You are on page 1of 3

1

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ

1.1 Các lý luận cơ bản về kiểm tra, thanh tra thuế

1.1.1 Khái niệm về kiểm tra, thanh tra thuế

Hoạt động quản lý Nhà nước chính là sự tác động có định hướng của chủ thể
quản lý (cơ quan thuế) tới các đối tượng quản lý (Đối tượng nộp thuế) nhằm đạt
được mục tiêu động viên một phần thu nhập quốc dân vào NSNN. Do vậy kiểm tra,
thanh tra thuế chính là một công đoạn và là một yếu tố cấu thành của hoạt động
Lãnh đạo quản lý Nhà nước của cơ quan thuế. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế
bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc
tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau cùng là tiến hành kiểm tra,
thanh tra thuế, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược trở lại từ khâu
xác định chủ trương kế hoạch có hợp lý hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động
của cơ quan thuế đạt được hiệu quả cao.
Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế
theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp
thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả
vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa
các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế là một biện pháp
hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn
có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm
của họ.
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các
hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện
thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo
đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ Ở CỤC
THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 Tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở Cục thuế tỉnh Bình Dương

Cục thuế Nhà nước tỉnh Bình Dương được thành lập ngày 14/12/1996 theo
quyết định số 1131 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở chia tách
Cục thuế Nhà nước tỉnh Sông Bé, có nhiệm vụ thực hiện các chức năng Quản lý
Nhà nước về thu thuế, phí, lệ phí, thu khác trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ
khác theo quy định của pháp luật. Ban đầu Cục thuế tỉnh Bình Dương có 07 Chi cục
thuế huyện, thị và 12 phòng thuộc văn phòng cục. Qua nhiều lần cải tổ, sắp xếp bộ
máy cho phù hợp với mô hình quản lý thuế theo chức năng, đến nay Cục thuế Bình
Dương có 7 Chi cục thuế huyện, thị và 14 phòng thuộc văn phòng cục. Sơ đồ tổ
chức bộ máy tại văn phòng cục như sau:

CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG

P.TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ NNT PHÒNG KIỂM TRA SỐ 1

P.KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ PHÒNG KIỂM TRA SỐ 2

P TỔNG HỢP-NGHIỆP VỤ-DỰ TOÁN PHÒNG KIỂM TRA SỐ 3

P QL NỢ & CƯỠNG CHẾ THUẾ PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ

P THANH TRA SỐ 1 PHÒNG TIN HỌC

P THANH TRA SỐ 2 PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ

P QUAN LÝ THUẾ TNCN PHÒNG HC- QT – TV ẤN CHỈ


66

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA,
THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1 Định hướng công tác kiểm tra, thanh tra thuế và quản lý thuế tại Cục thuế
Bình Dương

3.1.1 Định hướng kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế Bình Dương
Tập hợp thông tin, đánh giá rủi ro lựa chọn các ngành, đơn vị có rủi ro cao
theo hệ thống tiêu thức đánh giá của Tổng cục thuế để lập kế hoạch kiểm tra, thanh
thuế hàng năm.
Ứng dụng phần mềm tin học phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra thuế : ứng
dụng phần mềm báo cáo cáo tài chính doanh nghiệp và ứng dụng phần mềm báo
cáo kết quả kiểm tra, thanh tra.
Thực hiện kiểm tra, thanh tra theo quy trình mới của Tổng cục thuế trên cơ sở
thu thập thông tin, phân tích đánh giá để lựa chọn các đơn vị có thất thu, gian lận thuế
cao để đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra; trước khi kiểm tra, thanh tra phải chuẩn bị
tốt các thông tin về đối tượng kiểm tra, thanh tra.
Tổ chức tập hợp, phân tích thông tin thanh tra theo ngành và sắc thuế để tổng
kết, xây dựng tài liệu tập huấn thanh tra chuyên sâu ngành, lĩnh vực và sắc thuế cho
cán bộ thanh tra, kiểm tra ở ngành thuế Bình Dương.
Tăng cường thanh tra nội bộ đối với việc thực hiện các qui trình nghiệp vụ gắn
liền với công tác phòng, chống tham nhũng, qua đó phát hiện và xử lý ngay những vi
phạm chưa đúng quy định của ngành, vừa góp phần chấn chỉnh đội ngũ cán bộ, vừa
phát hiện tăng thu cho NSNN.
3.1.2 Định hướng quản lý thuế
Thực hiện cải cách hành chính trong quản lý thuế, Cục thuế Bình Dương
định hướng quản lý thuế như sau:
- Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý,
thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ

You might also like