You are on page 1of 6

Vai trò của hoạt động đối với sự phát triển của tâm lý, từ đó rú ra kết luận cần

thiết

Như chúng ta đã biết con người để trở nên hoàn thiện như ngày hôm nay thì cần trải qua rất
nhiều thời kì giai đoạn mà mỗi thời kì đều gắn liền với một chế độ xã hội, một lịch sử khác nhau
nên nó hình thành cho mỗi con người chúng ta nhiều trạng thái tâm lý khác nhau. Do vậy nhiều
nhà tâm lý học đã dày công nghiên cứu để viết ra các quy luật hiện tượng …cho cuộc sống. Nói
thế nhưng chúng ta biết tâm lý học là gì chưa? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau song chung quy
lại ta biết được rằng tâm lý bao gồm các hiện tượng tinh thần xãy ra trong đầu óc của con người,
nó gắn liền và điều hành hoạt động của con người

Trong tâm lý học có vô vàn vấn đề hiện tượng cần quan tâm cần nghiên cứu nhưng trong
bài tiểu luận này tôi chỉ đề cập đến vấn đề hoạt động và vai trò của nó đối với hoạt động học tập
của mỗi sinh viên

Mọi người sinh ra đều chưa có tâm lý muốn có tâm lý thì con người phải tham gia vào các
quan hệ xã hội, sau đó con người phải được giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội trên
một nền giáo dục chung để chính con người đó tạo ra bộ mặt tâm lý cho xã hội.

Do đó chúng ta thấy rằng vai trò của hoạt động là rất quan trọng vì thế nên tôi chọn chủ đề
này để giới thiệu tới mọi người nhằm tất cả chúng ta nhận thức rỏ hơn về vai trò của nó. Nó giúp
con người ta hoàn thiện mình hơn. Cũng như lịch sử tiến hoá của con người từ bò 4 chân đến
việc đứng dậy đi bằng 2 chân để cao hơn mà hái lượm những thứ trên cao, biết lao động để rút
ra kinh nghiệm tìm ra kim loại, lửa…

Để thấy rõ hơn về hoạt động là gì và vai trò của nó ra sao chúng ta đi vào phần nội dung
tiếp theo. Trong bài này ta chỉ đề cập đến hoạt động nên có thể theo dõi theo các ý chính sau:

1.Khái niệm của hoạt động

- Theo triết học, hoạt động là quá trình diễn ra giữa con người với giới tự nhiên, một quá trình
trong đó bằng hoạt động của mình con người làm trung gian điều tiết kiểm tra sự trao đổi chất
giữa họ và tự nhiên

(trích thuyết hoạt động)

- Theo tâm lý học mà chúng ta đang được học thì hoạt động là sự tác động của con người vào
thế giới khách quan tạo ra sự thay đổi cả về con người cả về thế giới khách quan trong đó con
người là chủ thể còn thế giới khách quan là khách thể hay nói cách khác là đối tượng của hoạt
động

Vd: hoạt động của người thợ may tác dụng vào vải, kim chỉ, máy may để tạo ra quần áo

Trong ví dụ này chủ thể là người thợ may, khách thể (đối tượng) là vải, kim chỉ và máy may

Sự thay đổi về thế giới khách quan là từ tấm vải đã trở thành quần áo còn về con người thì sau
mỗi lần may họ sẽ rút ra kinh nghiệm từ đó mà tay nghề sẽ được nâng lên

2. Các quá trình hoạy động


` 2.1 Qúa trình đối tượng hoá

Là chủ thể dung vật chất, năng lực hay tinh thần của mình để tác dụng vào đối tượng để tạo ra
sẩn phẩm

Sản phẩm của đối tượng hoá có thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm tinh thần

Vd: Năn g lực, vật chất hay tinh thần của người thợ may là tay nghề, của bác sỹ, của giáo viên là
trình độ chuyên môn

2.2 Qúa trình chủ thể hoá

Là quá trình chủ thể chiếm lĩnh, lĩnh hội những kinh nghiệm có sẵn trong đối tượng để biến thành
kinh nghiệm của mình

Sản phẩm của quá trình chủ thể hoá thuần tuý là sản phẩm tinh thần

3. phân loại

Căn cứ vào sự xuất hiện trước sau của các dạng hoạt động trong đời sống con người có thể chia
hoạt động thành 4 loại sau:

- Hoạt động vui chơi là hoạt động mà qua đó trẻ em nhận thức được thế giới, là hoạt động
xuất hiện đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người

Vd: Trẻ em đủ 3 tháng tuổi khi chúng ta cho nó chơi vơi những đồ chơi như búp bê thì khi nó
thích nó có thể mang đi ngủ con ngược lại cho nó chơi cái ô tô thì nó chỉ kéo đi chơi

- Hoạt động học tập là hoạt động có ý thức của con người nhằm lĩnh hội những kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo để chuẩn bị cho hoạt động lao động sau này

Vd: Lĩnh hội tri thức khi đến lớp thì phả nghe cô giáo giảng bài, hiểu bài và nắm bắt được nội
dung của bài

Kỹ năng: ví dụ như học cách sử dụng máy vi tính thành thạo

- Hoạt động lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra sản phẩm để thoả
mãn nhu cầu của xã hội và của cá nhân

Vd: Đối với sinh viên muốn tiết kiệm tiền để phục vụ cho việc học thì ngoài thời gian học, thời
gian rãnh rỗi chúng ta có thể đi làm thêmvừa được tiền cho tiêu vừa học hỏi kinh nghiệm

- Hoạt động giao tiếp là hoạt động bao trùm lên hoạt động nói trên. Tất cả chúng ta đều cần
phải có giao tiếp vì có giao tiếp chúng ta mới nhận được kinh nghiệm từ thế hệ trước truyền cho
thế hệ sau, giúp con người tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm của loài người đồng thời hình
thành nên được ý thức và tự ý thức cho bản thân

Vd: Ông cha ta có kinh nghiệm về thời tiết như : “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì
nắng, bay vừa thì râm”
Trong việc giao tiếp giữa giáo viên với học sinh để học sinh tiếp thu được kiến thức và thông qua
giao tiếp chúng ta biết được cái đúng cái sai với chuẩn mực xã hội để tự phê mình tốt nhằm mục
đích hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân

4. Vai trò của hoạt động đối với sự phát triển tâm lý

Hoạt động đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển tâm lý con nguời vì:

- Tâm lý con người chỉ được hình thành, phát triển và bộc lộ trong hoạt động.

Vd: Trường hợp này được đăng trên báo Hà Nội. Tờ báo nêu lên trường hợp bác sỹ đưa nhầm
kết quả khám sức khoẻ của 2 bệnh nhân. Một người bị ung thư thật thì nhận được giấy không
sao còn người kia không bị bệnh nhưng lại nhận được giấy bị bệnh ung thư. Ông này vô cùng
hoảng hốt chạy về nhà song nhà ông lại ở Nam Định cách Hà Nội khá xa mà ông quên cả việc
bắt xe về ông tự chạy bộ từ bệnh viện về đến nhà thì mệt quá mà chết còn ông bị bệnh thật dĩ
nhiên là chết vì có bệnh mà đâu chữa chạy gì đâu. Qua ví dụ này ta thấy rằng tâm lý hoang
mang lo sợ đã được hình thành khi nhận được giấy, nó “phát triển” làm cho ông phải “mất mạng”

- Tất cả các yếu tố khác như bẩm sinh di truyền, giáo dục, môi trường xã hội muốn phát huy
được tác dụng đối với sự phát triển tâm lý thì phải thông qua hoạt động của con người.

Vd: Cần thiết phải có hoạt động học tập và hoạt động giảng dạy thì học sinh mới có thể nắm bắt
được kiến thức về con người, về xã hội.

- Thông qua hoạt động của con người mới tiếp xúc được với tri thức và kinh nghiệm của loài
người, đưa nó vào trong cá nhân, hình thành nên tâm lý cá nhân.

Vd: Trong một thí nghiệm để đo tư duy của con người có một thí nghiệm như sau: khi ta đặt
nhiều khối hộp có kích thước cao thấp khác nhau và những cái móc cũng có chiều cao khác
nhau đồng thời treo lên cao một miếng thịt nướng thật thơm thì khi cho chó hay mèo vào thì 2
con này chỉ chạy phía dưới mà kêu chứ không làm được gì, khi đưa con khỉ vào thì nó biết leo
lên hộp cao nhất nhưng không tới nó cầm them một cây móc nữa cây này ngắn thì lấy cây kia và
cuối cùng vẫn lấy được. Còn với con người ta thay miếng thịt bởi một chiếc ô tô ta cho đứa trẻ
vào thì nó cũng leo lên hộp cao nhất như con khỉ rồi cũng lấy móc để móc cứ như thế và đứa bé
cũng lấy được. Nhưng con người hơn con khỉ ở chổ khi đưa đứa bé đó vào lần thứ hai thì nó biết
chắc hộp nào và cây móc nào là lấy được nhưng đối với khỉ thì dù đưa vào 100 lần thì nó vẫn
làm như lần đầu tiên. Qua ví dụ này ta thấy qua hoạt động con người chúng ta sẽ rút ra được
kinh nghiệm cho bản thân.

Đây là vai trò chung đối với tâm lý con người còn nói riêng về sinh viên thì hoạt động học
đối với sing viên là hoạt động đóng vai trò quan trọng nhất. Vậy hoạt động học là gì? Theo
“tâmlýhọc.net” ta biết được rằng:

5. Hoạt động học với sinh viên

5.1 Khái niệm hoạt động

Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo
ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là
phải huy động nội lực của bản thân ( động cơ, ý chí, …) càng phát huy cao ban nhiêu thì việc tái
tạo càng diẽn ra tốt bấy nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi người học. Ai học thì người đó
phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân
mình.

Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ
dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa
học, những tri thức có tính chọn lựa cao đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.

Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiêp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn
hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của bản thân hoạt động học.

Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong
việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này.

5.2 Đối tượng của hoạt động học

Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng của hoạt động học hướng tới là tri
thức. Hoạt động học là hoạt động tái tạo lại những tri thức đã có từ trước ở người học, còn hoạt
động nghiên cứu khoa hcọ đó là phát hiện những chân lý khoa học mà loài người chưa biết đến.

5.3 Phương tiện học tập

Trong hoạt động học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, but, sách, giáo trình, máy tính…
mà nó còn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập đó là mọi yếu tố của nó đều được hình
thành trong quá trình học tập

Phương tiện chủ yếu của học tập dó là các hành động học tập: so sánh, phân loại, phân tích,
khái quát hoá…tâm lý học đã khẳng định so sánh, phân loại là những phương tiện đắc lực cho
việc hình thành những khái niệm kinh nghiệm, còn phân tích. Khái quát hoá là phương tiện để
hình thành nên những khái niệm khoa học.

5.4 Điều kiện học tập

Điều kiện đầu tiên đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài như sự hướng dẫn của thầy cô,
sách, vở, bút, máy tính…

Điều kiện thứ hai là sự vận động của chíng bản thân người học hay còn gọi là yếu tố nội lực

5.5 Sự hình thành hoạt động học

5.5.1 Động cơ học tập

Chủ thể khi tiến hành hoạt động học, chiếm kĩnh tri thức thì chính tri thức đó trở thành cái tinh
thần thôi thúc người học. Vì vậy có thể hiểu động cơ học tập là sức mạnh tinh thần đièu khiển,
điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học,để thoả mãn nhu cầu nào đó của
bản thân.

5.5.2 Mục đích học tập


Mục đích của của hoạt động học là các khái niệm, các chuẩn mực,…mà hoạt động học đang
diễn ra hướng đến nhằm đạt được nó.

5.6 Đặc điểm chung của hoạt động học tập của sinh viên

+ Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động. Đó là
khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối tượng mà thay đổi chính bản thân mình. Sinh
viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp,
phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.

+ Hoạt động học tập diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương
trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo

+ Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, sách vở, máy tính…

+ Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng thẳng, mạnh mẽ về trí
tuệ

+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao

Cái cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về động cơ mục đích, biện pháp
học tập

5.7 Tính thích cực trong hoạt động học của sinh viên.

Theo Thái Duy Tiên thì “ tính thích cực học tập của sinh viên là tập hợp các hoạt động nhằm làm
chuyển biến vị trí của người sinh viên từ dối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri
thức để nâng cao hiệu quả học tập”

Tính tích cực của sinh viên được thể hiện qua một số đặc điểm như sau:

- Trong giờ học sinh viên có chú ý tới bài giảng hay không?

- Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài, trao đổi, thảo luận…

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao

- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình

- Có hứng thú học tập

- Biết vận dụng những tri thức được học vào thực tiễn

- Có sang tạo trong quá trình học tập.

Trên đây là một vài nét về hoạt động học của sinh viên. Bên cạnh hoạt động học tập sinh viên
con tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nữa như: mùa hè xanh, thứ 7 tình nguyện…các hoạt
động đoàn thể trong nhà trường như tham gia vào các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao…mọi
hoạt động đều có một ý nghĩa riêng của nó nhưng đều cs ích cho mỗi chúng ta. Nó có thể cho
chúng ta them hiểu biết với môi trường cuộc sống xung quanh chúng ta đồng thời cũng cho ta
nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình.

Vậy qua đây chung ta hiểu được rằng hoạt động của con người tác dụng vào thế giới
khách quan đã tạo ra sự thay đổi cho cả con người và cả thế giới xung quanh giúp chúng ta nhìn
nhận được thế giới. Nó có vai trò hết sức quan trọng vì thế chúng ta nên biết phát huy nó để tạo
ra thế mạnh cho bản thân.

You might also like