ý nghĩa.

Để phát huy ưu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh
tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa vấn đề văn
hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện
không những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan
trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay, việc
xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở nước ta cần chú ý đồng bộ 5 phương diện
sau:

Một là, xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc. Văn hóa doanh nghiệp
lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao
trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp
thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát triển
doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: 1- Bồi dưỡng tinh thần
trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ
động của họ; 2- Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần
doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên
chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; 3-
Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp
nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình
độ nghiệp vụ của công nhân viên chức; 4- Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có
cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những người có cống hiến cho sự phát
triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất
xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.
Hai là, xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Việc các doanh nghiệp
phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi
doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linh động,
sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành,
khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất lượng sản phẩm, các dịch vụ
sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng… Tất cả phải
hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp
của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất
phát của văn hóa doanh nghiệp.

Ba là, xây dựng quan niệm khách hàng là


trên hết. Doanh nghiệp hướng ra thị trường
nói cho cùng hướng tới khách hàng. Phải
lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể: 1-
Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách
hàng để khai thác sản phẩm mới và cung
cấp dịch vụ chất lượng cao; 2- Xây dựng
hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố
gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu
của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng
cường sức mua của khách hàng; 3- Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất,
doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh
tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

Bốn là, xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức
chung, quan tâm đến an sinh xã hội. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vấn đề
bảo vệ môi trường, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc
hại đã thành định hướng giá trị mới của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó
là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Ở nước ta hiện nay,
các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy
cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí
tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó, cần thông qua văn hóa doanh nghiệp
hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát
triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của phát
triển là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến
bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên
tục, ổn định, hài hòa.

Năm là, xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp không
những phải coi sản phẩm của mình là một bộ phận làm nên quá trình phát
triển nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình là
một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội
không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa
nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo
dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ.
Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh doanh nghiệp sẽ
trở nên tốt đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó
cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng
góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng ta đã đề ra và được toàn
dân ủng hộ.

IV.Kết luận:
Chúng tôi xin kết luận bằng một câu chuyện:”Trong một công ty A có hai
người tính tình khac nhau một ngươi thi chú trọng sự an toàn,chắc chắn;một
người thì chú trong chớp lấy lấy thời cơ một cách nhanh chống.Do đó hai
người thường xuyên bất hòa trong công việc.Một hôm vị giám đốc cho gọi
hai người vào một căn phòng và ngồi vào hai phía khác nhau của một cái
bàn,trên bàn có đặt một quả cầu màu trắng va vị giám đốc hỏi hai người:
-Các anh cho tôi biết quả càu màu gì?
Người ngồi bên đây bàn tra lời:
-Quả cầu màu trắng.
Người kia trả lời:
-Quả cầu màu đen.
Thế là hai người cãi nhau,vị giám đốc liền bảo hai người đổi chổ lúc đó hai
người mới nhận ra quả cầu được sơn hai màu”
Qua câu chuyện ta thấy khi đánh giá sự việc,tình huống hay nhận định về
một người nào đó ta phải đứng trên những khía cạnh những quan điểm khác
nhau khác nhau để có thể có những quyết định,đánh giá chính xác.Từ đó ta
có những biên pháp quản lý thích hợp:
+Phải có biện pháp cứng rắn...

Như “đấm tay vào nước”, những điều chuyên gia dạy bảo về VHDN cũng
như những nội quy và nguyên tắc ứng xử do cơ quan đề ra bắt buộc mọi
người thực hiện hầu như không thấm được nhiều, ý thức văn hoá cộng đồng
doanh nghiệp không thay đổi. Nhiều người còn thơ ơ với sự sống còn của
cái doanh nghiệp mà họ gắn bó suốt tám giờ vàng ngọc để đến cuối tháng
mong nhận đủ tiền lương, còn việc cơ quan, doanh nghiệp mặc cho giám đốc
định liệu!

Tình trạng chung là vậy, quy chế về VHDN đã được nhiều bộ ngành và các
đơn ban hành nhưng thực thi thì chưa đi đến đâu cả. Tại sao như vậy?
VHDN có khó lắm không mà những điều tốt lại không có sự chuyển biến?
Kỷ cương kỷ luật của ta quá kém chăng? Nếu hỏi bất kỳ nhân viên nào: “Có
làm được VHDN không?”, thì nhiều người sẽ trả lời dứt khoát: “Làm được,
và không khó nếu lãnh đạo gương mẫu, nhân viên có tôn ti trật tự và có biện
pháp cứng rắn!”. Lúc đó thì VHDN mới không là tấm biển để doanh nghiệp
“trưng” lên đánh bóng mình như một tấm giấy thông hành, còn việc thực
hiện thì “đầu voi đuôi chuột”.

Thực chất, VHDN đã hình thành trong mỗi doanh nghiệp thông qua việc
chấp hành pháp luật và xây dựng triết lý kinh doanh cũng như biên soạn các
quy trình, quy phạm, phương pháp kinh doanh, quan hệ giao tiếp được gọi
chung là hệ thống các quy chế quản lý. Không có điều này thì doanh nghiệp
sẽ hỗn loạn và không thể tồn tại. Vậy, VHDN là cái có sẵn, tuy nhiên nó
được vận dụng đến đâu, phong phú hay nghèo nàn còn tuỳ thuộc vào quan
điểm, ý chí và trình độ, năng lực của đội ngũ lãnh đạo, và sự chấp hành của
đội ngũ lao động. Đặc biệt vai trò của giám đốc là rất quan trọng, mang tính
tiên phong và làm gương trong việc dìu dắt hành vi chung cho toàn đơn vị
noi gương.

VHDN là phạm trù riêng có của mỗi doanh nghiệp, nó mang sắc thái riêng
biệt, không có khuôn mẫu để sao chép, làm theo. Nhiều doanh nghiệp tốn
kém tiền của để tìm hiểu, học tập những hình mẫu VHDN tiên tiến mà
không hề để ý đến việc đơn vị mình đã có một nền VHDN, đang rất cần
được củng cố và nâng tầm. Mặt khác, VHDN chủ yếu biểu hiện về mặt tư
tưởng, tinh thần, và trong đó, nhân tố con người được coi trọng. Khi người
lao động được tiếp thêm sinh lực và được kích thích tinh thần thì họ sẽ làm
việc tốt hơn, sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp sẽ kiếm được lợi
nhuận nhiều hơn. Trên thực tế, những công ty có đội ngũ lao động năng
động, có phong cách phục vụ văn minh, lịch sự thì thường gặt hái được
nhiều thành công. Và đây cũng chính là một dạng sản phẩm tinh thần ưu thế
riêng có của doanh nghiệp, thông qua áp dụng một loạt các biện pháp hành
chính (thưởng, phạt) và biện pháp giáo dục (làm gương, noi gương) mới tạo
dựng được.

+Làm gương và noi gương


Trở lại với biện pháp giáo dục, làm gương và noi gương. Làm gương là làm
cái điều tốt để cho người khác trông vào mà làm theo. Noi gương là học tập,
làm theo điều hay, điều tốt. Sinh thời, Bác Hồ thường dạy cán bộ, đảng viên
phải làm gương cho quần chúng. Người nói: “Cán bộ xung trước, làng nước
theo sau. Việc khó đến đâu, cũng làm được hết”. Đi đến đâu, Bác cũng dạy
bảo phải đoàn kết, và giữ đoàn kết như giữ con ngươi trong mắt mình. Muốn
giữ đoàn kết thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, cấp trên làm gương cho
cấp dưới, chỉ huy làm gương cho lính, người lớn phải làm gương cho trẻ em,
cha mẹ là tấm gương cho con cái và thầy giáo là tấm gương cho học sinh...

Trong doanh nghiệp, người làm gương là từ tổ trưởng đến giám đốc, đặc biệt
là cấp trưởng các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp. Đây là những tấm gương
phản chiếu nhiều dạng hành vi, cả tích cực và tiêu cực, tốt và không tốt,
đang hằng ngày, hằng giờ diễn ra trước nhãn quan của nhân viên. Điều tất
yếu là nhân viên sẽ “noi gương” những hành vi của lãnh đạo tuỳ theo trình
độ nhận thức. Nhiều người tâm sự: Xếp đưa ra điều cấm, lời khuyên mà xếp
cứ vi phạm thì nhân viên cũng vi phạm thì làm sao xếp kỷ luật ai được? Bởi
thế tâm lý so bì, lây lan cái xấu trong cộng đồng người là điều không thể
tránh khỏi!

Doanh nghiệp không nhất thiết phải đi tìm đâu xa những cái VHDN cao
siêu, xa vời mà hãy trực diện với VHDN đang có, hãy nâng tầm nó lên thông
qua áp dụng các biện pháp nghiêm khắc, và đặc biệt là hành vi làm gương
của những người lãnh đạo. Lời nói của lãnh đạo được coi như là tôn chỉ
trong doanh nghiệp, là lời nói của bậc cha anh, vì vậy phải bảo đảm lời nói
có trọng lượng. Ông cha ta thường khuyên, người lớn nếu không làm gương
tốt thì đừng làm gương... xấu!

Nếu một công ty có người đứng đầu quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp thì
đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của công ty. Ở những nơi này, các quy chế,
nội quy đều được quán triệt nghiêm túc, nhân viên sống chan hoà, đoàn kết
với nhau, hiệu quả công việc nâng lên. Những quy định rất đời thường như
không hút thuốc, không gọi điện thoại, không xem báo trong hội họp; không
đi trễ về sớm, không uống rượu bia tới cơ quan, không xả rác trên lối đi,
không ồn ào trong giờ làm việc,...đều được giám đốc, trưởng phòng thực
hiện nghiêm túc. Vì vậy, trong công ty người ta răm rắp làm theo, trên bảo
dưới nghe, rất có tôn ti trật tự, kể cả lúc sếp đi vắng dài ngày. Ai cũng thấy
rằng khi giám đốc, trưởng phòng, tổ trưởng gương mẫu thì đố cấp dưới có
mà vi phạm?

Thời buổi phát triển kinh tế, việc thành lập một công ty khá đơn giản, bởi
vậy ra đường gặp giám đốc. Thậm chí muốn tổng giám đốc cũng có, nhưng
rất nhiều người chưa trải qua trường lớp đào tạo giám đốc, đào tạo văn hoá
ứng xử và giao tiếp. Vì vậy, hệ quả thật khôn lường, tình trạng vi phạm pháp
luật, lọc lừa, ăn nói báng bổ, văng tục, chửi thề vô tư trước đám đông của
một số không nhỏ các vị giám đốc này diễn ra hằng ngày, làm ảnh hưởng
đến môi trường VHDN chung.

Tốt hơn hết là người lãnh đạo phải tự đào tạo về văn hoá và học gương mẫu
trong văn hóa ứng xử, giao tiếp và nghiêm khắc trong chỉ đạo điều hành. Đối
với nhân viên, ngoài việc làm gương, lãnh đạo phải có biện pháp mạnh để
bắt buộc mọi người thực hiện nội quy, quy chế, có kiểm tra, đánh giá chấm
điểm đạo đức để xoá bỏ ngay những cách hành xử làm ô nhiễm môi trường
văn hóa còn rơi rớt ở một số người. Việc này phải làm thường xuyên liên
tục, không nên làm theo kiểu phong trào, đầu voi đuôi chuột.
-Để hiểu đúng về văn hóa doanh nghiệp:

Có người cho rằng: "Văn hóa tổ chức là những nét đặc trưng cơ bản để phân
biệt tổ chức này với tổ chức khác", từ đó kết luận "Văn hóa doanh nghiệp là
những nét đặc trưng cơ bản để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác".

Hai cụm từ "đặc trưng" và "phân biệt" được nhấn mạnh và lặp đi lặp lại
nhiều lần trong các lớp học về văn hóa doanh nghiệp, làm học viên nhớ và
"thấm" rất kỹ. Kết quả là các doanh nghiệp có người theo học luôn tìm mọi
cách để làm cho doanh nghiệp mình có những nét văn hóa "khác người".

Nỗ lực này đôi khi đem lại kết quả tệ hại vì doanh nghiệp bỗng trở thành
một tổ chức lạc lõng, không giống ai, thậm chí có khi còn rất phản cảm vì
những "nét văn hóa" rất kỳ cục, gây khó chịu cho cả những người trong
cuộc.

Ví dụ, có doanh nghiệp bắt buộc tất cả nhân viên, kể cả quản lý cấp cao,
phải đứng dậy, cúi đầu chào khi tổng giám đốc bước vào, và chỉ được ngồi
sau khi tổng giám đốc cho phép.

Văn hóa "sùng kính" theo kiểu vua chúa này quả thật là "đặc trưng" và "khác
biệt", nhưng nó lại gây khó chịu không chỉ cho cán bộ quản lý cấp cao mà
còn cho bất cứ nhân viên nào có lòng tự trọng. Không ít trường hợp, những
người mới vào bị "sốc" văn hóa và lập tức bỏ việc ngay sau cuộc họp đầu
tiên.

Thay vì chú trọng đến "nét riêng" để "phân biệt", nhiều nhà nghiên cứu văn
hóa cho rằng văn hóa là tập hợp những nét chung của tổ chức về giá trị,
niềm tin, được cụ thể hóa thành các chuẩn mực đạo đức, hành vi, và thể hiện
qua các nghi thức, lề thói, trang phục, màu sắc, cách trang trí, biểu tượng,
cách giao tế, ứng xử, tương tác... mà các thành viên trong tổ chức chấp nhận
hoặc bị chi phối.

Các giá trị, niềm tin này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường văn hóa, xã
hội nơi doanh nghiệp hoạt động. Chúng không thể đi ngược lại những giá trị
truyền thống của dân tộc, đất nước, con người bao quanh doanh nghiệp. Vì
vậy, thay vì cố đi tìm "nét riêng" để phân biệt, nhiều khi trái với truyền
thống, đạo lý, nhiều doanh nghiệp tập trung xây dựng những giá trị cốt lõi
(core values) phù hợp với truyền thống tốt đẹp chung của xã hội và của nghề
kinh doanh; rồi từ đó truyền bá, áp dụng trong doanh nghiệp mình, hình
thành nét văn hóa chung của những người cùng làm việc trong doanh
nghiệp, không quan trọng nét văn hóa này có "khác biệt" so với các doanh
nghiệp khác hay không.
Những nét chung đó có thể là các nguyên tắc chung như hướng về khách
hàng, vì lợi ích và sự phát triển của cộng đồng, bảo vệ môi trường, quan tâm
đến người lao động, vì sự phát triển bền vững, không vì lợi nhuận ngắn
hạn... Còn phần khác biệt chẳng qua là phần "nổi" trong cách thể hiện như
đồng phục, logo, màu sắc trang trí văn phòng, các nghi thức hội họp... - vốn
chỉ là phần "bề mặt" của văn hóa doanh nghiệp.

Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng bản chất của văn hóa doanh nghiệp
không phải là để "phân biệt", mặc dù người ngoài có thể nhìn thấy sự khác
biệt, mà là để "thống nhất và cùng thể hiện" những giá trị, niềm tin, chuẩn
mực đạo đức, hành vi... mà những người trong doanh nghiệp cùng chấp nhận
hoặc bị chi phối.

Có người tuyệt đối hóa và kỳ vọng văn hóa doanh nghiệp như là một thứ tín
ngưỡng của doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi người sáng lập doanh
nghiệp và buộc các thành viên trong doanh nghiệp xem như "đạo", như "đức
tin" để luôn tự giác đi theo.

Thực ra, văn hóa doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng bởi người sáng lập
mà chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh, bao gồm văn hóa
đất nước, khu vực, ngành nghề, đối tác, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh
tranh...

Một doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là "lớp" người sang trọng, phải
xây dựng văn hóa thể hiện đẳng cấp với nhiều nghi thức trang trọng; ngược
lại, một doanh nghiệp có khách hàng mục tiêu là giới bình dân, ví dụ, nông
dân thì phải xây dựng những nét văn hóa giản dị, bình dân, phù hợp với bản
chất "lúa" của nông dân.

Doanh nghiệp cũng luôn hướng tới xây dựng "màu cờ sắc áo" khác với đối
thủ cạnh tranh để khỏi bị "đụng hàng" và bị "đồng hóa". Ngoài ra, nếu hợp
tác với đối tác chiến lược, doanh nghiệp cũng thường cân nhắc, không xây
dựng văn hóa quá "chỏi" với văn hóa của đối tác chiến lược này.

Văn hóa doanh nghiệp cũng có nhiều tầng lớp từ trong ra ngoài. "Tầng gốc"
bao gồm triết lý kinh doanh, giá trị cốt lõi, niềm tin...; "tầng sâu" bao gồm
các chuẩn mực đạo đức, hành vi...; "tầng giữa" bao gồm phong cách quản lý,
nghi thức, lề thói...; và "tầng bề mặt" thể hiện qua "màu cờ sắc áo" như logo,
đồng phục...
Tương tự như vậy, "đức tin" cũng được thể hiện qua nhiều mức độ khác
nhau của các nhóm "tín đồ". Trong cùng là "nhóm nòng cốt" với thành phần
thường có là những người sáng lập và các cấp lãnh đạo cao nhất của doanh
nghiệp với niềm tin tuyệt đối. Kế đến là "nhóm chấp nhận" - chưa tin lắm,
nhưng chấp nhận và chịu sự chi phối.

Tiếp theo là "nhóm ủng hộ"- chưa tin, chưa chấp nhận, nhưng ủng hộ và tự
giác thực hiện các chuẩn mực vì mục tiêu chung. Rồi đến "nhóm thực hiện"
- chưa tin, chưa chấp nhận, không ủng hộ, nhưng vẫn thực hiện vì bắt buộc
và không tự giác. Cuối cùng, không thể không có, là "nhóm ngoại đạo"-
không tin, không chấp nhận, không ủng hộ, không chịu thực hiện, luôn tìm
cách chống đối, và muốn thay đổi cả văn hóa doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là quá trình lâu dài, tương tự như việc
truyền bá một thứ tín ngưỡng - phải có thời gian để "thấm" dần. Các doanh
nghiệp nên khởi đầu từ tầng gốc - xây dựng triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ
mệnh, các giá trị cốt lõi...

Các xu hướng mới trong văn hóa doanh nghiệp không hề xa lạ, khác biệt với
các giá trị truyền thống được cả thế giới chấp nhận và đề cao. Những giá trị
này không gì khác hơn là việc coi trọng đạo đức kinh doanh; sự thể hiện
trách nhiệm không chỉ đối với cổ đông mà còn đối với khách hàng, cộng
đồng, môi trường, người lao động, đối tác...; hoạt động công khai, minh
bạch, tuân thủ pháp luật; phát triển bền vững, không vì lợi nhuận ngắn hạn;
khuyến khích phản biện nội bộ; coi trọng uy tín doanh nghiệp... Từ những
giá trị rất chung này, doanh nghiệp sẽ xây dựng các chuẩn mực đạo đức,
hành vi, tạo lập các phong cách lề lối làm việc, xây dựng "màu cờ sắc áo"...

Sẵn sàng học tập và ứng dụng cái hay, cái tốt của người khác là một trong
những nét văn hóa rất cần của cả con người lẫn doanh nghiệp. Khác với việc
xây dựng thương hiệu - rất cần sự khác biệt, xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, doanh nghiệp không nhất thiết phải đi tìm những giá trị khác biệt
không giống ai.

Những cái chung tốt đẹp, được nhiều người chấp nhận, được thể hiện theo
cách riêng mới là điều đáng để doanh nghiệp theo đuổi. Và đừng bao giờ kỳ
vọng xây dựng một văn hóa doanh nghiệp như một thứ tín ngưỡng tuyệt đối
mà mọi thành viên trong doanh nghiệp đều phải tin và làm theo.
-Hiểu được giá trị cá nhân một người sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp
+Quản lý:có những phương thức,cách thức quản lý và ứng xử phù hợp
làm cho nhân viên thấy ràng mình được tôn trọng,được đánh giá cao.Cho
nhân viên thấy mình trân trọng giá trị cá nhân của họ từ đó tạo động lực lam
việc cho nhân viên.
+Tuyển dụng:nhà tuyển dụng nhìn nhận đúng giá trị cá nhân của một
người sẽ có cái nhìn khách quan hơn và sẽ có những lựa chọn chính xác
không chỉ về năng lục làm việc mà còn về giá trị cá nhân của nhân viên đó.

DANH SÁCH NHÓM


1.Đinh Ngọc Nam
2.Màn Minh Mẫn
3.Phan Hà Thanh Nhã
4………..

You might also like