You are on page 1of 48

BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NÔNG THÔN MỚI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


XÃ TÂN THÔNG HỘI _________________________
____

Số: /ĐA-PTNT Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 8 năm 2009

ĐỀ ÁN
THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÃ NÔNG THÔN MỚI
XÃ TÂN THÔNG HỘI, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Giai đoạn 2009 – 2011)
*****
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Xây dựng nông thôn mới trong từng thời kỳ (NTM) là vấn đề luôn được sự
quan tâm của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố (UBND TP). Kế thừa thành
tựu sau hơn 20 năm "Đổi mới"- nông thôn thành phố đã liên tục phát triển góp
phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống của nông dân. Qua các giai đoạn cách mạng giành độc lập dân
tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nông dân luôn là lực lượng hùng
hậu nhất đi theo Đảng, vượt muôn vàn hy sinh gian khổ đóng góp nên những trang
sử vẻ vang của dân tộc - điều này đã được minh chứng qua những lần đón nhận
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của các huyện ngoại thành; Nông nghiệp là
ngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở nông thôn, đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; Nông thôn là môi trường
sống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các truyền
thống văn hoá dân tộc.
Tuy vậy, hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong nông nghiệp,
nông dân và nông thôn ảnh hưởng tới sự phát triển vững bền của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hóa thành phố.
Thực hiện Chương trình số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành uỷ
TP.HCM về thực hiện nghị quyết số 26 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 10/2009/QĐ-
UBND ngày 22/01/2009 của UBND TP.HCM về ban hành Kế hoạch của Ủy ban
nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình thí điểm xây dựng mô hình xã nông
thôn mới xã Tân Thông Hội trên các tư tưởng chỉ đạo trên và xuất phát từ thực
tiễn, nêu lên những đề xuất mới nhằm từ nay đến năm 2011 tại đây có nền nông
nghiệp đô thị sinh thái, bền vững có khả năng cạnh tranh cao; nông thôn hiện đại,
văn minh; nông dân có đời sống vật chất và tinh thần phát triển, không quá chênh
lệch so với đô thị và có đóng góp hiệu quả vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thành phố.
2

2. Cơ sở pháp lý:
2.1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành TW Đảng khoá IX về
đẩy nhanh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 –
2010;
2.2. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
2.3. Thông báo số 238/TB-TW ngày 7/4/2009 của Ban chấp hành Trung ương
về kết luận của Ban bí thư về đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông
thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.4. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
(phần xây dựng các đề án chuyên ngành);
2.5. Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về
Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
2.6. Chương trình số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành uỷ TP.HCM về
thực hiện nghị quyết số 26 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá
X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
2.7. Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND TP.HCM
về ban hành Kế hoạch của UBND TP thực hiện Chương trình hành động của Thành
ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày
05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X);
2.8. Quyết định số 1163 – QĐ/TU ngày 22/5/2009 của Thành ủy TP.HCM về
thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng “nông thôn mới” thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn TP.HCM.
2.9. Thực hiện văn bản số 1416/BNN-KTHT ngày 27/5/2009 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn lập đề án cho xã xây dựng thí điểm
mô hình nông thôn mới.
3

PHẦN MỘT
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÃ TÂN THÔNG HỘI
************
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý
Xã Tân Thông Hội nằm ở phía Nam huyện Củ Chi, phía Tây Bắc thành phố
Hồ Chí Minh, có điều kiện tiểu vùng sinh thái đặc trưng hệ sinh thái nông nghiệp
vùng Đông Nam Bộ; có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ
106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi;
- Phía Đông giáp với xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi;
- Phía Tây giáp với xã Tân An Hội và thị trấn huyện Củ Chi;
- Phía Nam giáp ranh với huyện Hóc Môn và tỉnh Long An.
Nằm tiếp giáp với thị trấn Củ Chi, đồng thời có đường cao tốc Xuyên Á
(quốc lộ 22) chạy qua, do đó rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn
hóa - xã hội theo hướng mở cửa với bên ngoài; nhất là các hướng từ TP. HCM đi
Tây Ninh, Campuchia và ngược lại.
1.2.Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên: 1.788,14 ha, chiếm 4,11 % diện tích tự nhiên của huyện.
Địa bàn xã có 10 ấp, trong đó có 6 ấp nông nghiệp gồm: ấp Thượng, ấp
Trung, ấp Chánh, ấp Tiền, ấp Bàu Sim, ấp Hậu và 4 ấp đô thị hoá: Tân Định, Tân
Tiến, Tân Lập và Tân Thành.
1.3. Các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn
- Về địa hình: xã Tân Thông Hội có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm
trong vùng chuyển tiếp giữa miền nâng Nam Trung Bộ và miền sụt Tây Nam Bộ,
độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam, độ cao biến thiên từ 5-10 m. Hai phần ba
diện tích đất gò triền và 1phần ba vùng bưng được tạo bằng hệ thống kênh 5,6,7 và
kênh 8.
- Thổ nhưỡng: chủ yếu là nhóm đất xám, đỏ vàng (vùng gò, triền) và đất phù
sa (vùng bưng), quá trình cải tạo phục vụ cho sản xuất lúa và hoa màu.
- Khí hậu: xã Tân Thông Hội thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, có 2 mùa rõ rệt : mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm khỏang 25 – 290C. Trong
năm, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 và tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng
12.
4
- Thủy văn: chịu ảnh hưởng gián tiếp chế độ bán nhật triều biển Đông thông
qua sông Sài gòn và hệ thống kênh rạch trên địa bàn. Ngày nước lên xuống 2 lần
mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 1 và 15 âm lịch, 2 lần triều kém sau ngày
7 và 23 âm lịch. Tuy nhiên do không ở khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế
độ thủy triều của biển nên biên độ triều trên địa bàn là nhỏ.
2. Tài nguyên:
2.1. Đất đai
Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất

STT CHỈ TIÊU ĐVT 2008


Diện tích tự nhiên, trong đó: Ha 1.788,14
I Diện tích đất nông nghiệp Ha 1.122,9
1 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha 1.108,8
1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha 668,3
1.1.1 Lúa (nước) Ha 329,9
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại Ha 338,2
1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha 440,5
2 Đất nuôi trồng Thủy sản Ha 13,84
3 Đất nông nghiệp khác Ha 0,23
II Đất phi nông nghiệp Ha 665,14
1 Đất ở Ha 134,0
2 Đất chuyên dùng Ha 508,2
3 Đất tôn giáo Ha 3,72
4 Đất nghĩa trang Ha 18,8
5 Đất sông suối và mặt nước Ha 0,27
6 Đất phi nông nghiệp khác Ha 0
III Đất chưa sử dụng Ha 0
(Nguồn: UBND xã Tân Thông Hội)
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.788,14 ha. Trong đó diện tích đất nông
nghiệp 1.122,9 ha đa phần xen cài trong khu dân cư, chiếm 62,7% diện tích của xã;
đất phi nông nghiệp 665,14 ha.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1.108,8 ha (gồm: diện tích đất trồng cây
hàng năm 668,3 ha, đất trồng cây lâu năm 440,5 ha); còn lại 13,84 ha đất nuôi
trồng thuỷ sản và 0,23 ha đất nông nghiệp khác.
5
2.2. Tài nguyên nước:
- Diện tích mặt nước: Gồm các kênh 5,6,7,8 phục vụ cho tiêu thoát nước;
ngoài ra xã còn có hệ thống kênh Đông N46 và N31A đi qua phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp khá thuận lợi và các ao, hồ phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã 14,11 ha, chủ yếu là diện tích ao, hồ
phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Phần diện tích này chiếm 98% (13,84 ha); còn lại
0,27 ha diện tích đất sông suối và mặt nước khác.
- Nguồn nước ngầm, theo kết quả khảo sát thì xã có 5 tầng chứa nước: tầng
trên, độ sâu dưới 60m nguồn nước bị nhiễm mặn; 3 tầng tiếp theo có độ sâu từ
100-400 m, nước ngầm phong phú và chất lượng khá, tầng cuối Miocene, khó khai
thác. Nguồn tài nguyên nước ngầm của xã hiện là nguồn nước quan trọng nhất
cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
3. Nhân lực
3.1. Dân số:
- Dân số toàn xã là 30.823 nhân khẩu, 8.101 hộ gia đình (bao gồm cả hộ
đăng ký tạm trú trên 6 tháng); trong đó nhân khẩu tạm trú 3.132 người, 2.588 hộ;
nhân khẩu thường trú: 27.691 người, 5.513 hộ. Mật độ dân số bình quân 1.720
người/km2. Trong đó:
+ Khẩu nông nghiệp : 15.120 người, ứng với 3.780 hộ;
+ Khẩu phi nông nghiệp : 15.703 người, ứng với 4.321 hộ.
- Dân số của xã phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại những ấp ven
Quốc lộ 22 và các trục lộ giao thông trong xã. Thời gian qua do làm tốt công tác kế
hoạch hóa gia đình, nên công tác dân số đã đạt được kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, vị trí xã Tân Thông Hội nằm liền kề với thị trấn Củ Chi và một
số ấp lại nằm trong khu đô thị tây Bắc, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh nên địa bàn
xã cũng đã, đang và sẽ đón nhận một lượng không nhỏ dân số từ nơi khác đến
sống. Điều này tác động rất lớn đến sự hình thành và thúc đẩy các điểm, khu dân
cư tập trung, các tụ điểm kinh tế, các khu vực công nghiệp, các ngành nghề truyền
thống,…. Từ đó dẫn đến sự thay đổi phân bố dân cư, phát triển sản xuất; đồng thời
tác động nhất định đến việc sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Về số hộ sản xuất nông nghiệp: 3.780 hộ chiếm 46,66% tổng số hộ. Đặc
điểm: các hộ này không còn sản xuất thuần nông mà kết hợp các ngành nghề khác
như: ngành nghề nông thôn, buôn bán nhỏ, làm công nhân,… Bình quân diện tích
canh tác 0.09ha/lao động nông nghiệp; Qua số liệu trên, ta thấy số hộ dân của xã
sống bằng nghề nông nghiệp còn khá cao (gần 50%), tuy nhiên diện tích bình quân
cho 1 lao động nông nghiệp lại không cao (0,09ha/lao động), điều đó cho thấy diện
tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân Thông Hội nhỏ lẻ, manh mún; đồng
thời đây là xã có tốc độ đô thị hóa nhanh nên việc phát triển kinh tế của xã theo
hướng đẩy mạnh tỷ trọng các ngành Công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các
ngành nông nghiệp là hoàn toàn phù hợp và đúng hướng.
6
3.2. Lao động
- Xã Tân Thông Hội có lực lượng lao động khá dồi dào với 23.682 người,
chiếm 77% dân số toàn xã. Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp là 7.965 người, chiếm 33,63% lực lượng lao động của xã; còn lại
76,37% là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, công
chức viên chức nhà nước, trong số đó có khoảng 5.000 lao động làm việc trong các
xí nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận;
- Hiện tại xã Tân Thông Hội vẫn còn 1.604 lao động đang trong tình trạng
chưa có việc làm và chỉ có 21% (5.000/23.682) lao động đã qua đào tạo ngắn hạn
phục vụ nhu cầu làm việc của các xí nghiệp. Do đó để phát huy tổng thể mọi
nguồn lực trong quy hoạch - phát triển của xã, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, nâng
cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho các đối tượng này.
- Số lượng lao động trong độ tuổi còn đang đi học là 1.419 người, chiếm 6%
lực lượng lao động của xã.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI:
1. Quy hoạch
1.1. Quy hoạch sử dụng đất:
UBND huyện Củ Chi đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại xã Tân Thông
Hội đến năm 2010.
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo chuẩn mới:
chưa thực hiện.
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện
có:
Đã thực hiện quy hoạch chỉnh trang 02 khu dân cư theo hướng văn minh,
bảo tồn được bản sắc văn hóa. Theo đó:
- Tại 4 ấp nông thôn phía Nam của xã (ấp Thượng, ấp Trung, ấp Chánh, ấp
Tiền): hiện nằm trong quy hoạch khu đô thị Tây Bắc của thành phố với diện tích
1.100 ha. Hiện nay do khu vực này chưa có quy hoạch chi tiết, nên trong phần xây
dựng quy hoạch mới, xã có định hướng như sau:
+ Khu vực từ kênh N46 trở ra tới ranh giới tiếp giáp huyện hóc Môn và tỉnh
Long An (vùng bưng), khoảng 600 ha: thực hiện giải toả trắng, tiến hành giao đất
cho khu đô thị Tây bắc thành phố (đã có 3 dự án triển khai 297 ha).
+ Khu vực từ kênh N46 trở vào Quốc lộ 22 (500 ha), định hướng quy
hoạch chỉnh trang đô thị theo hướng: nhà nông thôn gắn với khuôn viên vườn (dự
kiến tối thiểu 01 nhà + khuôn viên là 400 m2 – 1200m2).
- Tại 4 ấp đô thị hoá (Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Tân Định) và 2 ấp
nông nghiệp còn lại của xã (ấp Hậu và ấp Bàu Sim): đã tiến hành quy hoạch chỉnh
trang 3 khu dân cư và 1 khu tái định cư theo hướng văn minh đô thị như sau:
7
+ Tại 4 ấp đô thị (với tổng diện tích 250 ha) được UBND huyện Củ Chi
quy hoạch vào khu dân cư thị trấn, huyện lỵ của huyện;
+ Tại 2 ấp nông nghiệp với phần diện tích còn lại 438,14 ha, được quy
hoạch cụ thể sau:
* Khu dân cư Tân Thông 1 nằm trên địa bàn ấp Hậu với diện tích 123 ha;
* Khu dân cư Tân Thông 2 được quy hoạch diện tích 154 ha, bao gồm 1
phần của 2 ấp nông nghiệp (80ha) và 1 phần của xã Phước Vĩnh An (74ha);
* Khu tái định cư của huyện khoảng 43,5 ha, trong đó 30 ha thuộc về 2 ấp
nông nghiệp, còn lại thuộc về xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.
Như vậy, hiện trạng quy hoạch của xã Tân Thông Hội khá rõ ràng, chi tiết;
chỉ còn trên 250 ha tại 2 ấp nông nghiệp (phần tiếp giáp với xã Tân Phú Trung -
thuộc ấp Hậu và ấp Bàu Sim) là chưa tiến hành quy hoạch.
Tuy nhiên, dù quy hoạch đã được phê duyệt, quá trình triển khai thực hiện
còn quá chậm, có khu được quy hoạch từ năm 1999 đến nay vẫn chưa khởi động;
từ đó tạo tâm lý hoang mang cho người dân, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống,
hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Do đó, để tiến hành thực hiện tốt việc xây
dựng nông thôn mới, xã đề nghị các cấp chính quyền tiếp tục thực hiện quy hoạch
tại phần đất trên 200 ha còn lại đồng thời tiến hành việc triển khai, thực hiện tốt
các khu, công trình đã được quy hoạch từ trước.
2. Hạ tầng kinh tế - xã hội
2.1. Giao thông
Xã Tân Thông Hội có đường xuyên Á đi qua địa bàn xã với chiều dài là 3,7
km, rộng 33m, mặt đường trải nhựa. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng
nhất cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của xã.
Đã có nhiều đầu tư vào các tuyến đường giao thông, hiện tại tổng số tuyến
đường giao thông của xã: 125 tuyến, tổng chiều dài: 80,72km. Trong đó:
+ Đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa : 12,80 km;
+ Đường trục ấp, liên ấp được nhựa hóa, cứng hóa : 58,82 km.
+ Đường giao thông nội đồng đi lại thuận lợi : 9,10 km,
(tập trung tại 4 ấp nông nghiệp thuộc Khu đô thị Tây Bắc). Bao gồm:
* Đường giao thông đã được cứng hoá hoặc nhựa hoá: 42,553 km; (gồm:
đường liên xã 12,8km; GTNT 25,395 km được nhựa hóa và 3,8 km cấp phối sỏi
đỏ);
* Đường (giao thông nội đồng) xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện: 9,1 km; so
với tổng số: 100 %;
* Đường ngõ xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa: 29,595km, so với tổng
số: 100 %.
8
2.2. Thuỷ lợi
Bảng 1.2: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã

CHIỀU DÀI CHIỀU


TÊN KÊNH VỊ TRÍ
BỜ BAO (m) RỘNG (m)
Kênh Xáng 3.603,0 39,3 Ấp Thượng, Trung, Chánh, Tiền
Kênh N46 3.423,0 6,3 Ấp Thượng, Trung, Chánh, Tiền
Kênh N31A 2.340,6 9,1 Ấp Hậu, Ấp Bàu Sim
Kênh 5 1.330,8 13,7 Ấp Chánh, Ấp Tiền
Kênh 6 2.274,6 9,9 Ấp Trung, Ấp Chánh
Kênh 7 2.740,8 13,8 Ấp Trung
Kênh 8 2.678,0 11,2 Ấp Thượng
TÊN KÊNH TÊN CỐNG KÝ HIỆU VỊ TRÍ
Kênh N46 Cống tưới cấp 2: 4612A Ấp Thượng
N463 Ấp Thượng
N4614 Ấp Trung
N4616 Ấp Chánh
N4618 Ấp Tiền
Kênh N31A Cống tưới cấp 2: N31A27V Ấp Bàu Sim
Cống tiêu cấp 1: TC212A Ấp Thượng
TC212 Ấp Trung
TC13 Ấp Chánh
TC14 Ấp Tiền

Hệ thống tưới của xã hiện tại phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp, nhưng hệ
thống tiêu hiện tại ở một số ấp của xã thì không có hoặc có mà không hiệu quả, cần
đầu tư xây dựng hệ thống tiêu.
- Số trạm bơm: 0, trong đó số trạm đã đáp ứng yêu cầu: 0, số trạm cần nâng
cấp: 0, số trạm cần xây dựng mới: 0
- Số km kênh mương hiện có: 18,39 km, trong đó 7,5km đã kiên cố hoá (N46,
N31A). Kênh máng tưới đạt 100% km, trong đó có 2,8 km kênh máng (cấp 2)
không phát huy được tác dụng, cần kết hợp làm đường liên tổ (6m ngang). Bên
cạnh, có 10,03 km kênh tiêu gồm kênh 5,6,7,8 cần nạo vét.
- Số cống hiện có: 0, trong đó số cống đã đáp ứng yêu cầu: 0, số cống cần
nâng cấp: 0, số cống cần xây dựng mới: 0
9
2.3. Điện
- Xã có hệ thống lưới điện hạ thế dài 87,309km.
- Tất cả các tuyến đường chính đều có bóng điện. 100% hộ dân sử dụng điện
trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Hiện tại, số lượng đèn chiếu sáng tại xã được được
trang bị dọc theo các tuyến đường khoảng 1.390 bóng. Ngân sách thành phố đầu tư
500 bóng, phân bố dọc theo các tuyến quốc lộ và tuyến đường liên xã; còn lại 890
bóng dọc theo các tuyến đường giao thông nông thôn là vốn đầu tư của xã, huyện
và nhân dân đóng góp với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng; trong đó số tiền nhân dân
đóng góp là 1,5 tỷ.
- Số trạm biến áp: 06 trạm, trong đó số trạm đạt yêu cầu: 04, số trạm cần nâng
cấp: 02, số trạm cần xây dựng mới: 0.
2.4. Trường học
Hệ thống trường học của xã khá hoàn chỉnh, bao gồm:
+ Trường mầm non:
- Hiện tại xã có 4 trường mầm non, mẫu giáo (2 trường bán trú, 2
trường 1 buổi) với khoảng 1.400 cháu và 1 trường tư thục với 300 cháu.
- Trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia (Trường mầm non Bông
Sen 2 tại ấp Tân Định).
- Số phòng học chưa đạt chuẩn : 07 phòng;
- Số phòng chức năng còn thiếu : 17 phòng;
- Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu # : 1.500 m2.
+ Trường tiểu học:
- Xã có 2 trường tiểu học với 56 lớp và khoảng 2000 học sinh, phân bố
tại 2 điểm dân cư: 1 trường nằm tại điểm dân cư tập trung cho 4 ấp đô thị, 1 trường
ở 6 ấp nông thôn. Hiện đang xây dựng 1 trường mới đạt chuẩn quốc gia với 20
phòng học, kinh phí khoảng 37 tỷ đồng (tại ấp Chánh - ấp xây dựng mô hình thí
điểm nông thôn mới).
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở tiểu học năm 2008 đạt 98,99% (294/297 em)
- Số phòng học chưa đạt chuẩn : 47 phòng,
(trong đó có 1 phòng đang xuống cấp trầm trọng, 46 phòng còn lại tương đối kiên
cố nhưng số lượng bàn ghế vẫn còn thiếu và hư hỏng nhiều)
- Số phòng chức năng còn thiếu : 13 phòng,.
- Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu : 3.000.m2.
+ Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông:
- Xã Tân Thông Hội có 2 trường THCS với 38 lớp, dạy học trên 1500
học sinh. Chuẩn bị xây dựng mới trường THCS Tân Thông Hội - đạt chuẩn quốc
gia, kinh phí được duyệt 66,8 tỷ đồng
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở bậc trung học cơ sở đạt 88,86%.
10
- Số phòng học chưa đạt chuẩn: tổng số phòng của hệ thống trường
THCS trên địa bàn là 31 phòng, trong đó có 10 phòng chưa đạt chuẩn
- Số phòng chức năng còn thiếu: 10 phòng,.
- Số diện tích sân chơi, bãi tập còn thiếu 2.100 m2.
• Ghi Chú:
- Phòng chức năng bao gồm các loại theo quy định: Phòng âm nhạc, phòng
hội họa, phòng vi tính, phòng láp, phòng nghỉ cho giáo viên, học sinh bán trú,…
- Sân chơi, bãi tập bao gồm: sân trường cho các em vui chơi, chạy nhảy và
sân dùng để dạy học môn thể dục, tập luyện thể thao,…
- Ngoài ra có 01 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, phục vụ học sinh tại
3 xã: Tân Thông Hội, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An với 700 học sinh và 1
trường trung cấp nghề tư thục với trên 200 học sinh, sinh viên tham gia học tập.
2.5. Cơ sở vật chất văn hoá
a. Số nhà văn hoá xã, ấp:
- Hiện tại trên địa bàn xã chưa có nhà văn hóa phục vụ nhu cầu vui chơi, giải
trí của người dân, chủ yếu các điểm sinh hoạt văn hóa văn nghệ diễn ra tại trụ sở
văn phòng của mỗi ấp riêng biệt hoặc tự phát tại nhà người dân. Điều đó gây hạn
chế phần nào trong việc phát huy truyền thống văn hóa của địa phương cũng như
hạn chế phạm vi giao lưu văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã. Tuy nhiên, trên địa
bàn xã có Nhà thiếu nhi của huyện cũng đã góp phần giải quyết nhu cầu vui chơi,
giải trí của một bộ phận con em trong xã.
- Xã Tân Thông Hội có tất cả 10 ấp, bước đầu đã có 2 ấp xây dựng góc
truyền thống và 1 ấp dự kiến xây dựng Khu văn hoá của ấp (ấp Chánh); các ấp còn
lại dự kiến xây dựng góc truyền thống nhưng còn khó khăn về kinh phí. Hiện tại
trên địa bàn xã chưa có nhà văn hoá hay các trung tâm sinh hoạt cộng đồng riêng
để phục vụ nhu cầu giải trí, giao lưu của người dân.
b. Khu thể thao của xã, ấp.
Địa bàn xã có Trung tâm văn hoá thể dục thể thao của huyện, chủ yếu phục
vụ các giải thi đấu thể thao do huyện tổ chức; số lượng người dân tham gia còn hạn
chế. Hiện tại xã có 1 sân bóng đá tại ấp Tiền; còn lại chủ yếu là các sân bóng đá,
bóng chuyền mang tính tự phát ở các bãi đất trống chứ chưa vào quy hoạch bài
bản; các môn thể thao khác (cầu lông, cờ tướng,…) chưa có sân chơi rõ ràng mà
chỉ tập trung tại các quán cà phê ven đường hoặc nhà dân tự phát.
Để phục vụ tốt nhu cầu tập luyện thể thao, rèn luyện sức khoẻ cho người dân
tại đây, cần tiến hành xây dựng các khu văn hoá - thể thao đạt chuẩn. Hiện tại xã
đã có diện tích 11.000m2, 6.000m2 và 3.000m2 dự kiến xây dựng các trung tâm
phục vụ văn hóa thể dục thể thao cộng đồng nhưng còn khó khăn về kinh phí.
2.6. Chợ
- Xã Tân Thông Hội có 1 chợ trung tâm xã với khoảng 350 tiểu thương tham
gia buôn bán. Mặt hàng chủ yếu là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người
11
dân. Riêng tại 4 ấp đô thị hóa, dân cư tập trung hình thành khu buôn bán nhỏ và
khu dịch vụ ăn uống điểm của xã. Trên địa bàn xã có 345 quán kinh doanh thức ăn
đường phố, 26 quán giải khát ven đường, 58 quán kinh doanh cố định và 11 cơ sở
chế biến. Ngoài ra còn có khoảng 300 hộ dân buôn bán nhỏ tại gia và 45 điểm kinh
doanh trong lĩnh vực giải trí (Internet, hồ bơi,...).
Như vậy, tổng số điểm hoạt động thương mại, dịch vụ của xã là 1.135 điểm,
trong đó có 290 điểm có giấy phép kinh doanh, 141 điểm điểm kinh doanh ăn uống
có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, còn lại là các điểm
kinh doanh tự phát.
- Hiện nay tình hình Chợ của xã chưa đạt chuẩn cần nâng cấp là 01 chợ.
- Ngoài ra còn có 1 siêu thị đã được quy hoạch tại ấp Hậu từ rất lâu nhưng
chưa tiến hành xây dựng. Xin được kiến nghị xây dựng phục vụ đời sống cư dân.
2.7. Bưu điện:
- Xã có 1 bưu điện văn hóa đạt chuẩn (tại ấp khu vực nông nghiệp) với diện
tích 0,2 ha, hiện đang vận hành và phục vụ tốt nhu cầu người dân. Tuy nhiên,
hướng tới cần nâng cấp cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và cần xây dựng thêm 01
bưu điện mới tại ấp Hậu (trong khu văn hóa-thể thao tương lai), gắn với việc xây
dựng thư viện để phục vụ tốt hơn nhu cầu người dân trong quá trình đô thị hoá.
- Ngoài ra tại mỗi ấp của xã đều có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông và
đều có đường truyền internet đến ấp. Do đó người dân nơi đây rất thuận lợi trong
việc liên lạc, nắm bắt và trao đổi thông tin.
- Về Hệ thống thông tin liên lạc: toàn xã có 12.300 điện thoại di động, số điện
thọai cố định là 2.425 cái; bình quân 3 hộ thì có 1 máy điện thọai cố định. Tổng số
máy vi tính là 645 (chiếm 8%), số vi tính kết nối internet là 160 máy, bình quân 12
hộ thì có 1 hộ có vi tính, nhưng bình quân 50 hộ thì có 1 hộ có vi tính kết nối
internet.
- Toàn xã Tân Thông Hội có 18 điểm truy cập Internet đang hoạt động. Địa
điểm kinh doanh phân bố đều trên 9/10 ấp, duy chỉ có 1 ấp (ấp Tiền) hiện tại là
chưa có điểm truy cập.
- Thư viện của xã: xã đã có quy hoạch địa điểm xây dựng thư viện tiêu chuẩn
quốc gia với diện tích 3.000m2. Kinh phí xây dựng từ 05 đến 10 tỷ đồng và hệ
thống đầu sách sẽ được Viện Công nghệ viễn thông thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam tài trợ (đã hứa tại buổi Hội Nghị sơ kết 2 năm thực hiện Mô hình
nông thôn mới ấp Chánh tháng 12/2008), nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Kiến
nghị các cấp chính quyền tác động đơn vị tài trợ thực hiện sớm dự án này.
2.8. Nhà ở dân cư nông thôn
- Tổng số nhà ở trên địa bàn xã là 7.075 căn, diện tích xây dựng ước khoảng
40.000 m2; trong đó: có khoảng 05% nhà cấp 2, còn lại hầu hết là nhà cấp 3
(tường gạch, mái tole, ngói).
- Xã đã cơ bản xóa nhà tranh tre và chỉ còn 23 căn nhà tạm bợ (tỷ lệ 0,33%),
đang được chính quyền xã vận động xây dựng nhà tình thương.
12
Nhìn chung, người dân tại xã Tân Thông Hội đã sinh sống tại đây từ rất lâu
đời. Đất đai, nhà cửa từ tổ tiên để lại, nên phần lớn chưa chuyển mục đích sử dụng
đất. Việc xây dựng, sửa chữa lại nhà ở cũng mang tính tự phát, chưa theo quy
hoạch nhất định. Do đó, ảnh hưởng đến mỹ quan chung của đô thị tương lai. Trong
thời gian tới, chính quyền xã sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong công tác tuyên truyền, xác
nhận chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch cũng như trong việc xem xét,
cấp phép xây dựng cho người dân.
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
3.1. Kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế: Tân Thông Hội là xã nông nghiệp nông thôn ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh, song lại là xã có tốc độ đô thị hoá nhanh, cơ cấu kinh tế
hiện nay:
“Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – Nông nghiệp – Thương mại, dịch vụ” với tỷ
lệ : 55% - 25% - 20%.
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành

Ngành Giá trị sản xuất Tỷ lệ (%)


(triệu đồng)
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 514.491 55
- Nông nghiệp 233.859 25
- Thương mại, dịch vụ 180.087 20
Tổng 953.438 100
Nguồn: UBND xã Tân Thông Hội
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu ngành sản xuất

20

55
25

Công nghiệp Nông nghiệp Thương mại dịch vụ


- Thu nhập bình quân đầu người: # 18,6 triệu đồng/người/năm (là xã có kinh
tế ở mức trung bình khá của huyện).
- Số lượng hộ nghèo theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm: 1.776 hộ, chiếm
tỷ lệ 21,92% trên tổng số hộ toàn xã. Đây là tỷ lệ khá cao, nếu không quan tâm
13
đúng mức sẽ gây hạn chế tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của xã; ; theo tiêu chí
giai đoạn 2 của thành phố với mức 6 triệu đồng/người/năm: 23 hộ (tỷ lệ
0,28%/tổng số hộ).
- Nông nghiệp: Nông nghiệp giữ vai trò khá quan trọng trong cơ cấu kinh
tế, chiếm tỷ trọng 25 % tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế, tỷ trọng chăn nuôi
tăng dần trong sản xuất nông nghiệp. Do ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hoá nên diện
tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua từng năm, tuy nhiên nhờ áp dụng tiến
bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp nên các loại cây trồng, vật nuôi có phần
ổn định.
+ Lĩnh vực trồng trọt: diện tích canh tác các loại cây trồng gồm: Cây hàng
năm gồm các loại: cây lúa 60 ha, cây rau các loại 90 ha, cây đậu 4 ha và cây lâu
năm như: vườn cây ăn quả 20 ha, hoa lan, cây kiểng 8 ha, cây lâm nghiệp 97 ha;
+ Lĩnh vực chăn nuôi: Hiện tại tổng số vật nuôi trên địa bàn xã có khoảng
6.750 con, trong đó quy mô đàn heo 4.500 con, bò thịt 800 con, bò sữa 1.050 con
và cá sấu là 400 con.
Hiện tại, sản xuất nông nghiệp của xã tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong
thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu đô thị hoá, xã chú trọng khuyến khích nhân dân
đẩy mạnh sản xuất các loại cây con có giá trị cao:
- Về trồng trọt: chủ yếu đẩy mạnh gieo trồng rau an toàn, hoa lan, cây kiểng;
- Về chăn nuôi: duy trì ổn định đàn bò sữa từ 1.100 – 1.500 con;
- Về thuỷ hải sản: tập trung nuôi cá thịt và cá kiểng phục vụ nhu cầu xuất
khẩu.
Bảng 1.4: Phân tích SWOT hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại xã

Điểm mạnh Điểm yếu


- Gần Thành Phố, thị trường tiêu - Chưa ứng dụng các mô hình kỹ
thụ lớn hàng nông sản: thịt, hoa, thuật mới vào nuôi trồng
cây kiểng, cá cảnh, sữa… - Số lượng lao động nông nghiệp
- Có tuyến đường huyết mạch giảm dần và đa phần là LĐ lớn
xuyên Á, đường giao thông thuận tuổi.
lợi. - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,
- Cán bộ xã nhiệt tình và được sự đa số là hộ gia đình nông nghiệp.
tín nhiệm của người dân. - Việc sử dụng máy móc cơ khí trong
- Địa hình khí hậu thuận tiện phát SXNN ít, đa phần là lao động thủ
triển trồng trọt, chăn nuôi công.
- Có cây trồng vật nuôi hiệu quả: - Chưa có hệ thống tiêu thụ.
hoa lan, bò sữa - Thiếu thông tin sản xuất nông
nghiệp; thông tin liên lạc trong hệ
thống chính quyền yếu (Fax,
internet..)
14

- Thiếu cơ sở chế biến và bảo quản


sau thu hoạch.
- Chưa có thương hiệu nông sản
Cơ hội Thách thức
- Thành phố đang triển khai chương - Đất nông nghiệp giảm dần do tốc độ
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông đô thị hoá diễn ra quá nhanh.
nghiệp kèm theo các chính sách hỗ trợ - Đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng
kỹ thuật, vốn, đầu tư CSHT. nông sản ngày càng cao của người
- Trung tâm giao dịch nông sản tại tiêu dung.
huyện Củ Chi ra đời. - Môi trường của đô thị hóa.
- Cầu thị trường tiêu thụ trong nước - Sự cạnh tranh với sản xuất quy mô
lớn. lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến
- Gần thị trường tiêu thụ - Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
- Đất đai khí hậu thích hợp với SXNN.

3.2. Lao động:


- Số lao động trong độ tuổi: 23.682 người, chiếm 85% dân số toàn xã. Trong
số đó, 20.659 (87%) lao động đang có việc làm ổn định; 1.604 (7%) lao động đang
trong tình trạng thất nghiệp, chưa có việc làm và 1.419 (6%) người còn đang đi
học.
- Cơ cấu lao động đang làm việc(%): theo các ngành Nông nghiệp - công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, dịch vụ của xã theo tỷ lệ tương ứng:
39 – 38 – 23;
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động

Thương mại -
Dịch vụ Nông nghiệp
(23%) (39%)

Công nghiệp
- TTCN
(38%)

- Lao động phân theo kiến thức phổ thông như sau:
15
 Bậc tiểu học :chiếm 20,5%, chủ yếu ở lứa tuổi 45 – 60,
 Bậc trung học cơ sở :chiếm 55,0%,
 Bậc Trung học phổ thông :chiếm 24,5%.
- Lao động phân theo trình độ chuyên môn: Trong 23.682 lao động của xã,
chỉ có khoảng 5.000 lao động đã qua đào tạo chuyên môn, phân ra như sau:
 Sơ cấp : (3 tháng trở lên) 60 %, tỷ lệ trong nông nghiệp 15%.
 Trung cấp : 35 %, tỷ lệ trong nông nghiệp 5%.
 Đại học : 05%, tỷ lệ trong nông nghiệp 10%.
- Trong nhiều năm qua, nâng cao đời sống cho người lao động được Đảng bộ,
chính quyền xã rất quan tâm. Hàng năm giải quyết lao động cho các doanh nghiệp
đạt 400 - 600 người. Mặc khác, qua các nguồn vốn vay quỹ Quốc gia giải quyết
việc làm đã giải quyết việc làm thời vụ cho nhiều người dân. Số vốn phát vay từ
các nguồn hàng năm bình quân 5 tỷ đồng.
3.3. Hình thức tổ chức sản xuất:
Như đã nói ở phần trên, xã Tân Thông Hội chịu tác động khá lớn của quá
trình đô thị hóa, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần. Do đó số lượng trang
trại, hợp tác xã hay tổ hợp tác trên địa bàn hiện tại không nhiều:
- Về nông nghiệp: có 2 trang trại chăn nuôi heo (trên 60 nái/trang trại), một
hợp tác xã chăn nuôi với bò sữa với 50 xã viên, thu mua 90 tấn sữa/tháng; một
doanh nghiệp cá kiểng với sản lượng 12 triệu cá kiểng/năm (doanh thu 5,4 triệu
USD) - đây là tiền đề tốt để nông dân ký kết hợp đồng gia công sản xuất theo
hướng nông nghiệp đô thị.
- Về thương mại dịch vụ có 1 HTX quản lý và kinh doanh chợ với 170 xã
viên và 54 doanh nghiệp khác trên các lĩnh vực may gia công quần áo, làm giày,
may giỏ...
4. Văn hoá, xã hội và môi trường
4.1. Văn hoá - giáo dục:
- Ranh giới hành chính xã Tân Thông Hội được phân chia thành 10 ấp, trong
năm 2008 có 08/10 ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hoá, đạt tỷ lệ 80%; 02 ấp còn lại
không đạt là do vi phạm về số lượng trường hợp sinh con thứ 3 (quá 3 trường
hợp/1 ấp); 92% gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình Văn hóa. Hoạt động lễ hội trên địa
bàn xã định kỳ được diễn ra vào tháng 2 hàng năm tại đình Tân Thông Hội
- Phổ cập giáo dục trung học: xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học
(tỷ lệ 73,08%/qui định đạt chuẩn là 70%).
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ
túc, học nghề) trong năm 2008 là 93,10%.
4.2. Y tế
16
- Xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về nhân sự với 10 giường bệnh và 07
y, bác sỹ. Trạm y tế của xã được đầu tư trang thiết bị, nhưng vẫn còn chưa đủ so
với chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và với nhu cầu người dân; tuy nhiên cũng đã
thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ người dân và cộng đồng. Bình quân hàng
năm, trạm tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho khoảng 12.000 lượt người và
kết hợp với UBND xã vận động các đoàn y bác sĩ bệnh viện của Thành phố khám
và điều trị miễn phí cho 600 lượt người trong năm qua.
- Song song việc khám và điều trị bệnh, trạm y tế cũng không ngừng đẩy
mạnh vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hình thức bảo hiểm. Nhờ đó,
lượng người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế khá cao, khoảng 21.540 lượt
người, chiếm tỷ lệ 51% dân số toàn xã. Điều đó cho thấy người dân tại đây luôn
nêu cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Từ đó
góp phần bảo vệ tốt sức khỏe cho cộng đồng và xã hội.
4.3. Môi trường
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh: 100% hộ dân tại xã đều dùng nước
giếng khoan ở tầng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, không có hộ dân nào sử dụng
nguồn nước máy. (Trước năm 2008, tại xã đã có nguồn nước máy phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất, toàn xã có 52 hộ sử dụng nguồn nước máy, tuy nhiên, hiện nay
các hộ đã ngưng hợp đồng và chỉ sử dụng nguồn nước giếng khoan).
- Tỷ lệ hộ có xây dựng đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn
là 50%; đa số hộ dân đều có nhà tắm, hố xí đạt chuẩn, nhưng bể đựng nước thì
khoảng 50% (đa số dùng lu hoặc ống bêtông dựng lên chứa nước sinh hoạt – như
đặc thù miền Đông Nam bộ).
- Tình hình xử lý chất thải: toàn xã có 2.900 hộ dân (36% số hộ xã) có đăng
ký thu gom rác tập trung. Các hộ khác tự tiêu huỷ theo hình thức chôn hoặc đốt tại
nhà. Đối các hộ chăn nuôi đã xây dựng và sử dụng hầm 72 Biogas và cách thức xử
lý rác hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất không có chất thải gây nguy hại cho môi
trường tuy nhiên một số cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho công
nhân đạt chuẩn về môi trường.
Hiện tại xã đang tiếp tục vận động số hộ còn lại tham gia đăng ký thu gom
rác tập trung để bảo vệ môi trường và sức khoẻ của người dân.
- Rãnh, cống thoát nước: Số km rãnh thoát nước trong thôn xóm: 139 km,
trong đó: đã có 2km cống hộp đạt chuẩn, hiện còn 137 km chưa đạt yêu cầu tiêu
thoát nước (mương 2 bên đường giao thông). Tỷ lệ này khá lớn, đề xuất trong thời
gian tới cần xây dựng tập trung hệ thống này để góp phần làm sạch môi trường,
đảm bảo sức khoẻ người dân.
- Nghĩa trang: Trên địa bàn xã có 5 nghĩa trang, trong đó đã được quy hoạch
và có quy chế quản lý là 1 nghĩa trang, còn lại 04 cái chưa được quy hoạch và cũng
chưa có quy chế quản lý.
- Tình hình chung về môi trường và quản lý môi trường trên địa bàn xã: Cố
gắng kiểm tra nhằm giảm thiểu thấp nhất ô nhiễm môi trường trên địa bàn; tập
trung kiểm tra mạnh hơn tại 54 cơ sở SX – KD, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên
17
truyền, tập huấn về phương pháp và cách thức thực hiện bảo vệ môi trường cho
dân thông qua các lớp: Hướng dẫn sử dụng nước hợp vệ sinh, đã xây dựng và sử
dụng hầm 72 Biogas, cách thức xử lý rác hợp vệ sinh,…

5. Hệ thống chính trị


5.1. Hệ thống chính trị của xã: gồm,
- 01 Đảng bộ cơ sở: có 21 chi bộ trực thuộc, với 323 đảng viên. Trong đó 10
chi bộ ấp, 3 chi bộ cơ quan và 8 chi bộ trường học.
- UBND xã: thực hiện mô hình 1 cửa liên thông về cải cách hành chính khá
nề nếp. Trình độ cán bộ công chức không ngừng được nâng cao với 39 người,
gồm: 11 cán bộ công chức; 11 cán bộ chuyên trách (hợp đồng trong chỉ tiêu biên
chế); 17 cán bộ không chuyên trách (hợp đồng). Trong đó:
 Tốt nghiệp Đại học : 04 người;
 Đang học đại học : 22 người; (năm thứ 4: 10
người, năm thứ 2 và năm thứ 3: 12 người)
 Tốt nghiệp trung cấp : 06 người
 Tốt nghiệp trung học phổ thông : 05 người;
 Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông : 02 người.
Về Trình độ chính trị: Cao cấp 04 người, trung cấp 14 người.
Như vậy trình độ cán bộ công chức của xã đạt chuẩn theo quy định khoảng
50 %, trong thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa.
- Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: hoạt động xuất sắc, hàng năm đều
đứng đầu cụm thi đua và đạt từ hạng nhất đến hạng ba cấp huyện.
 Mặt trận tổ quốc: có 10 ban công tác mặt trận ở 10 ấp với 118 thành viên.
 Hội Cựu chiến binh: có 10 chi hội trực thuộc với 237 hội viên.
 Hội LH Phụ nữ: có 10 chi hội, tổng số hội viên của hội là 4.880 người.
 Hội Nông dân: có 10 chi hội với 1.378 hội viên.
 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: có 15 chi đoàn với 121 đoàn viên.
5.2. Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn:
Tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn cơ bản ổn định. Tuy nhiên, do xã
đang trong quá trình đô thị quá, dân nhập cư phát triển nhanh, tiềm ẩn những tệ
nạn và trật tự an toàn xã hội. Trong năm 2008, trên địa bàn xã không để xảy ra
trọng án, thưa kiện đông người, không có tệ nạn mãi dâm; về tiêm chích, sử dụng
ma túy, đã phát hiện và lập hồ sơ đưa đi cai nghiện ma túy 3 đối tượng (dân lao
động nhập cư).
Nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn được ổn định và
phát triển kinh tế, đã có sự chỉ đạo xuyên suốt từ cấp ủy Đảng đến Chính quyền xã.
18
Cụ thể, định kỳ giao ban giữa thường trực Đảng ủy với các ban, hội đoàn thể, bí
thư chi bộ 10 ấp vào sáng thứ hai hàng tuần, giao ban trong thường trực Đảng ủy
vào mỗi chiều thứ sáu.

6. Các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã.
Trong thời gian qua, trên địa bàn xã Tân Thông Hội được quy hoạch và đầu
tư khá nhiều dự án phát triển, tuy nhiên số lượng các dự án đang triển khai lại rất
hạn chế. Các dự án này tập trung tại 04 ấp nông nghiệp nằm trong khu đô thị Tây
Bắc của thành phố đang triển khai, cụ thể:
- Dự án xây dựng sân Golf: 215 ha do nước ngoài (Hàn Quốc) đầu tư;
- Dự án xây dựng nhà máy nước Kênh Đông: 48 ha do Công ty cấp nước
kênh Đông thực hiện;
- Dự án xây dựng Khu công nghiệp Tân Phú Trung nằm trong xã Tân Thông
Hội 34 ha;
- Dự án xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới ấp Chánh với tổng kinh
phí 22 tỷ đồng;
- Dự án xây dựng Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại ấp Chánh do
nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vận động Cty Him Lam tài trợ với tổng số tiền:
37 tỷ đồng.
Ngoài ra, các dự án đã được quy hoạch tại 4 ấp đô thị và 2 ấp nông thôn còn
lại (đã nói trong phần quy hoạch ở trên) hiện còn trên giấy, chưa triển khai, xây
dựng. Kiến nghị thúc đẩy nhanh việc thực hiện các dự án này để việc quy hoạch
sớm đi vào thực tiễn; qua đó đáp lại lòng mong muốn, giải tỏa nỗi hoang mang của
người dân trong thời gian qua.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi, mặt đạt được:
- Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành
hàng dịch vụ phát triển như giao thông vận tải, giao thương buôn bán…
- Điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên tự nhiên của xã thuận lợi cho trồng
trọt chăn nuôi, phát triển kinh tế của xã.
- Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện đã phần nào đáp ứng được
sản xuất nông lâm ngư nghiệp, Thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư.
- Nhìn chung giáo dục, y tế sức khoẻ cộng đồng đã được quan tâm đúng đắn
nên công tác giáo dục y tế cộng đồng đạt được nhiều thành tích khích lệ, giáo dục
đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân địa phương và công tác y tế sức khoẻ
cộng đồng đã triển khai nhiều chương trình khám và chữa bệnh đến bà con nông
dân của xã.
19
- Lực lượng lao động trẻ dồi dào, đây là yếu tố quan trọng cho quá trình hiện
đại hoá công nghiệp hoá nông thôn.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, ấp năng động nhiệt huyết đã được bà con nông
dân tín nhiệm tin tưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện
các chương trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội.

2. Khó khăn, hạn chế:


- Xã có tốc độ đô thị hoá nhanh, lượng dân nhập cư nhanh, nhiều là 1 thách
thức cho xã trong việc giải quyết lao động, phát triển kinh tế cũng như trong đảm
bảo an toàn trật tự xã hội trên địa bàn.
- Tuy vị trí rất thuận lợi cho phát triển dịch vụ, nhưng cơ sở hạ tầng và nội
lực hiện tại chưa đồng bộ. Do đó, chưa đáp ứng được với tiềm năng phát triển sản
xuất các ngành kinh tế ở quy mô lớn.
- Lực lượng lao động trẻ tuy dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo
chuyên môn, chưa đủ năng lực cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới vào phát triển, sản xuất.
- Thiếu khu vui chơi sinh hoạt giải trí cho người dân địa phương như trung
tâm văn hóa thể dục thể thao, công viên cây xanh,…
3. Đánh giá hiện trạng mức độ đạt theo tiêu chí quốc gia
- 9 tiêu chí có tỷ lệ đạt từ 85 – 95% là thủy lợi, điện, bưu điện, hình thức tổ
chức sản xuất, y tế, văn hóa, nhà ở dân cư, an ninh-trật tự xã hội và hệ thống tổ
chức chính trị xã hội.
- 2 tiêu chí có tỷ lệ đạt từ 60 – 85% là môi trường và quy hoạch.
- 7 tiêu chí có tỷ lệ đạt từ 35 – 60% là giao thông, trường học, cơ sở vật chất
văn hóa, chợ nông thôn, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động và giáo dục.
20

PHẦN HAI
NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TÂN THÔNG HỘI
************
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
1. Mục tiêu chung:
- Xây dựng xã Tân Thông Hội trở thành xã nông thôn mới thời kỳ CNH -
HĐH thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân nông thôn được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có
các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ… nâng cao
sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Xây dựng xã Tân Thông Hội trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp
tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ - nhằm tổng kết rút
kinh nghiệm về nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách, trách nhiệm và mối
quan hệ giữa các cấp, các ngành của hệ thống chính trị … làm cơ sở nhân rộng cho
các xã khác sau năm 2011.
2. Các chỉ tiêu chính
- Thu nhập bình quân đầu người năm tăng gấp 1,5 lần so với bình quân chung
toàn huyện Củ Chi tức khoảng 27,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn
thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): giảm 3%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nhiệp - Dịch vụ - Nông
nghiệp theo tỷ lệ: 50% - 35% - 15%. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
(tỷ lệ lao động ở độ tuổi làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm bình
quân 10 – 15%/năm. Đào tạo nghề cho trên 1.000 lao động; 55% nông dân được
trang bị kiến thức nông nghiệp và quản lý. Giải quyết việc làm cho 1.500 lao động.
- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả
cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh. Trong đó quy hoạch sản xuất Rau an toàn 95 – 120
ha; Hoa cây kiểng: 30 ha; Cá cảnh: 5 ha; Cỏ: 70 ha; Bò sữa, thịt: 3.000 con; Heo:
6.000 con; Thủy đặc sản khác: 20 ha.
- Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận
tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản. Với tuyến xã tới các
ấp được nhựa hóa (12,0 km); trục nối giữa các ấp, tổ trong ấp, liên tổ được cứng
hóa không lầy lội vào mùa mưa (38,1 km).
21
- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ
thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học.
- Xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn với 10/10 ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn
hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98%; tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể
thao thường xuyên đạt 50% và tham gia các hoạt động văn nghệ đạt 20%; tỷ lệ
đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa đạt 85%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ hộ sản xuất
nông nghiệp và cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường 85%; Hình thành đưa vào
hoạt động 2 tổ thu gom rác dân lập và thành lập 10 tổ vệ sinh ấp; Quy hoạch, xây
dựng quy chế quản lý nghĩa trang đạt chuẩn 100%.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng, hoạt động của các
hội, đoàn thể thông qua việc vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên làm nòng
cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn
là 100%; hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và tổ chức đoàn thể chính trị đạt
tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh và từ tiên tiến trở lên. An ninh trật tự xã hội luôn
được giữ vững.
3. Các phương châm thực hiện đề án.
a. Mô hình nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực
của cộng đồng địa phương. Ngân sách thành phố hỗ trợ một phần trực tiếp để phát
huy sự đóng góp của người dân và cộng đồng.
b. Các hoạt động cụ thể của từng mô hình thí điểm do chính người dân ở mô
hình tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định
thông qua cộng đồng; Các cấp uỷ Đảng và Chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, tổ
chức điều hành quá trình thực thi chính sách, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ
vốn, kỹ thuật, nguồn lực hoạch định và tạo điều kiện, động viên tinh thần... cho
người dân thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng.
c. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội. Trước hết, phát động phong trào toàn dân thi đua thực hiện. Tùy tình hình cụ
thể để đưa ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành một số chỉ tiêu cho từng năm và cả
giai đoạn; phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường, vươn lên của
nông dân; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn
hoá phong phú làm nền tảng tinh thần của giai cấp nông dân, tạo động lực cho quá
trình xây dựng nông thôn mới.
4. Nguyên tắc thực hiện
a. Mô hình nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội
lực của cộng đồng địa phương;
b. Các hoạt động cụ thể do chính người dân tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở
bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định thông qua cộng đồng;
c. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội.
5. Giới hạn phạm vi đề án.
22
* Về nội dung:
+ Đề án đề ra các mục tiêu nhằm xây dựng và hoàn thành kế hoạch phát triển
tổng thể xã theo các tiêu chí nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành
theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, trong đó tập trung vào các nhóm
vấn đề như: Quy hoạch; Hạ tầng kinh tế - xã hội; Kinh tế và tổ chức sản xuất; Văn
hoá - xã hội - môi trường; Hệ thống chính trị được nghiên cứu vận dụng trên địa
bàn 2011.
+ Đề án tập trung đánh giá và đề xuất đổi mới một số cơ chế chính sách để
người dân tự ý thức, trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn của mình gắn với
viện trao quyền xây dựng NTM cho cộng đồng cơ sở, phát huy dân chủ ở cơ sở,
huy động tốt hơn nguồn lực và đẩy nhanh hơn tiến độ xây dựng nông thôn; cơ chế
quản lý sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư hạ tầng nông thôn trên cơ sở nhà nước
và nhân dân cùng làm, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản…
* Thời gian thực hiện đề án: 3 năm từ 2009 đến 6/2011 và một số định hướng
đến 2015.
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Công tác Quy hoạch
Xây dựng giải pháp nhằm đảm bảo ổn định dài hạn công tác quy hoạch để
nhân dân an tầm đầu tư phát triển sản xuất. Quy hoạch công nghiệp - nông nghiệp -
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch xây dựng
kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại hơn trước nhưng phải đảm bảo việc
kế thừa tối đa những công trình đã có, bổ sung, nâng cấp khi cần thiết; chỉ xây
dựng mới theo đúng tiêu chuẩn các công trình mới phù hợp với điều kiện xã.
1.1. Quy hoạch sử dụng đất:
- Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi đã phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2010.
Bảng 2.1: Quy hoạch sử dụng đất đến 2010

STT CHỈ TIÊU ĐVT 2010


Diện tích tự nhiên, trong đó: Ha 1.788,14
1.011,53
I Diện tích đất nông nghiệp Ha
997,69
1 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ha
630,24
1.1 Đất trồng cây hàng năm Ha
259,92
1.1.1 Lúa (nước) Ha
370,32
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại Ha
367,45
1.2 Đất trồng cây lâu năm Ha
13,84
2 Đất nuôi trồng Thủy sản Ha
0
3 Đất nông nghiệp khác Ha
23

STT CHỈ TIÊU ĐVT 2010


776,61
II Đất phi nông nghiệp Ha
143,17
1 Đất ở Ha
600,13
2 Đất chuyên dùng Ha
3,72
3 Đất tôn giáo Ha
20,48
4 Đất nghĩa trang Ha
0,27
5 Đất sông suối và mặt nước Ha
8,84
6 Đất phi nông nghiệp khác Ha
0
III Đất chưa sử dụng Ha
(Nguồn: UBND xã Tân Thông Hội)
- Trong kế hoạch đến 2010, đề án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã
theo bảng 2.1, như sau:
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1.788,14 ha. Trong đó diện tích đất nông
nghiệp 1.011,53 ha đa phần xen cài trong khu dân cư, chiếm 56,6% diện tích của
xã; đất phi nông nghiệp 771,61 ha.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 997,69 ha (gồm: diện tích đất trồng cây
hàng năm 630,24 ha, đất trồng cây lâu năm 367,45 ha); còn lại 13,84 ha đất nuôi
trồng thuỷ sản và 0,0 ha đất nông nghiệp khác.
* Nội dung thực hiện:
- Bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và tầm nhìn đến 2025 cho xã Tân
Thông Hội hoàn thành vào năm 2010;
- Khái toán kinh phí: 1.200,0 triệu đồng
Ngân sách thành phố: 1.200,0 triệu đồng.
1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội môi trường theo chuẩn mới:
theo báo cáo hiện trạng chưa thực hiện.
* Nội dung thực hiện:
Hoàn thành quy hoạch vào năm 2010;
* Khái toán kinh phí: 1.000,0 triệu đồng
Ngân sách thành phố: 1.000,0 triệu đồng.
1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện
có:
* Nội dung thực hiện:
Về quy hoạch chung : sẽ hoàn thành năm 2009;
Về quy hoạch chi tiết xây dựng (Tỷ lệ 1/2000), cụ thể như sau:
24
Tại 4 ấp phía Nam của xã (ấp Thượng, Trung, Chánh, Tiền): nằm trong quy
hoạch khu đô thị Tây Bắc của thành phố với diện tích 1.200 ha. Có định hướng
như sau:
- Khu vực từ kênh N46 tới tiếp giáp huyện hóc Môn và tỉnh Long An
(vùng bưng), khoảng 700 ha: thực hiện đền bù, giải toả, giao đất cho khu đô thị
Tây Bắc thành phố (đã có 3 dự án triển khai 297 ha).
- Khu vực từ kênh N46 trở vào Quốc lộ 22 (500 ha), định hướng quy hoạch
chỉnh trang nhà ở nông thôn gắn sản xuất nông nghiệp đô thị với khuôn viên đất từ
400 m2 – 1200 m2 /nhà. Dự kiến:
Năm 2010 (quý 1): Hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000;
Tại 4 ấp đô thị hoá (Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Tân Định): với diện
tích 250 ha được UBND huyện Củ Chi quy hoạch vào khu dân cư thị trấn. Dự
kiến:
Năm 2010 (quý 1): Hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000;
Tại 2 ấp nông nghiệp (ấp Hậu và Bàu Sim): với phần diện tích còn lại
438,14 ha, được quy hoạch cụ thể sau:
- Khu dân cư Tân Thông 1 nằm trên địa bàn ấp Hậu với diện tích 123 ha;
- Khu dân cư Tân Thông 2 được quy hoạch diện tích 154 ha, bao gồm 1
phần của 2 ấp nông nghiệp (80ha) và 1 phần của xã Phước Vĩnh An (74ha);
- Khu tái định cư khoảng 43,5 ha, trong đó 32 ha thuộc về 2 ấp nông
nghiệp, còn lại thuộc về xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.
Dự kiến nội dung thực hiện:
Năm 2010 – 2011: Hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000;
* Khái toán kinh phí: 2.000,0 triệu đồng.
- Ngân sách thành phố: 2.000,0 triệu đồng.
2. Công tác Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội
2.1. Giao thông
* Mục tiêu
Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hiện đại, chất lượng bảo đảm thuận
tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản, là tiền đề hình thành
vùng sản xuất hàng hoá lớn; góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về kinh tế
cũng như trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị. Kiên cố hoá đường giao
thông nông thôn sẽ thúc đẩy kinh tế xã phát triển, tạo diện mạo mới cho nông thôn.
Khi kinh tế phát triển và tạo ra giá trị hàng hoá lớn, người dân có thu nhập cao thì
cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó có giao thông nông thôn tiếp tục được củng cố,
nâng cấp.
Tập trung phát triển đồng bộ và bền vững mạng lưới giao thông của xã, bảo
đảm:
25
- Đường nối giữa các xã hay từ trung tâm hình chính xã tới các ấp được
nhựa hóa hay bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật;
- Đường trục nối giữa các ấp, xóm được cứng hóa đạt chuẩn kỹ thuật;
- Đường liên nối giữa các tổ trong ấp, liên tổ sạch và không lầy lội vào mùa
mưa.

* Nội dung thực hiện


- Cải tạo nâng cấp bê tông, nhựa, sỏi đỏ: 50,1 km bao gồm các loại đường:
(đính kèm phụ lục danh mục đường giao thông dự kiến xây dựng và nâng
cấp)
+ Mở rộng, nâng cấp đường trục xã (rộng 8m): 8,0 km; (2,0 tỷ/km= 16,0 tỷ)
+ Nâng cấp đường cấp phối, sỏi đỏ lên nhựa nóng (rộng 6m): 4,0 km (1,0
tỷ/km=4,0 tỷ)
+ Nâng cấp tuyến đường liên tổ, đường đất nông thôn (rộng 6m) : 38,1 km
(0,8 tỷ/km = 30,5 tỷ)
Tiến độ thực hiện: năm 2009: 5,7 km; năm 2010: 35,8 km; năm 2011: 8,6 km;
- Cống thoát nước qua quốc lộ 22: 1 cái. Giúp tiêu thoát nước khu dân cư 4
ấp (Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến và Tân Định). Ước kinh phí: 500,0 triệu đồng.
* Khái toán kinh phí: 66.000,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ chương trình TW: 4.000,0 triệu đồng;
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 45.000,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 17.000,0 triệu đồng.
2.2. Thủy lợi
* Mục tiêu
Hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông
nghiệp và dân sinh, cụ thể:
- Trong điều kiện bình thường, hệ thống thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới đến
đồng ruộng, nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Đảm bảo tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp và khu dân cư không bị
ngập úng.
- Cải tạo kênh mương kết hợp phục vụ giao thông nông thôn.
* Nội dung thực hiện
Kênh mương: 2,8 km, bao gồm các tuyến:
+ Nạo vét thông thoáng lòng kênh cấp 2 số 5,6,7,8 dài 10,0 km = 3.000,0
triệu đồng.
26
+ Kênh cấp 2 - N31.14 dài 2,5 km: cải tạo, nâng cấp kết hợp xây dựng
đường giao thông liên tổ với bề ngang 6 m. Ước kinh phí: 2.000,0 triệu đồng.
* Khái toán kinh phí: 5.000,0 triệu đồng
- Hỗ trợ từ ngân sách TP : 5.000,0 triệu đồng;

2.3. Điện
* Mục tiêu
Mạng lưới điện phân phối tại xã được cải tạo và phát triển nhằm đáp ứng các
yêu cầu về an toàn, độ tin cậy, môi trường và thuận lợi - hiệu quả kinh tế cho
người sử dụng. Cụ thể:
- Hệ thống điện đảm bảo nội dung về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân
phối, đường dây hạ thế, chất lượng điện áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo
vệ.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ mạng lưới điện quốc gia
đạt 100%.
- Vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các
thiết bị điện tiết kiệm (đèn huỳnh quang thay thế đèn dây tóc).
* Nội dung thực hiện
- Nâng cấp trạm biến áp (trong năm 2010 và 2011): 02 trạm, công suất: 150
KVA/1 trạm, 1.000,0 triệu đồng/trạm;
- Cải tạo hệ thống điện hạ thế phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho 10 tuyến
đường liên ấp (sữa chữa trụ, dây, đèn …) x 300,0 triệu đồng = 3.000,0 triệu đồng;
- Vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các thiết
bị điện tiết kiệm (đèn huỳnh quang thay thế đèn dây tóc): 3.000,0 triệu đồng;
- Thí điểm đưa nguồn năng lượng sạch (pin mặt trời) vào phục vụ sinh hoạt
cộng đồng: 500,0 triệu đồng.
* Khái toán kinh phí: 8.500,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng : 3.000,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép : 5.500,0 triệu đồng.
2.4. Trường học
* Mục tiêu
Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ
thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện
đúng phương châm “học đi đôi với hành”. Cụ thể:
- Xây dựng trường mầm non, nhà trẻ nhằm đáp ứng 90% trẻ được đến
trường với sự đảm bảo 100% trẻ an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch
bệnh và ngộ độc thực phẩm; 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ và sự tăng
27
trưởng của trẻ có ít nhất 85% trẻ đạt kênh A, phục hồi dinh dưỡng cho ít nhất 80%
trẻ bị suy dinh dưỡng...
- Cải tạo nâng cấp, xây dựng trường tiểu học, trung học cơ sở nhằm đảm
bảo 100% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục bậc
trung học cơ sở. Nâng cao tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi đạt ít nhất
20%, Học sinh tiên tiến đạt ít nhất 50%. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực môn loại
yếu không quá 5%. Hiệu quả đào tạo (tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu
học sau 5 năm học) đạt ít nhất 90%.
* Nội dung thực hiện
- Cải tạo nâng cấp:
+ Trường mầm non, mẫu giáo: 2 trường, 10.000,0 triệu đồng;
+ Trường tiểu học: 1 trường, 4.000,0 triệu đồng;
+ Trường trung học cơ sở và phổ thông trung học: 2 trường, 11.000,0 triệu
đồng;
- Xây dựng mới:
+ Trường mầm non: 01 trường, 25 tỷ;
+ Trường tiểu học: 1 trường, 37.000,0 triệu đồng;
+ Trường trung học cơ sở Tân Thông Hội: 1 trường, 66.800,0 triệu đồng.
* Khái toán kinh phí: 153.800,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ chương trình TW: 5.000,0 triệu đồng;
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 45.000,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 37.000,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 66.800,0 triệu đồng.
2.5. Y tế
* Mục tiêu
Thực hiện chỉ thị số 06/CT-TW về củng cố, tăng cường và hoàn thiện mạng
lưới y tế cơ sở; phát triển mạng lưới nhân viên sức khoẻ cộng đồng; phát huy vai
trò mạng lưới y tế cơ sở trong chăm sóc y tế cho người nghèo.
Cụ thể như sau:
- Cải tạo, nâng cấp trạm y tế nhằm đảm bảo việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân cùng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng dân
cư đạt kết quả tốt.
- Kịp thời đáp ứng việc khám và chữa bệnh thông thường, chăm sóc sức
khỏe trẻ em, sức khỏe sinh sản và tổ chức sơ cấp cứu bệnh nhân nặng trước khi
chuyển lên tuyến trên.
* Nội dung thực hiện
28
Cải tạo nâng cấp trạm y tế: 1 trạm
* Khái toán kinh phí: 2.000,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 2.000,0 triệu đồng.

2.6. Cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện


* Mục tiêu
- Văn hóa: hình thành trung tâm thể dục thể thao kết hợp nơi đào tạo thường
xuyên (nghề, hướng nghiệp...); Tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ,
vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa - thể thao dân
tộc trên địa bàn xã; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao, góp phần phục vụ
các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của xã, từng bước nâng cao dân trí, nâng cao mức
hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn cấp
xã.
- Chợ đạt chuẩn văn minh thương nghiệp: nơi kinh doanh các mặt hàng chủ
yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân; xây dựng và phát triển
mạng lưới thu mua các mặt hàng đặc trưng của địa phương (sản phẩm nông nghiệp
và ngành nghề nông thôn) đồng thời có các hoạt động văn hóa khác, có mục đích
quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của xã và thu hút khách du lịch.
- Cải tạo, nâng cấp bưu điện xã trở thành trung tâm phục vụ bưu chính gắn
với các điểm truy nhập dịch vụ internet ở mỗi ấp tạo điều kiện để nhân dân mở
mang kiến thức và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đưa công nghệ thông tin
về đến các ấp trong xã thông qua đầu tư nâng cấp máy truy cập Internet tốc độ cao,
bổ sung dung lượng. Xây dựng và nhân rộng mô hình truy cập thông tin trên mạng
Internet cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp hướng tới mỗi tồ chức
mỗi nhà nông một website.
* Nội dung thực hiện
- Cải tạo nâng cấp:
+ 01 chợ: 8.000,0 triệu đồng;
+ 01 bưu điện: 2.000,0 triệu đồng;
- Xây dựng mới:
+ Điểm truy cập dịch vụ internet: 01 điểm/ấp, 20,0 triệu đồng/điểm;
+ Trung tâm thể dục thể thao kết hợp giáo dục thường xuyên và 2 sân đa
năng: 15.000,0 triệu đồng.
+ Chỉnh trang đình Tân thông Hội: 10.000,0 triệu đồng
* Khái toán kinh phí: 35.200,0 triệu đồng;
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 20.600,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 14.600,0 triệu đồng;
29
2.7. Văn phòng ấp và nhà ở dân cư
* Mục tiêu
- Chỉnh trang văn phòng ấp và nhà ở các khu dân cư phù hợp với quy hoạch
phát triển, đảm bảo vẽ mỹ quan khu dân cư nông thôn ven đô;
- 100% không còn nhà tạm, dột nát;
- Tổ chức hội thi nhà mẫu nhằm định hướng các tiêu chí mẫu nhà ở nông
thôn tại địa phương với kiểu nhà đơn giản, hài hòa với không gian nông thôn; tập
quán truyền thống nhà ở vùng Đông Nam bộ làm cơ sở để người dân học tập và
xây dựng đồng bộ.
* Nội dung thực hiện
- Chỉnh sửa văn phòng ấp: 8 văn phòng x 300,0 triệu đồng/ấp = 2.400,0 triệu
đồng.
- Tổ chức hội thi thiết kế nhà mẫu nông thôn, hỗ trợ lãi vay chỉnh sửa nhà
cửa theo quy hoạch phù hợp không gian nông thôn = 2.000,0 triệu đồng;
- Xóa nhà tạm, dột nát: 23 căn, 20 triệu/căn = 460,0 triệu đồng.
* Khái toán kinh phí: 14.860,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 4.400,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 10.000,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 460,0 triệu đồng.
3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
3.1 Phương hướng phát triển các ngành sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng
cao thu nhập người dân
* Mục tiêu
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp (hoa cây
kiểng, cá cảnh , thú y, sửa chữa cơ khí nhỏ, các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi,
giải trí trong nông thôn....) theo hướng đô thị, diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh
tế cao, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Trong nông nghiệp theo quy trình kỹ
thuật theo hướng VietGAP, tưới tiết kiệm trong nhà lưới. Quy hoạch ổn định vùng
đất sản xuất nông nghiệp lâu dài để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản
(đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất, phòng chống dịch
bệnh, đào tạo kiến thức cho các chủ hộ.
- Tăng cường công tác khuyến nông, thông tin thị trường, liên kết sản xuất
đối với nông dân qua các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan đầu bờ, bồi
dưỡng kiến thức qua tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công

- Đào tạo nghề phi nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động từ
nông nghiệp sang các ngành nghề khác nhằm đáp ứng nhu cầu các khu chế xuất,
khu công nghiệp.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
30
+ Thu nhập bình quân đầu người năm tăng gấp 1,5 lần so với bình quân
chung toàn huyện;
+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm):
giảm 3%/ - 4%/năm.
+ Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (tỷ lệ lao động ở độ tuổi
làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp) giảm bình quân 5 – 10%/năm.
+ Cơ cấu cây con: Rau an toàn: 95 – 120 ha; Hoa cây kiểng: 35 ha; nấm,
rau mầm: 5 ha; Cỏ: 70 ha; Bò sữa, thịt : 2700 con; Heo : 6.000 con; Cá cảnh, thủy
đặc sản khác: 20 ha.
* Nội dung thực hiện
3.1.1. Tận dụng lợi thế của xã nằm cận khu đô thị Tây Bắc thành phố để
hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm có lợi thế cung cấp cho thị trường đầy
tiềm năng. Trước mắt, chuyển đổi diện tích cây con kém hiệu quả (lúa 60 ha),
diện tích đất bỏ hoang, cỏ năng sang xây dựng các mô hình nông nghiệp đô thị
đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh, môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế
cao:
a. Mô hình hoa lan, cây kiểng kết hợp dịch vụ vườn
- Quy mô dự kiến: 35,0 ha;
- Mô hình điển hình của nông nghiệp sinh thái đô thị, cung cấp sản phẩm
nông nghiệp cao cấp cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho cư dân thành phố. Các
chủng loại thường gặp ở mô hình này là: Mai vàng (mai ghép nhiều màu, mai tai
giảo ...), Bon sai (gồm một số loại như cùm rụm, tắc, khế, mai, cần thăng)...; Kiểng
lớn như mai chiếu thủy, kiểng lá...; Hoa cao cấp như lan cắt cành Mokara,
Dendrobium, hoa hồng; các loại cá cảnh có giá trị cao
- Mô hình không cần nhiều đất, nhưng đòi hỏi chủ hộ phải nắm vững kỹ
thuật chiết ghép, trồng, chăm sóc hoa kiểng, nuôi cá cảnh và cái nhìn tinh tế thẩm
mỹ, nhạy bèn với thị trường. Để có thu nhập khoảng 150 – 170 triệu đồng/năm,
chỉ cần khoảng 500m2 đất với tổng vốn (lưu động, cố định) khoảng 50 – 70 triệu
đồng. Đặc trưng của mô hình là không gây ô nhiễm, mà còn góp phần làm cho
cảnh quan môi trường ngày càng thêm sắc màu sạch đẹp, là những đặc điểm ưu
việt của loại mô hình này.
b. Mô hình trồng nấm, rau mầm
- Quy mô dự kiến: 5,0 ha.
- Điển hình như mô hình trồng nấm (nấm mèo, bào ngư, linh chi) cùng với
các dịch vụ cung cấp bịch giống nấm các loại, thu mua nấm ...
- Do giá trị sản phẩm cao, kết hợp làm dịch vụ, nên mô hình này không cần
nhiều đất, khoảng 500m2 là đủ để sản xuất 50.000 – 60.000 bịch nấm/vụ. Thu nhập
khoảng 150 – 180 triệu đồng/năm/hộ, với số lao động thường xuyên từ 5 – 10
người .
31
- Đây là loại mô hình cần liên kết nhiều hộ lại với nhau cùng sản xuất một
loại sản phẩm (nấm, rau mầm) nhằm tạo độ lớn của sản phẩm đáp ứng trước mắt
cho thị trường TP.
c. Mô hình trồng các loại rau ăn lá, quả an toàn
- Quy mô dự kiến: 95 – 120 ha;
- Mỗi mô hình đầu tư khoảng 10,0 – 15,0 triệu đồng cho việc lên líp, cải tạo
đồng ruộng. Mô hình cần liên kết nhiều hộ trồng rau trên một địa bàn lại với nhau
nhằm góp sức giải quyết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm.
- Với khoảng 10 vụ bình quân hàng năm, rau an toàn sẽ cho thu nhập khoảng
25,0 triệu đồng/1000m2/năm nghĩa là 250 triệu đồng/ha/năm. Một nguồn thu rất
lớn so với một số cây trồng, vật nuôi khác; chưa kể mỗi mô hình có thể giải quyết
từ 5 – 7 lao động (nhà, thuê khoán) góp phần đem lại công ăn việc làm cho xã hội.
d. Ứng dụng mô hình công nghệ cao trong chăn nuôi trên địa bàn xã (trồng
cỏ cao sản VA06 kết hợp chăn nuôi bò sữa, bò thịt; xử lý chất thải thông qua làm
biogas hay nuôi trùn quế; cải tạo chuồng trại theo hướng công nghiệp-khép kín,
kết hợp tham quan, bán sản phẩm phục vụ du lịch):
- Quy mô dự kiến: 70,0 ha
- Đưa đàn bò sữa tăng 1.500 con, với năng suất 5.000 kg sữa/chu kỳ; 2000
cá sấu cùng nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao như heo rừng, nhím, cá chình, cá
cảnh ...
Phấn đấu đạt hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bằng biện pháp tăng đàn
nhưng giảm số hộ nuôi. Khi áp dụng thâm canh, 1ha cỏ VA06 cho năng suất 400
tấn cỏ/năm, có thể nuôi từ 15 – 20 con bò sữa. Với diện tích khoảng 1 ha, khi phát
huy tốt các mô hình này có thể đem lại thu nhập 250 - 300 triệu đồng/năm.
Xử lý nguồn phân trong chăn nuôi để hạn chế đến mức tối đa sự ô nhiễm
môi trường bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học EMC để giảm bớt mùi hôi (ở
khu vực dân cư), đào hố xử lý phân, đặc biệt là những địa bàn sâu lắp đặt túi, hầm
ủ biogas để tận dụng nguồn khí đốt do quá trình phân hóa chất thải; hay phân trong
chăn nuôi sử dụng để làm thức ăn trùn quế. Trùn quế được chủ hộ dùng làm thức
ăn bổ sung cho sữa, giá trị mang lại rất cao, bò cho năng suất sữa cao, chất lượng
tốt. Phân bò được trùn quế phân giải và dùng làm nguồn phân bón rất tốt cho cây
trồng các loại. Đặc biệt là trồng rau các loại.
e. Các mô hình nuôi thủy đặc sản khác như cá cảnh, cá sấu, nuôi heo rừng,
nhím, ba ba ... Dự kiến: 20 ha
Với mô hình nuôi cá cảnh, hộ nông dân liên kết thành tổ hợp tác nhận gia
công sản phẩm cho Công ty cá cảnh SAIGON AQUARIUM đang tổ chức sản xuất
trên địa bàn xã.
3.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề nông thôn
a. Mô hình sản xuất bánh tráng, hủ tiếu, bánh phở
32
- Trong thời gian qua đã chiếm một vị trí quan trọng trong việc giải quyết
lao động tại địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Các hộ sản xuất quy
mô nhỏ tạo việc làm ổn định cho 4 – 5 lao động. Ứng dụng máy tráng, líp phơi hợp
vệ sinh vào phát triển ngành nghề. Các cơ sở giải quyết việc làm cho trên 50/cơ sở
có xu hướng phát triển và kéo theo mở ra nhiều ngành nghề khác, nhiều hoạt động
dịch vụ liên quan, tạo thêm việc làm mới thu hút nhiều lao động. Thu nhập thường
xuyên của một lao động là 1,5 triệu đồng/người/tháng.
- Định hướng phát triển từ 10 - 15 cơ sở; Giải quyết triệt để chất thải từ quá
trình chế biến, ổn định môi trường sống.
b. Mô hình tổ phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình thông qua các dịch vụ
nấu ăn cho các đám tiệc, dịch vụ may giỏ xách, đan …
c. Mô hình thanh niên lập nghiệp thông qua các nghề dịch vụ chụp ánh, sửa
vi tính, sửa chữa xe gắn máy…
3.1.3. Khai thác tốt lợi thế của thành phố về du lịch để phát triển kinh tế
trên địa bàn xã
Tổ chức các điểm nghỉ chân để phối hợp, liên kết với các tuyến du lịch Củ
Chi, Mộc Bài - cửa khẩu Campuchia ; tham quan các làng nghề trên địa bàn huyện
Củ Chi như bánh tráng Phú Hòa Đông, đan đát Thái Mỹ ; các khu di tích lịch sử
như địa đạo Củ Chi ; các khu du lịch sinh thái như Bình Mỹ, Trung An thông qua
việc chú trọng phát triển loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị kết hợp dịch vụ du
lịch sinh thái. Đây là những mô hình nông nghiệp đô thị kết hợp đầu tư khu vui
chơi, giải trí, nghỉ ngơi ngay tại vườn nhà.
- Các mô hình đề xuất như hoa cây kiểng, cá cảnh, chăn nuôi bò sữa kết hợp
bán sản phẩm phục vụ du lịch, các loại vật nuôi có giá trị cao khác.
* Khái toán kinh phí: 95.000,0 triệu đồng.
- Dân, cộng đồng: 80.000,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 15.000,0 triệu đồng.
3.1.4. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ hộ nghèo
* Mục tiêu:
- Ban quản lý xã liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện để
có kế hoạch đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nông dân có đất bị thu hồi để
thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn xã, góp phần ổn định cuộc sống với
phương châm nghề hướng đến cung cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp
đóng trên địa bàn xã hay các địa bàn lân cận. Từng bước chuyển dịch cơ cấu lao
động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình dạy nghề cho nông dân biết về quản
lý kinh tế, vững về kỹ thuật, khả năng tiếp thị; cán bộ xã giỏi về phát triển nông
thôn, là nồng cốt góp phần quan trọng trí thức hóa nông thôn.
- Các chỉ tiêu cụ thể:
+ Đào tạo nghề cho 1.000 lao động;
33
+ Giải quyết việc làm cho 1.500 lao động;
+ Đào tạo nghề cho nông dân: 55% nông dân được trang bị kiến thức nông
nghiệp và quản lý.

* Nội dung thực hiện:


- Ban quản lý liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện và
với các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải
quyết lao động.
- Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ
năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh
nghiệp, Trường đại học, Viện nghiên cứu ... với nông dân, hộ sản xuất trong công
tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.
- Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản
xuất, doanh nghiệp.
* Khái toán kinh phí: 43.520,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1.500,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 36.520,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 5.500,0 triệu đồng.
3.2. Các hình thức tổ chức cần phát triển
* Mục tiêu
- Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của các THT, HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn tại xã; nâng cao đóng góp của kinh tế tập
thể vào tăng trưởng kinh tế tại xã, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo
thêm việc làm mới và bảo vệ môi trường theo hướng:
+ Hạ giá thành và nâng cao chất lượng các dịch vụ của các THT, HTX
cung cấp cho xã viên;
+ Mở rộng loại hình dịch vụ mà xã viên và cộng đồng có nhu cầu. Phấn
đấu xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể cung cấp các dịch vụ phục
vụ hoạt động kinh tế; phục vụ đời sống xã viên.
- Nâng cao vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong đời sống cộng đồng nông
thôn qua việc góp phần vào đầu tư hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, thể thao…
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã, đa
dạng hóa các họat động thương mại theo các hình thức hợp tác, liên kết.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
34
+ Thành lập mới 10 tổ hợp tác;
+ Củng cố 1 HTX nông nghiệp chăn nuôi bò sữa;
+ Thành lập mới doanh nghiệp vừa và nhỏ ở xã phục vụ sản xuất nông
nghiệp, ngành nghề nông thôn: 15 doanh nghiệp.

* Nội dung thực hiện


a. Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.
b. Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban
quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý.
c. Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc,
đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in)
d. Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD, dịch vụ của
các tổ chức kinh tế THT, HTX thông qua:
- Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ,
thực hiện chế biến nông sản …
- Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất
chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
- Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại;
- Tham quan học tập mô hình liên kết sản xuất đáp ứng tốt dịch vụ cho
người dân;
* Khái toán kinh phí: 2.500,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1.000, 0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 1.000,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 500,0 triệu đồng
4. Văn hóa, xã hội và môi trường
4.1. Giáo dục
* Mục tiêu
- Đẩy mạnh công tác truyền thông trong vận động con em trong độ tuổi đi
học được đến trường, nâng cao tỷ lệ con em đậu tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Phổ cập giáo dục trung học: 75%; Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học
cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề…): 96%
* Nội dung thực hiện
35
- Ban quản lý xây dựng nông thôn xã phối hợp với các đoàn thể nắm bắt các
trường hợp trẻ em bỏ học và kịp thời có sự hỗ trợ, động viên các em đến trường.
Đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập. Đồng thời, vận động
các nguồn tài trợ để nâng cao số lượng và chất lượng các suất học bổng khuyến
học giành cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có thành tích học tốt.
- Phân nguồn lao động trên địa bàn xã thành 3 nhóm và đưa ra những hình
thức đào tạo cụ thể cho từng nhóm lao động: nhóm chuyển dịch lao động ra khỏi
sản xuất nông nghiệp; nhóm lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và nhóm là chủ
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. Bên cạnh việc đào tạo theo trường lớp cần
mở rộng hình thức trao đổi, đối thoại, giao lưu giữa các tổ ngành nghề với doanh
nghiệp.
* Khái toán kinh phí: 3.000,0 triệu đồng
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1.000, 0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 1.500,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 500,0 triệu đồng.
4.2. Y tế
* Mục tiêu
- Chỉ tiêu phấn đấu:
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 75%. Với:
+ Các đối tượng được quy định như người nghèo, đối tượng bảo trợ xã
hội, cựu chiến binh …do ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ người
nghèo chi trả tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%.
+ Các đối tượng còn lại tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hay được ngân
sách hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế đạt trên 50%.
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia: đạt
* Nội dung thực hiện
Hỗ trợ các hình thức bảo hiểm theo quy định;
* Khái toán kinh phí: 500,0 triệu đồng
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 500, 0 triệu đồng;
4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh
* Mục tiêu
Xây dựng các nội dung, giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
truyền thống, những kết tinh văn hóa trong dân cư nông thôn thể hiện qua tình làng
nghĩa xóm, nhà ở văn hóa Đông nam bộ, lễ hội dân gian …để đẩy lùi các tệ nạn xã
hội; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên
cơ sở người dân có ý thức cao, đồng thuận, tự nguyện, làm chủ. Hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh. Cụ thể:
36
- Tổ chức tốt các lễ hội cách mạng, lịch sử truyền thống của huyện Củ Chi –
huyện Đất thép thành đồng trên địa bàn xã; các ngày lễ văn hóa trên địa bàn xã
(đình Tân Thông hội). Nâng chất các phong trào: Gia đình văn hóa, Đền ơn đáp
nghĩa,...đồng thời duy trì, đẩy mạnh truyền thống: Uống nước nhớ nguồn, lá lành
đùm lá rách,... Phát huy vai trò của nhà bia tưởng niệm; các hoạt động cần hướng
đến việc quan tâm, chăm sóc người có công với cách mạng, người già, neo đơn,...
- Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao, phong trào văn nghệ
quần chúng: đờn ca tài tử, hát với nhau ở xã, ấp. Học hỏi, giao lưu kinh nghiệm
duy trì và phát triển phong trào đờn ca tài tử tại các xã Tân Phú Trung, Tân An
Hội…
- Xây dựng quy ước làng xóm về nếp sống văn hoá nông thôn, tập trung vào
việc cưới, tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống. Triển khai từng bước nâng cao chất lượng các phong trào:
gia đình văn hoá, ấp văn hoá, gương người tốt, việc tốt.
- Thí điểm xã hội hoá Trung tâm thể dục thể thao, tụ điểm văn hóa tại các ấp
trên cơ sở chọn lọc những loại hình phù hợp nhằm nâng cao chất lượng họat động
các dịch vụ phục vụ cộng đồng, thông tin địa phương.
- Xây dựng và nhân rộng người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thành
đạt.
- Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hóa:
+ Số ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa: 100%;
+ Tỷ lệ gia đình văn hóa: 80%;
+ Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên: 35%;
+ Tỷ lệ người tham gia các hoạt động văn nghệ: 20%;
+ Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa: 85%;
+ Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật và tập huấn khoa học kỹ thuật:
80%.
* Nội dung thực hiện
- Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận
thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, làm cho phong trào càng phát triển sau
rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn
ấp.
- Xây dựng giải pháp quản lý, ngăn chặn tệ nạn xã hội có nguy cơ lây lan từ
nơi khác vào địa bàn xã như: thu hồi giấy phép kinh doanh, đóng cửa 6 tháng đối
với các cơ sở kinh doanh vi phạm liên tục 2 lần,… (vi phạm nhẹ 1 lần sẽ bị cảnh
cáo, xử phạt hành chính). Kiên quyết bài trừ, đẩy lùi tuyệt đối các tệ nạn xã hội (cà
phê đèn mờ, mại dâm, ma túy, trò chơi điện tử mang tính bạo lực,…), dần tiến tới
xây dựng thành công xã nông thôn mới toàn diện.
37
- Thực hiện nghiêm chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/08/1998 của Bộ chính trị và
quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang và lễ hội. Thực hiện tốt chính
sách về người nghèo …
- Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn
hoá, ấp văn hoá, gương người tốt, việc tốt.
* Khái toán kinh phí: 3.000,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1.500, 0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 1.500,0 triệu đồng.

4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn


* Mục tiêu
- Xây dựng nội dung bảo vệ phát triển môi trường tại nhằm nâng cao trách
nhiệm của cán bộ cơ sở và có căn cứ để người dân giám sát chính quyền.
- Xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước thải, nơi đổ rác chung cho cộng
đồng; hệ thống cấp nước sinh hoạt...
- Chuyển các trại chăn nuôi tập trung, cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi
khu dân cư; khuyến khích xây dựng hầm biogas, mỗi ấp có 01 tổ chức thu gom, xử
lý rác thải tại khu tập trung.
- Các chỉ tiêu phấn đấu:
+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100%;
+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 100%;
+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 70%;
+ Xây dựng 2 cơ sở thu gom và xử lý rác, thành lập 10 tổ vệ sinh ấp;
+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong ấp 2,5 km;
+ Xây dựng mới 40 km cống thoát nước dọc các tuyến đường cấp phối;
+ Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%;
+ Quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang: đạt
* Nội dung thực hiện
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân
thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi
trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Định kỳ 6 tháng (thông
qua thực hiện phiếu khảo sát hộ) đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn
xã.
- Phối hợp Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn kiểm
tra đánh giá chất lượng nguồn nước giếng sinh hoạt của người dân để có kế hoạch
điều chỉnh, khuyến cáo. Giao cho các đoàn thể tổng vệ sinh trên địa bàn toàn xã: 1
tháng/lần (trong đó có đợt cao điểm vào tháng 5 hàng năm).
38
- Ủy ban nhân dân xã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản
xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phạt hành chính hay đề xuất
huyện ra quyết định đóng cửa cơ sở hay tổ chức sản xuất - kinh doanh vi phạm về
môi trường theo hướng:
+ Thu hồi giấy phép và đóng cửa vĩnh viễn đối những cơ sở vi phạm nhiều
lần;
+ Đình chỉ hoạt động đối những cơ sở gây ô nhiễm môi trường và chỉ cho
phép hoạt động khi có phương án và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải;
- Xây dựng mô hình mẫu về tổ, ấp có hệ thống xử lý nước thải của hộ đạt
tiêu chuẩn môi trường. Tại những ấp có mật độ dân cư đông, nhiều công nhân, giao
cho các đoàn thể vận động hội viên phân loại rác thải trong sinh hoạt và hình thành
tổ hợp tác thu gom rác dân lập để vận chuyển rác thải tới khu xử lý rác của huyện
Củ Chi.
- Thực hiện tiêu chí “3 xanh”: đường xanh – vườn xanh và nhà xanh, giao
các hội đoàn thể tiếp tục triển khai “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp” kết
hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên qui mô xã, trồng
cây xanh nơi công sở và doanh nghiệp, đăng ký chỉ tiêu thi đua cho từng ấp. Khảo
sát, hỗ trợ xây dựng Vườn sinh thái đẹp qui mô hộ (xây dựng tường rào bằng cây
xanh, cải tạo vườn và vệ sinh cảnh quan sân vườn theo hướng xanh hóa). Phát
động phong trào trồng và quản lý cây xanh như lời kêu gọi Tết trồng cây năm 1959
của Bác Hồ : “Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt”
* Khái toán kinh phí: 20.000,0 triệu đồng.
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 5.000,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 12.000,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 3.000,0 triệu đồng.
4.5. Cũng cố, nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống
chính trị cơ sở
* Mục tiêu
- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức
đoàn thể thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động: thảo luận
chuyên đề, mời chuyên gia trên từng lĩnh vực báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm,
tham quan…
- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra các nội dung xây dựng nông
thôn mới ở từng cấp.
- Đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc nhằm hiện đại
hóa nền hành chính phục vụ nhân dân.
- Xây dựng thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới”; phát huy dân chủ cơ sở để dân có cơ hội tham gia và giám sát các hoạt động
xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra ”.
39
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn: đạt
+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: đạt.
+ Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh: đạt.
+ Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên:
đạt.
+ An ninh trật tự xã hội được giữ vững: đạt.
* Nội dung thực hiện
a. Về đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở và tác nhân phát triển cộng đồng:
- Về Năng suất xanh và phát triển cộng đồng: với các nội dung về Kỹ năng
thực hành năng suất xanh tại cộng đồng; Công nghệ năng suất xanh; Năng suất
xanh và phát triển cộng đồng. Trên cơ sở đó, Ban quản lý xây dựng NTM xã có
quyết định thành lập các nhóm nòng cốt Năng suất xanh.
- Về đào tạo Tác nhân phát triển cộng đồng: với các nội dung về kiến thức
và kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn tại địa phương có sự tham gia của
cộng đồng; Phương pháp huy động nguồn lực cộng đồng; Giám sát và đánh giá kế
hoạch phát triển cộng đồng có sự tham gia (PEM); quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường…
- Về Giao tiếp và vận động quần chúng xây dựng xã văn hoá: thông qua
cách thức tiếp cận và chia sẻ thông tin; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; Nâng cao nhận thức về giá trị của các nguồn lực nông thôn; bí quyết, di sản,
làng nghề và chất lượng cuộc sống.
- Biên soạn, phát hành cẩm nang xây dựng xã nông thôn mới nhằm tuyên
truyền rộng rãi cho từng hộ, nhân dân biết rõ mục tiêu của đề án, các công việc
phải làm; để cùng thực hiện, giám sát, kiểm tra.
- Đảm bảo các hoạt động duy trì, phát huy vai trò các nhóm sinh hoạt cộng
đồng;
b. Đào tạo cán bộ xã;
c. Xây dựng chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát
huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng
nông thôn mới. Trong đó từng đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua, kịp thời
biểu dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu …;
* Khái toán kinh phí: 2.000,0 triệu đồng
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 1.000,0 triệu đồng;
- Dân, cộng đồng: 500,0 triệu đồng;
- Vốn lồng ghép: 500,0 triệu đồng.
4.6. An ninh chính trị và trật tự xã hội
* Mục tiêu
40
- Tuyên truyền, vận động toàn dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp
luật, hoàn thành tốt nghĩa vũ quân sự và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và các hoạt động tự quản, hoà giải
nhân dân. Không xảy ra trọng án, không sử dụng chất nổ, xung điện trái phép, cờ
bạc, mại dâm và ma túy. Xã đạt đơn vị an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu.
- Lực lượng dân quân, tự vệ luôn được củng cố và huấn luyện sẳn sàng chiến
đấu.
* Nội dung thực hiện
- Tuyên truyền vận động;
* Khái toán kinh phí: 500,0 triệu đồng
- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 500,0 triệu đồng;
III. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, CÁCH LÀM ĐẶC THÙ
1. Đối với cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới theo hướng:
- Các công trình xây dựng trên địa bàn xã, do xã quản lý và sử dụng về sau:
có thể giao cho UBND xã hoặc Ban điều hành xã làm chủ đầu tư (không kể qui
mô đầu tư).
- Các công trình xây dựng cơ bản đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn như xây
dựng nhà văn hoá, trường học, trạm xá, đường giao thông, cầu cống... thuộc các
trục chính của xã bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật theo qui định hiện hành nhưng
chỉ do UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Các công trình khác không đòi hỏi
kỹ thuật cao thì UBND xã lập báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Việc lựa chọn đơn vị, cá nhân thi công do cộng đồng cơ sở bàn bạc quyết
định. Cộng đồng thành lập ban giám sát xây dựng (có thể sử dụng ban thanh tra
nhân dân thuộc cộng đồng) để giám sát việc xây dựng công trình.
2. Đối với cơ chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho xây
dựng NTM đổi mới theo hướng:
2.1. Với loại vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng:
- Xác định rõ loại ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% như: chi phí cho công
tác qui hoạch, xây dựng trục giao thông nối trụ sở xã tới trục đường giao thông
quốc gia gần nhất, trường học, trạm xá, trụ sở UBND xã
- Loại ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần (gồm các công trình hạ tầng
còn lại): đối với các xã điểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho loại công trình này
không quá 70% tổng kinh phí thực hiện.
- Cơ chế cấp vốn: vốn ngân sách hỗ trợ cho các điểm mô hình áp dụng cơ
chế: kho bạn nhà nước cấp thẳng vào tài khoản của UBND xã và chỉ căn cứ vào kế
hoạch xây dựng đã được Ban chỉ đạo phê duyệt.
- Ban điều hành xã được giao nhiệm vụ chủ đầu tư: sẽ có nhiệm vụ tiếp
nhận vốn, chủ động quyết định thu chi theo mục tiêu, công khai báo cáo định kỳ để
cộng đồng biết và giám sát.
41
- Cơ chế thủ tục thanh quyết toán: vốn xây dựng NTM thực hiện ở cấp xã
thôn bản thường hỗn hợp từ nhiều nguồn. Các nguồn có liên quan đến ngân sách
hỗ trợ khi quyết toán chỉ cần có xác nhận của trưởng ban giám sát xây dựng, chủ
tịch UBND xã là đủ căn cứ quyết toán.
2.2. Đối với vốn ngân sách hỗ trợ cho các nội dung xây dựng NTM ngoài xây
dựng cơ bản. Chính sách hỗ trợ đối với xã mô hình điểm áp dụng theo mức:
- Hỗ trợ không quá 70% kinh phí thực hiện dự án phát triển “mỗi xã có ít
nhất một sản phẩm hàng hoá”
- Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo về xây dựng NTM cho cán bộ cơ sở xã, ấp,
HTX, trang trại.
Căn cứ vào chính sách và nhu cầu của địa phương, Ban điều hành xã lập kế
hoạch phát triển theo các mục tiêu đã định, trình Ban chỉ đạo thành phố thẩm định
để đảm bảo mục tiêu thí điểm, UBND xã phê duyệt là đủ điều kiện nhận vốn.
- Thủ tục cấp vốn và quyết toán tương tự như đối với xây dựng cơ bản.
3. Gỉai pháp chủ yếu để thực hiện
3.1. Công tác tuyên truyền, vận động
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới để vận động người dân tham gia
chương trình. Các nội dung thực hiện:
- Cấp thành phố: quán triệt chủ trương trên trong nhận thức lãnh đạo các sở
ban ngành. Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 3510/QĐ-UBND ngày
21/7/2009 về thành lập tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo thành phố và văn bản số
3678/UBND-CNN ngày 22/7/2009 về triển khai kế hoạch thực hiện chương trình
xây dựng thì điểm xã nông thôn mới tại các huyện. Định kỳ (2 tuần/lần) các sở
ngành được phân công phối hợp với Ban quản lý xã có báo cáo tiến độ thực hiện
cho Thường trực Ban chỉ đạo cấp thành phố.
- Cấp xã: tổ chức quán triệt nội dung xây dựng nông thôn mới cho cán bộ,
đảng viên xã (323 đảng viên). Mỗi cán bộ, đảng viên tiên phong đi đầu trong việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và góp phần xây dựng đời sống mới ở
cộng đồng dân cư. Mỗi đảng viên là một tuyên truyền viên trong việc vận động
nhân dân khai thác tốt quỹ đất, quyết tâm không để ruộng vườn bỏ trống.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa
bàn xã và huyện Củ Chi về chủ trương xây dựng nông thôn mới để cùng chung tay
góp sức về nhân lực vật lực.
- Xây dựng các phóng sự truyền hình, truyền thanh, cẩm nang, tờ rơi về các
mô hình, cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng nông thôn mới để quảng bá, nhân
rộng.
3.2. Công tác đào tạo cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã, trang trại và thanh niên
42
- Chuẩn hoá, sàng lọc, bồi dưỡng và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo
đến 2011: Cán bộ xã điểm này đạt trình độ văn hoá cấp 3 và được đào tạo 1 nghề
chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao.
- Đào tạo, kiến thức quản lý cho cán bộ tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại.
- Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông thôn:
xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông - lâm - ngư; mô hình cơ
giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân
tham quan học tập kinh nghiệm.
- Thử nghiệm một số hình thức tổ chức học nghề phi nông nghiệp (chờ chuyển
nghề) ngay tại cộng đồng để thuận tiện cho thanh niên xã đều có cơ hội tiếp cận và theo
học.
3.3. Bố trí các chương trình hỗ trợ của thành phố nhằm đẩy nhanh tiến độ xây
dựng nông thôn mới
- Hỗ trợ nguồn vốn vay phát triển sản xuất, đào tạo nghề và giải quyết việc làm
thông qua các nguồn quỹ như: Quỹ Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm,
Quỹ hỗ trợ từ Hội nông dân, Quỹ hỗ trợ từ Hội Phụ nữ, Quỹ đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi đất, Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập
thể...
- Tiếp tục triển khai và thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn xã ; trong đó hỗ trợ lãi
suất vay từ các tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay để cải tạo đồng
ruộng, phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, tiêu thụ nông sản
với mức hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 10/7/2006
và Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố;
- Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư
phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo
Quyết định 497/Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ ;
- Tiếp tục triển khai và thực hiện trên địa bàn xã chương trình xúc tiến
thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian qua Ngành Thương mại thành
phố đã chỉ đạo các Tổng công ty, doanh nghiệp (Tổng công ty Thương mại, Coop
mart, Metro, Các chợ đầu mối ...) ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá có lợi
cho người sản xuất ; Ngành Nông nghiệp triển khai chương trình sản xuất sạch
theo tiêu chuẩn GAP và Hội Nông dân vận động hội viên liên kết sản xuất, thực
hiện theo đúng hợp đồng đã được ký kết. Cũng qua chương trình, thành phố đã hỗ
trợ cho nhà xản xuất tham gia hội chợ triễn lãm, quảng bá thương hiệu, thành lập
trang website để giao dịch qua mạng...
- Trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế tập thể, thành phố đã hỗ trợ
việc bồi dưỡng cho các bộ THT, HTX về các kiến thức về thị trường, liên kết sản
xuất, vận động quần chúng – xã viên ; hỗ trợ điều kiện cơ sở vật chất cần thiết như
trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in),
hỗ trợ điều kiện sản xuất (kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện
chế biến nông sản …) để THT và HTX hoạt động.
43
- Tiếp tục triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ người dân xây dựng hố xí
hợp vệ sinh và xây dựng hầm biogas trong chăn nuôi trên địa bàn xã nhằm giảm
thiểu việc ô nhiễm môi trường nông thôn theo Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND
ngày 1/4/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
3.4. Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây
dựng xã nông thôn mới
- Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý vốn
ngân sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới theo hướng đơn giản, dễ làm, phù
hợp với đặc thù quản lý và đặc thù huy động vốn ở cấp cơ sở, phù hợp với phương
thức trao quyền cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết “4 nhà” trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm;
- Nghiên cứu cơ chế lồng ghép vốn các công trình trên địa bàn xã.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu, tổng kết xây dựng nông thôn mới để bổ sung cho tổng kết các
mô hình vào cuối năm 2011.
3.5. Kết hợp các chương trình liên tịch giữa các đoàn thể chính trị nhằm phát
huy vai trò của mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể trong việc vận động hội viên xây dựng
nông thôn mới
- Đưa chương trình xây dựng nông thôn mới vào Chương trình liên tịch giữa
Ngành nghiệp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Thành đoàn thanh niên cộng sản.
- Chương trình liên tịch với Ngành Tài nguyên và môi trường trong việc vệ
môi trường sống ở nông thôn theo hướng xanh – sạch – đẹp;
- Chương trình liên tịch với Ngành Tư pháp trong việc xây dựng ý thức pháp
luật trong cộng đồng dân cư nông thôn;
- Chương trình liên tịch với Ngành Văn hóa trong việc bảo tồn và phát triển
các giá trị truyền thống văn hóa ở nông thôn.
IV. VỐN VÀ NGUỒN VỐN
1. Tổng vốn: 459.580,0 triệu đồng; Trong đó:
1.1. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: 287.560,0 triệu đồng (chiếm 62,57%),
chia ra cho từng loại công trình:
- Quy hoạch: 4.200,0 triệu đồng;
- Giao thông: 66.000,0 triệu đồng;
- Thủy lợi: 5.000,0 triệu đồng;
- Điện: 8.500,0 triệu đồng;
- Trường học: 153.800,0 triệu đồng;
- Cơ sở vật chất văn hóa, chợ, bưu điện: 35.200,0 triệu đồng;
- Nhà ở dân cư: 14.860,0 triệu đồng;
44
1.2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 172.020,0 triệu
đồng (chiếm 37,43 %), chia ra từng loại:
- Phát triển kinh tế: 138.520,0 triệu đồng;
- Các hình thức tổ chức sản xuất: 2.500,0 triệu đồng;
- Giáo dục đào tạo: 3.000,0 triệu đồng;
- Y tế: 2.500,0 triệu đồng; (trong đó có 2.000,0 triệu đồng phục vụ cải tạo,
nâng cấp trạm y tế)
- Xây dựng đời sống văn hóa, phong phú lành mạnh: 3.000,0 triệu đồng;
- Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn: 20.000,0 triệu đồng;
- Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở: 2.000,0 triệu đồng;
- An ninh trật tự xã hội: 500,0 triệu đồng.
Bảng 2.1: Tổng hợp nhu cầu vốn cho từng năm
Đơn vị tính: triệu đồng
STT NỘI DUNG Phân nguồn Kinh phí 2009 2010 2011
143.78 57.51
Tổng 287.560 86.268
0 2
Vốn đầu tư
1 102.98
xây dựng cơ bản Nhà nước 205.960 61.788 41.192
0
Dân 81.600 24.480 40.800 16.320
34.40
Tổng 172.020 51.606 86.010
4
2 Vốn sự nghiệp Nhà nước 40.500 12.150 20.250 8.100
Dân 131.520 39.456 65.760 26.304
137.87 229.79
TỔNG VỐN 459.580 91.916
4 0

2. Nguồn vốn:
2.1. Vốn ngân sách nhà nước: 246.460 triệu đồng (chiếm 53,63%);
a. Vốn từ các chương trình, dự án đã có trên địa bàn: 99.260,0 triệu đồng
(chiếm 21,60%);
b. Vốn mới từ chương trình thí điểm: 147.200,0 triệu đồng (chiếm 32,03%);
Trong đó:
- Trung ương hỗ trợ: 10.000,0 triệu đồng (chiếm 2,18%);
- Ngân sách địa phương: 137.200,0 triệu đồng (chiếm 29,85%);
2.2. Vốn cộng đồng đóng góp: 213.120,0 triệu đồng (chiếm 46,37%);
- Dân: 102.298,0 triệu đồng (chiếm 22,26%);
- Doanh nghiệp: 110.822,0 triệu đồng (chiếm 24,11%).
45
- Dự kiến vốn vay từ các tổ chức tín dụng là: 78.912 triệu đồng (chiếm
37,03 % trong tổng vốn cộng đồng đóng góp).
Bảng 2.2: Phân bổ nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chia theo nguồn
Lồng ghép Vốn mới từ chương trính thí điểm
Tổng từ các
Stt Nội dung
vốn chương Trung Địa Dân Tín
Khác
trính dự ương phương góp dụng
án đã có
Vốn đầu tư xây 287.56 10.00
1 72.760 123.200 81.600 0
dựng cơ bản 0 0
Vốn phát triển 141.02 70.51
2 21.000 0 2.500 47.008
sản xuất 0 2
Vốn cho hoạt
3 31.000 5.500 0 11.500 5.600 8.400
động khác
459.58 10.00 134.20 78.91
Tổng cộng 99.260 137.200
0 0 8 2

3. Các giải pháp huy động nguồn vốn cho xây dựng các mô hình (ngoài vốn
ngân sách hỗ trợ của nhà nước)
- Tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp ngày công, hiến đất để làm các
công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, điện thắp sáng trên các tuyến đường …
- Mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ kinh phí;
- Xã hội hóa trên một số lĩnh vực nhằm khai thác triệt để các hạng mục đã
được nhà nước đầu tư như Trung tâm thể dục thể thao, nhà văn hóa, chợ...
V. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ ĐẶC THÙ
1. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
- Các công trình xây dựng cơ bản có trình độ kỹ thuật như xây dựng Trung
tâm thể thao, trường học, đường giao thông, ...bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật
theo qui định hiện hành do UBND huyện thẩm định và phê duyệt. Các công trình
khác không đòi hỏi kỹ thuật cao thì UBND xã lập báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ
chức thực hiện.
- Các công trình xây dựng trên địa bàn xã, do xã quản lý và sử dụng về sau
giao cho Ban điều hành xã làm chủ đầu tư. Việc lựa chọn đơn vị thi công do cộng
đồng bàn bạc quyết định. Cộng đồng thành lập ban giám sát xây dựng
2. Cơ chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Vốn ngân sách hỗ trợ được kho bạn nhà nước cấp thẳng vào tài khoản của
UBND xã và chỉ căn cứ vào kế hoạch xây dựng đã được Ban chỉ đạo phê duyệt.
46
- Ban điều hành xã được giao nhiệm vụ chủ đầu tư sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận
vốn, chủ động quyết định thu chi theo mục tiêu, công khai báo cáo định kỳ để cộng
đồng biết và giám sát.
- Cơ chế thủ tục thanh quyết toán nguồn vốn có liên quan đến ngân sách chỉ
cần có xác nhận của trưởng ban giám sát xây dựng, chủ tịch UBND xã là đủ căn
cứ quyết toán.

VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN


1. Về kinh tế:
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng hàng hoá, có các hình thức tổ chức
sản xuất hiệu quả; nâng cao sức cạnh tranh, tăng thu nhập cho người dân và xây
dựng mỗi xã có ít nhất một sản phẩm đặc trưng. Cụ thể:
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nhiệp - Dịch vụ - Nông
nghiệp theo tỷ lệ: 50% - 35% - 15%;
- Thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng/người/năm;
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): giảm
3%/năm.
2. Về văn hoá – xã hội:
Xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh trong nông thôn; dân chủ được phát
huy cao hơn; thuần phong, mỹ tục được bảo vệ, phát triển; người dân có niềm tin
vào tương lai và nhiệt tình cách mạng sẽ tăng lên và đó là nguồn lực đảm bảo sự
phát triển bền vững của thành phố.
Nhân dân có đời sống văn hóa phong phú, hiện đại thân thiện môi trường
với giao thông thuận tiện, trường học khang trang sạch đẹp, sức khỏe người dân
ngày một nâng cao, môi trường sống ngày một cải thiện, an ninh chính trị được giữ
vững…
3. Đánh giá việc thực hiện 19 tiêu chí
- Năm 2009: 9/19 tiêu chí đạt chuẩn;
- Năm 2010: 11/19 tiêu chí đạt chuẩn;
- Năm 2011: 19/19 tiêu chí đạt chuẩn.
47

PHẦN BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
************
1. Thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố
Trưởng Ban chỉ đạo là đồng chí Phó bí thư thường trực thành ủy, các thành
viên còn lại là đại diện các sở, ban ngành và đoàn thể, trưởng ban chỉ đạo huyện
Củ Chi.
Các nhiệm vụ chính của Ban là:
- Chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới phù hợp với tiêu chí
của Trung ương và điều kiện thực tế của thành phố;
- Tổ chức tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức trong nội bộ và các
tầng lớp nhân dân để huy động tối đa các nguồn lực xã hội;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình nông thôn mới gắn với chương
trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành ủy nhằm thực hiện
nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về Nông nghiệp
- nông dân và nông thôn.
- Định kỳ họp (quý/lần), sơ tổng kết, rút kinh nghiệm báo cáo Ban chỉ đạo
Trung ương và Ban Thường vụ Thành ủy.
2. Thành lập Ban chỉ đạo huyện và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã
Tân Thông Hội với nhiệm vụ:
- Thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo trung ương và thành phố phân
công;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và trình phê duyệt đề án,
triển khai xây dựng kế hoạch phát triển xã. Trên cơ sở tiếp nhận các nguồn lực hỗ
trợ và đóng góp của cộng đồng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nhân dân
cùng biết, cùng làm, cùng kiểm tra đánh giá tiến độ thực hiện các nội dung đề án
và tiêu chí đạt được.
- Nghiên cứu đề xuất với thành phố việc phân cấp quản lý xây dựng cơ bản
và quản lý vốn ngân sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới theo hướng đơn giản,
dễ làm, phù hợp với đặc thù quản lý và đặc thù huy động vốn của xã phù hợp với
phương thức trao quyền cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.
- Định kỳ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã họp lần/tháng;
48
- Tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động và đề xuất kiến nghị.

BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI


XÃ TÂN THÔNG HỘI
CHỦ TỊCH XÃ KIÊM TRƯỞNG BAN

BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG


NÔNG THÔN MỚI HUYỆN CỦ CHI
TRƯỞNG BAN

You might also like