You are on page 1of 131

PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Chương I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH


NGHIỆP.

1. Khái niệm, vai trò của phân tích hoạt động kinh tế.
1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp.
Phân tích(analyse) hiểu theo nghĩa chung nhất là phương pháp nghiên cứu, là
sự bóc tách, phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần các bộ phận cấu thành nhằm
nghiên cứu sâu sắc các sự vật , hiện tượng, quá trình; nhận biết các mối liên hệ bên trong
và sự phụ thuộc trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình đó. Đồng thời qua
phân tích cũng nhằm mục đích thấy được sự vận động và xu hướng phát triển mang tính
quy luật của các sự vật, hiện tượng. Trong lĩnh vực tự nhiên, việc bóc tách phân chia được
tiến hành với những vật thể bằng những phương pháp cụ thể. Ví dụ, phân tích các chất hoá
học bằng những phản ứng, phân tích vi sinh vật bằng kính hiển vi...Trái lại trong lĩnh vực
xã hội các hiện tượng, quá trình cần phân tích chỉ tồn tại bằng khái niệm trừu tượng, do đó
việc phân tích thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng. C. Mác đã chỉ ra rằng: “ Khi
phân tích các hình thái kinh tế- xã hội thì không sử dụng hoặc kính hiển vi, hoặc phản ứng
hoá học. Lực lượng trừu tượng phải thay thế cái này hoặc cái kia”( (1) Mác-Ăngghen toàn
tập, tập 23- NXB “ Tác phẩm chính trị” Matxcơva. 1951, trang 6 ).
Phân tích không thể thiếu tổng hợp, tức là sự liên kết các bộ phận của hiện tượng,
quá trình thành cái toàn bộ. Phân tích và tổng hợp trong quá trình phân tích là một thể
thống nhất.
Phân tích là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa
học tự nhiên cũng như khoa học xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế người ta sử dụng khái niệm
phân tích kinh tế hoặc phân tích hoạt động kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh
(Operating activities analysis).
Phân tích hoạt động kinh tế là một môn khoa học nghiên cứu các hiện tượng, các
quá trình kinh kinh tế của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các ngành kinh tế, của
toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở tài liệu kế hoạch, tài liệu hạch toán và các tài liệu khác với
mục đích kiểm tra và đánh giá diễn biến và kết quả kinh doanh, phát hiện và khai thác các
tiềm năng bên trong và bên ngoài, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực nhằm mục đích không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phân tích kinh tế là một khái niệm chung. Tuỳ theo phạm vi của đối tượng nghiên
cứu người ta phân thành phân tích kinh tế vĩ mô và phân tích kinh tế vi mô.
Phân tích kinh tế vĩ mô có phạm vi nghiên cứu rộng trong nền kinh tế quốc dân hoặc
theo vùng lãnh thổ bao gồm : phân tích kinh tế xã hội, phân tích đường lối chính sách và
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một nước hoặc của một tỉnh, thành phố...
Phân tích kinh tế vi mô hay còn gọi là phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
hoặc phân tích hoạt động kinh doanh có phạm vi nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình
kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp hoặc
của một tổ chức kinh tế cụ thể. Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá
chính xác, khách quan diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh; thấy được thành tích và
kết quả đã đạt được; đồng thời tìm ra những mặt yếu kém, những điểm còn tồn tại, những
nguyên nhân khách quan và chủ quan để từ đó có những biện pháp, chính sách nhằm cải
tiến hoàn thiện quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cùng với kế toán và các môn khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh tế là
một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của
doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh tế ra đời và phát triển cùng với yêu cầu đòi hỏi khách quan
của quản lý kinh tế. Trong điều kiện sản xuất chưa phát triển nhu cầu thông tin chưa cao thì
phân tích hoạt động kinh tế được thực hiện bằng các phép tính cộng trừ đơn giản và được
thể hiện ngay trong công tác hạch toán. Khi sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu thông
tin ngày càng cao thì phân tích hoạt động kinh tế ngày càng được phát triển và hoàn thiện
về cở sở lý luận cũng như phương pháp luận để trở thành môn khoa học độc lập.
Do đặc điểm hình thành, khoa học phân tích hoạt động kinh tế trước đây ở các mô
hình kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung thường chú trọng đối tượng nghiên cứu là
các kết quả xảy ra trong quá khứ, vì chúng là những cơ sở dữ liệu quan trọng để tiến hành
phân tích, xây dựng kế hoạch và đặc biệt và điều chỉnh kế hoạch. Tuy nhiên, phân tích kinh
doanh hướng tới thị trường không chỉ nhằm xây dựng kế hoạch một cách máy móc, cứng
nhắc mà còn là công cụ quan trong phục vụ cho những quyết định ngắn hạn và dài hạn, đòi
hỏi chủ động và linh hoạt ngay cả với các măt hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Mục
tiêu của phân tích hoạt động kinh tế vì thế tương đồng với các môn học mới xuất hiện - chủ
yếu ở các nước phát triển- như kế toán quản trị (management accouting), phân tích báo cáo
tài chính ( the analysis of financial statements), quản trị tài chính (financial management)

2
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1.2. Vai trò của phân tích họat động kinh tế đối với công tác quản lý.
Đối với công tác quản lý phân tích hoạt động kinh tế có những vai trò rất lớn thể
hiện ở những điểm sau:
*Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng
trong kinh doanh, là cơ sở để đề ra các giải pháp quản lý có căn cứ khoa học. Mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đều chứa đựng những tiềm năng chưa được phát hiện,
chỉ qua phân tích hoạt động kinh tế mới tìm ra và khai thác để nâng cao hiệu quả kinh
doanh, qua phân tích có thể thấy được nguyên nhân, nguồn gốc của những vấn đề phát
sinh, thấy được những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó có những cơ sở
khoa học để đưa ra các quyết định trong kinh doanh và trong quản lý và từ đó cải tiến cơ
chế quản lý của doanh nghiệp.
*Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện hạch toán
kinh tế. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế tốt là cơ sở khoa học để lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch. Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép kết hợp giữa việc thực hiện các
nhiệm vụ đề ra cùng với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế để tác động lên quá trình sản
xuất, đánh giá một cách có cơ sở kết quả công việc của các đơn vị
*Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Ngoài việc
phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như tình hình vật tư, tiền vốn, tình hình sản
xuất, tình hình tiêu thụ, tình hình tài chính ... thì phân tích hoạt động kinh tế còn phân tích
các điều kiện bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh... từ đó dự đoán
những rủi ro có thể sảy ra và có kế hoạch để phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa những thiệt
hại.
* Tài liệu phân tích hoạt động kinh tế không những cần cho chính những nhà quản
trị ở bên trong doanh nghiệp mà cũng rất cần cho các đối tượng ở bên ngoài khi họ có mối
quan hệ lợi ích đối với doanh nghiệp bởi vì thông qua tài liệu phân tích hoạt động kinh tế
họ mới có những cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư,
cho vay v.v... đối với doanh nghiêp.
2. Đối tượng của phân tích họat động kinh tế.
Mỗi một môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng. Ví dụ triết học nghiên
cứu những quy luật chung về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và nhận thức. Các môn
khoa học chuyên ngành nghiên cứu sự tác động của các quy luật kinh tế trong điều kiện cụ
thể của ngành, đặc thù của sự phát triển quan hệ sản xuất của những ngành kinh tế riêng
biệt trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

3
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phân tích kinh tế cũng có đối tượng nghiên cứu của mình. Đối tượng nghiên cứu
của phân tích hoạt động kinh tế là quá trình và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp,
các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân được diễn ra dưới sự ảnh hưởng của các
nhân tố khách quan và chủ quan và được biểu hiện qua hệ thống các thông tin kinh tế.
Đối với doanh nghiệp sản xuất quá trình kinh doanh bao gồm các giai đoạn chủ yếu
như: giai đoạn chuẩn bị cho sản xuất, giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ sản phẩm thu
hồi vốn kinh doanh. Đối với doanh nghiệp doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong đó
có doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đó là quá trình chuẩn bị và cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ thu hồi vốn kinh doanh.
Kết quả kinh doanh có thể là kết quả của từng khâu, từng giai đoạn riêng biệt của
quá trình kinh doanh như: khối lượng (giá trị) dự trữ các yếu tố sản xuất, khối lượng(giá
trị) sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, hoặc có thể kết quả tổng hợp của cả quá trình kinh doanh
hay kết quả tài chính của doanh nghiệp(lợi nhuận). Kết quả này được xác định cho từng
thời kỳ có thể là kết quả dự kiến đạt tới và kết quả đã đạt được trong kỳ và được biểu hiện
bằng những chỉ tiêu kinh tế cụ thể.
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được diền ra dưới sự tác động ảnh hưởng
của rất nhiều các yếu tố bên trong và bên ngoài, nhân tố ảnh hưởng tích cực và các nhân tố
ảnh hưởng tiêu cực cho nên các chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh cụ thể của
doanh nghiệp được phân tích trong sự tác động ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng. Một
trong những mục tiêu quan trọng của phân tích hoạt động kinh tế là phải lượng hoá được
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế từ đó có
những giải pháp nhằm khắc phục các nhân tố tiêu cực, khai thác các nhân tố tích cực.
3. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nhiệm vụ của phân tích
hoạt động kinh tế.
3.1. . Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông
qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh
sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các
quốc gia.
Kinh doanh thương mại quốc tế ( Kinh doanh xuất nhập khẩu) là một khâu quan
trọng của quá trình tái sản xuất xã hội bởi vậy nó thực hiện những chức năng cơ bản sau
đây :
- Tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước.

4
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm có lợi cho quá trình sản xuất.
-Tăng hiệu quả sản xuất.
Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là:
-Tạo vốn nước ngoài cần thiết để nhập khẩu vật tư kỹ thuật mà trong nước còn thiếu
hoặc chưa sản xuất được, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, phục vụ nhu cầu tái sản xuất.
- Phát huy và sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tài nguyên trong nước, tăng giá trị
ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân.
- Phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần cho toàn xã hội.
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để nâng cao uy tín của nước ta trên thị trường
quốc tế, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước.
3.2 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói
riêng cũng như trong các doanh nghiệp nói chung phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây :
- Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình tình thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phát hiện và đo lường
ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện các kế họach, đến sự biến động của các chỉ
tiêu kinh tế.
Để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi các nhà
quản lý phải xây dựng các chỉ tiêu kế họach sản xuất kinh doanh, kế hoạch về tài chính, kế
họach về lao động tiền lương của doanh nghiệp. Đây là những mục tiêu mà doanh nghiệp
cần đạt được nhưng đồng thời đó cũng là cơ sở để chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh. Phân
tích hoạt động kinh tế thông qua những phương pháp của mình phải kiểm tra và đánh giá
mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch. Thông qua phân tích phát hiện kịp thời những tồn
tại bất hợp lý để có biện pháp khắc phục.
Trong quá trình phân tích không chỉ đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch mà còn
phải chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch, đo lường mức độ ảnh
hưởng của chúng. Tính thực tế, tính hiệu quả của phân tích phụ thuộc rất nhiều vào vào
việc thực hiện nhiệm vụ này. Ví dụ, khi phân tích chỉ tiêu doanh thu cần phải chỉ rõ những
nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của doanh thu như: số lượng hàng hoá bán ra, giá cả,
nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài trên cơ sở đó có những biện pháp nhằm thực hiện tốt
kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp .

5
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

-Thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn dự trữ về vật chất, lao động,
tài chính, phát hiện và khai thác các tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp để không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát hiện và sử dụng tối đa, có hiệu quả những khả năng
sẵn có của doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phân tích hoạt động
kinh tế, kế hoạch hoá và quản trị doanh nghiệp.
- Xây dựng những phương án, biện pháp nhằm phổ biến những kinh nghiệm tiên
tiến, khắc phục những hạn chế, sử dụng những tiềm năng được phát hiện nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ,
-Phân tích hoạt động kinh tế phải góp phần vào việc thực hiện các nguyên tắc hạch
toán kinh tế.
Hạch toán kinh tế là một nguyên tắc, đồng thời cũng là một phương pháp kinh
doanh
nhằm mục đích thu lợi nhuân. Hạch toán kinh tế doanh nghiệp là một quá trình tính toán
các yếu tố của của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán các chi phí bỏ ra và
kết quả mang lại từ đó lựa chọn những phương án kinh doanh và quản lý tối ưu nhằm thu
lợi nhuận ngày càng cao. Để thực hiện hạch toán kinh tế đòi hỏi doanh nghiệp phải thường
xuyên tiến hành phân tích các hoạt động kinh tế từ đó cung cấp những thông tin một cách
chính xác nhất về tình hình và kết quả kinh doanh, về các nhân tố ảnh hưởng và nguyên
nhân ảnh hưởng đến chi phí và kết quả kinh doanh từ đó đưa ra những chính sách, biện
pháp thích hợp trong quản lý và kinh doanh
4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế.
4.1. Phương pháp luận của phân tích kinh tế.
Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế dược dựa trên cơ sở của triết học duy vật
biện chứng. Nguyên tắc cơ bản của phân tích kinh tế trên cơ sở triết học duy vật biện
chứng là nghiên cứu các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ thống nhất giữa phân tích và
tổng hợp, trong mối quan hệ qua lại và phát triển của các hiện tượng, là việc phát hiện các
mâu thuẫn tồn tại và đưa ra các biện pháp để khắc phục chúng.
Các đặc trưng cơ bản của phương pháp phân tích hoạt động kinh tế là việc sử dụng
hệ thống các chỉ tiêu để đo lường các hiện tượng kinh tế, lựa chọn các thước đo đánh giá
tuỳ vào đặc điểm của đối tượng phân tích, là việc phát hiện các nhân tố, xác định mối quan
hệ qua lại và sự ảnh hưởng của chúng lên các chỉ tiêu kinh tế bằng việc sử dụng các
phương pháp toán học, thống kê, hạch toán.

6
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Đặc trưng thứ nhất của phương pháp phân tích kinh tế là sử dụng hệ thống các chỉ
tiêu kế hoạch, hạch toán, báo cáo để đo lường các hiện tượng kinh tế. Hiện tượng kinh tế
trong phân tích được xem xét đến không chỉ về mặt chất lượng mà còn về mặt số lượng.
Các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh có nội dung (phản ánh bản chất kinh tế của
đối tượng nghiên cứu) cũng như được phản ảnh qua những con số (hình thức biểu hiện).
Vì các hiện tượng kinh tế có mối quan hệ qua lại lẫn nhau cho nên các chỉ tiêu được sử
dụng trong phân tích được nằm trong một hệ thống, trong mối quan hệ nhân quả lẫn nhau.
Đặc trưng thứ hai của phương pháp phân tích kinh tế là việc lựa chọn thước đo và
đánh giá các hiện tượng kinh tế tuỳ vào nội dung của chúng. Vấn đề lựa chọn đơn vị để đo
lường hiện tượng kinh tế này hay hiện tượng kinh tế khác có ý nghĩa quan trọng trong phân
tích. Trong phân tích sử dụng các thước đo sau đây: thước đo hiện vật , thước đo lao động,
thước đo giá trị.
Đặc trưng thứ ba của phương pháp phân tích kinh tế là phát hiện và đo lường các
nhân tố, mối quan hệ và sự ảnh hưởng của chúng tới chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Các nhân tố
ảnh hưởng tới chỉ tiêu này hoặc chỉ tiêu khác phụ thuộc vào nền kinh tế, tổ chức và công
nghệ sản xuất của ngành đó. Việc phát hiện các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của
chúng được thực hiện bằng các phương pháp toán học, thống kê, và hạch toán. Các phương
pháp sử lý thông tin kinh tế để đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến các hiện tượng
hoặc chỉ tiêu kinh tế và mối quan hệ giữa chúng là hết sức khác nhau.
4.2. Các phương pháp kỹ thuật sử dụng trong phân tích.
4.2.1. Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất trong
thực tiễn phân tích hoạt động kinh tế. Qua so sánh ta có thể thấy được những điểm giống
nhau, khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, thấy được mức độ biến động và xu thế phát
triển của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích hoạt động kinh tế phương pháp so sánh có
thể được thực hiện theo các nội dung sau đây:
- So sánh giữa số thực hiện với kế hoạch hoặc định mức nhằm mục đích thấy được
mức độ hoàn thành.
- So sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, các kỳ trước hoặc cùng kỳ của các năm
trước nhằm mục đích thấy được mức độ biến động và xu thế phát triển của các chỉ tiêu
kinh tế.
- So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác, với đơn vị điển hình tiên tiến, đơn vị có
mức trung bình nhằm mục đích thấy được mưc độ và khả năng phấn đấu của đơn vị mình.

7
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- So sánh giữa bộ phận với tổng thể nhằm mục đích thấy được vai trò và vị trí của
bộ phận trong tổng thể đó.
Ngoài ra, trong phân tích người ta có thể so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ
tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại đến nhau để hình thành nên một chỉ
tiêu mới.
Để áp dụng được phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải thoả mãn các điều
kiện sau:
Phải thống nhất về nội dung phản ánh. Các nội dung kinh tế của các chỉ tiêu kinh tế
thường mang tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp luôn có sự phát triển cho nên nôi dung kinh tế của các chỉ tiêu có
thể thay đổi; có thể bị thu hẹp hoặc mở rộng do phân nghành sản xuất kinh doanh, do phân
chia các đơn vị quản lý, do thay đổi chính sách quản lý...Trong các trường hợp đó để đảm
bảo tính so sánh được cần tính toán lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới quy định
lại.
Phải thống nhất về phương pháp tính toán.Trong kinh doanh các chỉ tiêu kinh tế có
thể được tính toán theo các phương pháp khác nhau như các chỉ tiêu giá trị sản lượng,
doanh số, thu nhập, giá thành, năng xuất lao động được tính theo các phương pháp khác
nhau. Khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo một phương pháp
thống nhất.
Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải trong cùng một khoảng thời gian.
Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng hình thức so sánh được sử dụng trong phân
tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp.
4.2.1.1. So sánh tuyệt đối.
So sánh trực tiếp là kết quả của phép trừ trị số của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ
gốc.
Chênh lệch tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích- Trị số kỳ gốc
Ví dụ: Doanh thu xuất khẩu theo kế hoạch đề ra là 50 triệu USD kết quả thực hiện
kế hoạch là 55 triệu USD. So với kế hoạch đề ra doanh thu xuất khẩu đã tăng 5 triệu USD.
( 55 triệu USD - 50 triệu USD). Như vậy 5 triệu USD là mức biến động tuyệt đối cho biết
doanh thu thực hiện so với kế hoạch tăng lên 5 triệu USD.

8
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- So sánh tuyệt đối có tính đến hệ số điều chỉnh là kết quả so sánh giữa số phân
tích với số gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan mà chỉ tiêu này
quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
-Mức biến động tương đối = Số phân tích – Số gốc x Hệ số điều chỉnh
theo hệ số điều chỉnh
Ví dụ : Chi phí kinh doanh theo kế hoạch đề ra 500 triệu VND, thực hiện là 480
triệu. Như vậy so với kế hoạch đề ra ta có : 480 – 500 = - 20 triệu VND.
Vậy - 20 triệu VND là số tuyệt đối nói lên chi phí đã giảm đi so với kế hoạch.
Nhưng con số trên chưa thể đánh giá được chất lượng sử dụng chi phí của doanh nghiệp .
Nếu như kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp hoàn thành 90% thì chi phí kinh doanh
được phép chỉ là:
500 x 90% = 450 triệu VND .
Như vậy so với kế hoạch doanh nghiệp đã vượt chi là :
480 – 450 = 30 triệu VND.

4.2.1.2. So sánh tương đối.


- Tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiện mức độ
hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên mức độ
tăng giảm:
Sè ph. tÝch
+ Tỷ lệ % hoàn thành = * 100
Sè gèc
+ Tỷ lệ % hoàn thành
Sè ph. tÝch
có tính đến hệ số = *100
Sè gèc * HÖ sè d. chØnh
điều chỉnh
CL T§
+ Tỷ lệ % tăng giảm = *100
Sè gèc
Theo ví dụ trên doanh nghiệp đã hoàn thành 55
50 * 100 = 110% kế hoạch doanh thu
5 = 10% kế hoạch doanh thu.
hay vượt 50

Qua các chỉ tiêu tỷ lệ % hoàn thành hoặc tỷ lệ % tăng giảm ta có thể đánh giá được
mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế và qua đó có thể so sánh giữa các đơn vị, giữa
các bộ phận.

9
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- So sánh kết cấu (tỷ trọng) là số tương đối biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng (%) giữa
mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu
kinh tế nào đó. Số này cho thấy vai trò và vị trí của bộ phận trong tổng thể đó.

Yi
- So sánh định gốc: T = * 100
Y0

Yi
-So sánh liên hoàn : Ti = x 100
Yi -1

- So sánh bình quân : T = n - 1 Õ Ti


yn
hoặc T =n -1 x100
y0

Các chỉ tiêu trên đây được sử dụng trong phân tích nhằm nghiên cứu sự biến động
của các chỉ tiêu kinh tế qua một thời kỳ qua đó thấy được xu thế và quy luật phát triển của
các hiện tượng kinh tế.
4.2.2. Phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng.
Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau trong đó có các nhân tố mang tính chất chủ quan, nhân tố mang
tính chất khách quan, về chiều hướng các nhân tố có thể ảnh hưởng tăng hoặc ảnh hưởng
giảm đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích, tính toán
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích ta áp dụng hệ thống các phương
pháp bao gồm phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp
cân đối.
4.2.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số, thương
số hoặc kết hợp cả tích số và thương số với chỉ tiêu kinh tế.
Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn như sau:
Bước 1 : Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích và phân loại các
nhân tố thành nhân tố số lượng( khối lượng) và nhân tố chất lượng.

10
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Bước 2 : Xây dựng công thức nhằm xác định mối quan hệ giữa các nhân tố tới chỉ
tiêu phân tích theo nguyên tắc các nhân tố số lượng đứng trước, các nhân tố chất lượng
đứng sau, nhân tố đứng sau chất lượng hơn nhân tố đứng trước.
Bước 3 : Tiến hành thay thế theo trình tự nói trên. Khi thay thế ta cho nhân tố đang
nghiên cứu biến động từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, cố định nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc,
nhân tố đứng trước nó ở kỳ phân tích. Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả cụ
thể của lần thay thế đó. Ảnh hưởng của mỗi nhân tố sẽ bằng giá trị lần thay thế của nhân tố
đó trừ đi giá trị lần thay thế trước.
Bước 4 : Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, đối chiếu với số chênh lệch của chỉ
tiêu phân tích. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố luôn bằng số chênh lệch chung của chỉ tiêu
phân tích.
Để minh họa ta lấy ví dụ khái quát như sau :
Giả sử ta có : F= x.y.z là hàm số biểu hiện chỉ tiêu phân tích là F có các nhân tố ảnh
hưởng là x, y, z
Quy ước gọi kỳ gốc là số 0, kỳ phân tích là số 1. Như vậy chênh lệch của chỉ tiêu
phân tích giữa hai kỳ sẽ là :
DF = F1 – F0 = x1.y1.z1 – x0.y0.z0.
Chênh lệch trên là do ảnh hưởng của ba nhân tố x, y, z. Bằng phương pháp thay thế
liên hoàn ta xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích :
- Ảnh hưởng của nhân tố x : DF do x = x1.y0.z0 _ x0.y0.z0
- Ảnh hưởng của nhân tố y : DF do y = x1.y1.z0 _ x1.y0.z0
- Ảnh hưởng của nhân tố z : DF do z = x1.y1.z1 _ x1.y1.z0.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố :
DF do x + DF do y + DF do z = x1.y1.z1 – x0.y0.z0 = DF.
4.2.2.2. Phương pháp số chênh lệch.
Là dạng đơn giản của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp số chênh lệch
sử dụng ngay số chênh lệch của các nhân tố để thay vào biểu thức để tính toán mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Đây là kết quả của việc nhóm các thừa số
chung của phương pháp thay thế liên hoàn.
Với trường hợp trên sử dụng phương pháp số chênh lệch ta có thể tính toán được
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau :
- Ảnh hưởng của nhân tố x : DF do x = ( x0 - x0 ).y0.z0
- Ảnh hưởng của nhân tố y : DF do y = ( y1- y0 ) .x1.z0

11
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Ảnh hưởng của nhân tố z : DF do z = ( z1- z0 ). x1.y1.


Phương pháp số chênh lệch đơn giản dễ tính toán và cho ngay kết quả tuy nhiên chỉ
nên áp dụng trong trường hợp các nhân tố liên hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng công
thức đơn giản, chỉ có phép nhân, không có phép chia.
4.4.2.2.3. Phương pháp cân đối.
Khác với phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch
phương pháp cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ
tiêu phân tích khi các nhân tố có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích. Để xác định mức độ
ảnh hưởng của nhân tố nào đó ta chỉ việc tính số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc
của nhân tố đó mà không quan tâm đến nhân tố khác.
Ví dụ : Chỉ tiêu phân tích là F có các nhân tố ảnh hưởng quan hệ dưới dạng tổng là
a, b, c, d qua công thức : F = a + b - c - d
Chênh lệch giữa hai kỳ của chỉ tiêu phân tích :
DF = F1 – F0 =( a1 + b1 - c1 – d1) – ( a0 + b0 – c0 – d0 )
Ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ là :
- Ảnh hưởng của nhân tố a : DF do a = ( a1- a0 )
- Ảnh hưởng của nhân tố b : DF do b = ( b1- b0 )
- Ảnh hưởng của nhân tố c : DF do c = - ( c1- c0 )
- Ảnh hưởng của nhân tố d : DF do d = - ( d1- d0 )
4.2.3. Các phương pháp khác.
4.2.3.1. Phương pháp tỷ suất, hệ số. Tỷ suất, hệ số là chỉ tiêu phản ánh mối
quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tác
động qua lại lẫn nhau như : Tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư
hệ số khả năng thanh toán, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh v.v...
4.2.3.2. Phương pháp chỉ số được áp dụng trong phân tích hoạt động kinh tế
để tính toán phân tích sự biến động tăng giảm và mối liên hệ tác động phụ thuộc lẫn nhau
giữa các chỉ tiêu kinh tế có một hoặc nhiều yếu tố khác nhau.
Chỉ tiêu chỉ số được xác định bằng mối liên hệ so sánh một chỉ tiêu kinh tế ở những
thời điểm khác nhau. Các chỉ số sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế gồm có hai loại
.
- Chỉ số cá thể là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
riêng biệt. Ví dụ: Chỉ số giả cả hàng hoá bán ra trong kỳ, chỉ số lượng hàng bán ra trong
kỳ, chỉ số tăng giảm lao động, chỉ số tăng giảm thu nhập.v.v …

12
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Chỉ số chung là chỉ số phản ánh sự biến động tăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp có nhiều yếu tố hợp thành. Ví dụ: Chỉ số phản ánh sự tăng giảm của doanh thu…
Phương pháp chỉ số được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế kết hợp với
phương pháp thay thế liên hoàn để tính toán mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và
giá bán tới sự biến động của chỉ tiêu doanh thu.
Ví dụ: Doanh thu xuất khẩu năm trước đạt 520.000 USD, năm nay đạt 660.000
USD. Chỉ số giá bán hàng xuất khẩu năm nay so với năm trước Ip = 1,1. Hãy xác định mức
độ ảnh hưởng của số lượng hàng xuất khẩu và giá xuất khẩu tới sự biến động của doanh thu
xuất khẩu.
Như vậy doanh thu xuất khẩu năm nay so với năm trước tăng 660.000- 520.000 =
140.000 (USD) ta sẽ tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
q1 p1 q1 p1 660000
Từ công thức Ip = ta có q1 p0 = = = 600.000 (USD)
q1 p0 Ip 1,1
Từ đó ảnh hưởng của số lượng hàng bán tới sự biến động của doanh thu sẽ là
DM do q = q 1 p 0 - q 0 p 0 = 600.000 – 520.000 = 80.000 (USD)
Ảnh hưởng của giá bán tới sự biến động của doanh thu sẽ là :
DM do p = q 1 p 1 - q 1 p 0 = 660.000 – 600.000 = 60.000 (USD)
Như vậy do số lượng hàng xuất khẩu năm nay so với năm trước tăng lên cho nên
doanh thu xuất khẩu tăng 80.000 USD, đồng thời giá hàng xuất khẩu tăng cũng làm cho
doanh thu xuất khẩu tăng 60.000 USD. Như vậy cả hai nhân tố đã làm cho tổng doanh thu
tăng 140.000 USD ( 660.000 -520.000 = 80.000 + 60.000 USD = 140.000 USD)
4.2.3.3. Phương pháp dùng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị.
Trong phân tích hoạt động kinh tế người ta sử dụng biểu mẫu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị
để phản ánh trực quan các số liệu phân tích.
Biểu phân tích được thiết kế theo các dòng, các cột để ghi chép các chỉ tiêu và các
số liệu phân tích. Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các
chỉ tiêu kinh tế có mối quan hệ với nhau. Số lượng các dòng các cột tuỳ vào mục đích yêu
cầu và nội dung phân tích. Tuỳ theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác
nhau và đơn vị tính khác nhau.
Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế để phản ánh
sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu kinh tế mang tính chất hàm số.

13
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Ngoài ra trong phân tích hoạt động kinh tế người ta còn sử dụng các phương pháp
khác như phương pháp toán kinh tế, phương pháp hồi quy tương quan..

5. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích hoạt động kinh tế.
Để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế cần phải thu thập một lượng thông tin cần
thiết, đầy đủ và kịp thời. Thông tin dùng trong phân tích kinh tế là những số liệu, tài liệu
cần thiết làm cơ sở để tính toán, phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiêp. Thông tin trong phân tích hoạt động kinh tế rất phong phú và đa
dạng và có thể phân loại theo các tiêu thức sau đây.
*Căn cứ vào thời điểm phát sinh thông tin bao gồm : thông tin qúa khứ, thông tin
thực tại và thông tin dự báo.
- Thông tin quá khứ là những thông tin phát sinh từ kỳ trước hoặc các kỳ trước.
- Thông tin thực tại là những thông tin phát sinh trong kỳ phân tích.
- Thông tin dự báo là thông tin dự báo những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai.
* Căn cứ vào nguồn cung cấp bao gồm: Thông tin bên ngoài và thông tin bên trong.
- Thông tin bên ngoài có liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như : Thông tin về
tình hình sản xuất, về tình hình kinh tế- xã hội trong nước, trong khu vực, trên thế giới;
thông tin về tình hình thị trường cung cầu , giá cả, tình hình thị trường tài chính tiền tệ, tình
hình thị trường lao động; thông tin về các chế độ chính sách kinh tế, tài chính, chính trị, xã
hội v.v... có liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông tin bên trong (nội bộ) của doanh nghiệp là những thông tin phản ánh quá
trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm :
+ Tài liệu kế hoạch là những tài liệu có liên quan đến việc xây dựng các kế
hoạch hoặc phản ánh các định mức kinh tế- kỹ thuật của doanh nghiệp.
+ Tài liệu hạch toán phản ánh tình hình và kết quả thực hiện các kế hoạch,
tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hạch toán kế toán, hạch toán
thống kê và hạch toán nghiệp vụ.
+ Các tài liệu khác như các biên bản thanh tra, kiểm tra của ngân hàng về
việc sử dụng vốn; biên bản của hội nghị cổ đông, hội nghị khách hàng, hội nghị công nhân
viên chức, biên bản kiểm toán, thư góp ý của khách hàng v.v...
6. Các hình thức phân tích hoạt động kinh tế.
6.1. Theo thời điểm phân tích.

14
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Phân tích trước là hình thức phân tích được thực hiện trước khi tiến hành kinh
doanh như phân tích các dự toán, dự án, kế hoạch...Mục đích của việc phân tích này để
đánh giá tính khả thi của các dự án, dự toán, kế hoạch ... đó
- Phân tích hiện hành là việc phân tích được tiến hành đồng thời với quá trình kinh
doanh nhằm mục đích xác minh tính đúng đắn của các dự án, dự toán, kế hoạch... để điều
chỉnh kịp thời những bất hợp lý.
- Phân tích sau là việc phân tích được tiến hành sau khi thực hiện toàn bộ dự án, dự
toán, kế hoạch để đánh giá hiệu quả của toàn bộ dự án, dự toán, kế hoạch.
6.2. Theo quan hệ phân tích.
- Phân tích hàng ngày (phân tích nghiệp vụ) nhằm đánh giá sơ bộ kết quả kinh
doanh theo tiến độ thực hiện hàng ngày để phục vụ kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích nghiệp vụ do cán bộ, nhân viên phụ trách hoặc thực
hiện nghiệp vụ tiến hành.
Mục đích của hình thức này nhằm nhận thức, đánh giá và cung cấp những thông tin
kịp thời cho các cấp lãnh đạo và quản lý về tình hình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài
chính, phát hiện kịp thời những điểm tồn tại, những vấn đề mới nảy sinh từ đó có các giải
pháp khắc phục để cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện tốt.
- Phân tích định kỳ là việc phân tích được thực hiện sau mỗi kỳ kinh doanh và cũng
là thời kỳ mà doanh nghiệp lập báo cáo tài chính.
Mục đích của hình thức phân tích dịnh kỳ là kiểm tra và đánh giá lại tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, xác định chính xác kết quả kinh doanh. Đồng thời qua
phân tích cũng tìm ra những điểm tồn tại, những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh
hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế để từ đó đưa ra những giải pháp, phương hướng cải tiến,
hoàn thiện làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kỳ tới.
6.3. Theo nội dung phân tích.
- Phân tích chuyên đề là hình thức phân tích được tập trung vào một bộ phận hay
một khía cạnh nào đó của quá trình kinh doanh như : phân tích doanh thu bán hàng, phân
tích chi phí kinh doanh, phân tích tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, phân tích
tình hình tài chính, phân tích vốn kinh doanh v.v...
Tài liệu phân tích chuyên đề là cơ sở quan trọng để xây dựng những chính sách và
các chỉ tiêu định mức kinh tế tài chính trong quản lý và kinh doanh.
- Phân tích toàn diện là phân tích tất cả các mặt của quá trình kinh doanh trong mối
quan hệ nhân quả giữa chúng. Mục đích của hình hình thức phân tích này là đá giá những

15
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

điểm mạnh, điểm yếu; tìm ra các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó làm cơ sở xây
dựng kế hoạch kinh doanh kỳ tới.
6.4. Theo phạm vi phân tích.
- Phân tích điển hình chỉ giới hạn ở những đơn vị đặc trưng trong doanh nghiệp (
đơn vị tiên tiến hay lạc hậu). Việc phân tích này cho phép thấy được những điểm mạnh
cũng như những điểm yếu, thấy được những nguyên nhân tồn tại, những kinh nghiệm để
làm bài học kinh nghiệm cho những đơn vị còn lại giúp cho chủ doanh nghiệp có những cơ
sở cần thiết để cải tiến quản lý và chỉ đạo kinh doanh
- Phân tích tổng thể là việc phân tích được thực hiện trong toàn doanh nghiệp trong
đó các đơn vị điển hình tiên tiến hay lạc hậu dược xem xét trong mối liên hệ với các đơn vị
còn lại. Phân tích tổng thể giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về tình hình và kết
quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
6.5. Theo lĩnh vực và cấp quản lý.
- Phân tích bên ngoài được thực hiện bởi các tổ chức, đơn vị cấp trên, các đơn vị,
tổ chức bên ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cấp trên hoặc các nghành chuyên môn
hoá có liên quan như ngân hàng, tài chính, kế hoạch.
- Phân tích bên trong là việc phân tích do doanh nghiệp tiến hành nhằm đáp ứng cho
nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
7. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế.
Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Do vậy công tác phân tích hoạt động
kinh tế phải được tổ chức một cách có khoa học. Trong doanh nghiệp người trực tiếp chỉ
đạo công tác phân tích hoạt động kinh tế là giám đốc doanh nghiệp. Công tác phân tích
hoạt động kinh tế từ việc phân tích thường xuyên các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đến việc
phân tích tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh bao gồm cả tình hình tài chính của
doanh nghiệp do kế toán trưởng chịu trách nhiệm thực hiện với sự tham gia cung cấp số
liệu của các phòng chức năng.
Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế bao gồm các bước cơ bản sau đây :
Bước 1. Chuẩn bị phân tích. Trong bước này căn cứ vào mục đích yêu cầu và nội
dung cần phân tích, người làm công tác phân tích cần thu thập và xử lý các số liệu thông
tin. Các số liêu thông tin dùng để phân tích cần phải kiểm tra lại để đảm bảo tính đúng đắn
về nội dung kinh tế, thời điểm và địa điểm phát sinh, phương pháp ghi chép, tính toán để

16
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

tránh những sai sót vì sự sai sót và số liệi sử dụng trong phân tích sẽ làm sai lệch kết quả
phân tích.
Bước 2. Phân tích và lập báo cáo phân tích.
Sau khi thu thập và xử lý các số liệu, bước tiếp theo là tính toán các chỉ tiêu phân
tích căn cứ vào nội dung và yêu cầu đã đặt ra. Đồng thời người phân tích phải lập biểu
phân tích để điền số liệu vào các dòng các cột. Sau đó nhận xét đánh giá từ các chỉ tiêu.
Việc nhận xét đánh giá phải rõ ràng, rành mạch nêu rõ những mật tốt, ưu điểm cũng như
mặt tiêu cực, chưa tốt còn tồn tại đồng thời chỉ rõ nguyên nhân ảnh hưởng. Tiếp đến là viết
báo cáo phân tích hoạt động kinh tế.
Báo cáo phân tích hoạt động kinh tế là một văn bản phản ánh kết quả phân tích.
Trong báo cáo phân tích hoạt động kinh tế phải thể hiện những nội dung cơ bản sau đây :
- Tên của báo cáo phân tích hoạt động kinh tế.
- Một vài nét đặc điểm tình hình có liên quan đến đối tượng phân tích.
- Các số liệu, bảng biểu phân tích.
- Những nhận xét và kết luận rút ra từ các số liệu phân tích.
- Những phương hướng, biện pháp đề xuất nhằm cải tiến hoàn thiện trong thời gian
tới.
Báo cáo phân tích hoạt động kinh tế phải được trình bày đầy đủ những nội dung cần
phân tích, nhưng phải ngắn gọn, xúc tích, có lý giải kết hợp giữa lý luận với thực tiễn và
phải có số liệu minh hoạ từ tài liệu phân tích.
Bước 3. Công bố số liệu và kết quả phân tích và tổ chức hội nghị phân tích.
Sau khi tính toán phân tích và lập báo cáo, kết quả phân tích kinh tế phải được công
bố cho những đối tượng có nhu cầu về thông tin phân tích. Những số liệu phân tích có thể
công bố cho Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh
nghiệp. Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức hội nghị phân tích để trình bày kết quả
phân tích, thu thập , trưng cầu các ý kiến đóng góp của các cá nhân hoặc tập thể vào kết
quả phân tích. Việc tổ chức hội nghị phân tích là thực hiện nguyên tắc dân chủ và kiểm tra,
kiểm soát trong kinh doanh và quản lý kinh tế.

17
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Chương II: PHÂN TÍCH DOANH THU HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.

1. Mục đích và nguồn tài liệu phân tích .


1.1.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế.
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ ra nước ngoài căn cứ vào
các hợp đồng đã ký kết. Xuất khẩu là một trong những nghiệp vụ kinh tế quan trọng trong
quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc tăng doanh thu xuất khẩu có một ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. Trước hết đối với doanh
nghiệp tăng doanh thu xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng thu nhập tạo điều kiện để
doanh nghiệp thực hiện tốt mục đích kinh doanh, tăng tích luỹ để mở rộng sản xuất, hiện
đại hoá công nghệ; nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế quốc dân xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước
ta.
1.2. Mục đích phân tích.
Phân tích tình hình xuất khẩu nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
xuất khẩu của doanh nghiệp , tình hình thực hiện các hợp đồng đã ký kết về cả số lượng,
giá trị, chất lượng… ; đánh giá tình hình thực hiện mua hàng cho xuất khẩu. Qua phân tích
xác định các nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu để
từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tăng doanh
thu cho doanh nghiệp. Phân tích doanh thu xuất khẩu còn cung cấp thông tin cần thiết phục
vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế- tài chính khác và là cơ sở giúp cho doanh nghiệp
đưa ra những quyết định trong chỉ đạo kinh doanh.
1.3. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích doanh thu hàng xuất khẩu .
Để phân tích doanh thu xuất khẩu cần phải thu thập và xử lý 1ý các nguồn thông tin
sau đây:
* Tài liệu bên trong :
- Các tài liệu kế hoạch về xuất khẩu của doanh nghiệp
- Tài liệu hạch toán phản ánh tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
- Các hợp đỗng xuất khẩu mà doanh nghiệp đã ký kết.
- Kế hoạch mua hàng xuất khẩu
- Tài liệu hạch toán phản ánh tình hình thực hiên kế hoạch mua hàng xuất khẩu.
- Các tài liệu khác.
* Tài liệu bên ngoài
- Tài liệu phản ánh về tình hình kinh tế trong nước, trong khu vực, trên thế giới.
- Tài liệu về các chính sách kinh tế chính trị xã hội của Đảng và nhà nước trong từng
thời kỳ : chính sách về kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại giao, chính sách về thuế, chính
sách về cấp vốn, chính sách về thuế và tất cả các văn bản chính sách khác liên quan đến
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp .

18
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Những tài liệu về lợi thế thương mại của doanh nghiệp : Uy tín của doanh nghiệp,
thương hiệu sản phẩm, ngành hàng kinh doanh, địa điểm kinh doanh…
2. Nội dung phân tích doanh thu xuất khẩu.
2.1. Phân tích chung sự biến động của kim ngạch xuất khẩu qua các năm.
Sau mỗi một chu kỳ kinh doanh doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá tình
tình biến động của kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ đó để thấy được xu thế biến động
của doanh thu xuất khẩu, đồng thời xác định tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của doanh
nghiệp trên thị trường, trong doanh thu chung của ngành để thấy được vị trí của doanh
nghiệp từ đó có cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh trung hạn và dài hạn.
Số liệu sử dụng trong phân tích là số liệu hạch toán về doanh thu xuất khẩu của
doanh nghiệp qua các năm ( thông thường là 5 năm).Đồng thời cũng cần sử dụng số liệu
thống kê về kim ngạch xuất khẩu của ngành, của địa phương trong thời kỳ đó. Trong
trường hợp có sự biến động của giá bán, để phản ánh chính xác cần phải loại trừ ảnh
hưởng của nhân tố giá.
Để phân tích ta cần tính các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển như : Tỷ lệ phát triển
định gốc, tỷ lệ phát triển liên hoàn, tỷ lệ phát triển bình quân, đồng thời xác định thị phần
doanh thu của doanh nghiệp và sự biến động của nó qua các năm. Ngoài ra khi phân tích có
thể sử dụng đồ thị hoặc biểu đồ để minh hoạ.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 2.1.

Biểu số 2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA


KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
ĐVT : Tr. VND

C¸c n¨m Tû lÖ ph¸t triÓn (%)


C¸c chØ tiªu N1 N2 N3 N4 N5 N2/N1 N3/N2 N4/N3 N5/N4 N3/N1 N4/N1 N5/N1 B/qu©n
DT cña thÞ tr­êng 4560 5680 6130 6730 6905 124,6 107,92 109,8 102,6 134,4 147,6 151,4 110,93
DT cña d. nghiÖp 345 420 450 480 490 121,7 107,14 106,7 102,1 130,4 139,1 142 109,17
ThÞ phÇn Dtcña D.N(%) 7,57 7,39 7,34 7,13 7,10
Qua số liệu ở biểu 2.1 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có xu hướng
tăng đều qua các năm thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ lệ phát liên hoàn, tỷ lệ phát triển định
gốc, tỷ lệ phát triển bình quân đếu lớn hơn 100%. Tuy nhiên tốc so với tình hình chung thì
doanh thu của doanh nghiệp tăng chậm hơn. Điều này khiến cho thị phần doanh thu của
doanh nghiệp có xu hướng giảm. Để ổn định và tăng thị phần của mình thì doanh nghiệp
phải phấn đấu tăng doanh thu hơn nữa ( với tốc độ tăng không chậm hơn tốc độ tăng doanh
thu của thị trường). Đây là điều mà doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng chiến lược kinh
doanh dài hạn.

2.2. Phân tích doanh thu xuất khẩu theo nhóm mặt hàng.
Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp phong phú và đa dạng. Mỗi
nhóm hàng, mặt hàng có đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau và tạo ra doanh thu khác

19
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

nhau. Phân tích doanh thu xuất khẩu trong doanh nghiệp cần phải phân tích chi tiết theo
từng mặt

hàng, từng nhóm hàng để từ đó thấy được mức độ thực hiện doanh thu xuất khẩu đối với
từng nhóm hàng, từng mặt hàng, tìm ra những ưu điểm lợi thế của từng nhóm mặt hàng
đồng thời xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu của từng nhóm mặt
hàng từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ; đồng thời
phân tích doanh thu xuất khẩu theo nhóm mặt hàng giúp cho doanh nghiệp có những cơ sở
để lựa chọn những mặt hàng kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để phân tích doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu nhóm, mặt hàng ta căn cứ vào số liệu
kếhoạch, số liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết về doanh thu xuất khẩu để so sánh giữa số
thực hiện với số ký kết, với số kế hoạch, số thực hiện của năm trước để từ đó đưa ra nhận
xét đánh giá.
Ta xét ví dụ qua biểu sau đây.
Biểu số 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO CÁC MẶT HÀNG.
ĐVT. Tr VND.

N¨m tr­íc N¨m nay So s¸nh


C¸c nhãm hµng ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT
1 2 3 4 5 6 7 8
MÆt hµng A 10450 35,30 11250 36,35 800 7,66 1,04
MÆt hµng B 4560 15,41 4300 13,89 -260 - 5,70 - 1,51
MÆt hµng C 4790 16,18 5200 16,80 410 8,56 0,62
MÆt hµng D 9800 33,11 10200 32,96 400 4,08 - 0,15
Tæng doanh thu 29600 100 30950 100 1350 4,56 -

Số liệu ở biểu số 2.2 cho thấy trong bốn mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp thì
mặt hàng A và D chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu xuất khẩu của doanh
nghiệp, điều này cho thấy đây là mặt hàng chủ đạo của doanh nghiệp. Tổng doanh thu xuất
khẩu của doanh nghiệp năm nay so với năm trước đã tăng 1350 triệu VND với tỷ lệ tăng là
.4,56%. Tuy nhiên trong các mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng B doanh thu giảm đi so với
năm trước, điều này ảnh hưởng tới chỉ tiêu doanh thu của toàn doanh nghiệp. Doanh
nghiệp cần tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân để từ đó có nhưng giải pháp thích hợp.
Còn các mặt hàng khác doanh thhu đều tăng lên so với năm trước. Nếu không có ảnh
hưởng của nhân tố giá cả có thể đánh giá tình hình doanh thu cao hơn so với năm trước.
Ngoài việc so sánh giữa số thực hiện giữa năm nay với năm trước ta cũng cần so
sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, hoặc với số ký kết để thấy được mức độ hoành
thành.

2.3. Phân tích doanh thu xuất khẩu theo thị trường xuất khẩu.
Hàng hoá của doanh nghiệp được xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau. Thị
trường xuất khẩu của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp có thể là một quốc gia cụ thể, có thể là một khu vực. Mỗi thị trường có đặc

20
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

điềm tiêu dùng, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, điều kiện vận chuyển, điều kiện thanh
toán… rất khác nhau.
Ngoài ra thị trường xuất khẩu có thể phân biệt thị trường trực tiếp và thị trường
trung gian.
Thị trường trực tiếp là thị trường mà hàng hoá xuất khẩu sẽ được tiêu thụ trực tiếp.
Với thị trường này giá xuất khẩu thường cao hơn nhưng yêu cầu cao về chất lượng, mẫu
mã và bao bì hàng hoá xuất khẩu. Đối với những hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này
đòi hỏi phải

đầu tư cao, công nghệ sản xuất phải tiên tiến để phù hợp với đòi hỏi yêu cầu đòi hỏi của thế
giới. Tăng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường trực tiếp sẽ góp phần tăng giá trị của hàng
hoá, tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Đây là
hướng mà các doanh nghiệp cần phải phấn đấu.
Thị thường trung gian là thị trường mua hàng của nước xuất khẩu dưới dạng thô, ít
qua chế biến hoặc là thành phẩm xuất khẩu rồi sau đó chế biến hoặc không qua chế biến và
tái bán qua các nước khác. Giá bán ở thị ttrường này thường thấp nhưng đòi hỏi chất lượng
và bao bì không cao và có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn. Thị trường này thích hợp
với những doanh nghiệp vốn ít, công nghệ chưa cao, đang trong giai đoạn tích luỹ.
Để phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường ta sử dụng phương pháp so sánh.
Trước hết ta cần xác định tỷ trọng doanh thu xuất khẩu theo từng thị trường và so sánh sự
tăng giảm về số tiền, tỷ lệ tăng giảm, và sự biến động về tỷ trọng doanh thu giữa năm nay
với năm trước, kỳ này với kỳ trước, giữa thực hiện với kế hoạch… rồi từ đó đưa ra nhận
xét đánh giá.
Ta xét ví dụ qua biểu số 2.3

Biểu số 2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO CÁC
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.
ĐVT: Tr. VND
N¨m tr­íc N¨m nay So s¸nh
ThÞ tr­êng xuÊt khÈu ST TT (%) ST TT (%) ST TL(%) TT
E.U 7.800,00 26,35 9200 29,73 1400 17,95 3,37
NhËt b¶n 4500 15,20 5200 16,80 700 15,56 1,60
§µi loan 7509 25,37 8700 28,11 1191 15,86 2,74
C¸c n­íc SNG 9.791,00 33,08 7850 25,36 -1941 - 19,82 - 7,71
T«ng céng 29600 100,00 30950 100,00 1350 4,56 -
Trong ®ã
ThÞ tr­êng trùc tiÕp 15700 53,04 20200 65,27 4500 28,66 12,23

Số liệu ở biểu số 2.3 cho thấy doanh thu xuất khẩu sang các thị trường năm nay so
với năm trước tăng 1350 triệu VND. Nhìn chung xuất khẩu sang các thị trường đều tăng
đặc biệt xuất khẩu sang thị trường EU tăng mạnh nhất. Đây là thị trường cao cấp, đòi hỏi
chất lượng hàng hoá cao cho nên việc tăng doanh thu sang thị trường này cho thấy sự cố
gắng lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên xuất khẩu sang các nước SNG lại giảm sút mạnh

21
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

điều đó khiến cho SNG từ một thị trường chủ yếu chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất, sang
năm nay tụt xuống đứng thứ ba. Thị trường SNG là một trong những thị trường truyền
thống của Việt nam, tiềm năng rất lớn cho nên cần duy trì và phát triển. Doanh nghiệp cần
tìm hiểu nguyên nhân giảm sút doanh thu xuất khẩu sang SNG để từ đó có những giải pháp
thích hợp.
Cũng số liệu biểu số 2. 3. ta thấy trong năm nay cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp
thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang thị trường trực tiếp, đây

xu hướng tốt, nó làm tăng giá trị của sản phẩm, tạo điều kiện quảng bá sản phẩm của Việt
nam ra nước ngoài, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

2.4. Phân tích doanh thu xuất khẩu theo các phương thức xuất khẩu.

Hiện nay một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu áp dụng nhiều hình thức khác
nhau nhằm tận dụng những tiềm năng của doanh nghiệp để tăng doanh thu xuất khẩu. Có
những hình thức xuất khẩu sau đây :
- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà doanh nghiệp trực tiếp ký hợp đồng xuất khẩu
và bằng đồng vốn của mình tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có khả năng nâng cao hiệu quả kinh
doanh trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, tinh chế sản phẩm để có thể bán với giá
cao và có thể giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận. Đối với hình thức này sẽ giúp cho doanh
nghiệp có khả năng chủ động thâm nhập thị trường thế giới để từ đó quảng bá sản phẩm,
thương hiệu của mình và nâng cao uy tín trên thị trường thế giới.
Để thực hiện hình thức xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp doanh nghiệp phải
có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, thành thạo về chuyên môn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
am hiểu luật pháp kinh doanh quốc tế… không những thế còn đòi hỏi doanh nghiệp phải
có vốn lớn chính vì vậy mà hình thức này không phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ.
- Gia công hàng xuất khẩu là hình thức mà các doanh nghiệp nhận nguyên vật liệu,
phụ kiện thậm chí cả máy móc để gia công hàng xuất khẩu cho nước ngoài thông qua một
hợp đồng gia công và doanh nghiệp được hưởng tiền gia công hàng xuất khẩu. Ví dụ: gia
công hàng may mặc, giày dép, đồ da…
Hình thức này có ưu điểm là giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, phù
hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít vốn vì đã có sẵn thị trường, vốn do bên nước ngoài
ứng trước.
Tuy nhiên hình thức này hiệu quả kinh doanh thấp vì mọi chi phí (tiền lương, thuế,
khấu hao tài sản và lãi…) đều nằm trong tiền gia công; hầu hết các sản phẩm gia công đều
mang nhãn hiệu nước ngoài cho nên khó có khả năng mở rộng thị trường và quảng bá
thương hiệu của doanh nghiệp …
- Xuất khẩu uỷ thác là hình thức mà các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu nhận
làm dịch vụ xuất khẩu của đơn vị khác để nhận hoa hồng dịch vụ uỷ thác xuất khẩu.
Hình thức này giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện xuất khẩu tăng
ngoại tệ. Đối với các doanh nghiệp nhận xuất nhập khẩu uỷ thác có thêm thu nhập mà ít rủi
ro vì đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hầu như bên uỷ thác lo,
bên nhận uỷ thác chủ yếu đứng tên trên hợp đồng hoặc L/C…

22
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Nhược điểm của hình thức này là dễ dẫn tới nhưng tiêu cực như : nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu uỷ thác nhưng khai là xuất khẩu trực tiếp để nâng cao thành tích, nhiều
hiện tượng chốn lậu thuế. Nếu các đơn vị nhận uỷ thác quản lý không tốt sẽ dẫn tới hiện
tượng bên uỷ thác nợ thuế, tranh chấp hợp đồng ngoại thương, chất lượng hàng xuất khẩu
không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới hoạt động và uy tín của doanh nghiệp
-Hình thức kinh doanh chuyển khẩu là hình thức mà doanh nghiệp mua hàng của
một nước (nước xuất khẩu ) để bán cho một nước khác ( nước nhập khẩu) mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt nam và không làm thủ tục xuất khẩu từ Viêt nam. Hình thức
này bao gồm các dạng sau :
* Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua
Việt nam.
* Hàng hoá được vận chuyển đến Việt nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu mà
đi thẳng tới nước nhập khẩu.
* Hàng hoá được vận chuyển đến Việt nam và tạm thời đưa vào kho Hải quan rồi
mới vận chuyển tới nước nhập khẩu mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt nam.
- Hình thức tạm nhập tái xuất là việc mua hàng của một nước rồi bán cho một nước
khác trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, có làm thủ tục nhập khẩu rồi sau đó làm
thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến. (Thời gian hàng hoá tạm nhập để tái
xuất là 60 ngày). Hình thức này có ưu điểm là nếu doanh nghiệp biết sử dụng khéo léo các
hình thức thanh toán thư tín dụng giáp lưng hoặc thư tín dụng chuyển nhượng thì người
kinh doanh trung gian không cần bỏ vốn nhưng vẫn có khả năng kiếm lời. Tuy nhiên để có
thể thực hiện kinh doanh theo hình thức này đòi hỏi phải có kinh nghiệm kinh doanh quốc
tế, am hiểu sâu sắc thị trường kinh doanh quốc tế và quan hệ kinh tế, chính trị giữa các
nước.
Cả hai hình thức trên là hình thức buôn bán trung gian thông qua nguyên tắc mua rẻ
nơi này bán đắt ở nơi khác để kiếm lời qua chênh lệch giá. Vì trình độ và uy tín của các
doanh nghiệp Việt nam chưa cao cho nên các hình thức trên chưa được áp dụng phổ biến.
Doanh nghiệp cần phải phân tích tình hình xuất khẩu theo các phương thức xuất
khẩu để qua đó thấy được cơ cấu xuất khẩu theo các phương thức. Thấy được mức độ tăng
giảm doanh thu xuất khẩu của từng phương thức đồng thời xác định nguyên nhân tăng
giảm từ đó làm cơ sở để lựa chọn những phương thức kinh doanh có lợi mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Để phân tích doanh thu xuất khẩu theo các phương thức xuất khẩu ta sử dụng
phương pháp so sánh. Trước hết ta xác định tỷ trọng doanh thu của từng phương thức sau
đo xác định sự tăng giảm về số tiền, tỷ lệ tăng giảm và sự thay đổi tỷ trọng doanh thu của
từng phương thức.
Ta xét ví dụ qua biểu số 2.4.
Biểu số 2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO CÁC
PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU .
ĐVT. Tr. VND

23
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

N¨m tr­íc N¨m nay So s¸nh


STT C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT
1 XuÊt khÈu trùc tiÕp 18200 61,49 20000 64,62 1800 9,89 3,13
2 XuÊt khÈu uû th¸c 10000 33,78 9200 29,73 -800 - 8,00 - 4,06
3 Gia c«ng hµng xuÊt khÈu 1000 3,38 1100 3,55 100 10,00 0,18
4 XuÊt khÈu qua ®¬n vÞ b¹n 400 1,35 650 2,10 250 62,50 0,75
Tæng céng 29600 100,00 30950 100,00 1350 4,56 -

Số liệu của biểu biểu 2.4 cho thấy xuất khẩu trực tiếp là hình thức kinh doanh chủ
yếu của doanh nghiệp, trong năm nay xuất khẩu theo hình thức này đã tăng lên với năm
trước là 1800 triệu VND với tỷ lệ là 9,89%. Đây là xu hướng tốt, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá, nâng cao lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Các hình thức khác doanh thu đều tăng dặc biệt xuất khẩu uỷ thác qua đơn
vị bạn tăng với số tiền và tỷ lệ cao nhất. Doanh thu xuất khẩu uỷ thác giảm so với năm
trước 800 triệu VND đây có thể do nguyên nhân chủ quan, hoặc khách quan.

2.5. Phân tích doanh thu xuất khẩu theo các phương thức thanh toán.
Doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp có thể trực tiếp thu bằng ngoại tệ, bằng hàng
hoá đối trừ, hoặc xuất khẩu trừ nợ. Phân tích doanh thu xuất khẩu cũng cần phải được tiến
hành theo các hình thức thanh toán qua đó thấy được mức độ biến động của từng loại
doanh thu và nguyên nhân biến động.
Phương pháp phân tích được tiến hành tương tự như những nội dung trên và được
minh hoạ qua số liệu của biểu số 2.5.

Biểu số 2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU XUẤT KHẨU THEO
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
ĐVT : Tr. VNĐ

N¨m tr­íc N¨m nay So s¸nh


STT C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT
1 Thanh to¸n b»ng ngo¹i tÖ 24.000 81,08 26.500 85,62 2500 10,42 4,54
2 Hµng ®æi hµng 4.000 13,51 4.200 13,57 200 5,00 0,06
3 XuÊt khÈu trõ nî 1.600 5,41 250 0,81 -1350 - 84,38 - 4,60
4 Tæng céng 29600 100,00 30950 100,00 1350 4,56 -
Số liệu ở biểu số 2.5 cho thấy doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu bằng
ngoại tệ và tăng lên so với năm trước là 2500tr VND. Doanh thu theo hình thức hàng đổi
hàng và xuất khẩu trừ nợ chiếm tỷ trọng không lớn. Xuất khẩu trừ nợ so với năm trước
giảm 1350 triệu VND

24
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

2.6. Phân tích tình hình xuất khẩu theo các đơn vị trực thuộc.
Trong doanh nghiệp bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc. Đối với những doanh nghiệp
có quy mô lớn thì các đơn vị trực thuộc có thể được giao các chỉ tiêu về xuất khẩu. Doanh
nghiệp cần phải phân tích tình hình xuất khẩu theo các đơn vị trực thuộc, qua đó thấy được
đơn vị nào thực hiện tốt, đơn vị nào thực hiện chưa tốt đồng thời tìm ra những nguyên nhân
tồn tại ở từng đơn vị từ đó có những quyết định quản lý thích hợp đối với từng đơn vị.
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu phân tích tương tự các nội
dung trên.
Biểu số 2.6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO CÁC
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC.

ĐVT : Tr. VND


N¨m tr­íc N¨m nay So s¸nh
STT C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT
1 §¬n vÞ A 26000 87,84 26500 85,62 500 1,92 - 2,22
2 §¬n vi B 2000 6,76 3200 10,34 1200 60,00 3,58
3 §¬n vi C 1600 5,41 1250 4,04 -350 - 21,88 - 1,37
Tæng céng 29600 100,00 30950 100,00 1350 4,56 0,00

Số liệu biểu trên cho thấy tổng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp tăng lên so
với năm trước là 1350 triệu VND với tỷ lệ tăng là 4,56%. Trong các đơn vị trực thuộc thì
hai đơn vị A và B doanh thu đều tăng, đặc biệt đơn vị B tăng mạnh nhất ( tăng 1200 tr
VND tỷ lệ tăng 60%. Trong khi đó đơn vị C doanh thu lại giảm sút, doanh nghiệp cần tìm
hiểu nguyên nhân để từ đó có những giải pháp khắc phục.

2.7. Phân tích tình hình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết.

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu việc tìm kiếm thị trường và ký kết các hợp
đồng xuất khẩu là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có những biện pháp
tổ chức để thực hiện tốt những hợp đồng đã ký kết để đảm bảo cho quá trình kinh doanh
diễn ra tốt đẹp, đồng thời giữ được uy tín của doanh nghiệp. Phân tích tình hình thực hiện
các hợp đồng đã ký kết nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình và mức độ thực hiện về cả số
lượng hợp đồng, giá trị hợp đồng. Đồng thời tìm ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại
trong quá trình thực hiện các hợp đồng để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm thực
hiện tốt những hợp đồng đã được ký kết.
Để phân tích ta so sánh giữa số thực hiện với số liệu ký kết về số lượng và giá trị
hợp đồng.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 2.7

Biểu số 2.7. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐÃ KÝ KẾT.
ĐVT : 1000USD

25
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Ký kÕt Thùc hiÖn So s¸nh


Sè l­îng hîp ®ång Gi¸ trÞ hîp ®ång
C¸c chØ tiªu SL H§ Gi¸ trÞ H§ SL H§ Gi¸ trÞ H§ CL TLHT(%) CL TLHT(%)
1.Hîp ®ång X K trùc tiÕp 10 1500 10 1500 0 100,00 0 100,00
2.Hîp ®ång X K uû th¸c 11 220 10 200 -1 90,91 -20 90,91
3.H/® X K uû th¸c qua ®/ vÞ b¹n 1 200 1 200 0 100,00 0 100,00
4.Hîp ®ång gia c«ng hµng X K 2 160 2 136 0 100,00 -24 85,00
Tæng céng 24 2080 23 2036 -1 95,83 -44 97,88

Qua số liệu ở biểu số 2.7 ta thấy trong năm doanh nghiệp đã ký được 24 hợp đồng
xuất khẩu các loại trị giá 2080000 USD nhưng chỉ thực hiện được 23 hợp đồng với giá trị
2036000 USD như vậy chỉ đạt 95,83% số hợp đồng đã ký kết và97,88% giá trị hợp đồng
xuất khẩu. Trong 11 hợp đồng xuất khẩu uỷ thác đã ký kết doanh nghiệp chỉ thực hiện
được 10 hợp đồng, đạt 90,91% giá trị hợp đồng. Đối với hợp đồng gia công xuất khẩu
doanh nghiệp đã thực hiện được cả hai hợp đồng đã ký kết tuy nhiên giá trị hợp đồng giảm
24000 USD chỉ đạt 85%. Các hợp đồng còn lại doanh nghiệp đã hoàn thành tốt.
Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao không thực hiện đầy đủ các hợp
đồng để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt các hợp đồng đã ký.

2.8. Phân tích hiệu quả của một hợp đồng xuất khẩu xuất khẩu.
Đối với những hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần đánh giá phân tích hiệu quả
của hợp đồng đó để từ đó có những quyết định trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Để
thấy được hiệu quả kinh doanh của một hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp cần phải so sánh
giữa tổng chi phí bỏ ra và doanh thu xuất khẩu theo công thức :

C XK
H XK =
M XK
Trong đó : - CXK : Tổng chi phí cho lô hàng xuất khẩu bao gồm chi phí mua hoặc
sản xuất gia công hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển bốc dỡ, bảo quản, chi phí sơ chế, tái
chế hàng xuất khẩu và tất cả khác khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp khác có liên quan đến
lô hàng xuất khẩu được tính theo nguyên tệ.
- MX K : Doanh thu hàng xuất khẩu được tính theo ngoại tệ.

- H XK. Chi phí cho một đơn vị ngoại tệ để thực hiện lô hàng xuất khẩu.(tỷ suất
ngoại tệ xuất khẩu)
Ta tính toán chỉ tiêu trên và so sánh với tỷ giá mua ngoại tệ ở thời điểm thanh toán
(R)
- Nếu HX K < R thì hợp đồng có hiệu quả.
- Nếu HX K >= R thì hợp đồng không có hiệu quả
Khi tính toán chỉ tiêu trên cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Cơ sở so sánh là tỷ giá hối đoái của Ngân hàng tại thời điểm thanh toán cho nên
khi tính chỉ tiêu trên để chuẩn bị thực hiện hợp đồng xuất khẩu cần phải dự đoán đến tỷ giá
hối đoái giữa ngoại tệ và đồng tiền Việt nam.

26
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Để đảm bảo chính xác, khi dự toán chi phí cần phải tính toán ở mức cao nhất có
thể sảy ra, và tỷ giá mua có thể ở mức thấp nhất.
- Mỗi một mặt hàng có mức chi phí kinh doanh tính trên 1USD là khác nhau cho
nên theo kinh nghiệm cần đưa ra quyết định thực hiện hay không thực hiện hợp đồng.
Ví dụ : Công ty xuất nhập khẩu M chuẩn bị xuất khẩu một lô hàng với tổng chi phí
dự kiến cho lô hàng xuất khẩu 809.120.000, doanh thu cho lô hàng xuất khẩu là 50.000
USD. Tỷ giá bán ngoại tệ dự kiến là 15.200 VND/USD

8091200000
HXK. = = 16.184 ( VND/USD)
50000

Như vậy, để có 1 USD cho lô hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 16.184
VND nếu so sánh với tỷ giá ngoại tệ thì hợp đồng không có hiệu quả. Doanh nghiệp không
nên thực hiện hợp đồng này.

2.9. Phân tích hình thực hiện thu mua hàng xuất khẩu.
Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo việc thực hiện những hợp đồng đã ký với
nước ngoài về số lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian và mở ra khả năng ký thêm hợp
đồng xuất khẩu mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt kế hoạch mua hàng. Hàng mua
để xuất khẩu phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, thời gian, giá cả phải hợp
lý…cho nên cần phải phân tích tình hình thực hịên kế họach mua hàng qua đó thấy được
mức độ hoàn thành và sự ảnh hưởng của nó tới tới tình hình xuất khẩu đồng thời tìm ra
những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện để từ đó có những giải pháp
thích hợp nhằm thực hiện tốt kế hoạch mua hàng.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng bao gồm các nội dung sau đây :
* Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo kết cấu hàng mua.
* Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo từng nguồn hàng
* Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng xuất khẩu trong mối liên hệ với
tình hình xuất khẩu.

2.9.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng xuất khẩu theo
kết cấu mặt hàng.
Việc phân tích nội dung này nhằm mục đích đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch
mua hàng của từng loại mặt hàng, tìm ra những tồn tại và nguyên nhân tồn tại để từ đó có
những giải pháp cụ thể để tổ chức tốt hơn kế hoạch mua hàng phục vụ cho kế hoạch xuất
khẩu hàng hoá.
Ta xét ví dụ qua số liệu ở biểu số 2.8.

Biểu số 2.8. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH MUA HÀNG
XUẤT KHẨU THEO KẾT CẤU MẶT HÀNG.
ĐVT. Tr VND.

27
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh


C¸c mÆt hµng ST TT(%) ST TT(%) ST %HT TT
1 2 3 4 5 6 7 8
MÆt hµng A 7.270 36,35 8.500,76 38,12 1.230,76 116,93 1,77
MÆt hµng B 2.778 13,89 2.649,24 11,88 - 128,76 95,37 - 2,01
MÆt hµng C 3.360 16,80 3.791,00 17,00 431,00 112,83 0,20
MÆt hµng D 6.592 32,96 7.359,00 33,00 767,00 111,64 0,04
Tæng trÞ gi¸ hµng mua. 20.000 100,00 22300 100 2.300,00 111,50 - 0,00

Qua số liệu ở biểu số 2.8. ta thấy doanh nghiệp đã vượt mức kế hoạch về mua hàng
xuất khẩu với số tuyệt đối là 2300 triệu VND điều này được đánh giá là tốt nếu như doanh
nghiệp xuất khẩu được số hàng đó bằng việc ký kết được hợp đồng xuất khẩu bổ xung, nếu
không sẽ bị tồn kho. Tuy nhiên nhóm hàng B không hoàn thành kế hoạch, điều đó sẽ ảnh
hưởng tới việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu của mặt hàng này vì vậy doanh nghiệp
cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm mua đủ hàng phục
vụ cho kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp.
2.9.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng theo nguồn hàng.
Hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp được mua từ nhiều nguồn khác nhau. Hàng
hoá của mỗi nguồn có chất lượng, giá cả, điều kiện vận chuyển thanh toán khác nhau. Tổ
chức tốt nguồn hàng sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp có khả năng chủ động để thực
hiện tốt kế hoạch xuất khẩu, thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết. Phân tích tình hình thực
hiện kế hoạch mua hàng theo nguồn hàng nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá tình hình
mua hàng theo từng nguồn, làm rõ thêm những nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh
hưởng tới việc thực hiện kế hoạch mua hàng để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm
tổ chức nguồn hàng mua.
Phương pháp sử dụng trong phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh. Ta xét ví dụ
qua số liệu biểu số 2.9.
Số liệu của biểu số 2.9 ta thấy trị giá hàng mua vào của doanh nghiệp tăng 2300
triệu VND trong đó chủ yếu tăng từ nguồn mua của công ty A và từ tỉnh Z. Trong khi đó
mua của công ty B và tỉnh Z chỉ đạt 92,73% và 89,51% kế hoạch, doanh nghiệp cần tìm
hiểu nguyên nhân để từ đó có kế hoạch tổ chức tốt nguồn hàng mua.

Biểu số 2.9. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH MUA HÀNG
THEO CÁC NGUỒN HÀNG
ĐVT: Tr.VND

28
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh


C¸c nguån hµng ST TT(%) ST TT(%) ST %HT TT
1 2 3 4 5 6 7 8
Mua cña C.ty A. 8.100 40,50 10.110,82 45,34 2.010,82 124,82 4,84
Mua cña C.ty B. 2.780 13,90 2.577,88 11,56 - 202,12 92,73 - 2,34
Mua t¹i tØnh X. 3.360 16,80 4.455,54 19,98 1.095,54 132,61 3,18
Mua t¹i tØnh Z. 5.760 28,80 5.155,76 23,12 - 604,24 89,51 - 5,68
Tæng trÞ gi¸ hµng mua. 20.000 100,00 22.300 100 2.300,00 111,50 -

2.9.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng xuất khẩu trong
mối liên hệ với việc thực hiện xuất khẩu.
Mua hàng xuất khẩu nhằm mục đích thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã được ký
kết và dự trữ cho xuất khẩu kỳ tới. Kế hoạch mua hàng xuất khẩu được xây dựng căn cứ
vào kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp. Mua hàng để xuất khẩu cần phải đáp ứng đầy đủ
cho việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp mua vượt so với kế hoạch đề ra,
mà không ký được hợp đồng bổ xung thì có thể dẫn tới tình trạng hàng hoá bị tồn đọng,
còn nếu thiếu thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện các hợp đồng.
Để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch mua hàng trong mối liên hệ với tình hình
xuất khẩu ta sử dụng các công thức sau :
Tỷ lệ phần trăm hoàn thành
Mua vµo thùc tÕ
kế hoạch có điều chỉnh = * 100
Mua vµo k. h * % HTKH XK
(TL)

Số CL có điều chỉnh = Mua vào thực tế – Mua vào kế hoạch*% HTKH X.K
Khi tính các chỉ tiêu trên, nếu :
* TL = 100, CL = 0 được đánh giá là tốt lượng hàng mua vào đáp ứng đủ cho xuất
khẩu, hàng không thừa không thiếu.
* TL > 100, CL > 0 hàng mua vào nhiều có thể dẫn tới tình trạng thừa hàng hoá.
* TL <100, CL < 0 hàng mua vào không đủ để xuất khẩu.

2.10. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu
Việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động ảnh hưởng của
rất nhiều nhân tố khác nhau trong đó có các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan, về
chiều hướng thì có những nhân tố làm giảm, có nhân tố làm tăng doanh thu xuất khẩu, có
nhân tố tích cực có nhân tố tiêu cực. Phân tích doanh thu xuất khẩu cần phải phân tích các
nhân tố ảnh hưởng để từ đó có những giải pháp nhằm khắc phục các nhân tố ảnh hưởng
tiêu cực, phát huy các nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu
tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

29
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu có nhiều loại và có thể chia làm
hai nhóm: các nhân tố định tính và các nhân tố định lượng.
2.10.1. Phân tích các nhân tố định tính.
Các nhân tố định tính là những nhân tố mà sự ảnh hưởng của chúng không thể tính
toán, đo lường bằng những số liệu cụ thể. Thuộc nhóm này bao gồm các nhân tố khách
quan, các nhân tố chủ quan.
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp có
thể bao gồm:
- Nhân tố thuộc thị trường trong và ngoài nước
- Các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng và nhà nước
- Các chính sách của các nước đối tác
- Quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước.
- Tình hình kinh tế, chính trị trong khu vực, trên thế giới.
- Điều kiện tự nhiên….
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp bao
gồm :
- Chất lượng hàng hoá : đây là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu xuất
khẩu của doanh nghiệp , nếu chất lượng hàng hoá kém sẽ khó bán , bán với giá thấp hoặc
không thể bán được mà còn ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp .
- Vốn và cơ sở vật chất của doanh nghiệp : hệ thống kho tàng, máy móc trang thiết
bị, mặt bằng kinh doanh, phương tiện vận tải và đặc biệt là khả năng tài chính của doanh
nghiệp.
- Khả năng tiếp thị và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Các nhân tố thuộc về con người : trình độ quản lý tổ chức kinh doanh, trình độ am
hiểu thị ttrường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị, kinh nghiệm kinh doanh, khả năng
ngoại ngữ. v.v…
Khi phân tích các nhân tố định tính, cần phải chỉ rõ các nhân tố đã tác động đến tình
hình và doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời kỳ phân tích; nêu rõ các nhân tố
ảnh hưởng tích cực , các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đồng thời phải đề ra những phương
hướng, biện pháp nhằm hạn chế các nhân tố tiêu cực, phát huy các nhân tố tích cực nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

2.10.2. Phân tích các nhân tố định lượng.


Các nhân tố định lượng là những nhân tố mà sự ảnh hưởng của chúng có thể tính
toán đo lường băng những số liệu cụ thể như số lượng hàng xuất khẩu, giá xuất khẩu, tỷ
giá.
Số lượng hàng xuất khẩu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu xuất khẩu của
doanh nghiệp, nó phản ánh cố gắng chủ quan của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh số
lượng hàng xuất khẩu. Tăng số lượng hàng xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng doanh
thu đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Giá cả hàng hoá cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu xuất khẩu. Định
giá xuất khẩu phải đảm bảo tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng nhưng cũng phải đảm
bảo hiệu quả kinh doanh.
Giá xuất khẩu chịu tác động ảnh hưởng của những nhân tố sau đây:
- Nhân tố khách quan : giá bán trên thị trường thế giới, tình hình cạnh tranh, tình
hình cung và cầu trong và ngoài nước, giá cả thu mua hàng xuất khẩu …

30
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Nhân tố chủ quan : chất lượng hàng hoá, mức độ gia công chế biến, chi phí ( nếu
doanh nghiệp giảm được chi phí thì có thể giảm giá để tăng sức canh tranh….)
Tỷ giá ngoại tệ cũng là nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu (trong trường
hợp doanh thu quy đổi ra tiền Việt nam). Đây là nhân tố khách quan, phụ thuộc vào thị
trường tài chính trong và ngoài nước.
Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu xuất khẩu được biểu hiện qua công thức sau
đây :
Nếu doanh thu xuất khẩu tính theo ngoại tệ :
DT xuất khẩu = Số lượng hàng xuất khẩu x Giá xuất khẩu (bằng ngoại tệ)
Hay : Mxk = qxk * pxk
Nếu quy đổi ra tiền Việt nam:
DT xuất khẩu = Số lượng hàng xuất khẩu x Giá xuất khẩu (bằng ngoại tệ)x Tỷ
giá
Hay : Mxk = qxk* pxk* r
Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta sẽ tính
toán được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Trong trường hợp doanh nghiệp không hạch toán và phân tích theo số lượng và đơn
giá giá của từng mặt hàng ta phải dựa vào chỉ số giá do thống kê cung cấp để tính toán
phân tích.
Ta xét ví dụ :
Có số liệu về tình hình xuất khẩu của một doanh nghiệp như sau :

Số lượng Đơn giá (1000 USD)


Mặt hàng ĐVT KH TH KH TH
1 2 3 4 5 6
Mặt hàng X tấn 50 50 1200 1150
Mặt hàng Y c 100 120 400 380
Mặt hàng Z bộ 200 180 500 550

Qua số liệu trên ta lập biểu phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng xuất
khẩu và giá xuất khẩu tới doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp như sau :
Biểu số 2.10. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA SỐ LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU VÀ
GIÁ XUẤT KHẨU TỚI DOANH THU ( tính theo ngoại tệ).
ĐVT : 1000 USD

Sè l­îng §¬n gi¸ CL D T A.h do q A.h do p


MÆt hµng §VTq0 q1 p0 p1 q0.p0 q1.p0 q1.p1 ST TL(%) ST TL(%) ST TL(%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
MÆt hµng X tÊn 50 50 1200 1150 60000 60000 57500 -2500 - 4,17 0 - -2500 - 4,17
MÆt hµng Y c 100 120 400 380 40000 48000 45600 5600 14,00 8000 20,00 -2400 - 6,00
MÆt hµng Z bé 200 180 500 550 100000 90000 99000 -1000 - 1,00 -10000 - 10,00 9000 9,00
Tæng céng _ _ _ _ _ 200000 198000 202100 2100 1,05 -2000 - 1,00 4100 2,05

31
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Qua số liệu biểu số 2.10 ta thấy tổng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp tăng
2100000 USD trong đó do số lượng hàng xuất khẩu giảm cho nên đã làm cho doanh thu
xuất khẩu giảm 2000000 USD với tỷ lệ giảm 1% nhưng do giá bán tăng cho nên doanh thu
xuất khẩu tăng 2,05% như vậy doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp tăng hoàn toàn do
giá tăng lên . Giá bán tăng nếu chi phí không tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên, nhưng
lượng hàng xuất khẩu bị giảm sút so với năm trước điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình
hình và kết quả kinh doanh , ảnh hưởng lới uy tín của doanh nghiệp. Như vậy việc tăng
doanh thu của doanh nghiệp là chưa tích cực.
Trong các mặt hàng xuất khẩu thì mặt hàng X số lượng hàng xuất khẩu không tăng,
nhưng vì giá bán giảm cho nên doanh thu xuất khẩu giảm 2500000 USD; mặt hàng Y
doanh thu tăng 5600000 USD là do : số lượng hàng xuất khẩu tăng cho nên doanh thu tăng
8000000 USD, nhưng vì giá bán giảm cho nên doanh thu giảm 2400000 USD, như vậy
doanh thu hàng Y tăng hoàn toàn do số lượng hàng xuất khẩu tăng điều này được đánh giá
là tích cực; mặt hàng Z do số lượng hàng bán ra giảm đi so với kỳ trước cho nên doanh thu
giảm 10000000 USD với tỷ lệ giảm 10% nhưng giá bán tăng cho nên doanh thu tăng
9000000 USD và cả hai nhân tố làm cho doanh thu giảm 1000000USD, như vậy số lượng
hàng xuất khẩu giảm là nguyên nhân làm cho doanh thu xuất khẩu hàng Z giảm. Doanh
nghiệp cần phải đi sâu phân tích tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những hiện tượng trên để từ
đó có những giải pháp khắc phục.

32
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Chương III : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU.

1. Mục đích và nguồn tài liệu phân tích.

1.1. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực ngoại thương. Nhập khẩu tác
động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
- Nhập khẩu để bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sản xuất trong
nước mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhập
khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không
có lợi bằng nhập khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực
hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nề kinh tế quốc dân.
- Nhập khẩu cho phép khai thác những tiềm năng thế mạnh của hàng hoá, công nghệ
của nước ngoài cũng như thực hiện giao lưu văn hoá với nước ngoài nhằm mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường hiểu biết lẫn nhau trên thương trường quốc tế.
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá đất nước.
- Nhập khẩu là một bộ phận cấu thành nên cán cân xuất nhập khẩu. Thông qua cán
cân xuất nhập khẩu ta có thể đánh giá khả năng phát triển của nền kinh tế của một đất
nước( thông thường cán cân ở trạng thái cân đối hoặc xuất siêu thì nền kinh tế đó ở trạng
thái tốt).
- Nhập khẩu còn có tác dụng ổn định giá cả, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát.
Việc nhập khẩu những mặt hàng mà sản xuất chưa đủ để thoả mãn nhu cầu sẽ góp phần
điều tiết quan hệ cung cầu về hàng hoá đó trên thị trường do đó có tác dụng kìm giữ giá cả
của mặt hàng đó.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể
hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi
cho việc xuất khẩu hàng Việt nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.
1.2. Mục đích phân tích tình hình nhập khẩu.
Phân tích tình hình nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng của phân tích
hoạt động kinh tế.Phân tích tình hình nhập khẩu nhằm mục đích sau đây:
- Kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hợp đồng và kế hoạch nhập khẩu về
kim ngạch, kết cấu mặt hàng, giá cả phục vụ cho các mục đích khác nhau: Bán ra cho nhu
cầu tiêu dùng, cho nhu cầu sản xuất, gia công hoặc tái xuất khẩu... và sự tác động ảnh
hưởng của nó đến tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
-Tìm ra những vướng mắc, tồn tại; những nguyên nhân ảnh hưởng trong công tác
nhập khẩu để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm thực hiện tốt hoạt động nhập khẩu
của doanh nghiệp.
-Đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu, đưa ra những biện nhằm nâng cao
hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.

1.3. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích.


Để phân tích tình hình nhập khẩu cần sử dụng các nguồn tài liệu sau đây;
- Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhập khẩu.
- Các tài liệu kế hoạch.
- Các số liệu hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết.

33
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Các văn bản, các tài liệu, các chếđộ chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt
động nhập khẩu.
- Các tài liệu phản ánh tình hình kinh tế thế giới và khu vực v.v...

2. Nội dung phân tích tình hình nhập khẩu.


2.1. Phân tích tình hình nhập khẩu theo các mục đích sử dụng.
Trong các doanh nghiệp kinh doanh XNK hàng nhập khẩu phục vụ cho các nhu cầu
khác nhau:
-Hàng nhập khẩu có thể là mắy móc thiết bị công nghệ nhằm phục vụ cho sản xuất
theo đơn đặt hàng của khách hàng.
-Nhập hàng tiêu dùng với mục đích để bán ra.
-Nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất gia công v.v...
Phân tích tình hình nhập khẩu theo nhu cầu sử dụng nhằm mục đích kiểm tra và
đánh giá tình tình nhập khẩu cho các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp qua đó thấy
được mức độ đảm bảo cho các nhu cầu, đồng thời tìm ra những tồn tại và những nguyên
nhân tồn tại để từ đó có những giải pháp khắc phục.
Để phân tích tình hình nhập khẩu ta sử dụng phương pháp so sánh: so sánh giữa số
thực hiện với hợp đồng ký kết, với số kế hoạch, với số liệu thực hiện năm trước v.v..qua đó
thấy được mức độ hoàn thành hoặc mức độ tăng giảm. Đồng thời xác định tỉ trọng của từng
bộ phận để thấy được cơ cấu nhập khẩu của doanh nghiệp.
Ta xét ví dụ qua biểu số3.1.

Biểu số 3.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CHO CÁC NHU CẦU SỬ DỤNG
ĐVT : 1000 USD

C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT


1 2 3 4 5 6 7 8,000
NhËp m¸y mãc thiÕt bÞ 900 49,45 1200 56,338 300 33,33 6,887
NhËp hµng ho¸ tiªu dïng 800 43,96 830 38,967 30 3,75 - 4,989
NhËp NVL gia c«ng 120 6,59 100 4,695 -20 - 16,67 - 1,899
Tæng céng 1820 100 2130 100 310 17,03 -

Số liệu ở biểu số 3.1. cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện so với kế hoạch
đề ra tăng 310 nghìn USD. Trong đó nhập máy móc thiết bị tăng 300 nghìn USD, nhập
hàng hóa tiêu dùng tăng 30 nghìn USD tuy nhiên tỷ lệ tăng không cao. Nhập nguyên vật
liệu để gia công không đủ so với kế hoạch đề ra, giảm 20 nghìn USD điều này sẽ ảnh
hưởng tới kế hoạch gia công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có những biện pháp
thích hợp nhằm khắc phục để đảm bảo tốt kế hoạch gia công của doanh nghiệp. Nhìn
chung tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp không đồng đều.
2.2. Phân tích tình hình nhập khẩu theo kết cấu mặt hàng.
Phân tích tình hình nhập khẩu theo mặt hàng nhằm kiểm tra và đánh giá tình hình
nhập khẩu nói chung và từng nhóm mặt hàng nói riêng để thấy được mức độ hoàn thành,
đồng thời đánh giá cơ cấu hàng nhập khẩu để thấy được mức độ hợp lý.
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giữa số liệu kỳ này với kỳ
trước, giữa thực hiện với kế hoạch, giữa thực hiện hợp đồng với số liệu ký kết. Đồng thời
xác định tỷ trọng của từng nhóm hàng. Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 3.2.

34
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Biểu số 3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO CƠ CẤU NHÓM
MẶT HÀNG
ĐVT: 1000 USD

KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh


C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT
1 2 3 4 5 6 7 8
MÆt hµng A 200 25 220 26,51 20 10,00 1,51
MÆt hµng B 220 27,5 210 25,30 -10 - 4,55 -2,20
MÆt hµng C 300 37,5 280 33,73 -20 - 6,67 -3,77
MÆt hµng D 80 10 120 14,46 40 50,00 4,46

Số liệu biểu số 3.2. cho thấy tổng trị giá hàng nhập khẩu so với kế hoạch đề ra tăng
30 nghìn USD. Tuy nhiên mức độ thực hiện không đồng đều, hai mặt hàng A và D vượt so
với kế hoạch đề ra, đặc biệt mặt hàng D tăng 40 ngìn USD với tỷ lệ tăng 50%. Trong khi
đó hai nhóm B và C so với kế hoạch lại giảm đi. Như vậy nếu không xét đến các yếu tố
khác ta có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp là chưa
tốt.
2.3. Phân tích tình hình nhập khẩu theo thị trường nhập.
Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nghiệp được nhập từ nhiều nguồn, nhiều
quốc gia, khu vực khác nhau. Hàng nhập khẩu của mỗi nguồn có đặc điểm về chất lượng,
giá cả, điều kiện thanh toán, vận chuyển rất khác nhau. Phân tích tình hình nhập khẩu cũng
cần được tiến hành theo từng nguồn nhập để qua đó thấy được những ưu điểm, lợi thế cũng
như hạn chế trong từng nguồn hàng nhập khẩu để từ đó có cơ sở để lựa chọn những nguồn
hàng nhập khẩu có lơị mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để phân tích ta cần tiến hành so sánh giữa số thực hiện so với kế hoạch, với kỳ
trước, với hợp đồng đã được ký kết… để thấy được mức độ hoàn thành, đồng thời cũng cần
tính tỷ trọng và sự thay đổi tỷ trọng nhập khẩu theo từng nguồn. Từ đó tìm hiểu nguyên
nhân tồn tại và đó có những giải pháp thích hợp.
Biểu số 3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO CÁC THỊ TRƯỜNG
ĐVT: 1000 USD.

KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh


ThÞ tr­êng nhËp khÈu ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%)
NhËt b¶n 1200 65,93 800 37,56 -400 - 33,33 - 28,38
Singapo 150 8,24 200 9,39 50 33,33 1,15
Th¸i lan 200 10,99 210 9,86 10 5,00 - 1,13
Trung quèc 270 14,84 920 43,19 650 240,74 28,36
Tæng céng 1820 100 2130 100,00 310 17,03 -

35
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Qua số liệu của biểu số 3.3. cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường
tăng 310 nghìn USD, tuy nhiên có sự biến động lớn trong kim ngạch xuất khẩu theo từng
thị trường. Nhập khẩu từ thị trường Nhật bản giảm 400 nghìn USD, nhưng doanh nghiệp
đã khai thác tốt thị trường Trung quốc để bù đắp lại sự thiếu hụt đó. Mặc dù vậy sự biến
động lớn về thị trường nhập khẩu là điều doanh nghiệp cần phải lưu ý, tìm hiểu nguyên
nhân để từ đó đưa ra những biện pháp, chính sách thích hợp, bởi vì hàng nhập khẩu từ các
nguồn khác nhau có đặc điểm khác nhau về chất lượng điều đó sẽ ảnh hưởng tới tình hình
kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Phân tích tình hình nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu.
Việc nhập khẩu của doanh nghiệp cũng được tiến hành theo những phương thức
khác nhau như nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu ủy thác qua đơn vị bạn.
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà doanh nghiệp bằng nguồn lực của
mình trực tiếp ký kết hợp đồng nhập khẩu với nước xuất khẩu để mua hàng. Đối với hình
thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ am hiểu về thị trừơng thế giới, thành
thạo trong các nghiệp vụ ngoại thương, tuy nhiên nhập khẩu theo hình thức này giúp cho
doanh nghiệp có điều kiện đêt tìm hiểu rõ về chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí
vì không phải trả cho bên trung gian nhập khẩu.
Nhập khẩu ủy thác qua đơn vị bạn là hình thức mà doanh nghiệp không trực tiếp ký
hợp đồng mà ủy thác cho đơn vị khác nhập khẩu những mặt hàng mà họ yêu cầu và phải
trả cho đơn vị nhận ủy thác một khoản hoa hồng.
Phân tích tình hình nhập khẩu cần phải tiến hành theo phương thức nhập khẩu để từ
đó thấy được cơ cấu nhập khẩu theo từng phương thức, mức độ hoàn thành để qua đó đánh
giá tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp cách toàn diện hơn.
Để phân tích tình hình nhập khẩu theo các phương thức nhập khẩu ta sử dụng
phương pháp so sánh để thấy được mức độ hoàn thành ; đồng thới xác định tỷ trọng , và sự
thay đổi tỷ trọng hàng nhập khẩu theo từng phương thức nhập khẩu

Biểu số 3.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO CÁC
PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU.
ĐVT: 1000 USD
KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh
C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT
1 2 3 4 5 6 7 8
NhËp khÈu trùc tiÕp 1365 75 1661,4 78 296,4 21,71 3
NhËp khÈu ñy th¸c 455 25 468,6 22 13,6 2,99 -3
Tæng céng 1820 100 2130 100 310 17,03 0

Qua số liệu biểu số 3.4. cho thấy doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu theo hình thức
trực tiếp. Nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng trị giá hàng nhập khẩu và tăng
lên so với kế hoạch, điều đó cho thấy doanh nghiệp đang cố gắng trong việc khai thác thị
trường để nhập khẩu.
2.5. Phân tích hình nhập khẩu theo phương thức thanh toán.
Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp được thanh toán bằng nhiều hình thức khác
nhau như thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, thanh toán theo hình thức hàng đổi hàng.
Thanh toán theo hình thức hàng đổi hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp một mặt xuất khẩu

36
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

được hàng hoá mặt khác tiết kiệm được ngoại tệ để có thể nhập khẩu được những mặt
hàng, máy móc thiết bị cần đến ngoại tệ mạnh, tránh tình trạng nhập siêu. Tăng cường xuất
khẩu hàng hoá để từ đó nhập khẩu đó là xu hướng mà các doanh nghiệp phải phấn đấu. Vì
vậy phân tích tình hình nhập khẩu cần phải tiến hành theo các hình thức thanh toán để từ
đó thấy rõ cơ cấu nhập khẩu, thấy được mức độ hoàn thành. Tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ
đó có những biện pháp chính sách thích hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động nhập khẩu.
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh tương tự như các nội dung trên.
Ta xet ví dụ qua số liệu của biểu số 3.5.
Biểu số 3.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO HÌNH THỨC THANH
TOÁN.
ĐVT : 1000 USD.

KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh


C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL TT
1 2 3 4 5 6 7 8
Thanh to¸n trùc tiÕp 273 15 745,5 35 472,5 173,1 20
Thanh to¸n b»ng hµng ho¸ 1.547 85 1.384,5 65 -162,5 -10,5 -20
Tæng céng 1.820 100 2.130 100 310 17,03 0

Số liệu biểu số 3.5 cho thấy hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp được thanh toán
chủ yếu bằng hình thức hàng đổi hàng, tuy nhiên hình thức thanh toán này lại giảm đi về số
tiền cũng như tỷ trọng đây là xu hướng không tốt, doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân
để đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hình thức nhập khẩu này.
2.6. Phân tích tình nhập khẩu trong mối liên hệ với tình hình tiêu thụ hàng nhập
khẩu.
Đối với hàng hoá nhập khẩu để bán ra cần phải tiến hành phân tích tình hình nhập
khẩu trong mối liên hệ với tình hình tiêu thụ hàng nhập khẩu. Nội dung và phương pháp
phân tích tương tự như phân tích tình hình mua hàng trong mối liên hệ với tình hình xuất
khẩu( Xem nội dung chương II)
2.7. Phân tích hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
Đối với một hợp đồng nhập khẩu ta cần tính toán phân tích hiệu quả của hợp đồng
đó căn cứ vào công thức sau:
M NK
H NK =
C NK
Trong đó: - H NK : doanh thu thu được trên một đơn vị ngoại tệ của lô hàng nhập
khẩu
- M NK : doanh thu bán lô hàng nhập khẩu được tính theo nội tệ
- C NK : tổng chi phí cho lô hàng nhập khẩu tính theo ngoại tệ.
Ta tính ra chỉ tiêu trên và so sánh với tỷ giá bán ngoại tệ, nếu H NK > tỷ giá ngoại tệ
thì hợp đồng được đánh giá là có hiệu quả và ngược lại.
Chỉ tiêu này có thể tính toán trước khi thực hiện hợp đồng, hoặc sau khi thực hiện
một hợp đồng.

37
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Cần lưu ý khi tính toán cho một hợp đồng chuẩn bị thực hiện cần phải dự tính toán
doanh thu bán hàng ở mức tối thiểu có thể đạt được và chi phí cho lô hàng nhập khẩu cần
dự trù ở mức tối đa dựa trên cơ sở tài liệu của những năm trước và kinh nghiệm thực tế .
2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu.
Tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp chịu tác động ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố khác nhau trong đó có các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan; nhân tố lượng hoá
được (nhân tố định lượng ), nhân tố không lượng hoá được( nhân tố định tính)
a. Nhân tố định lượng là nhữngnhân tố mà sự ảnh hưởng của chúng có thể tính toán
được bằng những con số cụ thể như trị giá hàng nhập khẩu chịu tác động trực tiếp của số
lượng hàng nhập khẩu và giá cả nhập khẩu. Giá cả nhập khẩu là nhân tố khách quan chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như sự biến động của giá cả trên thị trường thế
giới, chất lượng hàng hoá, chính sách của các nước xuất khẩu… Giá nhập khẩu giảm trên
cơ sở đảm bảo chất lượng hàng hoá sẽ có lợi cho doanh nghiệp , cho người tiêu dùng. Việc
xác định mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng nhập khẩu và giá nhập khẩu tới sự biến
động của trị giá hàng nhập khẩu được tiến hành tương tự như doanh thu xuất khẩu.
b. Nhân tố định tính. Là những nhân tố mà sự ảnh hưởng của chúng không thể tính
toán được bằng những con số cụ thể, những nhân tố này có thể thuộc chủ quan của doanh
nghiệp hoặc nhân tố khách quan tác động từ bên ngoài.
* Các nhân tố chủ quan:
- Nhân tố con người bao gồm các yếu tố như trình độ quản lý tổ chưc quản lý kinh
doanh, trình độ am hiểu thị trường trong và ngoài nước, khả năng tiếp thị, kinh nghiệm
thực tiễn kinh doanh, trình độ ngoại ngữ v.v…
- Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật : nhà cửa , kho tàng, các phương tiện vận tải, trang
thiết bị phục vụ cho các nghiệm vụ kinh doanh.
- Uy tín kinh doanh của doanh nghiệp là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
nhập khẩu nhất là trong giai đoạn hiện nay điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng
thâm nhập thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. Có uy tín doanh nghiệp có nhiều
thuận lợi và ưu đãi troing quan hệ với bạn hàng.
- Vốn và khả năng huy động vốn cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động
nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng về vốn dồi dào sẽ chủ động
trong mọi hoạt động của mình trong đó có hoạt độngnhập khẩu.
* Nhân tố khách quan.
- Tình hình quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế giữa nước ta với các nước trên
thế giới.
- Chế độ, chính sách của nhà nước về xuất nhập khẩu : chính sách về thuế quan, hạn
ngạch, quy định vể vệ sinh dịch tễ, quy định về kích cỡ bao bì, mà hiệu về nguyên liệu sản
xuất…
- Nhân tố sức mua và cấu thành sức mua: nhân tố này thể hiện nhu cầu của thị
trường về các mặt hàng với số lượng và chất lượng như thế nào. Sức mua và cấu thành sức
mua chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố : thu nhập, ghía cả hàng hoá, tập quán tiêu dùng,
yếu tố mốt …
- Tình hình kinh tế, chính trị trong nước,trong khu vực, trên thế giới…
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp là
hết sức quan trọng Khi phân tích các nhân tố cần phải chỉ ra những nhân tố tác động và có
thể tác động tới tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp, chỉ rõ những nhân tố tích cực, nhân
tố tiêu cực đồng thời phải đề ra những biện pháp, chính sách nhằm khắc phục các nhân tố

38
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

tiêu cực, phát huy các nhân tố tích cực để từ đó thực hiện tốt công tác nhập khẩuvà nâng
cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.

Chương IV: PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.
1. Mục đích và nguồn tài liệu phân tích.
1.1. Khái niệm và phân loại chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.1. Khái niệm. Để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh doanh nghiệp phải
bỏ ra nhiều khoản chi phí khác nhau, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh
là những khoản chi bằng tiền hoặc là bằng tài sản để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.
Hay nói cách khác đây là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao
động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ kinh doanh nhất định.
Chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu là những chi phí cần thiết mà doanh nghiệp bỏ ra
để thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.1.2. Phân loại. Thuộc về chi phí kinh doanh có rất nhiều khoan mục có nội
dung, công dụng và tính chất khác nhau do vậy để tiện cho việc quản lý, sử dụng và hạch
toán đòi hỏi phải phân loại chi phí. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí.
Trong doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
nói riêng chi phí có thể được phân loại theo các tiêu thức sau:
* Theo chức năng hoạt động thì chi phí được phân ra thành chi phí mua hàng, chi
phí bán hàng, chí phí quản lý.
+ Chi phí mua hàng là toàn bộ chi phí gắn liền với quá trình mua vật tư, hàng hoá
từ khi ký kết hợp đồng cho tới khi hàng đã nhập kho. Hiện nay thực hiện nguyên tắc giá
phí trong kế toán thì toàn bộ chi phí mua hàng được tính vào giá vốn của hàng mua. Chi
phí mua hàng bao gồm những khoản mục sau đây:
- Chi phí giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá.( Bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng
hoá do doanh nghiệp thực hiện bằng phương tiện của mình hoặc chi phí vận chuyển bốc dỡ
thuê ngoài).
- Chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng.
- Thuế trong khâu mua( thuế buôn chuyến, thuế nhập khẩu, thuế GTGT).
+ Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí cần thiết liên quan đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá và dịch vụ trong kỳ. Chi phí bán hàng bao gồm các khoản mục sau đây:
- Chi phí nhân viên bán hàng : là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho nhân
viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản hàng hoá bao gồm lương chính, lương phụ
các khoản phụ cấp kèm theo như phụ cấp khu vực, độc hại, trích bảo hiểm xã hội, kinh phí
công đoàn…
- Chi phí vật liệu bao bì : là những khoản chi phí mua vật liệu bao bì để sử dụng
cho việc đóng gói, bảo quản hàng hoá, sản phẩm trong quá trình tiêu thụ, vật liệu sửa chữa
tài sản cố định dùng cho hoạt động bán hàng.
- Chi phí công cụ đồ dùng là những chi phí mua sắm công cụ đồ dùng sử dụng ở bộ
phận bán hàng.

39
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí cho giá trị hao mòn tài sản cố định sử
dụng trong khâu bán hàng như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển,
phương tiện đo lường…
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho
người cung cấp về dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình bán hàng như chi phí thuê kho
bãi, cửa hàng, chi phí thuê bốc dỡ , vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ, hoa hồng đại lý bán
hàng, hoa hồng ủy thác xuất khẩu, dịch vụ thông tin, quảng cáo v.v…
- Chi phí bảo hành sản phẩm là chi phí sửa chữa, thay thế sản phẩm bị hỏng trong
thời gian bảo hành.
- Chi phí bằng tiền khác là toàn bộ chi phí ngoài các khoản mục trên như chi phí
giao dịch, giới thiệu sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng v.v…
Trong các doanh nghiệp ngoài các khoản mục chi phí trên được tính vào chi phí bán
hàng còn phát sinh các khoản chi phí trong khâu bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không được
tính vào chi phí bán hàng như thuế phải nộp ngân sách Nhà nước, tiền bị phạt, bị bồi
thường khi vi phạm hợp đồng kinh tế, hợp đồng tín dụng v.v…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến quản lý bao gồm
quản lý hành chính, quản lý kinh doanh. Chi phí quản lý bao gồm các khoản mục sau đây:
- Chi phí nhân viên quản lý là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ
nhân viên quản lý doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm y tế,
bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.
- Chi phí vật liệu quản lý là những khoản chi phí mua vật liệu dùng cho công tác
quản lý như văn phòng phẩm, vật liệu sửa chữa tài sản cố định v. v …
- Chi phí đồ dùng văn phòng là những chi phí mua sắm và xuất dùng các loại dụng
cụ đồ dùng sử dụng ở bộ phận quản lý.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định là chi phí về giá trị hao mòn tài sản cố định dùng
ở bộ phận quản lý và các tài sản khác dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
- Thuế, phí và lệ phí là những khoản chi nộp thuế môn bài, thuế nhà đất và các
khoản phí, lệ phí khác.
- Chi phí dự phòng là những khoản chi phí được lập dự phòng về giảm giá hàng tồn
kho, phải thu khó đòi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là những khoản chi phí khác phải trả cho người cung
cấp dịch vụ để sử dụng cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện
thoại, tiền thuê nhà, thuê sửa chữa tài sản cố định v.v…
- Chi phí bằng tiền khác là những khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình quản
lý kinh doanh, quản lý hành chính như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, chi đào
tạo, bồi dưỡng…
Chi phí quản lý là bộ phận chi phí gián tiếp trong chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp.
* Căn cứ vào tính chất biến động chi phí được chia thành chi phí khả biến và chi
phí bất biến
+ Chi phí khả biến ( chi phí biến đổi hay biến phí- variable costs) là chi phí thay
đổi tuỳ thuộc vào khối lượng hoạt động theo chiều hướng tỷ lệ thuận. Khi khối lượng hoạt
động tăng lên thì chi phí khả biến tăng lên và ngược lại. Khi khối lượng hoạt động bằng
không thì chi phí khả biến cũng bằng không.
Ví dụ: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;
- Chi phí nhân công trực tiếp;

40
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Giá vốn hàng bán;


- Chi phí vận chuyển ,bốc xếp
- Lương theo hình thức khoán sản phẩm.v.v…
+ Chi phí bất biến ( chi phí cố định hay định phí- Fixed costs) là những chi phí
không thay đổi với khối lượng hoạt động, nhưng chi phí trên một đơn vị sản phẩm ( doanh
thu ) thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ nghịch.
Ví dụ: - Chi phí thuê nhà, thuê nhà kho, máy móc thiết bị;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Tiền lương trả theo thời gian;
- Chi phí quảng cáo tiếp thị;
- Chi phí bất biến khác.
+ Chí phí bán khả biến ( chi phí hỗn hợp – semi-variable costs) là chi phí bao
hàm cả hai yếu tố khả biến và bất biến
Ví dụ: - Chi phí điện thoại với phí thuê bao cố định và cộng thêm cước phụ trội; chi
phí thuê máy móc, phương tiện gồm một phần trả cố định và một phần trả theo số giờ hoặc
khối lượng hoạt động thực tế.
* Căn cứ vào mức độ tham gia vào các hoạt động kinh doanh chi phí được chia
thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
+ Chi phí trực tiếp( Direct costs) là chi phí liên quan trực tiếp đến một hoạt động
nhất định, gắn liền với giá trị một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhất đinh như chi phí mua
hàng, chi phí bán hàng.
+ Chi phí gián tiếp ( Indirect costs) là chi phí liên quan tới nhiều sẩn phẩm, không
trực tiếp làm tăng giá trị sản phẩm ( non value added costs) như chi phí quản lý.
* Căn cứ theo bản chất kinh tế của chi phí thì chi phí được chia làm hai loại : chi
phí bổ sung và chi phí thuần tuý
+ Chi phí bổ sung là những chi phí gắn liền với những hao phí lao động để tiếp tục
và hoàn thành sản xuất trong lĩnh vực lưu thông như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản,
chi phí phân loại, chọn lọc, đóng gói, chỉnh lý hàng hoá. Những chi phí này nhằm hoàn
thành, giữ gìn, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá do đó nó tham gia tạo nên giá
trijmới trong khâu lưu thông.
+ Chi phí thuần tuý là những chi phí liên quan tới sự thay đổi hình thái giá trị của
hàng hoá như: chi phí mua bán hàng hoá, quảng cáo, tiếp thị… Những chi phí này không
làm tăng thêm giá trị của hàng hoá và nó được bù đắp bởi lợi nhuận được sáng tạo trong
sản xuất.
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu hạch toán thì chi phí kinh doanh được
phân thành các yếu tố chi phí bao gồm
+ Chi phí nhân viên,
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định,
+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng,
+ Chi phí nguyên vật liệu,
+ Chi phí vật liệu, bao bì
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài .v.v…
* Căn cứ vào địa điểm phát sinh(Phạm vi phát sinh chi phí) trong doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu được chia thành chi phí trong nước và chi phí ngoài nước.

41
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

+ Chi phí kinh doanh trong nước là các khoản chi phí phục vụ cho lưu chuyển
hàng hoá xuất nhập khẩu trong nội địa, những khoản chi phí phục vụ cho việc lưu chuyển
hàng mua trong nước.
- Đối với hàng xuất khẩu chi phí trong nước là những khoản chi phí phát sinh trong
nội địa để thực hiện công việc xuất khẩu từ khi mua hàng vận chuyển, bảo quản hàng hoá,
tập kết hàng xuất khẩu, chi phí làm thủ tục xuất khẩu: lệ phí nhận hạn ngạch xuất khẩu, chi
phí xin giấy phép xuất khẩu ( đối với những mặt hàng quản lý bằng giấy phép của Bộ
Thương mại), chi phí giám định chất lượng và số lượng hàng hoá xuất khẩu, chi phí kiểm
định động thực vật, chi phí làm thủ tục hải quan…
- Đối với hàng nhập khẩu đó là những chi phí phát sinh trong nội địa từ khi thanh
toán tiền hàng nhập khẩu với chủ hàng và những chi phí trong quá trình giao nhận tại cảng,
biên giới cho tới khi thu được tiền bán hàng nhập khẩu trong nội địa.
+ Chi phí kinh ngoài nước của hàng hoá xuất nhập khẩu là những khoản chi phí
phát sinh phục vụ cho quá trình luân chuyển hàng hoá từ trong nước ra nước ngoài và từ
nước ngoài về trong nước. Những khoản chi phí này chủ yểu trả bằng ngoại tệ.
- Đối với hàng xuất khẩu chi phí ngoài nước đó là những khoản chi phí vận tải, bốc
dỡ, bảo hiểm…
- Đối với hàng nhập khẩu bao gồm các chi phí liên quan đến việc đưa hàng nhập
khẩu từ nơi nhận quyền sở hữu hàng hoá của nước ngoài về đến cảng hoặc biên giới của
nước ta.

1.2. Mục đích phân tích chi phí kinh doanh .


Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, sử dụng chi phí hơp lý sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh , tăng lợi nhuận. Để có thể sử dụng chi phí hợp lý đòi
hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, nhân tích tình tình hình quản lý và sử dụng
chi phí của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí nhằm kiểm tra và đánh giá một các
chính xác và khách quan tình hình chi phí phát sinh trong kỳ qua đó thấy được tình hình
quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay không, có phù hợp với nhu cầu kinh
doanh với những nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay
không. Đồng thời qua phân tích tìm ra những tồn tại, những hạn chế trong quản lý và sử
dụng chi phí, những nguyên nhân tồn tại để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm quản
lý và sử dụng chi phí một các có hiệu quả.
1.3. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích.
Để phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí cần sử dụng những tài liệu sau
đây:
- Các chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất và kinh doanh, các chỉ tiêu kế hoạch và định
mức về chi phí.
- Các số liệu hạch toán về chi phí bao gồm cả hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết,
các chứng từ hoá đơn, các sổ sách kế toán.
- Các văn bản, các chế độ chính sách có liên quan đến tình hình chi phí như chính
sách về lao động tiền lương, các hợp đồng lao động, chính sách về lãi suất tiền vay.v.v…
2. Nội dung phân tích.
2.1. Phân tích chung tình hình biến động chi phí kinh doanh trong mối
liên hệ với doanh thu.

42
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phân tích chung tình hình chi phí nhằm đánh giá khái quát sự biến động của chi phí
kinh doanh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, xác định mức độ tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí
kinh doanh qua đó đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí có tốt hay không.
Trong các doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu nói riêng chi phí bỏ ra nhằm mang lại doanh thu vì thế để đánh giá tình hình
quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh có hợp lý hay không cần phải xét sự biến động của
chi phí trong mối liên hệ với chỉ tiêu doanh thu . Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu
sau đây:
- Tổng mức chi phí (F) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã sử
dụng trong trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết quy mô sử dụng chi phí của doanh nghiệp mà
chưa đánh giá được chất lượng sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
- Tỷ suất chi phí ( F’) là chỉ tiêu phản ảnh mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí và doanh
thu mà doanh nghiệp đạt được với khối lượng chi phí đó. Chỉ tiêu tỷ suất chi phí cho biết
để có 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí, như vậy chỉ
tiêu tỷ suất chi phí phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
CP F
- TSCP = *100 hay F’= *100
DT M
- Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí (DF’) cho biết mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất
chi phí giữa hai kỳ. Nếu tỷ suất chi phí giảm điều đó có nghĩa là chất lượng dụng chi phí
tăng lên và ngược lại.

DF’ = F’1 – F’0


- Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí (TF’) cho biết tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
tăng( giảm) nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này có ý nghĩa đặc biệt khi so sánh giữa các đơn vị
hoặc trong cùng một đơn vị nhưng giữa các thời kỳ khác nhau, bởi vì nếu cùng mức độ
giảm tỷ suất chi phí như nhau nhưng đơn vị nào( hoặc thời kỳ nào) có tốc độ giảm tỷ suất
chi phí nhanh hơn thì đơn vị đó ( hoặc thời kỳ đó) được đánh giá là tốt hơn trong việc quản
lý và sử dụng chi phí.

DF '
TF’ = *100
F '0
- Mức tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí tương đối ( U ) cho biết với mức độ giảm (
hoặc tăng) tỷ suất chi phí là DF’ và với doanh thu đạt được ở kỳ phân tích là M1 thì doanh
nghiệp đã tiết kiệm hoặc lãng phí một khoản chi phí là bao nhiêu:
U = DF’*M1
Khi tính các chỉ tiêu trên trong trường hợp có sự biến động của giá bán hàng hoá cần
phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá. Đối với doanh thu xuất khẩu tính theo ngoại tệ khi
quy đổi ra tiền Việt nam chịu ảnh hưởng của các nhân tố giá cả, tỷ giá quy đổi ngoại tệ thì
cũng phải tính lại doanh thu theo giá ở kỳ gốc.
Để đảm bảo tính hợp lý trong việc quản lý và sử dung chi phí thì chỉ tiêu tổng mức
chi phí có thể tăng lên hoặc giảm đi, nhưng phải đảm bảo mở rộng quy mô kinh doanh tăng
tốc độ chu chuyển của hàng hoá, tăng doanh số bán ra. Nếu sau khi đã loại trừ ảnh hưởng
các nhân tố giá, tỷ giá mà tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng chi phí thì được đánh giá
là hợp lý khi đó tỷ suất chi phí phải giảm, các chi tiêu DF’, TF’, U đều mang dấu âm và
doanh nghiệp được đánh giá là quản lý và dụng chi phí tốt Ngược lại nếu sau khi loại trừ

43
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

ảnh hưởng của nhân tố giá mà tỷ lệ tăng doanh thu lại nhỏ hơn tỷ lệ tăng chi phí thì điều
này không hợp lý khi đó tỷ suất chi phí sẽ tăng lên và các chỉ tiêu DF’, TF’, U đều mang
dấu dương và doanh nghiệp được đánh giá quản lý và sử dụng chi phí chưa tốt.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 4.1.

Biểu số 4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ
TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI DOANH THU
ĐVT: Tr. VND.
So s¸nh
C¸c chØ tiªu KÓ ho¹ch Thùc hiÖn CL TL(%)
1.Tæng doanh thu 40.800 53.800 13.000 31,86
2. Tæng chi phÝ 2.346 2.678 332 14,15
3. Tû suÊt chi phÝ 5,75 4,978
4. Møc ®é t¨ng gi¶m tû suÊt chi phÝ - 0,772
5. Tèc ®é t¨ng gi¶m tû suÊt chi phÝ - 13,431
Mức tiết kiệm (lãng phí) chi phí =(-0,772%)*53800= - 415,336 triệu VND.
Số liệu biểu số 4.1. cho thấy tổng doanh thu thực hiện so với kế hoạch tăng 13000
triệu VND với tỷ lệ tăng 31,86 % trong khi đó chi phí tăng 332 triệuVND với tỷ lệ tăng
14,15 % như vậy tỷ lệ tăng của doanh thu nhanh hơn tỷ lệ tăng chi phí điều này là hợp lý
cho nên tỷ suất chi phí của doanh nghiệp giảm 0,77 % với tốc độ giảm 13,431 % và doanh
nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối là 415,336 triệu VND
(53800*0,772%). Như vậy có thể đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí của
doanh nghiệp là tốt.

2.2. Phân tích chi phí kinh doanh theo các chức năng hoạt động.
Theo chức năng hoạt động thì chi phí được chia ra ở ba chức năng: chi phí mua
hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Trong các doanh nghiệp thương mại nói chung và
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng thì chi phí bán hàng thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất bởi vì nó liên quan trược tiếp đến việc thực hiện chức năng chủ yếu của
doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Phân tích chi phí kinh
doanh cần tiến hành phân tích theo chức năng hoạt động qua đó đánh giá cơ cấu tỷ trọng
chi phí để thấy được sự phân bổ đó có hợp lý hay không, đồng thời đánh giá tình hình quản
lý và sử dụng chi phí nói chung và của từng bộ phận chi phí nói riêng để qua đó thấy được
bộ phận chi phí nào quản lý và sử dụng tốt hoặc chưa tốt từ đó có những giải pháp thích
hợp nhằm quản lý và sử dụng chi phí tốt hơn. Phân tích chi phí theo các chức năng hoạt
động bao gồm các nội dụng sau đây: Phân tích tổng hợp chi phí theo các chức năng hoạt
động, phân tích chi tiết chi phí của từng chức năng hoạt động ( chi phí mua hàng, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý ).

2.2.1. Phân tích tổng hợp chi phí theo các chức năng hoạt động.
Để phân tích trước hết ta cần xác định tỷ trọng chi phí của từng chức năng,, tính tỷ
suất chi phí của từng chức năng nói riêng và của toàn bộ chi phí nói chung; sau đó sử dụng
phương pháp so sánh để xác định sự tăng giảm về số tiền cũng như tỷ lệ tăng giảm của các
chỉ tiêu doanh thu, chi phí , đồng thời xác định sự thay đổi về tỷ trọng và tỷ suất chi phí.

44
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Trong các doanh nghiệp nếu chi phí chiếm tỷ trọng lớn ở khâu bán hàng thì điều này
được đánh giá là hợp lý bởi vì nó liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ và mục đích kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong các bộ phận chi phí thì chi phí quản lý là chi phí gián tiếp, chi phí
mua hàng và chi phí bán hàng là chi phí trực tiếp cho nên khi quy mô kinh doanh tăng thì
tỷ trọng chi phí trực tiếp có xu hướng tăng còn tỷ trọng chi phí gián tiếp có xu hướng giảm.
Nếu bộ phận chi phí phí nào tăng chậm hơn doanh thu và tỷ suất chi phí giảm xuống thì
được đánh giá là hợp lý và ngược lại.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 4.2.
Biểu 4.2. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CHI PHÍ THEO CÁC
CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG.
ĐVT: Tr. VND
KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh
C¸c chØ tiªu ST TTCP TSCP ST TTCP TSCP ST TL TTCP TSCP
1. Tæng CP 2346 100 5,75 2678 100 4,978 332 14,15 - -0,772
_CPMH 821,1 35 2,013 964,08 36 1,792 142,98 17,41 1,00 -0,221
_CPBH 1055,7 45 2,588 1231,88 46 2,290 176,18 16,69 1,00 -0,298
_ CPQL 469,2 20 1,150 482,04 18 0,896 12,84 2,74 - 2,00 -0,254
2. Tæng D T 40.800 53.800 13.000 31,86 - 0
Qua số liệu của biểu số 4.2. ta thấy chi phí của doanh nghiệp phân bổ hợp lý vì nó
chiếm phần lớn ở khâu bán hàng, điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh
nghiệp được đánh giá là tốt bởi vì chi phí của cả ba bộ phận đều tăng chậm hơn doanh thu
và tỷ suất chi phí cả ba bộ phận đều giảm, đặc biệt tỷ suất chi phí bán hàng giảm nhiều
nhất.
2.2.2.Phân tích chi tiết chi phí của từng chức năng hoạt động
Chi phí của từng chức năng hoạt động đều được tập hợp từ các yếu tố chi phí vì vậy
để thấy rõ được nguyên nhân biến động của chi phí ta cần tiến hành phân tích chi tiết chi
phí của tường chức năng hoạt động. Phương pháp phân tích tương tự như phân tích tổng
hợp chi phí theo các chức năng hoạt động. Khi phân tích cần phải xem xét đến tỷ trọng chi
phí để biết được yếu tố chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn, đây là bộ phận chi phí mà doanh
nghiệp cần phải đặt nhiều sự chú ý đến. Khi quy mô kinh doanh tăng lên thì những khoản
mục chi phí trực tiếp cũng tăng tỷ lệ thuận với doanh thu nhưng tỷ suất chi phí không tăng,
còn các khoản mục chi phí gián tiếp thì không tăng hoặc tăng chậm cho nên tỷ suất và tỷ
trọng các khoản mục chi phí này có xu hướng giảm. Cho nên cần chú ý đến những khoản
mục chi phí có tỷ suất tăng để từ đó làm rõ nguyên nhân tăng giảm của chi phí .
2.2.2.1. Phân tích chi tiết chi phí mua hàng.
Chi phí mua hàng là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng
hoá của doanh nghiệp từ khi ký kết hợp đồng cho đến khi hàng đã nhập kho hoặc đến địa
điểm chuẩn bị để bán ra. Theo nguyên tắc giá phí trong kế toán thì toàn bộ chi phí mua
hàng được tính vào giá vốn của hàng mua. Tuy nhiên khi phân tích ta chỉ lấy giá trị của chi
phí mua hàng chứ không bao gồm giá mua của hàng hoá. Thường thì trong chi phí mua
hàng chiếm tỷ trọng lớn là chi phí vận chuyển, các khoản thuế trong khâu mua. Đối với chi
phí vận chuyển bốc dỡ là những khoản chi phí có thể gây ra nhiều lãng phí cũng như lạm
dụng, cho nên cần phải theo dõi và quản lý tốt khoản chi phí này. Trong chi phí vận chuyển
bốc dỡ hàng hóa có thể bao gồm chi phí vận chuyển bốc dỡ do doanh nghiệp thực hiện
bằng phương tiện của mình hay thuê ngoài. Chi phí vận chuyển bốc dỡ bằng phương tiện

45
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

của doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao phương tiện, chi
phí phụ tùng thay thế, chi phí nhân viên lái xe, áp tải hàng hoá v.v
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 4.3.

Biểu 4.3. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHI PHÍ MUA HÀNG
ĐVT: Tr. VND
KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh
C¸c chØ tiªu ST TTCP TSCP ST TTCP TSCP ST TL TTCP TSCP
1. Tæng CPMH 821,1 100 2,01 964,1 100 1,792 143 17,4 0 -0,221
CP vËn chuyÓn 377,7 46 0,93 462,8 48 0,860 85,05 22,5 2 -0,066
CP thuª kho b·i 246,3 30 0,6 279,6 29 0,520 33,25 13,5 -1 -0,084
CP b»ng tiÒn kh¸c 197,1 24 0,48 221,7 23 0,412 24,67 12,5 -1 -0,071
2. Tæng D T 40.800 53.800 13000 31,9 0 0

Qua số liệu của biểu số 4.3. ta thấy tình hình quản lý và sử dụng chi phí bán hàng
của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Mặc dù chi phí mua hàng có tăng lên nhưng với tốc
độ chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu cho nên tỷ suất chi phí bán hàng giảm 0,221%,
trong đó tỷ suất tất cả các khoản mục chi phí đều giảm.
2.2.2.2. Phân tích chi tiết chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và
lao động vật hoá phát sinh trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
Chi phí bán hàng chiếm phần lớn trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, là một
chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh, đồng thời chi phí bán
hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của lợi nhuận. Tiết kiệm chi phí bán hàng là cơ
sở quan trọng để nâng cao lợi nhuận. Quản lý chi phí bán hàng phải dựa trên cơ sở tiết
kiệm nhưng phải đảm bảo nâng cao chất lượng kinh doanh. Việc xác định chính xác nội
dung và phạm vi của chi phí bán hàng là một trong những yêu cầu đặt ra với công tác quản
lý. Phân tích chi phí bán hàng nhằm kiểm tra và đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi
phí bán hàng qua đó tìm ra những tồn tại bất hợp lý, những nguyên nhân tồn tại từ đó có
những biện pháp thích hợp nhằm quản lý tốt chi phí bán hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt
động kinh doanh.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 4.4

Biểu 4.4. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG

ĐVT: Tr. VND


KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh
C¸c chØ tiªu ST TTCPTSCP ST TTCP TSCP ST TL TTCP TSCP
1. Tæng CPBH 1055,7 100 2,588 1231,88 100 2,290 176,18 16,69 0,00 - 0,298
_ CP nh©n viªn 179,469 17 0,440 254,26 20,64 0,473 74,791 41,67 3,64 0,033
_ CP khÊu hao TSC§ 105,570 10 0,259 125,652 10,20 0,234 20,082 19,02 0,20 - 0,025
_ CP d.cô, ®å dïng 158,355 15 0,388 123,188 10,00 0,229 -35,167 -22,21 -5,00 - 0,159
_ CP vËt liÖu, bao b× 168,912 16 0,414 192,173 15,60 0,357 23,261 13,77 -0,40 - 0,057
_ CP d.v mua ngoµi 337,824 32 0,828 370,796 30,10 0,689 32,972 9,76 -1,90 - 0,139
_ CP b»ng tiÒn kh¸c 105,570 10 0,259 165,811 13,46 0,308 60,241 57,06 3,46 0,049
2. Tæng doanh thu 40.800 2,588 53.800 13.000 31,86

46
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Qua số liệu biểu số 4.4. Ta thấy tổng chi phí bán hàng tăng lên nhưng chậm hơn tốc
độ tăng của doanh thu cho nên tỷ suất chi phí bán hàng giảm 0,298%. Các khoản mục chi
phí đều tăng chậm hơn doanh thu, tuy nhiên chi phí bằng tiền khác tăng nhanh hơn doanh
thu cho nên tỷ suât của khoản mục chi phí này tăng lên, doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên
nhân để từ đó quản lý tốt khoản chi phí này.
2.2.2.3.Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống và lao đông vật hoá phat sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành
chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh
nghiệp là bộ phận chi phí gián tiếp trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí
quản lý cũng cần được quản lý chặt chẽ theo từng khoản mục chi phí. Phân tích chi phí
quản lý nhằm kiểm tra và đánh giá tình hình quản lý và sử dụng chi phí quản lý nói chung
và các khoản mục chi phí nói riêng qua đó làm rõ nguyên nhân biến động của chi phí từ đó
có các giải pháp nhằm dụng tốt chi phí.
Phương pháp phân tích tương tự như các nội dung trên.
Ta xét ví dụ qu a số liệu của biểu số 4.5.

Biểu 4.5. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ


ĐVT: Tr. VND

KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh


C¸c chØ tiªu ST TTCP TSCP ST TTCP TSCP ST TL TTCP TSCP
1. Tæng CPQL 469,200 100 1,150 482,040 100 0,896 12,840 2,74 0 - 0,254
_ CP nh©n viªn 81,688 17,41 0,200 99,493 20,64 0,185 17,805 21,80 3,23 - 0,015
_ CP KHTSC§ 43,073 9,18 0,106 49,168 10,20 0,091 6,096 14,15 1,0 - 0,014
_ CP ®å dïng v¨n phßng70,662 15,06 0,173 48,204 10,00 0,090 -22,458 - 31,78 -5,06 - 0,084
_ ThuÕ,phÝ vµ lÖ phÝ 69,535 14,82 0,170 75,198 15,60 0,140 5,663 8,14 0,78 - 0,031
_ CP d.v mua ngoµi 154,554 32,94 0,379 145,094 30,10 0,270 -9,460 - 6,12 -2,84 - 0,109
_ CP b»ng tiÒn kh¸c 49,688 10,59 0,122 64,883 13,46 0,121 15,194 30,58 2,87 - 0,001
2. Tæng doanh thu 40.800 1,15 53.800 13.000 31,86

Qua số liệu của biếu số 4.5. ta thấy tình hình quản lý và sử dụng chi phí quản lý của
doanh nghiệp là tốt, tỷ suất các khoản mục chi phí đều giảm đi so với kế hoạch. Các khoản
mục chi phí đồ dùng văn phòng và chi phí dịch vụ mua ngoài giảm đi về số tuyệt đối .Kết
quả này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được lợi nhuận.
2.3. Phân tích tình hình chi phí theo phạm vi phát sinh.
Như đã nói ở phần trên chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu được
chia ra chi phí trong nước và chi phí ngoài nước.
Chi phí phát sinh trong nước bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình kinh
doanh phát sinh trong nước. Đây là bộ phận chi phí chủ yếu của doanh nghiệp. Chi phí
phát sinh ngoài nước là những khoản chi phí liên quan đến quá trình kinh doanh xuất nhập
khẩu phát sinh bên ngoài phạm vi quốc gia. Nhìn chung bộ phận chi phí này chiếm tỷ trọng
không lớn.
Phân tích chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
cần phải phân tích theo phạm vi phát sinh qua đó đánh giá cơ cấu chi phí phát sinh, thấy

47
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

được mức độ biến độngcủa từng loại chi phí từ đó xác định được nguyên nhân biến động
chi phí.
Để phân tích trước hết cần phải tính tỷ trọng, tỷ suất của từng loại chi phí và xác
định sự biến động của các chỉ tiêu này.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 4.5

Biểu 4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ THEO


PHẠM VI PHÁT SINH.
ĐVT: Tr. VND
KÕ ho¹ch Thùc hiÖn So s¸nh
C¸c chØ tiªu ST TTCP TSCP ST TTCP TSCP ST TL TTCP TSCP
1. Tæng CP 2346 100 5,750 2678 100 4,978 332 14,152 0 -0,772
_CP trong n­íc 2299,08 98 5,635 2597,66 97 4,828 298,58 12,987 -1 -0,807
_ CP ngoµi n­íc 46,92 2 0,115 80,34 3 0,149 33,42 71,228 1 0,034
2. Tæng D T 40.800 53.800 13.000 31,863 0 0
Qua số liệu của biểu số 4.5. ta thấy chi phí của doanh nghiệp chiếm phần lớn phát
sinh trong, điều này là hợp lý. Tình hình quản lý và sử dụng chi phí trong nước của doanh
nghiệp được đánh giá là tốt bởi vì tỷ suất chi phí của bộ phận chi phí phát sinh trong nước
giảm đi so với kế hoạch. Tuy nhiên tỷ suất chi phí ngoài nước tăng, điều này không tốt
doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có những biện pháp thích hợp.
Để thấy đươc nguyên nhân biến động của chi phí ta cần tiến xem xét chi tiết các
khoản chi phí:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần lưu ý đến các khoản chi phí
làm thủ tục xuất nhập khẩu bao gồm : chi phí phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu như chi phí kiểm định số lượng và chất lượng hàng hoá, chi phí kiểm tra hải
quan; chi phí phụ thuộc vào số làn thực hiện như chi phí xin giấy phép, chi phí mở LC. Các
khoản chi phí làm thủ tục xuất nhập khẩu thường chiếm tỷ trọng không cao, tỷ suất chi phí
thấp. Nếu những khoản chi phí này tăng lên về tỷ suất và tỷ trọng cần phải xem xét tìm
hiểu nguyên nhân . Nguyên nhân có thể do công tác quản lý, trình độ cán bộ thực hiện các
nghiệp vụ này. Thường thì các chỉ tiêu này tăng lên do phải làm đi làm lại nhiều lần thủ tục
xuất nhập khẩu như phải điều chỉnh lại LC nhiều lần do khi ký kết hợp đồng xuất nhập
khẩu không chú ý đến thời gian có hiệu lực của LC, khi thực hiện hợp đồng không kịp; số
lượng hàng hóa khi thực hiện không đảm bảo theo hợp đồng đã ký phẩi điều chỉnh lại; phải
sửa đi sửa lại bộ chứng từ nhiều lần do khi thực hiện có nhiều sai sót không chấp nhận
được; phải kiểm tra hải quan nhiều lần do số lượng và chất lượng thực tế, mẫu mã hàng hóa
không đúng với chứng từ đã có…
Các khoản chi phí phát sinh ngoài nước tùy thuộcvào các điều kiện từng nhóm mà
phát sinh nhiều hay ít. Nếu xuất khẩu theo điều kiện của nhóm E và F và nhập khẩu theo
điều kiện của nhóm C và D thì chi phát sinh không nhiều như một số khoản chi phí liên
quan đến hoạt động marketing ở nước ngoài, công tác phí khi đi nước ngoài.
Nếu xuất khẩu hàng hoá theo điều kiện của nhóm C và D, nhập khẩu theo điều kiện
của nhóm E và F thì cần phải tốn chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm… cho hàng xuất
và các chi phí để đưa hàng nhập khẩu từ nơi nhận quyền sở hữu hàng hoá của nước ngoài
về đến cảng hoặc biên giới.
Tuỳ theo điều kiện về trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện công tác xuất nhập
khẩu : khả năng, phương tiện vận tải; kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu; hiểu

48
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

biết về luật lệ trong bảo hiểm, vận tải mà doanh nghiệp lựa chọn những điều kiện giao
nhận hàng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao
2.3. Phân tích chi phí kinh doanh theo các đơn vị trực thuộc.
Trong các doanh nghiệp có quy mô lớn bao gồm các đơn vị trực thuộc, các đơn vị
trực thuộc hạch toán riêng doanh thu và chi phí. Để có thể quản lý chi phí được tốt đòi hỏi
doanh nghiệp phải tiến hành phân tích chi phí của từng đơn vị qua đó thấy được đơn vị
nào quản lý và sử dụng tốt hoặc chưa tốt, đồng thời xác định các nguyên nhân tồn tại ở
từng đơn vị để từ đó có những biện pháp thích hợp đối với từng đơn vị nhằm quản lý và sử
dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.
Để phân tích ta cần tích các chỉ tiêu: tỷ lệ tăng giảm doanh thu, tỷ lệ tăng giảm chi
phí, mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí, tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí, mức tiết kiệm hoặc
lãng phí tương đối rồi sau đó so sánh các chỉ tiêu này giữa các đơn vị trực thuộc từ đó
đánh giá tình quản lý và sử dụng chi phí của từng đơn vị.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 4.6.

Biểu số 4.6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHI PHÍ
THEO CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC.
ĐVT: Tr. VND
KÕ ho¹ch Thùc hiÖn
C¸c ®¬n vÞ DT CP TSCP DT CP TSCP TL+/-M TL+/_F D F TF' U
A 4.893 275 5,620 6.523 356 5,458 33,31 29,46 -0,162 - 2,89 -10,593
B 5.697 316 5,547 6.501 469 7,214 14,11 48,42 1,667 30,06 108,404
C 14.960 789 5,274 16.972 987 5,815 13,45 25,1 0,541 10,27 91,886
D 15.250 966 6,335 23.804 866 3,638 56,09 -10,35 -2,696 - 42,57 -641,868
Toµn D N 40.800 2346 5,750 53.800 2678 4,978 31,86 14,15 -0,772 - 13,43 -415,500
Qua số liệu của biểu số 4.6 cho thấy trong toàn doanh nghiệp nói chung tình hình
quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp nói chung là tốt. Tuy nhiên trong các đơn vị
trực thuộc thì chỉ có hai đơn vị A và D sử dụng và quản lý tốt chi phí còn hai đơn vị còn lại
là đơn vị B và C sử dụng chi phí chưa tốt, làm lãng phí chi phí điều này đã làm ảnh hưởng
tới kết quả chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đi sâu phân tích tìm hiểu
nguyên nhân tồn tại ở hai đơn vị trên để từ đó có nhương giải pháp khắc phục kịp thời giúp
cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn .

2.4. Phân tích một số khoản mục chi phí chủ yếu.
2.4.1. Phân tích chi phí tiền lương.
Chi phí tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho CBCNV căn cứ vào
số lượng, chất lượng và kết quả công việc của họ. Tiền lương (tiền công) là những khoản
thu nhập chủ yếu dùng để bù đắp những hao phí về thời gian, sức lực, trí tuệ của người lao
động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương phải trả cho người lao động bao gồm: lương chính, lương phụ và các
khoản phu cấp theo quy định của Nhà nước và của Doanh nghiệp:
- Lương chính : là khoản thanh toán chủ yếu trả cho người lao động được xác định
căn cứ vào ngạch bậc chuyên môn kỹ thuật, chức trách, nhiệm vụ và khối lượng công việc
được giao và theo thang bậc lương theo quy định của Nhà nước, của Doanh nghiệp.
- Lương phụ : là khoản tiền lương trả thêm cho người lao độngtrong thời gian không
thực hiện nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định, ví dụ : làm thêm

49
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

giờ, sản xuất kinh doanh phụ. Lương phụ được xác định trên cơ sở khối lượng, tính chất và
chất lượng công việc được giao căn cứ vào mức lương cơ bản của người lao động.
- Các khản phụ cấp mang tính chất lương: Là các khoản trả thêm cho người lao
động do đảm nhiệm thêm các trách nhiệm quản lý hoặc làm việc trong các ngành nghề độc
hại hoặc làm ca đêm…
Tiền thưởng: Là những khoản thu nhập ngoài lương mà doanh nghiệp trả cho người
lao động do hoàn thành tốt hoặc có những thành tích xuất sắc trong khi thực hịên những
công việc được giao, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp .
Trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay áp dụng những hình thức trả lương sau
đây:
+ Trả lương theo thời gian: Hình thức này được áp dụng trong một số lọai hình
doanh nghiệp như các doanh nghiệp hoạt động công ích, trả lương cho người lao động làm
công tác quản lý, làm việc ở các bộ phận hành chính, sự nghiệp của doanh nghiệp, trả tiền
công cho người lao động theo hợp đồng đã ký kết…
Hình thức trả lương này cũng áp dụng để trả lương cho các đối tượng mà kết qủa
không thể hiện bằng những sản phẩm cụ thể. Trả lương theo thời gian căn cứ vào mức
lương cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng và số ngày làm việc thực tế của người lao động để
tính tiền lương phải trả.
Trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ xác định. Tuy nhiên nó có
nhược điểm là không khuyến khích được người lao động tăng năng suất lao động, tăng
doanh số bán ra.
Công thức tính:
Tiền lương phải trả Số ngày thực tế làm Đơn giá
cho người lao động = của người lao động x tiền lương
trong tháng trong tháng ngày.
Trong đó đơn giá lương ngày căn cứ vào lương cơ bản và số ngày làm việc bình
quân tháng (26 ngày) theo qui định chung.
Khi đó tổng quỹ lương được xác định theo công thức:
Tổng Số lượng Thời gian Đơn giá tiền
quỹ lương = lao động x lao động x lương ngày.
lương
+ Trả lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng sản phẩm,
công việc đã thực hiện trong kỳ. Trả lương theo sản phẩm được thực hiện dưới hai hình
thức: trả lương khoán theo sản phẩm hoặc doanh số và trả lương theo thu nhập ( theo kết
quả kinh doanh cuối cùng).
Trả lương theo sản phẩm, doanh số có ưu điểm là khuyến khích được người lao
động tăng năng suất lao động, tăng doanh số bán ra. Tuy nhiên nó có nhược điểm là phức
tạp, khó tính toán và xây dựng đơn giá lương khoán để đảm bảo tính công bằng giữa các bộ
phận khác nhau trong doanh nghiệp và nó cũng chưa khuyến khích được người lao động
thực hiện chế độ tiết kiệm chi phí.
Đối với doanh nghiệp sản xuất trả lương theo sản phẩm thì tổng quỹ lương được xác
đinh theo công thức:
Tổng quỹ = Số lượng sản phẩm x Đơn giá lương
lương sản xuất hoàn thành khoán/ 1 đơn vị sản phẩm.
Trong doanh nghiệp thương mại – dịch vụ cũng như doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu nếu trả lương theo doanh thu thì tính theo công thức:

50
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Tổng quỹ = Doanh thu bán x Đơn giá lương


lương hàng thuần khoán/ 1000 đồng D T.
Trả lương theo thu nhập là hình thức trả lương kết quả kinh doanh cuối cùng, nó
có ưu điểm là khuyến khích được người lao động tăng năng suất lao động, tăng doanh số
bán ra đồng thời tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cũng như hình thức trả lương theo doanh số,
trả lương theo thu nhập cũng khó tính toán, khó xây dựng định mức lương khoán để đảm
bảo tính công bằng giữa các bộ phận.
Nếu tính lương theo thu nhập :

Tổng quỹ = Tổng thu nhập x Đơn giá lương


lương tính lương khoán/ 1000 đồng TN.

Trong đó:

Tổng thu Tổng Trị giá Chi phí kinh doanh


nhập tính = doanh thu - vốn hàng - ( không bao gồm lương
lương thuần bán ra trả cho người lao động)

Việc áp dụng các hình thức trả lương tuỳ thuộc đặc điểm của doanh nghiệp.
Sử dụng quỹ lương hợp lý là phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, đảm bảo lợi ích
của doanh nghiệp, lợi ích của người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tức
là phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Tổng quỹ lương có thể tăng lên nhưng phải trên cơ sở tăng doanh số bán ra, tỷ lệ
tăng doanh số bán ra phải lớn hơn tỷ lệ tăng của quỹ lương và tỷ suất chi phí tiền lương
phải giảm và như vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối.
- Mức thu nhập tăng lên nhưng phải trên cơ sở tăng năng suất lao động, tỷ lệ tăng
năng suất lao động phải lớn hơn tỷ lệ tăng của mức lương bình quân có như vậy mới
khuyến khích đượcngười lao động tăng năng suất lao động đồng thời mang lại hiệu quả cho
doanh nghiệp.
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương nhằm kiểm tra và đánh giá tình
hình sử dụng quỹ lương và sự tác động ảnh hưởng của nó đến tình hình và hiệu quả kinh
doanh. Qua phân tích chỉ ra những tồn tại bất hợp lý trong việc quản lý và sử dụng quỹ
lương để từ đó có những giải pháp khắc phục.
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương bao gồm các nội dung sau đây:
+ Phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí tiền lương: nằm mục đích
đánh giá khái quát tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương, xác định mức tiết kiệm hay
vượt chi tương đối về chi phí tiền lương. Phương pháp phân tích nội dung này tương tự như
phân tích chung tình hình biến động của chi phí trong mối liên hệ với doanh thu ngoài ra ta
cần tính hai chỉ tiêu : mức lương bình quân và năng suất lao động bình quân và so sánh hai
chỉ tiêu này.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí tiền lương. Để phân
tích ta căn cứ vào các hình thức trả lương, xác lập công thức sử dụng phương pháp thay thế
liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của tường nhân
tố.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu 4. 6

51
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Biểu số 4.6. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG


CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG
ĐVT: Tr. VND.
So s¸nh
C¸c chØ tiªu KÕ ho¹ch Thùc hiÖn CL TL(%)
1.Tæng doanh thu 40.800 53.800 13.000 31,86
2. Tæng chi phÝ 530,4 688,64 158,24 29,83
3. Tû suÊt chi phÝ 1,3 1,280
4. Møc ®é t¨ng gi¶m tû suÊt chi phÝ - 0,020
5. Tèc ®é t¨ng gi¶m tû suÊt chi phÝ - 1,538
6. Sè lao ®éng cña doanh nghiÖp 40 48 8 20
7. Møc l­¬ng b×nh qu©n ng­êi/th¸ng 1,105 1,196 0,091 8,20
8. N¨ng suÊt lao ®éng b×nh qu©n ng­êi/th¸ng 85 93,403 8,403 9,89
Số liệu của biểu số 4.6. ta thấy tình hình quản lý và sử dụng quỹ lương của doanh
nghiệp của doanh nghiệp là tốt. Quỹ lương của doanh nghiệp tăng lên đồng thời doanh thu
cũng tăng và tỷ lệ tăng của doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng của quỹ lương do đó tỷ súât chi phí
tiền lương giảm và doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí là 10,76 triệu VND
(- 0,02%*53800).
Bên cạnh đó thu nhập bình quân của người lao động tăng lên cùng với sự tăng lên
của năng suất lao động và mức tăng năng suất lao động cao hơn mức tăng của thu nhập
bình quân điều này sẽ khuyến khích được người lao động nâng cao lượng công việc, tăng
năng suất lao động đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
2.4.2. Phân tích chi phí vận chuyển.
Chi phí vận chuyển là số tiền mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho công tác vận
chuyển hàng hoá, bao gồm cước phí vận chuyển, tiền bốc dỡ và tạp phí vận chuyển. Chi
phí vận chuyển bốc dỡ hàng hoá bao gồm :
Những khoản chi phí do doanh nghiệp tự vận chuyển bằng phương tiện của mình
như: Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội cho lái xe, khấu hao phương tiện, nhiên liệu, chí
phí sửa chữa, phụ tùng thay thế, chi phí bảo hiểm, các khoản lệ phí …
Chi phí vận chuyển thuê ngoài là những khoản chi phí mà doanh nghiệp trả cho chủ
phương tiện theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hoá là khoản chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong
tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, cho nên việc quản lý và sử dụng hợp lý khoản
chi phí này là một trong những điều kiện tốt để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Phân tích chi phí vận chuyển nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá tình hình thực
hiện các khoản chi phí này qua đó thấy được mức độ hợp lý của các khoản chi phí đồng
thời xác định nguyên nhân biến động và nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí
để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí.
Phân tích chi phí vận chuyển gồm các nội dung sau đây:
Phân tích đánh giá chung: Để phân tích ta tiến hành so sánh giữa số thực hịên với
số kế hoạch qua đó thấy được mức độ biến động tăng giảm. Đồng thời so sánh với sự tăng
giảm của doanh thu qua đó đánh giá mức độ hợp lý của chi phí vận chuyển. Phương pháp
phân tích tương tự như phân tích chung tình hình biến động của chi phí trong mối liên hệ
với doanh thu.

52
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phân tích nhân tố ảnh hưởng. Để phân tích ta căn cứ vào công thức sau đây và sử
dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch để tính toán mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động của chi phí vận chuyển.
Chi phí Khối lượng Quãng đường Cước phí vận
vận chuyển = hàng cần x cần vận x chuyển/tấn/ km
vận chuyển chuyển
Căn cứ vào công thức trên ta thấy cước phí vận chuyển hàng hoá chịu ảnh hưởng
của những nhân tố sau đây:
_ Khối lượng hàng hoá cần vận chuyển ảnh hưởng cùng chiều với cước phí vận
chuyển.
_ Quãng đường vận chuyển cũng ảnh hưởng cùng chiều với cước phí vận chuyển
cho nên việc tổ chưc khai thác nguồn hàng và tổ chức vận động hàng hoá hợp lý, tránh vận
chuyển trùng lặp, vận chuyển vòng quanh thì sẽ hạ thấp được cước phí vận chuyển.
_ Giá cước vận chuyển càng cao thì cước phí vận chuyển càng lớn. Giá cước vận tải
là nhân tố khách quan phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển, cấp loại đường tuy nhiên
cũng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường vận tải cho nên việc lựa chọn
phương tiện vận tải hợp lý, giá cước hạ sẽ tiết kiệm cước phí vận chuyển.
Ví dụ : Có số liệu về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí vận chuyển như sau:
C¸c chØ tiªu KÕ ho¹ch Thùc hiÖn
1. Khèi l­îng hµng ho¸ cÇn vËn chuyÓn(tÊn) 400 420
2. Qu·ng ®­êng vËn chuyÓn b×nh qu©n 200 180
3. Gi¸ c­íc vËn chuyÓn 1000VN§ /tÊn/ km. 50 45
4. C­íc phÝ vËn chuyÓn 4.000.000 3.402.000
Như vậy so với kế hoạch đề ra tổng chi phí vận chuyển đã giảm (3.402.000 –
4.000.000) = - 598.000 ngìn VND là do ảnh hưởngcủa những nhân tố sau đây:
_ Do khối lượng hàng hoá cần vận chuyển tăng lên cho nên đã làm cho cước vận
chuyển tăng : (420 – 400)x 200x50 = 200.000 ngìn VND.
_ Do quãng đường vận chuyển giảm cho nên đã làm cho cước phí vận chuyển giảm
: (180 – 200)x 420x50 =- 420.000 ngìn VND.
_ Do giá cước giảm cho nên đã làm cho cước phí vận chuyển giảm :
( 45 – 50) x420x180 = - 378.000 ngìn VND.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố : 200.000 +(- 420.000) + (- 378.000) = -
598.000 ngìn VND.
Như vậy chúng ta thấy mặc dù so với kế hoạch đề ra khối lượng hàng hoá cần vận
chuyển tăng lên nhưng chi phí vận chuyển của doanh nghiệp giảm đi so với kế hoạch là do
doanh nghiệp đã khai thác được nguồn hàng một cách hợp lý cho nên đã giảm được cước
phí vận chuyển, đồng thời giá cước vận chuyển giảm cũng làm cho chi phí vận chuyển
giảm. Như vậy có thể nói doanh nghiệp đã quản lý tốt khoản chi phí này góp phần tiết kiệm
chi phí cho doanh nghiệp.

2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Cũng như các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu chi phí chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân
tố khác nhau; trong đó có các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan. Để có những biện
pháp thích hợp nhằm giảm chi phí đòi hỏi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và phân tích các

53
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

nhân tố ảnh hưởng để từ đó có thể thấy rõ được nguyên nhân tác động tới sự tăng giảm của
chi phí. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí có rất nhiều nhưng có thể chia ra những nhóm
nhân tố chủ yếu sau đây: nhóm nhân tố định lượng (giá cả hàng hoá, giá cả chi phí, khối
lượng hàng hoá tiêu thụ, kết cấu hàng hoá tiêu thụ) và nhóm nhân tố định tính ( chất lượng
quản lý hoạt động xuất nhập khẩu; các chế độ chính sách về họat động xuất nhập khẩu; các
chế độ chính sách về quản lý kinh tế- tài chính
3.4.1. Phân tích các nhân tố định lượng
3.4.1.1. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá cả.
Giá cả là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí. Trong hoạt động ngoại
thương nhân tố giá cả tác động rất lớn đến chi phí kinh doanh.
Giá cả hàng hóa. Tổng doanh thu phụ thuộc vào khối lượng hàng hoá bán ra và giá
hàng xuất nhập khẩu. Giá cả thay đổi không ảnh hưởng đến mức chi phí tuyệt đối nhưng
ảnh hưởng đến tỷ suất chi phí : giá cả tăng sẽ làm cho doanh thu tăng và tỷ suất chi phí
giảm và ngược lại. Giá cả hàng bán là nhân tố khách quan không phản ánh chất lượng quản
lý chi phí vì vậy khi phân tích cần phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố giá ra khỏi doanh
thu( đã được đề cập đến ở mục 3.1.)
Giá cả chi phí thay đổi sẽ ảnh hưởng tới mức chi phí và tỷ suất chi phí. Giá cả chi
phí bao gồm : cước phí vận chuyển, giá thuê bốc dỡ hàng hoá, giá thuê nhân công, giá thuê
nhà kho…Đây là những nhân tố khách quan, tuy nhiên để có thể sử dụng hiệu quả chi phí
doanh nghiệp cần tính toán lựa chọn những phương tiện vận tải, quãng đường vận chuyển,
sử dụng hợp lý kho tàng… Trong trường hợp nếu doanh nghiệp theo dõi được giá cả chi
phí, để xác định mức độ ảnh hưởng của giá cả chi phí ta có thể sử dụng phương pháp thay
thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chi phí và tỷ suất chi phí còn chịu ảnh
hưởng của tỷ giá hối đoái bởi vì theo nguyên tắc hạch toán doanh thu và chi phẩi tính bằng
đồng tiền Việt nam. Để xác định mức độ ảnh hưởng của tỷ giá ngoại tệ đến sự biến động
của chi phí ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch.
3.4.1.2. Phân tích ảnh hưởng của mức luân chuyển và kết cấu hàng xuất
nhập khẩu
Mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu là nhân tố cũng ảnh hưởng rất lớn đến
chi phí kinh doanh. Khi mức lưu chuyển tăng lên thì chi phí cũng tăng do bộ phận chi phí
khả biến tăng, nhưng chi phí bất biến không tăng cho nên tốc độ tăng của chi phí bao giờ
cũng chậm hơn tốc độ tăng của mức lưu chuyển chính vì vậy mà khi mức lưu chuyển tăng
thì tỷ suất chi phí có xu hướng giảm.
Kết cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và tỷ suất
chi phí bởi vì mỗi nhóm, mặt hàng khác nhau đòi hỏi mức độ chi phí khác nhau phụ thuộc
vào đặc điểm, tính chất, điều kiện kinh doanh . Vì vậy cùng mức lưu chuyển hàng hóa, nếu
nhưng mặt hàng có tỷ suất cao chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ suất chi phí chung lớn và ngược
lại.
Ngoài ra nếu cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm những mặt hàng có chất
lượng tốt, phù hợp thị hiếu thì sẽ tiêu thụ nhanh do đó giảm được chi phí hao hụt, chi phí
bảo quản, lãi vay ngân hàng… Còn nếu hàng hoá xuất nhập khẩu có những loại kém phẩm
chất, không phù hợp với thị hiếu thì sẽ tiêu thụ chậm và sẽ làm tăng các khoản chi phí về
cả số tuyệt đối và tỷ suất
3.4.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố định tính

54
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

3.4.2.1. Phân tích ảnh hưởng của chất lượng quản lý kinh doanh xuất
nhập khẩu.
Tình hình chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu tác động rất lớn của chất
lượng quản lý kinh doanh. Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác tiếp thị để xây dựng chiến
lược bán hàng phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng doanh số bán ra thì sẽ góp phần tiết
kiệm chi phí. Ngoài ra nếu doanh nghiệp có bộ máy quản lý kinh doanh gọn nhẹ, trang bị
cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, năng suất lao động được nâng cao thì cũng sẽ góp phần tiết
kiệm chi phí. Ngoài ra trình độ nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ nghiệp vụ làm công tác
xuất nhập khẩu cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu.
3.4.2.2. Phân tích ảnh hưởng của cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập
khẩu, các chính sách về quản lý kinh tế- tài chính.
Cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến chi phí
kinh doanh. Ví dụ trong việc cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu nếu Nhà nước đột ngột tạm
ngưng việc xuất khẩu mặt hàng nào đó làm cho nhiều doanh nghiệp bị tồn kho hàng hoá và
như vậy chi phí sẽ tăng lên.
Các chính sách về quản lý kinh tế- tài chính cũng ảnh hưởng đến tình hình chi phí.
Ví dụ chính sách về lãi suất tín dụng thay đổi làm ảnh hưởng đến chi phí trả lãi vay.
Ngoài ra có rất nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến tình hình chi phí của doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như tình hình kinh tế chính trị trong nước, trong khu
vực, trên thế giới, chính sách của các nước đối tác

Chương VI. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

55
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1. Khái niệm, nguồn hình thành và ý nghĩa của lợi nhuận trong doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm. Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần doanh thu còn lại sau khi đã bù
đắp các khoản chi phí hợp lý. Đây là chỉ tiêu kết quả tài chính cuối cùng, là chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2. Nguồn hình thành lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành
các nguồn sau đây:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi
nhuận chủ yếu của doanh nghiệp.

LNT từ hoạt LNG về bán Doanh thu Chi phí Chi phí
động kinh = hàng và cung + hoạt động - hoạt động - bán hàng
doanh cấp dịch vụ tài chính tài chính

- Chi phí
quản lý

Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần về Giá vốn


về bán hàng = bán hàng và - hàng bán
và cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ

- Lợi nhuận khác là lợi nhuận thu được ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường
xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm:
- Thu về nhượngbán, thanh lý tài sản cố định;
- Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước;
- Khoản nợ phải trả nay đã mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại;
- Các khoản thu khác.
Các khoản thu nhập trên đây sau khi trừ đi chi phí có liên quan sẽ là lợi nhuận khác.
1.3. Ý nghĩa của lợi nhuận.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế hết sức quan trọng nó quyết định quá trình tái sản
xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu kỳ sản xuất
sau. Đối với xã hội lợi nhuận có ý nghĩa hết sức quan trọng: nó tạo điều kiện mở rộng phát
triển sản xuất, tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
Đối với doanh nghiệp thì lợi nhuận quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, khẳng
định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

56
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

2. Mục đích và nguồn tài liệu phân tích lợi nhuận.


2.1. Mục đích phân tích.
Phân tích tình hình lợi nhuận nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kế hoạch về lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó thấy được thành tích và
kết quả đạt được. Đồng thời qua phân tích xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự
biến động lợi nhuận từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động
kinh doanh không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Phân tích lợi nhuận còn phải kiểm tra, đánh giá tình hình phân phối và sử dụng lợi
nhuận của doanh nghiệp qua đó thấy được việc chấp hành các chế độ chính sách về phân
phối và sử dụng lợi nhuận do Nhà nước và các ngành quy định.
2.2. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình lợi nhuận chúng ta sử dụng các nguồn tài liệu sau đây:
- Các tài liệu kế hoạch về lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm kế hoạch về hình
thành và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Các tài liệu hạch toán về lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (mẫu số
B02/DN)
- Các chế độ chính sách của Nhà nước và các ngành quy định về việc xác định lợi
nhuận cho từng hoạt động và chế độ phân phối lợi nhuận áp dụng cho từng loại hình doanh
nghiệp.
3. Nội dung phân tích tình hình lợi nhuận.
3.1. Phân tích tổng hợp tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành.
Phân tích lợi nhuận theo các nguồn hình thành nhằm mục đích đánh giá khái quát
tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành, thấy được mức độ tăng giảm lợi nhuận giữa
kỳ này với kỳ trước, giữa thực hiện so với kế hoạch. Đồng thời xác định cơ cấu lợi nhuận
để thấy được sự phân bổ lợi nhuận có hợp lý hay không.
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh. Trước hết cần xác định tỷ trọng lợi
nhuận của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận, sau đó xác định sự biến động về số tiền, tỷ lệ
tăng giảm, và sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận lợi nhuận.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu số 6.1.

Biểu số 6.1. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THEO CÁC
NGUỒN HÌNH THÀNH.
ĐVT: Tr. VND
N¨m tr­íc N¨m nay So s¸nh
C¸c chØ tiªu ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%)
1 2 3 4 5 6 7 8
LN tõ H§KD 6.035 99,08 10.626 98,65 4.591 76,07 - 0,43
LN kh¸c 56 0,92 145 1,35 89 158,93 0,43
Tæng céng 6.091 100 10.771 100 4.680 76,83 -
ThuÕ thu nhËp 1949,12 3446,72 1.497,60 76,83
Lîi nhuËn sau thuÕ 4.142 7.324 3.182,40 76,83
Số liệu của biểu số 6.1. cho thấy tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm
nay so với năm trước tăng 4.680 triệu VND , lợi nhuận sau thuế tăng 3.182,4 triệu VND
với tỷ lệ tăng 76,83%. Như vậy so với năm trước mức lợi nhuận tăng lên rất cao . Lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 4.591 triệu VND với tỷ lệ tăng 76,07% điều này được
đánh giá là tốt. Lợi nhuận khác tăng lên với tỷ lệ tăng rất cao ( 158,93% ) tuy nhiên để

57
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

đánh giá sự tăng trưởng này có tốt hay không ta cần xem xét cụ thể các nguồn tạo ra lợi
nhuận khác, điều này sẽ được xem xét chi tiết ở phần sau.
3.2. Phân tích lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.
3.2.1. Phân tích đánh giá chung lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh
nghiệp. Việc nâng cao lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là con đường chủ yếu để tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần phải thường xuyên tiến
hành kiểm tra, đánh giá, phân tích lợi nhuận của hoạt động kinh doanh qua đó thấy được
mức độ tăng giảm lợi nhuận của hoạt động này, thấy được hiệu quả của hoạt động kinh
doanh. Đồng thời qua phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng giảm của
lợi nhuận để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm không ngừng nâng cao lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự tăng giảm của các chỉ
tiêu về số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời tính các chỉ tiêu tỷ suất và xác định sự biến
động của các chir tiêu này.
Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu sau đây:
Biểu số 6.2. PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH

ĐVT:Tr. VND

58
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

So s¸nh
C¸c chØ tiªu NT NN CL TL(%)
1 2 3 4 5
1. DT b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 56,920 78,562 21,642 38.02
Trong ®ã DTXK: 39,844 58,922 19,078 47.88
2. C¸c kho¶n gi¶m trõ 4588 6405 1817 39.60
_ Gi¶m gi¸ hµng b¸n 456 346 -110 - 24.12
_ Hµng b¸n tr¶ l¹i 59 68 9 15.25
_ ChiÕt khÊu th­¬ng m¹i 89 99 10 11.24
_ ThuÕ xuÊt khÈu 3984 5892 1908 47.89
_ ThuÕ tiªu thô ®Æc biÖt 0 0 0
_ ThuÕ GTGT 0 0 0
3. DTT vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 52,332 72,157 19,825 37.88
4. Gi¸ vèn hµng b¸n 42,230 56,265 14,035 33.23
5. LNG vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 10,102 15,892 5,790 57.32
6.TS LNG/ DTT vÒ B H vµ CCDV (%) 19.30 22.02 2.72
7. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 1,228 1,456 228 18.57
8. Tæng doanh thu thuÇn tõ H§KD( 3+7) 53,560 73,613 20,053 37.44
9. ChÝ phÝ ho¹t ®éng tµi chÝnh 684 897 213 31.14
10. TS CPTC/DTTC(%) 55.70 61.61 5.91
11. Chi phÝ b¸n hµng 3,456 4,569 1,113 32.20
12. TS CPBH/Tæng DTT(%) 6.453 6.207 - 0.246
13.Chi phÝ qu¶n lý 1,155 1,256 101 8.74
14. TS CPQL/ Tæng DTT (%) 2.16 1.71 - 0.45
15. LNT tõ ho¹t ®éngkinh doanh 6,035 10,626 4,591 76.07
16. TS LNT tõ H§KD /Tæng DTT(%) 11.268 14.435 3.167
17. ThuÕ TN ph¶i nép 1931.20 3400.32 1469.12 76.07
18. LNT tõ H§KD sau thuÕ thu nhËp 4,103.80 7,225.68 3,121.88 76.07
19. TS LNT tõ H§KD sau thuÕ TN/Tæng DTT(%)
7.662 9.816 2.154
Số liệu biểu số 6.2. cho thấy năm nay tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng
lên so với năm trước 4.591 triệu đồng với tỷ lệ tăng 76,07% điều này cho thấy sự cố gắng
lớn của doanh nghiệp.
Xét về sự biến động của các chỉ tiêu ta thấy tổng doanh thu tăng 21.642 triệu đồng
với tỷ lệ tăng 38,02% trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 19.825 triệu đồng với tỷ lệ
tăng37,88 % là do các khoản giảm trừ phát sinh với tỷ lệ cao hơn năm trước. Các khoản
giảm trừ tăng chủ yếu là do thuế xuất khẩu tăng lên, điều này là hợp lý phụ thuộc vào
doanh thu xuất khẩu và thuế suất thuế xuất khẩu do Nhà nước quy định. Chiết khấu thương
mại tăng lên 10 triệu VND với tỷ lệ tăng 11,24 % điều này cũng được đánh giá là hợp lý vì
đây là một biện pháp để khuyến khích người mua để tiêu thụ được nhiều hàng hoá. Tuy
nhiên các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại vẫn phát sinh trong cả hai năm điều
này không tốt làm giảm doanh thu và giảm uy tín của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tìm
hiểu nguyên nhân để từ đó có những biện pháp để hạn chế phát sinh những khoản này.
Giá vốn hàng bán tăng lên nhưng với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần,
điều này được được đánh giá là tốt chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi
phí trong khâu mua để từ đó nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

59
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Xét về hiệu quả kinh doanh ta thấy hiệu quả kinh doanh năm nay cao hơn năm
trước, cụ thể các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều tăng, các chỉ tiêu tỷ suất chi
phí bán hàng và chi phí quản lý đều giảm so với kỳ trước. Tuy nhiên tỷ suất chí phí của
hoạt động tài chính trên doanh thu của hoạt động tài chính lại tăng lên so với kỳ trước điều
này sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận tài chính trên doanh thu tài chính giảm, doanh nghiệp cần
phải tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có những giải pháp khắc phục.
Đánh giá chung: Mặc dù còn một số điểm cần khắc phục để cho kết quả kinh doanh
tốt hơn, nhưng nhìn chung năm nay kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt
hơn so với năm trước.
3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh
doanh.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ta sử
dụng phương pháp cân đối trên cơ sở xem xét tình hình biến động của các chỉ tiêu trong
biểu số 6.2. Để phân tích ta dựa vào công thức sau đây:

Lợi nhuận từ Tổng doanh Giảm giá Hàng Chiết Thuế X K,


hoạt động = thu bán _ hàng _ bán _ khấu _ thuế TTĐB,
kinh doanh hàng và cung bán trả lại thương thuế GTGT(
cấp dịch vụ. mại p.p trực tiếp)

Giá vốn Doanh Chi phí Chi phí Chi phí


_ hàng + thu _ tài _ bán _ quản
bán tài chính chính hàng lý

Qua số liêu của biểu 6.2. ta thấy so với năm trước lợi nhuận năm nay tăng thêm
4.591 triệu VNDvới tỷ lệ tăng là 76,07% là do ảnh hưởng của những nhân tố sau:
+ Do tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi: Trong điều kiện các
nhân tố khác không đổi doanh thu có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận: Doanh thu tăng
làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Như vậy để tăng lợi nhuận thì trước hết doanh nghiệp phải
có những biện pháp để tăng doanh thu.
Ở ví dụ trên doanh thu tăng 21.642 triệu VND làm ảnh hưởng tăng lợi nhuận là 21.642
triệu VND.
+ Do giảm giá hàng bán thay đổi : giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người
mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu phản ánh sự yếu kém
của doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng và tổ chức công tác tiêu thụ, doanh nghiệp
phải có những biện pháp để hạn chế không để phát sinh những khoản này. Giảm giá hàng
bán tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngựơc lại.
Trong trường hợp trên giảm giá hàng bán giảm 110 triệu VND làm ảnh hưởng tăng
lợi nhuận 110 triệu VND:
-( 346- 456) = + 110 triệu VND
+ Do hàng bán bị trả lại thay đổi : Hàng bán bị trả lại cũng là nhân tố làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp, đây là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách
hàng trả lại và từ chối thanh toán, nó phản ánh sự yếu kém của doanh nghiệp trong việc
quản lý chất lượng sản phẩm và tổ chức công tác tiêu thụ. Nếu hàng bán trả lại tăng lên thì
sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại.

60
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Trong ví dụ trên hàng bán trả lại tăng 9 triệu VND cho nên ảnh hưởng giảm đến lợi
nhuận là - 9 triệu VND.
- (68- 59) = - 9 triệu VND.
+ Do chiết khấu thương mại thay đổi: Chiết khấu thương mại là khoản doanh
nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Đây là một
biện pháp để khuyến khích người mua. Tuy nhiên nếu chiết khấu nhiều sẽ làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy cần biết sử dụng công cụ này sao cho vừa đảm bảo
tăng doanh số bán ra và lợi nhuận cũng phải tăng.
Trong ví dụ trên do chiết khấu thương mại tăng 10 triệu cho nên đã làm giảm lợi
nhuận của doanh nghiệp là 10 triệu VND:
- (99 – 89) = - 10 triệu VND.
+ Do các khoản thuế thay đổi: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT (
theo phương pháp trực tiếp) là những khoản thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng nhưng
làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là nhân tố khách quan, do nhà nước quy định
tuỳ thuộc vào doanh thu tính thuế và thuế suất đối với từng mặt hàng.
Trong ví dụ trên do thuế xuất khẩu tăng 1908 triệu VND cho nên đã làm ảnh hưởng
giảm tới lợi nhuận là - 1908 triệu VND:
- ( 5892 – 3984) = - 1908 triệu VND.
+ Do giá vốn hàng bán thay đổi: Giá vốn hàng bán là nhân tố quan trong và chủ
yếu ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không
đổi nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí thu mua có liên quan đến sản
phẩm , hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược
lại.
Ở ví dụ trên do giá vốn hàng bán tăng 14.035 triệu VND cho nên đã làm giảm lợi
nhuận là - 14.035 triệu VND:
- ( 56.265 – 42.230 ) = - 14.035 triệu VND.
+ Do doanh thu hoạt động tài chính thay đổi: Doanh thu hoạt động tài chính cũng là
nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đối với lợi nhuận. Doanh thu hoạt động tài chính phụ thuộc
vào số vốn đầu tư vào hoạt động tài chính và tỷ lệ lãi suất.
Qua ví dụ trên do doanh thu hoạt động tài chính tăng cho nên đã làm cho lợi nhuận
tăng 228 triệu VND:
( 1456 – 1.228 ) = 228 triệu VND.
+ Do chi phí hoạt động tài chính thay đổi: chi phí hoạt động tài chính là nhân tố
ảnh hưởng ngược chiều tới lợi nhuận. Quản lý và sử dụng tiết kiệm khoản chi phí này sẽ
góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại. Trong ví dụ trên chi phí hoạt
động tài chính tăng 213 triệu VND đã làm cho lợi nhuận giảm 213 triệu đồng :
- ( 897 - 684 ) = - 213 triệu VND.
+ Do chi phí bán hàng thay đổi: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí liên quan
đến quá trình tiêu thu hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ và là nhân tố ảnh hưởng ngược chiều
với lợi nhuận.
Trong trường hợp trên chi phí bán hàng tăng 1.113 triệu VND đã làm lợi nhuận
giảm 1.113 triệu VND:
- ( 4.568 – 3.456 ) = - 1.113 triệu VND.
+ Do chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi: Chi phí quản lý doanh nghiệp thường
là những chi phí cố định, ít biến đổi theo quy mô kinh doanh. Đây cũng là nhân tố ảnh
hưởng ngược chiều tới lợi nhuận.

61
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Trong ví dụ trên chi phí quản lý tăng 101 triệu VND đã làm cho lợi nhuận giảm 101
triệu VND:
- ( 1.256 – 1.155 ) = - 101 triệu VND.
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố có thể tổng hợp qua biểu số 6.3.
Biểu số 6.3. TỔNG HỢP ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI SỰ
BIẾN ĐỘNG CỦA LỢI NHUẬN
ĐVT: Tr. VND

C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng NT NN CL N N/ N T a.h tíi L N


1 2 3 4 5
1. DT vÒ B H vµ CCDV 56.920 78.562 21642 21642
2. Gi¶m gi¸ hµng b¸n 456 346 -110 110
3. Hµng b¸n tr¶ l¹i 59 68 9 -9
4. ChiÕt khÊu th­¬ng m¹i 89 99 10 -10
5. ThuÕ xuÊt khÈu 3.984 5.892 1.908 -1.908
6. Gi¸ vèn hµng b¸n 42.230 56.265 14.035 -14.035
7. DT tµi chÝnh 1.228 1.456 228 228
8. Chi phÝ tµi chÝnh 684 897 213 -213
9. Chi phÝ b¸n hµng 3.456 4.569 1113 -1113
10. Chi phÝ qu¶n lý 1.155 1.256 101 -101
Lîi nhuËn 6.035 10.626 4.591 4591

3.3. Phân tích kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính.

Hoạt động đầu tư tài chính là một trong những hoạt động đầu tư mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Theo chế độ kế toán hiện
hành thì kết quả của hoạt động tài chính được coi như kết quả của hoạt động kinh doanh và
đã được phân tích trong nội dung trên. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu
tư tài chính nói chung và từng hoạt động đầu tư tài chính riêng biệt ta cần phân tích kết quả
của các hoạt động này để từ đó có những cơ sở lựa chọn phương hướng đầu tư thích hợp.
Để xác định kết quả của hoạt động đầu tư tài chính ta có thể căn cứ vào công thức
sau:

LNG TC = Doanh thu tài chính _ Chi phí tài chính .

Để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư tài chính ta căn cứ vào công thức sau
dây:

Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp tài chính


tài chính trên vốn = x 100
đầu tư tài chính Vốn đầu tư tài chính

Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp tài chính


tài chính trên doanh = x 100
thu tài chính Doanh thu tài chính

62
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Tỷ suất chi phí Chi phí tài chính


tài chính trên doanh = x 100
thu tài chính Doanh thu tài chính

Ta xét ví dụ qua số liệu của biểu sau đây:


Biểu số 6.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

ĐVT: Tr. VND


So s¸nh
C¸c chØ tiªu N¨m tr­íc N¨m nay CL TL(%)
1 2 3 4 5,00
1. Doanh thu tµi chÝnh 1.228 1.456 228 18,57
_ Tõ ho¹t ®éng liªn doanh 897 988 91 10,14
_ Tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ chøng kho¸n 331 468 137 41,39
2. Chi phÝ tµi chÝnh 684 897 213 31,14
_ Chi phÝ ®Çu t­ liªn doanh 499 542 43 8,62
_ Chi phÝ ®Çu t­ chøng kho¸n 185 355 170 91,89
3. Tû suÊt chi phÝ tµi chÝnh/ DTTC(%) 55,70 61,61 5,91
_ Chi phÝ ®Çu t­ liªn doanh 55,63 54,86 - 0,77
_ Chi phÝ ®Çu t­ chøng kho¸n 55,89 75,85 19,96
4. Lîi nhuËn ®Çu t­ tµi chÝnh 544 559 15
_ Tõ ho¹t ®éng liªn doanh 398 446 48 12,06
_ Tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ chøng kho¸n 146 113 -33 - 22,60
5. Vèn ®Çu t­ tµi chÝnh 4.533 5.400 867 19,13
_ Vèn gãp liªn doanh 3.210 3.650 440 13,71
_ Vèn ®Çu t­ chøng kho¸n 1.323 1.750 427 32,28
6.Tû suÊt lîi nhuËn TC/ vèn ®Çu t­(%) 12,00 10,35 - 1,65
_ Tõ ho¹t ®éng liªn doanh 12,40 12,22 - 0,18
_ Tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ chøng kho¸n 11,04 6,46 - 4,58
7.Tû suÊt lîi nhuËn TC/ DTTC(%) 44,30 38,39 - 5,91
_ Tõ ho¹t ®éng liªn doanh 44,37 45,14 0,77
_ Tõ ho¹t ®éng ®Çu t­ chøng kho¸n 44,11 24,15 - 19,96
8. Tû lÖ TN/ vèn ®Çu t­(%) 27,09 26,96 - 0,13
_ Ho¹t ®éng liªn doanh 27,94 27,07 - 0,88
_ Ho¹t ®éng ®Çu t­ CK 25,02 26,74 1,72

Qua số liệu của biểu số 6.4 ta thấy lợi nhuận gộp từ hoạt động tài chính tăng lên so
15 triệu VND với tỷ lệ 2,776% so với năm trước, trong đó lợi nhuận từ hoạt động góp vốn
liên doanh tăng 48 triệu VND với tỷ lệ tăng 12,06%, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mua
bán chứng khoán giảm 33 triệu VND với tỷ lệ giảm 22,60%. Vốn đầu tư vào các hoạt động
tài chính đều tăng lên so với năm trước nhưng xét về hiệu quả đầu tư ta thấy giảm sút so
với năm trước cụ thể tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư tài chính giảm so với năm trước là
1,65% trong đó cả hai hoạt động đầu tư đều giảm . Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm

63
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

đi so với năm trước do tỷ suất chi phí trên doanh thu tài chính tăng lên, trong hai hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp thì hoạt động liên doanh có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
tăng lên do tỷ suất chi phí giảm.
Như vậy có thể nói mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính có tăng lên song xét về
hiệu quả đầu tư ta thấy giảm sút so với năm trước vì vậy doanh nghiệp phải tìm hiểu
nguyên nhân để từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt
động đầu tư.
Để thấy rõ được nguyên nhân biến động của lợi nhuận ta cần đi sâu phân tích các
nhân tố ảnh hưởng. Để phân tích ta dựa vào công thức xác định lợi nhuận gộp của hoạt
động tài chính và sử dụng phương pháp cân đối.
Doanh thu của hoạt động tài chính có các nhân tố ảnh hưởng như số vốn đầu tư vào
hoạt động tài chính, tỷ lệ lãi suất.

Doanh thu Vốn đầu tư Tỷ lệ thu nhập


hoạt động = vào hoạt động x bình quân
tài chính tài chính bình trên vốn đầu tư
( M) quân ( s)
( V)

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta có thể
tính toán được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Qua số liệu của biểu trên ta có thể tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới
sự biến động của doanh thu tài chính..
Từ các số liệu trên đây có có thể lập biểu phân tích các nhân tố ảnh hưởng như sau:

Biểu số 6.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI


DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
ĐVT: Tr. VND
CL DTTC ¶.h cña vèn ®t ¶.h cña TLTN
V0 s 0 V1 s 0 V1 s1
C¸c chØ tiªu ST TL(%) ST TL(%) ST TL(%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
H§ §TLD 897 1.019,95 988 91 10,14 122,95 13,71 - 31,95 - 3,56
H§ §TCK 331 437,83 468 137 41,39 106,83 32,28 30,17 9,11
Tæng céng 1.228 1.457,78 1.456 228 18,57 229,78 18,71 - 1,78 - 0,15

Số liệu của biểu số 6.6 cho thấy tổng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng lên 228
triệu VND là do ảnh hưởng của những nhân tố sau: do số vốn đầu tư tăng lên làm cho
doanh thu tài chính tăng 229,78 triệu VND với tỷ lệ tăng 18,71%, nhưng do tỷ lệ thu nhập
bình quân trên vốn đầu tư giảm cho nên làm cho doanh thu hoạt động tài chính giảm 1,78
triệu VND. Như vậy doanh thu hoạt động tài chính tăng lên là do doanh nghiệp tăng vốn
đầu tư, còn về chất lượng đầu tư ta thấy giảm sút so với năm trước. Trong các hoạt động
đầu tư thì hoạt động đàu tư chứng khoán doanh thu tăng lên do doanh nghiệp tăng vốn đầu
tư đồng thời do tỷ lệ lãi tăng. Tuy nhiên hoạt động này do chi phí đầu tư tăng cao hơn tỷ lệ
tăng của vốn cho nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn của hoạt động này vẫn giảm đi so với năm
trước. Đối với hoạt động đầu tư liên doanh doanh thu tăng lên là do vốn đầu tư tăng còn tỷ
lệ thu nhập trên vốn giảm, mặc dù tỷ suất chi phí trên doanh thu giảm, nhưng vì tỷ lệ tăng

64
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

của vốn cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận do vậy mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn
giảm.
3.5. Phân tích lợi nhuận theo các đơn vị trực thuộc.
Để thực hiện hạch toán kinh tế đòi hỏi doanh nghiệp phải tình toán phân tích kết
quả lãi lỗ theo từng đơn vị trực thuộc, qua đó đánh giá đúng đắn thành thích và kết quả đạt
được của toàn doanh nghiệp nói chung của từng đơn vị trực thuộc nói riêng, thấy hiệu quả
kinh doanh của từng đơn vị và sự ảnh hưởng tới kết quả chung của toàn doanh nghiệp.
Qua phân tích tìm ra những tồn tại và những những nguyên nhân tồn tại ở từng đơn vị để từ
đó có những giải pháp quản lý thích hợp đối với từng đơn vị nhằm không ngừng nâng cao
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để phân tích tình hình lợi nhuận theo từng đơn vị trực thuộc ta căn cứ vào số liệu kế
hoạch, số liệu hạch toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực
thuộc. Từ các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận ta tính tỷ suất lợi nhuận của toàn doanh
nghiệp nói chung và của từng đơn vị trực thuộc nói riêng ở các kỳ rồi sử dụng phương
pháp so sánh để xác địng sự biến động về số tiền, tỷ lệ tăng giảm và sự thay đổi về tỷ suất
lợi nhuận. Ta xét ví dụ qua biếu số 6.6

Biểu số 6.6. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THEO


CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC.

ĐVT: Tr. VND.


N¨m tr­íc N¨m nay So s¸nh
C¸c ®¬n vÞ DT LN TSLN DT LN TSLN ST TL TSLN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10,00
§¬n vÞ A 15.635 1.760 11,257 25.036 3.501 13,984 1.741 98,92 2,727
§¬n vÞ B 20.780 2.341 11,266 26.902 4.510 16,765 2.169 92,65 5,499
§¬n vÞ C 17.145 1.934 11,280 21.675 2.615 12,065 681 35,21 0,784
Toµn DN 53.560 6.035 11,268 73.613 10.626 14,435 4.591 76,07 3,167
Số liệu của biểu trên cho thấy tổng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp tăng
4.591 triệu VND với tỷ lệ tăng 76,07%, trong đó lợi nhuận của ba đơn vị đều tăng lên với
số tiền và tỷ lệ tăng rất cao. Xét về hiệu quả kinh doanh ta thấy hiệu quả năm nay cao hơn
so với năm trước điều đó là do hiệu quả kinh doanh của cả ba đơn vị đều tăng, đặc biệt đơn
vị B tăng cao nhất.

65
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Chương VII
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Mục đích, ý nghĩa và nguồn số liệu phân tích.


1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và những yêu cầu quản lý tài chính doanh
nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ
chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Vốn
kinh doanh là biểu hiện về mặt giá trị của tài sản tính bằng tiền.
Hệ thống các mối quan hệ tài chính phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm:
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình
cấp phát, điều hoà vốn (doanh nghiệp nhà nước) và nộp thuế.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, các ngân hàng trong quá
trình huy động, vay và thanh toán vốn vay.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với người bán, người cung cấp hàng hoá, dịch
vụ trong quá trình mua hàng và thanh toán tiền hàng.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với người mua trong quá trình bán hàng và thu
tiền bán hàng.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp chủ, với các doanh nghiệp
thành viên trong Tổng công ty, Công ty mẹ, công ty con... trong quá trình tổ chức,
quản lý các hoạt động kinh doanh, huy động, điều hoà vốn trong kinh doanh.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp đối tác liên doanh, liên
kết.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân
người lao động trong quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh, phân phối
các khoản thu nhập v.v...
Các mối quan hệ tài chính trên đây phát sinh một cách thường xuyên, liên tục,
xen kẽ lẫn nhau, rất đa dạng và phức tạp. Do vậy, trong công tác quản lý kinh tế của
một doanh nghiệp thì công tác quản lý tài chính là một trong những nội dung rất

66
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy để có thể thực hiện tốt quá trình hoạt
động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, công tác quản lý tài chính phải đáp ứng
những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Phải đảm bảo cho việc thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh thực
hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính.
- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách và pháp luật về kinh tế, tài chính của
Nhà nước, của quốc tế và khu vực (đối với các doanh nghiệp có quan hệ kinh tế
quốc tế) các chế độ, chính sách và những quy định trong quản lý tài chính của
ngành, của hiệp hội hoặc của doanh nghiệp.
- Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm trong quá trình sử dụng các nguồn lực tài
chính, góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thực hiện những yêu cầu trên, đòi hỏi các nhà kinh doanh và quản lý doanh
nghiệp cần phải nghiên cứu, áp dụng một hệ thống các công cụ quản lý khoa học
trong đó có phân tích hoạt động kinh tế, tài chính doanh nghiệp.

1.2. Mục đích, ý nghĩa và nguồn số liệu phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tổng thể các phương pháp được sử
dụng để nghiên cứu, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá trình và kết
quả hoạt động kinh doanh, làm cơ sở cho việc đưa ra những quyết định.
Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm nhận thức, đánh giá
một cách đúng đắn, toàn diện, khách quan tình hình và khả năng tài chính doanh
nghiệp, thấy được sự tác động, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh. Cụ thể là, qua phân tích có thể đánh giá
được tình hình tổ chức, huy động vốn kinh doanh, phân bổ vốn cho nhu cầu kinh
doanh, tình hình quản lý và sử dụng vốn, tình hình quản lý các khoản công nợ phải
thu, phải trả, tình hình thu, chi và cân đối thu chi tài chính trong doanh nghiệp, tình
hình phát triển và khả năng tài chính đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong tương lai... Đồng thời, phân tích tài chính doanh nghiệp cũng

67
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

nhằm mục đích tìm ra những mâu thuẫn tồn tại trong công tác tổ chức và quản lý tài
chính, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính, qua
đó đề ra những phương hướng, biện pháp cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu
lực và hiệu quả công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
Đạt được mục đích trên, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa
rất to lớn, không chỉ đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp mà
còn có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuyên
ngành, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy
nhiên, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp với những góc độ khác nhau. Do vậy, các số liệu, tài liệu phân tích
tình hình tài chính của một doanh nghiệp sẽ có những ý nghĩa khác nhau tuỳ theo
từng đối tượng quan tâm. Cụ thể là:
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp, phân tích tài
chính doanh nghiệp giúp họ nhận thức được một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài
chính doanh nghiệp: Tình hình huy động, phân phối quản lý và sử dụng vốn trong
kinh doanh, tình hình và khả năng sản xuất, khả năng sinh lời của vốn, tình hình và
khả năng thanh toán, thu hồi công nợ, tình hình thu chi và cân đối thu chi, tình hình
bảo toàn và tăng trưởng vốn kinh doanh, khả năng rủi ro tài chính và những giải
pháp có thể phòng ngừa... Những số liệu, tài liệu phân tích tài chính sẽ là những cơ
sở, căn cứ hữu ích, có cơ sở khoa học cho việc đưa ra những quyết định hữu hiệu
trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư, các cổ đông, những thông tin về phân tích tài chính sẽ
giúp họ nhận thức, đánh giá được giá trị tài sản của doanh nghiệp, giá trị tăng thêm
của vốn đầu tư, khả năng sản xuất và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh và chính
sách phân chia lợi nhuận và thu nhập của các cổ đông vì họ đầu tư vốn cho doanh
nghiệp.
Đối với các ngân hàng và các nhà cho vay vốn: Phân tích tài chính doanh
nghiệp giúp họ có những thông tin về: khả năng sản xuất và khả năng sinh lời của

68
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

đồng vốn, tình hình và khả năng đảm bảo cho việc thanh toán của vốn vay. Cụ thể là
những người cho vay ngắn hạn thì họ quan tâm đến khả năng quay vòng của đồng
vốn, tình hình và khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn, nhất là các khoản nợ
sắp đến hạn hoặc đến hạn trả. Còn đối với các đơn vị cho vay dài hạn thì họ thường
quan tâm đến khả năng sản xuất và khả năng sinh lời, thời gian thu hồi của đồng vốn
với việc hoàn trả cả vốn lẫn lãi các khoản vay dài hạn.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, các
thông tin phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ là những căn cứ khoa học tin cậy cho
việc soạn thảo các chủ trương, chính sách quản lý tài chính vĩ mô và vi mô.
Đối với các doanh nghiệp bán hàng, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp thì
những thông tin phân tích tài chính giúp cho họ thấy được tình hình và khả năng
thanh toán các khoản nợ làm cơ sở cho việc đưa ra những quyết định ký kết các hợp
đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.
Đối với người lao động những số liệu phân tích tài chính doanh nghiệp giúp
cho họ thấy được tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình phát triển, tăng trưởng
vốn của doanh nghiệp, tình hình phân phối và sử dụng các khoản thu nhập của doanh
nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sử dụng các nguồn số liệu sau đây:
- Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính bao gồm cả
các chỉ tiêu định mức, dự toán trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu hạch toán phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu
hạch toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị có liên quan đến tình hình
tài chính doanh nghiệp.
- Các chế độ, chính sách và các quy định trong quản lý tài chính của Nhà
nước, của ngành và của doanh nghiệp.
- Các số liệu thông tin thị trường tài chính, thị trường vốn có liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

69
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Các tài liệu khác: hợp đồng vay vốn, hợp đồng kinh tế, các văn bản thanh
tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính các hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm nhận thức đánh giá
khái quát tình hình biến động tăng giảm và cơ cấu phân bổ tài sản trong kinh doanh,
tình hình huy động các nguồn vốn kinh doanh và mối quan hệ bù đắp giữa nguồn
vốn với tài sản, đồng thời đánh giá sự tác động, ảnh hưởng của việc quản lí và sử
dụng tài sản với việc thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh.
Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu tổng
hợp về tài sản, nguồn vốn kinh doanh trên "Bảng Cân đối kế toán" và các chỉ tiêu
doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh trên Bảng "Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh" của doanh nghiệp trong kỳ. Phương pháp phân tích được sử dụng là
phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số cuối kỳ so với đầu năm để tính toán
số chênh lêch tăng giảm và tỷ lệ % tăng giảm. Đồng thời, sử dụng phương pháp cân
đối giữa nguồn vốn với tài sản và các phương pháp khác như: phương pháp tính tỷ
trọng hoặc hệ số.
Phân tích tổng hợp tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung
cơ bản sau đây:

2.1. Phân tích tình hình biến động tăng giảm và cơ cấu của tài sản liên hệ với các chỉ
tiêu doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh
Tài sản kinh doanh là những tư liệu lao động, đối tượng lao động và những tài
sản khác mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình hoạt động kinh tế. Tài sản kinh
doanh là những điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ và tiền vốn được
sử dụng cho các hoạt động kinh doanh. Việc đầu tư, sử dụng và quản lý tài sản có
ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong
hoạt động kinh doanh.
Mục đích phân tích tình hình tài sản nhằm đánh giá được sau một kỳ hoạt
động kinh doanh giá trị của tài sản tăng hay giảm. Nếu tài sản của doanh nghiệp tăng

70
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

phản ánh khả năng sản xuất và quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng
và ngược lại. Nếu giá trị của tài sản giảm đi thì năng lực sản xuất và quy mô hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp giảm.
Để đánh giá được sự tác động, ảnh hưởng của việc quản lý, sử dụng tài sản
đến các kết quả kinh doanh ta cần phải phân tích tình hình tăng giảm của tài sản có
liên hệ đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng và lợi nhuận
kinh doanh. Nếu tài sản của doanh nghiệp tăng, đồng thời các chỉ tiêu doanh thu bán
hàng và lợi nhuận kinh doanh tăng so với kế hoạch, tỷ lệ tăng của doanh thu bán
hàng và lợinhuận kinh doanh lớn hơn hoặc bằng (>) tỷ lệ tăng của tài sản thì đánh
giá là tốt. Còn trường hợp ngược lại, tài sản của doanh nghiệp tăng nhưng doanh thu
bán hàng và lợi nhuận kinh doanh không tăng hoặc tỷ lệ tăng nhỏ hơn tỷ lệ tăng của
tài sản là không hợp lý, doanh nghiệp chưa khai thác tốt tiềm năng của tài sản cho
hoạt động kinh doanh.
Phân tích cơ cấu tài sản để đánh giá được việc đầu tư phân bổ tài sản của
doanh nghiệp có hợp lý hay không? Có ảnh hưởng tốt đến tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh hay không. Việc phân tích, đánh giá tình hình phân bổ tài sản kinh
doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm trong hoạt động kinh doanh,
chính sách đầu tư vốn của doanh nghiệp. Thông thường những doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh thương mại là chính thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tăng
lên và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm đi thì đánh giá là hợp lý. Còn những
doanh nghiệp hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng hoặc
kinh doanh du lịch là chính thì giá trị tài sản dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn, tăng
lên, còn tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm đi là hợp lý. Ngoài ra, những
doanh nghiệp mới thành lập thì đầu tư ban đầu cho tài sản dài hạn thường là chiếm
tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn. Ví dụ: căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích trong biểu
số 6.1 ta có những nhận xét sau:

Biểu số 7.1: Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản

71
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Đơn vị: 1000đ

Các chỉ tiêu NT NN So sánh

ST T.T ST T.T Tiền Tỉ lệ T.T

A. TSNH bình quân 1.624.354 29,57 1.687.240 28,4 62.886 3,87 -1,17

B. TSDH bình quân 3.867.528 70,43 5.251.682 71,6 1.348.154 35,78 1,17

Tổng tài sản 5.491.882 100 6.938.922 100 1.447.040 26,34

- Doanh thu thuần 16.328.450 - 18.542.764 - 2.244.314 13,56 -

- Lợi nhuận kinh doanh 427.918 - 487.682 - 59.764 13,96 -

Qua số liệu của bảng trên có thể rút ra những nhận xét sau đây:
+Tổng giá trị tài sản bình quân của doanh nghiệp so với năm trước tăng
1.447.040 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 26,34%, trong đó:
- Tài sản ngắn hạn tăng 62.886 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 3,87%.
- Tài sản dài hạn tăng 1.384.154 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 35,78%.
Như vậy, tài sản của doanh nghiệp tăng chủ yếu là tăng tài sản dài hạn.
+ So sánh với tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận
kinh doanh ta thấy: Doanh thu tăng 2.244.314 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 13,56%, lợi
nhuận kinh doanh tăng 59.764 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 13,96%. Như vậy, tỷ lệ tăng
của tài sản lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh
doanh là là chưa hợp lý. Nguyên nhân là do mức tăng của tài sản chủ yếu là tăng tài
sản dài hạn nên khả năng đáp ứng cho việc tăng doanh thu và lợi nhuận ngay trong
năm báo cáo là không thể thực hiện được.
+ .Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy: Tài sản dài hạn của
doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tăng 1,17% (71,6% -70,43%) trong khi đó tài sản
ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm 1,17% (28,4% - 22,57%). Từ đó, ta thấy việc
phân bổ tài sản của doanh nghiệp là chưa hợp lý, ảnh hưởng không tốt đến việc tăng

72
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

doanh thu và lợi nhuận. Trong năm tới doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư bổ xung
tăng tỷ trọng cho tài sản ngắn hạn, giảm tỷ trọng của tài sản dài hạn.

2.2. Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn được huy động để trang trải cho các
khoản chi phí mua sắm tài sản sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn của các tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài
doanh nghiệp (nợ phải trả) và nguồn vốn chủ sở hữu.
Phân tích tình hình huy động nguồn vốn kinh doanh nhằm đánh giá tình tình
tăng giảm và cơ cấu các nguồn vốn. Theo tính chất của bảng cân đối kế toán, tài sản
của doanh nghiệp tăng thì nguồn vốn cũng tăng tương ứng vì tổng giá trị của tài sản
luôn bằng tổng nguồn vốn kinh doanh. Nhưng nguồn vốn kinh doanh tăng giảm từ
nguồn nào mới đánh giá được trình độ tổ chức huy động nguồn vốn kinh doanh tốt
hay không tốt. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn nợ phải
trả, tăng lên thì đánh giá doanh nghiệp huy động tốt nguồn vốn vì nguồn vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên thì tính độc lập, tự chủ về nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp lớn, chi phí huy động vốn thấp. Ngược lại, nếu nguồn vốn nợ phải trả
chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên thì mức độ phụ thuộc và trách nhiệm về pháp lý đối với
các chủ nợ về việc thanh toán nợ cao và chi phí cho việc huy động vốn sẽ lớn, ảnh
hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh.
Phân tích tình hình huy động nguồn vốn được thực hiện trên cơ sở tính toán tỷ
trọng các nguồn vốn, so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm. Hoặc tính toán, so sánh
các chỉ tiêu:
Nợ phải trả
1. Hệ số
= Tổng nguồn vốn kinh
nợ
doanh
Nguồn vốn chủ sở hữu
2. Hệ số tự tài
= Tổng nguồn vốn kinh
trợ
doanh

73
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Xét ví dụ qua số liệu của biểu số 7.2.


Biểu số 7.2: Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh
Đơn vị: 1000đ
Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh

ST T.T ST T.T ST Tỉ lệ T.T

A. Nợ phải trả 2.635.457 44,35 3.809.972 54,90 1.174.515 44,56 10,55

B. Nguồn vốn chủ sở 2.856.425 55,65 3.128.950 45,10 272.525 9,54 -10,55
hữu

Tổng nguồn vốn 5.491.882 100 6.938.922 100 1.447.040 8,14 -

+ Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm tăng
1.447.040 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 8,14% trong đó:
- Nợ phải trả tăng 1.174.545 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 44,56%.
- Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 272,525 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 9,54%.
Như vậy, nguồn vốn kinh doanh tăng chủ yếu được huy động từ nguồn nợ
phải trả.
+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn kinh doanh ta thấy:
- Nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu ở đầu
năm, nhưng cuối năm nợ phải trả lại có tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu, tăng
10,55%, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm 10,55%. Như vậy, tình hình huy động
nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ là không tốt, mức độ tự chủ tài
chính thấp, chi phí huy động vốn tăng so với đầu năm.

2.3. Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn với tài sản kinh doanh
Tài sản của doanh nghiệp có thể được bù đắp từ các nguồn vốn khác nhau.
Ngược lại, một nguồn vốn có thể bù đắp cho một hoặc nhiều loại tài sản. Phân tích
mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn với tài sản nhằm đánh giá mức độ huy động và
bù đắp của nguồn vốn với các loại tài sản của doanh nghiệp như thế nào ? Tốt hay

74
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

không tốt, để có kế hoạch huy động tốt các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh,
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thông thường, một doanh nghiệp được đánh giá là có điều kiện kinh doanh ổn
định, có khả năng tự chủ về tài chính khi mà nguồn vốn chủ sở hữu được bù đắp cho
toàn bộ tài sản dài hạn (nguồn vốn chủ sở hữu > Tài sản dài hạn) và phần dôi ra để
bù đắp cho tài sản ngắn hạn, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh bình thường
theo định mức thì được đánh giá là tốt. Còn trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu bằng
hoặc nhỏ hơn (<) tài sản dài hạn là không tốt. Vì trong trường hợp như vậy, doanh
nghiệp phải huy động toàn bộ vốn từ bên ngoài để bù đắp cho tài sản ngắn hạn đáp
ứng cho nhu cầu kinh doanh và một phần cho tài sản dài hạn, như vậy, tính độc lập,
tự chủ về nguồn vốn kinh doanh thấp, mức độ phụ thuộc và trách nhiệm pháp lý về
nguồn vốn nợ phải trả và chi phí huy động vốn sẽ cao, ảnh hưởng không tốt đến hiệu
quả kinh doanh. Ví dụ: những số liệu phân tích trong biểu phân tích số 6.3 cho ta
những nhận xét sau:
Biểu số 7.3: Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn với tài sản
Đơn vị: 1000đ

Số đầu So sánh
Các khoản mục Số cuối kỳ
năm ST Tỉ lệ
Nguồn vốn chủ sở 2.856.425 3.128.950 272.525 9,54
hữu
Tài sản dài hạn 3.867.528 5.251.682 1.384.154 35,78
So sánh -1.011.103 -2.122.732 -1.111.629

- Đầu năm, nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tài sản dài hạn 1.011.103 nghìn
đồng, cuối năm nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tài sản dài hạn 2.122.732 nghìn
đồng, mức chênh lệch đó lại tăng 1.111.629 nghìn đồng so với đầu năm. Như vậy,
tình hình tài chính của doanh nghiệp là không tốt vì đầu năm, doanh nghiệp phải huy
động toàn bộ nguồn vốn từ bên ngoài cho tài sản ngắn hạn và bù đắp 1.011.103
nghìn đồng cho tài sản dài hạn. Cuối năm, tình hình tài chính của doanh nghiệp còn

75
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

xấu hơn đầu năm vì toàn bộ tài sản ngắn hạn là 1.687.240 nghìn đồng và 2.122.732
nghìn đồng, cho tài sản dài hạn tăng 1.111.629 nghìn đồng so với đầu năm, tổng
cộng là 3.809.972 nghìn đồng từ nguồn vốn vay, nợ từ bên ngoài.
Ngoài ra, để nhận thức đánh giá sâu sắc, toàn diện hơn tình hình huy động
nguồn vốn cho tài sản kinh doanh ta cần phải tính toán, phân tích chỉ tiêu nguồn vốn
thường xuyên, so sánh với tài sản dài hạn để xác định được nguồn vốn luân chuyển
cho nhu cầu kinh doanh. Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn kinh doanh của
doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn trong năm. Công thức:

Nợ dài
Nguồn vốn thường Vốn chủ sở hạn ( trừ
= +
xuyên hữu nợ đã quá
hạn)

Nguồn vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn
hạn. Công thức:

Nguồn vốn luân Tài sản ngắn Nợ ngắn


= -
chuyển hạn hạn

Từ những công thức trên ta có:

Nguồn vốn kinh Nguồn vốn thường Nợ ngắn


= +
doanh xuyên hạn

Nguồn vốn thường Tài sản dài Tài sản ngắn Nguồn vốn luân
- = -
xuyên hạn hạn chuyển

Phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng: Nếu nguồn vốn thường xuyên càng
lớn, mức chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn, tức là nguồn
vốn luân chuyển càng lớn thì khả năng đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh càng tốt. Ta
xét ví dụ qua số liệu phân tích trong biểu số 7.4

76
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Biểu số 76.4: Phân tích tình hình nguồn vốn thường xuyên, nguồn vốn
luân chuyển
Đơn vị: 1000đ

Số So sánh
Số đầu Số cuối
T. Các chỉ tiêu
năm kỳ Tiền Tỉ lệ
T

1 2 3 4 5 6

1 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.856.425 3.128.950 272.525 9,54

2 Nợ dài hạn 1.050.463 2.676.524 1.626.061 154,79

3 Nguồn vốn thường xuyên 3.906.888 5.805.474 1.898.586 48,6


(1+2)

4 Tài sản dài hạn 3.867.528 5.251.682 1.384.154 35,79

5 Nguồn vốn luân chuyển 39.360 553.792 514.432 1307


5 = 3-4

6 Tài sản ngắn hạn 1.624.354 1.687.240 62.886 3,87

7 Chênh lệch (6-5) 1.584.994 1.133.448 -451.546

Số liệu của bảng trên cho ta những nhận xét sau:


+ Nguồn vốn thường xuyên cuối kỳ so với đầu năm tăng 1.898.586 nghìn
đồng, tỷ lệ tăng 48,6%, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 272.525 nghìn đồng, tỷ
lệ tăng 9,54%, nợ dài hạn tăng 1.626.061 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 154,79%. Như vậy
nguồn vốn thường xuyên tăng chủ yếu là từ nguồn vốn vay dài hạn.
+ Tài sản dài hạn tăng 1.384.154 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 35,79%. Sau khi bù
đắp cho tài sản dài hạn, nguồn vốn thường xuyên còn lại (vốn luân chuyển) cuối kỳ
là 553.792 nghìn đồng, tăng 514.432 nghìn đồng tỷ lệ tăng 1307% so với đầu năm.

77
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Tuy nhiên, so với trị giá của tài sản ngắn hạn thì đầu năm còn thiếu 1.584.994
nghìn đồng, cuối năm còn thiếu 1.133.448 nghìn đồng doanh nghiệp phải huy động
từ nguồn vốn vay và nợ ngắn hạn.

3. Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn


3.1. Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu kinh tế phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương
đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi nhanh thành tiền hoặc có
thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình
thường của doanh nghiệp có đến thời điểm lập báo cáo bao gồm:
- Tiền và tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
Việc đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp thương
mại có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
doanh thu bán hàng và lợi nhuận kinh doanh.
Do vậy, phân tích tình hình tài sản ngắn hạn nhằm mục đích nhận thức, đánh
giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, qua đó thấy được sự tác
động, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng. Nếu
tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng, đồng thời, doanh thu bán hàng của doanh
nghiệp trong kỳ tăng, tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn hoặc bằng (>) tỷ lệ
tăng của tài sản ngắn hạn thì đánh giá là tốt. Ngược lại nếu tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp trong kỳ tăng nhưng tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn (>) tỷ lệ
tăng của doanh thu là không tốt, doanh nghiệp cần có những biện pháp sử dụng tài
sản ngắn hạn có hiệu quả nhằm tăng doanh thu.

78
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Đồng thời, phân tích tình hình tài sản ngắn hạn, cần phải tính toán, phân tích
tỷ trọng của các khoản mục tài sản ngắn hạn để đánh giá việc phân bổ tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp có hợp lý hay không? Có đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh
hay không? Đối với doanh nghiệp thương mại, tài sản tiền và tương đương tiền,
hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các
khoản nợ phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ giảm đi là
hợp lý vì tiền và hàng tồn kho là những tài sản thuộc đối tượng kinh doanh chính của
doanh nghiệp, việc sử dụng các khoản tài sản này có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
thu bán hàng trong kỳ kinh doanh. Còn trường hợp ngược lại, nếu các khoản nợ phải
thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ
trọng lớn, tăng lên, tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm
đi là không tốt cho hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, trong các khoản mục tài sản ngắn hạn nếu phát sinh các khoản dự
phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng
giảm giá hàng tồn kho tăng lên là không tốt, cần đi sâu phân tích các nguyên nhân để
có những biện pháp khắc phục.
Phương pháp phân tích tình hình tài sản ngắn hạn được thực hiện trên cơ sở
tính toán, lập biểu so sánh giữa số cuối kỳ so với đầu năm để thấy được tình hình
tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, đồng thời tính toán, so sánh tỷ trọng của các
khoản mục trên tổng số tài sản ngắn hạn để đánh giá tình hình phân bổ tài sản ngắn
hạn. Xét ví dụ qua những số liệu trong biểu số 7.5
Biểu số 7.5: Phân tích tình hình tài sản ngắn hạn
Đơn vị: 1000đ

ST Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh


Các chỉ tiêu
T Tiền T.T Tiền T.T Tiền T.lệ T.T

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Tiền và tương đương tiền 386.456 25,53 357.425 21,18 -29.031 -7,52 -4,38

79
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn 225.500 13,88 238.316 14,12 12.810 5,68 0,24

Dự phòng giảm giá đầu tư (5.425) - (06.310) - (0885) (16,31 -

3 Nợ phải thu ngắn hạn 301.059 18,53 371.275 22,00 70.216 23,32 3,47

Dự phòng phải thu khó (25.450) - (38.142) - (12.692) (49,87) -


đòi

4 Hàng tồn kho 542.974 33,42 563.840 33,41 20.866 3.84 -0,01

Dự phòng giảm giá (12.546) - (16.385) - (3.839) (30,6) -

5 Tài sản ngắn hạn khác 168.365 10,36 156.384 9,26 -11.981 -7,11 -1,10

Tổng cộng 1.624.354 100 1.687.240 100 62.886 3,87 -

Số liệu bổ sung:
Doanh thu bán hàng kỳ gốc: 16.328.450, kỳ phân tích: 18.542.764, tăng
2.244.314 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 13,56%.
Qua số liệu trên ta they:
+ Tài sản ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm tăng lên 62.886 nghìn đồng, tỷ lệ
tăng là 3,87%, trong khi đó doanh thu bán hàng thực hiện so với kế hoạch tăng
2.244.314 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 13,56%. Như vậy đánh giá chung việc quản lý, sử
dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt, góp phần tăng doanh thu bán hàng, tỷ
lệ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn tỷ lệ tăng tài sản ngắn hạn (13,56% >
3,87%).
+. Phân tích chi tiết các khoản mục:
- Tiền và tương đương tiền giảm 29.031 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 4,38%.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 12.810 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 5,68%.
- Nợ phải thu ngắn hạn tăng 70,216 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 23,32%.
- Hàng tồn kho tăng 20.866 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 3,84%.
- Tài sản ngắn hạn khác giảm 11.981 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 7,11%.
Như vậy, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do nợ phải thu
ngắn hạn, hàng tồn kho và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng. Còn các khoản khác giảm.

80
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

+ Phân tích tỷ trọng các khoản mục ta thấy: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn
nhất nhưng giảm 0,01% (33,41% - 33,42%), đứng thứ 2 là tiền và tương đương tiền
có tỷ trọng giảm 4,38% (21,18% - 25,53%); đứng thứ 3 là nợ phải thu ngắn hạn có tỉ
trọng tăng 3,47% (22%-18,53%); xếp thứ 4 là đầu tư tài chính ngắn hạn có tỷ trọng
tăng 0,24% (14,12%-13,88%). Cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác có tỷ trọng giảm
1.10% (9,26% - 10,36%).
Như vậy, việc phân bổ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh
là chưa tốt. Trong kỳ tới, doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư để nâng tỷ trọng của
hàng hoá dự trữ, giảm tỷ trọng các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

3.2. Phân tích chi tiết các khoản mục tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản mục khác nhau, mỗi loại tài sản có mục
đích sử dụng khác nhau, yêu cầu và phương pháp quản lý cũng khác nhau. Do vậy,
để nhận thức, đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình sử dụng và quản lý tài sản ngắn
hạn ta cần đi sâu phân tích chi tiết từng khoản mục.
3.2.1. Phân tích tình hình tài sản bằng tiền:
Tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm lập báo cáo gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn),
vàng bạc kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển. Tiền là khoản tài sản có tính lưu
động nhất, có thể sử dụng ngay để mua sắm vật tư hàng hoá, trang trải các khoản chi
phí và thanh toán các khoản công nợ.
Phân tích tình hình tài sản bằng tiền nhằm nhận thức, đánh giá tình hình tăng
giảm và nguyên nhân tăng giảm tổng số tiền và các khoản mục tiền. Đồng thời qua
phân tích cũng đánh giá được khả năng đáp ứng cho nhu cầu kế hoạch chỉ tiêu tiền
của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh tới để có những biện pháp quản lý thích hợp.
Nếu lượng tiền hiện có cuối kỳ nhỏ hơn (<) so với kế hoạch hoặc dự toán chi tiêu
bằng tiền cho kỳ kinh doanh tới thì doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực
để huy động các khoản tiền đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh. Ngược lại,
nếu lượng tiền tồn cuối kỳ quá lớn (>) so với kế hoạch, dự toán chi tiêu thì phải có

81
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

những biện pháp tích cực đầu tư cho kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu
nhập.
Phân tích tài sản bằng tiền được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa số cuối kỳ
so với số đầu năm các chỉ tiêu tổng số tiền và các khoản mục tiền để thấy được tình
hình tăng giảm. Đồng thời, cần phải so sánh số tiền thực tế cuối kỳ với các chỉ tiêu
kế hoạch hoặc dự toán chi tiêu để thấy được số chênh lệch tăng giảm. Ngoài ra, cũng
cần phải tính toán, phân tích tỷ trọng các khoản mục tiền để đánh giá cơ cấu các
khoản mục tiền. Nhìn chung, nếu các khoản tiền cuối kỳ so với đầu năm hoặc so với
kế hoạch tăng lên là tốt, nhưng nếu lượng tiền tồn quá lớn so với kế hoạch sử dụng
hoặc dự toán chi tiêu là không tốt, ảnh hưởng giảm hiệu quả kinh doanh.
Đồng thời, phân tích tình hình tài sản bằng tiền cần phải phân tích những
nguyên nhân tăng giảm các khoản mục bằng tiền để thấy được tình hình sử dụng và
lưu chuyển tiền trong sản xuất kinh doanh, từ đó xây dựng những đề án sử dụng
đồng tiền có hiệu quả hơn.
Phân tích nguyên nhân tăng giảm tài sản bằng tiền căn cứ vào cân đối:

Tiền Tiền Tiền Tiền


tồn + tăng = giảm + tồn
đầu kỳ trong kỳ trong kỳ cuối kỳ

Dựa vào công thức trên, căn cứ vào các số liệu hạch toán chi tiết và bảng cân
đối số phát sinh các tài khoản bằng tiền để đánh giá được nguyên nhân tăng giảm và
quá trình lưu chuyển các tài khoản bằng tiền.
Căn cứ vào những số liệu trong biểu số 7.6 ta có những nhận xét sau:
Biểu số 7.6: Phân tích tình hình tài sản bằng tiền
Đơn vị:1000đ

So với đầu So với kế


Số đầu Kế Số cuối
Các chỉ tiêu năm hoạch
năm hoạch kỳ
Tiền T.lệ Tiền T.lệ

82
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1 2 3 4 5 6 7 8

Tiền mặt tồn quỹ 175.685 185.450 146.350 29.335 -16,69 -39.100 -21,08

Tiền gửi ngân hàng 110.540 125.325 130.188 19.648 17,77 4.863 3,88

Tiền đang chuyển 38.425 40.520 42.152 3.727 9,69 1.632 0,46

Tổng cộng 324.650 351.295 318.690 -5.960 -1.83 -32.605 -9,28

+ Tổng số tiền của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm giảm 5.960 nghìn
đồng, tỷ lệ giảm 1,83% trong đó:
- Tiền mặt tồn quý giảm 29.335 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 16,69%.
- Tiền gửi ngân hàng tăng 19.648 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 17,77%.
- Tiền đang chuyển tăng 3.727 nghìn, tỷ lệ tăng 9,69%.
+ So với kế hoạch sử dụng tiền ta thấy: Tổng số tiền cuối kỳ giảm 32.605
nghìn đồng, tỷ lệ giảm 32,6%.
Tiền mặt tồn quỹ giảm 16,69%, so với kế hoạch giảm 39.100 nghìn, tỷ lệ giảm
21,08%, tiền gửi ngân hàng 4.863 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 3,88%, tăng 1.632 nghìn
đồng, tỷ lệ tăng 0,46%.
3.2.2. Phân tích các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Đầu tư tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản
đầu tư tài chính có thời hạn đầu tư trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh
doanh bình thường (sau khi đã trừ đi các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu
tư ngắn hạn. Đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm các khoản mục sau:
- Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

· Cho vay ngắn hạn

· Đầu tư ngắn hạn khác

· Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn

83
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phân tích các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm mục đích đánh giá tình
hình tăng giảm, nguyên nhân tăng giảm và kết cấu các khoản mục đầu tư. Đồng thời
để thấy được tình hình tăng giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có hợp lý hay
không cần phải liên hệ đến tình hình tăng giảm các khoản doanh thu đạt được từ các
khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Nếu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng,
doanh thu hoạt động tài chính ngắn hạn tăng là hợp lý và ngược lại, đầu tư tài chính
ngắn hạn tăng nhưng doanh thu từ các hoạt động tài chính ngắn hạn không tăng hoặc
tăng chậm hơn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là không tốt. Ví dụ những số liệu
phân tích trong biểu số 6.7 cho ta những nhận xét sau:

Biểu số 7.7 : Phân tích các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Đơn vị: 1000đ

Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh

Tiền T.T Tiền T.T Tiền Tỉ lệ T.T

1 2 3 4 5 6 7 8

Tiền gửi ngân hàng 48.635 21,57 55.067 23,11 6.432 13,13 1,54
có kỳ hạn

Đầu tư chứng khoán 140.325 62,23 135.011 56,65 -5.314 -3,79 -5,58
ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn 36.540 16,20 48.238 20,24 11.698 33,01 4,04

Đầu tư ngắn hạn khác - - - - - - -

Dự phòng giảm giá (5.425) (2,47) (6.310) (2,72) (885) (16,31) (0,25)
đầu tư chứng khoán

Tổng cộng 220.075 100 232.006 100 11.931 5,42 -

Doanh thu hoạt động 24.840 - 38.724 - 13.884 55,89


tài chính ngắn hạn

84
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Tỷ lệ trên vốn (%) 11,29% 16,69 5,4

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm tăng 11.931
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 5,42%, trong đó:
- Tiền gửi có kỳ hạn tăng 6.432 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 13,13%.
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn giảm 5.314 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 3,79%.
- Cho vay ngắn hạn tăng 11.698 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 33,01%.
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoản tăng 885 nghìn đồng, tỷ lệ tăng
16,31%.
+ Về tỷ trọng, các khoản đầu tư chứng khoán có tỷ trọng lớn nhất nhưng lại
giảm 5,58%, các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn đứng thứ 2, có các khoản dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn có tỷ trọng nhỏ nhất nhưng tăng
0,25%.
+ Liên hệ tình hình đầu tư tài chính ngắn hạn với các khoản doanh thu từ hoạt
động tài chính ngắn hạn ta thấy rằng việc đầu tư tài chính ngắn hạn trong năm báo
cáo có hiệu quả cao hơn so với năm trước, doanh thu tăng 13.884 nghìn đồng, tỷ lệ
tăng 55,89%, tỷ lệ doanh thu trên vốn tăng 5,4%. Tuy nhiên khoản dự phòng giảm
giá đầu tư chứng khoán tăng 885 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 16,31% là không tốt.
3.3.3. Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của
các khoản phải thu có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc trong một
chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi dự phòng phải thu khó đòi). Các khoản phải thu
ngắn hạn bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ,
phải thu khác và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. Đó là những tài sản của doanh
nghiệp hiện bị các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân khác chiếm dụng một cách
hợp pháp hoặc bất hợp pháp mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Quản lý
các khoản phải thu ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, ghi

85
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

chép phản ánh và đôn đốc thu kịp thời, đầy đủ các khoản phải thu, tránh tình trạng
công nợ dây dưa, bị chiếm dụng vốn, mất vốn.
Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn nhằm mục đích nhận thức, đánh giá
tình hình biến động tăng giảm, nguyên nhân tăng giảm và kết cấu các khoản phải
thu, tình hình và khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ. Đồng thời, qua phân
tích, phát hiện ra những điểm tồn tại trong việc quản lý công nợ, tìm ra những khoản
nợ quá hạn, dây dưa khó đòi, các khoản nợ không có khả năng thu hồi, từ đó tìm ra
những nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục nhằm quản lý tốt các khoản
phải thu.
Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn được thực hiện trên cơ sở so sánh và
lập biểu so sánh giữa số cuối kỳ so với đầu năm, tính toán tỷ trọng và so sánh từng
khoản mục trên tổng số các khoản phải thu ngắn hạn, qua đó đánh giá được biến
động tăng giảm với kết cấu các khoản phải thu. Nếu các khoản phải thu ngắn hạn
cuối kỳ chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên so với đầu năm là không tốt và ngược lại. Đồng
thời, nếu các khoản dự phòng phải thu khó đòi phát sinh tăng so với đầu năm cũng là
không tốt, cần phân tích những nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Ví dụ: Căn cứ vào những số liệu phân tích trong biểu số 7.8 cho ta những
đánh giá như sau:
Biểu số 7.8: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn
Đơn vị: 1000đ

Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh


Các chỉ tiêu
ST T.T ST T.T ST T.lệ T.T

1 2 3 4 5 6 7 8

Phải thu của khách hàng 159.975 53,13 224.750 60,53 64.775 40,49 7,4

Trả trước cho người bán 53.100 17,64 70.570 19,0 17.470 32,9 1,36

Phải thu nội bộ 45.880 15,23 48.215 12,98 2335 5,08 -2,25

86
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phải thu khác 42.104 13,98 27.740 7,47 -14.364 -34,12 -6,51

Dự phòng phải thu khó (25.450) (8,45) (38.142) (10,27) (12.692) (49,87) (1,82)
đòi

Tổng cộng 301.059 100 371.275 100 70.216 23,32 -

+ Tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp cuối kỳ so với
đầu năm tăng 70.216 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 23,32% trong đó:
- Nợ phải thu khách hàng tăng 64.775 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 40,49%.
- Khoản trả trước cho người bán tăng 17.470 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 32,9%.
- Phải thu nội bộ tăng 2.335 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 5,08%.
- Phải thu khác giảm 14364 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 34,12%.
Đặc biệt trong kỳ phát sinh các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi 38.142 nghìn
đồng, tăng so với đầu năm là 12.692 nghìn đồng (38.142-25.450), tỷ lệ tăng 49,87%.
+ Phân tích tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn ta thấy: Phải thu của khách
hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng 7,4% (60,53-53,13%), tiếp đến là khoản trả trước
cho người bán có tỷ trọng tăng 1,36% (19%-17,64%); khoản phải thu nội bộ có tỷ
trọng giảm 2,25% (12,98%-15,23%); phải thu khác có tỷ trọng giảm 6,51% (7,47% -
13,98%), phải thu khó đòi có tỷ trọng tăng 1,82%.
Như vậy, đánh giá khái quát tình hình quản lý các khoản phải thu ngắn hạn
của doanh nghiệp là không tốt: Tổng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn trong đó
đặc biệt là khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi đều tăng so với đầu năm.
Để có thể nhận thức, đánh giá toàn diện tình hình quản lý và chất lượng quản
lý công nợ phải thu, ta cần tính toán, phân tích tốc độ thu hồi nợ phải thu ngắn hạn
theo các chỉ tiêu sau:
* Hệ số thu nợ ngắn hạn và tốc độ thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn được tính theo công thức:

87
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Nợ phải thu ngắn hạn giảm trong


(1) Hệ số thu nợ ngắn
= kỳ
hạn
Tổng các khoản phải thu ngắn hạn

Trong đó:
- Nợ phải thu ngắn hạn giảm trong kỳ là tổng số các khoản phải thu ngắn hạn
đã thu được trong kỳ.
- Tổng các khoản phải thu ngắn hạn = Phải thu ngắn hạn đầu kỳ + Phải thu
ngắn hạn tăng trong kỳ.
Tốc độ thu hồi nợ phải thu ngắn hạn được tính theo các chỉ tiêu sau:

Nợ phải thu ngắn hạn giảm trong


(2) Số vòng thu nợ ngắn
= kỳ
hạn
Phải thu ngắn hạn bình quân

Trong đó:
Phải thu ngắn hạn bình quân có thể được tính theo các phương pháp bình quân
giản đơn hoặc phương pháp bình quân gia quyền. Công thức:
- Theo phương pháp bình quân giản đơn:

Phải thu ngắn Phải thu ngắn


Phải thu ngắn hạn hạn + hạn
=
bình quân đầu kỳ cuối kỳ

- Theo phương pháp bình quân gia quyền:

Phải thu ngắn Phải thu Phỉ thu ngắn


hạn kỳ 1 + ngắn hạn +…+ hạn kỳ n

Phải thu ngắn 2 kỳ 2 2


=
hạn bình quân n-1

88
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Trong đó: Phải thu ngắn hạn kỳ 1, 2 …n là các số liệu tại các báo cáo tài
chính trong năm (theo quý, hoặc theo tháng)

360
(3) Số ngày thu nợ ngắn
= Số vòng thu nợ ngắn
hạn
hạn

Phải thu ngắn hạn bình quân Phải thu ngắn hạn bình quân x 365
Hoặc = =
Mức thu nợ bình quân ngày Phải thu ngắn hạn giảm trong kỳ

Phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng: Nếu hệ số thu nợ ngắn hạn càng lớn,
tiến tới 1, số vòng thu nợ càng tăng, số ngày thu nợ ngắn hạn càng giảm thì đánh giá
doanh nghiệp thu hồi nhanh các khoản nợ phải thu ngắn hạn và ngược lại nếu hệ số
thu nợ càng nhỏ, số vòng thu nợ càng giảm, số ngày thu nợ càng tăng thì đánh giá là
không tốt.
Phân tích tình hình thu nợ phải thu ngắn hạn và tốc độ thu hồi nợ ngắn hạn
được thực hiện bằng phương pháp lập biểu so sánh, giữa số liệu thực hiện kỳ báo
cáo so với kỳ trước. Đồng thời, cần phân tích mức tiết kiệm hoặc lãng phí vốn lưu
động do tốc độ thu nợ phải thu ngắn hạn nhanh hay chậm và các nhân tố ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có những số liệu phản ánh các khoản phải thu ngắn
hạn như sau (Biểu số 7.9):
Biểu số 6.9
Đơn vị: 1000đ

Năm báo So sánh


Các chỉ tiêu Năm trước
cáo ST Tỉ lệ

2 3 4 5 6

Phải thu ngắn hạn đầu kỳ 287.150 301.059 13.909 4,84

89
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phải thu ngắn hạn tăng trong kỳ 3.022.253 3.948.409 926.156 30,64

Tổng số phải thu ngắn hạn (1+2) 3.309.403 4.249.468 940.065 28,41

Phải thu ngắn hạn giảm trong kỳ 3.008.344 3.878.193 869.849 28,91
(3-4)

Phải thu ngắn hạn cuối kỳ 301.059 371.275 70.216 23,32

Từ những số liệu trên, ta tính toán các chỉ tiêu như sau:
1. Hệ số thu nợ ngắn hạn
3.008.344
+ Năm trước : = 0,909
3.309.403
3.878.193
+ Năm báo cáo : = 0,913
4.249.468
2. Nợ ngắn hạn bình quân
287.150 + 301.059
+ Năm trước : = 294.104,5 nghìn đồng
2
301.059 + 371.275
+ Năm báo cáo : = 336.167 nghìn đồng
2
3. Số vòng thu nợ ngắn hạn
3.008.344
+ Năm trước : = 10,23 vòng
294.104,5

3.878.193
+ Năm báo cáo: = 11,54 vòng
336.167
4. Số ngày thu nợ ngắn hạn
360 294.104,5 x360
+ Năm trước: hoặc = = 35,19 ngày
10,23 3.008.344

360 336.167 x360


+ Năm báo cáo: hoặc = = 31,2 ngày
11,54 3.878.193

90
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Từ những số liệu tính toán được ta lập biểu phân tích như sau (Biểu số 7.10):
Biểu số 7.10: Phân tích tình hình thu nợ và tốc độ thu nợ
phải thu ngắn hạn

So sánh
Các chỉ tiêu Năm trước Năm báo cáo
CL Tỉ lệ

2 3 4 5 6

Nợ ngắn hạn bình quân 294.104,5 336.167 40.062,5 13,62

Hệ số thu nợ ngắn hạn 0,909 0,913 - 0,04

Số vòng thu nợ ngắn hạn 10,23 11,54 1,31

Mức thu nợ bình quân/ ngày 8.242,04 10.625,19 2.383,15 -

Số ngày thu nợ 35,19 31,20 -3,99 28,91

- Nợ phải thu ngắn hạn bình quân năm báo cáo tăng so với năm trước
40.062,5 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 13,62%.
- Hệ số nợ phải thu ngắn hạn năm báo cáo tăng so với năm trước 0,04.
- Số vòng thu nợ phải thu ngắn hạn năm báo cáo tăng so với năm trước 1,31
vòng.
- Số ngày thu nợ bình quân năm báo cáo so với năm trước giảm 3,99 ngày.
Như vậy tình hình thu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm báo cáo so với năm trước
là tốt.
Từ đó ta tính mức tiết kiệm vốn lưu động do giảm số ngày thu hồi các khoản
phải thu ngắn hạn là:
-3,99 x 10.625,19 = - 42.394,5 nghìn đồng
3.2.4. Phân tích tình hình hàng tồn kho
Hàng tồn kho là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại
hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi trừ

91
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm các
khoản mục:

· Hàng mua đang đi đường

· Nguyên liệu, vật liệu

· Công cụ, dụng cụ

· Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

· Thành phẩm

· Hàng hoá

· Hàng gửi đi bán

· Hàng hoá kho bảo thuế

· Hàng hoá bất động sản

· Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


Trong doanh nghiệp thương mại, việc quản lý hàng tồn kho có ý nghĩa quan
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến tình hình bán ra và tốc độ luân
chuyển hàng hoá.
Phân tích tình hình hàng tồn kho nhằm đánh giá tình hình biến động tăng giảm
và cơ cấu hàng tồn kho, qua đó thấy được khả năng đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ tăng so với đầu năm thì khả
năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn. Ngược lại nếu trị giá hàng tồn
kho giảm đi chứng tỏ khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế. Tuy nhiên,
nếu lượng hàng tồn kho cuối kỳ quá lớn so với nhu cầu dự trữ là không tốt.
Phân tích cơ cấu tỷ trọng của hàng tồn kho để đánh giá trạng thái của hàng tồn
kho có đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh hay không? Trong các khoản mục hàng
tồn kho nếu mục thành phẩm, hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên, còn các khoản
khác chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm đi thì khả năng đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh tốt
hơn. Tuy nhiên, nếu trị giá hàng tồn kho cuối kỳ quá lớn so với nhu cầu định mức dự

92
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

trữ hàng tồn kho thì đánh giá là không tốt, khả năng tồn kho ứ đọng, chậm luân
chuyển. Ví dụ: căn cứ vào những số liệu trong biểu số 6.11 cho ta những nhận xét
sau:
Biểu số 6.11: Phân tích tình hình hàng tồn kho
Đơn vị: 1000đ

Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh

Tiền T.T Tiền T.T Tiền T.lệ T.T

1 2 3 4 5 6 7 9

Hàng mua đang đi đường 141.750 26,72 107.689 19,67 -34.061 -24,03 7,05

Công cụ dụng cụ 24.510 4,62 28.425 5,19 3915 15,97 0,57

Hàng hoá 315.648 59,51 62.765 63,67 32.928 10,43 4,16

Hàng gửi đi bán 48.520 9,15 348.576 11,47 14.245 29,36 2,32

Dự phòng giảm giá (12.546) (2,36) 16.385 (2,99) (3.839) (30,59) (0,63)

Tổng cộng 530.428 100 547.455 100 17.027 3,21 -

+ So với đầu năm, tổng trị giá hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp tăng
17.027 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 3,21%, trong đó:
- Hàng mua đang đi đường giảm 34.061 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 24,03%.
- Công cụ, dụng cụ tăng 3915 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 15,97%.
- Hàng hoá tăng 32.928 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 10,43%.
- Hàng gửi đi bán tăng 14.245 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 29,36%
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng 3839 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 30,59%.
+ Phân tích tỷ trọng của các khoản mục ta thấy: Mục hàng hoá chiếm tỷ trọng
lớn nhất, tăng 4,16%, tiếp đến là hàng mua đang đi đường có tỷ trọng giảm 7,05%,
hàng gửi đi bán có tỷ trọng tăng 2,32%, công cụ dụng cụ có tỷ trọng tăng 0,57%, dự
phòng giảm giá tỷ trọng tăng 0,63%.

93
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

4. Phân tích tình hình tài sản dài hạn

4.1. Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển trên một năm hoặc
hơn một chu kỳ kinh doanh.
Tài sản dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản dài
hạn có đến thời điểm lập báo cáo tài chính bao gồm:
- Các khoản phải thu dài hạn
- Tài sản cố định
- Bất động sản đầu tư
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác
Phân tích tình hình tài sản dài hạn nhằm mục đích nhận thức, đánh giá tình
hình đầu tư, quản lý và sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh, qua đó thấy
được sự tác động, ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh.
Đồng thời qua phân tích cũng tìm ra những tồn tại, bất hợp lý trong việc đầu tư, sử
dụng các loại tài sản, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
sử dụng tài sản dài hạn trong hoạt động kinh doanh.
Mục đích của phân tích tình hình tăng giảm tài sản dài hạn là để đánh giá
được sau một kỳ kinh doanh giá trị của tài sản dài hạn tăng hay giảm, qua đó đánh
giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nếu tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng
thì năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Phân tích kết cấu của tài
sản dài hạn để đánh giá chính sách đầu tư cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp có
hợp lý hay không? Trong doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoặc doanh nghiệp sản
xuất tài sản cố định phải chiếm tỷ trọng lớn, tăng lên, còn các loại tài sản dài hạn
khác như các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư hoặc đầu tư tài chính dài
hạn… thì chiếm tỷ trọng nhỏ, giảm đi thì đánh giá là hợp lý vì năng lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu được thể hiện thông qua việc đầu tư cho tài
sản cố định.

94
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản dài hạn được thực hiện bằng
phương pháp so sánh và lập biểu so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm, so sánh tỷ
trọng của từng khoản mục trên tổng số tài sản dài hạn căn cứ vào các số liệu trên
bảng cân đối kế toán. Ví dụ: Căn cứ vào các số liệu phân tích trong biểu số 7.12 cho
ta những nhận xét, đánh giá như sau:
Biểu số 6.12: Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản dài hạn
Đơn vị: 1000đ

Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh

Tiền T.T Tiền T.T Tiền T.lệ T.T

2 3 4 5 6 7 8 9

Các khoản phải thu dài hạn 385.860 9,97 478.125 9,10 92.265 23,91 -0,87

Tài sản cố định 2.931.542 75,79 3.863.286 73,56 931.744 31,78 -2,23

Bất động sản đầu tư 289.174 7,47 325.450 6,19 36.276 12,54 -1,28

Các khoản đầu tư tài chính 260.952 6,77 427.393 8,13 166.441 63,78 1,36
dài hạn

Tài sản dài hạn khác - - 157.428 3,02 157.428 - 3,02

Tổng cộng 3.867.528 100 5.251.682 100 1.384.154 35,78 -

+ Tổng giá trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm tăng
1.384.154 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 35,78%, trong đó:
- Các khoản phải thu dài hạn tăng 92.265 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 23,91%
- Tài sản cố định tăng 931.744 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 31,78%
- Bất động sản đầu tư tăng 36.276 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 12,54%.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 166.441 nghìn đồng, tỷ lệ tăng
63,78%
- Tài sản dài hạn khác phát sinh tăng 157.428 nghìn đồng.

95
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Như vậy tài sản dài hạn của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do tăng tài sản cố
định. Điều đó phản ánh năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Đồng
thời doanh nghiệp cùng chú ý đến việc đầu tư vốn kinh doanh cho hoạt động kinh
doanh bất động sản và đầu tư tài chính dài hạn.
+ Phân tích kết cấu các khoản mục tài sản ta cũng thấy:
- Tài sản cố định chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tài sản dài hạn. Nhưng cuối kỳ
giảm so với đầu năm 2,23% (73,56% - 75,79%0. Còn các khoản mục tài sản dài hạn
khác chiếm tỷ trọng nhỏ như:
- Các khoản phải thu dài hạn tỷ trọng giảm 0,87% (9,10% - 9,97%)
- Tài sản bất động sản đầu tư có tỷ trọng giảm 1,28% (6,19% - 7,47%)
- Đầu tư tài chính dài hạn có tỷ trọng tăng 1,36% (8,13% - 6,77%)
- Tài sản dài hạn khác phát sinh tăng tỷ trọng 3,02%
Đánh giá chung: chính sách đầu tư, phân bổ tài sản dài hạn của doanh nghiệp
là tốt, đúng hướng, đáp ứng tốt cho nhu cầu hoạt động kinh doanh.

4.2. Phân tích chi tiết các khoản mục tài sản dài hạn
4.2.1. Phân tích tình hình tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn và có thời
gian sử dụng hữu ích lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định
tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sử dụng,
giá trị sử dụng của tài sản cố định bị hao mòn dần; do đó giá trị của nó được trích
khấu hao hàng năm chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trên bảng cân đối kế
toán của doanh nghiệp tài sản cố định là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị
còn lại (nguyên giá trừ đi hao mòn luỹ kế) của các loại tài sản cố định, và chi phí xây
dựng cơ bản dở dang hiện có tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất bao
gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, thiết

96
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

bị, dụng cụ quản lý v.v... Tài sản cố định hữu hình trong quá trình sử dụng không
thay đổi hình thái vật chất nhưng giá trị sử dụng của chúng bị hao mòn dần (hao
mòn hữu hình và hao mòn vô hình) và được bù đắp bằng quỹ khấu hao.
- Tài sản cố định thuê tài chính
Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê dài
hạn. Trong đó bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn lợi ích, rủi ro gắn với quyền
sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời
gian cho thuê. Tài sản cố định thuê tài chính là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
giá trị còn lại của tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm lập báo cáo.
- Tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất
nhưng xác định được giá trị, giá trị sử dụng và thời gian sử dụng như tài sản cố định
khác. Tài sản cố định vô hình bao gồm:
- Giá trị quyền sử dụng đất
- Quyềt phát hành
- Bản quyền bằng sáng chế
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
- Nhãn hiệu hàng hoá
- Phần mềm máy tính
- Tài sản vô hình khác
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Đó là toàn bộ những tài sản cố định đang
mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang.
Phân tích tình hình tài sản cố định bao gồm những nội dung: Phân tích biến
động tăng giảm của các chỉ tiêu: Tổng trị giá hiện còn của tài sản cố định và các
khoản mục tài sản cố định theo các chỉ tiêu cấu thành. Đồng thời, cần phải phân tích
những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tăng giảm theo từng chỉ tiêu. Theo
công thức:

97
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Tài sản cố Tài sản cố định Tài sản cố định Tài sản cố định
+ = +
định đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ tồn cuối kỳ

Từ công thức trên ta thấy rằng: Nguyên nhân tăng tài sản cố định trong kỳ có
thể là:
- Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Mua sắm tài sản cố định mới
- Nhân vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định
- Thuê tài chính
- Do điều chuyển từ nơi khác đến
Nguyên nhân giảm tài sản cố định có thể là:
- Thanh lý, nhượng bán
- Đưa đi góp vốn liên doanh
- Cho thuê tài chính
- Điều chuyển đi nơi khác...
Việc phân tích nguyên nhân tăng giảm của tài sản cố định có thể sử dụng chỉ
tiêu nguyên giá của tài sản.
Phân tích tình hình tài sản cố định được thực hiện trên cơ sở so sánh giữa các
số liệu cuối kỳ với số đầu năm để đánh giá được tình hình tăng giảm. Đồng thời tính
toán, so sánh các chỉ tiêu tỷ trọng của các khoản mục tài sản cố định, qua đó đánh
giá chính sách đầu tư tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ: Những số liệu phân tích trong
biểu số 6.13 cho ta những nhận xét sau:
Biểu số 7.13: Phân tích tình hình tăng giảm và kết cấu của tài sản cố định
Đơn vị: 1000đ

Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh


Các chỉ tiêu
Tiền T.T Tiền T.T Tiền T.lệ T.T

2 3 4 5 6 7 8 9

98
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Tài sản cố định hữu hình 2.135.450 72,84 2.685.764 69,52 550.134 25,77 -3,32

Tài sản cố định thuê tài 175.865 5,99 276.320 7,15 100.445 57,12 1,16
chính

Tài sản cố định vô hình 269.480 9,19 218.950 6,67 50.530 -18,75 -3,52

Chi phí xây dựng cơ bản dở 350.747 11,98 682.252 17,66 331.505 94,51 5,68
dang

Tổng cộng 2.931.542 100 3.863.286 100 931.744 31,78 -

+ Tổng trị giá của tài sản cố định của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm
tăng 931.744 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 31,78%, trong đó:
- Tài sản cố định hữu hình có mức tăng cao nhất là 550.134 nghìn đồng, tỷ lệ
tăng 25,77%.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 331.505 nghìn đồng, tỷ lệ tăng
94,51%.
- Tài sản cố định thuê tài chính tăng 100.445 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 57,12%.
- Tài sản cố định vô hình giảm 50.530 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 18,75%.
+ Phân tích kết cấu của tài sản cố định ta thấy:
- Tài sản cố định hữu hình có tỷ trọng cao nhất nhưng giảm 3,32% (69,52% -
72,84%); chi phí xây dựng cơ bản dở dang có tỷ trọng tăng 5,68% (17,66% -
11,98%), tài sản cố định vô hình có tỷ trọng giảm 3,52% (5,67%-9,19%); tài sản cố
định thuê tài chính có tỷ trọng tăng 1,16% (7,15%-5,99%)
Từ những số liệu phân tích trên ta thấy rằng:
- Năng lực quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng so với đầu năm
- Việc đầu tư cho tài sản cố định là đúng hướng
Để nhận thức, đánh giá toàn diện, sâu sắc tình hình tăng giảm và nguyên nhân
tăng giảm của tài sản cố định ta cần đi sâu phân tích chi tiết theo từng khoản mục
của tài sản cố định.

99
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

4.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản cố định hữu hình.
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp bao gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc. Trong doanh nghiệp thương mại là các cửa hàng, nhà
hàng khách sạn, kho tàng...
- Máy móc thiết bị: thang máy, băng truyền tự động, máy điều hoà không khí,
hệ thống máy kiểm tra...
- Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Hệ thống mạng máy tính, máy Fax...
- Tài sản cố định hữu hình khác
Phân tích tình hình tài sản cố định hữu hình nhằm nhận thức, đánh giá tình
hình tăng giảm và kết cấu của các khoản mục qua đó thấy được chính sách đầu tư
cho tài sản cố định có đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh hay không. Nếu tài sản cố
định hữu hình tăng lên thì đánh giá năng lực sản xuất của tài sản cố định hữu hình
tăng, điều kiện làm việc của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp cũng như điều
kiện phục vụ cho khách hàng trong khi mua hàng được cải thiện. Ví dụ: Những số
liệu phân tích trong biểu số 6.14 cho ta những nhận xét như sau:
Biểu số 7.14: Phân tích tình hình tài sản cố định hữu hình (nguyên giá)
Đơn vị: 1000đ
ST Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh
T Khoản mục Tiền T.T Tiền T.T Tiền T.lệ T.T
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 Nhà cửa vật kiến 1.646.382 57,27 2.156.733 61,77 510.351 31 4,5
trúc
2 Máy móc, thiết bị 484.083 16,84 515.725 14,77 31.624 6,54 -
2,07
3 Phương tiện vận 378.550 13,17 394.586 11,3 16.036 4,24 -
tải, truyền dẫn 1,87

100
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

4 Thiết bị, dụng cụ 226.435 7,88 238.720 6,84 12.285 5,43 -


quản lý 1,04
5 Tài sản cố định 139.175 4,84 185.816 5,32 46.641 33,51 0,48
khác
Tổng cộng 2.874.625 100 3.491.580 100 616.955 21,46 -
+ Tổng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng 616.955 nghìn đồng, tỷ
lệ tăng 21,46% là do:
- Nhà cửa, vật kiến trúc tăng 510.351 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 31%.
- Tài sản máy móc thiết bị tăng 31.624 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 6,54%.
- Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn tăng 16.036 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 4,24%
- Thiết bị, dụng cụ quản lý tăng 12.285 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 5,43% và
- Tài sản cố định khác tăng 46.641 nghìn đồng tỷ lệ tăng 31,51%.
+ Phân tích cơ cấu tỷ trọng của các khoản mục ta thấy:
- Tài sản nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng 4,5% (61,77% -
57,27%)
- Máy móc, thiết bị có tỷ trọng thứ 2, giảm 2,07% (14,77% - 16,84%)
- Phương tiện vận tải có tỷ trọng thứ 3, giảm 1,87% (11,3% - 13,17%)
- Thiết bị dụng cụ quản lý có tỷ trọng thứ 4, giảm 1,04% (6,84% - 7,88%)
- Tài sản cố định khác có tỷ trọng thấp nhất, tăng 0,48% (5,32% - 4,84%)
Như vậy, tài sản cố định hữu hình tăng lên chủ yếu là do nhà cửa, vật kiến
trúc tăng, còn các loại tài sản cố định hữu hình khác có mức tăng nhỏ hơn nhiều so
với nhà cửa vật kiến trúc. Để có thể nhận thức, đánh giá toàn diện tình hình tăng
giảm của tài sản cố định ta cần phân tích nguyên nhân tăng giảm của tài sản cố định
hữu hình. Ví dụ: Những số liệu phân tích trong biểu số 6.15 cho ta những nhận xét
sau:

101
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Biểu số 7.15: Phân tích nguyên nhân tăng giảm tài sản cố định hữu hình
(nguyên giá)

Các chỉ tiêu Năm Năm báo So sánh


trước cáo ST T.lệ

Tài sản cố định đầu kỳ 2.682.450 2.874.625 192.175 7,16

Tài sản cố định tăng trong kỳ 413.258 607.850 274.592 66,45

Tài sản cố định giảm trong kỳ 221.083 70.895 - 67,93


150.188

Tài sản cố định cuối kỳ 2.874.625 3.491.580 616.955 21,46

+ So với số liệu cuối kỳ năm trước, nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ năm
báo cáo tăng lên 616.955 nghìn đồng tỷ lệ tăng 21,46% là do:
- Tài sản cố định đầu kỳ tăng 192.175 nghìn đồng, ảnh hưởng tăng 192.175
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 7,16%
- Tài sản cố định tăng trong kỳ 274.592 nghìn đồng, ảnh hưởng tăng 274.592
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 66,45%.
- Tài sản cố định giảm trong kỳ 150.188 nghìn đồng, ảnh hưởng tăng 150.188
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 67,93%.
Tổng cộng: 616.955 nghìn đồng.
+ So với số đầu kỳ tài sản cố định tăng 616.955 nghìn đồng là do:
- Tài sản cố định đầu tư tăng trong kỳ 687.850 nghìn đồng.
- Tài sản cố định giảm trong kỳ: 70.895 nghìn đồng
616.955 nghìn đồng
Ngoài ra, để thấy được giá trị sử dụng còn lại và năng lực sản xuất của tài sản
cố định ta cần phân tích mức độ hao mòn của tài sản cố định để từ đó doanh nghiệp
có chính sách đầu tư nhằm khôi phục và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố

102
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

định. Để đánh giá được mức độ hao mòn của tài sản cố định ta tính chỉ tiêu hệ số
hao mòn của tài sản cố định theo công thức:

SHm
HmTSC
= STSCDN
D
G

Trong đó: HmTSCD: Hệ số hao mòn của TSCĐ

SHm: Hao mòn luỹ kế của TSCĐ

STSCĐNG: Tổng nguyên giá của TSCĐ

Phân tích chỉ tiêu trên cho ta đánh giá mức độ hao mòn của TSCĐ, hệ số hao
mòn càng lớn thì năng lực giá trị sử dụng của tài sản cố định càng thấp. Trong
trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch đầu tư bổ xung để khôi phục và
nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định.
Để đánh giá được chính sách đầu tư cho việc khôi phục, nâng cao năng lực
sản xuất của tài sản cố định ta cần liên hệ đến tình hình tăng giảm của khoản mục
chi phí XDCB dở dang và tính toán chỉ tiêu hệ số đầu tư cho tài sản cố định theo
công thức:

SFXDCB
H §TXDCB = STSCĐN

Trong đó: H §TXDCB : Hệ số đầu tư XDCB

SFXDCB: Chi phí XDCB

STSCDNG: Tài sản cố định theo nguyên giá


Phân tích các chỉ tiêu trên cho đánh giá được mức chi phí XDCB và hệ số đầu
tư XDCB có tương xứng với mức độ hao mòn luỹ kế và hệ số hao mòn của tài sản
cố định hay không? Nếu mức hao mòn luỹ kế và hệ số hao mòn của tài sản cố định
lớn, tăng lên, đồng thời mức chi phí XDCB dở dang và hệ số đầu tư XDCB cũng

103
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

tăng lên với mức tăng tương ứng thì đánh giá là doanh nghiệp có chính sách đầu tư
đúng hướng. Ngược lại, nếu mức độ hao mòn luỹ kế và hệ số hao mòn của tài sản cố
định lớn, tăng lên trong khi đó mức chi phí XDCB dở dang và hệ số đầu tư XDCB
thấp nhỏ hơn thì chứng tỏ doanh nghiệp chưa chú ý đến việc đầu tư bổ xung nhằm
khôi phục năng lực sản xuất cho tài sản cố định.
Ta xét ví dụ qua số liệu phân tích trong biểu số 7.16.
Biểu số 7.16: Phân tích tình hao mòn và đầu tư cho tài sản
cố định hữu hình
Đơn vị: 1000đ

Các chỉ tiêu Số đầu Số cuối So sánh


năm kỳ

Nguyên giá TSCĐ hữu 2.874.625 3.491.580 616.955


hình

Hao mòn luỹ kế 739.175 805.816 66.641

Hệ số hao mòn 0,26 0,23 -0,03

Chi phí XDCB dở dang 350.747 682.252 331.505

Hệ số đầu tư XDCB 0,12 0,19 0,075

+ Mức độ hao mòn luỹ kế của tài sản cố định là 805.816 nghìn đồng, tăng
66.641 nghìn đồng (805.816 - 739.175) so với đầu năm. Hệ số hao mòn của tài sản
cố định cuối kỳ là 0,23, giảm 0,03 so với đầu năm (0,23 -0,26) trong khi đó chi phí
đầu tư XDCB cuối kỳ là 682.252 nghìn đồng tăng 331.505 nghìn đồng so với đầu
năm, hệ số đầu tư XDCB cuối kỳ là 0,19, tăng so với đầu năm 0,070 (0,19-0,12).
Như vậy, mức hao mòn của tài sản cố định cuối kỳ tăng, hệ số hao mòn của tài sản
cố định có giảm nhưng năng lực sản xuất của tài sản cố định vẫn giảm đi. Để khắc
phục tình trạng trên doanh nghiệp đã chú ý đến việc tăng chi phí đầu tư XDCB nhằm
khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định nhưng mức tăng chi phí XDCB dở

104
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

dang chưa đáp ứng cho mức độ hao mòn luỹ kế và hệ số đầu tư XDCB cũng chưa
tương xứng với hệ số hao mòn của tài sản cố định. Cụ thể là:
- Số đầu năm:
Hao mòn luỹ kế là 739.175 nghìn đồng, hệ số hao mòn là 0,26
Chi phí đầu tư XDCB 350.747 nghìn đồng, hệ số đầu tư XDCB 0,12
Chênh lệch 388.428 , Hệ số 0,14
- Số cuối kỳ
Hao mòn luỹ kế là 805.816 nghìn đồng, hệ số hao mòn là 0,23
Chi phí đầu tư XDCB 682.252 nghìn đồng, hệ số đầu tư XDCB 0,19
Chênh lệch 123.564 , Hệ số 0,04
Như vậy mức độ hao mòn và hệ số hao mòn của tài sản cố định hữu hình vẫn
lớn hơn (>) mức chi phí đầu tư và hệ số đầu tư XDCB. Doanh nghiệp cần tiếp tục
xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB để khôi phục năng lực sản xuất cho tài sản cố định
hữu hình.
4.2.1.2. Phân tích tình hình tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp bao gồm những khoản mục sau
đây:
- Quyền sử dụng đất: Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan đến
đất sử dụng cho mục đích kinh doanh như: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi
phí đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có).
- Quyền phát hành: Là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp chỉ ra để có quyền
phát hành.
- Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực tế chi ra để có quyền tác giả,
bằng sáng chế.
- Nhãn hiệu hàng hoá: Là chi phí thực tế liên quan trực tiếp đến việc mua nhãn
hiệu hàng hoá.

105
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ những chi phí thực tế đã chi ra để có phần
mềm máy vi tính.
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là các khoản chi phí thực tế chi ra
để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công
việc đó như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới v.v...
- Tài sản cố định vô hình khác
Phân tích tình hình tài sản vô hình nhằm mục đích nhận thức, đánh giá tình
hình biến động tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm theo từng khoản mục, từ đó đưa
ra những biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả tài sản cố định vô hình. Ngoài ra,
cũng tương tự như tài sản cố định hữu hình, phân tích tài sản cố định vô hình cũng
cần phải phân tích tình hình hao mòn và hệ số hao mòn của tài sản cố định vô hình
cũng như chi phí đầu tư và hệ số đầu tư chi phí cho tài sản cố định vô hình. Nội dung
và phương pháp phân tích tình hình tài sản cố định vô hình cũng tương tự như tài sản
cố định hữu hình.
4.2.1.3 Phân tích tình hình bất động sản đầu tư
Bất động sản đầu tư là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời
được. Đất đai là yếu tố ban đầu, không thể thiếu được của bất động sản đầu tư. Bất
động sản đầu tư là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặc một phần của
nhà hoặc cả nhà đất, cơ sở hạ tầng được nắm giữ bởi người chủ sở hữu hoặc người đi
thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê
hoặc chờ tăng giá để bán (không phải trong kỳ sản xuất kinh doanh thông thường).
Bất động sản đầu tư được xác định theo nguyên giá bao gồm toàn bộ các chi phí
bằng tiền hoặc tương đương tiền mà doanh nghiệp bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các
khoản đưa ra trao đổi để có được bất động sản đầu tư.
Nguyên giá bất động sản đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí
liên quan trực tiếp đến việc mua như: chi phí dịch vụ môi giới, tư vấn, lệ phí trước
bạ và chi phí giao dịch liên quan khác.

106
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Nguyên giá của bất động sản đầu tư xây dựng là giá thành thực tế và các chi
phí liên quan trực tiếp của bất động sản tính đến ngày hoàn thành công việc xây
dựng.
Trường hợp bất động sản thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động
thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư thì nguyên giá của bất động sản
đầu tư đó tại thời điểm khởi đầu thuê được thể hiện theo qui định của chuẩn mực kế
toán số 06 "Thuê tài sản".
Trên "Bảng cân đối kế toán" bất động sản đầu tư là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh
toán bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo. Phân
tích tình hình bất động sản đầu tư nhằm mục đích nhận thức, đánh giá tình hình tăng
giảm với nguyên nhân tăng giảm của bất động sản đầu tư sau một kỳ hoạt động.
Đồng thời, qua phân tích ta cũng cần đánh giá được kết quả và hiệu quả của bất động
sản đầu tư, vì mục tiêu kinh doanh bất động sản đầu tư nhằm mục đích thu lợi
nhuận.
Phương pháp phân tích được thực hiện trên cơ sở so sánh chỉ tiêu bất động sản
đầu tư cuối kỳ so với số đầu năm để tính số chênh lệch số tiền đầu tư và tỷ lệ % tăng
giảm. Nhưng để đánh giá được kết quả và hiệu quả kinh doanh bất động sản đầu tư
ta cần phân tích tình hình tăng giảm của bất động sản đầu tư với tình hình thực hiện
của các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thực hiện của bất động sản đầu tư. Ví dụ:
Những số liệu phân tích trong biểu số 6.17 cho ta những nhận xét như sau:
Biểu số 7.17: Phân tích tình hình kinh doanh bất động sản đầu tư

Số đầu Số cuối So sánh


Các chỉ tiêu
năm kỳ ST Tỉ lệ

1 2 3 4 5

Bất động sản đầu tư 289.174 325.450 36.276 12,54

Doanh thu bất động sản 99.285 115.192 15.907 16,02

107
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Chi phí bất động sản đầu tư 57.035 65.328 8.293 14,54

Lợi nhuận kinh doanh bất động 42.250 47.864 7.614 18,02
sản đầu tư

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn 14,61 15,32 - 0,71

1. Vốn kinh doanh bất động sản đầu tư cuối kỳ so với đầu năm tăng 36.276
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 12,54%. Liên hệ tình hình tăng vốn đầu tư với tình hình thực
hiện các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đạt được ta thấy việc tăng vốn đầu tư cho
bất động sản là hợp lý vì doanh thu và lợi nhuận đạt được từ bất động sản đầu tư đều
tăng lên. Mức doanh thu năm báo cáo so với năm trước tăng 15.907 nghìn đồng, tỷ
lệ tăng 16,02%, lợi nhuận đạt được năm báo cáo so với năm trước tăng 7.614 nghìn
đồng, tỷ lệ tăng 18,02%. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh bất động sản đầu tư
tăng 0,71%. Nguyên nhân của việc tăng mức lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn
đầu tư là do mức doanh thu có tỷ lệ tăng lớn hơn tỷ lệ tăng của vốn đầu tư, chi phí
kinh doanh bất động sản đầu tư có tăng lớn hơn vốn đầu tư nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ
tăng doanh thu.

5. Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh


5. 1. Phân tích tình hình nợ phải trả

5.1.1. Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu nợ phải trả
Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh được huy động từ các doanh nghiệp, các
tổ chức và cá nhân ngoài chủ sở hữu mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả. Trên
bảng cân đối kế toán, nợ phải trả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả
tại thời điểm lập báo cáo tài chính bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ doanh
nghiệp phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh
doanh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản mục sau:
1. Vay và nợ ngắn hạn: Là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các khoản doanh
nghiệp đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác và các

108
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ dài
hạn đến hạn trả.
2. Phải trả người bán: Là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền phải trả cho người bán
có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh.
3. Người mua trả tiền trước: Là chỉ tiêu phản ánh, tổng số tiền người mua trả
tiền trước mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư hoặc trả trước tiền
thuê tài sản tại thời điểm báo cáo.
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng
số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước bao gồm thuế, phí, lệ phí và các
khoản phải nộp khác.
5. Phải trả người lao động: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản doanh nghiệp phải
trả cho người lao động tại thời điểm báo cáo.
6. Chi phí phải trả: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản đã tính trước vào chi phí
sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực chi tại thời điểm báo cáo.
7. Phải trả nội bộ: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn
giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc trong
doanh nghiệp.
8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng: Là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch
giữa tổng số tiền luỹ kế khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn
tổng số doanh thu đã ghi nhận luỹ kế tương ứng với phần công việc đã hoàn thành
đến cuối kỳ báo cáo của các hợp đồng xây dựng dở dang.
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải trả,
phải nộp ngắn hạn khác ngoài các khoản nợ phải trả đã được phản ánh trong các chỉ
tiêu ở trên như: Giá trị tài sản phát hiện chưa rõ nguyên nhân.
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn: Là chỉ tiêu phản ánh khoản dự phòng phải trả
ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.

109
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Nợ dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của
doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên
một chu kỳ kinh doanh. Nợ dài hạn bao gồm những khoản mục sau:
1. Phải trả dài hạn người bán: Là chỉ tiêu phản ánh số tiền phải trả cho người
bán được xếp vào loại nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo.
2. Phải trả dài hạn nội bộ: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn
nội bộ bao gồm các khoản đã vay của đơn vị cấp trên và các khoản vay nợ lẫn nhau
giữa các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp.
3. Phải trả dài hạn khác: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ phải trả dài hạn
khác bao gồm: doanh thu bán hàng trả chậm, số tiền doanh nghiệp nhận ký quỹ ký
cược dài hạn của đơn vị khác.
4. Vay và nợ dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp vay dài
hạn của các ngân hàng, công ty tài chính và các đối tượng khác, các khoản nợ dài
hạn khác của doanh nghiệp như: Số tiền phải trả về tài sản cố định thuê tài chính, trái
phiếu phát hành… tại thời điểm báo cáo.
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh số thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm: Là chỉ tiêu phản ánh quỹ dự phòng mất
việc làm chưa sử dụng tài thời điểm lập báo cáo.
7. Dự phòng phải trả dài hạn: Là chỉ tiêu phản ánh trị giá khoản dự phòng phải
trả dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Phân tích tình hình nợ phải trả nhằm mục đích đánh giá được tình hình biến
động tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của tổng số nợ phải trả và các khoản mục
nợ phải trả. Đồng thời, cần phải tính toán phân tích tỷ trọng của các khoản nợ phải
trả giữa các kỳ để từ đó xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn vay và nợ có hiệu quả
hơn.
Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu các khoản mục nợ dài hạn được thực
hiện trên cơ sở so sánh và lập biểu so sánh giữa số cuối kỳ với số đầu năm, so sánh

110
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

tỷ trọng giữa các khoản mục nợ phải trả trên tổng số các khoản nợ phải trả căn cứ
vào các số liệu trên Bảng cân đối kế toán. Ta xét ví dụ qua những số liệu phân tích
trong biểu số 7.18.
Biểu số 7.18: Phân tích tình hình nợ phải trả
Đơn vị: 1000đ

Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh


Các chỉ tiêu
ST T.T ST T.T ST Tỉ lệ T.T

1 2 3 4 5 6 7 8

I. Nợ ngắn hạn 1.584.994 60,14 1.133.448 29,75 -451.546 -28,48 -30,39

1.Vay và nợ ngắn hạn 426.725 16,19 534.746 14,04 108.021 25,31 -2,15

2.Phải trả người bán 215.450 8,17 157.435 4,13 -58,015 -26,92 -4,04

3.Người mua trả tiền - - - - - - -


trước

4.Thuế và các khoản 124.362 4,71 176.491 4,63 52.129 41,91 -0,08
phải nộp Nhà nước

5.Phải trả người lao 257.263 9,76 128.326 3,37 -128.937 -50,11 -6,39
động

6.Chi phí phải trả - - - - - - -

7.Phải trả nội bộ 350.125 13,28 136.450 3,37 -213.069 -61,02 -9,91

8.Phải trả theo tiến độ - - - - - - -


hợp đồng xây dựng

9.Các khoản phải trả, 211.069 8,00 - - -211.069 -100 -8


phải nộp ngắn hạn khác

10.Dự phòng phải trả - - - - - - -


ngắn hạn

111
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

II. Nợ dài hạn 1.050.463 39,86 2.676.524 70,25 1.626.061 154,79 30,39

1.Phải trả dài hạn 256.850 9,74 812.650 21,33 555.800 216,39 11,59
người bán

2.Phải trả dài hạn nội 324.726 12,32 374.528 9,83 49.802 15,33 -2,49
bộ

3.Phải trả dài hạn khác 136.220 5,16 278.246 7,30 142.026 104,26 2,14

4.Vay và nợ dài hạn 225.118 8,54 973.242 25,54 748.124 332,33 17,0

5.Thuế thu nhập hoãn - 72.680 1,91 72.680 100 1,91


lại phải trả

6.Dự phòng trợ cấp mất - - - - - - -


việc làm

7.Dự phòng phải trả dài 107.549 4,08 4,08 165.178 4,34 53,58 0,26
hạn

Tổng cộng 2.635.457 100 3.809.972 100 1.174.515 44,57 -

+ Nợ phải trả cuối kỳ so với đầu năm tăng 1.745.515 nghìn đồng, tỷ lệ tăng
44,57%. Trong đó:
- Nợ ngắn hạn giảm 451.546 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 28,48%. Trong nợ ngắn
hạn thì vay và nợ ngắn hạn tăng 108.021 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 25,31%. Nợ phải trả
người bán giảm 58,015 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 50,11%; phải trả nội bộ giảm 213.069
nghìn đồng, tỷ lệ giảm 61,02%. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác giảm
211.069 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 100%.
- Nợ dài hạn tăng 1.626.061 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 154,79% trong đó: Phải trả
dài hạn người bán tăng 555.800 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 216,39%; phải trả dài hạn nội
bộ tăng 49.802 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 15,33%; phải trả dài hạn khác tăng 142.026
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 104,26%; vay và nợ dài hạn tăng 748.124 nghìn đồng, tỷ lệ
tăng 332,33%; thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh năm báo cáo 72.680 nghìn

112
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

đồng, tỷ lệ tăng 100%: Dự phòng phải trả dài hạn tăng 57.629 nghìn đồng, tỷ lệ tăng
53,58%.
+ Phân tích tỷ trọng của các khoản mục ta thấy: Nợ ngắn hạn có tỷ trọng giảm
30,39%, nợ dài hạn có tỷ trọng tăng 30,39%; tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là
tỷ trọng phải trả nội bộ giảm 9,91%, phải trả người bán giảm 4,04%, vay và nợ ngắn
hạn tỷ trọng giảm 2,15%; các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn có tỷ trọng giảm 8%
và thuế và các khoản phải nộp nhà nước tỷ trọng giảm 0,08%. Tỷ trọng nợ dài hạn
tăng chủ yếu là phải trả dài hạn người bán tăng 11,59%, vay và nợ dài hạn tỷ trọng
tăng 17%, phải trả dài hạn khác tăng 2,14%, thuế thu nhập hoãn lại phải trả tỷ trọng
tăng 1,91%; phải trả dài hạn nội bộ giảm 2,9%, dự phòng phải trả nội bộ có tỷ trọng
giảm 0,26%.

5.1.2. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán nợ phải trả trong doanh nghiệp là
một trong những nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp được đánh giá tốt trong công tác quản lý tài chính khi mà
doanh nghiệp đó thanh toán kịp thời, đúng hạn và đầy đủ các khoản nợ phải trả,
không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. Đồng thời, doanh nghiệp có khả năng
thanh toán các khoản nợ trong tương lai. Nên một doanh nghiệp chấp hành nghiêm
chỉnh kỷ luật thanh toán các khoản nợ đến hạn thì sẽ góp phần làm lành mạnh hoá
công tác quản lý tài chính, nâng cao vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường.
Vì vậy, phân tích tình hình thanh toán và khả ănng thanh toán nợ phải trả
nhằm mục đích đánh giá đúng đắn, đầy đủ tình hình thanh toán các khoản nợ phải
trả trong kỳ, qua đó thấy được doanh nghiệp có thanh toán kịp thời, đầy đủ và đúng
hạn hay không? Đồng thời, qua phân tích cũng đánh giá được khả năng thanh toán
các khoản nợ trong kỳ kinh doanh tới như thế nào? Để từ đó, đưa ra được các chính
sách, biện pháp nhằm huy động tốt các nguồn vốn cho việc thanh toán các khoản nợ.

113
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

a/ Phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả được thực hiện bằng việc tính
toán chỉ tiêu Hệ số trả nợ theo công thức:

Nợ đã trả trong kỳ
Hệ số trả
= Nợ phải trảtrong
nợ
kỳ

Trong đó: Nợ đã trảtrong kỳ bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn
trả mà doanh nghiệp đã trả trong kỳ.
- Nợ phải trả trong kỳ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả trong
kỳ.
Phân tích chỉ tiêu trên nếu Hệ số trả nợ = 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đã
thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn phải trả trong kỳ. Nếu < 1 thì có nghĩa
doanh nghiệp chưa thanh toán đủ các khoản nợ phải trả trong kỳ. Hệ số này càng
nhỏ chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất khó khăn, không thanh toán
kịp thời, đầy đủ các khoản nợ phải trả.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có những số liệu phân tích phản ánh tình hình thanh
toán các khoản nợ phải trả trong kỳ như sau (Biểu số 7.19):

114
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Biểu số 6.19: Phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả
Đơn vị: 1000đ

Số đầu Số cuối So sánh


Các chỉ tiêu
năm kỳ ST Tỉ lệ

1 2 3 4 5

Nợ phải trả đầu kỳ 287.450 215.450 -72.000 -25,05

Nợ phải trả tăng trong kỳ 845.698 1.146.263 300.565 35,54

Nợ phải trả trong kỳ 1.124.148 1.316.713 408.015 36,3


(1+2)

Nợ đã trả trong kỳ 908.698 1.146.263 237.565 26,14

Nợ phải trả cuối kỳ (3-4) 215.450 157.435 -58.015 -26,93

æ 4ö 0,75 0,87 0,12 16


Hệ số trả nợ ç ÷
è 3ø

Doanh nghiệp chưa thanh toán đầy đủ các khoản nợ phải trả trong kỳ. Đầu
năm số nợ còn phải trả là: 215.450 nghìn đồng (1.124.148 - 908.698). Cuối năm
doanh nghiệp vẫn còn khoản nợ phải trả là 170.450 nghìn đồng (1.316.713 -
1.146.203).
Tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả năm báo cáo tốt hơn so với năm
trước. Cụ thể mức trả nợ trong kỳ so với năm trước tăng 237.565 nghìn đồng, tỷ lệ
tăng 26,14%. Do vậy mà số nợ phải trả năm báo cáo giảm so với năm trước 58.015
nghìn đồng, tỷ lệ giảm 26,93%. Hệ số trả nợ tăng 0,12, tỷ lệ tăng 16%.
b/ Phân tích khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sử dụng các chỉ
tiêu sau:

115
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh
giữa các khoản có thể huy động để thanh toán với các khoản nợ ngắn hạn. Công
thức:

Tài sản ngắn


Hệ số thanh toán
= hạn
nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Phân tích chỉ tiêu trên, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn > 1 thì đánh giá
doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ kinh doanh
tới. Trong trường hợp như vậy, nếu có nhu cầu, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch
vay để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh. Còn nếu hệ số trên < 1 thì doanh nghiệp
gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, doanh
nghiệp cần hạn chế các khoản vay ngắn hạn vì nếu tiếp tục vay ngắn hạn thì khả
năng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
2. Hệ số thanh toán nhanh: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các
khoản có thể huy động nhanh để thanh toán các khoản nợ sắp đến hạn trả (< 3
tháng).
Công thức:

Tiền và tương đương tiền


Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn sắp đến hạn trả (< 3
tháng)

Phân tích chỉ tiêu trên, nếu hệ số thanh toán nhanh > 1 thì doanh nghiệp có
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đến hạn trả. Còn nếu chỉ tiêu trên <
1 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn sắp đến hạn trả.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần áp dụng những biện pháp tích cực để huy
động vốn cho thanh toán như: Thu hồi các khoản nợ phải thu sắp đến hạn, bán hàng
hoá, thành phẩm.

116
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

3. Hệ số thanh toán tức thời: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa
nguồn có thể sử dụng để trả các khoản nợ đã đến hạn trả. Công thức:

Tiền
Hệ số thanh toán tức
= Nợ đến
thời
hạn

Phân tích chỉ tiêu trên, nếu hệ số thanh toán tức thời > 1 thì doanh nghiệp có
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả.
Dựa vào các công thức trên, việc phân tích được thực hiện trên cơ sở so sánh
giữa số liệu kỳ báo cáo với kỳ trước để thấy được tình hình biến động tăng giảm.
Ngoài ra, ta có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên trên cơ sở
sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Ví dụ: Một doanh nghiệp có những số liệu
phản ánh tình hình khả năng thanh toán nợ ngắn hạn như sau:
Đơn vị: 1000đ

Số đầu Số cuối Số đầu Số cuối


Nợ phải trả Nguồn trả nợ
năm kỳ năm kỳ

1. Nợ đến hạn 278.682 348.275 1. Tiền 342.650 318.690

2. Nợ sắp đến 356.850 425.134 2. Tương đương tiền 61.806 38.735


hạn

3. Nợ có thời hạn 949.462 360.039 3. Tài sản ngắn hạn 1.219.898 1.329.815
khác

Nợ ngắn hạn 1.584.994 1.133.448 Tài sản ngắn hạn 1.624.354 1.687.240

Từ những số liệu trên ta tính toán các chỉ tiêu như sau:
1. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
1.624.354
+ Số đầu năm : = 1,025
1.584.994
1.687.240
+ Số cuối kỳ : = 1.489
1.133.448

117
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

+ So sánh: 1.489 - 1.025 = 0,464


Kết luận: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
2. Hệ số thanh toán nhanh
342.650 + 61.806
+ Số đầu năm : = 1,133
356.850
318.690 + 38.735
+. Số cuối kỳ: = 0,841
425.138
+ So sánh : 0,841-1.133 = -0,292
Kết luận: Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thanh toán
các khoản nợ sắp đến hạn.
3. Hệ số thanh toán tức thời:
342.650
+ Số đầu năm : = 1,230
278.682
318.690
+ Số cuối kỳ: = 0,915
348.275
+. So sánh: 0,915 - 1,230 = -0,315
Kết luận vào thời điểm cuối năm, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả.

5.2. Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu


Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn kinh doanh được đầu tư từ các chủ doanh
nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động sử dụng
vào mục đích kinh doanh, không phải thanh toán hoàn trả như nguồn vốn nợ phải trả
(trừ khi có quyết định rút vốn của chủ sở hữu).
Trên Bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu bao gồm vốn chủ sở hữu và nguồn
kinh phí, quỹ khác.
Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần,
vốn khác của chủ sở hữu, cổ phiếu quỹ, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ

118
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác của chủ sở hữu,
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Nguồn kinh phí, quỹ khác bao gồm: quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh
phí và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.
Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu nhằm mục đích nhận thức, đánh giá tình
hình tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, qua đó thấy được tình hình tài chính nói
chung và tình hình huy động vốn nói riêng có tốt hay không? Nếu nguồn vốn chủ sở
hữu chiếm tỷ trọng lớn, cuối kỳ so với đầu năm tăng lên thì đánh giá tình hình tài
chính của doanh nghiệp là tốt vì khả năng đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và tính
độc lập tự chủ về tài chính tăng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ,
giảm đi là không tốt.
Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu được thực hiện trên cơ sở lập biểu so sánh:
Tổng số vốn chủ sở hữu và các khoản mục, tính toán tỷ trọng các khoản mục. Ta xét
ví dụ qua số liệu của biểu số 7.20
Biểu số 7.20 : Phân tích tình hình vốn chủ sở hữu
Đơn vị: 1000đ

Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh

ST T.T ST T.T ST Tỉ lệ T.T

1 2 3 4 5 6 7 8

I. Vốn chủ sở hữu 2.639.975 92,42 2854.022 91,21 214.047 8,10 -


1,55

1.Vốn đầu tư của chủ sở 1.552.450 54,35 1.552.450 49,62 0 0 -


hữu 4,73

2.Thặng dư vốn cổ phần - - - - - - -

3.Vốn khác của chủ sở hữu 120.268 4,21 145.326 4,64 25.058 20,84 -

4.Cổ phiếu quỹ - - - - - - -

5.Chênh lệch đánh giá lại 47.542 1,66 62.857 2,01 15.315 32,29 0,35

119
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

tài sản

6.Chênh lệch tỷ giá hối 29.185 1,02 38.495 1,23 9.310 31,90 0,21
đoái

7.Quỹ đầu tư phát triển 254.260 8,90 325.184 10,10 70.924 27,89 12

8.Quỹ dự phòng tài chính 178.326 6,24 212.346 6,79 34.020 19,08 0,55

9.Quỹ khác thuộc vốn chủ - - - - - - -


sở hữu

10.Lợi nhuận sau thuế 211.190 7,30 152.650 4,88 -58.540 - -


chưa phân phối 27,72 2,51

11.Nguồn vốn đầu tư xây 246.754 8,64 364.714 11,66 117.960 47,80 3,02
dựng cơ bản

II. Nguồn kinh phí, quỹ 216.450 7,58 274.928 8,79 58.478 27,01 1,21
khác

1.Quỹ phúc lợi, khen 216.450 7,58 274.928 7,58 58.478 27,01 1,21
thưởng

2.Nguồn kinh phí - - - - - - -

3.Nguồn kinh phí đã hình - - - - - - -


thành TSCĐ

Tổng cộng 2.856.425 100 3.128.950 100 272.525 9,54 -

Qua số liệu biểu trên ta có những nhận xét sau:


+Tổng vốn chủ sở hữu cuối kỳ so với đầu năm tăng 272.525 nghìn đồng, tỷ lệ
tăng 9,54% trong đó:
- Vốn chủ sở hữu tăng 214.047 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 8,10%.
- Nguồn kinh phí, quỹ khác tăng (quỹ phúc lợi, khen thưởng) tăng 58.478
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 27,01%.
Đi sâu phân tích từng khoản mục chi tiết ta thấy: Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu
là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 117.960 nghìn đồng, tỷ lệ 47,8%, kế đến
là quỹ đầu tư phát triển tăng 70.924 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 27,89%, quỹ dự phòng tài

120
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

chính tăng 34.020 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 19,08%. Vốn khác của chủ sở hữu tăng
25.058 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 20,84%; chênh lệch đánh giá lại tài sản tăng 15.315
nghìn đồng, tỷ lệ tăng 32,59%, chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng 9310 nghìn đồng, tỷ
lệ tăng 31,9%. Còn lại lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 58.478 nghìn đồng,
tỷ lệ giảm 27,72%.
- Nguồn kinh phí, quỹ khác (quỹ phúc lợi, khen thưởng có mức tăng 58.178
nghìn đồng, tỉ lệ tăng 27,01%.
+ Phân tích tỷ trọng của các khoản mục ta thấy: - Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng tuyệt đại đa số, giảm 1,55% (91,92% - 92,42%) trong đó tỷ trọng vốn
đầu tư của chủ sở hữu giảm 4,73% (49,62% -54,35%), lợi nhuận chưa phân phối có
tỷ trọng giảm 2,51% trong khi đó nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có tỷ trọng
tăng 3,02% (11,6% - 8,64%); quỹ đầu tư phát triển có tỷ trọng tăng 1,2%, quỹ dự
phòng tài chính có tỷ trọng tăng 0,55%. Vốn khác của chủ sở hữu tăng 0,43%…
- Nguồn kinh phí, quỹ khác có tỷ trọng tăng 1,21%, trong đó quỹ phúc lợi
khen thưởng có tỷ trọng tăng 1,21%.

6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh


6.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợi ích
kinh tế - xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh
bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vai trò, ý
nghĩa quyết định.
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của
doanh nghiệp để đạt được kết quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả
kinh tế phản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với các chi phí
mà doanh nghiệp sử dụng trong đó có hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vốn kinh
doanh là biểu hiện giá trị của những tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động
kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh

121
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

mối quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh
doanh mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại được thể
hiện thông qua việc đánh giá những tiêu thức cụ thể như sau:
1. Là một yếu tố quan trọng của hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh phải đảm bảo cho việc thúc đẩy quá trình bán ra, tăng tốc độ lưu chuyển,
tăng doanh thu bán hàng vì doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan
trọng đánh giá kết quả kinh doanh c doanh nghiệp trong kỳ.
2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh phải góp phần vào việc thực hiện tốt chỉ
tiêu kế hoạch lợi nhuận kinh doanh vì lợi nhuận kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế
đánh giá kết quả tài chính đạt được từ các hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục
tiêu lợi nhuận, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiết kiệm, giảm chi phí kinh doanh trong
đó có chi phí vốn kinh doanh.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh
giá một cách đúng đắn, toàn diện hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh bao
gồm: Tổng số vốn kinh doanh bình quân, vốn lưu động, vốn cố định vốn đầu tư xây
dựng cơ bản và đầu tư hoạt động tài chính. Từ đó phân tích, đánh giá được những
nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh.

6.2. Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được tính toán, phân tích thông qua một hệ
thống các chỉ tiêu bao gồm: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân, hiệu quả
sử dụng vốn lưu động (tài sản ngắn hạn), vốn cố định (tài sản cố định) vốn đầu tư
xây dựng cơ bản và đầu tư tài chính dài hạn.

6.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh


Được xác định bằng 2 chỉ tiêu:
+ Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh:

122
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

M
H M VKD =
VKD
Trong đó: H MVKD : Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh

M: Doanh thu bán hàng trong kỳ

VKD : Vốn kinh doanh bình quân


+ Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
P
PVKD =
VKD
Trong đó: PVKD: Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
P: Lợi nhuận kinh doanh đat được trong kỳ
VKD DK + VKDCK
Trong đó: VKD =
2
VKDDK, CK : Vốn kinh doanh đầu kỳ, cuối kỳ.
Chỉ tiêu Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh phản ánh sức sản xuất, khả năng
tạo ra doanh thu của đồng vốn. Chỉ tiêu Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh phản
ánh sức sinh lợi của đồng vốn. Phân tích các chỉ tiêu trên nếu chỉ tiêu hệ số doanh
thu và lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng tức hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng
và ngược lại.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bình quân được thực hiện bằng
phương pháp so sánh giữa các chỉ tiêu kỳ báo cáo với kỳ trước. Để đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh đòi hỏi cả 2 chỉ tiêu đều phải tăng lên so với kỳ trước.
Ngoài ra, để đánh giá sâu sắc hơn nguyên nhân tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp thay thế liên hoàn
căn cứ vào các công thức trên hoặc khai triển các công thức trên thành các công thức
mở rộng. Ví dụ: Từ công thức hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh ta có thể khai
triển thành công thức mở rộng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo trình tự như
sau:

123
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

P M P
(1) PVKD = = (2) .
VKD VKD M
Từ công thức (2) ta thấy rằng: Muốn tăng hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh
đòi hỏi phải tăng hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh (nâng cao năng lực sản xuất
của vốn) và tăng hệ số lợi nhuận trên doanh thu bán hàng (giảm chi phí kinh doanh)
Từ công thức (2) ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng như sau:
1. Số kế hoạch (gốc so sánh)
M 0 P0
P0VKD = .
VKD 0 M 0

2. Do hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh tăng


M1 P0 M 0 P0
DPV KD æç M ö
÷
= . - .
è VKD ø VKD1 M 0 VKD 0 M 0

3. Do hệ số lợi nhuận trên doanh thu tăng


M1 P1 M1 P0
DP æ Pö
= . - .
VKD ç ÷
èMø
VKD1 M1 VKD1 M 0

4. Tổng hợp:
DP æ M ö
+ DP æ Pö
= P1VKD - P0VKD = DPVKD
VKD ç ÷ VKD ç ÷
è VKD ø èMø

6. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động


Vốn lưu động là biểu hiện giá trị tính bằng tiền của tài sản ngắn hạn sử dụng
trong kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cùng được xác định bằng 2 chỉ
tiêu:
+ Hệ số doanh thu trên vốn lưu động:
M
HVLĐ =
VLD
+ Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động:
M
PVLĐ =
VL§

124
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Trong đó:
HVLĐ: Hệ số doanh thu trên vốn lưu động
PVLĐ: Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động

VL § : Vốn lưu động bình quân


Phân tích các chỉ tiêu trên đây nếu hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn lưu
động bình quân tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại. Ngoài ra
để nâng cao mức doanh thu đạt được trên một đồng vốn lưu động ta phải đẩy mạnh
tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động bằng cách tăng hệ số quay vòng
vốn lưu động và giảm số ngày lưu chuyển của đồng vốn lưu động. Phương pháp
phân tích các chỉ tiêu trên cũng tương tự như phân tích vốn kinh doanh bình quân.

6.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định


Vốn cố định là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của tài sản cố định bao
gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô
hình. Vốn cố định trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói
riêng phản ánh chính sách đầu tư vốn cho những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và
công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm
việc cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh
doanh. Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng được xác định bằng các chỉ tiêu:
+. Hệ số doanh thu trên vốn cố định. Công thức
M
HVLĐ =
VC§
+ Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định. Công thức

P
PVLĐ =
VC§
Trong đó:
HVLĐ: Hệ số doanh thu trên vốn cố định
PVLĐ: Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định

125
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

VC § : Vốn cố định bình quân


Phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng, nếu hệ số doanh thu và lợi nhuận trên
vốn cố định tăng thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngựoc lại. Ngoài
ra, tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại tài sản với những tính chất sử
dụng và đánh giá hiệu quả khác nhau. Do vậy, ngoài các chỉ tiêu trên, người ta còn
sử dụng các chỉ tiêu xác định kết quả sử dụng đối với từng loại tài sản. Ví dụ đối với
các cửa hàng, kho hàng sử dụng trong kinh doanh ta có thể xác định hệ số doanh thu,
hệ số lợi nhuận trên 1m2 diện tích cửa hàng, hoặc 1m3 dung tích kho chứa hàng.
Hoặc trong kinh doanh khách sạn người ta có thể tính toán các chỉ tiêu hệ số doanh
thu, lợi nhuận đạt được trên một buồng trọ và hệ số công suất sử dụng buồng trọ.
Còn những tài sản cố định là máy móc thiết bị hoặc dây truyền công nghệ trong sản
xuất người ta có thể tính toán hệ số công suất chế tạo của máy móc, thiết bị v.v…

6.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư tài chính dài hạn
Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tư vốn kinh doanh để xây dựng các công trình
như nhà cửa, vật kiến trúc, cơ sở hạ tầng để đưa vào sử dụng cho sản xuất kinh
doanh hoặc cho thuê hoặc chờ tăng giá để bán (bất động sản đầu tư). Đầu tư tài
chính dài hạn là đầu tư vốn kinh doanh vào các lĩnh vực hoạt động tài chính như:
đầu tư chứng khoản, góp vốn liên doanh, cho vay dài hạn... Đặc điểm của đầu tư xây
dựng cơ bản và đầu tư tài chính dài hạn là số vốn đầu tư lớn và thời gian sử dụng
lâu dài. Do vậy khi lập dự án đầu tư và sau khi công trình đầu tư hoàn thành đưa vào
sử dụng cần tính toán, phân tích đánh giá hiệu quả của sử dụng vốn của các công
trình đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư tài chính dài
hạn được xác định bằng các chỉ tiêu.
+ Hệ số doanh thu trên vốn đầu tư:
M
HVDT =
VDT
Trong đó: HVDT: Hệ số doanh thu trên vốn đầu tư
M: Doanh thu bán hàng (năm)

126
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

VĐT: Vốn đầu tư


+ Hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư:

P
PVDT =
V§ T
Trong đó: P VĐT : Hệ số lợi nhuận trên vốn đầu tư
P: Lợi nhuận kinh doanh (năm)
+Thời gian hoàn vốn đầu tư năm:
VDT
TVDT =
P + KH V §T
Trong đó: Thời gian hoàn vốn đầu tư (năm)

KH V §T : Khấu hao bình quân của vốn đầu tư (năm)


Phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy rằng nếu hệ số doanh thu, lợi nhuận trên vốn
đầu tư (so với kế hoạch, dự toán) tăng và thời gian hoàn vốn nhanh thì đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư tăng. Muốn rút ngắn được thời gian hoàn vốn đầu tư thì đòi
hỏi phải tăng mức lợi nhuận đạt được trong năm và tăng mức khấu hao trên vốn đầu
tư.
Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, vốn đầu
tư xây dựng cơ bản hoặc đầu tư tài chính dài hạn cũng được thực hiện bằng phương
pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn như là áp dụng đối với hiệu quả vốn
kinh doanh bình quân.
Ví dụ: một doanh nghiệp có những số liệu phản ánh tình hình sử dụng vốn
kinh doanh như sau: ĐVT: 1000đồng

Các chỉ tiêu Năm trước Năm báo


cáo

1.Vốn kinh doanh

Số đầu năm 5.043.504 5.491.882

127
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Số cuối kỳ 5.491.882 6.938.922

2.Doanh thu bán 16.328.450 18.542.764


hàng

3.Lợi nhuận kinh 427.918 487.682


doanh

Từ những số liệu trên ta tính toán các chỉ tiêu như sau:
1. Vốn kinh doanh bình quân:
5.043.504 + 5.491.882
VKD 0 = = 5.267.693 nghìn đồng
2
5.491.882 + 6.938.992
VKD 1 = = 6.215.437 nghìn đồng
2
2. Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh

16.328.450
H VKD 0 = = 3,10
5.267.693
18.542.764
H VKD1 = = 2,983
6.215.437
3. Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân
427.918
PVKD 0 = = 0,081
5.267.693
487.682
PVKD A = = 0,078
6.215.437
Từ những số liệu tính toán được ta lập biểu phân tích như sau (Biểu số 6.21):
Biểu số 6.21: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Số đầu So sánh
Các chỉ tiêu Số cuối kỳ
năm CL Tỉ lệ

1 2 3 4 5

128
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1.Doanh thu bán hàng 16.328.450 18.542.764 2.219.314 13,56

2.Lợi nhuận kinh doanh 427.918 487.682 59.674 13,96

3.Vốn kinh doanh bình 5.267.693 6.215.437 947.744 17,99


quân

4.Hệ số doanh thu trên 3,10 2.983 -0,117 -


vốn

5.Hệ số lợi nhuận trên vốn 0,081 0,078 -0,003 -

Từ những số liệu phân tích ở biểu trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp năm báo cáo so với năm trước giảm. Cụ thể: hệ số doanh
thu trên vốn kinh doanh giảm -0,117, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm -
0,003. Để có thể giải thích nguyên nhân tăng giảm đến hệ số lợi nhuận trên vốn kinh
doanh ta cần đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng như sau:
427.918 16.328.450 427.918
PVKD 0 = = x
5.267.693 5.267.693 16.328.450
+ Do hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh giảm
18.542.764 427.918
ΔP æ M ö
= x
VKD ç ÷
è VKD ø
6.215.437 16.328.450

= 2,983 x 0,026 - 0,081 = 0,076 - 0,081 = -0,005


+ Do hệ số lợi nhuận trên doanh thu thay đổi
18.542.764 487.682
ΔP æ Pö
= x - 0,076
VKD ç ÷
èMø
6.215.437 18.542.764

= 0,078 - 0,076 = 0,002


+ Tổng hợp: - 0,005 + 0,002 = -0,003
+ Kết luận
-. Do hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh giảm ảnh hưởng giảm hệ số lợi
nhuận trên vốn kinh doanh là -0,005.

129
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

- Do hệ số lợi nhuận trên doanh thu thay đổi tăng ảnh hưởng hệ số lợi nhuận
trên vốn kinh doanh là 0,002.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp. Hệ thống kế toán Việt Nam. Bộ tài chính. Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội - 2008
2. PGS.TS. Trần Thế Dũng. Phân tích kinh tế thương mại và dịch vụ, Trường Đại
học Thương mại xuất bản năm 1993.

130
PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

3. PGS.TS. Phạm Thị Gái. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997.
4. Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất
bản Thống kê, 1997.
5. Huỳnh Đức Lộng. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Nhà xuất bản
Thống kê, 1997.
6. PGS.TS. Ngô Thế Chi. Kế toán - kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp.
Nhà xuất bản Tài chính 1996.
7. 6. Josette peyrard. Phân tích tài chính doanh nghiệp (Người dịch: Đỗ Văn
Thuận), Nhà xuất bản Thống kê, 1997.
8. Andér Babier - Jacques Proutat. Phân tích tài chính dành cho chủ ngân hàng,
người dịch Nguyễn Lâm Hoè, Nhà xuất bản Viện khoa học ngân hàng, Hà Nội
1993.
9. Hà Ngọc Son, Phạm Xuân Lực và Nguyễn Văn Nhiệm. Kế toán Tổng hợp phân
tích và lập báo cáo Tài chính doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
1996.
10. PGS.TS. Ngô Thế Chi. TS. Nguyễn Công Ty. Thuế và Kế toán - Thuế GTGT và
Thuế TNDN. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 1998.
11. TS. Nguyễn Văn Phúc. Phân tích kinh tế doanh nghiệp. Lý thuyết và thực hành.
Nhà xuất bản Thống kê năm 2006.

131

You might also like