You are on page 1of 5

Trường : THPT Nguyễn Hiền Lớp : 11/15X3

GVHD: Dương Xuân Lý Ngày soạn : 2/3/2009


SVTH : Phan Thị Hiền Ngày dạy : 6/3/2009
Tiết : 46

GIÁO ÁN
Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU.
Học khi học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm sinh sản hữu tính.
- Rút ra được những ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính
- Mô tả được các quá trình: hình thành hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ
phấn và thụ tinh, quá trình hình thành quả và hạt.
- Nêu được những ứng dụng của snh sản hữu tính trong sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, trình bày kiến thức theo sơ đồ và hình
ảnh.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
3. Thái độ:
- Ham muốn vận dụng kiến thức đă học để chủ động thụ phấn cho cây trồng.
- Bảo vệ các loài côn trùng có ích cho quá trình thụ phấn.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
- Khái niệm về sinh sản hữu tính.
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
III. PHƯƠNG PHÁP
+ Phương pháp hoạt động nhóm.
+ Hoạt động khám phá.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH.
1. Giáo viên:
+ Tranh phóng to hình 42.1, 42.2
+ Tranh vẽ cấu tạo hoa.
+ Phiếu học tập.
2. Học sinh:
+ Đọc bài trước ở nhà.
+ Trả lời các câu lệnh trong sgk.
V.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Sinh sản vô tính là gì? Ở thực vật có những hình thức sinh sản vô tính nào?
Cho ví dụ?
+ Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người? Cho ví dụ.
3. Vào bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung


- GV cho ví dụ: I- KHÁI NIỆM
1.Lá thuốc bỏng à cây thuốc bỏng
2.Ngọn mía giâm à cây mía mới
3.Bí đỏ ra hoa à quả à hạt à nảy
mầm à cây bí
Yêu cầu HS phân tích VD, trả lời các
câu hỏi sau:
- VD nào là sinh sản vô tính?
- HS: VD 1,2.
- Hình thức 3 có gì khác so với hình
thức 1 và 2?
- HS: Hình thức 3 cây mới mọc từ cơ
quan sinh sản là hạt, đã có sự kết hợp
của giao tử đực và giao tử cái. + Sinh sản hữu tính ở thực vật là kiểu
- GV: Vậy sinh sản hữu tính là gì? sinh sản trong đó có sự hợp nhất của
Cho ví dụ? giao tử đực với giao tử cái tạo nên
+ HS suy nghĩ và trả lời. hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
+ GV: Vậy theo em hình thức sinh + Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
sản vô tính và hữu tính thì hình thức - Trong sinh sản hữu tính luôn có quá
nào ưu việt hơn? Vì sao? trình hình thành và hợp nhất giao tử
+ HS: Sinh sản hữu tính. đực và giao tử cái, luôn có sự trao
Vì luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen.
2 bộ gen do đó khả năng thích nghi - Sinh sản hữu tính gắn liền với giảm
với sự thay đổi điều kiện sống tốt phân để tạo giao tử.
hơn và tạo sự đa dạng cung cấp
nguồn vật liệu phong phú cho quá
trình tiến hoá.
II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở
THỰC VẬT CÓ HOA
-GV: cơ quan sinh sản của thực vật 1. Cấu tạo hoa
có hoa là gì?
- HS: hoa
+ GV yêu cầu HS nêu cấu tạo của
một hoa.
+ HS trả lời từng bộ phận.
+ GV nhận xét và điều chỉnh. Sau đó
GV cho HS quan sát mẫu vật thật,
yêu cầu HS chỉ được các bộ phận
của hoa.
+ HS quan sát hoa và trả lời. 2. Quá trình hình thành hạt phấn
+ GV treo tranh 42.1 yêu cầu HS và túi phôi:
trình bày quá trình hình thành hạt a. Quá trình hình thành hạt phấn:
phấn và túi phôi. 1 tế bào mẹ (2n) → 4 tiểu bào tử
+ HS quan sát tranh và lên bảng trình đơn bội (n) → hạt phấn (1 nhân dinh
bày. HS khác nhận xét, bổ sung. dưỡng + 1 nhân sinh sản)
+ GV nhận xét, bổ sung. b. Quá trình hình thành túi phôi:
1 tế bào mẹ → 3 tế bào con (thoái
hóa) + 1 đại bào tử → túi phôi (3 tế
bào đối cực + 1 tế bào trứng + 2 tế
bào kèm + 2 nhân cực)
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh
a. Quá trình thụ phấn:
+ GV: Quá trình thụ phấn là gì? Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ
nhị đến núm nhụy
+ Có 2 hình thức: Tự thụ phấn
- Thực vật có những hình thức thụ Thụ phấn chéo
phấn nào? - Cần gió, côn trùng, động vật, con
- Thực vật thụ phấn có cần yếu tố người.
trung gian không? Nếu có là những
yếu tố nào?
+ HS: côn trùng, động vật, gió… b. Thụ tinh:
+ Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân
+ GV: Thụ tinh là gì? giao tử đực với nhân tế bào trứng
+ HS: Thụ tinh là sự hợp nhất của trong túi phôi để hình thành nên hợp
nhân giao tử đực với nhân tế bào tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
trứng trong túi phôi để hình thành
nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể
mới. + Thụ tinh kép: Sự kết hợp của 2
- Thụ tinh kép là gì? giao tử đực với tế bào trứng và tế bào
+ HS: Thụ tinh kép là sự kết hợp của 2 nhân.
2 giao tử đực với tế bào trứng và tế
bào nhân phụ 2n.
- Vai trò của thụ tinh kép?
+ HS: Tạo nội nhũ nuôi phôi. 4. Quá trình hình thành hạt, quả
a. Quá trình hình thành hạt:
- Quá trình hình thành hạt xảy ra như + Noãn đã thụ tinh phát triền thành
thế nào? hạt.
+ HS: noãn thụ tinh phát triển thành
hạt. + Có 2 loại hạt:
- Trên thực tế có những loại hạt nào? - Hạt có nội nhũ (hạt một lá mầm)
+ HS: có 2 loại hạt. - Hạt không có nội nhũ (hạt hai lá
+ GV:Vì sao lại có sự khác nhau đó? mầm)
+ HS: Dựa vào sự có mặt của nội b. Quá trình hình thành quả:
nhũ tam bội.
+ GV: Quả do cơ quan nào tạo nên? + Quả do bầu nhụy phát triển thành.
Vai trò của quả?
+ HS: Quả do bầu nhụy phát triển
thành.Giúp bảo vệ và phát tán hạt.
- Tại sao một số quả không có hạt?
+ HS: Vì noãn không được thụ tinh
hay hạt bị thoái hoá.
- Quá trình chín quả xảy ra như thế
nào?
- HS: Sau khi hình thành, quả sinh
trưởng, phát triển với các chuyển hóa
sinh lí, sinh hóa làm biến đổi màu
sắc, độ cứng và xuất hiện mùi vị.

V. CỦNG CỐ:
Câu 1: Ở thực vật hạt kín thụ tinh là:
A. Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy
B. Sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân tế bào trứng trong túi phôi để
hình thành nên hợp tử.
C. Sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào đối cực.
D. Sự hợp nhất của nhân tế bào sinh sản với nhân tế bào trứng.
Câu 2: Ở thực vật hạt kín giao tử đực được sinh ra từ:
A. Tế bào mẹ đại bào tử.
B. Tế bào ống phấn qua một lần nguyên phân.
C. Tế bào sinh sản qua một lần nguyên phân.
D. Tế bào sinh sản qua một lần giảm phân.
VI DẶN DÒ:
- GV yêu cầu HS về nhà trả lời những câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài
mới.
- Chuẩn bị mẫu vật và dụng cụ thực hành bài 43.

GSTT GVHD
Phan Thị Hiền Dương Thị Xuân Lý

You might also like