You are on page 1of 6

Môn Hóa:

Trong hai năm thi vừa qua, nội dung kiến thức bao quát toàn chương trình hóa phổ thông
từ lớp 10 đến lớp 12. Trong đề thi, các câu tính toán khó thường là các câu tính theo công
thức hóa học, bào toàn khối lượng, bào toàn electron… Sau đây là một vài ví dụ mà thí
sinh cần lưu ý:
Ví dụ 1a: Câu 29 – Mã đề 263 – Khối A (2008)
Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3
loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở điều kiện tiêu chuẩn) và
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36.
Có nhiều cách để giải câu này, có thể làm như sau :
Gọi x là số mol Fe(NO3)3
Hỗn hợp + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
11,36 (gam) (3x + 0,06)(mol) x(mol) 0,06 mol (3x + 0,06)/2 (mol)
Ta có : số mol HNO3 = 3x + 0,06 (mol)
Bảo toàn khối lượng : 11,36 + 63(3x + 0,06) = 242x + 0,06.30 + 9(3x + 0,06)
Giải ra : x = 0,16
Suy ra : m = 38,72 => Chọn A
Ví dụ 2a: Câu 2 – Mã đề 263 – Khối A – 2008
Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi
Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O
(hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
Có nhiều cách để giải câu này, có thể làm như sau :
Công thức chung hai ancol trong X : CnH2n + 2O
CnH2n + 2O + CuO → CnH2n O + H2O + Cu
_ (14n + 16) + 18
(Y) có CnH2n O và H2O theo tỷ lệ mol 1 : 1 nên M = 13,75.2 =
2
Giải ra : n = 1,5
Suy ra : hai ancol là CH3OH và C2H5OH có tỷ lệ mol 1 : 1
CH3OH → HCHO → 4Ag
x(mol) 4x(mol)
C2H5OH → CH3CHO → 2Ag
x(mol) 2x(mol)
4x + 2x = 64,8/108 = 0,6
x = 0,1
m = 0,1.32 + 0,1.46 = 7,8 gam => Chọn A
+ Các câu lý thuyết khó là các câu tổng hợp, yêu cầu học sinh phải biết phân tích,
khái quát hóa và tổng hợp kiến thức, nắm kỹ bản chất của quá trình . . .

Ví dụ 1b : Câu 50 – mã đề 195 – khối B – 2008


Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Chọn B
Ví dụ 2b: Câu 1 – mã đề 195 – khối B – 2008
Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -.
B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.
D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
Chọn D
Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày thi, do đó để làm tốt đề thi sắp đến, thí sinh nên chuẩn
bị cho mình một tâm lý thoải mái, tự tin, ôn tập lần cuối các kiến thức bằng cách :
- Tự ôn tập và củng cố kiến thức lý thuyết theo chuyên đề .
- Tự ôn tập phương pháp giải bài tập trắc nghiệm định lượng.
- Sau đó, làm lại các đề thi ĐH-CĐ khối A và B của Bộ GD-ĐT các năm 2007 và 2008
để rút kinh nghiệm về phân bố thời gian làm bài và kiểm tra lần cuối trình độ của mình để
chính thức chọn trường dự thi phù hợp nhất.
- Không nên làm thêm những bài tập quá khó, thách đố để rồi bi quan, mất tự tin.
* Về cách làm bài trong phòng thi :
Đối với thi trắc nghiệm thì ngoài kiến thức ra, việc phân bố thời gian hợp lý cũng rất
quan trọng; mỗi câu trung bình chỉ có 1,8 phút nên yêu cầu thí sinh phải làm bài nhanh
chóng và chính xác. Khi làm bài cần chú ý: Không nên dừng lại quá lâu ở một câu nào
đó. Cố gắng làm hết tất cả các câu để có cơ hội đạt điểm cao hơn. Nên làm các câu từ dễ
đến khó vì điểm của các câu như nhau. Cẩn thận đối với các câu hỏi có nghĩa phủ định.

HOÀNG THỊ HỒNG PHÚC


(Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa)

MÔN TIẾNG ANH


Đối với môn tiếng Anh, các em cần chú ý những điều sau để có thể đạt được số điểm tối
đa.
* Cần phân bổ thời gian hợp lý.
Hình thức trắc nghiệm đòi hỏi vừa nhanh vừa chính xác. Các em cần đọc lướt toàn bài để
xác định độ mức độ khó dễ của toàn bài thi trước khi thực sự trả lời. Những phần dễ nên
trả lời trước, còn những phần khó, dễ nhầm lẫn nên làm sau cùng để còn thời gian suy
nghĩ.
Những câu hỏi về ngữ âm và ngữ pháp nên được trả lời trước, vì khả năng làm đúng ngay
từ đầu sẽ rất cao nếu thí sinh nắm vững nội dung kiểm tra. Ngược lại, thí sinh hay bị
nhầm lẫn ở phần từ vựng và đọc hiểu, vì vậy thời gian dành cho các câu hỏi này cần
nhiều hơn.
* Sử dụng phương pháp loại suy để chọn câu trả lời đúng.
Loại suy là một chiến thuật quan trọng trong khi làm bài trắc nghiệm. Khi gặp các câu
hỏi khó, nên bình tĩnh áp dụng phương pháp loại suy để nâng cao khả năng chọn được
câu trả lời đúng. Dưới đây là một ví dụ rút từ đề thi năm 2008:
He’s a very ______ person because he can make other workers follow his advice.
A. influential* B. effective C. creative D. deciding
Có thể dễ dàng loại bỏ câu D vì ‘deciding person’ là một cụm từ nghe rất lạ tai. Câu C,
‘creative’, (sáng tạo) cũng có thể bị loại vi ít liên quan đến nghĩa của câu. Như vậy, chỉ
còn 2 từ ‘influential’ và ‘effective’. Nếu thí sinh biết từ ‘influence’ (ảnh hưởng) thì sẽ dễ
dàng chọn đúng từ ‘influential’.
* Nhận diện nhanh những câu hỏi có mục tiêu ‘kép’ và giải quyết đủ cả hai mục
tiêu.
Những câu hỏi có mục tiêu thường rất dễ nhận ra vì các lựa chọn xuất hiện thành từng
cặp. Một ví dụ khác rút từ đề thi năm 2008:
Increasing ______ of fruit in the diet may help to reduce the risk of heart disease.
A. a number B. the amount* C. an amount D. the number
Đáp án đúng của câu này là B, ‘the amount’. Mục tiêu của câu hỏi này là vừa kiểm tra
danh từ đếm được và không đếm được (amount dùng cho danh từ không đếm được và
number dùng cho danh từ đếm được), vừa kiểm tra mạo từ xác định và bất định (the và
a). Với câu hỏi này, nếu không chú ý thí sinh có thể chỉ chú ý chọn đúng từ ‘amount’ mà
quên không chú ý đến mục tiêu còn lại là phải chọn đúng mạo từ, và vì thế có thể chọn C
(an amount).
* Vận dụng kiến thức nền để tăng khả năng trả lời đúng những câu hỏi thuộc phần
đọc hiểu
Một số câu hỏi thuộc phần đọc hiểu có thể trả lời bằng cách dựa vào kiến thức nền. Trong
đề thi năm 2008, bài đọc hiểu về mặt trời (câu 31 đến 40 trong mã đề 342) minh họa rất
rõ cho các câu hỏi loại này. Câu hỏi sau đây rút trong bài đọc nói trên có thể trả lời đúng
mà không cần đọc bài đọc:
Câu 33: When the Sun becomes a red giant, what will the atmosphere be like on the
Earth?
A. It will become too hot for life to exist.*
B. It will be almost destroyed by nova explosions.
C. It will freeze and become solid.
D. It will be enveloped in the expanding surface of the sun.
(Câu hỏi: Khi mặt trời trở thành một ‘gã khổng lồ’ đỏ chói, bầu khí quyển trên trái đất sẽ
ra sao? Trả lời: Bầu khí quyển sẽ trở nên quá nóng và sự sống sẽ không tồn tại được nữa.)
Và cuối cùng, hai lời khuyên bao giờ cũng đúng khi thi trắc nghiệm:
* Không bỏ trống bất cứ phần nào.
Sau khi thí sinh đã thực hiện lời khuyên trên và đến gần hết giờ thi vẫn còn một số câu
mà thí sinh không thực sự hiểu rõ, thì hãy kết hợp khả năng suy đoán và ‘vận may’ của
mình để trả lời, dù có thể không chắc là mình làm đúng.
* Kiểm tra kỹ phiếu trả lời.
Đôi khi thí sinh làm sai rất oan uổng chỉ vì nhầm vị trí của câu hỏi (ví dụ, do đánh nhảy
cóc một giòng, hoặc đánh nhầm lựa chọn B thành C). Vì vậy, kiểm tra kỹ phiếu trả lời
trước khi nộp là việc không bao giờ thừa trong một kỳ thi trắc nghiệm.
Tiến sĩ VŨ THị PHƯƠNG ANH
Giám đốc Trung tâm khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo – ĐHQG TP.HCM

Môn Vật lý
Vật lý là môn thi trắc nghiệm, thí sinh cần nắm vững các kiến thức trong sách giáo khoa
(SGK), chủ yếu là chương trình 12; một số kiến thức ở các lớp dưới có thể dùng để giải
quyết các bài toán ở lớp 12 (như kiến thức về chuyển động tròn đều, lực quán tính; một
số công thức của dòng điện không đổi, lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm; lực
Lorenx của từ trường tác dụng lên hạt mang điện chuyển động . . .). Đối với thí sinh chọn
chương trình nâng cao thì còn có hai chương mới (so với chương trình cũ và chương trình
chuẩn) là chương I (Động lực học vật rắn) và chương VIII (Sơ lược về thuyết tương đối
hẹp). Thí sinh cần lưu ý:
+ Chuẩn bị một tâm lý thi cử thật tốt, cần phải bình tĩnh, không nên vội vàng, hấp tấp.
Học tập và ôn thật căn bản thì thời gian sẽ đủ để học sinh hoàn tất bài thi. Nếu vội vàng
để rồi sau khi làm bài xong (50 câu trắc nghiệm), công việc kiểm tra lại toàn bộ bài thi là
rất khó và mất thời gian.
+ Có vài vấn đề ở cùng một kiến thức (về lý thuyết) nhưng ở SGK chuẩn và SGK nâng
cao lại có 2 tên gọi, 2 cách trình bày, 2 quan điểm không hoàn toàn giống nhau (như sóng
dừng có phải là một trường hợp của hiện tượng giao thoa sóng hay không; hay khi nói về
điều kiện phát ra tia hồng ngoại; sơ đồ khối của hệ thống phát thanh, thu thanh . . .). Do
đó, thí sinh học chương trình này nhưng lại chọn phần câu hỏi của chương trình kia thì
cũng cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi thi.
Thời gian ôn tập không còn nhiều, thí sinh cần tự tổng kết một số dạng bài tập đặc
biệt, rút ra một số công thức giúp nhanh chóng chọn được phương án trả lời đúng mà
không phải giải chi tiết. Sau đây có thể là vài ví dụ :
+ Dao động cơ học :
- Khi viết phương trình dao động ở dạng x = Acos(ω t + ϕ ); pha ban đầu ϕ sẽ phụ
thuộc vào gốc thời gian t = 0 :
Khi t = 0 lúc vật ở vị trí biên dương x = A thì ϕ = 0
Khi t = 0 lúc vật ở vị trí biên âm x = -A thì ϕ = π
π
Khi t = 0 lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì ϕ = -
2
π
Khi t = 0 lúc vật đi qua vị trí cân bằng ngược chiều dương thì ϕ =
2
Công thức liên hệ giữa v và x : v2 = ω 2(A2 - x2)
A
- Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng ra vị trí (hoặc ngược lại) là t =
2
T
(T là chu kỳ dao động)
12
A T
- Thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí ra vị trí biên (hoặc ngược lại) sẽ là t =
2 4
T T
- =
12 6
+ Giao thoa sóng cơ học :
- Nếu 2 nguồn sóng kết hợp đồng pha nhau thì đường trung trực của đoạn thẳng nối
2 nguồn kết hợp sẽ là đường dao động cực đại (biên độ cực đại Amax), tổng số đường dao
động cực đại sẽ là số lẽ, tổng số đường dao động cực tiểu (ở đây là biên độ triệt tiêu A min
= 0) sẽ là số chẵn (câu 29, mã đề 126, đề thi Cao đẳng năm 2007).
- Nếu 2 nguồn sóng kết hợp ngược pha nhau thì đường trung trực của đoạn thẳng
nối 2 nguồn kết hợp sẽ là đường dao động cực tiểu, tổng số đường dao động cực đại sẽ là
số chẵn, tổng số đường dao động cực tiểu sẽ là số lẽ (câu 39, mã đề 128, đề thi ĐH năm
2008).
+ Đoạn mạch xoay chiều RLC :
- Cho R biến thiên, xác định R để công suất tiêu thụ là P :
Nếu P = Pmax thì chỉ có một giá trị của R để thỏa mãn : R = ZL - ZC ; Pmax =
U2
(từ bất đẳng thức Côsi) (câu 31, mã đề 128, đề thi Đại học năm 2008; câu 13,
2 Z L − ZC
mã đề 134, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2009).
Nếu P < Pmax thì thông thường sẽ có hai giá trị của R để thỏa mãn, hai giá trị đó
sẽ có tính chất :
U2
R 1 + R2 = và R1R2 = (ZL - ZC)2 (từ định lý Viét)
P
- Cho C biến thiên, giá trị của C để điện áp UC đạt cực đại thỏa mãn điều kiện
R 2 + ZL2
ZC = (từ tính chất của đỉnh parabol)
ZL
- Tương tự, khi cho L biến thiên, giá trị L để điện áp UL đạt cực đại thỏa mãn điều
R 2 + ZC2
kiện : ZL =
ZC
- Cho C biến thiên, xác định C để điện áp U L và UR đạt cực đại (hoặc cho L biến
thiên, xác định L để điện áp UC và UR đạt cực đại) thì ZL = ZC (tức có cộng hưởng dòng
điện)
+ Quang phổ nguyên tử hyđrô :
Khi giả thiết cho hai bước sóng ứng với hai bức xạ và yêu cầu tìm bước sóng của
1 1 1
bức xạ thứ ba, công thức chung để giải quyết là : λ = λ + λ (từ hai tiên đề của thuyết
31 32 21
Bo)
λ 32 λ 21
Sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau : λ 31 = λ + λ (câu 38, mã đề 126, đề thi
32 21
λ 31λ 21 λ 32 λ 31
CĐ năm 2007) và λ = λ − λ hoặc λ 21 = λ − λ (lấy trị tuyệt đối vì bước sóng
32
31 21 32 31

không âm) (câu 17, mã đề 128, đề thi ĐH năm 2008).


+ Hiện tượng phân rã hạt nhân :
Một hạt nhân A khi phân rã (tự phát) thành hai hạt B và C thì tỉ số động năng của
WdB mC vB
hai hạt tạo thành sẽ là W = m = v (từ định luật bảo toàn động lượng) (câu 8, mã đề
dC D C
128, đề thi ĐH năm 2008).
Nếu ôn tập kỹ, thí sinh sẽ tự rút ra một số biểu thức để dùng, nhưng cũng nên lưu ý
điều kiện để áp dụng các biểu thức đó.

PHƯƠNG CHÁNH NHƠN


(Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa)

You might also like