You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 3


THAM LUẬN
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN

Qua kì thi Tốt nghiệp THPT các năm qua, tỉ lệ học sinh Trường THPT Lấp Vò 3
đạt điểm trung bình trở lên của bộ môn Lý, Hóa còn thấp so với mặt bằng cùng bộ môn
toàn Tỉnh,xếp loại học lực từ trung bình trở lên của học sinh khối 10, 11 cũng không
bằng của Tỉnh. Sau những đợt rút kinh nghiệm , kiểm điểm , nhà trường cùng với giáo
viên tổ Lý – Hóa đã lập ra kế hoạch chấn chỉnh nhằm đạt chất lượng tốt cho những năm
học tới. Tổ xin trình bày thực trạng dạy học bộ môn và những biện pháp của tổ như sau :

I.Thực trạng về nguyên nhân dẫn đến chất lượng chưa cao:

1. Về phía giáo viên:

- Mặc dù đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nhưng việc thực hiện chưa
có hiệu quả cao, chưa đầu tư sâu cho một tiết dạy, GV sử dụng PP chưa phù hợp với
từng đối tượng HS.
- Một điều thường thấy ở giáo viên là chưa quan tâm nhiều đến việc sửa chữa sai
lầm cho học sinh. Một số giáo viên đợi đến khi sửa bài thi thì mới thống kê lại một số
chỗ sai lầm của học sinh.
-Giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh.
Giải một bài toán mà học sinh không thực hiện được các thao tác tư duy cơ bản như:
phân tích, tổng hợp, so sánh. . .thì việc giải bài toán đó đối với học sinh là hết sức khó
khăn. Trong khi đó việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường THPT như hiện
nay đòi hỏi học sinh phải có được các thao tác tư duy cần thiết đó.
- Các bài kiểm tra giáo viên chỉ chú trọng đến điểm số mà không quan tâm đến
những sai sót, hạn chế, không có lời nhận xét cần thiết nên dẫn đến học sinh không hiểu
rõ hết những sai lầm của bản thân mình chính vì vậy học sinh thường lặp lại những sai
lầm của bản thân mình và của bạn.

2 .Đối với học sinh:

- Đa số học sinh hiện nay bị mất căn bản, hỏng kiến thức
- Thái độ học tập của học sinh cũng là một vấn đề đáng quan tâm, các em rất thụ
động, không tập trung
- Học sinh chưa xác định đúng được động cơ và mục đích học tập, đi học vì bị ép
buộc của gia đình, của nhà trường nên không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên;
chưa có sự quyết tâm và thi đua trong học tập nên việc thi đậu, được lên lớp hay thi lại ,
ở lại lớp cũng như nhau.
- Học sinh có tình trạng mau quên khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và mất
rất nhiều thời gian để nhắc lại nên không có điều kiện để bổ sung hay nâng cao kiến thức
mới.
- Học sinh tham gia nhiều hoạt động, nên khâu tự học ở nhà còn ít, không có thời
gian học bài hoặc chuẩn bị bài mới nên việc tiếp thu gặp nhiều hạn chế.
- học sinh còn thụ động, rất ít hoặc không chịu chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- nhiều học sinh chưa có cách ôn tập đúng đắn, chỉ học tủ, học đối phó
- đầu tuyển vào lớp 10 gần như tuyển 100%; không sàn lọc được chất lượng .

2.Đối với gia đình và xã hội::

- Nhiều phụ huynh ít quan tâm việc học tập của con em. - Gia đình hầu như khoán
việc học con em mình cho nhà trường (họp hội ít….
- Môi trưòng xã hội ngày càng chi phối đến thời gian học tập của học sinh(môi
trường chơi nhiều hơn học). Không có nhiều thời gian học và giải bài tập, điều này dẫn
đến kiến thức và kỹ năng của các em bị hỏng.
- Cơ hội kiếm việc làm bằng chân tay, không cần học hành với đồng lương khá
hấp dẫn so với người học khi ra trường…

IV.Đề xuất các giải pháp thực hiện: ( ở trường và tổ cũng đã áp dụng)

Ngoài việc khắc phục những thiếu sót trên cần bổ sung các biện pháp sau

1. Đối với tổ CM:

- Từ đầu năm học giáo viên trong tổ đã thống nhất nội dung và phương pháp giảng dạy
cho từng bài, từng khối và áp dụng cho từng đối tượng học sinh ôn tập, phụ đạo và kiểm
tra đánh giá từ đó thu được thông tin phản hồi chính xác về trình độ nhận thức của HS,
- Tổ chức kiểm tra chung cho các khối lớp bằng một bộ đề kiểm tra để có thể đánh
giá được mặt bằng chung của từng khối lớp, có sự đều tay khi đánh giá HS của các lớp
khác nhau nhằm giúp cho học sinh ý thức hơn trong các buổi học hằng ngày, đồng thời
thông qua đó cũng có thể thu được thông tin về việc giảng dạy của GV.
- Thực hiện in ấn tài liệu và kết hợp tốt việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm
dành nhiều thời gian cần thiết cho quá trình giảng dạy trên lớp.
- Có kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay từ đầu năm ( chủ yếu là ôn
tập củng cố kiến thức và luyện tập giải bài tập)
- Tăng cường dự giờ trao đổi kinh nghiệm qua tiết dạy.
- Trong họp tổ rút ngắn thời gian những nội dung mang tính chất thông báo, dành
nhiều thời gian để trao đổi CM.

2. Đối với GV:

- Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập.


- Giáo dục tính tự giác học tập của bản thân học sinh là chính .
- Tạo sự yêu thích môn học, say sưa nghiên cứu học tập.
- Giúp học sinh xác định được động cơ và mục đích học tập.
- Sử dụng đúng PP cho từng đới tượng HS
-Phải giúp học sinh thực sự tự đánh giá bản thân mình thông qua hệ thống câu
hỏi khi giảng bài .
-Tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ những hạn chế để giúp học sinh tự đánh giá
mình nhất là trong tiết bài tập vì đối với tiết này học sinh dễ bộc lộ sai lầm một cách tự
nhiên, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra để có biện pháp bổ sung cho phù hợp, giúp học
sinh hạn chế tối đa những sai lầm, cũng cố lại các kiến thức đã học giúp học sinh tin
tưởng bản thân mình hơn, để từ đó nổ lực, cố gắng nhiều khi học toán.
- Kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm để nắm vững
tình hình của lớp, năng lực của học sinh.
-Giáo viên dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên chuẩn kiến
thức không cần thiết phải bổ sung, nâng cao đối với học sinh yếu kém; cần giúp học sinh
nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất của từng bài
-Giáo viên không chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh
đã biết rồi mà phải sử dụng triệt để phương pháp vừa ôn tập, giảng bài, luyện tập, nhắc
lại các kiến thức đã học ở lớp dưới.(không thể nói vấn đề này đã học rồi không nhắc lại)
-Đổi mới kiểm tra-đánh giá để nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh,
của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập.
-Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của học sinh trong quá trình giảng bài
nhất là các tiết bài tập, tiết kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp học sinh phát hiện sai
lầm và nêu hướng giải quyết để khắc phục những hạn chế nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để
giúp học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong quá trình học.
-Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề
tương tự để học sinh giải quyết, tránh trường hợp trình bày lý thuyết nhiều học sinh sẽ
khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác.
- Dành nhiều thời gian ôn tập và nhắc đi nhắc lại kiến thức trọng tâm nhiều lần
- Thường xuyên nhắc nhở, trả bài, gọi làm bài tập (GV hướng dẫn) những học
sinh học chưa tốt.
- Đối với đối tượng HS yếu,chỉ dạy khắc sâu những gì cần thiết
- Giới thiệu sách tham khảo.
- Học sinh làm tốt thì khen , học sinh có tiến bộ cũng khen kịp thời để các em có
niềm tin học tốt . Bên cạnh đó cũng phê bình học sinh không làm bài, viết bài ..
- Kiểm tra tập thường xuyên như gọi lên bảng , trả bài ….
- Động viên khen thưởng đúng lúc .

3. Đối với HS:

- GV hướng dẫn HS có kế hoạch học tập bộ môn cụ thể và phải đổi mới cách học.
- Gia đình phải kết hợp với nhà trường nhất là giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng của học sinh tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi
trường tốt nhất.
- Hạn chế tối đa thời gian dành cho các hoạt động khác để học sinh có thời gian
học tập ở nhà và chuẩn bị bài mới.

V. Kiến nghị :
- Hội đồng bộ môn có kế hoạch cụ thể giúp đỡ các trường nhằm nâng cao chất lượng
môn học..
- Xem xét lại sĩ số HS trong một lớp - số HS nhiều GV quan sát chưa được kỹ.
- Các hoạt động trái buổi nhiều, học sinh không thời gian ôn bài

Long Hưng B, ngày 13 tháng 08 năm 2010

Trần Văn Thêm - giáo viên Vật Lý –Trường THPT Lấp Vò 3

You might also like